PDA

View Full Version : Có 3 bệnh sau phải cẩn thận khi ăn tỏi



songchungvoi_HIV
05-05-2014, 16:24
Thứ hai, 05/05/2014 15:09
Vẫn biết tỏi rất tốt cho sức khỏe nhưng cũng có những trường hợp bạn cần thận trọng và nên hạn chế ăn tỏi.1. Khi bị bệnh
Những người mắc các bệnh sau đây nên kiêng ăn tỏi càng nhiều càng tốt.
- Bệnh về mắt: Ăn nhiều tỏi không tốt và dễ gây tổn thương cho mắt vì tỏi có tính hăng, khi ăn vào sẽ xông lên hốc mắt.
- Bệnh gan: Vốn dĩ tỏi có tính hăng, lại có tác dụng kích thích, làm tăng nhiệt trong cơ thể nên nếu bị bệnh gan mà vẫn ăn tỏi hàng ngày thì càng làm cho gan bị nóng, về lâu dài sẽ bị tổn thương.
Hơn nữa, trong tỏi có thành phần dễ bay hơi nên khi ăn vào cơ thể sẽ có thể làm giảm hemoglobin trong máu, dẫn đến thiếu máu và khiến cho bệnh gan càng nặng nề hơn.
- Bị tiêu chảy: Mặc dù được cho là tốt cho đường tiêu hóa nhưng một khi đã bị tiêu chảy (tức là đường ruột có vấn đề) mà ăn nhiều tỏi thì sẽ làm cho đường ruột bị xung huyết, bệnh càng nặng thêm.


http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/5/5/Co-3-benh-sau-phai-can-than-khi-an-toi-1.jpg
2. Khi đói bụng: Ăn tỏi lúc đang đói hoặc chỉ ăn tỏi mà không ăn kèm các loại thực phẩm khác thì rất dễ dẫn đến loét dạ dày. Bởi chất allicin (một thành phần của tỏi) dễ khiến cho tính kháng sinh trong tỏi phát tác, dẫn đến nóng trong dạ dày.
3. Khi đang uống thuốc: Trong trường hợp đang uống một số loại thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc điều trị HIV/AIDS... người bệnh không nên ăn tỏi, vì nó có thể tạo ra một số tác hại cho sức khỏe.
Vậy nên, cho dù đang dùng bất kì toa thuốc nào, bạn cũng nên tham khảo tư vấn của bác sĩ để biết có phải kiêng những gì không nhé.
Những tác hại có thể gặp khi ăn tỏi
- Ngộ độc: Tỏi cất giữ quá lâu trong tủ lạnh, lên mầm... thường không tốt cho sức khỏe và rất dễ ngộ độc nếu vẫn ăn. Khi bị ngộ độc tỏi, dấu hiệu dễ nhận thấy là khó chịu trong dạ dày, nặng hơn thì có thể dẫn tới tử vong.
- Dị ứng: Có những người không ăn được tỏi bởi lý do hoặc là dị ứng hoặc không tiêu hóa được. Vì vậy, nếu ăn tỏi mà thấy các dấu hiệu như ợ nóng, đầy hơi... thì rất có thể bạn đã bị dị ứng với tỏi, tốt nhất nên ngưng ăn tỏi. Trường hợp dị ứng tỏi nghiêm trọng cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Gây khó khăn cho hệ tiêu hóa: Ăn nhiều tỏi, nhất là tỏi sống sẽ khiến cho hệ tiêu hóa gặp rắc rối, ví dụ như gây kích ứng hoặc làm tổn thương các bộ phận trong hệ tiêu hóa.

AloBacsi.vn
Theo Afamily

Khongcanten
11-05-2014, 21:24
Thứ hai, 05/05/2014 15:09
Vẫn biết tỏi rất tốt cho sức khỏe nhưng cũng có những trường hợp bạn cần thận trọng và nên hạn chế ăn tỏi.

