PDA

View Full Version : Lợi và hại khi ăn rau muống bà nội trợ cần biết



songchungvoi_HIV
28-06-2014, 14:53
27/06/2014 17:57
Rau muống là giống rau lá xanh phổ biến bậc nhất trong các bữa cơm hàng ngày của gia đình Việt. Đây là giống rau có nhiều lợi ích nhưng cũng cần lưu ý trước khi chế biến.
http://sohanews2.vcmedia.vn/zoom/660_360/2014/1335515970_raumuong-c8a62-crop1403852177024p.jpg
1. Lợi ích từ rau muống
Rau muống rất bổ dưỡng bởi thành phần chứa nhiều vitamin và khoáng chất như chất xơ, protein, canxi, sắt, vitamin A và vitamin C.


http://sohanews2.vcmedia.vn/k:2014/1-14462-20140627110333-1403851809332/loi-va-hai-khi-an-rau-muong-ba-noi-tro-can-biet.jpg

Nguồn sắt dồi dào trong rau muống là nguồn thực phẩm xanh hữu hiệu cho sức khỏe cũng những người mắc bệnh thiếu máu và phụ nữ mang thai.
Rau muống còn có tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa, hiệu quả với người bị táo bón.
Người bị say nắng có thể dùng nước ép rau muống với một chút muối hoặc chanh để cơ thể nhanh chóng được tiêu khát, dễ chịu.
Trong rau muống có chứa một số chất đạm quý mà nhiều loại rau khác không có như lysin, tryptophan, threonin, valin, leucin... Đây là những axit amin cần thiết cho cơ thể, tốt cho những người ốm dậy, kém ăn, thiếu chất đạm. Nó cũng giúp mọi người phòng và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
2. Mối nguy từ rau muống
Một loại kí sinh trùng sán lá ruột lớn có tên Fasciolopsis buski phổ biến trên rau muống có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể khi ăn rau sống hoặc nấu chưa chín kĩ. Kí sinh trùng này có thể neo mình vào thành ruột và gây ra các chứng khó tiêu, dị ứng, đau bụng. Nếu không được giải quyết kịp thời, các triệu chứng nhẹ có thể gây biến chứng nặng dẫn đến tử vong.


http://sohanews2.vcmedia.vn/k:2014/2-56228-20140627110334-1403851803024/loi-va-hai-khi-an-rau-muong-ba-noi-tro-can-biet.jpgNgoài ra, do rau muống dễ trồng, hợp mọi thời vụ và được nhiều người ưa chuộng nên ngày nay, các chủ ruộng đã không màng nguy cơ mà sử dụng các loại thuốc kích thích, thuốc trừ sâu, thu hoạch rau không đúng hạn đem bán ra thị trường. Theo khuyến cáo của Cục bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, rau muống dẫn đầu trong nhóm rau ăn lá có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cao.
Việc sử dụng các loại rau có chứa dư lượng thuốc BVTV vượt ngưỡng có thể khiến người tiêu dùng bị ngộ độc mãn tính, dãn thể miễn dịch, thậm chí ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
3. Sử dụng rau an toàn
Để đảm bảo cho sức khỏe, cũng như duy trì món rau nhiều lợi ích trong các bữa cơm gia đình, chúng ta cần đảm bảo vệ sinh bằng cách rửa sạch từng ngọn, ngâm nước muối loãng hoặc tốt nhất là rửa sạch sau đó để ráo nước cho vào túi bảo quản trong tủ lạnh vài ngày thì ăn, như vậy nếu có lượng thuốc sẽ bị phân hủy bớt.
Theo Đẹp plus

http://soha.vn/song-khoe/loi-va-hai-khi-an-rau-muong-ba-noi-tro-can-biet-20140627135852293.htm

songchungvoi_HIV
28-06-2014, 15:08
Người mang 4 bệnh sau phải nhớ không ăn rau muốngMùa hè, nhà tôi thường mua rau muống về luộc, xào nhưng mẹ chồng tôi bảo mỗi tuần chỉ nên ăn một lần thôi vì rau muống không tốt cho xương khớp. Có phải như thế không?(Nguyệt Ánh, Hà Nội)
http://sohanews2.vcmedia.vn/k:2014/1-14462-20140627110333-1403851809332/loi-va-hai-khi-an-rau-muong-ba-noi-tro-can-biet.jpg
Chào bạn,
Vào những ngày hè nóng, có được đĩa rau muống cùng bát canh chua trên mâm cơm sẽ thật tuyệt. Nó có chứa hàm lượng canxi cao tốt cho những người bị loãng xương và huyết áp thấp. Ngoài ra, trong rau muống còn chứa protit, glucid, cellulose, vitamin B1, B2… Những người bị táo bón ăn rau muống cũng rất tốt. Trong ngọn rau muống, có một chất giống như insulin nên những người bị đái tháo đường có thể ăn 5 – 10 ngọn rau muống trước bữa ăn khoảng 30 phút.
Tuy nhiên, theo kinh nghiệm dân gian, những người bị viêm đau nhức khớp, bệnh gout hay bị viêm đường tiết niệu thận do sỏi và huyết áp cao thì không nên ăn rau muống. Bởi vậy, nếu gia đình bạn có người bị các bệnh này thì cũng nên hạn chế.
Theo Tạp chí Đẹp
http://soha.vn/song-khoe/nguoi-mang-4-benh-sau-phai-nho-khong-an-rau-muong-20140524095455667.htm

