PDA

View Full Version : Dự phòng mẹ lây truyền sang con!



songchungvoi_HIV
09-08-2013, 22:29
- Mẹ mang thai khi có kết quả HIV (+), có 2 trường hơp 95% bé có kết quả (-), và 5% bé có kết quả (+)
I. Mẹ sẽ dùng PEP ở thai tuần thứ 14 cho đến khi sinh bé. (Dù mẹ có kết quả CD4 trên 350tb/mm3). Sau ngay khi bé được sinh ra, bé sẽ được dùng PEP dạng siỏ trong 4 tuần. Sau đó bé được xét nghiệm ngay sau khi kết thúc PEP. Trong trường hợp này bé có 2 khả năng:
+ Bé có kết quả (-): bé sẽ được xét nghiệm lại sau 18 tháng, lúc này hầu hết 100% cho kết quả -.
+ Bé có kết quả (+): lúc này với kết quả (+) có thể là (+)do máu của mẹ, Hãy yên tâm đừng quá lo lắng. Bé tiếp tục được làm xét nghiệm lần 2 sau 18 tháng, trong trường hợp này có 2 khả năng:
1. Bé cho kết quả (-), với kết quả này bé sẽ hoàn toàn (-).
2. Bé cho kết quả (+), và lúc này 100% bé (+).
II. Mẹ đang dùng ARV do CD4 từ 350tb/mm3 trở xuống. lúc này mẹ không cần dự phòng lây truyền mẹ sang con. Và bé cũng có 2 khả năng xảy ra:
+ Bé có kết quả (-): bé sẽ được xét nghiệm lại sau 18 tháng, lúc này hầu hết 100% cho kết quả -.
+ Bé có kết quả (+): lúc này với kết quả (+) có thể là (+)do máu của mẹ, Hãy yên tâm đừng quá lo lắng. Bé tiếp tục được làm xét nghiệm lần 2 sau 18 tháng, trong trường hợp này có 2 khả năng:
1. Bé cho kết quả (-), với kết quả này bé sẽ hoàn toàn (-). Hầu như 99,9% bé cho kết quả (-)
2. Bé cho kết quả (+), và lúc này 100% bé (+). Khả năng này hầu như không có, chiếm 0,1%
III. Nếu mẹ mang thai mà không nhễm HIV, dĩ nhiên 100% bé không nhiễm dù bố bé là NCH. Vì trong tinh trùng không có HIV. HIV chỉ có trong tinh dịch.
IV. Khi mẹ là NCH, không cho con bú sữa mẹ,
Vài hàng chia sẽ

songchungvoi_HIV
31-08-2013, 20:21
Muốn có con an toàn giữa 2 cặp trái dấu, hãy liên hệ songchungvoi_hiv, mình sẽ tư vấn cho các bạn, hãy gọi điện thoại khi có nhu cầu

meomeo87
02-09-2013, 20:02
hy vọng tg lai , tỉ lệ này sẽ thấp hơn nữa .

Nguyen Ha
15-11-2013, 20:18
*Lợi ích của điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.
Việc điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con sẽ làm giảm đáng kể tỷ lệ trẻ em bị nhiễm HIV do mẹ truyền sang. Khi không được điều trị dự phòng thì cứ 100 trẻ em sinh ra từ các bà mẹ nhiễm HIV sẽ có khoảng 30 cháu sẽ bị nhiễm HIV nhưng nếu các bà mẹ này được điều trị dự phòng thì chỉ có từ 3 - 10 trẻ bị nhiễm HIV tùy theo thời điểm bắt đầu dùng thuốc, việc tuân thủ điều trị và một số các yếu tố khác.
Điều trị dự phòng càng sớm sẽ càng mang lại hiệu quả cao. Do vậy những phụ nữ nhiễm HIV khi nghi ngờ có thai cần đến các cơ sở chăm sóc sức khỏe sinh sản để được tư vấn, khám xác định và quản lý thai nghén kịp thời. Những phụ nữ chưa xác định được mình có bị nhierxm HIV hay không khi mang thai cũng cần đến các cơ sở tư vấn xét nghiệm HIV càng sớm càng tốt. Càng chậm dùng thuốc, sự bảo vệ cho con bạn càng ít đi.
* Có thể đến đâu để nhận được các thuốc điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con và thuốc được cấp miễn phí hay trả tiền?
Hiện nay một số các khoa sản bệnh viện huyện và tất cả các khoa sản, bệnh viện phụ dản tỉnh và trung ương đều có thuốc điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.
Tất cả thuốc điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ dang con hiện nay đang được cung cấp miễn phí. Hãy liên hệ với các cơ sở y tế gần nhất hoặc các truyền thông viên để biết địa chỉ cung cấp thuốc điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con thuạn tiện nhất cho bạn.
* Uống thuốc như thế nào và xử trí khi quên thuốc?
Việc tuân thủ điều trị là hết sức quan trọng, vì vậy bạn cần thực hiện việc uosng thuốc theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc. Thầy thuốc sẽ hướng dẫn bạn uosng những loại thuốc gì, sử dụng như thế nào và cả việc xử trí khi chẳng may quên uống thuốc. Đừng ngần ngại đề nghị thày thuoisc hướng dẫn hoặc giải đáp các thắc mắc khii bạn muốn tìm hiểu.
Nếu quên thuốc vào buổi sáng thì uống bù vào bất cứ khi nào bạn nhớ và đến giờ uống thuốc của buổi chiều vẫn uống như thường lệ . Tuy nhiên nếu lần uống bù vào lúc sau 5h chiều thì không uống liều thứ hai vào ngày hôm đó nữa. Ngày hôm sau uống thuốc như bình thường. Tuyệt đối không uống hai liều cùng lúc.
Khi bụ nôn sau khi uống thuốc: Nếu nôn dau khi uống thuốc trong vòng em30 phút thì bạn cần uống lại liều đó. Nếu bị nôn sau khi uống thuốc 30 phút thì bạn không cần uống thuốc lại.
Không nên uống thêm loại thuốc nào khác (kể cả thuốc đông y) nếu không thảo luận trước với bác sỹ và nhân viên y té về loại thuốc đó. Không tự ý dừng uống thuốc khi chưa thảo luận với bác sỹ và nhân viên y tế.
* Tác dụng phụ và cách sử trí.
Tùy theo từng loại thuốc và cơ thể người phụ nữ, khi dùng thuốc có thể có các tác dụng phụ sau:
- Chóng mặt, buồn nôn và nôn, đau đầu.
- Thiếu máu
- Cảm thấy mệt mỏi
- Một vài người có biểu hiejn ở da hoặc gan, nhưng điều này rất hiếm gặp
Những triệu chứng này ít có hoặc sẽ mất đi sau vài ngày sử dụng. Nếu các trieruj chứng trở nên xấu đi, hãy đến gặp bác sỹ ngay.
Để giảm bớt tác dụng phụ của thuốc bạn cần phải:
* Dùng thuốc với một /ượng nhỏ thức ăn.
* Tuân thủ đúng hướng dẫn của thày thuốc.

songchungvoi_HIV
21-12-2013, 21:29
<tbody>

PHÒNG LÂY TRUYỀN HIV TỪ MẸ SANG CON


VÌ NHỮNG ĐỨA CON KHÔNG NHIỄM HIV
HIV có thể lây truyền qua quan hệ tình dục không được bảo vệ hay tiếp xúc với máu của người nhiễm HIV. HIV không lây truyền qua không khí,thức ăn,nước,muỗi và côn trùng đốt hay các tiếp xúc thông thường như bắt tay, hôn xã giao.
Rất nhiều người nhiễm HIV mà không hề biết vì nhìn bề ngoài khó có thể biết ai đã nhiễm HIV.Thật đáng tiếc cho nhiều bà mẹ bị nhiễm HIV do không biết tình trạng nhiễm của mình nên đã không được chăm sóc,điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.
Cách duy nhất để biết mình nhiễm HIV hay không là xét nghiệm máu.
Nếu kết quả xét nghiệm HIV của bạn âm tính tức là bạn có thể không nhiễm HIV,bạn sẽ được tư vấn để bảo vệ mình và người thân trong tương lai.
Nếu kết quả xét nghiệm HIVcủa bạn dương tính tức là bạn đã nhiễm HIV,cán bộ y tế sẽ tư vấn, chỉ dẫn chi tiết về các cách dự phòng trong khi mang thai,khi sinh nở và trong thời kỳ cho con bú để tránh lây truyền HIV từ mẹ sang con và người thân của bạn.
Hiện nay chưa có cách nào để chữa khỏi hoàn toàn HIV/AIDS nhưng đã có thuốc và các dịch vụ chăm sóc khác để phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con,bảo vệ đứa con thân yêu của bạn.
Việc điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con sẽ làm giảm đáng kể tỷ lệ trẻ em bị nhiễm HIV do mẹ truyền sang.Khi không điều trị dự phòng thì cứ 100 trẻ em sinh ra từ các bà mẹ nhiễm HIV sẽ có khoảng 25-40 cháu sẽ bị nhiễm HIV nhưng nếu các bà mẹ này được điều trị dự phòng thì chỉ có 3-10 trẻ bị nhiễm HIV tuỳ theo thời điểm bắt đầu dùng thuốc, việc tuân thủ điều trị và một số các yếu tố khác.
HIV có thể lây truyền từ mẹ sang con như thế nào?
Mẹ nhiễm HIV có thể truyền sang con khi mang thai, khi sinh nở và khi cho con bú sữa mẹ.
KHI MANG THAI:
Nếu bạn biết là mình đã nhiễm HIV,bác sỹ có thể kê đơn cho bạn điều trị bằng thuốc trong lúc mang thai để bảo vệ sức khoẻ và giảm thiểu khả năng lây truyề HIV cho con.
KHI SINH NỞ:
Trong giai đoạn này,HIV có thể lây truyền từ mẹ nhiễm HIV do em bé nuốt phải dịch âm đạo hoặc máu của mẹ từ những vết rách hoặc cắt trong khi sinh hoặc các dịch tiết này cũng có thể thấm qua niêm mạc mắt, miệng ..của bé khiến em bé bị nhiễm HIV từ mẹ.
Khi sinh nở nếu bạn biết mình đã bị nhiễm HIV bạn có thể sẽ được nhận những chăm sóc và điều trị cần thiết trong khi sinh con để giảm nguy cơ lây truyền HIV cho con.
Hãy đồng ý xét nghiệm HIV khi được cán bộ y tế tư vấn để bảo vệ bản thân và bé yêu.
KHI CHO CON BÚ:
HIV cũng có thể truyền sang con qua sữa mẹ.Nếu bạn đã bị nhiễm HIV ,cán bộ tư vấn sẽ giúp bạn lựa chọn cách nuôi con tốt nhất và phù hợp với bạn.
CÁC DỊCH VỤ CHĂM SÓC VÀ ĐIỀU TRỊ SAU SINH CHO TRẺ EM SINH RA TỪ BÀ MẸ NHIỄM HIV
A.Can thiệp đối với trẻ sinh ra từ bà mẹ nhiễm HIV

Cho trẻ uống ARV, hướng dẫn mẹ hoặc người chăm sóc tuân thủ điều trị ARV
B.Can thiệp nuôi dưỡng trẻ:

-Tư vấn về lợi ích của sữa mẹ và nguy cơ lây nhiễm HIV qua sữa mẹ.

Nếu có điều kiện: (nguồn sữa,nguồn nước sạch, vệ sinh ăn uống) nên dùng sữa thay thế .

- Nếu trẻ bú mẹ cần tư vấn đầy đủ về : Tư thế bú, ngậm bắt vú và xử trí vú khi nứt núm vú, áp xe vú, cai sữa càng sớm càng tốt để hạn chế nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con.
C .Giới thiệu chuyển trẻ đến :

-Các cơ sở chăm sóc và điều trị HIV dành cho trẻ em để được chăm sóc và theo dõi lâu dài khi trẻ được 4-6 tuần tuổi.

-Nếu trẻ mồ côi động viên gia đình ( ông,bà, chú ..)tiếp tục chăm sóc hoặc giới thiệu trẻ đến các trung tâm chăm sóc trẻ mồ côi.
LỢI ÍCH CỦA VIỆC KHÁM THAI VÀ XÉT NGHIỆM HIV SỚM
+ Lợi ích của việc khám thai sớm: được khám, theo dõi sức khỏe cho mẹ và con; được uống viên sắt phòng thiếu máu, tiêm phòng uốn ván; được tư vấn về cách tự chăm sóc cho mẹ và con tại nhà; được tư vấn về xét nghiệm HIV tự nguyện để phát hiện HIV sớm.
+ Lợi ích của việc khám thai định kỳ tại cơ sở y tế (ít nhất 3 lần trong 1 thai kỳ) để được: theo dõi sức khỏe và biết cách tự chăm sóc cho mẹ và con; uống viên sắt phòng thiếu máu, tiêm phòng uốn ván đầy đủ; phát hiện, điều trị sớm các bệnh lây truyền qua đường tình dục và các bệnh khác.
+ Lợi ích của việc xét nghiệm HIV sớm:

Nếu kết quả âm tính: người phụ nữ sẽ được tư vấn về cách giữ cho họ không bị nhiễm HIV, giữ cho chồng, người yêu không bị nhiễm HIV.

Nếu kết quả xét nghiệm dương tính mà người phụ nữ muốn giữ thai nhi thì họ sẽ được cán bộ y tế tư vấn và giúp phòng lây truyền HIV cho con. Nếu người phụ nữ không muốn giữ thai thì họ sẽ được hướng dẫn và giúp đến các cơ sở y tế tin cậy để được tư vấn, lựa chọn phương pháp phù hợp.

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

Trong tất cả các giai đoạn mang thai, nếu người mẹ biết rõ tình trạng nhiễm HIV của mình sẽ có thể được tư vấn, hỗ trợ, chăm sóc và điều trị kịp thời để giảm đáng kể nguy cơ lây truyền HIV sang con.Nếu người mẹ không biết rõ về tình trạng nhiễm HIV của mình khi mang thai sẽ có thể làm tăng nguy cơ lây truyền HIV cho con và bỏ lỡ cơ hội nhận được sự hỗ trợ cần thiết.

Chồng của bạn cũng nên đi xét nghiệm HIV.Nếu chồng nhiễm HIV và bạn quan hệ tình dục với chồng không dùng bao cao su trong khi có thai hoặc cho con bú, bạn làm cho bản thân mình bội nhiễm HIV và con bạn có nguy cơ nhiễm HIV cao hơn.

Chồng bạn nên đi xét nghiệm HIV tại Trung tâm tư vấn và xét nghiệm HIV. Đây là dịch vụ tư vấn và xét nghiệm HIV tự nguyện,miễn phí, bí mật và không bắt buộc ghi tên, địa chỉ..

Nếu bạn không biết tình trạng HIV của chồng hoặc là biết chồng đã nhiễm HIV, hãy sử dụng Bao cao su đúng cách mỗi khi quan hệ tình dục trong thời kỳ mang thai và khi cho con bú.




Thanh tịnh

</tbody>

songchungvoi_HIV
09-03-2014, 13:51
Chăm sóc phụ nữ mang thai nhiễm HIVThứ sáu, 07 Tháng 2 2014 08:32

http://tuvantinhcam.net/media/k2/items/cache/00e7056ec788d5b42162a6c13dbba43c_L.jpg (http://tuvantinhcam.net/media/k2/items/cache/00e7056ec788d5b42162a6c13dbba43c_XL.jpg)

HIV/AIDS đang là vấn đề mang tính toàn cầu. Nhiều chương trình, chiến lược phòng chống HIV/AIDS đã được phát động và triển khai nhưng đại dịch HIV/AIDS vẫn có xu hướng phát triển và lan rộng, đối tượng nhiễm HIV ngày càng trẻ hóa.


Ở Việt Nam trong những năm gần đây, có khoảng gần 3.000 trẻ trong số gần 2 triệu trẻ mới sinh hằng năm có nguy cơ nhiễm HIV từ mẹ. Tuy nhiên còn có một điều may mắn không phải đứa trẻ nào sinh ra từ mẹ nhiễm HIV cũng bị nhiễm HIV. Nếu biết dự phòng, chăm sóc và theo dõi đúng cách, số trẻ nhiễm HIV sinh ra từ mẹ có HIV sẽ giảm đi đáng kể
Trẻ có mẹ nhiễm HIV ngay sau khi sinh cần được tắm ngay, sau đó được dùng thuốc kháng virut để dự phòng.

Đứa trẻ mới sinh ra từ người mẹ nhiễm HIV được gọi là “trẻ có phơi nhiễm HIV” chứ không được khẳng định trẻ nhiễm HIV. Hiện nay, thông thường người ta chẩn đoán nhiễm HIV trẻ sinh ra từ những người mẹ nhiễm HIV khi trẻ từ 18 tháng tuổi trở lên, có xét nghiệm kháng thể HIV dương tính 3 lần với 3 phương pháp khác nhau. Nếu trẻ có bú mẹ cần xét nghiệm sau khi trẻ ngừng bú mẹ hoàn toàn 6 tuần. Đối với những trẻ dưới 18 tháng chỉ chẩn đoán nhiễm HIV các xét nghiệm về virut học dương tính (xét nghiệm tìm kháng nguyên p24, xét nghiệm PCR ADN hoặc PCR ARN) (PCR: Polymerase chain reaction).

Quản lý, theo dõi và chăm sóc phụ nữ nhiễm HIV khi mang thai

Phụ nữ nhiễm HIV khi có thai cần được quản lý, theo dõi và chăm sóc tại các cơ sở sản khoa. Song song với việc đánh giá tình trạng thai nghén theo định kỳ, tình trạng lâm sàng nhiễm HIV cũng phải được theo dõi và đánh giá sát. Nếu thai phụ nhiễm HIV đang được dùng thuốc kháng virut (ARV) thì tiếp tục được theo dõi và dùng thuốc theo hướng dẫn; nếu chưa được dùng thuốc kháng virut, nhưng trong quá trình mang thai có đủ tiêu chuẩn dùng thuốc kháng virut thì được chỉ định dùng và theo dõi; trường hợp thai phụ nhiễm HIV chưa đủ tiêu chuẩn dùng thuốc kháng virut thì được dùng thuốc để dự phòng lây truyền virut từ mẹ sang con. Tùy thuộc vào thời điểm xác định HIV dương tính vào giai đoạn mấy của thai kỳ mà có các chỉ định dự phòng khác. Thông thường thai phụ sẽ được uống thuốc dự phòng từ lúc xác định HIV dương tính cho đến trước khi chuyển dạ và một liều khi bắt đầu chuyển dạ. Khi chuyển dạ, cần hạn chế tối thiểu các chấn thương cho mẹ và cho trẻ như đảm bảo vô khuẩn tuyệt đối khi đỡ đẻ, không rạch màng ối sớm, hạn chế các can thiệp gây chảy máu đường sinh dục trong thời gian sinh, tránh các thủ thuật can thiệp có thể gây tổn thương da cho thai nhi... Bên cạnh các chăm sóc về y tế thì những chăm sóc về tinh thần và tư vấn sẽ giúp cho người mẹ thêm kiến thức về đường lây truyền HIV/AIDS là cơ sở để thai phụ ổn định tâm lý và tuân thủ tốt các hướng dẫn điều trị, dự phòng.

Quản lý, theo dõi và chăm sóc trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV

Việc quản lý, theo dõi, chăm sóc tốt trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV bên cạnh tác dụng làm giảm đáng kể việc lây truyền virut từ mẹ sang con còn có ý nghĩa giúp các nhà thống kê, các nhà quản lý ước đoán được con số chính xác tỷ lệ trẻ xác định nhiễm HIV sinh ra từ mẹ nhiễm HIV. Công việc này đòi hỏi sự phối hợp tốt giữa ngành sản khoa, ngành nhi khoa cùng sự chấp hành, tuân thủ tốt của người chăm sóc trẻ. Cần tư vấn cho người mẹ về nguy cơ lây truyền HIV qua sữa mẹ từ đó khuyến khích nuôi trẻ bằng thức ăn thay thế hoàn toàn ngay sau đẻ. Trong trường hợp không thể nuôi hoàn toàn bằng thức ăn thay thế, tư vấn cho người mẹ chỉ cho ăn bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 4-6 tháng đầu. Người mẹ sau khi sinh tiếp tục được theo dõi, xem xét chỉ định dùng thuốc kháng virut, dự phòng các nhiễm trùng cơ hội và dự phòng cho cộng đồng như những người nhiễm HIV khác. Trẻ ngay sau khi sinh cần được tắm ngay, sau đó được dùng thuốc kháng virut để dự phòng tùy từng loại thuốc có thể dùng trong 48 giờ đầu hoặc cho đến một tuần tuổi. Tiếp sau đó, trẻ cần được theo dõi và xét nghiệm để khẳng định có nhiễm HIV hay không, đồng thời dự phòng các nhiễm trùng cơ hội có thể xảy ra và xem xét chỉ định điều trị thuốc kháng virut nếu trẻ có đủ tiêu chuẩn được dùng thuốc. Những trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV chưa chẩn đoán xác định nhiễm HIV không có những lưu ý đặc biệt về tiêm chủng so với trẻ bình thường, ngoại trừ cần lưu ý theo dõi để phát hiện các biến chứng sau khi tiêm BCG (vaccin phòng lao). Trong trường hợp trẻ đã được xác định nhiễm HIV và có các biểu hiện lâm sàng của AIDS các giai đoạn thì tiêm chủng theo sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa.

(Tuvantinhcam.net)

Charles
29-06-2014, 14:13
Điều trị ARV sớm cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV có thể loại trừ trẻ nhiễm HIV từ mẹ



“Hướng tới loại trừ trẻ nhiễm HIV từ mẹ vào năm 2015” là một trong những mục tiêu chính do Đại hội đồng Liên hợp quốc đề ra tại Hội nghị cấp cao về phòng, chống HIV/AIDS tháng 6/2011 mà Việt Nam đã cam kết thực hiện và xác định là một trong những mục tiêu chủ yếu của Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030. Đây cũng là chủ đề của những Tháng Cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2014 và những năm tiếp theo.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, điều trị sớm ARV cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV bằng phác đồ 3 thuốc, cho trẻ ăn sữa thay thế sữa mẹ có thể khống chế tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con xuống dưới 2% - Tức là loại trừ được lây truyền HIV từ mẹ sang con.

Chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện được mục tiêu loại trừ trẻ nhiễm HIV từ mẹ nếu phụ nữ nhiễm HIV nhận được các can thiệp phù hợp và kịp thời. Như vậy phụ nữ nhiễm HIV và phụ nữ mang thai nhiễm HIV cần phải biết tình trạng nhiễm HIV của mình bằng cách tiếp cận sớm với tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện để được điều trị ARV kịp thời và con của họ được điều trị bằng thuốc ARV và nuôi dưỡng phù hợp. Nhưng thật đánh tiếc, hiện nay tình trạng phụ nữ mang thai nhiễm HIV phát hiện tình trạng nhiễm HIV còn quá muộn, nhiều trường hợp chỉ phát hiện vào lúc chuyển dạ. Chính điều này đã cản trở việc cứu nhiều trẻ khỏi nhiễm HIV từ mẹ.

Hiện nay, với sự hỗ trợ nguồn lực từ các tổ chức quốc tế, nhiều tỉnh đã bắt đầu triển khai chương trình tư vấn xét nghiệm HIV sớm cho phụ nữ mang thai, điều trị ARV cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV không phụ thuộc vào số lượng tế bào CD4 và tuổi thai.

Trong bối cảnh nguồn lực quốc tế bị cắt giảm mạnh, một số dịch vụ chăm sóc và điều trị đã không còn được miễn phí như điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội, điều trị một số bệnh nhiễm trùng cơ hội, một số xét nghiệm phục vụ điều trị, tuy nhiêm Chính phủ cam kết không để thiếu thuốc ARV điều trị cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV và trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV.

Xác định đây là hoạt động có hiệu quả cao, thiết thực và mang đầy tính nhân văn cao cả, trong những năm qua, Bộ Y tế tiếp tục triển khai Tháng cao điểm Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con trong tháng 6 hàng năm. Trong tháng này, song song với việc tăng cường cung cấp dịch vụ dự phòng là đẩy mạnh các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của người dân và của cả các cấp lãnh đạo về lợi ích của dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, huy động sự ủng hộ, tham gia của cộng đồng vào các hoạt động dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, nhằm làm giảm đến mức thấp nhất tỉ lệ trẻ em bị nhiễm HIV do mẹ truyền sang.

Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn còn nhiều phụ nữ mang thai không tiếp cận được các dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Nguyên nhân chủ yếu do họ thiếu thông tin, thiếu kiến thức về phòng, chống HIV/AIDS nói chung và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con nói riêng nên không chủ động tìm kiếm dịch vụ. Sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS cũng là rào cản làm cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV ngại tiếp cận các dịch vụ và nếu có thì cũng ở giai đoạn muộn làm ảnh hưởng đến hiệu quả của can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con.

Tại Việt Nam, để loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con, đồng thời với các nỗ lực của Chính phủ, các địa phương cần triển khai thực hiện đầy đủ 04 hợp phần của một chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con toàn diện, trong đó tập trung vào làm giảm sự lây truyền HIV trong phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ; Phát hiện sớm tình trạng nhiễm HIV ở phụ nữ mang thai để kịp thời can thiệp toàn diện các biện pháp dự phòng đối với mẹ và con để ngăn chặn tình trạng lây nhiễm HIV từ mẹ.