1. Khi bị bệnh
Những người mắc các bệnh sau đây nên kiêng ăn tỏi càng nhiều càng tốt.
- Bệnh về mắt: Ăn nhiều tỏi không tốt và dễ gây tổn thương cho mắt vì tỏi có tính hăng, khi ăn vào sẽ xông lên hốc mắt.
- Bệnh gan: Vốn dĩ tỏi có tính hăng, lại có tác dụng kích thích, làm tăng nhiệt trong cơ thể nên nếu bị bệnh gan mà vẫn ăn tỏi hàng ngày thì càng làm cho gan bị nóng, về lâu dài sẽ bị tổn thương.
Hơn nữa, trong tỏi có thành phần dễ bay hơi nên khi ăn vào cơ thể sẽ có thể làm giảm hemoglobin trong máu, dẫn đến thiếu máu và khiến cho bệnh gan càng nặng nề hơn.
- Bị tiêu chảy: Mặc dù được cho là tốt cho đường tiêu hóa nhưng một khi đã bị tiêu chảy (tức là đường ruột có vấn đề) mà ăn nhiều tỏi thì sẽ làm cho đường ruột bị xung huyết, bệnh càng nặng thêm.


http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/5/5/Co-3-benh-sau-phai-can-than-khi-an-toi-1.jpg
2. Khi đói bụng: Ăn tỏi lúc đang đói hoặc chỉ ăn tỏi mà không ăn kèm các loại thực phẩm khác thì rất dễ dẫn đến loét dạ dày. Bởi chất allicin (một thành phần của tỏi) dễ khiến cho tính kháng sinh trong tỏi phát tác, dẫn đến nóng trong dạ dày.
3. Khi đang uống thuốc: Trong trường hợp đang uống một số loại thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc điều trị HIV/AIDS... người bệnh không nên ăn tỏi, vì nó có thể tạo ra một số tác hại cho sức khỏe.
Vậy nên, cho dù đang dùng bất kì toa thuốc nào, bạn cũng nên tham khảo tư vấn của bác sĩ để biết có phải kiêng những gì không nhé.
Những tác hại có thể gặp khi ăn tỏi
- Ngộ độc: Tỏi cất giữ quá lâu trong tủ lạnh, lên mầm... thường không tốt cho sức khỏe và rất dễ ngộ độc nếu vẫn ăn. Khi bị ngộ độc tỏi, dấu hiệu dễ nhận thấy là khó chịu trong dạ dày, nặng hơn thì có thể dẫn tới tử vong.
- Dị ứng: Có những người không ăn được tỏi bởi lý do hoặc là dị ứng hoặc không tiêu hóa được. Vì vậy, nếu ăn tỏi mà thấy các dấu hiệu như ợ nóng, đầy hơi... thì rất có thể bạn đã bị dị ứng với tỏi, tốt nhất nên ngưng ăn tỏi. Trường hợp dị ứng tỏi nghiêm trọng cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Gây khó khăn cho hệ tiêu hóa: Ăn nhiều tỏi, nhất là tỏi sống sẽ khiến cho hệ tiêu hóa gặp rắc rối, ví dụ như gây kích ứng hoặc làm tổn thương các bộ phận trong hệ tiêu hóa.

AloBacsi.vn
Theo Afamily
trời mình còn toàn ăn tỏi sống mới nhục chứ

ke bat hanh
16-06-2014, 18:01
cảm ơn a songchung đã cung cấp thông tin này, ngày nào e cũng ăn tỏi giờ chắc hết dám ăn luôn,..huu

Thứ hai, 05/05/2014 15:09
Vẫn biết tỏi rất tốt cho sức khỏe nhưng cũng có những trường hợp bạn cần thận trọng và nên hạn chế ăn tỏi.

1. Khi bị bệnh
Những người mắc các bệnh sau đây nên kiêng ăn tỏi càng nhiều càng tốt.
- Bệnh về mắt: Ăn nhiều tỏi không tốt và dễ gây tổn thương cho mắt vì tỏi có tính hăng, khi ăn vào sẽ xông lên hốc mắt.
- Bệnh gan: Vốn dĩ tỏi có tính hăng, lại có tác dụng kích thích, làm tăng nhiệt trong cơ thể nên nếu bị bệnh gan mà vẫn ăn tỏi hàng ngày thì càng làm cho gan bị nóng, về lâu dài sẽ bị tổn thương.
Hơn nữa, trong tỏi có thành phần dễ bay hơi nên khi ăn vào cơ thể sẽ có thể làm giảm hemoglobin trong máu, dẫn đến thiếu máu và khiến cho bệnh gan càng nặng nề hơn.
- Bị tiêu chảy: Mặc dù được cho là tốt cho đường tiêu hóa nhưng một khi đã bị tiêu chảy (tức là đường ruột có vấn đề) mà ăn nhiều tỏi thì sẽ làm cho đường ruột bị xung huyết, bệnh càng nặng thêm.


