PDA

View Full Version : giai đoạn AIDS khó khăn như thế nào?



kid.susu
07-05-2014, 02:27
E là thành viên mới của forum này, e muốn a c e trong forum giải đáp giúp e là khi sang giai đoạn AIDS bệnh nhân sẽ ra sao, như thế nào, e cần 1 số hình ảnh để hiểu rõ hơn, mong a c e forum giúp e, cảm ơn mọi người rất nhiều

trungan1987
07-05-2014, 02:54
E là thành viên mới của forum này, e muốn a c e trong forum giải đáp giúp e là khi sang giai đoạn AIDS bệnh nhân sẽ ra sao, như thế nào, e cần 1 số hình ảnh để hiểu rõ hơn, mong a c e forum giúp e, cảm ơn mọi người rất nhiều
Cho mình hỏi bạn... bạn cần hiểu các vấn đề này để làm j...???
Bạn mún hiểu rõ hơn thì đã có google... hem lẽ bạn hok biết google sao...???

songchungvoi_HIV
07-05-2014, 08:24
E là thành viên mới của forum này, e muốn a c e trong forum giải đáp giúp e là khi sang giai đoạn AIDS bệnh nhân sẽ ra sao, như thế nào, e cần 1 số hình ảnh để hiểu rõ hơn, mong a c e forum giúp e, cảm ơn mọi người rất nhiều

Chẩn đoán HIV/AIDS
1. Nhóm triệu chứng chính:



Sụt cân trên 10% cân nặng
Tiêu chảy kéo dài trên 1 tháng
Sốt kéo dài trên 1 tháng


2. Nhóm triệu chứng phụ:



Ho dai dẳng trên 1 tháng
Ban đỏ, ngứa da toàn thân
Nổi mụn rộp toàn thân (bệnh Herpes)
Bệnh Zona (giời leo) tái đi tái lại
Nhiễm nấm tưa ở hầu, họng kéo dài hay tái phát
Nổi hạch ít nhất là 2 nơi trên thân thể (không kể hạch bẹn) kéo dài hơn 3 tháng


Chẩn đoán: khi có ít nhất 2 triệu chứng chính + 1 triệu chứng phụ, mà không do các nguyên nhân ngoài HIV như: ung thư, suy dinh dưỡng, thuốc ức chế miễn dịch,...




Điều trị HIV/AIDS
Việc điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS khá phức tạp và tốn kém nhưng chỉ giúp kéo dài sự sống chứ không chữa khỏi được bệnh.

1.Điều trị bằng thuốc:



Thuốc chống virus: có tác dụng ngăn chặn hoặc làm chậm sự sinh sản của HIV và/hoặc không cho HIV xâm nhập vào các tế bào. Các thuốc như: AZT, DDI, DDC,...
Thuốc điều hoà miễn dịch: giúp tăng cường hệ miễn dịch, như: Alpha-interferon, interleukin 2, Ioprinasine,...
Thuốc phòng ngừa và điều trị bệnh cơ hội: nhiều thuốc được sử dụng có hiệu quả để phòng ngừa và điều trị một số bệnh cơ hội xuất hiện ở người nhiễm HIV/AIDS.


2. Trị liệu bổ sung:



Chế độ dinh dưỡng tốt, làm việc nghỉ ngơi điều độ
Liệu pháp vitamin, liệu pháp vi lượng và châm cứu,...


Dự phòng HIV/AIDS
Dựa vào đường lây nhiễm HIV, có các biện pháp phòng sau:

1. Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường tình dục



Sống chung thuỷ, một vợ một chồng và cả hai người đều chưa bị nhiễm HIV. Không nên quan hệ tình dục bừa bãi .
Trong trường hợp quan hệ tình dục với một đối tượng, chưa rõ có bị nhiễm HIV không, cần phải thực hiện tình dục an toàn để bảo vệ cho bản thân bằng cách sử dụng bao cao su (condom, áo mưa, bao kế hoạch) đúng cách.
Dùng thuốc diệt tinh trùng và HIV: phổ biến là Nonoxynol-9 (Menfagol) được làm dưới dạng kem bôi, viên đặt, hoặc tẩm vào màng xốp, bao cao su.


2. Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường máu



Máu và các chế phẩm truyền máu: chỉ nên truyền máu khi thật cần thiết, và chỉ nhận máu đã xét nghiệm HIV.
Về tiêm chích, sử dụng các dụng cụ dây dính máu: hạn chế tiêm chích, dùng loại bơm tiêm sử dụng một lần. Các dụng cụ phẫu thuật phải khử trùng bằng nhiệt, khử trùng bằng hóa chất.
Tránh tiếp xúc trực tiếp các dịch cơ thể của người nhiễm HIV.
Nên dùng riêng các đồ dùng cá nhân: lưỡi dao cạo, bàn chải răng, bấm móng tay,...


3. Phòng nhiễm HIV/AIDS lây truyền từ mẹ sang con
Phụ nữ nhiễm HIV không nên mang thai, vì tỷ lệ lây truyền HIV sang con là 30%. Nếu có thai thì uống thuốc dự phòng theo hướng dẫn của bác sĩ.


An toàn tình dục



Sống chung thuỷ, một vợ một chồng và cả hai người đều chưa bị nhiễm HIV. Không nên quan hệ tình dục bừa bãi.
Trong trường hợp quan hệ tình dục với một đối tượng, chưa rõ có bị nhiễm HIV không, cần phải thực hiện tình dục an toàn để bảo vệ cho bản thân bằng cách sử dụng bao cao su (condom, áo mưa, bao kế hoạch) đúng cách.
Dùng thuốc diệt tinh trùng và HIV: phổ biến là Nonoxynol-9 (Menfagol) được làm dưới dạng kem bôi, viên đặt, hoặc tẩm vào màng xốp, bao cao su.


Sốt
Khi nhiệt độ cơ thể tăng trên 37o5C

Xử trí:


Cởi bớt quần áo, để bệnh nhân ở nơi thoáng khí.
Đặt khăn lạnh lên trán, nách, bẹn người bệnh hoặc lau người bằng khăn ướt,...
Cho bệnh nhân uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả, uống vitaminC
Nếu sốt từ 38o5 trở lên, dùng thuốc hạ sốt: paracetamol (loại uống hoặc loại đặt hậu môn).
Sốt cao liên tục không giảm khi đã dùng thuốc hạ nhiệt
Sốt dai dẳng.
Sốt kèm theo các triệu chứng khác: rét run, rối loạn tiêu hoá, đau đầu, co giật, ho ra máu, khó thở,...
Sống trong vùng đang có dịch sốt rét, sốt xuất huyết.


Cần đưa bệnh nhân đi bệnh viện khi có triệu chứng:

Tiêu chảy
Tiêu chảy là khi đi ngoài trên 3 lần/ngày, phân nhiều nước, có thể có nhày máu (nếu bị hội chứng lỵ).

Xử trí:



Bù nước và điện giải đã mất bằng: uống dung dịch ORESOL, nước hoa quả,... đặc biệt lưu ý đến trẻ em.
Tiếp tục cho bệnh nhân ăn, chia thành nhiều bữa, thức ăn dễ tiêu, đủ chất, đảm bảo vệ sinh.
Vệ sinh da quanh hậu môn sau mỗi lần đi ngoài, vệ sinh bằng nước xà phòng, thấm khô bằng giấy vệ sinh hoặc khăn mềm tránh xây xước da.
Khát nhiều, nôn nhiều lần, đái ít, bệnh nhân không ăn uống được
Sốt cao, da khô, vẻ mặt hốc hác, môi khô se bẩn, hơi thở hôi
Kích thích vật vã hoặc thờ ơ với xung quanh
Số lần đi ngoài tăng lên, phân càng nhiều nước hơn, hoặc có máu trong phân


Cần đưa bệnh nhân tiêu chảy đi bệnh viện khi:

Sút cân
Sút cân là khi giảm hơn 10% trọng lượng cơ thể so với trọng lượng ban đầu.

