PDA

View Full Version : Dầu dừa nguyên chất – Bí quyết chữa bệnh chàm Eczema.



songchungvoi_HIV
17-03-2014, 17:04
Thứ Hai, ngày 17/03/2014 16:00 PM (GMT+7)Eczema còn gọi là bệnh chàm – một bệnh da dị ứng mạn tính. Việc điều trị bệnh này đến nay vẫn là một điều khó khăn. Tuy nhiên, có thể hạn chế triệu chứng bằng cách kết hợp thuốc Tây và các liệu pháp dân gian.


http://img-hcm.24hstatic.com:8008/upload/1-2014/images/2014-03-15/1394859208-dau-dua-nguyen-chat-bi-quyet-chua-cham.jpg


Bệnh chàm Eczama cần có phương pháp điều trị kịp thời.


Tổn thương của bệnh eczema có các đặc trưng: khởi đầu trên bề mặt da sẩn đỏ, lấm tấm nhiều hạt nước nhỏ, người bệnh ngứa gãi nhiều; có thể chảy nước vàng do gãi, đóng vảy trên các tổn thương. Nếu bóc vảy, sẽ để lộ làn da bị đỏ, có nhiều vết xước, tổn thương này được gọi là “giếng chàm”. Bệnh có thể trở thành mạn tính, da dày lên, ngứa gãi nhiều. Nhiều trường hợp bội nhiễm gây viêm da mủ, hoặc nhiễm trùng ác tính, thậm chí có thể dẫn tới tử vong. Bệnh tiến triển từng đợt, kéo dài 1-2 năm.


http://img-hcm.24hstatic.com:8008/upload/1-2014/images/2014-03-15/1394859146-dau-dua-nguyen-chat-bi-quyet-chua-cham--2-.jpg
Theo tây y: Cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thật đầy đủ về bệnh, nhưng có thể xem chàm là một đáp ứng viêm đặc biệt của da đối với các yếu tố nội sinh và ngoại sinh, các yếu tố này đơn độc hay phối hợp. Có thể xem chàm là tình trạng viêm da, cụ thể là ở vùng thượng bì. Tuy nhiên, cần chú ý, không phải tất cả những trường hợp nào viêm da cũng do chàm, và chàm là một bệnh ngoài da không lây.
Bệnh có thể chia làm 2 loại: Cấp tính và mãn tính, còn gặp ở trẻ em còn bú, tuỳ theo vị trí cơ thể còn có tên gọi khác nhau.
Theo đông y: Nguyên nhân do phong, nhiệt, thấp, kết hợp gây bệnh, nhưng do phong là chủ yếu, thể mãn tính thường do phong gây ra huyết táo rồi phối hợp với nhau gây bệnh.

http://img-hcm.24hstatic.com:8008/upload/1-2014/images/2014-03-15/1394859146-dau-dua-nguyen-chat-bi-quyet-chua-cham--1-.jpg

Ảnh anh Hào sau điều trị tại Y Dược Tinh Hoa
ĐIỀU TRỊ:
CHÀM hay còn gọi là eczema, điều trị bằng TINH HOA TẢ CAN kết hợp bôi coticoid (Flucinar), ngâm rửa hàng ngày bằng nước lá chè xanh. Trường hợp rất dày sừng lâu ngày có thể cần dùng đến Laser làm bong vảy thì bệnh sẽ được điều trị nhanh hơn.
Đặc biệt lưu ý: nếu bạn có ý định tiêm Corticoid thì cần cân nhắc vì các tác dụng phụ rất nhiều của nó.

(Nguồn: yduoctinhhoa.com)

songchungvoi_HIV
12-05-2014, 14:09
Người bị chàm ít có nguy cơ ung thư daThứ hai, 12/5/2014 | 10:43 GMT+7
Công bố trên eLife, nghiên cứu ở Anh mới đây phát hiện rằng các phản ứng miễn dịch quá mức trên da bệnh nhân chàm có thể ngăn chặn quá trình hình thành khối u do loại bỏ được các tế bào ung thư tiềm ẩn đến 6 lần.

