PDA

View Full Version : cho e hỏi về thuốc bậc 2



langtu
15-03-2014, 08:30
e chào cả nhà . e đã dùng thuốc bậc 2 dc hơn 2 năm , hiện sk tg đối tốt . Cho e hỏi về tác dụng của loãng Xương đối với bậc 2 vì dạo này e hay bị đau nhức từ trong xương , e có cần bổ xung thêm sữa Canxi hay không ? và nếu trong thời gian tới , e bị kháng thuốc thì ở Vn đã có bậc 3 hay chưa ạ ? và trong tp Hồ Chí Minh đã có nơi nào cấp phát thuốc bậc 3 hay chưa ạ . e xin cảm ơn .

songchungvoi_HIV
15-03-2014, 08:43
e chào cả nhà . e đã dùng thuốc bậc 2 dc hơn 2 năm , hiện sk tg đối tốt . Cho e hỏi về tác dụng của loãng Xương đối với bậc 2 vì dạo này e hay bị đau nhức từ trong xương , e có cần bổ xung thêm sữa Canxi hay không ? và nếu trong thời gian tới , e bị kháng thuốc thì ở Vn đã có bậc 3 hay chưa ạ ? và trong tp Hồ Chí Minh đã có nơi nào cấp phát thuốc bậc 3 hay chưa ạ . e xin cảm ơn .
Chào bạn!
Hiện tại bạn đ0ang dùng bậc hai TDF + 3TC + Aluvir. Bạn nên tuân thủ cho đúng giờ nhé, vì ở VN chỉ có bậc 1 & 2 thui, chưa có bậc 3, Bạn đừng để vụt mất lần nữa, Còn về tác dụng phụ của bậc 2 thường gặp đó là hay chột bụng đi ngoài, chỉ là vài lần trong tuần, và tác dụng phụ chính là loãng xương, việc bạn cần đó là bổ xung canxi mỗi ngày, như chưa đủ. Bạn có thể liên hệ với BS để xin hổ trợ thêm thuốc loãng xương, hiện songchung đang chăm sóc 1 ca bậc 2 loãng xương, và BS tại TpHCM ra toa cho bạn ấy dùng loại thuốc hổ trợ loãng xương: Alendonafe 70 mg (Fosanax). Thuốc này giá thành rất đắt, giá trung bình từ 30k 1 viên và ngoài 30k, tùy hãng, bạn có thể uống loại này rất tốt, ngày 1 viên. Còn về ARV thì tuân thủ tuyệt đối, hiện trong TpHCM có rất nhiều ACE uống bậc 2 đã 10 năm rùi chưa có biểu hiện kháng thuốc. Bạn cố gắng tuân thủ nhé.

langtu
15-03-2014, 09:06
e sẽ cố tuân thủ thuốc cho tốt , phải cố thôi anh , nhưng thật sự thì trong lòng lo lắng và buồn nhiều lắm . Cảm ơn anh nhiều ạ .

songchungvoi_HIV
15-03-2014, 09:10
e sẽ cố tuân thủ thuốc cho tốt , phải cố thôi anh , nhưng thật sự thì trong lòng lo lắng và buồn nhiều lắm . Cảm ơn anh nhiều ạ .
Trong điều trị ARV để thành công 100% phải hội đủ 3 yếu tố sau:
1. Thuốc chiếm 50% trong điều trị.
2. Dinh dưỡng chiếm 30%.
3. Tinh thần, lạc quan, rèn luyện thể chất chiếm 20%

songchungvoi_HIV
15-03-2014, 09:11
e sẽ cố tuân thủ thuốc cho tốt , phải cố thôi anh , nhưng thật sự thì trong lòng lo lắng và buồn nhiều lắm . Cảm ơn anh nhiều ạ .
Tại sao phải tuân thủ điều trị?

