songchungvoi_HIV
25-05-2014, 21:25
Chủ nhật ngày 25/5/2014
Theo đánh giá của Cục Phòng, chống HIV/ AIDS, Bộ Y tế, Điện Biên hiện là tỉnh trọng điểm trong cả nước về tỷ lệ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con. Từ năm 2006 đến nay, tỷ lệ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con ở phụ nữ khu vực nông thôn của tỉnh rất cao, thường xuyên ở mức trên 2%, trong khi tỷ lệ của cả nước chỉ ở mức trên 1%.
Với chị Lò Thị Đưa, bản Noong Nhai, xã Thanh Xương, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, có lẽ không còn lời nào có thể tả hết nỗi đau trong lòng chị. Chồng chị theo lời rủ rê của bạn xấu lao vào con đường nghiện hút ma tuý, rồi nhiễm HIV sau đó lại lây sang cho chị và con. Chị Đưa kể, những năm trước, chị cũng đã được nghe nói về dịch HIV, nhưng cũng chỉ biết sơ qua về hiểm hoạ của căn bệnh này thôi. Đến khi ngành Y tế và các ngành chức năng tuyên truyền sâu rộng đến tận thôn, bản về HIV/AIDS, cách phòng tránh lây nhiễm, nhất là phòng lây nhiễm cho con chị mới hiểu về HIV thì mọi việc đã quá muộn.
Chị Đưa chỉ là một trong số rất nhiều chị em có cùng cảnh ngộ ở Điện Biên. Theo thống kê của Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Điện Biên, luỹ tích đến nay toàn tỉnh có gần 100 trường hợp phụ nữ mang thai nhiễm HIV được phát hiện và có 63 trẻ em dưới 15 tuổi nhiễm HIV từ mẹ. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do phụ nữ bị lây nhiễm HIV từ chồng, sau đó sinh con và lây truyền sang con.
Trong khi đó, nhận thức của người dân nơi đây về HIV còn nhiều hạn chế. Thậm chí nhiều chị em đã được tuyên truyền vẫn chủ quan, coi thường, không áp dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục. Vì vậy, trong gần 100 phụ nữ mang thai nhiễm HIV được phát hiện ở tỉnh, chỉ có 32 phụ nữ tiếp cận dịch vụ điều trị dự phòng lây truyền mẹ con, chiếm gần 34%.
Huyện Điện Biên là trọng điểm của tỉnh về tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS, với trên 1.550 người, trong đó gần 90 phụ nữ và 13 phụ nữ có thai nhiễm HIV truyền cho con. Đây mới chỉ là con số thống kê của các cơ sở y tế.
Là một tỉnh miền núi, địa bàn rộng nên việc tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức về tác hại của HIV rất khó khăn, nhất là khi một số phụ nữ ở các vùng cao, vùng sâu, vùng xa vẫn còn giữ tập tục đẻ tại nhà. Để phụ nữ mang thai hiểu biết về cách phòng chống lây nhiễm HIV, ngành Y tế tỉnh Điện Biên đang tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, nhất là chị em phụ nữ các dân tộc; tăng cường triển khai các can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con.
Thời gian gần đây, với sự hỗ trợ của các dự án phòng, chống HIV/AIDS, những người nhiễm HIV, đặc biệt là phụ nữ nhiễm HIV đang mang thai ở tỉnh Điện Biên được tiếp cận nhiều hơn với các biện pháp dự phòng lây nhiễm để giảm nguy cơ lây truyền sang con.
Bác sĩ Hoàng Xuân Chiến, Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Điện Biên cho biết, hiện nay tỉnh đang phấn đấu để 95% số phụ nữ mang thai nhiễm HIV và con của họ nhận được gói dịch vụ chăm sóc và điều trị dự phòng lây truyền từ mẹ sang con, được tiếp tục theo dõi chăm sóc sau khi sinh để khống chế đến thấp nhất tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con.
Tuy nhiên, để có được kết quả đó, ngoài nỗ lực của các ban, ngành chức năng còn rất cần đến sự hưởng ứng một cách có trách nhiệm của tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, nhất là các bà mẹ mang thai nhiễm HIV. Đây là biện pháp tốt nhất để bảo vệ con mình trước nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS.
