PDA

View Full Version : Gã trai bị nhiễm HIV đã nắn cả dòng sông để đoạn tuyệt ma túy



songchungvoi_HIV
16-03-2014, 09:01
Chủ nhật 16/03/2014 06:03
ANTĐ - Người đàn ông ấy mang trong người căn bệnh thế kỷ, nhưng vẫn miệt mài làm việc. Anh đã trải qua một đoạn đời đầy hồ hởi, hy vọng, rồi tuyệt vọng, sau đó lại tìm thấy ánh sáng cho đời mình để sống làm sao cho ý nghĩa. “Tôi sinh ra là con người xóm Vôi, từng làm tay sai cho ma túy, giờ lại là nô lệ của bệnh tật, nhưng sẽ sống những ngày cuối cùng cho tốt và chẳng may chết đi, lại mong được đầu thai là con xóm Vôi”. Anh Bùi Văn Công, nhân vật chính của câu chuyện tâm sự như vậy. Hiện anh đang sống rất khỏe và làm việc tốt tại quê hương, xóm Vôi, xã Liên Vũ, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình.
http://www.anninhthudo.vn/Uploaded/sonhm/2014_03_14/doan-tuyet-ma-tuy.jpg
Thoát “án HIV”

Bao người đã mắc căn bệnh thế kỷ và tuyệt vọng, trong số đó có những người cố gắng tìm cách sống hòa nhập với cộng đồng. Nhưng có một người nhiễm HIV mà vẫn “vô tư” sống như anh Công thì hiếm thấy, vì lý do đó tôi vượt đường sá xa xôi đến gặp anh. Trong ngôi nhà có tiếng ho khù khụ của người già, tiếng khóc của trẻ sơ sinh, anh Công tâm sự về đời mình, quãng đời chưa phải là dài, nhưng gần như đã sắp hết thời trai trẻ. Ở đó, ước mơ làm giàu, những chuyện dại dột cứ đan xen nhau để rồi có lúc anh như thấy mình đang sống trong bóng tối, cần phải tìm đường ra ánh sáng.

Bùi Văn Công là người được phát hiện nhiễm HIV sớm nên hiện tại còn khỏe mạnh. Anh cũng là người may mắn vì từ khi nhiễm HIV, vẫn thường xuyên quan hệ với vợ (cho đến khi được tư vấn, được phát bao cao su miễn phí) mà vợ không dính “H”. Vợ anh còn sinh thêm một cô con gái và cô con gái này cũng không nhiễm “H”. Anh Công chia sẻ: “Tôi bây giờ đã hết buồn rồi vì đã biết thế nào là cuộc sống. Tôi không tự ti, chán đời nữa mà luôn sống hòa đồng vui vẻ với mọi người. Chúng tôi bây giờ được cấp phát thuốc thường xuyên và được khám định kỳ, nên cũng yên tâm hơn”.

Bùi Văn Công là con út trong số 6 anh chị em của một gia đình nghèo. Cũng như bao thanh niên trai tráng khác ở xóm Vôi chỉ biết quanh quẩn với con trâu mảnh ruộng. Cuộc sống thiếu thốn nên ước mơ đổi đời đau đáu trong những người nghèo khó, họ đã đi tìm “miền đất hứa” và trở về trong thất vọng. Bùi Văn Công cũng như nhiều trai làng khác cũng rời quê đi kiếm ăn xa.