http://haahcm.org/upload/news/stylenews_2_1387939394.jpg
Tuân thủ là gì? Khi bạn đang điều trị bệnh nhiễm HIV, để đạt được kết quả tốt, bạn phải kiên trì với phác đồ điều trị mà bác sĩ của bạn đã ghi trong đơn thuốc. Tuân thủ điều trị giúp đảm bảo cho các thuốc kháng retrovirus (ARV) hoạt động tốt trong cơ thể bạn.Tuân thủ điều trị là dùng đúng số viên thuốc, đúng liều, đúng giờ và đúng cách.
Tuân thủ với phác đồ điều trị bao gồm:

•Uống tất cả các viên thuốc do bác sỹ kê đơn cho bạn
Nếu bạn không uống hết tất cả các thuốc, các thuốc này sẽ không thể phối hợp tác dụng với nhau.
•Dùng thuốc đúng liều
Liều lượng thuốc được bác sỹ kê đơn là liều đúng cho bạn. Nếu bạn dùng liều thấp hơn, thuốc sẽ không tác dụng.Nếu bạn dùng quá liều (liều cao hơn), bạnsẽ dễ bị tác dụng phụ của thuốc hơn.
•Dùng thuốc đúng giờ
Bạn phải dùng thuốc đúng giờ trong ngày và chính xác số lần trong ngày (1 lần, 2 lần, hay 3 lần). Bác sĩ kê đơn các thuốc dùng vào các giờ để đảm bảo cơ thể bạn luôn có nồng độ thuốc đúng mức, đủ để ức chế vi rút.
•Dùng thuốc đúng cách
Nếu bác sĩ dặn uống thuốc sau bữa ăn, thì bạn phải ăn rồi mới uống thuốc, dùng thuốc theo cách này để giúp cơ thể bạnhấp thu thuốc an toàn. Nếu bác sĩ dặnuống thuốc lúc bụng đói hay trước bữa ăn một thời gian,thì bạn cũng nên làm đúng, cách uống thuốc lúc đói này cũngnhằmgiúp cơ thể bạn hấp thuthuốc tốt hơn.


Tại sao tuân thủ lại quan trọng?
Tuân thủ điều trị tốt sẽ trực tiếp làm tăng hiệu quả của thuốc.Tuân thủ điều trị kém có thể làm cho vi rút tiếp tục sinh sản, khi máu có nhiều vi rút hơn thì vi rút càng phá hủy nhiều bạch huyết cầu loại CD4 hơn, khi thiếu bạch huyết cầu CD4 trong máu, bạn sẽ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội, nguy hiểm cho tính mạng.

Tuân thủ điều trị tốt giúp nồng độ thuốc trong cơ thể bạn đạt mức tối ưu để chống lại vi rút HIV.Khi nồng độ thuốc trong cơ thể bạn quá thấp, vi rút trong cơ thể bạn trở nên đề kháng lại chính thuốc đang uống. Vi rút HIV trong cơ thể bạn tiếp tục sinh sản ra vi rút con cháu và thế hệ HIV mới này cũng đề kháng lại thuốc đang uống.

Nếu vi rút trong máu bạn kháng với một vị thuốc, thuốc đó có thể không còn tác dụng nữa. Các nhà khoa học còn thấy rằng khi vi rút đã kháng với một vị thuốc thì có thể dẫn đến kháng với nhiều thuốc khác. Vì vậy, tuân thủ điều trị kém làm cho bác sĩ của bạn gặp khó khăn khi lựa chọn thuốc để điều trị của bạn.
Tuân thủ điều trị ở mức nào là chấp nhận được?
Lý tưởng, bạn nên đạt được mức tuân thủ điều trị 100%.Tuy nhiên, khó để đạt được mức tuân thủ điều trị 100% qua nhiều năm.

Mức tuân thủ điều trị dưới 95% là kém, kết quả điều trị của bạn sẽ không tốt, bạn dễ bị kháng thuốc.Chỉ cần đôi khi bạn quên liều hoặc không dùng thuốc (hơn 2 lần quên trong một tháng) thì bạn đã bị xếp vào nhóm tuân thủ kém rồi.

Điều gì có thể ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị?


