PDA

View Full Version : Cập nhật các câu hỏi và trả lời về xét nghiệm HIV.



freedom
29-06-2013, 01:29
-Gần 4 tháng trước em quan hệ tình dục không an toàn. Nghi ngờ có khả năng bị nhiễm HIV, hôm nay em đã đi xét nghiệm máu ở bệnh viện đa khoa tỉnh.
-Xét nghiệm theo phương pháp nhanh, kỹ thuật xét nghiệm SD Bioline. Kết quả là "Chưa phát hiện có kháng thể kháng HIV ". Từ đó tới nay em chưa có biểu hiện gì của bệnh HIV cả. Xin hỏi sau gần 4 tháng em mới đi xét nghiệm và kết quả như trên đã chính xác chưa, em có phải đi xét nghiệm lại nữa không. Cám ơn bác sĩ - (Hoàng Văn Hùng).
Trả lời:
-Mối lo ngại của bạn liên quan đến hiểu biết về "giai đoạn cửa sổ", một khái niệm thường nghe thấy trong các tài liệu truyền thông về dự phòng lây nhiễm HIV. Tôi xin nói rõ một chút về khái niệm này như sau:
-Xét nghiệm HIV thường dùng nhằm kiểm tra sự hiện diện của kháng thể (một dạng protein do cơ thể tạo ra phóng thích vào máu) chứ không phải phát hiện virus HIV trong cơ thể. Sau khi bị virus HIV xâm nhập, cơ thể phải mất một thời gian mới tạo được kháng thể chống lại HIV. Nói cách khác, nếu làm xét nghiệm trong khoảng thời gian từ lúc virus xâm nhập cho đến khi cơ thể sản sinh được đủ lượng kháng thể thì kết quả có thể âm tính trong khi người làm xét nghiệm đã bị nhiễm HIV rồi.
-Thời gian “lưng chừng” trên được gọi là giai đoạn cửa sổ. Giai đoạn này dài hay ngắn tùy từng người và phụ thuộc vào từng loại xét nghiệm. Song nhìn chung, thời kỳ cửa sổ kéo dài trung bình dao động trong khoảng 6 tuần đến 3 tháng, rất ít trường hợp kéo dài hơn.
-Do vậy, kết quả xét nghiệm “không phát hiện kháng thể kháng HIV” thường đồng nghĩa với câu trả lời “bạn không nhiễm HIV tính từ thời điểm 3 tháng trở về trước". Nếu bạn vẫn có hành vi nguy cơ trong vòng 3 tháng đến khi xét nghiệm, thì tình trạng nhiễm có thể không thể hiện trên kết quả này.
-Theo tiêu chuẩn chẩn đoán HIV âm tính, nghĩa là người đó không nhiễm HIV thì cần hội đủ những điều kiện sau:
- Hai lần xét nghiệm âm tính liên tiếp cách nhau ít nhất 3 tháng và không có hành vi nguy cơ nào trong khoảng thời gian giữa 2 lần xét nghiệm đó.
- Chỉ cần một lần xét nghiệm âm tính, cách lần gần nhất có hành vi nguy cơ là 3 tháng.
Như vậy, tình huống của bạn, kết quả xét nghiệm âm tính cách lần gần nhất có hành vi nguy cơ đã trên 3 tháng, bạn đã đủ tiêu chuẩn chẩn đoán là “không nhiễm HIV”

freedom
29-06-2013, 01:31
Hỏi: Bác sĩ ơi! Cách đây hai tháng, tôi đã có quan hệ tình dục với gái mại dâm nhưng không dùng bao cao su. Tôi đang rất lo lắng. Tôi có nên đi xét nghiệm HIV không và xét nghiệm vào lúc nào là chính xác, thưa bác sĩ?Nguyễn Văn. M (TP. Biên Hòa)Trả lời:Sau khi xâm nhập cơ thể, virus sẽ đi thẳng vào trong máu và bắt đầu quá trình sinh sản và tăng nhanh trong máu với thời gian từ 4 – 8 tuần. Khi đó, cơ thể sẽ sản xuất ra kháng thể chống lại virus. Tuần thứ 10, kháng thể sẽ cao nhất trong máu. Người ta sẽ xét nghiệm máu để tìm kháng thể kháng HIV. Khi tìm thấy kháng thể, người này sẽ có kết quả HIV dương tính.Bình thường người nhiễm HIV sẽ không có triệu chứng gì hoặc có thể có triệu chứng của một người nhiễm siêu vi thông thường, như: sốt nhẹ, phát ban… Sau một tuần, các triệu chứng này sẽ tự khỏi. HIV sẽ tiếp tục âm thầm phát triển trong cơ thể, chỉ khi hệ thống miễn dịch bị suy giảm, cơ thể sẽ mắc các bệnh nhiễm trùng, như: tiêu chảy, viêm phổi, viêm hạch… Người ta gọi là nhiễm trùng cơ hội.Xác định nhiễm HIV chính xác nhất là 12 tuần sau khi HIV xâm nhập cơ thể. Một số trường hợp rất ít có thể phát hiện sau 6 tháng.Chúng tôi có thể hiểu được những lo lắng của bạn. Dù rằng theo các tài liệu nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ lây truyền HIV qua quan hệ tình dục không an toàn một lần khá thấp, chỉ từ 0,01-1%. Tuy nhiên bạn không nên chủ quan vì vẫn có người chỉ quan hệ tình dục với người nhiễm HIV một lần đã có thể nhiễm HIV.Vì thế, khi đủ thời gian 3 tháng, bạn cần đến các phòng khám ngoại trú HIV dành cho người lớn để được tư vấn và tiến hành xét nghiệm tìm HIV. Chúc bạn may mắn.BS. Võ Thị Kim Loan (Giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS)

freedom
29-06-2013, 01:39
"Nếu tính từ ngày virus HIV xâm nhập cơ thể thì sau đó 2 tháng xét nghiệm có thể phát hiện được bệnh không?".
Trả lời:
Sau khi xâm nhập cơ thể, virus có 3 kiểu hình nhân lên:
- Virus nhân lên nhanh chóng vào tuần đầu, lúc này nó lan khắp cơ thể, có thể thấy virus ở trong dịch não và tuỷ sống trước cả khi phát hiện được ở trong máu.
- Sau 3 đến 6 tuần lễ, nhiễm trùng bắt đầu giảm, 95% số người bị nhiễm vẫn khỏe mạnh và không nghĩ mình bị nhiễm.
- Nhiễm trùng diễn biến thầm lặng. Việc xét nghiệm tìm virus có hiệu quả nhất, chính xác nhất thường sau 2-3 tháng. 95% bệnh nhân xét nghiệm tìm ra bệnh không dưới 5 tháng sau khi bị nhiễm. Ở một số người, có khi còn sau cả vài năm.
Các xét nghiệm máu hiện nay thường qua 2 bậc:
Các xét nghiệm bậc 1 thường là test nhanh và được tiến hành 2 lần để giảm bớt sai lệch do kỹ thuật viên hoặc thiết bị gây lên. Nếu thử nghiệm bậc 1 dương tính, lúc đó một loạt các xét nghiệm bậc 2 được dùng dể khẳng định.
Từ 2 - 3 tháng trở đi là giai đoạn xét nghiệm tìm HIV khá chính xác. Nếu nghi ngờ, bạn nên đi làm xét nghiệm được rồi.

freedom
29-06-2013, 01:46
Xin chào bác sĩ ! Tôi xin trình bày tất cả vấn đề về nguy cơ . Nguy cơ của tôi là về Hiv, kim tiêm đã làm rớt xuống bàn có vết máu , sau đó người lấy máu đã cầm lên và tiêm lấy máu tôi. Nhân viên lấy máu tại Hòa Hảo Medic Tp.HCM; sau đó tôi có làm xét nghiệm: hiv ag/ab combo 2 lần, tại Medic Hòa Hảo ; lần 1, sau 28 ngày, kết quả Neg : 0.33,-lần 2 , sau 36 ngày: kết quả Neg : 0.25. Xin cho tôi hỏi thời gian như thế là xét nghiệm được chưa . Hãy cho tôi thông tin về loại xét nghiệm này có hiệu lực là bắt đầu từ ngày mấy sau khi bị phơi nhiễm ; Độ nhạy của xét nghiệm này là bao nhiêu ; Độ chính xác nhất của loại xét nghiệm này là bao nhiêu là . Chân thành cám ơn bác sĩ
hitman_moto@....
Trả lời:
Thông thường nếu một người có nguy cơ phơi nhiễm thì ít nhất 4 tuần mới có chỉ định tìm kháng thể. Kháng thể HIV xuất hiện sớm nhất từ tuần thứ 4 tuy nhiên cũng tùy đáp ứng miễn dịch của từng cơ địa mỗi người mà kháng thể có thể xuất hiện chậm hơn có thề từ vài tháng đến chậm nhất là 6 tháng. Đó là lý do tại sao chúng ta thường cho chỉ định và theo dõi xét nghiệm tìm kháng thể từ 1 tháng đến 6 tháng với điều kiện trong suốt thời gian này người có nguy cơ phơi nhiễm ko có thêm hành vi nguy cơ cao nào nữa.
Như vậy, chỉ định xét nghiệm HIV đầu tiên được thực hiện sau 4 tuần kể từ khi có nguy cơ phơi nhiễm. Nếu kết quả lần thứ nhất âm tính thì khách hàng được tiếp tục chỉ định xét nghiệm lần 2 sau 3 tháng ( kể từ khi bị phơi nhiễm) với điều kiện ko được có bất cứ hành vi nguy cơ cao nào khác nữa trong thời gian 3 tháng này. Nếu kết quả xét nghiệm lần 2 âm tính thì khách hàng có thể an tâm và cần làm xét nghiệm thêm lần 3 vào lúc 6 tháng kể từ khi phơi nhiễm. Nếu cả 3 lần xét nghiệm đều âm tính thì xem như ko còn lo lắng gì nữa.
Trong trường hợp của bạn, bạn đã xét nghiệm sau 28 ngày (kết quả âm tính) là việc làm đúng. Việc bạn tiếp tục xét nghiệm lần 2 vào 36 ngày là ko cần thiết. Việc bạn nên làm là xét nghiệm lại vào lúc 3 tháng kể từ khi có nguy cơ phơi nhiễm theo như những gì đã được trình bày nói trên. Tuy nhiên cần khẳng định tại thời điểm này qua xét nghiệm không tìm thấy kháng nguyên cũng ko tìm thấy khán thể kháng HIV trong mẫu máu.
Về thuốc thử Combo HIV1/2 Ag/Ab, đây là thuốc thử theo kỹ thuật ELISA tìm kháng nguyên và kháng thể, là loại thuốc thử có độ nhạy và độ đặc hiệu rất cao nên dùng trong xét nghiệm sàng lọc HIV rất tốt. Với thuốc thử này nếu như người có nguy cơ phơi nhiễm và có khả năng bị nhiễm thì phản ứng sẽ dương tính và khi đó cần làm xét nghiệm khẳng định kháng nguyên hay kháng thể.
TS BS Hoàng Lan

freedom
29-06-2013, 01:49
<tbody>
Thưa bác sĩ, cách đây khoảng hơn 5 tháng em có quan hệ tình dục ( OS và quan hệ có BCS ). sau khi quan hệ e có các triệu chứng như HIV cụ thể sau 2 tuần dương vật e có tiết dịch trắng vào buổi sáng, tinh hoàn đau nhức, sốt nhẹ. e đã làm các xét nghiệm lậu cầu, chlamidia, giang mai tại tuần thứ 2.5 sau nguy cơ kết quả âm tính. e có đi khám và làm các xn, siêu âmvề chức năng sinh sản, bsĩ chuẩn đoán giãn tĩnh mạch tinh. tuần thứ 6 e có qua hòa hảo làm xn HIV bằng pp combo( ag/ab - P24) kết quả âm tính. tuần thứ 8 em xn HIV bên pasteur 3pp kết quả âm tính. tuần thứ 10,12,14 em có qua hòa hảo làm xn HIV, chlamidia,lậu, giang mai kết quả âm tính. tuần 21 em lại qua pasteur làm xn giang mai và hiv( 3pp) kết quả âm tính. Vậy bác sĩ cho e hỏi là e đã có thể loại bỏ nguy cơ hiv ra khỏi đầu được chưa.? e có cần làm xn lại nữa ko? thời gian cửa sổ nhiều nhất để sinh kháng thể là bao lâu? từ lúc nguy cơ đến nay đã gần 6 tháng nếu xn lại thì e có thể làm loại xn gì để chính xác nhất ( test nhanh, pcr, western blot ? ) để xn, nếu sau 6 tháng e xn hiv vẫn âm tính thì có cần làm tiếp nữa ko, em rất hoang mang. Rât mong nhận được sự tư vấn bác sĩ. Em xin chân thành cảm ơn!





Chào em,
Em đi xét nghiệm tại viện Pasteur TP. HCM để phát hiện kháng thể HIV (3 phương pháp) vào tuần thứ 21 sau phơi nhiễm nghĩa là đã sau giai đoạn cửa sổ, cho kết quả Âm tính là em có thể loại bỏ nguy cơ nhiễm HIV được rồi vì đây là qui trình xét nghiệm chẩn đoán HIV chuẩn, được thực hiện tại một cơ sở y tế lớn, có thẩm quyền được xét nghiệm và khẳng định kết quả nhiễm HIV tại TP. HCM.
Hiện nay em không cần đi xét nghiệm lại.
Giai đoạn cửa sổ để sinh kháng thể kéo dài lâu nhất là dưới 3 tháng.
Từ lúc có nguy cơ nhiễm đến nay đã gần 6 tháng, tuy đã có thể khẳng định được kết quả âm tính theo kết quả xét nghiệm nêu trên, nhưng nếu muốn xét nghiệm lại thì em vẫn chỉ cần yêu cầu làm xét nghiệm theo 3 phương pháp là đủ để khẳng định kết quả.
Nếu sau 6 tháng mà kết quả vẫn âm tính thì không cần tiếp tục xét nghiệm nữa.
Thân ái
PGS.TS. Cao Minh Nga
Phó Khoa Xét nghiệm

</tbody>

freedom
29-06-2013, 02:26
Em có nguy cơ nhiễm Hiv rất cao. Em đi xét nghiệm ở Chân Trời Mới tuần thứ 14 thì cho kết quả âm tính. Lúc đầu em vào đó thì người ta bảo 3 tháng xét nghiệm là chính xác. Sau 3 tháng em đến xét nghiệm âm tính thì người ta lại bảo sau 6 tháng mới chính xác. Em không biết làm thế nào cả. Chị cho em hỏi là sau bao lâu thì chính xác. Bây giờ em muốn xét nghiệm lại thì làm phương pháp nào là tốt nhất?
Trả lời
Chào em!
Trong bài chia sẻ của em, em không chia sẻ rõ nguy cơ của mình trước đó. Chi xin được chia sẻ những thắc mắc của em.
_Về thời gian xét nghiệm chính xác: Thời kỳ cửa sổ là thời gian sau khi đã nhiễm HIV nhưng cơ thể chưa kịp sản xuất kháng thể hoặc lượng kháng thể sinh ra quá nhỏ. Xét nghiệm khi đó chưa tìm được mầm bệnh. Thường thì thời kỳ này là trong vòng 2-12 tuần (thường quy định là 3 tháng), cũng có người dài hơn, nhưng nói chung không quá 6 tháng.
_Về phương pháp xét nghiệm: Mỗi phương pháp xét nghiêm khác nhau, mỗi loại máy móc khác nhau cho phép xác định HIV trong một thời gian khác nhau. Vì vậy khi đi xét nghiệm, tốt nhất là em nên hỏi bác sĩ xem phương pháp mình làm có thể xác định chính xác trong thời gian bao lâu.
Vì thế: Hiện nay, “thời gian cửa sổ” được cập nhật mới nhất là 12 tuần nếu sau 12 tuần các xét nghiệm của em đều âm tính thì em hãy yên tâm đi nhé. Các trường hợp sau 3 tháng âm tính, nhưng sau 6 tháng dương tính tỉ lệ rất thấp, chỉ là 1/10.000 thôi. Xét nghiêm lại lúc 6 tháng chỉ là thủ tục thôi. Nếu sau 3 tháng âm tính thì em xả stress được rồi.

freedom
29-06-2013, 02:46
-Hôm trước mình ra trung tâm Chân Trời Mới có gặp bác sĩ và hỏi về thời gian xét nghiệm chính xác,sau đây là nguyên văn lời tư vấn của bác sĩ : "Thời gian xét nghiệm chính xác nhất là sau 12 tuần kể từ khi có nguy cơ,nếu âm tính thì hoàn toàn yên tâm"
-Mình cũng có hỏi tại sao cùng là Chân Trời Mới mà có nơi tư vấn là 3 tháng lại có nơi nói là 6 tháng thì bác sĩ nói rằng
+Họ vẫn còn dùng thông tin cũ,chưa cập nhật kiến thức mới
+Họ lấy ngày bạn đi xét nghiệm là ngày nguy cơ nên sẽ hẹn bạn xn lại sau 3 tháng nữa
+Họ xét nghiệm để đủ chỉ tiêu(BS nói rằng 1 trung tâm CTM 1 tháng phải đạt dc chỉ tiêu bao nhiêu xn) nên họ cũng xn cho bạn rồi hẹn 3 tháng quay lại xn tiếp
-Tóm lại những bạn nào xn sau 12 tuần thì hoàn toàn yên tâm,nếu bạn nào còn lo lắng chưa an tâm thì có thể tiếp tục xn giải trí nhưng 12 tuần là chính xác

Buonqua
01-07-2013, 08:45
Người ta thường gọi là xét nghiệm HIV hay xét nghiệm AIDS, nhưng các xét nghiệm thông thường hiện nay về thực chất nó không phải là xét nghiệm tìm con vi rút HIV, mà là tìm kháng thể chống lại HIV( antibody HIV)
Khoảng 3 đến 6 tháng sau khi HIV vào cơ thể, cơ thể sẽ tạo ra chất kháng thể chống lại HIV. Đáng buồn là kháng thể này bất lực, không trị được HIV. Nhưng kháng thể là dấu hiệu cho thấy có nhiễm HIV. Do đó xét nghiệm HIV (http://tuvansuckhoe24h.com/tu-van-hiv/xet-nghiem-hiv)là tìm kháng thể HIV. Nhược điểm của cách xét nghiệm này là có khi có nhiễm vi rút HIV nhưng không tìm ra kháng thể vì kháng thể chưa có. Do đó người ta rất lưu ý “thời kỳ cửa sổ”.
Thời kỳ cửa sổ: là thời gian sau khi đã nhiễm HIV nhưng cơ thể chưa kịp sản xuất kháng thể hoặc lượng kháng thể sinh ra quá nhỏ. Xét nghiệm khi đó chưa tìm được mầm bệnh. Thường thì thời kỳ này là trong vòng 2-12 tuần (thường quy định là 3 tháng), cũng có người dài hơn, nhưng nói chung không quá 6 tháng.
Mỗi phương pháp xét nghiêm khác nhau, mỗi loại máy móc khác nhau cho phép xác định HIV trong một thời gian khác nhau. Vì vậy khi đi xét nghiệm, tốt nhất là bạn nên hỏi bác sĩ xem phương pháp mình làm có thể xác định chính xác trong thời gian bao lâu
Hiện nay, “thời gian cửa sổ” được cập nhật mới nhất là 12 tuần nếu sau 12 tuần các xét nghiệm của bạn đều âm tính thì bạn hãy yên tâm đi nhé. Các trường hợp sau 3 tháng âm tính, nhưng sau 6 tháng dương tính tỉ lệ rất thấp, chỉ là 1/10.000 thôi. Xét nghiêm lại lúc 6 tháng chỉ là thủ tục thôi. Nếu sau 3 tháng âm tính thì bạn xả stress được rồi
Các phương pháp xét nghiệm:
Các phương pháp xét nghiệm hiện nay đều là phương pháp gián tiếp ( tìm kháng thể HIV trong máu). Chỉ khi thật cần thiết, hoặc có chỉ định của bác sĩ thì người ta mới dùng đến phương pháp trực tiếp
1.Phương pháp trực tiếp: là xét nghiệm tìm các thành phần có chứa trong virus ( gen p24, …)
- phân lập virút bằng nuôi cấy tế bào nhiễm
- Tìm chất liệu di truyền(ARN và ADN provirus) bằng kỹ thuật PCR
- Phát hiện kháng nguyên virút trong máu ( kháng nguyên p24)
2.Phương pháp gián tiếp: là phương pháp phát hiện kháng thể kháng HIV trong máu
Thử nghiệm sàng lọc :
- Kỹ thuật ngưng kết vi lượng :SÉDORIA – HIV 1,SFP HIV 1 – 2
- Kỹ thuật miễn dịch gắn men : ELISA
- Thử nghiệm nhanh: DETERMINE – HIV ½, MULTISPOT- HIV 1/2
Thử nghiệm xác định
- Kỹ thuật miễn dịch (huỳnh quang – phóng xạ – dải băng)
- Kỹ thuật miễn dịch điện di WESTERN BLOT
Các thử nghiệm khác : Thử nước bọt,nước tiểu
Ba loại kết quả xét nghiệm:
Dương tính: trong máu có kháng thể kháng HIV, có nghĩa là bạn có HIV. Chỉ có trường hợp trẻ sơ sinh là khác, vì có khi bé không có vi rút HIV nhưng lại có kháng thể của mẹ truyền sang. Do đó trể nhỏ sẽ xác định chính xác sau khoảng 18 tháng tuổi.
Âm tính: trong máu không có kháng thể kháng HIV. Có hai khả nǎng: hoặc là bạn không có HIV, hoặc là bạn có HIV nhưng đang ở trong “thời kỳ cửa sổ”.
Không xác định: Nguyên nhân có thể là do bạn đang ở trong “thời kỳ cửa sổ”, cũng có thể do bạn dùng một số loại thuốc nào đó làm ảnh hưởng đến khả nǎng nhận diện kháng thể nên không xét nghiệm được rõ ràng. Những trường hợp này phải xét nghiệm lại.
Liệu có được bí mật không?
Có. Khi gặp gỡ, bác sĩ xét nghiệm sẽ hỏi tên, và có thể cả địa chỉ của bạn, nhưng tên, địa chỉ cũng như kết quả xét nghiệm sẽ được giữ bí mật. Song, nếu bạn cảm thấy không thoải mái thì có thể yêu cầu không để lại địa chỉ.
Hiện nay trung tâm dịch tễ, nhiều bệnh viện và trung tâm y tế ở các thành phố có xét nghiệm HIV (http://tuvansuckhoe24h.com/tu-van-hiv/xet-nghiem-hiv). Các trung tâm y tế tỉnh cũng có dịch vụ này. Bạn có thể đến đó xét nghiệm. Nếu ngại, bạn có thể gọi điện thoại hỏi trước đến cần gặp ai, tên là gì, để khi đến bạn chỉ cần hỏi tên thôi, không phải nói: ”Cho tôi xét nghiệm HIV (http://tuvansuckhoe24h.com/tu-van-hiv/xet-nghiem-hiv)”
Bạn hãy gọi điện cho 1080 hỏi địa chỉ và số điện thoại của các trung tâm y tế quận, tỉnh, nơi thường có dịch vụ xét nghiệm và tư vấn HIV. Hoặc bạn hãy tham khảo danh sách một số cơ sở xét nghiệm và tư vấn HIV/AIDS.
Chi phí xét nghiệm:
Mỗi loại xét nghiệm tùy theo tính chất phức tạp, trang thiết bị xét nghiệm…sẽ có một mức phí khác nhau.
Các phương pháp gián tiếp có mức phí thấp: ở một số điểm có thể xét nghiệm miễn phí, một số điểm khác có mức phí khoảng dưới 100k
Các phương pháp trực tiếp thì giá thành tương đối cao. Do đòi hỏi kỹ thuật cao, tốn nhiều thời gian và trang thiết bị đắt tiền, có thể từ 400-800k
Phải làm gì khi có kết quả xét nghiệm?
Có 3 loại kết quả như đã nói ở trên: âm tính, dương tính và không xác định. Cho dù kết quả xét nghiệm là gì thì bạn hãy bình tĩnh mà đối diên với sự thật
Nếu đã quá thời gian ”cửa sổ” mà bạn xét nghiệm có kết quả âm tính thì quả rất là mừng. Nhưng hãy cẩn thận. Đừng nghĩ là mình chưa bị thì sẽ không thể nào bị nhé. Bạn may mắn lắm đấy. Nhưng người ta thường bảo: “Đi đêm lắm có ngày gặp ma” mà. Bạn đừng lặp lại những việc nguy hiểm nữa.
Nếu kết quả dương tính, bạn sẽ rơi vào trạng thái hoang mang lo sợ. nhưng trước hết bạn phải thật bình tĩnh nhé. Vì nhiễm HIV không có nghĩa là tất cả đã hết đâu. Nếu bạn điều trị sớm, sống thật khoa học, lành mạnh thì cuộc sống của bạn vẫn có thể kéo dài hơn chục năm nữa cơ mà
Nếu kết quả chưa rõ ràng thì bạn hãy đi xét nghiệm lại lần nữa, hặc chờ thêm 1 thời gian nữa nhé
Nguồn: http://suckhoe68.com (http://suckhoe68.com/)

Buonqua
01-07-2013, 08:46
Muốn biết có bị lây nhiễm HIV?

Nếu muốn xác nhận mình có bị nhiễm HIV hay không thì cách duy nhất là xét nghiệm máu sau 12 tuần kể từ ngày tiếp xúc với nguồn lây HIV, nếu âm tính là bạn chưa bị nhiễm, nếu dương tính thì bạn đã nhiễm HIV.
Nếu bạn đi xét nghiệm dưới 12 tuần kể từ ngày tiếp xúc với nguồn lây mà cho kết quả âm tính thì có 2 khả năng:
• Một là, bạn đã bị nhiễm HIV nhưng còn trong “giai đoạn cửa sổ” nên chưa tìm thấy kháng thể kháng HIV do đó bạn có kết quả âm tính,bạn cần phải làm thêm một xét nghiệm sau 12 tuần kể từ ngày tiếp xúc nguồn lây
• Khả năng thứ hai là bạn chưa nhiễm. Nói chung, nếu bạn xét nghiệm khi chưa đủ 12 tuần thì chưa thể kết luận gì nếu kết quả âm tính.
HIV sống trong môi trường bên ngoài rất kém, vì thế mà không thể bi lây nhiễm qua sinh hoạt va chạm hằng ngày, hơn nữa thời gian sống bên ngoài cơ thể của virus này còn phụ thuộc rất lớn vào môi trường nó sống chẳng hạn như sống trong giọt máu đông thì có thể tồn tại 2 đến 7 ngày, môi trường bên ngoài khác thì chỉ vài giờ.
BS. Kim Oanh
Nguồn: www.tamtaman.com/News/NewsView.aspx?NewsId=103 (http://www.tamtaman.com/News/NewsView.aspx?NewsId=103)

Buonqua
01-07-2013, 08:47
<tbody>


Hiểu biết về xét nghiệm HIV
Vì một lý do nào đó mà bạn nghi ngờ hoặc muốn kiểm tra mình hoặc người thân có nhiễm virus HIV hay không? Cách duy nhất đó là xét nghiệm HIV (không đánh giá qua triệu chứng). Một số thông tin sau đây sẽ giúp bạn hiểu biết hơn về xét nghiệm HIV, có một số kiến thức về HIV.

Bản chất của những xét hiện ở các trung tâm
Có nhiều phương pháp xét nghiệm HIV. Có những phương pháp đem lại độ chính xác rất cao(có thể là tuyệt đối) nhưng chi phí lại cao và tốn rất nhiều công sức. Rất may có những phương pháp chi phí thấp hơn và phù hợp với túi tiền người dân và độ chính xác gần mức tuyệt đối. Và nó được xét nghiệm cho công chúng.

Những phương pháp xét nghiệm cho công chúng hầu như dựa theo nguyên tắc các kháng thể HIV xuất hiện khi cơ thể tồn tại virus HIV. Cơ thể con người sẽ tiết ra một lại kháng thể "để chống lại" virus HIV. Tuy nhiên, kháng thể này lại vô dụng, đơn thuần là chỉ xuất hiện mà chẳng "kháng lại" virus HIV. Thật may nhờ nó mà chúng ta có thể xét nghiệm được có hay không có virus HIV trong cơ thể.

Thời gian xét nghiệm HIV cho kết quả chính xác nhất

Có thể phát hiện nhiễm HIV bằng xét nghiệm từ 4 - 6 tuần sau ngày có nguy cơ nhiễm virus HIV. Tuy nhiên, độ chính xác không cao. Và chúng ta cần một chút thời gian nữa để thực hiện thêm xét nghiệm nhằm đảm bảo kết quả chính xác. Và mốc thời gian đảm bảo kết quả chắc chắn ở tuần thứ 12, tức là sau 3 tháng kể từ ngày có nguy cơ lây nhiễm HIV.

Các phương pháp xét nghiệm HIV

Có nhiều phương pháp có thể liệt kê ra như test nhanh, elisa...Tuy nhiên các bạn nên nhận sự tư vấn và hướng dẫn của người có chuyên môn.

Tâm lý chuẩn bị và đi xét nghiệm HIV

Thời gian xét nghiệm trước 3 tháng người ta gọi là thời kỳ cửa sổ. Kết quả đem lại trong thời kỳ cửa sổ thực sự không ai dám đảm bảo có chính xác hay không? Dù có dù không bạn phải xét nghiệm lại tại mốc 3 tháng. Thời điểm này mới biết chính xác kết quả. Hãy bớt lo âu và chờ đợi kết quả nhé.

Những thông tin mình chia sẽ chỉ là những hiểu biết thông thường mà mình được tìm hiểu thông qua nhiều nguồn. Và nó chỉ có tính chất tham khảo. Lời khuyên các bạn hãy gặp các bác sỹ hay những người có chuyên môn về hiv để được giải đáp về xét nghiệm HIV nhé.

Chúc các bạn âm tính
Thân





http://diendanhiv.com.vn/Themes/yafpro/arrow_up_button.png IP: 115.78.10.242 (http://www.dnsstuff.com/tools/whois.ch?ip=115.78.10.242)




</tbody>

Buonqua
01-07-2013, 08:48
Xin hỏi về xét nghiệm HIV

Sau 4 tuần + 5 ngày tôi có đi xét nghiệm tại 21 Trung Liệt bằng phương pháp Combo kết quả là âm tính. Tuy nhiên đến tuần thứ 8 tôi thấy có triệu chứng viêm họng, sốt tôi có đến địa chỉ trên xét nghiệm máu lại nhưng bác sĩ bảo ko cần thiết đến tuần thứ 12 đi xét nghiệm lại. Bác sĩ có giải thích kết quả bằng phương pháp trên đã chính xác đến 95-98%. Vậy xin bác sĩ cho hỏi tôi có bị HIV không ah(Đỗ Duy - *****Đông - Hà Nội - 10/3/2012 9:06:03 AM)
Trả lời :Chào anh Đỗ Duy.
Để nói xét nghiệm HIV có nhiều phương pháp trong đó có phương pháp test nhanh, miễn dịch.. KHi một người có yếu tố nguy cơ lần đầu xét nghiệm âm tính thì cần phải kiểm tra lại lần 2 sau 3 tháng, vì giai đoạn cửa sổ thông thường là 8-12 tuần, giai đoạn này xét nghiệm thường âm tính. Vì vậy khuyên anh nên thử lại sau 3 tháng từ khi tiếp xúc với yếu tố nguy cơ. Anh còn có vấn đề về đường hô hấp, vì thế anh lo lắng đó là triệu chứng giai đoạn đầu nhiễm HIV, nhung tôi giải thích cho anh các triệu chứng đó không có đặc hiệu cho một bệnh lý nào cả. Vậy tôi mong anh sẽ xét nghiệm lại sau 3 tháng.
BSCKI: Nguyễn Văn Thực

Buonqua
01-07-2013, 08:48
Lo nhiễm HIV sau quan hệ tình dục không an toàn
Gần 4 tháng trước em quan hệ tình dục không an toàn. Nghi ngờ có khả năng bị nhiễm HIV, hôm nay em đã đi xét nghiệm máu ở bệnh viện đa khoa tỉnh.


Xét nghiệm theo phương pháp nhanh, kỹ thuật xét nghiệm SD Bioline. Kết quả là "Chưa phát hiện có kháng thể kháng HIV ". Từ đó tới nay em chưa có biểu hiện gì của bệnh HIV cả. Xin hỏi sau gần 4 tháng em mới đi xét nghiệm và kết quả như trên đã chính xác chưa, em có phải đi xét nghiệm lại nữa không. Cám ơn bác sĩ - (Hoàng Văn Hùng).


Trả lời:Mối lo ngại của bạn liên quan đến hiểu biết về "giai đoạn cửa sổ", một khái niệm thường nghe thấy trong các tài liệu truyền thông về dự phòng lây nhiễm HIV. Tôi xin nói rõ một chút về khái niệm này như sau:

Xét nghiệm HIV thường dùng nhằm kiểm tra sự hiện diện của kháng thể (một dạng protein do cơ thể tạo ra phóng thích vào máu) chứ không phải phát hiện virus HIV trong cơ thể. Sau khi bị virus HIV xâm nhập, cơ thể phải mất một thời gian mới tạo được kháng thể chống lại HIV. Nói cách khác, nếu làm xét nghiệm trong khoảng thời gian từ lúc virus xâm nhập cho đến khi cơ thể sản sinh được đủ lượng kháng thể thì kết quả có thể âm tính trong khi người làm xét nghiệm đã bị nhiễm HIV rồi.

Thời gian “lưng chừng” trên được gọi là giai đoạn cửa sổ. Giai đoạn này dài hay ngắn tùy từng người và phụ thuộc vào từng loại xét nghiệm. Song nhìn chung, thời kỳ cửa sổ kéo dài trung bình dao động trong khoảng 6 tuần đến 3 tháng, rất ít trường hợp kéo dài hơn.

Do vậy, kết quả xét nghiệm “không phát hiện kháng thể kháng HIV” thường đồng nghĩa với câu trả lời “bạn không nhiễm HIV tính từ thời điểm 3 tháng trở về trước". Nếu bạn vẫn có hành vi nguy cơ trong vòng 3 tháng đến khi xét nghiệm, thì tình trạng nhiễm có thể không thể hiện trên kết quả này.

Theo tiêu chuẩn chẩn đoán HIV âm tính, nghĩa là người đó không nhiễm HIV thì cần hội đủ những điều kiện sau:

- Hai lần xét nghiệm âm tính liên tiếp cách nhau ít nhất 3 tháng và không có hành vi nguy cơ nào trong khoảng thời gian giữa 2 lần xét nghiệm đó.

- Chỉ cần một lần xét nghiệm âm tính, cách lần gần nhất có hành vi nguy cơ là 3 tháng.

Như vậy, tình huống của bạn, kết quả xét nghiệm âm tính cách lần gần nhất có hành vi nguy cơ đã trên 3 tháng, bạn đã đủ tiêu chuẩn chẩn đoán là “không nhiễm HIV”
Tuy nhiên, nếu bạn vẫn còn lo lắng nên đi xét nghiệm HIV lần nữa. Vì theo khuyến cáo, nếu một người hay bạn tình của họ có hành vi nguy cơ thì nên làm xét nghiệm HIV thường xuyên, định kỳ ít nhất 6 tháng một lần.

Tôi cũng xin nói thêm, nếu có điều kiện, bạn nên làm thêm các xét nghiệm để tầm soát các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục khác. Cụ thể là xét nghiệm máu để tầm soát giang mai, viêm gan siêu vi B, C, bệnh lậu và Chlamydia không triệu chứng. Các bệnh này cũng nguy hiểm không kém so với HIV.

Thân ái!


Bác sĩ Nguyễn Tấn Thủ
Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Sức khỏe Nam giới

Buonqua
01-07-2013, 08:49
<tbody>
Kết quả xét nghiệm HIV sau 3 tháng có thể tin cậy được không?





Bạn nam, 27 tuổi, Quảng Ninh, hỏi: Xin chào. Em có lần đã đi chơi gái mại dâm nhưng không đeo bao cao su. Sau 3 tháng em đi xét nghiệm HIV thì âm tính. Nhưng từ dó đến nay em không dám đi xét nghiệm lại. Vậy em có bị HIV không? Người bị HIV có khả năng béo được không?





Bạn thân mến! Hiện tại, bạn đang băn khoăn về khả năng lây nhiễm HIV của mình khi bạn mới chỉ làm xét nghiệm ở thời điểm 3 tháng sau khi có hành vi nguy cơ mà chưa đi xét nghiệm lại lần nữa. Đồng thời, bạn cũng quan tâm về khả năng một người nhiễm vi rút HIV có thể béo lên được hay không. Chúng tôi phần nào hiểu được băn khoăn của bạn trong tình huống này. Điều gì khiến bạn không dám đi làm xét nghiệm lại? Kể từ thời điểm có quan hệ tình dục với cô gái mại dâm đó đến nay, bạn có để xảy ra bất cứ hành vi tình dục không an toàn nào có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm HIV không? Bạn biết đấy, việc thực hiện xét nghiệm HIV sau khoảng 2,5 tháng từ khi có hành vi tình dục không an toàn có thể giúp một người xác định chính xác về khả năng lây nhiễm HIV của mình. Bạn đã thực hiện xét nghiệm máu và có kết quả âm tính sau 3 tháng đầu kể từ khi có hành vi tình dục không an toàn vì vậy bạn không nên lo lắng quá và có thể tin tưởng vào kết quả xét nghiệm này. Tuy vậy, bạn cũng cần lưu ý rằng kết quả xét nghiệm đó cũng chỉ có giá trị với lần quan hệ tình dục với cô gái mại dâm cách 2,5 tháng. Nghĩa là kêt quả này không có giá trị khẳng định về khả năng lây nhiễm HIV của bạn trong tình huống bạn để xảy ra hành vi tình dục không an toàn kể từ thời điểm có quan hệ tình dục với cô gái mại dâm đó đến khi làm xét nghiệm. Bạn có đặt ra câu hỏi liệu người bị nhiễm HIV có thể béo lên được không. Phải chăng đây là điều bạn nghĩ đến để tự kiểm tra khả năng lây nhiễm HIV của mình? Có thể bạn cũng biết, sau giai đoạn cửa sổ và trước khi chuyển sang giai đoạn AIDS, người nhiễm HIV sẽ không có dấu hiệu đặc trưng nào và việc béo hay gầy không liên quan đến việc người đó có bị nhiễm HIV hay không. Tuỳ thuộc vào chế độ dinh dưỡng, luyện tập, nghỉ ngơi và tâm lý của mỗi người nhiễm HIV mà họ có thể tăng hoặc giảm cân. Vì vậy, thay vì đi tìm một số biểu hiện quy chiếu cho việc mình có bị nhiễm HIV hay không thì bạn có thể tự tin với kết quả xét nghiệm âm tính của mình và cẩn thận hơn, chú ý dùng biện pháp bảo vệ trong những lần quan hệ tình dục sau này. Chúc bạn mọi điều tốt đẹp!
Nguồn:Tâm sự bạn trẻ

</tbody>

Buonqua
01-07-2013, 08:50
<tbody>


Hỏi: Sau khi mình xét nghiệm sau 3 tháng mà kết quả không sao thì mình đã yên tâm được chưa ?Rất nhiều web nói là xét nghiệm sau 3 tháng chính xác, web thì bảo 3 tháng sau nữa xét nghiệm lần 2 (6 tháng mới chính xác), người thì bảo 6 đến 12 tuần là chính xác. Vậy, sau khi mình xét nghiệm sau 3 tháng mà kết quả không sao thì mình đã yên tâm được chưa ? Có cần phải xét nghiệm lại ở tháng thứ 6 không ?( thanhgia@....)
Chào Bạn !

Để cùng bạn làm rõ thắc mắc trên,Tôi cần phải nhắc lại khái niệm về giai đoạn cửa sổ của nhiễm HIV. Đó là giai đoạn từ khi bị phơi nhiễm HIV (do hành vi nguy cơ hoặc do tai nạn) cho đến khi xét nghiệm khẳng định được có HIV trong máu.

Hiện nay trên thế giới đã có nhiều phương pháp để xác định sự có mặt của HIV trong cơ thể người. Phương pháp phổ biến nhất và hiện có rộng rãi ở Việt Nam là xét nghiệm máu tìm kháng thể HIV (chất do cơ thể sản sinh ra nhằm chống lại HIV).

Thông thường, sau khi HIV xâm nhập vào cơ thể, cơ thể cần có một thời gian nhất định để bắt đầu sản xuất ra kháng thể, và cần một thời gian dài hơn để sản xuất ra lượng kháng thể đủ lớn từ 2 đến 12 tuần mà các xét nghiệm thông thường có thể nhận dạng được kháng thể.

Do các kỹ thuật xét nghiệm liên tục được cải tiến, hạn chế nhiều rủi ro, sai sót, nên những trường hợp sau 3 tháng âm tính với HIV mà dương tính ở tháng thứ 5 hoặc thứ 6 hầu như không xảy ra. Các xét nghiệm hiện có ở Việt Nam có thể phát hiện được kháng thể HIV sau 3 tháng từ khi bắt đầu nhiễm HIV. Như vậy, giai đoạn này là 3 tháng. Vì vậy, trong hầu hết các trường hợp, Tôi luôn khuyến cáo xét nghiệm HIV ở tháng thứ 3, kể từ khi xảy ra nguy cơ lây nhiễm HIV là CHÍNH XÁC.

Một kỹ thuật xét nghiệm HIV khác là kết hợp tìm kháng nguyên p24 của HIV với tìm kháng thể HIV ở những người có nguy cơ cao tiếp xúc với nguồn lây nhiễm HIV. Kỹ thuật này có thể cho kết quả sớm hơn phương pháp tìm HIV qua kháng thể từ 5-28 ngày.Như phương pháp PCR hoặc phương pháp combo (kép )

Một yếu tố quan trọng mà bạn không thể bỏ qua là mỗi cơ sở xét nghiệm HIV có thể sẽ sử dụng bộ xét nghiệm khác nhau. Từ khuyến cáo một cách tổng quát là bắt đầu xét nghiệm HIV từ tháng thứ 3, kể từ khi xảy ra nguy cơ lây nhiễm HIV, bạn hãy hỏi cụ thể tại nơi làm xét nghiệm cho bạn để biết chính xác về khả năng phát hiện HIV của loại xét nghiệm mà họ sẽ áp dụng đối với bạn.
Nguồn: Đại_thiếu_gia





http://diendanhiv.com.vn/Themes/yafpro/arrow_up_button.png IP: 115.78.10.242 (http://www.dnsstuff.com/tools/whois.ch?ip=115.78.10.242)




</tbody>

Buonqua
01-07-2013, 08:50
Bác sĩ ơi! Cách đây hai tháng, tôi đã có quan hệ tình dục với.......... (http://www.hivdongnai.com/index.php?option=com_content&view=article&id=196:bac-s-i-cach-ay-hai-thang-toi-a-co-quan-h-tinh-dc-vi&catid=48:hoi-dap)

Hỏi: Bác sĩ ơi! Cách đây hai tháng, tôi đã có quan hệ tình dục với gái mại dâm nhưng không dùng bao cao su. Tôi đang rất lo lắng. Tôi có nên đi xét nghiệm HIV không và xét nghiệm vào lúc nào là chính xác, thưa bác sĩ?Nguyễn Văn. M (TP. Biên Hòa)Trả lời:Sau khi xâm nhập cơ thể, virus sẽ đi thẳng vào trong máu và bắt đầu quá trình sinh sản và tăng nhanh trong máu với thời gian từ 4 – 8 tuần. Khi đó, cơ thể sẽ sản xuất ra kháng thể chống lại virus. Tuần thứ 10, kháng thể sẽ cao nhất trong máu. Người ta sẽ xét nghiệm máu để tìm kháng thể kháng HIV. Khi tìm thấy kháng thể, người này sẽ có kết quả HIV dương tính.Bình thường người nhiễm HIV sẽ không có triệu chứng gì hoặc có thể có triệu chứng của một người nhiễm siêu vi thông thường, như: sốt nhẹ, phát ban… Sau một tuần, các triệu chứng này sẽ tự khỏi. HIV sẽ tiếp tục âm thầm phát triển trong cơ thể, chỉ khi hệ thống miễn dịch bị suy giảm, cơ thể sẽ mắc các bệnh nhiễm trùng, như: tiêu chảy, viêm phổi, viêm hạch… Người ta gọi là nhiễm trùng cơ hội.Xác định nhiễm HIV chính xác nhất là 12 tuần sau khi HIV xâm nhập cơ thể. Một số trường hợp rất ít có thể phát hiện sau 6 tháng.Chúng tôi có thể hiểu được những lo lắng của bạn. Dù rằng theo các tài liệu nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ lây truyền HIV qua quan hệ tình dục không an toàn một lần khá thấp, chỉ từ 0,01-1%. Tuy nhiên bạn không nên chủ quan vì vẫn có người chỉ quan hệ tình dục với người nhiễm HIV một lần đã có thể nhiễm HIV.Vì thế, khi đủ thời gian 3 tháng, bạn cần đến các phòng khám ngoại trú HIV dành cho người lớn để được tư vấn và tiến hành xét nghiệm tìm HIV. Chúc bạn may mắn.BS. Võ Thị Kim Loan (Giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS)

Buonqua
02-07-2013, 01:15
Xét nghiệm HIV, phương pháp nào tốt nhất?

Những điều chính để suy nghĩ là lần đầu tiên bạn có nguy cơ nhiễm HIV là khi nào và thứ hai là bạn 'liều lĩnh' như thế nào khi cần biết câu trả lời. Thời gian kể từ khi bạn có nguy cơ là rất quan trọng bởi vì nó cho phép chúng tôi tính toán thời kỳ cửa sổ, đó là thời gian từ khi ai đó đã nhiễm HIV đến khi được phát hiện.
Có rất nhiều sự nhầm lẫn liên quan đến việc xét nghiệm HIV trong đó lý do chính là do các lỗ hổng lớn trong hiểu biết của chúng tôi về HIV trong khoảng thời gian kể từ khi đại dịch HIV bắt đầu và sự tiến bộ của công nghệ của những thiết bị xét nghiệm. Do đó câu hỏi như phương pháp xét nghiệm HIV nào là tốt nhất phụ thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh riêng của từng cá nhân.
Hiện này chúng ta có các phương pháp xét nghiệm HIV có khả năng phát hiện các trường hợp nhiễm HIV từ rất sớm. Việc phát hiện sớm HIV là rất quan trọng vì chúng ta biết rằng thời kỳ 'then chốt' để HIV lây nhiễm nhiều từ những người mới bị nhiễm sang người khác là trong vài tháng đầu tiên sau khi họ bị nhiễm, khi số lượng virus trong máu, tinh dịch người nhiễm bệnh hoặc dịch âm đạo là rất cao. Số lượng virus HIV trong dịch cơ thể được gọi là tải trọng HIV và trong giai đoạn đầu có thể sẽ là hàng trăm ngàn hoặc hàng triệu virus trong mỗi ml một trong máu hoặc dịch.

Vì vậy, một phương pháp xét nghiệm HIV nào tốt nhất?

Xét nghiệm HIV sau 7 ngày sau ngày có nguy cơ

Chẩn đoán sơ bộ rất sớm HIV và viêm gan C hiện nay có thể được thực hiện sau 7 ngày sau khi có nguy cơ . Khung thời gian này trước đây không thể có được nhưng việc tận dụng những công nghệ chuẩn trong một kiểu chuẩn đoán mới sẽ tạo ra khả năng chẩn đoán rất sớm. Kỹ thuật này đã có ứng dụng nhiều nhất trong việc kiểm tra máu từ những người hiến máu và đã giảm được sự lây nhiễm HIV và viêm gan C rất đáng kể. Kỹ thuật này cũng được sử dụng trong việc hiến tặng nội tạng để sàng lọc HIV-1, HIV-2, viêm gan C và viêm gan B.

Các kỹ thuật chẩn đoán cực kỳ nhanh sử dụng một hệ thống hoàn toàn tự động và phương pháp XN là pp XN sử dụng phản ứng dây chuyền polymerase (PCR) hoặc NAT (khuếch đại Acid nucleic) để phát hiện số lượng virus cực bé.

HIV 1 và 2 kháng thể và xét nghiệm kháng nguyên p24

Phương pháp XN này được cấp phép ở Châu Âu được sử dụng sau 28 ngày kể từ khi có nguy cơ. Nó thực ra tốt hơn như vậy nhiều và nó có thể phát hiện phần lớn những người đã nhiễm HIV trong khoảng từ 14-21 ngày. Phương pháp này là phương pháp xét nghiệm thế hệ thứ 4.
Phương pháp xét nghiệm HIV DUO dựa trên nguyên tắc: khi HIV xâm nhập vào trong cơ thể nó sẽ bắt đầu quá trình tự nhân bản nhanh chóng và các sản phẩm phụ của quá trình này là một loại protein - các kháng nguyên HIV p24 - được tạo ra với số lượng rất lớn, trong khoảng 10 ngày từ khi có nguy cơ hoặc trước khi hay trong thời gian kháng thể kháng HIV đang được hình thành. Các kháng nguyên p24 sau đó sẽ duy trì ở mức rất cao trong một vài tháng đầu tiên sau khi bị nhiễm H và suy giảm cùng với sự sụt giảm tải lượng virus nhưng sẽ không bao giờ biến mất.
Vì vậy, với việc kháng nguyên p24 được hình thành trước khi kháng thể được hình thành sẽ cho phép chúng ta thu hẹp khoảng thời gian giữa 2 thời điểm đã nhiễm bệnh và thời điểm có thể phát hiện được (thời gian cửa sổ). Đa số người mới bị nhiễm HIV sẽ hình thành kháng thể kháng HIV 1 hoặc 2 trong vòng 28 ngày. Với sự kết hợp, tìm kiếm cả hai kháng nguyên p24 và kháng thể HIV 1 và cũng có HIV 1 và 2 sẽ cho phép phát hiện sớm HIV nhiều hơn so với việc tìm kiếm kháng thể HIV đơn lẻ.