http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/5/5/Co-3-benh-sau-phai-can-than-khi-an-toi-1.jpg
2. Khi đói bụng: Ăn tỏi lúc đang đói hoặc chỉ ăn tỏi mà không ăn kèm các loại thực phẩm khác thì rất dễ dẫn đến loét dạ dày. Bởi chất allicin (một thành phần của tỏi) dễ khiến cho tính kháng sinh trong tỏi phát tác, dẫn đến nóng trong dạ dày.
3. Khi đang uống thuốc: Trong trường hợp đang uống một số loại thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc điều trị HIV/AIDS... người bệnh không nên ăn tỏi, vì nó có thể tạo ra một số tác hại cho sức khỏe.
Vậy nên, cho dù đang dùng bất kì toa thuốc nào, bạn cũng nên tham khảo tư vấn của bác sĩ để biết có phải kiêng những gì không nhé.
Những tác hại có thể gặp khi ăn tỏi
- Ngộ độc: Tỏi cất giữ quá lâu trong tủ lạnh, lên mầm... thường không tốt cho sức khỏe và rất dễ ngộ độc nếu vẫn ăn. Khi bị ngộ độc tỏi, dấu hiệu dễ nhận thấy là khó chịu trong dạ dày, nặng hơn thì có thể dẫn tới tử vong.
- Dị ứng: Có những người không ăn được tỏi bởi lý do hoặc là dị ứng hoặc không tiêu hóa được. Vì vậy, nếu ăn tỏi mà thấy các dấu hiệu như ợ nóng, đầy hơi... thì rất có thể bạn đã bị dị ứng với tỏi, tốt nhất nên ngưng ăn tỏi. Trường hợp dị ứng tỏi nghiêm trọng cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Gây khó khăn cho hệ tiêu hóa: Ăn nhiều tỏi, nhất là tỏi sống sẽ khiến cho hệ tiêu hóa gặp rắc rối, ví dụ như gây kích ứng hoặc làm tổn thương các bộ phận trong hệ tiêu hóa.

AloBacsi.vn
Theo Afamily

songchungvoi_HIV
20-06-2014, 18:41
5 "tác dụng phụ" nguy hiểm không ngờ của tỏi

Thứ năm, 19/06/2014 17:12
Ăn tỏi cũng như những thực phẩm khác có thể mang tới những rủi ro cho sức khỏe nếu ăn không đúng cách.

Tỏi được coi là một loại gia vị thường được biết đến với công dụng mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Song, ăn tỏi cũng như những thực phẩm khác có thể mang tới những rủi ro cho sức khỏe nếu ăn không đúng cách.
Nguy cơ ngộ độc
Đây có lẽ là nguy cơ nghiêm trọng nhất có thể gặp khi ăn uống tỏi. Khi bị ngộ độc tỏi, ngoài dẫn tới những khó chịu trong dạ dày, chúng còn có thể dẫn đến tử vong.
Theo đó, những nguy cơ ngộ độc tỏi thường xuất hiện khi tỏi ngâm dầu để ở nhiệt độ phòng hoặc cất trữ quá lâu trong tủ lạnh.
Tác dụng phụ với những thuốc theo toa
Tỏi có thể can thiệp với một số loại thuốc đang uống được kê theo toa, đặc biệt là với một số loại thuốc chống đông máu được sử dụng trong quá trình phẫu thuật.
http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/6/19/5-tac-dung-phu-nguy-hiem-khong-ngo-cua-toi-1.jpg


Ngoài ra, những nghiên cứu về tỏi đã được xuất bản năm 2001 kết luận rằng: ăn tỏi có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hại khi kết hợp với một loại thuốc được sử dụng trong quá trình điều trị HIV/AIDS".

Vì thế, khi đang phải sử dụng thuốc theo toa, rất cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa về việc có nên ăn tỏi không.
Gây dị ứng
Cũng như hầu hết với các thực phẩm khác, một số người có thể bị dị ứng hoặc cơ thể không dung nạp tỏi. Nếu bị dị ứng nhẹ, tỏi gây chứng ợ nóng, đầy hơi… Nếu nghiêm trọng hơn, chúng có thể đe dọa đến tính mạng.
Khi nghi ngờ tỏi gây dị ứng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu hoặc một chuyên gia về dị ứng thực phẩm.
Kích ứng da
Allicin, một hợp chất sinh ra khi giã tỏi sống, có thể gây kích ứng da rất mạnh (đỏ ửng, đau nhức, bỏng), nhất là khi làn da nhạy cảm hoặc tiếp xúc trực tiếp.
Kích ứng hệ tiêu hóa
Allicin trong tỏi cũng có thể gây kích ứng hoặc thậm chí gây tổn hại đến đường tiêu hóa. Do đó, chỉ nên ăn vừa phải, không nên lạm dụng ăn nhiều tỏi sống và nếu bị nghi ngờ hệ tiêu hóa bị kích ứng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