Khoảng năm 1995, anh Công về nhà, dính nghiện nặng và phải vào Trung tâm cải tạo 6 tháng để đoạn tuyệt với ma túy. Đến năm 2005 Công cưới vợ, không biết là trong người mình có HIV nên anh vẫn sinh hoạt bình thường. Từ năm 2004, 2005 nhiều người mắc bệnh chết và được Trung tâm Y tế Dự phòng huyện Lạc Sơn kết luận là do HIV/AIDS. Anh Công được động viên đi khám và được kết luận là nhiễm HIV. Lúc đó, đồi núi xung quanh anh cảm tưởng sụp đổ, đầu óc quay cuồng. Nghĩ đến nhiều người bạn đã phải bỏ vợ con và gia đình ở cõi dương gian mà anh lạnh sống lưng. “Nhưng chả lẽ lại chết vô ích”, nhiều đêm anh trăn trở câu nói đó. Những lời động viên của cán bộ y tế cứ văng vẳng quanh anh, người mẹ già hiền từ cũng cần anh chăm sóc. Và quyết định của anh là phải sống tốt. Khi đứa con ra đời được xét nghiệm, vợ anh cũng được tư vấn xét nghiệm và kết luận là không nhiễm HIV, càng cho anh thêm vững tâm để tin vào cuộc sống. Anh chia sẻ niềm vui: “Tôi là người may mắn nhất ở đây. Nhiều người xóm tôi đã phải trả cái giá quá đắt rồi, chẳng ai dại dột lần nữa đâu”.

Quay cuồng đời trai

Anh Công vẫn còn rất khỏe, cơ bắp vẫn nổi cuồn cuộn do anh ăn uống tốt, lại làm những việc nặng. Dù đã cố quên đi quá khứ, nhưng những hình ảnh mà anh đã chứng kiến, thỉnh thoảng vẫn trở về trong ký ức, nhức nhối con tim, hình ảnh đó đã làm lòng dạ những người già khô quắt. Hình ảnh khiến anh ghê rợn nhất là những người trai trẻ của xóm Vôi và xã Liên Vũ cứ ngã xuống, người tóc bạc tiễn kẻ đầu xanh. Tất cả là cơn bão HIV/AIDS đổ bộ về hoành hành. Nguyên nhân của nó lại là những giấc mơ giàu có, sở hữu những thỏi vàng lớn để có nhà to, có xe đẹp đã khiến nhiều thanh niên của xóm Vôi ra đi. Vào năm 1990, Thung Bu (Lạc Sơn - Hòa Bình) có một cơn sốt vàng. Nhiều ông chủ nhờ vào việc khai thác mà trở nên giàu có. Sự giàu có tác động vào lòng tham của con người, ăn vào óc của thanh niên xóm Vôi. Rất nhiều thanh niên trai tráng đã kéo lên bãi vàng với mong ước đổi đời. Uống cốc trà xanh, anh Công kể: “Bọn này (tôi) chỉ cần tiền mà đi, chứ có biết ở trên đó có cái gì đâu. Nhưng đi rồi mới biết, người đi làm cũng cần ăn, chơi, giải trí và bồi bổ nữa. Gần bãi vàng Thung Bu, họ bán thuốc phiện nhiều như bán rau. Làm mệt thì hút cho khỏe, lại khuây khỏa đầu óc. Dần dần ham, cái thứ đó thì ai cũng biết là nó kích thích thế nào mà. Nhưng bọn này nghiện rồi, bỏ không được”.

Lúc “giấc mơ có vàng” chưa thực hiện được thì những người đào vàng phải giải tán vì các cơ quan chức năng dẹp bỏ bãi vàng Thung Bu. Thanh niên xã Liên Vũ, xóm Vôi trở về mang theo bệnh AIDS âm ỉ trong người, cùng với một số tệ nạn như trộm cắp, cướp giật… Tất cả hoành hoành, làm xáo trộn đời sống của một ngôi làng vốn bình yên, khiến cho đời sống nhân dân tao tác.

Nắn cả dòng sông

Độ mới đi trại cải tạo về, Bùi Văn Công vẫn thèm thuốc phiện và quay cuồng trong sự dằn vặt, kìm nén. Anh liền vác cuốc, xẻng lên rừng, nơi con sông Bưởi hung dữ chảy qua xã Liên Vũ và Ân Nghĩa quê hương anh để nắn dòng chảy. Sông Bưởi là một nhánh của sông Đà, nhiều năm liền đã “liếm” rất nhiều hoa màu của dân bản trong hai xã ven sông. Nghĩ là làm, người đàn ông mang trong lòng nỗi đau đớn, mặc cảm đã dành gần 1.500 ngày để khơi và nắn 400 mét đoạn sông Bưởi chảy qua hai xã. Để cho bờ cao hơn, lòng sâu hơn và mỗi khi mùa lũ đến sóng khỏi tràn vào nhà dân. Khi tôi hỏi anh rằng, lý do vì đâu anh có ý nghĩ và hành động táo bạo đó. Anh Công nói: “Tôi sinh ra ở cạnh sông này, tính nó thế nào, quy luật thế nào tôi hiểu cả. Lúc đó, tôi vẫn rất thèm thuốc và muốn làm việc gì đó cho quên đi, để đừng làm khổ gia đình thêm nữa. Tôi hì hục làm mạnh hơn, hăng say hơn và bắt đầu nghĩ là mình làm như vậy cũng có ý nghĩa lắm. Có lúc nằm vật ra vì mệt mỏi. Nhưng rồi, đoạn sông cũng được nắn và dòng nước phải theo ý con người. Nó không phá hoại của dân nữa”.