Hải Minh
http://t5g.org.vn/Default.aspx?u=cmdt&grnid=664&cmid=1812
Theo đánh giá của Cục Phòng, chống HIV/ AIDS, Bộ Y tế, Điện Biên hiện là tỉnh trọng điểm trong cả nước về tỷ lệ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con. Từ năm 2006 đến nay, tỷ lệ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con ở phụ nữ khu vực nông thôn của tỉnh rất cao, thường xuyên ở mức trên 2%, trong khi tỷ lệ của cả nước chỉ ở mức trên 1%.
Với chị Lò Thị Đưa, bản Noong Nhai, xã Thanh Xương, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, có lẽ không còn lời nào có thể tả hết nỗi đau trong lòng chị. Chồng chị theo lời rủ rê của bạn xấu lao vào con đường nghiện hút ma tuý, rồi nhiễm HIV sau đó lại lây sang cho chị và con. Chị Đưa kể, những năm trước, chị cũng đã được nghe nói về dịch HIV, nhưng cũng chỉ biết sơ qua về hiểm hoạ của căn bệnh này thôi. Đến khi ngành Y tế và các ngành chức năng tuyên truyền sâu rộng đến tận thôn, bản về HIV/AIDS, cách phòng tránh lây nhiễm, nhất là phòng lây nhiễm cho con chị mới hiểu về HIV thì mọi việc đã quá muộn.
Chị Đưa chỉ là một trong số rất nhiều chị em có cùng cảnh ngộ ở Điện Biên. Theo thống kê của Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Điện Biên, luỹ tích đến nay toàn tỉnh có gần 100 trường hợp phụ nữ mang thai nhiễm HIV được phát hiện và có 63 trẻ em dưới 15 tuổi nhiễm HIV từ mẹ. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do phụ nữ bị lây nhiễm HIV từ chồng, sau đó sinh con và lây truyền sang con.
Trong khi đó, nhận thức của người dân nơi đây về HIV còn nhiều hạn chế. Thậm chí nhiều chị em đã được tuyên truyền vẫn chủ quan, coi thường, không áp dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục. Vì vậy, trong gần 100 phụ nữ mang thai nhiễm HIV được phát hiện ở tỉnh, chỉ có 32 phụ nữ tiếp cận dịch vụ điều trị dự phòng lây truyền mẹ con, chiếm gần 34%.
Huyện Điện Biên là trọng điểm của tỉnh về tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS, với trên 1.550 người, trong đó gần 90 phụ nữ và 13 phụ nữ có thai nhiễm HIV truyền cho con. Đây mới chỉ là con số thống kê của các cơ sở y tế.
Là một tỉnh miền núi, địa bàn rộng nên việc tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức về tác hại của HIV rất khó khăn, nhất là khi một số phụ nữ ở các vùng cao, vùng sâu, vùng xa vẫn còn giữ tập tục đẻ tại nhà. Để phụ nữ mang thai hiểu biết về cách phòng chống lây nhiễm HIV, ngành Y tế tỉnh Điện Biên đang tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, nhất là chị em phụ nữ các dân tộc; tăng cường triển khai các can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con.
Thời gian gần đây, với sự hỗ trợ của các dự án phòng, chống HIV/AIDS, những người nhiễm HIV, đặc biệt là phụ nữ nhiễm HIV đang mang thai ở tỉnh Điện Biên được tiếp cận nhiều hơn với các biện pháp dự phòng lây nhiễm để giảm nguy cơ lây truyền sang con.
Bác sĩ Hoàng Xuân Chiến, Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Điện Biên cho biết, hiện nay tỉnh đang phấn đấu để 95% số phụ nữ mang thai nhiễm HIV và con của họ nhận được gói dịch vụ chăm sóc và điều trị dự phòng lây truyền từ mẹ sang con, được tiếp tục theo dõi chăm sóc sau khi sinh để khống chế đến thấp nhất tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con.
Tuy nhiên, để có được kết quả đó, ngoài nỗ lực của các ban, ngành chức năng còn rất cần đến sự hưởng ứng một cách có trách nhiệm của tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, nhất là các bà mẹ mang thai nhiễm HIV. Đây là biện pháp tốt nhất để bảo vệ con mình trước nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS.
Hải Minh
http://t5g.org.vn/Default.aspx?u=cmdt&grnid=664&cmid=1812