Nguồn: http://vaac.gov.vn/

Charles
11-08-2014, 08:18
Lây truyền HIV từ mẹ sang con

Dự phòng sớm, hiệu quả cao

11/08/2014 05:52:22


Mong muốn phát hiện sớm nhất những trường hợp thai phụ nhiễm HIV, hỗ trợ điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con để những trẻ em sinh ra từ các bà mẹ có HIV được sống mạnh khỏe bình thường, ngành y tế huyện Phụng Hiệp đã kiên trì tuyên truyền, vận động thai phụ xét nghiệm HIV tự nguyện và nhận được sự đồng thuận của nhiều người.

Hòa Mỹ là một xã vùng sâu của huyện Phụng Hiệp. Người dân ở đây chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp. Ngày ngày bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, nên rất ít thời gian tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng và cũng chưa hiểu nhiều về bệnh HIV/AIDS. Mọi người chỉ biết được các con đường lây bệnh này là lây qua đường máu, quan hệ tình dục và từ mẹ sang con. Chuyện dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con đối với bà con mới nghe còn nửa tin, nửa ngờ. Sau gần 3 năm, Trạm Y tế xã triển khai tư vấn và lấy mẫu xét nghiệm HIV/AIDS ***g ghép với tiêm chủng mở rộng, nhiều thai phụ đã chấp nhận xét nghiệm HIV tự nguyện vì hiểu được lợi ích của nó.


<tbody>
http://www.baohaugiang.com.vn/resources/newsimg/11-8-2014/SB1566-5.jpg


Thai phụ quan tâm tìm hiểu thông tin về bệnh HIV/AIDS.


</tbody>

Bà Huỳnh Thị Kim Yến, Phó Trưởng trạm Y tế xã Hòa Mỹ, kể: “Mới đầu triển khai tư vấn, vận động xét nghiệm HIV tự nguyện đối với thai phụ có nhiều khó khăn do nhận thức của các chị còn hạn chế. Hầu hết các chị đều nghĩ mình không thể mắc bệnh này. Chúng tôi đã tận dụng nguồn lực sẵn có là lực lượng cộng tác viên y tế vận động thai phụ đi tiêm ngừa. Khi các chị đến tiêm ngừa, chúng tôi sẽ tư vấn họ xét nghiệm HIV tự nguyện. Bây giờ, đa số các thai phụ rất đồng tình với trạm, cho lấy máu xét nghiệm HIV”. Triển khai từ đầu năm 2014 đến nay, Trạm Y tế xã đã tư vấn và được 96 thai phụ chấp nhận xét nghiệm HIV. Theo ước tính của Trạm Y tế xã, thì có khoảng 70% thai phụ đồng ý xét nghiệm khi được tư vấn.

Gần 3 năm thực hiện, huyện Phụng Hiệp đã phát hiện 3 trường hợp thai phụ nhiễm HIV và hỗ trợ, tư vấn các đối tượng này tiếp cận với chương trình điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Chị Nguyễn Thị Phương Hồng Trúc, cán bộ chương trình HIV/AIDS của huyện Phụng Hiệp, nói: “Tất cả 3 trường hợp được phát hiện nhiễm HIV, chúng tôi đã quan tâm thăm hỏi và hướng dẫn các chị tiếp cận điều trị dự phòng để phòng bệnh cho con. Hiện tại, có 2 bé vẫn sống rất tốt, một bé đã qua đời vì bệnh sốt”. Mẹ của các cháu hy vọng rất nhiều con không phải có cảnh ngộ như mình.

Bình quân hàng tháng huyện Phụng Hiệp có trên 100 thai phụ đồng ý xét nghiệm HIV tự nguyện, tỷ lệ chiếm khoảng 70% trên tổng số thai phụ được tư vấn. Ông Lê Thành Xuân, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Phụng Hiệp, cho biết: “Trung tâm nhận mẫu máu xét nghiệm và quản lý, tư vấn, hỗ trợ đối tượng nhiễm HIV trên địa bàn. Chúng tôi thường xuyên chỉ đạo các trạm y tế duy trì và phát huy thành quả đạt được về tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện ở thai phụ”.

Thai phụ nếu phát hiện nhiễm HIV càng sớm thì hiệu quả điều trị dự phòng càng cao. Theo tỷ lệ chung, nếu điều trị dự phòng tốt thì chỉ có từ 2-5% trẻ sinh ra từ các bà mẹ nhiễm HIV bị lây nhiễm bệnh này. Ông Trần Kim Long, Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, cho biết: “Năm trước, chúng tôi điều trị dự phòng cho 6 thai phụ và con của 6 người này đều không nhiễm HIV. Năm 2014, có 3 thai phụ nhiễm HIV, sau 4 tuần điều trị dự phòng cho bé chúng tôi làm xét nghiệm PCR và các bé này cũng không bị lây bệnh từ mẹ”.

Qua những kết quả điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con thời gian qua đã cho thấy, xét nghiệm HIV tự nguyện cho thai phụ là việc làm có ý nghĩa. Nhiều trường hợp được tư vấn không hề nghĩ mình nhiễm HIV, nhưng kết quả lại nhiễm. Hiện nay, xét nghiệm HIV là hoàn toàn miễn phí tại các cơ sở y tế công lập của tỉnh. Xét nghiệm HIV tự nguyện, thai phụ đã cho con mình một cơ hội tránh khỏi căn bệnh thế kỷ nếu không may mình bị nhiễm bệnh này.


Bài, ảnh: HỒNG DIỄM

http://www.baohaugiang.com.vn/newsdetails/1D3FE182690/Du_phong_som_hieu_qua_cao.aspx

Charles
26-10-2014, 09:26
Loại trừ nguy cơ nhiễm HIV từ mẹ - hi vọng tương lai cho con

Báo TTVH (http://www.baomoi.com/Source/Bao-TTVH/88.epi) - 26/10/2014 08:33

Việc sinh ra những đứa con khỏe mạnh là mong muốn của bất kỳ người mẹ nào. Nhưng đối với những phụ nữ không may nhiễm HIV thì mong ước ấy lại càng cháy bỏng hơn ai hết.


* Ước mơ giản dị

Được sự giới thiệu của cán bộ Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Vĩnh Phúc, chúng tôi tìm đến gia đình chị Nguyễn Thúy Hằng – Chủ nhiệm Câu lạc bộ Nắng Cuối Trời. Nhìn cậu con trai kháu khỉnh 15 tháng tuổi, không ai nghĩ chị lại là một người nhiễm HIV. Mỉm cười hạnh phúc, chị Hằng chia sẻ: Khi biết mình bị nhiễm HIV, chị không dám nghĩ tới ước mơ được làm mẹ. Khi được các cán bộ Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tư vấn và động viên, chị đã quyết định sinh con. Khoảng thời gian chờ kết quả xét nghiệm của con là giai đoạn hồi hộp và lo lắng nhất của chị. Khi nhận kết quả âm tính, hạnh phúc với chị như vỡ òa.

Hạnh phúc được làm mẹ như tiếp thêm nghị lực cho chị trong cuộc sống. Chị và chồng quyết tâm đoạn tuyệt với ma túy và thành lập nhóm Nắng Cuối Trời để giúp đỡ những người lầm lỡ, giúp họ không tái nghiện và an toàn không bị nhiễm HIV. Nhóm của chị đã trở thành địa chỉ tin cậy cho những người từng nghiện ma túy, người không may nhiễm HIV. Nhóm đã hỗ trợ tư vấn cho người có HIV sử dụng thuốc AVR, cấp phát bao cao su và thu hồi bơm kim tiêm bẩn, kết nối với người nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc...

Chị Nguyễn Thị Liên, ở huyện Vĩnh Tường nhớ lại: “Đón niềm vui sắp được làm mẹ cũng là lúc tôi phát hiện ra mình nhiễm HIV từ chồng. Nỗi đau đó tưởng chừng như không thể vượt qua, nhất là khi nghĩ đến đứa bé vừa phôi thai đã có nguy cơ mang trong mình căn bệnh thế kỷ. Nhờ sự tư vấn của các bác sỹ tôi đã tham gia chương trình điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con bằng thuốc ARV. Sau quãng thời gian thai nghén kiên trì, theo dõi, dự phòng sau sinh, chấp hành nghiêm ngặt các quy định, hướng dẫn của bác sỹ, giờ đây, tôi vui mừng khi biết con mình không nhiễm bệnh”.

* Loại trừ nguy cơ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con

Điều trị bằng thuốc ARV có vai trò rất quan trọng đối với người nhiễm HIV nói chung và phụ nữ mang thai nhiễm HIV nói riêng. Bên cạnh việc làm chậm lại sự phát triển của virus HIV, giảm được tần suất mắc và tử vong do các bệnh nhiễm trùng cơ hội, cải thiện chất lượng cuộc sống, điều trị ARV sớm còn là biện pháp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con hiệu quả.

Trao đổi về vấn đề này, bác sĩ Nguyễn Văn Chiến – Phó Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Vĩnh Phúc cho biết: Hoạt động dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con được triển khai tại tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2007. Mỗi năm trên địa bàn tỉnh có khoảng 10-15 phụ nữ mang thai nhiễm HIV được tư vấn và điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Song hiện nay, vẫn còn không ít phụ nữ mang thai nhiễm HIV nhưng lại không biết mình đã nhiễm bệnh, nên đã không tiếp cận được các dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu thông tin, thiếu kiến thức, cộng với sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS khiến họ không muốn làm xét nghiệm, muốn giữ kín. Do đó, các dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con chưa được cung cấp một cách rộng rãi, đa số những phụ nữ nhiễm HIV được phát hiện muộn trong giai đoạn mang thai và chuyển dạ, vì vậy rất khó khăn trong việc tư vấn, chăm sóc, theo dõi và điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con một cách hiệu quả…

Bác sĩ Nguyễn Văn Chiến cho biết thêm: Người phụ nữ mang thai cần chủ động đến các cơ sở y tế để thực hiện xét nghiệm phát hiện HIV sớm và được cán bộ y tế hướng dẫn các biện pháp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Hiện tại, việc dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con cho phụ nữ mang thai tốt nhất vẫn là dùng thuốc ARV càng sớm càng tốt và tuân thủ những hướng dẫn của bác sĩ trong suốt thai kỳ cũng như sau khi sinh con. Đối với phụ nữ mang thai nhiễm HIV, việc dừng điều trị thuốc ARV sẽ dẫn tới tình trạng suy giảm miễn dịch, gây khả năng kháng thuốc, làm tăng nguy cơ lây truyền HIV cho con. Nếu được uống thuốc theo phác đồ điều trị sớm, có thể bảo đảm hiệu quả tối ưu trong việc giảm tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con. Do đó, khi xét nghiệm, biết mình bị nhiễm HIV, bên cạnh việc chăm sóc thai nghén như bao bà mẹ khác, người mẹ nhiễm HIV còn được chăm sóc, uống thuốc điều trị ARV để phòng tránh lây truyền sang con.

Hiện nay, Vĩnh Phúc có hai phòng khám điều trị ngoại trú (OPC) và tư vấn điều trị tự nguyện đặt tại Trung tâm phòng chống HIV/AIDS của tỉnh và ở bệnh viện Đa khoa huyện Sông Lô. Bên cạnh đó, để các bà mẹ được tiếp cận sớm với các dịch vụ can thiệp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con hiệu quả nhất, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS cho đặt các điểm thuốc tại các bệnh viện tuyến huyện. Khi các bà mẹ được xét nghiệm sàng lọc HIV, nếu dương tính thì sẽ được điều trị luôn bằng thuốc. Đồng thời, trung tâm còn thường xuyên tổ chức tập huấn kiến thức cho cán bộ y tế tại các điểm đặt tủ thuốc, chú trọng tuyên truyền cho đối tượng phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ có thai về tình dục an toàn, phòng tránh có thai ngoài ý muốn, tư vấn cho phụ nữ sự cần thiết thực hiện khám sàng lọc, xét nghiệm HIV sớm…

Vĩnh Phúc đề ra mục tiêu 100% phụ nữ mang thai đã phát hiện nhiễm HIV được điều trị, chăm sóc dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, 100% trẻ được sinh ra từ mẹ nhiễm HIV được điều trị, chăm sóc dự phòng lây nhiễm HIV bằng thuốc ARV và có chế độ nuôi dưỡng thích hợp, từng bước giảm, tiến tới loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con trên địa bàn.

Theo thống kê, Vĩnh Phúc hiện có 3.359 người nhiễm HIV, còn sống 2.694 người. Số người nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc ARV là 624 bệnh nhân, trong đó trẻ em dưới 15 tuổi là 21 em. Từ năm 2007 đến nay, Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh đã đã tiến hành tư vấn, xét nghiệm HIV cho khoảng 76.406 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, phát hiện 63 bà mẹ mang thai nhiễm HIV. Hiện nay tất cả số trẻ sinh ra được can thiệp, điều trị thành công, không có trẻ nào dương tính với HIV. Vĩnh Phúc đang từng bước giảm thiểu và tiến tới loại trừ nhiễm HIV từ mẹ sang con trong những năm tiếp theo.


Nguyễn Thị Thảo - TTXVN

http://www.baomoi.com/Loai-tru-nguy-co-nhiem-HIV-tu-me--hi-vong-tuong-lai-cho-con/82/15121559.epi

songchungvoi_HIV
27-10-2014, 15:04
Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Quảng Trị với nỗ lực dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang conNgày Cập nhật : 16-10-2014
Lây nhiễm từ mẹ sang con là một trong những đường lây truyền chính của HIV/AIDS. Nếu không có các biện pháp can thiệp, dự phòng thì khả năng lây truyền HIV từ mẹ sang con là rất cao, khoảng 30-45%. Trong thời gian qua, các biện pháp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con đã giúp giảm rất nhiều tỷ lệ trẻ sinh ra nhiễm HIV từ mẹ. Cụ thể, năm 2010, tỷ lệ trẻ nhiễm HIV từ mẹ đã giảm còn 10,8% và trong số 1.985 trẻ sinh từ mẹ nhiễm HIV trong năm 2013 được làm xét nghiệm HIV thì tỷ lệ trẻ trong 2 tháng tuổi nhiễm HIV đã giảm chỉ còn 4,4%. Thực hiện mục tiêu Hướng tới không còn trẻ em nhiễm HIV từ mẹ, từ đầu năm 2014 đến nay, Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Quảng Trị tích cực tiếp tục triển khai các hoạt động dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

http://dohquangtri.gov.vn/upload/21232f297a57a5a743894a0e4a801fc3/102014/tu_van_dpltmc.JPGTư vấn dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con ở Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Quảng Trị(Ảnh: Bội Nhiên)Trong số 27 trường hợp dương tính với HIV của tỉnh Quảng Trị trong 6 tháng đầu năm 2014 có 5 trường hợp nội tỉnh, giảm 3 trường hợp so với cùng kỳ năm 2013 và trong đó có phụ nữ mang thai. Theo quan điểm truyền thông đi trước một bước, Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS của tỉnh đã triển khai phối hợp Hội Liên hiệp Phụ nữ tập huấn cho 40 hội viên chi hội phụ nữ thị trấn Lao Bảo về kiến thức cơ bản, lợi ích của xét nghiệm HIV tự nguyện đối với chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ; phối hợp Hội Y tế thôn, bản tổ chức 10 buổi thảo luận nhóm tại các địa bàn có điểm nóng về HIV/AIDS có sự tham gia của các phụ nữ mang thai; lập kế hoạch và phối hợp triển khai các hoạt động của Tháng Cao điểm Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con khắp 9 huyện, thị, thành phố, xã, phường, thị trấn và các bệnh viện đa khoa trong toàn tỉnh; phối hợp thực hiện phóng sự truyền hình Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con và tổ chức buổi tọa đàm phát thanh trực tiếp với chủ đề “Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con- những điều cần biết” trên Đài Phát thanh-truyền hình tỉnh; tổ chức 15 buổi truyền thông, tư vấn, thảo luận nhóm về kiến thức phòng chống HIV/AIDS, tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện cho gần 400 phụ nữ mang thai,… trong tháng cao điểm tại các địa phương trong tỉnh; tiến hành lấy 272 mẫu xét nghiệm HIV tự nguyện cho phụ nữ mang thai,… Bên cạnh đó, từ ngày 1-30/6/2014, Trung tâm đã tập huấn về điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, kỹ năng tư vấn cho 196 cán bộ của các Trung tâm Y tế, Bệnh viện Đa khoa tuyến huyện và 78 xã, phường không trọng điểm; tiến hành tư vấn và xét nghiệm HIV cho 850 phụ nữ mang thai tại các xã, phường; tăng cường phối hợp với chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản, lồng ghép truyền thông về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con cho phụ nữ mang thai trong ngày khám thai tại các trạm y tế; tổ chức các đợt giám sát, hỗ trợ tuyến dưới về kỹ thuật dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; xét nghiệm HIV với 662 phụ nữ trong thời kỳ mang thai, 665 phụ nữ mang thai trong lúc chuyển dạ, qua đó phát hiện 1 phụ nữ mang thai dương tính với HIV và tiến hành điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.
Kết quả triển khai Tháng Cao điểm Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con ở tỉnh Quảng Trị cho thấy: 70% phụ nữ mang thai được tư vấn xét nghiệm HIV, 80% phụ nữ mang thai được tư vấn chấp thuận làm xét nghiệm HIV, 90% phụ nữ mang thai nhiễm HIV và con của họ được điều trị ARV, 80% mẹ nhiễm HIV và con của họ được tiếp tục chăm sóc, can thiệp phù hợp sau sinh. Trên cơ sở đó, Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Quảng Trị sẽ tiếp tục triển khai thực hiện chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con với kết quả cao hơn nữa trong thời gian còn lại của năm 2014.

NGUYỄN BỘI NHIÊN
http://dohquangtri.gov.vn/

Charles
13-11-2014, 07:42
Hà Nội: 100% phụ nữ mang thai nhiễm HIV được điều trị dự phòng lây nhiễm




22:50:00 12/11/2014



Theo Giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS Hà Nội Lê Nhân Tuấn cho biết, nhằm hạn chế tối đa tình trạng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con, Hà Nội đã điều trị dự phòng cho 100% phụ nữ mang thai nhiễm HIV. Nhờ đó, 100% trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV được gửi đến Bệnh viện đa khoa Hà Đông và Bệnh viện Nhi Trung ương xét nghiệm sớm PCR có kết quả âm tính với HIV.


Được biết, Hà Nội cũng đã triển khai hoạt động kết nối dịch vụ phát hiện phụ nữ mang thai nhiễm HIV giữa Phòng khám Nội trú Từ Liêm và Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Hoạt động dự phòng lây truyền từ mẹ sang con tại các trung tâm y tế tuyến quận, huyện đã có sự phối hợp giữa các khoa, phòng trong công tác quản lý, tư vấn, xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai trên địa bàn. Nhờ đó, từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã tư vấn, xét nghiệm HIV cho 168.497 phụ nữ mang thai, đặc biệt có trên 30.000 người được xét nghiệm trong thời kỳ chuyển dạ.

Toàn thành phố hiện có 21 phòng khám ngoại trú điều trị HIV/AIDS, 8 trung tâm chữa bệnh – giáo dục lao động xã hội, một trại giam tham gia điều trị bằng thuốc kháng vi rút (AVR) cho người nhiễm HIV.



Hải Châu
http://www.cand.com.vn/

Charles
13-11-2014, 07:44
<header class="article-header">Hà Nội: 100% "bà bầu" có HIV được điều trị dự phòng lây nhiễm

Tuyết Mai (TTXVN/Vietnam+) <time>lúc : 12/11/14 17:50 </time>

</header>
http://img.vietnamplus.vn/t660/Uploaded/ngtmbh/2014_11_12/ttxvn_DieutriduphongHIVchophunumangthai.jpg (http://img.vietnamplus.vn/t660/Uploaded/ngtmbh/2014_11_12/ttxvn_DieutriduphongHIVchophunumangthai.jpg)
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)


Theo Giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS Hà Nội Lê Nhân Tuấn, nhằm hạn chế tối đa tình trạng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con, Hà Nội đã điều trị dự phòng cho 100% phụ nữ mang thai nhiễm HIV.

Nhờ đó, 100% trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV được gửi đến Bệnh viện đa khoa Hà Đông và Bệnh viện Nhi Trung ương xét nghiệm sớm PCR có kết quả âm tính với HIV.

Hà Nội cũng đã triển khai hoạt động kết nối dịch vụ phát hiện phụ nữ mang thai nhiễm HIV giữa Phòng khám Nội trú Từ Liêm và Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Hoạt động dự phòng lây truyền từ mẹ sang con tại các trung tâm y tế tuyến quận, huyện đã có sự phối hợp giữa các khoa, phòng trong công tác quản lý, tư vấn, xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai trên địa bàn.

Từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã tư vấn, xét nghiệm HIV cho 168.497 phụ nữ mang thai, đặc biệt có trên 30.000 người được xét nghiệm trong thời kỳ chuyển dạ.

Toàn thành phố hiện có 21 phòng khám ngoại trú điều trị HIV/AIDS, 8 trung tâm chữa bệnh – giáo dục lao động xã hội, một trại giam tham gia điều trị bằng thuốc kháng vi rút (AVR) cho người nhiễm HIV.

Tuy nhiên, hiện nay, công tác chăm sóc, điều trị dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con còn gặp nhiều khó khăn, nhất là tại các bệnh viện, đơn vị Trung ương đóng trên địa bàn.

Sự lây nhiễm HIV cũng khó kiểm soát. Tỷ lệ sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục thấp; vẫn còn sử dụng chung bơm kim tiêm; vừa hoạt động bán dâm vừa sử dụng ma túy; vợ, chồng, bạn tình không biết tình trạng HIV của nhau nên không thực hiện các biện pháp dự phòng lây nhiễm dẫn đến khi mang thai mới phát hiện nhiễm HIV hoặc chủ động có thai khi đã được xác định nhiễm HIV…

Thực trạng này dẫn đến ngày càng có nhiều phụ nữ nhiễm HIV khi mang thai, tiếp tục thai kỳ và sinh nở, do đó có nhiều trẻ sinh ra bị phơi nhiễm với HIV.

Để khống chế lây nhiễm HIV từ mẹ sang con, thời gian tới, Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền đến người dân, đặc biệt trong nhóm có nguy cơ cao như nghiện chích ma túy, nhân viên khu vui chơi giải trí, trong đó chú trọng giám sát và dự phòng lây truyền từ mẹ sang con, duy trì 100% phụ nữ mang thai phát hiện nhiễm HIV được điều trị dự phòng./.


http://www.vietnamplus.vn/

Charles
18-11-2014, 07:20
Đẩy mạnh loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con

Thứ Hai, 17/11/2014, 20:59 (GMT+7)
Ngoài đường máu và đường tình dục, từ mẹ sang con là một trong ba con đường chính lây truyền HIV/AIDS. Theo nghiên cứu của Tổ chức y tế thế giới WHO, cứ 100 trẻ sinh ra từ bà mẹ nhiễm HIV thì có khoảng 30-40 trẻ bị lây nhiễm. Nhưng ngược lại, nếu 100 bà mẹ đó được điều trị và chăm sóc dự phòng sớm từ khi mang thai, đầy đủ và đúng cách thì chỉ có khoảng 2-5 trẻ sinh ra nhiễm HIV, điều này đồng nghĩa với có tới 95 trẻ hoặc nhiều hơn nữa khi sinh ra không nhiễm HIV từ mẹ.

Là một nhiệm vụ trọng tâm của Chiến lược quốc gia Phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, chương trình Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con (PLTMC) góp phần hạn chế tốc độ gia tăng nhiễm HIV nói chung và tỉ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con nói riêng của tỉnh Bình Định. Với mục tiêu đảm bảo 100% phụ nữ mang thai (PNMT) nhiễm HIV, 100% trẻ em nhiễm HIV hoặc phơi nhiễm với HIV được quản lý, chăm sóc và điều trị ARV, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh đã và đang lồng ghép, phối hợp chặt chẽ các hoạt động từ tỉnh đến cơ sở để cung cấp các dịch vụ PLTMC. Các hoạt động dự phòng bao gồm: dự phòng sớm lây nhiễm HIV cho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ; phòng tránh thai ngoài ý muốn cho phụ nữ nhiễm HIV; các can thiệp cho PNMT nhiễm HIV như tư vấn, xét nghiệm, điều trị dự phòng ARV; các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cho PNMT nhiễm HIV và con của họ sau sinh. Bên cạnh đó, Trung tâm cũng tăng cường tập huấn cho cán bộ các ban ngành, đoàn thể cũng như cán bộ y tế về PLTMC.

Trong “Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con” năm 2014, Trung tâm đã triển khai hoạt động truyền thông, phổ biến rộng rãi các thông điệp, gói dịch vụ về PLTMC và địa chỉ cung cấp dịch vụ tại địa phương. Đặc biệt, chú trọng hướng dẫn các tuyến chủ động tư vấn, xét nghiệm HIV cho PNMT, thực hiện tốt quy trình chăm sóc, điều trị dự phòng và giới thiệu chuyển tuyến cho thai phụ bị nhiễm HIV để được cung cấp dịch vụ kịp thời, hiệu quả.

Từ đầu năm đến tháng 9.2014, toàn tỉnh có 3.459 PNMT được xét nghiệm HIV tự nguyện, trong đó số phụ nữ được xét nghiệm trong thời kỳ mang thai là 1.376 và số PNMT được xét nghiệm trong thời kỳ chuyển dạ là 2.083; có 1 trường hợp PNMT nhiễm HIV được điều trị dự phòng bằng ARV. Từ trước đến nay có 14 PNMT nhiễm HIV được điều trị PLTMC, đã xét nghiệm HIV sớm cho 11 trẻ dưới 18 tháng tuổi, kết quả 11/11 trẻ âm tính.

Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều PNMT chưa tiếp cận được với các dịch vụ PLTMC. Nguyên nhân chủ yếu do thiếu thông tin, kiến thức về HIV/AIDS nói chung và kiến thức về PLTMC nói riêng nên không chủ động tìm đến dịch vụ. Bên cạnh đó, sự kỳ thị, phân biệt đối với người nhiễm HIV/AIDS cũng là rào cản khiến PNMT ngại tiếp cận dịch vụ làm ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động PLTMC. PNMT cần phải sớm biết tình trạng nhiễm HIV của mình bằng cách tiếp cận sớm với dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện để được điều trị ARV kịp thời và dự phòng lây truyền sang con.

NGUYỄN THỊ LÊ NGHI
http://www.baobinhdinh.com.vn/

songchungvoi_HIV
21-11-2014, 10:45
Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con: Lợi ích không tính hết của xét nghiệm sàng lọc trước sinh21-11-2014 08:38 - Theo: giadinh.net.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?id=1508747329)Từ năm 2009, Bệnh viện (BV) Đa khoa TP Cần Thơ bắt đầu triển khai thực hiện Chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Qua đó, kịp thời phát hiện những trường hợp thai phụ nhiễm HIV, nâng cao hiệu quả dự phòng lây truyền HIV từ mẹ cho những đứa trẻ mới chào đời.
http://images.citinews.net/Images/content/2014/11/21/du-phong-lay-truyen-hiv-tu-me-sang-con--loi-ich-khong-tinh-het-cua-xet-nghiem-sang-loc-truoc-sinh_240x180.jpgBác sĩ Vũ Đăng Khoa (http://citinews.net/xa-hoi/vai-ky-niem-voi-nha-bao-duy-lieu-BBSIWNA/), cán bộ trực tiếp phụ trách Chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, Khoa Sản (BV Đa khoa TP Cần Thơ) cho biết, tất cả thai phụ đến BV Đa khoa TP Cần Thơ khám thai bất kỳ thời điểm nào đều được tư vấn xét nghiệm HIV, khi phát hiện dương tính sẽ được điều trị dự phòng lây truyền từ mẹ sang con. Bên cạnh đó, những thai phụ đến sinh ở BV đều được tư vấn xét nghiệm HIV. Trên thực tế, số thai phụ đến sinh tại BV nhiều hơn số khám thai định kỳ. Đây là lỗ hổng trong tầm soát, dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, bởi lẽ, thai phụ nhiễm HIV được phát hiện càng sớm, hiệu quả dự phòng càng cao. Do vậy, thời gian qua, Sở Y tế TP Cần Thơ và Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS thành phố triển khai chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con đến tuyến y tế cơ sở. Trong tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, ngành Y tế TP Cần Thơ phát động chương trình lấy máu xét nghiệm tất cả thai phụ toàn thành phố, định kỳ mỗi năm 1 lần.
Theo đó, nhân viên các trạm y tế trong quá trình thăm khám, quản lý thai phụ ở địa phương, thực hiện tư vấn, lấy mẫu xét nghiệm HIV, nếu phát hiện trường hợp dương tính sẽ hướng dẫn chị em đến Trung tâm Y tế dự phòng uống thuốc điều trị và khi sinh được chuyển đến BV Đa khoa TP Cần Thơ. Tuy nhiên, thực tế không ít thai phụ khám thai định kỳ tại các phòng mạch tư nhân nên không được tư vấn, xét nghiệm HIV; đến lúc chuyển dạ đơn vị y tế mới chỉ định xét nghiệm HIV. Theo kết quả thống kê, năm 2013, qua xét nghiệm có 64 ca dương tính, trong đó, trên 50% ca xét nghiệm lúc chuyển dạ.
Chị Kim Phúc (ở quận Bình Thủy) mang thai tháng thứ 5 cho biết, chị khám thai định kỳ tại BV Đa khoa TP Cần Thơ. Vừa qua, các bác sĩ hướng dẫn thực hiện các xét nghiệm sàng lọc trước sinh và xét nghiệm HIV. Các xét nghiệm kiểm tra sức khỏe thai kỳ giúp chị yên tâm chuẩn bị đón con yêu sắp chào đời.
Theo bác sĩ Vũ Đăng Khoa, khi phát hiện thai phụ nhiễm HIV, cán bộ y tế sẽ bắt đầu cho uống thuốc dự phòng khi tuổi thai được 14 tuần. Trước đó, các bác sĩ đánh giá giai đoạn lâm sàng của mẹ; nếu mới giai đoạn 1, chưa bắt đầu suy giảm miễn dịch thì sẽ điều trị dự phòng từ 14 tuần cho đến lúc sinh. Nếu tình trạng bệnh thai phụ qua giai đoạn AIDS, các bác sĩ sẽ điều trị theo phác đồ của Life Gap. Còn sản phụ nhiễm khi đến lúc chuyển dạ sẽ sử dụng phác đồ riêng. Sau khi trẻ chào đời, cán bộ y tế tiến hành tắm và kẹp rốn nhanh, đồng thời cho bé uống thuốc dự phòng. Đặc biệt, các trẻ được cấp miễn phí 9 hộp sữa 450 gram, đủ uống 6 tuần đầu sơ sinh. Sau một tháng, BV sẽ giới thiệu trẻ đến BV Nhi Đồng TP Cần Thơ (http://citinews.net/doi-song/gia-tang-tre-mac-benh-tay-chan-mieng-nang-SMW3RJI/) để lập hồ sơ quản lý, theo dõi, kết thúc quá trình dự phòng lây truyền từ mẹ sang con. Sau 4 - 6 tuần, trẻ được xét nghiệm lại để xác định chính xác có bị lây nhiễm hay không. Bác sĩ Vũ Đăng Khoa cho biết, nếu thai phụ được dự phòng đầy đủ thì tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang con chỉ từ 7 - 10%.

Thu Sương

songchungvoi_HIV
21-11-2014, 10:57
Chủ động phòng chống lây nhiễm HIV từ mẹ sang con

14-11-2014 00:00 - Theo: www.baovanhoa.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?id=-516469038)

VH- Những năm gần đây, Trung tâm Y tế tỉnh Lạng Sơn luôn đẩy mạnh công tác tuyên truyền giúp nâng cao nhận thức người dân nói chung và phụ nữ mang thai nói riêng về phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, tạo cơ hội cho phụ nữ mang thai tiếp cận với các dịch vụ phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.
trẻ.
http://www.baovanhoa.vn/Controls/ThumbnailSizeOrigin.aspx?swidth=200&sheight=0&imageurl=upload/20141114/HIV-1.gif
Tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện cho phụ nữ mang thai
Để công tác tuyên truyền phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con sâu rộng trong nhân dân, nhất là phụ nữ mang thai, Trung tâm Y tế tỉnh Lạng Sơn đã phối hợp tổ chức nhiều lớp tập huấn phòng chống HIV/AIDS (http://citinews.net/doi-song/khong-ky-thi-va-phan-biet-doi-xu-voi-nguoi-nhiem-hiv-aids-XGCLBPY/) nói chung và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con nói riêng đến lãnh đạo, các ban ngành, đoàn thể thành phố và đối tượng phụ nữ trong độ tuổi sinh sản... Các hoạt động truyền thông lồng ghép thường xuyên được tổ chức như cấp, phát hàng nghìn tờ rơi phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con. Cùng với đó là mạng lưới cán bộ y tế thực hiện công tác phòng chống HIV/AIDS được duy trì và hoạt động tích cực.Hiện nay, hầu hết các xã, phường đã xây dựng được chương trình hành động thực hiện công tác dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con và thông qua đợt sinh hoạt nhóm "Bạn giúp bạn", đẩy mạnh công tác tuyên truyền dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con mang lại hiệu quả, nhất là ở nhóm đối tượng phụ nữ nhiễm HIV.Bà Nông Thị Mai, Phó Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh cho biết, thời gian qua, ngành Y tế và các địa phương đã tăng cường các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS. Trong đó, chú trọng đến việc dự phòng, lây truyền HIV từ mẹ sang con. Đặc biệt, hưởng ứng Tháng cao điểm Chiến dịch dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2014, tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền và đưa các dịch vụ về địa phương. Trung tâm sẽ đặt ở 11 trung tâm y tế các huyện, thành phố một liều thuốc dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con để tạo điều kiện thuận lợi cho chịem và quan trọng là phụ nữ được uống thuốc ngay sau khi sinh để đạt hiệu quả tối đa trong điều trị dự phòng lây nhiễm HIV cho trẻ.
http://www.baovanhoa.vn/upload/20141114/HIV-2.gif
Phụ nữ xã Thiện Hòa (Bình Gia) nhiệt tình tham gia công tác tuyên truyền phòng chống lây nhiễm HIV
Theo thống kê của Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, đến nay toàn tỉnh có 79 trẻ em dưới 15 tuổi nhiễm HIV từ mẹ. Tính riêng trong sáu tháng đầu năm 2014 phát hiện 21 người nhiễm mới, trong đó có 10 phụ nữ và một trẻ em. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do phụ nữ bị lây nhiễm HIV từ chồng, sau đó sinh con và lây truyền sang con. Thậm chí một số chị em đã được tuyên truyền vẫn chủ quan, coi thường, không áp dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ và không sử dụng các phương thuốc điều trị khi mang thai. Để khắc phục tình trạng này, ngành Y tế tỉnh đã và đang tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, nhất là chị em phụ nữ các dân tộc; tăng cường triển khai các can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con.Thời gian gần đây, với sự hỗ trợ của các dự án phòng, chống HIV/AIDS, những người nhiễm HIV, đặc biệt là phụ nữ nhiễm HIV đang mang thai ở tỉnh đã được tiếp cận nhiều hơn với các biện pháp dự phòng lây nhiễm để giảm nguy cơ lây truyền sang con. Cùng với công tác tuyên truyền, tại trung tâm và các trạm y tế xã, phường, cán bộ phụ trách chương trình HIV/ AIDS đã tăng cường các hoạt động khám, quản lý thai sản, cung cấp các dịch vụ về kế hoạch hóa gia đình cho phụ nữ nói chung và nhiễm HIV nói riêng; tư vấn trực tiếp kiến thức dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con đến phụ nữ mang thai, đặc biệt là phụ nữ nhiễm HIV, hoặc có nguy cơ lây nhiễm.Chị Hà Thị Thu (http://citinews.net/phap-luat/chua-kip-tau-tan-xe-may-trom-duoc---dao-chich--da-sa-luoi-S3UBYUI/), phường Vĩnh Trại, TP Lạng Sơn (http://citinews.net/xa-hoi/phien-giao-dich-viec-lam-khu-vuc-06-tinh--thanh-pho-khu-vuc-phia-bac-VD7B6KA/) tâm sự: "Bản thân tôi mang thai khi đến trạm y tế khám định kỳ đã được thăm khám sức khỏe và được tư vấn về dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con. Cùng với đó, khi phường tổ chức các buổi tuyên truyền về HIV/AIDS tôi đều thu xếp công việc để tham dự. Qua các buổi tuyên truyền, tôi đã được phổ biến những điều cần biết về chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, đồng thời được cung cấp các địa chỉ để liên hệ các dịch vụ y tế: lây truyền từ mẹ sang con, kế hoạch hóa gia đình, khám và điều trị các bệnh lây qua đường tình dục... Sau những buổi truyền thông, tôi đều về thôn, bản tuyên truyền cho các thành viên trong gia đình và bà con xung quanh để mọi người cùng biết về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con cũng như chương trình phòng chống HIV/AIDS.Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã có nhiều trường hợp bà mẹ nhiễm HIV/AIDS vẫn sinh con khỏe mạnh, có trường hợp cả cha và mẹ đều nhiễm HIV nhưng đứa con mà họ sinh ra không bị lây nhiễm. Đây cũng là minh chứng cho kết quả của việc tăng cường truyền thông về dự phòng lây truyền HIV đã và đang được triển khai trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Bằng Giang

Charles
12-12-2014, 21:14
Điều trị ARV sớm cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV có thể loại trừ trẻ nhiễm HIV từ mẹ

Cập nhật ngày: 12/12/2014 14:31


<tbody>
http://baothainguyen.org.vn/UserFiles/image/hiv%284%29.jpg


Bác sỹ đang tư vấn dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

</tbody>

“Hướng tới loại trừ trẻ nhiễm HIV từ mẹ vào năm 2015” là một trong những mục tiêu chính do Đại hội đồng Liên hợp quốc đề ra tại Hội nghị cấp cao về phòng, chống HIV/AIDS tháng 6/2011 mà Việt Nam đã cam kết thực hiện và xác định là một trong những mục tiêu chủ yếu của Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030. Đây cũng là chủ đề của những Tháng Cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2014 và những năm tiếp theo.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, điều trị sớm ARV cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV bằng phác đồ 3 thuốc, cho trẻ ăn sữa thay thế sữa mẹ có thể khống chế tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con xuống dưới 2% - Tức là loại trừ được lây truyền HIV từ mẹ sang con.

Chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện được mục tiêu loại trừ trẻ nhiễm HIV từ mẹ nếu phụ nữ nhiễm HIV nhận được các can thiệp phù hợp và kịp thời. Như vậy phụ nữ nhiễm HIV và phụ nữ mang thai nhiễm HIV cần phải biết tình trạng nhiễm HIV của mình bằng cách tiếp cận sớm với tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện để được điều trị ARV kịp thời và con của họ được điều trị bằng thuốc ARV và nuôi dưỡng phù hợp. Nhưng thật đánh tiếc, hiện nay tình trạng phụ nữ mang thai nhiễm HIV phát hiện tình trạng nhiễm HIV còn quá muộn, nhiều trường hợp chỉ phát hiện vào lúc chuyển dạ. Chính điều này đã cản trở việc cứu nhiều trẻ khỏi nhiễm HIV từ mẹ.

Hiện nay, với sự hỗ trợ nguồn lực từ các tổ chức quốc tế, nhiều tỉnh đã bắt đầu triển khai chương trình tư vấn xét nghiệm HIV sớm cho phụ nữ mang thai, điều trị ARV cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV không phụ thuộc vào số lượng tế bào CD4 và tuổi thai.

Trong bối cảnh nguồn lực quốc tế bị cắt giảm mạnh, một số dịch vụ chăm sóc và điều trị đã không còn được miễn phí như điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội, điều trị một số bệnh nhiễm trùng cơ hội, một số xét nghiệm phục vụ điều trị, tuy nhiêm Chính phủ cam kết không để thiếu thuốc ARV điều trị cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV và trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV.

Xác định đây là hoạt động có hiệu quả cao, thiết thực và mang đầy tính nhân văn cao cả, trong những năm qua, Bộ Y tế tiếp tục triển khai Tháng cao điểm Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con trong tháng 6 hàng năm. Trong tháng này, song song với việc tăng cường cung cấp dịch vụ dự phòng là đẩy mạnh các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của người dân và của cả các cấp lãnh đạo về lợi ích của dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, huy động sự ủng hộ, tham gia của cộng đồng vào các hoạt động dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, nhằm làm giảm đến mức thấp nhất tỉ lệ trẻ em bị nhiễm HIV do mẹ truyền sang.

Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn còn nhiều phụ nữ mang thai không tiếp cận được các dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Nguyên nhân chủ yếu do họ thiếu thông tin, thiếu kiến thức về phòng, chống HIV/AIDS nói chung và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con nói riêng nên không chủ động tìm kiếm dịch vụ. Sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS cũng là rào cản làm cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV ngại tiếp cận các dịch vụ và nếu có thì cũng ở giai đoạn muộn làm ảnh hưởng đến hiệu quả của can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con.

Tại Việt Nam, để loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con, đồng thời với các nỗ lực của Chính phủ, các địa phương cần triển khai thực hiện đầy đủ 04 hợp phần của một chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con toàn diện, trong đó tập trung vào làm giảm sự lây truyền HIV trong phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ; Phát hiện sớm tình trạng nhiễm HIV ở phụ nữ mang thai để kịp thời can thiệp toàn diện các biện pháp dự phòng đối với mẹ và con để ngăn chặn tình trạng lây nhiễm HIV từ mẹ.


Nguồn:Cục Phòng chống HIV/AIDS - Bộ Y tế
http://baothainguyen.org.vn/tin-tuc/xa-hoi/dieu-tri-arv-som-cho-phu-nu-mang-thai-nhiem-hiv-co-the-loai-tru-tre-nhiem-hiv-tu-me-222722-85.html

songchungvoi_HIV
21-12-2014, 12:30
Điều trị dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ vào con 14:16:13, 14/12/2014
Dù các con đường lây truyền HIV (http://songkhoe.vn/co-the-tieu-diet-vi-rut-hiv_1181-0-88456.html) từ người này sang người khác đã được xác định rõ, nhưng sự lây truyền này vẫn còn nằm trong vòng khó kiểm soát: tỷ lệ sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục thấp, vẫn còn sử dụng chung bơm kim tiêm, vừa hoạt động bán dâm vừa sử dụng ma túy, vợ - chồng - bạn tình không biết tình trạng HIV của nhau nên không thực hiện các biện pháp dự phòng lây nhiễm, có thai mới phát hiện bị nhiễm HIV hoặc chủ động có thai khi đã được xác định nhiễm HIV…


Thực trạng trên dẫn đến ngày càng có nhiều phụ nữ bị nhiễm HIV mang thai, tiếp tục thai kỳ và sinh nở, do đó có nhiều trẻ sinh ra bị phơi nhiễm với HIV (http://songkhoe.vn/xu-tri-khi-bi-phoi-nhiem-hiv_1181-0-89503.html). Vì vậy điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con sẽ làm giảm số trẻ sinh ra bị nhiễm HIV từ mẹ.

http://media.songkhoe24.vn/archive/images/2014/12/14/091823_pregnant-woman.jpgDự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con làm giảm nguy cơ lây truyền HIV cho trẻ (ảnh: Internet)Tại Việt Nam, theo số liệu giám sát trọng điểm, tỷ lệ nhiễm HIV ở phụ nữ mang thai (http://songkhoe.vn/sua-bo-chong-hiv_1181-0-89111.html)là 0,4%, với số trẻ sinh ra hàng năm là 1,5 triệu đến 2 triệu thì mỗi năm có khoảng 6.000 trẻ sinh ra có phơi nhiễm với HIV. Tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con nếu không có bất kỳ sự can thiệp nào để dự phòng là khoảng 36% (25% - 40%).


Việc đánh giá tình trạng lâm sàng, miễn dịch cho người mẹ cũng như theo dõi thai nghén định kỳ và chỉ định điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con phù hợp theo đúng hướng dẫn sẽ làm giảm thấp đáng kể nguy cơ lây truyền HIV cho trẻ.


Lây truyền HIV từ mẹ sang con (LTMC) xảy ra ở cả 3 thời kỳ: 10% trong thời kỳ mang thai (do máu mẹ qua màng rau thai bị tổn thương sang máu con, 15% - 20% trong thời kỳ chuyển dạ đẻ (tiếp xúc với máu, dịch cơ thể của người mẹ chứa HIV) và 10% trong thời kỳ cho con bú (sữa mẹ có chứa HIV, núm vú tổn thương có thể chảy máu...).
http://songkhoe.suckhoedoisong.vn/Dieu_tri_du_phong_lay_nhiem_HIV_tu_me_vao_con_(P2)-459208.html

songchungvoi_HIV
21-12-2014, 12:31
Điều trị dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ vào con 14:18:07, 14/12/2014
Tư vấn xét nghiệm HIV trước sinh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đánh giá tình trạng HIV của phụ nữ mang thai, từ đó xác định các can thiệp phù hợp.

Những phụ nữ mang thai được tư vấn xét nghiệm HIV có kết quả dương tính (http://songkhoe.vn/quan-he-tinh-duc-dong-gioi-de-lay-nhiem-hiv_1193-0-61957.html) cần được theo dõi liên tục và can thiệp đúng quy trình nhằm làm giảm tới mức thấp nhất nguy cơ lây nhiễm HIV cho những trẻ sinh ra từ các bà mẹ này:

http://media.songkhoe24.vn/archive/images/2014/12/14/093454_mom-baby.jpgĐiều trị bằng AZT đến lúc chuyển dạ giảm tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con (ảnh: Internet)
- Được giới thiệu, chuyển gửi tới các cơ sở chăm sóc điều trị HIV/AIDS cho người lớn để đánh giá về lâm sàng (nhiễm trùng cơ hội, giai đoạn lâm sàng) và xét nghiệm (đồng nhiễm viêm gan B/C, các xét nghiệm cơ bản, số lượng tế bào CD4). Nếu đủ tiêu chuẩn điều trị bằng thuốc kháng vi-rút ARV (http://songkhoe.vn/tac-dung-phu-cua-thuoc-arv-va-cach-khac-phuc_1181-0-90537.html) theo Hướng dẫn Quốc gia về chẩn đoán và điều trị nhiễm HIV/AIDS, tiến hành điều trị bằng ARV cho những phụ nữ này (chú ý sử dụng các thuốc không ảnh hưởng tới thai nhi: ví dụ không sử dụng EFV, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ).


- Với những phụ nữ mang thai HIV (http://songkhoe.vn/me-nhiem-hiv-can-du-phong-de-sinh-con-khoe_1185-0-85859.html)(+), tình trạng lâm sàng và miễn dịch còn tốt, cần tiến hành điều trị dự phòng bằng AZT liên tục cho đến khi chuyển dạ - dùng thêm liều đơn NVP 20mg vào tuần thai thứ 14 hoặc ngay sau khi phát hiện nhiễm HIV sau tuần thứ 14. Đồng thời, cứ 3 tháng một lần, kiểm tra CD4, nếu số lượng CD4 giảm < 350TB/mm3 thì bắt đầu điều trị ARV bằng phác đồ AZT + 3TC + EFV.


Theo dõi, quản lý có hệ thống và đưa ra các quyết định can thiệp phù hợp có hiệu quả cao làm giảm tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con.
http://songkhoe.suckhoedoisong.vn/Dieu_tri_du_phong_lay_nhiem_HIV_tu_me_vao_con_(P2)-459208.html

songchungvoi_HIV
23-12-2014, 09:28
Mẹ nhiễm HIV vẫn có thể sinh con khỏe mạnh

15:04:49, 21/12/2014
Biện pháp can thiệp dự phòng bao gồm điều trị ARV (http://songkhoe.vn/arv-co-hoi-song-cho-benh-nhan-hivaids_1181-0-90445.html) cho bà mẹ, bắt đầu từ tuần thai thứ 14 (hoặc duy trì điều trị nếu mẹ được chỉ định điều trị trước đó) kéo dài đến lúc sinh con. Sau đó tiếp tục điều trị ARV cho đứa con trong vòng một tháng đầu, đồng thời không cho trẻ bú sữa mẹ. Như vậy, đối tượng chăm sóc của phương pháp này bao gồm cả bà mẹ mang thai và em bé với sự tham gia của chuyên khoa phụ sản và chuyên khoa nhi.

Hiện ngành y tế nước ta đã triển khai xét nghiệm sàng lọc HIV rộng rãi cho tất cả các bà mẹ đến khám thai lần đầu ở cơ sở y tế. Các bác sĩ sẽ tư vấn và chuyển gửi đến cơ sở điều trị lây truyền mẹ sang con nếu phát hiện thai phụ dương tính với HIV (http://songkhoe.vn/chi-tiet-benh_nuoi-con-voi-ba-me-duong-tinh-voi-hiv_531-875-459425.html). Để bảo vệ bản thân trước nguy cơ lây nhiễm đáng tiếc, bác sĩ khuyên mọi người nên:

1. Quản lý hành vi nguy cơ

Đây được xem là biện pháp then chốt trong dự phòng HIV/AIDS (http://songkhoe.vn/viem-hac-vong-mac-do-lao-o-benh-nhan-hivaids_964-0-107359.html). Hai đường lây nhiễm quan trọng và phổ biến là quan hệ tình dục không an toàn và tiêm chích chung kim. Do đó cần trang bị kiến thức về tình dục an toàn và hạn chế tối đa việc chia sẻ kim tiêm và dung dịch pha tiêm với bạn chích chung.


http://media.songkhoe24.vn/archive/images/2014/12/21/145227_mangthai1.jpg
Quản lý hành vi nguy cơ để tránh lây nhiễm HIV (ảnh: Internet)

2. Xét nghiệm HIV

Việc tham gia xét nghiệm mang lại những tác động tích cực: Nếu âm tính, tham vấn viên có thể cung cấp thêm kiến thức, chia sẻ về biện pháp cũng như hỗ trợ khách hàng xây dựng kế hoạch quản lý hành vi nguy cơ. Nếu dương tính, người bệnh có cơ hội tiếp cận với chương trình điều trị sớm, từ đó đảm bảo và nâng cao chất lượng cuộc sống.

3. Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (Post exposure prophylaxis – PEP)

Đây là biện pháp giảm nguy cơ nhiễm HIV nhờ tác dụng của thuốc kháng virus ARV. Nhiễm HIV không xảy ra ngay lập tức trên toàn hệ thống, mà có một thời gian trì hoãn ngắn kéo dài khoảng 2-3 ngày sau khi phơi nhiễm với HIV. Trong giai đoạn “cửa sổ cơ hội” này, thuốc kháng virus có thể phòng ngừa bằng cách khống chế sự sinh sản của HIV, cô lập và đào thải những tế bào đã bị nhiễm HIV ra khỏi cơ thể.

