PDA

View Full Version : em xin hỏi thểm về kiến thức hiv



Tran Thanh Binh
28-04-2014, 19:55
haiz,chiều nay em vào quán nét,có cái thùng,chẳng biết thế nào em quẹt vào mũi nhọn cái thùng,bị rách ra chảy máu,anh hcij cho em hỏi là,nếu có kim găm trên cái thùng,em bị kim đam xuyên áo bj chảy máu,liệu có nguy cơ k

songchungvoi_HIV
28-04-2014, 19:58
haiz,chiều nay em vào quán nét,có cái thùng,chẳng biết thế nào em quẹt vào mũi nhọn cái thùng,bị rách ra chảy máu,anh hcij cho em hỏi là,nếu có kim găm trên cái thùng,em bị kim đam xuyên áo bj chảy máu,liệu có nguy cơ k
Mắt có đui k mà nhìn k thấy có hay k kim???

Tran Thanh Binh
28-04-2014, 20:00
haiz,em quên để ý xem có cái kim nào găn trên thùng ko,chỉ sau khi bị xượt thác áo lên thìn thấy có vết xước trên ra,có rĩ ít máu ra,e có nguy cơ k ạ

Nguyen Ha
28-04-2014, 20:02
haiz,chiều nay em vào quán nét,có cái thùng,chẳng biết thế nào em quẹt vào mũi nhọn cái thùng,bị rách ra chảy máu,anh hcij cho em hỏi là,nếu có kim găm trên cái thùng,em bị kim đam xuyên áo bj chảy máu,liệu có nguy cơ k

Không hiểu vì lý do gì mà các bạn ám ảnh với HIV quá vậy? Cứ bị va quệt vào đâu chảy máu tí thôi là lại liên tưởng tới kim tiêm đâm, nguy cơ bị HIV. Nguyên Hà cá với bạn rằng bạn bị vật gì đó đâm vàm bạn cảm nhận thấy đau và quay lại nhìn xem đó là cái gì chứ không bao giờ bạn bị va quệt rồi ngoảnh mặt bước đi ngay.

songchungvoi_HIV
28-04-2014, 20:02
haiz,em quên để ý xem có cái kim nào găn trên thùng ko,chỉ sau khi bị xượt thác áo lên thìn thấy có vết xước trên ra,có rĩ ít máu ra,e có nguy cơ k ạ
Cho dù k để ý vẫn xác định kim tiêm và kim bấm, Mù vẫn còn nhận diện đc mệnh giá tiền, chứ đừng nói là mắt thấy đường như bạn, nếu cảm thấy mắt k dùng đúng chức năng tốt nhất móc bỏ đi

Nguyen Ha
28-04-2014, 20:03
haiz,em quên để ý xem có cái kim nào găn trên thùng ko,chỉ sau khi bị xượt thác áo lên thìn thấy có vết xước trên ra,có rĩ ít máu ra,e có nguy cơ k ạ
Không có nguy cơ.

Tran Thanh Binh
28-04-2014, 20:03
huhu,nhưng em quay lại nhìn thì thấy cái cạnh thùng,thác áo lên thấy vết thương đỏ rĩ máu,nhìn to,nhưng ko chảy máu ròng dòng,liệu em có nguy cơ k ạ

Nguyen Ha
28-04-2014, 20:06
huhu,nhưng em quay lại nhìn thì thấy cái cạnh thùng,thác áo lên thấy vết thương đỏ rĩ máu,nhìn to,nhưng ko chảy máu ròng dòng,liệu em có nguy cơ k ạ

Không có nguy cơ.

songchungvoi_HIV
28-04-2014, 20:07
huhu,nhưng em quay lại nhìn thì thấy cái cạnh thùng,thác áo lên thấy vết thương đỏ rĩ máu,nhìn to,nhưng ko chảy máu ròng dòng,liệu em có nguy cơ k ạ
uất hiện dạng bệnh tâm thần mới: ám ảnh mình bị HIV

Gần đây, Phòng khám sức khoẻ tâm thần của Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận nhiều bệnh nhân với căn bệnh kỳ quặc: sợ mình nhiễm HIV tới mức ám ảnh.


http://dantri4.vcmedia.vn/FaA3gEccccccccccccos/Image/2013/03/kham-3313-39a50.jpg
BS Trịnh Bích Huyền thăm khám cho bệnh nhân rối loạn ám ảnh cưỡng bức.

