PDA

View Full Version : Hôn khi bị bệnh lậu có gây HIV không ?



thanhtrung8x
11-05-2014, 18:57
Chào anh Tuấn và mọi người trên diễn đàn.

Em có một câu hỏi mong anh Tuấn và mọi người trả lời giúp.

Hai người mắc bệnh lậu miệng, riêng em bị xấy xát trên luỡi, bình thường vẫn bị chảy máu chân răng, khi hôn nhau liệu em có bị nhiễm HIV nếu cô gái kia

có HIV hay không. Vì theo em được biết khi bị lậu khả năng gây HIV cao hơn bình thường rất nhiều.

Mong anh Tuấn và mọi người tư vấn giúp em.

Em xin chân thành cảm ơn.

thanhtrung8x
12-05-2014, 00:09
Liệu có ai trả lời giúp em vấn đề em hỏi được không ?

Em xin cảm ơn anh chị.

trungan1987
12-05-2014, 00:14
Chào anh Tuấn và mọi người trên diễn đàn.

Em có một câu hỏi mong anh Tuấn và mọi người trả lời giúp.

Hai người mắc bệnh lậu miệng, riêng em bị xấy xát trên luỡi, bình thường vẫn bị chảy máu chân răng, khi hôn nhau liệu em có bị nhiễm HIV nếu cô gái kia

có HIV hay không. Vì theo em được biết khi bị lậu khả năng gây HIV cao hơn bình thường rất nhiều.

Mong anh Tuấn và mọi người tư vấn giúp em.

Em xin chân thành cảm ơn.
Trường hợp bạn là ko có nguy cơ...
Nhưng mình thắc mắc... bộ bạn và ng kia bị lậu miệng ah...???

Charles
12-05-2014, 04:55
Chào anh Tuấn và mọi người trên diễn đàn.

Em có một câu hỏi mong anh Tuấn và mọi người trả lời giúp.

Hai người mắc bệnh lậu miệng, riêng em bị xấy xát trên luỡi, bình thường vẫn bị chảy máu chân răng, khi hôn nhau liệu em có bị nhiễm HIV nếu cô gái kia

có HIV hay không. Vì theo em được biết khi bị lậu khả năng gây HIV cao hơn bình thường rất nhiều.

Mong anh Tuấn và mọi người tư vấn giúp em.

Em xin chân thành cảm ơn.

Hai người mắc bệnh lậu miệng, riêng em bị xấy xát trên luỡi, bình thường vẫn bị chảy máu chân răng, khi hôn nhau liệu em có bị nhiễm HIV nếu cô gái kia có HIV => Suy diễn, hoang tưởng. Đang bị lậu ở miệng động vào đã đau điếng rồi nói gì đến chuyện hôn nhau.

Hôn không phải là đường lây HIV. Khi hôn, nước bọt là môi trường kiềm, mang tính chất acid nhẹ có trong miệng, và mạnh hơn chất acid chứa trong bao tử. Cả hai chất này là lợi khí để tối thiểu hóa sự tấn công của các vi khuẩn.

songchungvoi_HIV
12-05-2014, 08:51
Chào anh Tuấn và mọi người trên diễn đàn.

Em có một câu hỏi mong anh Tuấn và mọi người trả lời giúp.

Hai người mắc bệnh lậu miệng, riêng em bị xấy xát trên luỡi, bình thường vẫn bị chảy máu chân răng, khi hôn nhau liệu em có bị nhiễm HIV nếu cô gái kia

có HIV hay không. Vì theo em được biết khi bị lậu khả năng gây HIV cao hơn bình thường rất nhiều.

Mong anh Tuấn và mọi người tư vấn giúp em.