Xử trí:



Ăn lượng nhỏ, chia thành nhiều bữa, thay đổi món ăn, gia vị cho phù hợp khẩu vị.
Giữ vệ sinh răng miệng, nên hoạt động nhẹ nhàng trước khi ăn.
Nếu nôn và buồn nôn: dùng thuốc chống nôn. Nếu nôn nhiều cần đến khám tại cơ sở y tế.


Những biểu hiện bất thường trên da
Phát ban, mảng sần, ngứa, viêm loét, vết thương chậm liền, phỏng rộp, ápxe,...

Xử trí:



Tránh gãi, tránh làm xây xát da
Bôi thuốc chống ngứa lên các ban, không bôi lên các vết thương hở
Ăn nhiều hoa quả, uống vitaminC, vitaminB2, vitaminPP,...


Loét
Khi bệnh nhân nằm lâu, cần phải dự phòng loét.

Biện pháp dự phòng:



Khuyến khích bệnh nhân ra khỏi giường càng nhiều càng tốt
Với bệnh nhân phải nằm tại giường hoặc bị liệt, cần thay đổi tư thế 2 giờ/lần
Giữ gìn da khô sạch, nhất là những vùng tỳ đè, da sát xương.
Chú ý đến các vùng da dễ bị loét như: tai, vai, bả vai, cùi tay, xương cùng cụt, đầu gối, gót chân,... Dùng gối đệm cho các vùng da sát xương.
Chế độ dinh dưỡng tốt: ăn nhiều đạm (thịt, cá,...), vitamin, hoa quả,...
Rửa vùng tổn thương bằng nước đun sôi để nguội, có pha một ít muối hoặc pha nước tím Gentian. Rửa sạch mủ ở các vết thương 2-3 lần/ngày. Che phủ vùng tổn thương bằng băng, gạc sạch sau khi rửa.
Nếu vết thương ở chân hoặc ngón chân, cần nâng cao chân bất cứ khi nào có thể, khi ngủ gác chân lên gối.


Xử trí loét:



Khi chăm sóc các vết thương cần phải tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh: rửa sạch tay bằng xà phòng nhiều lần trước và sau khi chăm sóc vết thương, đi găng tay, xử lý băng gạc bẩn, ...


Cần đưa bệnh nhân đi khám và điều trị tại cơ sở y tế khi:



Vết thương có mủ, dịch chảy ra nhiều hoặc có mùi hôi.
Sốt và đau nhiều nơi tổn thương
Nguyên nhân tổn thương do dị ứng thuốc.


Ho và khó thở
Ho là một biểu hiện của các bệnh đường hô hấp. Để giảm ho cần làm tăng khả năng khả năng thải đờm, tránh ứ đọng gây bội nhiễm phổi.



Làm tăng thải đờm: uống nhiều nước, vỗ lưng, đi bộ, vận động, thở sâu, dùng thuốc (viên ho long đờm, mucitux,...).
Làm giảm ho: không hút thuốc, không hít đường miệng, làm tăng thải đờm qua khạc nhổ, có thể dùng một số thuốc (tecpin codein, ...)