Điều đáng nói là bệnh nhân toàn là những người có kiến thức đủ rộng để biết con đường lây truyền HIV nhưng vẫn sợ rất


Chị Nguyễn Thị Thúy Q. (32 tuổi, đã tốt nghiệp đại học và đang công tác ở một tổ chức quốc tế) đến phòng khám sức khoẻ tâm thần với phong thái rất tự tin. Chị cho biết mình chuyên tư vấn về sức khoẻ sinh sản và trong công việc cũng phải tuyên truyền về HIV/AIDS.

Tuy nắm rõ đường lây của HIV cũng như khả năng lây nhiễm qua các con đường, nhưng gần đây không rõ do công việc căng thẳng hay vì lý do gì mà tự dưng chị luôn ám ảnh, đêm nằm mơ mình nhiễm HIV, phải điều trị bằng thuốc. Tự chị cũng cảm thấy mình bất thường khi đi gội đầu, cắt tóc ngoài hàng cũng lo lây nhiễm từ người gãi đầu cho mình lẫn cái kéo cắt tóc; ra chợ mua thịt bò cũng sợ người thái thịt bị đứt tay và nhỡ đâu có thể lây truyền virus...


BS Trịnh Bích Huyền, Viện Sức khoẻ tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, qua thăm khám, bệnh nhân Q. được chẩn đoán mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng bức. Khi mắc phải chứng bệnh này, bệnh nhân có thể nhận thấy những ý nghĩ ám ảnh và những hành vi cưỡng bức ấy là vô lý nhưng vẫn không thể chống lại được nó, thậm chí không thể dừng lại để có những lúc thư giãn. Ở trường hợp chị Q., dù có kiến thức về y hẳn hoi nhưng bệnh nhân cứ lo mình nhiễm bệnh một cách rất vô lý; biết mình lo vô lý nhưng vẫn không thoát ra được ý nghĩ đó.

Nhiều trường hợp giống chị Q., thậm chí đã đi xét nghiệm, cho kết quả âm tính nhưng vẫn lo, lại đi xét nghiệm tiếp... Lo quá mà chỉ ăn với đi khám, dù bác sĩ khám đã giải thích rõ các đường lây và cho rằng sự lo lắng là không có cơ sở nhưng bệnh nhân vẫn lo. Điều đặc biệt là một số bệnh nhân công tác trong ngành y, hiểu biết về HIV, tuyên truyền về HIV mà vẫn lo lắng đến kỳ quặc.


BS Trịnh Bích Huyền cho biết, người phải làm việc căng thẳng, nhiều sức ép dễ mắc chứng bệnh này. Điều trị chứng rối loạn ám ảnh cưỡng bức không dễ; việc điều trị cũng dai dẳng. Để hạn chế mắc rối loạn ám ảnh cưỡng bức, mọi người nên tự tìm cách cân bằng; tìm đến sự thư giãn, giải trí như đi bộ, trồng cây xanh... khi bắt đầu thấy mình có dấu hiệu stress. Khi cảm thấy căng thẳng, cũng nên chia sẻ với bạn bè, người thân, đừng khư khư giữ ý nghĩ lo lắng trong đầu. Và sau cùng, khi thấy mình có "bất thường" như lo lắng quá mức, lo đến mức vô lý... nên đi khám để được điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa tâm thần.


Theo Hoài Hương
Kiến thức
Hoang tưởng vì ám ảnh nhiễm... HIV

(Health+) Thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai cho biết, thời gian gần đây, Phòng khám sức khoẻ tâm thần của Bệnh viện tiếp nhận nhiều bệnh nhân với căn bệnh kỳ quặc: sợ mình nhiễm HIV tới mức ám ảnh.