Xét nghiệm tìm kháng thể HIV 1-2

Phương pháp này có sự sai lệch lớn nhất. Khi đại dịch HIV bắt đầu vào đầu những năm 1980 của các phương pháp xét nghiệm và các thiết bị khi đó là tương đối nghèo nàn và thường xuyên kết quả sai. Điều này phần lớn vì các nhà nghiên cứu đã không thể tìm nguyên nhân và một phương pháp xét nghiệm thích hợp.
Tôi nhớ những ngày đầu các phương pháp XN này gây ra sự lo lắng rất lớn. Các kết quả sai - ÂM TÍNH giả và DƯƠNG TÍNH giả dẫn đến sự nhầm lẫn lớn về các kết quả xét nghiệm HIV tại thời điểm đó. Khi thời gian đã trôi qua, sự hiểu biết của chúng ta về căn bệnh này ngày càng rõ ràng và kéo theo đó là các phương pháp XN đã được cải thiện tốt hơn rất nhiều.
Chúng tôi đã chuyển những phương pháp XN lạc hậu vào đầu những năm 1980 thành những pp XN hiện đại, chính xác, dễ sử dụng đó là các pp XN thế hệ thứ ba và thứ tư . Phương pháp XN tìm kháng thể HIV 1 và 2 đang được sử dụng tại Vương quốc Anh sẽ là thế hệ thứ ba hoặc thứ tư. Phương pháp xét nghiệm hiện đại thế hệ thứ ba sẽ phát hiện hơn 99% số người mới bị nhiễm HIV dương tính ở 6 tuần sau khi có nguy cơ mặc dù nó vẫn được cấp phép để sử dụng sau 12 tuần.
Các phương pháp xét nghiệm HIV tốt nhất là luôn luôn sẽ là một phương pháp XN phù hợp với khung thời gian của bạn và cũng phụ thuộc vào mức độ hiểu biết và sự lo lắng của bạn. Hãy luôn luôn nhớ một điều là nếu bạn có nguy cơ cao như quan hệ tình dục không an toàn với một người HIV+, hoặc rách bao cao su khi quan hệ với người HIV+ thì hãy nói chuyện với bác sĩ về để nhận được lời tư vấn và uống PEP càng sớm càng tốt, lý tưởng nhất trong vòng 72 giờ sau khi có nguy cơ.
Tiến sỹ, bác sỹ Jose Gonzalez-Garci, Vương quốc Anh

Tuanmecsedec
05-07-2013, 06:24
Câu hỏi :

Tôi có hành vi nguy cơ với HIV (quan hệ tình dục qua đường miệng - dương vật) vào ngày 3/8/09, sau đó 3 tuần (cụ thể là vào ngày 26/8/09) tôi xét nghiệm HIV bằng phương pháp tìm kháng nguyên + kháng thể (phương pháp xét nghiệm có tên là : HIV Ag/Ab Combo ở trung tâm Medic Hòa Hảo TP HCM). Vậy cho tôi hỏi: Phương pháp xét nghiệm tôi làm với thời gian sau 3 tuần tính từ ngày có hành vi nguy cơ nhiễm HIV như trên có phù hợp không? Có quá sớm hay không? (Vì tôi đọc thông tin trên mạng là với phương pháp kể trên sau 3 tuần,chứ không phải 3 tháng, có thể xét nghiệm được) Và kết quả là NEG tôi có thể yên tâm là mình an toàn chưa? Xin cảm ơn! Rất mong được nhận hồi đáp của chương trình.

godfather020385@yahoo.com Trả lời :

Xét nghiệm HIV combo Ag/Ab là loại xét nghiệm ELISA có khả năng phát hiện kháng nguyên (KN) lẫn kháng thể (KT) nếu trong mẫu huyết thanh của người được làm xét nghiệm có sự hiện diện của KN hoặc KT. Đây là phương pháp xét nghiệm giúp chẩn đoán nhiễm HIV ở giai đoạn sớm và có độ nhạy rất cao. Tuy nhiên nếu xét nghiệm dương tính, cần tiếp tục tiến hành thêm một số xét nghiệm khác nữa để khẳng định đó là KN hay KT.
Bạn được xét nghiệm sau 3 tuần kể từ khi có hành vi nguy cơ và kết quả xét nghiệm âm tính , như vậy tại thời điểm trước mắt bạn có thể tạm an tâm là mình không bị nhiễm. Để khẳng định chắc chắn mình không bị nhiễm, hai hoặc ba tháng sau kể từ ngày có hành vi nguy cơ bạn nên đến các Trung tâm Tham vấn Hỗ trợ Cộng đồng Quận/Huyện trong thành phố để được tư vấn và làm lại xét nghiệm lần thứ hai nhằm loại trừ khả năng KT được hình thành chậm (tức là KT được hình thành lâu hơn sau 3 tuần) với điều kiện trong khoảng thời gian này bạn hoàn toàn không có thêm hành vi nguy cơ nào khác.

TS.BS. Hoàng Lan Phòng xét nghiệm HIV/AIDS -TTYTDP TP HCM

http://www.medinet.hochi..._id=389&news_id=6887 (http://www.medinet.hochiminhcity.gov.vn/tintuc/news_detail.asp?period_id=1&cat_id=389&news_id=6887)

Tuanmecsedec
05-07-2013, 07:25
Câu hỏi

Sau khi có nguy cơ nhiễm HIV 6 tuần (khoảng 53 ngày) em có đến Trung tâm chẩn đoán Y khoa Medic Hòa Hảo xét nghiệm và được xét nghiệm bằng phương pháp anti hiv (E), kết quả là Neg s/co = 0.36. Em được biết kết quả này chỉ an tâm 95% thôi nên vào tuần thứ 8 sau khi có nguy cơ nhiễm (khoảng 60 ngày) em quyết định làm thêm xét nghiệm theo phương pháp hiv ag/ab combo, cũng tại Trung tâm Medic Hòa Hảo luôn, kết quả là neg s/co = 0.24.
Em xin hỏi bác sĩ rằng ở trường hợp của em đã yên tâm 100% chưa ạ? Em đọc trên các diễn đàn thấy nói rằng phương pháp hiv ag/ab combo chỉ cần 28 ngày sau khi nguy cơ thì có thể an tâm 100% rồi. Nhưng có nhiều ý kiến trái ngược nhau quá nên em không biết phải hiểu như thế nào cho đúng nữa. Theo những thông tin em đọc được trên các diễn đàn trong nước thì xét nghiệm hiv ag/ab combo là phương pháp tìm kháng thể và kháng nguyên, mà như ta biết thì kháng nguyên thường xuất hiện ở tuần thứ 3 hay thứ 4 sau khi có nguy cơ nhiễm, sau đó sẽ mất đi, còn kháng thể chỉ xuất hiện trong thời gian 3 tháng sau khi bị nhiễm. Điều này có nghĩa là nếu xét nghiệm phương pháp hiv ag/ab combo thì chỉ nên xét nghiệm ở tuần thứ 3 hay thứ 4 thì mới hiệu quả, nếu thực hiện xét nghiệm từ tuần thứ 5 trở đi thì kết quả sẽ giống như phương pháp ELISA thôi (bởi vì khi đó kháng nguyên có thể đã mất đi và kháng thể có thể chưa hình thành). Thông tin trên các website nước ngoài thì lại bảo rằng phương pháp hiv ag/ab combo chỉ cho kết quả chính xác ở tuần thứ 4 (28 ngày).
Vậy Bác sĩ có thể cho em câu giải thích thỏa đáng được không ạ ? Em cám ơn bác sĩ rất nhiều.
hoangdu@.....
Trả lời

Khi có nguy cơ phơi nhiễm HIV thì kháng nguyên có thể tìm thấy vào tuần thứ 2 và 3 sau đó giảm dần còn kháng thể thì sau 4 tuần trở đi mới xuất hiện và tồn tại suốt đời. Do vậy thông thường muốn tìm kháng thể kháng HIV thì phải tiến hành xét nghiệm vào tuần lễ thứ 4 sau phơi nhiễm . Phương pháp ComboAg/Ab hay ELISA Ab đều có giá trị như nhau trong xét nghiệm tìm kháng thể. Tuy nhiên để dự phòng trường hợp cơ thể người nhiễm sản xuất kháng thể chậm, thông thường người ta tiến hành xét nghiệm lại sau 3 tháng hoặc cần thiết thì sau 6 tháng (với điều kiện không tiếp xúc hoặc không có hành vi nguy cơ trong suốt thời gian này)
Bạn đã được xét nghiệm bằng kỹ thuật ELISA để tìm kháng thể tại tuần lễ thứ sáu sau khi có nguy cơ nhiễm với kết quả âm tính. Bạn tiếp tục xét nghiệm thêm thuốc thử Combo Ag/Ab (phương pháp này thực chất cũng dùng thuốc thử của kỹ thuật ELISA để có thể phát hiện vừa kháng nguyên và kháng thể), kết quả âm tính đồng nghĩa với việc không tìm thấy kháng thể cũng như kháng nguyên trong máu .Tại thời điểm này bạn hãy an tâm và nếu cần thì sau 3 tháng kể từ khi có nguy cơ phơi nhiễm bạn nên làm lại xét nghiệm để được an tâm hoàn toàn.
TS.Bs Võ Hoàng Lan
Phòng xét nghiệm HIV/AIDS TTY tế Dự phòng TP.HCM

combo
05-07-2013, 07:40
<strong><em><u>Cau hoi</u></em></strong><br />
&nbsp;Sau khi co nguy co nhiem HIV 6 tuan (khoang 53 ngay) em co den Trung tam chan doan Y khoa Medic Hoa Hao xet nghiem va duoc xet nghiem&nbsp; bang phuong phap anti hiv (E), ket qua la Neg s/co = 0.36. Em duoc biet ket qua nay chi an tam 95% thoi nen vao tuan thu 8 sau khi co nguy co&nbsp; nhiem (khoang 60 ngay) em quyet dinh lam them xet nghiem theo phuong phap hiv ag/ab combo, cung&nbsp; tai Trung tam Medic Hoa Hao luon, ket qua la neg s/co = 0.24.<br />
&nbsp;Em xin hoi bac si rang o truong hop cua em da yen tam 100% chua a? Em&nbsp; doc tren cac dien&nbsp; dan thay noi rang phuong phap hiv ag/ab combo chi can 28 ngay sau khi nguy co thi co the an tam 100% roi. Nhung co nhieu y kien trai nguoc nhau qua nen em khong biet phai hieu nhu the nao cho dung nua. Theo nhung&nbsp; thong tin em doc duoc tren cac dien dan trong nuoc thi xet nghiem hiv ag/ab combo la phuong phap tim khang the va khang nguyen, ma nhu ta biet thi khang nguyen thuong xuat hien o tuan thu 3 hay thu 4 sau khi co nguy co nhiem, sau do se mat di, con khang the chi xuat hien trong thoi gian 3 thang sau khi bi nhiem. Dieu nay co nghia la neu xet nghiem phuong phap hiv ag/ab combo thi chi nen xet nghiem o tuan thu 3 hay thu 4 thi moi hieu qua,&nbsp; neu thuc hien xet nghiem tu tuan thu 5 tro di thi &nbsp;ket qua se giong nhu phuong phap ELISA thoi (boi vi khi do khang nguyen co the da mat di va khang the co the chua hinh thanh). Thong tin tren cac website &nbsp;nuoc ngoai thi &nbsp;lai bao rang phuong phap hiv ag/ab combo chi cho ket qua chinh xac o tuan thu 4 (28 ngay).<br />
Vay Bac si co the cho em cau &nbsp;giai thich thoa dang duoc khong a ? Em cam on bac si rat nhieu.<br />
<strong><em>hoangdu@.....</em></strong><br />
<strong><em><u>Tra loi </u></em></strong><br />
&nbsp;<br />
Khi co nguy co phoi nhiem HIV thi khang nguyen co the tim thay vao tuan thu 2 va 3 sau do giam dan con khang the thi sau 4 tuan tro di moi xuat hien va ton tai suot doi. Do vay thong thuong muon tim khang the khang HIV thi phai tien hanh xet nghiem &nbsp;vao tuan le thu 4 &nbsp;sau phoi nhiem . Phuong phap ComboAg/Ab hay ELISA Ab deu co gia tri nhu nhau &nbsp;trong xet nghiem tim khang the. Tuy nhien de du phong truong hop co the nguoi nhiem san xuat khang the cham, thong thuong nguoi ta tien hanh xet nghiem lai sau <strong><span style="color:#ff0000;">3 thang</span></strong> hoac can thiet thi sau <span style="color:#ff0000;"><strong>6 thang</strong></span> (voi dieu kien khong tiep xuc hoac khong co hanh vi nguy co trong suot thoi gian nay)&nbsp;<br />
Ban da duoc xet nghiem bang ky thuat ELISA de tim khang the tai tuan le thu sau sau khi co nguy co nhiem voi ket qua am tinh. Ban tiep tuc xet nghiem them thuoc thu Combo Ag/Ab (phuong phap nay thuc chat cung dung thuoc thu cua ky thuat ELISA de co the phat hien vua khang nguyen va khang the), ket qua am tinh dong nghia voi viec khong tim thay khang the cung nhu khang nguyen trong mau .Tai thoi diem nay ban hay an tam va neu can thi sau <span style="color:#ff0000;"><strong>3 thang ke tu khi co nguy co phoi nhiem ban nen lam lai xet nghiem de duoc an tam hoan toan</strong></span>.<br />
<strong><em>TS.Bs Vo Hoang Lan </em></strong><br />
<em>Phong xet nghiem HIV/AIDS TTY te Du phong TP.HCM</em><br />
Anh cho em hoi&nbsp;sao BS tu van thay mau thuan vay&nbsp;anh..sao o duoi noi 3 thang&nbsp;ma o tren lai noi 6 thang

Buonqua
05-07-2013, 07:53
Dùng từ này: "hoặc cần thiết thì sau 6 tháng" là các trường hợp sử dụng pep, hoặc một số trường hợp tạo kháng thể chậm như: đang uống thuốc điều trị ung thư, xạ trị, những bệnh nhân có vấn đề về hệ miễn dịch.... ??????? Đối với một người có sức khỏe bình thường thì chỉ cần 6-8 tuần sau khi bị phơi nhiễm đã tạo kháng thể đủ để các phương pháp xét nghiệm hiện nay phát hiện ra. và rất hiếm có trường hợp phải mất 3 tháng mới tạo kháng thể. Nhưng dù sao thì dù sử dụng bất cứ phương pháp xét nghiệm nào đi chăng nữa thì khi đã có nguy cơ vẫn phải xét nghiệm sau 3 tháng từ khi phơi nhiễm đúng khuyến cáo.

Buonqua
13-07-2013, 02:21
<tbody>

http://www.bvdaihoc.com.vn/umc/images/H.gifỎI


Thưa bác sĩ, cách đây khoảng hơn 5 tháng em có quan hệ tình dục ( OS và quan hệ có BCS ). sau khi quan hệ e có các triệu chứng như HIV cụ thể sau 2 tuần dương vật e có tiết dịch trắng vào buổi sáng, tinh hoàn đau nhức, sốt nhẹ. e đã làm các xét nghiệm lậu cầu, chlamidia, giang mai tại tuần thứ 2.5 sau nguy cơ kết quả âm tính. e có đi khám và làm các xn, siêu âmvề chức năng sinh sản, bsĩ chuẩn đoán giãn tĩnh mạch tinh. tuần thứ 6 e có qua hòa hảo làm xn HIV bằng pp combo( ag/ab - P24) kết quả âm tính. tuần thứ 8 em xn HIV bên pasteur 3pp kết quả âm tính. tuần thứ 10,12,14 em có qua hòa hảo làm xn HIV, chlamidia,lậu, giang mai kết quả âm tính. tuần 21 em lại qua pasteur làm xn giang mai và hiv( 3pp) kết quả âm tính. Vậy bác sĩ cho e hỏi là e đã có thể loại bỏ nguy cơ hiv ra khỏi đầu được chưa.? e có cần làm xn lại nữa ko? thời gian cửa sổ nhiều nhất để sinh kháng thể là bao lâu? từ lúc nguy cơ đến nay đã gần 6 tháng nếu xn lại thì e có thể làm loại xn gì để chính xác nhất ( test nhanh, pcr, western blot ? ) để xn, nếu sau 6 tháng e xn hiv vẫn âm tính thì có cần làm tiếp nữa ko, em rất hoang mang. Rât mong nhận được sự tư vấn bác sĩ. Em xin chân thành cảm ơn!


Người gửi: Nguyễn Minh Thanh



http://www.bvdaihoc.com.vn/umc/images/DE.gifÁP:


Chào em,
Em đi xét nghiệm tại viện Pasteur TP. HCM để phát hiện kháng thể HIV (3 phương pháp) vào tuần thứ 21 sau phơi nhiễm nghĩa là đã sau giai đoạn cửa sổ, cho kết quả Âm tính là em có thể loại bỏ nguy cơ nhiễm HIV được rồi vì đây là qui trình xét nghiệm chẩn đoán HIV chuẩn, được thực hiện tại một cơ sở y tế lớn, có thẩm quyền được xét nghiệm và khẳng định kết quả nhiễm HIV tại TP. HCM.
Hiện nay em không cần đi xét nghiệm lại.
Giai đoạn cửa sổ để sinh kháng thể kéo dài lâu nhất là dưới 3 tháng.
Từ lúc có nguy cơ nhiễm đến nay đã gần 6 tháng, tuy đã có thể khẳng định được kết quả âm tính theo kết quả xét nghiệm nêu trên, nhưng nếu muốn xét nghiệm lại thì em vẫn chỉ cần yêu cầu làm xét nghiệm theo 3 phương pháp là đủ để khẳng định kết quả.
Nếu sau 6 tháng mà kết quả vẫn âm tính thì không cần tiếp tục xét nghiệm nữa.
Thân ái
PGS.TS. Cao Minh Nga
Phó Khoa Xét nghiệm

</tbody>

namhaysongtot
13-07-2013, 02:50
Hình như thời gian cửa sổ xét nghiệm hiv ngày càng được rút ngắn bởi các kỹ thuật xet nghiệm tiên tiến.

Buonqua
16-07-2013, 03:05
THAM KHẢO BẢNG HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CARD TEST HIV 1&2
(Test chẩn đoán nhanh HIV 1&2)

v Test chẩn đoán nhanh HIV 1&2 do Amvi Biotech, Inc. sản xuất :
Ø Công nghệ : chuyển giao từ Công ty Calibiotech, Inc. (Mỹ)
Ø ĐẠT tiêu chuẩn chất lượng USA và TTKĐ SPYH QG, BYT
Ø Dễ sử dụng, ĐỘ CHÍNH XÁC CAO 99%
Ø Số ĐKLH BYT: VNDP-191-0604

v GHI CHÚ QUAN TRỌNG :
- Test bảo quản ở nhiệt độ 20 – 30oC
- Mang găng tay bảo vệ và rửa tay kỹ sau khi xét nghiệm
- Phải dùng thuốc sát trùng lau sạch mẫu bị đổ hoặc dính ra bàn để phòng tránh lây nhiễm
- Test và dụng cụ phải hủy bỏ theo tiêu chuẩn rác Bệnh Viện sau khi sử dụng
- Không dùng Test đã hư hỏng hoặc quá hạn sử dụng
- Xét nghiệm NGAY sau khi xé báo đựng Test


v THẬN TRỌNG :
Dù độ chính xác của Card Test HIV 1&2 RẤT CAO, bắt buộc phải chẩn đoán thêm với 2 Elisa kit khác nhau trước khi XÁC ĐỊNH kết quả.


v HỘP TEST THỬ GỒM CÓ:
Mỗi hộp đựng 25 Test xét nghiệm HIV 1&2, Giấy Hướng dẫn sử dụng

v QUI TRÌNH XÉT NGHIỆM :

MẪU XÉT NGHIỆM:
Mẫu xét nghiệm PHẢI dùng HUYẾT TƯƠNG hoặc HUYẾT THANH
Nếu chưa dùng ngay, mẫu có thể trữ lạnh trong 3 ngày ở nhiệt độ từ 2-8oC. Trước khi sử dụng phải để mẫu ấm lên khoảng 20-30oC.

QUY TRÌNH:
1. Dùng máy ly tâm 3.000 RPM lấy HUYẾT TƯƠNG - HUYẾT THANH
2. Nếu không có máy ly tâm, nhỏ 3 - 4 ml máu vào ống nghiệm, chờ 20 phút máu sẽ đông, Huyết tương - Huyết thanh nổi lên trên.
3. Xé bao, đặt Test thử lên bàn phẳng sạch, khô ráo.
4. Dùng pipette nhỏ 02 - 03 giọt (khoảng 60µl) Huyết tương - Huyết thanh vào ô chữ (S)

Đọc kết quả trong vòng 05-25 phút sau khi nhỏ mẫu

GHI CHÚ QUAN TRỌNG
- Sau 25 phút, kết quả có thể KHÔNG CHÍNH XÁC
- Vạch kết quả (T) có thể lên ĐẬM hoặc MỜ theo nồng độ KHÁNG THỂ của từng người VẪN ĐƯỢC XÁC ĐỊNH LÀ DƯƠNG TÍNH


http://www.vaccinehealthcare.com/images/uploads/HIV.jpg

hyvong1phepmau
16-07-2013, 04:01
vay xn duoi 12 tuan k noi len dc dieu gi ha a?e xn 6 tuan AT bang pp test nhanh determine con 4 tuan nua moi du 12 tuan e lo lang qua lieu e co bi duong tinh k e so qua :((

Buonqua
16-07-2013, 08:17
HỎI: Em đang rất lo lắng và sợ hãi. Khoảng 3 tháng trước em có quan hệ với gái mại dâm có dùng bao cao su nhưng khi quan hệ xong em thấy có chất dịch dính trên núm bao. Từ đó tới giờ em rất lo lắng, sợ hãi và rất ân hận.
Cách đây vài ngày (đúng 3 tháng 6 ngày từ khi có nguy cơ) em có đi xét nghiệm ở bệnh viện Da Liễu kết quả là âm tính, nhưng em vẩn lo lắng chưa yên tâm được. Em giờ không muốn ăn uống gì cả và rất tuyệt vọng mỗi khi đọc thông tin trên mạng là xét nghiệm sau 6 tháng mới yên tâm. Em xin quý báo cho em lời khuyên và cho em hỏi test nhanh determine có chính xác không? Em xin cảm ơn nhiều.

TRẢ LỜI:
- Gái mại dâm là một trong những nhóm đối tượng được đánh giá có nguy cơ cao trong việc lây nhiễm HIV/AIDS. Vì vậy bạn lo lắng về nguy cơ lây nhiễm HIV khi quan hệ với gái mại dâm là việc dễ hiểu.
- Việc bạn test nhanh determine sau 3 tháng cho kết quả âm tính, chúng tôi khẳng định rằng kết quả xét nghiệm của bạn hoàn toàn chính xác, và bạn hoàn toàn có thể an tâm về tình trạng sức khỏe của mình.
- Rất may mắn vì bạn đã biết sử dụng bao cao su là biện pháp tình dục an toàn khi quan hệ. Bao cao su sẽ giúp bảo vệ cả bạn và bạn tình khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục và có thai ngoài ý muốn. Khi bạn quan hệ với những người bạn không biết rõ và không an toàn, thì bạn nên sử dụng bao cao su để tự bảo vệ mình.
- Chúng tôi mong bạn sẽ không lặp lại sai lầm. Hãy xây dựng cho mình lối sống lành mạnh, tích cực và tránh xa tệ nạn xã hội.
Hữu Tùng - Tư vấn viên - nhóm tư vấn thanh niên Thành phố Hà Nội Dự án phòng lây nhiễm HIV/AIDS cho thanh niên).

Tuanmecsedec
18-07-2013, 00:03
Xét nghiệm HIV, phương pháp nào tốt nhất?Phương pháp xét nghiệm HIV tốt nhất cho bạn một kết quả chính xác và yên tâm trong một khung thời gian phù hợp với bạn nhất. Mỗi người sẽ có một 'phương pháp xét nghiệm HIV tốt nhất khác nhau', vì hoàn cảnh của từng người sẽ hơi khác nhau.
Những điều chính để suy nghĩ là lần đầu tiên bạn có nguy cơ nhiễm HIV là khi nào và thứ hai là bạn 'liều lĩnh' như thế nào khi cần biết câu trả lời. Thời gian kể từ khi bạn có nguy cơ là rất quan trọng bởi vì nó cho phép chúng tôi tính toán thời kỳ cửa sổ, đó là thời gian từ khi ai đó đã nhiễm HIV đến khi được phát hiện.http://xmedia.nguoiduatin.vn/2012/12/30/xet%20nghiem.jpgCó rất nhiều sự nhầm lẫn liên quan đến việc xét nghiệm HIV trong đó lý do chính là do các lỗ hổng lớn trong hiểu biết của chúng tôi về HIV trong khoảng thời gian kể từ khi đại dịch HIV bắt đầu và sự tiến bộ của công nghệ của những thiết bị xét nghiệm. Do đó câu hỏi như phương pháp xét nghiệm HIV nào là tốt nhất phụ thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh riêng của từng cá nhân.Hiện này chúng ta có các phương pháp xét nghiệm HIV có khả năng phát hiện các trường hợp nhiễm HIV từ rất sớm. Việc phát hiện sớm HIV là rất quan trọng vì chúng ta biết rằng thời kỳ 'then chốt' để HIV lây nhiễm nhiều từ những người mới bị nhiễm sang người khác là trong vài tháng đầu tiên sau khi họ bị nhiễm, khi số lượng virus trong máu, tinh dịch người nhiễm bệnh hoặc dịch âm đạo là rất cao. Số lượng virus HIV trong dịch cơ thể được gọi là tải trọng HIV và trong giai đoạn đầu có thể sẽ là hàng trăm ngàn hoặc hàng triệu virus trong mỗi ml một trong máu hoặc dịch.

Vì vậy, một phương pháp xét nghiệm HIV nào tốt nhất?

Xét nghiệm HIV sau 7 ngày sau ngày có nguy cơ

Chẩn đoán sơ bộ rất sớm HIV và viêm gan C hiện nay có thể được thực hiện sau 7 ngày sau khi có nguy cơ . Khung thời gian này trước đây không thể có được nhưng việc tận dụng những công nghệ chuẩn trong một kiểu chuẩn đoán mới sẽ tạo ra khả năng chẩn đoán rất sớm. Kỹ thuật này đã có ứng dụng nhiều nhất trong việc kiểm tra máu từ những người hiến máu và đã giảm được sự lây nhiễm HIV và viêm gan C rất đáng kể. Kỹ thuật này cũng được sử dụng trong việc hiến tặng nội tạng để sàng lọc HIV-1, HIV-2, viêm gan C và viêm gan B.

Các kỹ thuật chẩn đoán cực kỳ nhanh sử dụng một hệ thống hoàn toàn tự động và phương pháp XN là pp XN sử dụng phản ứng dây chuyền polymerase (PCR) hoặc NAT (khuếch đại Acid nucleic) để phát hiện số lượng virus cực bé.

HIV 1 và 2 kháng thể và xét nghiệm kháng nguyên p24

Phương pháp XN này được cấp phép ở Châu Âu được sử dụng sau 28 ngày kể từ khi có nguy cơ. Nó thực ra tốt hơn như vậy nhiều và nó có thể phát hiện phần lớn những người đã nhiễm HIV trong khoảng từ 14-21 ngày. Phương pháp này là phương pháp xét nghiệm thế hệ thứ 4.Phương pháp xét nghiệm HIV DUO dựa trên nguyên tắc: khi HIV xâm nhập vào trong cơ thể nó sẽ bắt đầu quá trình tự nhân bản nhanh chóng và các sản phẩm phụ của quá trình này là một loại protein - các kháng nguyên HIV p24 - được tạo ra với số lượng rất lớn, trong khoảng 10 ngày từ khi có nguy cơ hoặc trước khi hay trong thời gian kháng thể kháng HIV đang được hình thành. Các kháng nguyên p24 sau đó sẽ duy trì ở mức rất cao trong một vài tháng đầu tiên sau khi bị nhiễm H và suy giảm cùng với sự sụt giảm tải lượng virus nhưng sẽ không bao giờ biến mất.Vì vậy, với việc kháng nguyên p24 được hình thành trước khi kháng thể được hình thành sẽ cho phép chúng ta thu hẹp khoảng thời gian giữa 2 thời điểm đã nhiễm bệnh và thời điểm có thể phát hiện được (thời gian cửa sổ). Đa số người mới bị nhiễm HIV sẽ hình thành kháng thể kháng HIV 1 hoặc 2 trong vòng 28 ngày. Với sự kết hợp, tìm kiếm cả hai kháng nguyên p24 và kháng thể HIV 1 và cũng có HIV 1 và 2 sẽ cho phép phát hiện sớm HIV nhiều hơn so với việc tìm kiếm kháng thể HIV đơn lẻ.

Xét nghiệm tìm kháng thể HIV 1-2

Phương pháp này có sự sai lệch lớn nhất. Khi đại dịch HIV bắt đầu vào đầu những năm 1980 của các phương pháp xét nghiệm và các thiết bị khi đó là tương đối nghèo nàn và thường xuyên kết quả sai. Điều này phần lớn vì các nhà nghiên cứu đã không thể tìm nguyên nhân và một phương pháp xét nghiệm thích hợp.Tôi nhớ những ngày đầu các phương pháp XN này gây ra sự lo lắng rất lớn. Các kết quả sai - ÂM TÍNH giả và DƯƠNG TÍNH giả dẫn đến sự nhầm lẫn lớn về các kết quả xét nghiệm HIV tại thời điểm đó. Khi thời gian đã trôi qua, sự hiểu biết của chúng ta về căn bệnh này ngày càng rõ ràng và kéo theo đó là các phương pháp XN đã được cải thiện tốt hơn rất nhiều.Chúng tôi đã chuyển những phương pháp XN lạc hậu vào đầu những năm 1980 thành những pp XN hiện đại, chính xác, dễ sử dụng đó là các pp XN thế hệ thứ ba và thứ tư . Phương pháp XN tìm kháng thể HIV 1 và 2 đang được sử dụng tại Vương quốc Anh sẽ là thế hệ thứ ba hoặc thứ tư. Phương pháp xét nghiệm hiện đại thế hệ thứ ba sẽ phát hiện hơn 99% số người mới bị nhiễm HIV dương tính ở 6 tuần sau khi có nguy cơ mặc dù nó vẫn được cấp phép để sử dụng sau 12 tuần. Các phương pháp xét nghiệm HIV tốt nhất là luôn luôn sẽ là một phương pháp XN phù hợp với khung thời gian của bạn và cũng phụ thuộc vào mức độ hiểu biết và sự lo lắng của bạn. Hãy luôn luôn nhớ một điều là nếu bạn có nguy cơ cao như quan hệ tình dục không an toàn với một người HIV+, hoặc rách bao cao su khi quan hệ với người HIV+ thì hãy nói chuyện với bác sĩ về để nhận được lời tư vấn và uống PEP càng sớm càng tốt, lý tưởng nhất trong vòng 72 giờ sau khi có nguy cơ.Tiến sỹ, bác sỹ Jose Gonzalez-Garci, Vương quốc Anh


http://www.nguoiduatin.vn/xet-nghiem-hiv-phuong-phap-nao-tot-nhat-a63696.html

Buonqua
25-07-2013, 08:43
Hỏi:
Em có làm XN tại BV Da liễu HCM sau khi nguy cơ được 3 tháng và 3,5 tháng. Tư vấn viên khi trả kết quả đều nói là sau nguy cơ 3 tháng là đã an toàn, và rằng không cần phải XN nữa, và rằng sinh phẩm này được Mỹ tài trợ... Em có nói là sao em đọc trên Internet nói là 6 tháng mới chính xác thì chị ấy bảo là em tin lời tư vấn viên hay tin nguồn bên ngoài.
Không chỉ 1 nơi là BV Da liễu HCM tư vấn như vậy, đi XN cả ở Pastuer HCM và các bác sỹ cũng nói thời gian cửa sổ là 3 tháng??? Cả TT phòng chống HIV/AIDS cũng nói là sau 3 tháng từ ngày có nguy cơ là đã xác định.
Khi trả kết quả họ đều nói là chúc mừng em không bị nhiễm hiv, kết quả AT chỉ có thể chắc chắn là 3 tháng trở về trước em ko bị nhiễm Hiv, còn có nguy cơ nào chưa đủ 3 tháng thì mới cần XN lại. Nếu nguy cơ đã đủ 3 tháng thì em hoàn toàn yên tâm. Không cần xét nghiệm nữa.
Vậy tóm lại BS cho em hỏi là 3 tháng đã chắc chắn là an toàn chưa hay phải làm XN lúc 6 tháng nữa. Em xin cảm ơn BS.
ĐÁP:
Điều này y học đã cập nhật từ rất lâu. Tình trạng sau 3 tháng âm tính là gần như hoàn toàn chắc chắn. Một số trường hợp sau 6 tháng cần làm xét nghiệm lại thì những đối tượng đó là những đối tượng đặc biệt nhưng không phải ai cũng nhận mình thuộc dạng đối tượng đó nên nhiều khi chúng tôi vẫn phải để "nếu không an tâm đến tháng thứ 6 có thể xét nghiệm lại". Đó là liều thuốc tinh thần thôi !
Hỏi:
Cảm ơn BS, nhưng ý của em là nếu không chắc chắn thì làm sao những tư vấn viên đó dám khẳng định như đinh đóng cột như thế ạ? Và họ cũng chẳng tư vấn là sau 6 tháng xét nghiệm lại nữa, chắc hẳn họ có lý do của họ, họ là những người được tập huấn thường xuyên nữa ạ.
ĐÁP:
Vì bạn đã đến bv trực tiếp nên người tư vấn viên có thể đối mặt với bạn trò chuyện, từ đó đã biết bạn có thuộc nhóm có nguy cơ kia hay không mới khẳng định chắc chắn vậy.

Buonqua
01-08-2013, 14:28
Hỏi:
Em quan hệ với bạn gái em, khi bạn gái em chưa khẳng định là mình bị HIV, bạn gái em cũng đi xét nghiệm là người ta nói sau 3 tháng mới phát hiện được. Điều này có đúng không? Em cũng không tin bởi vì người yêu bạn em lúc trước đã nói cho bạn em nghe, em cũng bối rối lắm chẳng biết làm sao. Ví dụ như là sau khi mình bị là có dấu hiệu gì? Có triệu chứng gì sau 1 tháng hay không? Mong Tâm sự bạn trẻ giúp em với.
Trả lời:
Bạn đang có những băn khoăn liên quan tới lời nói của bạn gái bạn về thời điểm cho kết luận chính xác về sự có mặt của vi rút HIV trong cơ thể và những dấu hiệu, triệu chứng báo hiệu có sự xâm nhập của vi rút HIV sau 1 tháng. Bạn đã có thông tin nào về thời gian xét nghiệm HIV cũng như biểu hiện cơ thể sau khi bị nhiễm HIV rồi? Theo bạn, bạn gái bạn có nguy cơ nhiễm HIV từ người bạn trai cũ qua những con đường như thế nào? Bạn gái bạn đã nói gì về khả năng lây nhiễm HIV của cô ấy? Nếu như bạn gái bạn bị nhiễm HIV thì điều này ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ của hai bạn? Khi quan hệ tình dục với bạn gái, bạn có dùng bao cao su không?
Hiện nay có hai cách thức chính để kiểm tra sự có mặt của vi rút HIV trong cơ thể là xác định trực tiếp sự có mặt của vi rút HIV thông qua các xét nghiệm tìm kháng nguyên của vi rút hoặc tìm ra kháng thể kháng lại vi rút HIV trong cơ thể. Thông thường, sau từ 7 đến 10 ngày có hành vi nguy cơ, người có nguy cơ nhiễm HIV có thể làm test nhanh PCR để kiểm tra sự tồn tại của kháng nguyên HIV trong cơ thể của mình. Xét nghiệm này có độ chính xác 80% và để kiểm tra chính xác mình có bị nhiễm HIV hay không thì người có nguy cơ lây nhiễm HIV vẫn cần đi làm xét nghiệm tìm kháng thể kháng vi rút HIV (sau 2,5 tháng có hành vi nguy cơ). Vì vậy, nếu bạn gái bạn có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV với người bạn trai trước đây thì sau 2,5 tháng kể từ khi có hành vi nguy cơ, cô ấy có thể đi làm xét nghiệm để kiểm tra chính xác về khả năng lây nhiễm HIV của mình. Và tại thời điểm này, khi chưa xác định được cô ấy có HIV hay không, nếu như hai bạn có nhu cầu và mong muốn quan hệ tình dục thì bạn và cô ấy cần lưu ý sử dụng biện pháp bảo vệ là bao cao su để phòng tránh khả năng lây nhiễm có thể xảy ra đối với bạn. Trong trường hợp sau 2,5 tháng cô ấy có hành vi nguy cơ và đi xét nghiệm có kết quả dương tính thì khi đó bạn cũng cần đi làm xét nghiệm sau 2,5 tháng có hành vi nguy cơ bạn ạ. Chỉ có kết quả xét nghiệm mới đủ cơ sở để khẳng định một người có bị nhiễm HIV hay không. Chúng ta không thể căn cứ vào những dấu hiệu có thể gặp khi người có vi rút HIV xâm nhập để đưa ra kết luận về tình trạng HIV của một người.
Nguồn: Tamsubantre

Buonqua
07-08-2013, 15:43
Hoang mang khi đọc kết quả xét nghiệm HIV


“Một hôm em nhậu say rồi bạn rủ đi matxa. Cô gái matxa đã dùng miệng kích thích ‘cậu nhỏ’ của em. Sau đó, em có những triệu chứng như sốt, mệt, đau họng…
Anh Bùi Ngọc Tạo, 25 tuổi cho biết thêm, từ thời điểm đi mát xa về đến giờ anh không đi lần nào nữa và không thấy thêm biểu hiện gì bất thường. Tuy nhiên, không hiểu rõ chỉ số S/CO khiến anh lo lắng không yên.



Đây chỉ là một trong rất nhiều các trường hợp gọi đến tổng đài tư vấn có lo lắng và thắc mắc về chỉ số S/CO trong xét nghiệm HIV. Nhiều người cầm trên tay kết quả xét nghiệm nhưng không hiểu ý nghĩa của nó, cũng không biết lúc nào nên xét nghiệm và theo dõi kết quả ra sao.

<tbody>
http://Admin.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2013/8/7/Hoang-mang-khi-doc-ket-qua-xet-nghiem-HIV-1.jpg


Ảnh minh họa

</tbody>
Sau đây là một số thông tin để giúp các bạn hiểu hơn về vấn đề này cũng như có những thái độ đúng đắn với giá trị xét nghiệm.

Xét nghiệm HVI và giá trị S/CO:
Sau khi virus HIV vào cơ thể từ 3 đến 6 tháng, cơ thể sẽ sản xuất ra kháng thể kháng HIV. Dù kháng thể này không tiêu diệt được virus HIV nhưng lại là dấu hiệu cho thấy tình trạng nhiễm căn bệnh thế kỷ.

Tuy nhiên, phương pháp xét nghiệm định lượng kháng thể HIV không phát hiện được sự xâm nhập của virus trong thời kỳ “cửa sổ” tức là 12 tuần hay 3 tháng đầu tiên sau khi bị lây nhiễm. Chỉ khi cơ thể sản xuất ra kháng thể thì mới có thể sử dụng loại xét nghiệm này. Do vậy khi bạn có hành vi nguy cơ thì bác sĩ sẽ khuyên bạn sau đó ít nhất 12 tuần quay lại để làm xét nghiệm định lượng kháng thể kháng HIV.
Mỗi một xét nghiệm định lượng kháng thể kháng virus HIV đều có giá trị S/CO. S/Co là viết tắt của từ Sample/Cutoff Value. Trong đó S là giá trị kháng thể kháng HIV trong máu của bạn và CO là giá trị mẫu, hay còn gọi là ngưỡng.

Sau 3 tháng đầu bị nhiễm HIV, cơ thể sẽ sản xuất ra kháng thể chống lại virus làm cho nồng độ kháng thể tăng cao trong máu, tức S tăng. Khi lượng kháng thể kháng virus HIV (S) tăng quá ngưỡng (CO) thì tỉ lệ S/CO>1 và kết quả với HIV là dương tính.

Do đây là chỉ số đánh giá lượng kháng thể kháng virus HIV trong huyết thanh nên nó thường thay đổi và ảnh hưởng bởi các thành phần trong huyết thanh. Do đó chỉ khi giá trị S/CO>1 mới có ý nghĩa chẩn đoán HIV dương tính.

Trong trường hợp S/CO cho các kết quả đều nhỏ hơn 1, có nghĩa HIV âm tính. Sau 3 tháng đầu tiên của thời kỳ “cửa sổ” mà chỉ số S/CO có tăng lên giữa các lần xét nghiệm nhưng đều nhỏ hơn 1 thì kết quả vẫn là âm tính. Sự thay đổi chỉ là do các thành phần trong huyết thanh làm ảnh hưởng đến kết quả của xét nghiệm, chứ không phải bệnh nặng lên.

Với xét nghiệm định lượng kháng thể kháng HIV thì chỉ có một số cơ sở có khả năng làm xét nghiệm này như ví dụ:
- Khu vực phía Bắc: Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung Ương, trung tâm Y học dự phòng Thành phố Hà Nội, BV Nhiệt Đới, các bệnh viện hạng đặc biệt và một số bệnh viện hạng I
- Khu vực phía Nam: Viện Paster TPHCM, Viện Nhiệt Đới TPHCM…
-Khu vực miền Trung: BV Trung Ương Huế, Viện Paster Nha Trang


Theo BS Trương Gia Bảo

binh11
18-08-2013, 21:53
<tbody>
Câu hỏi thuộc chuyên khoa Tổng quát - Y học gia đình
Ngày gửi: 05/04/2013

http://www.bvdaihoc.com.vn/umc/images/H.gifỎI


Thưa bác sĩ, cách đây khoảng hơn 5 tháng em có quan hệ tình dục ( OS và quan hệ có BCS ). sau khi quan hệ e có các triệu chứng như HIV cụ thể sau 2 tuần dương vật e có tiết dịch trắng vào buổi sáng, tinh hoàn đau nhức, sốt nhẹ. e đã làm các xét nghiệm lậu cầu, chlamidia, giang mai tại tuần thứ 2.5 sau nguy cơ kết quả âm tính. e có đi khám và làm các xn, siêu âmvề chức năng sinh sản, bsĩ chuẩn đoán giãn tĩnh mạch tinh. tuần thứ 6 e có qua hòa hảo làm xn HIV bằng pp combo( ag/ab - P24) kết quả âm tính. tuần thứ 8 em xn HIV bên pasteur 3pp kết quả âm tính. tuần thứ 10,12,14 em có qua hòa hảo làm xn HIV, chlamidia,lậu, giang mai kết quả âm tính. tuần 21 em lại qua pasteur làm xn giang mai và hiv( 3pp) kết quả âm tính. Vậy bác sĩ cho e hỏi là e đã có thể loại bỏ nguy cơ hiv ra khỏi đầu được chưa.? e có cần làm xn lại nữa ko? thời gian cửa sổ nhiều nhất để sinh kháng thể là bao lâu? từ lúc nguy cơ đến nay đã gần 6 tháng nếu xn lại thì e có thể làm loại xn gì để chính xác nhất ( test nhanh, pcr, western blot ? ) để xn, nếu sau 6 tháng e xn hiv vẫn âm tính thì có cần làm tiếp nữa ko, em rất hoang mang. Rât mong nhận được sự tư vấn bác sĩ. Em xin chân thành cảm ơn!


Người gửi: Nguyễn Minh Thanh



http://www.bvdaihoc.com.vn/umc/images/DE.gifÁP:



Chào em,

Em đi xét nghiệm tại viện Pasteur TP. HCM để phát hiện kháng thể HIV (3 phương pháp) vào tuần thứ 21 sau phơi nhiễm nghĩa là đã sau giai đoạn cửa sổ, cho kết quả Âm tính là em có thể loại bỏ nguy cơ nhiễm HIV được rồi vì đây là qui trình xét nghiệm chẩn đoán HIV chuẩn, được thực hiện tại một cơ sở y tế lớn, có thẩm quyền được xét nghiệm và khẳng định kết quả nhiễm HIV tại TP. HCM.
Hiện nay em không cần đi xét nghiệm lại.
Giai đoạn cửa sổ để sinh kháng thể kéo dài lâu nhất là dưới 3 tháng.
Từ lúc có nguy cơ nhiễm đến nay đã gần 6 tháng, tuy đã có thể khẳng định được kết quả âm tính theo kết quả xét nghiệm nêu trên, nhưng nếu muốn xét nghiệm lại thì em vẫn chỉ cần yêu cầu làm xét nghiệm theo 3 phương pháp là đủ để khẳng định kết quả.
Nếu sau 6 tháng mà kết quả vẫn âm tính thì không cần tiếp tục xét nghiệm nữa.
Thân ái
PGS.TS. Cao Minh Nga
Phó Khoa Xét nghiệm

http://www.bvdaihoc.com.vn/umc/faqs_answer.asp?id=12677

</tbody>

Buonqua
19-08-2013, 15:31
Lo sợ nhiễm HIV, Giang mai sau lần “ăn bánh trả tiền”

Xin chào AloBacsi,

Một năm trước trong lần say em đã quan hệ với cô gái trong quán karaoke. Dù có sử dụng bao cao su khi quan hệ, nhưng khi xong em lại để tuột bao khi rút dương vật ra. Sau đó em rất hoang mang vì em hay bị sốt và mệt mỏi, viêm họng và đau vay gáy, tiểu ra cục máu, nổi nhiều nốt ngứa, đi nhậu về thường ngứa 2 chân, gãi đến rát và chảy máu.

Em đã vào BV tỉnh xét nghiệm tầm soát bệnh. Thời gian 24 tuần sau nguy cơ: test nhanh HIV âm tính, nhiễm trùng tiểu, viêm đa xoang mãn tính/viêm họng. Men gan cao 2 lần cho phép (80), acid uric cao (680), colesterol cao, chuẩn đoán viêm nan lông…

Em đã uống thuốc theo toa và hiện giờ sức khỏe đã ổn. Nhưng gần đây em nổi nhiều mụn ngứa 2 bên sườn, bụng và đùi, hay mệt mỏi và buồn ngủ, hay bứt rứt đường tiểu, nóng rát ổ bụng. Em đọc tài liệu trên mạng thì phát hiện còn sót lại Giang Mai. Vậy AloBacsi tư vấn giúp em:

1. Em đã an tâm với HIV chưa?

2. Có phải nếu nhiễm giang mai qua tình dục sẽ phải có triệu chứng loét trên DV không?

3. Hãy cho em lời khuyên là em phải làm gì?

(T. Nam, 30 tuổi)


T. Nam thân mến, Có thể em quá lo lắng cho lần “lỡ dại” của mình nên bất cứ bất thường gì xuất hiện trên cơ thể đều làm em hoang mang và lo mình đã dính căn bệnh của thế kỷ.

Thật ra những triệu chứng mà em mô tả đều có thể gặp ở một người bình thường, không nhiễm HIV. Nếu em đã làm test nhanh HIV âm tính sau 24 tuần thì em hoàn toàn yên tâm là mình không mắc bệnh, vì độ đặc hiệu >99% và độ nhạy cảm của test 80 - 95%, và do đó em không cần làm lại xét nghiệm.

Bên cạnh đó, triệu chứng của bệnh giang mai thường gồm sốt, có săng vùng sinh dục (vết lở tròn, giới hạn rõ, bờ đều, đáy vết lở sạch, nền cứng và bóp không đau) và luôn luôn có hạch đi kèm. Trường hợp của em hoàn toàn không có các triệu chứng trên, xem như em đã “quẳng thêm” mấy chục kilograme lo lắng… Nhưng hãy xem đây là một bài học cho mình, và đừng “dại dột” lần nào nữa em nhé.

Vấn đề sức khỏe đáng lo của em hiện nay là chuyện bia rượu: men gan tăng, acide uric tăng, cholesterol tăng, chứng tỏ tế bào gan của em bị tổn thương nhiều, cộng với da thường xuất hiện những mụn ngứa, có thể em có một bệnh lý dị ứng đi kèm, chưa kể các triệu chứng như: mệt mỏi, buồn ngủ, nóng rát ổ bụng,… là các triệu chứng của bệnh lý đường tiêu hóa, đau rát đường tiểu, tiểu máu,…có liên quan đến bệnh lý đường tiết niệu. Do đó để không chủ quan, em nên khám bệnh tổng quát để điều trị bệnh càng sớm càng tốt, và nên hạ “tửu lượng” lại Nam nhé.
Chúc em vui và mau khỏi bệnh.
Thân mến,

BS Đoàn Mạnh Khải

Buonqua
27-08-2013, 15:38
Xét nghiệm HIV bao lâu mới có kết quả?

Thời gian xét nghiệm HIV sớm nhất tại Việt Nam là bao lâu để chính xác và yên tâm nhất? Em nghe nói 6 tuần có đúng không? Vậy nên đến bệnh viện nào? (Hùng).


