songchungvoi_HIV
05-05-2014, 09:16
Thứ hai 05/05/2014
Năm 2008, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Đà Nẵng thành lập, bác sĩ CKII Phạm Thị Đào được tin tưởng, bổ nhiệm vào vị trí giám đốc. Qua 6 năm giữ cương vị Giám đốc Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS, Bác sĩ Phạm Thị Đào luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu đi đầu trong các hoạt động chỉ đạo giám sát dịch tễ, truyền thông, tư vấn, chăm sóc người nhiễm và can thiệp giảm tác hại …, góp phần đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS trên địa bàn thành phố
Thời gian đầu Trung tâm mới thành lập là thời điểm khó khăn về nguồn nhân lực, cơ sở vật chất chưa có, trang thiết bị làm việc thiếu thốn. Song với tinh thần đầy trách nhiệm của một người lãnh đạo, bác sĩ Phạm Thị Đào luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực, năng nổ trong công tác, vượt qua khó khăn để lãnh đạo Trung tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Bác sĩ Đào thường xuyên nắm tình hình thực tiễn địa phương và có kế hoạch tham mưu trực tiếp với lãnh đạo ngành y tế cấp trên, đề xuất các phương án xây dựng nguồn nhân lực, phát triển cơ sở hạ tầng y tế, trang bị máy móc, thiết bị phục vụ chuyên môn và các trang bị hỗ trợ hoạt động truyền thông, can thiệp giảm tác hại, dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng để đảm bảo các điều kiện triển khai có hiệu quả các hoạt phục vụ nhiệm vụ chính trị của Trung tâm.
http://soyte.danang.gov.vn/documents/10180/0/bsdao.jpg?t=1393213482589
Bác sỹ CK II Phạm Thị Đào - Giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS
Nổi bật với những nỗ lực đó là công tác tham mưu, đề xuất, xây dựng và đưa trụ sở làm việc của trung tâm vào hoạt động, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ được giao và chương trình mục tiêu quốc gia về phòng chống HIV/AIDS; tham mưu, vận động thành lập và đưa hai cơ sở điều trị Methadone đi vào hoạt động, tiếp nhận và điều trị cho các bệnh nhân nghiện các chất dạng thuốc phiện, góp phần làm giảm lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường máu cho những người nghiện ma túy nói riêng và nghiện các chất dạng thuốc phiện nói chung. Bên cạnh đó, việc thành lập các nhóm chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS tại nhà và tại cộng đồng cũng được bác sỹ Đào quan tâm chú trọng, thông qua hoạt động của các nhóm chăm sóc tại nhà đã hỗ trợ cho những người nhiễm HIV/AIDS về tâm lý, tuân thủ điều trị… giúp họ vươn lên sống lành mạnh, có ích và tích cực tham gia vào hoạt động phòng chống HIV/AIDS của địa phương.