AloBacsi.vn
Theo Afamily.vn

songchungvoi_HIV
03-07-2014, 09:19
3 thời điểm cấm kỵ tuyệt đối không được ăn tỏi
Thứ 5, 03/07/2014 08:33:31
(Tinmoi.vn) Tỏi được biết đến như một "thần dược" dân gian chữa được nhiều bệnh, tuy nhiên tỏi cũng có tác dụng phụ cực kỳ nguy hiểm và có những thời điểm tuyệt đối không nên ăn tỏi.
1. Khi đang bị tiêu chảy
Khi bị tiêu chảy, vi khuẩn xâm nhập vào đường ruột. Do đó, không nên ăn tỏi sống vì sẽ dễ làm tổn thương niêm mạc đường ruột, xung huyết, quá trình tiêu hóa và phân giải các chất tắc nghẽn, bạn càng đau bụng và đi tiêu nhiều hơn.
http://media.tinmoi.vn/2014/07/03/3-thoi-diem-cam-ky-tuyet-doi-khong-duoc-an-toi1.jpg
Người có thể chất kém, khí huyết yếu cần chú ý tránh ăn tỏi.2. Khi sức đề kháng đang yếuTheo kinh nghiêm, ăn tỏi nhiều sẽ tiêu hao khí của con người, đồng thời cũng tiêu hao cả máu. Tỏi hăng, nóng, có độc, sinh đờm động nhiệt, tản khí hao máu, người có thể chất yếu và nhiệt không được để chạm môi. Vì vậy, người có thể chất kém, khí huyết yếu cần chú ý tránh ăn tỏi.
3. Đang có vấn đề về gan
Với những bệnh nhân viêm gan, tỏi không hề có tác dụng trị bệnh, trái lại, một số thành phần của tỏi khi vào dạ dày, ruột gây kích thích mạnh, có thể ức chế tiết dịch vị ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn, khiến các bệnh nhân mắc bệnh gan dễ buồn nôn.
Ngoài ra, các thành phần dễ bay hơi của tỏi làm giảm hemoglobin có thể dẫn đến thiếu máu, cản trở việc điều trị bệnh gan.
Dã Quỳ
http://www.tinmoi.vn/3-thoi-diem-cam-ky-tuyet-doi-khong-duoc-an-toi-011311907.html

songchungvoi_HIV
03-07-2014, 12:34
Bệnh gan, tiêu chảy, sức đề kháng yếu không nên ăn tỏi

Thứ năm, 03/07/2014 11:17
Tỏi cũng có tác dụng phụ cực kỳ nguy hiểm và có những thời điểm tuyệt đối không nên ăn tỏi.


http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/07/03/taynotruoibangtoihieuquakod3140crop1404290975785p. jpg

Tỏi là một trong những loại thực phẩm dùng làm gia vị chế biến các món ăn hàng ngày. Tỏi cũng được biết đến là một trong những vị thuốc chữa nhiều bệnh. Tuy nhiên, tỏi cũng có tác dụng phụ cực kỳ nguy hiểm và có những thời điểm tuyệt đối không nên ăn tỏi.
Khi đang bị tiêu chảy
Khi bị tiêu chảy, vi khuẩn xâm nhập vào đường ruột. Do đó, không nên ăn tỏi sống vì sẽ dễ làm tổn thương niêm mạc đường ruột, xung huyết, quá trình tiêu hóa và phân giải các chất tắc nghẽn, bạn càng đau bụng và đi tiêu nhiều hơn.
Khi sức đề kháng đang yếu
Theo kinh nghiêm, ăn tỏi nhiều sẽ tiêu hao khí của con người, đồng thời cũng tiêu hao cả máu. Tỏi hăng, nóng, có độc, sinh đờm động nhiệt, tản khí hao máu, người có thể chất yếu và nhiệt không được để chạm môi. Vì vậy, người có thể chất kém, khí huyết yếu cần chú ý tránh ăn tỏi.
Đang có vấn đề về gan
Với những bệnh nhân viêm gan, tỏi không hề có tác dụng trị bệnh, trái lại, một số thành phần của tỏi khi vào dạ dày, ruột gây kích thích mạnh, có thể ức chế tiết dịch vị ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn, khiến các bệnh nhân mắc bệnh gan dễ buồn nôn.
Ngoài ra, các thành phần dễ bay hơi của tỏi làm giảm hemoglobin có thể dẫn đến thiếu máu, cản trở việc điều trị bệnh gan.