Em xin chân thành cảm ơn.
Theo bạn nếu người đó đang bị lậu miệng bưng mũ lỡ loét liệu có hôn đc không????
Sự kỳ diệu của... nước bọt

09/03/2014 06:19
SKĐS - Trung bình mỗi ngày, tuyến nước bọt (http://suckhoedoisong.vn/tags9525/tuyen-nuoc-bot.tag) của bạn sản xuất khoảng 1 - 2 lít nước bọt. Răng và các bộ phận trong khoang miệng thường được “bơi lội” trong nước bọt cả ngày, chắc hẳn bạn sẽ chẳng bao giờ quan tâm đến nước bọt trừ khi nó bay ra khỏi miệng một ai đó. Và chắc chắn điều đầu tiên bạn nghĩ đến là bẩn và tránh xa nhưng nó thực sự là một trong những chất lỏng hấp dẫn nhất trên hành tinh.

http://skds3.vcmedia.vn/2014/nuocbot-4a4c0.gif
Nước bọt giúp tăng hưng phấn



Nước bọt giúp sát khuẩn
Khi hầu hết cha mẹ nhìn thấy núm vú của bé ở trên sàn nhà thì sẽ rửa sạch bằng nước đun sôi để tiệt trùng. Tuy nhiên, cũng có không ít ông bố bà mẹ đưa núm vú vào miệng và ngậm hút hết bụi bẩn. Nghe thì có vẻ không khoa học nhưng các nhà nghiên cứu tại Đại học Gothenburg tin rằng việc cha mẹ hút núm vú giúp con cái họ chống lại dị ứng. Trong một nghiên cứu được tiến hành đối với 65 trẻ sơ sinh, các nhà khoa học Thụy Điển đã so sánh những em bé có cha mẹ rửa sạch núm vú giả với những trẻ có cha mẹ liếm sạch núm vú giả. Kết quả đáng ngạc nhiên, trẻ ở nhóm 2 ít có khả năng mắc eczema hay hen suyễn. Các chuyên gia cho rằng khi cha mẹ đưa núm vú giả vào miệng ngậm cũng là lúc họ chuyển một số vi khuẩn vô hại của mình vào miệng của bé. Các vi khuẩn vô hại này sẽ nhanh chóng nhận biết các nguy cơ gây hại cho hệ miễn dịch của bé.
Nước bọt giúp tăng hưng phấn
Các nhà khoa học nghiên cứu về nụ hôn và tác dụng của nụ hôn đã công bố một phát hiện rất thú vị: hôn giúp sản xuất dopamin, serotonin và oxytocin – những xúc tác khuấy động đam mê. Theo nhà nhân chủng học Rutgers, Helen Fisher: nam giới thích những nụ hôn ẩm ướt hơn bởi vì nước bọt của họ có chứa một lượng nhỏ testosteron. Trong một thời gian dài (từ vài tuần có thể đến vài năm), testosteron kích thích ham muốn tình dục ở nữ giới và tăng sự sẵn sàng quan hệ tình dục. Đó là lý do tại sao nam giới thường bắt đầu với nụ hôn kiểu Pháp, họ đang đưa đối tác vào một cam kết ngầm, một dấu hiệu nhận biết vô thức giữa hai người.
Nước bọt giúp giảm cơn nghiện thức ăn
Rất nhiều người trên thế giới thèm đồ ngọt, nghiện thức ăn nhanh, thức ăn nhiều dầu mỡ hay socola: những chất này kích hoạt não gây cảm giác nghiện thực thẩm tương tự như nghiện ma túy.
Các nhà khoa học của Đại học Gothenburg, Thụy Điển sẽ giúp bạn ngắt cơn nghiện này. Con thằn lằn mập sống ở sa mạc Bắc Mỹ có thể cắn những vết nguy hiểm nhưng nước bọt của nó giúp kết thúc cơn nghiện thức ăn mãi mãi. Các nhà khoa học phát hiện nước bọt của con thằn lằn mập có một hợp chất gọi là exendin - 4 như một loại thuốc ảnh hưởng đến khu vực não của chúng ta. Về cơ bản, hợp chất exendin - 4 đáp ứng cơn thèm ăn mà không hấp thụ bất cứ thực phẩm thực tế nào. Các nhà khoa học phát hiện ra các hiệu ứng thú vị của nó bằng cách thử nghiệm trên chuột thí nghiệm: sau khi tiêm exendin – 4 vào chuột và đặt đĩa thức ăn trước mặt chúng, những con chuột đã không ăn một miếng thức ăn nào. Các nhà khoa học hy vọng rằng trong tương lai có thể nghiên cứu ra viên thuốc có hợp chất exendin – 4 giúp kiểm soát khẩu phần của người thừa cân, béo phì giúp cải thiện tình trạng này.
Nước bọt chứa thuốc giảm đau tự nhiên
Miệng của bạn là một nơi kỳ lạ, không chỉ chứa khoảng 72 loại vi khuẩn mà nó cũng tạo ra một trong những loại thuốc giảm đau mạnh nhất đối với loài người. Nước bọt của bạn rất nhiều chất opiorphin: thuốc giảm đau mạnh gấp 6 lần morphin.
Opiorphin hoạt động bằng các bảo vệ hóa chất enkephalins, về cơ bản, enkephlains gửi tín hiệu đau lên não bộ. Khi enkephlains vị phá vỡ, những tín hiệu lập tức báo lên não bộ và opiorphin dừng tín hiệu này lại, ngăn chặn cơ chế đau đớn phát ra.
Nước bọt giúp nhận biết tuổi tác

