PDA

View Full Version : Quyết Định của Thủ Tướng Chính Phủ về tín dụng đối với hộ gia đình và người nhiễm HIV



songchungvoi_HIV
28-04-2014, 18:28
04:36 CH, 28/04/2014
(Chinhphu.vn) - Theo Quyết định 29/2014/QĐ-TTg (http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&_page=1&mode=detail&document_id=173563) của Thủ tướng Chính phủ, hộ gia đình và người nhiễm HIV, người sau cai nghiện ma túy, người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, người bán dâm hoàn lương sẽ được vay vốn ưu đãi.
http://baodientu.chinhphu.vn/Uploaded/hoangtrongdien/2014_04_28/Resize%20of%20nghien.jpg?maxwidth=460

Ảnh minh họa

Đối tượng vay vốn là cá nhân gồm: Người nhiễm HIV, người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, người bán dâm hoàn lương.

Đối với hộ gia đình vay vốn, là hộ gia đình có thành viên thuộc một trong các trường hợp: Người nhiễm HIV/AID, người sau cai nghiện ma túy, người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, người bán dâm hoàn lương.

Các cá nhân, hộ gia đình chỉ được vay vốn nhằm mục đích mua sắm các loại vật tư, vật nuôi, thức ăn gia súc gia cầm, công cụ lao động, hàng hóa, phương tiện phục vụ kinh doanh, buôn bán; đầu tư làm các nghề thủ công trong hộ gia đình như: Mua nguyên vật liệu sản xuất, công cụ lao động, máy móc, thiết bị; góp vốn thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh với cá nhân, tổ chức khác.
Cá nhân vay vốn phải đáp ứng 5 điều kiện
Theo Quyết định, cá nhân vay vốn phải đáp ứng 5 điều kiện:
1- Điều kiện về nhân thân
- Người nhiễm HIV phải có Phiếu trả lời kết quả xét nghiệm HIV dương tính của cơ sở xét nghiệm đủ điều kiện khẳng định các trường hợp HIV dương tính.
- Người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế đã xong thời gian dò liều, có thời gian điều trị ổn định từ 3 tháng trở lên, có xác nhận của người phụ trách cơ sở điều trị.
- Người bán dâm hoàn lương có xác nhận về việc không còn bán dâm của Chủ tịch UBND cấp xã hoặc người đứng đầu một trong các Tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương hoặc Chủ nhiệm Câu lạc bộ, Trưởng nhóm, Trưởng mạng lưới do các Tổ chức chính trị - xã hội hoặc Tổ chức xã hội có tư cách pháp nhân thành lập.
2- Cư trú hợp pháp và sinh sống ổn định tại địa phương nơi vay vốn.
3- Có phương án sản xuất, kinh doanh và có khả năng trả nợ vay theo cam kết.
4- Là thành viên Tổ Tiết kiệm và vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội.
5- Sống một mình hoặc sống cùng con chưa đến tuổi lao động hoặc sống cùng bố, mẹ, vợ, chồng, con, ông, bà, anh, chị, em ruột nhưng những người này đã quá tuổi lao động hoặc không còn khả năng lao động theo quy định của pháp luật.
Điều kiện vay vốn đối với hộ gia đình
Cũng theo Quyết định, hộ gia đình vay vốn cũng phải đáp ứng 5 điều kiện:
Thứ nhất, hộ gia đình có thành viên nhiễm HIV/AIDS, người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, người bán dâm hoàn lương đáp ứng một trong những điều kiện về nhân thân nêu trên.
Thứ hai, hộ gia đình có thành viên là người sau cai nghiện ma túy phải có một trong các giấy tờ: Quyết định áp dụng biện pháp quản lý sau cai tại nơi cư trú; Giấy xác nhận hoàn thành thời gian cai nghiện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc; Giấy xác nhận của UBND cấp xã về việc đã chấp hành thời gian cai nghiện tại gia đình, cộng đồng từ 3 tháng trở lên.
Thứ ba, cư trú hợp pháp và sinh sống ổn định tại địa phương nơi vay vốn.
Thứ tư, có phương án sản xuất, kinh doanh và có khả năng trả nợ vay theo cam kết.
Thứ năm, là thành viên Tổ Tiết kiệm và vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội.
Mức vay và lãi suất cho vay

Quyết định cũng nêu rõ, trường hợp cá nhân, hộ gia đình nếu đồng thời là đối tượng được vay vốn từ các chương trình ưu đãi khác tại Ngân hàng Chính sách xã hội thì chỉ được xem xét cho vay một trong các chương trình ưu đãi đó.
Mức cho vay căn cứ vào nhu cầu vay và khả năng trả nợ của từng cá nhân, hộ gia đình và không phải thế chấp nhưng không vượt quá 20 triệu đồng/cá nhân; 30 triệu đồng/hộ gia đình. Người vay có thể vay vốn nhiều lần nhưng tổng dư nợ không vượt quá mức dư nợ cho vay tối đa theo quy định trên.
Lãi suất cho vay bằng lãi suất cho vay hộ nghèo theo từng thời kỳ do Chính phủ quy định. Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất cho vay.
Thời hạn cho vay tối đa là 60 tháng. Thời hạn cụ thể do Ngân hàng Chính sách xã hội và cá nhân, hộ gia đình vay vốn thỏa thuận phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng. Trong giai đoạn thí điểm (2014 - 2016), áp dụng thời hạn cho vay tối đa là 36 tháng.
Theo quyết định, từ năm 2014 - 2016, chương trình sẽ được thực hiện thí điểm tại 15 tỉnh, thành phố. Từ năm 2017 triển khai mở rộng trên phạm vi toàn quốc.
Hoàng Diên
http://baodientu.chinhphu.vn/Tin-noi-bat/Nguoi-nhiem-HIV-nguoi-sau-cai-nghien-ma-tuy-duoc-vay-von-uu-dai/198272.vgp

Charles
01-05-2014, 16:32
Hộ có người nhiễm HIV được vay ưu đãi tối đa 30 triệu đồng


(http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=864191#contentArticle)

Hộ gia đình và người nhiễm HIV, người sau cai nghiện ma túy, người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, người bán dâm hoàn lương sẽ được vay vốn ưu đãi tối đa 30 triệu đồng.

<center> http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/04/28/5535e643d4a23d.img.jpg
Ảnh minh họa. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN).</center> Đó là nội dung của Quyết định 29/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 26/4 về tín dụng đối với hộ gia đình và người nhiễm HIV, người sau cai nghiện ma túy, người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, người bán dâm hoàn lương.

Theo đó, mức cho vay căn cứ vào nhu cầu vay và khả năng trả nợ của từng cá nhân, hộ gia đình và không phải thế chấp nhưng không vượt quá 20 triệu đồng/cá nhân; 30 triệu đồng/hộ gia đình. Người vay có thể vay vốn nhiều lần nhưng tổng dư nợ không vượt quá mức dư nợ cho vay tối đa theo quy định trên.

Lãi suất cho vay bằng lãi suất cho vay hộ nghèo theo từng thời kỳ do Chính phủ quy định. Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất cho vay.

Thời hạn cho vay tối đa là 60 tháng. Thời hạn cụ thể do Ngân hàng Chính sách xã hội và cá nhân, hộ gia đình vay vốn thỏa thuận phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng. Trong giai đoạn thí điểm (2014 - 2016), áp dụng thời hạn cho vay tối đa là 36 tháng.

Quyết định 29 cũng quy định, các cá nhân, hộ gia đình chỉ được vay vốn nhằm mục đích mua sắm các loại vật tư, vật nuôi, thức ăn gia súc gia cầm, công cụ lao động, hàng hóa, phương tiện phục vụ kinh doanh, buôn bán.

Ngoài ra, các cá nhân, hộ gia đình đầu tư làm các nghề thủ công trong hộ gia đình như: Mua nguyên vật liệu sản xuất, công cụ lao động, máy móc, thiết bị; góp vốn thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh với cá nhân, tổ chức khác.

Từ năm 2014 - 2016, chương trình sẽ được thực hiện thí điểm tại 15 tỉnh, thành phố. Từ năm 2017 triển khai mở rộng trên phạm vi toàn quốc.

Quyết định cũng nêu rõ, trường hợp cá nhân, hộ gia đình nếu đồng thời là đối tượng được vay vốn từ các chương trình ưu đãi khác tại Ngân hàng Chính sách xã hội thì chỉ được xem xét cho vay một trong các chương trình ưu đãi đó.

Quyết định có hiệu lực từ ngày 15/6 tới



http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=864191

songchungvoi_HIV
04-05-2014, 11:37
Người nhiễm HIV, người sau cai nghiện ma túy hoàn lương sẽ được vay vốn ưu đãi09:20 | 04/05/2014
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 29/2014/QĐ-TTg Về tín dụng đối với hộ gia đình và người nhiễm HIV, người sau cai nghiện ma túy, người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, người bán dâm hoàn lương.
Theo quyết định, hộ gia đình và người nhiễm HIV, người sau cai nghiện ma túy, người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, người bán dâm hoàn lương sẽ được vay vốn ưu đãi. Đối tượng vay vốn là cá nhân gồm người nhiễm HIV, người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, người bán dâm hoàn lương. Đối với hộ gia đình vay vốn, là hộ gia đình có thành viên thuộc một trong các trường hợp người nhiễm HIV/AIDS, người sau cai nghiện ma túy, người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, người bán dâm hoàn lương. Các cá nhân, hộ gia đình chỉ được vay vốn nhằm mục đích mua sắm các loại vật tư, vật nuôi, thức ăn gia súc gia cầm, công cụ lao động, hàng hóa, phương tiện phục vụ kinh doanh, buôn bán; đầu tư làm các nghề thủ công trong hộ gia đình như mua nguyên vật liệu sản xuất, công cụ lao động, máy móc, thiết bị; góp vốn thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh với cá nhân, tổ chức khác.

Thời hạn cho vay tối đa là 60 tháng. Thời hạn cụ thể do Ngân hàng Chính sách xã hội và cá nhân, hộ gia đình vay vốn thỏa thuận phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng. Trong giai đoạn thí điểm (2014 - 2016), áp dụng thời hạn cho vay tối đa là 36 tháng.

Theo quyết định này, từ năm 2014 - 2016, chương trình sẽ được thực hiện thí điểm tại 15 tỉnh, thành phố. Từ năm 2017 triển khai mở rộng trên phạm vi toàn quốc.

CP
http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=81&NewsId=314223

songchungvoi_HIV
05-05-2014, 12:34
Hỗ trợ tín dụng cho đối tượng bị nhiễm HIV làm ăn, sinh sốngNgày cập nhật: 05-05-2014
Thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định số 29/2014/QĐ-TTg, ngày 26/4/2014 về tín dụng đối với hộ gia đình và người nhiễm HIV, người sau cai nghiện ma túy, người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, người bán dâm hoàn lương.
http://www.molisa.gov.vn/Images/Tintuc/lf97f9598-6ec6-4bc1-81d1-3917ebd57461.jpg
Điều kiện về nhân thân đối với cá nhân vay vốn: Là người nhiễm HIV có Phiếu trả lời kết quả xét nghiệm HIV dương tính của cơ sở xét nghiệm đủ điều kiện khẳng định các trường hợp HIV dương tính; Là người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế đã xong thời gian dò liều, có thời gian điều trị ổn định từ 3 tháng trở lên, có xác nhận của người phụ trách cơ sở điều trị; Người bán dâm hoàn lương có xác nhận về việc không còn bán dâm của Chủ tịch UBND cấp xã; Người cư trú hợp pháp và sinh sống ổn định tại địa phương nơi vay vốn; Người có phương án sản xuất, kinh doanh và có khả năng trả nợ vay theo cam kết; Người sống một mình hoặc sống cùng con chưa đến tuổi lao động hoặc sống cùng bố, mẹ, vợ, chồng, bà, anh, chị, em ruột nhưng những người này đã quá tuổi lao động hoặc không còn khả năng lao động.
Theo Quyết định, mức cho vay căn cứ vào nhu cầu vay và khả năng trả nợ của từng cá nhân, hộ gia đình và không phải thế chấp, nhưng không vượt quá mức cho vay theo quy định sau: Đối với cá nhân mức cho vay tối đa 20 triệu đồng. Đối với hộ gia đình mức cho vay tối đa là 30 triệu đồng. Người vay có thể vay vốn nhiều lần nhưng tổng dư nợ không vượt quá mức dư nợ cho vay tối đa theo quy định. Trường hợp cá nhân, hộ gia đình nếu đồng thời là đối tượng được vay vốn từ các chương trình ưu đãi khác tại Ngân hàng Chính sách xã hội thì chỉ được xem xét cho vay một trong các chương trình ưu đãi đó.
Mục đích vay vốn: Mua sắm các loại vật tư, vật nuôi, thức ăn gia súc gia cầm, công cụ lao động, hàng hóa, phương tiện phục vụ kinh doanh, buôn bán; Đầu tư làm các nghề thủ công trong hộ gia đình như: mua nguyên vật liệu sản xuất, công cụ lao động, máy móc, thiết bị; Góp vốn thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh với cá nhân, tổ chức khác.
Quyết định cũng nêu rõ, lãi suất cho vay bằng lãi suất cho vay hộ nghèo theo từng thời kỳ do Chính phủ quyết định. Bên cạnh đó, lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất cho vay. Thời hạn cho vay tối đa là 60 tháng. Trong giai đoạn thí điểm (2014 - 2016), áp dụng thời hạn cho vay tối đa là 36 tháng. Từ năm 2014 - 2016, thực hiện thí điểm tại 15 tỉnh, thành phố. Từ năm 2017 triển khai mở rộng trên phạm vi toàn quốc.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/6/2014.