<tbody>
http://khoe360.tienphong.vn/ImageHandler.ashx?ThumbnailID=360966&Width=450


Ảnh minh họa: hivdongnai.

</tbody>

Trả lời:
Chào bạn,
Các xét nghiệm HIV nói chung gồm hai loại: Loại thứ nhất nhằm tìm ra kháng thể kháng HIV, loại thứ hai nhằm tìm ra chính bản thân (toàn bộ hay một bộ phận) của HIV.

Trong tầm soát và chẩn đoán HIV, thông thường người ta sử dụng loại xét nghiệm tìm kháng thể kháng HIV trong máu, bao gồm cả test nhanh, Elisa, Western Blot… Xét nghiệm PCR nhằm tìm ra bản thân virus HIV thường chỉ áp dụng trong chẩn đoán nhiễm HIV sớm cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV.

Chính vì bản chất của xét nghiệm là tìm kháng thể kháng HIV giúp gián tiếp chẩn đoán cơ thể người đó đã nhiễm HIV, nên đòi hỏi thời gian “chờ” để cơ thể sản sinh kháng thể đủ để xét nghiệm phát hiện được. Khoảng thời gian này gọi là “thời kỳ cửa sổ”, được tính khoảng 3 tháng (một số rất ít trường hợp có thể dài hơn, lên đến 6 tháng).

Do vậy, tiêu chuẩn xác định âm tính đòi hỏi thỏa mãn một trong hai tình huống:
- Xét nghiệm âm tính 2 lần liên tiếp, cách nhau ít nhất 3 tháng, không có hành vi nguy cơ nào phát sinh.
- Xét nghiệm âm tính 1 lần, cách lần có hành vi nguy cơ gần nhất ít nhất 3 tháng.
Một điểm cần lưu ý, do tính chất “âm thầm” của loại virus này, ngành y tế luôn khuyến cáo bệnh nhân đi xét nghiệm HIV càng sớm càng tốt, chứ không chờ đủ thời gian cửa sổ.

Khi có hành vi nguy cơ trước đây, hay thậm chí vừa mới phát sinh hành vi nguy cơ trong tuần trước chẳng hạn, người đó vẫn nên đến làm xét nghiệm kiểm tra. Đây vừa là cơ hội để tham vấn viên cung cấp thêm thông tin về dự phòng, vừa là cơ hội để khách hàng được theo dõi, nhắc nhở cho những lần xét nghiệm tiếp theo cũng như có thể phát hiện nhiễm HIV sớm nhất có thể. Và khi tham vấn HIV, khách hàng có thể hiểu thêm về các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, và cũng có thể lựa chọn tầm soát nhằm phát hiện sớm những căn bệnh này.
Nói tóm lại, khoảng thời gian 3 tháng được xem là mốc thời gian an toàn cho xét nghiệm tầm soát HIV nói chung.
Thân ái.
Theo BS Nguyễn Tấn Thủ
Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Sức khỏe Nam giới

Buonqua
27-08-2013, 16:40
HỎI:
Thưa Bs , như em được biết thì xét nghiệm PCR ( chính xác từ ngày thứ 3 từ lúc có nguy cơ ) sẽ cho kết quả chính xác hơn Elisa ( Elisa-phải xn sau 6 tuần hay 45 ngày --- chính xác tương đối cao ( trên 80 %) - nguồn em đọc là từ một số trang web nước ngoài ), PCR chỉ cho dương giả nhưng không cho âm giả . Thế vậy sao các Bs tư vấn noi' xét nghiệm PCR âm tính thì còn phải xét nghiệm lại Elisa sau 3 tháng ? Đó là để kiểm chứng hay độ chính xác của nó không đáng tin cậy ? Em xin hỏi thêm là tài liệu ở nước ngoài họ nói 6 tuần là có thể xn, thế nhưng tại VN thì 3 tháng ? Phải chăng là kĩ thuật nước ta không có đủ máy móc để xn sau 6 tuần ? Cảm ơn rất nhiều !

TRẢ LỜI:
Bạn thân mến,

Thông tin hiện tại của các cơ sở xét nghiệm tại Việt Nam vẫn thông báo về thời gian bắt đầu làm Elisa là từ tuần thứ 10-12 và PCR là từ tuần thứ 4 đến thứ 6 tùy theo loại xét nghiệm PCR dựa trên RNA hay DNA . Về thời gian kết quả chính xác, sau khi tham khảo thêm các trang nước ngoài, chúng tôi nhận thấy rằng có sự chênh lệch về thời gian . Về cơ chế phát triển của vi rút HIV trong cơ thể người, thời gian cửa sổ (thời gian vi rút phát triển trong cơ thể và chưa thể phát hiện được thông qua tìm kháng thể kháng vi rút HIV trong máu) vẫn được CDC (Trung tâm quản lý bệnh của Mỹ) xác định là 3 tháng, và đặc biệt là tới 6 tháng .

Một số tài liệu nước ngoài cho rằng kết quả Elisa sớm nhất khoảng tuần 3 - 4, tuy nhiên đây chỉ tính đến các trường hợp hiếm không phổ biến, còn nhìn chung vẫn được khuyến cáo là có kết quả chính xác từ tuần thứ 10-12 trở ra vì Elisa là xét nghiệm dựa trên nguyên lý tìm sự có mặt của kháng thể kháng vi rút HIV . Về xét nghiệm PCR (xét nghiệm tìm sự hiện diện của vi rút thông qua vật chất di truyền của vi rút) một số tài liệu cho rằng từ ngày thứ 12 trở ra (không thấy tài liệu nào nói về ngày thứ 3 trở đi như bạn đề cập).

Về nguyên tắc làm xét nghiệm HIV, không có xét nghiệm nào là hoàn toàn chính xác 100% do vậy các xét nghiệm vẫn được chia ra nhiều loại, loại sàng lọc (Elisa) loại chẩn đoán Western Blot và một số test thử nhanh và PCR . Với test Elisa, có thể làm sớm tuy nhiên, nếu không dương tính thì vẫn cần phải làm lại vào tuần thứ 12 và thậm chí là tháng thứ 6.

Về quy trình xét nghiệm, sẽ phải làm các xét nghiệm sàng lọc sau đó, nếu có dương tính, sẽ làm tiếp các xét nghiệm chẩn đoán.

Việc bác sĩ khuyến cáo sau khi làm PCR âm tính vẫn nên làm lại Elisa sau tuần thứ 12 là áp dụng lý thuyết về thời kỳ cửa sổ (để làm rõ, bạn nên đặt trực tiếp câu hỏi với bác sĩ tại cơ sở đó để họ giải thích sẽ sát thực hơn).

Hy vọng những trao đổi ở trên có ích cho bạn!

Bs. Phạm Vũ Thiên

nghihiv
27-08-2013, 17:11
Vậy sao mọi người trên diễn đàn bảo KQ sau 12 tuần là cuối cùng vậy A Tuấn, A BuonQua.

Buonqua
28-08-2013, 08:13
Vậy sao mọi người trên diễn đàn bảo KQ sau 12 tuần là cuối cùng vậy A Tuấn, A BuonQua.
Chào bạn: Khi có hành vi nguy cơ, theo khuyến cáo xét nghiệm hiv sau 12 tuần (thường quy định là 3 tháng) để biết tình trạng mình có nhiễm hiv hay không. Những trường hợp đặt biệt: có sử dụng pep, đang uống thuốc điều trị bệnh làm ức chế hệ miễn dịch, những trường hợp xạ trị, ung thư giai đoạn cuối, ..... theo khuyến cáo sẽ cần xét nghiệm lại thời gian 6 tháng.

Buonqua
19-09-2013, 09:55
Làm sao biết bị nhiễm HIV hay không?

TT - Bạn gái tôi từng quen một người nghiện ma túy và đã chia tay với anh này trước đó sáu tháng. Tôi rất lo lắng vì sợ có thể cô ấy đã nhiễm HIV (do người yêu cũ nghiện chích) và lây cho tôi.

Cô ấy đến Bệnh viện Da liễu TP.HCM xét nghiệm HIV bằng phuơng pháp Determine HIV 1/2. Kết quả xét nghiệm HIV âm tính nhưng tôi vẫn lo sợ.

Xin hỏi, việc xét nghiệm HIV bằng phương pháp nói trên có thể tin cậy không? Nếu có “quan hệ” với một người bị nhiễm HIV thì bao lâu sau đi xét nghiệm mới có kết quả chính xác?
Một bạn đọc

TS.BS Lê Mạnh Hùng (phó giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM) trả lời:
- Để HIV xâm nhập vào cơ thể người gây bệnh thì cần hai điều kiện: có HIV và có ngõ vào (thường là tổn thương da, niêm mạc). Tuy nhiên khả năng lây truyền HIV lại phụ thuộc vào số lượng HIV đi qua vùng tổn thương da niêm vào cơ thể (vết thương ngỏ vào càng lớn, tiếp xúc với dịch cơ thể có nhiều HIV như máu hoặc dịch sinh dục thì khả năng lây nhiễm càng cao).

Trở lại vấn đề của bạn hỏi, nếu bạn gái của bạn có “quan hệ” không an toàn với người nghiện chích ma túy thì cô ấy chỉ có thể bị lây nhiễm HIV nếu người nghiện chích ấy bị nhiễm HIV (tỉ lệ người tiêm chích ma túy bị nhiễm HIV năm 2012 của cả nước là 11,6%, riêng TP.HCM là 29%).

Khi “quan hệ” thì dịch sinh dục có HIV của người ấy phải tiếp xúc với ngỏ vào là vết thương trên cơ quan sinh dục hoặc trên da niêm ở những bộ phận khác của người nữ. Như vậy, dù có quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm HIV thì người bạn tình của họ vẫn có thể “may mắn” không bị lây truyền siêu vi nguy hiểm này.

Xét nghiệm chẩn đoán nhiễm HIV ở người lớn được Bộ Y tế VN cho phép là xét nghiệm tìm kháng thể chống lại HIV (do cơ thể sản xuất ra sau khi bị nhiễm HIV) thực hiện tại các cơ sở y tế được cấp phép có thẩm quyền (tại TP.HCM có Viện Pasteur, Bệnh viện bệnh Nhiệt đới, Trung tâm Y tế dự phòng, BV Da liễu...).

Các xét nghiệm này có thể giúp phát hiện sau khi nhiễm HIV từ 6 tuần đến 3 tháng. Xét nghiệm tìm kháng thể kháng HIV bằng phuơng pháp Determine HIV ½ mà bạn gái của bạn đã thử tại Bệnh viện Da liễu là xét nghiệm gọi là test nhanh và nếu kết quả âm tính sau khi ngưng “quan hệ” sáu tháng thì khả năng bạn gái của bạn không bị nhiễm HIV là rất cao. Tuy nhiên các cơ quan chuyên môn về xét nghiệm HIV (như Viện Pasteur TP.HCM) khuyến cáo nên xét nghiệm bằng test Elisa thì độ tin cậy sẽ cao hơn.

Thiết nghĩ, nếu bạn thật sự thương yêu, rộng lượng, cảm thông sâu sắc và có ý định xây dựng gia đình với bạn gái, cô ấy cũng hiểu được sự lo âu và có ý định nghiêm túc với bạn, việc bạn trao đổi ý kiến thẳng thắn về vấn đề này và đề nghị xét nghiệm kiểm tra lại bằng test Elisa để cả hai đều yên lòng xây dựng tương lai là cần thiết.
L.TH.H. ghi

songchungvoi_HIV
23-11-2013, 23:21
<tbody>
Giá trị ứng dụng của các xét nghiệm vi sinh (http://tph.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=156%3Agia-tr-ng-dng-ca-cac-xet-nghim-vi-sinh&catid=11%3Acan-lam-sang&Itemid=5&lang=vi)
Thứ ba, 08 Tháng 3 2011 11:16


Xét nghiệm vi sinh là các loại xét nghiệm tìm căn nguyên gây bệnh nhiễm trùng, bằng chứng của quá trình nhiễm trùng bao gồm cả dịch bệnh. Như vậy đối tượng của các loại xét nghiệm này là các vi sinh vật gây bệnh ở trong các bệnh phẩm được thu thập từ người, môi trường sống, các loại dụng cụ, thức ăn... có khả năng liên quan đến căn nguyên nhiễm trùng. Phạm vi áp dụng của các xét nghiệm này là trong chẩn đoán, theo dõi, điều trị, dịch tễ học, nghiên cứu khoa học, giảng dạy, pháp lý. Ngoài ra thực tế cho thấy người ta còn sử dụng các xét nghiệm này để gây và chống chiến tranh sinh học, khủng bố.Căn cứ vào phương pháp xét nghiệm chúng ta có thể chia ra các loại xét nghiệm vi sinh thành:Xét nghiệm soi trực tiếp.Xét nghiệm nuôi cấy.Xét nghiệm miễn dịch.Xét nghiệm sinh học phân tử.Mỗi loại xét nghiệm có giá trị khác nhau, chất lượng xét nghiệm tùy thuộc vào nhiều yếu tố và tuyến của Lab. Chuyên đề này chúng tôi giới thiệu những nét khái quát về giá trị ứng dụng của từng loại xét nghiệm cho các bác sỹ lâm sàng, điều dưỡng và kỹ thuật viên, chi tiết từng loại xét nghiệm cụ thể sẽ được trình bày trong các chuyên đề riêng.
I/ XÉT NGHIỆM SOI TRỰC TIẾP ( DIRECT EXAMINATION)
1- Soi tươi :
Các xét nghiệm soi tươi chủ yếu phát hiện các vi sinh vật di động , có giá trị với vi khuẩn giang mai, các xuắn khuẩn, các phẩy khuẩn tả, amibe. Ngoài ra soi tươi rất có giá trị chẩn đoán trong việc tìm trứng, các ấu trùng của ký sinh trùng, sợi và bào tử nấm. Trong các nghiệm pháp này các vi sinh vật đang còn sống.
2- Soi vi sinh vật qua nhuộm:
Việc sử dụng các loại thuốc nhuộm khác nhau cho ta tên gọi các phương pháp nhuộm.Các xét nghiệm này vi sinh vật đã được cố định (chết), cho phép ta nhận định được hình thể, tính chất bắt màu, cách sắp sếp, một số cấu trúc của vi sinh vật ( chủ yếu là vi khuẩn). Xét nghiệm này được quan sát dưới kính hiển vi quanh học là chủ yếu.
3- Soi vi sinh vật dưới kính hiển vi điện tử.
Các quan sát dưới kính hiển vi điện tử hay dùng để soi các vi sinh vật có kích thước siêu hiển vi như virus. Các siêu cấu trúc của các vi sinh vật khác.
4- Giá trị của soi trực tiếp là: Trong đại đa số các trường hợp xét nghiệm này có tính gợi ý chẩn đoán, không có giá trị chẩn đoán quyết định.Trong nuôi cấy soi trực tiếp là một công đoạn bắt buộc, từ bệnh phẩm nhằmtìm các vi sinh vật có tính chất định hướng và các tế bào viêm, từ khuẩn lạc nhằm tìm hình thể tính chất bắt màu, cách sắp sếp… cho những bước xét nghiệm tiếp theo, trong trường hợp này soi trực tiếp được coi là định danh ở mức độ ban đầu.Giá trị chẩn đoán của soi trực tiếp rất cao và là tiêu chuẩn chẩn đoán vàng trong các trường hợp phát hiện vi khuẩn lao ( AFB, BK), phong ( BH), khi nhuộm kháng cồn kháng toan ( Ziehl – Neelsen), các song cầu khuẩn gram âm trong dịch não tủy là não mô cầu, trong dịch niệu đạo nam giới, dịch dữ mắt ở trẻ sơ sinh, là các vi khuẩn lậu. Ngoài ra trong các trường hợp soi dịch cổ tử cung tìm thấy hình ảnh nấm men cũng rất có giá trị chẩn đoán. Trong các trường hợp này người ta nói các xét nghiệm có độ đặc hiệu cao.Cũng cần phải lưu ý rằng mọi kết quả tìm căn nguyên của soi trực tiếp ba yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến chất lượng xét nghiệm là : trình độ của kỹ thuật viên, cách lấy bệnh phẩm, bệnh nhân đã được điều trị hay chưa.
II/ XÉT NGHIỆM NUÔI CẤY (CULTURE, ISOLATION): Là các xét nghiệm dùng môi trường nuôi cấy nhân tạo nhằm xác định các vi sinh vật có mặt trong bệnh phẩm và kết luận chúng có khả năng gây bệnh hay không. Như vậy các xét nghiệm này dùng để chẩn đoán vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, miễn là các vi sinh vật này phát triển được trên môi trường nuôi cấy nhân tạo.Nhìn chung đây là các xét nghiệm có độ đặc hiệu cao, là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán nhiều bệnh nhiễm trùng bởi xét nghiệm này là kết quả của hàng loạt thử nghiệm : soi trực tiếp, phân lập, thuần khiết, định danh, định túyp huyết thanh, làm kháng sinh đồ, xác định độc lực, gây bệnh thực nghiệm.Các yếu tố hàng đầu ảnh hưởng tới chất lượng xét nghiệm nuôi cấy là : trình độ nhân viên của Lab (nhân viên sử dụng được ngoại ngữ, được đào tạo cơ bản và nâng cao), qui trình và sinh phẩm chuẩn, cách thức lấy bệnh phẩm.Nhược điểm chính của phương pháp nuôi cấy là : đòi hỏi trang bị và đào tạo nhân viên, độ nhạy của phương pháp bị ảnh hưởng rất lớn khi bệnh nhân đã dùng kháng sinh, loại bệnh phẩm có thể thay đổi tùy theo giai đoạn của bệnh, những vi sinh vật không mọc trên môi trường nuôi cấy nhân tạo không thể chẩn đoán bằng phương pháp này. Các vi khuẩn kỵ khí tuyệt đối cần phải có hệ thống nuôi cấy phù hợp.
III/ CÁC XÉT NGHIỆM MIỄN DỊCH ( IMMUNOLOGICAL TESTS): Là các xét nghiệm gián tiếp nhằm xác định vi sinh vật bao gồm cả bằng chứng của quá trình nhiễm trùng. Đối tượng của các thử nghiệm này là các kháng nguyên đặc hiệu của vi sinh vật hay kháng thể đặc hiệu của cá thể bị bệnh , sinh phẩm chính để thử nghiệm là các kháng thể hay kháng nguyên tương ứng . Cách đánh giá phức hợp kháng nguyên kháng thể (KN-KT) có thể bằng mắt thường, đại đa số các trường hợp sinh phẩm chính được đánh dấu huỳnh quang, màu, men, đồng vị phóng xạ… để đánh giá phức hợp KN-KT cho ta tên gọi tương ứng của thử nghiệm.Tên gọi của thử nghiệm theo nguyên tắc: Lớp kháng thể hoặc Tên kháng nguyên + Tên phương pháp thử nghiệm + Tên vi sinh vật. Ví dụ : IgM ELISA Rubella là phản ứng miễn dịch gắn men xác định kháng thể lớp IgM chống virus Rubella.Ưu điểm chính của các thử nghiệm miễn dịch là: ngay cả khi vi sinh vật không còn tồn tại, hoặc rất ít, chịu tác động của kháng sinh không thể phát hiện bằng nuôi cấy thì vẫn chẩn đoán được, bệnh phẩm có thể bảo quản lâu. Thời gian cho kết quả nhanh, có thể tiến hành hàng loạt, độ nhạy của thử nghiệm cao. Thử nghiệm miễn dịch rất hữu hiệu với các vi sinh vật nội bào, các ký sinh trùng gây bệnh ở mô, lạc chỗ.Nhược điểm chính: các vi sinh vật chưa tìm ra kháng nguyên đặc hiệu, các yếu tố độc lực đặc hiệu ( lao, sốt rét…) miễn dịch chẩn đoán các vi sinh vật này ít giá trị. Độ đặc hiệu tùy thuộc vào lớp kháng thể phát hiện, tùy từng giai đoạn của bệnh, ngoại ra còn hiện tượng phản ứng chéo ( khắc phục tốt bằng việc dùng kháng thể đơn dòng).Giá trị chẩn đoán thử nghiệm miễm dịch đặc biệt cao khi phát hiện lớp kháng thể IgM bởi lẽ lớp kháng thể này xuất hiện sớm ngay khi nhiễm và mất đi rất nhanh muộn nhất là 1 tháng, do đó độ nhạy phụ thuộc vào thời gian thử nghiệm sớm hay muộn.Với lớp kháng thể IgG chúng ta chỉ có thể chẩn đoán bằng hiệu giá huyết thanh kép: Mẫu huyết thanh 1 và 2 cách nhau 1- 3 tuần ( tùy bệnh) được thử nghiệm hiệu giá cùng thời điểm chỉ có giá trị chẩn đoán khi hiệu giá kháng thể lần sau cao hơn. Việc định tính IgG không xác định được bệnh nhân đang bị bệnh, nhiễm bệnh, khỏi bệnh, hay đã dược dùng vaccine. Một số ít trường hợp định lượng IgG đơn lẻ so sánh với cut-off của quần thể thì có giá trị chẩn đoán.
IV/ CÁC XÉT NGHIỆM SINH HỌC PHÂN TỬ ( MOLECCULAR BIOLOGY): Là các xét nghiệm phát hiện các genes đặc hiệu hay genomes của các vi sinh vật bằng nhiều phương pháp: PCR, Real Times PCR, lai ghép, giải trình tự…….Ưu điểm chính của loại xét nghiệm này là độ nhạy, độ đặc hiệu cao, phát hiện nhanh các căn nguyên và tính trạng của vi sinh vật, có thể phát hiện mức độ nhiễm so sánh với giá trị chuẩn để chẩn đoán giai đoạn của bệnh, thậm chí có thể ứng dụng để phát hiện nơi xuất phát của dịch bệnh ( dịch tễ học phân tử). Bệnh phẩm để làm các xét nghiệm sinh học phân tử cũng bảo quản được lâu.Nhược điểm chính: giá thành xét nghiệm đắt, trang bị và trình độ nhân viên phải qua đào tạo mới, lâu. Các tính trạng chưa tìm được genes đặc hiệu chưa thể phát hiện bằng phương pháp này, hay các genes đặc hiệu không ổn định cũng gây khó khăn cho thử nghiệm(Rotavirus). Một đặc điểm lưu ý là phải loại trừ hiện tượng nhiễm chéo các acide nucleic. Free DNA, RNA hoàn toàn khác các biện pháp thanh khử trùng truyền thống.
Thạc sỹ vi sinh y học Đỗ ngọc Hoài


</tbody>

Tuanmecsedec
11-01-2014, 14:58
Lo nhiễm HIV sau 1 năm quan hệ không an toàn


Thứ bảy, 11/1/2014 07:00 GMT+7

Cách đây một năm tôi quan hệ không an toàn và mới đây tôi có đi xét nghiệm HIV ở viện Pasteur TP HCM, kết quả như sau:



<tbody>
Tên xét nghiệm
Kết quả
CSBT/Ngưỡng
QT/PPXN


PXN HIV và Sinhhọc phân tử: VILASMed 015





* Kháng thể kháng HIV
Âm tính

QTHIV 01-09


Chiến lược 3
Chưa phát hiện kháng thể kháng HIV trong mẫu thử.





Sinh phẩm sử dụng Murex HIV Ag/Ab Combination



</tbody>

Xin bác sĩ cho tôi biết kết quả như trên là sao và có cần thiết phải đi xét nghiệm lại không, hay phải làm những việc gì tiếp theo? Xin chân thành cảm ơn. (Quốc Hùng)


<tbody>
http://m.f13.img.vnecdn.net/2014/01/10/101125063346-39-282-6363-1389287996.jpg


Ảnh minh họa: News.

</tbody>

Trả lời:

Chào Quốc Hùng,

Kết quả xét nghiệm HIV mà anh được viện Pasteur cung cấp là xét nghiệm thế hệ 4 phát hiện cùng lúc kháng nguyên (Antigen - Ag) và kháng thể kháng HIV (Antibody - Ab). Kỹ thuật này có độ nhạy 100% nghĩa là gần như không bỏ sót trường hợp dương tính nào.

Theo đó, kết quả "âm tính" mà kỹ thuật này mang đến là hoàn toàn khẳng định anh không nhiễm HIV.

Với thời gian một năm theo chia sẻ của anh, và nếu thời điểm đó là lần cuối có hành vi nguy cơ thì kết quả âm tính của lần xét nghiệm này càng được củng cố. Trong trường hợp đó, anh không cần làm xét nghiệm lại. Nếu thuận tiện, anh cũng nên định kỳ làm xét nghiệm, ít nhất mỗi năm một lần.
Thân ái.


Bác sĩ Nguyễn Tấn Thủ

http://doisong.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/tu-van/lo-nhiem-hiv-sau-1-nam-quan-he-khong-an-toan-2937691.html

songchungvoi_HIV
16-01-2014, 16:33
Hoang mang khi đọc kết quả xét nghiệm HIV


"Một hôm em nhậu say rồi bạn rủ đi matxa. Cô gái matxa đã dùng miệng kích thích 'cậu nhỏ' của em. Sau đó, em có những triệu chứng như sốt, mệt, đau họng... Đi xét nghiệm HIV có chỉ số S/CO, em lo lắng không hiểu nó là gì", anh Tạo (Hà Nội) chia sẻ.
Anh Bùi Ngọc Tạo, 25 tuổi cho biết thêm, từ thời điểm đi mát xa về đến giờ anh không đi lần nào nữa và không thấy thêm biểu hiện gì bất thường. Tuy nhiên, không hiểu rõ chỉ số S/CO khiến anh lo lắng không yên.
Đây chỉ là một trong rất nhiều các trường hợp gọi đến tổng đài tư vấn có lo lắng và thắc mắc về chỉ số S/CO trong xét nghiệm HIV. Nhiều người cầm trên tay kết quả xét nghiệm nhưng không hiểu ý nghĩa của nó, cũng không biết lúc nào nên xét nghiệm và theo dõi kết quả ra sao.

http://l.f13.img.vnecdn.net/2013/08/06/trieu-chung-hiv-1-1375754754_500x0.jpg
Ảnh minh họa.
Sau đây là một số thông tin để giúp các bạn hiểu hơn về vấn đề này cũng như có những thái độ đúng đắn với giá trị xét nghiệm.
Xét nghiệm HVI và giá trị S/CO:
Sau khi virus HIV vào cơ thể từ 3 đến 6 tháng, cơ thể sẽ sản xuất ra kháng thể kháng HIV. Dù kháng thể này không tiêu diệt được virus HIV nhưng lại là dấu hiệu cho thấy tình trạng nhiễm căn bệnh thế kỷ.
Tuy nhiên, phương pháp xét nghiệm định lượng kháng thể HIV không phát hiện được sự xâm nhập của virus trong thời kỳ "cửa sổ" tức là 12 tuần hay 3 tháng đầu tiên sau khi bị lây nhiễm. Chỉ khi cơ thể sản xuất ra kháng thể thì mới có thể sử dụng loại xét nghiệm này. Do vậy khi bạn có hành vi nguy cơ thì bác sĩ sẽ khuyên bạn sau đó ít nhất 12 tuần quay lại để làm xét nghiệm định lượng kháng thể kháng HIV.
Mỗi một xét nghiệm định lượng kháng thể kháng virus HIV đều có giá trị S/CO. S/Co là viết tắt của từ Sample/Cutoff Value. Trong đó S là giá trị kháng thể kháng HIV trong máu của bạn và CO là giá trị mẫu, hay còn gọi là ngưỡng.
Sau 3 tháng đầu bị nhiễm HIV, cơ thể sẽ sản xuất ra kháng thể chống lại virus làm cho nồng độ kháng thể tăng cao trong máu, tức S tăng. Khi lượng kháng thể kháng virus HIV (S) tăng quá ngưỡng (CO) thì tỉ lệ S/CO>1 và kết quả với HIV là dương tính.
Do đây là chỉ số đánh giá lượng kháng thể kháng virus HIV trong huyết thanh nên nó thường thay đổi và ảnh hưởng bởi các thành phần trong huyết thanh. Do đó chỉ khi giá trị S/CO>1 mới có ý nghĩa chẩn đoán HIV dương tính.
Trong trường hợp S/CO cho các kết quả đều nhỏ hơn 1, có nghĩa HIV âm tính. Sau 3 tháng đầu tiên của thời kỳ "cửa sổ" mà chỉ số S/CO có tăng lên giữa các lần xét nghiệm nhưng đều nhỏ hơn 1 thì kết quả vẫn là âm tính. Sự thay đổi chỉ là do các thành phần trong huyết thanh làm ảnh hưởng đến kết quả của xét nghiệm, chứ không phải bệnh nặng lên.
Với xét nghiệm định lượng kháng thể kháng HIV thì chỉ có một số cơ sở có khả năng làm xét nghiệm này như ví dụ:
- Khu vực phía Bắc: Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung Ương, trung tâm Y học dự phòng Thành phố Hà Nội, Bệnh viện Nhiệt Đới, các bệnh viện hạng đặc biệt và một số bệnh viện hạng I
- Khu vực phía Nam: Viện Paster TPHCM, Viện Nhiệt Đới TPHCM...
-Khu vực miền Trung: Bệnh viện Trung Ương Huế, Viện Paster Nha Trang

Bác sĩ, chuyên gia tư vấn Trương Gia Bảo

songchungvoi_HIV
28-01-2014, 10:26
Teen sợ nhiễm HIV sau lần quan hệ không an toànCháu có nguy cơ lây nhiễm HIV cao qua một lần quan hệ tình dục không an toàn. Sau thời gian ấy cháu có tất cả triệu chứng của nhiễm HIV.Cháu đã đi xét nghiệm HIV ở bệnh viện tỉnh và trung ương, cụ thể như sau:
Lần 1: 3 tháng sau khi có hành vi nguy cơ, test nhanh tại phòng khám tư nhân. Kết quả âm tính.
Lần 2: 6 tháng sau khi có hành vi nguy cơ, xét nghiêm ELISA ở bệnh viện tỉnh kết quả âm tính.
Lần 3: 13 tháng sau nguy cơ, xét nghiệm bằng 3 phương pháp ở Bệnh viện nhiệt đới trung ương. Kết quả âm tính.
Lần 4: Sau 18 tháng xét nghiệm bằng phương pháp ELISA ở bệnh viện tỉnh. Kết quả âm tính.
Lần 5: Sau 25 tháng, xét nghiệm ELISA ở bệnh viện tỉnh. Kết quả âm tính.
http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2013/12/23/Teen-so-nhiem-HIV-sau-lan-quan-he-khong-an-toan_1.jpg
Ảnh minh họa: Men'shealth.

Với thời gian và phương pháp xét nghiệm như vậy, cháu có bị nhiễm HIV không và đã an toàn 100% chưa?
Cháu có phải đi xét nghiệm HIV nữa không và xét nghiệm như thế nào. Hiện các triệu chứng của nhiễm HIV vẫn chưa hết. Cháu xin bác sĩ tư vấn giúp cháu. Cháu chân thành cảm ơn bác sĩ và quý báo.

(Tuyên)Chào bạn,
Với chia sẻ của bạn về những lần xét nghiệm như trên cùng với thời gian dài như vậy, tôi xin có một số nhận định như sau:
Nếu từ sau lần có hành vi nguy cơ qua quan hệ tình dục mà bạn có ở thời điểm 2 năm trước, bạn không có thêm nguy cơ nào nữa thì kết quả âm tính ở hàng loạt xét nghiệm trên đã khẳng định chắc chắn bạn không nhiễm HIV.
Về triệu chứng mà bạn cho là giống nhiễm HIV có thể là biểu hiện của một căn bệnh lây qua đường tình dục nào khác chăng. Vì thực tế, nhiễm HIV gần như không có biểu hiện nào điển hình cả, đa số biểu hiện trên người nhiễm HIV đều liên quan đến các bệnh cơ hội và các bệnh này vẫn có thể xuất hiện trên người không nhiễm HIV.
Để giải toả khúc mắc này, tốt nhất bạn nên đến các cơ sở y tế đa khoa để được thăm khám tổng quát nhằm phát hiện nguyên nhân và điều trị thích hợp.
Chúc bạn nhiều sức khoẻ.



AloBacsi.vn
Theo BS Nguyễn Tấn Thủ - VnExpress

songchungvoi_HIV
08-02-2014, 10:28
Nghi người thân nhiễm HIV, phải làm gì
Tôi có người nhà đang bị nghi ngờ nhiễm HIV. Chúng tôi muốn đưa đi khám nhưng người đó tự đi và đem kết quả xét nghiệm máu bằng phương pháp Genni II là âm tính.
Bác sĩ có thể tư vấn giùm tôi với kết quả như vậy chúng tôi có thể tin không? Và lấy kết quả cũng trong buổi sáng luôn như vậy có đúng không? Chúng tôi nghĩ là người nhà tôi đã qua thời kỳ cửa sổ vì mọi chuyện đã diễn ra cách đây gần một năm rồi. Rất mong nhận được sự tư vấn của bác sĩ. Gia đình tôi vô cùng biết ơn. (Thanh Xuân)
http://m.f13.img.vnecdn.net/2014/01/10/136124949-1952-1389325199.jpg
Ảnh minh họa: Men's Health.
Trả lời:
Chào chị và gia đình,
Trước tiên tôi xin chia sẻ với chị và gia đình về sự quan tâm mà chị dành cho người thân cũng như sự lo lắng cho sức khoẻ của các thành viên trong gia đình.
Nói đến xét nghiệm HIV, nguyên tắc bảo mật thông tin là tiêu chí quan trọng hàng đầu. Nếu không có sự đồng ý của chính người tham gia xét nghiệm, kết quả này hoàn toàn không được dùng để chia sẻ với bất kỳ ai, trừ một số trường hợp đặc biệt và tình huống người nhiễm đã có vợ chồng. Điều này được quy định trong pháp luật nhằm đảm bảo quyền riêng tư của người nhiễm.
Nói như vậy, cho dù, gia đình cùng đến cơ sở làm xét nghiệm, kết quả "nhiễm hay không nhiễm" vẫn chỉ nằm trong phòng tư vấn thông qua trao đổi riêng giữa người làm xét nghiệm và tư vấn viên.
Quay trở lại mối băn khoăn của chị "Liệu kết quả này có đáng tin không", tôi cho rằng niềm tin của gia đình dành cho người đó là yếu tố quyết định. Ở đây, tôi chỉ xin bàn về yếu tố "đáng tin cậy" của xét nghiệm. Theo chia sẻ của chị, xét nghiệm được sử dụng là xét nghiệm nhanh HIV (HIV rapid test) theo kỹ thuật Genni II là xét nghiệm có độ nhạy gần đạt 100%, nghĩa là gần như không bỏ sót trường hợp dương tính nào. Và vì là xét nghiệm nhanh, kết quả có thể được trả cho khách hàng sau đó vài giờ, hiện ở TP HCM và một số tỉnh thành khác, mạng lưới xét nghiệm miễn phí đã có cung cấp xét nghiệm HIV trả kết quả sau 2 giờ. Nhiều bệnh viện và trung tâm y khoa cũng áp dụng quy trình trả kết quả nhanh này.
Nếu kết quả mà gia đình nhận được là từ một cơ sở y tế có nhiều uy tín thì cá nhân tôi cho rằng hoàn toàn đáng tin.
Với mốc thời gian một năm mà gia đình chia sẻ thì kết quả âm tính đồng nghĩa với khẳng định người đó không nhiễm HIV, vì thực tế đã vượt qua giai đoạn cửa sổ của xét nghiệm.
Điều cuối cùng mà tôi muốn chia sẻ, người tham gia xét nghiệm HIV với một tiền sử có yếu tố nguy cơ luôn có những bất ổn về tâm lý, chủ yếu là sự lo lắng, sợ hãi trước khả năng dương tính của xét nghiệm. Do vậy, họ cần rất nhiều sự đồng hành và chia sẻ của người thân. Việc ép tham gia hay nghi ngờ trước và sau xét nghiệm có thể khiến người trong cuộc bị tổn thương thêm. Tôi nghĩ gia đình cũng hiểu điều này. Bằng tình thương yêu người thân, tôi tin gia đình sẽ giúp cho người ấy chủ động tâm sự, chia sẻ và khắc phục những sai sót xảy ra từ một năm trước.
Thân ái.

Bác sĩ Nguyễn Tấn Thủ

songchungvoi_HIV
09-02-2014, 14:03
Có thể xét nghiệm HIV ngay sau khi quan hệ tình dục? Thứ Ba, 14/01/2014
Xin cho em biết là em mới quan hệ tình dục xong thì ngay hôm sau em có thể đi xét nghiệm hiv luôn được không? Thời gian nhanh nhất để biết là bao lâu? Trong quá trình chờ đợi thì em có thể uống thuốc gì để phòng ngừa sớm không? Kết quả liệu có chính xác không? Em xin cảm ơn!
(Bạn nam, 25 tuổi, kĩ sư, Hà Nội)
http://www.tamsubantre.org/media/news/201401/1389640190_1376009011-HIV-Test2-6877-1386807593-20131212-031513-051.jpg
Qua thư bạn chia sẻ, Tâm sự bạn trẻ 360 hiểu rằng bạn đang quan tâm về thời điểm có thể làm xét nghiệm HIV, thời gian biết kết quả xét nghiệm, độ chính xác của kết quả xét nghiệm. Ngoài ra, bạn cũng muốn biết về việc uống thuốc để phòng ngừa sớm khả năng lây nhiễm HIV trong thời gian chờ đợi. Chúng tôi sẽ lần lượt chia sẻ cùng bạn về những vấn đề này. Thời điểm bạn có quan hệ tình dục cách thời điểm hiện tại là bao lâu rồi bạn? Điều gì khiến bạn lo lắng về nguy cơ lây nhiễm HIV khi có quan hệ tình dục? Bạn có sử dụng bao cao su khi có quan hệ tình dục hay không?
http://www2.vietbao.vn/images/vn2/suc-khoe/20542368_images907431_HIVTest_2X.jpg
Bạn biết đấy, thông thường, nếu một người nghi ngờ về khả năng lây nhiễm HIV của mình thì sau khi có quan hệ tình dục từ một tuần trở đi, người đó có thể đi làm xét nghiệm nhanh PCR. Tuy nhiên, hiệu quả của xét nghiệm này chỉ đạt khoảng 80% và họ vẫn cần làm xét nghiệm lại sau 2,5 tháng kể từ thời điểm có hành vi nguy cơ. Như vậy, bạn có thể làm xét nghiệm nhanh PCR, tuy nhiên, bạn vẫn cần làm xét nghiệm máu sau 2,5 tháng để xác định xem bạn có bị nhiễm vi rút HIV hay không. Thời gian trả kết quả xét nghiệm sẽ tuỳ vào từng cơ sở y tế bạn ạ! Tại Hà Nội, bạn có thể đến bệnh viện Bạch Mai hoặc viện vệ sinh dịch tễ Trung ương để được làm xét nghiệm nhanh.
http://cuasotinhyeu.vn/images/news/6c32952011ARV1.jpg
Về việc uống thuốc phòng ngừa, thực tế thì khi có hành vi nguy cơ, người có hành vi nguy cơ sẽ tự đánh giá lại về nguy cơ lây nhiễm của mình. Đối với những trường hợp không có nguy cơ lây nhiễm thì không cần điều trị dự phòng bằng ARV. Đối với những trường hợp có nguy cơ thấp hoặc nguy cơ cao có thể điều trị dự phòng. Và việc điều trị ARV tốt nhất là từ sau khi có hành vi nguy cơ và không nên điều trị muộn sau 72 giờ. Thời gian điều trị ARV kéo dài trong 4 tuần và sử dụng theo phác đồ, chỉ định của bác sĩ. Vui lòng tiếp tục gửi thư chia sẻ cùng chúng tôi nếu bạn còn bất cứ băn khoăn nào về vấn đề này để chúng tôi có thể tiếp tục hỗ trợ cho bạn.
Chúc bạn mọi điều tốt đẹp!
Tâm sự bạn trẻ 360

songchungvoi_HIV
09-02-2014, 15:55
Xét nghiệm
34. Ở thời kỳ cửa sổ, xét nghiệm vẫn âm tính (*), vậy có lây cho người khác không?
http://www.ykhoa.net/tinhduc_gioitinh/AIDS/aids-images/H19.JPG
Vẫn lây như thường! Bởi lẽ sau khi nhiễm, HIV đã có sẵn trong máu mà xét nghiệm thì chỉ tìm kháng thể chống HIV (chất được sinh ra trong máu khi mắc bệnh). Ở thời kỳ cửa sổ thì HIV đã xâm nhập nhưng kháng thể chống HIV chưa được sinh ra hoặc số lượng còn quá ít , nên xét nghiệm chưa phát hiện được.
(*) Xét nghiệm HIV cho kết quả: dương tính (+) là đã nhiễm HIV, âm tính (-) có thể không nhiễm HIV hoặc đã nhiễm nhưng còn trong "Thời kỳ cửa sổ",cần làm lại xét nghiệm để xác định. "Thời kỳ cửa sổ" kéo dài từ 4 đến 12 tuần và 12 tuần cho nguy cơ không dùng PEP đến 24 tuần cho nguy cơ có dùng PEP sau khi bị HIV xâm nhập vào cơ thể cho nên để chắc chắn, thời điễm thử máu lại cần cách lúc nghi ngờ bị lây bệnh do có hành vi nguy cơ như: quan hệ tình dục, chích ma tuý chung kim ống v.v... là 12 tuần cho nguy cơ không dùng PEP và 24 tuần cho nnguy có dùng PEP. Dĩ nhiên, trong khi chờ làm lại xét nghiệm, không để xảy ra thêm "nguy cơ" mới.
http://www.ykhoa.net/tinhduc_gioitinh/AIDS/aidsquest34.htm

songchungvoi_HIV
12-02-2014, 13:57
Nhiễm HIV với triệu trứng nổi ban đỏ, sốt nhẹ buổi trưaHIV là virut gây suy giảm miễn dịch ở người, khi bị virut HIV xâm nhập, virut phá hủy hồng cầu, bạch cầu, sức đề kháng của cơ thể không có sức chống lại, làm cơ thể yếu dần. Người nhiễm HIV vẫn sống cuộc sống bình thường, cơ thể cảm giác khỏe mạnh, không có dấu hiệu mắc bệnh.
Câu hỏi

Tình hình là mấy ngày nay (khoảng 5 ngày thì phải ) cứ đến trưa là em có cảm giác như bị sốt nhẹ cảm giác người nóng lạnh không rõ ràng hơi chóng mặt kéo dài vài tiếng .Đến hôm qua thì em thấy ở chân nổi ban đỏ một đống những chấm đỏ nhỏ và có cả ở chỗ kín nữa.lên mạng tìm hiểu thì thấy có bác bảo bị HIV mà em thì ko nghiện ngập chích choác ,chưa quan hệ tình dục bao h có đi hiến máu 1 lần cách đây 6 tháng các bác bảo có lẽ nào em dính aids ko mong bác sỹ giúp em với em đang hoang mang lắm.
http://2.bp.blogspot.com/-r9NsV3G2K5w/Uh6xS6Kn_uI/AAAAAAAAB64/_Czjprj79XE/s320/nhiem-hiv.jpg
Trả lời

Chào em!

Những triệu chứng như sốt nhẹ, người nóng lạnh không rõ ràng (http://diendan.duocphamhaianh.vn/links.php?url=http://benhtruyennhiem365.blogspot.com/2013/08/nhiem-hiv-voi-trieu-trung-noi-ban-do-sot-nhe-buoi-trua.html), hoa mắt chóng mặt, kèm theo nổi hồng ban cũng là biểu hiện bệnh lý của nhiều loại bệnh khác nhau như, sốt phát ban, sốt vi rút…

Truyền máu cũng là một trong những nguyên nhân lây nhiễm HIV nhưng với sự phát triển vượt bậc của nghành y như hiện nay thì điều đó rất ít khi xảy ra nhưng không có nghĩa là không có.

Em có thể đến trung tâm xét nghiệm HIV để xét nghiệm tìm kháng thể HIV trong máu, nếu kết quả âm tính có nghĩa là em không bị nhiễm HIV (do đã qua giai đoạn cửa sổ 3). Trong trường hợp đó nếu các triệu chứng trên vẫn còn thì em nên đến cơ sở y tế gần nhất để đươc khám và điều trị.
Do thông tin em cung cấp không đầy đủ nên chị không thể tư vấn sâu hơn cho em được!
Chúc em sức khỏe
http://diendan.duocphamhaianh.vn/threads/696-Nhiem-HIV-voi-trieu-trung-noi-ban-do-sot-nhe-buoi-trua.html

songchungvoi_HIV
14-02-2014, 12:59
Đến đâu khi nghi ngờ nhiễm HIV?
Khi tiếp xúc với các yếu tố hay nghi ngờ nhiễm HIV, nhiều người đã rơi vào tình trạng hoang mang, lo sợ, không dám chia sẻ với người thân. Những thông tin dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc cách tiếp cận với các dịch vụ dự phòng, điều trị, chăm sóc HIV.

http://www.edenboys.org/uploads/2012/thang10/tuan04/HIV-2_edenboys.jpg

Đến trung tâm tư vấn, xét nghiệm HIV

Việc đầu tiên bạn cần làm là đến các trung tâm tư vấn, xét nghiệm HIV. Hiện nay trung tâm dịch tễ, nhiều bệnh viện và trung tâm y tế ở các thành phố đều có xét nghiệm HIV. Bạn hãy gọi điện cho 1080 hỏi địa chỉ và số điện thoại của các trung tâm y tế huyện, tỉnh hoặc các trung tâm tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện nơi bạn sinh sống. Nếu có điều kiện, bạn có thể tra danh sách các trung tâm này qua mạng Internet.

Khi gặp gỡ, bác sĩ xét nghiệm sẽ hỏi tên, và có thể cả địa chỉ của bạn, nhưng tên, địa chỉ cũng như kết quả xét nghiệm sẽ được giữ bí mật. Tuy nhiên nếu bạn cảm thấy không thoải mái thì có thể yêu cầu không để lại địa chỉ.

Để chia sẻ những băn khoăn thắc mắc của bạn về HIV/AIDS. Các bác sĩ và tư vấn viên sẽ nói chuyện với bạn một cách riêng tư, kín đáo và sẽ tư vấn cho bạn các cách phòng tránh nhiễm HIV và giúp bạn quyết định xem mình có cần xét nghiệm hay không.

Xét nghiệm

Các bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn làm xét nghiệm. Xét nghiệm sẽ được tiến hành rất nhanh chóng, đơn giản, theo quy chuẩn của Bộ Y Tế. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy bạn chưa bị nhiễm HIV, bạn sẽ được tư vấn những điều nên làm để đảm bảo rằng bạn sẽ không bị nhiễm HIV. Nếu bạn bị nhiễm HIV, biết được điều đó sớm sẽ giúp bạn giữ được sức khoẻ tốt. HIV dương tính không có nghĩa là bạn đã mắc bệnh AIDS. Bạn vẫn có thể sống khoẻ mạnh trong nhiều năm nữa nếu biết cách chăm sóc bản thân tốt và được theo dõi sức khoẻ.

Tiếp cận các dịch vụ điều trị, chăm sóc

Tại trung tâm tư vấn, xét nghiệm, bạn sẽ được giới thiệu đến các dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc sức khoẻ và điều trị hiện có ở địa phương, bao gồm: Khám và điều trị lao; Khám và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục; Chăm sóc và điều trị HIV/AIDS; Tiếp cận cộng đồng/ giáo dục đồng đẳng; Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; Kế hoạch hoá gia đình; Giới thiệu bạn đến với các nhóm hoạt động vì người có HIV mà trong đó thành viên của nhóm đều là những người có HIV dương tính. Điều đó sẽ giúp bạn chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và nâng đỡ lẫn nhau.

Theo Sức khỏe & đời sốn

songchungvoi_HIV
17-02-2014, 16:23
Câu hỏi:
Bác sĩ cho em hỏi xét nghiệm PCR HIV theo em biết là kỹ thuật khuếch đại gen của virut HIV lên 100 lần nên rút ngắn được thời gian xét nghiệm ở "thời kỳ cửa sổ". Vậy em muốn xét nghiệm PCR HIV ở 10 ngày sau nguy cơ nhiễm được không ạ. Vì em đang hoang mang lắm, em không có hút chích và quan hệ với GMD, em đi ngoài đường vô tình em đạp phải kim chích, em sợ lắm. Vậy em xét nghiệm PCR HIV ở 10 ngày được không ạ, vì em muốn biết kết quả sớm. em cảm ơn bác sĩ.
tranthingocanh130184
Trả lời:
Đúng như bạn nói, có thể phát hiện HIV ở giai đoạn sớm (thời kỳ cửa sổ) với phương pháp trực tiếp bằng các kỹ thuật:
- Phân lập virus bằng nuôi cấy tế bào,
- Phát hiện kháng nguyên virút trong máu,
- Tìm chất liệu di truyền (ARN và ADN provirus) của virút HIV, bằng kỹ thuật PCR (Polymerase Chain Reaction).
Xét nghiệm PCR được sử dụng trong:
+ Chẩn đoán nhiễm HIV ở trẻ sơ sinh, con của người mẹ nhiễm HIV: Xét nghiệm lúc 2 tháng và 6 tháng, nhưng phải làm lại lúc 9, 12, 18 tháng tuổi.
+ Chẩn đoán nhiễm HIV ở giai đoạn sớm, có thể thực hiện khoảng 2 tuần sau khi có hành vi nguy cơ. Tuy nhiên, xét nghiệm này chỉ đóng vai trò chỉ điểm, không mang giá trị khẳng định có nhiễm và chưa có hướng dẫn từ Bộ Y Tế. Giá xét nghiệm là 350.000 đồng, có kết quả sau 1-2 tuần. Phương pháp này đòi hỏi phòng xét nghiệm kỹ thuật cao như Viện Pasteur TP HCM.
Tuy nhiên, trước khi thực hiện xét nghiệm này, bạn nên được tư vấn, vì theo như thư bạn viết, nguy cơ bị lây nhiễm của bạn là không cao.
CN. Lê Thị Dung
Trung tâm Truyền thông-Giáo dục Sức khỏe TP. HCM

songchungvoi_HIV
17-02-2014, 16:40
Xét nghiệm HIV, phương pháp nào tốt nhất?