http://skds3.vcmedia.vn/2014/RWCAZ1MI3LCAY7AQB5CAL5GNN4CAO6EW6CCAHXIA97CAEKWNSQ CAZO08QXCA9O3ESZCAGJTUZ0CA6HHGU3CAXLXJPWCA0SH3JSCA 337FMTCA80KIXZCAT9HLCHCA5J17DGCA2WVCBGCAWLK8APCA5O ZKEY-22edd.jpg


Trong thời đại công nghệ y học ngày càng phát triển, không khó để xét nghiệm DNA từ da hay máu để biết được giới tính, tuổi tác của mọi người. Và các nhà nghiên cứu tại Đại học UCLA, Mỹ đã phát hiện ra rằng: DNA trong nước bọt của con người thay đổi theo thời gian. Khi con người già đi, DNA sẽ trải qua một quá trình gọi là methyl hóa. Quá trình hóa học này kích hoạt các gen nhất định và phụ thuộc vào các yếu tố như môi trường, chế độ ăn uống. Về cơ bản, khi chúng ta già, methyl hóa thay đổi gen của chúng ta và có thể xác định được tuổi tác của bản thân bằng cách xét nghiệm DNA của nước bọt. Các nhà nghiên cứu Đại học UCLA đã phân tích DNA của gần 130 người và có thể phán đoán chính xác tuổi tác của người đó trong vòng 5 năm. Trên thực tế, tuổi xác định bởi DNA được gọi là tuổi sinh học không phải lúc nào cũng phù hợp với tuổi tác theo thời gian của chúng ta (đó là lý do vì sao mức chênh lệch về độ tuổi sinh học và tuổi theo thời gian là 5 năm). Nếu các bác sĩ biết được độ tuổi sinh học của bệnh nhân sẽ rất tốt để họ quyết định sử dụng phương pháp điều trị cho bệnh nhân chống lại những căn bệnh liên quan đến tuổi tác.
Nước bọt của dơi giúp bệnh nhân đột quỵ
Nước bọt của dơi có chứa một lượng lớn enzym gọi là desmoteplase (DSPA). Rất nhiều bệnh nhân đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Đó là khi cục máu đông hình thành trong mạch máu khiến oxy không thể tuần hoàn và đưa lên não. Đột quỵ do thiếu máu cục bộ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như tê liệt, khó khăn khi nói chuyện, thậm chí tử vong. Hiện nay, các bác sĩ sử dụng một loại protein được gọi là plasminigen activator (tPA) để phá vỡ các cục máu đông nhưng nếu nó không được đưa vào cơ thể trong vòng 3 giờ từ khi bắt đầu bị đột quỵ thì có thể gây nên những tổn thương não nghiêm trọng. Hầu hết các bệnh nhân không nhận được điều trị tPA kịp thời. Trong khi đó, các nhà khoa học tại Đại học Monash ở Australia đã tiến hành một loạt thí nghiệm trên chuột so sánh việc điều trị DSPA chiết xuất từ nước bọt dơi với tPA. Kết quả cho thấy DSPA hiệu quả hơn trong việc làm tan cục máu đông, đồng thời an toàn hơn tPA. Thuốc chứa DSPA đang trong giai đoạn nghiên cứu cuối cùng để đưa vào điều trị lâm sàng.