Chị N.T.Q. (32 tuổi) đến Phòng khám Sức khoẻ tâm thần với sự lo lắng hiện trên khuôn mặt. Chị cho biết mình chuyên tư vấn về sức khoẻ sinh sản và trong công việc cũng phải tuyên truyền về HIV/AIDS. Tuy nắm rõ đường lây của HIV cũng như khả năng lây nhiễm qua các con đường, nhưng gần đây không rõ do công việc căng thẳng hay vì lý do gì mà tự dưng chị luôn ám ảnh, đêm nằm mơ mình nhiễm HIV, phải điều trị bằng thuốc. Tự chị cũng cảm thấy mình bất thường khi đi gội đầu, cắt tóc ngoài hàng cũng lo lây nhiễm từ người gãi đầu cho mình lẫn cái kéo cắt tóc; ra chợ mua thịt bò cũng sợ người thái thịt bị đứt tay và nhỡ đâu có thể lây truyền virus...
http://images.healthplus.vn/Images/Uploaded/Share/2013/10/01/6829chungroiloantamthankyla1.jpg

Tại các phòng khám tâm thần ở VN xuất hiện bệnh nhân của chứng bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế mới: ám ảnh nhiễm HIV

BS. Trịnh Bích Huyền, Phòng khám Sức khoẻ tâm thần cho biết, qua thăm khám, bệnh nhân Q. được chẩn đoán mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng bức. Khi mắc phải chứng bệnh này, bệnh nhân có thể nhận thấy những ý nghĩ ám ảnh và những hành vi cưỡng bức ấy là vô lý nhưng vẫn không thể chống lại được nó, thậm chí không thể dừng lại để có những lúc thư giãn. Ở trường hợp chị Q., dù có kiến thức về y hẳn hoi nhưng bệnh nhân cứ lo mình nhiễm bệnh một cách rất vô lý; biết mình lo vô lý nhưng vẫn không thoát ra được ý nghĩ đó.

Cũng theo BS. Huyền, phòng khám đã tiếp nhận nhiều trường hợp giống chị Q., thậm chí đã đi xét nghiệm, cho kết quả âm tính nhưng vẫn lo, khám đi khám lại nhiều lần dù bác sĩ đã giải thích rõ các đường lây và bản thân người bệnh biết rõ về con đường lây truyền, rằng mình không có nguy cơ nhiễm bệnh nhưng vẫn lo lắng. Điều đặc biệt là một số bệnh nhân công tác trong ngành y, hiểu biết về HIV, tuyên truyền về HIV mà vẫn lo lắng đến kỳ quặc.
http://images.healthplus.vn/Images/Uploaded/Share/2013/10/01/sohaikpkenh1409159b3.jpg

Nhiều người trong số bệnh nhân rối loạn ám ảnh nhiễm HIV là người làm việc trong ngành y


BS. Huyền cho biết, người phải làm việc căng thẳng, nhiều sức ép dễ mắc chứng bệnh này. Điều trị chứng rối loạn ám ảnh cưỡng bức không dễ, việc điều trị cũng dai dẳng. Để hạn chế mắc rối loạn ám ảnh cưỡng bức, mọi người nên tự tìm cách cân bằng; tìm đến sự thư giãn, giải trí như đi bộ, trồng cây xanh... khi bắt đầu thấy mình có dấu hiệu stress. Khi cảm thấy căng thẳng, cũng nên chia sẻ với bạn bè, người thân, đừng khư khư giữ ý nghĩ lo lắng trong đầu. Và sau cùng, khi thấy mình có "bất thường" như lo lắng quá mức, lo đến mức vô lý... nên đi khám để được điều trị bởi bác sỹ chuyên khoa tâm thần.


Nguyệt An
http://healthplus.vn/hoang-tuong-vi-am-anh-nhiem-hiv (http://healthplus.vn/hoang-tuong-vi-am-anh-nhiem-hiv-20131001114535448p0c96.htm)