Những nghiên cứu khoa học thực nghiệm cho thấy phương pháp này bảo vệ cơ thế đến 90-95%. Hiệu quả của phương pháp này giảm dần theo thời gian, gần như không còn giá trị nếu sử dụng sau 72 giờ. Như vậy, phương pháp này sử dụng trong những tình huống mới phơi nhiễm với HIV: quan hệ tình dục không bao cao su, bị rách bao khi quan hệ, bị kim đâm…

4. Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (Pre exposure prophylaxis – PrEP)

Phương pháp điều trị dự phòng trước phơi nhiễm đòi hỏi người sử dụng phải uống ARV hàng ngày. Biện pháp này nhằm mục đích duy trì nồng độ ARV trong máu ở mức có hiệu quả bảo vệ khỏi sự xâm nhập của HIV. Nghiên cứu lâm sàng cho thấy hiệu quả bảo vệ dao động từ khoảng 45-60%, có thể đạt đến 70-80% nếu tuân thủ nghiêm ngặt.

Phương pháp này chưa được triển khai rộng rãi ở Việt Nam. Ở quốc gia phát triển như Mỹ có áp dụng phương pháp này nhưng chỉ tập trung trên những nhóm nguy cơ cao như nam quan hệ đồng giới, người hành nghề mại dâm, bạn tình âm tính của người có H... Đây được xem là một lựa chọn mang tính cá nhân bên cạnh biện pháp quản lý hành vi nguy cơ vốn đơn giản hơn và có chi phí thấp hơn nhiều.


http://media.songkhoe24.vn/archive/images/2014/12/21/145340_mangthai2.jpg
Điều trị dự phòng nhằm mục đích duy trì nồng độ ARV trong máu (ảnh: Internet)

5. Điều trị như là một biện pháp dự phòng

Việc điều trị ARV cho người bệnh giúp khống chế tốt tải lượng virus HIV trong máu, làm giảm đáng kể nguy cơ lây nhiễm HIV sang người khác.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tiêu chuẩn bắt đầu điều trị ARV được nâng từ chỉ số CD4 > 350 tế bào/mm3 thành 500 tế bào/mm3. Tổ chức này cũng đưa ra chỉ định điều trị cho những người nhiễm có bạn tình âm tính.

Như vậy, bên cạnh việc đảm bảo sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống, người nhiễm HIV có thêm một mục đích để tham gia điều trị: Giảm nguy cơ lây nhiễm cho những người xung quanh, trước tiên là người thân trong gia đình. Song song với điều trị, người bệnh cũng được tham vấn để biết cách quản lý hành vi nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm qua các tiếp xúc thân mật ở gia đình hay trong đời sống tình cảm.

http://songkhoe.suckhoedoisong.vn/Me-nhiem-HIV-van-co-the-sinh-con-khoe-manh-459723.html

songchungvoi_HIV
26-12-2014, 08:21
Nâng cao kiến thức dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang conThứ tư 24/12/2014 15:00

Nằm trong chuỗi các hoạt động nhằm nâng cao năng lực truyền thông về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con cho cán bộ hệ thống sức khỏe sinh sản, Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế vừa tổ chức tập huấn về “Truyền thông về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con tại cơ sở y tế” cho các giảng viên tuyến tỉnh.




<tbody style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-weight: inherit; font-style: inherit; font-size: 14.5454540252686px; vertical-align: baseline;">
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2014_12_24/tap%20huan.JPG


Toàn cảnh lớp tập huấn - Ảnh Thu Thủy

</tbody>

Chương trình tập huấn được sự hỗ trợ của Dự án Vì sự sống còn và phát triển trẻ em do Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) tài trợ nhằm nâng cao kiến thức cho các giảng viên tuyến huyện về chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Đây chính là lực lượng nòng cốt trong việc tổ chức, thực hiện các hoạt động, cũng như giảng dạy về truyền thông về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con tại tuyến tỉnh trong thời gian tới.

Khóa tập huấn thu hút nhiều học viên tham dự là những cán bộ khoa truyền thông thuộc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS; cán bộ Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản theo dõi, tổ chức hoạt động bảo vệ sức khỏe bà mẹ và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; cán bộ khoa sản của Bệnh viện đa khoa tỉnh hoặc bệnh viện phụ sản tỉnh từ 7 tỉnh miền núi phía Bắc bao gồm: Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Lai Châu, Sơn La, Lạng Sơn.

Trong thời gian tập huấn, các học viên được cung cấp các kiến thức Tổng quan về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con và chiến lược can thiệp toàn diện để dự phòng lây truyền. Đồng thời được hướng dẫn sử dụng Bộ công cụ truyền thông dự phòng lây truyền mẹ con gồm tài liệu hướng dẫn Bộ tranh luật về dự phòng lây truyền mẹ con...

Bên cạnh đó, các học viên được thực hành tổ chức các hoạt động truyền thông về dự phòng lây truyền mẹ con; thảo luận nhóm phụ nữ mang thai trong dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con có sử dụng công cụ hỗ trợ; thực hành tư vấn cá nhân cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con...

Thu Thủyhttp://tiengchuong.vn/

songchungvoi_HIV
01-01-2015, 10:36
Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con: Vì những em bé khỏe mạnh01-01-2015 08:00 - Theo: giadinh.net.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?id=-2000118934)Theo thống kê, cả nước mỗi năm có khoảng 1.500-3.000 trẻ em sinh ra bị nhiễm HIV từ mẹ. Tuy nhiên, nếu những phụ nữ mang thai (PNMT) nhiễm HIV được tư vấn, chăm sóc và điều trị dự phòng kịp thời thì tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con giảm xuống rất thấp (dưới 5%), nghĩa là hàng ngàn trẻ sẽ được cứu thoát khỏi căn bệnh HIV/AIDS.
http://giadinh.vcmedia.vn/thumb_w/640/2014/copy-of-tranh-1419989558385-crop-1419989562369.jpg
Mọi người nên xem HIV giống như các bệnh lây nhiễm khác, tránh kỳ thị, phân biệt đối xử với người có HIV (tranh minh họa).


Chương trình Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con (gọi tắt là chương trình lây truyền HIV) có ý nghĩa nhân văn, rất cần sự quan tâm của các cấp, các ngành, gia đình, cộng đồng và toàn xã hội.

Nhiều can thiệp dự phòng điều trị sớm

Tại TP Cần Thơ, những năm qua, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS thành phố đã và đang triển khai nhiều hoạt động nhằm ngăn chặn sự lây truyền HIV từ mẹ sang con gồm: Tư vấn, xét nghiệm HIV cho PNMT tại 100% xã, phường; cấp thuốc điều trị dự phòng lây truyền mẹ con cho PNMT nhiễm HIV và trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV; tư vấn nuôi dưỡng trẻ sau sinh, cung cấp sữa ăn thay thế…

Năm 2013, toàn thành phố có hơn 25.000 PNMT được tư vấn xét nghiệm HIV, trong đó có 49 PNMT có kết quả dương tính; 52 trẻ đẻ sống được điều trị dự phòng lây truyền mẹ con; 55 trẻ xét nghiệm PCR, chỉ phát hiện 1 trẻ có kết quả dương tính.

Đầu năm 2014, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS TP Cần Thơ cũng triển khai ở các quận, huyện thực hiện chương trình điều trị ARV bằng phác đồ 3 thuốc cho PNMT nhiễm HIV không phụ thuộc tuổi thai và số lượng tế bào CD4 (hay còn gọi là phương án B+). Theo BS CKII Lại Kim Anh, Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS, ưu điểm của phương án B+ là khi PNMT phát hiện nhiễm HIV sẽ được điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, điều trị ARV ngay và điều trị suốt đời. Đây là một phương án tối ưu, dễ thực hiện và hiệu quả.

"Trước đây, PNMT khi phát hiện nhiễm HIV, tình trạng lâm sàng miễn dịch còn tốt, bác sĩ chỉ định uống thuốc điều trị dự phòng lây truyền mẹ con từ tuần thai thứ 14, sinh xong thì ngưng và chỉ khi nào số lượng tế bào CD4 có mức giảm dưới 350 TB/mm3, người mẹ mới điều trị ARV. Sự ngắt quãng này khiến một số bà mẹ sau sinh thường hay quên vì bận nuôi con và không chú ý sức khỏe. Khi thực hiện phương án B+, người mẹ được điều trị sớm, liên tục, giúp giảm lượng virus HIV trong máu nên sinh xong được quyền chọn lựa cho con bú đúng cách để đảm bảo lợi ích sữa mẹ. Bé được tiếp tục uống thuốc điều trị dự phòng lây truyền mẹ con. Nếu người mẹ điều trị sớm thì bé chỉ cần uống thuốc điều trị dự phòng lây truyền mẹ con trong 6 tuần. Nếu người mẹ điều trị muộn hoặc cho con bú thì bé chỉ uống thuốc dự phòng lây truyền mẹ con trong 12 tuần", BS CKII Lại Kim Anh nói.

Giảm kỳ thị trong cộng đồng

BS Đoàn Thị Xuân Nguyệt, Phó khoa Kiểm soát dịch bệnh, cán bộ quản lý chương trình HIV/AIDS, Trung tâm Y tế dự phòng (TTYTDP) quận Ninh Kiều, cho biết, từ khi thực hiện phương án này, PNMT khi phát hiện nhiễm HIV được chuyển gửi qua phòng khám ngoại trú của quận để tư vấn, điều trị uống thuốc suốt đời (trước đây, chuyển gửi khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa thành phố nay là Bệnh viện Phụ Sản thành phố). Do đó, việc quản lý, theo dõi điều trị PNMT nhiễm HIV chặt chẽ hơn vì liên kết với các bà mẹ ngay từ đầu, hạn chế tình trạng mất dấu.

Hiệu quả chương trình lây truyền HIV giúp PNMT dần nâng cao nhận thức, hiểu biết về HIV, quan tâm thực hiện các biện pháp dự phòng, giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con.

Tuy nhiên, không phải các bà mẹ đều có điều kiện nắm bắt đầy đủ thông tin; một số PNMT có nguy cơ nhiễm HIV cao trong cộng đồng còn mặc cảm, e ngại, chưa tự nguyện chủ động đến các cơ sở y tế xét nghiệm HIV, nên phát hiện và tiếp cận điều trị muộn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc trẻ sinh ra có nguy cơ cao nhiễm HIV từ mẹ. BS Vũ Đăng Khoa, cán bộ phụ trách chương trình lây truyền HIV, Bệnh viện Phụ sản TP Cần Thơ, cho biết, trong số PNMT xét nghiệm HIV dương tính, tỷ lệ phát hiện nhiễm HIV khi chuyển dạ gần đây đã giảm nhưng còn chiếm khoảng 50% (những năm trước chiếm 80%). Nhiều PNMT nhiễm HIV đến lúc sinh còn giấu bệnh, không muốn gia đình biết vì lo bị ruồng bỏ, kỳ thị, phân biệt đối xử…

Bà Trần Thị Ngọc Ánh (http://citinews.net/xa-hoi/phat-huy-suc-manh-tong-hop-cua-khoi-dai-doan-ket-toan-dan-GAGSZSI/), Trưởng khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản, TTYTDP quận Cái Răng cho rằng, để hỗ trợ PNMT nhiễm HIV ổn định tinh thần, an tâm, tuân thủ điều trị và sinh con khỏe mạnh, bên cạnh sự giúp đỡ, hướng dẫn của cán bộ y tế, tư vấn viên, rất cần sự quan tâm, chia sẻ của cộng đồng, đặc biệt là sự gần gũi, cảm thông của người thân trong gia đình.


Mọi người nên xem HIV giống như các bệnh lây nhiễm khác, tránh kỳ thị, phân biệt đối xử để phụ nữ nhiễm HIV bớt mặc cảm, lo lắng; tuyên truyền, hỗ trợ cung cấp thông tin, giúp PNMT hiểu rõ mục đích, lợi ích việc dự phòng, điều trị lây truyền mẹ con; tạo điều kiện để PNMT nhiễm HIV tiếp cận các dịch vụ điều trị dự phòng lây truyền mẹ con sớm để sinh con khỏe mạnh, bảo vệ trẻ tránh khỏi nguy cơ nhiễm HIV.

Nguyệt Hương

songchungvoi_HIV
19-01-2015, 20:25
Có con khi mắc HIV: Thụ thai tự nhiên18:37:08, 16/01/2015

Vào tháng 1/2013, nhóm British HIV Association kết hơp với Expert Advisory Group on AIDS đã công bố kết quả ghi nhận từ một số nghiên cứu về tác động của thuốc kháng vi-rút ARV lên khả năng lây nhiễm HIV (http://songkhoe.vn/chi-tiet-benh_nhung-yeu-to-tac-dong-den-dieu-tri-hivaids_531-875-459501.html). Các nghiên cứu chỉ ra rằng điều trị ARV giúp giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV sang bạn tình âm tính, với tỷ lệ thành công ngang ngửa với việc sử dụng bao cao su, đặc biệt khi tải lượng vi-rút trong máu người bệnh được kiểm soát tốt.



http://media.songkhoe24.vn/archive/images/2015/01/14/172955_sinh-con-hiv.jpg
Cha mẹ có H vẫn có thể sinh ra những đứa con khỏe mạnh. Ảnh: Internet


Bên cạnh đó, những kết quả ban đầu cho thấy hiệu quả của điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (Pre exposure Prophylaxis – PrEP), theo đó việc uống thuốc ARV (http://songkhoe.vn/benh-nhan-hiv-co-the-song-tho-nhu-nguoi-thuong_964-0-112083.html) hàng ngày có thể giúp làm giảm tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nguy cơ cao.


Như vậy, các cặp đôi có H có thể được hướng dẫn kết hợp điều trị ARV với việc quan hệ tình dục hạn chế (quan hệ không bao cao su trong những ngày rụng trứng), với mong đợi sẽ thụ thai mà không làm lây nhiễm HIV sang bạn tình âm tính. Cũng có thể xem xét đến điều trị PrEP trong một số trường hợp.

Theo Suckhoedoisong.vn

songchungvoi_HIV
26-02-2015, 21:04
Hàng nghìn trẻ “thoát” HIV nếu được điều trị dự phòng sớmThứ năm 26/02/2015 17:00

Không phải tất cả các bà mẹ nhiễm HIV mang thai, khi sinh con đều bị nhiễm HIV. Chỉ có 1/3 trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV sẽ bị lây nhiễm HIV từ mẹ.


<tbody style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-weight: inherit; font-style: inherit; font-size: 14px; vertical-align: baseline;">
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2015_02_26/baby.jpg


Nếu được phát hiện sớm và điều trị thích hợp, tỷ lệ trẻ lây nhiễm HIV từ mẹ sẽ giảm xuống còn dưới 5%

</tbody>

Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 30-35% trẻ sinh ra bị lây nhiễm HIV từ mẹ. Như vậy, cứ 100 trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV không được chăm sóc điều trị thích hợp, không được dùng thuốc kháng HIV để phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con thì trung bình khoảng 30-35 trẻ sinh ra bị lây nhiễm từ mẹ.

Trong khi đó, nếu được phát hiện sớm và điều trị thích hợp, tỷ lệ này sẽ giảm xuống còn dưới 5%. Như vậy, 100 trẻ sinh ra chỉ có 3 - 5 trẻ nhiễm HIV từ mẹ hoặc thậm chí còn ít hơn.

Ước tính, trung bình mỗi năm có từ 1,5 - 2 triệu phụ nữ mang thai, với tỷ lệ nhiễm HIV khoảng 0,25-0,3% trong nhóm này thì mỗi năm Việt Nam phát hiện khoảng từ 4.000 - 6.000 bà mẹ mang thai nhiễm HIV.

Nếu không được can thiệp kịp thời, mỗi năm sẽ khoảng 1.500 - 3.000 trẻ bị nhiễm HIV ra đời. Được chăm sóc và điều trị dự phòng thích hợp, tỷ lệ này sẽ giảm xuống dưới 5%, nghĩa là chỉ còn 150 - 200 trẻ bị lây nhiễm HIV từ mẹ. Như vậy, hàng ngàn trẻ sẽ “thoát” HIV.

Phụ nữ mang thai khi biết mình nhiễm HIV, hoặc phụ nữ nhiễm HIV muốn mang thai và muốn sinh con cần phải đăng ký sớm tại các cơ sở y tế để được tư vấn, tuân thủ tốt việc dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con. Việc này sẽ đem lại hiệu quả cao trong chương trình dự phòng lây nhiễm từ mẹ sang con.

Minh MinhTheo tiengchuong

Charles
30-03-2015, 11:35
Cuba xóa bỏ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con

Thứ hai 30/03/2015 10:12

Đảo quốc Cuba đã được đại diện Tổ chức Y tế toàn châu Mỹ (PHO - chi nhánh tại châu Mỹ của Tổ chức Y tế Thế giới) xác nhận là quốc gia đầu tiên trên thế giới xóa bỏ thành công lây nhiễm giang mai và HIV từ mẹ sang con.


<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2015_03_30/lay.jpg


Cuba đã đạt được mục tiêu khống chế tỉ lệ trẻ nhiễm virus HIV ít hơn 2% trong số các bà mẹ mang thai nhiễm bệnh

</tbody>
Mới đây, phái đoàn gồm 24 thành viên của Tổ chức Y tế toàn châu Mỹ đã tiến hành kiểm tra đồng bộ các bệnh viện, trạm xá, phòng nghiên cứu và các cơ sở y tế khác tại thủ đô La Habana và các tỉnh Villa Clara và Santiago thuộc Cuba trước khi đi đến kết luận trên.

Sau một tuần kiểm tra, bà Adele Benzaken - Trưởng phái đoàn đã xác nhận tính chính xác trong các thống kê do Bộ Y tế Cuba cung cấp và sẽ đề nghị Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận thành tựu chăm sóc sức khỏe này của đảo quốc Cuba.

Theo quy định của WHO, một nước được công nhận loại bỏ được truyền nhiễm giang mai từ mẹ sang con nếu hạn chế được tỉ lệ trẻ sơ sinh mắc bệnh dưới 0,05% trên tổng số các bà mẹ mắc bệnh này. Đối với trường hợp HIV, tỉ lệ trẻ nhiễm virus này phải ít hơn 2% trong số các bà mẹ mang trong mình chết người này.

Bên cạnh đó, tỉ lệ phụ nữ mang thai được xét nghiệm HIV và tỉ lệ điều trị thuốc kháng ARV trên tổng số phụ nữ mang thai có xét nghiệm dương tính với hai loại virus trên đều phải đạt trên 95%. Đối chiếu thêm một số tiêu chí thông tin thống kê và cảnh báo về nguy cơ của các loại bệnh này, đoàn chuyên gia cho biết Cuba đã thỏa mãn tất cả các tiêu chí.

Bà Benzeken cũng nhấn mạnh, châu Mỹ là khu vực duy nhất đề ra mục tiêu kép là loại bỏ truyền nhiễm giang mai và HIV qua đường mẹ con, vì đây là hai quá trình có quan hệ chặt chẽ với nhau, trong khi các khu vực khác hiện vẫn chỉ chú trọng tới mục tiêu loại bỏ truyền nhiễm HIV đơn thuần.

Thành tựu này của Cuba sẽ là một khích lệ lớn với sự phát triển của nền y tế của châu Mỹ.


Trà My
http://tiengchuong.vn

songchungvoi_HIV
30-03-2015, 20:15
Cuba xóa bỏ thành công lây nhiễm virus HIV từ mẹ sang con

Cập nhật lúc 10h44' ngày 30/03/2015 (http://khoahoc.tv/daily/30032015/index.aspx)
Cuba đã trở thành nước đầu tiên trên thế giới được đề nghị công nhận xóa bỏ thành công lây nhiễm giang mai và HIV qua đường từ mẹ sang con, sau khi một phái đoàn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kết thúc thanh sát đảo quốc Caribe này.
Cuba công bố xóa bỏ thành công lây nhiễm HIV từ mẹ sang con

Trong cuộc họp báo sau khi kết thúc đợt kiểm tra kéo dài một tuần, bà Adele Benzaken, trưởng phái đoàn của Tổ chức Y tế toàn châu Mỹ (PHO - chi nhánh tại châu Mỹ của WHO), đã xác nhận tính chính xác trong các thống kê mà Bộ Y tế Cuba về chỉ số trên và cho biết sẽ chuyển hồ sơ đề nghị WHO công nhận thành tựu chăm sóc sức khỏe này của đảo quốc Caribe.
http://khoahoc.tv/photos/image/2015/03/30/hiv_1.jpg
Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: wrvo.org)

Phái đoàn gồm 24 thành viên của PHO/WHO đã tiến hành kiểm tra đồng bộ các bệnh viện, trạm xá, phòng nghiên cứu và các cơ sở y tế khác tại thủ đô La Habana và các tỉnh Villa Clara và Santiago trước khi đi đến kết luận trên.

Theo quy định của WHO, một nước được công nhận loại bỏ được truyền nhiễm giang mai từ mẹ sang con nếu hạn chế được tỷ lệ trẻ sơ sinh mắc bệnh dưới 0,05% trên tổng số các bà mẹ mắc bệnh này.

Đối với trường hợp HIV, tỷ lệ trẻ nhiễm virus này phải ít hơn 2% trong số các bà mẹ mang virus chết người này.

Bên cạnh đó, tỷ lệ phụ nữ mang thai được xét nghiệm HIV và tỷ lệ điều trị thuốc kháng retrovirus trên tổng số phụ nữ mang thai có xét nghiệm dương tính với hai loại virus trên đều phải đạt trên 95%; cũng như một số tiêu chí về thông tin thống kê và cảnh báo về nguy cơ của các loại bệnh này. Đoàn chuyên gia cho biết Cuba đã thỏa mãn tất cả các tiêu chí này.

Bà Benzeken cũng nhấn mạnh châu Mỹ là khu vực duy nhất đề ra mục tiêu kép là loại bỏ truyền nhiễm giang mai-HIV qua đường mẹ con, vì đây là hai quá trình có quan hệ chặt chẽ với nhau, trong khi các khu vực khác hiện vẫn chỉ chú trọng tới mục tiêu loại bỏ truyền nhiễm HIV đơn thuần, và thành tựu của Cuba sẽ là một khích lệ lớn với quan điểm y tế của châu Mỹ./.
http://khoahoc.tv/doisong/yhoc/suc-khoe/61128_cuba-xoa-bo-thanh-cong-lay-nhiem-virus-hiv-tu-me-sang-con.aspx

songchungvoi_HIV
30-03-2015, 21:53
Cuba xóa bỏ thành công lây nhiễm virus HIV từ mẹ sang conMonday, 30 - March - 2015
Cuba đã trở thành nước đầu tiên trên thế giới được đề nghị công nhận xóa bỏ thành công lây nhiễm giang mai và HIV qua đường từ mẹ sang con, sau khi một phái đoàn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kết thúc thanh sát đảo quốc Caribe này.

http://caritasphucuong.org/wp-content/themes/Caritas/timthumb.php?src=http://caritasphucuong.org/wp-content/uploads/2015/03/1393043.jpg&h=230&w=260&zc=1
Trong cuộc họp báo sau khi kết thúc đợt kiểm tra kéo dài một tuần, bà Adele Benzaken, trưởng phái đoàn của Tổ chức Y tế toàn châu Mỹ (PHO – chi nhánh tại châu Mỹ của WHO), đã xác nhận tính chính xác trong các thống kê mà Bộ Y tế Cuba về chỉ số trên và cho biết sẽ chuyển hồ sơ đề nghị WHO công nhận thành tựu chăm sóc sức khỏe này của đảo quốc Caribe.


Phái đoàn gồm 24 thành viên của PHO/WHO đã tiến hành kiểm tra đồng bộ các bệnh viện, trạm xá, phòng nghiên cứu và các cơ sở y tế khác tại thủ đô La Habana và các tỉnh Villa Clara và Santiago trước khi đi đến kết luận trên.


Theo quy định của WHO, một nước được công nhận loại bỏ được truyền nhiễm giang mai từ mẹ sang con nếu hạn chế được tỷ lệ trẻ sơ sinh mắc bệnh dưới 0,05% trên tổng số các bà mẹ mắc bệnh này. Đối với trường hợp HIV, tỷ lệ trẻ nhiễm virus này phải ít hơn 2% trong số các bà mẹ mang virus chết người này.


Bên cạnh đó, tỷ lệ phụ nữ mang thai được xét nghiệm HIV và tỷ lệ điều trị thuốc kháng retrovirus trên tổng số phụ nữ mang thai có xét nghiệm dương tính với hai loại virus trên đều phải đạt trên 95%; cũng như một số tiêu chí về thông tin thống kê và cảnh báo về nguy cơ của các loại bệnh này. Đoàn chuyên gia cho biết Cuba đã thỏa mãn tất cả các tiêu chí này.