http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/7/3/Tuyet-doi-khong-an-toi-khi-dang-gap-3-van-de-suc-khoe-sau-1.jpg



Tác dụng phụ nguy hiểm
Ngộ độc
Tỏi cất giữ quá lâu trong tủ lạnh, lên mầm... thường không tốt cho sức khỏe và rất dễ ngộ độc nếu vẫn ăn. Khi bị ngộ độc tỏi, dấu hiệu dễ nhận thấy là khó chịu trong dạ dày, nặng hơn thì có thể dẫn tới tử vong.
Dị ứng
Có những người không ăn được tỏi bởi lý do hoặc là dị ứng hoặc không tiêu hóa được. Vì vậy, nếu ăn tỏi mà thấy các dấu hiệu như ợ nóng, đầy hơi... thì rất có thể bạn đã bị dị ứng với tỏi, tốt nhất nên ngưng ăn tỏi. Trường hợp dị ứng tỏi nghiêm trọng cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
Gây khó khăn cho hệ tiêu hóa
Ăn nhiều tỏi, nhất là tỏi sống sẽ khiến cho hệ tiêu hóa gặp rắc rối, ví dụ như gây kích ứng hoặc làm tổn thương các bộ phận trong hệ tiêu hóa.
Kích ứng da
Allicin, một hợp chất sinh ra khi giã tỏi sống, có thể gây kích ứng da rất mạnh (đỏ ửng, đau nhức, bỏng), nhất là khi làn da nhạy cảm hoặc tiếp xúc trực tiếp.
Tác dụng phụ với những thuốc theo toa
Tỏi có thể can thiệp với một số loại thuốc đang uống được kê theo toa, đặc biệt là với một số loại thuốc chống đông máu được sử dụng trong quá trình phẫu thuật.
Ngoài ra, những nghiên cứu về tỏi đã được xuất bản năm 2001 kết luận rằng: ăn tỏi có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hại khi kết hợp với một loại thuốc được sử dụng trong quá trình điều trị HIV/AIDS". Vì thế, khi đang phải sử dụng thuốc theo toa, rất cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa về việc có nên ăn tỏi không.

http://alobacsi.vn/an-sach-song-xanh/an-sach-song-xanh/benh-gan-tieu-chay-suc-de-khang-yeu-khong-nen-an-toi-a20140703111318501c777.htm

songchungvoi_HIV
26-07-2014, 15:56
Một vài điều cấm nhất thiết phải nhớ khi ăn tỏi26/7/2014 15:24
Vẫn biết tỏi rất tốt cho sức khỏe nhưng cũng có những trường hợp bạn cần thận trọng và nên hạn chế ăn tỏi.1. Khi bị bệnh
Những người mắc các bệnh sau đây nên kiêng ăn tỏi càng nhiều càng tốt.
- Bệnh về mắt: Ăn nhiều tỏi không tốt và dễ gây tổn thương cho mắt vì tỏi có tính hăng, khi ăn vào sẽ xông lên hốc mắt.
- Bệnh gan: Vốn dĩ tỏi có tính hăng, lại có tác dụng kích thích, làm tăng nhiệt trong cơ thể nên nếu bị bệnh gan mà vẫn ăn tỏi hàng ngày thì càng làm cho gan bị nóng, về lâu dài sẽ bị tổn thương.
Hơn nữa, trong tỏi có thành phần dễ bay hơi nên khi ăn vào cơ thể sẽ có thể làm giảm hemoglobin trong máu, dẫn đến thiếu máu và khiến cho bệnh gan càng nặng nề hơn.
- Bị tiêu chảy: Mặc dù được cho là tốt cho đường tiêu hóa nhưng một khi đã bị tiêu chảy (tức là đường ruột có vấn đề) mà ăn nhiều tỏi thì sẽ làm cho đường ruột bị xung huyết, bệnh càng nặng thêm.
http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/07/26/Mot-vai-dieu-cam-nhat-thiet-phai-nho-khi-an-to%CC%89i1.jpg