Mấy mùa lũ đi qua, người dân trong vùng không phải lo đi khắc phục hậu quả, vì mùa màng của họ được an toàn. Người dân trong vùng biết ơn anh, lúc này anh cũng đã nguôi ngoai ma tuý và bình tĩnh hơn. Đầu năm 2005 anh cưới vợ trong niềm vui của gia đình và dân xóm. Chị Lan vợ anh ở xã bên cạnh, trẻ trung và thông cảm cho anh. Khi biết chồng nhiễm HIV, chị thực sự sốc, lại lo lắng con mình và bản thân cũng nhiễm theo. Nhưng may mắn cho chị cả hai mẹ con con đã hoàn toàn không bị nhiễm HIV.

Ông Bùi Văn Quý, trưởng xóm Vôi nói rằng, anh Công là một tấm gương về nghị lực và cũng là người nhiễm “H” rất kiên cường. Ngoài giúp đỡ gia đình vượt qua khó khăn về kinh tế, anh cũng khiến những người bệnh khác có thêm động lực sống, khiến cho công tác tuyên truyền, tư vấn của cán bộ địa phương trở nên thuận lợi. Gia đình anh vừa xây dựng hoàn thành khu phụ để chăn nuôi, tăng gia sản xuất. Hàng tháng anh vẫn tích cực điều trị bệnh và vẫn miệt mài lao động để có cuộc sống tốt. Và cũng để khẳng định rằng những người HIV nếu có quyết tâm thì vẫn có thể sống vui vẻ, hạnh phúc và cuộc đời vẫn bao dung họ.

Tạm biệt anh, xin chúc cho anh mạnh khỏe và sống tốt giữa cộng đồng. Cầu mong cho xóm Vôi bình yên trở lại.
A Khoa
http://www.anninhthudo.vn/Phong-su/Ga-trai-bi-nhiem-HIV-da-nan-ca-dong-song-de-doan-tuyet-ma-tuy/541429.antd

songchungvoi_HIV
13-05-2014, 08:41
Tự đắp đê, nắn sông để cai nghiện ma túyThứ hai 12/05/2014 15:00Với quyết tâm từ bỏ “cái chết trắng”, anh Công đã dồn hết sức lực vào việc nắn dòng, đắp đê cho con sông trong 1.000 ngày để quên đi cơn vật vã vì ma túy.

Gần 20 năm trước, cuộc sống của người dân ở xóm Vôi, xã Liên Vũ, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình còn thiếu thốn đủ đường. Nhiều người đã rời quê lên bãi vàng Thanh Bu (Lạc Sơn, Hòa Bình) để tìm kiếm cơ hội làm giàu. Thế nhưng, chính nơi này đã đẩy số phận vướng vào tệ nạn ma túy và cho đến khi trở thì họ trở thành kẻ trắng tay…
<tbody style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-weight: inherit; font-style: inherit; font-size: 14px; vertical-align: baseline;">
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2014_05_12/mtt.jpg


Anh Bùi Văn Công đã một thời lầm lỡ...