Minh Huệ (Theo Listverse, 2/2014)
http://suckhoedoisong.vn/y-hoc-thuon...9061925003.htm (http://suckhoedoisong.vn/y-hoc-thuong-thuc/su-ky-dieu-cua-nuoc-bot-20140309061925003.htm)

​Bấm vào đây xem:
HIV - Đường lây và cách phòng ngừa (http://diendanhiv.vn/threads/11-HIV-Duong-lay-va-cach-phong-ngua)
Hành vi hôn sâu, Fingering những điều bạn cần biết...!!! (http://diendanhiv.vn/threads/198-Hanh-vi-hon-sau-Fingering-nhung-dieu-ban-can-biet)Bệnh lây qua đường tình dục (http://diendanhiv.vn/threads/11569-Benh-lay-qua-duong-tinh-duc)

Mắc giang mai, đối mặt với vô sinh (http://diendanhiv.vn/threads/8201-Mac-giang-mai-doi-mat-voi-vo-sinh)

Sự nguy hiểm của virus HPV và cách ngăn ngừa (http://diendanhiv.vn/threads/5018-Su-nguy-hiem-cua-virus-HPV-va-cach-ngan-ngua)

Các bệnh lây qua đường tình dục. (http://diendanhiv.vn/threads/821-Cac-benh-lay-qua-duong-tinh-duc)

Triệu chứng bệnh nấm ở vùng kính nam giới (http://diendanhiv.vn/threads/4955-Trieu-chung-benh-nam-o-vung-kinh-nam-gioi)


Cả chục năm mới biết bị lây giang mai từ đồng nghiệp

Chồng công tác nước ngoài, vợ lây sùi mào gà từ hàng xóm


BỆNH GIANG MAI




(Syphilis)




1. ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH
1.1. Đặc điểm lâm sàng:
Bệnh giang mai là một bệnh nhiễm trùng kinh diễn do xoắn khuẩn nhạt màu Treponema pallidum gây nên. Bệnh lây chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn. Hình ảnh lâm sàng của bệnh giang mai rất đa dạng, phong phú tùy theo từng giai đoạn của bệnh.
1.1.1. Giang mai thời kỳ thứ nhất
Các thương tổn thường xuất hiện sau khoảng 3-4 tuần bị lây.
Đặc trưng của thời kỳ này là săng (Chancre) giang mai với các biểu hiện:
- Là một vết chợt nông hình tròn hay bầu dục, không có gò nổi cao, màu đỏ thịt tươi và có nền cứng (vì vậy gọi là "săng cứng").
- Vị trí của săng: Thường gặp nhất là niêm mạc sinh dục. Ở nữ giới hay gặp ở môi lớn, môi bé, mép âm hộ. Ở nam giới hay gặp ở qui đầu, miệng sáo, bìu, … Ngoài ra săng có thể gặp ở miệng, môi, lưỡi, …
- Hạch: Hạch vùng bẹn sưng to, thành chùm, trong đó có một hạch to nhất gọi là "hạch chúa".
1.1.2. Giang mai thời kỳ thứ 2
Thời kỳ này bắt đầu khoảng 6-8 tuần từ khi có săng với các biểu hiện lâm sàng sau đây:
- Đào ban: Các dát đỏ hồng rải rác ở thân mình.
- Mảng niêm mạc: Hay gặp nhất ở vùng hậu môn, sinh dục.
- Viêm hạch lan tỏa.
- Rụng tóc kiểu "rừng thưa".
1.1.3. Giang mai thời kỳ thứ 3
Thời kỳ này bắt đầu vào năm thứ 3 của bệnh với các biểu hiện lâm sàng sau đây:
- "Gôm" giang mai ở da, cơ, xương.
- Thương tổn tim mạch (giang mai tim mạch).
- Thương tổn thần kinh gây bại liệt (giang mai thần kinh).
Chú ý: Giữa thời kỳ thứ nhất đến thời kỳ thứ hai, giữa thời kỳ thứ hai đến thời kỳ thứ ba bệnh có thể không có triệu chứng lâm sàng. Đó là giang mai kín và đợc phát hiện chỉ nhờ xét nghiệm huyết thanh.