2. Khi đói bụng: Ăn tỏi lúc đang đói hoặc chỉ ăn tỏi mà không ăn kèm các loại thực phẩm khác thì rất dễ dẫn đến loét dạ dày. Bởi chất allicin (một thành phần của tỏi) dễ khiến cho tính kháng sinh trong tỏi phát tác, dẫn đến nóng trong dạ dày.
3. Khi đang uống thuốc: Trong trường hợp đang uống một số loại thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc điều trị HIV (http://citinews.net/xa-hoi/tang-cuong-tiep-nhan-va-cham-soc-doi-tuong-xa-hoi-IYPE5UI/)/AIDS (http://citinews.net/doi-song/nguy-co-cao-khi--tinh-duc-dong-gioi--EYZZW4I/)... người bệnh không nên ăn tỏi, vì nó có thể tạo ra một số tác hại cho sức khỏe.
Vậy nên, cho dù đang dùng bất kì toa thuốc nào, bạn cũng nên tham khảo tư vấn của bác sĩ để biết có phải kiêng những gì không nhé.
Những tác hại có thể gặp khi ăn tỏi
- Ngộ độc: Tỏi cất giữ quá lâu trong tủ lạnh, lên mầm... thường không tốt cho sức khỏe và rất dễ ngộ độc nếu vẫn ăn. Khi bị ngộ độc tỏi, dấu hiệu dễ nhận thấy là khó chịu trong dạ dày, nặng hơn thì có thể dẫn tới tử vong.
- Dị ứng: Có những người không ăn được tỏi bởi lý do hoặc là dị ứng hoặc không tiêu hóa được. Vì vậy, nếu ăn tỏi mà thấy các dấu hiệu như ợ nóng, đầy hơi... thì rất có thể bạn đã bị dị ứng với tỏi, tốt nhất nên ngưng ăn tỏi. Trường hợp dị ứng tỏi nghiêm trọng cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Gây khó khăn cho hệ tiêu hóa: Ăn nhiều tỏi, nhất là tỏi sống sẽ khiến cho hệ tiêu hóa gặp rắc rối, ví dụ như gây kích ứng hoặc làm tổn thương các bộ phận trong hệ tiêu hóa.

AloBacsi (http://citinews.net/doi-song/alobacsi-oi--xoa-seo-sau-dot-not-ruoi-bang-cach-nao--FM3EDPQ/).vn
Theo Trí thức trẻ




Theo alobacsi.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?url=-795974732)

songchungvoi_HIV
01-09-2014, 10:31
Ăn tỏi đúng cách để không hại sức khỏeMonday, 1 - September - 2014
Nhiều người cho rằng ăn càng nhiều tỏi sẽ tốt cho sức khỏe, tăng cường sức đề kháng. Tuy nhiên, theo lương y Đinh Công Bảy, đây là quan niệm sai lầm, vì ăn nhiều tỏi sẽ gây hại cho sức khỏe.

http://caritasphucuong.org/wp-content/uploads/2014/07/toi.jpg (http://caritasphucuong.org/wp-content/uploads/2014/07/toi.jpg)Tỏi từ lâu đã được biết đến không chỉ là đồ gia vị giúp món ăn tăng hương vị, ngon miệng, mà còn là một vị thuốc chữa bệnh kỳ diệu của thiên nhiên như cảm cúm, ho… Vì trong tỏi chứa nhiều chất kháng sinh allicin và các vitamin A, B, C, D… có công dụng diệt khuẩn, chống viêm nhiễm, giảm cholesterol
Tuy nhiên, theo lương y Đinh Công Bảy không nên ăn quá nhiều tỏi, vì dễ kích thích trực tiếp, có thể gây viêm loét dạ dày, thiếu máu, hại đến gan và mắt. Hơn nữa, chất allicin có trong tỏi có thể gây chứng tan máu. Những người mắc bệnh tim, huyết áp cao hay tiểu đường lại càng phải cẩn trọng khi dùng tỏi.
Theo các nhà dinh dưỡng, mỗi ngày ăn khoảng 10g tỏi là tốt nhất và tỏi sẽ phát huy công dụng trị bệnh hữu hiệu. Nhưng ăn tỏi cho đúng cách không phải ai cũng biết.Lương y Đinh Công Bảy hướng dẫn: “Tỏi có thể ăn tươi hoặc nấu chín. Ăn đúng cách là băm tỏi thật nhuyễn, đặt trong không khí 10-15 phút mới ăn hoặc chế biến. Vì trong tỏi không có allycin tự do, chỉ sau khi băm nhuyễn, dưới tác dụng của enzyme thì tỏi mới phóng thích ra chất allycin. Tỏi băm nhuyễn, dù nấu chín vẫn bảo tồn được 60% tác dụng dược lý.
Nhiều người do không biết đã chế biến tỏi ngay sau khi đập dập hoặc xắt nhỏ. Nhưng để tận dụng tối đa lợi ích của tỏi, chúng ta nên đập tỏi ở nhiệt độ phòng trước khi chế biến 15 phút. Khi đó, các enzyme có thời gian để tăng cường hiệu quả của các hợp chất có lợi cho sức khỏe trong tỏi”.
Nhiều người vì quan niệm rằng tỏi là một loại thuốc tự nhiên có tác dụng giữ gìn sức khỏe, nâng cao đề kháng nên món ăn nào cũng dùng đến tỏi như là gia vị. Thậm chí, có không ít bà mẹ đã dùng tỏi cho vào món ăn nhằm trị bệnh và tăng cường đề kháng cho con. Việc sử dụng tỏi quá mức và không chừng mực như vậy đem lại điều hại nhiều hơn lợi.
Lương y Đinh Công Bảy lưu ý: Không nên lạm dụng tỏi nếu đang dùng các thuốc trị bệnh tiểu đường, như các loại thuốc uống làm hạ đường huyết. Ngoài ra, hoạt chất của tỏi có thể được tiết qua sữa mẹ và có thể làm cho trẻ sơ sinh bị đau bụng. Mặt khác, việc ăn quá nhiều tỏi có thể gây ra chứng khó tiêu.