</tbody>
Nhớ lại quá khứ, anh Bùi Văn Công ở xóm Vôi xã Liên Vũ (Lạc Sơn, Hòa Bình) tâm sự: “Hồi đó cũng như bạn bè cùng trang lứa, chúng tôi rủ nhau đến mỏ vàng Thanh Bu. Lúc đó trong đầu tôi chỉ nghĩ, phải chăm chỉ lao động để kiếm được nhiều tiền về giúp đỡ bố mẹ. Tôi đã hi vọng mình có thể kiếm một khoản tiền dành dụm để sau này cưới vợ nên đầu năm 1992, tôi đã xin phép gia đình đến mỏ vàng làm thuê”.Công là con út trong một gia đình có 6 anh chị em. Cuộc sống nghèo khó luôn khiến gia đình anh phải lo chạy ăn từng bữa. Chính vì thế, anh Công luôn khao khát sẽ kiếm được thật nhiều tiền.“Hồi đó, tôi và các anh em khác nghe nói làm ra tiền là đi, chứ có biết ở trên đó có cái gì đâu. Gần bãi vàng Thung Bu, họ bán thuốc phiện nhiều như bán rau. Tôi nghe nói, làm mệt thì hút cho khỏe, lại khuây khỏa đầu óc, chứ thực sự lúc đó tôi không biết loại thuốc đó nguy hiểm như thế nào. Tôi cũng thử vài ba lần. Cứ thế dần dần thành quen, những lúc làm việc về mệt nhọc có nó là trong người sảng khoái vô cùng. Lúc đó, tôi không hề biết rằng nó là loại thuốc gây nghiện bị cả xã hội lên án”, Công nhớ lại. Thời gian đó, anh Công cũng kiếm được khá nhiều tiền. Ban đầu, anh còn gửi về cho gia đình, nhưng từ khi dính vào thuốc phiện, làm ra được đồng nào anh đều “nướng” hết. “Nhiều lúc, tôi cũng muốn tiết kiệm một chút để gửi về cho bố mẹ nhưng sức hút ghê gớm của ma túy đã khiến tôi đánh mất mình. Gần 3 năm làm vàng, tôi không tiết kiệm được đồng nào, hễ cơn nghiện bắt đầu lên thì tôi lại phải tìm đến thuốc”, anh Công trải lòng.Khi giấc mơ đổi đời chưa thực hiện được thì năm 1995, Công cùng những người khác phải từ bỏ chí hướng vì các cơ quan chức năng dẹp bỏ bãi vàng Thung Bu. Rất nhiều thanh niên xã Liên Vũ, xóm Vôi trở về khi trong người đang dính vào “chất trắng” cùng một số tệ nạn như trộm cắp, cướp giật… đã bị nhiễm ở bãi vàng.Sau gần 3 năm ở bãi vàng, sức khỏe của Công giảm sút rất nhiều vì sự tàn phá của ma túy. Biết con nghiện, bố mẹ anh Công đã rất đau buồn. Anh kể: “Nhiều hôm thấy tôi vật vã thèm thuốc, mẹ cũng phải lấy từng đồng tiền lẻ để đưa cho tôi đi thỏa mãn cơn nghiện. Bố tôi đã khuyên tôi rất nhiều về tác hại của ma túy, rồi tương lai của tôi sẽ bị tàn phá như thế nào nếu không từ bỏ được nó. Những tháng ngày đó, gia đình tôi không có được một ngày vui vẻ. Đến cuối năm 2000, sau nhiều đêm trăn trở, tôi đã quyết định phải từ bỏ ma túy. Gia đình đã đưa tôi đến trại cai nghiện công trường 06 của huyện Lạc Sơn, Hòa Bình để cải tạo”.Sau 6 tháng đi trại cai nghiện về, thời gian đầu anh Công vẫn thường xuyên nghĩ đến ma túy. “Mỗi khi nghĩ đến nó, tôi phải cố kìm nén, cũng muốn tìm đến với nó để thõa mãn sự thèm muốn. Thế nhưng nghĩ đến lời mẹ căn dặn, tôi lại không đành lòng. Rồi tôi nghĩ, mình không thể để cho bản thân có thời gian rảnh suy nghĩ về ma túy, phải kiếm một việc gì đó làm để quên đi sự thèm khát”, Công nhớ lại khoảng thời gian khó khăn với mình.Những lúc đó, câu hỏi “Làm gì đây?” lại trở thành nỗi ám ảnh, khiến Công nhiều lần bất lực, có những lần anh Công phải tự đập đầu vào tường tóe máu để dùng cơn đau ngăn những hình ảnh về ma túy. Rồi qua một thời gian ngắn sống cô đơn trong nỗi mặc cảm, một ý tưởng lạ lùng chợt lóe lên trong đầu của Công.Một buổi sáng, cả gia đình chợt thấy Công vác cuốc xẻng ra bờ sông Bưởi, đoạn chảy qua hai xã Liên Vũ và Ân Nghĩa. Anh Công lý giải: “Tôi sinh ra và lớn lên với con sông này, cũng được nghe các cụ kể về nó nhiều. Từ nhỏ, tôi chứng kiến nhiều mùa mưa lũ nên rất hiểu quy luật dòng chảy của nó. Sông Bưởi là một nhánh của sông Đà, mỗi khi mùa mưa lũ về, nước sông dâng cao cuốn trôi đi rất nhiều hoa màu của người dân. Lúc ấy tôi nghĩ: 'Tại sao mình không tận dụng sự hiểu biết về con sông này nạo vét, đắp một con đê để nắn dòng, giúp đồng ruộng người dân thoát khỏi cảnh nước tràn vào mỗi mùa nước lũ”.
<tbody style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-weight: inherit; font-style: inherit; font-size: 14px; vertical-align: baseline;">
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2014_05_12/song.jpg