<tbody style="margin: 0px; padding: 0px;">
http://m.f13.img.vnecdn.net/2014/05/12/anh-1-9064-1399864664.jpg


Phản ứng miễn dịch ở các bệnh nhân eczema có thể ngăn chặn quá trình hình thành khối u. Ảnh: Telegraph.


</tbody>
Trước đây, nhiều nghiên cứu từng đề cập đến mối liên quan giữa eczema với mức nguy cơ ung thư da thấp hơn. Tuy nhiên, việc chứng minh gặp khá nhiều khó khăn do triệu chứng bệnh thay đổi và mối nghi ngại các loại thuốc điều trị có thể là tác nhân ảnh hưởng tới nguy cơ ung thư. Phải tới nghiên cứu này, nguyên nhân vì sao dị ứng do eczema lại có khả năng bảo vệ cơ thể trước ung thư da mới lần đầu tiên được lý giải.
Giáo sư Fiona Watt, giám đốc Trung tâm tế bào gốc và y học tái sinh tại Cao đẳng King London (Anh) bày tỏ: “Chúng tôi rất hào hứng với kết quả mới đây. Bởi nó đã thiết lập được sợi dây liên kết khá rõ ràng giữa hội chứng da dị ứng với nguy cơ ung thư. Tôi cũng hy vọng nghiên cứu đem tới niềm an ủi phần nào cho các bệnh nhân eczema, căn bệnh gây nhiều khó chịu song có thể mang lại lợi ích ở một khía cạnh nào đó”.
Theo bà, nghiên cứu còn củng cố thêm quan điểm cho rằng điều chỉnh hệ miễn dịch cơ thể có thể trở thành một chiến lược quan trọng trong công tác điều trị ung thư.
Ung thư da đang trên đà gia tăng tại nhiều quốc gia. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, cứ 3 ca chẩn đoán mới ung thư thì có một trường hợp ung thư da. Tại Anh, u hắc sắc tố ác tính, dạng ung thư da nguy hiểm nhất, đã tăng lên gấp 5 lần so với năm 1970.
Do vậy, chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm và sinh học miễn dịch, tiến sĩ Mike Turner nhận định, bất kỳ một hiểu biết mới nào về khả năng ngăn ngừa khối u hình thành của cơ thể đều rất quý giá trong cuộc chiến chống loại ung thư này. Ông cho rằng phát hiện này sẽ hỗ trợ lý thuyết về tương quan giữa các hội chứng da dị ứng với ngăn ngừa ung thư, mở ra một hướng đi mới trong điều trị căn bệnh được ví như "cơn thủy triều" toàn cầu.

Khánh Hà (Theo Telegraph)

songchungvoi_HIV
18-07-2014, 08:54
Thứ năm, 17/07/2014 21:46

BS nói em bị chàm, vì em bị bệnh y hệt như mẹ em, BS còn nói bệnh em không trị khỏi và lây truyền cho con. Em rất hoang mang thưa BS.

Xin chào bác sĩ, em (19 tuổi, con trai) bị bệnh về da lúc 13 tuổi. BS nói em bị chàm, vì em bị bệnh y hệt như mẹ. BS còn nói bệnh này không trị khỏi và lây truyền cho con. Em rất hoang mang.

Triệu chứng bệnh của em: nổi những đốm to nhỏ khác nhau, em để ý nó to thì sẽ nối với nhau, có màu đỏ, có hình giống như 1 bông hoa, phần rìa màu đỏ và nhạt dần đến trung tâm.