Xác định, trong phòng chống HIV/AIDS, công tác truyền thông, can thiệp giảm tác hại được đặt lên hàng đầu. Bác sĩ Đào cùng với tập thể cán bộ, viên chức đơn vị triển khai các hoạt động can thiệp giảm tác hại, cấp phát bơm kim tiêm, bao cao su tới các nhóm đối tượng đích, thu hút sự vào cuộc tích cực của các giáo dục viên đồng đẳng, nhân viên tiếp cận cộng đồng… vào hoạt động truyền thông, cung cấp kiến thức, kỹ năng tiêm chích an toàn, tình dục an toàn tới nhóm người có hành vi nguy cơ cao như tiêm chích ma túy, mại dâm... giúp cho tỷ lệ thực hành các hành vi an toàn dự phòng lây nhiễm HIV ở nhóm người này tăng lên, làm giảm số người nhiễm mới HIV. Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả công tác truyền thông, đi đôi với việc truyền thông nhóm, cấp phát tài liệu truyền thông, chuyên mục truyền hình phòng chống HIV/AIDS mang tựa đề: "Sống để yêu thương" được xây dựng, phát sóng trên đài phát thanh truyền hình Đà Nẵng đã thu hút đông đảo khán giả đón xem. Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế suy thoái, các nguồn kinh phí cho hoạt động phòng chống HIV/AIDS liên tục bị cắt giảm, thì việc làm sao để đảm bảo hoạt động hiệu quả, nâng cao được hiểu biết về HIV/AIDS của người dân luôn được Bác sĩ Đào quan tâm, trăn trở. Nhận thấy việc tuyên truyền thông qua hình thức sân khấu hoá luôn được hưởng ứng, dễ đi vào lòng người. Cùng với Ban giám đốc, bác sĩ Đào đã tổ chức thành lập đội văn nghệ xung kích từ chính lực lượng viên chức trong đơn vị. Đồng thời tổ chức dàn dựng chương trình, luyện tập và đến biểu diễn tại các xã của huyện Hoà Vang, Trung tâm giáo dục dạy nghề 05-06. Hoạt động đó, không chỉ giúp người dân tiếp cận đầy đủ kiến thức về HIV/AIDS một cách nhẹ nhàng, thoải mái mà còn giúp người dân vùng nông thôn nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần và đặc biệt đã thu hút được sự tham gia của toàn dân vào hoạt động phòng chống HIV/AIDS, tạo nên sự thay đổi thái độ và hành vi của mọi người trong cộng đồng về HIV/AIDS.
Bằng những hoạt động thiết thực, bác sĩ Phạm Thị Đào còn vận động tập thể cán bộ, viên chức trong đơn vị rèn luyện phẩm chất đạo đức của người thầy thuốc theo 12 điều y đức, nỗ lực, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ phòng chống HIV/AIDS gắn với việc triển khai thực hiện tốt phong trào thi đua yêu nước, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đẩy mạnh công tác thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu … Bà Nguyễn Phú Đoan Trinh - Trưởng cơ sở điều trị Methadone số 2 cho biết: "Bác sĩ Đào là một người lãnh đạo rất quan tâm công tác chung, sâu sát cơ sở, được tập thể kính trọng, xem là tấm gương học hỏi, noi theo".
Nói về người lãnh đạo trực tiếp của mình, Bà Trần Thanh Thuỷ - Phó giám đốc trung tâm cho biết: "Đối với bác sĩ Đào, lòng yêu nghề được thể hiện ở tinh thần trách nhiệm cao, ở lề lối làm việc có kế hoạch và có biện pháp kiên quyết thực hiện kế hoạch, ở tác phong sâu sát quần chúng, tận tụy và hết lòng vì công việc, chăm lo giáo dục tư tưởng và đời sống cán bộ, ở tinh thần không ngừng nâng cao trình độ công tác và năng lực lãnh đạo. Không chỉ say mê nghề nghiệp, tận tình với công việc, chị còn tích cực tham gia nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng chống HIV/AIDS trên địa bàn thành phố".
Trọn tâm gắn bó với nghề, những năm qua, Bác sĩ Phạm Thị Đào đã cùng đội ngũ thầy thuốc Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Đà Nẵng, đoàn kết vượt qua bao khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Bác sĩ Đào đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng danh hiệu "Thầy thuốc ưu tú"; Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen, Bộ Y tế tặng bằng khen và Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân", UBND thành phố tặng bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong công tác phòng chống HIV/AIDS. Bác sĩ Đào cũng đạt danh hiệu Phụ nữ giỏi việc nước, đảm việc nhà; Đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; Chiến sĩ thi đua cơ sở nhiều năm liền…
Với những nỗ lực của mình, Bác sĩ Phạm Thị Đào đã đóng góp nhiều công sức, tài trí của mình cho thành tích chung của đơn vị, góp sức thầm lặng cho công tác phòng chống HIV/AIDS. Sự tận tuỵ đó thật đáng biểu dương, trân trọng.