Đối với người bệnh khó thở: cần an ủi động viên người bệnh, giảm bớt các vật đè lên ngực người bệnh (quần áo, chăn,..), cho người bệnh ở tư thế nửa nằm nửa ngồi, thông thoáng khí trong phòng, nếu không đỡ cần mời thầy thuốc khám hoặc đưa bệnh nhân đi bệnh viện.
Cần đưa bệnh nhân đi bệnh viện nếu: ho dai dẳng trên 3 tuần (đặc biệt đờm có máu), khó thở nhiều, sắc mặt mệt nhọc, đột ngột sốt cao, đau ngực,...
Dấu hiệu cơ thể chuyển sang giai đoạn AIDS (http://www.vnpplus.com/nhung-dieu-can-biet/186-dau-hieu-co-the-chuyen-sang-giai-doan-aids)

http://www.vnpplus.com/images/upload/6-12-2010_hiv.jpg




Những người đã xét nghiệm có kết quả dương tính với HIV cần biết những dấu hiệu đã chuyển sang bệnh AIDS để đến ngay cơ sở y tế nhằm nhận được hỗ trợ, tư vấn và giúp đỡ.

Những người bị nhiễm HIV được xem như đã chuyển sang giai đoạn bệnh AIDS khi người bệnh xuất hiện ít nhất 2 triệu chứng chính và 1 triệu chứng phụ:
Các nhóm triệu chứng chính gồm:

- Sụt cân trên 10% trọng lượng cơ thể;
- Sốt kéo dài trên 1 tháng;
- Tiêu chảy kéo dài trên 1 tháng.
Các nhóm triệu chứng phụ gồm:

- Ho kéo dài trên 1 tháng;
- Nhiễm nấm Candida ở hầu họng;
- Nổi ban đỏ và ngứa toàn thân;
- Nổi mụn rộp và dời leo tái phát;
- Nổi hạch nhiều nơi trên cơ thể.
Người bệnh nên đến cơ sở y tế khi nào?

Đối với những trường hợp đã được xác định bị nhiễm HIV, người bệnh phải đến khám ở các cơ sở y tế khi thấy xuất hiện một trong những dấu hiệu như:
- Tiêu chảy kéo dài trên 4 ngày;
- Đau bụng, đi đại tiện ra chất nhầy, có máu;
- Sốt cao hoặc sốt kéo dài;
- Đau ngực, khó thở, ho;
- Ho kéo dài trên 10 ngày;
- Ho ra máu hoặc đờm có máu;
- Có biểu hiện mất nước với triệu chứng khát nước, khô miệng, nước tiểu sẫm màu;
- Viêm nhiễm, mụn nhọt tổn thương các vùng da trên cơ thể;
- Loét miệng nặng, viêm mắt, viêm mi mắt;
- Vết thương có mùi hôi, chảy máu hoặc thâm đen;
- Ban đỏ xuất hiện sau khi dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng virus;
- Mệt mỏi nhiều, đau đầu hoặc thường xuyên chóng mặt;
- Mất ngủ dài ngày liên tục.
Đối với những trường hợp bị bệnh AIDS, phải được đăng ký điều trị tại các phòng khám bệnh ngoại trú. Một số người bệnh sẽ được điều trị bằng thuốc kháng Retrovirus, một số trường hợp khác sẽ được điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội. Vì vậy tất cả bệnh nhân AIDS khi có bất kỳ một biểu hiện bệnh lý nào đều phải đến khám ngay tại các phòng khám bệnh ngoại trú để được điều trị, tư vấn và giúp đỡ.
Bệnh nhân HIV/AIDS cần điều trị ARV




“Biết mình bị nhiễm HIV, tôi rất hốt hoảng và hụt hẫng, nhưng sau khi bình tĩnh chấp nhận sự thật, tôi đã phối hợp cùng với bác sĩ chiến đấu với bệnh tật. Được điều trị ARV, tôi cảm nhận được sức khỏe của mình ổn định và có thể lao động, nuôi dạy con cái” - chị N.T.M (Cẩm Khê) cho biết.