Những nốt này nổi nhiều ở sau lưng, trước ngực thì ít, ở bẹn háng 2 bên nổi 2 đốm to màu hồng quanh bẹn, lúc ra nắng hoặc nóng trong người thì nó đỏ đậm lên và ngứa ạ. Em mong BS giúp em, chân thành biết ơn BS! Em chào BS! (Lê Văn Thảo - 19 tuổi, TPHCM)

http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/07/14/bc1benh-cham.jpg
Ảnh minh họa


Thảo thân mến,

Sang thương mà em mô tả có thể là sang thương của nấm da (http://alobacsi.vn/Search.aspx?utm_source=Search_Box&utm_medium=Search_Box&utm_campaign=Search_Box&key= nấm da)hoặc sang thương của lác đồng tiền (http://alobacsi.vn/Search.aspx?utm_source=Search_Box&utm_medium=Search_Box&utm_campaign=Search_Box&key=lác đồng tiền) (chàm). Để điều trị hiệu quả thì phải xác định chính xác sang thương trên da. Em có thể đến khám trực tiếp tại BV có chuyên khoa da như BV Da liễu hoặc BV ĐH Y dược.Nếu sang thương do nấm việc điều trị cần lâu dài bằng thuốc thoa hoặc uống, bệnh không mang tính di truyền. Nếu sang thương do chàm thì bệnh có liên quan đến hệ miễn dịch, có di truyền, tuy nhiên còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố của môi trường sống và sinh hoạt. Em còn trẻ nên đừng quá lo lắng chuyện truyền bệnh cho con mà trước mắt nên đến khám và điều trị bệnh cho nhanh hết.

BS Đoàn Mạnh Khải - AloBacsi.vn

songchungvoi_HIV
22-07-2014, 11:27
Da nổi mẩn ngứa như trong ảnh là bệnh gì, thưa BS?Thứ ba, 22/07/2014 10:34
Thưa bác sĩ,

Em bị như thế này 1 tuần rồi và không thấy mụn lặn đi. Bình thường không ngứa, chỉ khi động chạm hoặc gãi vào mới ngứa. Xin hỏi, em bị bệnh gì và chữa trị làm sao ạ?

( Huong La - zzla…@gmail.com)
http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/07/21/840da-noi-man.JPG
Ảnh do bạn đọc cung cấp

Chào em!
Qua hình em gửi, sang thương trên da em tương tự hình ảnh dày sừng (http://alobacsi.vn/Search.aspx?utm_source=Search_Box&utm_medium=Search_Box&utm_campaign=Search_Box&key=d%C3%A0y%20s%E1%BB%ABng)(lichen hóa) của bệnh chàm (http://alobacsi.vn/Search.aspx?utm_source=Search_Box&utm_medium=Search_Box&utm_campaign=Search_Box&key=%20b%E1%BB%87nh%20ch%C3%A0m). Nếu là sang thương do chàm em có thể sử dụng các thuốc thoa làm tiêu sừng như Pomade salicyclee 10% thoa 1-2 lần/ ngày trong 1-2 tuần. Tuy nhiên, để xác định chính xác em nên đến thăm khám trực tiếp tại BV Da liễu.
Thân mến.
http://alobacsi.vn/da-lieu-di-ung/da-noi-man-ngua-nhu-trong-anh-la-benh-gi-thua-bs-q42664c188.htm (http://alobacsi.vn/da-lieu-di-ung/da-noi-man-ngua-nhu-trong-anh-la-benh-gi-thua-bs-q42664c188.htm)

songchungvoi_HIV
16-08-2014, 10:31
Chân nổi vết lở, đóng mài, hay tái phát chữa làm sao?

16/8/2014 10:26
AloBacsi ơi, mấy năm nay cháu bị nổi lên những vết lở ở cổ chân và bàn chân. Tới bệnh viện khám thì các BS khám nói cháu bị chàm và cho thuốc uống nhưng không khỏi, có khi nó lặn hết rồi khoảng mấy tháng sau thì lại nổi lên. Vậy thưa BS cháu bị bệnh gì và điều trị ra sao? Cảm ơn BS nhiều.




http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/08/16/6aavet-lo.JPG
Ảnh minh họa