Phương pháp xét nghiệm HIV tốt nhất cho bạn một kết quả chính xác và yên tâm trong một khung thời gian phù hợp với bạn nhất. Mỗi người sẽ có một 'phương pháp xét nghiệm HIV tốt nhất khác nhau', vì hoàn cảnh của từng người sẽ hơi khác nhau.

Những điều chính để suy nghĩ là lần đầu tiên bạn có nguy cơ nhiễm HIV là khi nào và thứ hai là bạn 'liều lĩnh' như thế nào khi cần biết (http://www.nguoiduatin.vn/c/can-biet) câu trả lời. Thời gian kể từ khi bạn có nguy cơ là rất quan trọng bởi vì nó cho phép chúng tôi tính toán thời kỳ cửa sổ, đó là thời gian từ khi ai đó đã nhiễm HIV đến khi được phát hiện.
http://xmedia.nguoiduatin.vn/2012/12/30/xet%20nghiem.jpg

Có rất nhiều sự nhầm lẫn liên quan đến việc xét nghiệm HIV trong đó lý do chính là do các lỗ hổng lớn trong hiểu biết của chúng tôi về HIV trong khoảng thời gian kể từ khi đại dịch HIV bắt đầu và sự tiến bộ của công nghệ của những thiết bị xét nghiệm. Do đó câu hỏi như phương pháp xét nghiệm HIV nào là tốt nhất phụ thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh riêng của từng cá nhân.Hiện này chúng ta có các phương pháp xét nghiệm HIV có khả năng phát hiện các trường hợp nhiễm HIV từ rất sớm. Việc phát hiện sớm HIV là rất quan trọng vì chúng ta biết rằng thời kỳ 'then chốt' để HIV lây nhiễm nhiều từ những người mới bị nhiễm sang người khác là trong vài tháng đầu tiên sau khi họ bị nhiễm, khi số lượng virus trong máu, tinh dịch người nhiễm bệnh hoặc dịch âm đạo là rất cao. Số lượng virus HIV trong dịch cơ thể được gọi là tải trọng HIV và trong giai đoạn đầu có thể sẽ là hàng trăm ngàn hoặc hàng triệu virus trong mỗi ml một trong máu hoặc dịch.

Vì vậy, một phương pháp xét nghiệm HIV nào tốt nhất?

Xét nghiệm HIV sau 7 ngày sau ngày có nguy cơ

Chẩn đoán sơ bộ rất sớm HIV và viêm gan C hiện nay có thể được thực hiện sau 7 ngày sau khi có nguy cơ . Khung thời gian này trước đây không thể có được nhưng việc tận dụng những công nghệ chuẩn trong một kiểu chuẩn đoán mới sẽ tạo ra khả năng chẩn đoán rất sớm. Kỹ thuật này đã có ứng dụng nhiều nhất trong việc kiểm tra máu từ những người hiến máu và đã giảm được sự lây nhiễm HIV và viêm gan C rất đáng kể. Kỹ thuật này cũng được sử dụng trong việc hiến tặng nội tạng để sàng lọc HIV-1, HIV-2, viêm gan C và viêm gan B.

Các kỹ thuật chẩn đoán cực kỳ nhanh sử dụng một hệ thống hoàn toàn tự động và phương pháp XN là pp XN sử dụng phản ứng dây chuyền polymerase (PCR) hoặc NAT (khuếch đại Acid nucleic) để phát hiện số lượng virus cực bé.

HIV 1 và 2 kháng thể và xét nghiệm kháng nguyên p24

Phương pháp XN này được cấp phép ở Châu Âu được sử dụng sau 28 ngày kể từ khi có nguy cơ. Nó thực ra tốt hơn như vậy nhiều và nó có thể phát hiện phần lớn những người đã nhiễm HIV trong khoảng từ 14-21 ngày. Phương pháp này là phương pháp xét nghiệm thế hệ thứ 4.Phương pháp xét nghiệm HIV được dựa trên nguyên tắc: khi HIV xâm nhập vào trong cơ thể nó sẽ bắt đầu quá trình tự nhân bản nhanh chóng và các sản phẩm phụ của quá trình này là một loại protein - các kháng nguyên HIV p24 - được tạo ra với số lượng rất lớn, trong khoảng 10 ngày từ khi có nguy cơ hoặc trước khi hay trong thời gian kháng thể kháng HIV đang được hình thành. Các kháng nguyên p24 sau đó sẽ duy trì ở mức rất cao trong một vài tháng đầu tiên sau khi bị nhiễm H và suy giảm cùng với sự sụt giảm tải lượng virus nhưng sẽ không bao giờ biến mất.Vì vậy, với việc kháng nguyên p24 được hình thành trước khi kháng thể được hình thành sẽ cho phép chúng ta thu hẹp khoảng thời gian giữa 2 thời điểm đã nhiễm bệnh và thời điểm có thể phát hiện được (thời gian cửa sổ). Đa số người mới bị nhiễm HIV sẽ hình thành kháng thể kháng HIV 1 hoặc 2 trong vòng 28 ngày. Với sự kết hợp, tìm kiếm cả hai kháng nguyên p24 và kháng thể HIV 1 và cũng có HIV 1 và 2 sẽ cho phép phát hiện sớm HIV nhiều hơn so với việc tìm kiếm kháng thể HIV đơn lẻ.

Xét nghiệm tìm kháng thể HIV 1-2

Phương pháp này có sự sai lệch lớn nhất. Khi đại dịch HIV bắt đầu vào đầu những năm 1980 của các phương pháp xét nghiệm và các thiết bị khi đó là tương đối nghèo nàn và thường xuyên kết quả sai. Điều này phần lớn vì các nhà nghiên cứu đã không thể tìm nguyên nhân và một phương pháp xét nghiệm thích hợp.Tôi nhớ những ngày đầu các phương pháp XN này gây ra sự lo lắng rất lớn. Các kết quả sai - ÂM TÍNH giả và DƯƠNG TÍNH giả dẫn đến sự nhầm lẫn lớn về các kết quả xét nghiệm HIV tại thời điểm đó. Khi thời gian đã trôi qua, sự hiểu biết của chúng ta về căn bệnh này ngày càng rõ ràng và kéo theo đó là các phương pháp XN đã được cải thiện tốt hơn rất nhiều.Chúng tôi đã chuyển những phương pháp XN lạc hậu vào đầu những năm 1980 thành những pp XN hiện đại, chính xác, dễ sử dụng đó là các pp XN thế hệ thứ ba và thứ tư .
Phương pháp XN tìm kháng thể HIV 1 và 2 đang được sử dụng tại Vương quốc Anh sẽ là thế hệ thứ ba hoặc thứ tư. Phương pháp xét nghiệm hiện đại thế hệ thứ ba sẽ phát hiện hơn 99% số người mới bị nhiễm HIV dương tính ở 6 tuần sau khi có nguy cơ mặc dù nó vẫn được cấp phép để sử dụng sau 12 tuần. Các phương pháp xét nghiệm HIV tốt nhất là luôn luôn sẽ là một phương pháp XN phù hợp với khung thời gian của bạn và cũng phụ thuộc vào mức độ hiểu biết và sự lo lắng của bạn. Hãy luôn luôn nhớ một điều là nếu bạn có nguy cơ cao như quan hệ tình dục không an toàn với một người HIV+, hoặc rách bao cao su khi quan hệ với người HIV+ thì hãy nói chuyện với bác sĩ về để nhận được lời tư vấn và uống PEP càng sớm càng tốt, lý tưởng nhất trong vòng 72 giờ sau khi có nguy cơ.
Tiến sỹ, bác sỹ Jose Gonzalez-Garci, Vương quốc Anh

Tuanmecsedec
19-02-2014, 20:57
Tuột bao cao su khi yêu có sợ nhiễm HIV


Thứ tư, 19/2/2014 10:31 GMT+

Tôi quan hệ tình dục với gái mại dâm và bị tuột bao cao su. Tôi không nhớ là tuột lúc quan hệ hay lúc rút ra vì lúc đó tôi say quá.

Sau đó 3 tháng tôi đến Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh xét nghiệm Anti-HIV(nhanh), kết quả âm tính. Khi được 4 tháng, tôi đến Trung tâm phòng chống HIV/AIDS (họ nói là chỉ có nơi đây mới được khẳng định nếu dương tính) đăng ký làm xét nghiệm. Kết quả là âm tính.
Lần xét nghiệm cuối cùng là 6 tháng 3 ngày kể từ lần quan hệ đó, tôi quay trở lại Trung tâm phòng chống HIV/AIDS làm xét nghiệm thêm lần nữa. Cũng giống như trước, kết quả là âm tính.

Với thời gian và kết quả như vậy tôi đã chắc chắc an toàn chưa? Hình như tại Trung tâm phòng chống HIV/AIDS chỉ làm xét nghiệm sàng lọc ban đầu bằng PP Determin 1/2. Vậy nếu âm tính thì họ không làm xét nghiệm nữa hay tiếp tục làm thêm các phương pháp khác. Mong hồi âm của bác sĩ. Xin cảm ơn. (Khánh)


<tbody>
http://m.f13.img.vnecdn.net/2014/02/19/cau-nho-bi-dau-khi-quan-he-9018-1392776421.jpg


Ảnh minh họa: Menshealth.

</tbody>

Trả lời:

Chào anh,

Với số lần xét nghiệm và thời gian như mô tả trên, anh có thể yên tâm rằng kết quả xét nghiệm là chính xác, nghĩa là anh không nhiễm HIV.
Tôi xin nói rõ thêm rằng, một kết quả âm tính có giá trị xác định người đó không nhiễm HIV tính từ thời điểm trước đó 3 tháng trở về trước (thời gian cửa sổ của xét nghiệm HIV trung bình là 3 tháng). Do vậy trong khoảng thời gian xét nghiệm nếu người đó vẫn có các hành vi nguy cơ (quan hệ tình dục không bảo vệ, tiêm chích) thì kết quả âm tính mất đi giá trị chẩn đoán.

Về tổng quát, một người được khẳng định không nhiễm HIV khi:

- Xét nghiệm 2 lần cách nhau 3 tháng âm tính, trong thời gian này không phát sinh hành vi nguy cơ nào.

- Xét nghiệm một lần âm tính cách lần cuối cùng có hành vi nguy cơ là 3 tháng.

Về xét nghiệm HIV, để đạt được hiệu quả với chi phí chấp nhận được, người ta áp dụng quy trình xét nghiệm sàng lọc với một xét nghiệm (trong chia sẻ của anh là Determine 1/2). Nếu kết quả âm tính sẽ ngừng lại và trả kết quả cho khách hàng. Nếu kết quả là dương tính, mẫu máu này sẽ được làm thêm 2 xét nghiệm với 2 phương pháp (sinh phẩm) khác để cho kết quả khẳng định.

Xét nghiệm dùng trong bước sàng lọc thường là xét nghiệm nhanh, với độ nhạy rất cao, có nghĩa là "thà giết lầm còn hơn bỏ sót". Các xét nghiệm trong bước khẳng định là bộ ba xét nghiệm với 3 phương pháp khác nhau, thường là một xét nghiệm nhanh kèm 2 xét nghiệm ELISA.

Đây là quy trình xét nghiệm HIV áp dụng ở các nước nghèo có tỷ lệ nhiễm thấp, dịch tập trung ở nhóm nguy cơ nhằm cân đối giữa hiệu quả chương trình và ngân sách.

Thân ái.


Bác sĩ Nguyễn Tấn Thủ

http://doisong.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/tu-van/tuot-bao-cao-su-khi-yeu-co-so-nhiem-hiv-2953352.html

songchungvoi_HIV
22-02-2014, 21:41
Hỏi: Chào bác sĩ! Trong tuần vừa rồi, trong lúc uống rượu bia em có cùng mấy người bạn đi chơi và có quan hệ với gái mại dâm. (http://www.hivdongnai.com/index.php?option=com_content&view=article&id=286:hi-chao-bac-s-trong-tun-va-ri-trong-luc-ung-ru-bia-em-co-cung-my-ngi-bn-i-chi-va-co-quan-h-vi-gai-mi-dam&catid=48:hoi-dap)

Thứ hai, 30 Tháng 7 2012 09:52
Chào bác sĩ! Tuần vừa rồi, trong lúc uống rượu bia em có cùng mấy người bạn đi chơi và có quan hệ với gái mại dâm. Lúc đầu quan hệ bằng miệng nhưng em không dùng bao cao su. Như vậy, em có bị lây nhiễu HIV qua quan hệ bằng miệng không? Sau khi quan hệ bằng miệng, em có đeo bao cao su nhưng chỉ quan hệ một tí rồi xuất tinh. Sau đúng một tuần em có bị sốt và người mỏi mệt. Liệu đó có phải là triệu chứng của nhiễm HIV. Giờ em rất hoang mang, mong bác sĩ giúp em với. Nếu đi xét nghiệm sau 2 tuần kết quả có chính xác không, thưa bác sĩ. (Keni)
Đáp:Bạn thân mến!
Tôi hiểu là bạn đang rất hoang mang. Điều này có thể tạo ra stress và có thể dẫn đến một số biểu hiện mệt mỏi như bạn chia sẻ. Đây chỉ là những phản ứng tâm lý, chưa rõ là biểu hiện của một bệnh nào; thời tiết giao mùa cũng có thể làm chúng ta bị sốt và mệt mỏi.
Có lẽ bạn cũng biết rằng HIV truyền từ người có HIV sang người không có vi rút qua sự tiếp xúc giữa máu và dịch tiết (dịch sinh dục, tinh dịch, dịch tiết âm đạo) của người có HIV với vùng da hở như vết thương hở hoặc niêm mạc (niêm mạc mắt, cơ quan sinh dục) của người chưa bị nhiễm HIV. Đối với quan hệ tình dục bằng đường miệng: trong trường hợp cô gái đó bị nhiễm HIV, miệng của cô gái đó bị chảy máu, lượng máu tiếp xúc với phần niêm mạc ở đầu dương vật của bạn đủ lớn thì khả năng lây nhiễm HIV có thể xảy ra bạn ạ. Tuy tỷ lệ lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục bằng đường miệng không cao nhưng không có nghĩa là điều đó không thể xảy ra. Nếu lúc đó miệng của cô gái đó có vết trợt, loét chảy máu và máu đó có dính vào dương vật của bạn thì nguy cơ lây nhiễm HIV là có thể xảy ra (trong trường hợp cô gái đó bị nhiễm HIV). Vậy bạn có nhớ được yếu tố này không?Nếu bạn khẳng định được rằng miệng cô ấy không chảy máu nên không có máu dính vào dương vật của bạn thì nguy cơ lây nhiễm HIV là không xảy ra. Còn nếu bạn không xác định được yếu tố này thì dù không muốn, bạn vẫn cần đi xét nghiệm HIV sau 12 tuần để biết được chính xác khả năng lây nhiễm HIV của mình, bạn nhé.Hiện chưa có báo cáo ca nào nhiễm HIV qua đường miệng vì thế bạn đừng quá lo lắng. Chúc bạn sớm tìm lại sự bình an và mạnh khỏe.
Thanh Nữ (Cán bộ tư vấn, Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS)
http://www.hivdongnai.com/index.php?option=com_content&view=article&id=286:hi-chao-bac-s-trong-tun-va-ri-trong-luc-ung-ru-bia-em-co-cung-my-ngi-bn-i-chi-va-co-quan-h-vi-gai-mi-dam&catid=48:hoi-dap

songchungvoi_HIV
06-03-2014, 10:12
Nhầm lẫn hay gặp về kết quả xét nghiệm HIVThứ Năm, 12 Tháng Mười Hai 2013
Gần đây, một sản phụ tại TP HCM xét nghiệm HIV ở bệnh viện cho kết quả dương tính, nhưng sau đó khi đi xét nghiệm ở nơi khác thì lại cho kết quả âm tính.
Nhiều độc giả hoang mang không hiểu vì sao việc xét nghiệm HIV lại có thể cho ra những kết quả trái ngược như vậy và nếu rơi vào trường hợp tương tự thì phải làm gì.
http://camnanggiadinh.com.vn/Data/img/image/2013-V/thuy%20hang/010/HIV-T.jpg

Trao đổi về vấn đề này, tiến sĩ Lê Mạnh Hùng, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới (TP HCM) cho biết, chẩn đoán một người nhiễm HIV không được dựa vào các biểu hiện hay triệu chứng người đó có mà phải dựa trên kết quả xét nghiệm. Theo quy định của Bộ Y tế, để chẩn đoán nhiễm HIV cho người từ 18 tháng tuổi trở lên, xét nghiệm cần làm là tìm kháng thể kháng HIV. Kháng thể này là những chất được hệ thống miễn dịch của cơ thể tạo ra khi bị nhiễm HIV và phải có thời gian mới có thể phát hiện được. Khoảng thời gian này thường là 4-6 tuần đến 3 tháng sau khi bị nhiễm HIV, được gọi là giai đoạn cửa sổ.

Theo bác sĩ Hùng, nếu xét nghiệm tìm kháng thể kháng HIV được thực hiện sớm trong giai đoạn cửa sổ thì dù người đã bị nhiễm HIV nhưng kết quả vẫn sẽ là âm tính. Những trường hợp này, khi qua giai đoạn cửa sổ, kiểm tra lại sẽ có kết quả dương tính. Nếu thực hiện xét nghiệm tìm kháng thể kháng HIV sau giai đoạn cửa sổ có kết quả âm nhưng sau đó dương tính thì nhiều khả năng xét nghiệm ban đầu không chính xác nên cho ra kết quả âm tính, được gọi là âm tính giả hoặc ngược lại trong trường hợp trước xét nghiệm dương sau đó kiểm tra lại âm tính.

Chính vì thế, để chẩn đoán nhiễm HIV ở những người từ 18 tháng tuổi trở lên bằng xét nghiệm tìm kháng thể kháng HIV, Bộ Y tế quy định là phải có kết quả dương tính của cả 3 xét nghiệm trên cùng một mẫu máu. Chỉ cần 1 trong 3 xét nghiệm đó âm tính thì không được khẳng định nhiễm HIV mà phải kiểm tra lại sau 14 ngày.

Đối với trẻ nhỏ dưới 18 tháng tuổi, chẩn đoán nhiễm HIV phải dựa trên xét nghiệm sinh học phân tử PCR và thực hiện khi trẻ trên 4 tuần tuổi. Nếu 2 xét nghiệm PCR lần 1 và lần 2 đều dương tính thì mới khẳng định trẻ nhiễm HIV.

PGS Trương Xuân Liên, chuyên gia nghiên cứu cao cấp về HIV/AIDS của Viện Pasteur TP HCM cũng cho biết, xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV ở những người trên 18 tháng tuổi thực hiện theo phương cách 3, có nghĩa là mẫu được trả lời âm tính với HIV khi kết quả xét nghiệm với sinh phẩm thứ nhất có độ nhạy rất cao cho kết quả âm tính. Mẫu được trả lời dương tính với HIV khi có kết quả dương tính với cả 3 loại sinh phẩm khác nhau.

Do đó, khả năng trên cùng một ống mẫu có kết quả trái ngược nhau là rất khó xảy ra. Các kết quả sai lệch có thể là do:

- Lấy lộn mẫu trong quá trình lấy máu, thực hiện xét nghiệm hoặc trả lời kết quả do không đối chiếu tên, mã số của bệnh nhân với ống máu và phiếu xét nghiệm.

- Nhiễm mẫu khi thao tác kỹ thuật không bảo đảm.

- Ở một vài người có thể có những yếu tố cho phản ứng dương tính giả với một loại sinh phẩm xét nghiệm nhưng trường hợp này sẽ được loại trừ khi thực hiện xét nghiệm khẳng định với các sinh phẩm khác nhau theo phương cách xét nghiệm 3 (tức chỉ trả lời kết quả là có nhiễm HIV khi mẫu phải cho kết quả dương tính với cả 3 sinh phẩm khác nhau).

Với xét nghiệm HIV thì tư vấn trước và sau xét nghiệm là rất cần thiết. Trong quá trình tư vấn, cán bộ y tế có thể phát hiện những nghi ngờ và có những đề xuất cụ thể cho từng bệnh nhân. Có người có thể có kết quả xét nghiệm âm tính nhưng trong vòng 3 tháng gần đây có những hành vi nguy cơ lây nhiễm với HIV thì cũng nên được đề nghị xét nghiệm lại lần hai do có thể họ đang ở giai đoạn cửa sổ huyết thanh học (là giai đoạn bệnh nhân mới nhiễm HIV, chưa phát hiện được bằng các kỹ thuật huyết thanh học thông thường). Trường hợp bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính nhưng qua tư vấn nếu thấy nghi ngờ cũng có thể đề nghị được kiểm tra lại.

Bác sĩ Liên khuyến cáo, khi cảm thấy nghi ngờ về các triệu chứng bệnh có liên quan đến nhiễm HIV, tốt nhất cần được khám và tư vấn với các bác sĩ chuyên khoa về HIV. Xét nghiệm HIV có thể được thực hiện tại các bệnh viện, Trung tâm y tế dự phòng và các Viện khu vực đã được Bộ Y tế cấp phép. Chỉ có những cơ sở y tế được Bộ Y tế cho phép xét nghiệm khẳng định nhiễm HIV thì các kết quả xét nghiệm này mới được công nhận.




Camnanggiadinh theo Eva

Buonqua
31-03-2014, 16:42
HỎI: (23/03/2013)
Xin chào anh, em năm nay 25 tuổi, là nam, cân nặng 70, cao 1,7m. 3 tháng trước khi say em đã quan hệ với một cô gái trong quán karaoke, dù có sử dụng bao cao su nhưng khi xong việc em đã bị tuột bao, về nhà được 1 tuần em bị sốt rất cao, kèm mệt mỏi và tiêu chảy, đau đầu rất nhiều..., Vì quá lo lắng em đã đến trung tâm chân trời mới ở địa phương để được tham vấn và xét nghiệm hiv tại 3 tuần và 3 tháng, kết quả âm tính. Anh có thể tham vấn giúp em:
1. Thời gian xuất hiện các triệu chứng và triệu chứng của em như vậy thì khả năng em nhiễm hiv là rất cao phải không?
2. Hiện nay thời gian cửa sổ là mấy tháng sau nguy cơ? Với thời gian xét nghiệm của em như vậy đã đảm bảo em không nhiễm hiv chưa? Em có cần xét nghiệm lại không?
Mong hồi âm của anh, em thành thật cảm ơn.
ĐÁP:
Xin chào bạn!
Việc quan hệ và tuột bao khiến cho nguy cơ của bạn là rất cao. Triệu chứng của HIV thường là rất nhỏ, rất bình thường mà điển hình là sốt nhẹ, tiêu chảy mà k rõ nguyên nhân,...
Thời gian cửa sổ khoảng từ 3-6 tháng.

Việc bạn xét nghiệm sau 3 tháng và cho kết quả âm tính là hoàn toàn có thể tin tưởng. Nếu không chắc chắn bạn có thể quay trở lại sau 1 tháng nữa.
TT Phòng Chống Hiv& Aids Đà Nẳng
Hỏi:
Chào anh, rất mong nhận được chia sẽ của anh. Vì lo lắng quá hôm qua tròn 3 tháng 20 ngày em quay lại TT chân trời mới xét nghiệm hiv kết quả vẫn âm tính. với 3 lần xét nghiệm 3 tuần, 3 tháng và 3 tháng 20 ngày đều ở TT chân trời mới kết quả âm tính:

1. Em thấy trên phiếu xét nghiệm ghi test hiv 1/2, test này có khi nào sai sót không anh?

2. Mấy ngày trước bạn gái em bổng dưng nổi nhiều nốt đỏ kích thước bằng đầu chân nhang, nằm dưới da không ngứa ở 2 cánh tay , 3 ngày nay vẫn chưa mất. Làm em ám ảnh đó là phát ban hiv, do em đã lây cho bạn gái quá???

3. ở TT chân trời mới em được biết họ dùng pp ELISA, nhưng tại sao trên phiếu xét nghiệm họ chỉ dùng test nhanh? Kết quả âm tính như vậy đã ổn chưa anh?

Thân chào anh!!!
ĐÁP:
Xin chào em! Việc e quay lại làm xét nghiệm sau chừng đó thời gian là hoàn toàn có thể tin tưởng.
Như em nói thì pp ELISA là PP xét nghiệm HIV cho bệnh nhân. Tuy nhiên, nó chỉ được làm sau khi việc xét nghiệm sàng lọc ban đầu bằng test nhanh cho kết quả dương tính mà thôi. Còn nếu từ lần xét nghiệm bằng test nhanh đã âm tính rồi thì người ta không làm thêm PP ELISA nữa.
Việc bạn gái em bị nổi các nốt đỏ có thể là một biểu hiện của 1 bệnh lý khác, dị ứng, mẫn ngứa chứ không phải là biểu hiện của HIV như e sợ. Em có thể hoàn toàn tin tưởng cho lần xét nghiệm này và nên đưa bạn gái đến các bệnh viện khám sức khoẻ như bệnh viện da liễu để nắm rõ tình trạng của bạn gái mình.

Chúc 2 em hạnh phúc và đừng để tái phạm thêm lần nào nữa e nhé!
TT Phòng Chống Hiv& Aids Đà Nẳng

songchungvoi_HIV
02-04-2014, 08:35
Sợ hãi sau 3 tháng quan hệ với gái lạ

Thứ ba, 18/3/2014 | 16:16 GMT+7
Cách đây khoảng 3 tháng em quan hệ tình dục không lành mạnh. Tuần sau đó em bị sốt mấy hôm. Từ đó đến nay em luôn sống trong sợ hãi.
Gần đây em thấy mình không bình thường, trên da nổi những vết như bị nấm. Em còn bị mỏi các khớp, hiện tượng này kéo dài tương đối lâu rồi ạ. Bình thường em bị bệnh khớp khi trời lạnh. Xin nói thêm là hồi Tết trên đầu gối em có nổi 2 mụn hồng ti và giờ đã lặn. Cho em hỏi như vậy có phải là hiện tượng của HIV không. Mong bác sĩ trả lời sớm giúp? (Tuấn)
http://m.f13.img.vnecdn.net/2014/03/18/quan-he-9458-1395130663.jpg
Ảnh minh họa: Menshealth.
Trả lời:
Chào bạn,
Triệu chứng biểu hiện trên người nhiễm HIV đa phần gây ra bởi những bệnh nhiễm trùng cơ hội. Sở dĩ gọi như vậy vì các bệnh này sẽ “thừa cơ hội” tấn công khi hệ miễn dịch cơ thể bị suy yếu do HIV.
Về biểu hiện trên bệnh nhân HIV, tôi xin có 2 chia sẻ sau:
- Các bệnh cảnh nhiễm trùng cơ hội vẫn có thể xuất hiện ở người không nhiễm HIV nhưng với tần suất xảy ra thấp hơn chứ không có nghĩa là “chỉ” xảy ra trên bệnh nhân HIV.
- Người nhiễm HIV có giai đoạn không triệu chứng kéo dài, người bệnh có thể không có biểu hiện gì cho đến khi miễn dịch bị suy yếu.
Do vậy, một người chỉ có thể xác định nhiễm hay không nhiễm HIV thông qua xét nghiệm chuyên biệt, chứ không thể chỉ dựa vào triệu chứng mà quy kết cho đó là nhiễm HIV, cũng không thể dựa vào bề ngoài đạo mạo mà tin rằng người này là an toàn. Với căn bệnh này, do tính chất mạn tính và âm thầm, người ta thường dùng đến yếu tố “có hành vi nguy cơ” làm yếu tố chỉ điểm, đồng thời đặt ra yêu cầu xét nghiệm mới biết chính xác.
Như bạn đã chia sẻ, thời gian trước, bạn có hành vi nguy cơ, thể hiện qua việc “quan hệ tình dục không lành mạnh”, nên bạn cần nhanh chóng tham gia xét nghiệm kiểm tra. Điều này sẽ giúp bạn xác định tình trạng huyết thanh kháng HIV của bản thân, theo đó, loại bỏ mối lo lắng mơ hồ mà bạn đang có.
Nếu kết quả âm tính, bạn được giải tỏa khỏi tâm lý lo lắng, tiếp đó là bạn cần xây dựng cho mình lối sống lành mạnh hơn để tránh tái phạm hành vi nguy cơ.
Nếu kết quả không may là dương tính, bạn có cơ hội tiếp cận với chăm sóc và điều trị sớm, từ đó có thể có cuộc sống khỏe mạnh với căn bệnh mạn tính này.
Chia sẻ sau cùng của tôi là cho dù nhiễm hay không, ta cần có thái độ đúng đắn đối với căn bệnh này. Chúc bạn nhiều sức khỏe.

Bác sĩ Nguyễn Tấn Thủ
http://doisong.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/tu-van/so-hai-sau-3-thang-quan-he-voi-gai-la-2965499.html

songchungvoi_HIV
06-04-2014, 12:08
Mar 14 12:16

lezatdg
Doc, i did the rapid combo test on exact 28th day and result is negative. Is this conclusive?

Dr. Tan
http://www.askdrtan.com/images/forum/tan-reply-image.jpg

Do i still to further test again? Can i move on? Please advice.
In my opinion it is conclusive.


lezatdg

Do you think i still need to further test for rapid combo test again?
Dr. Tan
No.


lezatdg

Doc, i believe you are referring to "no" more any others hiv test right?
Dr. Tan
That's right. I think the combo test at 28 days is conclusive. Accept the happy fact that you are HIV free and move on with your life.


lezatdg

Doc, am i right that: -4th generation rapid combo test = conclusive at 28th day. And - rapid hiv antibody t I think the combo test at 28 days is conclusive test = conclusive at 3mths. Is this correct?
Dr. Tan
What? Stop confusing yourself and everyone. Combo test = conclusive at 28 days. Antibody test = conclusive at 3 months. Does not matter if it is rapid or not.
Google dịch:

lezatdg


Doc, tôi đã làm thử nghiệm kết hợp nhanh chóng vào chính xác ngày 28 và kết quả là âm tính.

Dr. Tan
Đây có phải là kết luận? Để tôi vẫn tiếp tục kiểm tra một lần nữa? Tôi có thể di chuyển trên? Xin tư vấn.
Theo tôi đó là kết luận.


lezatdg

Bạn có nghĩ rằng tôi vẫn cần phải tiếp tục thử nghiệm để thử nghiệm kết hợp nhanh chóng một lần nữa?

Dr. Tan
Không.


lezatdg

Doc, tôi tin rằng bạn đang đề cập đến "không" nhiều hơn bất kỳ quyền kiểm tra người khác HIV?

Dr. Tan
Đó là đúng. Tôi nghĩ rằng các thử nghiệm kết hợp ở 28 ngày là kết luận. Chấp nhận sự thật hạnh phúc mà bạn có HIV miễn phí và di chuyển về với cuộc sống của bạn.


lezatdg

Doc, am i right rằng:-4 thế hệ kết hợp xét nghiệm nhanh = kết luận tại ngày thứ 28. Và - nhanh HIV kháng thể t tôi nghĩ rằng các thử nghiệm kết hợp ở 28 ngày là kiểm tra kết luận = kết luận tại 3mths. Điều này là đúng?

Dr. Tan
Những gì? Dừng lại khó hiểu chính mình và tất cả mọi người. Kiểm tra kết hợp = kết luận tại 28 ngày. Xét nghiệm kháng thể kết luận tại = 3 tháng. Không quan trọng nếu nó là nhanh chóng hay không.

http://www.askdrtan.com/forum/question/5459

Buonqua
17-04-2014, 16:20
HỎI:
Bạn nam, 22 tuổi, TP Hồ Chí Minh, hỏi: Cách đây 7 tháng mình có quan hệ tình dục với gái mại dâm có sử dụng bao cao su và bao cao su không bị rách hay thủng gì cả. Sau đó 3 tháng mình có làm cái xét nghiệm tại viện Da Liễu và cho kết quả âm tính. Mình mừng lắm nhưng không hiểu sao sau 7 tháng mình bi sốt xuất huyết mình lại đâm ra lo. Mình bít sau 3 tháng bác sĩ tư vấn là an toàn 100% rồi nhưng mình vẫn còn lo lắng. Cho mình hỏi là có khi nào khi xét nghiệm người ta xét nghiệm nhầm ống máu của mình với người khác không?
ĐÁP:
Chúng tôi hiểu rằng việc bị sốt xuất huyết sau 7 tháng có quan hệ tình dục với cô gái bán dâm đã khiến cho nỗi lo lắng về nguy cơ bị nhiễm HIV của bạn trở lại. Với tâm trạng lo lắng này, bạn đang hình dung ra tình huống có thể có trường hợp nhầm kết quả xét nghiệm và có thể kết quả bạn nhận được là của người không nhiễm. Điều gì khiến bạn nối kết việc bị sốt xuất huyết với việc bạn bị nhiễm HIV? Như chúng tôi đã chia sẻ với bạn, trong tình huống bạn mô tả thì nguy cơ lây nhiễm HIV khó xảy ra. Ngay cả khi bạn chưa nhận được kết quả xét nghiệm thì việc bạn bị lây nhiễm HIV trong tình huống đó đã là 0% nếu bạn đã sử dụng bao cao su ngay từ khi dương vật của bạn có tiếp xúc với âm đạo của cô gái ấy. Huống hồ, bạn đã được khẳng định qua kết quả xét nghiệm của bạn vào thời điểm 3 tháng sau tình huống có nguy cơ. Bạn đã có kết quả là âm tính và bác sĩ khẳng định rằng bạn không có HIV. Đó là những cơ sở rõ ràng nhất để bạn có thể tự tin rằng bạn đang không có HIV. Chuyện bạn bị sốt xuất huyết, hay sau này bạn có bất cứ biểu hiện gì cũng sẽ chẳng có liên quan gì đến tình huống bạn có quan hệ tình dục với cô gái bán dâm cách đây 7 tháng bạn nhé! Ở bệnh viện có quy trình trong việc lấy máu xét nghiệm nên khó có thể xảy ra tình huống nhầm lẫn kết quả. Nhưng chúng tôi không thể cam kết với bạn là trường hợp bạn nghĩ là không xảy ra nhưng bạn nhớ nhé, ngay cả khi kết quả có sự nhầm lẫn thì tình huống của bạn cách đây 7 tháng cũng không có nguy cơ lây nhiễm HIV nếu bạn sử dụng bao cao su ngay từ đầu quá trình giao hợp. Chúc bạn vui vẻ, thỏai mái!
Nguồn: www.tamsubantre.org (http://www.tamsubantre.org)

songchungvoi_HIV
06-06-2014, 09:05
09:56:36, 07/05/2014
22 ngày sau quan hệ có thể xét nghiệm HIVCâu 1: Thưa bác sĩ,
Cháu đọc trên mạng thấy triệu chứng đầu tiên của HIV là nổi mẩn đỏ có đúng không ạ? Và nổi trong bao lâu? Cháu thấy trên mu bàn tay của cháu có nổi 1 đến 2 mẩn đỏ và một lúc nó tự mất . Nhưng lâu lâu lại nổi tiếp và một lúc thì tự mất. Không rõ nguyên nhân. Hơn 1 tuần nay rồi nó vẫn vậy. Và 20 ngày sau quan hệ đã xét nghiệm được chưa ạ?
BS. Nguyễn Thị Thúy - Chuyên khoa Nội - Bộ Y tế trả lời:
Chào cháu,
Khi cháu đang hỏi về biểu hiện của bệnh HIV thì tôi tin rằng cháu đang rất lo lắng liệu mình có bị nhiễm HIV hay không.
Tuy nhiên, đa số người nhiễm HIV ở giai đoạn đầu thường không có biểu hiện gì ra bên ngoài để có thể nhận biết được (30%). Trong một số trường hợp, khi mới bị nhiễm HIV thì người bệnh có biểu hiện sốt nhẹ, đau đầu, mệt mỏi, đau họng, nổi hạch, nổi ban đỏ từ 8-10 ngày rồi trở lại bình thường, giống như các bệnh cảm cúm thông thường khác nên không có đặc điểm riêng biệt để nhận biết.
Theo mô tả, trên mu bàn tay của cháu có nổi 1 đến 2 mẩn đỏ và một lúc nó tự mất, cách duy nhất để biết cháu có bị nhiễm HIV không là phải đi xét nghiệm.
Hiện nay có xét nghiệm máu HIVag/Ab combo: Phát hiện cả kháng nguyên lẫn kháng thể… trong thời gian sớm từ tuần thứ 3 trở đi (tức là từ 22 ngày sau khi bị nhiễm).
Cháu có thể đi làm xét nghiệm này vào thời điểm này, nhưng theo tôi cháu để đúng 22 ngày sau quan hệ cháu đi làm xét nghiệm cho chính xác, nếu dương tính, cháu sẽ làm thêm 1 số xét nghiệm khác, mới chẩn đoán xác định được.
Còn xét nghiệm HIV/Anti HIV: Phát hiện kháng thể kháng vi-rút HIV. Thời gian xét nghiệm được cập nhật mới nhất là 12 tuần (3 tháng), nếu kết quả xét nghiệm âm tính thì yên tâm, vì các trường hợp sau 3 tháng âm tính, nhưng sau 6 tháng dương tính tỉ lệ rất thấp chỉ 1/10.000. Xét nghiệm lại lúc 6 tháng chỉ là thủ tục.
Theo tôi, cháu không nên có quan hệ tình dục ngoài hôn nhân, hoặc nên quan hệ tình dục an toàn để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và bạn đời sau này.
http://media.songkhoe24.vn/archive/images/2014/05/07/094855_10.jpg
Ảnh minh họa
Cháu có thể tham khảo một số biểu hiện HIV dễ nhận biết:
1. Cơ thể bị sốt: Dấu hiệu đầu tiên của triệu chứng bệnh HIV là cơ thể người bệnh bị sốt, khoảng 38,5 độ C.
2. Cơ thể bị đau họng, đau đầu, mệt mỏi là các biểu hiện ban đầu của triệu chứng bệnh HIV, triệu chứng này giống như bệnh cảm cúm kết hợp với sốt. Các triệu chứng này sẽ mất dần và có thể chỉ có các triệu chứng nói trên khi hệ miễn dịch bị tổn thương nghiêm trọng và dẫn đến các bệnh tật vài năm sau đó.
Sự phá hoại này diễn ra trong thời gian dài. Do vậy, nếu nhiễm HIV thì trong 2-10 năm bạn vẫn thấy khỏe mạnh bình thường, người khác nhìn không biết, bản thân bạn cũng không biết mình mang mầm bệnh. Bạn có thể vô tình truyền HIV cho người khác.
3. Đau cơ, đau khớp: Khi mới phát hiện, bệnh nhân thường đau cơ, đau khớp, sụt cân nhiều.
4.Cơ thể buồn nôn, bị nôn nhiều, tiêu chảy: Khoảng 40% số người nhiễm HIV giai đoạn đầu buồn nôn, nôn nhiều, tiêu chảy không rõ nguyên nhân.
5. Phát ban, mẩn đỏ, lên hạch, nổi ngứa toàn thân: Đây là các triệu chứng ban đầu đi kèm với đau họng, đau đầu, sốt giống như cảm cúm, nhưng hiếm người bị bệnh khác bị đồng thời các triệu chứng này cùng 1 lúc.
6. Viêm phổi, ho khan: những cơn ho khan kéo dài trên 1 tháng, giảm cân là triệu chứng của hệ miễn dịch không khỏe mạnh khi mắc chứng bệnh thế kỉ này.
7. Bệnh zona, nhiễm nấm: Bệnh zona, loại bệnh nấm mà người có HIV hay gặp ở giai đoạn muộn là bệnh tưa miệng, do nấm candida gây ra, thường gây khó nuốt. Đến giai đoạn AIDS toàn phần, người bệnh có thể mắc nhiều bệnh như lao, viêm phổi, bệnh đường ruột, các bệnh phụ khoa… Đây là các bệnh cơ hội. Tuy nhiên, chính chúng là thủ phạm đưa bạn đến cái chết.

Câu 2: Em năm nay 28 tuổi, chưa có vợ. Một lần có đi quan hệ tình dục với gái làng chơi, em đã hôn vào âm đạo người ta. Cho em hỏi, liệu em có bị lây nhiễm không. Cô ấy nói là cô ấy không có bệnh gì cả . Em rất lo lắng, nhờ bác sĩ cho em câu trả lời!
ThS. Vũ Thị Tuyết Mai - Bộ Y tế trả lời:
Chào bạn,
Việc hôn vào âm đạo của người nữ khi quan hệ tình dục sẽ không làm bạn bị lây nhiễm HIV nếu người nữ đó không bị nhiễm HIV hoặc bạn hoàn toàn không có các vết trầy xước trong miệng.
Tuy nhiên, do người mà bạn quan hệ là 'gái làng chơi' nên bạn không thể chắc chắn về việc cô ấy có HIV hay không, và niêm mạc miệng rất dễ có những vết trầy xước nhỏ mà mắt thường không phát hiện được, là điều kiện tốt để vi-rút xâm nhập.
Hiện nay việc làm xét nghiệm HIV khá đơn giản, thuận tiện và cho kết quả nhanh chóng, vì thế để hết lo lắng, tốt nhất là bạn nên đi làm xét nghiệm HIV tại các cơ sở y tế.
Chúc bạn luôn khỏe và sớm giải tỏa được lo lắng của mình.
http://songkhoe.suckhoedoisong.vn/22_ngay_sau_quan_he_co_the_xet_nghiem_HIV-442267.html

songchungvoi_HIV
17-06-2014, 16:06
Thứ ba, 17/6/2014 | 10:13 GMT+7
Độ chính xác của kết quả xét nghiệm HIV
Em xét nghiệm nhanh HIV vào thời điểm khoảng 2 tháng 20 ngày, kết quả âm tính. Liệu có chính xác, nếu chính xác khoảng bao nhiêu phần trăm?
Cũng cho em hỏi thêm xét nghiệm ở trung tâm y tế huyện liệu có đảm bảo không? (Dũng).

<tbody style="margin: 0px; padding: 0px;">
http://m.f13.img.vnecdn.net/2014/06/17/hiv1-JPG-1376963255-2739-1402972401.jpg


Ảnh minh họa: News.


</tbody>
Trả lời:
Chào anh,
Trước tiên tôi xin chia sẻ về độ tin cậy của xét nghiệm ở các tuyến cơ sở, trong trường hợp này là phòng xét nghiệm ở trung tâm y tế huyện. Thực tế xét nghiệm nhanh HIV là một xét nghiệm đơn giản, không đòi hỏi nhiều kỹ thuật phức tạp cũng như chuyên môn cao của người thực hiện. Ở các quốc gia phát triển khác như Mỹ, phương pháp này được phát triển như một dạng xét nghiệm tại nhà tương tự que thử thai vậy.
Nói như vậy để thấy rằng, xét nghiệm tầm soát HIV bằng xét nghiệm nhanh rất ít khi sai sót về mặt kỹ thuật. Mặt khác, trên kết quả luôn có vạch chứng, nhằm xác định chất lượng mẫu máu là đạt tiêu chuẩn. Sau khi hiện vạch chứng, nhân viên xét nghiệm mới đọc đến kết quả âm tính hay dương tính với kháng thể kháng HIV.
Mặt khác, các tuyến cơ sở được cấp phép thực hiện xét nghiệm tầm soát HIV cũng được kiểm tra và giám sát nghiêm ngặt nhằm đảm bảo đúng quy trình thực hiện về cả phương diện kỹ thuật lẫn quy trình tư vấn và bảo mật.
Về kết quả xét nghiệm âm tính và độ tin cậy của kết quả. Chắc hẳn anh cũng biết về thời kỳ cửa sổ của xét nghiệm HIV. Đây là khoảng thời gian mà các xét nghiệm tìm kháng thể (như xét nghiệm nhanh mà anh đã sử dụng) không thể phát hiện kháng thể kháng HIV. Như vậy, kết quả trả lời sẽ là âm tính bất chấp thực tế rằng người đó có thể đã nhiễm HIV.
Khoảng thời gian cửa sổ thông thường là 3 tháng, do vậy, kết quả âm tính thường được diễn giải là “người này không nhiễm HIV, tính từ thời điểm 3 tháng trở về trước”. Do vậy, nếu trong khoảng thời gian 3 tháng trước khi xét nghiệm, anh có hành vi nguy cơ, thì anh cần thực hiện lại xét nghiệm thêm một lần nữa để khẳng định. Thời điểm làm lại xét nghiệm có thể canh đúng 3 tháng tính từ lần cuối có hành vi nguy cơ, hoặc có thể thực hiện sau 3 tháng tính từ lần xét nghiệm này. Điều này tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của người tham gia xét nghiệm.
Xét nghiệm nhanh với HIV có độ nhạy rất cao 95-99% và được xem như một xét nghiệm sàng lọc nhằm “giết lầm hơn bỏ sót”. Do vậy, nếu có kháng thể kháng HIV đủ để phát hiện (sau thời kỳ cửa sổ), khả năng bỏ sót là rất thấp.
Hiện nay, nhân viên y tế có thể khuyến khích khách hàng làm lại xét nghiệm sau 4 đến 6 tuần nếu thấy kết quả âm tính còn mơ hồ. Làm như thế nhằm phát hiện sớm hơn các trường hợp nhiễm HIV.
Mặt khác, ngành y tế cũng khuyến cáo người dân nên tham gia xét nghiệm kiểm tra định kỳ HIV mỗi 6 tháng nếu người này duy trì hành vi quan hệ tình dục bất chấp có sử dụng bao cao su hay không. Sở dĩ như thế là vì đường lây HIV qua quan hệ tình dục có khuynh hướng tăng và ưu thế trong giai đoạn gần đây.
Thân ái.

Bác sĩ Nguyễn Tấn Thủ
http://doisong.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/tu-van/do-chinh-xac-cua-ket-qua-xet-nghiem-hiv-3005553.html

songchungvoi_HIV
18-07-2014, 09:26
Ám ảnh HIV sau nhiều lần quan hệ với gái mại dâmThứ năm, 17/07/2014 11:10
Tôi nhiều lần quan hệ với gái mại dâm không an toàn. Ba lần gần nhất là cách đây một năm rưỡi, 7 tháng và lần cuối cách đây 6 tháng.Tôi đã đi làm xét nghiệm tính từ lần cuối có hành vi nguy cơ là 6 tháng. Xét nghiệm cho kết quả âm tính. Như vậy tôi có cần đi xét nghiệm tiếp không? Đã an toàn chưa. Tôi không thể dứt ra được cái suy nghĩ HIV trong đầu. Mong bác sĩ hồi âm. (Quân).
http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/07/17/Am-anh-HIV-sau-nhieu-lan-quan-he-voi-gai-mai-dam_1.jpg

Ảnh minh họa: RT.
Chào anh,Tôi xin chia sẻ với anh về trăn trở trong thời điểm hiện tại. Thực tế, với đa số người đến tham gia xét nghiệm khi từng có hành vi nguy cơ trong quá khứ đều ít nhiều rất lo lắng về tình trạng của mình. Tình huống của anh có lẽ cũng đang có tâm trạng như vậy.
Với xét nghiệm HIV cách 6 tháng tính từ lần cuối cùng có hành vi nguy cơ cao (quan hệ tình dục không an toàn), nếu kết quả âm tính thì có đến 100% là đáng tin cậy và cũng không cần thiết phải làm lại xét nghiệm.
Tuy nhiên, tôi phân tích thêm một yếu tố như sau:
- Hành vi nguy cơ trong lây nhiễm HIV không chỉ có quan hệ tình dục không an toàn, mà còn có đường lây truyền qua đường máu. Trong đường lây truyền này, kể đến nhiều nhất là tiêm chích ma túy. Bản thân tôi mong và hy vọng anh không phải vướng vào con đường lây này.
- Ở đây anh chỉ tập trung nói đến quan hệ tình dục với gái mại dâm mà không kể đến các mối quan hệ khác. Quan niệm cho rằng “gái mại dâm mới nguy hiểm, mới bị HIV còn các cô gái khác thì không” là một quan niệm không chính xác. Điều quan trọng chính là thực hành tình dục an toàn của bản thân mỗi người.
Do vậy, nếu có mối quan hệ với các cô gái khác, anh quan hệ tình dục với họ mà không sử dụng bao cao su, thì đó cũng được xem là một hành vi nguy cơ. Thực tế, nhiều đôi yêu nhau đều rất ngại và gần như không bao giờ nói chuyện về khía cạnh an toàn tình dục, đặc biệt không bao giờ hỏi về tình trạng nhiễm hay không nhiễm HIV của bạn tình, đã hay chưa từng làm xét nghiệm…
Trong trường hợp anh đảm bảo được hai ý trên thì kết quả xét nghiệm âm tính mới có độ an toàn cao, vì thời gian như vậy đã quá thời kỳ cửa sổ của xét nghiệm HIV.
Trong trường hợp ngược lại, nếu anh có những nguy cơ mà tôi chia sẻ bên trên thì anh vẫn cần phải tham gia xét nghiệm kiểm tra sau 3 tháng với điều kiện là trong khoảng thời gian này tuyệt đối không có hành vi nguy cơ phát sinh.
Tôi cũng xin chia sẻ thêm với anh rằng, HIV ngày nay không còn đáng sợ như những năm về trước. Giới chuyên môn cũng giảm và ngừng sử dụng cụm từ “căn bệnh thế kỷ” hay “mối hiểm họa chết người” khi nói về căn bệnh này. Do vậy, thái độ đúng là thận trọng với hành vi nguy cơ, không lo sợ thái quá. Thay vì ám ảnh với HIV, anh hãy thận trọng hơn với hành vi nguy cơ của mình.
Chúc anh nhiều sức khỏe.