RỐI LOẠN HOANG TƯỞNG (http://phongkhamtamthan.net/)
CÁC RỐI LOẠN HOANG TƯỞNG

1. Đặc điểm chung.
Tỷ lệ mắc các rối loạn hoang tưởng nói chung là 0,03% dân số và chiếm khoảng 1-2% tổng số bệnh nhân điều trị nội trú trong các bệnh viện tâm thần, khởi phát bệnh thường ở lứa tuổi trung niên và người cao tuổi, tỷ lệ mắc bệnh trong cuộc đời là 0,05-0,1%.
Các yếu tố văn hoá, tôn giáo và giới tính của bệnh nhân cần được chú ý khi xem xét, đánh giá các rối loạn hoang tưởng. Một số nền văn hoá có niềm tin đặc biệt được coi là hoang tưởng ở các nền văn hoá khác. Rối loạn hoang tưởng nói chung không có sự khác biệt về giới tính, nhưng hoang tưởng ghen tuông thường gặp ở nam giới hơn ở nữ giới.
Rối loạn hoang tưởng có thể liên quan với các vấn đề về xã hội, hôn nhân, và nơi làm việc, thường bệnh nhân biện luận và giải thích tương đối phù hợp với hoàn cảnh hiện tại thí dụ như: hoang tưởng gán ý, các sự kiện chỉ bình thường nhưng bệnh nhân lại gán cho một ý nghĩa đặc biệt. Một số bệnh nhân khác, rối loạn hoang tưởng biểu hiện bằng khí sắc bị kích thích hoặc bị hành hạ hoặc ghen tuông thường nổi khùng và có hành vi bạo lực hoặc kiện cáo. Các giai đoạn trầm cảm chủ yếu hoặc trầm cảm nhẹ thường thấy ở bệnh nhân rối loạn hoang tưởng. Rối loạn hoang tưởng còn có thể phối hợp với các rối loạn ám ảnh cưỡng bức, rối loạn cảm giác bản thể và rối loạn nhân cách thể paranoid hoặc khép kín.
Rối loạn hoang tưởng thường gặp với tỷ lệ cao hơn ở những người họ hàng của những bệnh nhân TTPL. Một số nghiên cứu cho rằng rối loạn nhân cách thể khép kín hoặc thể paranoid có thể thấy ở những người có quan hệ huyết thống mức độ I của bệnh nhân rối loạn hoang tưởng. Rối loạn hoang tưởng nhìn chung khởi phát ở những người cao tuổi, tiến triển mạn tính, khả năng lao động thường không bị giảm sút. Trong một số trường hợp, giai đoạn ổn định có thể lâu dài. Cũng có trường hợp tái phát ngay sau đó.
2. Các thể lâm sàng.
2.1. Rối loạn hoang tưởng thể được yêu:
Hoang tưởng thể được yêu là hoang tưởng xây dựng trên cơ sở có một người khác yêu mình. Bệnh nhân cho rằng đó là một tình yêu lãng mạn, lý tưởng, có thiên hướng về tâm thần hơn là tiếp xúc tình dục và tin rằng người đó có vị trí cao hơn bệnh nhân và hoàn toàn xa lạ như: những người nổi tiếng, hoặc các vĩ nhân. Bệnh nhân tìm mọi cách, cố gắng tiếp xúc với người trong hoang tưởng như: gọi điện, viết thư, tặng quà hoặc đến thăm. Tỷ lệ hoang tưởng được yêu trong lâm sang cả 2 giới tương đương nhau.
2.2. Rối loạn hoang tưởng thể tự cao:
Hoang tưởng tự cao là thể hoang tưởng được xây dựng trên một niềm tin có khả năng to lớn nhưng chưa được biết đến hoặc tiềm năng lớn chưa được khám phá, hiếm hơn người bệnh có những hoang tưởng có mối liên quan đặc biệt với các bậc vĩ nhân như: một cố vấn của tổng thống chẳng hạn, thậm chí còn cho rằng mình là một nhân vật vĩ đại. Hoang tưởng tự cao còn có thể có nội dung tôn giáo như: bệnh nhân tin rằng mình có một thông điệp của thượng đế.
2.3. Rối loạn hoang tưởng thể ghen tuông:
Hoang tưởng ghen tuông là thể hoang tưởng được xây dựng trên cơ sở cho rằng vợ hoặc chồng mình, hoặc người yêu của mình không chung thuỷ, nhưng niềm tin này không có cơ sở thực tế và suy diễn trên cơ sở sai lầm của các bằng chứng mà bệnh nhân cho là rõ rệt, được chọn lọc theo phán quyết của hoang tưởng. Bệnh nhân có hoang tưởng ghen tuông thường hành hạ vợ hoặc chồng hoặc người yêu và cố gắng hỏi theo khía cạnh phản bội của đối tượng.
2.4. Rối loạn hoang tưởng thể bị hại:
Hoang tưởng bị hại là thể hoang tưởng được xây dựng trên cơ sở cho rằng một số người có mưu đồ chống lại mình như: theo dõi, lừa đảo, làm gián điệp, đầu độc hoặc gây lạm dụng ma tuý. Một thiếu sót nhỏ có thể được phóng đại và trở thành trung tâm của hoang tưởng. Những hoang tưởng bị hại có thể trở thành những xung động lặp đi lặp lại để thảo mãn cho chính bản thân bệnh nhân. Bệnh nhân có hoang tưởng bị hại dễ phật ý và có thể sử dụng bạo lực đối với những đối tượng mà họ cho rằng đang chống lại mình.
2.5. Rối loạn hoang tưởng dạng cơ thể:
Hoang tưởng dạng cơ thể là hoang tưởng được xây dựng trên cơ sở các rối loạn chức năng hoặc rối loạn cơ thể. Hoang tưởng này có thể rất khác nhau, thường gặp nhất là bệnh nhân tin rằng mình nhận thấy mùi khó chịu ở da, miệng, trực tràng hoặc âm đạo hoặc bị nhiễm các bệnh do côn trùng ở da hoặc bị hỏng một cơ quan nội tạng nào đó hoặc một phần cơ thể cảm thấy không bình thường hoặc dị dạng, bất chấp các bằng chứng rõ rệt hoặc tin rằng có một phần cơ thể hoặc các nội tạng không hoạt động.
3 Điều trị.
3.1. Liệu pháp hoá dược:
Rối loạn hoang tưởng điều trị ngoại trú là chủ yếu, nhưng điều trị nội trú cho một số trường hợp sau:
+ Bệnh nhân cần khám toàn thân, đặc biệt là khám thần kinh để tìm nguyên nhân của rối loạn hoang tưởng.
+ Bệnh nhân kích động, có hành vi bạo lực, tự sát, giết người do hoang tưởng chi phối.
+ Bệnh nhân có hành vi gây rối loạn trong gia đình và nơi công tác do các hoang tưởng chi phối.
3.2. Liệu pháp tâm lý:
Liệu pháp tâm lý nhằm xác lập niềm tin hợp lý cho bệnh nhân. Liệu pháp tâm lý cá nhân, liệu pháp nhận thức, liệu pháp hành vi và liệu pháp tâm lý gia đình .
http://phongkhamtamthan.net/xem-danh-muc/10/roi-loan-hoang-tuong (http://phongkhamtamthan.net/xem-danh-muc/10/roi-loan-hoang-tuong.html)