Nguồn: Báo điện tử Đảng cộng sản

songchungvoi_HIV
06-05-2014, 23:27
Người nhiễm HIV được vay vốn


17:04 | 06/05/2014


Thủ tướng chính phủ vừa ký ban hành Quyết định số 29/2014/QĐ-TTg về tín dụng đối với hộ gia đình và người nhiễm HIV, người sau cai nghiện ma túy, người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, người bán dâm hoàn lương.
* Đối tượng và điều kiện vay vốn:
Theo đó, đối tượng được vay vốn gồm: Về cá nhân vay vốn: Người nhiễm HIV. Người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế. Người bán dâm hoàn lương. Về hộ gia đình vay vốn là hộ gia đình có thành viên thuộc một trong các trường hợp sau đây: Người nhiễm HIV/AIDS. Người sau cai nghiện ma túy. Người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế. Người bán dâm hoàn lương.
Về điều kiện vay vốn đối với cá nhân vay: Đối tượng phải có phiếu trả lời kết quả xét nghiệm HIV dương tính của cơ sở xét nghiệm đủ điều kiện khẳng định các trường hợp HIV dương tính. Đối tượng có thời gian điều trị ổn định từ 3 tháng trở lên, có xác nhận của người phụ trách cơ sở điều trị. Đối tượng có xác nhận về việc không còn bán dâm của Chủ tịch UBND cấp xã hoặc người đứng đầu một trong các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương hoặc chủ nhiệm câu lạc bộ, trưởng nhóm, trưởng mạng lưới do các tổ chức chính trị - xã hội hoặc tổ chức xã hội có tư cách pháp nhân thành lập.
Cư trú hợp pháp và sinh sống ổn định tại địa phương nơi vay vốn. Có phương án sản xuất, kinh doanh và có khả năng trả nợ vay theo cam kết. Là thành viên tổ tiết kiệm và vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội. Sống một mình hoặc sống cùng con chưa đến tuổi lao động hoặc sống cùng bố, mẹ, vợ, chồng, con, ông, bà, anh, chị, em ruột nhưng những người này đã quá tuổi lao động hoặc không còn khả năng lao động theo quy định của pháp luật.
Về hộ gia đình vay vốn: Hộ gia đình có thành viên thuộc một trong những đối tượng trên phải có một trong các giấy tờ sau: Quyết định áp dụng biện pháp quản lý sau cai tại nơi cư trú. Giấy xác nhận hoàn thành thời gian cai nghiện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc. Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc đã chấp hành thời gian cai nghiện tại gia đình, cộng đồng từ 3 tháng trở lên. Cư trú hợp pháp và sinh sống ổn định tại địa phương nơi vay vốn. Có phương án sản xuất, kinh doanh và có khả năng trả nợ vay theo cam kết. Là thành viên tổ tiết kiệm và vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội.
* Mức vay và lãi suất cho vay
Mức cho vay căn cứ vào nhu cầu vay và khả năng trả nợ của từng cá nhân, hộ gia đình và không phải thế chấp nhưng không vượt quá mức cho vay theo quy định sau: Đối với cá nhân:
Mức cho vay tối đa 20 triệu đồng/cá nhân. Đối với hộ gia đình: Mức cho vay tối đa 30 triệu đồng/hộ. Người vay có thể vay vốn nhiều lần nhưng tổng dư nợ không vượt quá mức dư nợ cho vay tối đa theo quy định này. Trường hợp cá nhân, hộ gia đình nếu đồng thời là đối tượng được vay vốn từ các chương trình ưu đãi khác tại Ngân hàng Chính sách xã hội thì chỉ được xem xét cho vay một trong các chương trình ưu đãi đó.

Lãi suất cho vay bằng lãi suất cho vay hộ nghèo theo từng thời kỳ do Chính phủ quy định. Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất cho vay. Thời hạn cho vay tối đa là 60 tháng.
Thời hạn cụ thể do Ngân hàng Chính sách xã hội và cá nhân, hộ gia đình vay vốn thỏa thuận phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng.

NV
http://baobinhphuoc.com.vn/Content/nguoi-nhiem-hiv-duoc-vay-von-26625

Tuanmecsedec
10-05-2014, 22:46
Quyết Định của Thủ Tướng Chính Phủ về tín dụng đối với hộ gia đình và người nhiễm HIV

Chào cả nhà,

Trong file đính kèm là QĐ số 29/2014/QĐ-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2014 của Thủ Tướng Chính Phủ về tín dụng đối với hộ gia đình và người nhiễm HIV, người sau cai nghiện ma túy, người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, người bán dâm hoàn lương. Theo Quyết định này, cá nhân và hộ gia đình của người nhiễm HIV, người sau cai nghiện ma túy, người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, người bán dâm hoàn lương được vay vốn tối đa 20 triệu ( đối với cá nhân) - 30 triệu đồng ( đối với hộ gia đình) nếu đủ điều kiện theo quy định.

Mặc dù QĐ này đến ngày 15/6/2014 mới có hiệu lực nhưng tôi xin gửi tới các cả nhà để phổ biến tới các thành viên nhóm có nhu cầu. Vậy cả nhà cùng xem để biết cụ thể hơn nhé.

Thân mến,

Đông

Vietnam Network of People Living with HIV/AIDS (VNP+)
Suite 1216, Level 12, Building K4, Viet Hung New Urban Area, Long Bien, Hanoi, Vietnam.
Website: www.vnpplus.com
Tel: +84 4 38737933

Nguồn : VNP+

songchungvoi_HIV
27-05-2014, 17:06
Giúp người nhiễm HIV ổn định cuộc sống

Thứ ba 27/05/2014 15:00
Tạo công ăn việc làm và cơ hội phát triển kinh tế cho người nhiễm hoặc bị ảnh hưởng bởi HIV, giúp họ tự tạo việc làm, ổn định cuộc sống và tái hòa nhập xã hội cũng như giảm đói nghèo sẽ góp phần giảm nguy cơ lây nhiễm HIV.

Chị H, tư vấn viên đồng đẳng của Trung tâm Tư vấn pháp luật và chính sách về y tế, HIV/AIDS thuộc Hội Luật gia Việt Nam chia sẻ: “Là người trong cuộc lại tham gia công tác tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS, tôi hiểu, người nhiễm HIV rất cần được hỗ trợ vốn để sinh kế làm ăn.”Chị H cho hay, trước đây cũng có một số tổ chức quốc tế, xã hội dân sự cho người nhiễm HIV vay vốn với mức 5-10 triệu đồng. Tuy nhiên với số tiền quá ít nên số người nhiễm HIV vay vốn không nhiều vì với số tiền này chưa đủ để họ có thể sinh kế. Với mức 20-30 triệu theo quyết định 29/2014/QĐ-TTg ngày 26/04/2014 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ gia đình và người nhiễm HIV, người sau cai nghiện ma túy, người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, người bán dâm hoàn lương là cũng tạm đủ để họ kinh doanh sản xuất nhỏ.Theo chị H, nên đưa vốn về các vùng nông thôn vì ở đó người dân nói chung, người nhiễm HIV nói riêng còn rất nhiều khó khăn. Theo đánh giá của một số tổ chức xã hội dân sự về việc cho người nhiễm HIV vay vốn thì nhu cầu vay vốn ở các vùng nông thôn cao hơn.Đồng quan điểm với chị H, Bác sỹ, Luật gia Trịnh Thị Lê Trâm, Chủ tịch Hội phòng, chống HIV/AIDS Hà Nội, Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật và chính sách về y tế, HIV/AIDS cho rằng, số tiền 20 triệu cũng tạm đủ để những người được vay có thể mua sắm các loại vật tư, vật nuôi gia súc gia cầm, công cụ lao động hàng hoá phương tiện phục vụ kinh doanh buôn bán, cũng như đầu tư các nghề thủ công trong hộ gia đình hay góp vốn thực hiện phương án sản xuất kinh doanh với cá nhân tổ chức khác.
<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/tranthitiep/2014_05_27/mstram.jpg


Bác sỹ, Luật gia Trịnh Thị Lê Trâm. Ảnh: Nhật Thy

</tbody>
“Tạo việc làm cho người nhiễm HIV, người sau cai, người điều trị nghiện bằng methadone, người bán dâm hoàn lương là một chính sách nhân văn và kịp thời của nhà nước trong bối cảnh các nguồn tài trợ quốc tế đang giảm dần”, Bs Trịnh Thị Lê Trâm nhấn mạnh.Tuy nhiên, theo Bs. Trịnh Thị Lê Trâm, các nhóm đối tượng, nhất là người nhiễm HIV thường “ngại” vay vốn vì sợ lộ thông tin dẫn đến bị kỳ thị. Làm thế nào để họ có thể thoải mái, tự tin tiếp cận nguồn vốn cũng là một bài toán khó?Theo Bs. Trịnh Thị Lê Trâm, ngoài việc phải bảo mật thông tin cho họ cũng cần phải giảm bớt các thủ tục hành chính để họ dễ dàng tham gia.Để giảm rủi ro khi cho vay vốn, theo Bs Trâm, cần phải xem xét kỹ phương án kinh doanh của người được vay, đồng thời giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn của họ.“Bên cạnh Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ, người nhiễm HIV đang mong mỏi sớm triển khai Nghị định số 136/2013/NĐ-CP, ngày 21/10/2013 của Chính phủ về quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, trong đó có người nhiễm HIV. Nếu làm được sẽ ổn định cuộc sống và tái hòa nhập xã hội cũng như giảm đói nghèo cho người nhiễm HIV, góp phần giảm nguy cơ lây nhiễm HIV trong cộng đồng.”, Bs.Tg Trịnh Thị Lê Trâm khẳng định.Về phía Trung tâm Tư vấn pháp luật và chính sách về y tế, HIV/AIDS, Theo Bs Trâm, khi có những hướng dẫn cụ thể, song song với các hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV, Trung tâm sẽ tiếp cận với các nhóm tự lực để giới thiệu về chính sách cho vay vốn của chính phủ cũng như hướng dẫn họ các thủ tục để hoàn chỉnh thủ tục vay.

Trung tâm Tư vấn pháp luật và chính sách về y tế, HIV/AIDS, thuộc Hội Luật gia Việt Nam có nhiệm vụ:
1. Cung cấp thông tin,tư vấn pháp luật và chính sách về y tế, HIV/AIDS.
2. Trợ giúp pháp lý về y tế cho người nhiễm HIV/AIDS và những người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội.
3. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật và chính sách về Y tế, HIV/AIDS.
4. Tham gia xây dựng, góp ý dự thảo các văn bản pháp luật và chính sách về y tế, HIV/AIDS.
5. Tham gia nghiên cứu khoa học, thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực pháp luật và chính sách về Y tế, HIV/AIDS theo quy định của pháp luật.
6. Thực hiện các dự án do cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài tài trợ trong lĩnh vực pháp luật và chính sách về Y tế, HIV/AIDS theo quy định của pháp luật.
7. Thực hiện các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
Từ năm 2007 đến nay Trung tâm đã tư vấn qua điện thoại cho hơn 15.000 người nhiễm HIV và người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS các kiến thức cơ bản về HIV/AIDS và các chính sách có liên quan và trực tiếp trợ giúp pháp lý cho gần 4500 người…

Nhật Thy
http://tiengchuong.vn/Tin-tuc-su-kien/Giup-nguoi-nhiem-HIV-on-dinh-cuoc-song (http://tiengchuong.vn/Tin-tuc-su-kien/Giup-nguoi-nhiem-HIV-on-dinh-cuoc-song/10455.vgp)

songchungvoi_HIV
28-05-2014, 08:55
Cú huých giảm kỳ thị với nhóm người yếu thế

Thứ tư 28/05/2014 07:00
Theo ông Lê Đức Hiền, Phó Cục trưởng Cục phòng, chống tệ nạn xã hội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Quyết định số 29/2014/QĐ-TTg ngày 26/04/2014 của Thủ tướng Chính phủ (QĐ) về tín dụng đối với hộ gia đình và người nhiễm HIV, người sau cai nghiện ma túy, người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, người bán dâm hoàn lương mang nhiều ý nghĩa thiết thực và là một cú huých để các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và nhân dân tạo điều kiện giúp đỡ, giảm kỳ thị với nhóm người này.

Hơn 2 năm chuẩn bị
Trao đổi với phóng viên trang Tiếng Chuông, ông Lê Đức Hiền cho hay, công tác chuẩn bị để Quyết định được ban hành là hơn 2 năm.Về cơ sở pháp lý, từ các văn bản pháp luật, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng đã chỉ đạo tại Hội nghị Thực trạng và Chính sách về phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm trong công nhân, viên chức, lao động do Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm phối hợp Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức năm 2009.
<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/tranthitiep/2014_05_23/Resize%20of%20nghien.jpg