Nguồn: Phunuonline

songchungvoi_HIV
09-10-2014, 10:28
Ăn nhiều tỏi, nam giới có thể bị vô sinh

Thứ tư, 08/10/2014 15:53
Một nghiên cứu chỉ ra rằng đàn ông ăn nhiều tỏi có thể bị giảm số lượng tinh trùng thậm chí có khả năng vô sinh.

Như chúng ta đã biết tỏi là một loại thực phẩm tự nhiên có tính kháng sinh phổ rộng, chứa khoảng 2% allicin, có tác dụng ức chế đặc biệt với nhiều tác nhân gây bệnh như Staphylococcus aureus, viêm màng não, viêm phổi, tiêu chảy…

Ăn tỏi sống cũng có tác dụng phòng ngừa cảm lạnh và các bệnh truyền nhiễm liên quan đến đường ruột rất hiệu quả. Tuy nhiên tỏi lại mang đặc tính cay nồng, vì vậy nếu ăn quá nhiều sẽ gây tổn hại đến tinh trùng.

<tbody>
http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/10/8/An-nhieu-toi-nam-gioi-co-the-bi-vo-sinh-1.jpg



Nếu ăn quá nhiều sẽ gây tổn hại đến tinh trùng.


</tbody>
Y học chứng minh rằng ăn tỏi quá nhiều sẽ dẫn đến hư hại niêm mạc dạ dày, mà chúng ta đều biết dạ dày là nơi cung cấp chất dinh dưỡng nuôi sống toàn bộ cơ thể. Như vậy một khi chức năng của nó bị tổn thương sẽ dẫn đến ăn không ngon, cơ thể mệt mỏi, sút cân… Thậm chí còn ảnh hưởng đến thận, gây huyết hư, thiếu máu và cuối cùng là làm tiêu hao "tinh binh".

Tuy nhiên các đấng mày râu của chúng ta không nên vì thế mà tránh xa loại thực phẩm này, vì tỏi có thể ngăn ngừa ung thư, kích thích tiêu hoá,… chỉ cần sử dụng ở mức độ vừa đủ thì nó sẽ rất có ích cho sức khoẻ con người.

Các bác sĩ khuyến cáo, với những người mà dạ dày có vấn đề thì không nên ăn tỏi sống, có thể sử dụng tỏi đã qua chế biến nhưng mỗi lần chỉ nên ăn từ một đến hai nhánh.


Theo Phụ nữ today/ Khỏe và Đẹp

songchungvoi_HIV
01-05-2016, 16:35
Tỏi, nguy cơ và hiệu quả

01-05-2016 09:54 - Theo: tuoitre.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?id=-854458565)

Trong khi tỏi được sử dụng từ lâu trong nhiều nền văn hóa khác nhau với nhiều lợi ích được cho là tốt đến sức khỏe như trị bệnh đường hô hấp, ngừng ho, tiêu chảy, nâng cao sức đề kháng cho trẻ, điều trị hạ mỡ máu, ung thư...




http://static.new.tuoitre.vn/tto/i/s626/2016/05/01/aedc5b7b.jpg
Ảnh: Nguyễn Văn Đàn


Nhưng dữ liệu nghiên cứu trên lâm sàng chỉ giới hạn ở một số trường hợp bệnh riêng lẻ, chưa đủ để đưa ra liều lượng tỏi chính xác khi điều trị ở trẻ.