Bà Benzeken cũng nhấn mạnh châu Mỹ là khu vực duy nhất đề ra mục tiêu kép là loại bỏ truyền nhiễm giang mai và HIV qua đường mẹ con, vì đây là hai quá trình có quan hệ chặt chẽ với nhau, trong khi các khu vực khác hiện vẫn chỉ chú trọng tới mục tiêu loại bỏ truyền nhiễm HIV đơn thuần, và thành tựu của Cuba sẽ là một khích lệ lớn với quan điểm y tế của châu Mỹ.
Theo VietnamPlus

songchungvoi_HIV
09-04-2015, 22:30
Đồng Nai: Cần đẩy mạnh các dịch vụ điều trị, dự phòng lây nhiễm HIVThứ tư 08/04/2015 18:59

Là tỉnh đông dân đứng thứ 5 trên toàn quốc, Đồng Nai có nhiều khu công nghiệp và dân di biến động nên tình hình dịch HIV phức tạp. Trong 7 năm gần đây, Đồng Nai phát hiện số người nhiễm HIV mới trong năm dao động từ trên 400 - 600 người. Dịch HIV/AIDS ở Đồng Nai diễn biến phức tạp và chưa rõ xu hướng giảm như các tỉnh thành khác trên cả nước.



Kể từ ca nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện năm 1993, đến nay Đồng Nai đã phát hiện gần 7.000 người nhiễm HIV, trong đó hơn 1.500 người đã tử vong. 100% xã phường trong tỉnh đã phát hiện được người nhiễm HIV.


<tbody style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-weight: inherit; font-style: inherit; font-size: 14px; vertical-align: baseline;">
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2015_04_08/222.jpg


TS Nguyễn Hoàng Long làm việc với Sở Y tế tỉnh Đồng Nai - Ảnh Kim Thoa

</tbody>

Để kiềm chế dịch HIV/AIDS, tỉnh Đồng Nai đã chú trọng triển khai các biện pháp kiểm soát dịch nhưng độ bao phủ chưa cao. Bên cạnh đó, tỉnh điều trị thuốc kháng HIV (ARV) cho 33,8% người nhiễm HIV; điều trị thay thế bằng thuốc Methadone cho 173 người nghiện chích ma túy.

Chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con cũng đã được tỉnh triển khai tại 13 khoa sản của các bệnh viện và Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh. Hàng năm tỉnh phát hiện xấp xỉ 30 phụ nữ mang thai nhiễm HIV.

TS. Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) nhận định, trong thời gian qua, ngành y tế tỉnh Đồng Nai đã chú trọng các hoạt động truyền thông, can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV thông qua cung cấp miễn phí bơm kim tiêm, bao cao su cho nhóm có hành vi nguy cơ cao. Tuy nhiên, để công tác phòng chống HIV/AIDS của tỉnh Đồng Nai đạt hiệu quả cao hơn nữa nhằm khống chế sự gia tăng của dịch HIV/AIDS, Cục trưởng Nguyễn Hoàng Long yêu cầu, ngành y tế cần tăng cường hơn nữa trong việc cung cấp các dịch vụ điều trị bằng thuốc ARV vì độ bao phủ của dịch vụ này thấp hơn mức bình quân của cả nước.

Bên cạnh đó, tăng nhanh việc khởi liều, số điểm điều trị Methadone để điều trị cho người nghiện chích ma túy, vì đây là hoạt động mang lại nhiều lợi ích xã hội cũng như dự phòng lây nhiễm HIV.

Hoạt động dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con cũng ần được nâng cao chất lượng trong việc quản lý ca bệnh để đảm bảo 100% phụ nữ mang thai nhiễm HIV và con của họ được điều trị bằng thuốc ARV nhằm giảm tối đa nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con.

Ngoài ra, Cục trưởng Nguyễn Hoàng Long đề nghị Sở Y tế tỉnh cần hoàn thiện, sớm trình đề án đảm bảo tài chính cho phòng, chống HIV/AIDS để chủ động kinh phí. Đồng thời, rà soát các cơ sở điều trị HIV/AIDS, điều chỉnh phù hợp để đảm bảo tính bền vững, có thể cung cấp dịch vụ thông qua bảo hiểm y tế.

Kim Thoahttp://tiengchuong.vn/

songchungvoi_HIV
23-04-2015, 20:24
Biện pháp dự phòng lây truyền HIV cho phụ nữ mang thai

Theo Meyeucon

Có thể dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con? Những trường hợp như thế nào sẽ được điều trị dự phòng? Nếu được dự phòng cần phải uống thuốc từ khi nào? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu nhé!

http://media.lamsao.com//Thumbnail//Resources/CommunityUpload/oanhntk/29122012/images/mang%20thai_400_276.jpg
Nội dung chi tiết

1. Các trường hợp được điều trị dự phòng khi bị nhiễm HIV:

Trường hợp thứ nhất: Các đối tượng cần điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con bằng ARV là phụ nữ mang thai nhiễm HIV chưa đủ tiêu chuẩn điều trị ARV (giai đoạn lâm sàng 1-2 và CD4 >250 tế bào/mm3, giai đoạn lâm sàng 3 và CD4 >350 tế bào/mm3).

Trường hợp thứ 2: là phụ nữ mang thai nhiễm HIV đủ tiêu chuẩn điều trị ARV nhưng không có điều kiện điều trị ARV.

Trường hợp thứ 3: Phụ nữ mang thai nhiễm HIV không được quản lý trong thời kỳ mang thai hoặc phát hiện nhiễm HIV muộn khi chuyển dạ, khi đẻ và trẻ sinh ra từ những người mẹ nhiễm HIV.

2. Vậy nếu được dự phòng cần phải uống thuốc từ khi nào?

- Phác đồ ưu tiên cho mẹ và con trong dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con là dùng AZT + liều đơn NVP (thực hiện cho các phụ nữ mang thai nhiễm HIV được quản lý trong thời gian trước sinh và có chỉ định điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con). Đối với mẹ khi mang thai được uống thuốc dự phòng hàng ngày từ tuần thai thứ 14 hoặc ngay khi phát hiện nhiễm HIV sau tuần thai thứ 14 cho đến khi chuyển dạ. Và khi chuyển dạ và sau đẻ cũng sẽ được chỉ định dùng thuốc cụ thể.

Đối với con, ngay sau khi sinh sẽ được uống NVP liều đơn 6mg, uống 1 lần ngay sau khi sinh + AZT 4mg/kg uống ngày 2 lần. Sau sinh tiếp tục AZT 4mg/kg uống 2 lần/ngày trong 4 tuần. Còn đối với phụ nữ mang thai nhiễm HIV không được quản lý trong thời kỳ mang thai hoặc được phát hiện nhiễm HIV muộn khi chuyển dạ và khi đẻ cũng có phác đồ điều trị cụ thể…

Charles
28-04-2015, 19:33
ĐỂ BẢO VỆ TRẺ EM KHÔNG LÂY NHIỄM HIV/AIDS TỪ MẸ

http://www.soyte.phutho.gov.vn/portals/0/AttachFiles/2014%5C9%5C15%5C2014_9_15_16_5_46_6354639394623198 07_b%C3%A0i%203.%20X%C3%A9t%20nghi%E1%BB%87m%20m%C 3%A1u%20cho%20ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20b%E1%BB%87nh%20 t%E1%BA%A1i%20Trung%20t%C3%A2m%20ph%C3%B2ng%20ch%E 1%BB%91ng%20HIV.AIDS.jpg

Cùng với sự phát triển của xã hội thì HIV/AIDS đang trở thành một căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng và sự phát triển của xã hội, trong đó có trẻ em. Vì thế những năm qua, tỉnh ta đã nỗ lực bằng nhiều biện pháp để phòng chống lây nhiễm HIV từ mẹ sang con, bảo đảm cho ra đời những đứa trẻ khoẻ mạnh, không bị lây nhiễm HIV từ mẹ.

Tại Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh, chúng tôi gặp anh N.T.K, xã Xuân An, huyện Yên Lập, trên tay đang cầm mẫu máu xét nghiệm của đứa con vừa tròn 4 ngày tuổi. Trò chuyện với anh, chúng tôi được biết, hai vợ chồng anh đều bị nhiễm HIV, đang được điều trị thuốc ARV (một loại thuốc điều trị kháng vi rút HIV cho người nhiễm HIV) nên sức khỏe vẫn duy trì ổn định. Rồi như nghẹn lời, anh kể lại: Cách đây 7 năm về trước, vợ chồng anh cũng đã từng có một đứa con. Nhưng ngày đó, cả hai anh chị đều không hề biết mình bị nhiễm HIV, vợ anh khi mang thai cũng không đi xét nghiệm. Bởi thế, đứa con sinh ra không được phát hiện sớm nguy cơ lây nhiễm để điều trị dự phòng. Khi phát hiện ra thì đã quá muộn, đứa con ấy đã rời bỏ anh chị mà đi. Giờ đây, khi nhận thức được tác dụng của việc làm xét nghiệm sớm HIV và điều trị dự phòng lây nhiễm, vợ chồng anh hy vọng đứa con thứ hai của mình ra đời sẽ khỏe mạnh bình thường như bao đưa trẻ khác.... Hy vọng của vợ chồng anh cũng là mục tiêu hướng đến của Ngành Y tế trong chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

Là một tỉnh miền núi, địa bàn rộng nên việc tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức về tác hại của HIV còn gặp nhiều khó khăn. Tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa của tỉnh, không ít phụ nữ mang thai, phụ nữ nhiễm HIV thiếu những thông tin, kiến thức và chưa được tiếp cận các dịch vụ dự phòng dẫn tới tình trạng lây nhiễm HIV sang cho con. Để giảm thiểu sự lây nhiễm HIV, đảm bảo sức khỏe cho những mầm non trong tương lai Ngành Y tế đã chủ động triển khai chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia vào các hoạt động dự phòng lây truyền HIV, mở rộng các dịch vụ tiếp cận, đặc biệt là tư vấn, xét nghiệm sớm HIV để từ đó có những can thiệp kịp thời, thích hợp.

Với sự hỗ trợ của các Dự án phòng chống HIV/AIDS và nỗ lực của Ngành Y tế những người nhiễm HIV, đặc biệt là phụ nữ nhiễm HIV đang mang thai trên địa bàn tỉnh được tiếp cận nhiều hơn với các biện pháp dự phòng lây nhiễm để giảm nguy cơ lây truyền sang con. Theo thống kê của Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, thực hiện Chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, năm 2013, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh đã tư vấn trước xét nghiệm HIV cho trên 17.113 phụ nữ mang thai, trong đó có 4.816 người được làm xét nghiệm HIV tự nguyện, phát hiện 7 trường hợp dương tính HIV; 100% phụ nữ mang thai (số được phát hiện) và trẻ được sinh ra từ mẹ nhiễm HIV được điều trị dự phòng lây nhiễm. Nhờ đó, trong số 320 trường hợp được phát hiện nhiễm HIV mới trong toàn tỉnh chỉ có 1 trường hợp trẻ em lây truyền từ mẹ sang con. Như vậy, tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con là rất ít, cho thấy hiệu quả rõ rệt của việc tư vấn, xét nghiệm sớm khi mang thai, chăm sóc thai nghén và điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

Hiện nay, Ngành Y tế tỉnh đã có nhiều nỗ lực để đem lại quyền làm mẹ cho nhiều phụ nữ nhiễm HIV, để cho ra đời những đứa trẻ khoẻ mạnh. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu “không còn trẻ em nhiễm HIV từ mẹ”, ngoài nỗ lực của Ngành Y tế, rất cần sự chung tay của các cấp, các ngành và của cả cộng đồng. Đặc biệt là công tác tuyên truyền để cộng đồng không còn kỳ thị với người nhiễm HIV/AIDS, trong đó có phụ nữ mang thai; tăng cường tuyên truyền, vận động để cộng đồng coi việc xét nghiệm HIV đơn giản, bình thường như mọi xét nghiệm thông thường khác. Từ đó thu hút tất cả các bà mẹ khi mang thai đến các cơ sở y tế để tư vấn và xét nghiệm HIV dự phòng lây nhiễm, đảm bảo những em bé được sinh ra không bị lây nhiễm HIV, trở thành những công dân khỏe mạnh, đủ sức học tập, lao động, góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp./.


Việt Hương

songchungvoi_HIV
14-05-2015, 11:22
Mở rộng tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai tại tuyến xã
Thứ tư 13/05/2015 19:00

Đây là một trong những hoạt động ngành y tế sẽ tập trung đẩy mạnh nhân Tháng cao điểm Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2015.


<tbody style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-weight: inherit; font-style: inherit; font-size: 14.3999996185303px; vertical-align: baseline;">
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2015_05_13/hiv.jpg


Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS Hoàng Đình Cảnh phát biểu tại buổi gặp mặt báo chí - Ảnh Thùy Chi

</tbody>

Ngày 13/5, tại buổi gặp mặt báo chí, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) Hoàng Đình Cảnh cho biết: Uỷ ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm sẽ phát động trong cả nước Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2015 từ ngày 1/6 đến ngày 30/6 với chủ đề “Hướng tới loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con”.

Tháng cao điểm Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm nay tập trung truyền thông về lợi ích tiếp cận sớm các dịch vụ, đặc biệt là tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ, các can thiệp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con và hiệu quả của các biện pháp can thiệp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

Đồng thời, quảng bá, giới thiệu địa chỉ các cơ sở cung cấp các can thiệp dự phòng lây truyền từ mẹ sang con sẵn có tại địa phương; linh hoạt áp dụng các hình thức khác nhau phù hợp với từng địa phương (như truyền thông đại chúng, tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh sẵn có, tổ chức truyền thông trực tiếp...).

Bên cạnh việc mở rộng tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai tại tuyến xã, Tháng cao điểm Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con sẽ tập trung vào hoạt động cung cấp dịch vụ can thiệp dự phòng lây truyền HIV như: Đẩy mạnh công tác tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai, tư vấn và xét nghiệm ngay từ lần đầu khi phụ nữ mang thai đến khám thai tại các cơ sở y tế; tăng cường hình thức xét nghiệm lưu động tại nơi có tình hình dịch cao, phụ nữ mang thai khó tiếp cận với y tế.

Để kịp thời cung cấp dịch vụ can thiệp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, ngành y tế cũng sẽ tăng cường cơ chế phối hợp để chuyển gửi hiệu quả giữa cơ sở phát hiện phụ nữ mang thai nhiễm HIV với cơ sở chăm sóc, điều trị HIV/AIDS; bảo đảm phụ nữ mang thai nhiễm HIV phải được điều trị ARV sớm để phòng lây truyền HIV sang con.

Đồng thời, bảo đảm việc cung ứng thuốc ARV liên tục, sử dụng phác đồ điều trị phù hợp, hỗ trợ tuân thủ điều trị cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV để giảm tối đa tình trạng nhiễm HIV từ mẹ.

Để thực hiện có hiệu quả Tháng cao điểm, Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm đề nghị Ban Chỉ đạo tỉnh/thành phố, đơn vị có kế hoạch cụ thể, tổ chức thực hiện và giám sát các hoạt động của tháng cao điểm phù hợp với tình hình, đặc điểm của địa phương, đơn vị.

Kết thúc tháng cao điểm, Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm các Bộ, ngành, đoàn thể và các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương đánh giá, tổng kết, gửi báo cáo về Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) trước ngày 20/7 để Bộ Y tế tổng hợp báo cáo Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm.



Chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con được triển khai trên toàn quốc từ cuối năm 2004 với mục tiêu đến năm 2015 giảm tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con xuống dưới 5%. Chương trình đã triển khai nhiều gói dịch vụ phòng lây nhiễm mẹ con toàn diện tại các cơ sở y tế. Nhờ đó, năm 2014, tỷ lệ phụ nữ mang thai nhiễm HIV được điều trị ARV dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con là 57,10% và tỷ lệ phụ nữ mang thai được xét nghiệm HIV và nhận kết quả xét nghiệm là 64,70%.

Thùy Chi

http://tiengchuong.vn/

songchungvoi_HIV
14-05-2015, 15:02
<tbody>
Hướng tới loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con (http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/Preview/PrintPreview.aspx?co_id=30106&cn_id=712862#)

</tbody>
13:54 | 13/05/2015
(ĐCSVN) - Ngày 13/5, tại buổi gặp mặt báo chí, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) Hoàng Đình Cảnh cho biết: Uỷ ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm sẽ phát động trong cả nước Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2015 từ ngày 1/6 đến ngày 30/6 với chủ đề “Hướng tới loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con”.

Tháng cao điểm sẽ tập trung truyền thông về lợi ích tiếp cận sớm các dịch vụ, đặc biệt là tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ, các can thiệp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con và hiệu quả của các biện pháp can thiệp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; đồng thời quảng bá, giới thiệu địa chỉ các cơ sở cung cấp các can thiệp dự phòng lây truyền từ mẹ sang con sẵn có tại địa phương; linh hoạt áp dụng các hình thức khác nhau phù hợp với từng địa phương (như truyền thông đại chúng, tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh sẵn có, tổ chức truyền thông trực tiếp...).



<tbody>
http://dangcongsan.vn/cpv/Upload/News/2015/5/hiv%20135.jpg



Gặp mặt báo chí thông tin về Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2015. Ảnh: Đỗ Thoa

</tbody>

Năm nay, Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con tập trung vào hoạt động cung cấp dịch vụ can thiệp dự phòng lây truyền HIV như: Đẩy mạnh công tác tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai, tư vấn và xét nghiệm ngay từ lần đầu khi phụ nữ mang thai đến khám thai tại các cơ sở y tế; mở rộng tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai tại tuyến xã; tăng cường hình thức xét nghiệm lưu động tại nơi có tình hình dịch cao, phụ nữ mang thai khó tiếp cận với y tế. Đồng thời, tăng cường cơ chế phối hợp để chuyển gửi hiệu quả giữa cơ sở phát hiện phụ nữ mang thai nhiễm HIV với cơ sở chăm sóc và điều trị HIV/AIDS, đảm bảo phụ nữ mang thai nhiễm HIV phải được điều trị ARV sớm để phòng lây truyền HIV sang con; đảm bảo việc cung ứng thuốc ARV liên tục, sử dụng phác đồ điều trị phù hợp, hỗ trợ tuân thủ điều trị cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV để giảm tối đa tình trạng nhiễm HIV từ mẹ.

Cục Phòng, chống HIV/AIDS cho biết: Chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con được triển khai trên toàn quốc từ cuối năm 2004 với mục tiêu đến năm 2015 giảm tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con xuống dưới 5%. Chương trình đã triển khai nhiều gói dịch vụ phòng lây nhiễm mẹ con toàn diện tại các cơ sở y tế. Nhờ đó, năm 2014, tỷ lệ phụ nữ mang thai nhiễm HIV được điều trị ARV dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con là 57,10% và tỷ lệ phụ nữ mang thai được xét nghiệm HIV và nhận kết quả xét nghiệm là 64,70%.../.
Đỗ Thoa

songchungvoi_HIV
15-05-2015, 20:44
Xét nghiệm và điều trị sớm để tránh lây truyền HIV từ mẹ sang conTHU PHƯƠNG (TTXVN/VIETNAM+) <time style="white-space: nowrap; margin-right: 5px;">LÚC : 14/05/15 12:44</time>
Chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con được triển khai trên toàn quốc từ cuối năm 2004 với mục tiêu đến năm 2015 giảm tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con xuống dưới 5%.


http://img.vietnamplus.vn/t660/Uploaded/ngtnnn/2015_05_14/HIV.jpg (http://img.vietnamplus.vn/t660/Uploaded/ngtnnn/2015_05_14/HIV.jpg)

Bệnh nhân AIDS tại Trung tâm Linh Xuân, Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Phương Vy/TTXVN)





Kết quả của Chương trình đã thể hiện những nỗ lực của Việt Nam trong việc hạn chế tốc độ gia tăng nhiễm HIV nói chung và tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con nói riêng.


Nhân Tháng Cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2015 (từ 1-30/6), phóng viên TTXVN có cuộc trao đổi với tiến sỹ Hoàng Đình Cảnh, Phó cục trưởng Cục phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) xung quanh vấn đề này.


- Xin Phó Cục trưởng cho biết kết quả của Chương trình điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con tại Việt Nam?


Phó Cục trưởng Hoàng Đình Cảnh:
Chương trình điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con là một chương trình có ý nghĩa nhân văn và thu được kết quả rất tốt. Năm 2014, tỷ lệ phụ nữ mang thai nhiễm HIV được điều trị ARV dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con là 57,1%; tỷ lệ phụ nữ mang thai được xét nghiệm HIV và nhận kết quả xét nghiệm là 64,7%...


Nếu không có chương trình này thì tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con đối với những phụ nữ nhiễm HIV đang mang thai là 36%. Tuy nhiên nếu điều trị tốt, điều trị đúng và sớm, kết hợp không cho con bú thì tỷ lệ này giảm xuống còn khoảng 2%. Giai đoạn điều trị tốt nhất là 3 tháng đầu của thời kỳ mang thai, điều trị càng sớm càng tốt.


Để được điều trị dự phòng hiệu quả, tất cả phụ nữ mang thai cần được xét nghiệm sớm để biết tình trạng nhiễm. Khi biết được tình trạng nhiễm thì cần tiếp cận ngay với các dịch vụ dự phòng lây truyền từ mẹ sang con để được điều trị sớm. Khi dùng đúng phác đồ điều trị 3 thuốc thì khi sinh và khi nuôi con cũng cần phải chú ý, thực hiện tốt hướng dẫn của cán bộ y tế để có dự phòng cho con.


- Năm nay Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con có chủ đề như thế nào và mục tiêu của Chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con?


Phó Cục trưởng Hoàng Đình Cảnh:
Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm phát động trong cả nước Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2015 từ ngày 1/6 đến ngày 30/6 với chủ đề “Hướng tới loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con.”


Chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con vẫn tiếp tục các hoạt động tiếp cận sớm, xét nghiệm sớm và điều trị sớm. Mục tiêu của Chương trình dự phòng lây truyền mẹ con giai đoạn 2011-2015 là 80% phụ nữ mang thai được xét nghiệm HIV và nhận kết quả xét nghiệm; 90% phụ nữ mang thai nhiễm HIV và con của họ được chăm sóc và điều trị tiếp tục.


- Hiện nay kinh phí cho công tác điều trị HIV đang bị cắt giảm. Việc cắt giảm này có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động và mục đích của Cục đã đặt ra để đạt được hiệu quả tốt nhất cho việc dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con?


Phó Cục trưởng Hoàng Đình Cảnh:
Nguồn kinh phí bị cắt giảm hiện nay không ảnh hưởng nhiều đến việc điều trị dự phòng lây truyền từ mẹ sang con bởi chủ trương của Việt Nam là điều trị miễn phí. Hiện nay, số trường hợp này cũng không lớn nên Chính phủ sẽ bảo đảm thuốc điều trị miễn phí.


Chính vì vậy, Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm nay sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, truyền thông để người dân hiểu biết được hiệu quả của việc điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Người phụ nữ mang thai cũng phải xét nghiệm sớm để biết được tình trạng nhiễm và tiếp cận sớm với các dịch vụ điều trị dự phòng.


Tuy nhiên, việc thiếu hụt nguồn lực tài chính để thực hiện các hoạt động dự phòng là cả một vấn đề. Thứ nhất là thiếu nguồn lực cho việc xét nghiệm sớm, đến nay nguồn hỗ trợ cho người mẹ xét nghiệm sớm HIV là rất ít, chủ yếu do người dân tự bỏ tiền ra để xét nghiệm.


Thứ hai, thuốc điều trị dự phòng lây truyền từ mẹ sang con cho đến nay Việt Nam vẫn đang bảo đảm 100% điều trị miễn phí. Trong thời gian tới khi nguồn lực tài chính bị cắt giảm thì Việt Nam phải tính đến nguồn của Chính phủ để bảo đảm cho Chương trình này được triển khai hoạt động hiệu quả.


- Những khó khăn trong công tác dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con hiện nay là gì, thưa ông?


Phó Cục trưởng Hoàng Đình Cảnh:
Khó khăn lớn nhất chính là người phụ nữ tiếp cận muộn với chương trình phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS nói chung, công tác điều trị và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con nói riêng.


Theo quy định, 100% phụ nữ nhiễm HIV khi mang thai cần xét nghiệm HIV để biết tình trạng nhiễm. Tuy nhiên, ở nhiều nơi không thực hiện hoạt động này. Chính vì vậy có những người nhiễm HIV không biết tình trạng nhiễm của mình nên khi mang thai tiếp cận với điều trị muộn.


Mặt khác, ở Việt Nam rất nhiều trường hợp phụ nữ mang thai nhiễm HIV đến lúc sinh mới tiếp cận với phương pháp điều trị nên kết quả thu được không cao. Có những người phụ nữ mang thai nhiễm HIV khi biết được tình trạng nhiễm của mình lại che giấu do sợ sự kỳ thị phân biệt đối xử và một phần do người phụ nữ chưa hiểu biết đầy đủ về hiệu quả của việc dùng thuốc điều trị. Bởi vậy, con của họ cũng không được tiếp cận với phương pháp dự phòng, điều trị đúng, điều trị đủ liều nên tỉ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con còn cao.


- Đối với vùng đồng bào dân tộc miền núi, việc kiểm soát tình trạng tỉ lệ phụ nữ mang thai nhiễm HIV còn nhiều khó khăn. Ông có thể cho biết rõ hơn về vấn đề này?


Phó Cục trưởng Hoàng Đình Cảnh:
Công tác phòng, chống HIV/AIDS của Việt Nam hết sức nhân văn trong đó xét nghiệm HIV miễn phí cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên do điều kiện kinh tế của Việt Nam còn khó khăn nên phần lớn người dân vẫn phải bỏ tiền ra để làm xét nghiệm.