Ảnh minh hoạ

</tbody>
Phó Thủ tướng giao Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp các bộ: Công an, Y tế, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư và các địa phương nghiên cứu xây dựng các cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng lao động là người sau cai nghiện và người nhiễm HIV.Sau đó, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 22/5/2012 về tăng cường phòng chống HIV/AIDS với một nội dung là cho người nhiễm HIV và người điều trị các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone vay vốn.Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã đề nghị thêm nhóm người sau cai nghiện ma túy, người bán dâm được vay vốn.. Cuối năm ngoái, Chỉ thị 22/CT-TTg ngày 25/10/2013 về tăng cường thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phòng chống mại dâm trong tình hình hiện nay trong đó có 4 nhóm người được vay vốn là người nhiễm HIV, người sau cai nghiện, người điều trị thay thế bằng Methadone và người bán dâm hoàn lương (nhóm người).Quá trình chuẩn bị xây dựng quyết định, Cục phòng, chống tệ nạn xã hội đã phối hợp với các cơ quan của các bộ ngành liên quan với sự hỗ trợ thiết thực của các tổ chức phi chính phủ, các dự án quốc tế như USAIDS, SCDI, Chemonics, Pathway, COHED, TYM, M7... nghiên cứu đánh giá các mô hình cho vay vốn trong nước và nước ngoài.Cục cũng tiến hành khảo sát nhu cầu vay vốn của hàng nghìn người thuộc những nhóm đối tượng trên tại 7 tỉnh thành phố. Đồng thời, đánh giá hệ thống chính sách của nước ta từ trước đến nay về vấn đề an sinh xã hội, sinh kế cho những nhóm người nàySau khi xây dựng quyết định, theo quy định, dự thảo quyết định phải được bảo vệ trước hội đồng thẩm định của Bộ Tư pháp. Quá trình giải trình cũng gặp nhiều khó khăn do có nhiều ý kiến khác nhau. Nhiều người sợ rủi ro, không thu hồi lại được nguồn vốn khi cho những nhóm người trên vay.Dẫn chứng việc một số tỉnh, thành phố như TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Khánh Hoà... đã làm tốt công tác cho vay vốn đã thuyết phục được hội đồng thẩm định để quyết định được ban hành. Điển hình như TP HCM đã giúp gần 9.000 người cai nghiện hồi gia được vay vốn và tỷ lệ thu hồi vốn là 97%.
Nhiều ý nghĩa thiết thực
Theo ông Lê Đức Hiền, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ mang nhiều ý nghĩa, thể hiện quan điểm mới, chính sách mới của nhà nước ta với những nhóm này.Trước kia chúng ta tập trung quản lý, xử lý hành là chính, nhưng bây giờ coi họ là nhóm yếu thế dễ bị tổn thương, cần hỗ trợ giúp đỡ.“Coi họ là những người bình thường cũng là một cách đặt vào họ niềm tin để hoà nhập cộng đồng”, ông Hiền nói.Quyết định cũng là một lời đáp với quốc tế, thể hiện sự vào cuộc của Việt Nam trong công tác hỗ trợ người nhiễm HIV; người nghiện ma tuý; người bán dâm ...trong bối cảnh tài trợ quốc tế giảm dần. Đồng thời, đáp ứng những kêu gọi của Liên Hợp Quốc trong công tác này.Ý nghĩa thiết thực nhất là đối với chính bản thân nhóm người này. Đây là những nhóm người gặp nhiều khó khăn trong hoà nhập cộng đồng. Nhiều người còn mang trong mình bệnh tật, sức khỏe yếu. Được vay vốn sản xuất, họ đỡ mặc cảm, dễ dàng hơn để hoà nhập. Nếu không có công ăn việc làm ổn định, họ không có chi phí để nâng cao sức khoẻ, ổn định cuộc sống dễ dẫn đến tái phạm, tái nghiện..Việc hỗ trợ vốn hiệu quả cũng sẽ giảm được một phần chi phí y tế của Nhà nước nếu sức khoẻ của họ yếu đi.Về mặt xã hội, nếu những nhóm người này có công ăn việc làm ổn định, không tái phạm thì an ninh trật tự được ổn định, nhà nước có thể “rảnh tay” để phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá và nâng cao cuộc sống người dân.Bên cạnh đó, theo ông Hiền, quyết định cũng là một cú huých giúp xã hội giảm kỳ thị, phân biệt đối xử và gần gũi với nhóm người này hơn để tạo điều kiện, giúp đỡ họ ngày càng mạnh mẽ hơn.
Còn không ít khó khăn
Về công tác triển khai, sau khi quyết định được ban hành, Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội đang cùng các bộ ngành xây dựng tiêu chí để chọn 15 tỉnh thực hiện thí điểm đến năm 2016 để sau đó đủ cơ sở thực hiện trong toàn quốc. Bên cạnh đó xây dựng các biểu mẫu và hướng dẫn chi tiết, giải thích thêm một số vấn đề có liên quan.Cục cũng tham mưu cho Bộ, phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội chuẩn bị nguồn vốn và cách thức cho vay sao cho đơn giản, dễ thực hiện với nhóm người này.Theo ông Lê Đức Hiền, Quyết định mang nhiều ý nghĩa, nhưng công tác triển khai dự báo sẽ gặp không ít khó khăn.Đầu tiên phải kể đến việc chủ động tiếp cận nguồn vốn của nhóm đối tượng đặc biệt là người nhiễm HIV, người bán dâm hoàn lương. Người nhiễm HIV được bí mật danh tính nhưng khi làm đơn vay vốn qua UBND xã, phường hoặc ngân hành chính sách xã hội thường dễ bị lộ thông tin. Điều này khiến họ sợ bị xã hội kỳ thị. Người bán dâm hoàn lương cũng vậy. Để được vay vốn họ phải vượt qua được dư luận xã hội và điều này cũng không phải là dễ dàng gì.Theo ông Hiền, để quyết định mang lại hiệu quả thiết thực, những nhóm đối tượng này cần phải “dũng cảm” đứng lên vay vốn. Bên cạnh đó, những người có trách nhiệm tại UBND cấp xã và Ngân hàng chính sách xã hội phải có thái độ, ứng xử đúng mực, giữ gìn thông tin, thực sự quan tâm đến những người này, giúp họ đỡ mặc cảm. Quan trọng hơn cả là tuyên truyền để giảm kỳ thị trong xã hội.Để giảm rủi ro khi cho vay vốn, theo ông Hiền cần xem xét kỹ những người có nhu cầu, phương thức sản xuất thực sự. Đồng thời, kết nối với các tổ chức xã hôi, các nhóm đồng đẳng, tự lực, câu lạc bộ địa phương... quan tâm, giúp đỡ kịp thời để họ sản xuất, kinh doanh, buôn bán có hiệu quả, giảm rủi ro.“Chúng ta tin tưởng những người được vay, cùng với sự kèm cặp, hỗ trợ, tư vấn tại cơ sở, hy vọng tỷ lệ rủi ro sẽ giảm”, ông Lê Đức Hiền cho hay.Trong thời gian tới, theo ông Hiền, ngoài việc hỗ trợ người bán dâm hoàn lương, cần có thêm chính sách giúp đỡ vay vốn cho người đang hoạt động mại dâm có mong muốn hoàn lương.Trên thực tế, nhiều người đang hoạt động hoạt động mại dâm cũng đã vay vốn tại các nhóm, câu lạc bộ mà họ tham gia để sản xuất với mong muốn dần dần thoát khỏi con đường này. Nếu người đang hoạt động mại dâm (không chỉ người đã hoàn lương) được vay vốn thì Quyết định 679/TTg về phê duyệt Chương trình hành động phòng, chống mại dâm giai đoạn 2011-2015 có thể thực hiên tốt hơn. Để làm được điều này, theo ông Hiền cần sự vào cuộc của các tổ chức xã hội để kết nối với những người hoạt động mại dâm muốn hoàn lương.

Theo Quyết định 29/2014/TTg, từ ngày 15/6 tới, người bán dâm hoàn lương, hộ gia đình và người nhiễm HIV, người sau cai nghiện ma túy, người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế (đối tượng), sẽ được hỗ trợ tín dụng để sản xuất, kinh doanh. mức cho vay căn cứ vào nhu cầu vay và khả năng trả nợ của từng cá nhân, hộ gia đình. Người, hộ gia đình được vay không phải thế chấp. Mức vay không vượt quá các mức sau: Cá nhân, mức cho vay tối đa 20 triệu đồng; Hộ gia đình, mức cho vay tối đa là 30 triệu đồng

Nhật Thy
http://tiengchuong.vn/Trao-doi-gop-y/Cu-huych-giam-ky-thi-voi-nhom-nguoi-yeu-the (http://tiengchuong.vn/Trao-doi-gop-y/Cu-huych-giam-ky-thi-voi-nhom-nguoi-yeu-the/10457.vgp)

songchungvoi_HIV
03-06-2014, 15:43
<tbody>
Cơ hội cho người nhiễm HIV, sau cai nghiện hoà nhập cộng đồng (http://datmo.vn/tin-tuc-su-kien/313-su-kien-trong-ngay/77503-2014-06-03-02-02-01.html)

</tbody>

Thứ ba, 03 Tháng 6 2014 09:02

DATMO.VN
Theo Quyết định số 29/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (có hiệu lực từ ngày 15-6-2014), hộ gia đình và người nhiễm HIV, người sau cai nghiện ma tuý, người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, người bán dâm hoàn lương sẽ được vay vốn ưu đãi để phục vụ sản xuất, kinh doanh ổn định cuộc sống.
Theo quyết định, mức cho vay căn cứ vào nhu cầu vay và khả năng trả nợ của từng cá nhân, hộ gia đình và không phải thế chấp nhưng không vượt quá 20 triệu đồng/cá nhân; 30 triệu đồng/hộ gia đình. Người vay có thể vay vốn nhiều lần nhưng tổng dư nợ không vượt quá mức dư nợ cho vay tối đa theo quy định. Lãi suất cho vay bằng lãi suất cho vay hộ nghèo theo từng thời kỳ do Chính phủ quy định. Thời hạn cho vay tối đa là 60 tháng. Thời hạn cụ thể do Ngân hàng Chính sách xã hội (http://datmo.vn/tin-tuc-su-kien/xa-hoi-cong-dong-gioi-tre-nhip-song.html) và cá nhân, hộ gia đình vay vốn thoả thuận phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng. Trong giai đoạn thí điểm (2014-2016), áp dụng thời hạn cho vay tối đa là 36 tháng...Có thể nói, quy định này đã mang lại niềm vui và mở ra một "lối thoát" cho nhiều hộ gia đình và người bị nhiễm HIV, người sau cai nghiện ma tuý, người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, người bán dâm hoàn lương, có cơ hội vượt qua những khó khăn, bế tắc để ổn định cuộc sống, làm lại cuộc đời và hoà nhập với cộng đồng. Tính nhân văn của chủ trương này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi về vốn sản xuất, kinh doanh để ổn định, nâng cao đời sống cho các đối tượng mà quan trọng nó còn góp phần ngăn chặn, hạn chế sự lây lan của các dịch bệnh, tệ nạn xã hội, tình trạng tái nghiện các chất ma tuý và gia tăng tội phạm...Chúng ta đều đã biết, trong nhiều năm qua, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về phòng, chống HIV/AIDS; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng, chống tội phạm, các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương đã tập trung chỉ đạo, triển khai quyết liệt các biện pháp và đã thu được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, diễn biến của các tệ nạn xã hội, số ca mới nhiễm HIV, số vụ phạm pháp hình sự có liên quan đến ma tuý vẫn diễn biến phức tạp, khó lường. Đặc biệt tình trạng tái nghiện ma tuý, tái mắc các tệ nạn xã hội vẫn chiếm tỷ lệ cao. Đây là nguy cơ cao dẫn đến mất ổn định an ninh trật tự trong xã hội. Trong đó một trong những nguyên nhân căn bản là do các đối tượng không có công ăn việc làm (http://tuyendungquangninh.vn/trang-chu/tin-moi-nhat.html), thu nhập ổn định sau cai nghiện và hoàn lương. Đó là chưa kể nhiều người còn bị kỳ thị, phân biệt đối xử trong cuộc sống...Vì vậy với chính sách cho vay ưu đãi này, chắc chắn sẽ là cứu cánh cho nhiều cá nhân, hộ gia đình thuộc đối tượng được hỗ trợ vốn. Tuy nhiên, để chính sách phát huy hiệu quả, các đối tượng vay cần được sàng lọc kỹ, để đồng vốn đến với những người thực sự có nhu cầu, thực sự muốn vươn lên trong cuộc sống. Tránh tình trạng số tiền hỗ trợ được "trao nhầm" cho những đối tượng lười biếng, không có chí tiến thủ, hoặc sử dụng vào những việc không đúng mục đích, gây khó khăn cho công tác thu hồi nợ...
Thanh Tùng

songchungvoi_HIV
13-06-2014, 08:47
Vốn ưu đãi cho người hoàn lương: Ai được vay, vay thế nào?

Tiền Phong (http://www.baomoi.com/Source/Tien-Phong/24.epi) - [13/06/2014 06:47
TP - Từ 15/6, người bán dâm hoàn lương, hộ gia đình và người nhiễm HIV, người sau cai nghiện ma túy, người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế sẽ được hỗ trợ tín dụng để sản xuất, kinh doanh.
http://images.tienphong.vn/Uploaded/thien/2014_06_13/11a_MPFD.jpg.ashx?w=440&h=250&crop=auto
Học viên cai nghiện tại Trung tâm chữa bệnh, giáo dục lao động tỉnh Yên Bái. ảnh: Phong Cầm
Không cần thế chấpTheo Quyết định số 29 của Thủ tướng, có 4 nhóm người được vay vốn (người nhiễm HIV, người sau cai nghiện, người điều trị thay thế bằng methadone và người bán dâm hoàn lương).
Trao đổi với Tiền Phong, ông Lê Đức Hiền, Phó cục trưởng Cục Phòng chống tệ nạn xã hội - Bộ LĐ - TB&XH (PCTNXH) cho biết, 4 nhóm người trên là nhóm dễ bị tổn thương, cần hỗ trợ giúp đỡ, nhiều người còn mang trong mình bệnh tật, sức khỏe yếu. “Được vay vốn sản xuất, họ sẽ đỡ mặc cảm, dễ dàng hơn để hòa nhập. Nếu không có công ăn việc làm ổn định, họ không có chi phí để nâng cao sức khỏe, ổn định cuộc sống, dễ dẫn đến tái phạm, tái nghiện”, ông Hiền nói.
“Cục PCTNXH đang tham mưu cho Bộ LĐ-TB&XH, phối hợp với Ngân hàng CSXH chuẩn bị nguồn vốn và cách thức cho vay sao cho đơn giản, dễ thực hiện với nhóm người này”.


Ông Lê Đức Hiền
Theo quy định, mức cho vay căn cứ vào nhu cầu vay và khả năng trả nợ của từng cá nhân, hộ gia đình và không phải thế chấp. Tuy nhiên, không vượt quá 20 triệu đồng/cá nhân và 30 triệu đồng/hộ gia đình. Người vay có thể vay vốn nhiều lần nhưng tổng dư nợ không vượt quá mức dư nợ cho vay tối đa theo quy định trên.Theo ông Hiền, vì được ưu đãi nên lãi suất cho vay bằng lãi suất cho vay hộ nghèo theo từng thời kỳ do Chính phủ quy định. Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất cho vay. Thời hạn cho vay tối đa 60 tháng, trong giai đoạn thí điểm (2014-2016) áp dụng thời hạn cho vay tối đa 36 tháng.
Thủ tục ra sao?
Theo quyết định của Thủ tướng, từ 2014-2016, chương trình sẽ được thực hiện thí điểm tại 15 tỉnh, thành; từ 2017 sẽ mở rộng toàn quốc. Cục PCTNXH đang cùng các bộ, ngành xây dựng tiêu chí để chọn 15 tỉnh, thành thí điểm; xây dựng các biểu mẫu, hướng dẫn chi tiết...
Để được vay vốn, người nhiễm HIV phải có Phiếu trả lời kết quả xét nghiệm HIV dương tính của cơ sở xét nghiệm đủ điều kiện. Người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế đã xong thời gian dò liều, có thời gian điều trị ổn định từ 3 tháng trở lên, có xác nhận của người phụ trách cơ sở điều trị.
Riêng với người bán dâm hoàn lương, có xác nhận về việc không còn bán dâm của Chủ tịch UBND cấp xã hoặc người đứng đầu một trong các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương hoặc Chủ nhiệm Câu lạc bộ, Trưởng nhóm, Trưởng mạng lưới do các tổ chức chính trị - xã hội hoặc tổ chức xã hội có tư cách pháp nhân thành lập...
Với hộ gia đình có thành viên là người sau cai nghiện ma túy phải có một trong các giấy tờ: quyết định áp dụng biện pháp quản lý sau cai tại nơi cư trú; giấy xác nhận hoàn thành thời gian cai nghiện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc; giấy xác nhận của UBND cấp xã về việc đã chấp hành thời gian cai nghiện tại gia đình, cộng đồng từ 3 tháng trở lên.

