PDA

View Full Version : Ăn chung đũa với bạn có cha nghiện Ma Túy mât, sợ nhiễm HIV



weixian97
05-04-2014, 18:39
Em năm nay 17 tuổi .Chuyện là thế này khoảng 7 tuần trước em có dùng chung đũa với bạn em(bằng tuổi em),môi em đang bị nẻ môi nó cũng nẻ(bạn em bố nó chết vì nghiện ).Sau đó có các triệu chứng như mệt mỏi,ngứa râm ran,nổi hạch,đau cơ,ho ..nên tuần thứ 7 em có đi xét nghiệm tại bệnh viện đa khoa tỉnh cho kết quả âm tính,em đã trấn an được một phần nhưng vẫn lo.Hôm qua em có nổi hạch ở sau gáy to bằng hạt đậu sờ thấy nhức nhức trước hôm đấy em mất ngủ.Em lo quá anh chị ạ,anh chị tư vấn giúp em với.
P/s:Trươc hôm đi xét nghiệm em có nhấp môi rượu pha đông trùng hạ thảo của bố em thì có kết quả âm tính giả không ạ.Em cũng đã hỏi bạn em có bị không thì nó bảo không.Có phải em sắp die rồi không huhu

songchungvoi_HIV
05-04-2014, 18:49
Em năm nay 17 tuổi .Chuyện là thế này khoảng 7 tuần trước em có dùng chung đũa với bạn em(bằng tuổi em),môi em đang bị nẻ môi nó cũng nẻ(bạn em bố nó chết vì nghiện ).Sau đó có các triệu chứng như mệt mỏi,ngứa râm ran,nổi hạch,đau cơ,ho ..nên tuần thứ 7 em có đi xét nghiệm tại bệnh viện đa khoa tỉnh cho kết quả âm tính,em đã trấn an được một phần nhưng vẫn lo.Hôm qua em có nổi hạch ở sau gáy to bằng hạt đậu sờ thấy nhức nhức trước hôm đấy em mất ngủ.Em lo quá anh chị ạ,anh chị tư vấn giúp em với.
P/s:Trươc hôm đi xét nghiệm em có nhấp môi rượu pha đông trùng hạ thảo của bố em thì có kết quả âm tính giả không ạ.Em cũng đã hỏi bạn em có bị không thì nó bảo không.Có phải em sắp die rồi không huhu
Ủa Bố nó chết vì nghiện thì mắc mớ gì nó??? :khi875437: Cho dù nó có nhiễm HIV th2i việc:
10. HIV có thể lây truyền qua giọt nước mắt, mồ hôi, muỗi đốt, dùng chung bể bơi…
Không đúng. Nhưng rất tiếc, “chuyện hoang đường” này vẫn còn tồn tại và đến nay không ít người vẫn nghĩ rằng hôn nhau, ôm, bắt tay, ngồi trên hố xí bệt, dùng chung đồ dùng thông thường (không liên quan đến máu, dịch sinh dục)… đều có nguy cơ lây nhiễm HIV.
Nhưng thực tế không phải là như vậy. HIV chỉ lây khi có tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch sinh học của người nhiễm HIV hoặc khi trẻ bú sữa mẹ nhiễm HIV.
Mọi người cần tham gia phản bác lại quan niệm sai lầm này, bởi nó gây ra nỗi sợ hãi, làm tăng sự kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến nhiễm HIV/AIDS, qua đó làm cho HIV ngày càng lan rộng hơn. HIV có trong nước bọt, vậy ăn uống chung có bị lây bệnh không? Bị người nhiễm HIV cắn có bị lây không?
Cả hai trường hợp đều không lây. Ăn uống chung không lây vì nước bọt không có HIV hoặc chỉ có với số lượng rất ít (dưới 1 virus/ml ) không đủ lây bệnh. Ðối với trường hợp bị người nhiễm HIV cắn, chỉ lây khi vết cắn chảy máu và răng miệng của người cắn có vết lở chảy máu.
Câu39.