Qua theo dõi và điều trị cho bệnh nhân tại phòng khám ngoại trú của Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Phú Thọ và qua những lời chia sẻ chân thành của chị M, có thể khẳng định sức khỏe bệnh nhân AIDS có tiến triển rất tốt sau khi được điều trị bằng thuốc kháng vi-rút (ARV).Nhiều bệnh nhân khi đến với phòng khám đã ở giai đoạn lâm sàng nặng, kèm theo các bệnh nhiễm trùng cơ hội như lao phổi, viêm màng não do nấm… nhưng khi được điều trị ARV kết hợp với thuốc kháng lao hoặc thuốc kháng nấm thì sau 2-3 tháng sức khỏe bệnh nhân hồi phục rất nhanh, ăn uống được, lên cân, sinh hoạt tốt hơn, lâm sàng luôn ổn định.

Thạc sỹ - Bác sỹ Hồ Quang Trung - Giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh cho biết: Cần lưu ý, khi một người nhiễm HIV thường kèm mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội, nhất là ở giai đoạn nặng, như mắc lao phổi, nhiễm trùng toàn thân… Vì vậy, điều trị ARV cho người nhiễm HIV/AIDS thường là điều trị kết hợp với các chuyên khoa khác. Ví dụ, người nhiễm HIV bị lao thì phải điều trị lao, sau đó mới điều trị ARV mới có hiệu quả.
Cũng theo Bác sỹ Hồ Quang Trung, thời gian để điều trị ARV cho người nhiễm HIV có khác nhau theo điều kiện của mỗi nước. Tại Mỹ và một số nước châu Âu, người có HIV (+) là được điều trị do sự cung ứng thuốc đủ, mặt khác khi điều trị sớm, người nhiễm HIV có thể giữ sức khỏe ổn định, lâu dài như người bình thường và còn có tác dụng là không lây bệnh cho gia đình, vợ con và cộng đồng. Những nghiên cứu gần đây cho thấy: các cặp vợ chồng mà chỉ có 1 người có HIV (+) mà đã được điều trị ARV thì trên 98% là không có lây nhiễm chéo giữa hai người, vì vậy, điều trị là biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV có hiệu quả nhất. Tại Việt Nam, theo quy định của Bộ Y tế, người nhiễm HIV, xét nghiệm tế bào CD4 (tế bào miễn dịch), nếu dưới 350 tế bào/mm3 máu hoặc có giai đoạn lâm sàng tương đương giai đoạn 3, 4 thì được điều trị ARV. Tuy nhiên, việc xét chọn điều trị cũng căn cứ vào các trường hợp cụ thể ưu tiêu như trẻ em, người già, thanh niên chuẩn bị kết hôn, phụ nữ, phụ nữ mang thai nhiễm HIV, người có bệnh mãn tính, người bị phơi nhiễm HIV nghề nghiệp...
Tuy thuốc ARV không chữa khỏi hoàn toàn tình trạng nhiễm HIV, nhưng có tác dụng ngăn ngừa sự nhân lên của HIV trong cơ thể và mục đích của điều trị ARV là làm giảm tải lượng vi-rút HIV trong máu, vì vậy, sẽ làm tăng số lượng tế bào CD4, làm giảm nguy cơ mắc và tử vong do các nhiễm trùng cơ hội và các bệnh liên quan tới AIDS, tăng chất lượng sống của người nhiễm HIV/AIDS, đồng thời cũng làm giảm nguy cơ lây truyền HIV.
Ở tỉnh ta, hiện có gần 600 bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc ARV tại các phòng khám ngoại trú: Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh, Trung tâm Y tế thành phố Việt Trì, Trung tâm Y tế thị xã Phú Thọ, Trung tâm 05, 06 và trại giam Tân Lập. Với việc cung ứng thuốc như hiện nay, dự kiến đến năm 2015 sẽ có khoảng 1000 – 1200 người được điều trị ARV.
Một trong những thành công của cả Thế giới và Việt Nam trong cuộc chiến với đại dịch HIV/AIDS là thành công trong lĩnh vực chăm sóc người nhiễm HIV và điều trị bằng các thuốc kháng vi rut HIV (ARV). Với hiệu quả điều trị ARV, nhiễm trùng HIV không còn được xem như là một căn bệnh “chết người” như trước đây, mà chỉ là một bệnh mãn tính. Tuy nhiên, việc điều trị cần tuân theo các quy định chuyên môn chặt chẽ thì điều trị mới có hiệu quả. Điều trị ARV là điều trị bệnh nhân phải uống thuốc hàng ngày và suốt đời, vì vậy, các bác sĩ cần tư vấn đầy đủ trước khi điều trị và cần có sự hợp tác, tự nguyện của người bệnh. Kết quả quản lý, giám sát của Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS, các bệnh nhân được điều trị tại tỉnh đều có sức khỏe tốt, thái độ rất phấn khởi, có thể lao động học tập, công tác bình thường và chưa có trường hợp nào bỏ trị. Có thể khẳng định, điều trị ARV cho người nhiễm HIV càng sớm càng tốt, nhằm tiến tới mục tiêu “3 không” của Liên Hợp quốc là: Không mắc mới HIV, Không tử vong do AIDS và không kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV. Để Chương trình điều trị ARV ngày càng được mở rộng, nhiều người nhiễm HIV được tiếp cận điều trị sớm cần đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người nhiễm HIV đăng ký tại các cơ sở để được theo dõi và điều trị./.