Khó xác định người bán dâm hoàn lương
Dư luận cho rằng, việc xác định người bán dâm không còn bán dâm sẽ rất khó khăn, sẽ khiến chủ tịch UBND xã lúng túng khi xác nhận. Về vấn đề này, ông Lê Đức Hiền cho rằng, tới đây sẽ có hướng dẫn cụ thể, vấn đề mấu chốt là phải làm sao để người bán dâm hoàn lương chủ động tiếp cận nguồn vốn. “Để được vay vốn, họ phải vượt qua được dư luận xã hội và điều này cũng không dễ dàng”, ông Hiền nói.
Theo ông Hiền, những người có trách nhiệm tại UBND cấp xã và Ngân hàng CSXH phải có thái độ, ứng xử đúng mực, giữ gìn thông tin, thực sự quan tâm đến những người này, giúp họ đỡ mặc cảm. Ngoài ra, để giảm rủi ro khi cho vay vốn, cần xem xét kỹ những người có nhu cầu, phương thức sản xuất thực sự. Đồng thời, kết nối với các tổ chức xã hội, các nhóm đồng đẳng, tự lực, câu lạc bộ địa phương... giúp đỡ họ sản xuất, kinh doanh, buôn bán hiệu quả, giảm rủi ro.
Bắc Giang: Nhiều chủ tịch xã băn khoăn
Giám đốc Ngân hàng CSXH tỉnh Bắc Giang cho biết, đơn vị chưa nhận được các văn bản chỉ đạo của cấp trên về việc triển khai chương trình cho vay vốn này. Ông Nguyễn Tiến Tú (Chủ tịch UBND xã Song Mai, TP Bắc Giang) cũng tỏ ra bất ngờ khi nhận được thông tin này từ PV và cho biết chưa hề nhận được văn bản triển khai.
Theo ông Tú, chương trình cho vay đối với người bán dâm hoàn lương sẽ rất khó khăn, bởi thực tế địa phương cho thấy rất khó quản lý các đối tượng này. “Ban ngày họ sống bình thường nhưng ban đêm lại đi bán dâm thì ai biết được. Do đó, giao chính quyền địa phương xác nhận họ có hoàn lương thực sự hay không là làm khó cho chúng tôi” - ông Tú nói.
Theo một chủ tịch xã khác, các đối tượng trên thường ngại thông tin về việc mình đã từng bán dâm trong khi các cơ chế bảo mật thông tin chưa thực sự rõ ràng sẽ rất khó để khuyến khích họ đứng ra vay vốn. Cũng có ý kiến cho rằng nên áp dụng chính sách từ ngay khi họ còn đang trong giai đoạn cuối của chương trình cải tạo tại các Trung tâm giáo dục lao động xã hội.
“Các trung tâm có thể căn cứ vào quá trình cải tạo, giáo dục của người đã từng bán dâm để xác nhận vào đơn vay vốn của các đối tượng này. Điều này vừa mang tính bảo mật thông tin cao cho các đối tượng hoàn lương, không gây khó khăn cho chính quyền địa phương” – ông Nguyễn Đức Thịnh, Chủ tịch UBND xã Lãng Sơn, huyện Yên Dũng đề xuất.
Nguyễn Trường
Đà Nẵng: Tế nhị, tránh rườm rà cho người vay vốn
Đó là giải pháp được UBND xã, phường, cơ quan chức năng Đà Nẵng triển khai chọn là địa phương thí điểm triển khai nguồn vốn ưu đãi cho các đối tượng mại dâm, HIV/AIDS hoàn lương.
Theo ông Nguyễn Hữu Nam, Chủ tịch UBND phường Phước Mỹ (Sơn Trà, Đà Nẵng), đến nay địa phương chưa nhận bất kỳ văn bản chính thức hướng dẫn triển khai nguồn vốn ưu đãi cho các đối tượng hoàn lương. Tuy nhiên, nếu được áp dụng, việc thực hiện không khó. Khâu xác nhận cho đối tượng hoàn lương tiến hành cách tế nhị, tránh tạo rào cản cho các đối tượng hoàn lương.
“Các đối tượng HIV/AIDS được mật danh tính. Nếu mình xác nhận không khéo, tế nhị lại vô tình làm họ “lộ”, gây sức ép kỳ thị xã hội. Hơn nữa họ được quản lý về mặt y tế nên không cần thiết phải xác nhận qua UBND xã, phường”, ông Nam kiến nghị.
Ông Nguyễn Đăng Dự, Chủ tịch UBND xã Hòa Nhơn (huyện Hòa Vang) cũng cho rằng nếu cần xác nhận thì phải làm tế nhị, giảm khâu thủ tục hành chính rườm rà để không tạo sức ép tâm lý với họ.
Còn lãnh đạo UBND phường An Hải Bắc (Sơn Trà) cho hay, việc quản lý, theo dõi đối tượng mại dâm có hoàn lương hay không, không khó. Bởi những đối tượng này cư trú trong dân cư, được các tổ dân phố, công an, hội đoàn thể các cấp giám sát có "tai mắt” trong dân nên nếu đối tượng này vẫn “ngựa quen đường cũ” sẽ dễ bị phát hiện.
Nguyễn Huy

http://www.baomoi.com/Von-uu-dai-cho-nguoi-hoan-luong-Ai-duoc-vay-vay-the-nao/58/140***44.epi

minh tuyến
14-06-2014, 14:43
thật là thiết thực và ý nghĩa.vừa rồi tôi tham gia vào hội nông dân tập thể của khu mình để mong vay ít vốn làm ăn nhưng đã bị gạt phắt ra,hỏi sao vậy...nó bảo không được,người nhà đứng ra thì mới được...thật là bức xúc.xem lần này có quyết định mới ra này xem có vay được không.

Charles
15-06-2014, 16:16
Người nhiễm HIV được vay vốn tạo việc làm


Ngày cập nhật 15/05/2014


Ngày 26 tháng 4 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 29/2014/QĐ-TTg quy định về tín dụng đối với hộ gia định và người nhiễm HIV, người sau cai nghiện ma túy, người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, người bán dâm hoàn lương. Quyết đinh có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 6 năm 2014.Theo quy định này thì người nhiễm HIV/AIDS, người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, người bán dâm hoàn lương và hộ gia đình có thành viên thuộc một trong các trường hợp: người nhiễm HIV/AIDS, người sau cai nghiện ma túy, người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, người bán dâm hoàn lương khi có đủ điều kiện vay vốn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ sẽ được vay vốn để tạo việc làm.
Về mức vay và lãi suất cho vay và thời hạn vay được Quyết định quy định như sau: Căn cứ vào nhu cầu vay và khả năng trả nợ của từng cá nhân, hộ gia đình và không phải thế chấp nhưng không vượt quá mức cho vay tối đa đối với cá nhân là 20 triệu đồng/cá nhân và đối với hộ gia đình là 30 triệu đồng/hộ.
Lãi suất cho vay bằng với lãi suất cho vay hộ nghèo theo từng thời kỳ do Chính phủ quy định. Trường hợp lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất cho vay. Thời hạn cho vay tối đa là 60 tháng, riêng trong giai đoạn thực hiện thí điểm (2014-2016), áp dụng thời hạn cho vay tối đa là 36 tháng. Phạm vi và thời gian thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định:
- Từ năm 2014 - 2016, thực hiện thí điểm ở 15 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Từ năm 2017 triển khai, mở rộng trên phạm vi toàn quốc.
Cũng theo Quyết định, ngoài việc phải đáp ứng các điều kiện theo quy định, đối tượng được vay vốn phải sử dụng vốn vay vào các mục đích cụ thể như: Mua sắm các loại vật tư, vật nuôi, thức ăn gia súc gia cầm, công cụ lao động, hàng hóa, phương tiện phục vụ kinh doanh, buôn bán; đầu tư làm các nghề thủ công trong hộ gia đình như: Mua nguyên vật liệu sản xuất, công cụ lao động, máy móc, thiết bị hoặc góp vốn thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh với tổ chức, cá nhân khác.




Ngô Quang
http://stp.thuathienhue.gov.vn/?gd=5&cn=70&id=28&newsid=17-0-1305

songchungvoi_HIV
26-09-2014, 12:09
Người nhiễm HIV được vay vốn ưu đãi

Hôm nay, 3 giờ trước




Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 29/ 2014/ QĐ – TTg, theo đó, hộ gia đình và người nhiễm HIV, người sau cai nghiện ma túy, người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, người bán dâm hoàn lương sẽ được vay vốn ưu đãi. Qua tìm hiểu tâm tư của một số người nhiễm HIV, được biết, khi nghe nói về chính sách trên, những người có “H” đều bày tỏ sự vui mừng. Tuy nhiên, họ cũng băn khoăn, lo lắng với câu hỏi: Khi nào chính sách mới thực sự đi vào thực tế và thủ tục vay vốn liệu có rườm rà khiến họ ngại tiếp cận?
Nhu cầu vay vốn của người có HIV là rất lớn
Theo số liệu thống kê của Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, lũy tích đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh ta có 3.359 người nhiễm HIV, 1.702 trường hợp đã chuyển AIDS. Trong 8 tháng đầu năm, số người nhiễm “H” được phát hiện mới là 365 người. “Khoảng 90% người nhiễm HIV trên địa bàn tỉnh ta đều có cuộc sống vô cùng khó khăn” – đó là chia sẻ của anh Nguyễn Văn Dũng – cán bộ Trung tâm Phòng, chống HIV/ AIDS tỉnh. Trong nhiều năm làm công tác giám sát và giúp đỡ người có “H”, anh Dũng cho biết: Cũng giống như bao người bình thường khác, người có “H” luôn mong mỏi có được một công việc ổn định, được tham gia phát triển kinh tế, vượt lên đói nghèo. Đó là nhu cầu rất chính đáng, tuy nhiên, họ vẫn còn gặp nhiều khó khăn do sự kỳ thị của xã hội, sự phân biệt đối xử của những người xung quanh.Với người có “H”, việc tiếp cận với nguồn vốn vay, các quỹ tín dụng không phải là chuyện dễ dàng. Đây là câu chuyện muôn thuở đã xảy ra nhiều năm nay nhưng vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để. Qua trò chuyện với chị Ng. T. Ng – một người có “H” đang sinh sống tại huyện Sông Lô, chúng tôi được biết, kinh tế gia đình chị Ng hiện nay đang rất khó khăn. Cả nhà 5 miệng ăn chỉ biết trông chờ vào vài sào ruộng, hai vợ chồng lại không có nghề phụ gì nên không thể tạo điều kiện cho con cái ăn học đầy đủ. Chị Ng đã bàn với chồng vay vốn để làm máy xay xát nhằm cải thiện đời sống. Tuy nhiên, khi biết chị là người có “H”, không ai muốn cho chị Ng vay tiền làm ăn bởi họ không tin tưởng những người như chị. Cũng giống như chị Ng, trước khi được Dự án của Quỹ toàn cầu Phòng, chống HIV/AIDS tại Vĩnh Phúc tạo điều kiện cho vay 10 triệu đồng để phát triển mô hình chăn nuôi bò thịt, ông L.V.L, một bệnh nhân nhiễm HIV tại huyện Lập Thạch cũng từng phải đau đầu khi không biết lấy tiền đâu để xoay sở.Trong những năm qua, trên địa bàn tỉnh ta một số chương trình, chính sách giúp đỡ người nhiễm HIV tiếp cận nguồn vốn, nhằm tạo sinh kế, giúp họ phát triển các mô hình kinh tế, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Một trong những chương trình thiết thực đó là dự án cho người nhiễm HIV/AIDS vay vốn của Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS được triển khai tại Vĩnh Phúc vào năm 2011. Sau 3 năm thực hiện, Quỹ toàn cầu tạo điều kiện cho hơn 50 cá nhân và các nhóm sinh kế (từ 3 người trở lên) là những người có “H” được vay vốn phát triển kinh tế với tổng số tiền gần 700 triệu đồng. 10 triệu đồng/cá nhân và tối đa 100 triệu đồng đối với sinh kế nhóm, không tính lãi suất là chương trình mà tổ chức này đang hỗ trợ cho những người mắc căn bệnh thế kỷ tại Vĩnh Phúc. Số tiền tuy không lớn nhưng đối với người có “H”, đó thực sự là nguồn vui, niềm động viên khích lệ lớn lao. Nhờ vào nguồn vốn trên, nhiều cá nhân, nhóm sinh kế đã phát triển được rất nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả, không chỉ mang lại thu nhập cho bản thân mà còn tạo công ăn việc làm cho những người khác.Theo nhận định của anh Lê Văn Quân, cán bộ phụ trách Dự án Quỹ toàn cầu phòng chống HIV/ AIDS tại Vĩnh Phúc thì nhu cầu được tiếp cận nguồn vốn của người có “H” hiện nay là rất lớn. Với kinh phí có hạn, nguồn vốn của Quỹ hiện nay chỉ đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu của những đối tượng này. Vẫn còn rất nhiều người có “H” đang ngày đêm mong mỏi được vay vốn để phát triển kinh tế, nhưng sự kỳ thị của xã hội chính là rào cản lớn mà họ không thể vượt qua được.
Chính sách vay vốn ưu đãi – niềm vui với người có HIV
Nhằm giúp người nhiễm HIV/AIDS hòa nhập cộng đồng, vươn lên phát triển kinh tế, Chính phủ ban hành chính sách vay vốn ưu đãi đối với người có HIV, người sau cai nghiện ma túy, người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, người bán dâm hoàn lương. Theo quyết định, các cá nhân, hộ gia đình chỉ được vay vốn nhằm mục đích mua sắm các loại vật tư, vật nuôi, thức ăn gia súc, gia cầm, công cụ lao động, hàng hóa, phương tiện phục vụ kinh doanh, buôn bán; đầu tư làm nghề thủ công trong hộ gia đình; góp vốn thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh với cá nhân, tổ chức khác. Riêng với người có HIV muốn vay vốn phải có phiếu trả lời kết quả dương tính với HIV của cơ sở xét nghiệm đủ điều kiện, người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế có thời gian điều trị ổn định từ 3 tháng trở lên, có xác nhận của cơ sở điều trị; đồng thời, đang cư trú hợp pháp và sinh sống ổn định tại địa phương nơi vay vốn, có phương án sản xuất kinh doanh và có khả năng trả nợ vay theo cam kết… Quyết định cũng nêu rõ, mức cho vay căn cứ vào nhu cầu vay và khả năng trả nợ của từng cá nhân, hộ gia đình, không phải thế chấp nhưng không vượt quá 20 triệu đồng/cá nhân, 30 triệu đồng/hộ gia đình. Người vay có thể vay vốn nhiều lần nhưng tổng dư nợ không vượt quá mức dư nợ cho vay tối đa theo quy định trên. Lãi suất cho vay bằng lãi suất cho vay hộ nghèo theo từng thời kỳ do Chính phủ quy định. Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất cho vay. Thời hạn cho vay tối đa là 60 tháng.Chính sách trên thực sự là niềm vui lớn đối với người có HIV. Khi được hỏi đã được biết về quyết định này chưa, chị Nguyễn Thúy Hằng, Chủ nhiệm CLB Nắng cuối trời (thành phố Vĩnh Yên) cho biết: Tôi và các anh, chị em trong nhóm đã được nghe nói, đồng thời tìm hiểu chi tiết về quyết định cho vay vốn ưu đãi của Chính phủ đối với những người có HIV. Chúng tôi rất vui vì đây thực sự là một chính sách vô cùng thiết thực. Với nhiều người, 20 hay 30 triệu đồng là số tiền nhỏ nhưng với những người có “H” như tôi thì đó là một số tiền rất lớn. Nó có thể giúp chúng tôi thực hiện được những dự định phát triển kinh tế đã ấp ủ từ bấy lâu nay.Như vậy, có thể nói, chính sách vay vốn ưu đãi cho người nhiễm HIV/ AIDS và một số đối tượng khác ra đời là nguồn động lực lớn lao tiếp thêm sức mạnh cho những con người mang trong mình căn bệnh thế kỷ, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta với nhóm đối tượng trên, nhờ đó, giúp họ vượt qua mặc cảm, vươn lên hòa nhập cộng đồng. Tuy nhiên, để chính sách này được triển khai hiệu quả thì rất cần có những hướng dẫn cụ thể từ các cơ quan chức năng, đồng thời, loại bỏ những thủ tục rườm rà, giúp người nhiễm “H” không ngại khi tiếp cận nguồn vốn, cần định hướng cho họ những hướng đi đúng đắn để sử dụng nguồn vốn hợp lý, mang lại hiệu quả, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống.
Vũ Hương
http://baovinhphuc.com.vn/