HIV có trong nước bọt, vậy ăn uống chung có bị lây bệnh không? Bị người nhiễm HIV cắn có bị lây không?

Cả hai trường hợp đều không lây.

Ăn uống chung không lây vì nước bọt không có HIV hoặc chỉ có với số lượng rất ít ( dưới 1 virus/ml ) không đủ lây bệnh.

Đối với trường hợp bị người nhiễm HIV cắn , chỉ lây khi vết cắn chảy máu và răng miệng của người cắn có vết lở chảy máu.
Những hành vi không làm lây nhiễm HIV (http://quangninhpac.vn/index.php/kien-thuc-hiv-aids/948-kien-thuc-hiv-aids/491-nhung-hanh-vi-khong-lam-lay-nhiem-hiv)

- Hôn và ôm: những hành vi này không làm cho virut từ máu hoặc tinh dịch của người nhiễm xâm nhập vào cơ thể của người kia được.
- Muỗi đốt: HIV không tồn tại lâu bên ngoài cơ thể con người. Ngoài ra muỗi không hút máu của người này và nhả vào cơ thể của người kia - chúng hút máu và "tiêu hoá" máu. Chữ "H-Human" trong HIV có nghĩa là "người". Như vậy virut chỉ có thể sống được trong cơ thể người mà thôi.
- Dùng chung bồn tắm với người nhiễm HIV: Vì dịch tiết của người nhiễm không thể đi vào cơ thể người không nhiễm qua bồn tắm được.
- Dùng chung bàn chải răng với người nhiễm HIV: Hầu như chưa bao giờ xảy ra tình trạng nhiễm HIV do dùng chung các vật dụng trong gia đình. HIV không thể tồn tại lâu bên ngoài cơ thể con người. Sau khi ra khỏi cơ thể của người nhiễm, virut phải tìm cách đi vào cơ thể người khác ngay thì mới sống được - điều này không thể xảy ra nếu không có quan hệ tình dục hoặc sử dụng chung bơm kim tiêm. Nhưng để an toàn chúng ta nên khuyên người nhiễm không dùng chung bàn chải dánh răng với người khác.- Dùng chung dao cạo râu và các vật dụng sắc nhọn khác: Trên lý thuyết, nếu có máu tươi dính vào dụng cụ sắc nhọn và ngay sau đó dụng cụ này được một người không nhiễm sử dụng hoặc người này bị đâm ngay thì nguy cơ lây nhiễm có thể xảy ra. Tuy nhiên trên thực tế, chưa ai bị nhiễm theo cách này. Nhưng để an toàn chúng ta nên khuyên người nhiễm không dùng chung dao cạo râu với người khác.
- Các tiếp xúc thông thường khác: tất cả các kiểu tiếp xúc thông thường như cùng ăn uống, mặc chung quần áo, bơi chung bể bơi, ở cùng nhà, ngủ chung giường (tất nhiên là không quan hệ tình dục), làm việc cùng cơ quan, dùng chung nhà vệ sinh, cắt tóc… không làm cho ai bị nhiễm HIV.
Nguồn: quangninhpac:nhung-hanh-vi-khong-lam-lay-nhiem-hiv (http://quangninhpac.vn/index.php/kien-thuc-hiv-aids/948-kien-thuc-hiv-aids/491-nhung-hanh-vi-khong-lam-lay-nhiem-hiv)

Bắt tay ra mồ hôi có lây HIV


Thứ sáu, 13/12/2013 06:27 GMT+7

Em có một băn khoăn muốn hỏi, hôm trước em đánh boxing, bị rách một đường ở lòng bàn tay. Sau đó em bắt tay với người có HIV. Liệu mồ hôi có làm lây nhiễm bệnh không?



<tbody>
http://m.f13.img.vnecdn.net/2013/12/12/taybe-7823-1386817996.jpg


Ảnh minh họa: Health.