Ở thành thị dịch vụ sẵn có, điều kiện kinh tế của người dân cũng khá hơn nên việc làm xét nghiệm đầy đủ hơn. Ngược lại, ở vùng sâu, vùng xa, miền núi thì dịch vụ không sẵn có trong khi hiểu biết của họ chưa đầy đủ về tầm quan trọng trong việc dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con nên việc xét nghiệm rất muộn, nhiều trường hợp không được điều trị đúng cách./.

songchungvoi_HIV
15-05-2015, 20:48
Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con 2015THU PHƯƠNG (TTXVN/VIETNAM+) <time style="white-space: nowrap; margin-right: 5px;">LÚC : 13/05/15 17:48 </time> (http://www.vietnamplus.vn/Utilities/Print.aspx?contentid=322381)
Ngày 13/5, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) Hoàng Đình Cảnh cho biết Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm phát động trong cả nước Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2015 từ ngày 1-30/6 với chủ đề “Hướng tới loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con."

http://img.vietnamplus.vn/t660/Uploaded/hotnnz/2015_05_13/ttxvn_hiv.jpg (http://img.vietnamplus.vn/t660/Uploaded/hotnnz/2015_05_13/ttxvn_hiv.jpg)
(http://img.vietnamplus.vn/t660/Uploaded/hotnnz/2015_05_13/ttxvn_hiv.jpg)
Bệnh nhân AIDS tại Trung tâm Linh Xuân, Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Phương Vy/TTXVN)





Tháng cao điểm sẽ tập trung truyền thông về lợi ích tiếp cận sớm các dịch vụ, đặc biệt là tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai trong ba tháng đầu của thai kỳ, các can thiệp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con và hiệu quả của các biện pháp can thiệp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; quảng bá, giới thiệu địa chỉ các cơ sở cung cấp các can thiệp dự phòng lây truyền mẹ con sẵn có tại địa phương; linh hoạt áp dụng các hình thức khác nhau phù hợp với từng địa phương (như truyền thông đại chúng, tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh sẵn có, tổ chức truyền thông trực tiếp...).


Năm nay, Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con tập trung vào hoạt động cung cấp dịch vụ can thiệp dự phòng lây truyền HIV như đẩy mạnh công tác tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai, tư vấn và xét nghiệm ngay từ lần đầu khi phụ nữ mang thai đến khám thai tại các cơ sở y tế; mở rộng tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai tại tuyến xã; tăng cường hình thức xét nghiệm lưu động tại nơi có tình hình dịch cao, phụ nữ mang thai khó tiếp cận với y tế.


Chương trình cũng tăng cường cơ chế phối hợp để chuyển gửi hiệu quả giữa cơ sở phát hiện phụ nữ mang thai nhiễm HIV với cơ sở chăm sóc và điều trị HIV/AIDS, đảm bảo phụ nữ mang thai nhiễm HIV phải được điều trị ARV sớm để phòng lây truyền HIV sang con; đảm bảo việc cung ứng thuốc ARV liên tục, sử dụng phác đồ điều trị phù hợp, hỗ trợ tuân thủ điều trị cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV để giảm tối đa tình trạng nhiễm HIV từ mẹ.


Cục Phòng, chống HIV/AIDS cho biết Chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con được triển khai trên toàn quốc từ cuối năm 2004 với mục tiêu đến năm 2015 giảm tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con xuống dưới 5%. Chương trình đã triển khai nhiều gói dịch vụ phòng lây nhiễm mẹ con toàn diện tại các cơ sở y tế. Nhờ đó, năm 2014, tỷ lệ phụ nữ mang thai nhiễm HIV được điều trị ARV dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con là hơn 57% và tỷ lệ phụ nữ mang thai được xét nghiệm HIV và nhận kết quả xét nghiệm là gần 65%.../.

Charles
26-05-2015, 19:37
Phụ nữ mang thai nhiễm HIV cần được phát hiện sớm

Thứ ba 26/05/2015 14:53

Trong các con đường lây nhiễm HIV thì tỷ lệ lây nhiễm HIV qua đường tình dục trên địa bàn thành phố Đà Nẵng chiếm tới 63%. Tỷ lệ nữ giới nhiễm HIV có chiều hướng gia tăng nên tỷ phụ nữ mang thai nhiễm HIV cũng tăng theo. Đáng chú ý, nhiều bà mẹ nhiễm HIV do không biết tình trạng nhiễm của mình nên đã không được chăm sóc, điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.


<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2015_05_26/mang.jpg


Tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai - Ảnh minh họa

</tbody>
Theo thống kê của Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS Đà Nẵng, trong quý I năm 2015, thành phố phát hiện 37 người nhiễm HIV mới, nâng tổng số người nhiễm HIV được phát hiện lên 1.825 người. Trong đó, gần 790 người chuyển sang giai đoạn AIDS, 443 người tử vong do AIDS. Hiện toàn thành phố có 591 trường hợp nhiễm HIV còn sống và 264 trường hợp đang được điều trị ARV tại 2 phòng khám ngoại trú người lớn và trẻ em.

Bác sĩ Trần Thanh Thuỷ, Phó Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Đà Nẵng cho biết, trong 5 năm gần đây, số ca phát hiện nhiễm HIV mới trên địa bàn thành phố có xu hướng ổn định, đối tượng lây nhiễm HIV có xu hướng trẻ hóa trong nhóm 20 - 39 tuổi (chiếm 70,3%), chủ yếu lây nhiễm qua đường tình dục chiếm ưu thế.

Do lây nhiễm HIV qua đường tình dục tăng nên số phụ nữ phát hiện nhiễm HIV cũng gia tăng. Cụ thể, năm 2001 thành phố có 20,5% số người nhiễm HIV là nữ giới thì năm 2014 con số này đã tăng lên 38%. Do đó, tình hình dịch HIV hiện đang có xu hướng làm gia tăng phụ nữ mang thai nhiễm HIV.

Bác sĩ Trần Thanh Thuỷ cho rằng, để dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, trước hết phụ nữ cần phải chủ động dự phòng để không nhiễm HIV bằng cách thực hiện các hành vi an toàn như sống thủy chung, luôn sử dụng bao cao su đúng cách trong những quan hệ có nguy cơ và thực hiện dự phòng nguy cơ lây nhiễm HIV qua đường máu.

Đối với phụ nữ mang thai, để tránh những lo lắng về tình trạng nhiễm HIV của mình, nên đến cơ sở y tế để được tư vấn xác định nguy cơ và nên làm xét nghiệm HIV sớm. Tốt nhất nên đi xét nghiệm HIV khi bắt đầu mang thai hoặc trong ba tháng đầu của thai kỳ, để người mẹ nhiễm HIV có thể được điều trị dự phòng kịp thời, tránh làm lây truyền HIV sang con.

Chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con tại Đà Nẵng đã được triển khai từ năm 2009, nhưng tỷ lệ phụ nữ mang thai làm xét nghiệm HIV muộn vẫn khá phổ biến, đặc biệt vẫn còn có những trường hợp mẹ phát hiện nhiễm HIV khi sinh tại các tuyến y tế cơ sở, y tế tư nhân nên không kịp điều trị dự phòng cho mẹ, điều này làm giảm hiệu quả dự phòng lây truyền HIV cho con.

Theo bác sĩ Trần Thanh Thuỷ, HIV có thể truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai, chuyển dạ đẻ và cho con bú. Tuy nhiên, nếu các bà mẹ mang thai nhiễm HIV được phát hiện sớm, điều trị và chăm sóc dự phòng đầy đủ và đúng cách thì sẽ kiểm soát được lây truyền HIV từ mẹ sang con.

Trong thực tế, khi phát hiện sớm tình trạng nhiễm HIV ở phụ nữ mang thai, họ sẽ được điều trị dự phòng ngay từ khi thai được 14 tuần tuổi, được tư vấn chăm sóc thai nghén, dinh dưỡng và chuẩn bị kỹ lưỡng cho cuộc sinh đẻ tại điểm cung cấp dịch vụ Phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con tại khoa sản, Bệnh viện Phụ sản - Nhi thành phố Đà Nẵng.

Trong năm 2014, chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con xét nghiệm sàng lọc HIV cho 12.698 lượt phụ nữ mang thai, phát hiện 17 trường hợp nhiễm HIV. Tuy nhiên, với việc triển khai tích cực các biện pháp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, Đà Nẵng đã không có trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV bị lây nhiễm HIV.

Để tiến tới mục tiêu loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con, trong năm 2015, đặc biệt trong tháng Cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, Đà Nẵng tập trung công tác truyền thông, tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai; cung cấp có chất lượng các hoạt động về chăm sóc, hỗ trợ điều trị HIV/AIDS và dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con.

Bên cạnh đó, kêu gọi chống phân biệt kỳ thị đối với những người nhiễm HI/AIDS. Đồng thời, nhân rộng mô hình phòng ngừa HIV trong nhóm phụ nữ nguy cơ hoạt động mại dâm, giúp họ tái hòa nhập cộng đồng để giảm thiểu số người nhiễm HIV trong nhóm này.


Thanh Trà
http://tiengchuong.vn/HIVAIDS/Phu-nu-mang-thai-nhiem-HIV-can-duoc-phat-hien-som/13838.vgp

Charles
30-05-2015, 14:46
Đồng Xoài, năm 2015: Xóa bỏ hoàn toàn việc lây nhiễm HIV/AIDS từ mẹ sang con

7:51 - 30/05/2015

BP - Theo giám sát của các đơn vị chức năng tại Đồng Xoài, hiện thị xã có 193 trường hợp nhiễm HIV, 83 trường hợp chuyển sang AIDS và 15 trường hợp đã tử vong.

Hiện nay, tất cả các xã, phường trên địa bàn đều có người nhiễm HIV/AIDS. Nguyên nhân lây truyền HIV chủ yếu là do người nghiện dùng chung kim tiêm và qua đường tình dục. Trong 10 năm qua, thị xã Đồng Xoài có nhiều hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức và kỹ năng dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS của người dân trên địa bàn. Qua đó có khoảng 80% gia đình cam kết không có người nghiện và mắc các tệ nạn xã hội; 80% người nhiễm HIV trên địa bàn thị xã được cung cấp các dịch vụ điều trị, giúp người nhiễm HIV cải thiện về sức khỏe.

Thị xã Đồng Xoài phấn đấu trong năm 2015 giảm 50% số ca nhiễm mới và xóa bỏ hoàn toàn việc lây truyền HIV từ mẹ sang con. Phấn đấu đến năm 2020 khống chế tỷ lệ hiện nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư xuống dưới 0,1% và giảm tác hại của dịch HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.


Nhã Trâm

http://baobinhphuoc.com.vn

Charles
06-06-2015, 15:25
Phụ nữ mang thai nhiễm HIV được phép tiếp cận ARV sớm hơn

Thứ tư 03/06/2015 16:42

Thay vì trước đây chỉ điều trị dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con bắt đầu từ tuần thai thứ 14, quy định mới của Cục phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế cho phép điều trị thuốc kháng virus ARV sớm hơn và áp dụng cho tất cả phụ nữ nhiễm HIV đang cho con bú.


<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2015_06_03/tri.jpg


Mục đích chính của thay đổi chỉ định điều trị nhằm hướng tiêu chí “điều trị như là biện pháp dự phòng”

</tbody>
Một số thay đổi chủ chốt trong tiêu chuẩn điều trị mới so với trước đây bao gồm: Nâng tiêu chuẩn bắt đầu điều trị ARV ở người lớn và trẻ trên 5 tuổi theo chỉ số CD4 từ 350 tế bào/mm3 thành 500 tế bào/mm3. Như vậy, bệnh nhân không phải chờ đến khi tế bào CD4 tụt xuống dưới mức 350 mới được chỉ định khởi động điều trị ARV. Điều này phù hợp với các công bố khoa học gần đây nhấn mạnh vai trò tích cực của điều trị ARV sớm trên người nhiễm HIV mang lại hiệu quả tích cực hơn.

Quy định điều trị ARV cho tất cả phụ nữ nhiễm HIV mang thai hay đang cho con bú thay vì hướng dẫn cũ khuyến cáo khởi động điều trị dự phòng mẹ con từ tuần thai thứ 14. Với thay đổi này, ngành y tế hy vọng đạt được một trong 3 mục tiêu chiến lược của công cuộc phòng chống HIV là “không có ca nhiễm mới”, đặc biệt trong nhóm trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm virus HIV.

Việc mở rộng chỉ định điều trị ARV không dựa vào tiêu chuẩn CD4 cho các đối tượng là người có bạn tình hay vợ/chồng là người âm tính, bệnh nhân đồng nhiễm với viêm gan B,C, bệnh nhân nằm trong các nhóm nguy cơ cao là những người tiêm chích ma tuý, mại dâm, nam đồng giới.

Mục đích chính của thay đổi chỉ định điều trị nhằm hướng tiêu chí “điều trị như là biện pháp dự phòng”. Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy, việc tuân thủ điều trị ARV và khống chế tốt tải lượng virus HIV trong máu sẽ giúp làm giảm 96% khả năng lây nhiễm của người bệnh.

Với trẻ dưới 5 tuổi, chỉ định điều trị sẽ dành cho tất cả trẻ dưới 5 tuổi thay vì dùng mốc 2 tuổi như hướng dẫn cũ. Thay đổi này sẽ góp phần giảm tỷ lệ bệnh cơ hội cũng như tỷ lệ tử vong trên trẻ nhỏ nhiễm HIV.

Tiêu chuẩn điều trị mới này có giá trị tích cực cho mỗi cá nhân người nhiễm HIV, bởi điều trị ARV sớm cho hiệu quả, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người nhiễm HIV. Đây được xem là bước tiến quan trọng, nhằm đạt được mục tiêu trong chiến lược phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 là khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư dưới 0,3% vào năm 2020.


Trà My

http://tiengchuong.vn

Charles
06-06-2015, 15:53
Nhiều hoạt động nhân Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con

Thứ sáu 05/06/2015 16:51

Với chủ đề “"Hướng tới loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con", nhiều tỉnh, thành trên cả nước tổ chức nhiều hoạt động để hưởng ứng Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2015 (từ 1-30/6/2015).


<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2015_06_05/tu%20van.jpg


Tư vấn dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con - Ảnh minh họa

</tbody>
Để chủ động phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, tỉnh Phú Thọ đang triển khai nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận với các dịch vụ can thiệp dự phòng lây truyền HIV.

Với mục tiêu đảm bảo 100% phụ nữ mang thai nhiễm HIV, 100% trẻ em nhiễm HIV hoặc phơi nhiễm với HIV được quản lý, chăm sóc và điều trị ARV và có chế độ nuôi dưỡng phù hợp, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Phú Thọ phối hợp chặt chẽ với các địa phương lồng ghép các hoạt động từ tỉnh đến cơ sở để cung cấp các dịch vụ phòng, chống lây truyền từ mẹ sang con.

Cụ thể, dự phòng sớm lây nhiễm HIV cho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ; phòng tránh thai ngoài ý muốn cho phụ nữ nhiễm HIV; các can thiệp cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV như tư vấn, xét nghiệm, điều trị dự phòng ARV; các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV và con của họ sau sinh. Bên cạnh đó, Trung tâm cũng tăng cường tập huấn cho cán bộ các ban, ngành, đoàn thể cũng như cán bộ y tế về phòng chống lây truyền HIV từ mẹ sang con.

Đặc biệt, trong Tháng Cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2015, Trung tâm triển khai việc tư vấn, xét nghiệm HIV tại tất cả các cơ sở y tế nhằm phát hiện sớm phụ nữ mang thai nhiễm HIV. Đồng thời, đảm bảo chăm sóc và cung cấp dịch vụ phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV; cung ứng đủ thuốc ARV liên tục, kịp thời để dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, không để xảy ra tình trạng không có thuốc ARV cho dự phòng lây truyền…

Những năm gần đây, trung tâm đã tư vấn trước xét nghiệm HIV cho hàng chục nghìn phụ nữ mang thai, qua đó phát hiện nhiều trường hợp dương tính. Nhờ đẩy mạnh tư vấn, xét nghiệm sớm khi mang thai, chăm sóc thai nghén và điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con nên tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con là rất ít; 100% phụ nữ mang thai nhiễm HIV sau khi sinh con được chăm sóc, điều trị đảm bảo theo quy định.

Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Thừa Thiên- Huế vừa tổ chức Hội nghị triển khai Tháng Cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2015 với mục tiêu phấn đấu đạt 60% phụ nữ mang thai nhiễm HIV và con của họ được dự phòng bằng thuốc ARV; 90% trẻ sinh từ mẹ nhiễm HIV được chăm sóc và quản lý.

Chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2014 được quan tâm thực hiện ở tất cả các tuyến tại địa phương, công tác tư vấn xét nghiệm sớm HIV cho phụ nữ mang thai được đẩy mạnh. Năm 2014, có 7 trường hợp phụ nữ nhiễm HIV mang thai sinh con, tất cả các trường hợp đã được dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con và chuyển tuyến phù hợp nên số trẻ sinh ra đều không nhiễm HIV từ mẹ.

Trong Tháng Cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2015, tỉnh huy động sự tham gia của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, các ban ngành và toàn thể cộng đồng tham gia các hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con.

Tiếp tục nâng cao nhận thức của người dân nói chung và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ mang thai nói riêng, tạo cơ hội cho phụ nữ mang thai được tiếp cận sớm các dịch vụ dự phòng lây truyền từ mẹ sang con…góp phần thực hiện thành công mục tiêu Việt Nam đã cam kết với Liên Hợp Quốc là “Loại trừ hoàn toàn tình trạng lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 2015”.

Tỉnh tập trung truyền thông về lợi ích tiếp cận sớm các dịch vụ, đặc biệt là tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ, các can thiệp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con và hiệu quả của các biện pháp can thiệp dự phòng.

Đồng thời, đẩy mạnh công tác tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai, tư vấn và xét nghiệm ngay từ lần đầu khi phụ nữ mang thai đến khám thai tại các cơ sở y tế. Mở rộng tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai tại tuyến xã.

Mới đây tỉnh Đồng Nai đã phát động Tháng Cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2015. Trong tháng cao điểm, tỉnh chú trọng công tác tuyên truyền dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Đồng thời, tạo cơ hội cho phụ nữ mang thai tiếp cận sớm các dịch vụ phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Qua đó góp phần thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con và hướng tới kết thúc đại dịch AIDS vào năm 2030.

Tỉnh Đồng Nai phấn đấu đạt mục tiêu 100% phụ nữ mang thai đến khám thai tại các cơ sở y tế được tư vấn xét nghiệm tự nguyện; 80% phụ nữ mang thai được xét nghiệm HIV; 100% số phụ nữ mang thai nhiễm HIV phát hiện được điều trị dự phòng lây truyền mẹ con bằng thuốc ARV; 100% số trẻ em sinh ra từ các bà mẹ nhiễm HIV được điều trị dự phòng và cung cấp sữa thay thế; 100% số phụ nữ mang thai nhiễm HIV và con của họ được tư vấn và giới thiệu chuyển tiếp đến các cơ sở chăm sóc và điều trị lâu dài.

Trong tháng Cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2015, tỉnh Gia Lai tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền,phổ biến các hoạt động nhân tháng cao điểm trên các phương tiện thông tin đại chúng từ ngày 01/6 đến ngày 30/6/2015 với chủ đề “Hướng tới loại trừ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con”.

Đẩy mạnh, cung cấp thông tin về công tác phòng, chống HIV/AIDS đến các cộng đồng dân cư, đặc biệt là những nơi tập trung đông dân cư, nơi có nhiều tệ nạn xã hội, nơi có tình hình dịch cao, phụ nữ mang thai khó tiếp cận với y tế…Phối hợp với ngành Y tế và các cơ quan liên quan tăng cường tuyên truyền Tháng cao điểm Dự phòng lây truyền từ mẹ dang con năm 2015.

Tăng cường tuyên truyền lợi ích tiếp cận sớm các dịch vụ, đặc biệt là tư vấn, xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu cảu thai kỳ, các can thiệp lây nhiễm từ mẹ sang con và hiệu quả của các biện pháp can thiệp lây truyền HIV từ mẹ sang con…

Tỉnh Gia Lai yêu cầu các cơ quan báo chí của tỉnh, đài phát thanh, truyền hình cấp huyện cần tăng cường các tin, bài, phóng sự về các hoạt động hưởng ứng Tháng cao điểm Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2015.

Lồng ghép tuyên truyền với các hoạt động văn hóa, xã hội khác trên địa bàn tỉnh cũng như tuyên dương kịp thời các cá nhân, tập thể, đơn vị làm tốt công tác hưởng ứng Tháng cao điểm Dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con năm 2015.

Với chủ đề “ Hướng tới loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con” trên phạm vi toàn tỉnh, tỉnh Tây Ninh vừa tổ chức lễ phát động Tháng cao điểm Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2015.

Để thực hiện có hiệu quả Tháng cao điểm Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2015, Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm, phòng chống AIDS, ma túy, mại dâm tỉnh đề nghị Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm, phòng chống AIDS, ma túy, mại dâm huyện, thành phố và các Sở, Ban ngành, đoàn thể có liên quan thực hiện tốt các nội dung, hoạt động liên quan đến công tác dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

Cụ thể, các Sở, Ban ngành tỉnh có liên quan căn cứ vào tình hình thực tế tại đơn vị, địa phương tổ chức thông tin giáo dục truyền thông, cung cấp dịch vụ can thiệp phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con bằng nhiều hình thức theo nội dung hướng dẫn. Giám sát triển khai các hoạt động dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con trong tháng cao điểm.

Các nội dung tập trung chủ yếu truyền thông về lợi ích tiếp cận sớm các dịch vụ, đặc biệt là tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ, các can thiệp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con và hiệu quả của các biện pháp can thiệp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; Quảng bá, giới thiệu địa chỉ các cơ sở cung cấp các can thiệp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con sẵn có tại địa phương; truyền thông đại chúng, trên hệ thống loa phát thanh sẵn có, tổ chức truyền thông trực tiếp như nói chuyện, tư vấn, thăm gia đình, thảo luận nhóm, tổ chức các đợt truyền thông, tư vấn tại xã, phường, thôn bản; Sử dụng các thông điệp truyền thông phù hợp với từng khu vực.

Bên cạnh đó, cung cấp dịch vụ can thiệp phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con theo hướng đẩy mạnh công tác tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai, tư vấn và xét nghiệm ngay từ lần đầu khi phụ nữ mang thai đến khám thai tại các cơ sở y tế; Mở rộng tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai tại tuyến xã; Tăng cường hình thức xét nghiệm lưu động tại nơi có tình hình dịch cao, phụ nữ mang thai khó tiếp cận với y tế.

Đồng thời, tăng cường cơ chế phối hợp để chuyển gửi hiệu quả giữa cơ sở phát hiện phụ nữ mang thai nhiễm HIV với cơ sở chăm sóc và điều trị HIV/AIDS, bảo đảm phụ nữ mang thai nhiễm HIV phải được điều trị ARV sớm để phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

Đặc biệt, bảo đảm việc cung ứng thuốc ARV liên tục, sử dụng phác đồ điều trị phù hợp, hỗ trợ tuân thủ điều trị cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV để giảm tối đa tình trạng nhiễm HIV từ mẹ.


Trà My
http://tiengchuong.vn/HIVAIDS/Nhieu-hoat-dong-nhan-Thang-cao-diem-du-phong-lay-truyen-HIV-tu-me-sang-con/13962.vgp

Charles
14-06-2015, 18:33
Hướng tới việc loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con

Chủ nhật, 14/06/2015 - 03:56 AM (GMT+7)



http://www.nhandan.com.vn/media/k2/items/cache/2662/0e3ee148d4895dbf24b490c591b55fe3_L.jpg (http://www.nhandan.com.vn/media/k2/items/cache/2662/0e3ee148d4895dbf24b490c591b55fe3_XL.jpg)

Bác sĩ tư vấn dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.


Tại Việt Nam, trung bình mỗi năm có khoảng hai triệu phụ nữ mang thai, và tỷ lệ nhiễm HIV ở phụ nữ mang thai là 0,4%. Với số trẻ sinh ra hằng năm Từ 1,5 triệu đến 2 triệu trẻ em, thì mỗi năm có khoảng sáu nghìn trẻ em có phơi nhiễm với HIV. Tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con nếu không có bất kỳ sự can thiệp nào để dự phòng là khoảng từ 25% đến 40%.



Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, tính đến quý I năm 2015, cả nước có khoảng gần 260 nghìn người nhiễm HIV trong cộng đồng. Dịch vẫn tập trung ở nhóm có hành vi nguy cơ cao như: người nghiện chích ma túy, người bán dâm hay người có quan hệ tình dục đồng giới. Một điều đáng lưu ý trong vài năm trở lại đây, số người nhiễm HIV mới được phát hiện có dấu hiệu tăng lên ở nữ giới. Đây là những yếu tố làm tăng lây truyền HIV từ mẹ sang con nếu không được can thiệp dự phòng kịp thời. Do đó, đối với phụ nữ mang thai, để tránh những lo lắng về tình trạng nhiễm HIV của mình nên đến cơ sở y tế để được tư vấn, xét nghiệm xác định nguy cơ lây nhiễm HIV. Tốt nhất nên đi xét nghiệm HIV sớm khi bắt đầu mang thai hoặc trong ba tháng đầu của thai kỳ, nếu có nhiễm HIV thì sẽ được điều trị dự phòng kịp thời tránh làm lây truyền HIV sang con.

Chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con ở nước ta đã được triển khai hơn 10 năm qua, nhưng tỷ lệ phụ nữ mang thai làm xét nghiệm HIV muộn vẫn khá phổ biến, như vậy sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV cho con. Phát hiện được tình trạng nhiễm HIV sớm ở phụ nữ mang thai, họ sẽ được điều trị dự phòng sớm khi thai được 14 tuần tuổi, được tư vấn chăm sóc thai nghén, dinh dưỡng và chuẩn bị kỹ lưỡng cho kỳ sinh đẻ ở những cơ sở y tế có dịch vụ dự phòng bằng thuốc ARV cho con.