Một phần con đê mà anh Công đắp trong hơn 1.000 ngày.

</tbody>
Nghĩ là làm, sáng sáng anh Công ra bờ sông kiên trì thực hiện công việc nạo vét dòng sông và đắp đê. Người dân trong thôn, ngoài xóm ngạc nhiên khi thấy Công quyết cải tạo dòng sông. Nhiều người đồn anh Công bị thần kinh do nghiện ngập nên mới có hành động khác thường như vậy.Lúc đầu, nghe người ta bàn ra tán vào chẳng mấy thiện cảm, anh Công cũng chán nản. Rồi có lúc, nhìn vào khối lượng công việc khổng lồ trước mắt, anh đã muốn bỏ hết, muốn rời quê hương đi thật xa để trốn tránh thực tại và khỏi xấu hổ. Nhưng may mắn, sự động viên của gia đình, người thân đã giúp anh từng ngày, từng ngày dần dần làm được công trình được coi là kỳ công ở miền quê nghèo.Giờ đây, mỗi mùa lũ đi qua, người dân trong vùng không còn phải lo đi khắc phục hậu quả nữa, không mất mùa như ngày trước, mọi người trên làng dưới xã vẫn thường xuyên nhắc đến công lao của Công. Người dân trong vùng rất biết ơn anh.Nhưng thay vì tự nhận công về mình, anh Công nói: “Chính hơn 1.000 ngày nắn cả dòng sông ấy đã giúp tôi hiểu thế là ý nghĩa cuộc đời. Mọi người đều có cơ hội làm lại, kể cả khi đã mắc sai lầm lớn đến mấy. Nhưng nói thật, để vượt qua được điều ấy, hơn 1.000 ngày sáng vác cuối đi, chiều vác xẻng về với tôi chính là thử thách lớn nhất cuộc đời”.Ông Bùi Văn Đán, hàng xóm của Công vui vẻ kể: “Mặc dù có một quá khứ nghiện ngập nhưng với ý chí và nghị lực, anh ấy đã vượt qua và từ giã ma túy. Thời gian Công đi cai nghiện về, dường như muốn trả ơn cho quê hương nên hằng này vẫn lên rừng đào đất đắp cho bằng được dòng sông Bưởi của xã, bắt sông chảy đi hướng khác, giúp ích rất nhiều cho những người làm ruộng như chúng tôi. Đã bao mùa lũ trôi qua nhưng dải bờ đất anh đắp vẫn đang còn nguyên đó. Mỗi khi đi làm đồng nhìn dải đất, chúng tôi vẫn thường nhắc đến câu chuyện về cuộc đời người thanh niên từng một thời lầm lỡ đó”.

Hồng MinhTheo Gia đình