songchungvoi_HIV
11-10-2014, 09:49
15 địa phương thí điểm cho người nhiễm HIV vay vốn ưu đãi

Thứ sáu 10/10/2014 11:00
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội vừa phê duyệt danh sách 15 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện thí điểm về tín dụng đối với hộ gia đình và người nhiễm HIV, người sau cai nghiện ma tuý, người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, người bán dâm hoàn lương theo Quyết định số 29/2014/QĐ-TTg ngày 26/04/2014 của Thủ tướng Chính phủ.

15 thành phố thực hiện thí điểm bao gồm: Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Hoà Bình, Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hoá, Nghệ An, Đà Nẵng, Quảng Nam, Đắk Lắk, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu.
<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/tranthitiep/2014_10_10/images.jpg


Ảnh minh hoạ

</tbody>

Theo Quyết định 29/2014/QĐ-TTg, các cá nhân, hộ gia đình chỉ được vay vốn nhằm mục đích mua sắm các loại vật tư, vật nuôi, thức ăn gia súc gia cầm, công cụ lao động, hàng hóa, phương tiện phục vụ kinh doanh, buôn bán; đầu tư làm các nghề thủ công trong hộ gia đình như: Mua nguyên vật liệu sản xuất, công cụ lao động, máy móc, thiết bị; góp vốn thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh với cá nhân, tổ chức khác.Mức cho vay căn cứ vào nhu cầu vay và khả năng trả nợ của từng cá nhân, hộ gia đình và không phải thế chấp nhưng không vượt quá 20 triệu đồng/cá nhân; 30 triệu đồng/hộ gia đình. Người vay có thể vay vốn nhiều lần nhưng tổng dư nợ không vượt quá mức dư nợ cho vay tối đa theo quy định trên.
Nhật Thy
http://tiengchuong.vn/

songchungvoi_HIV
14-10-2014, 07:39
Triển khai tín dụng đối với các nhóm dễ bị tổn thương

Thứ hai 13/10/2014 15:00
Việc vay vốn, tạo việc làm cho gia đình và người nhiễm HIV, người sau cai nghiện ma tuý, người bán dâm hoàn lương… giúp họ ổn định đời sống, giảm nguy cơ lây nhiễm, hoà nhập cộng đồng là một trong những giải pháp quan trọng của Chính phủ nhằm ổn định an ninh trật tự, góp phần phát triển KT-XH của
đất nước.

http://tiengchuong.vn/Uploaded/buikieulien/2014_10_13/toancanh.jpgToàn cảnh Hội thảo. Ảnh: Nhật Thy


</tbody>
Ngày 13/10, tại Hòa Bình, đã diễn ra Hội thảo triển khai Quyết định 29/2014/QĐ-TTg ngày 26/4 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ gia đình và người nhiễm HIV, người sau cai nghiện ma túy, người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, người bán dâm hoàn lương (nhóm đối tượng).

Hội thảo do Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với Trung tâm nghiên cứu sức khỏe cộng đồng và phát triển (COHED) tổ chức với sự tham gia của đại diện các Bộ, ngành Trung ương, Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội, Ngân hàng chính sách xã hội của 15 tỉnh thực hiện thí điểm cùng đại diện các nhóm dễ bị tổn thương.
Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Xuân Lập, Cục trưởng Cục Phòng chống tệ nạn xã hội cho biết, trong các nhóm đối tượng nói trên, số người trong độ tuổi lao động là rất lớn, vì vậy cần tìm ra những giải pháp tích cực để giúp họ có được những tư liệu sản xuất, có ngành nghề để tạo công ăn việc làm giúp họ hoà nhập cộng đồng.
Ông Lập hy vọng, các tỉnh được chọn thí điểm sẽ thực hiện tốt Quyết định 29/2014/QĐ-TTg, để dến năm 2017 có thể triển khai toàn diện trên cả nước.
Tại Hội thảo, các đại biểu chia sẻ những kinh nghiệm, những mô hình sinh kế cho nhóm người dễ bị tổn thương và kết quả khảo sát về khả năng tiếp cận với nguồn vốn sẵn có; thảo luận đưa ra giải pháp triển khai có hiệu quả Quyết định 29. Ngân hàng chính sách xã hội cũng có hướng dẫn cụ thể về quy trình, nghiệp vụ cho vay.
Trao đổi tại Hội thảo, ông Bùi Đức Kiệm, Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Hòa Bình chia sẻ, để người nghiện và các nhóm người dễ bị tổn thương được hỗ trợ tín dụng cần có những chính sách phù hợp và cẩn trọng trong quá trình thực hiện các dự án để mang đến hiệu quả tốt nhất. Tránh đầu tư ồ ạt mà cần làm thí điểm trước để đánh giá về mức độ thành công để triển khai. Đặc biệt là đối với nhóm người sau cai nghiện, bởi nếu không kiểm soát được thì họ lại sử dụng số tiền đó để mua thuốc, sẽ gây ra những tác động ngược.
Hội thảo cũng nêu rõ trách nhiệm của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội các tỉnh trong việc thực hiện thí điểm. Cụ thể, sở cần tổ chức tuyên truyền đến các nhóm người là đối tượng được vay vốn về mục đích, ý nghĩa của chính sách mới, các quy định về vay vốn, hướng dẫn cho họ trình tự, thủ tục vay vốn.
Đồng thời, cùng với ngành Y tế, Công an, Ngân hàng Chính sách xã hội nắm tình hình nhu cầu vay vốn của 4 nhóm trên địa bàn để xây dựng kế hoạch, kinh phí cho vay vốn hàng năm. Cần theo dõi chặt diễn biến quá trình vay vốn, tìm ra những nguyên nhân, yếu tố dẫn đến việc vay vốn hiệu quả hay kém hiệu quả (ở từng khâu hoặc cả quá trình), xử lý kịp thời các vướng mắc, khó khăn về cơ chế, chính sách.
Bên cạnh đó, kết nối với các tổ chức xã hội hỗ trợ người vay vốn về tư vấn kỹ năng làm ăn, kỹ thuật, kèm cặp, tiêu thụ sản phẩm... để vay vốn có hiệu quả, giảm rủi ro.

15 tỉnh thực hiện thí điểm gồm: Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Hòa Bình, Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Thanh Hóa, Nghệ An, Đà Nẵng, Quảng Nam, Đắk Lắk, Cần Thơ, Hậu Giang và Bạc Liêu.
Nhật Thy
http://tiengchuong.vn/

songchungvoi_HIV
14-10-2014, 08:07
Mô hình sinh kế mới cho người bán dâm hoàn lương (http://nguoinoitieng.vn/xa-hoi/mo-hinh-sinh-ke-moi-cho-nguoi-ban-dam-hoan-luong-312881)14/10/2014
Hôm qua (13/10), tại Hòa Bình đã diễn ra Hội thảo triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cho vay vốn tạo việc làm đối với hộ gia đình và người nhiễm HIV/AIDS, người cai nghiện sau ma túy, người điều trị thay thế bằng Methadone và người bán dâm hoàn lương.

Hội thảo có sự tham dự của đại diện các Bộ, ngành Trung ương, đại diện Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội của 15 tỉnh, một số tổ chức quốc tế và nhóm bị tổn thương.
Ông Nguyễn Xuân Lập - Cục trưởng Cục Phòng chống Tệ nạn xã hội, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, tình hình tệ nạn ma túy, mại dâm tại một số địa phương hiện nay diễn ra rất phức tạp. Lượng người sử dụng ma túy tổng hợp, ma túy đá ngày càng cao, tội phạm ma túy ngày càng quy mô, phương thức hoạt động tinh vi và manh động, chúng sẵn sàng sử dụng vũ khí để chống lại lực lượng chức năng.
Theo ông Lập, số người nghiện ma túy trong độ tuổi lao động là rất lớn. Do đó, những người nghiện ma túy và mại dâm trong xã hội cần có những giải pháp tích cực, cụ thể để khi họ hoàn lương sẽ có được công ăn việc làm, có thu nhập ổn định và tái hòa nhập cộng đồng.

http://dantri4.vcmedia.vn/2PM9NXEQMsZhNqiuV52C/Image/2014/10/nuuu/IMG_5244-1edb3.png

Hội thảo diễn ra với nhiều đại biểu đại diện các cơ quan ban ngành tham dự.
Tại Hội thảo, đại diện Ngân hàng Chính sách Xã hội cũng hướng dẫn về quy trình, nghiệp vụ cho vay theo Quyết định của thủ tướng Chính phủ đối với nhóm người bị tổn thương.
Các đại biểu đã được nghe chia sẻ về mô hình sinh kế của nhóm người bị tổn thương và kết quả khảo sát về khả năng tiếp cận với nguồn tín dụng sẵn có.
Ths. Phạm Thị Hồng - Điều Phối viên Trung tâm nghiên cứu sức khỏe cộng đồng và phát triển COHED - chia sẻ: “Dự án “Sáng kiến chính sách hỗ trợ hòa nhập phát triển kinh tế cho người nhiễm HIV và các nhóm dễ bị tổn thương bởi HIV/AIDS” nhằm mục tiêu tìm một sinh kế bền vững, có thu nhập ổn định cho 4 nhóm dễ bị tổn thương để họ được tái hòa nhập với cộng đồng”.
Kết quả cho thấy, gần hai năm thực hiện dự án đã có 3 Hợp tác xã tại Hải Phòng được trao giấy đăng ký kinh doanh. Hầu hết các nhóm vay vốn khi thực hiện dự án đều sử dụng vốn hiệu quả và đã hoàn vốn đầy đủ.
Hội thảo cũng có sự tham dự của đại diện các nhóm “sinh kế mới” tại Hải Phòng, hiện đang hoạt động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay trong việc làm ăn, hỗ trợ tạo việc làm.
Cụ thể, nhóm “Trường Sơn xanh” được hỗ trợ cho vay 300 triệu để thành lập Hợp tác xã, nay đã hoàn được vốn đầy đủ; nhóm “Những người bạn Đồ Sơn” nhận được hỗ trợ 170 triệu đồng thực hiện dự án “Trồng cà chua trên đất ngập mặn” đến nay cũng đã được đăng ký Hợp tác xã.
Một HTX may mặc khác với 24 máy may hoạt động liên tục, hiện thu nhập của các thành viên trong HTX ổn định trên 3 triệu đồng/ tháng. HTX “Nắng mai” chuyên hoạt động biểu diễn nghệ thuật, kịch, múa, hát và có thể tham gia biểu diễn các chương trình lớn cũng đang hoạt động rất hiệu quả. Ngoài ra, “Nhóm sóng biển Đồ Sơn” cũng đang chuẩn bị thực hiện dự án “Nuôi ong trên rừng ngập mặn”, với dự án này ong sẽ hút mật trên hoa của cây sú, vẹt trồng ven đê biển, khai thác những nguồn lực sẵn có tại địa phương.
Hoặc tại huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, dự án cũng đã hỗ trợ để thành lập nhóm lau dọn vệ sinh công nghiệp, cung cấp dịch vụ vệ sinh nhà cửa, máy móc ở các khu công nghiệp. Hầu hết, những nhóm này đều có đầy đủ 4 thành phần dễ bị tổn thương theo Quyết định mà Thủ tướng Chính phủ quy định.

http://dantri4.vcmedia.vn/2PM9NXEQMsZhNqiuV52C/Image/2014/10/nuuu/IMG_3613-1edb3.png

Giai đoạn thí điểm 2014-2016 đã phê duyệt được 15 tỉnh thành tham gia chương trình.
Tại Hội thảo, các đại biểu cũng được chia sẻ kinh nghiệm, thảo luận và đưa ra giải pháp để triển khai hiệu quả Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với 4 nhóm đối tượng trên.
“Họ là nhóm người dễ bị tổn thương của xã hội, vì vậy Quyết định 29/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ được thông qua sẽ giúp cho những nhóm người này tiếp cận với nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội. Đó là một bước tiến mới, tin vui cho hơn 800.000 người nhiễm HIV và nhóm người bị tổn thương ở Việt Nam” - bà Phạm Thị Hồng cho biết thêm.
Tính đến nay, chương trình được triển khai thí điểm giai đoạn 2014 - 2016 và phê duyệt với 15 tỉnh tham gia, gồm: Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Hòa Bình, TP Hà Nội, TP Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh, Thanh Hóa, Nghệ An, TP Đà Nẵng, Quảng Nam, Đắk Lắk, TP Cần Thơ, Hậu Giang và Bạc Liêu.