AloBacsi.vn
Theo BS Nguyễn Tấn Thủ - VnExpress

songchungvoi_HIV
21-07-2014, 20:39
Rát họng, nổi hạch có phải bị bệnh tình dụcThứ hai, 21/07/2014 10:25
Cách đây 2 tháng, trong một lần say, em quan hệ tình dục không an toàn, về nhà em rất lo lắng. Mấy tuần trước em bị tiêu chảy 3-4 ngày, dùng thuốc rồi hết.Dạo này em còn tăng cân nữa. Tuần trước em bị rát họng nhưng không đau gì hết, nuốt nước bọt vẫn bình thường không thấy đau. Gần đây em sờ dưới hàm thấy có hạch nhưng không sưng hay đau. Em sờ trán thấy nóng nhưng bảo bạn bè nói là bình thường, có lúc nóng rồi lại hết ngay. Em thường lao động chân tay, tối về hay bị mỏi và hơi đau cơ chân tay, có lúc đang làm thấy rung tay nữa. Xin hỏi bác sĩ, như vậy em có thể đã bị nhiễm bệnh gì không? (Hào).

http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/07/21/changlanrangusauquan276911405910537.jpgẢnh minh họa: News.


Chào anh,
Trước tiên, tôi xin xác minh rằng anh có thể có nguy cơ lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường quan hệ tình dục sau lần có hành vi nguy cơ mà anh chia sẻ (quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su).
Tính đến thời điểm hiện tại, đã 2 tháng sau khi thực hiện hành vi nguy cơ, anh có thể đến các cơ sở y tế để làm xét nghiệm tầm soát HIV và các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục.
Thực tế, hiện nay xét nghiệm HIV có thể phát hiện trường hợp chuyển đảo huyết thanh từ âm tính sang dương tính sau 4-6 tuần tính từ lúc có hành vi nguy cơ. Mặt khác, ngành y tế cũng khuyến cáo người dân cần nhanh chóng tham gia xét nghiệm tầm soát bệnh sau khi có hành vi nguy cơ, càng sớm càng tốt chứ không cần đợi qua thời kỳ cửa sổ 3 tháng. Điều này nhằm phát hiện sớm các trường hợp dương tính và tạo cơ hội cho người đó tiếp cận với kiến thức dự phòng trước khi quá muộn.
Nói như vậy, anh cần đến cơ sở y tế để được cung cấp các xét nghiệm tầm soát cần thiết. Bên cạnh HIV, anh có thể cần đến các xét nghiệm tầm soát khác: viêm gan siêu vi B 9HbsAG, AntiHBs), viêm gan siêu vi C (AntiHCV), giang mai (Syphilys TP, RPR).
Về những biểu hiện mà anh chia sẻ đều không điển hình cho HIV và các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục. Kiến thức về giai đoạn nhiễm siêu vi cấp tính khi mới nhiễm HIV với các biểu hiện sốt, phát ban, tiêu chảy, nổi hạch toàn thân không nhằm gây ra sự hoang mang vô căn cứ.

Ngược lại, nó là những chỉ báo giúp y bác sĩ lưu tâm và có thao tác kiểm tra lại bằng xét nghiệm. Chẳng hạn, khi xét nghiệm mà khách hàng đang có biểu hiện cúm, tư vấn viên sẽ khuyến cáo khách hàng nên quay lại làm xét nghiệm sau đó 4-6 tuần hoặc vài tháng nhằm tránh bỏ qua giai đoạn cửa sổ.
Thái độ đúng đắn đối với HIV là nhận thức đúng, đánh giá đúng mức nguy cơ của bản thân và thực hành kiểm soát hành vi nguy cơ. Khi có hành vi nguy cơ, việc lo lắng thực sự không mang lại giá trị tích cực nào mà chỉ khiến cho tình huống trở nên trầm trọng hơn.
Việc anh cần làm lúc này là tham gia xét nghiệm sàng lọc các bệnh lây qua quan hệ tình dục, giữ bình tĩnh, kiểm soát hành vi nguy cơ để hạn chế tối đa khả năng lây nhiễm cho bản thân ở thời điểm hiện tại và cả trong tương lai.
Thân ái.


AloBacsi.vn
Theo BS Nguyễn Tấn Thủ - VnExpress

songchungvoi_HIV
12-08-2014, 18:52
Sốc khi nghe tin bạn tình bị HIV

Thứ ba, 2014-08-12 17:15:08 - Nguồn: Internet
Cách đây 5 tháng em quan hệ không an toàn với một người khi say rượu. Em rất sốc khi có người nói cô ấy bị HIV. Em rất bất an vì thấy cơ thể mình bất thường.
Tất cả biểu hiện về HIV em đọc được ở các tài liệu thì ở cơ thể em đều có. Em rất sợ khi đi xét nghiệm máu. Một thời gian tinh thần dần ổn định hơn em quyết định đến Bệnh viện Huyết học Trung ương để kiểm tra. Hôm đó cách ngày em đã quan hệ không an toàntròn 5 tháng. Và kết quả xét nghiệm của em là âm tính, như vậy đã yên tâm chưa ạ?

http://image2.tin247.com/pictures/2014/08/12/soh1407838532.jpg

Ảnh minh họa: News

Câu hỏi của bạn xoay quanh khái niệm "thời kỳ cửa sổ" trong chẩn đoán HIV bằng xét nghiệm.
Các xét nghiệm tầm soát nhiễm HIV thông thường là xét nghiệm gián tiếp, nhằm phát hiện sự hiện diện trong máu của kháng thể kháng HIV. Thông thường, khi HIV xâm nhập vào cơ thể và đủ nồng độ để gây bệnh, HIV sẽ bắt đầu tiến trình sinh sản và phát triển của mình, cùng lúc này, cơ thể bắt đầu nhận biết và sản sinh kháng thể chống lại HIV.
Do vậy, việc phát hiện kháng thể kháng HIV trong máu giúp xác định gián tiếp sự hiện diễn của virus HIV. Nếu có mặt kháng thể kháng HIV chứng tỏ người này đã nhiễm HIV trước đó. Ngược lại, nếu xét nghiệm trả lời "không tìm thấy kháng thể kháng HIV" thì câu trả lời gián tiếp là "người đó chưa bị nhiễm HIV".
Quá trình sản sinh kháng thể đòi hỏi một thời gian nhất định, thời gian này gọi là "thời kỳ cửa sổ". Trong đa số trường hợp, khoảng thời gian này dao động từ vài tuần đến 3 tháng.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, mốc thời gian 3 tháng được cho là phổ biến và có giá trị trong chẩn đoán trường hợp âm tính, cụ thể như sau:
- Hai lần xét nghiệm âm tính cách nhau 3 tháng, không có lần phát sinh hành vi nguy cơ nào trong khoảng thời gian này.
- Một lần xét nghiệm âm tính cách thời điểm có hành vi nguy cơ gần nhất ít nhất là 3 tháng.
Hai trường hợp này, trên cơ bản, kết quả xét nghiệm âm tính được đồng nghĩa với chẩn đoán "người này không bị nhiễm HIV".
Trường hợp của bạn, theo chia sẻ, đã có kết quả xét nghiệm âm tính vào thời điểm 5 tháng tính từ lần có quan hệ tình dục không an toàn với cô gái nhiễm HIV. Nếu tính từ thời điểm đó cho đến khi làm xét nghiệm, bạn không có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV nào khác, thì kết quả này được cho là "có độ tin cậy cao", bạn hoàn toàn có thể yên tâm về kết quả này.
Ở đây, tôi xin nhấn mạnh, không chỉ quan hệ tình dục với người nhiễm HIV mới là hành vi nguy cơ. Trong lây nhiễm HIV, do tính chất âm thầm của bệnh, tất cả các lần có quan hệ tình dục không bảo vệ với người không rõ tình trạng huyết thanh đều được xem là "hành vi nguy cơ".
Nói cách khác, nếu trong thời gian vừa qua, bạn có quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su với một người nào đó, thì kết quả âm tính của lần xét nghiệm này sẽ giảm đi độ tin cậy. Nếu rơi vào trường hợp này, xét nghiệm HIV kiểm tra sau đó 3 tháng là khuyến cáo chung của ngành y tế. Một khuyến cáo khác của CDC – Hiệp hội quản lý Bệnh tật Mỹ, cho rằng bất cứ ai có hành vi quan hệ tình dục nên kiểm tra HIV định kỳ mỗi 3 tháng.
Lựa chọn hành vi tình dục vốn phụ thuộc vào từng cá nhân, và là quyền của mỗi người chọn cho mình những hành vi phù hợp. Để tránh có những lần "lo lắng, bất an" hay thậm chí "hoang mang vì những biểu hiện giống HIV", tôi khuyên bạn nên chọn cho mình những biện pháp tình dục an toàn, trong đó, bao cao su luôn được xem là "người bạn" đáng tin cậy.
Theo VNE

songchungvoi_HIV
28-08-2014, 14:09
Ra máu khi quan hệ với 'gái bán hoa' có nhiễm HIV?

Thứ ba 26/08/2014 14:00
Vừa rồi tôi đi công tác ở Peru và đã “quan hệ” với gái mại dâm ở đó. Tôi có dùng bao cao su khi “quan hệ”, tuy nhiên đang quan hệ thì tôi phát hiện trong bao có máu, "cậu nhỏ" của tôi bị xước một vệt nhỏ. Lúc đó sợ quá, tôi không biết bao có bị rách hay không. Hiện giờ tôi rất hoang mang. Liệu tôi có nhiễm HIV không? Xin hỏi khi nào đi xét nghiệm thì được? (Hong).


<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2014_08_26/am anh.jpg


Hiện giờ tôi rất hoang mang. Liệu tôi có nhiễm HIV không? Ảnh minh họa

</tbody>
Trả lời:Thái độ cẩn trọng của anh trong thực hành tình dục an toàn với bao cao su là hoàn toàn đúng. Với sự bảo vệ của bao cao su, khả năng lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục sẽ giảm đi đáng kể, đúng với giá trị bảo vệ mà bao cao su mang lại.Trong tình huống của anh, anh cho biết chỉ quan sát thấy vệt máu ở mặt trong bao cao su, đồng thời với cậu nhỏ có vết xước nhỏ. Nếu máu chỉ xuất hiện ở mặt trong, không thấy máu ở phần ngoài của bao. Vậy khả năng máu dây từ bạn tình của anh (cô gái mại dâm) là không cao. Rất có thể đây là máu của vết xước ở đầu cậu nhỏ mà anh quan sát thấy.Thực tế, khi quan hệ tình dục, trong lúc dạo đầu, các hành vi kích thích lên dương vật bằng tay và nhất là bằng miệng có thể tạo nên vết trầy xướt nêu trên do cạ trúng răng trong quan hệ đường miệng. Sau đó, khi có hành vi giao hợp, vết xước sẽ chảy máu và gây ra tình huống mà anh chia sẻ. Khả năng này có xác suất xảy ra cao hơn so với tình huống rách bao cao su và máu từ bạn tình dây sang cho anh. Tuy nhiên, trong lúc bối rối và nhất là trong không gian tối, anh có thể vẫn bỏ sót không quan sát thấy bao đã bị rách.Cho dù bao cao su rách hay không, việc tham gia xét nghiệm kiểm tra đối với các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục và HIV là không dư thừa. Tiếp đó, theo khuyến cáo của Trung tâm quản lý dịch bệnh Mỹ, người đang có hành vi quan hệ tình dục với bạn tình không rõ tình trạng huyết thanh kháng HIV, cho dù có sử dụng hay không sử dụng bao cao su, vẫn nên có thói quen làm xét nghiệm định kỳ với HIV và các bệnh tình dục.Thời điểm tham gia xét nghiệm phụ thuộc vào bản thân anh. Tuy nhiên, theo khuyến cáo, khi nghi ngờ hay sau khi có hành vi nguy cơ, cá nhân đó cần nhanh chóng tham gia xét nghiệm kiểm tra mà không cần chờ cho hết thời kỳ cửa sổ. Bên cạnh xét nghiệm tìm kháng thể kháng HIV thường sử dụng.
Thân ái.
Theo Vnexpress

songchungvoi_HIV
01-09-2014, 09:06
Dấu hiệu nhiễm HIV sau quan hệ với gái bán hoa01/9/2014 06:28
Cách đây 5 ngày tôi có quan hệ với gái mại dâm. Hai ngày vừa qua tôi bị tiêu chảy, đến hôm nay còn bị nhức mỏi ở vùng bụng.


http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/09/01/55403afa94b3d0.img.jpg

Ảnh minh họa

Tôi rất lo sợ bị HIV (http://citinews.net/doi-song/who-chinh-thuc-cong-bo-phuong-phap-phong-tranh-ebola-6THLZAI/). Xin cho hỏi dấu hiệu của căn bệnh này trong vòng 5-10 ngày đầu? Trong trường hợp của tôi có thể xét nghiệm được chưa? (Linh).
Trả lời:
Chào anh,
Thực tế, khi mới nhiễm HIV (giai đoạn sơ nhiễm) gần như không có biểu hiện cụ thể nào, cũng không có triệu chứng đặc hiệu mang tính chỉ điểm HIV. Trong giai đoạn này thường có biểu hiện nhiễm siêu vi, tương tụ như các bệnh nhiễm siêu vi khác (cúm, sốt siêu vi...).
2-8 tuần sau khi nhiễm HIV, qua bất kỳ con đường nào, 20% bệnh nhân có biểu hiện của một nhiễm trùng cấp với triệu chứng sốt (38-40 độ C), đau cơ, đau khớp, vã mồ hôi, mệt mỏi, chán ăn, nôn ói, tiêu chảy, viêm họng, phát ban đỏ ngoài da (xuất hiện ở 50% bệnh nhân), hạch to, lách to. Một số bệnh nhân có biểu hiện thần kinh như viêm não, viêm màng não, viêm dây thần kinh ngoại biên… Các triệu chứng này hiện diện trong vòng 5-10 ngày và tự khỏi hoàn toàn.
Trong giai đoạn này, mới có sự hiện diện của kháng nguyên trong máu. Phải chờ 2-12 tuần sau kháng thể mới xuất hiện và mới có thể xác định được bằng các thử nghiệm tầm soát nhiễm HIV thông thường (huyết thanh chẩn đoán). Khi này, do không biết mình nhiễm bệnh, bệnh nhân nhiễm HIV rất dễ truyền bệnh cho những người lành khác.
Tuy nhiên, tôi xin nhắc lại, các biểu hiện kể trên nằm trong rất nhiều bệnh lý khác nhau và không có triệu chứng nào mang tính khẳng định nhiễm HIV. Theo đó, chỉ có thể xác định tình trạng nhiễm HIV bằng xét nghiệm.
Về phương diện xét nghiệm HIV, ngành y tế khuyến cáo nên tham gia xét nghiệm HIV càng sớm càng tốt sau khi có hành vi nguy cơ, chứ không phải chờ cho đến qua thời kỳ cửa sổ 3 tháng. Đây vừa là xét nghiệm mang tính sàng lọc nhằm xác minh khả năng người này âm tính từ trước đó 3 tháng, vì về bản chất HIV là căn bệnh mạn tính và rất khó xác định thời điểm nhiễm thực sự. Mặt khác, đây cũng là cơ hội để người đó tiếp cận với nhân viên tham vấn, được trấn an và hiểu thêm về căn bệnh này.
Hiện nay ngoài xét nghiệm tìm kháng thể, một số trung tâm lớn như viện Pasteur TP HCM (http://citinews.net/doi-song/xa-phong-co-the-tieu-diet-duoc-virus-ebola-MDPZ4EI/) còn cung cấp xét nghiệm PCR (http://citinews.net/doi-song/trieu-chung-u-benh-ebola-tu-2--21-ngay-nhu-the-nao--XQRKTZA/) tìm kháng nguyên. Phương pháp này có thể phát hiện nhiễm HIV trong giai đoạn sơ nhiễm với thời gian khuyến nghị là 2 tuần sau phơi nhiễm. Tuy nhiên, vì cách này khá phức tạp, đòi hỏi phương tiện hiện đại nên chi phí tương đối cao và chỉ thực hiện được ở vài cơ sở lớn.
Điều sau cùng tôi muốn lưu ý: Quan hệ với gái mại dâm không phải là một yếu tố nguy cơ độc lập, điều quan trọng là khi quan hệ, anh có sử dụng bao cao su hay không. Nếu có, nguy cơ lây nhiễm sẽ giảm đi đáng kể.
Thân ái.



Theo www.xaluan.com (http://citinews.net/Redirect.aspx?url=-1756206437)

songchungvoi_HIV
01-09-2014, 09:11
Liệu tôi có an toàn không khi quan hệ với 3 người không mắc HIV?05/8/2014 15:27
Em quan hệ với 3 người đàn ông. Em biết 3 người đó không bị HIV, vậy em không bị HIV phải không? (Trang).


http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/08/05/153e0957345244.img.jpg

Ảnh minh họa
Trả lời:
Chào em,
Trước hết, tôi phải khẳng định với em rằng chỉ quan sát bằng mắt thường chúng ta không thể nhận biết được người mang virus HIV (http://citinews.net/xa-hoi/tang-cuong-tiep-nhan-va-cham-soc-doi-tuong-xa-hoi-IYPE5UI/) hay không. Người ta chỉ có thể chắc chắn không mang virus HIV nếu được làm xét nghiệm một cách đầy đủ sau giai đoạn "cửa sổ" - giai đoạn đã nhiễm virus HIV nhưng chưa thể hiện trên kết quả xét nghiệm (3 tháng đầu sau khi nhiễm virus).

Chính vì những lý do trên đây mà việc quan hệ tình dục không được bảo vệ với nhiều người là hành động có nguy cơ nhiễm HIV. Muốn biết bản thân đã nhiễm virus HIV chưa, em nên đi làm xét nghiệm HIV và xét nghiệm này có thể phải làm lại nếu như em bị nghi ngờ là đang ở trong giai đoạn "cửa sổ".
Một điều rất quan trọng đối với em là dù bạn tình nhìn rất khỏe mạnh, em vẫn cần sử dụng bao cao su đúng cách để phòng ngừa lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, trong đó có HIV và viêm gan B.
Chúc em may mắn và có những quyết định sáng suốt.



Theo www.xaluan.com (http://citinews.net/Redirect.aspx?url=-1229182058)

songchungvoi_HIV
01-09-2014, 09:14
Rát họng, nổi hạch có phải bị bệnh tình dục21/7/2014 10:25
Cách đây 2 tháng, trong một lần say, em quan hệ tình dục không an toàn, về nhà em rất lo lắng. Mấy tuần trước em bị tiêu chảy 3-4 ngày, dùng thuốc rồi hết.
Dạo này em còn tăng cân nữa. Tuần trước em bị rát họng nhưng không đau gì hết, nuốt nước bọt vẫn bình thường không thấy đau. Gần đây em sờ dưới hàm thấy có hạch nhưng không sưng hay đau. Em sờ trán thấy nóng nhưng bảo bạn bè nói là bình thường, có lúc nóng rồi lại hết ngay. Em thường lao động chân tay, tối về hay bị mỏi và hơi đau cơ chân tay, có lúc đang làm thấy rung tay nữa. Xin hỏi bác sĩ, như vậy em có thể đã bị nhiễm bệnh gì không? (Hào).


http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/07/21/changlanrangusauquan276911405910537.jpg
Ảnh minh họa: News.


Chào anh,
Trước tiên, tôi xin xác minh rằng anh có thể có nguy cơ lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường quan hệ tình dục sau lần có hành vi nguy cơ mà anh chia sẻ (quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su).
Tính đến thời điểm hiện tại, đã 2 tháng sau khi thực hiện hành vi nguy cơ, anh có thể đến các cơ sở y tế để làm xét nghiệm tầm soát HIV và các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục.
Thực tế, hiện nay xét nghiệm HIV có thể phát hiện trường hợp chuyển đảo huyết thanh từ âm tính sang dương tính sau 4-6 tuần tính từ lúc có hành vi nguy cơ. Mặt khác, ngành y tế cũng khuyến cáo người dân cần nhanh chóng tham gia xét nghiệm tầm soát bệnh sau khi có hành vi nguy cơ, càng sớm càng tốt chứ không cần đợi qua thời kỳ cửa sổ 3 tháng. Điều này nhằm phát hiện sớm các trường hợp dương tính và tạo cơ hội cho người đó tiếp cận với kiến thức dự phòng trước khi quá muộn.
Nói như vậy, anh cần đến cơ sở y tế để được cung cấp các xét nghiệm tầm soát cần thiết. Bên cạnh HIV, anh có thể cần đến các xét nghiệm tầm soát khác: viêm gan siêu vi B 9HbsAG, AntiHBs), viêm gan siêu vi C (AntiHCV), giang mai (Syphilys TP, RPR).
Về những biểu hiện mà anh chia sẻ đều không điển hình cho HIV và các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục. Kiến thức về giai đoạn nhiễm siêu vi cấp tính khi mới nhiễm HIV với các biểu hiện sốt, phát ban, tiêu chảy, nổi hạch toàn thân không nhằm gây ra sự hoang mang vô căn cứ.

Ngược lại, nó là những chỉ báo giúp y bác sĩ lưu tâm và có thao tác kiểm tra lại bằng xét nghiệm. Chẳng hạn, khi xét nghiệm mà khách hàng đang có biểu hiện cúm, tư vấn viên sẽ khuyến cáo khách hàng nên quay lại làm xét nghiệm sau đó 4-6 tuần hoặc vài tháng nhằm tránh bỏ qua giai đoạn cửa sổ.
Thái độ đúng đắn đối với HIV là nhận thức đúng, đánh giá đúng mức nguy cơ của bản thân và thực hành kiểm soát hành vi nguy cơ. Khi có hành vi nguy cơ, việc lo lắng thực sự không mang lại giá trị tích cực nào mà chỉ khiến cho tình huống trở nên trầm trọng hơn.
Việc anh cần làm lúc này là tham gia xét nghiệm sàng lọc các bệnh lây qua quan hệ tình dục, giữ bình tĩnh, kiểm soát hành vi nguy cơ để hạn chế tối đa khả năng lây nhiễm cho bản thân ở thời điểm hiện tại và cả trong tương lai.
Thân ái.


Theo BS Nguyễn Tấn Thủ (http://citinews.net/doi-song/so-lay-hiv-vi-tuot-bao-cao-su-khi--yeu--gai-ban-hoa-6TO3S3Q/) - VnExpress (http://citinews.net/doi-song/dung-thuoc-bo-the-nao-de-tre-cao-lon--bs-oi--N7RPDPA/)

Charles
01-09-2014, 10:46
Dấu hiệu nhiễm HIV sau quan hệ với gái bán hoa

Thứ hai, 01 Tháng chín 2014, 07:03 GMT+7
Cách đây 5 ngày tôi có quan hệ với gái mại dâm. Hai ngày vừa qua tôi bị tiêu chảy, đến hôm nay còn bị nhức mỏi ở vùng bụng.

Tôi rất lo sợ bị HIV. Xin cho hỏi dấu hiệu của căn bệnh này trong vòng 5-10 ngày đầu? Trong trường hợp của tôi có thể xét nghiệm được chưa? (Linh).


http://a9.vietbao.vn/images/vn999/193/2014/09/20140901-dau-hieu-nhiem-hiv-sau-quan-he-voi-g-225-i-b-225-n-hoa-1.jpg

Ảnh minh họa: News.

Chào anh,

Thực tế, khi mới nhiễm HIV (giai đoạn sơ nhiễm) gần như không có biểu hiện cụ thể nào, cũng không có triệu chứng đặc hiệu mang tính chỉ điểm HIV. Trong giai đoạn này thường có biểu hiện nhiễm siêu vi, tương tụ như các bệnh nhiễm siêu vi khác (cúm, sốt siêu vi...).

2-8 tuần sau khi nhiễm HIV, qua bất kỳ con đường nào, 20% bệnh nhân có biểu hiện của một nhiễm trùng cấp với triệu chứng sốt (38-40 độ C), đau cơ, đau khớp, vã mồ hôi, mệt mỏi, chán ăn, nôn ói, tiêu chảy, viêm họng, phát ban đỏ ngoài da (xuất hiện ở 50% bệnh nhân), hạch to, lách to. Một số bệnh nhân có biểu hiện thần kinh như viêm não, viêm màng não, viêm dây thần kinh ngoại biên… Các triệu chứng này hiện diện trong vòng 5-10 ngày và tự khỏi hoàn toàn.

Trong giai đoạn này, mới có sự hiện diện của kháng nguyên trong máu. Phải chờ 2-12 tuần sau kháng thể mới xuất hiện và mới có thể xác định được bằng các thử nghiệm tầm soát nhiễm HIV thông thường (huyết thanh chẩn đoán). Khi này, do không biết mình nhiễm bệnh, bệnh nhân nhiễm HIV rất dễ truyền bệnh cho những người lành khác.

Tuy nhiên, tôi xin nhắc lại, các biểu hiện kể trên nằm trong rất nhiều bệnh lý khác nhau và không có triệu chứng nào mang tính khẳng định nhiễm HIV. Theo đó, chỉ có thể xác định tình trạng nhiễm HIV bằng xét nghiệm.

Về phương diện xét nghiệm HIV, ngành y tế khuyến cáo nên tham gia xét nghiệm HIV càng sớm càng tốt sau khi có hành vi nguy cơ, chứ không phải chờ cho đến qua thời kỳ cửa sổ 3 tháng.
vừa là xét nghiệm mang tính sàng lọc nhằm xác minh khả năng người này âm tính từ trước đó 3 tháng, vì về bản chất HIV là căn bệnh mạn tính và rất khó xác định thời điểm nhiễm thực sự. Mặt khác, đây cũng là cơ hội để người đó tiếp cận với nhân viên tham vấn, được trấn an và hiểu thêm về căn bệnh này.

Hiện nay ngoài xét nghiệm tìm kháng thể, một số trung tâm lớn như viện Pasteur TP HCM còn cung cấp xét nghiệm PCR tìm kháng nguyên. Phương pháp này có thể phát hiện nhiễm HIV trong giai đoạn sơ nhiễm với thời gian khuyến nghị là 2 tuần sau phơi nhiễm. Tuy nhiên, vì cách này khá phức tạp, đòi hỏi phương tiện hiện đại nên chi phí tương đối cao và chỉ thực hiện được ở vài cơ sở lớn.

Điều sau cùng tôi muốn lưu ý: Quan hệ với gái mại dâm không phải là một yếu tố nguy cơ độc lập, điều quan trọng là khi quan hệ, anh có sử dụng bao cao su hay không. Nếu có, nguy cơ lây nhiễm sẽ giảm đi đáng kể.

Thân ái.

Việt Báo (Theo_Alobacsi)

Buonqua
04-09-2014, 15:23
Dấu hiệu nhiễm HIV sau quan hệ với gái bán hoa


Cách đây 5 ngày tôi có quan hệ với gái mại dâm. Hai ngày vừa qua tôi bị tiêu chảy, đến hôm nay còn bị nhức mỏi ở vùng bụng.

Tôi rất lo sợ bị HIV. Xin cho hỏi dấu hiệu của căn bệnh này trong vòng 5-10 ngày đầu? Trong trường hợp của tôi có thể xét nghiệm được chưa? (Linh).

<tbody>
http://Images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/9/1/Dau-hieu-nhiem-HIV-sau-quan-he-voi-gai-ban-hoa-1.jpg



Ảnh minh họa: News.


</tbody>
Chào anh,
Thực tế, khi mới nhiễm HIV (giai đoạn sơ nhiễm) gần như không có biểu hiện cụ thể nào, cũng không có triệu chứng đặc hiệu mang tính chỉ điểm HIV. Trong giai đoạn này thường có biểu hiện nhiễm siêu vi, tương tụ như các bệnh nhiễm siêu vi khác (cúm, sốt siêu vi...).
2-8 tuần sau khi nhiễm HIV, qua bất kỳ con đường nào, 20% bệnh nhân có biểu hiện của một nhiễm trùng cấp với triệu chứng sốt (38-40 độ C), đau cơ, đau khớp, vã mồ hôi, mệt mỏi, chán ăn, nôn ói, tiêu chảy, viêm họng, phát ban đỏ ngoài da (xuất hiện ở 50% bệnh nhân), hạch to, lách to.

Một số bệnh nhân có biểu hiện thần kinh như viêm não, viêm màng não, viêm dây thần kinh ngoại biên… Các triệu chứng này hiện diện trong vòng 5-10 ngày và tự khỏi hoàn toàn.

Trong giai đoạn này, mới có sự hiện diện của kháng nguyên trong máu. Phải chờ 2-12 tuần sau kháng thể mới xuất hiện và mới có thể xác định được bằng các thử nghiệm tầm soát nhiễm HIV thông thường (huyết thanh chẩn đoán). Khi này, do không biết mình nhiễm bệnh, bệnh nhân nhiễm HIV rất dễ truyền bệnh cho những người lành khác.

Tuy nhiên, tôi xin nhắc lại, các biểu hiện kể trên nằm trong rất nhiều bệnh lý khác nhau và không có triệu chứng nào mang tính khẳng định nhiễm HIV. Theo đó, chỉ có thể xác định tình trạng nhiễm HIV bằng xét nghiệm.

Về phương diện xét nghiệm HIV (http://alobacsi.vn/benh-thuong-gap/benh-truyen-nhiem/alobacsi-oi-chay-mau-khi-cat-toc-co-bi-nhiem-hiv-a2014081411361864c189.htm), ngành y tế khuyến cáo nên tham gia xét nghiệm HIV càng sớm càng tốt sau khi có hành vi nguy cơ, chứ không phải chờ cho đến qua thời kỳ cửa sổ 3 tháng.

Đây vừa là xét nghiệm mang tính sàng lọc nhằm xác minh khả năng người này âm tính từ trước đó 3 tháng, vì về bản chất HIV là căn bệnh mạn tính và rất khó xác định thời điểm nhiễm thực sự. Mặt khác, đây cũng là cơ hội để người đó tiếp cận với nhân viên tham vấn, được trấn an và hiểu thêm về căn bệnh này.

Hiện nay ngoài xét nghiệm tìm kháng thể, một số trung tâm lớn như viện Pasteur TP HCM còn cung cấp xét nghiệm PCR tìm kháng nguyên. Phương pháp này có thể phát hiện nhiễm HIV trong giai đoạn sơ nhiễm với thời gian khuyến nghị là 2 tuần sau phơi nhiễm. Tuy nhiên, vì cách này khá phức tạp, đòi hỏi phương tiện hiện đại nên chi phí tương đối cao và chỉ thực hiện được ở vài cơ sở lớn.
Điều sau cùng tôi muốn lưu ý: Quan hệ với gái mại dâm không phải là một yếu tố nguy cơ độc lập, điều quan trọng là khi quan hệ, anh có sử dụng bao cao su hay không. Nếu có, nguy cơ lây nhiễm sẽ giảm đi đáng kể.
Thân ái.
AloBacsi.vn
Theo BS Nguyễn Tấn Thủ - VnExpress

Buonqua
05-09-2014, 08:52
Khuyến cáo phương cách xét nghiệm chẩn đoán HIV năm 2014 ở Việt Nam


Xét nghiệm HIV đóng vai trò quan trọng trong công tác giám sát HIV/AIDS tại Việt Nam. Hiện tại có khoảng hơn 1000 PXN HIV trên toàn quốc. Bộ Y tế đã ban hành 3 chiến lược xét nghiệm HIV dựa trên khuyến cáo của WHO. Tùy theo chiến lược xét nghiệm, các sinh phẩm được lựa chọn và sắp xếp khoa học nhằm tăng cường độ chính xác của kết quả xét nghiệm. Tuy nhiên, trên thực tế các sinh phẩm thường được phối hợp một cách ngẫu nhiên dựa vào sinh phẩm đã được mua. Bên cạnh đó việc sử dụng phương cách gồm các sinh phẩm nhanh sẽ giúp tăng cường tiếp cận với XN HIV, rút ngắn thời gian trả kết quả, tăng tỷ lệ nhận kết quả xét nghiệm, và người nhiễm sẽ sớm được tiếp cận với điều trị ARV từ đó sẽ góp phần phòng chống lây nhiễm HIV hiệu quả hơn.

Tính đến 28/2/2014, có khoảng 30 loại sinh phẩm xét nghiệm chẩn đoán HIV và sinh phẩm phục vụ cho công tác theo dõi điều trị HIV được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam.

Để tăng cường chất lượng chẩn đoán xét nghiệm HIV, hiệu quả giá thành và thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế (5042/QĐ-BYT ngày 13/12/2013) giao Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương xây dựng phương cách xét nghiệm HIV, Viện đã phối hợp với các chuyên gia trong nước và quốc tế xây dựng phương cách xét nghiệm chẩn đoán HIV cho năm 2014. Viện trưởng Viện VSDTTW đã có công văn số 401/VSDTTƯ-HIV, ngày 11/4/2014 về việc khuyến cáo phương cách xét nghiệm chẩn đoán HIV năm 2014 cho các đơn vị thực hiện xét nghiệm HIV trong cả nước.


Xin giới thiệu nội dung toàn bộ công văn:
/uploads/Khuyen cao cac phuong cach XN chan doan HIV nam 2014.pdf (http://www.nihe.org.vn/uploads/Khuyen cao cac phuong cach XN chan doan HIV nam 2014.pdf)

songchungvoi_HIV
18-09-2014, 23:53
Liệu chồng em có bị HIV vì quan hệ với cô gái mát xa?Thứ năm, 18/09/2014 21:09
Chúng em lấy nhau 5 năm, có 1 con trai 4 tuổi, con gái 8 tháng tuổi. Em là người từ nhỏ dễ ốm đau, nhưng chồng em mặc cho gia đình phản đối, đã quyết tâm lấy em.



Khi em có thai đứa con thứ hai, do ốm yếu, nên em nghỉ ở nhà dưỡng thai. Một lần chồng em có đi mat-xa và quan hệ tình dục với cô gái làm nghề mát xa đó. Chồng em thật thà khai báo chuyện ấy với em khi chúng em gần gũi nhau.

Ngay sau đó hai vợ chồng em đi khám, bác sĩ nói không bị bệnh gì, nhưng hẹn 6 tháng quay lại làm xét nghiệm HIV. Em cũng quên chuyện đó ngay vì sau đó em sinh con và phải chăm sóc cháu vì cháu đẻ thiếu tháng, chỉ nặng có 1,3 kg.
Sau khi sinh con, được hai tháng, vợ chồng em lại quan hệ tình dục đều đặn và quên lời hẹn của bác sĩ. Liệu bây giờ, sau hơn 6 tháng, chồng em đi xét nghiệm HIV có sao không? Nếu cô gái mát xa bị HIV thì chồng em cũng bị à? Nếu anh ấy bị HIV tại sao vẫn khỏe mạnh và quan hệ với em đều đặn như vậy? Nếu cả 2 vợ chồng cùng bị HIV thì có nên quan hệ tình dục tiếp nữa hay không? (Huyền Nga, Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội)
http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/9/18/HOP-THAM-KIN-Lieu-chong-em-co-bi-HIV-vi-quan-he-voi-co-gai-mat-xa-1.jpg

Chào bạn,

Rất tiếc phải nói rằng kiến thức về HIV/AIDS của vợ chồng bạn còn hạn chế. Nếu cô gái làm nghề mat xa là người có HIV, thì rất có thể chồng bạn cũng đã bị lây nhiễm HIV từ cô gái đó.
Ngay sau đó vợ chồng bạn có quan hệ tình dục mà không có biện pháp bảo vệ, đó cũng là con đường lây truyền virus HIV từ người nọ sang người kia. Đúng là sau khi có hành vi nguy cơ bị lây nhiễm HIV, phải chờ đủ 12 tuần sau nguy cơ <=> 3 tháng XN cho hành vi nguy cơ mới chính xác
Tuy nhiên, khi chờ đợi xét nghiệm, người trong cuộc phải giữ gìn, không được quan hệ tình dục với người khác khi không sử dụng bao cao su. Vậy mà vợ chồng bạn không biết giữ gìn cho nhau.
Ngay sau đây chồng bạn phải đi làm xét nghiệm HIV ở các cơ sở y tế tin cậy. Nếu kết quả cho là âm tính (tức chồng bạn không có HIV trong người), đó là điều may mắn cho cả hai.

Nhưng nếu kết quả báo là dương tính, cả bạn cũng phải đi xét nghiệm để biết chắc mình có bị lây truyền HIV hay không. Trước, trong và sau xét nghiệm, hai bạn sẽ được tư vấn để chuẩn bị tinh thần đón nhận mọi tình huống có thể xảy ra.


Theo Phụ nữ Thủ Đô

songchungvoi_HIV
21-09-2014, 15:24
2 năm xét nghiệm HIV âm tính vẫn chưa hết loThứ ba, 16/09/2014 12:43
Cháu có nguy cơ lây nhiễm HIV cao qua một lần quan hệ tình dục không an toàn. Sau thời gian ấy cháu có tất cả các triệu chứng của nhiễm HIV.



Cháu đã đi xét nghiệm HIV ở bệnh viện tỉnh và trung ương. Kết quả như sau:
Lần 1: Sau 3 tháng làm test nhanh tại phòng khám tư nhân. Kết quả âm tính.
Lần 2: Sau 6 tháng, xét nghiệm ELISA ở Bệnh viện Bạch Mai, âm tính.
Lần 3: Sau 13 tháng xét nghiệm bằng 3 phương pháp ở Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, âm tính.
Lần 4: Sau 18 tháng xét nghiệm bằng phương pháp ELISA ở bệnh viện tỉnh. Kết quả âm tính.
Lần 5: Sau 25 tháng, test phương pháp ELISA cũng âm tính.
Với thời gian và phương pháp xét nghiệm như vậy cháu có bị nhiễm HIV không? Đã an toàn 100% chưa? Xin nói thêm là hiện nay các triệu chứng nhiễm HIV của cháu vẫn chưa hết. Xin bác sĩ tư vấn giúp. (Nguyễn Minh Tuyên).

<tbody style="font-size: 12pt;">
http://images.alobacsi.vn/ThumbImages/Images/Uploaded/Share/2014/09/16/2-nam-xet-nghiem-HIV-am-tinh-van-chua-het-lo_160.jpg



Ảnh minh họa: Menshealth.

</tbody>
Chào bạn,
Theo chia sẻ của bạn về những lần xét nghiệm như trên cùng với thời gian dài như vậy, tôi nhận định thế này: Nếu từ sau lần bạn có hành vi nguy cơ qua quan hệ tình dục ở thời điểm 2 năm trước và không có thêm nguy cơ nào nữa thì kết quả âm tính trên hàng loạt xét nghiệm đã khẳng định chắc chắn không nhiễm HIV.
Về triệu chứng mà bạn cho là giống dấu hiệu nhiễm HIV có thể là biểu hiện của một căn bệnh nào khác. Thực tế, nhiễm HIV gần như không có biểu hiện nào điển hình cả, đa số triệu chứng trên người nhiễm HIV đều liên quan đến các bệnh cơ hội và các bệnh này vẫn có thể xuất hiện trên người không có HIV.
Để giải tỏa khúc mắc này, tốt nhất bạn nên đến các cơ sở y tế đa khoa để được thăm khám tổng quát nhằm phát hiện nguyên nhân và điều trị thích hợp.
Chúc bạn nhiều sức khỏe.



Theo BS Nguyễn Tấn Thủ - VnExpress

songchungvoi_HIV
25-09-2014, 09:43
Xét nghiệm HIV âm tính sau 3 tháng đã an toàn chưa, AloBacsi?

25/9/2014 09:22
Chào bác sĩ,

BS cho em hỏi thời gian xét nghiệm HIV âm tính sau 3 tháng đã an toàn chưa ạ? Em xin cám ơn BS.

(Ngoc Han - girl...@yahoo.com)

BS Trần Thị Thu Cúc:



http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/09/25/xet-nghiem-mau2.jpgẢnh minh họa




Thời gian 3 tháng <=> 12 tuần là thời kỳ cửa sổ, giai đoạn này nồng độ kháng thể ở mức độ thấp và tăng dần, do đó khi làm xét nghiệm có thể âm tính giả. Tuy nhiên, sau 3 tháng <=> nồng độ kháng thể đã ở mức cao. Vì vậy, làm xét nghiệm ở giai đoạn này sẽ cho kết quả chính xác.

Theo alobacsi.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?url=1728879687)

songchungvoi_HIV
09-10-2014, 15:27
Những câu hỏi hay về HIV
Thứ năm, 09/10/2014 09:38

Chào bác sĩ,

Em và bạn gái có quan hệ qua cửa sau với nhau. Chúng em làm 2 lần mỗi lần cách nhau khoảng 15 phút. Sau lần thứ 2 thì em thấy đầu dương vật của em đau rát và khi rút ra thì phía dưới đầu dương vật bị chảy máu, máu màu đậm nhưng chỉ chảy máu một ít rồi sau đó ngưng chảy. Em sợ chúng em có nguy cơ mắc bệnh HIV hay một số bệnh khác. Mong BS tư vấn cho chúng em. Em cám ơn BS.


http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/10/08/f5ftu-van-HIV.jpg
Ảnh minh họa


Chào em,

Trường hợp của em do có tiếp xúc với dịch tiết của bạn gái và da trên cơ thể em cũng bị tổn thương vì vậy khả năng em bị nhiễm những bệnh lây truyền qua đường tình dục sẽ cao hơn. Vì vậy, em nên làm xét nghiệm tầm soát các bệnh lây truyền qua đường tình dục đặc biệt là HIV (http://alobacsi.com/Search.aspx?utm_source=Search_Box&utm_medium=Search_Box&utm_campaign=Search_Box&key=HIV). Em cũng có thể thử lại sau 3 tháng, vì trong giai đoạn cửa sổ kết quả xét nghiệm HIV (http://alobacsi.com/Search.aspx?utm_source=Search_Box&utm_medium=Search_Box&utm_campaign=Search_Box&key=HIV) có thể âm tính giả.

BS chuyên khoa của AloBacsi

songchungvoi_HIV
09-10-2014, 15:40
Câu hỏi:
Thứ năm, 09/10/2014 09:38
Chào bác sĩ,
BS cho em hỏi: em là sinh viên trường y, trong lần thực tập tại BV, khi làm em vô tình bị máu bệnh nhân rơi lên chân có bị những vết xước nhẹ, em đã lấy bông cồn lau vết máu đó, em rất lo lắng vì em không biết máu của bệnh nhân đó có nhiễm bệnh không.

Cho đến thời điểm này đã 2 tháng, người em có biểu hiện ngứa toàn thân, đôi khi có nổi lên những vết chấm nhỏ đỏ rồi lại lặn, người cũng thỉnh thoảng mệt mỏi, cơ thể em thỉnh thoảng nóng nhưng đo nhiệt kế thì vẫn chưa sốt, lưỡi thì cảm thấy bị rộp, tê tê. Em lo mình bị nhiễm HIV, mong BS tư vấn giúp em.
BS Nội tổng quát Trần Thị Thu Cúc:
Chào em,
Tùy vào vết thương trên người em và lượng máu mà em tiếp xúc. Nếu vết thương chỉ là những vết xước nhẹ, lượng máu tiếp xúc ít và em rửa vết thương đúng cách thì khả năng nhiễm rất thấp (Trường hợp bệnh nhân đã nhiễm HIV (http://alobacsi.com/Search.aspx?utm_source=Search_Box&utm_medium=Search_Box&utm_campaign=Search_Box&key=HIV)). Trường hợp của em bệnh nhân không rõ có nhiễm HIV (http://alobacsi.com/Search.aspx?utm_source=Search_Box&utm_medium=Search_Box&utm_campaign=Search_Box&key=HIV) hay không, đối tượng nằm trong nhóm có nguy cơ cao hay không, em lại vệ sinh vết xước không đúng cách nên không rõ khả năng lây nhiễm có cao hay không.
Do đã quá thời gian uống thuốc dự phòng (trong vòng 24 giờ đầu, tốt nhất là trong 6 giờ đầu khi có hành vi nguy cơ cao với đối tượng bị nhiễm HIV (http://alobacsi.com/Search.aspx?utm_source=Search_Box&utm_medium=Search_Box&utm_campaign=Search_Box&key=HIV)) nên em có thể chờ đủ 3 tháng (từ lúc tiếp xúc với máu của bệnh nhân) để xét nghiệm Test nhanh tìm kháng thể HIV để biết mình có bị nhiễm HIV hay không.

Em nên lưu ý khi tiếp xúc với máu hay dịch tiết của bệnh nhân mà trên người có vết thương, bị kim đâm, chỉ nên rửa dưới vòi nước không nên nặn máu. Báo ngay với lãnh đạo để có hướng giải quyết nhé.


http://alobacsi.com/

Charles
10-10-2014, 18:23
Các bệnh viện lớn phải sử dụng NAT sàng lọc HIV và viêm gan siêu vi

Thứ sáu, 10/10/2014 14:40
Từ đầu năm 2015, các cơ sở truyền máu tại các thành phố lớn sẽ áp dụng kỹ thuật khuếch đại axít nucleic (NAT) trong xét nghiệm sàng lọc virút viêm gan siêu vi và HIV.


Các thành phố phải áp dụng kỹ thuật trên gồm: Hà Nội, TPHCM, Cần Thơ và tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Đến năm 2018, kỹ thuật này sẽ được áp dụng cho tất cả các cơ sở truyền máu trên toàn quốc, nhằm đảm bảo cung ứng nguồn máu an toàn và kịp thời cho toàn dân.

Đó là một trong những nội dung được Bộ Y tế nêu rõ tại hội nghị khoa học “Huyết học - Truyền máu toàn quốc, đông máu - huyết khối khu vực châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 8” diễn ra tại Hà Nội trong bốn ngày, từ ngày 8 - 11/10.

GS-TS Nguyễn Anh Trí - Viện trưởng Viện Huyết học Truyền máu Trung Ương, Bộ Y tế cho biết: kỹ thuật khuếch đại axít nucleic là một trong những kỹ thuật tiên tiến nhất hiện nay mà Bộ Y tế đã cho phép áp dụng. Kỹ thuật NAT sẽ rút ngắn thời gian phát hiện các virút lây bệnh có trong mẫu máu thu thập.

Nếu các kỹ thuật xét nghiệm hiện nay chỉ có thể phát hiện virút HIV từ 18 - 21 ngày sau khi phơi nhiễm thì kỹ thuật khuếch đại NAT có thể xác định chỉ trong 10 ngày. Kỹ thuật này cũng có thể phát hiện virút viêm gan siêu vi B, C lần lượt trong 34 ngày và 23 ngày, thay vì 59 ngày và 82 ngày so với kỹ thuật hiện tại.


AloBacsi.vn
Theo Hoàng Sa - Phụ Nữ Online

http://alobacsi.com/tin-y-te/cac-benh-vien-lon-phai-su-dung-nat-sang-loc-hiv-va-viem-gan-sieu-vi-a20141010022546732c308.htm

Buonqua
15-10-2014, 08:21
Những câu hỏi hay về HIV

Câu Hỏi:
Chào bác sĩ,

Em và bạn gái có quan hệ qua cửa sau với nhau. Chúng em làm 2 lần mỗi lần cách nhau khoảng 15 phút. Sau lần thứ 2 thì em thấy đầu dương vật của em đau rát và khi rút ra thì phía dưới đầu dương vật bị chảy máu, máu màu đậm nhưng chỉ chảy máu một ít rồi sau đó ngưng chảy. Em sợ chúng em có nguy cơ mắc bệnh HIV hay một số bệnh khác. Mong BS tư vấn cho chúng em. Em cám ơn BS.

BS chuyên khoa của AloBacsi:

Chào em,

Trường hợp của em do có tiếp xúc với dịch tiết của bạn gái và da trên cơ thể em cũng bị tổn thương vì vậy khả năng em bị nhiễm những bệnh lây truyền qua đường tình dục sẽ cao hơn. Vì vậy, em nên làm xét nghiệm tầm soát các bệnh lây truyền qua đường tình dục đặc biệt là HIV. Em cũng có thể thử lại sau 3 tháng, vì trong giai đoạn cửa sổ kết quả xét nghiệm HIV có thể âm tính giả.
Câu hỏi:
Chào bác sĩ,
Tuần trước em có dùng tollet ở BV và do bị táo bón nên có đi ra máu, sau đó em có dùng vòi xịt ở trong tollet. Thật sự em rất ám ảnh bởi HIV nên mỗi lần chảy máu nơi công cộng em rất lo. BS cho em hỏi dùng chung vòi xịt có lây HIV như thế không ạ? Em cám ơn BS rất nhiều.