Việc xem xét dữ liệu cho thấy rằng viên tỏi hỗ trợ bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên, kết quả là tăng hiệu quả 1,7 lần so với giả dược. Không có những cải thiện đáng kể khi sử dụng tỏi để điều trị bệnh tim mạch ở trẻ, và cần nghiên cứu thêm để tìm hiểu ảnh hưởng của nó đối với huyết áp và nồng độ lipid ở trẻ em có nguy cơ tim mạch.



Các tác dụng phụ khác khi dùng nhiều và dài ngày gồm đau bụng, đầy hơi, hơi thở hôi, mùi cơ thể, đau đầu, mệt mỏi, chán ăn, đau cơ, chóng mặt và dị ứng (khởi phát cơn hen hoặc da nổi mụn).



Sử dụng quá nhiều tỏi có thể làm tăng nguy cơ chảy máu trong hoặc sau khi phẫu thuật vì làm máu loãng hơn.



Những người viêm loét dạ dày tá tràng hay các vấn đề về tuyến giáp nên hỏi bác sĩ trước khi dùng tỏi.




Một số các loại thuốc sau có thể tương tác với tỏi, cần chú ý khi sử dụng:



Isoniazid: thuốc này được sử dụng để trị bệnh lao. Tỏi có thể can thiệp vào sự hấp thụ của isoniazid, có nghĩa là thuốc không hoạt động tốt.



Thuốc tránh thai: tỏi có thể làm thuốc tránh thai kém hiệu quả.



Cyclosporin: tỏi có thể tương tác với cyclosporine, một loại thuốc uống sau khi ghép tạng, làm cho nó kém hiệu quả.



Thuốc kháng đông: tỏi có thể làm tăng hoạt lực của các thuốc kháng đông như warfarin (Coumadin), clopidogrel (Plavix), Sintrom và aspirin, làm tăng nguy cơ chảy máu.



Thuốc điều trị HIV/AIDS: tỏi có thể làm giảm nồng độ trong máu của thuốc ức chế protease, thuốc được dùng để điều trị người nhiễm HIV, làm giảm tác dụng của thuốc.



Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID): dùng chung có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.



Nên dùng tỏi thế nào?



- Có thể dùng ngắn ngày (3-5 ngày, thường không quá 1 tuần), hỗ trợ điều trị bệnh lý cảm lạnh, tiêu chảy với dạng nước tỏi: lấy 2-3 tép tỏi, đập giập, cho vào bát, thêm nước gấp 3-4 lần lượng tỏi, cho vào 1 ít đường phèn hoặc mật ong, hấp cách thủy 10-15 phút.



Uống nước tỏi hấp này khi còn ấm, ngày 2-3 lần. Tuyệt đối, không được nhỏ nước tỏi trực tiếp vào mũi, tai hoặc dán, đắp lên da. Do tỏi rất nóng nên có khả năng gây bỏng niêm mạc mũi, da.



- Không được dùng tỏi kéo dài nhiều ngày để tăng sức đề kháng dù dưới dạng nào (nước hấp tỏi, tỏi ngâm giấm, rượu tỏi...) cho trẻ nhỏ. Vì theo y học cổ truyền, tỏi có vị cay thơm nồng, tính nóng.



“Trẻ con thuần dương vô âm”, do đó khi dùng thuốc có tính dương, tính nhiệt như tỏi lâu ngày sẽ làm vượng phần dương, càng tổn thương phần âm, gây hại đến chính khí của cơ thể, trẻ càng dễ mắc bệnh, cơ thể nóng và mất tân dịch nhiều hơn.



Cũng như theo y học hiện đại, đến nay chưa có nghiên cứu nào khẳng định dùng tỏi lâu ngày sẽ tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch tốt hơn. Mà hậu quả trước mắt là hơi thở sẽ có mùi, vị giác của trẻ sẽ kém hơn.



- Đối với sử dụng tỏi trên người lớn: để được an toàn, hãy tham vấn chuyên gia y tế về liều dùng cũng như thời gian sử dụng trước khi sử dụng. Đặc biệt nếu bạn có các bệnh lý mãn tính và đang dùng các nhóm thuốc điều trị dài ngày.