Q.Cường
http://nguoinoitieng.vn/

songchungvoi_HIV
14-10-2014, 17:02
Hiệu quả dự án hỗ trợ phát triển kinh tế cho người nhiễm HIV

Thứ ba 14/10/2014 16:00
Dự án “Sáng kiến chính sách hỗ trợ hòa nhập phát triển kinh tế cho người nhiễm HIV và các nhóm dễ bị tổn thương bởi HIV/AIDS” (Dự án) đã mang lại hiệu quả đáng kể, tạo cơ hội có việc làm cho người nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trên địa bàn TP Hải Phòng và huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.


http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2014_09_29/chia se.jpg
Dự án được thực hiện bởi Trung tâm Nghiên cứu sức khỏe cộng đồng và phát triển (COHED), với sự tài trợ từ tổ chức Irish Aid (Ireland) trong thời gian từ tháng 12-2012 đến tháng 12-2014 tại hai địa phương nói trên.


Ths. Phạm Thị Hồng, Điều Phối viên của COHED chia sẻ, Dự án nhằm mục tiêu tìm một sinh kế bền vững, có thu nhập ổn định để người nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được tái hòa nhập với cộng đồng. Đồng thời nâng cao vai trò, sự tham gia của các tổ chức xã hội trong việc xây dựng/thực hiện chính sách ở cấp trung ương và địa phương liên quan đến việc củng cố và phát triển kinh tế, hòa nhập cho người nhiễm HIV.


Kết quả cho thấy, gần hai năm thực hiện dự án đã có 3 Hợp tác xã (HTX) của những người nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV tại Hải Phòng được trao giấy đăng ký kinh doanh. Hầu hết các nhóm vay vốn khi thực hiện dự án đều sử dụng vốn hiệu quả và đã hoàn vốn đầy đủ.


Cụ thể, nhóm “Trường Sơn xanh” được hỗ trợ cho vay 300 triệu để thành lập HTX, nay đã hoàn được vốn đầy đủ; nhóm “Những người bạn Đồ Sơn” nhận được hỗ trợ 170 triệu đồng thực hiện dự án “Trồng cà chua trên đất ngập mặn” đến nay cũng đã được đăng ký Hợp tác xã.


Một HTX may mặc khác với 24 máy may hoạt động liên tục, hiện thu nhập của các thành viên trong HTX ổn định trên 3 triệu đồng/ tháng. HTX “Nắng mai” chuyên hoạt động biểu diễn nghệ thuật, kịch, múa, hát và có thể tham gia biểu diễn các chương trình lớn cũng đang hoạt động rất hiệu quả. Ngoài ra, “Nhóm sóng biển Đồ Sơn” cũng đang chuẩn bị thực hiện dự án “Nuôi ong trên rừng ngập mặn”, với dự án này ong sẽ hút mật trên hoa của cây sú, vẹt trồng ven đê biển, khai thác những nguồn lực sẵn có tại địa phương.


Còn tại huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, dự án cũng đã hỗ trợ để thành lập nhóm lau dọn vệ sinh công nghiệp, cung cấp dịch vụ vệ sinh nhà cửa, máy móc ở các khu công nghiệp.
Bà Phạm Thị Hồng cho biết, trong thời gian tới, COHED sẽ tăng cường năng lực cho các tổ chức dựa vào cộng đồng (CBO) để phát triển tổ chức, phát triển hoạt động sinh kế bền vững và tiến tới cung cấp dịch vụ có thu; Nâng cao năng lực cho cán bộ các cơ quan cung cấp dịch vụ công: Tín dụng và dạy nghề, khám chữa bệnh…Trang bị tư cách pháp nhân cho các CBO, HTX và công ty tư nhân để phát triển kinh tế bền vững.
Nhật Thy
http://tiengchuong.vn/

songchungvoi_HIV
14-10-2014, 20:51
Giải pháp hỗ trợ tín dụng cho 4 nhóm người dễ bị tổn thương (http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=10045&cn_id=679862#)
17:17 | 14/10/2014
(ĐCSVN) - Ngày 13/10, tại tỉnh Hòa Bình, đã diễn ra Hội thảo về Công tác triển khai Quyết định 29/2014/QD-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ gia đình và người nhiễm HIV/AIDS, người sau cai nghiện ma túy, người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, người bán dâm hoàn lương.


<tbody>
http://dangcongsan.vn/cpv/Upload/News/2014/10/anh-2-1321.gif



Hội thảo có sự tham gia của đại diện các bộ, ngành Trung ương,
đại diện Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội của 15 tỉnh, thành phố


</tbody>

Chương trình do Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu sức khỏe cộng đồng và phát triển tổ chức. Hội thảo có sự tham gia của đại diện các bộ, ngành Trung ương, đại diện Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội của 15 tỉnh, thành phố, gồm: Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Hòa Bình, Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Thanh Hóa, Nghệ An, Đà Nẵng, Quảng Nam, Đắk Lắk, Cần Thơ, Hậu Giang và Bạc Liêu, cùng một số tổ chức Quốc tế và nhóm bị tổn thương.

Phát biểu tại cuộc Hội thảo, ông Nguyễn Xuân Lập, Cục trưởng Cục Phòng chống tệ nạn xã hội cho biết: Tình hình tệ nạn ma túy, mại dâm hiện nay rất phức tạp. Lượng người sử dụng ma túy tổng hợp, ma túy đá ngày càng cao. Tội phạm ma túy ngày càng quy mô, phương thức hoạt động tinh vi và manh động, chúng sẵn sàng sử dụng vũ khí để chống lại, gây ra nhiều khó khăn cho các lực lượng chức năng.

Số người nghiện ma túy trong độ tuổi lao động là rất lớn, vì vậy cần tìm ra những giải pháp tích cực để giúp họ có được những tư liệu sản xuất, có ngành nghề để tạo công ăn việc làm, giúp cho họ hòa nhập cộng đồng.

Một số ý kiến tại hội thảo cho hay, việc xử phạt, thống kê những người hoạt động mại dâm vốn đã khó, thì việc xác minh, chứng minh người hoạt động mại dâm hoàn lương càng khó hơn.

Trao đổi về tình hình tội phạm ma túy hiện nay, ông Bùi Đức Kiệm, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ - TB&XH) tỉnh Hòa Bình cho rằng, để các nhóm người dễ bị tổn thương được hỗ trợ tín dụng thì cần có những chính sách phù hợp và cẩn trọng trong quá trình thực hiện các dự án để mang đến hiệu quả tốt nhất. Đặc biệt là đối với nhóm người nghiện nếu không kiểm soát được thì họ lại sử dụng số tiền hỗ trợ để mua thuốc chích hút, gây ra những tác động ngược.

Về việc tạo mô hình sinh kế cho nhóm người bị tổn thương, Ths. Phạm Thị Hồng, Điều phối viên Vận động chính sách COHED chia sẻ: Dự án “Sáng kiến chính sách hỗ trợ hòa nhập phát triển kinh tế cho người nhiễm HIV và các nhóm dễ bị tổn thương bởi HIV/AIDS” nhằm mục tiêu phải tìm cho nhóm người này một sinh kế bền vững, có thu nhập ổn định, được hòa nhập với cộng đồng. Sau hai năm thực hiện Dự án cho thấy, đến nay, đã có 3 Hợp tác xã được trao giấy đăng ký kinh doanh tại Hải Phòng. Hầu hết các nhóm được thành lập vay vốn khi thực tế đã sử dụng nguồn vốn hiệu quả và hoàn vốn đầy đủ.

Tại Hội thảo, đại diện Ngân hàng Chính sách xã hội cho biết, mục đích vay vốn là nhằm mua sắm các loại vật tư, thức ăn gia súc, gia cầm, công cụ lao động, hàng hóa, phương tiện phục vụ kinh doanh buôn bán; đầu tư mua nguyên liệu sản xuất, công cụ lao động, máy móc, thiết bị làm các nghề thủ công trong hộ gia đình; góp vốn thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh với cá nhân, tổ chức khác.

Theo quy định, mức cho vay vốn đối với hộ gia đình và người nhiễm HIV, người sau cai nghiện ma túy, người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, người bán dâm hoàn lương là căn cứ vào nhu cầu vay và khả năng trả nợ của từng cá nhân, hộ gia đình và không phải thế chấp, nhưng không vượt quá 20 triệu đồng đối với cá nhân và 30 triệu đồng đối với hộ gia đình. Người vay vốn có thể vay vốn nhiều lần, nhưng tổng dư nợ không vượt quá mức cho vay tối đa theo quy định này. Lãi suất cho vay bằng lãi suất cho hộ nghèo theo từng thời kỳ do Chính phủ quy định./.
Chu Lương
http://www.cpv.org.vn/

songchungvoi_HIV
16-10-2014, 16:35
Thế nào là người bán dâm hoàn lương?

Thứ năm 16/10/2014 16:00
Quyết định số 29/2014/QĐ-TTg ngày 26/04/2014 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ gia đình và người nhiễm HIV, người sau cai nghiện ma túy, người điều trị nghiện bằng thuốc thay thế, người bán dâm hoàn lương là một cú huých để các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và nhân dân tạo điều kiện giúp đỡ, giảm kỳ thị với nhóm người này.

Tuy nhiên, tại Hội thảo triển khai Quyết định 29 do Cục phòng, chống tệ nạn xã hội, Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội tổ chức mới đây, nhiều đại biểu vẫn còn băn khoăn với việc làm thế nào để chứng minh một cô gái bán dâm đã hoàn lương và không hành nghề nữa, để có thể đáp ứng được yêu cầu vay vốn.
http://tiengchuong.vn/Uploaded/tranthitiep/2014_10_14/mai-dam.jpgẢnh minh hoạ
<table align="center" class="picBox" 0px="" auto;="" padding:="" 0px;="" border:="" outline:="" font-size:="" 14px;="" vertical-align:="" baseline;="" font-family:="" arial,="" helvetica,="" sans-serif;="" border-spacing:="" color:="" rgb(0,="" 0,="" 0);="" line-height:="" 18.71****3133545px;="" text-align:="" justify;"="" style="font-size: 12.8000001907349px;" width=""><tbody style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-weight: inherit; font-style: inherit; font-size: 14px; vertical-align: baseline;"></tbody></table>Trao đổi về vấn đề này, ông Lê Đức Hiền, Phó Cục trưởng Cục phòng, chống tệ nạn xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho hay, về quan điểm thì mại dâm hoàn lương là người đã từ bỏ hoạt động mại dâm để quay trở lại với cuộc đời lương thiện và xã hội chỉ giang tay giúp đỡ đối với những người thực sự mong muốn lương thiện.
Tuy nhiên, trên thực tế, trong các mô hình thí điểm hiện nay, đang tạm thời chấp nhận quan điểm khác trong vấn đề hỗ trợ hòa nhập: khi thực hiện can thiệp hỗ trợ hòa nhập, không đặt vấn đề bắt buộc từ bỏ hoạt động mại dâm, mà cung cấp các điều kiện, cơ hội sinh kế để người mại dâm tự quyết định từ bỏ, và có điều kiện để từ bỏ.
Quyết định số 679/TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động phòng chống mại dâm giai đoạn 2011-2015, phần III-Các nhiệm vụ chủ yếu của Chương trình, trong Nhiệm vụ 4 “xây dựng xã phường lành mạnh, không có tệ nan mại dâm, phòng ngừa và giảm thiểu tác hại của tệ nạn mại dâm đối với đời sống xã hội” quy định; “Lồng ghép các chương trình kinh tế xã hội có liên quan với công tác phòng chống tệ nạn mại dâm; xây dựng quỹ hỗ trợ xã hội, hỗ trợ vốn, học nghề, tìm kiếm việc làm cho người bán dâm”.
Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 15/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Tăng cường các nhiệm vụ và giải pháp phòng chống mại dâm trong tình hình hiện nay, trong nội dung 4 của Phần I “Nhiệm vụ và giải pháp” đã chỉ đạo “Xây dựng các mô hình hỗ trợ tại cộng đồng đối với người bán dâm để có thể cung cấp kịp thời các dịch vụ... kỹ năng sống, trợ giúp xã hội, hỗ trợ học nghề, việc làm, tiếp cận các nguồn vốn nhằm tạo cơ hội cho người bán dâm thay đổi công việc, hòa nhập cộng đồng bền vững”.
Căn cứ vào các quy định, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và đảm bảo mục tiêu, nhiệm vụ và ý nghĩa của chương trình phòng chống mại dâm thì người bán dâm “hoàn lương” được vay vốn là: Người đã từ bỏ hành vi bán dâm hoặc người thực sự mong muốn từ bỏ hoạt động mại dâm (thực tế đã cơ bản không còn bán dâm) có nguyện vọng vay vốn làm ăn để thay đổi hành vi, ổn định cuộc sống.
Do đó, theo ông Hiền, để quyết định mang lại hiệu quả thiết thực, người bán dâm hoàn lương cần phải “dũng cảm” đứng lên vay vốn. Bên cạnh đó, những người có trách nhiệm tại UBND cấp xã và Ngân hàng chính sách xã hội phải có thái độ, ứng xử đúng mực, giữ gìn thông tin, thực sự quan tâm đến những người này, giúp họ đỡ mặc cảm. Quan trọng hơn cả là tuyên truyền để giảm kỳ thị trong xã hội.