Hồng Hà
Chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS tại nhàNgười nhiễm HIV có thể ăn uống chung mâm, bát, đũa với những người khác trong gia đình...* Những phương tiện phòng hộ

Găng tay cao su dài và giày; túi nilông; dung dịch khử khuẩn: Nước javel, clorin, cloramin, thuốc tẩy (dùng để tẩy quần áo hoặc tẩy trùng); bông băng, gạc sạch; thuốc tím gentian; thuốc mỡ kháng sinh (tetracylin, bactrim hoặc các loại thuốc khác).
http://nongnghiep.vn//Upload/Image/2013/9/5/05092013151522.jpg


* Phòng lây nhiễm HIV trong gia đình

- Ăn uống: Người nhiễm HIV có thể ăn uống chung mâm, bát, đũa với những người khác trong gia đình. Tuy nhiên, nếu các dụng cụ này có dính máu của người có HIV thì cần rửa sạch bằng nước xà phòng. Người rửa bát đũa có dính máu của người có HIV cần đeo găng tay và băng kín các vết thương ở tay nếu có.

- Ngủ: Người nhiễm HIV có thể ngủ chung với những người khác trong gia đình mà không sợ lây virút cho người đó. (Lưu ý: Không để cho các chỗ da bị tổn thương của 2 người tiếp xúc nhau).

- Quan hệ tình dục: Người nhiễm HIV phải dùng bao cao su.

- Giặt chăn màn, quần áo: Quần áo của người nhiễm HIV có dính máu và dịch nên ngâm riêng trong dung dịch cloramin nồng độ 0,5% hoặc dung dịch javel (nước tẩy giặt quần áo) trong 20-30 phút.

Nếu không có các dung dịch trên, có thể luộc sôi trong 20 phút kể từ lúc sôi. Khi giặt quần áo có dính máu, mủ của người nhiễm HIV phải mang găng tay cao su.

- Làm sạch các bề mặt bị dính máu, mủ của người nhiễm HIV: Người nhiễm HIV có thể sử dụng chung bàn, ghế, tủ, giường với những người khác mà không sợ lây HIV. Nhưng nếu bàn, ghế, tủ, giường bị dính máu của người nhiễm HIV phải được làm sạch đúng cách để phòng lây nhiễm.

- Dọn các đồ thải dính máu, mủ hoặc tinh dịch của người nhiễm HIV như: Bông băng, gòn, gạc, bao cao su, băng vệ sinh phải đeo găng tay để dọn hoặc dùng kẹp dài để gắp rồi cho vào túi nilông.