Tran Thanh Binh
28-04-2014, 20:08
tưc là em muốn hỏi,nếu thực sự có kim tiêm găm trên đó,em quẹt phải,xượt qua,bị rách ra,rĩ ít máu,co nguy cơ k ạ

songchungvoi_HIV
28-04-2014, 20:10
tưc là em muốn hỏi,nếu thực sự có kim tiêm găm trên đó,em quẹt phải,xượt qua,bị rách ra,rĩ ít máu,co nguy cơ k ạ
Chả có kim nào hết

Nguyen Ha
28-04-2014, 20:17
tưc là em muốn hỏi,nếu thực sự có kim tiêm găm trên đó,em quẹt phải,xượt qua,bị rách ra,rĩ ít máu,co nguy cơ k ạ

Hoang tưởng:khi875437:

trungan1987
29-04-2014, 03:04
tưc là em muốn hỏi,nếu thực sự có kim tiêm găm trên đó,em quẹt phải,xượt qua,bị rách ra,rĩ ít máu,co nguy cơ k ạ
Bạn hoang tưởng rùi... lần sau bạn bị va quẹt vào đâu thì bạn nhớ để ý chỗ đó nhe... để khỏi phải suy diễn lung tung rùi lo lắng...

tôi ơi đừng tuyệt vọng
29-04-2014, 06:04
tưc là em muốn hỏi,nếu thực sự có kim tiêm găm trên đó,em quẹt phải,xượt qua,bị rách ra,rĩ ít máu,co nguy cơ k ạ
không có nguy cơ vì đây chỉ là giả thiết...