Hồng Mận
http://soyte.danang.gov.vn/chi-tiet?articleId=69049 (http://soyte.danang.gov.vn/chi-tiet?articleId=69049)
Năm 2008, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Đà Nẵng thành lập, bác sĩ CKII Phạm Thị Đào được tin tưởng, bổ nhiệm vào vị trí giám đốc. Qua 6 năm giữ cương vị Giám đốc Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS, Bác sĩ Phạm Thị Đào luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu đi đầu trong các hoạt động chỉ đạo giám sát dịch tễ, truyền thông, tư vấn, chăm sóc người nhiễm và can thiệp giảm tác hại …, góp phần đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS trên địa bàn thành phố
Thời gian đầu Trung tâm mới thành lập là thời điểm khó khăn về nguồn nhân lực, cơ sở vật chất chưa có, trang thiết bị làm việc thiếu thốn. Song với tinh thần đầy trách nhiệm của một người lãnh đạo, bác sĩ Phạm Thị Đào luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực, năng nổ trong công tác, vượt qua khó khăn để lãnh đạo Trung tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Bác sĩ Đào thường xuyên nắm tình hình thực tiễn địa phương và có kế hoạch tham mưu trực tiếp với lãnh đạo ngành y tế cấp trên, đề xuất các phương án xây dựng nguồn nhân lực, phát triển cơ sở hạ tầng y tế, trang bị máy móc, thiết bị phục vụ chuyên môn và các trang bị hỗ trợ hoạt động truyền thông, can thiệp giảm tác hại, dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng để đảm bảo các điều kiện triển khai có hiệu quả các hoạt phục vụ nhiệm vụ chính trị của Trung tâm.
http://soyte.danang.gov.vn/documents/10180/0/bsdao.jpg?t=1393213482589
Bác sỹ CK II Phạm Thị Đào - Giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS
Nổi bật với những nỗ lực đó là công tác tham mưu, đề xuất, xây dựng và đưa trụ sở làm việc của trung tâm vào hoạt động, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ được giao và chương trình mục tiêu quốc gia về phòng chống HIV/AIDS; tham mưu, vận động thành lập và đưa hai cơ sở điều trị Methadone đi vào hoạt động, tiếp nhận và điều trị cho các bệnh nhân nghiện các chất dạng thuốc phiện, góp phần làm giảm lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường máu cho những người nghiện ma túy nói riêng và nghiện các chất dạng thuốc phiện nói chung. Bên cạnh đó, việc thành lập các nhóm chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS tại nhà và tại cộng đồng cũng được bác sỹ Đào quan tâm chú trọng, thông qua hoạt động của các nhóm chăm sóc tại nhà đã hỗ trợ cho những người nhiễm HIV/AIDS về tâm lý, tuân thủ điều trị… giúp họ vươn lên sống lành mạnh, có ích và tích cực tham gia vào hoạt động phòng chống HIV/AIDS của địa phương.