* Chăm sóc các triệu chứng thường gặp tại nhà

- Sốt, đau đầu: Uống nhiều nước đun sôi, nước dừa, nước cam, cháo, súp. Dùng khăn thấm nước ấm lau toàn thân, đặc biệt là vùng nách, khuỷu chân, bẹn. Cho uống thuốc hạ sốt, giảm đau.

- Tiêu chảy: Uống nhiều nước để bù lại lượng dịch bị mất do tiêu chảy: Pha 1 gói oresol (ORS) trong 1 lít nước đã đun sôi, uống theo nhu cầu. Ăn thức ăn mềm nấu chín như cháo, súp, canh; tránh ăn những thức ăn quá cứng, quá ngọt, quá béo hoặc khó tiêu.

- Đề phòng loét da: Giữ cho thân thể luôn sạch sẽ. Để người bệnh nằm trên nệm mềm, giữ cho giường và tấm trải luôn sạch sẽ. Bảo đảm chế độ dinh dưỡng và các loại vitamin.

- Bệnh nhân bị nôn: Ngừng không ăn uống trong 1- 2 giờ sau khi bị nôn, sau đó tập uống nước và cho ăn trở lại, chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. Tránh ăn thức ăn nhiều gia vị hoặc nặng mùi. Điều trị hoặc loại trừ nguyên nhân gây buồn nôn.

- Bệnh nhân bị tưa miệng: Ăn thức ăn mềm, nghiền nhỏ. Tránh ăn nhiều gia vị, mặn hay dính dễ làm đau miệng. Tránh các thức uống có gas.

- Hỗ trợ người bệnh tuân thủ điều trị: Có thể cung cấp các công cụ hỗ trợ để người bệnh thực hiện uống thuốc như hộp nhắc thuốc, điện thoại báo giờ, thời gian biểu hoặc người hỗ trợ…


Nói chung, người bị nhiễm HIV rất cần sự gần gũi hỗ trợ về thể chất lẫn tinh thần để người bệnh vượt qua bệnh tật. Hơn nữa, sống với người nhiễm HIV, chúng ta không sợ lây nhiễm nếu biết áp dụng các biện pháp phòng ngừa và nhất là người nhiễm HIV tự giác phòng tránh lây nhiễm cho chúng ta.
TRẦN ĐỨC HÙNG
http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-vn/25/114759/Gia-dinh-Suc-khoe/Cham-soc-nguoi-nhiem-HIV-AIDS-tai-nha.html (http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-vn/25/114759/Gia-dinh-Suc-khoe/Cham-soc-nguoi-nhiem-HIV-AIDS-tai-nha.html)
Xử trí hội chứng tiêu chảy ở người nhiễm HIV

Thứ tư 08/01/2014 11:00
Hỏi: Tôi hiện đang nhiễm HIV. Xin cho tôi biết người nhiễm HIV thường hay bị ỉa chảy phải không? Có nguy hiểm lắm không? Tôi phải phòng tránh và điều trị như thế nào? Chị P.T.H (Hà Giang)

Trả lời:Tiêu chảy là một triệu chứng của những người nhiễm HIV ở giai đoạn cuối và là lý do khiến nhiều người bệnh phải dừng điều trị hoặc chuyển sang các phương pháp điều trị kháng virus khác. Căn bệnh khiến những người nhiễm HIV nhanh chóng bị suy kiệt sức lực, héo mòn. Nếu để tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến tử vong.
<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2014_01_08/tieu%20chay.jpg


Căn bệnh tiêu chảy khiến những người nhiễm HIV nhanh chóng bị suy kiệt sức lực, héo mòn. Ảnh minh họa