Chủ động ở từng thời điểm mang thai để được can thiệp dự phòng toàn diện, sẽ hạn chế đến mức thấp nhất những nguy cơ lây truyền HIV sang con, và hoàn toàn có thể sinh được những đứa trẻ khỏe mạnh không nhiễm HIV.

Nhằm hạn chế việc lây truyền HIV từ mẹ sang con, Cục Phòng, chống HIV/AIDS tổ chức Tháng cao điểm Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con (từ ngày 1 đến 30- 6). Theo đó, chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con được triển khai trên toàn quốc với mục tiêu giảm tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con xuống dưới 5%. Năm 2014, "Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con" đã triển khai nhiều gói dịch vụ phòng lây nhiễm toàn diện tại tất cả các cơ sở y tế trên cả nước. Hơn 57% số phụ nữ mang thai nhiễm HIV được điều trị ARV dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; tỷ lệ phụ nữ mang thai được xét nghiệm HIV và nhận kết quả xét nghiệm là gần 65%...

Năm nay, để thực hiện tốt "Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con" tại các cơ sở y tế sẽ đẩy mạnh công tác tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai ngay từ lần đầu đến khám. Tại những nơi phụ nữ mang thai khó tiếp cận với cơ sở y tế sẽ tăng cường hình thức khám, xét nghiệm lưu động. Thực hiện cung ứng thuốc ARV (thuốc kháng vi-rút) liên tục nhằm bảo đảm phụ nữ mang thai bị nhiễm HIV được điều trị ARV sớm phòng lây truyền HIV sang con.

Đáng chú ý, trong "Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con" sẽ tập trung truyền thông về lợi ích tiếp cận sớm các dịch vụ, đặc biệt là tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai trong ba tháng đầu của thai kỳ. Tại từng địa phương, sẽ áp dụng các hình thức tuyên truyền khác nhau cho phù hợp, nhưng vẫn bảo đảm được nội dung cần tuyên truyền. Quảng bá, giới thiệu địa chỉ các cơ sở cung cấp các can thiệp dự phòng lây truyền từ mẹ sang con sẵn có tại địa phương; áp dụng các hình thức khác nhau phù hợp với từng địa phương (như truyền thông đại chúng, tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh sẵn có, tổ chức truyền thông trực tiếp...). Chương trình cũng tăng cường cơ chế phối hợp để chuyển gửi hiệu quả giữa cơ sở phát hiện phụ nữ mang thai nhiễm HIV với cơ sở chăm sóc và điều trị HIV/AIDS, bảo đảm phụ nữ mang thai nhiễm HIV phải được điều trị ARV sớm nhất để phòng lây truyền HIV sang con; bảo đảm việc cung ứng thuốc ARV liên tục, sử dụng phác đồ điều trị phù hợp, hỗ trợ tuân thủ điều trị cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV để giảm tình trạng lây nhiễm HIV từ mẹ.

Mục tiêu loại trừ việc lây truyền HIV từ mẹ sang con hoàn toàn có thể đạt được khi mỗi thành viên trong gia đình có kiến thức hiểu biết về dịch HIV và sự thông cảm, sẻ chia của toàn xã hội.



THANH MAI
http://www.nhandan.com.vn/suckhoe/tin-tuc/item/26624802-huong-toi-viec-loai-tru-lay-truyen-hiv-tu-me-sang-con.html

Tuanmecsedec
28-06-2015, 20:27
Phụ nữ mang thai nhiễm HIV được phép điều trị ARV sớm hơn


NGÀY 28 THÁNG 6, 2015

SKĐS - Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) vừa cập nhật về việc thay đổi trong tiêu chuẩn khởi động điều trị ARV cho bệnh nhân HIV.


Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) vừa cập nhật về việc thay đổi trong tiêu chuẩn khởi động điều trị ARV cho bệnh nhân HIV. Theo đó, bệnh nhân có thể tiếp cận sớm hơn với điều trị kháng virut, vốn được xem là cốt lõi của điều trị HIV.

Một số thay đổi chủ chốt trong tiêu chuẩn điều trị mới so với trước đây bao gồm:

- Nâng tiêu chuẩn bắt đầu điều trị ARV ở người lớn và trẻ trên 5 tuổi theo chỉ số CD4 từ 350 tế bào/mm3 thành 500 tế bào/mm3. Nói một cách đơn giản, bệnh nhân không phải chờ đến khi tế bào CD4 tụt xuống dưới mức 350 mới được chỉ định khởi động điều trị ARV. Điều này phù hợp với các công bố khoa học gần đây nhấn mạnh vai trò tích cực của điều trị ARV sớm trên bệnh nhân HIV mang lại hiệu quả tích cực hơn.


http://skds3.vcmedia.vn/2015/13-1435119193647.jpg
Tư vấn điều trị ARV cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV. Ảnh: K.M


- Điều trị ARV cho tất cả phụ nữ nhiễm HIV mang thai hay đang cho con bú thay vì hướng dẫn cũ khuyến cáo khởi động điều trị dự phòng mẹ con từ tuần thai thứ 14. Với thay đổi này, ngành y tế hy vọng đạt được một trong 3 mục tiêu chiến lược của công cuộc phòng chống HIV là “không có ca nhiễm mới”, đặc biệt trong nhóm trẻ sinh ra từ người mẹ nhiễm virut này.

- Mở rộng chỉ định điều trị ARV không dựa vào tiêu chuẩn CD4 cho các đối tượng: Người có bạn tình hay vợ/chồng là người âm tính, bệnh nhân đồng nhiễm với viêm gan B, C, bệnh nhân nằm trong các nhóm nguy cơ cao (tiêm chích ma tuý, mại dâm, nam đồng giới).

Mục đích chính của thay đổi này nhằm hướng tiêu chí “điều trị như là biện pháp dự phòng”. Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy, việc tuân thủ điều trị ARV và khống chế tốt tải lượng virut HIV trong máu sẽ giúp làm giảm đáng kể khả năng lây nhiễm của người bệnh, theo công bố năm 2011 là giảm 96%.

- Với trẻ em dưới 5 tuổi: chỉ định điều trị sẽ dành cho tất cả trẻ dưới 5 tuổi thay vì dùng mốc 2 tuổi như hướng dẫn cũ. Thay đổi này sẽ góp phần giảm tỷ lệ bệnh cơ hội cũng như tỷ lệ tử vong trên trẻ nhỏ nhiễm HIV.

Tiêu chuẩn điều trị mới này là một tín hiệu đáng mừng cho cộng đồng người có H bởi giá trị tích cực mang lại cho mỗi cá nhân. Điều trị ARV sớm đã cho thấy hiệu quả rõ rệt giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người có HIV.

Đây được xem là bước tiến quan trọng nhằm đạt được mục tiêu trong chiến lược phòng chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 là khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư dưới 0,3% vào năm 2020. Từ đó hướng tới tầm nhìn “ba không” vào năm 2030: Không còn người nhiễm HIV mới, không còn người tử vong do AIDS và không còn tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.


Bác sĩ Nguyễn Hùng

(http://suckhoedoisong.vn/duoc-si-tu-van/phu-nu-mang-thai-nhiem-hiv-duoc-phep-dieu-tri-arv-som-hon-20150624111636795.htm)http://suckhoedoisong.vn/duoc-si-tu-van/phu-nu-mang-thai-nhiem-hiv-duoc-phep-dieu-tri-arv-som-hon-20150624111636795.htm

Charles
07-07-2015, 17:13
Giúp trẻ sinh ra không lây nhiễm HIV

07/07/2015, 13:31 [GMT+7]

Nếu khi mang thai, người mẹ được chăm sóc, điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con kịp thời hoặc được điều trị sớm bằng 3 loại thuốc kháng HIV (thuốc ARV) thì hơn 95% trẻ sinh ra từ bà mẹ nhiễm HIV sẽ không bị lây truyền HIV.

Hiệu quả bước đầu

Nhìn ánh mắt rạng ngời hạnh phúc của chị N.N.T (đường Nguyễn Trãi, TP. Nha Trang) khi đút cho con từng muỗng sữa, ít người biết rằng, trước đây 1 năm, chị đã từng có ý định quyên sinh khi biết mình nhiễm HIV. “Tôi phát hiện nhiễm HIV khi vừa biết mình mang thai. Lúc đó, tôi vô cùng hoang mang, chỉ muốn chết vì sợ sinh con bị dị tật và mang trong mình căn bệnh chết người này. Tôi đến Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh và được tư vấn, hướng dẫn, điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con bằng thuốc ARV. Nhờ vậy, con tôi sinh ra âm tính với HIV” - chị T. nói.


<tbody>
http://www.baokhanhhoa.com.vn/dataimages/201507/original/images1079898_IMG_0143.jpg


Dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con sớm sẽ giúp trẻ sinh ra âm tính với HIV (ảnh minh họa).


</tbody>
Cũng nhờ được tư vấn và điều trị dự phòng kịp thời bằng thuốc ARV, đứa con của vợ chồng anh N.V.P (phường Phước Tân, TP. Nha Trang, cả hai đều nhiễm HIV) sinh ra âm tính với HIV. “Cháu đã hơn 1 tuổi. Hiện nay, sức khỏe của cháu phát triển bình thường. Để tránh lây nhiễm HIV cho con trong quá trình chăm sóc, vợ chồng tôi tích cực tham gia điều trị ARV, tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng tránh theo hướng dẫn” - anh P. kể...

Tại Khánh Hòa, Chương trình phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con bắt đầu triển khai vào năm 2008. Từ đó đến nay, chương trình đã giúp nhiều phụ nữ mang thai tiếp cận sớm với các dịch vụ như: chăm sóc sức khỏe sinh sản, chăm sóc y tế lồng ghép với tư vấn xét nghiệm HIV; tư vấn về các vấn đề liên quan sức khỏe của mẹ, tình dục, dinh dưỡng cho mẹ và con sau sinh; cung cấp kiến thức cơ bản về HIV/AIDS, dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; hướng dẫn về chăm sóc, điều trị ARV sớm cho bà mẹ và phát hiện sớm nhiễm HIV cho trẻ sau sinh... Kết quả, hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 16.000 lượt phụ nữ mang thai được tư vấn, xét nghiệm HIV; 100% phụ nữ mang thai nhiễm HIV được điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con...

Nâng cao nhận thức

Bác sĩ Trương Thị Hồ Thôn - Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh cho biết, để loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con, tiến tới không còn trẻ em sinh ra nhiễm HIV, trong khuôn khổ chăm sóc sức khỏe sinh sản, các đơn vị y tế cơ sở đều lồng ghép gói dịch vụ chăm sóc HIV toàn diện cho phụ nữ tuổi sinh đẻ và phụ nữ có thai dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con. Theo đó, để dự phòng sớm, phụ nữ tuổi sinh đẻ được trang bị kiến thức cơ bản về HIV/AIDS, thực hành xét nghiệm HIV; phụ nữ có thai được khuyến cáo tư vấn xét nghiệm HIV trong quá trình chăm sóc thai kỳ. Phụ nữ có thai nhiễm HIV được giới thiệu gói dịch vụ toàn diện, gồm: tư vấn điều trị sớm bằng thuốc ARV để nâng cao sức khỏe trong thai kỳ, giảm được nguy cơ mắc các bệnh có liên quan, nhất là các bệnh nhiễm khuẩn và giữ được lượng vi rút ở mức không lây nhiễm HIV cho thai nhi. Đồng thời hỗ trợ tâm lý cho người bị nhiễm và những người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Đối với dự phòng muộn: nếu khi chuyển dạ vẫn chưa biết tình trạng nhiễm HIV, phụ nữ mang thai vẫn nên xét nghiệm, nhất là người từng có nguy cơ cao hay có chồng hoặc bạn tình nghiện chích ma túy, nhiễm HIV. Tốt nhất, các bà mẹ nên đến sinh tại các cơ sở có cung cấp thuốc ARV và các dịch vụ dự phòng lây truyền từ mẹ sang con để được điều trị bằng ARV; sau khi sinh tiếp tục đến cơ sở y tế để được điều trị ARV và theo dõi sức khỏe. Trẻ sau khi sinh cần được tiêm chủng đầy đủ như trẻ em khác; đưa trẻ đến cơ sở chăm sóc và điều trị HIV/AIDS khi trẻ được 4 - 6 tuần tuổi.


Quý I/2015, số lượt phụ nữ mang thai được tư vấn trước xét nghiệm HIV hơn 4.360 người, trong đó số lượt được xét nghiệm HIV hơn 3.440 (chiếm 79%); 5 trường hợp phụ nữ mang thai có kết quả dương tính với HIV; 6 trường hợp phụ nữ mang thai nhiễm HIV đã sinh con được điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.
Được sự hỗ trợ từ dự án của Quỹ toàn cầu, năm 2015, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh đã triển khai thí điểm Chương trình phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con theo 2 cách: Điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con khi bà mẹ nhiễm HIV mang thai được 14 tuần, hoặc theo phương án phụ nữ mang thai nhiễm HIV được điều trị sớm bằng thuốc ARV mà không chờ kết quả đếm tế bào CD4 hoặc giai đoạn lâm sàng và tuổi thai (phương án B+). Đồng thời, chương trình thực hiện xét nghiệm chẩn đoán sớm nhiễm HIV ở trẻ sinh ra từ bà mẹ nhiễm HIV; từng bước thực hiện xã hội hóa điều trị bệnh nhân HIV/AIDS, khuyến khích bệnh nhân HIV/AIDS nói chung, phụ nữ mang thai nói riêng mua bảo hiểm y tế và tự chi trả một phần phí sử dụng dịch vụ tại các cơ sở khám, chữa bệnh.

Bác sĩ Trần Văn Tin - Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh cho biết: “Việc điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần giảm thiểu số trẻ sinh ra bị nhiễm HIV; các bà mẹ mang thai nhiễm HIV được chăm sóc, điều trị tốt hơn, kiến thức và nhận thức liên quan HIV được nâng lên. Bên cạnh đó, giúp cộng đồng giảm kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV”.

T.L
http://www.baokhanhhoa.com.vn/xa-hoi/yte-suckhoe/201507/giup-tre-sinh-ra-khong-lay-nhiem-hiv-2396568/

Charles
08-07-2015, 08:12
Hướng tới loại trừ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con

Báo Hà Tĩnh (http://www.baomoi.com/Source/Bao-Ha-Tinh/270.epi) - 08/07/2015 06:47

(Baohatinh.vn) Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới, cứ 100 trẻ sinh ra từ các bà mẹ bị nhiễm HIV thì có tới 30-35 trẻ bị nhiễm HIV. Nếu được phát hiện sớm, chăm sóc và điều trị hợp lý thì trong 100 trẻ ấy chỉ còn khoảng 3-5 em bị nhiễm, thậm chí tỷ lệ còn thấp hơn... Tại Hà Tĩnh, đến thời điểm này, kết quả điều trị dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con đạt tỷ lệ 100%.

“Con tôi âm tính với H.”…

Gặp lại V., (ở TX Hồng Lĩnh), tôi không khỏi ngạc nhiên và mừng cho em. Thay vì ánh mắt u buồn trên gương mặt căng tròn đã từng ám ảnh tôi, đôi mắt em đã lấp lánh niềm vui. Em vui vẻ: “Hồi ấy, em vào thành phố vì muốn tránh xa ngôi nhà với nhiều ám ảnh, nhưng không ngờ, em lại may mắn đến thế. Giờ em đã có gia đình và hai con rồi chị ạ. Đứa lớn sắp vào lớp 1, đứa bé gần 3 tuổi. Hai đứa đều có kết quả âm tính với H”.


<tbody>
http://baohatinh.vn/img/82/t82778.jpg (http://baohatinh.vn/ofckeditor/editor/)


Cán bộ Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tư vấn cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV. Ảnh: Thanh Loan


</tbody>
Còn nhớ, hồi ấy, V. là giáo viên mầm non, chồng là lái xe. V. không may bị lây nhiễm HIV từ chồng. Sau khi chồng mất, V. hoang mang, buồn rầu. Cô đã bỏ việc, rời khỏi ngôi nhà của mình vào TP Hà Tĩnh để gặp gỡ những người cùng cảnh ngộ cho vơi đi nỗi buồn, tình nguyện làm tuyên truyền viên tích cực về dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS. Tuy nhiên, khi tham gia sinh hoạt CLB “Vì ngày mai tươi sáng”, V. dần lạc quan.

Rồi V. gặp A., một thầy giáo có H. Hai người đã cùng nhau dựng xây tổ ấm. Điều may mắn nhất đối với V., từ chương trình điều trị ARV, sức khỏe vợ chồng V. đã ổn định. Đặc biệt, V. đã được tư vấn, giúp đỡ tận tình khi muốn sinh con. Chương trình dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con đã cho vợ chồng cô 2 đứa con khỏe mạnh.

V. kể: “Đối với những người có H., mang thai khó khăn hơn so với những người bình thương rất nhiều. Vì khi mang thai, cơ thể có thể “dở chứng”, bởi vậy, rất cần sự liên hệ mật thiết với chương trình dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con để được tư vấn, giúp đỡ. Nhiều người bạn của em cũng đã sinh con, điều mà trước đây bọn em không dám nghĩ tới”.

Tại Hương Sơn, điểm “nóng” về HIV/AIDS một thời, khiến bao người hoang mang nhưng giờ đây cũng đã đổi khác. Hầu hết những người nhiễm H. đều có cuộc sống mới, chăm lo dựng xây hạnh phúc. Cô giáo Thu Hà, người nhiễm H. cho biết: “CLB “Vì ngày mai tươi sáng” (được tách từ CLB “Vì ngày mai tươi sáng” ở TP Hà Tĩnh) của bọn em giờ đã có 4 cặp sinh con chị ạ. Có một người mới sinh chưa xét nghiệm, còn lại, các cháu đều âm tính với H. Nói chung, họ luôn phấn khởi; sống lạc quan và luôn phấn đấu vì con…”.

Chủ động dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con

Bác sỹ Nguyễn Văn Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh cho biết: Chương trình dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con được triển khai thường xuyên với các nội dung chính: cung cấp các dịch vụ tư vấn, đánh giá nguy cơ, xét nghiệm cho phụ nữ mang thai và điều trị dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con. Từ khi triển khai đến nay, có 17 phụ nữ sinh con tham gia chương trình, trong đó, 15 cháu (18 tháng trở lên) có kết quả âm tính với H. Qua đó cho thấy, tỷ lệ điều trị dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con đạt 100%, (không tính 2 cháu chưa đủ tháng để làm xét nghiệm).

Tại Hà Tĩnh, những năm gần đây, số người nhiễm HIV ở mức thấp. Tuy nhiên, theo Phó Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, nguy cơ lây nhiễm vẫn luôn thường trực và ai cũng có thể nhiễm nếu không chủ động phòng, chống. Bởi vậy, “Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con” năm nay sẽ tập trung truyền thông về lợi ích tiếp cận sớm các dịch vụ, đặc biệt là tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Hình thức tuyên truyền phong phú, phù hợp từng địa phương, nhằm giới thiệu các cơ sở cung cấp dịch vụ can thiệp dự phòng lây truyền từ mẹ sang con.

Chương trình cũng tăng cường cơ chế phối hợp hiệu quả giữa cơ sở phát hiện phụ nữ mang thai nhiễm HIV với cơ sở chăm sóc và điều trị HIV/AIDS, bảo đảm phụ nữ mang thai nhiễm HIV phải được điều trị ARV phải sớm nhất; việc cung ứng thuốc ARV phải liên tục, sử dụng phác đồ điều trị phù hợp, hỗ trợ tuân thủ điều trị để giảm tình trạng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con.

Cục Phòng, chống HIV/AIDS khuyến cáo, phụ nữ mang thai biết mình bị nhiễm HIV hoặc phụ nữ nhiễm HIV muốn mang thai và muốn sinh con đều cần được tư vấn và tuân thủ tốt việc dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Phụ nữ mang thai nhiễm HIV cần đến ngay các cơ sở y tế đăng ký càng sớm càng tốt để được điều trị dự phòng kịp thời.


Thục Chi
http://www.baomoi.com/Huong-toi-loai-tru-lay-nhiem-HIV-tu-me-sang-con/82/17003389.epi

Charles
08-07-2015, 16:57
Tháo gỡ từ khâu nào?

SKĐS (http://www.baomoi.com/Source/SKDS/64.epi) - 08/07/2015 08:00

SKĐS - Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con (PLTMC) là một trong những giải pháp quan trọng góp phần đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS...

Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con (PLTMC) là một trong những giải pháp quan trọng góp phần đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS, với những biện pháp can thiệp tích cực, điều trị dự phòng sớm giúp giảm đáng kể số trẻ bị phơi nhiễm HIV từ mẹ. Tuy nhiên, hiện nay công tác PLTMC vẫn còn gặp nhiều khó khăn.


http://skds3.vcmedia.vn/2015/tu-van-mt-1436289043252.jpg


Tư vấn cho phụ nữ mang thai. (Ảnh minh họa)



Sự nỗ lực và kết quả ban đầu

Thực hiện dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con cho phụ nữ mang thai là vô cùng quan trọng. Cho đến nay, các can thiệp về PLTMC gồm có: tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai (PNMT); dự phòng bằng thuốc ARV cho PNMT nhiễm HIV và con của họ; tư vấn nuôi dưỡng an toàn cho trẻ sinh từ mẹ nhiễm HIV; chăm sóc theo dõi trẻ sinh từ mẹ nhiễm HIV (dự phòng mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội bằng Cotrimoxazole; xét nghiệm chẩn đoán sớm nhiễm HIV; điều trị thuốc ARV khi trẻ nhiễm HIV); chăm sóc và điều trị tiếp tục PNMT/mẹ nhiễm HIV tại các cơ sở điều trị HIV/AIDS...

Việc trẻ không lây nhiễm HIV từ mẹ sang con phụ thuộc rất nhiều vào quá trình điều trị. Nếu phụ nữ mang thai được phát hiện sớm nhiễm HIV ở 3 tháng đầu thai kỳ và áp dụng các biện pháp sinh đẻ và chăm sóc thích hợp, dùng thuốc dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con theo đúng hướng dẫn sẽ giảm đáng kể tỷ lệ trẻ bị nhiễm HIV từ mẹ (từ tỷ lệ 30-40% khi chưa được can thiệp xuống còn dưới 5%, thậm chí dưới 2%).

Chương trình PLTMC đã được triển khai từ cuối năm 2004, cho đến nay đã triển khai trên 63/63 tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, độ bao phủ tuyến huyện chỉ ở mức 30%. Hướng dẫn quốc gia về PLTMC đã được ban hành và được áp dụng thống nhất toàn quốc từ năm 2007. Phác đồ điều trị PLTMC được liên tục cập nhật nhằm điều trị sớm, dùng các loại thuốc tối ưu để giảm tối đa khả năng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

Chương trình PLTMC tại Việt Nam đã tác động đến tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con. Theo báo cáo của Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), hàng năm, Việt Nam có khoảng gần 2 triệu phụ nữ mang thai. Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương triển khai tốt nhất chương trình PLTMC. Tỷ lệ lây truyền HIV trong số trẻ được xét nghiệm sớm giảm mạnh từ 6,2% năm 2009 xuống 3,8% năm 2014.

Khó khăn và thách thức

Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn có nhiều phụ nữ mang thai chưa tiếp cận các DPLTMC. Nguyên nhân chủ yếu là do người nhiễm HIV còn thiếu thông tin, kiến thức về phòng, chống HIV/AIDS nói chung và DPLTMC nói riêng nên chưa chủ động tìm kiếm dịch vụ. Có nhiều trường hợp phụ nữ mang thai nhiễm HIV vì lo sợ cộng đồng xa lánh, sợ bị phân biệt đối xử nên đã giấu bệnh và chỉ khi gặp khó khăn trong chuyển dạ, phải can thiệp bằng phẫu thuật, cán bộ y tế mới phát hiện tình trạng nhiễm HIV, dẫn đến kết quả không mong muốn là đứa trẻ được sinh ra có nguy cơ cao bị nhiễm HIV từ mẹ.

Ngoài ra, tình hình dịch HIV hiện đang có xu hướng làm gia tăng PNMT nhiễm HIV (tỷ lệ nhiễm mới HIV ở nữ giới tăng, đang dần có xu hướng chuyển từ nhóm tuổi từ 24-29 sang trên 30 tuổi, lây qua đường tình dục tăng). Nguyên nhân chủ yếu do: độ bao phủ xét nghiệm (XN) còn hạn chế, XN trước sinh thấp và XN muộn làm tăng nguy cơ LTMC; Một số cán bộ y tế chưa nhận thức được lợi ích của xét nghiệm HIV sớm trong dự phòng LTMC cho PNMT; Can thiệp PLTMC chưa được thực hiện thường quy như là một phần của gói dịch vụ CSSKSS toàn diện, còn mang định hướng dự án; Kỳ thị và phân biệt đối xử vẫn là rào cản cho việc tiếp cận với dịch vụ DPLTMC; Tình trạng mất dấu sau khi sinh còn cao dẫn đến việc khó khăn trong theo dõi tình trạng trẻ nhiễm HIV từ mẹ; Các yếu tố khác dẫn đến không XN HIV hoặc XN muộn hoặc biết kết quả XN muộn (tập tục đẻ tại nhà tại các tỉnh miền núi; Thiếu thông tin về hiệu quả của các can thiệp PLTMC; Thời gian trả kết quả XN lâu; Kỳ thị và phân biệt đối xử; Kinh phí XN HIV: phần đa do người bệnh tự chi trả hoặc dự án hỗ trợ).