BS Nội tổng quát Trần Thị Thu Cúc:
Chào em,
Những trường hợp này khả năng lây nhiễm thường rất thấp vì xác suất những người nhiễm HIV dùng vòi xịt thấp, hơn nữa chỉ có khả năng lây nhiễm khi dịch tiết của người nhiễm HIV này phải đọng lại trên vòi xịt và virus HIV còn sống với số lượng nhiều mới có khả năng lây nhiễm cho em. Em không nên quá lo lắng về việc này em nhé!
Thân ái,

Câu hỏi:
Chào bác sĩ Khải,
Em 24 tuổi. Cách đây 7-8 ngày em có bị nổi những nốt đỏ to bằng đầu đũa, không ngứa, căng da ra thì mất, ban đầu thì mọc vài nốt ở phần ngực dưới sau lan lên ngực trên lên cổ, 1 vài nốt trên mặt, trên tay. Những nốt mà ở giữa có màu đỏ đậm hơn, có màu trắng thì căng ra không mất, sờ vào thấy đau.
Thưa BS liệu em có bị gì không ạ? Em không sốt, không nổi ban toàn thân, hạch thì có 1 cục nổi bất thường ngay cổ. Liệu em có bị HIV không, mà nếu em bị HIV thì em sẽ nổi ban ngứa hết cơ thể, nổi nhiều hạch, sốt, mệt mỏi, phải không BS? Cám ơn BS!

BS Đoàn Mạnh Khải:
Chào bạn Lê,
Bạn chỉ có nguy cơ lây nhiễm HIV khi có thực hiện những hành vi nguy cơ không bảo vệ (quan hệ tình dục, sử dụng kim tiêm chung, truyền máu…). Nếu bạn không có nguy cơ như kể trên thì không bị nhiễm HIV là chắc chắn. Trường hợp bạn có hành vi nguy cơ thì việc muốn biết chính xác mình bị nhiễm HIV hay không cần phải làm xét nghiệm mới biết được chính xác.
Các sang thương da theo hình bạn gửi có thể gặp trong rất nhiều bệnh lý ở da như viêm da tiếp xúc, sẩn ngứa, phát ban do nhiễm siêu vi… Bạn nên đến khám trực tiếp tại BV để được tư vấn và điều trị chính xác hơn.

Câu hỏi:
Chào bác sĩ,
BS cho em hỏi: em là sinh viên trường y, trong lần thực tập tại BV, khi làm em vô tình bị máu bệnh nhân rơi lên chân có bị những vết xước nhẹ, em đã lấy bông cồn lau vết máu đó, em rất lo lắng vì em không biết máu của bệnh nhân đó có nhiễm bệnh không.

Cho đến thời điểm này đã 2 tháng, người em có biểu hiện ngứa toàn thân, đôi khi có nổi lên những vết chấm nhỏ đỏ rồi lại lặn, người cũng thỉnh thoảng mệt mỏi, cơ thể em thỉnh thoảng nóng nhưng đo nhiệt kế thì vẫn chưa sốt, lưỡi thì cảm thấy bị rộp, tê tê. Em lo mình bị nhiễm HIV, mong BS tư vấn giúp em.
BS Nội tổng quát Trần Thị Thu Cúc:
Chào em,
Tùy vào vết thương trên người em và lượng máu mà em tiếp xúc. Nếu vết thương chỉ là những vết xước nhẹ, lượng máu tiếp xúc ít và em rửa vết thương đúng cách thì khả năng nhiễm rất thấp (Trường hợp bệnh nhân đã nhiễm HIV). Trường hợp của em bệnh nhân không rõ có nhiễm HIV hay không, đối tượng nằm trong nhóm có nguy cơ cao hay không, em lại vệ sinh vết xước không đúng cách nên không rõ khả năng lây nhiễm có cao hay không.
Do đã quá thời gian uống thuốc dự phòng (trong vòng 24 giờ đầu, tốt nhất là trong 6 giờ đầu khi có hành vi nguy cơ cao với đối tượng bị nhiễm HIV) nên em có thể chờ đủ 3 tháng (từ lúc tiếp xúc với máu của bệnh nhân) để xét nghiệm Test nhanh tìm kháng thể HIV để biết mình có bị nhiễm HIV hay không.
Em nên lưu ý khi tiếp xúc với máu hay dịch tiết của bệnh nhân mà trên người có vết thương, bị kim đâm, chỉ nên rửa dưới vòi nước không nên nặn máu. Báo ngay với lãnh đạo để có hướng giải quyết nhé.

Buonqua
15-10-2014, 13:26
Cô gái và nỗi lo lắng nhiễm HIV
Em làm nghề mại dâm một thời gian và hiện đã nghỉ. Trước đây, trong lúc hành nghề em chưa một lần quan hệ mà không dùng bao cao su.Giờ nghĩ lại em rất sợ mình đã bị lây bệnh tình dục. Xin hỏi bác sĩ, liệu em có bị mắc các bệnh xã hội?

Về câu hỏi mà chị quan tâm “Liệu mình có bị mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục hay không?”, tôi chia sẻ như sau:
- HIV nói riêng và các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục nói chung không phân biệt nghề nghiệp, điều quan trọng là người đó có thực hiện hành vi nguy cơ hay không.
Nói một cách đơn giản, nếu một người hành nghề mại dâm có ý thức và tuân thủ tình dục an toàn bằng bao cao su, tỷ lệ lây nhiễm của người này giảm đi đáng kể và trở về gần với dân số chung (khoảng 0,3-0,4%), hoặc có nhỉnh hơn đôi chút do số bạn tình nhiều.
Trái lại, một phụ nữ không hành nghề nhưng lại có hành vi quan hệ tình dục không bảo vệ với bạn trai hay bạn tình bất chợt (quen biết tình cờ), tỷ lệ lây nhiễm có phần cao hơn hẳn vì đã có hành vi nguy cơ trực tiếp quan hệ không bao cao su.
Trong chia sẻ trên, chị cho biết mình chưa bao giờ quan hệ tình dục mà không sử dụng bao cao su. Điều này đã tạo cho chị một màng bảo vệ trước các bệnh lây truyền qua đường tình dục, làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh.
Để xác định tình trạng sức khỏe của mình, cách đơn giản và trực tiếp nhất là tham gia xét nghiệm tầm soát. Các loại bệnh chị nên kiểm tra bao gồm:
- Xét nghiệm HIV (http://tuvanxetnghiemhiv.com/) để biết xem có bị HIV, viêm gan siêu vi B, C, giang mai không.
- Xét nghiệm dịch âm đạo: NAAT để tìm lậu và chlamydia không triệu chứng, xét nghiệm huyết trắng (nếu có) để phát hiện lậu, viêm âm đạo do nấm, chlamydia, trùng roi trichomatis vaginalis….
- Các thăm khám lâm sàng của bác sĩ chuyên khoa sản phụ hay da liễu nhằm phát hiện: herpes sinh dục, mồng gà…
Thân chúc chị nhiều sức khỏe và có cuộc sống hạnh phúc.
Bác sĩ Nguyễn Tấn Thủ

songchungvoi_HIV
30-10-2014, 13:46
Để tầm soát các “bệnh xã hội” cần làm những xét nghiệm nào?

Thứ năm, 30/10/2014 09:30
Thân chào bác sĩ,

Em muốn đi xét nghiệm kiểm tra xem mình có mắc bệnh xã hội nào không, thì cần làm xét nghiệm gì thưa BS? Chi phí để xét nghiệm là bao nhiêu? Em cảm ơn BS.

(Danh Nguyen – nguyen…@gmail.com)

http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/10/30/1c3ysl.png
Ảnh minh họa


Chào bạn,

Xét nghiệm tầm soát các "bệnh xã hội (http://alobacsi.com/Search.aspx?utm_source=Search_Box&utm_medium=Search_Box&utm_campaign=Search_Box&key=bệnh xã hội)” tốt nhất là đến bệnh viện Da liễu hoặc bệnh viện Nhiễm Nhiệt Đới.Các xét nghiệm bao gồm xét nghiệm máu tìm kháng thể giang mai, HBV, HCV, HIV và nếu bạn có sang thương ở bộ phận sinh dục thì có thể làm phết dịch ở đáy sang thương hay dịch tiết sinh dục để soi tìm vi khuẩn, vi nấm; ở nữ còn có thể làm PAP smear - phết dịch cổ tử cung tầm soát ung thư cổ tử cung do HPV.
Tuy nhiên, việc làm tầm soát tốt nhất nên kết hợp với khám lâm sàng để phát hiện các bất thường trên cơ thể do các bệnh lý này gây ra, đồng thời bác sĩ cũng sẽ giải thích kết quả cho bạn.

Chi phí các xét nghiệm và thăm khám dao động trong khoảng 1 triệu đồng tại bệnh viện công, và thay đổi tùy mức bảo hiểm y tế, bạn nhé!
AloBacsi.vn

songchungvoi_HIV
22-12-2014, 16:42
Hoang mang vì sợ bị nhiễm HIV

Thứ Năm, 11/12/2014, 13:20

Mình đang rơi vào con đường tuyệt vọng, tranh đấu vật lộn giữa sự sống và cái chết. Cách đây 2 tháng, mình đã quan hệ tình dục không an toàn với gái mại dâm và sau đó phát hiện ra bản thân bị lậu. Hiện giờ, mình đang rất hoang mang bởi không biết có bị nhiễm HIV hay không nữa? Rất mong các bạn có thể tư vấn giúp mình.


Bạn thân mến!



Đọc thư chia sẻ của bạn, Tâm sự bạn trẻ 360 phần nào cảm nhận được tâm trạng lo lắng của bạn về nguy cơ lây nhiễm HIV sau khi quan hệ tình dục không an toàn với gái mại dâm và bạn còn phát hiện ra mình đã bị bệnh lậu. Có lẽ ai ở trong tình huống như bạn cũng khó tránh khỏi những lo lắng như vậy.



Phải chăng ý bạn là bạn đã không sử dụng bao cao su khi có quan hệ tình dục với cô gái mại dâm đó? Kết luận bạn đã bị bệnh lậu là do bạn tự suy đoán hay do bác sĩ đưa ra? Bạn có để xảy ra bất cứ hành vi tình dục không an toàn hoặc tình huống có ngụy cơ lây nhiễm HIV nào khác kể từ thời điểm có quan hệ tình dục với cô gái mại dâm cách đây hai tháng đến thời điểm này hay không?





http://tamsubantre.org/media/news/201412/1418271915_23175.jpg


Về bệnh lậu, nếu bạn đã được bác sĩ thăm khám và đưa ra kết luận thì bạn cần sớm sắp xếp thời gian, tuân theo chỉ định điều trị của bác sĩ để sớm điều trị dứt điểm căn bệnh này.



Về nguy cơ lây nhiễm HIV của bạn khi có quan hệ tình dục không an toàn với gái mại dâm: Bởi virút HIV có thể lây qua con đường quan hệ tình dục không an toàn (không sử dụng hoặc sử dụng không đúng cách bao cao su khi có quan hệ tình dục, bao cao su bị rách, bị tuột trong quá trình quan hệ tình dục). Vì vậy, khả năng lây nhiễm HIV trong tình huống của bạn sẽ xảy ra nếu trong trường hợp cô gái đó có HIV. Việc bạn bị nhiễm lậu sau đó không phải là cơ sở để khẳng định bạn có bị nhiễm HIV hay không.


Do vậy tại thời điểm này chúng ta chưa biết được cô gái ấy có bị nhiễm HIV hay không và không phải ai khi quan hệ tình dục với người nhiễm HIV cũng sẽ bị nhiễm HIV nên bạn cần bình tĩnh hơn và đi làm xét nghiệm máu sau 2,5 tháng trở đi kể từ thời điểm xảy ra hành vi có nguy cơ.

Lúc này, bạn có thể chờ thêm nửa tháng nữa để đi làm xét nghiệm và xác định chính xác xem liệu bạn có bị nhiễm HIV từ cô gái mại dâm đó hay không. Tất nhiên, bạn cần đảm bảo rằng bạn đã không để xảy ra bất cứ hành vi tình dục không an toàn và hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV nào khác trong vòng hai tháng qua và xét nghiệm này chỉ có giá trị với lần quan hệ tình dục của bạn cách đây hai tháng.



Tâm sự bạn trẻ 360 hiểu rằng lúc này sự lo lắng đang tồn tại trong tâm trí bạn, tuy nhiên, dù sao mọi chuyện cũng đã xảy ra, chúng ta không thể thay đổi được tình huống đó. Vì vậy, lúc này hãy bình tâm và hy vọng sự may mắn sẽ đến với mình, bạn nhé!



Chúc bạn mọi điều tốt lành!



Tâm sự bạn trẻ 360

songchungvoi_HIV
26-12-2014, 16:05
Lo lắng vì có những biểu hiện giống bị... HIVCách đây hơn 2 tháng thì em có quan hệ với gái mại dâm, em có đeo bao cao su nhưng đến lúc cao hứng em đã cởi bao và quan hệ trần. Sau khi quan hệ 2 tuần thì em thấy bị héc péc ở miệng, đau họng mỏi chân, nóng dương vật. Rồi hôm qua em lại cảm thấy mỏi mà buồn hết cả chân tay. Cho em hỏi có phải là em bị nhiễm HIV rồi không ạ? Nhưng người bị nhiễm mà có biểu hiện sớm như em thì có thể sống được trong bao lâu ạ?








Em trai thân mến!

Những biểu hiện của em có thể là do em quá lo lắng và trùng hợp vào thời điểm sau khi em có hành vi nguy vơ thôi chứ không phải cứ có những biểu hiện đó là sẽ bị HIV đâu em ạ. Hơn nữa có phải cô gái mại dâm nào cũng bị HIV đâu em?

HIV có 3 giai đoạn:

Giai đoạn cửa sổ: là khi bị nhiễm HIV rồi nhưng xét nghiệm HIV sẽ âm tính trong 3 – 6 tháng thậm chí là 1 năm . Hiện nay đã có xét nghiệm kháng nguyên có thể phát hiện HIV trong vòng 1 tuần đến 1 tháng sau khi có hành vi nguy cơ. Nhưng xét nghiệm này tương đối đắt tiền.

Giai đoạn HIV không triệu chứng: là khi xét nghiệm đã có HIV dương tính rồi nhưng hoàn toàn người bệnh không có biểu hiện gì hết vẫn sống bình thường hoàn toàn không có biểu hiện triệu chứng gì của bệnh hết ( HIV không phải là một tệ nạn xã hội).

Giai đoạn HIV có triệu chứng: tiêu chẩy > 1 tháng, sút 3 – 5% trọng lượng cơ thể, sốt kéo dài… thì khi mà người bệnh có những biểu hiện bệnh bùng lên thì đã chuyển sang giai đoạn AIDS.

Vì thế hành vi nguy cơ của em đến bây giờ mới được hơn 2 tháng thôi thì em có thể chờ thêm 1 tháng nữa sau đó em có thể đi xét nghiệm HIV. Tôi biết là hiện nay em đang rất hoang mang lo lắng cho sức khỏe của mình. Vì thế ngoài việc em có thể làm những xét nghiệm test nhanh như trên ra thì hiện nay ở viện Bạch Mai và viện huyết học truyền mái trung ương đã có phương pháp xét nghiệm mới phát hiện sớm HIV. Đó là xét nghiệm kháng nguyên (PCR) xét nghiệm này có thể phát hiện một người có bị HIV hay không sau hành vi nguy cơ chỉ 10 ngày đến 3 tháng thôi em ạ.

Ngoài ra em cũng cần làm thêm một số xét nghiệm về các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác nữa để điều trị kịp thời nếu có nhé. Vì những bệnh đó dể lâu cũng gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến sưc khỏe chung cũng như sức khỏe sinh sản của em sau này nữa đấy.

Còn vấn đề mà em hỏi là em còn sống được bao lâu nữa thì tôi có thể nói với em thế này! Hiện nay thì đã có thuốc điều trị cho những bệnh nhân HIV, mặc dù là không điều trị được khỏi nhưng nó kéo dài tuổi thọ của những người bị HIV và giữ cho người bệnh chậm chuyển sang giai đoạn AIDS. Như vậy những người bị nhiễm HIV vó thể sống khá lâu 20 - 30 năm nếu họ biết giữ gìn và chăm sóc sức khỏe của mình kết hợp với việc sử dụng thuốc đấy em ạ.


Vậy em có thể đi làm xét nghiệm và đừng quá lo lắng mà ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mình hiện tại nhé.



cuasotinhyeu

Charles
06-01-2015, 14:54
Xét nghiệm HIV và những lợi ích khi xét nghiệm sớm

Cập nhật ngày: 13/12/2014 09:54
Xét nghiệm HIV là việc thực hiện các kỹ thuật chuyên môn nhằm xác định tình trạng nhiễm HIV trong mẫu máu, mẫu dịch sinh học của cơ thể người.

Sau khi HIV vào cơ thể người, cơ thể sẽ sinh ra kháng thể thể chống lại HIV. Ða số người nhiễm HIV trong giai đoạn đầu thường không có biểu hiện gì ra bên ngoài để người khác có thể biết được. Một số trường hợp khi mới nhiễm HIV có thể sốt, nổi hạch, nổi ban đỏ trong 8 đến 10 ngày rồi trở lại bình thường rất giống với các bệnh cảm cúm thông thường nên không có đặc điểm gì riêng để nhận biết. Vì vậy, đối với nhiễm HIV có thể xem như không có triệu chứng nào là triệu chứng đầu tiên để nhận biết bạn đã bị nhiễm.

Cách duy nhất để biết có bị nhiễm HIV hay không là phải xét nghiệm phát hiện HIV, có hai loại xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV là xét nghiệm phát hiện gián tiếp thông qua sự hiện diện của kháng thể và xét nghiệm trực tiếp phát hiện vi rút và các thành phần của vi rút HIV. Hiện nay các xét nghiệm phát hiện kháng thể là phương pháp thông thường được sử dụng rộng rãi ở các cơ sở y tế để phát hiện nhiễm HIV cho người lớn và trẻ trên 18 tháng, đối với trẻ dưới 18 tháng do có thể còn kháng thể của mẹ trong máu nên áp dụng phương pháp sinh học phân tử để phát hiện thành phần của vi rút HIV trong máu của trẻ.

Bạn có thể xét nghiệm HIV ở bất kỳ cơ sở y tế có xét nghiệm trên địa bàn bạn sinh sống bao gồm các trung tâm y tế huyện, bệnh viện huyện, bệnh viện đa khoa, chuyên khoa và các Trung tâm Y tế dự phòng hoặc Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS… hoặc tại các cơ sở tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện. Trước khi thực hiện xét nghiệm HIV bạn sẽ được tư vấn các thông tin hữu ích về HIV, các hành vi nguy cơ, lợi ích của xét nghiệm và các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV. Khi bạn quay trở lại nhận kết quả xét nghiệm HIV bạn cũng sẽ được tư vấn về kết quả xét nghiệm HIV, kế hoạch chăm sóc sức khỏe và dự phòng lây nhiễm cho bản thân, gia đình, cộng đồng và giới thiệu chuyển tiếp tới các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị. Việc tư vấn và xét nghiệm HIV được bảo đảm giữ bí mật về tên, tuổi, địa chỉ và kết quả xét nghiệm của bạn. Các cơ sở y tế chỉ làm xét nghiệm HIV khi có sự đồng ý của bạn.

Xét nghiệm HIV sớm có những lợi ích gì:

Xét nghiệm sớm phát hiện HIV để biết tình trạng nhiễm HIV của bản thân, bạn sẽ chủ động có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp cho bản thân và những người bạn quan tâm.

Xét nghiệm HIV sớm để điều trị HIV sớm sẽ giúp bạn duy trì sức khỏe, kéo dài tuổi thọ và sống có ích cho gia đình và cộng đồng. Đừng để đến khi bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc bị ốm rồi mới đến cơ sở y tế. Khi bị nhiễm HIV thì hệ miễn dịch của bạn bị suy giảm, cơ thể của bạn không còn đủ sức đề kháng để chống lại các tác nhân gây bệnh, bạn sẽ rất dễ mắc các bệnh nhiễm trùng nặng. Do đó bạn nên đến cơ sở y tế ngay từ khi mới phát hiện dương tính với HIV để được tư vấn và điều trị, việc điều trị sớm sẽ mang lại hiệu quả hơn, giúp bạn sống lâu hơn.

Xét nghiệm HIV sớm giúp bạn giảm chi phí thuốc men, chi phí khám chữa bệnh và chi phí nằm viện.

Xét nghiệm HIV sớm giúp bạn dự phòng được, để giảm nguy cơ lây lan vi rút sang cho người khác trong đó có vợ/chồng bạn bè và cả con cái của bạn trong tương lai.

Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo với những vùng có dịch tập trung như Việt Nam, những người sau nên đi xét nghiệm HIV:

Người có hành vi nguy cơ như tiêm chích ma túy, quan hệ tình dục đồng giới, quan hệ tình dục với nhiều người, người chuyển giới hoặc người làm việc mại dâm. Những người như vậy nên đi làm xét nghiệm HIV định kỳ 6-12 tháng/lần.

Người có hành vi sau đây, nên làm xét nghiệm HIV sớm nhất có thể như là dùng chung bơm kim tiêm với người nghiện chích ma túy, Người có quan hệ tình dục không an toàn. Nếu bạn đã từng có những hành vi trên trong quá khứ, bạn cần xét nghiệm HIV ít nhất một lần.

Những người có dấu hiệu và triệu chứng gợi ý nhiễm HIV hoặc có bệnh lý về Lao hoặc mắc các bệnh do lây truyền qua đường tình dục sau khi thăm khám bác sĩ và nhận được tư vấn về xét nghiệm HIV.

Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện nay, Bạn có thể nhận được kết quả xét nghiệm sàng lọc HIV trong thời gian 20 phút, nếu kết quả của bạn nghi ngờ dương tính ở những cơ sở chưa được phép khẳng định HIV bạn sẽ có được một giấy hẹn và nhận kết quả trong vòng từ 1-7 ngày.

Với kết quả xét nghiệm của bạn là HIV âm tính có nghĩa là tại thời điểm xét nghiệm bạn không mang trong mình vi rút này hoặc xét nghiệm chưa phát hiện được vi rút trong cơ thể bạn vì có thể bạn đang ở trong thời kỳ “cửa sổ”. Thời kỳ cửa sổ là giai đoạn cơ thể người mang vi rút HIV nhưng chưa sinh ra kháng thể để có phát hiện được bằng các xét nghiệm thông thường nhưng vẫn có khả năng lây nhiễm HIV cho người khác. Bạn nên tránh những hành vi nguy cơ. Nếu bạn thấy mình có nguy cơ bị lây nhiễm HIV và nghĩ rằng mình đang trong thời kỳ cửa sổ, bạn nên làm xét nghiệm lại sau 3-6 tháng để khẳng định chắc chắn tình trạng nhiễm HIV của mình.

Nếu kết quả của bạn là HIV dương tính có nghĩa là bạn đã mang vi rút HIV. Bạn đừng quá lo lắng và hãy liên hệ với Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh/thành phố nơi bạn sinh sống hoặc đến các cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị sớm nhất và nhận được các hỗ trợ về y tế khi cần thiết.


Theo Cục phòng chống HIV/AIDS
http://baothainguyen.org.vn/tin-tuc/xa-hoi/xet-nghiem-hiv-va-nhung-loi-ich-khi-xet-nghiem-som-222749-85.html

songchungvoi_HIV
15-01-2015, 10:29
Quan hệ với người nhiễm HIV

Thứ năm, 2015-01-15 - Nguồn: Vietgiaitri.com
Cách đây hơn ba năm tôi có quen một người. Chúng tôi đã vượt quá giới hạn hai lần (không dùng bao cao su). Sau đó chúng tôi chia tay mỗi người một nơi.


http://image2.tin247.com/pictures/2015/01/15/yrj1421259443.jpg
ảnh minh họa

Sau đó khoảng 6 tháng tôi có xét nghiệm máu ở quê nhà. Ba tháng sau xét nghiệm một lần nữa cả hai lần đều là âm tính. Hai năm sau tôi lên Sài Gòn sống và lấy chồng, sinh một bé trai.

Cách đây vài tháng tôi nghe mọi người bàn tán là bạn trai cũ bị nhiễm HIV do sử dụng ma tuý (trước lúc quen tôi anh ấy có chơi nhưng đã đi cai nghiện). Tôi muốn hỏi vậy tôi có bị bệnh không? Lúc mang thai bệnh viện cũng có bắt tôi làm xét nghiệm kết quả âm tính, trước lúc mổ bác sĩ cũng có xét nghiệm.

Xin hãy giúp tôi, trong thời gian qua tôi luôn sống trong lo lắng?.(emsechoanh@yahoo.com).

Tôi có thể nói rằng 100% bạn không bị mắc bênh HIV bởi bạn đã làm xét nghiệm hai lần đều cho kết quả âm tính.

Những thông tin mà bạn biết về bạn trai cũ chỉ là lời bàn tán mà chưa là thông tin chính thức. Chính vì thế bạn không nên quá lo lắng thêm nữa. Nếu muốn khẳng định lại một lần nữa, bạn hãy đi kiểm tra, xét nghiệm lại máu một lần nữa cho thất sự yên tâm.

Có lẽ bạn cũng biết rằng những thông tin về bạn khi đi xét nghiệm luôn được giữ kín. Vì thế nếu bạn lo sợ dư luận xôn xao thì điều đó không cần thiết.

Cơ sở xét nghiệm HIV ở tất cả các bệnh viên hay trung tâm của mọi thành phố trên khắp đất nước đều cho kết quả xét nghiệm chính xác và đáng tin tưởng. Tôi thấy rằng bạn đang rất lo lắng và tự hù doạ mình. Bạn cần đến bệnh viện lớn, gần nhất làm xét nghiệm thêm một lần nữa để hoàn toàn yên tâm về mình.


Theo VNE

songchungvoi_HIV
15-01-2015, 15:54
Sợ nhiễm bệnh tình dục sau một đêm 'đi hoang'12:21 ngày 15 tháng 01 năm 2015
Em 22 tuổi. 3 ngày trước có người bạn từ nước ngoài về rủ em đi nhậu sau đó về nhà, anh đã quan hệ qua đường hậu môn với em không bao cao su.

nơi.


http://images.tienphong.vn/Uploaded/lethuy/2015_01_13/1407343628_8cachdetranhtranhca_7739_1699_142079891 3_UPGN.jpg.ashx?w=440&h=250&crop=auto
Ảnh minh họa

Ba ngày sau em cảm thấy đau bụng, mệt mỏi, nhức đầu. Xin hỏi em có bị nhiễm HIV không? Em sợ lắm. (Kenny).

Trả lời:


Chào em,


Hiện tại tôi chỉ có thể khẳng định là em có nguy cơ lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường quan hệ tình dục do đã có quan hệ tình dục mà không sử dụng bao cao su. Dù em có chủ động hay không chủ động, nguy cơ lây nhiễm cũng như nhau.


Để khẳng định mình có bị nhiễm hay không, chỉ có thể bằng xét nghiệm kiểm tra. Em nên làm xét nghiệm càng sớm càng tốt, có thể sau 3 tháng kể từ khi có nguy cơ phải làm lại một lần nữa. Nếu có điều kiện, em nên làm cả xét nghiệm tầm soát giang mai và viêm gan B, C. Các bệnh này cũng có cùng đường lây qua quan hệ tình dục như HIV.


Việc khuyến khích người bạn của mình tham gia xét nghiệm cũng là một biện pháp tương đối hữu hiệu. Nếu anh ta âm tính, khả năng lây nhiễm của lần quan hệ không an toàn này là không có hoặc rất thấp.


Em cũng nên thận trọng hơn với hành vi của mình, hạn chế để bản thân say xỉn quá mức. Như thế sẽ giúp em tránh rủi ro nhiễm bệnh khi quan hệ tình dục và không để xảy ra tai nạn, vì đa số trường hợp tai nạn giao thông ở Việt Nam đều ít nhất có liên quan đến bia rượu.


Chúc em nhiều sức khỏe.


Bác sĩ Nguyễn Tấn Thủ




Vnexpress

songchungvoi_HIV
20-01-2015, 19:51
Liệu em có bị HIV?
Thứ Bẩy, 03/01/2015, 19:29
Cách đây hơn một năm, em đã quan hệ tình dục với một bạn trai, bạn ấy hiện giờ vẫn ở cùng xóm trọ với em. Em rất lo lắng mình có bị nhiễm HIV không? Hiện tại, bạn ấy vẫn rất khỏe mạnh, tình trạng sức khỏe của em cũng bình thường. Nhưng trước khi yêu em, bạn ấy cũng yêu một người khác gần 3 năm và đã quan hệ tình dục với bạn đó. Mong tâm sự bạn trẻ có thể tư vấn giúp em?
(Bạn nữ, 22 tuổi, Lạng Sơn)
http://www.tamsubantre.org/media/news/201501/1420290593_88.jpg

Tâm sự bạn trẻ 360 hiểu rằng bạn đang lo lắng về nguy cơ lây nhiễm HIV của mình khi có quan hệ tình dục với một người bạn trai cùng xóm trọ cách đây hơn một năm. Chúng tôi phần nào hiểu được tâm trạng lo lắng này của bạn. Bạn và bạn trai bạn có sử dụng bao cao su khi có quan hệ tình dục hay không? Kể từ thời điểm đó đến nay, bạn có để xảy ra bất cứ hành vi tình dục không an toàn nào hay không?

Bạn biết đấy, khả năng lây nhiễm HIV sẽ xảy ra khi có sự tiếp xúc giữa máu, dịch tiết (dịch sinh dục, tinh dịch...) của người mang vi rút HIV với các vùng niêm mạc, các vùng da hở, bị tổn thương, trầy xước… của người lành. Trong tình huống của bạn, khả năng lây nhiễm HIV sẽ xảy ra khi đảm bảo các điều kiện: Bạn trai đó là người có HIV, hai bạn có quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su hoặc có sử dụng bao cao su nhưng không đúng cách.

Việc quan sát tình trạng sức khoẻ bề ngoài của bạn và bạn trai cùng xóm của bạn không nói lên rằng bạn hoặc anh ấy có mang trong mình vi rút HIV hay không mà chỉ thông qua làm xét nghiệm máu mới có thể xác định chính xác. Do vậy, nếu như bạn không biết chắc chắn bạn trai cùng xóm của bạn có bị nhiễm HIV hay không thì việc làm xét nghiệm HIV tại thời điểm này có thể giúp bạn xác định chính xác về khả năng lây nhiễm HIV của bạn. Đồng thời giúp bạn có thể loại bỏ được nỗi lo lắng luôn thường trực trong bạn.

Bạn cũng cần lưu ý về việc sử dụng đúng cách bao cao su để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm HIV và mang thai ngoài ý muốn nếu tiếp tục có quan hệ tình dục trong thời gian tới bạn nhé!

Chúc bạn mọi điều tốt lành!
Tâm sự bạn trẻ 360

songchungvoi_HIV
26-01-2015, 19:17
Chào BS Thu Cúc,

Cuối tháng 7 cháu có quan hệ với gái mại dâm và có sử dụng bao cao su nhưng cháu không rõ bao cao su có rách hay thủng không. Trước đó gái mại dâm có quan hệ bằng miệng cho cháu, nhưng không dùng bao cao su.

Ngày 1/9 cháu đi massage và người massage có dùng tay để kích thích dương vật cháu, cháu có xuất tinh và sau đó có rửa lại. Dương vật cháu không chảy máu hay trầy xước. Ngoài ra không có thêm hành vi nào khác nữa.

Sau đó cháu có đến BV làm xét nghiệm HIV Combi PT, kết quả âm tính. Rồi cháu đến trung tâm y tế dự phòng quận Thanh Xuân làm test nhanh HIV determine ½, kết quả âm tính. Cháu không sử dụng thuốc phơi nhiễm HIV (PEP). Với những kết quả này, theo BS cháu đã an toàn với HIV hay chưa ạ? Cháu cảm ơn.


Chào bạn,

Nếu đúng như bạn mô tả và không còn hành vi nguy cơ nào khác, bạn có thể yên tâm với kết quả xét nghiệm này. Tuy nhiên, bạn nên quan hệ tình dục an toàn vào những lần sau, bạn nhé.

BS Nội tổng quát Trần Thị Thu Cúc

http://alobacsi.com/

songchungvoi_HIV
12-02-2015, 16:33
Nhận biết nhiễm HIV bằng xét nghiệm máu ở tuần đầu tiên được không?

06/02/2015

Bác sĩ cho em hỏi, trong quá trình khám tổng quát có xét nghiệm máu, nếu nghi có dấu hiệu nhiễm HIV trong 1 tuần đầu tiên (do quan hệ tình dục), thì có thể biết được qua xét nghiệm máu không ạ? Em cám ơn Bác sĩ.



ThS. Nguyễn Kiên Cường - Y học Dự phòng - Viện Y học dự phòng Quân đội
http://media.songkhoe.vn/archive/imageslead//201408/20140813/thumb11_376795331.jpg
Nhận biết nhiễm HIV bằng xét nghiệm máu ở tuần đầu tiên được không?


Chào em!


Sau 1 tuần quan hệ tình dục không an toàn, không thể phát hiện được nhiễm HIV qua khám sức khỏe định kỳ nhờ xét nghiệm máu thông thường. Xét nghiệm chẩn đoán sớm HIV ngay sau khi có quan hệ tình dục không an toàn sau 1 tuần đầu tiên đòi hỏi xét nghiệm theo phương pháp tìm trực tiếp kháng nguyên vi-rút nhờ RNA test, xét nghiệm này không được sử dụng một cách đại trà mà chỉ thực hiện ở những cơ sở chuyên sâu.



Chúc em mạnh khỏe!
Theo Suckhoedoisong.vn

songchungvoi_HIV
12-02-2015, 16:42
Sợ nguy cơ bị HIV sau siêu âm đầu dò âm đạo

05/02/2015
Sáng 4/2/2015 tôi có đi khám phụ khoa. Tôi được Bác sĩ chỉ định siêu âm đầu dò (là hình thức siêu âm đưa sâu máy vào âm đạo). Khi bước vào phòng tôi thấy ở cây soi siêu âm đã có sẵn bao cao su. Bác sĩ vào ngay sau tôi, bảo tôi nằm lên giường và khám. Bác sĩ đã dùng luôn và không thay bao cao su. Nếu như trước tôi, Bác sĩ đã dùng bao cao su đó siêu âm cho người khác. Dịch âm đạo của người ta còn dính trên cái bao cao su đó thì khả năng nhiễm HIV của tôi có cao ko? Tôi rất sợ. 3 tháng mới đi xét nghiệm được. Thật sự là khủng hoảng đối với tôi. Mong Bác sĩ trả lời giúp tôi.

ThS. Nguyễn Kiên Cường - Y học Dự phòng - Viện Y học dự phòng Quân đội
http://media.songkhoe.vn/archive/imageslead//201408/20140813/thumb11_376795331.jpg
Sợ nguy cơ bị HIV sau siêu âm đầu dò âm đạo


Chào bạn!


Ở góc độ lương tâm nghề nghiệp, tôi nghĩ là bao cao su đã được thay mới và gắn sẵn với đầu dò âm đạo trước khi em bước vào. Để phòng chống dịch bệnh, không thể sử dụng chung bao cao su.
Nếu bao cao su đó chưa được thay (do sơ ý, nhầm lẫn) thì có thể làm lây truyền bệnh qua đường tình dục nếu như trước đó có sử dụng để siêu âm đầu dò cho một người phụ nữ khác. Giả sử rằng trước đó siêu âm đầu dò cho một người phụ nữ có HIV dương tính, thì bạn có nguy cơ bị lây nhiễm HIV nếu như bao cao su không được thay khi bạn là người sử dụng tiếp sau. Chúng tôi không có số liệu thống kê về tình huống này để trả lời bạn chính xác tuy nhiên tôi nghĩ rằng nguy cơ này là không cao, hy hữu.


Để tránh gây lo lắng và căng thẳng, bạn có thể xét nghiệm HIV sớm bằng phương pháp phát hiện kháng nguyên của HIV, không nhất thiết chờ tói 3 tháng. Với phương pháp xét nghiệm Ag/Ab Combo, có thể phát hiện chính xác sau 28 ngày. Khuyên bạn tới Trung tâm phòng chống HIV/AIDS của địa phương để được tư vấn.


Chúc bạn mạnh khỏe!
Theo Suckhoedoisong.vn

songchungvoi_HIV
12-02-2015, 16:49
Xét nghiệm 5 tháng sau nguy cơ đã an toàn chưa?

05/02/2015
Thưa Bác sĩ! Em là nam năm nay 25 tuổi. Vào tháng cuối năm ngoái em có quan hệ với gái mại dâm có mang bao cao su nhưng bị tụt khi em xuất. Sau đó 2 tháng em về Bắc vào mùa gần Tết thì bị sốt cao. Tối đó em đi truyền nước thì đỡ, 3, 4 ngày sau thì khỏi. Đến cuối tháng 1 em đi xét nghiệm tại y tế cấp cơ sở thi kết quả âm tính. Tháng 8 vừa rồi em cưới vợ sau đến tháng 11 thấy bị nấm tay, chu kì kinh nguyệt không đều, có tháng còn bị ngất xiu nữa. Giờ em dang rất hoang mang mong Bác sĩ tư vấn giúp em có phải em đã nhiễm HIV không. Xét nghiệm 5 tháng sau khi có nguy cơ đã an toàn chưa? Cảm ơn Bác sĩ!

ThS. Nguyễn Kiên Cường - Y học Dự phòng - Viện Y học dự phòng Quân đội
http://songkhoe.vn///UserAvatar//New//thumb1838173612.jpg
Xét nghiệm 5 tháng sau nguy cơ đã an toàn chưa?

Chào em!

Em có yếu tố nguy cơ nhiễm HIV do quan hệ tình dục với gái mại dâm và bị tuột bao cao su. Các mốc thời gian em cho biết không rõ ràng: thời gian em đi xét nghiệm cách thời gian quan hệ với gái mại dâm bao nhiêu lâu? Nếu là xét nghiệm 5 tháng sau khi có nguy cơ mà kết quả âm tính thì em có thể an tâm. Vợ em có thể bị nhiễm nấm và rối loạn kinh nguyệt do những nguyên nhân khác. Em nên đưa vợ đi khám để được tìm nguyên nhân gây ngất, nấm và rối loạn kinh nguyệt.

Chúc em mạnh khỏe!
Theo Suckhoedoisong.vn

Charles
25-02-2015, 09:29
ThS Nguyễn Kiên Cường: Phương pháp xét nghiệm phát hiện sớm HIV

08:08:33, 25/02/2015


http://media.songkhoe24.vn/archive/images/2015/02/25/080256_092301_Kien-cuong.jpg

HIV (human immunodeficiency Virus) là vi-rút gây suy giảm miễn dịch (http://songkhoe.vn/co-che-hoat-dong-cua-vi-rut-hiv_964-0-108315.html)mắc phải ở người. Cách để biết chính xác một người có bị nhiễm HIV là chẩn đoán trên cơ sở xét nghiệm kháng thể HIV.

Một người được xác định là nhiễm HIV khi mẫu huyết thanh dương tính cả ba lần xét nghiệm kháng thể HIV (http://songkhoe.vn/viec-xet-nghiem-khang-the-hiv-o-tre-duoi-2-tuoi_964-0-120042.html)bằng ba loại sinh phẩm khác nhau với nguyên lý và phương pháp chuẩn bị kháng nguyên khác nhau.

Hiện nay xét nghiệm HIV được phổ biến khá rộng rãi. Nếu muốn biết mình có nhiễm HIV (http://songkhoe.vn/lay-nhiem-hivaids-tu-me-sang-con_964-0-105112.html) hay không, bạn hãy đến một trong những cơ sở y tế tư vấn HIV. Bác sĩ xét nghiệm sẽ bí mật về tên, tuổi, địa chỉ và kết quả xét nghiệm của bạn. Bác sĩ sẽ lấy một ít máu và tìm kháng thể HIV, đây là chất mà cơ thể tạo ra để chống lại HIV.

Về xét nghiệm để phát hiện sớm HIV, ThS. Nguyễn Kiên Cường - Y học Dự phòng - Viện Y học dự phòng Quân đội cho biết, nên áp dụng phương pháp xét nghiệm HIV trực tiếp dưới đây:

'+ Xét nghiệm phản ứng chuỗi Polymerase (PCR): cho kết quả dương tính trong vòng 1 - 2 tuần sau phơi nhiễm, được áp dụng chẩn đoán sớm trẻ em nhiễm HIV có mẹ HIV dương tính và có thể áp dụng chẩn đoán nhiễm HIV cấp tính ở người lớn trong giai đoạn cửa sổ.

+ Xét nghiệm chứng minh có kháng nguyên P24 của HIV: được dùng trong sàng lọc hiến máu, có thể dùng để xét nghiệm cho mọi người kể cả người lớn và trẻ em và có thể phát hiện trong thời gian 2 - 3 tuần sau nhiễm.

Các xét nghiệm trên có độ đặc hiệu cao, đo đó nếu kết quả xét nghiệm là dương tính thì 99,99 % là nhiễm HIV'.


http://songkhoe.suckhoedoisong.vn/ThS-Nguyen-Kien-Cuong-Phuong-phap-xet-nghiem-phat-hien-som-HIV-463796.html

Charles
21-06-2015, 15:18
Kháng nguyên HIV có trong khoảng thời gian nào?

Thứ ba 09/06/2015 09:06

Bác sĩ cho cháu hỏi kháng nguyên HIV có trong khoảng thời gian nào và với xét nghiệm combo và ở ngày thứ 22 đã phát hiện được HIV chưa ạ? Triệu trứng viêm họng của người mới nhiễm HIV kéo dài khoảng bao lâu? Xin cảm ơn bác sĩ.


<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2015_06_09/virus.jpg


Virus HIV - Ảnh internet


</tbody>

Trả lời: Khi nhiễm HIV có nghĩa là kháng nguyên vi rút đã xuất hiện và tồn tại kéo dài.

Xét nghiệm HIV theo phương pháp Combo đã có thể phát hiện được kháng nguyên p24 của vi rút, để phát hiện được thì số lượng vi rút phải đủ lớn, kháng nguyên p24 tăng cao trong khoảng thời gian 3-4 tuần sau khi lây nhiễm sau đó giảm dần. Bởi vậy, xét nghiệm HIV theo phương pháp Ag/Ab Combo ở ngày thứ 22 là có thể phát hiện được kháng nguyên.

Ở người mới nhiễm HIV, các triệu chứng thường kéo dài trong vài ngày cho tới 1-2 tuần thì tự hết.

Chúc cháu mạnh khỏe!

ThS. Nguyễn Kiên Cường

Theo SKĐS
http://tiengchuong.vn/HIVAIDS/Khang-nguyen-HIV-co-trong-khoang-thoi-gian-nao/13989.vgp

Charles
19-10-2015, 21:18
Những điều cần biết về xét nghiệm HIV

Thứ hai 19/10/2015 17:49

Có thể nói mục tiêu đầu tiên trong 3 mục tiêu là 90% số người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình sẽ làm tiền đề để đạt được các mục tiêu tiếp theo, vì chỉ khi một người phải biết tình trạng nhiễm HIV của mình thì họ mới tham gia vào điều trị.


<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2015_10_19/h.jpg



Xét nghiệm HIV - Ảnh minh họa


</tbody>
Năm 2014, Liên Hợp Quốc đã phát động các mục tiêu toàn cầu đến năm 2020 có 90% số người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình; 90% số người đã chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị ARV và 90% số người được điều trị ARV kiểm soát được tải lượng virus ở mức thấp để sống khỏe mạnh và làm giảm nguy cơ lây truyền HIV cho người khác. Ba mục tiêu này được gọi là mục tiêu 90-90-90 của Liên Hợp Quốc.

Xét nghiệm là cách duy nhất để biết tình trạng nhiễm HIV của mình. Do thời kỳ ủ bệnh (nhiễm HIV không có triệu chứng) khi nhiễm HIV kéo dài nhiều năm nên người nhiễm HIV vẫn khỏe mạnh bình thường. Vì vậy, nhìn bề ngoài không thể biết được một người có nhiễm HIV hay không. Chỉ có xét nghiệm mới biết một người có bị nhiễm HIV hay không.

Ngay cả khi ở giai đoạn nhiễm HIV có triệu chứng hoặc giai đoạn AIDS thì các biểu hiện của bệnh AIDS vẫn không điển hình mà phụ thuộc vào triệu chứng của các bệnh nhiễm trùng cơ hội khác như viêm phổi, hoặc ỉa chảy, loét miệng v.v... nên người thầy thuốc cũng không thể khẳng định nhiễm HIV nếu không làm xét nghiệm HIV.

Một người khi kết quả xét nghiệm HIV có kết quả “âm tính”, có thể người đó không nhiễm HIV hoặc cũng có thể người đó đã nhiễm HIV nhưng đang trong “thời kỳ cửa sổ”. Khi tư vấn từng trường hợp cụ thể, cán bộ y tế sẽ trả lời cho bạn hoặc hẹn bạn xét nghiệm lại và trong thời gian chờ đợi này bạn không được tái diễn hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV. Nếu kết quả “dương tính”, tức là trong máu có kháng thể kháng HIV, có nghĩa là người được xét nghiệm đã nhiễm HIV. Đối với trẻ dưới 18 tháng tuổi mà có kết quả xét nghiệm kháng thể dương tính với HIV thì vẫn chưa thể khẳng định là trẻ đó đã nhiễm HIV, vì có thể kháng thể đó là của mẹ truyền sang, nên cần làm xét nghiệm lại khi trẻ trên 18 tháng tuổi. Cần lưu ý rằng chỉ do các phòng xét nghiệm được Bộ Y tế cho phép mới được khẳng định một người dương tính HIV.

Mặc dù chỉ có xét nghiệm mới biết một người nhiễm HIV hay không, nhưng vẫn còn nhiều người cho rằng nhìn bề ngoài có thể biết một người nhiễm HIV. Đây là sự hiểu sai và có thể do trước đây khi truyền thông, người ta thường mô tả hình ảnh người nhiễm HIV ở giai đoạn suy giảm miễn dịch nặng (giai đoạn AIDS) gày gò, ốm yếu, da bọc xương. Do vậy, những người từng có hành vi nguy cơ như tiêm chích không an toàn, tiếp xúc trực tiếp với máu hay dịch cơ thể của người nhiễm HIV, không sử dụng bao cao su đúng cách khi quan hệ tình dục với người nhiễm HIV hoặc với một người mà bạn không biết chắc chắn là họ không nhiễm HIV...nên sớm đến các cơ sở tư vấn xét nghiệm HIV để biết tình trạng nhiễm HIV của mình.

Những xét nghiệm đang được sử dụng hiện nay

Xét nghiệm kháng thể

Là loại xét nghiệm được tiến hành phổ biến nhất, gián tiếp chỉ ra sự có mặt của HIV thông qua việc phát hiện kháng thể kháng HIV. Quy trình gồm sàng lọc ban đầu bằng sét nghiệm hấp thụ miễn dịch liên kết enzym (ELISA). Nếu kết quả (+), xét nghiệm ELISA được làm lại, nếu vẫn dương tính, kết quả được xác nhận bằng một phương pháp khác, thường là Western blot hoặc xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang.

Xét nghiệm ELISA là xét nghiệm nhằm xác định kháng thể kháng HIV có trong huyết thanh của người nhiễm. Xét nghiệm này được trình bày theo cơ chế sau: Kháng nguyên HIV được phủ lên trên những hạt nhựa gắn ELISA; Huyết thanh người có chứa kháng thể (kháng thể thứ nhất); Nếu người nhiễm HIV thì huyết thanh sẽ có kháng thể kháng HIV và kháng thể này sẽ gắn với kháng nguyên HIV đã được gắn trên hạt nhựa; Kháng immunoglobulin (kháng thể kháng kháng thể người – kháng thể thứ hai) có chứa enzym. Đây là kháng thể thứ hai và nó sẽ gắn với kháng thể kháng HIV nếu kháng thể này hiện diện; Chỉ thị màu nếu enzym của (kháng thể thứ hai) hoạt động (gắn vào kháng thể thứ nhất) sẽ làm chuyển màu.

Hiện nay có khá nhiều xét nghiệm (test) nhanh để chẩn đoán nhanh về tình trạng nhiễm HIV. Tùy theo từng đơn vị nhập mà các test nhanh này có thể khác nhau. Giá trị của xét nghiệm chẩn đoán dương tính của các test này đạt khoảng 99,5%.

Xét nghiệm trực tiếp

Để phát hiện HIV cần các xét nghiệm kháng nguyên (kháng nguyên p24), nuôi cấy HIV, xét nghiệm acid nucleic của tế bào lympho máu ngoại vi và phản ứng chuỗi polymerase. Xét nghiệm Western blot có thể xác định kháng nguyên đặc trưng của virus HIV.

Xét nghiệm máu hỗ trợ chẩn đoán

Đây cũng là xét nghiệm giúp đánh giá mức độ suy giảm miễn dịch. Xét nghiệm gồm đếm tế bào T CD4+ và CD8+, tốc độ máu lắng, đếm tế bào máu toàn phần, mỉcoglobulin beta huyết thanh , kháng nguyên p24...Một loại xét nghiệm hỗ trợ nữa là phát hiện bệnh lây qua đường tình dục và nhiễm trùng cơ hội, giang mai, viêm gan B, lao...

Ba loại kết quả xét nghiệm:

Dương tính: Trong máu phát hiện kháng thể kháng HIV, nghĩa là bạn nhiễm HIV. Chỉ có trường hợp trẻ sơ sinh là khác, vì có khi bé không có virus HIV nhưng lại có kháng thể của mẹ truyền sang.

Âm tính: trong máu không có kháng thể kháng HIV. Có hai khả nǎng là bạn không nhiễm HIV, hoặc là bạn nhiễm HIV nhưng đang ở trong "thời kỳ cửa sổ’’.