</tbody>


Trả lời:

Chào bạn,

Thực tế mồ hôi không làm lây nhiễm HIV. Điều này được chứng minh bằng thực nghiệm khi xác nhận lượng virus HIV trong mồ hôi là rất thấp và không đủ làm lây nhiễm từ người sang người.

Khẳng định này được củng cố khi trên thực hành lâm sàng chưa ghi nhận trường hợp nào nhiễm HIV chỉ do tiếp xúc với mồ hôi. Ngược lại, ghi nhận rất nhiều gia đình sống chung với người có H, có rất nhiều tiếp xúc trong sinh hoạt (ngủ chung giường, ăn uống chung, sử dụng chung nhà tắm, mặc quần áo chung) đều không phát hiện ca nhiễm mới.

Do vậy, bạn hoàn toàn có thể thoải mái thể hiện sự hòa nhã của mình qua những cái bắt tay như vậy với người có H.

Thân ái.


Bác sĩ Nguyễn Tấn Thủ

http://doisong.vnexpress.net/tin-tuc...v-2922530.html (http://doisong.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/tu-van/bat-tay-ra-mo-hoi-co-lay-hiv-2922530.html)
21. Uống nước chung với người nhiễm HIV/AIDS có chứng chảy máu thường xuyên ở lợi răng có bị lây bệnh không?

http://www.ykhoa.net/tinhduc_gioitinh/AIDS/aids-images/H16.jpg
Không lây, nếu người uống sau không có thương tổn chảy máu trong miệng làm ngõ vào cho HIV. Vả lại, khả năng để lại HIV trên miệng ly của người nhiễm dù là chảy máu lợi răng cũng rất là hy hữu!
http://www.ykhoa.net/tinhduc_gioitin...idsquest21.htm (http://www.ykhoa.net/tinhduc_gioitinh/AIDS/aidsquest21.htm)
33. HIV có trong nước bọt, vậy ăn uống chung có bị lây bệnh không? Bị người nhiễm HIV cắn có bị lây không?
Cả hai trường hợp đều không lây.
Ăn uống chung không lây vì nước bọt không có HIV hoặc chỉ có với số lượng rất ít ( dưới 1 virus/ml ) không đủ lây bệnh.
Đối với trường hợp bị người nhiễm HIV cắn , chỉ lây khi vết cắn chảy máu và răng miệng của người cắn có vết lở chảy máu.
<marquee border="1">HIV LÂY THEO 3 ĐƯỜNG: TÌNH DỤC, ĐƯỜNG MÁU VÀ TỪ MẸ SANG CON</marquee>
http://www.ykhoa.net/tinhduc_gioitinh/AIDS/aidsquest33.htmUống chung cốc với người HIV bị chảy máu răng có lây?(26-07-2013)

Khi đến thăm các bệnh nhân HIV em có uống nước mà nghe nói những người bệnh đó bị chứng chảy máu ở lợi và răng.

http://www.edenboys.org/uploads/2012/thang10/tuan04/Uong-chung-coc-voi-nguoi-HIV-bi-chay-mau-rang-co-lay-1.jpgTuần trước em đi cùng với một tổ chức từ thiện đến thăm các bệnh nhân HIV. Khi đến nhà họ, em có uống nước mà nghe nói những người bệnh đó bị chứng chảy máu ở lợi và răng. Vậy xin hỏi em có bị lây bệnh không?