Chương trình PLTMC đã cho thấy hiệu quả cao trong việc giảm tình trạng lây truyền HIV từ mẹ sang con, có thể đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ PLTMC dưới 2%. Song, việc triển khai chương trình PLTMC hiệu quả còn gặp nhiều khó khăn, do tỷ lệ phụ nữ mang thai nhiễm HIV tiếp cận với các can thiệp PLTMC còn thấp, muộn; Nguy cơ mất dấu trong quản lý ca bệnh cao; Nguồn tài chính cho XN HIV không được đảm bảo bền vững. Nên chăng, chúng ta cần mở rộng XN tại xã phường, XN ở nơi có dịch HIV cao và trung bình; Điều trị ngay cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV không phụ thuộc vào CD4, giai đoạn lâm sàng?

Phát hiện nhiễm HIV trong lúc mang thai và trước khi “vượt cạn” là một áp lực lớn cho thai phụ và gia đình. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và tham gia điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con của mình so ra còn hạnh phúc hơn nhiều, bởi đứa con sắp chào đời sẽ được bảo vệ không bị nhiễm HIV.


Nguyễn Hạnh
http://www.baomoi.com/Thao-go-tu-khau-nao/82/17004156.epi

songchungvoi_HIV
18-05-2016, 17:43
Đồng Nai: Chú trọng đổi mới công tác chăm sóc, điều trị HIV Thứ tư 18/05/2016 17:13


Nhờ chương trình điều trị ARV, nhiều người nhiễm HIV trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã phục hồi được hệ thống miễn dịch, cải thiện sức khỏe, tái hòa nhập cộng đồng, nhiều người đã lập gia đình, sinh con không bị nhiễm HIV.





<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2016_05_18/1111.jpg



Hướng dẫn dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con - Ảnh: Thùy Chi

</tbody>

Theo số liệu từ Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh, từ đầu năm 2016 đến nay toàn tỉnh đã phát hiện 75 người nhiễm HIV mới, 17 người đã chuyển qua giai đoạn AIDS và 6 người đã tử vong do AIDS. So với cùng kỳ năm 2015, số người nhiễm HIV mới giảm 8 ca, số bệnh nhân chuyển sang AIDS giảm 1 ca và số người tử vong tăng 2 ca.

Trong số nhiễm mới, nam giới chiếm 76%, nữ giới chiếm 24%; tỷ lệ nhiễm HIV năm 2016 phát hiện lây truyền qua đường tình dục cao nhất (chiếm 37,3%). Tiếp đến là số người nhiễm HIV lây truyền qua đường máu (chiếm 36%), thấp nhất là đường lây truyền mẹ con (2,9%). Tỷ lệ người nhiễm HIV là người nghiện chích ma túy vẫn chiếm 34,7%, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2015 là 40,2%.

Kể từ khi phòng khám và điều trị ngoại trú HIV/AIDS đầu tiên được thành lập tại Trung tâm phòng chống HIV/AIDS năm 2008 đến nay, toàn tỉnh đã điều trị cho 2.200 người nhiễm HIV, trong đó có đến 47% số người nhiễm HIV được điều trị ARV đáp ứng thuốc.

Để đạt được kết quả trên, trong thời gian qua, tỉnh đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền, chăm sóc, điều trị cho những người nhiễm HIV, đồng thời cũng chú trọng công tác dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Nếu như trước đây việc điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con được thực hiện ở tuần thứ 21, sau đó giảm xuống còn 18 rồi tuần 14 của thai kỳ, thì hiện nay việc điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con được thực hiện ngay khi phụ nữ mang thai có kết quả dương tính với HIV, không phụ thuộc vào giai đoạn lâm sàng, tế bào CD4 và các giai đoạn của thai kỳ.

Chính vì được tham gia chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con ngay từ giai đoạn đầu của thai kỳ nên nhiều phụ nữ nhiễm HIV đã chị may mắn sinh con không bị nhiễm HIV.

Chị H tâm sự, khi đi khám thai mới biết mình nhiễm HIV. Chị đã hoàn toàn suy sụp tinh thần, nhưng nghĩ đến con, chị đã nghe theo lời bác sĩ tham gia điều trị ARV ngay từ sớm nên con chị đã may mắn không bị nhiễm HIV.

Một trong những điểm mới khác trong điều trị ARV, là vừa qua tỉnh cũng đã triển khai phương pháp điều trị 3 trong 1 bao gồm: điều trị ARV, Methadone, lao. Việc kết hợp các loại thuốc điều trị chỉ bằng một viên duy nhất đã giúp bệnh nhân tuân thủ điều trị tốt hơn.

Mặc dù, số người nhiễm mới hàng năm đã giảm, tuy nhiên số lượng người nhiễm HIV lũy tích vẫn không ngừng gia tăng. Để tất cả những người nhiễm HIV có thể tham gia điều trị ARV, tỉnh đã triển khai cấp phát thuốc ARV tại tuyến xã, phường.

Theo đó, các xã, phường có từ 10 bệnh nhân đang điều trị ARV tại các phòng khám được triển khai một điểm cấp phát thuốc tại trạm y tế. Qua đó giúp bệnh nhân hạn chế được việc đi lại, giảm tải cho các phòng khám và điều trị ngoại trú, giúp cho những bệnh nhân ở xa trung tâm vẫn được tiếp cận điều trị.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, chương trình điều trị trên địa bàn tỉnh vẫn gặp một số khó khăn, hạn chế như: thiếu kinh phí mua test xét nghiệm cho phụ nữ mang thai. Nhiều phụ nữ mang thai chưa có thói quen khám thai định kỳ nên việc phát hiện HIV ở phụ nữ mang thai đa số ở giai đoạn muộn, ảnh hưởng đến chất lượng điều trị. Một số cơ sở y tế chưa thực sự quan tâm đến chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

Ngoài ra, việc đi lại khó khăn do nhiều người nhiễm HIV ở các khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số chưa được điều trị hoặc được điều trị ở giai đoạn muộn. Việc kỳ thị phân biệt đối xử cũng là rào cản lớn khiến cho người nhiễm HIV không được tiếp cận với thuốc ARV. Đặc biệt, việc cắt giảm mạnh nguồn kinh phí cho công tác phòng, chống HIV là những thách thức lớn đối với công tác này trong thời gian tới.

Thúy Vân
http://tiengchuong.vn/HIVAIDS/Dong-Nai-Chu-trong-doi-moi-cong-tac-cham-soc-dieu-tri-HIV/17860.vgp

songchungvoi_HIV
19-05-2016, 17:28
Bảo đảm ARV để loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con Thứ năm 19/05/2016 16:15


Cần phải bảo đảm sự sẵn có của thuốc ARV, điều trị cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV và dự phòng nhiễm HIV ở trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV… để hướng tới “loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con”.





<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2016_05_19/ld.jpg



Lãnh đạo Cục phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) thăm, tặng quà cho trẻ nhiễm HIV/AIDS tại Bệnh viện Nhi TW - Ảnh: Thùy Chi



</tbody>
Thực hiện Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS năm 2016, Uỷ ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm phát động Tháng cao điểm Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2016 từ ngày 01/6/2016 đến ngày 30/6/2016 với chủ đề “Loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con”.

Để thực hiện có hiệu quả Tháng cao điểm Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm đề nghị Ban chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm các Bộ, ngành, đoàn thể và các tỉnh/thành trực thuộc Trung ương ban hành chỉ đạo hướng dẫn triển khai Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con cho các địa phương, đơn vị trực thuộc.

Ngành y tế ban hành văn bản chỉ đạo các cơ sở dịch vụ y tế có liên quan chuẩn bị và tăng cường cung cấp dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con trong tháng cao điểm. Đồng thời, giám sát triển khai các hoạt động dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

Tập trung truyền thông lợi ích điều trị ARV sớm


Trong tháng cao điểm, ngành y tế và các bộ, ngành liên quan tập trung truyền thông về lợi ích của điều trị bằng thuốc ARV sớm ngay trong những tháng đầu của thai kỳ ở phụ nữ mang thai nhiễm HIV trong việc giảm lây truyền HIV từ mẹ sang con.

Quảng bá, giới thiệu địa chỉ các cơ sở cung cấp can thiệp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con có sẵn tại địa phương. Bên cạnh đó, linh hoạt áp dụng các hình thức khác nhau, phù hợp với từng địa phương như: truyền thông đại chúng, tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh sẵn có, tổ chức truyền thông trực tiếp, nói chuyện, tư vấn, thăm gia đình, thảo luận nhóm, tổ chức các đợt truyền thông, tư vấn tại xã, phường, thôn bản…

Cung cấp kịp thời dịch vụ can thiệp dự phòng


Bên cạnh công tác tuyên truyền, đẩy mạnh công tác tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai, tư vấn và xét nghiệm HIV ngay từ lần đầu khi phụ nữ mang thai đến khám thai tại các cơ sở tế. Mở rộng tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai đến khám thai tuyến xã. Sử dụng phương pháp lấy mẫu máu thuận tiện như lấy máu đầu ngón tay. Tăng cường hình thức xét nghiệm lưu động tại nơi có tình hình dịch cao.

Bảo đảm đủ test để xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai, đặc biệt đối tượng có nguy cơ cao. Bên cạnh đó, tăng cường cơ chế phối hợp để chuyển gửi hiệu quả giữa cơ sở phát hiện phụ nữ mang thai nhiễm HIV với cơ sở chăm sóc và điều trị HIV/AIDS, bảo đảm phụ nữ mang thai nhiễm HIV được đồng thời chăm sóc thai nghén và điều trị bằng thuốc ARV…

Kết thúc Tháng cao điểm, Ban chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm các Bộ, ngành, đoàn thể và các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương đánh giá, tổng kết và gửi báo cáo về Bộ Y tế trước ngày 20/7, để tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm.

Thùy Chi

http://tiengchuong.vn/Van-ban-moi/Bao-dam-ARV-de-loai-tru-lay-truyen-HIV-tu-me-sang-con/17877.vgp

songchungvoi_HIV
20-05-2016, 12:09
Những chính sách ưu việt trong dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con

Thứ sáu 20/05/2016 11:00


Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con là một chương trình can thiệp hiệu quả nhất trong các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, đồng thời mang đậm tính nhân văn sâu sắc.



Nhằm giảm tối đa tình trạng trẻ nhiễm HIV từ mẹ, đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống của phụ nữ mang thai nhiễm HIV, trong những năm qua Chính phủ đã xác định Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con là một trong những can thiệp ưu tiên trong chương trình Phòng, chống HIV/AIDS.



<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2016_05_20/lt.jpg



Tuyên truyền dự phòng lây nhiễm HIV từ me sang con - Ảnh: Kim Thoa



</tbody>
Trong Luật Phòng, chống HIV/AIDS có riêng một điều quy định về phòng, chống lây nhiễm HIV từ mẹ, theo đó phụ nữ nhiễm HIV được tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận các dịch vụ dự phòng một cách miễn phí với chất lượng cao, đặc biệt là thuốc kháng virus (ARV). Bộ Y tế, đã cập nhật thường xuyên các tiến bộ khoa học trên thế giới để giảm tối đa sự lây truyền HIV từ mẹ. Đến nay Việt Nam đã và đang thực hiện chương trình phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con theo chiến lược bốn nhóm hoạt động can thiệp do Liên Hợp Quốc khởi xướng. Đây là chiến lược can thiệp một cách toàn diện nhằm ngăn chặn từ xa để phụ nữ không bị nhiễm HIV, nếu phụ nữ đã nhiễm HIV thì không mang thai ngoài ý muốn, nếu phụ nữ nhiễm HIV mang thai thì được điều trị ngay bằng phác đồ ba thuốc ARV hiệu quả.

Năm 2009, chiến dịch quốc gia về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con lần đầu tiên đã được phát động trên toàn quốc nhằm đẩy mạnh cách tiếp cận toàn diện cho chương trình này. Sau đó, Bộ Y tế đã chọn tháng 6 hàng năm là Tháng cao điểm Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con để đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông và cung cấp các dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Sau 7 năm liên tiếp triển khai Tháng cao điểm cho thấy sau khi đẩy mạnh các hoạt động truyền thông đã có sự tăng đột biến phụ nữ mang thai đến tư vấn, làm xét nghiệm HIV, từ đó họ được phát hiện sớm tình trạng nhiễm HIV và được cung cấp các dịch vụ phù hợp để dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

Tăng cường mở rộng chương trình dự phòng
Chương trình Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con đã đạt được các tiến bộ đáng kể và đang được tăng cường mở rộng. Hiện nay tất cả các cơ sở sản khoa tuyến tỉnh, thành phố đang cung cấp gói dịch vụ toàn diện phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Toàn quốc hiện nay có 226 điểm cung cấp dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, bao gồm 02 điểm tuyến Trung ương, 92 điểm tuyến tỉnh, còn lại là 132 điểm tuyến huyện chiếm khoảng 25% số huyện trong toàn quốc. Tuy nhiên, hiện chỉ có trên 133 cơ sở cung cấp dịch vụ phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con toàn diện và cũng chủ yếu tập trung tại tuyến tỉnh/thành phố có dự án. Số cơ sở y tế cung cấp gói dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con tối thiểu theo hướng dẫn của Bộ Y tế trên toàn quốc là 561 điểm và 275 huyện.

Năm 2015, số phụ nữ mang thai được xét nghiệm trên 1 triệu người và phát hiện nhiễm HIV cho gần 1.000 phụ nữ mang thai nhiễm HIV, khoảng 60% phụ nữ mang thai nhiễm HIV được xét nghiệm trong thời kỳ mang thai, 40% phụ nữ mang thai phát hiện trong thời kỳ chuyển dạ.

Trong năm 2015, ước tính điều trị dự phòng HIV từ mẹ sang con cho khoảng 1.400 phụ nữ mang thai nhiễm HIV, khoảng 40% phụ nữ mang thai nhiễm HIV điều trị ARV trước khi có thai. Tổng số trẻ đẻ sống từ mẹ nhiễm HIV trên 1000 trẻ được tiếp tục điều trị dự phòng ARV, có khoảng 30 cháu bị nhiễm HIV mặc dù đã được điều trị dự phòng.

15.000 trẻ sinh ra không nhiễm HIV từ mẹ
Trong báo cáo tổng kết giai đoạn 2001 – 2015 của Bộ Y tế, Chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con đã tránh cho 15.000 trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV không bị nhiễm HIV. Đây là kết quả đã khích lệ tinh thần lao động hăng say của toàn hệ thống y tế, đặc biệt là những người làm công tác phòng, chống HIV/AIDS tiếp tục vượt mọi khó khăn để làm tốt hơn nữa nhiệm vụ của mình.

Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2016, sẽ được diễn ra từ ngày 1/6 đến 30/6. Ủy ban Quốc gia Phòng, chống AIDS và phòng, chống ma túy, mại dâm tiếp tục chỉ đạo thực hiện Tháng cao điểm trên phạm vi toàn quốc. Theo đó, đẩy mạnh công tác chỉ đạo, điều hành ở địa phương và Bộ, ngành đồng thời tăng cường thông tin, giáo dục, truyền thông như về lợi ích của điều trị bằng thuốc ARV sớm ngay trong những tháng đầu của thai kỳ ở phụ nữ mang thai nhiễm HIV trong viêc giảm lây truyền HIV từ mẹ sang con. Quảng bá, giới thiệu địa chỉ các cơ sở cung cấp các can thiệp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con sẵn có tại địa phương. Linh hoạt áp dụng các hình thức khác nhau phù hợp với từng địa phương như: truyền thông đại chúng, tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh sẵn có, tổ chức truyền thông trực tiếp như nói chuyện, tư vấn, thăm gia đình, thảo luận nhóm, tổ chức các đợt truyền thông, tư vấn tại xã, phường, thôn bản...

Song song với đó là cung cấp dịch vụ can thiệp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, như đẩy mạnh công tác tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai, tư vấn và xét nghiệm HIV ngay từ lần đầu khi phụ nữ mang thai đến khám thai tại các cơ sở y tế. Mở rộng tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai tại tuyến xã. Sử dụng phương pháp lấy mẫu máu thuận tiện như lấy máu đầu ngón tay. Tăng cường hình thức xét nghiệm lưu động tại nơi có tình hình dịch cao. Đảm bảo đủ test để xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai, đặc biệt là đối tượng có nguy cơ cao. Tăng cường cơ chế phối hợp để chuyển gửi hiệu quả giữa cơ sở phát hiện phụ nữ mang thai nhiễm HIV với cơ sở chăm sóc và điều trị HIV/AIDS, đảm bảo phụ nữ mang thai nhiễm HIV được đồng thời chăm sóc thai nghén và điều trị bằng thuốc ARV.

Với những nỗ lực triển khai các hoạt động dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con và những chính sách ưu việt của Chính phủ, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng rằng mục tiêu “Loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con“ tại Việt Nam sẽ thành hiện thực trong thời gian không xa.

Cao Kim Thoa

http://tiengchuong.vn/HIVAIDS/Nhung-chinh-sach-uu-viet-trong-du-phong-lay-truyen-HIV-tu-me-sang-con/17890.vgp

Charles
26-05-2016, 20:09
Đà Nẵng: Tăng cường cung cấp dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con

Thứ năm 26/05/2016 17:12

Nhân tháng dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con (từ ngày 1-30/6), hướng tới mục tiêu “Loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con”, Đà Nẵng đẩy mạnh các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về lợi ích của dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, đồng thời tăng cường cung cấp dịch vụ dự phòng cho chương trình này.


<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2016_05_26/m.jpg


Điều trị sớm cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV bằng thuốc ARV, nhằm làm giảm đến mức thấp nhất tỉ lệ trẻ em bị nhiễm HIV do mẹ truyền sang - Ảnh minh họa


</tbody>
Lây truyền HIV từ mẹ sang con là một trong ba con đường chính làm lây truyền HIV/AIDS, nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con là 25-40%. Tuy nhiên, nếu bà mẹ được chẩn đoán sớm và điều trị hiệu quả thì tỉ lệ lây truyền từ mẹ sang con chỉ còn 2-6%, thậm chí là 0%.

Vì vậy, Đà Nẵng luôn coi trọng, một trong những giải pháp quan trọng góp phần giảm đáng kể tỷ lệ trẻ sinh ra bị lây nhiễm HIV từ mẹ chính là dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

Theo số liệu thống kê của Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Đà Nẵng, từ đầu năm 2015 đến nay, các cơ sở sản khoa trên địa bàn thành phố đã xét nghiệm sàng lọc HIV cho gần 20.000 phụ nữ mang thai, thông qua đó đã phát hiện 10 phụ nữ mang thai nhiễm HIV và có 5 trường hợp được tiếp cận điều trị thuốc ARV, 10 trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV được điều trị dự phòng bằng ARV.

Những trường hợp phụ nữ mang thai nhiễm HIV được phát hiện sớm đều được tư vấn chăm sóc thai nghén, dinh dưỡng và chuẩn bị kỹ lưỡng. Phụ nữ mang thai nhiễm HIV sẽ được theo dõi, quản lý, chăm sóc từ khi mang thai cho đến khi chuyển dạ và sau sinh.

Để chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ con đạt hiệu quả cao, trong thời gian qua, Đà Nẵng chú trọng các hoạt động truyền thông, quảng bá dịch vụ dự phòng được tăng cường qua nhiều kênh thông tin, truyền thông trực tiếp qua các buổi tập huấn, thảo luận, tư vấn nhóm, tư vấn cá nhân, truyền thông lưu động…

Hằng năm, thành phố đều phát động Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; tổ chức và hướng dẫn các địa phương, tại 100% xã, phường và quận, huyện triển khai các hoạt động trọng tâm trong tháng cao điểm cũng như duy trì các hoạt động thường xuyên, góp phần nâng cao nhân thức, sự quan tâm của người dân, đặc biệt là phụ nữ mang thai đối với chương trình.

Bên cạnh đó, hệ thống dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con của thành phố được lồng ghép vào các hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng các bệnh lây truyền qua đường tình dục tại địa phương, đơn vị cùng với quy trình chuyển tiếp, chuyển tuyến giữa các cơ sở tư vấn xét nghiệm HIV, cơ sở chăm sóc trước sinh và cơ sở cung cấp các dịch vụ can thiệp phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, cơ sở điều trị và chăm sóc HIV/AIDS cho người lớn và trẻ em được đưa vào áp dụng đã tạo thuận lợi cho công tác chỉ đạo và phối hợp triển khai thực hiện chương trình.

Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn còn có những phụ nữ mang thai chưa tiếp cận được dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Nguyên nhân chủ yếu là do họ thiếu thông tin, thiếu kiến thức về phòng, chống HIV/AIDS nói chung và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con nói riêng nên chưa chủ động tìm kiếm dịch vụ.

Bên cạnh đó, sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS cũng là rào cản làm cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV ngại tiếp cận các dịch vụ hoặc tiếp cận ở giai đoạn muộn làm ảnh hưởng đến hiệu quả của can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con.

Trong Tháng dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2016, Đà Nẵng chú trọng thực hiện dự phòng lây nhiễm HIV cho phụ nữ ở lứa tuổi sinh đẻ và dự phòng có thai ngoài ý muốn cho phụ nữ nhiễm HIV, đồng thời tổ chức xét nghiệm sàng lọc phát hiện và điều trị sớm cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV bằng thuốc ARV, nhằm làm giảm đến mức thấp nhất tỉ lệ trẻ em bị nhiễm HIV do mẹ truyền sang.

Mặt khác, triển khai thực hiện đầy đủ chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con toàn diện, trong đó tập trung giảm thiểu lây truyền HIV trong giới nữ, đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ; Phát hiện sớm tình trạng nhiễm HIV ở phụ nữ mang thai để kịp thời can thiệp toàn diện các biện pháp dự phòng đối với mẹ và con.

Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, xoá bỏ sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV, để phụ nữ mang thai nhiễm HIV chủ động tiếp cận dịch vụ phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con nhằm ngăn chặn tình trạng lây nhiễm HIV từ mẹ.



Thanh Trà

Charles
13-07-2019, 08:14
Hướng dẫn kỹ thuật các can thiệp dự phòng HIV lây truyền từ mẹ sang con


Thứ tư 10/07/2019 09:48

Tất cả phụ nữ mang thai được xét nghiệm sàng lọc HIV, HBV và giang mai trong lần khám thai đầu tiên hoặc càng sớm càng tốt trong thời gian mang thai.


Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định (http://tiengchuong.org.vn/Uploaded/phanthugiang/2019_07_10/quyet-dinh-2834-qd-byt-2019-huong-dan-ky-thuat-du-phong-hiv-lay-truyen-tu-me-sang-con.pdf) về việc phê duyệt "Hướng dẫn kỹ thuật các can thiệp dự phòng HIV, viêm gan B và giang mai lây truyền từ mẹ sang con".

Theo đó, nguyên tắc hướng dẫn kỹ thuật các can thiệp dự phòng HIV, viêm gan B và giang mai lây truyền từ mẹ sang con như sau:

Tất cả phụ nữ mang thai được xét nghiệm sàng lọc HIV, HBV và giang mai trong lần khám thai đầu tiên hoặc càng sớm càng tốt trong thời gian mang thai;

Trường hợp phụ nữ mang thai không được xét nghiệm sàng lọc HIV, HBV và giang mai trong thời gian mang thai thì cần được xét nghiệm trước khi chuyển dạ;

Tất cả trẻ sơ sinh cần được tiêm phòng vắc xin viêm gan B trong 24 giờ đầu sau sinh, kể cả trẻ sinh ra từ mẹ không nhiễm hoặc không rõ tình trạng nhiễm vi rút.

Bên cạnh đó, Quyết định còn hướng dẫn việc cung cấp thông tin trước xét nghiệm; xét nghiệm sàng lọc HIV, HBV và giang mai; xét nghiệm khẳng định; tư vấn sau xét nghiệm; các can thiệp dự phòng lây truyền HIV, HBV, giang mai từ mẹ sang con…

Về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, đối với điều trị ARV cho mẹ: Phụ nữ mang thai đã được khẳng định nhiễm HIV cần được điều trị thuốc kháng vi rút HIV càng sớm càng tốt theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Ngừng điều trị ARV cho mẹ khi có kết quả khẳng định âm tính với HIV.

Phụ nữ mang thai có kết quả xét nghiệm sàng lọc HIV có kết quả phản ứng khi chuyển dạ cần được điều trị dự phòng ngay, đồng thời lấy máu và chuyển làm xét nghiệm khẳng định nhiễm HIV.

Đối với điều trị dự phòng ARV cho con, con sinh ra từ mẹ nhiễm HIV hoặc bà mẹ có kết quả xét nghiệm sàng lọc HIV có kết quả phản ứng khi chuyển dạ cần được điều trị dự phòng bằng thuốc kháng HIV ngay sau sinh. Chỉ định, liều lượng và thời gian uống thuốc thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Chuyển gửi cặp mẹ con sang cơ sở chăm sóc và điều trị HIV để được theo dõi, chăm sóc, chẩn đoán sớm tình trạng nhiễm HIV cho con, điều trị dự phòng các bệnh nhiễm trùng cơ hội và điều trị ARV cho con nếu bị nhiễm HIV.