Nhật Thy
http://tiengchuong.vn/

songchungvoi_HIV
12-12-2014, 10:43
Thực hiện cho vay vốn đối với người nhiễm và nguy cơ cao nhiễm HIVThứ tư 10/12/2014 16:02

Hà Nội sẽ đảm bảo cho vay vốn đúng đối tượng thụ hưởng của chương trình cho vay đối với người nhiễm, nguy cơ cao nhiễm HIV, giúp cho các đối tượng thụ hưởng có việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống và tái hòa nhập cộng đồng.


<tbody style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-weight: inherit; font-style: inherit; font-size: 14.5454540252686px; vertical-align: baseline;">
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2014_12_10/viec%20lam.jpg


Tạo cơ hội việc làm cho người nhiễm HIV, giúp cải thiện cuộc sống để tái hòa nhập cộng đồng. Ảnh minh họa

</tbody>
UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch thực hiện cho vay vốn đối với hộ gia đình và người nhiễm HIV, người sau cai nghiện ma túy, người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, người bán dâm hoàn lương trên địa bàn thành phố theo Quyết định số 29/2014/QĐ-TTg ngày 26/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ.

Kế hoạch nhằm tạo sự thống nhất, đồng bộ, hiệu quả trong quá trình thực hiện Quyết định số 29/2014/QĐ-TTg trên địa bàn toàn thành phố, đảm bảo các bước triển khai được chính quy, bài bản, khoa học theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Đồng thời đảm bảo cho vay đúng đối tượng thụ hưởng của chương trình, đồng vốn tín dụng chính sách giúp cho các đối tượng thụ hưởng có việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng.

Theo đó, TP Hà Nội sẽ tổ chức thông tin, phổ biến rộng rãi trên địa bàn về chủ trương, chính sách tín dụng theo Quyết định số 29/2014/QĐ-TTg để các đối tượng thuộc chính sách tiếp cận nguồn vốn ưu đãi.

Bên cạnh đó, thực hiện rà soát, thống kê số lượng có nhu cầu thuộc diện được vay vốn trên địa bàn theo quy định tại quyết định trên và tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ ngành Lao động, Thương binh và Xã hội, Ngân hàng Chính sách xã hội và Hội đoàn thể các cấp. Đồng thời, tiếp nhận hồ sơ, hoàn thiện thủ tục vay vốn, giải ngân đáp ứng nhu cầu của các đối tượng thụ hưởng.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan tuyên truyền, rà soát đối tượng đủ điều kiện vay vốn, kiểm tra, giám sát, đề xuất xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện; chủ trì phối hợp với Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ ngành Lao động, Thương binh và Xã hội, Ngân hàng Chính sách xã hội và Hội đoàn thể các cấp để triển khai thực hiện xong trước 15/1/2015.

Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố tiếp nhận hồ sơ, hoàn thiện thủ tục vay vốn, giải ngân đáp ứng nhu cầu của các đối tượng thụ hưởng từ quý I/2015. Hướng dẫn quy trình và thủ tục cho vay đảm bảo đơn giản, rõ ràng, dễ thực hiện, triển khai cho vay, đôn đốc thu hồi nợ, xử lý nợ bị rủi ro theo quy định.

Đồng thời, phối hợp UBND quận, huyện, thị xã, các Hội đoàn thể thông tin tuyên truyền, công khai quy trình nghiệp vụ và giải ngân đến các đối tượng thụ hưởng trên địa bàn.

Trà My
http://tiengchuong.vn/

songchungvoi_HIV
15-12-2014, 11:55
Vay lãi sắm 700 bộ đồ cắt tóc phòng tránh HIV cho dân nghèo

Chủ nhật 14/12/2014 16:57

Sinh ra ra và lớn lên ở một làng quê nghèo của thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên - Huế), anh Ngô Chất luôn mong sao sớm có đủ tiền đầu tư dụng cụ cắt tóc nhằm phòng tránh lây nhiễm HIV phục vụ cho bà con.



Với thiện chí ấy, trải qua 26 năm nỗ lực, anh Chất mới đạt được ý nguyện từ nguồn vốn Ngân hàng Chính sách của hội Nông dân tỉnh cho vay. Điều đặc biệt ở quán cắt tóc của anh là mỗi khách hàng đến đây, sẽ có một bộ dụng cụ cắt tóc riêng biệt để khỏi phải lo lắng chuyện lây nhiễm HIV.
<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyengiangoanh/2014_12_14/12a.jpg

</tbody>

Anh Ngô Chất đang cắt tóc cho cụ Phan Viết Phong (74 tuổi) bằng những dụng cụ riêng biệt
Từ chuyện người trong làng nhiễm HIV

Tiếp chúng tôi trong cơn mưa tầm tã, rét buốt của xứ Huế, anh Ngô Chất (SN 1970, trú tại thôn 8A, xã Thủy Phù, thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên - Huế) tâm sự: "Tôi xuất thân từ một gia đình nghèo khó nhưng gia đình tôi rất say mê thiện nguyện để lòng được thanh thản hơn".

Nhấp ly trà đắng, anh Chất chia sẻ: "Tôi hành nghề cắt tóc từ năm 19 tuổi, sau 3 năm đi học nghề này. Quê tôi nghèo lắm, lúc đầu mỗi ngày chỉ vài người đến cắt tóc với thu nhập không đáng là bao. Tuy nhiên tôi vẫn luôn ấp ủ và đặt ra cho mình "tiêu chí" phải làm một việc gì đó thật có ý nghĩa giúp bà con và thanh niên ven sông Phú Bài. Nhưng "cái khó bó cái khôn", khiến tôi cặm cụi mãi cũng chỉ đủ ăn và cùng vợ lo toan việc gia đình. Vì yêu nghề cắt tóc từ nhỏ, tôi luôn tập trung vào công việc để tạo ra những mái tóc đẹp để mọi người vừa lòng. Vì thế, sau mỗi giờ làm tôi luôn tự tìm tòi học hỏi thêm trên mạng để cập nhật các kiểu tóc thời trang để tư vấn cho nhóm thanh niên trẻ tìm đến với mình. Từ đó, tiệm tóc của tôi dần dần đông khách hơn".

Anh Chất chia sẻ thêm, trước đây người dân trong làng anh sống rất yên bình. Nhưng hơn chục năm trở lại đây rộ lên phong trào đi xuất ngoại qua nước bạn Lào làm ăn. Do cuộc sống ở xứ người phức tạp, nhiều lao động trở về và mang trên mình những căn bệnh vô phương cứu chữa, điển hình như HIV. Từ sự hoang mang của người dân, tiệm cắt tóc của anh cũng thưa dần khách do người dân sợ sẽ lây nhiễm HIV. Anh Ngô Chất trăn trở và không muốn tiệm tóc của mình bị xoá sổ chỉ vì sự hoang mang của người dân.

Tiệm cắt tóc không bảng hiệu của anh Chất chỉ vỏn vẹn hơn 10m nhưng rất khang trang thoáng mát với máy điều hòa nhiệt độ để phục vụ người dân trong xã và các xã lân cận. Từ một tiệm cắt tóc được dựng lên bằng tre nứa, nhưng sau hơn 20 năm tích lũy cùng khoản vay của Ngân hàng Chính sách Xã hội của hội Nông dân, tiệm cắt tóc của anh Chất trở nên "hoành tráng".

Anh tươi cười chia sẻ: "Gần 30 năm làm nghề để phục vụ bà con trong làng, mãi đến đầu năm 2014 được sự quan tâm của chính quyền và hội Nông dân xã Thủy Phù mà mô hình “Cắt tóc với những dụng cụ riêng biệt từng người nhằm tránh lây nhiễm HIV” miễn phí mới được đưa vào áp dụng. Kể từ khi mô hình được triển khai và đưa vào sử dụng khiến bà con ven sông Phú Bài ai cũng vui mừng và thích thú vì bảo vệ được sức khỏe của mình.
<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyengiangoanh/2014_12_14/12b.jpg

</tbody>

Sau mỗi lần cắt tóc, các dụng cụ được anh Chất tẩy rửa sạch sẽ
Đến 700 bộ dụng cụ cắt tóc riêng biệt

Theo anh Chất, mới đầu nhận được nguồn vốn, anh đầu tư mua dụng cụ như banh, kẹp gấp ráy tai, dao cạo, móc ráy tai và bông ráy tai có giá trị gần 50.000 triệu đồng. Mỗi bộ nhằm phục vụ miễn phí cho hơn 300 người dân trong xã, nhưng đến nay đã lên đến 700 lượt khách được phục vụ chu đáo để đảm bảo an toàn trong việc lây nhiễm phòng tránh HIV. Để tạo điều kiện thuận lợi và nhanh chóng trong việc phục vụ người dân, anh Chất phải sắp xếp họ tên khách hàng theo vần hoặc theo thôn rồi bỏ vào trong lọ thủy tinh. Đặc biệt có gia đình có đến 5 người đến cắt tóc, anh Chất phải chia ra 5 bộ dụng cụ riêng chứ không dùng chung một bộ.

Từ phong cách đặc biệt của mình, anh Chất đã thu hút được nhiều khách đến làm tóc. Có những vị khách đến từ xã Thủy Thanh, phường Phú Bài, thị xã Hương Thủy và thị trấn Phú Đa, huyện Phú Vang (Thừa Thiên- Huế) cách tiệm cắt tóc của anh Chất 30 - 40km. Điều đáng nói hơn, trong 700 bộ dụng cụ phục vụ khách thường xuyên, có hơn chục bộ dụng cụ của các vị khách làm ăn ở Lào lâu lâu về một lần được anh Chất cất riêng chứ không để chung một tủ kính. Với mục đích nhằm bảo vệ sức khỏe cho mọi người dân trong làng, sau mỗi lần "làm đẹp" xong cho họ, anh Chất sát trùng dụng cụ rất cẩn thận.

Trò chuyện với chúng tôi, bác Đoàn Văn Hương (56 tuổi), trú tại thôn 8B, xã Thủy Phù, thị xã Hương Thủy cho biết: "Tôi cắt tóc ở tiệm anh Chất kể từ khi anh ấy ra nghề mở tiệm riêng đến giờ. Tuy nhiên, gần một năm trở lại đây anh ấy mới phổ biến mô hình "Cắt tóc với những dụng cụ riêng biệt từng người nhằm tránh lây nhiễm HIV" cho mọi người biết. Chúng tôi rất thích thú với phong cách này".

Cũng theo ông Hương: "Cách thời điểm anh Chất triển khai mô hình cắt tóc "kiểu mới" này hơn một năm, bạn của anh trú tại thôn 6 đang làm ăn ở nước bạn Lào bất ngờ qua đời do HIV khiến anh ấy trăn trở nên cho ra đời mô hình "độc nhất vô nhị" này. Chỉ 20.000 đến 25.000 đồng/lần cắt tóc, người dân chúng tôi luôn ủng hộ và rất thích thú mỗi khi đến đây để "làm đẹp" vì bảo đảm được vệ sinh, lại an toàn".

Chị Lê Thị ánh Tuyết (SN 1970), vợ anh Chất cho biết: "Mô hình này ạnh Chất đã ấp ủ khá lâu nhưng do điều kiện kinh tế khó khăn nên đầu năm 2014, anh ấy mới triển khai được từ nguồn cho vay của Hội nông dân xã nhà. Tôi luôn ủng hộ và chia sẻ để anh ấy có thêm động lực nhằm tập trung vào công việc cắt tóc được tốt hơn. Do công việc ngày càng nhiều, phải cần thêm người phục vụ khách hàng nên con trai đầu của chúng tôi là Ngô Đăng Nguyên (23 tuổi) học hết lớp 12 cũng theo nghề của bố".

Trao đổi với PV báo Đời sống và Pháp luật, ông Châu Văn Hồng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thủy Phù cho biết: "Anh Chất là một hội viên thuộc chi hội Nông dân thôn 8A, luôn đi đầu trong công tác xây dựng hội và là hội viên điển hình tiên tiến của xã nhiều năm liền. Với mô hình đầy ý nghĩa, anh Chất luôn được chính quyền và ban Chấp hành hội Nông dân xã tạo mọi điều kiện". Hàng năm hội Nông dân xin ý kiến lãnh đạo xã để phối hợp với trung tâm Y tế và trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình thị xã tổ chức nhiều buổi diễn đàn tuyên truyền về sức khỏe sinh sản, KHHGĐ và phòng tránh lây nhiễm HIV đến từng hội viên.

"Nhờ được tư vấn kỹ càng qua các diễn đàn này, anh Chất đã truyền đạt lại với hội viên trong chi hội, đặc biệt anh tuyên truyền phổ biến ngay tại tiệm cắt tóc của mình mỗi khi khách lạ đến. Ngay sau khi mô hình này đưa vào phục vụ khách, tiệm cắt tóc đã có 700 khách được anh Chất đầu tư miễn phí dụng cụ làm tóc, trong đó có tôi. Đây là một mô hình "độc nhất vô nhị" của thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên - Huế) nói riêng và cả nước nói chung", ông Hồng nhấn mạnh.

Mô hình sẽ được nhân rộng ra toàn xã

Trao đổi với PV, ông Lê Văn Anh, Phó Chủ tịch UBND xã Thủy Phù cho biết: "Hiện tại trên địa bàn xã có 6 người bị lây nhiễm HIV khiến lãnh đạo xã luôn lo lắng. Thế nên mô hình tiệm cắt tóc đặc biệt của anh Chất được lãnh đạo xã luôn ủng hộ. Chúng tôi cũng rất vui mừng có một nông dân tự sáng kiến ra việc làm đầy ý nghĩa này nhằm đem lại sức khỏe và an toàn trong phòng tránh lây nhiễm HIV một cách hiệu quả cho bà con. Qua đó, thời gian tới lãnh đạo xã sẽ tuyên truyền nhân rộng mô hình này ra toàn xã để đáp ứng phục vụ cho người dân".