Nguyen Thai thân mến,

Ảnh chụp cho thấy da bạn đang có các sang thương dày sừng có nhiều vết lở, đóng mài. Đây là các sang thương của bệnh chàm hay còn gọi là viêm da cơ địa, là một bệnh liên quan đến hệ miễn dịch của cơ thể gây ra bởi hiện tượng quá mẫn cảm với các tác nhân dị ứng (do thức ăn, môi trường sống).Bệnh rất dễ tái phát nếu việc tiếp xúc các tác nhân gây dị ứng cứ lặp đi lặp lại. Điều trị chủ yếu là phòng bệnh bằng cách tránh các yếu tố gây khởi phát bệnh (hạn chế các thức ăn gây dị ứng). Điều trị triệu chứng bằng các thuốc thoa hoặc chích tại chỗ có chứa corticoide.
Trên đây là những gợi ý ban đầu, bạn nên đến BV để được khám trực tiếp và tư vấn kỹ hơn về phương pháp điều trị bạn nhé!
Chân thành cảm ơn.
Theo alobacsi.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?url=-545816911)

songchungvoi_HIV
29-08-2014, 08:50
Bài thuốc chữa chàm mạn tính
29/8/2014 07:14
Chàm mạn tính còn gọi là eczema là bệnh rất thường gặp ở mọi lứa tuổi, giới tính; nhưng trẻ em và người già dễ mắc hơn cả.
Chàm mạn tính còn gọi là eczema là bệnh rất thường gặp ở mọi lứa tuổi, giới tính; nhưng trẻ em và người già dễ mắc hơn cả. Đông y gọi eczema là bệnh chàm hay thấp chẩn, thấp sang, tẩm dâm sang. Nguyên nhân do phong, nhiệt và thấp kết hợp gây ra bệnh, nhưng do phong là chủ yếu. Ở thể mạn tính thường do phong gây ra huyết táo rồi phối hợp với nhau mà gây bệnh. Sau đây là bài thuốc chữa chàm thể mạn tính.
http://skds3.vcmedia.vn/2014/cham-o-tai-1409240531245.jpg
Chàm ở tai.

Người bệnh có biểu hiện ngứa từng cơn, ngứa nhiều về đêm và lúc trời nóng. Bệnh kéo dài, tái phát nhiều lần, sắc da vùng thấp chẩn xạm, thâm đen do sắc tố kết tụ, da khô, dày lên thành từng vầng, từng đám. Bệnh có kèm triệu chứng toàn thân: xương khớp đau, gối mỏi; nếu phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh có kèm theo rối loạn kinh nguyệt. Chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng; mạch tế sác. Phương pháp chữa: Khu phong dưỡng huyết, nhuận táo. Dùng các bài thuốc sau:
Thuốc bôi:
Bài 1: vỏ tôm càng 7 - 10 cái, hùng hoàng 4g, dấm thanh vừa đủ ngâm. Ngâm vỏ tôm trong dấm 3 - 4 giờ; dùng nước dấm ngâm với hùng hoàng, nghiền đều. Bôi vào chỗ chàm.
http://skds3.vcmedia.vn/2014/hong-don-1409240531252.jpg
Hồng đơn.

Bài 2: xuyên hoàng liên 4g, hồng hoa 4g, hồng đơn 4g, chu sa 4g. Tán thành bột mịn; trộn với mỡ trăn cho đều. Bôi vào chỗ chàm.
Thuốc rửa: lá vối tươi 100g, lá kinh giới 100g. Đun sôi kỹ, lấy nước rửa vết loét, sau dùng thuốc mỡ bôi.
Thuốc uống: Dùng một trong các bài:
Bài 1: Tứ vật tiêu phong ẩm gia giảm: thục địa 16g, sinh địa 16g, đương quy 12g, bạch thược 12g, khổ sâm 8g, thuyền thoái 6g, thương truật 12g, kinh giới 16g, phòng phong 12g, bạch tiễn bì 8g, bạch tật lê 8g, địa phu tử 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Bài 2: Nhị diệu thang gia giảm: hoàng kỳ 12g, thương truật 8g, phòng phong 8g, hy thiêm thảo 12g, ké đầu ngựa 12g, phù bình 12g, bạch tiễn bì 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
http://skds3.vcmedia.vn/2014/la-voi-1409240531259.jpg
Cây vối.