(Chung)
Chào bạn,
Câu hỏi của bạn rất hay, hiện tại nhiều người cũng có cùng thắc mắc như thế.
Thực tế, không chỉ trên những người bị chứng chảy máu ở nướu răng, mà trong một số trường hợp, nhất là khi người nhiễm HIV ở vào giai đoạn muộn, bệnh nhân có thể nhiễm nấm vùng khoang miệng hay hầu họng. Một số có thể bị những nhiễm trùng vùng da gây lở loát, rỉ máu và dịch mô.
Trong tất cả các tình huống trên có thể khái quát theo công thức như sau: Dịch tiết vốn dĩ an toàn (nước bọt) được pha lẫn với dịch tiết có nguy cơ lây nhiễm (máu), kết quả sẽ cho ra một hỗn hợp dịch tiết dự phòng có nguy cơ lây bệnh, dù khả năng lây nhiễm đã giảm do bị pha loãng.
Trở lại câu hỏi của bạn, tôi xin trả lời về khả năng lây nhiễm HIV ở hai bình diện: Gia đình (tức những người chăm sóc bệnh nhân) và cộng đồng nói chung.
Trên bình diện gia đình, người nhiễm và người chăm sóc cũng nên thận trọng với khả năng nguy cơ này, nhất là khi tiếp xúc thường xuyên trong môi trường thân cận. Gia đình có thể chuẩn bị riêng một số ly tách sạch cho người bệnh sử dụng, đặc biệt là trong các đợt bệnh nhân bị lở loét vùng miệng.
Gia đình nên trao đổi với người bệnh với một thái độ ôn hòa, cảm thông, và hơn ai hết, người nhiễm sẽ nhận ra và có ý thức bảo vệ cho người thân của mình. Lưu ý, đừng cư xử quá cứng nhắc có thể làm tổn thương đến lòng tự trọng của bệnh nhân.
Trên bình diện rộng hơn, tức là cộng đồng, hiện chưa ghi nhận ca nhiễm HIV nào chỉ do uống nước, hay ngồi ăn chung với một ai đó nhiễm HIV. Nếu chỉ nghĩ về tình huống bạn đưa ra và vin vào câu trả lời "có khả năng", thì vô hình chung, chúng ta đang kỳ thị người có H, bởi khả năng xảy ra tình huống này cũng như tỷ lệ lây nhiễm trong tình huống trên là hoàn toàn không thể.
Thân ái.


Theo BS Nguyễn Tấn Thủ - VnExpressBệnh HIV có lây qua vết cắn không AloBacsi? (22-06-2013)


Thưa bác sĩ,

Mấy hôm trước em đi uống bia, vô tình bị một người lạ cắn vào tay, vết thương nhỏ và có chảy ít máu. Em rửa vết thương bằng nước rồi nhưng vẫn còn sợ.

BS ơi, người bị cắn có thể nhiễm HIV không ạ? Tỷ lệ em mắc HIV có cao không? Em xin BS trả lời cho em biết vì mấy đêm nay em rất lo lắng!

Em cảm ơn BS nhiều. (Phan Minh - minh…@gmail.com)
BS-CK1 Bùi Thường Hương Thy:
http://www.edenboys.org/uploads/2012/thang10/tuan04/d66HIV.png

Ảnh minh họa

Chào em Minh,

BS rất thông cảm với nỗi lo của em.

Muốn biết có bị lây nhiễm HIV hay không thì phải đi làm xét nghiệm thôi em à, nhưng làm xét nghiệm ngay sau khi có hành vi nguy cơ cũng không kết luận được gì. Bởi, giả sử nhiễm HIV, giai đoạn đầu là giai đoạn "cửa sổ" (thường kéo dài khoảng 2- 12 tuần) tức trong người đã có virus nhưng các xét nghiệm đều cho kết quả âm tính, không có biểu hiện hay triệu chứng gì của bệnh và người đó trở thành nguồn lây rất nguy hiểm.

HIV lây qua 3 con đường chính: do tiêm chích hay truyền máu không bảo đảm nguyên tắc, quan hệ tình dục không an toàn (lây nhiễm từ dịch tiết hay các vết xước nhỏ ở bộ phận sinh dục) và lây do mẹ truyền sang thai nhi.

Như vậy, HIV muốn gây bệnh cần phải hội đủ 2 yếu tố: đủ số lượng virus và tiếp xúc trực tiếp với máu.