Không rõ: Nguyên nhân có thể là do bạn đang ở trong "thời kỳ cửa sổ", cũng có thể do bạn dùng một số loại thuốc nào đó làm ảnh hưởng đến khả nǎng nhận diện kháng thể nên không xét nghiệm được rõ ràng.Thời kỳ cửa sổ, là thời gian sau khi đã nhiễm HIV nhưng cơ thể chưa kịp tại kháng thể hoặc lượng kháng thể sinh ra quá nhỉ. Xét nghiệm khi đó chưa tìm được mầm bệnh. Thường thì thời kỳ này là trong vòng 3 tháng, cũng có người dài hơn, nhưng nói chung không quá 6 tháng.

Thời điểm làm xét nghiệm HIV

Xét nghiệm sau 7 ngày có nguy cơ

Chẩn đoán sơ bộ sớm HIV và viêm gan C hiện nay có thể được thực hiện sau 7 ngày tính từ khi có nguy cơ. Trước đây phương pháp này không thể thực hiện, nhưng việc tận dụng những công nghệ chuẩn trong một kiểu chuẩn đoán mới sẽ tạo ra khả năng chẩn đoán rất sớm. Kỹ thuật này đã được ứng dụng nhiều nhất trong việc kiểm tra máu từ những người hiến máu và đã giảm được sự lây nhiễm HIV và viêm gan C rất đáng kể. Kỹ thuật này cũng được sử dụng trong việc hiến tặng nội tạng để sàng lọc HIV-1, HIV-2, viêm gan C và viêm gan B.

Các kỹ thuật chẩn đoán cực kỳ nhanh, sử dụng một hệ thống hoàn toàn tự động và phương pháp xét nghiệm này là sử dụng phản ứng dây chuyền polymerase (PCR) hoặc NAT (khuếch đại Acid nucleic) để phát hiện số lượng virus cực bé.

Xét nghiệm HIV sau 1 tháng

Phương pháp này sẽ kiểm tra kháng thể HIV1, 2 và kháng nguyên p24 sau 28 ngày. Phương pháp được cấp phép ở Châu Âu và hiện đã có ở Việt Nam được sử dụng sau 28 ngày kể từ khi có nguy cơ. Phương pháp này rất tốt và có thể phát hiện phần lớn những người đã nhiễm HIV trong khoảng từ 14-21 ngày. Phương pháp xét nghiệm này là thế hệ thứ 4.

Phương pháp dựa trên nguyên tắc: Khi HIV xâm nhập vào trong cơ thể nó sẽ bắt đầu quá trình tự nhân bản nhanh chóng và các sản phẩm phụ của quá trình này là một loại protein-các kháng nguyên HIV p24- được tạo ra với số lượng rất lớn, trong khoảng 10 ngày từ khi có nguy cơ hay trước, trong thời gian kháng thể kháng HIV đang được hình thành. Các kháng nguyên p24 sau đó sẽ duy trì ở mức rất cao trong một vài tháng đầu tiên sau khi bị nhiễm HIV và suy giảm cùng với sự sụt giảm tải lượng virus nhưng sẽ không bao giờ biến mất.

Vì vậy, với việc kháng nguyên p24 được hình thành trước khi kháng thể hình thành sẽ cho phép thu hẹp khoảng thời gian giữa 2 thời điểm đã nhiễm bệnh và thời điểm có thể phát hiện được (thời gian cửa sổ). Đa số người mới nhiễm HIV sẽ hình thành kháng thể kháng HIV 1 hoặc 2 trong vòng 28 ngày. Với sự kết hợp, tìm kiếm cả hai kháng nguyên p24 và kháng thể HIV 1 và cũng có HIV 1 và 2 sẽ cho phép phát hiện sớm HIV nhiều hơn so với việc tìm kiếm kháng thể HIV đơn lẻ.

Xét nghiệm tìm kháng thể HIV 1-2

Phương pháp này có sự sai lệch lớn nhất. Khi đại dịch HIV bắt đầu vào đầu những năm 1980, các phương pháp xét nghiệm và các thiết bị khi đó còn tương đối nghèo nàn và thường xuyên cho kết quả sai. Các kết quả sai-âm tính giả và dương tính giả dẫn đến sự nhầm lẫn lớn về các kết quả xét nghiệm HIV tại thời điểm đó.

Khi sự hiểu biết của chúng ta về căn bệnh này ngày càng rõ ràng và các phương pháp xét nghiệm đã được cải thiện tốt hơn như sự hiện đại, chính xác, dễ sử dụng. Đây là thế hệ thứ ba và thứ tư. Phương pháp xét nghiệm hiện đại thế hệ thứ ba giúp phát hiện hơn 99% số người mới bị nhiễm HIV dương tính ở 6 tuần sau khi có nguy cơ.

Xét nghiệm HIV sau 3 tháng, 6 tháng

Là thời điểm làm xét nghiệm chính xác nhất, nguyên lý vẫn sử dụng những xét nghiệm như trên nhưng thời điểm này lượng kháng thể sản xuất đã đủ lớn hoặc virus HIV đã sinh sôi nhiều trong máu có thể phát hiện dễ dàng và chính xác chỉ bằng test nhanh.

Hiện nay trung tâm dịch tễ, nhiều bệnh viện và trung tâm y tế ở các thành phố đều có xét nghiệm HIV. Các trung tâm y tế tỉnh cũng có dịch vụ này. Vì vậy, khi có nhu cầu, bạn có thể đến đó xét nghiệm. Nếu ngại, bạn có thể gọi điện thoại đặt trước để khi đến bạn chỉ cần hỏi tên, không phải nói “Cho tôi xét nghiệm HIV".

Bạn hãy gọi điện đến các trung tâm y tế quận, tỉnh, nơi thường có dịch vụ xét nghiệm và tư vấn HIV. Hoặc bạn tham khảo danh sách một số cơ sở xét nghiệm và tư vấn HIV/AIDS trên địa bàn.


Thúy Vân
http://tiengchuong.vn/HIVAIDS/Nhung-dieu-can-biet-ve-xet-nghiem-HIV/15497.vgp

songchungvoi_HIV
29-10-2015, 14:05
29/10/2015 13:55

Hỏi: Em quan hệ đồng tính nhưng chỉ làm ở ngoài không trực tiếp qua đường hậu môn có nguy cơ bị nhiễm HIV không? - Bệnh khác
Em quan hệ đồng tính nhưng chỉ làm ở ngoài không trực tiếp qua đường hậu môn. Có lần thử qua đường hậu môn. Mới đưa vào khoảng 1phút chưa vô sâu em đau nên thôi. Vậy em có nguy cơ bị nhiễm HIV không ạ.
(tâm - 13:44 29/10/2015)

Trả lời:

( ThS. Nguyễn Kiên Cường-Y học Dự phòng-Viện Y học dự phòng Quân đội - 13:44:04 29/10/2015)


Chào em.

Em có nguy cơ lây nhiễm HIV nếu em "chuyện ấy" không sử dụng bao cao su và bạn tình của em là người có HIV dương tính. Khuyên em "chuyện ấy" an toàn, nên kiểm tra kết quả xét nghiệm HIV sau 3 tháng có hành vi nguy cơ.

Chúc em khỏe.
http://doisongkhoe.com/em-quan-he-dong-tinh-nhung-chi-lam-o-ngoai-khong-truc-tiep-qua-duong-hau-mon-co-nguy-co-bi-nhiem-hiv-khong-87040.faq

songchungvoi_HIV
12-11-2015, 14:52
Hỏi: Xét nghiệm test nhanh sau 42 ngày âm tính - Bệnh khác 12/11/2015 14:43

Kính chào bác sĩ. Cháu đang roi vào khủng hoảng tinh thần trầm trọng. Hầu như không 1 phút giây nào cháu không nghĩ về HIV. Trong 1 lần không làm chủ được mình, cháu đa đi quan hệ với GMD, trong khi chuẩn bị quan hệ thì GMD đi ra ngoài 1 lúc, sau đó GMD có đeo BCS cho cháu, sau khi quan hệ xong cháu có cảm giác chiếc bao đó không có tinh dịch của cháu (cháu nhìn qua trong sọt rác) .. .. Sau đó 10 ngày cháu bị sôi bụng và đi ngoài lỏng, sau đó cháu lại bị mẩn đỏ kéo dài (đến nay đã khoảng 40 ngày), mần đỏ không xuất hiện nhiều, thưởng chỉ 1 đến 2 nốt, có hôm không có nốt nào, bôi dầu thì dịu xuống ngay trong khoảng 15 đến 20 phút, khoảng nửa ngày thì mất đi hoàn toàn, chỉ để lại 1 chấm rất nhỏ, ngày hôm sau thì hết... Ngoài ra cháu không bị sốt, không nổi hạch, không phát ban sần, không nhức đâu sổ mũi nhưng rất mệt mỏi (vào buổi sáng và buổi chiều tối). Do đó cháu đã đua cô gái đó đi xét nghiệm tess nhanh tại thời điểm sau nguy cơ 38 ngày (âm tính) sau 6 tuần (ngày thứ 42) cháu cũng đi xét nghiệm teest nhanh (âm tính), cháu xin hỏi bác sĩ: Triệu chưng nổi mẩn đỏ như cháu mô tả có giống như triệu chứng trong HIV giai đoạn sơ nhiễm không ah. - Mẩn ngứa trong giai đoạn sơ nhiễm nổi lên 1 lần kéo dài 1 vài tuần rồi hết hay xuất hiện kiểu gián cách (xuất hiện 3 nốt, kéo dài khoảng 5 ngày rồi hết, 1 tuần sau không thấy gì rồi lại xuất hiện nhiều nốt như bọ chó đốt... rồi hết... khỏi khoảng 1 tuần rồi lại nổi vài nốt ở cặp quần... kéo dài từ ngày 14/10 đến nay). - Kết quả xét nghiệm sau 6 tuần có giá trị không ah. (theo bác sĩ nơi cháu xét nghiệm thì chẳng nói lên được điều gì, còn theo các anh chị tư vấn trên diễn đàn lại nói là "khả quan cao, ít có ai AT sau 6 tuần lại DT sau 12 tuần vì kháng thể kháng HIV sinh ra từ tuần thứ 3 nên đến hết tuần thứ 6 xét nghiệm âm tính thì đã tin tưởng khoảng 80% rồi". Xin bác sĩ tư vấn cho cháu.

Trả lời!

( ThS. Nguyễn Kiên Cường-Y học Dự phòng-Viện Y học dự phòng Quân đội - 02:59:55 12/11/2015)

Chào cháu.

- Mẩn đỏ xuất hiện do nhiễm HIV ít khi xuất hiện đơn độc mà thường đi kèm các triệu chứng khác. Thời gian xuất hiện triệu chứng trong giai đoạn đầu thường không kéo dài quá 3 tuần.

- Cô gái cháu có "chuyện ấy" (có sử dụng bao cao su) có kết quả xét nghiệm HIV âm tính

- Cháu có kết quả xét nghiệm HIV âm tính sau 6 tuần (42 ngày).

- Bởi vậy, Qua thông tin cháu cho biết thì tôi nghĩ rằng những biểu hiện mẩn đỏ của cháu không có liên quan tới HIV. Khuyên cháu yên tâm, không nên lo lắng, tôi tin rằng cháu không bị lây nhiễm HIV. Cháu yên tâm làm kết quả xét nghiệm sau 12 tuần để khẳng định.

Chúc cháu mạnh khỏe.
http://doisongkhoe.com/xet-nghiem-test-nhanh-sau-42-ngay-am-tinh-88007.faq

songchungvoi_HIV
13-11-2015, 14:51
- tungdr...@gmail.com

Chào BS Thu Cúc,

Cuối tháng 7 cháu có quan hệ với gái mại dâm và có sử dụng bao cao su nhưng cháu không rõ bao cao su có rách hay thủng không. Trước đó gái mại dâm có quan hệ bằng miệng cho cháu, nhưng không dùng bao cao su.

Ngày 1/9 cháu đi massage và người massage có dùng tay để kích thích dương vật cháu, cháu có xuất tinh và sau đó có rửa lại. Dương vật cháu không chảy máu hay trầy xước. Ngoài ra không có thêm hành vi nào khác nữa.

Sau đó cháu có đến BV làm xét nghiệm HIV Combi PT, kết quả âm tính. Rồi cháu đến trung tâm y tế dự phòng quận Thanh Xuân làm test nhanh HIV determine ½, kết quả âm tính. Cháu không sử dụng thuốc phơi nhiễm HIV (PEP). Với những kết quả này, theo BS cháu đã an toàn với HIV hay chưa ạ? Cháu cảm ơn.

BS Nội tổng quát Trần Thị Thu Cúc

Chào bạn,

Nếu đúng như bạn mô tả và không còn hành vi nguy cơ nào khác, bạn có thể yên tâm với kết quả xét nghiệm này. Tuy nhiên, bạn nên quan hệ tình dục an toàn vào những lần sau, bạn nhé.
http://alobacsi.com/tu-van-truc-tiep/luu-y-khi-dung-thuoc-dogmatil-lau-ngay-a2014112704492421c355.htm

songchungvoi_HIV
26-12-2015, 14:33
Hỏi: Kết quả này là chính xác chưa? - Bệnh khác
26/12/2015 14:18

Em là người đồng tính nam, năm nay 25 tuổi. Cách đây 1 năm em bắt đầu có "chuyện ấy" đồng tính. vào ngày 25/10/2015 em có đi xét nghiệm HIV tại bệnh viện chợ rẫy và kết quả là âm tính (trong vòng 4 tháng trước ngày xét nghiệm em có quan hệ không sử dụng BCS và 2 lần oral quan hệ nhưng không tiếp xúc với tinh dịch). Sau khi có kết quả âm tính 3 tuần em lại có oral quan hệ 2 lần (1 lần em đang bị nhiệt miệng nhưng không còn bị rỉ máu nữa) và cũng không có tiếp xúc với tinh dịch. Vì lo lắng nên ngày 12/12/2015 em đi làm xét nghiệm lại tại trung tâm y tế dự phòng đồng nai và kết quả vẫn là âm tính. Nhưng hiện tại em vẫn rất hoang mang vì sợ em đang trong giai đoạn cửa sổ. Nên kết quả chưa chính xác. Vậy theo các Bác sĩ trường hợp của em nên làm như thế nào. Kết quả 2 lần như vậy đã chính xác chưa. Em có cần xét nghiệm lại lần nào nữa không. Em cảm ơn.
10:02 26/12/2015
<ins data-adsbygoogle-status="done" class="adsbygoogle" style="display: inline-block; width: 300px; height: 250px;" data-ad-client="ca-pub-7688811034310802" data-ad-slot="6840035371"><ins id="aswift_0_expand" style="display:inline-table;border:none;height:250px;margin:0;padding:0; position:relative;visibility:visible;width:300px;b ackground-color:transparent"><ins id="aswift_0_anchor" style="display:block;border:none;height:250px;margin:0;pa dding:0;position:relative;visibility:visible;width :300px;background-color:transparent"></ins></ins></ins>
Trả lời:


( ThS. Nguyễn Kiên Cường-Y học Dự phòng-Viện Y học dự phòng Quân đội - 10:02:45 26/12/2015)
Chào em.
Có thể khẳng định em không lây nhiễm HIV với những hành vi có trước khi xét nghiệm 3 tháng.
Thời gian xét nghiệm gần đây của em chưa qua ngưỡng 3 tháng nên không khẳng định chắc chắn được là em an toàn với HIV. Tuy nhiên xét về nguy cơ thì có thể nói là đó là nguy cơ thấp và ít có khả năng lây nhiễm do em không có tiếp xúc với tinh dịch khi oral quan hệ. Để cẩn thận hơn và phòng tránh nguy cơ lây nhiễm HIV thì khi "chuyện ấy" bất kỳ đường nào cũng cần sử dụng bao cao ngay từ đầu. Em nên xét nghiệm kiểm tra lại sau hành vi nguy cơ cuối cùng 3 tháng, tôi tin em có kết quả xét nghiệm âm tính.
Chúc em mạnh khỏe.
http://doisongkhoe.com/ket-qua-nay-la-chinh-xac-chua-90893.faq

songchungvoi_HIV
02-01-2016, 16:02
Lo sợ hoang mang vì quan hệ không lành mạnh với gái mại dâm Thưa Bác sĩ em tuyệt vọng lắm rồi. Một lần say rượu cách đây 2 tháng em có quan hệ với gái mại dâm không sử dụng bao cao su giờ em có hiện tượng lưỡi có đốm trắng người nổi mụn đỏ lạ em bị sốt hơn 10 ngày có phải em bị hiv không ạ? nếu em bị thực sự em không muốn sống nữa. Em cũng nhờ Bác sĩ tư vấn cho em cách xét nghiệm và chi phí xét nghiệm. Em hơn 2 tháng sau khi quan hệ đã xét nghiệm được chưa nếu em xét nghiệm dương tính em phải làm thế nào. Cũng nhân đây cho em gửi lời nhắn nhủ các bạn đừng vì một phút sai lầm mà ân hận cả đời. Ngày tết em có sử dụng rượu và thuốc lá rất nhiều hầu như trước tết ngày nào em cũng uống. Em xin kể lại toàn bộ mong Bác sĩ tư vấn giúp em. Vào ngày 2/1/2015 em có quan hệ với gái mại dâm không sử dụng bcs do hôm đấy say rượu vài hôm sau em mới biết thông tin quan hệ không lành mạnh có thể bị hiv. Em sợ lắm hoang mang cả ngày em chỉ nghĩ đến hiv trong 2 tháng qua em có hiện tượng sốt rồi tiêu chảy em bị sốt đâu đầu hơn 10 ngày tiêu chảy và chướng bụng 2 ngày thì hết sau đó em về quê người em bắt đầu nổi mụn đỏ lạ và lưỡi suất hiện đốm trắng em có ăn táo và hút thuốc uống rượu rất nhiều. Hôm qua em lỡ bị đứt tay máu văng đầy bạn em sợ quá giờ đến bắt tay em cũng không dám bắt sợ lây bệnh nếu em bị nhiễm mong Bác sĩ tư vấn cho em càng sớm càng tốt giờ em hoang mang và tuyệt vọng lắm rồi nếu em dương tính em không thiết sống nữa em mà âm tính thì đây là bài học để đời của em mong các bạn ai đọc được hãy tự nhủ bản thân đừng sai lầm để ân hận cả đời em cảm ơn Bác sĩ mong Bác sĩ tư vấn giúp em giờ em hoang mang và tuyệt vọng lắm trong 2 tháng qua em có thể bị strees nặng hay cáu kỉnh người nổi mụn đỏ lạ em thường suyên sử dụng rượu bia và hút thuốc và thủ dâm nhiều Bác sĩ ạ



Cảm ơn - 21/02







http://songkhoe.vn///UserAvatar//New//thumb1838173612.jpg (http://diendan.songkhoe.vn/bac-si-cong-tac-did19.html) ThS. Nguyễn Kiên Cường-Y học Dự phòng-Viện Y học dự phòng Quân đội

Lo sợ hoang mang vì quan hệ không lành mạnh với gái mại dâm Chào em!


Các triệu chứng em có không khẳng định em nhiễm HIV. Những triệu chứng có thể có do stress tâm lý dẫn tới ảnh hưởng đến hệ miễn dịch làm cho hệ miễn dịch bị suy giảm là điều kiện thuận lợi để cho nhiễm khuẩn hoặc nấm. Hiện tại em đang trong tình trạng stress, em cần bình tĩnh, không nên lo lắng và có những suy nghĩ tiêu cực không nên uống nhiều rượu vì có hại cho sức khỏe.

Em nên đi xét nghiệm HIV để giải tỏa tâm lý căng thẳng, em có thể thực hiện test nhanh HIV với chi phí khoảng 50.000 - 100.000 đồng (tùy từng nơi). Kết quả xét nghiệm HIV test nhanh dương tính cũng không khẳng định được em nhiễm HIV, mà chỉ khẳng định HIV dương tính nếu xét nghiệm dương tính với bộ 3 xét nghiệm với 3 loại sinh phẩm khác nhau cho cùng một mẫu máu. Ba xét nghiệm phải cùng cho kết quả dương tính mới có thể khẳng định chẩn đoán chính xác. Nếu kết quả xét nghiệm test nhanh HIV âm tính ở thời gian này, có thể nói rằng gần như chắc chắn em không nhiễm HIV, em cần làm lại xét nghiệm 1 lần nữa để khẳng định chắc chắn sau 12 tuần kể từ khi có hành vi nguy cơ (2/1/2015).

Chúc em mạnh khỏe!
http://diendan.songkhoe.vn/bac-si-tu-van-lo-so-hoang-mang-vi-quan-he-khong-lanh-manh-voi-gai-mai-dam-s2531-875-124637.html

songchungvoi_HIV
23-01-2016, 13:57
Kết quả xét nghiệm nhanh HIV có đáng tin? Chào Bác sỹ. Cách đây 2 tháng 1 tuần em có nguy cơ với HIV và đã dùng lamzidivir trong khoảng thời gian 48 giờ. Trong quá trình uống em có 2 lần chậm gần 2 giờ nhưng chưa bỏ thuốc hôm nào. Ngày hôm 23/1/2016 tức là sau 2 tháng 1 tuần kể từ nguy cơ và 1 tháng 1 tuần sau ngưng thuốc e có đi test nhanh 15 phút có kết quả là âm tính. Bác sĩ cho em hỏi kết quả này có khả quan không và 3 tuần nữa là đủ 3 tháng em đi xét nghiệm lại có khi nào bị dương tính không ạ?

Em xin cảm ơn?





http://suckhoedoisong.vn/Images/thutrang/2015/12/31/ths-nguyen-kien-cuong-tac-hai-cua-thu-dam-1.jpg



Kết quả xét nghiệm nhanh HIV có đáng tin?
Chào em!


Em có hành vi nguy cơ nhiễm HIV và đã điều trị dự phòng sau phơi nhiễm sau 48 giờ, em dùng thuốc đủ thời gian quy định. Sau hơn 2 hai tháng (khảng gần 2 tháng 1 tuần) kể từ khi có hành vi nguy cơ em có đi làm xét nghiệm HIV test nhanh cho kết quả âm tính. Xét nghiệm test nhanh là xét nghiệm tìm kháng thể kháng HIV trong máu, thông thường kháng thể sinh ra sau 2 đến 4 tuần sau nhiễm HIV. Đa số những người nhiễm HIV thì xét nghiệm test nhanh ở thời điểm 8 tuần đều phát hiện được.

Kết quả xét nghiệm của bạn là khả quan và chúng tôi tin rằng khả năng bạn có kết quả xét nghiệm âm tính sau 3 tháng là rất cao.


Chúc bạn mạnh khỏe!
Theo Suckhoedoisong.vn

songchungvoi_HIV
30-01-2016, 19:30
Có bao giờ kết quả HIV 3 tháng là âm tính mà 6 tháng là dương tính không? Chào Bác sĩ, em có thắc mắc là nếu sau 28 ngày có nguy cơ em đi xét nghiệm bằng phương pháp Ag/Ab combo ở viện Pasteur, kết quả là âm tính, thì em có cần phải xét nghiệm lại sau 3 tháng không ạ? Và nếu 3 tháng là âm tính thì 6 tháng có phải xét nghiệm 1 lần nữa không ạ? Bác sĩ có ghi nhận trường hợp nào mà 3 tháng âm tính mà 6 tháng là dương tính không ạ ? Em cảm ơn Bác sĩ.








http://suckhoedoisong.vn/Images/thutrang/2015/12/31/ths-nguyen-kien-cuong-tac-hai-cua-thu-dam-1.jpg



Có bao giờ kết quả HIV 3 tháng là âm tính mà 6 tháng là dương tính không?
Chào em!
Nếu sau 28 ngày có hành vi nguy cơ, kết quả xét nghiệm HIV bằng phương pháp Ag/Ab Combo âm tính thì gần như chắc chắn em không nhiễm HIV. Tuy nhiên em cần xét nghiệm lại sau 3 tháng để khẳng định.

Ở những người bình thường thì kết quả xét nghiệm HIV âm tính sau 3 tháng với yếu tố nguy cơ là kết quả khẳng định. Một số trường hơp thời kỳ cửa sổ có thể kéo dài trong những trường hợp mà hệ miễn dịch của cơ thể suy giảm sẽ làm ảnh hưởng đến khẳng năng sinh kháng thể của cơ thể, do đó thời kỳ của sổ có thể kéo dài đến 6 tháng như nhiễm lao, mắc bệnh ung thư, sử dụng thuốc kháng vi-rút, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, đồng nhiễm viêm gan C…v.v. Ở những người này, kết quả xét nghiệm HIV sau 3 tháng âm tính nhưng có thể cho kết quả dương tính sau 6 tháng.

Chúc em mạnh khỏe!
Theo Suckhoedoisong.vn

songchungvoi_HIV
19-02-2016, 14:16
Hỏi: Xét nghiệm 160 ngày sau nguy cơ và kết quả âm tính - Bệnh khác 19/02/2016 13:58

Con chào Bác sĩ. Con có vấn đề mong Bác sĩ tư vấn giúp con. Con có nguy cơ nhiễm hiv. Con đã thực hiện nhiều xét nghiệm. Và xét nghiệm mới nhất của con là 160 ngày sau nguy cơ và kết quả âm tính. Nhưng mấy hôm nay sau tai con nổi hạch to và sờ vào đau ạ. Còn nổi hạch ở hàm và bẹn thi 5 tháng rồi chưa lặn. Cho con hỏi vậy có phải con bị hiv rồi không. Con xét nghiệm ở Pasteur TP HCM ạ
Trả lời:

( ThS. Nguyễn Kiên Cường-Y học Dự phòng-Viện Y học dự phòng Quân đội - 12:03:58 22/01/2016)
Chào cháu.

Với kết quả xét nghiệm HIV âm tính sau 160 ngày có hành vi nguy cơ, cháu yên tâm không bị lây nhiễm HIV nhé. Triệu chứng nổi hạch của cháu có lẽ là hạch viêm phản ứng do một nguyên nhân khác, cháu nên khám bác sĩ để kiểm tra, chẩn đoán nguyên nhân.

Chúc cháu mạnh khỏe.
http://doisongkhoe.com/xet-nghiem-160-ngay-sau-nguy-co-va-ket-qua-am-tinh-94684.faq

songchungvoi_HIV
19-02-2016, 14:25
Hỏi: Ngưng thuốc pep do dị ứng - Bệnh khác 19/02/2016 14:12

Do con có dị ứng nên ngưng thuốc pep sau 16 ngày uống . Vậy sau bao lâu con có thể xét nghiệm hiv combo ạ ?

Trả lời:

( ThS. Nguyễn Kiên Cường-Y học Dự phòng-Viện Y học dự phòng Quân đội - 18:59:31 25/01/2016)
Chào cháu.

Cháu có thể xét nghiệm HIV sau 28 ngày kể từ khi có hành vi nguy cơ với phương pháp Ag/Ab Combo. Nếu kết quả xét nghiệm âm tính, cháu làm lại xét nghiệm sau 12 tuần (3 tháng) kể từ khi có nguy cơ.

Chúc cháu mạnh khỏe.

http://doisongkhoe.com/ngung-thuoc-pep-do-di-ung-94844.faq

songchungvoi_HIV
19-02-2016, 14:27
Hỏi: 84 ngày thì đã đi xét nghiệm nguy cơ HIV được chưa? - Bệnh khác 19/02/2016 14:14

Chào bác sĩ cho cháu hỏi bị nguy cơ nhiễm hiv. Sau 3 tháng đi xét nghiệm là 84 ngày hay 90 ngày ạ. Vì cháu có bị nguy cơ nhưng không biết 84 ngày thì đã đi xét nghiệm được chưa, cháu muốn biết kết quả sớm mà không biết 3 tháng là tính như thế nào ạ. Mong bác sĩ chỉ giúp cháu.

Trả lời:

( ThS. Nguyễn Kiên Cường-Y học Dự phòng-Viện Y học dự phòng Quân đội - 19:44:58 25/01/2016)
Chào cháu.

Sau 84 ngày kể từ khi có hành vi nguy cơ, cháu có thể xét nghiệm HIV để khẳng định kết quả cháu nhé.

Chúc cháu mạnh khỏe.


http://doisongkhoe.com/84-ngay-thi-da-di-xet-nghiem-nguy-co-hiv-duoc-chua-94850.faq

songchungvoi_HIV
19-02-2016, 14:30
Hỏi: Xét nghiệm combo sau 28 ngày cho kết quả âm tính, đã an toàn với hiv chưa? - Bệnh khác 19/02/2016 14:18

Chào bác sĩ, em có đi xét nghiệm combo sau 28 ngày kể từ hành vi có nguy cơ kết quả là âm tính, em có một số triệu chứng như có hạch ở tay, mất ngủ dài ngày, e đã an toàn với hiv chưa bác sĩ?

Trả lời:

( ThS. Nguyễn Kiên Cường-Y học Dự phòng-Viện Y học dự phòng Quân đội - 06:27:30 26/01/2016)
Chào em.

Em có thể yên tâm tin tưởng là không bị lây nhiễm HIV. Em cần làm xét nghiệm sau 12 tuần (03 tháng) để khẳng định lại kết quả.

Chúc em mạnh khỏe.
http://doisongkhoe.com/xet-nghiem-combo-sau-28-ngay-cho-ket-qua-am-tinh-da-an-toan-voi-hiv-chua-94935.faq

songchungvoi_HIV
19-02-2016, 14:39
Hỏi: Xét nghiệm test nhanh sau 16 tuần nguy cơ - Bệnh khác 19/02/2016 14:22

Kính chào bác sỹ. Cháu có nguy cơ quan hệ với GMD sử dụng BCS nhưng nghi ngờ bị thủng vào ngày 30/09/2015 và có nhiều triệu chứng ngày sau đó luôn (ngay sau nguy cơ 3-5 ngày) như đi lỏng mẩn ngứa toát mồ hôi trộm Cháu đã đi xét nghiệm test nhanh nhiều lần: 10 tuần 12 tuần 14 tuần 16 tuần -> kết quả âm tính (cháu xét nghiệm ở nhiều bệnh viện Huyện). Xin hỏi bác sỹ với thời gian và kết quả như trên cháu yên tâm được phần nào chưa. Khoảng bao nhiêu %. Cháu có cần xét nghiệm lại nữa không. Bác sỹ xét nghiệm bảo cháu không bị nhiễm HIV từ 3 tháng trở về trước nhưng cháu

Trả lời:

( ThS. Nguyễn Kiên Cường-Y học Dự phòng-Viện Y học dự phòng Quân đội - 03:32:08 04/02/2016)
Chào cháu.

Cháu yên tâm cháu không bị lây nhiễm HIV, cháu an toàn với HIV. Đúng như bác sĩ nói, kết quả xét nghiệm của cháu khẳng định, 3 tháng trước thời điểm xét nghiệm cháu không bị lây nhiễm HIV. Như vậy là nếu không có hành vi nguy cơ nào xuất hiện sau ngày 30/09/2015 thì cháu yên tâm rồi. Theo tôi, việc tiếp tục xét nghiệm thêm là không cần thiết.

Chúc cháu mạnh khỏe.
http://doisongkhoe.com/xet-nghiem-test-nhanh-sau-16-tuan-nguy-co-96126.faq

songchungvoi_HIV
19-02-2016, 14:47
Hỏi: Có trường hợp nào xét nghiệm HIV 6 tháng âm tính mà sau đó dương tính không? - Bệnh khác 19/02/2016 14:33

Con chào bác sĩ. Vừa qua ngày 26/1/2016 con có lên viện Pasteur làm xét nghiệm hiv và giang mai sau nguy cơ 188 ngày và kết quả âm tính. Vậy con cần làm lại xét nghiệm nữa không. Có trường hợp nào 6 tháng âm tính mà sau đó dương tính dù không có nguy cơ mới không bác sĩ. Tại con bị tức ngực nổi hạch ở cổ và bẹn 5 tháng chưa hết. con xin cảm ơn.

Trả lời:

( ThS. Nguyễn Kiên Cường-Y học Dự phòng-Viện Y học dự phòng Quân đội - 12:51:45 05/02/2016)
Chào cháu.

Với trình độ xét nghiệm hiện nay thì với kết quả xét nghiệm HIV âm tính sau 3 tháng có hành vi nguy cơ được coi là an toàn với HIV. Cháu làm xét nghiệm HIV sau hành vi nguy cơ hơn 6 tháng và có kết quả âm tính, điều đó khẳng định cháu không bị lây nhiễm HIV, cháu không cần thiết làm lại xét nghiệm nữa. Khi cháu có nổi hạch cổ và bẹn hơn 5 tháng, cháu nên khám bác sĩ để kiểm tra. Chắc chắn rằng cháu an toàn với HIV và không cần làm lại xét nghiệm HIV nữa.

Chúc cháu mạnh khỏe.

http://doisongkhoe.com/co-truong-hop-nao-xet-nghiem-hiv-6-thang-am-tinh-ma-sau-do-duong-tinh-khong-96352.faq

songchungvoi_HIV
19-02-2016, 14:54
Hỏi: Xét nghiệm test nhanh sau 3 tháng, 4 tháng âm tính - Bệnh khác 19/02/2016 14:42

Chào Bác sĩ. Cháu có nguy cơ lây nhiễm do qua hệ với GMD, mà GMD có tiền sử sử dụng ma túy đá. Cháu có dắt cô gái đo đi test nhanh ngay sau đó 1 tháng thi am tính. Cháu xét nghiệm test nhanh sau 3 tháng, 4 tháng âm tính. Bác sĩy bảo cháu không bị nhiễm HIV nhưng cháu có nhiều triệu chứng mà kéo dài mãi không khỏi như sôi bụng, đi lỏng, mẩn ngúa (đã 4 tháng nay, khỏi rồi lại bị). Xin hỏi Bác sĩ, với kết quả trên cháu đã tin tưởng được bao nhiêu %. Cháu nghe Bác sĩ xét nghiệm cho cháu tại trung tâm phòng chống AIDS khẳng định 3 tháng trước đượchaú không bị HIV nhưng có người lại nói là 6 tháng. Bác sĩ cho cháu lời khuyên ạ.
Trả lời:

( ThS. Nguyễn Kiên Cường-Y học Dự phòng-Viện Y học dự phòng Quân đội - 07:06:03 10/02/2016)
Chào cháu.

Khuyên cháu yên tâm, với kết quả xét nghiệm HIV test nhanh âm tính sau 4 tháng có hành vi nguy cơ, khẳng định với cháu rằng cháu an toàn với HIV. Các triệu chứng mà cháu gặp phải không do nguyên nhân HIV. Nếu nói rằng cháu an toàn và không bị lây nhiễm HIV, phát biểu này đúng với xác suất ít nhất 99,99%.

Chúc cháu mạnh khỏe.
http://doisongkhoe.com/xet-nghiem-test-nhanh-sau-3-thang-4-thang-am-tinh-96734.faq

songchungvoi_HIV
19-02-2016, 14:56
Hỏi: Độ tin cậy của kết quả xét nghiệm HIV test máu bằng que thế nào? - Bệnh khác 19/02/2016 14:44

Xin chào bác sĩ. Bản thân tôi có hành vi nguy cơ nhiễm HIV cách đây 6 tháng và có đi test nhanh tại một cơ sở xét nghiệm sinh lý. Kết quả âm tính, loại test máu bằng que. Vậy xin hỏi bác sĩ, độ tin cậy của kết quả, có cần đi xét nghiệm lại không? Xin sự trả lời của bác sĩ, xin cám ơn.

Trả lời:

( ThS. Nguyễn Kiên Cường-Y học Dự phòng-Viện Y học dự phòng Quân đội - 15:31:32 11/02/2016)
Chào bạn.

Bạn có kết quả xét nghiệm test nhanh HIV âm tính, bạn yên tâm không bị lây nhiễm HIV. Bạn không cần làm lại xét nghiệm.

Chúc sức khỏe.
http://doisongkhoe.com/do-tin-cay-cua-ket-qua-xet-nghiem-hiv-test-mau-bang-que-the-nao-96989.faq

songchungvoi_HIV
19-02-2016, 15:03
Hỏi: Đau đầu, nổi hạch ở háng nhưng xét nghiệm HIV âm tính là làm sao? - Bệnh khác 19/02/2016 14:50

Em có xét nghiệm combo hiv ở hồng ngọc keangnam 2 lần. lần 1 vào ngày 26 lần 2 vào ngày 48 kết quả đều âm tính nhưng em thỉnh thoảng bị đau đầu, háng nổi 1 hạch nhỏ. Bác sỹ cho em hỏi có vấn đề gì không ạ?

Trả lời:

( ThS. Nguyễn Kiên Cường-Y học Dự phòng-Viện Y học dự phòng Quân đội - 06:55:39 12/02/2016)
Chào em,

Với kết quả xét nghiệm của em có thể tin tưởng là em sẽ an toàn với HIV. Tôi tin em sẽ có kết quả xét nghiệm HIV âm tính sau 12 tuần. Việc nổi hạch ở háng em cần khám bác sĩ để đánh giá cụ thể.

Chúc sức khỏe.

http://doisongkhoe.com/dau-dau-noi-hach-o-hang-nhung-xet-nghiem-hiv-am-tinh-la-lam-sao-97060.faq

songchungvoi_HIV
19-02-2016, 15:11
Hỏi: Bị rát họng, cúm mà không ho dù âm tính với HIV. E có bị sao không? - Bệnh khác 19/02/2016 14:58
Xin chào Bác sĩ, gần đây em có "chuyện ấy", sau đó em thấy rát họng mà không ho và bị cúm. Em uống thuốc khỏi cúm nhưng họng vẫn rát. em sau 3 tháng em đi xét nghiệm hiv ở Trung tâm y tế dự phòng tỉnh là âm tính. Vậy liệu em có bị hiv không? Cảm ơn bác sĩ!

Trả lời:

( ThS. Nguyễn Kiên Cường-Y học Dự phòng-Viện Y học dự phòng Quân đội - 08:26:16 12/02/2016)
Chào em.

Khuyên em yên tâm, có thể khẳng định em an toàn với HIV khi em có kết quả xét nghiệm HIV âm tính sau 3 tháng có hành vi nguy cơ.

Chúc sức khỏe.

http://doisongkhoe.com/bi-rat-hong-cum-ma-khong-ho-du-am-tinh-voi-hiv-e-co-bi-sao-khong-97072.faq

songchungvoi_HIV
19-02-2016, 15:14
Hỏi: Lo lắng khi cậu nhỏ rỉ nước trắng, tiểu buốt và rát, dù xét nghiệm HIV âm tính - Bệnh khác 19/02/2016 15:01

Chào bác sĩ. Cách đây 2 tháng em có quan hệ với bạn gái không dùng bao. Sau 2 ngày cháu bị viêm họng và sốt. Cháu mua thuốcc và uống thì hết. Sau 1 tuần cháu lại đau họng và sốt, rồi lại mua thuốc uống và hết. Được 1 tháng thì cậu nhỏ của cháu có rỉ nước màu trắng, tiểu buốt và rát. Cháu đi xét nghiệm HIV và máu thì cho là âm tính và viêm niệu đạo không do lậu cầu. Nhưng cháu về người cháu cứ có dấu hiệu chán ăn, mệt mỏi, khó chịu, muốn sốt mà đo nhiệt kế vẫn 36 độ, tiêu chảy. Cháu đi BV ĐH Y dược thì được cho là viêm dạ dày và ruột kích thích. Sau 2 tuần cháu lại đi xét nghiệm hiv là âm tính (tức là 6 tuần sau nguy cơ). Bây giờ là tuần thứ 8 nhưng cháu vẫn thấy mệt và xuống sức từ buổi trưa và chiều tối. Cháu bị sụt đi cả 4 kg. Bác có thể tư vấn giùm cháu với ạ. Cháu cám ơn!

Trả lời:

( ThS. Nguyễn Kiên Cường-Y học Dự phòng-Viện Y học dự phòng Quân đội - 20:40:17 14/02/2016)
Chào em,

Có thể em bị sút cân do có hội chứng ruột kích thích kết hợp với triệu chứng sốt mà không được bù nước đầy đủ. Khi xét nghiệm HIV sau 6 tuần âm tính, em có thể tin là sẽ không bị lây nhiễm HIV, tuy nhiên cần chờ kết quả xét nghiệm sau 12 tuần. Em cần khám bác sĩ để điều trị viêm niệu đạo ổn định. Không nên hoang mang, lo lắng, vì điều đó có thể làm nặng thêm triệu chứng của hội chứng ruột kích thích.

Thân mến.

http://doisongkhoe.com/lo-lang-khi-cau-nho-ri-nuoc-trang-tieu-buot-va-rat-du-xet-nghiem-hiv-am-tinh-97122.faq

songchungvoi_HIV
19-02-2016, 15:21
Hỏi: Sau xét nghiệm HIV âm tính 6 tháng bị vài nốt xuất huyết ở tay - Bệnh khác 19/02/2016 15:08
Em chào bác sĩ. Năm nay em 19 tuổi đang là sinh viên. 6 tháng trước em có "chuyện ấy" với gái mại dâm có đeo bao. Nhưng lúc đó do liên hoan với lớp em say không biết gì. 74 ngày sau em đi kiểm tra hiv ở bệnh viện tư nhân kết quả âm tính và sau đó 5 tuần tức 103 ngày em đến đó kiểm tra 1 lần nữa kết quả cũng âm tính. Vì em bị viêm họng H/C, trào ngược dạ dày, viêm dạy dày mãi không khỏi nên em mới lo. Kể từ cái đợt xét nghiệm đấy hôm nay là tròn 6 tháng em lại bị vài nốt xuất huyết ở tay. Cứ vật gì đè lên là nó nổi mấy cái dải xuất huyết ấy, nhất là khi tắm xong. Vậy em xin hỏi bác sĩ em đã yên tâm về hiv chưa có cần kiểm tra lại 6 tháng nữa không. Bệnh viện tư nhân có tin tưởng được không. Bây giờ em đang rất hoang mang, chỉ là 1 phút nông nổi em đánh đi mất cả tương lai của mình, em hối hận lắm. Kính mong bác sĩ tư vấn dùng em. Em xin chân thành cảm ơn bác sĩ!
Trả lời:

( ThS. Nguyễn Kiên Cường-Y học Dự phòng-Viện Y học dự phòng Quân đội - 08:44:20 05/01/2016)
Chào em.

Em yên tâm không bị lây nhiễm HIV, kết quả xét nghiệm HIV sau 103 ngày âm tính khẳng định điều đó. Em mà căng thẳng nhiều thì có thể là nguyên nhân viêm dạ dày điều trị lâu khỏi đấy. Vì căng thẳng làm tăng tiết dịch vị em nhé, còn xuất huyết dưới da có thể do thành mạch kém bền vững. Có cần làm thêm xét nghiệm sau 6 tháng hay không hoàn toàn do em lựa chọn. Tôi tin tưởng chắc chắn kết quả xét nghiệm của em là âm tính. Em có thể xét nghiệm tại Bệnh viện tư nhân.

Chúc em mạnh khỏe.
http://doisongkhoe.com/sau-xet-nghiem-hiv-am-tinh-6-thang-bi-vai-not-xuat-huyet-o-tay-92382.faq

songchungvoi_HIV
06-03-2016, 13:22
Cho cháu hỏi về xét nghiệm HIV Ag/ab combo?
Thứ bảy, 05/03/2016 19:44Chào bác sĩ, cháu năm nay 25 tuổi, cháu có hành vi nguy cơ khi quan hệ tình dục không an toàn với gái mại dâm, sau đó cháu có can thiệp Pep vào 35 giờ sau nguy cơ.





Cháu có đến bệnh viện xét nghiệm vào ngày 29, 44, 56, 63 sau nguy cơ bằng phương pháp ag/ab combo, kết quả âm tính. Cho cháu hỏi là cháu có thể an toàn với HIV hay các xét nghiệm của cháu làm trước 3 tháng đều không có ý nghĩa gì, cháu cảm ơn bác sĩ. Mong nhận được câu trả lời của bác sĩ.

(H.O.R - TPHCM)


http://Images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2016/02/26/thumb00090434388513417543x3052.jpg (http://Images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2016/02/26/thumb00090434388513417543x3052.jpg)
Hình minh họa


Chào em,

Thật may mắn cho cháu là cháu đã xét nghiệm HIV theo phương pháp Ag/Ab Combo vào các ngày thứ 44 và ngày 56 sau hành vi nguy cơ và kết quả xét nghiệm của cháu là âm tính.

Xét nghiệm HIV Ag/Ab Combo ngày thứ 30 sau phơi nhiễm với HIV có giá trị rất cao, vì ở thời điểm này, lượng vi-rút HIV trong máu là rất cao, do đó có thể phát hiện được kháng nguyên p24 của vi-rút HIV trong máu, đồng thời lượng kháng thể kháng HIV đã được sinh ra.



Với những kết quả nêu trên tôi tin rằng kết quả xét nghiệm HIV của cháu những lần sau sẽ không thay đổi. Khuyên cháu sau 3 tháng kể từ khi có hành vi nguy cơ xét nghiệm lại để khẳng định.

Chúc cháu sức khỏe

BS chuyên khoa của AloBacsi.com

songchungvoi_HIV
06-03-2016, 14:33
Hỏi: Suốt 6 tháng nay cháu mất ăn mất ngủ vì lo HIV - Bệnh khác 06/03/2016 14:19

Chào bác sĩ.

Trước đây cháu có nguy cơ với HIV trong vong 6 tháng cháu xét nghiệm test nhanh khoảng 20 lần trong đó lúc 4 tháng rưỡi cháu test nhanh thi cho kết quả nghi ngờ sau đó khẳng định lại âm tính, gần đây nhất là 6 tháng 10 ngày cháu test lại âm tính nhưng gườ cháu có biểu hiện mụn rộp ở môi và bị lở một bên mép hơn 1 tháng nay bôi thuốc mà không khỏi vậy có phải biểu hiện của HIV không ạ. Suốt 6 tháng nay cháu mất ăn mất ngủ vì lo HIV lắm ạ. Có khi nào cháu đang ở giai đoạn cử sổ nên bị phản ứng không ạ.
Trả lời:

( ThS. Nguyễn Kiên Cường-Y học Dự phòng-Viện Y học dự phòng Quân đội - 08:37:38 06/03/2016)
Chào cháu.

Mụn rộp do nhiều nguyên nhân khác nhau chứ trường hợp của cháu không phải do HIV. Kết quả xét nghiệm của cháu sau 6 tháng với hành vi nguy cơ âm tính, điều đó khẳng định chắc chắn rằng cháu không bị lây nhiễm HIV. Cháu yên tâm nhé, cháu không còn ở giai đoạn cửa sổ của HIV.

Chúc sức khỏe.
http://doisongkhoe.com/suot-6-thang-nay-chau-mat-an-mat-ngu-vi-lo-hiv-100046.faq

songchungvoi_HIV
06-03-2016, 15:24
Hỏi: Em có quan hệ với người iu mình nhưng em phát hiện người đó không an toàn em có đi xét nghiệm HIV - Bệnh khác 06/03/2016 15:10

Em có quan hệ với người iu mình nhưng em phát hiện người đó không an toàn em có đi xét nghiệm HIV ba lần trong năm tháng điều âm tính và người iu em cũng xét nghiệm cũng âm tinh vậy em có nguy cơ lây nhiễm không (người yêu củ) gần đây tụi em có gặp hôn nhau và có đụng chạm một số bộ phận khác vay có lây nhiễm không ạ.

Trả lời:

( ThS. Nguyễn Kiên Cường-Y học Dự phòng-Viện Y học dự phòng Quân đội - 05:44:09 06/03/2016)
Chào em.

Nếu em có kết quả xét nghiệm HIV sau 3 tháng kể từ khi có "chuyện ấy" lần cuối mà kết quả xét nghiệm HIV âm tính, thì em an toàn không bị lây nhiễm HIV.

Kết quả xét nghiệm HIV của bạn trai em âm tính, điều đó khẳng định 3 tháng trước khi làm xét nghiệm, bạn trai em không bị nhiễm HIV.

HIV chỉ lây qua đường máu, giường chiếu, mẹ truyền cho con. Do đó nếu hôn và va chạm cơ thể không dẫn đến lây nhiễm HIV nếu không tiếp xúc với máu hay dịch sinh dục.

Chúc sức khỏe.

http://doisongkhoe.com/em-co-quan-he-voi-nguoi-iu-minh-nhung-em-phat-hien-nguoi-do-khong-an-toan-em-co-di-xet-nghiem-hiv-100023.faq

songchungvoi_HIV
07-03-2016, 13:07
Thực hiện nhiều xét nghiệm HIV với kết quả âm tính, đã an tâm được chưa? Thứ hai, 07/03/2016 10:3Chào bác sĩ,

Em có nguy cơ nhiễm HIV là quan hệ tình dục không an toàn với gái mại dâm. Sau 2 tuần em có những biểu hiện của giai đoạn đầu của HIV như sốt, tức ngực khó thở, đau khớp, và một tuần sau hiện hạch ở cằm và bẹn. Và sau nguy cơ 3 tháng và 6 tháng em xét nghiệm ở Pasteur cho kết quả âm tính. Nhưng giờ em xuất hiện nhiều triệu chứng của HIV. Họng em giờ nuốt bị đau, sáng ngủ dậy em hay bị tức ngực, sáng nào cũng bị hết ạ.

Em đã thực hiện rất nhiều xét nghiệm HIV trong vòng 6 tháng đó và đều âm tính. Vậy có ảnh hưởng gì tới kết quả xét nghiệm HIV không?