</tbody>

Nguyên nhân gây tiêu chảy ở người nhiễm HIV là do nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn, kí sinh trùng và virus gây nên. Nhiễm trùng cơ hội liên quan đến bệnh AIDS do tác dụng phụ khi người nhiễm HIV sử dụng một số loại thuốc.Hai hậu quả chính của tiêu chảy là mất nước, thiếu hụt điện giải và suy dinh dưỡng. Mất nước điện giải nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.Cách xử trí:Trước tiên, người bệnh cần phải xác định ngay xem bệnh nhân có bị mất nước và điện giải hay không, thông qua những dấu hiệu sau:+ Khát nước+ Da nhăn nheo lâu sau khi véo da (dấu hiệu Casper), môi se, mặt hốc hác.+ Ở trẻ em nếu còn thóp, thì thóp lõm xuống, trẻ quấy khóc, vật vã (Trẻ còn bú, đi ngoài từ 2-4 lần/ngày, nếu vượt gấp rưỡi hoặc hơn là trẻ bị tiêu chảy).+ Sụt cân, nhiều trường hợp mất nước nặng có thể sút từ 5-10% trọng lượng cơ thể.+ Mạch nhanh, có thể bị tụt huyết áp.Uống nhiều nước ngay sau khi bị tiêu chảy là cách tốt nhất ngăn ngừa mất nước và điện giải.Cần uống loại nước gì?- Uống Oresol (gói bột điện giải), pha một gói với một lít nước nguội, nếu pha không đúng quy định sẽ không phát huy hết tác dụng của thuốc. Khuấy kỹ và đều dung dịch cho tan hết trong nước, uống thay nước, từ 1-3 gói/ngày.Không kiêng ăn: Đối với bệnh nhân tiêu chảy cần ăn đủ lượng dinh dưỡng cần thiết để giữ sức khoẻ và chống sụt cân. Nên ăn thức ăn đủ dinh dưỡng như hỗn hợp gạo và đậu, hoặc hỗn hợp của gạo với thịt hoặc cá. Bổ sung dầu ăn vào thức ăn để tăng năng lượng. Những sản phẩm từ sữa, chuối, trứng rất giàu dinh dưỡng và tốt cho bệnh nhân.Nên khuyến khích bệnh nhân ăn càng nhiều càng tốt. Với trẻ nên chia nhỏ thành nhiều bữa, ăn nhiều lần trong một ngày để dễ tiêu hoá.Trong trường hợp người nhiễm HIV bị tiêu chảy, cần phải đến ngay bệnh viện trong các trường hợp sau:- Cảm thấy rất khát.- Bị kích thích vật vã, sốt nhiều, hoặc thờ ơ với ngoại cảnh.- Không ăn uống được bình thường.- Thấy tình trạng sức khoẻ chung bị giảm sút.- Đi ngoài trên 10 lần/ngày.- Có máu trong phân.- Ỉa chảy kéo dài.- Bị nôn mửa nhiều lần.Để phòng tránh hội chứng tiêu chảy đối với người nhiễm HIV, cần chủ động làm tốt những bước giữ gìn vệ sinh trong sinh hoạt và ăn uống.Cụ thể, người nhiễm HIV cần ăn những thức ăn được rửa sạch, nấu chín, chế biến đúng quy cách, không ăn đồ sống, tái, thức ăn để lâu; luôn uống nước đã đun sôi, đảm bảo nguồn nước sạch; rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh, sau khi vệ sinh cho trẻ, sau khi tắm rửa cho người ốm, sau khi chạm vào động vật và trước khi ăn.Bên cạnh đó, chú ý giặt riêng quần áo của người nhiễm, gột sạch dưới vòi nước phần phân, giặt nhiều lần bằng xà phòng có độ tẩy tốt, phơi đồ riêng, dưới nắng mạnh. Tẩy trùng nhà vệ sinh sau khi sử dụng.
http://tiengchuong.vn/HIVAIDS/Xu-tri...m-HIV/9653.vgp (http://tiengchuong.vn/HIVAIDS/Xu-tri-hoi-chung-tieu-chay-o-nguoi-nhiem-HIV/9653.vgp)