Em có vết thương chảy máu, người cắn em cũng phải có vết thương chảy máu thì khả năng lây nhiễm cao. HIV cũng có trong nước bọt, đàm nhớt có lẫn máu, nước mắt nhưng rất rất ít (dưới 1 virus/ml), không đủ để lây.
Tỷ lệ em mắc HIV có cao không còn tùy vào người cắn em có nguy cơ cao nhiễm HIV hay là miệng người nhiễm HIV chảy máu hay không.

Lo lắng bây giờ cũng không giải quyết được gì. Điều cần làm là em nên đi xét nghiệm máu tìm HIV sau 3 tháng.

Tóm lại, nếu có điều kiện em nên đến các Trung tâm Y tế Dự phòng Quận/ Huyện hay Thành phố để được tư vấn kỹ hơn (tại đây có chương trình tư vấn trước và sau xét nghiệm).
Thân mến!
Hôn bạn trai bị HIV sợ lây bệnh
êu nhau được gần một năm, anh ấy mới thú thật là bị HIV. Em rất sốc. Hai đứa chưa quan hệ nhưng đã hôn nhau nhiều lần rồi.


Em đang lo lắm không biết mình có bị nhiễm bệnh từ bạn trai không. Làm sao để biết được? Em có nên chia tay anh ấy bây giờ? Liệu có ai từng lấy người bị bệnh thế kỷ như thế không? (Thuynguyen19…@gmail.com).


http://afamily1.vcmedia.vn/k:Article/2013/01/16/honjpg1358303738500x0/hon-ban-trai-bi-hiv-so-lay-benh.jpg
Trả lời:

HIV không lây qua các tiếp xúc thông thường như ôm, hôn, bắt tay, ăn chung chén dĩa, dùng chung nhà vệ sinh… Bệnh lây qua 3 đường: máu, quan hệ tình dục không an toàn, người mẹ nhiễm HIV truyền qua thai nhi.

Trường hợp của hai bạn chỉ hôn nhau, chưa quan hệ tình dục thì khả năng lây bệnh sẽ không xảy ra mặc dù một số tài liệu cảnh báo việc hôn người HIV mà trong miệng hai người đều bị trầy xước hoặc chảy máu có thể lây bệnh. Tuy nhiên cho đến nay, trên thế giới chưa có phát hiện trường hợp nào lây nhiễm HIV do hôn nhau như thế.

Nếu quá lo lắng, bạn có thể đến cơ sở y tế làm xét nghiệm máu để biết mình có nhiễm HIV hay không. Chỉ có một cách duy nhất đó thôi.

Về việc bạn hỏi có nên chia tay anh ấy hay không thì tùy thuộc vào tình yêu của bạn dành cho người yêu như thế nào. Bạn hãy bình tĩnh tự hỏi xem liệu mình có đủ can đảm chấp nhận lấy người chồng có HIV không? Bạn có thể thuyết phục được gia đình mình cũng chấp nhận anh ấy hay không? Sau khi đặt ra những vấn đề đó, chính bạn mới là người có câu trả lời chính xác nhất cho tương lai của mình.

Cũng xin chia sẻ với bạn, hiện nay có rất nhiều người chấp nhận lấy chồng hoặc vợ có HIV, điều quan trọng là cả hai biết cách bảo vệ cho nhau. Các cặp vợ chồng ấy vẫn có con như bình thường, nhưng cần phải đến bác sĩ tư vấn trước khi quyết định sinh con.
(Theo Suckhoe)

weixian97
05-04-2014, 18:54
nhưng lúc đó em sợ môi nó đang chảy máu môi em cũng vậy.Anh cho em hỏi luôn là nhiễm hiv từ bé ma sống đên 16 tuôi có được không

songchungvoi_HIV
05-04-2014, 18:55
nhưng lúc đó em sợ môi nó đang chảy máu môi em cũng vậy.Anh cho em hỏi luôn là nhiễm hiv từ bé ma sống đên 16 tuôi có được không
sợ môi nó đang chảy máu môi => Khi nào bạn nhìn thấy mồm nó học máu như thổ huiye61t thì lúc đó hãy nói

songchungvoi_HIV
05-04-2014, 18:56
nhưng lúc đó em sợ môi nó đang chảy máu môi em cũng vậy.Anh cho em hỏi luôn là nhiễm hiv từ bé ma sống đên 16 tuôi có được không
Theo bạn thì nó nhiễm từ đâu????