1.2. Chẩn đoán phân biệt
1.2.1. Săng giang mai thời kỳ thứ nhất cần phân biệt với một số bệnh sau đây:
- Herpes sinh dục.
- Ghẻ.
- Hạ cam.
- Hội chứng Behcet.
1.2.2. Giang mai thời kỳ thứ 2 cần phân biệt với:
- Dị ứng thuốc.
- Phát ban do virus.
- Vẩy nến.
1.2.3. Giang mai thời kỳ thứ 3 cần phân biệt với:
- Ung th hạch.
- Nấm sâu.
- Gôm lao.


1.3. Xét nghiệm
1.3.1. Tìm xoắn khuẩn giang mai
Lấy bệnh phẩm là dịch tiết từ săng, mảng niêm mạc, sẩn, hạch soi kinh hiển vi nền đen để tìm xoắn khuẩn. Hoặc có thể nhuộm Fontana Tribondeau thấy xoắn khuẩn dới dạng lò xo. Sự có mặt của xoắn khuẩn đặc hiệu cho phép khẳng định chẩn đoán bệnh giang mai.
1.3.2. Phản ứng huyết thanh
- Phản ứng cổ điển (không đặc hiệu): Bao gồm các phản ứng: kết hợp bổ thể (BW) phản ứng lên bông (Kahl Citochol, …).
- Phản ứng đặc hiệu: Phản ứng bất động xoắn khuẩn (TPI), phản ứng miễn dịch huỳnh quang (FTA), phản ứng ngưng kết hồng cầu (TPHA)…
Chú ý: Nếu bị giang mai thần kinh hoặc giang mai tim mạch cần lấy thêm dịch não tủy để làm các xét nghiệm trên.


2. TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Tác nhân gây bệnh giang mai là xoắn khuẩn nhạt màu Treponema pallidum do Pritz Schaudinn và Erch Hauffman tìm ra năm 1905. Xoắn khuẩn có hình lò xo, bao gồm 6-14 vòng xoắn. Sức đề kháng của xoắn khuẩn này rất yếu, ra khỏi cơ thể nó sông không quá vài giờ. Trong nước đá nó vẫn giữ được tính di động rất lâu, ở nhiệt độ 45oC nó bị chết sau 30 phút. Các chất sát khuẩn, xà phòng có thể diệt được xoắn khuẩn trong vài phút.


3. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ
Bệnh giang mai có từ thời thượng cổ. Các tài liệu xa xưa của Ấn Độ, Trung Quốc có mô tả một bệnh giống hệt như bệnh giang mai.
Ở Châu Âu bệnh xuất hiện vào cuối thể kỷ 15 và lan tràn thành dịch vào đầu thế kỷ 16.
Ở Việt Nam người ta chưa xác định rõ bệnh xuất hiện vào thời kỳ nào. Tuy nhiên trong thời kỳ Pháp tạm chiếm, bệnh giang mai chiếm hàng thứ 2 trong các bệnh lây truyền qua đường tình dục (sau bệnh lậu). Và đặc biệt từ năm 1975, sau ngày miền Nam giải phóng bệnh tăng lên một cách rõ rệt. Hiện nay, bệnh giang mai chiếm khoảng 2-3% trong tổng số các bệnh lây truyền qua đường tình dục.


4. NGUỒN TRUYỀN NHIỄM
- Xoắn khuẩn giang mai có nhiều trong các thương tổn (săng, mảng niêm mạc, hạch, …). Vì vậy rất dễ lây lan nếu quan hệ tình dục không an toàn với người bị bệnh.
- Thời kỳ ủ bệnh: Thời kỳ ủ bệnh của bệnh giang mai tương đối lâu từ 10 ngày đến 90 ngày, trung bình là 3 tuần.
- Thời kỳ lây truyền: Bệnh lây mạnh nhất là thời kỳ thứ nhất và thứ hai khi các thương tổn da và niêm mạc chứa nhiều xoắn khuẩn giang mai.