•Nhu cầu và các hoạt động hàng ngày của bạn
Nếu bạn có tham gia tư vấn trước điều trị để chuẩn bị khi nào bắt đầu điều trị và cần uống thuốc gì, thì bạn sẽ tuân thủ điều trị dễ dàng hơn.Thói quentrong sinh hoạt của bạn giúp bạn tuân thủ điều trị tốt hơn.Bạn nên nhớ rõlịch sinh hoạt thường ngày của bạn; bạn nên giữ đúng giờ giấc lúc bạn thức dậy, ăn sáng, và đi làm trong ngày; và ráng nhớ giờ giấc này sẽ thay đổi ra sao vào các ngày nghỉ hay cuối tuần. Từ đó bạn sẽ nhớ rõ thời điểm bạn dùng thuốc trong ngày.

•Tác dụng phụ
Tác dụng phụ của thuốc làm cho một số người bệnh kém tuân thủ điều trị.Bạn nhớ báo cho bác sỹ hay dược sỹ của bạn nếu bạn thấy có bất kỳ tác dụng phụ nào xuất hiện. Bác sỹ, dược sỹ của bạn sẽ kê đơn các thuốc giúp phòng ngừa các tác dụng phụ.Nếu cần, bác sỹ có thể đổi thuốc khác cho bạn.Nhưng không được tự ngừng uống thuốc mà không thảo luận trước với bác sỹ của bạn.
· Trạng thái cảm xúc và sức khỏe tâm thần
Khi người bệnh bị căng thẳng, buồn lo nhiều (y học gọi là trầm cảm)haycảm thấy tâm trạng không ổn, khả năng tuân thủ điều trị sẽ kém. Nếu bạn thấy mình chưa sẵn sàng bắt đầu điều trị hay cảm thấy không ổn về tâm lý trong khi đang điều trị, bạn nhớ báo cho bác sỹ của bạn: bác sỹ sẽ giới thiệu bạn đến bác sỹ chuyên khoa hay các dịch vụ hỗ trợ khác, để giúp đỡ bạn.
•Tính bảo mật liên quan đến việc bộc lộ tình trạng nhiễm HIV của bạn
Nếu bạn không bộc lộ tình trạng bệnh của mình với những người sống chung với bạn, việc này có thể ảnh hưởng đến sự tuân thủ điều trị của bạn. Rất khó tìm ra chỗ để cất thuốc của bạn được an toàn;dù bạn tìm được một chỗ kín đáo và riêng tư để cất thuốc, thì bạn cũng sẽ khó nhớ lúc nào bạn phải uống thuốc.

Bác sỹ, điều dưỡng hay dược sỹ của bạn luôn có cách giúp bạn nói chuyện với người sống chung với bạn để giúp bạn tuân thủ điều trị tốt.


Quên liều
Chỉ cần bạn quên một liều thuốc thôi, thì cơ thể bạn đã không có đủ lượng thuốc để chống lại vi rút HIV. Quên liều thuốc có thể có thể dẫn đến kháng thuốc.Dùng thuốc sớm hơn hay trễ hơn giờ qui định cũng có thể có ảnh hưởng tương tự. Khi cơ thể bạn không có đủ lượng thuốc ở mức tốt nhất, thì kháng thuốc sẽ xảy ra.

Một số người bệnh có thể quên uống thuốc do HIV gây ra. Khi bị chứng này, trí nhớ sẽ bị giảm sút do một số tổn thương thần kinh có liên quan đến HIV. Nếu bạn cảm thấy triệu chứng hay quên của bạn có xảy ra nhiều hơn bình thường, bạn nhớ báo cho bác sỹ của bạn: bạn có thể được giới thiệu đến chuyên gia, hay các dịch vụ hỗ trợ khác để điều trị giúp bạn.