weixian97
05-04-2014, 19:16
em nghị nó nhiễm từ bố nhưng em đang thắc mắc liệu khi nhiễm hiv sống đươc đến 16 tuổi không

weixian97
05-04-2014, 19:17
Anh cho em lời khuyên thế nào đi em đang sợ quá luc đó em bi chảy máu ở môi :((((

Charles
05-04-2014, 19:21
em nghị nó nhiễm từ bố nhưng em đang thắc mắc liệu khi nhiễm hiv sống đươc đến 16 tuổi không

HIV không lây qua các tiếp xúc thông thường khác: tất cả các kiểu tiếp xúc thông thường như cùng ăn uống, mặc chung quần áo, bơi chung bể bơi, ở cùng nhà, ngủ chung giường (tất nhiên là không quan hệ tình dục), làm việc cùng cơ quan, dùng chung nhà vệ sinh, cắt tóc… không làm cho ai bị nhiễm HIV. (http://www.diendanhiv.vn/)

songchungvoi_HIV
05-04-2014, 19:23
em nghị nó nhiễm từ bố nhưng em đang thắc mắc liệu khi nhiễm hiv sống đươc đến 16 tuổi không


Anh cho em lời khuyên thế nào đi em đang sợ quá luc đó em bi chảy máu ở môi :((((
Dạ xin thưa Bé nhiễn HIV từ mẹ, nếu mẹ nhiễm HIV, trong quá trình mang thai, bé có nguy cơ nhiễm HIV ở thai tuần 14 trở đi, Nếu Bố k nhiễm thì ắc mẹ k nhiễm, mà mẹ k nhiễn tất hiển nhiên bé k nhiểm, Và cũng k phải bố nhiễm HIV thì bắc buộc mẹ phải nhiễm HIV.
​Hiv lây truyền từ mẹ sang con như thế nào?
Qua nghiên cứu thuần tập của WHO trên 100 bà mẹ mang thai nhiễm HIV (không được can thiệp) cho thấy có khoảng 9 trẻ bị nhiễm HIV từ mẹ sang con trong giai đoạn mang thai, 17 trẻ bị lây nhiễm HIV trong giai đoạn chuyển dạ và 10 trẻ bị nhiễm HIV trong giai đoạn bú mẹ. Như vậy, cứ 100 trẻ sinh ra từ các bà mẹ bị nhiễm HIV thì có 36 trẻ bị lây nhiễm HIV từ mẹ sang con…

http://www.hivquangtri.org.vn/Upload/Tintuc/lay%20truyen%20HIV%20tu%20me%20sang%20con%201.JPG
Mẹ có thể lây truyền HIV cho con trong thời gian mang thai.

Lây truyền trong thời kỳ mang thai
Sự lây truyền HIV qua con đường này có thể xảy ra rất sớm, ngay khi người mẹ mang thai mới được 8 tuần và có thể kéo dài trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, người ta nhận thấy có tỷ lệ lây truyền HIV qua rau thai cao vào thời kỳ tuổi thai được trên 18 tuần.
http://www.hivquangtri.org.vn/Includ...713&MenuID=253 (http://www.hivquangtri.org.vn/Include/index.asp?option=2&ChitietID=713&MenuID=253)
Các nhà khoa học đã tìm thấy HIV trong gan, thận, não của bào thai 13 tuần tuổi của người mẹ nhiễm HIV. Ngoài ra, người ta còn tìm thấy có các bất thường về tổ chức học, đặc biệt ở não và tuyến hung của các bào thai nhiễm HIV. Ở một số trẻ sinh ra từ người mẹ nhiễm HIV đã có các rối loạn miễn dịch, đặc biệt là sự bất thường về số lượng tế bào CD4 cho thấy có sự lan truyền HIV rất sớm từ mẹ sang con. Sự lây truyền HIV từ mẹ sang con có thể xảy ra trong suốt thời kỳ mang thai qua bánh rau. Các nhà chuyên môn còn gọi đây là kiểu “lây truyền dọc”.