Xác định, trong phòng chống HIV/AIDS, công tác truyền thông, can thiệp giảm tác hại được đặt lên hàng đầu. Bác sĩ Đào cùng với tập thể cán bộ, viên chức đơn vị triển khai các hoạt động can thiệp giảm tác hại, cấp phát bơm kim tiêm, bao cao su tới các nhóm đối tượng đích, thu hút sự vào cuộc tích cực của các giáo dục viên đồng đẳng, nhân viên tiếp cận cộng đồng… vào hoạt động truyền thông, cung cấp kiến thức, kỹ năng tiêm chích an toàn, tình dục an toàn tới nhóm người có hành vi nguy cơ cao như tiêm chích ma túy, mại dâm... giúp cho tỷ lệ thực hành các hành vi an toàn dự phòng lây nhiễm HIV ở nhóm người này tăng lên, làm giảm số người nhiễm mới HIV. Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả công tác truyền thông, đi đôi với việc truyền thông nhóm, cấp phát tài liệu truyền thông, chuyên mục truyền hình phòng chống HIV/AIDS mang tựa đề: "Sống để yêu thương" được xây dựng, phát sóng trên đài phát thanh truyền hình Đà Nẵng đã thu hút đông đảo khán giả đón xem. Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế suy thoái, các nguồn kinh phí cho hoạt động phòng chống HIV/AIDS liên tục bị cắt giảm, thì việc làm sao để đảm bảo hoạt động hiệu quả, nâng cao được hiểu biết về HIV/AIDS của người dân luôn được Bác sĩ Đào quan tâm, trăn trở. Nhận thấy việc tuyên truyền thông qua hình thức sân khấu hoá luôn được hưởng ứng, dễ đi vào lòng người. Cùng với Ban giám đốc, bác sĩ Đào đã tổ chức thành lập đội văn nghệ xung kích từ chính lực lượng viên chức trong đơn vị. Đồng thời tổ chức dàn dựng chương trình, luyện tập và đến biểu diễn tại các xã của huyện Hoà Vang, Trung tâm giáo dục dạy nghề 05-06. Hoạt động đó, không chỉ giúp người dân tiếp cận đầy đủ kiến thức về HIV/AIDS một cách nhẹ nhàng, thoải mái mà còn giúp người dân vùng nông thôn nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần và đặc biệt đã thu hút được sự tham gia của toàn dân vào hoạt động phòng chống HIV/AIDS, tạo nên sự thay đổi thái độ và hành vi của mọi người trong cộng đồng về HIV/AIDS.
Bằng những hoạt động thiết thực, bác sĩ Phạm Thị Đào còn vận động tập thể cán bộ, viên chức trong đơn vị rèn luyện phẩm chất đạo đức của người thầy thuốc theo 12 điều y đức, nỗ lực, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ phòng chống HIV/AIDS gắn với việc triển khai thực hiện tốt phong trào thi đua yêu nước, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đẩy mạnh công tác thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu … Bà Nguyễn Phú Đoan Trinh - Trưởng cơ sở điều trị Methadone số 2 cho biết: "Bác sĩ Đào là một người lãnh đạo rất quan tâm công tác chung, sâu sát cơ sở, được tập thể kính trọng, xem là tấm gương học hỏi, noi theo".
Nói về người lãnh đạo trực tiếp của mình, Bà Trần Thanh Thuỷ - Phó giám đốc trung tâm cho biết: "Đối với bác sĩ Đào, lòng yêu nghề được thể hiện ở tinh thần trách nhiệm cao, ở lề lối làm việc có kế hoạch và có biện pháp kiên quyết thực hiện kế hoạch, ở tác phong sâu sát quần chúng, tận tụy và hết lòng vì công việc, chăm lo giáo dục tư tưởng và đời sống cán bộ, ở tinh thần không ngừng nâng cao trình độ công tác và năng lực lãnh đạo. Không chỉ say mê nghề nghiệp, tận tình với công việc, chị còn tích cực tham gia nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng chống HIV/AIDS trên địa bàn thành phố".
Trọn tâm gắn bó với nghề, những năm qua, Bác sĩ Phạm Thị Đào đã cùng đội ngũ thầy thuốc Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Đà Nẵng, đoàn kết vượt qua bao khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Bác sĩ Đào đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng danh hiệu "Thầy thuốc ưu tú"; Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen, Bộ Y tế tặng bằng khen và Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân", UBND thành phố tặng bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong công tác phòng chống HIV/AIDS. Bác sĩ Đào cũng đạt danh hiệu Phụ nữ giỏi việc nước, đảm việc nhà; Đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; Chiến sĩ thi đua cơ sở nhiều năm liền…
Với những nỗ lực của mình, Bác sĩ Phạm Thị Đào đã đóng góp nhiều công sức, tài trí của mình cho thành tích chung của đơn vị, góp sức thầm lặng cho công tác phòng chống HIV/AIDS. Sự tận tuỵ đó thật đáng biểu dương, trân trọng.
Hồng Mận
http://soyte.danang.gov.vn/chi-tiet?articleId=69049 (http://soyte.danang.gov.vn/chi-tiet?articleId=69049)