(Minhvuong…@gmail.com) BS Trần Thị Thu Cúc:


http://Images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2016/03/07/xet-nghiem-HIV.jpg (http://Images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2016/03/07/xet-nghiem-HIV.jpg)Hình minh họa. Nguồn Internet


Chào em,

Nếu đã sau 6 tháng kể từ ngày có hành vi nguy cơ mà xét nghiệm HIV (http://alobacsi.com/trung-tam-xet-nghiem/xet-nghiem-hiv-o-dau-duoc-dam-bao-ket-qua-va-bi-mat-q43757c240.htm)của em vẫn âm tính thì không có khả năng âm tính giả em nhé.

Thân ái,
http://alobacsi.com/benh-khac/thuc-hien-nhieu-xet-nghiem-hiv-voi-ket-qua-am-tinh-da-an-tam-duoc-chua-q76449c196.htm

songchungvoi_HIV
07-03-2016, 13:40
Hỏi: Khả năng chồng em có hiv có cao không? - Bệnh khác 07/03/2016 13:26

Em lấy chồng 8 tháng và cũng có bầu 8 tháng, vợ chồng em quan hệ đều đặn và không sử dụng biện pháp an toàn nào. Chồng em có quá khứ lăng nhăng nên em rất lo chồng nhiễm hiv. Nhưng chồng em nhất định không chịu xét nghiệm vì lo sợ kết quả dương tính. Vậy nên em tự mình làm xét nghiệm lúc 3 tháng, 6 tháng, 8 tháng đều cho kết quả âm tính. Vậy Bác sĩ cho em hỏi khả năng chồng em có hiv có cao không. Em cảm ơn Bác sĩ.
HIV/AIDS (http://doisongkhoe.com/hoi-dap.html?q=HIV/AIDS&topic_id=0&option=0) | (01689***220 - 01:54 07/03/2016)


Trả lời:

( ThS. Nguyễn Kiên Cường-Y học Dự phòng-Viện Y học dự phòng Quân đội - 01:54:04 07/03/2016)
Chào em.

Không thể dùng tình trạng HIV của em để suy ra tình trạng HIV của chồng một cách chính xác vì trên thực tế có những cặp vợ chồng mà người chồng nhiễm HIV nhưng người vợ lại không bị lây nhiễm. Tuy nhiên với thông tin mà em cho biết thì khả năng chồng em bị nhiễm HIV là không cao. Để xác định chắc chắn thì cần làm xét nghiệm kiểm tra.

Chúc sức khỏe.

http://doisongkhoe.com/kha-nang-chong-em-co-hiv-co-cao-khong-100163.faq

songchungvoi_HIV
07-03-2016, 13:47
Hỏi: Các triệu chứng của nhiễm HIV - Bệnh khác07/03/2016 13:29

Xin chào Bác sĩ, tôi có một thắc mắc về các triệu chứng của HIV. Thường thì sẽ chia ra hai nhóm triệu chứng chính và phụ: Như sốt, tiêu chảy, sụt cân, nổi ban đỏ ngứa toàn thân, nổi hạch vvv. Vậy khi có nguy cơ nhiễm HIV thì các dấu hiệu đó sẽ xuất hiện cùng lúc với nhau, hay từng dấu hiệu một sẽ xuất hiện lẻ tẻ. Tôi rất thắc mắc vì có độc một số tài liệu thì không thấy nói rõ về việc này. Mong Bác sĩ có sự tư vấn chính xác để tôi hiểu rõ hơn về vấn đề này. Vấn đề thứ hai tôi muốn hỏi: Sau khi QHTD với gái mại dâm có sử dụng BCS (quan hệ an toàn, trong quá trình quan hệ thì không có rách hay tuột) tôi có đi xét nghiệm kháng thể HIV sau nguy cơ hai tháng (8 tuần) vậy kết quả đó đã chính xác chưa. Cảm ơn Bác sĩ đã lắng nghe và có sự tư vấn chính xác
HIV/AIDS (http://doisongkhoe.com/hoi-dap.html?q=HIV/AIDS&topic_id=0&option=0) | (0971***664 - 03:39 07/03/2016)


Trả lời:

( ThS. Nguyễn Kiên Cường-Y học Dự phòng-Viện Y học dự phòng Quân đội - 03:39:39 07/03/2016)

Chào bạn.

+ Các triệu chứng của HIV thường xuất hiện trong vòng 2-4 tuần sau khi bị lây nhiễm. Các triệu chứng thường giông với triệu chứng cúm và thường xảy ra đồng thời và kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn.

+ Kết quả xét nghiệm HIV sau 2 tháng âm tính, đó là một kết quả có giá trị tin cậy. Mặt khác bạn có sử dụng bao cao su khi "chuyện ấy", vì vậy có thể tin rằng bạn an toàn với HIV.

Chúc sức khỏe.

http://doisongkhoe.com/cac-trieu-chung-cua-nhiem-hiv-100177.faq

songchungvoi_HIV
13-03-2016, 13:20
Hỏi: Em có quan hệ với GMD và trong khi quan hệ bị tuột bao cao su - Bệnh khác

13/03/2016 13:05

Thưa bác sĩ, em có quan hệ với GMD và trong khi quan hệ bị tuột bao cao su. Sau đó em có đi xét nghiệm máu tuần thứ 4 6 8 10 11 12 test nhanh và tuần 15 21 combi pt và 25 tuần test nhanh âm tính Vậy liệu em có an toàn chưa ạ. Và trong thời gian đó em có quan hệ với vợ sau tuần thứ 11 trở đi vài lần, liệu có ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm không ạ, em có cần làm thêm xét nghiệm không ạ, mong bác sĩ giải đáp giúp em, em xin cảm ơn ạ.
HIV/AIDS (http://doisongkhoe.com/hoi-dap.html?q=HIV/AIDS&topic_id=0&option=0) | (01692***797 - 11:25 13/03/2016)

Trả lời:

( ThS. Nguyễn Kiên Cường-Y học Dự phòng-Viện Y học dự phòng Quân đội - 11:25:24 13/03/2016)


Chào em.

+ Kết quả xét nghiệm của em khẳng định em an toàn với HIV

+ Vợ em là người bình thường, HIV âm tính, việc "chuyện ấy" với vợ không có ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm HIV của em.

+ Em không cần phải làm thêm xét nghiệm nữa.

Chúc sức khỏe.


http://doisongkhoe.com/em-co-quan-he-voi-gmd-va-trong-khi-quan-he-bi-tuot-bao-cao-su-101103.faq

songchungvoi_HIV
13-03-2016, 13:57
Hỏi: Thường xuyên bị đau bụng - Bệnh khác
13/03/2016 13:42

Kính chào bác sĩ. Em có câu hỏi muốn được tư vấn. Trước em có QHTD không an toàn với gái mại dâm. Sau thời gian một năm em có làm xét nghiệm hiv thì kết quả âm tính. Nhưng khoảng hơn một tuần nay em thường xuyên bị đau bụng. Nhưng không có hiện tượng đi ngoài chỉ đau ê ẩm, thi thoảng đau quặn. Bác sĩ có thể cho em biết đó là biểu hiện của bệnh gì. Em vẫn còn sự ám ảnh của việc sợ bị nhiễm hiv. Mong Bác sĩ sớm tư vấn giúp em.
HIV/AIDS (http://doisongkhoe.com/hoi-dap.html?q=HIV/AIDS&topic_id=0&option=0) | (Lang tu - 10:32 13/03/2016)

Trả lời:

( ThS. Nguyễn Kiên Cường-Y học Dự phòng-Viện Y học dự phòng Quân đội - 10:32:34 13/03/2016)


Chào em.

Nếu không có thêm hành vi nguy cơ mới thì có thể khẳng định em an toàn với HIV. Triệu chứng đau bụng do rất nhiều nguyên nhân, em nên khám bác sĩ mới có chẩn đoán chính xác. Em yên tâm nhé.

Chúc em mạnh khỏe.

http://doisongkhoe.com/thuong-xuyen-bi-dau-bung-101096.faq

songchungvoi_HIV
13-03-2016, 14:01
Hỏi: Vợ em xét nghiệm bị dương tính với hiv xét nghiệm lần 2 thì bảo âm tính, là tại sao? - Bệnh khác

13/03/2016 13:45

Chào bác sỹ. Vợ em mới sinh con được 1 tháng thì bị áp xe vú đi mổ bác si xét nghiện máu lần đầu bảo bị dương tính với hiv xét nghiệm lần 2 thì bảo âm tính. Vợ chồng em rất hoang mang giờ đang chờ xét nghiệm lần 3 Bác sĩ cho em hỏi vợ chồng em và con có nguy cơ bi hiv không.
HIV/AIDS (http://doisongkhoe.com/hoi-dap.html?q=HIV/AIDS&topic_id=0&option=0) | (Sống trong mơ - 13:18 13/03/2016)

Trả lời:

( ThS. Nguyễn Kiên Cường-Y học Dự phòng-Viện Y học dự phòng Quân đội - 13:18:32 13/03/2016)


Chào em .

Lần xét nghiệm đầu của vợ em theo tôi là kết quả dương tính giả. Tôi tin chắc là vợ em âm tính với HIV. Em yên tâm chờ kết quả xét nghiệm HIV để khẳng định nhé.

Chúc gia đình em mạnh khỏe.

http://doisongkhoe.com/vo-em-xet-nghiem-bi-duong-tinh-voi-hiv-xet-nghiem-lan-2-thi-bao-am-tinh-la-tai-sao-101118.faq

songchungvoi_HIV
14-03-2016, 13:58
Hỏi: Hiện tượng 1 vạch mờ mờ khi xét nghiệm HIV là dấu hiệu mầm bệnh đang phát triển không? - Bệnh khác
14/03/2016 13:44

Khoảng1 tháng rưỡi cháu có quan hệ không bao cao su, hôm 8/3 cháu có đi xét nghiệm hiv, bác sĩ kết luận là âm tính, lần đầu test thì bác sĩ nói có 1 vạch mờ mờ, nhưng sau đó bác sĩ đã gửi lên trung tâm kiểm định và họ đã xác nhận lại là âm tính.. Cho cháu hỏi vậy nghĩa là sao.. Liệu có pải cháu chưa đủ thời gian để làm xét nghiêm, nên hiện tượng 1 vạch mờ mờ là dấu hiệu mầm bệnh đang phát triển không ạ. Rất mong được bác sĩ giải đáp ạ.
HIV/AIDS (http://doisongkhoe.com/hoi-dap.html?q=HIV/AIDS&topic_id=0&option=0) | (0983***994 - 09:11 14/03/2016)

Trả lời:

( ThS. Nguyễn Kiên Cường-Y học Dự phòng-Viện Y học dự phòng Quân đội - 09:11:32 14/03/2016)


Chào cháu

Có thể là xét nghiệm lần đầu là cháu bị nghi ngờ nhiễm HIV (dương tính giả). Tuy nhiên mẫu máu xét nghiệm đã được kiểm tra lại và khẳng định cháu không bị lây nhiễm HIV.

Cháu nên kiểm tra lại sau 12 tuần nhé.

Chúc sức khỏe.


http://doisongkhoe.com/hien-tuong-1-vach-mo-mo-khi-xet-nghiem-hiv-la-dau-hieu-mam-benh-dang-phat-trien-khong-101275.faq

songchungvoi_HIV
14-03-2016, 14:00
Hỏi: Kết quả âm tính HIV ở tháng thứ 5 thì cháu đã có thể yên tâm chưa? - Bệnh khác
14/03/2016 13:46

Cháu đi xét nghiệm hiv sau 5 tháng tại trung tâm Y tế quận thanh xuân cho kết quả âm tính, các bác sỹ tư vấn 2 tháng sau xét nghiệm lại... Vậy bác sỹ cho cháu hỏi, với kết quả âm tính ở tháng thứ 5 thì cháu đã có thể yên tâm mình không bị hiv chưa ạ, cháu có lên đi xét nghiệm lại ở 1 trung tâm khác không ạ... Cảm ơn bác sỹ...
HIV/AIDS (http://doisongkhoe.com/hoi-dap.html?q=HIV/AIDS&topic_id=0&option=0) | (0979***927 - 09:03 14/03/2016)

Trả lời:

( ThS. Nguyễn Kiên Cường-Y học Dự phòng-Viện Y học dự phòng Quân đội - 09:03:58 14/03/2016)


Chào cháu.

Cháu yên tâm không bị lây nhiễm HIV nhé, việc xét nghiệm lại là không cần thiết.

Chúc cháu mạnh khỏe.
http://doisongkhoe.com/ket-qua-am-tinh-hiv-o-thang-thu-5-thi-chau-da-co-the-yen-tam-chua-101274.faq

songchungvoi_HIV
20-03-2016, 13:56
Hỏi: Anh trai em xét nghiệm nhanh 2 lần thấy dương tính với HIV nhưng cách đó 2 năm thì âm tính với hiv - Bệnh khác
20/03/2016 13:41

Chao anh. Anh cho em hỏi anh trai em xét nghiệm nhanh 2 lần thấy dương tính với HIV nhưng cách đó 2 năm thì âm tính với hiv. Vì lúc đó anh lấy vợ nhưng không biết vợ mình bị nhiễm HIV sau khi anh lấy vợ lúc sinh con anh mới biết vợ anh bị nhiễm HIV và anh đi kiểm tra mình dương tính, liệu anh có bị nhiễm hiv không anh.
HIV/AIDS (http://doisongkhoe.com/hoi-dap.html?q=HIV/AIDS&topic_id=0&option=0) | (Cún - 05:09 20/03/2016)

Trả lời:

( ThS. Nguyễn Kiên Cường-Y học Dự phòng-Viện Y học dự phòng Quân đội - 05:09:55 20/03/2016)


Chào em.

Nhiều khả năng anh trai em đã bị lây nhiễm HIV, nếu may mắn không nhiễm HIV khi anh trai em có kết quả xét nghiệm dương tính giả. Để phân biệt điều này, anh trai em nên đến Trung tâm phòng chống HIV/AIDS để được tư vấn, xét nghiệm nhé.

Thân chào em.


http://doisongkhoe.com

songchungvoi_HIV
20-03-2016, 16:33
Hỏi: Em đã đi xét mghiệm test nhanh hiv 8 lần âm tính - Bệnh khác
20/03/2016 16:19

Xin chào Bác sĩ. Em năm nay 27 tuổi. Em đã đi xét mghiệm test nhanh hiv 8 lần. Lần thứ 8 là cách nguy cơ 12 tháng. Kết quả âm tính. Nhưng em vẫn có triệu chứng như viêm amidan, có hạch dưới cằm. Đạo này em bị đau răng, đau sâu bên trong rằng ấy, đau tất cả các răng hàm. Em đã đi chụp ở phòng khám tư nhân. Họ nói không sao, nhưng em vẫn đau. Vậy liệu em có phải bị hiv.
HIV/AIDS (http://doisongkhoe.com/hoi-dap.html?q=HIV/AIDS&topic_id=0&option=0) | (0977***070 - 17:02 19/03/2016)

Trả lời:

( ThS. Nguyễn Kiên Cường-Y học Dự phòng-Viện Y học dự phòng Quân đội - 17:02:26 19/03/2016)


Chào em !

Em không nên lo lắng, em biết rằng viêm họng có thể do vi khuẩn, do khói bụi, sâu răng có thể do vệ sinh răng miệng không tốt… Với kết quả xét nghiệm của em, khẳng định chắc chắn em không bị lây nhiễm HIV. Em yên tâm nhé.

Chúc em mạnh khỏe.

http://doisongkhoe.com

songchungvoi_HIV
23-03-2016, 13:42
Hỏi: Cháu xét nghiệm HIV khi mang thai 2 con đứa đều âm tính nhưng lại có triệu chứng nhiễm HIV - Bệnh khác 23/03/2016 13:27

Chào Bác sĩ. Cháu năm nay 30 tuổi, đã có 2 con. Cháu xét nghiệm HIV khi mang thai 2 con đứa đều âm tính. Cháu có các triệu chứng giống HIv lắm. Do thời con gái cháu có quen 2 người đàn ông cháu vẫn lo lắng mấy năm nay dù kết quả đã cho âm tính, cũng đã trãi qua 7 năm lo lắng rồi. Cháu có hạch dưới cổ và bị sốt nóng lạnh 1 lần, chồng cháu cũng có hạch dưới cổ và cũng sốt 1 lần kéo dài 1 tuần. Cháu lo không biết kết quả vậy có chắc không thưa Bác sĩ.
HIV/AIDS (http://doisongkhoe.com/hoi-dap.html?q=HIV/AIDS&topic_id=0&option=0) | (hang - 04:16 23/03/2016)

Trả lời:

( ThS. Nguyễn Kiên Cường-Y học Dự phòng-Viện Y học dự phòng Quân đội - 04:16:48 23/03/2016)


Chào em.

Xét nghiệm HIV âm tính có giá trị khẳng định trước tời điểm xét nghiệm 3 tháng, em không bị lây nhiễm HIV. Với 2 lần mang thai và cả hai lần xét nghiệm HIV âm tính, điều đó chứng tỏ em không bị lây nhiễm HIV với những nguy cơ từ thời trẻ. Các triệu chứng của em không đặc hiệu có thể gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau, sốt và nổi hạch vùng cổ thường là biểu hiện của viêm nhiễm tai, mũi, họng.

Chúc em mạnh khỏe.


http://doisongkhoe.com

songchungvoi_HIV
23-03-2016, 13:50
Hỏi: Tháng, 4 tháng, 5 tháng và 24 tuần âm tính đã an tâm chưa? - Bệnh khác
23/03/2016 13:35

Chào Bác sĩ. Cháu có quan hệ với GMD không an toàn (nghi ngờ bao cao su bị thủng) cháu có triệu chứng kéo rất dài: - Bụng ì ạch, đi lỏng: Kéo dài gần 6 tháng - Mẩn ngứa: kéo dài gần 6 tháng - mệt mỏi hây mê thấy mình nhiễm HIV - Nhiệt miệng nhẹ - Nóng trong người. Cháu đã xét nghiệm rất nhiều lần, cụ thể: - 3 tháng xét nghiệm test nhanh tại trung tâm phòng chống HIV âm tính - 4 tháng xét nghiệm combo tại bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc - kq âm tính. - 5 tháng xét nghiệm test nhanh tại bệnh viện Huyện - kq âm tính. - 24 tuần: Xét nghiệm test nhanh tại bệnh viện Huyện có 2 vạch (01 vạch hiện lên ở chỗ đổ máu vào và 01 vạch chứng) sau đó Bác sĩ kết luận âm tính và giải thích là vạch đó do máu vào chưa hết chứ không phải vạch hiện ở vùng phản ứng. - Cùng ngày (24 tuần), cháu ra trung tâm phòng chống HIV xét nghiệm lại thì âm tính ra bệnh viện Tỉnh xét nghiệm cũng âm tính vào một phòng khám tư nhân test lại cũng âm tính. (Bác sĩ ở trung tâm phòng chống HIV khẳng định cháu an toàn (nếu không phát sinh nguy cơ mới) và bảo sẽ không xét nghiệm cho cháu nữa vì đã quá đủ thời gian rồi). Cháu xin Bác sĩ tư vấn một số thắc mắc như sau: - Những triệu chứng của cháu kéo rất dài như vậy có giống triệu chứng sơ nhiễm HIV không ah. Vì cháu nghe nói triệu chứng sơ nhiễm (nếu có) chỉ thoáng qua chứ không trầm trọng như thế. - Test nhanh có vạch mờ ở gốc test (chỗ cho máu vào, không phải vạch ở vùng phản ứng) có phải là dương tính giả không hay chỉ do máu chưa ngấm hết vào test như Bác sĩ ở bệnh viện giải thích. - Cháu test nhanh sau 24 tuần (168 ngày) ở 3 cơ sở y tế khác nhau có được tính là 6 tháng không. Cháu đã an toàn chưa. - Tại sao vẫn có quan niệm cho rằng phải xét nghiệm lại sau 1 năm ạ. Vậy cháu có cần xét nghiệm lại sau 01 năm nữa không. Xin chân thành cảm ơn Bác sĩ.
HIV/AIDS (http://doisongkhoe.com/hoi-dap.html?q=HIV/AIDS&topic_id=0&option=0) | (01656***256 - 12:47 23/03/2016)

Trả lời:

( ThS. Nguyễn Kiên Cường-Y học Dự phòng-Viện Y học dự phòng Quân đội - 12:47:20 23/03/2016)


Chào cháu.

+ Các triệu chứng của cháu không giống với triệu chứng của sơ nhiễm HIV, đúng như cháu nói triệu chứng sơ nhiễm chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn khoảng vài tuần.
+ Không phải là kết quả dương tính giả
+ Cháu an toàn với HIV , kết quả xét nghiệm thời điểm 168 ngày (24 tuần) sau nguy cơ có giá trị như sau 6 tháng.
+ Cháu không cần xét nghiệm sau 1 năm cháu nhé, xét nghiệm sau 1 năm là không cần thiết.

Cháu yên tâm đi nhé, không cần lo lắng về HIV nữa.

Chúc cháu mạnh khỏe.
http://doisongkhoe.com

Charles
24-03-2016, 15:15
22 ngày sau quan hệ có thể xét nghiệm HIV

Hỏi: Thưa bác sĩ,

Cháu đọc trên mạng thấy triệu chứng đầu tiên của HIV là nổi mẩn đỏ có đúng không ạ? Và nổi trong bao lâu? Cháu thấy trên mu bàn tay của cháu có nổi 1 đến 2 mẩn đỏ và một lúc nó tự mất . Nhưng lâu lâu lại nổi tiếp và một lúc thì tự mất. Không rõ nguyên nhân. Hơn 1 tuần nay rồi nó vẫn vậy. Và 20 ngày sau quan hệ đã xét nghiệm được chưa ạ?

BS. Nguyễn Thị Thúy - Chuyên khoa Nội - Bộ Y tế trả lời:

Chào cháu,

Khi cháu đang hỏi về biểu hiện của bệnh HIV thì tôi tin rằng cháu đang rất lo lắng liệu mình có bị nhiễm HIV hay không.

Tuy nhiên, đa số người nhiễm HIV ở giai đoạn đầu thường không có biểu hiện gì ra bên ngoài để có thể nhận biết được (30%). Trong một số trường hợp, khi mới bị nhiễm HIV thì người bệnh có biểu hiện sốt nhẹ, đau đầu, mệt mỏi, đau họng, nổi hạch, nổi ban đỏ từ 8-10 ngày rồi trở lại bình thường, giống như các bệnh cảm cúm thông thường khác nên không có đặc điểm riêng biệt để nhận biết.

Theo mô tả, trên mu bàn tay của cháu có nổi 1 đến 2 mẩn đỏ và một lúc nó tự mất, cách duy nhất để biết cháu có bị nhiễm HIV không là phải đi xét nghiệm.

Hiện nay có xét nghiệm máu HIV Ag/Ab combo: Phát hiện cả kháng nguyên lẫn kháng thể… trong thời gian sớm từ tuần thứ 3 trở đi (tức là từ 22 ngày sau khi bị nhiễm).

Cháu có thể đi làm xét nghiệm này vào thời điểm này, nhưng theo tôi cháu để đúng 22 ngày sau quan hệ cháu đi làm xét nghiệm cho chính xác, nếu dương tính, cháu sẽ làm thêm 1 số xét nghiệm khác, mới chẩn đoán xác định được.

Còn xét nghiệm HIV/Anti HIV: Phát hiện kháng thể kháng vi-rút HIV. Thời gian xét nghiệm được cập nhật mới nhất là 12 tuần (3 tháng), nếu kết quả xét nghiệm âm tính thì yên tâm, vì các trường hợp sau 3 tháng âm tính, nhưng sau 6 tháng dương tính tỉ lệ rất thấp chỉ 1/10.000. Xét nghiệm lại lúc 6 tháng chỉ là thủ tục.

Theo tôi, cháu không nên có quan hệ tình dục ngoài hôn nhân, hoặc nên quan hệ tình dục an toàn để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và bạn đời sau này.


http://media.songkhoe.vn//archive/images/2014/05/07/094855_10.jpg


Ảnh minh họa


Cháu có thể tham khảo một số biểu hiện HIV dễ nhận biết:

1. Cơ thể bị sốt: Dấu hiệu đầu tiên của triệu chứng bệnh HIV là cơ thể người bệnh bị sốt, khoảng 38,5 độ C.

2. Cơ thể bị đau họng, đau đầu, mệt mỏi là các biểu hiện ban đầu của triệu chứng bệnh HIV, triệu chứng này giống như bệnh cảm cúm kết hợp với sốt. Các triệu chứng này sẽ mất dần và có thể chỉ có các triệu chứng nói trên khi hệ miễn dịch bị tổn thương nghiêm trọng và dẫn đến các bệnh tật vài năm sau đó.

Sự phá hoại này diễn ra trong thời gian dài. Do vậy, nếu nhiễm HIV thì trong 2-10 năm bạn vẫn thấy khỏe mạnh bình thường, người khác nhìn không biết, bản thân bạn cũng không biết mình mang mầm bệnh. Bạn có thể vô tình truyền HIV cho người khác.

3. Đau cơ, đau khớp: Khi mới phát hiện, bệnh nhân thường đau cơ, đau khớp, sụt cân nhiều.

4. Cơ thể buồn nôn, bị nôn nhiều, tiêu chảy: Khoảng 40% số người nhiễm HIV giai đoạn đầu buồn nôn, nôn nhiều, tiêu chảy không rõ nguyên nhân.

5. Phát ban, mẩn đỏ, lên hạch, nổi ngứa toàn thân: Đây là các triệu chứng ban đầu đi kèm với đau họng, đau đầu, sốt giống như cảm cúm, nhưng hiếm người bị bệnh khác bị đồng thời các triệu chứng này cùng 1 lúc.

6. Viêm phổi, ho khan: những cơn ho khan kéo dài trên 1 tháng, giảm cân là triệu chứng của hệ miễn dịch không khỏe mạnh khi mắc chứng bệnh thế kỉ này.

7. Bệnh zona, nhiễm nấm: Bệnh zona, loại bệnh nấm mà người có HIV hay gặp ở giai đoạn muộn là bệnh tưa miệng, do nấm candida gây ra, thường gây khó nuốt. Đến giai đoạn AIDS toàn phần, người bệnh có thể mắc nhiều bệnh như lao, viêm phổi, bệnh đường ruột, các bệnh phụ khoa… Đây là các bệnh cơ hội. Tuy nhiên, chính chúng là thủ phạm đưa bạn đến cái chết.



http://diendan.songkhoe.vn

songchungvoi_HIV
28-03-2016, 21:46
Hỏi: Xét nghiệm HIV - Truyền nhiễm
28/03/2016 21:31

Chào bác sĩ, Cháu có một câu hỏi muốn hỏi bác sĩ. Bác sĩ cho cháu hỏi có xét nghiệm HIV nào cho biết kết quả chính xác từ ngày 84 ( = 12 tuần) trở đi không ạ? Cháu rất mong bác sĩ tư vấn cho cháu. Cháu cảm ơn.
(Minh Anh - 01:24 28/03/2016)

Trả lời:

( - 01:24:12 28/03/2016)
Chào bạn Minh Anh!

Tại bệnh viện đa khoa MEDLATEC đang triển khai xét nghiệm HIV Combi PT, là xét nghiệm theo phương pháp mới nhất hiện nay, sử dụng nguyên lý miễn dịch điện hóa phát quang trên hệ thống COBAS 8000 của ROCHE có thể phát hiện trong huyết thanh (trong máu) đồng thời kháng thể chống lại virus HIV và kháng nguyên P24 (một thành phần trong cấu tạo lõi của virus HIV) cho phép phát hiện sự có mặt của virus HIV sớm nhất có thể hiện nay (khoảng từ 28 ngày sau khi phơi nhiễm). Nếu bạn phơi nhiễm được 12 tuần thì bạn chỉ cần xét nghiệm HIV Combi PT nếu âm tính là bạn có thể yên tâm không bị nhiễm HIV.

Chúc bạn mạnh khỏe.

ThS.Bs.Hoàng Thị Năng

http://doisongkhoe.com/xet-nghiem-hiv-107504.faq


<ins data-adsbygoogle-status="done" class="adsbygoogle" style="display: inline-block; width: 300px; height: 250px;" data-ad-client="ca-pub-7688811034310802" data-ad-slot="6840035371"><ins id="aswift_0_expand" style="display:inline-table;border:none;height:250px;margin:0;padding:0; position:relative;visibility:visible;width:300px;b ackground-color:transparent"><ins id="aswift_0_anchor" style="display:block;border:none;height:250px;margin:0;pa dding:0;position:relative;visibility:visible;width :300px;background-color:transparent"></ins></ins></ins>

songchungvoi_HIV
01-04-2016, 14:30
Hỏi: Cháu có nguy cơ nhiễm HIV sau khi quan hệ với gái mại dâm - Bệnh khác 01/04/2016 14:15

Chào Bác Sĩ Cường. Cháu năm nay 23t, cháu có nguy cơ nhiễm HIV sau khi quan hệ với gái mại dâm. Không mai. Rách bao cao su. Khoản 5 phut cháu phát hiện. Rùi cháu thay bao cao su khác làm tiếp. Cách 2 tiếng sau. Cháu đeo bao cao su và quan hệ lần nữa. Sau hành vi nguy cơ đó, là ngày thứ 10 cháu xét nghiệm PCR tại viện Pasteur âm tính, ngày thứ 30 xét nghiệm combo ag/ab tại bệnh viện Hoà Hảo TP. HCM cũng âm tính. Như vậy cháu có thể yên tâm chưa ạ. Vì vk cháu muốn sanh con. Cháu lo lắng quá. Cháu mong chú trả lời giúp cháu với. Cháu cảm ơn chú
HIV/AIDS (http://doisongkhoe.com/hoi-dap.html?q=HIV/AIDS&topic_id=0&option=0) | (0974***983 - 02:25 01/04/2016)


Trả lời:

( ThS. Nguyễn Kiên Cường-Y học Dự phòng-Viện Y học dự phòng Quân đội - 02:25:01 01/04/2016)


Chào cháu.

Qua kết quả xét nghiệm của cháu, hầu như chắc chắn rằng cháu an toàn va không bị lây nhiễm HIV. Cháu yên tâm nhé. Tuy nhiên, để khẳng định chắc chắn thì cháu kiểm tra lại sau 12 tuần kể từ khi có hành vi nguy cơ. Tôi tin cháu sẽ có kết quả xét nghiệm âm tính nếu cháu không có thêm hành vi nguy cơ mới.

Chúc cháu mạnh khỏe.


http://doisongkhoe.com/chau-co-nguy-co-nhiem-hiv-sau-khi-quan-he-voi-gai-mai-dam-110032.faq

songchungvoi_HIV
03-04-2016, 15:10
Hỏi: Nên xét nghiệm máu trong thời gian nào để phát hiện HIV chính xác nhất? - Bệnh khác
03/04/2016 14:54

Chào bác sĩ, cách đây khoảng 2 ngày em có quan hệ với một người, trong lúc quan hệ bao cao su bị rách em không biết, qua 2 ngày sau em có triệu chứng nổi hạch ở nách và đau cơ, buồn nôn, vậy bác sĩ cho biết em có bị nhiễm HIV không và nên đi xét nghiệm máu trong thời gian nào là chính xác nhất?
HIV/AIDS (http://doisongkhoe.com/hoi-dap.html?q=HIV/AIDS&topic_id=0&option=0) | (ngọc - 11:39 03/04/2016)

Trả lời:

( BS. Đỗ Hữu Thảnh-Chuyên khoa Nội-Đã từng công tác tại Bệnh viên Đa khoa tỉnh Hà Nam - 11:39:07 03/04/2016)

Chào bạn.

Hành vi như bạn mô tả có thể có hoặc không lây nhiễm HIV, muốn xác định có bị nhiễm hay không phải chờ sau 3 tháng làm xét nghiệm ELISA tìm kháng thể chống HIV mới biết được.

Nhiễm HIV thời kì đầu không có biểu hiện triệu chứng mà diễn biến âm thầm, thường sau 8-10 năm sau thì mới chuyển sang AIDS khi đó mới có triệu chứng của sự suy giảm miễn dịch.

Như vậy những biểu hiện như bạn mô tả không phải là những dấu hiệu của nhiễm HIV

http://doisongkhoe.com/nen-xet-nghiem-mau-trong-thoi-gian-nao-de-phat-hien-hiv-chinh-xac-nhat-110319.faq

songchungvoi_HIV
11-04-2016, 18:25
Hỏi: Từng sử dụng ma túy, nay có nhiều biểu hiện giống bị nhiễm HIV - Bệnh khác
11/04/2016 18:18


Chào bác sĩ! em có 1 người bạn cách đây 3 năm bạn ấy có sử dụng ma túy đá nhưng bạn ấy đã cai và bỏ rất lâu, nhưng gần đây bạn ấy có biểu hiện lạ, môi bị lở như có hạt gì trên môi, lòng bàn tay nổi gân xanh, cảm thấy hay mệt mỏi, móng tay xuất hiện có màu tím tím xanh lạ, đổ mồ hôi tay và ban ngày bị đổ mồ hôi, mới bị nổi ban ngày hôm qua và hôm nay, bạn ấy nói khi xét nghiệm máu đi nghĩa vụ và đi làm không có dấu hiệu lạ, nhưng giờ bạn ấy sợ bị nhiễm HIV, mong bác sĩ tư vấn giúp bạn em ạ.
HIV/AIDS (http://doisongkhoe.com/hoi-dap.html?q=HIV/AIDS&topic_id=0&option=0) | (0988***274 - 11:33 11/04/2016)

Trả lời:

( ThS. Nguyễn Kiên Cường-Y học Dự phòng-Viện Y học dự phòng Quân đội - 11:33:05 11/04/2016)


Chào em.

Nếu bạn ấy có nguy cơ với HIV trong thời gian 3 tháng trước khi làm xét nghiệm thì kết quả xét nghiệm có thể không chính xác. Nếu khi xét nghiệm mà thời gian từ khi có hành vi nguy cơ với HIV đến khi làm xét nghiệm HIV đã quá 3 tháng thì kết quả xét nghiệm đó là chính xác.

Trong trường hợp xét nghiệm trong giai đoạn của sổ của HIV thì kết quả cần kiểm tra lại. Để chẩn đoán về tình trạng HIV, không thể dựa trên triệu chứng mà phải làm xét nghiệm.

Chúc sức khỏe.


http://doisongkhoe.com/tung-su-dung-ma-tuy-nay-co-nhieu-bieu-hien-giong-bi-nhiem-hiv-111030.faq

songchungvoi_HIV
22-04-2016, 14:12
Nhiễm HIV bao lâu thì xét nghiệm có kết quả chính xác nhất Thứ sáu 22/04/2016 13:46


Chào bác sĩ, tôi có vài thắc mắc cần hỏi mong được trả lời giúp
1. Bị nhiễm HIV bao lâu thì xét nghiệm có kết quả chính xác nhất. Và có phòng khám nào xét nghiệm miễn phí tại Hà Nội không?;

2. Bị nhiễm HIV bao nhiêu lâu thì sẽ lây qua người khác. Bị nhiễm có thể sẽ lây ngay hay cần thời gian mới có thể lây?;

3. Bị nhiễm HIV có thể chữa hay không. Nếu có thì chi phí là bao nhiêu? Mong bác sĩ có thể giải đáp, xin cảm ơn.





<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2016_04_22/ha.jpg




Ảnh minh họa


</tbody>
Chào bạn!


Thời gian để xét nghiệm HIV chính xác nhất là qua thời kì cửa sổ nghĩa là sau 3 tháng. Tuy nhiên ngành y tế khuyến cáo mọi người cần tham gia xét nghiệm càng sớm càng tốt sau khi có hành vi nguy cơ, chứ không phải chờ cho đến qua thời kỳ cửa sổ 3 tháng.

Việc xét nghiệm mang tính sàng lọc nhằm xác minh khả năng người này âm tính từ trước đó 3 tháng, vì về bản chất HIV là căn bệnh mạn tính và rất khó xác định thời điểm nhiễm thực sự. Mặt khác, đây cũng là cơ hội để người đó tiếp cận với nhân viên tham vấn, được trấn an và hiểu thêm về căn bệnh này. Bạn có thể đến địa chỉ này để được xét nghiệm Miễn Phí và cực kì chính xác: Trung Tâm Chân Chời Mới , Phòng 408 , Tầng 4 , Bệnh Viện Bạch Mai ( xét nghiệm bằng phương pháp cách 3 của Bộ Y Tế , Sử dụng sinh phẩm Genscreen ).

Khi bắt đầu bị nhiễm HIV đã có thể lây sang cho người khác. Bạn có thể mua được thuốc dự phòng HIV sau phơi nhiễm nếu có đơn thuốc của bác sĩ. Giá cả cho điều trị sau phơi nhiễm 28 ngày khoảng 1 - 2 triệu tùy nơi, tùy cách lựa chọn phác đồ. Bạn nên đến trung tâm để bác sĩ thăm khám trực tiếp và tư vấn lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

BS. Nguyễn Thị Hòa
Theo SKĐS

songchungvoi_HIV
29-04-2016, 15:29
Hỏi: Bị nhiễm HIV bao lâu thì xét nghiệm có kết quả chính xác nhất - Bệnh khác 29/04/2016 15:20

Chào bác sĩ tôi có 1 vài thắc mắc cần hỏi mong anh trả lời giúp 1. Bị nhiễm HIV bao lâu thì xét nghiệm có kết quả chính xác nhất. Và có phòng khám nào xét nghiệm miễn phí tại Hà Nội không. 2. Bị nhiễm HIV bao nhiêu lâu thì sẽ lây qua người khác. Bị nhiễm có thể sẽ lây ngay hay cần 1 thời gian mới có thể lây. 3. Bị nhiễm HIV có thể chữa hay không. Nếu có thì chi phí là bao nhiêu. Mong bác sĩ có thể giải đáp, xin cảm ơn.
HIV/AIDS (http://doisongkhoe.com/hoi-dap.html?q=HIV/AIDS&topic_id=0&option=0) | (01692***998 - 06:59 29/04/2016)

Trả lời:

( BS. Nguyễn Thị Hòa-Bác sĩ đa khoa-Bệnh viện đa khoa Đống Đa - 06:59:00 29/04/2016)


Chào bạn!

Thời gian để xét nghiệm HIV chính xác nhất là qua thời kì cửa sổ nghĩa là sau 3 tháng. Tuy nhiên ngành y tế khuyến cáo mọi người cần tham gia xét nghiệm càng sớm càng tốt sau khi có hành vi nguy cơ, chứ không phải chờ cho đến qua thời kỳ cửa sổ 3 tháng. Việc xét nghiệm mang tính sàng lọc nhằm xác minh khả năng người này âm tính từ trước đó 3 tháng, vì về bản chất HIV là căn bệnh mạn tính, và rất khó xác định thời điểm nhiễm thực sự. Mặt khác, đây cũng là cơ hội để người đó tiếp cận với nhân viên tham vấn, được trấn an và hiểu thêm về căn bệnh này. Bạn có thể đến địa chỉ này để được xét nghiệm Miễn Phí và cực kì chính xác: Trung Tâm Chân Chời Mới , Phòng 408 , Tầng 4 , Bệnh Viện Bạch Mai ( xét nghiệm bằng phương pháp cách 3 của Bộ Y Tế , Sử dụng sinh phẩm Genscreen ). Khi bắt đầu bị nhiễm HIV dã có thể lây sang cho người khác. Bạn có thể mua được thuốc dự phòng HIV sau phơi nhiễm nếu có đơn thuốc của bác sĩ. Giá cả cho điều trị sau phơi nhiễm 28 ngày khoảng 1 - 2 triệu tùy nơi, tùy cách lựa chọn phác đồ. Bạn nên đến trung tâm để bác sĩ thăm khám trực tiếp và tư vấn lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Chúc bạn sức khỏe!


http://doisongkhoe.com/bi-nhiem-hiv-bao-lau-thi-xet-nghiem-co-ket-qua-chinh-xac-nhat-113151.faq

songchungvoi_HIV
07-05-2016, 16:44
Nguy cơ lây nhiễm HIV khi bao cao su bị rách Thứ bảy 07/05/2016 12:00


Quan hệ tình dục không an toàn là 1 trong các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm HIV/AIDS.






<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/buikieulien/2016_05_07/BCS.jpg


Ảnh minh họa


</tbody>





ThS. Nguyễn Kiên Cường-Y học Dự phòng-Viện Y học dự phòng Quân đội, cho biết: Khi bị rách bao cao su, người bệnh có nguy cơ lây nhiễm HIV (nguy cơ lây nhiễm vẫn xảy ra dù người bệnh có xuất tinh bên trong hay bên ngoài âm đạo).

Người bệnh thường nhầm tưởng rằng xuất tinh bên trong âm đạo mới có nguy cơ lây nhiễm HIV còn xuất tinh ngoài âm đạo thì không có nguy cơ lây nhiễm. Điều này là không đúng vì lây nhiễm HIV vẫn xảy ra ngay cả khi người bệnh có quan hệ tình dục mà không có xuất tinh.

HIV có trong dịch sinh dục của người lây truyền qua vết xước hay vết rách trên da, niêm mạc dương vật, miệng sáo, niệu đạo. Do đó, nếu người bệnh có quan hệ tình dục không an toàn, có tiếp xúc với dịch sinh dục của đối tượng nữ có HIV dương tính thì người bệnh đã có nguy cơ lây nhiễm HIV.

Không phải những triệu chứng mà người bệnh mô tả như ho, đau đầu là triệu chứng chắc chắn của nhiễm HIV. Có thể ho do người bệnh uống nước lạnh và hút thuốc.

Người bệnh nên xét nghiệm HIV theo phương pháp Ag/Ab Combo sau 28 ngày có hành vi nguy cơ, kiểm tra xét nghiệm lại sau 12 tuần để có kết quả chính xác.
(Theo SKĐS)

Charles
11-10-2017, 19:40
Vì sao cần xét nghiệm HIV sớm?


Thứ tư 11/10/2017 11:00

Năm 2017, Việt Nam chọn chủ đề “Xét nghiệm HIV sớm - Hướng tới mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020” cho Tháng Hành động Phòng, chống HIV/AIDS từ ngày 10/11 đến ngày 10/12. Đâu là lý do cho việc lựa chọn chủ đề này?

Theo Bộ Y tế, do thời kỳ ủ bệnh (nhiễm HIV không có triệu chứng) khi nhiễm HIV kéo dài nhiều năm nên người nhiễm HIV vẫn khỏe mạnh bình thường. Vì vậy nhìn bề ngoài không thể biết được một người có nhiễm HIV hay không. Chỉ có xét nghiệm mới biết một người có bị nhiễm HIV hay không.

Ngay cả khi ở giai đoạn nhiễm HIV có triệu chứng hoặc giai đoạn AIDS thì các biểu hiện của bệnh AIDS vẫn không điển hình mà phụ thuộc vào triệu chứng của các bệnh nhiễm trùng cơ hội khác như viêm phổi, hoặc ỉa chảy, loét miệng v.v... nên người thầy thuốc cũng không thể khẳng định bệnh nhân nhiễm HIV nếu không làm xét nghiệm HIV.

Mặc dù chỉ có xét nghiệm mới biết một người có nhiễm HIV hay không nhưng vẫn còn nhiều người cho rằng nhìn bề ngoài có thể biết một người nhiễm HIV. Đây là sự hiểu sai và có thể do trước đây khi truyền thông, người ta thường mô tả hình ảnh người nhiễm HIV ở giai đoạn suy giảm miễn dịch nặng (giai đoạn AIDS) gày gò, ốm yếu, da bọc xương.

Bên cạnh đó, xét nghiệm giúp giải tỏa băn khoăn lo lắng cho người có hành vi nguy cơ, đồng thời giúp một người biết cách dự phòng lây nhiễm HIV cho bản thân mình và người thân. Khi kết quả xét nghiệm HIV là “âm tính” sẽ giải tỏa được những băn khoăn lo lắng về tình trạng nhiễm HIV của mình. Khi làm xét nghiệm, cán bộ tư vấn sẽ giúp bạn biết cách dự phòng lây nhiễm HIV.


<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/tranthitiep/2017_10_11/index_copy.jpg


Ảnh minh họa. Nguồn internet

</tbody>
Ngay cả trong trường hợp kết quả xét nghiệm là “dương tính” (khẳng định bạn đã nhiễm HIV) thì điều đó cũng giúp bạn dự phòng lây nhiễm HIV cho người thân, có kế hoạch tốt hơn cho cuộc sống và tiếp cận điều trị cũng như các dịch vụ chăm sóc sức khỏe kịp thời.

Biết tình trạng nhiễm HIV sớm để được chăm sóc và điều trị ARV kịp thời

Hiện nay vẫn có nhiều người cho rằng nhiễm HIV không có thuốc điều trị khỏi do vậy không cần thiết phải đi xét nghiệm HIV và vì có biết cũng không giải quyết được gì. Nhưng hiểu như vậy là không đúng.

Mọi người cần biết về tình trạng nhiễm HIV của mình càng sớm sẽ càng tốt, bởi: Biết sớm tình trạng nhiễm HIV sẽ giúp chủ động dự phòng lây nhiễm HIV cho vợ/chồng/bạn tình, người thân trong gia đình và những người khác. Khi bị nhiễm HIV, cán bộ y tế sẽ tư vấn và cung cấp các kiến thức, kỹ năng, phương tiện dự phòng lây nhiễm HIV. Rất nhiều trường hợp đáng tiếc do không biết tình trạng nhiễm HIV nên đã “vô tình” làm lây truyền HIV sang vợ, chồng, bạn tình, người thân trong gia đình và lây truyền HIV từ cha, mẹ sang con.

Dù chưa có thuốc điều trị triệt để (khỏi hẳn) HIV, nhưng thuốc kháng virus (ARV) hiện nay đã giúp người nhiễm HIV kéo dài cuộc sống khỏe mạnh và giảm khả năng lây truyền HIV cho người khác. Càng phát hiện sớm nhiễm HIV, thì việc chăm sóc y tế, bao gồm cả điều trị bằng ARV sẽ càng được bắt đầu sớm, điều đó giúp người nhiễm HIV sống khỏe mạnh, sống lâu hơn và an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh hơn.

Các nghiên cứu khoa học gần đây khẳng định rằng, ngoài lợi ích giúp người nhiễm HIV khỏe mạnh, điều trị thuốc kháng vi rút sớm có tác dụng ức chế sự sinh sôi của HIV và qua đó làm giảm nguy cơ lây truyền HIV từ người nhiễm HIV sang người khác qua quan hệ tình dục tới 96%.

Khi xét nghiệm và biết tình trạng nhiễm HIV sớm, người nhiễm sẽ được điều trị HIV kịp thời, giúp giảm chi phí thuốc men, chi phí khám chữa bệnh và chi phí nằm viện, trong khi người nhiễm HIV lại sống khỏe mạnh, dài lâu, có thể lao động, học tập như những người khác. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng người nhiễm HIV nếu được điều trị sớm và tuân thủ điều trị sẽ có tuổi thọ tương đương với người không nhiễm HIV.

Hiện nay Bộ Y tế đã có hướng dẫn điều trị ARV ngay khi phát hiện nhiễm HIV không phụ thuộc vào số lượng tế bào CD4 hay giai đoạn lâm sàng, do vậy khi một người được xét nghiệm và phát hiện sớm nhiễm HIV sẽ được điều trị ARV kịp thời.

Nhiều người nhiễm HIV vẫn chưa biết tình trạng nhiễm HIV

Mặc dù xét nghiệm HIV quan trọng như vậy, nhưng nhiều người nhiễm HIV vẫn chưa biết tình trạng nhiễm HIV. Theo ước tính, Việt Nam hiện có khoảng 250.000 người nhiễm HIV hiện còn sống, tuy nhiên chỉ có khoảng gần 200.000 người nhiễm HIV được quản lý.

Như vậy vẫn còn hơn 50.000 người nhiễm HIV chưa biết tình trạng nhiễm HIV. Họ sẽ có thể “vô tình” là nguồn lây nhiễm HIV cho cộng đồng do không được tư vấn và tiếp cận các dịch vụ dự phòng, họ cũng không được tiếp cận các dịch vụ điều trị ARV sớm để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân họ và làm giảm lây truyền HIV ra cộng đồng.

Cũng dựa trên ước tính trên, hiện Việt Nam mới chỉ có gần 80% người nhiễm HIV biết tình trạng nhiễm HIV của mình, trong khi chỉ còn 3 năm để đạt tới mục tiêu 90% thứ nhất, đó là khoảng cách lớn cần sự nỗ lực của mỗi cá nhân và cả cộng đồng.

Dịch vụ xét nghiệm HIV đã được triển khai rộng khắp cả nước

Hiện nay hầu hết các cơ sở y tế đều đã có thể xét nghiệm sàng lọc để phát hiện sớm lây nhiễm HIV. Theo báo cáo, cả nước có khoảng hơn 1.000 cơ sở y tế có khả năng xét nghiệm sàng lọc HIV.

Ngoài các cơ sở y tế, xét nghiệm HIV tại cộng đồng thông qua các cán bộ y tế thực hiện lưu động hoặc do các nhân viên tiếp cận cộng đồng (là những người không chuyên) được hướng dẫn, tập huấn cũng có thể thực hiện xét nghiệm sàng lọc HIV.

Với kỹ thuật ngày càng đơn giản, hiện nay người có nhu cầu xét nghiệm HIV có thể tự thực hiện qua lấy máu đầu ngón tay để xét nghiệm hoặc tự xét nghiệm bằng dịch miệng.

Chỉ khi các xét nghiệm sàng lọc này nghi ngờ mới cần xét nghiệm khẳng định nhiễm HIV tại các phòng xét nghiệm khẳng định được Bộ Y tế cho phép khẳng định nhiễm HIV.


Nhật Thy