5. PHƯƠNG THỨC LÂY TRUYỀN
Bệnh giang mai lây chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn. Xoắn khuẩn thâm nhập qua da của bộ phận sinh dục ít nhiều bị xây xát khi quan hệ tình dục sẽ gây bệnh tại chỗ (săng), đi vào máu và lan tràn khắp cơ thể. Các yếu tố làm tăng nguy cơ lây lan là bị nhiễm HIV/AIDS, bị các bệnh gây thương tổn ở bộ phận sinh dục, có hành vi tình dục bất thường (quan hệ tình dục miệng – sinh dục, quan hệ tình dục đồng giới, ….). Tuy rất ít nhưng bệnh giang mai có thể lây gián tiếp qua các đồ dùng, vật dụng bị nhiễm bẩn, hoặc lây do truyền máu (tiêm truyền máu hoặc tiêm chích ma túy mà bơm tiêm không khử khuẩn).
Nếu người mẹ có mang bị giang mai mà không đợc điều trị cũng lây cho thai nhi (giang mai bẩm sinh).


6. TÍNH CẢM NHIỄM VÀ MIỄN DỊCH
Xoắn khuẩn giang mai chỉ gây bệnh ở người. Cả nam và nữ đều có nguy cơ bị bệnh như nhau nếu quan hệ tình dục không được bảo vệ.
Đáp ứng miễn dịch trong bệnh giang mai rất yếu do đặc tính kháng nguyên của T. Pallidum. Nguời bị giang mai, điều trị khỏi rồi vẫn bị lại nếu quan hệ tình dục không an toàn.


7. PHÒNG BỆNH
- Tuyên truyền, giáo dục y tế: Giáo dục lối sống lành mạnh, thủy chung một vợ, một chồng.
- Giáo dục hành vi tình dục an toàn, tình dục có bảo vệ (sử dụng bao cao su).
- Khi phát hiện bị bệnh cần đến các cơ sở y tế khám và điều trị ngay, không tự mua thuốc điều trị.


8. ĐIỀU TRỊ


Nguyên tắc điều trị: Điều trị sớm, đúng thuốc, đủ liều, đúng thời gian qui định; điều trị cả ban tình.


Phác đồ điều trị cụ thể như sau:


* Giang mai sớm trong năm đầu (giang mai thời kỳ thứ nhất và năm đầu của giang mai thời kỳ thứ hai, giang mai kín sớm):
. Benzathin Penixilin G 2,4 triệu đơn vị: Tiêm mông liều duy nhất, mỗi bên mông 1,2 triệu đơn vị. Hoặc:
. Procain Penixilin G tan trong nước: Tiêm bắp 1,2 triệu đơn vị mỗi ngày, trong 10 ngày.
Nếu dị ứng với Penixilin và bệnh nhân không có mang, thay thế bằng:
. Tetracyclin 500mg: uống 4 lần/ngày, trong 15 ngày, hoặc:
. Erythromycin 500mg: uống 4 lần/ngày, trong 15 ngày.


* Giang mai muộn (giang mai đã tiến triển trên 1 năm, giang mai kín muộn)
. Benzathin Penixilin: Tiêm mông mỗi lần 2,4 triệu đơn vị, tổng liều: 4 lần (9,6 triệu đơn vị).Mỗi lần cách nhau một tuần. Hoặc:
. Procain Penixilin G tan trong nước: Tiêm bắp 1,2 triệu đơn vị mỗi ngày, trong 3-4 tuần.


- Để phòng bệnh giang mai bẩm sinh cần phải phát hiện kịp thời và điều trị cho người mẹ nếu bị bệnh trong thời kỳ có mang. Cần làm các phản ứng huyết thanh một cách có hệ thống cho tất cả các phụ nữ có mang.


Kiểm dịch y tế biên giới: Không có qui định kiểm dịch y tế biên giới đối với bệnh giang mai.