Bài 3: Long đởm tả can thang gia giảm: long đởm thảo 8g, hoàng cầm 12g, chi tử 8g, mộc thông 8g, khổ sâm 12g, xa tiền tử 8g, trạch tả 12g, sinh địa 12g, địa phu tử 12g. Sấy khô tán bột, làm hoàn. Ngày 2 lần, mỗi lần 15 - 20g. Công dụng: thanh nhiệt trừ thấp ở kinh can. Chữa chàm mạn tính.
Bài 4: Tứ vật hợp tỳ giải thẩm thấp thang gia giảm: đương quy 12g, sinh địa 16g, bạch thược 12g, xuyên khung 12g, kinh giới 12g, phòng phong 12g, thuyền thoái 6g, tỳ giải 12g, ý dĩ 12g, trạch tả 10g, hoạt thạch 10g, thông thảo 6g. Sắc uống 3 lần trong ngày. Gia giảm: bệnh phát ở đầu gia bạch chỉ 8g, cảo bản 12g; bệnh ở thân mình gia ngưu tất 10g, đỗ trọng 10g; bệnh ở tứ chi gia quế chi 6g, độc hoạt 10g; ngứa nhiều gia khổ sâm 10g, bạch tiễn bì 12g.
Lưu ý: Khi mắc bệnh, cần xác định các nguyên nhân để chữa trị, tránh tiếp xúc các yếu tố gây dị ứng; nghỉ ngơi hợp lý và ăn kiêng các loại thức ăn có chất kích thích dễ gây ngứa; vệ sinh da đề phòng tái phát.

Lương y. Thảo Nguyên



Theo suckhoedoisong.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?url=584439126)

songchungvoi_HIV
20-10-2014, 12:43
Hỏi và đáp về bệnh chàm môi

20-10-2014 12:00 - Theo: www.nguoiduatin.vn (http://citinews.net/site/www.nguoiduatin.vn/77/)

Bệnh chàm môi ngoài việc làm cho ta cảm thấy mất tự tin trong giao tiếp (vì nó cứ nổi trên môi không giấu được, phải đeo khẩu trang) mà còn làm cho việc ăn uống hàng ngày lại khó khăn.

Hỏi: Chào bác sĩ, con bị đã 4 tháng nay, lúc đầu cứ tưởng bong tróc da môi do khô môi nhưng con dùng dưỡng ẩm mà không khỏi. Đi da liễu họ nói con bị chàm môi nhưng cũng đã chữa rồi mà vẫn chưa hết được, còn hay tróc da hơn trước, nói cười lại bị đau, rát, ăn uống lại khó khăn, rất khó chịu ạ. Xin BS tư vấn giúp con bệnh này kiêng cữ những gì? Và dùng loại thuốc nào cho hết hẳn ạ? (con phải đeo khẩu trang suốt để che lại ạ). Con xin cảm ơn!