Vai trò của bánh rau trong việc lây truyền HIV trong tử cung rất phức tạp và còn nhiều điểm chưa rõ. Cấu trúc và đặc điểm chức năng của bánh rau thay đổi theo tiến triển của thai nghén. Bình thường, mặt bánh rau có cấu tạo đặc biệt, bao gồm nhiều “màng ngăn”. Các vách ngăn này có chức năng như các “hàng rào” bảo vệ, chỉ “cho phép” những gì tinh túy nhất của người mẹ như chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất, kháng thể… được đi qua để sang nuôi dưỡng bào thai, chứ không cho vi khuẩn, virut… chui sang để gây hại cho thai nhi. Như vậy, thông thường nhờ có bánh rau nên cho dù có nhiễm virut ở mẹ thì virut cũng bị màng ngăn của rau thai chặn lại và không truyền qua thai được.

Tuy nhiên, khi bánh rau có vấn đề như bị nhiễm khuẩn (làm tổn hại đến vách ngăn này) hoặc bề dày của bánh rau (vách ngăn) mỏng đi vào nửa sau thai kỳ, HIV tự do hay nằm trong các tế bào dễ dàng di chuyển qua bánh rau vào thai nhi. Khoảng 20- 30% số trẻ em bị lây truyền HIV từ mẹ được cho là bị lây truyền qua bánh rau. Tỷ lệ này có thể tăng lên nếu tuổi của mẹ tăng, mẹ bị sơ nhiễm HIV trong khi đã có thai (khi đó nồng độ HIV trong máu rất cao) hoặc nếu mẹ đã mang thai rồi mới bị nhiễm HIV thì nguy cơ lây truyền HIV sang con qua bánh rau tăng lên. Tương tự như vậy, người mẹ bị nhiễm HIV ở giai đoạn muộn mới mang thai thì nguy cơ này cũng tăng lên.
Lây truyền trong khi sinh
Sự lây truyền HIV từ mẹ sang con có thể xảy ra muộn quanh thời kỳ chuyển dạ. Nguyên nhân khi đứa trẻ “đi qua” đường sinh dục của mẹ để ra ngoài đã tiếp xúc trực tiếp với dịch âm đạo (nuốt nước ối, virut trong máu và dịch âm đạo của mẹ có chứa HIV) hoặc do sự trao đổi máu mẹ – thai nhi khi chuyển dạ (ở giai đoạn này các cơn co tử cung của mẹ có thể “bơm mạnh” máu mẹ chứa HIV vào tuần hoàn của thai nhi làm cho trẻ dễ bị nhiễm HIV từ mẹ). Có khoảng 50- 60% số trẻ em bị lây truyền HIV trong giai đoạn này. Tuy nhiên nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con trong khi sinh sẽ tăng lên trong trường hợp đẻ khó, chuyển dạ kéo dài, phần mềm của người mẹ bị dập nát, thai bị xây xước, sang chấn…

Thời gian từ khi vỡ ối đến khi sinh càng dài thì nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con càng cao, nhất là khi thời gian này trên 4 giờ. Các nghiên cứu cho thấy, cứ mỗi giờ sau khi vỡ ối, nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con tăng thêm 2%.