Xuân Thắng

Theo ĐSPL

songchungvoi_HIV
10-04-2015, 14:49
Hậu Giang: 50% đối tượng mại dâm được vay vốn học nghềThứ sáu 10/04/2015 14:33

Đó là một trong những mục tiêu mà Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Hậu Giang đặt ra trong kế hoạch phối hợp phòng chống mại dâm trên địa bàn tỉnh năm 2015.




<tbody style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-weight: inherit; font-style: inherit; font-size: 14px; vertical-align: baseline;">
http://tiengchuong.vn/Uploaded/tranthitiep/2015_04_10/tuvan1.jpg


Tư vấn nghề cho phụ nữ mại dâm. Ảnh Nhật Thy

</tbody>

Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Hậu Giang hướng tới việc nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý Nhà nước về phòng chống mại dâm; xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn mại dâm.

Theo đó, cùng với việc duy trì và nâng cao hiệu quả các xã, phường, thị trấn không để phát sinh tệ nạn mại dâm trên địa bàn; duy trì và nhân rộng các mô hình CLB phòng ngừa và hỗ trợ người bán dâm tái hòa nhập cộng đồng phòng tránh lây nhiễm HIV có hiệu quả…, Hậu Giang phấn đấu nâng tổng số xã, phường, thị trấn không có tệ nạn mại dâm đạt 50%/tổng số xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh; duy trì 100% xã, phường, thị trấn đã đạt xã, phường, thị trấn lành mạnh không để phát sinh về tệ nạn mại dâm; 80% số xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn chuyển hóa mạnh trong công tác phòng chống mại dâm. Phấn đầu 50% đối tượng mại dâm được vay vốn, hỗ trợ học nghề, giải quyết việc làm sau khi hoàn lương.

Để đạt được mục tiêu trên, ngành Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Hậu Giang quyết định chi khoản kinh phí 260 triệu đồng phối hợp với các sở, ngành và địa phương triển khai thực hiện công tác phòng chống mại dâm....
Theo nongnghiep.vn

songchungvoi_HIV
05-11-2015, 17:20
Tín dụng đối với người bán dâm hoàn lương: Còn nhiều khó khăn Thứ năm 05/11/2015 16:31

Quyết định số 29/2014/QĐ-TTg ngày 26/04/2014 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ gia đình và người nhiễm HIV, người sau cai nghiện ma túy, người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, người bán dâm hoàn lương mang nhiều ý nghĩa thiết thực nhưng đến nay việc triển khai quyết định này hiện đang gặp nhiều khó khăn, đặc biệt đối với nhóm phụ nữ mại dâm hoàn lương.


Nhiều ý nghĩa thiết thực


Quyết định 29 của Thủ tướng Chính phủ mang nhiều ý nghĩa, thể hiện quan điểm mới, chính sách mới của nhà nước ta với nhóm người này. Trước kia chúng ta tập trung quản lý, xử lý hành chính, nhưng bây giờ coi họ là nhóm yếu thế dễ bị tổn thương, cần hỗ trợ giúp đỡ.

Quyết định cũng là một lời đáp với quốc tế, thể hiện sự vào cuộc của Việt Nam trong công tác hỗ trợ người nhiễm HIV; người nghiện ma tuý; người bán dâm... trong bối cảnh tài trợ quốc tế giảm dần. Đồng thời, đáp ứng những kêu gọi của Liên Hợp Quốc trong công tác này.

Ý nghĩa thiết thực nhất là đối với chính bản thân nhóm người này. Đây là những nhóm người gặp nhiều khó khăn trong hoà nhập cộng đồng. Nhiều người còn mang trong mình bệnh tật, sức khỏe yếu. Được vay vốn sản xuất, họ đỡ mặc cảm, dễ dàng hơn để hoà nhập. Nếu không có công ăn việc làm ổn định, họ không có chi phí để nâng cao sức khoẻ, ổn định cuộc sống dễ dẫn đến tái phạm, tái nghiện..

Việc hỗ trợ vốn hiệu quả cũng sẽ giảm được một phần chi phí y tế của Nhà nước nếu sức khoẻ của họ yếu đi.

Về mặt xã hội, nếu những nhóm người này có công ăn việc làm ổn định, không tái phạm thì an ninh trật tự được ổn định, nhà nước có thể “rảnh tay” để phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá và nâng cao cuộc sống người dân.

Bên cạnh đó, quyết định cũng là một cú huých giúp xã hội giảm kỳ thị, phân biệt đối xử và gần gũi với nhóm người này hơn để tạo điều kiện, giúp đỡ họ ngày càng mạnh mẽ hơn.

Những khó khăn không nhỏ


Quyết định ý nghĩa như vậy, nhưng công tác triển khai hiện đang gặp nhiều khó khăn. Đến nay, mới có rất ít người nhận được sự hỗ trợ từ quyết định này.

Ông Lê Văn Quý, Phó Chi cục trưởng, Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội TPHCM, một trong 15 địa phương thực hiện thí điểm Quyết định 29 cho biết, quy định phải chứng minh hoàn lương mới được vay vốn đã gây khó khăn trong việc tiếp cận của các chị em.

“Những người mại dâm hoàn lương muốn hưởng chế độ vay vốn tín dụng thì họ phải về địa phương chứng nhận đã đi bán dâm nhưng nay đã hoàn lương. Có ai lại đi về địa phương để xác nhận điều này. Không chỉ riêng TPHCM, tôi tin nhiều địa phương khác cũng khó thực hiện quyết định này”, ông Lê Văn Quý nói.

Về vấn đề này, ông Phùng Quang Thức, Chi cục trưởng Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội Hà Nội cũng cho rằng, rào cản lớn nhất khi thực hiện Quyết định 29 là hồ sơ vay vốn phải có chứng nhận của địa phương, phải cam kết từ bỏ hành nghề. “Giữa kỳ thị xã hội, giữa việc người ta công khai danh tính để chọn được một sự hỗ trợ của nhà nước so với việc người ta tiếp tục đi làm để kiếm tiền trang trải cuộc sống hàng ngày thì cái nào dễ hơn người ta làm”, ông Phùng Quang Thức nói. Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng, ngân hàng chính sách xã hội cũng còn nhiều băn khoăn khi cho nhóm người bán dâm vay vì sợ rủi ro, khó thu hồi vốn.

Để luật đi vào cuộc sống


Theo ông Lê Văn Quý, để tạo điều kiện cho người bán dâm có thể tiếp cận nguồn vốn, cần xem xét lại các điều kiện cho vay vốn; các thủ tục cần thông thoáng để người bán dâm không “ngại” đi vay.

Ông Phùng Quang Thức thì cho rằng, để Quyết định 29 có hiệu quả, bên cạnh việc xem lại các vấn đề thủ tục hành chính, cũng cần sự phối hợp với các ban ngành và ngân hàng chính sách xã hội để tạo được cơ chế linh hoạt cho người bán dâm tiếp cận vốn nhưng vẫn quản lý được nguồn vốn, không để thất thoát kinh phí nhà nước.

Về vấn đề này, theo Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn Trọng Đàm, trước hết cần tuyên truyền phổ biến cho chính bản thân chị em, những người hành nghề mại dâm biết đến chính sách, cách tiếp cận chính sách như nào. Tiếp đó phải thành lập một đội ngũ để có thể tư vấn, hỗ trợ, giúp họ giải quyết các thủ tục vay vốn.

“Các tổ chức tín chấp vay vốn như Ngân hàng chính sách xã hội cũng phải quan tâm, coi họ là một đối tượng chứ không nên đắn đo, e ngại việc không bảo toàn được vốn. Khi họ có nguyện vọng, xây dựng được phương án sử dụng vốn thì phải sẵn sàng đáp ứng vốn cho họ”, Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm nói.

Để giảm rủi ro khi cho vay vốn, cần xem xét kỹ những người có nhu cầu, phương thức sản xuất thực sự. Đồng thời, kết nối với các tổ chức xã hôi, các nhóm đồng đẳng, tự lực, câu lạc bộ địa phương... quan tâm, giúp đỡ kịp thời để họ sản xuất, kinh doanh, buôn bán có hiệu quả, giảm rủi ro.



<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/tranthitiep/2015_11_05/bonghemaidam.jpg


Một phụ nữ mại dâm được học nghề cắt tóc


</tbody>

Thiết nghĩ, chính sách đã “mở”, các địa phương cũng đã sẵn sàng triển khai nhưng nếu người bán dâm không dám đứng lên vay vốn thì quyết định cũng sẽ không mang lại hiệu quả thiết thực.

Chính vì vậy, những nhóm đối tượng này cần phải “dũng cảm” đứng lên vay vốn. Bên cạnh đó, những người có trách nhiệm tại UBND cấp xã và Ngân hàng chính sách xã hội phải có thái độ, ứng xử đúng mực, giữ gìn thông tin, thực sự quan tâm đến những người này, giúp họ đỡ mặc cảm. Quan trọng hơn cả là tuyên truyền để giảm kỳ thị trong xã hội.


Theo Quyết định 29/2014/TTg, từ ngày 15/6/2014, người bán dâm hoàn lương, hộ gia đình và người nhiễm HIV, người sau cai nghiện ma túy, người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế (đối tượng), sẽ được hỗ trợ tín dụng để sản xuất, kinh doanh. mức cho vay căn cứ vào nhu cầu vay và khả năng trả nợ của từng cá nhân, hộ gia đình. Người, hộ gia đình được vay không phải thế chấp. Mức vay không vượt quá các mức sau: Cá nhân, mức cho vay tối đa 20 triệu đồng; Hộ gia đình, mức cho vay tối đa là 30 triệu đồng.

15 thành phố thực hiện thí điểm bao gồm: Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Hoà Bình, Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hoá, Nghệ An, Đà Nẵng, Quảng Nam, Đắk Lắk, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu.



Nhật Thy
http://tiengchuong.vn/Nghien-cuu-Chuyen-de/Tin-dung-doi-voi-nguoi-ban-dam-hoan-luong-Con-nhieu-kho-khan/15670.vgp

songchungvoi_HIV
09-01-2016, 12:38
Khánh Hòa: Gần 1,5 tỷ hỗ trợ người sau cai vay vốn, tạo việc làm Thứ sáu 08/01/2016 16:16


Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Khánh Hòa cho biết, trong năm 2015, công tác cai nghiện ma túy và hỗ trợ người sau cai nghiện của tỉnh đã đạt được nhiều kết quả tích cực.


Đến năm 2015, Sở đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh cho 59 đối tượng vay với số tiền 1,41 tỷ đồng, trong đó: 37 đối tượng sau cai nghiệnvới tổng số tiền là 740 triệu đồng (bình quân 20 triệu đồng/1 đối tượng). 100% số đối tượng sử dụng vốn vay đúng mục đích và hiệu quả, tạo được việc làm ổn định cuộc sống như: buôn bán nhỏ, hàn cơ khí, quán ăn uống… hòa nhập cộng đồng bền vững. Đã tổ chức 4 đợt kiểm tra, giám sát cho thấy tình hình sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả, có thu nhập ổn định, không có đối tượng tái nghiện.



<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/tranthitiep/2016_01_08/daynghe.jpg



Đào tạo nghề cho người cai nghiện ma tuý ở Trung tâm. Ảnh minh hoạ



</tbody>
Với mục tiêu nhằm đáp ứng nhu cầu tiếp cận và được hỗ trợ tư vấn của người nghiện và người sau cai nghiện, gia đình họ với các dịch vụ xã hội và dịch vụ y tế nhằm giảm tỷ lệ tái nghiện, tăng cường sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người sau cai nghiện; Sở đã đã chỉ đạo triển khai thí điểm mô hình Điểm tư vấn chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện và quản lý sau cai tại cộng đồng tại phường Phước Hải (thành phố Nha Trang); đến nay có hơn 25 lượt người nghiện và gia đình được tư vấn tham gia cai nghiện tại cộng đồng; 10 lượt người được tư vấn tham gia điều trị Methadone; 20 người được giáo dục, quản lý giám sát sau cai nghiện phòng chống tái ngihện; 5 người được tư vấn hỗ trợ vay vốn tạo việc làm.

Thực hiện Đề án Đổi mới công tác cai nghiện, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trình UBND tỉnh ban hành Công văn số 6008/UBND-VX ngày 3/9/2015 về việc tiếp tục nhân rộng thêm 5 “Điểm tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện và tái hòa nhập cộng đồng”. Đến năm 2020, mỗi địa phương có ít nhất 2 “Điểm tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện và tái hòa nhập cộng đồng”.

Với kết quả bước đầu triển khai các hoạt động tổ chức cai nghiện và quản lý sau cai tại gia đình, cộng đồng cũng như hiệu quả hoạt động của Điểm tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện tại cộng đồng đã tạo được niềm tin của nhân dân đối với công tác cai nghiên ma túy hiện nay làm cơ sở để thực hiện Kế hoạch thực hiện Đổi mới công tác cai nghiện ma túy đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh.

Đổi mới công tác điều trị nghiện là yêu cầu cấp bách hiện nay, trong đó đa dạng hóa và nâng cao chất lượng điều trị nghiện; thực hiện an sinh xã hội, vay vốn tạo việc làm, cùng với việc xây dựng các Điểm tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện tại cộng đồng là then chốt tạo điều kiện giúp người nghiện dễ dàng tiếp cận các chương trình điều trị nghiện và quản lý can thiệp sau cai nghiện sẽ phòng, ngừa tốt tình trạng tái nghiện, hòa nhập công đồng bền vững.

Theo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Khánh Hòa, với việc đề ra định hướng một cách cầu thị và phù hợp với thực tiễn; việc tổ chức triển khai các Đề án, mô hình nhằm thực hiện công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện tại gia đình, cộng đồng sẽ có hiệu quả bền vững, góp phần đảm bảo tình hình trật tự an toàn xã hội trên địa bàn toàn tỉnh trong giai đoạn 2016-2020 và thời gian tiếp theo.
Nhật Thy

http://tiengchuong.vn/O-dau-the-nao/Khanh-Hoa-Gan-15-ty-ho-tro-nguoi-sau-cai-vay-von-tao-viec-lam/16361.vgp

bichvan2408
28-10-2021, 22:47
chính sách hỗ trợ này còn không ạ !!! em cũng đang rất cần vay vốn