Ánh Nguyệt ( Cái Răng - Cần Thơ)
Trả Lời :
Ánh Nguyệt thân mến!
Bệnh chàm môi ngoài việc làm cho ta cảm thấy mất tự tin trong giao tiếp (vì nó cứ nổi trên môi không giấu được, phải đeo khẩu trang) mà còn làm cho việc ăn uống hàng ngày lại khó khăn như tình trạng của Nguyệt bây giờ. Bệnh phát sinh do chế độ dinh dưỡng kém, thiếu hụt chất sắt, kẽm, Vitamin nhóm B, cũng như một chế độ chăm sóc răng miệng kém, lâu dần bệnh có thể nặng hơn khi thời tiết thay đổi (quá lạnh hoặc quá nóng) hoặc khi tiếp xúc với chất gây dị ứng: thức ăn, mỹ phẩm (son dưỡng môi), .... Chàm môi là một bệnh lý viêm môi gây đau, ngứa, các vết lở, nứt thành đường xung quanh miệng, tróc da, thấy đau khi mở miệng, khi ăn uống, khi nói,…Khi phát bệnh, nhiều người cứ nghĩ môi bị khô nên dùng các loại son dưỡng hoặc chất tạo ẩm nhưng đây chỉ là biện pháp hỗ trợ tạm thời nhằm hạn chế sự bong tróc, ngứa của da chứ không xử lý được dứt điểm bệnh, nhiều khi đó lại là nguyên nhân làm bệnh nặng thêm.
http://xmedia.nguoiduatin.vn/180/2014/10/20/baothanhduong.JPG
Về cách chữa của Bảo Thanh Đường (http://citinews.net/doi-song/phuong-thuoc-chua-benh-bach-bien-hieu-qua-o-bao-thanh-duong-6EMXDMY/) là hoàn toàn bằng thảo dược. Với những loại thuốc bôi rất đặc trị của Bảo Thanh Đường, cùng với máy móc hiện đại, các dược liệu quý để bôi lên vùng môi, người bệnh cảm thấy dễ chịu ngay và thuốc uống đặc hiệu, mát gan, tiêu viêm. Thật đơn giản và không ảnh hưởng đến công việc khi bạn chỉ cần bỏ khoảng 5 phút vào mỗi buổi tối : đầu tiên, bạn chỉ cần rửa vùng môi bằng một loại sữa rửa được làm từ hơn 20 loại thảo dược rất hiệu quả để giảm ngay các triệu chứng ngứa, bong tróc da kết hợp thuốc thoa và thuốc uống được cô sẵn và đóng thành viên nang rất dễ sử dụng (khi lấy thuốc sẽ có toa hướng dẫn rất cụ thể), làm cơ thể dần ổn định, phân giải các độc tố trong cơ thể, từ đó bệnh bớt dần rồi khỏi hẳn. Ngoài ra Nguyệt cần tránh tuyệt đối không được liếm môi, tránh ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh cũng như thức ăn chứa nhiều gia vị (tiêu, ớt, chanh,…), phải uống đủ nước, bổ sung thêm vitamin nhóm B hàng ngày, vệ sinh răng miệng, tái khám khi hết thuốc .
Bạn đang ở Cần Thơ nên đến khám tại hệ thống phòng khám của Bảo Thanh Đường ( TP.HCM : 210 Lê Lai, Q.1, ĐT: 083.925.2818; Hoặc KIÊN GIANG (http://citinews.net/xa-hoi/chay-dua-ngan-3-000-lit-dau-tu-tau-cao-toc-chim-tran-ra-bien-42ARNWQ/) : 69 Hùng Vương, Rạch Giá; ĐT : 0773.947.347) để được bác sỹ khám trực tiếp và điều trị để bệnh sớm khỏi.
Thân mến.
Bác sỹ Nguyễn Phan Anh (http://citinews.net/doi-song/phuong-thuoc-chua-benh-bach-bien-hieu-qua-o-bao-thanh-duong-6EMXDMY/)

songchungvoi_HIV
18-11-2014, 14:04
Bé bị chàm dị ứng có thể uống thuốc dị ứng lâu dài được khôngi?

Thứ hai, 17/11/2014 10:20
Con trai tôi được 38 tháng. Bé bị chàm dị ứng kinh niên, khi còn nhỏ mọc đầy mụn nhọt. Tôi đã cho bé đi nhiều bệnh viện nhưng BS bảo khi lớn sẽ khỏi hoặc bớt dần.


http://images.alobacsi.vn/ThumbImages/Images/Uploaded/Share/2014/11/17/be-bi-cham_160.jpg
Hiện giờ cháu không còn nổi mụn nhọt nữa. Nếu thấy cháu ngứa thì tôi cho cháu uống thuốc dị ứng. Cứ như vậy đã được 1 năm rồi. Xin hỏi bé uống thuốc nhiều như vậy có ảnh hưởng gì về sau không? (nhienan…@gmail.com)Chào bạn,
Thuốc chống dị ứng phải uống đúng liều lượng và theo chỉ định của BS, vì thuốc có thể phản ứng chéo với các thuốc khác. Con của chị còn rất nhỏ và hiện tại cũng không có dấu hiệu gì rõ ràng, chị không nên tùy ý cho cháu uống thuốc theo cảm tính. Tốt nhất, khi thấy cháu ngứa chị nên đưa chát đi khám ở BS Da liễu nhé.
Theo BS Dương Thị Lệ Trang - Tiếp thị và Gia đình