Có nhiều khi bạn quên uống thuốc, cách giải quyết là bạn có thể uống ngay khi bạn nhớ ra.Nếu bạn không thể nhớ, thì bạn đợi đến liều kế tiếp, cùng bác sỹ hoặc dược sỹ kiểm tra lại số thuốc bạn đã uống.
Bảng kiểm:

• Hãy chắc chắn rằng bạn hiểu được tại sao bạn phải điều trị.
• Hãy đảm bảo là bạn biết các thuốc đặc trị bạn đang dùng và tại sao dùng.
• Hãy kiểm tra là bạn biết liều thuốc ARV mà bác sỹ kê cho bạn.
• Luôn cố gắng tìm hiểu xem có điều gì gây trở ngại đến việc uống thuôc của bạn không: từ việc ăn uống đến những sinh hoạt khác.
• Nhớ hỏi về các tác dụng phụ nào có thể xảy ra và cách xử trí ra sao.
• Hãy chắc chắn rằng bạn biết khi nào là thời điểm cho lần hẹn tái khám tiếp theo và nhớ tính tra xem bạn có đủ thuốc dung cho đến lúc đó không.
• Nhớ ghi lại những số điện thoại cần liên hệ (phòng khám, các nhóm hỗ trợ, đường dây điện thoại trợ giúp 24 giờ v.v…) tiện cho bạn khi bạn cần gọi điện và nói chuyện với một ai đó.



Một số lời khuyên về tuân thủ điều trị

Quên uống thuốc là lý do thường gặp nhất làm cho nhiều bệnh nhân đã bỏ thuốc ARV trước đây. Bạn nên yêu cầu người thân hay bác sỹ giúp đỡ và hỗ trợ để bạn luôn nhớ giờ uống thuốc.
· Nhiều người bệnh đã ghi nhật ký để giúp họ nhớ uống thuốc.
· Bạn nên ghi lịch để bạn biết khi nào uống thuốc và đánh dấu khi bạn đã uống thuốc rồi.
· Hẹn giờ bằng đồng hồ, lời nhắc trên máy vi tính và các biện pháp nhắc nhở khác.

Bs.Trần Thịnh
Ủy ban Phòng chống AIDS TPHCM

Chú ý:
Hãy nhớ rằng, có một số thuốc khác không được khuyến cáo dùng chung với các thuốc ARV. Các thuốc này bao gồm các thảo dược dân gian (một số thảo dược xách tay từ Trung Quốc), các thuốc dạng khí dung đường mũi và hô hấp, các thuốc bổ, các thuốc dùng trong thể thaovà rượu.Các thuốc này có thể gây tương tác thuốc hoặc làm thuốc hoạt động không hiệu quả. Luôn luôn nhớ cùng dược sỹ của bạn kiểm tra xem có nên dùng chung hay không.

langtu
15-03-2014, 09:15
vậycuó thời gian e dùng arv chung với Sâm thốt nốt anh ạ . e đang định mua lá nêm ( gọi là như thế ) có tác dụng mát gan , mà đọc dòng cuối : KHÔNG DC KHUYẾN CÁO DÙNG CHUNG VỚI CÁC THẢO DUỢC DÂN GIAN :((
(

songchungvoi_HIV
15-03-2014, 09:23
vậycuó thời gian e dùng arv chung với Sâm thốt nốt anh ạ . e đang định mua lá nêm ( gọi là như thế ) có tác dụng mát gan , mà đọc dòng cuối : KHÔNG DC KHUYẾN CÁO DÙNG CHUNG VỚI CÁC THẢO DUỢC DÂN GIAN :((
(
Bạn uống sâm thốt nốt rất tốt, hiện tại songchung vẫn uống sâm thốt nốt của Bác Hai Dậu tại TpHCM. CD4 hiện tại của songchung cách đây 4 tháng là 1114tb/mm3. Nước sâm thốt nốt bạn uống thay nước lọc hàng ngày và dùng uống với thuốc ARV

songchungvoi_HIV
15-03-2014, 09:36
vậycuó thời gian e dùng arv chung với Sâm thốt nốt anh ạ . e đang định mua lá nêm ( gọi là như thế ) có tác dụng mát gan , mà đọc dòng cuối : KHÔNG DC KHUYẾN CÁO DÙNG CHUNG VỚI CÁC THẢO DUỢC DÂN GIAN :((
(
Khi bạn dùng các loại thuốc nam hay đông y thì nên tham khảo ý kiến BS nhé.
Xin mời bạn gia nhập topic:
Chủ đề: Những người có dòng máu quý tộc (http://diendanhiv.vn/threads/2914-Nhung-nguoi-co-dong-mau-quy-toc/page24)