Nghiên cứu các trẻ sinh đôi, sinh ba… của các bà mẹ bị nhiễm HIV cho thấy, đứa trẻ sinh ra trước thường có nguy cơ bị nhiễm HIV cao hơn đứa trẻ sinh ra sau (đứa trẻ ra trước tiếp xúc trực tiếp với nhiều dịch tiết âm đạo có chứa HIV của mẹ nhiều hơn, nên nguy cơ bị nhiễm HIV lớn hơn so với đứa ra sau). Cũng vì lý do này mà một số chuyên gia cho rằng, việc rửa âm đạo khi chuyển dạ bằng các chất diệt virut vừa không gây nguy hại cho mẹ và thai nhi vừa làm giảm nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con khi sinh.
Suckhoedoisong
http://www.hivquangtri.org.vn/Includ...713&MenuID=253 (http://www.hivquangtri.org.vn/Include/index.asp?option=2&ChitietID=713&MenuID=253)

weixian97
05-04-2014, 20:00
Thế sao em lại có đủ các triệu chứng thế các anh hic hic

weixian97
05-04-2014, 20:01
Ý của em hỏi anh là khi sinh ra nhiễm hiv trẻ em thường sống được bao nhiêu năm co đến được 16 tuổi không ạ?

songchungvoi_HIV
05-04-2014, 20:05
Thế sao em lại có đủ các triệu chứng thế các anh hic hic


Ý của em hỏi anh là khi sinh ra nhiễm hiv trẻ em thường sống được bao nhiêu năm co đến được 16 tuổi không ạ?
Trên thế giới có 8 tỷ người mỗi ngày cũng ngần ấy 8 tỷ người ăn chung, uống chung, đi chung nhà xí, tắm chung bồn tắm, bể bơi, mặc chung quần áo, giặc chung, ngủ chung, hôn sâu => Nếu nhiễm HIV từ con đường này thì 8 tỷ người đi về đâu??????? TC cũa bạn là suy diễn, kỳ thị, hoang tưởng, thiếu kiến thức cần đọc kiến thức tại đường link này, bấm vào để xem:
Tổng quan Kiến thức cơ bản về HIV/AIDS (http://diendanhiv.vn/threads/5095-Tong-quan-Kien-thuc-co-ban-ve-HIV-AIDS)Một số kiến thức cơ bản phổ thông về hiv/aids (http://diendanhiv.vn/threads/6071-Mot-so-kien-thuc-co-ban-pho-thong-ve-hiv-aids)

weixian97
05-04-2014, 20:13
thế bây giờ có cần đi xét nghiệm nữa không anh

songchungvoi_HIV
05-04-2014, 20:14
thế bây giờ có cần đi xét nghiệm nữa không anh
Có nguy cơ đâu mà XN????? XN tìm con gì????? :khi875437::zk2059:

weixian97
05-04-2014, 20:18
Nhưng lúc đó môi em cũng nẻ chảy máu môi nó cũng vậy huhu

songchungvoi_HIV
05-04-2014, 20:22
Nhưng lúc đó môi em cũng nẻ chảy máu môi nó cũng vậy huhu
sợ môi nó đang chảy máu môi => Khi nào bạn nhìn thấy mồm nó học máu như thổ huyết rời bạn hứng một chén máu và uống thì lúc đó => mới có nguy cơ

weixian97
05-04-2014, 20:24
vâng thế em cảm ơn anh thế em đã yên tâm 100% chưa ạ

tôi ơi đừng tuyệt vọng
08-04-2014, 10:48
mọi người đã tư vấn cho bạn như vậy rồi mà bạn vẫn còn chưa yên tâm thì mình không biết phải nói làm sao với bạn nữa đây?
hoang tưởng rồi lo lắng quá mức đôi khi lại dẫn đến kỳ thị...

UTMIENTAY
08-04-2014, 13:05
vâng thế em cảm ơn anh thế em đã yên tâm 100% chưa ạ

Bạn nên tin tưởng những gì mà mọi người đã tư vấn cho bạn nhe. Nếu ăn chung mà bị H chắc cả thế giới này bị hết rồi.

van123hp
08-04-2014, 13:39
bạn không có nguy cơ với H nhé