songchungvoi_HIV
28-06-2014, 15:12
Rau muống: Chỉ luộc thôi cũng đã là thuốc quýMón rau muống luộc (cho thêm chút muối) tưởng bình thường lại chính là vị thuốc thanh nhiệt, giải độc trong ngày hè và có tác dụng chống táo bón, huyết áp cao, nhịp tim nhanh...http://sohanews2.vcmedia.vn/zoom/660_360/2014/1-rau-muong-1394440429554-crop1394440532587p.jpg
Món rau muống luộc có tác dụng chống táo bón, huyết áp cao, nhịp tim nhanh…
Trong rau muống có chứa protit, gluxit, xenluloza; các loại muối khoáng (canxi, phốtpho, sắt), vitamin (caroten, vitamin C, vitamin B1, vitamin PP, vitamin B2) và còn có chất lignin giúp nâng cao chức năng của các đại thực bào, ngăn ngừa ung thư trực tràng.
Một số bài thuốc từ rau muống:
Món rau muống luộc (cho thêm chút muối) tưởng bình thường lại chính là vị thuốc thanh nhiệt, giải độc trong ngày hè oi bức và có tác dụng chống táo bón, huyết áp cao, nhịp tim nhanh…

http://sohanews2.vcmedia.vn/2014/1-a0ea9532-bace-4775-86f0-a9fc633772f6-29-09-2011-09-52-55-1394440504689.jpg


Ngoài ra, cũng có thể dùng rau muống chữa trị một số bệnh như sau:

- Ngộ độc thức ăn: rau muống tươi rửa sạch, giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt cho bệnh nhân uống ngay rồi đưa vào bệnh viện.
- Ù tai chóng mặt: rau muống một nắm, hoa cúc một bông, rửa sạch hai thứ cho vào nồi đun sôi khoảng 15-20 phút, lọc lấy nước uống.

- Bệnh nhân mắc chứng kiết lị: dùng rau muống tươi rửa sạch và vỏ quýt khô cho vào nồi đun sôi lăn tăn từ 2-3 giờ rồi chắt lấy nước uống.
- Trị rôm sẩy, mẩn ngứa ở trẻ nhỏ: dùng nước rau muống đun sôi pha thành nước ấm tắm cho trẻ.
- Chữa rắn cắn hoặc ong đốt: rau muống tía giã nhuyễn, chắt lấy nước uống, phần bã còn lại đắp vào vết thương.
- Say sắn: rau muống rửa sạch, giã nát lấy nước uống
Theo Gia đình và xã hội
http://soha.vn/song-khoe/rau-muong-chi-luoc-thoi-cung-da-la-thuoc-quy-20140310153932817.htm

songchungvoi_HIV
28-06-2014, 15:17
Rau muống giải độc cấp vô cùng hiệu quả

Khi cơ thể bị xâm nhập các chất độc của nấm độc, cá, thịt độc, lá ngón, hoặc độc chất do côn trùng, rắn, rết cắn… hãy dùng rau muống để giải độc cấp trước khi đến cơ sở y tế.

http://sohanews2.vcmedia.vn/zoom/660_360/2013/1384397249031-crop1384397850644p.jpg
Mùa hè có nhiều loại rau khác nhau, nhưng rau muống vẫn là loại rau dân giã, dễ chế biến, dễ ăn và có thể thu hái quanh năm nhưng hễ vào dịp hè thì vẫn là loại rau thích hợp hơn cả.
Là loại rau sống thuộc vùng nhiệt đới châu Á, khu vực Nam và Đông Nam Á, nhiệt đới châu Phi, Trung Á, Nam Mỹ và châu Đại Dương. Ngoài tên gọi là rau muống còn nhiều tên Hán tự gọi khác nhau như Vô tâm thái hay Ung thái hoặc Uông thái, Thông thái, Không tâm thái...
Tên khoa học của rau muống là lpomoea aquatica Forsk, thuộc họ khoai lang, có tài liệu gọi là họ Bìm bìm (Convolvulaceae). Lá rau muống hình tam giác hay hình mũi tên, hoa trắng hoặc tím tùy theo từng giống rau muống. Quả nang, chứa 4 hạt có lông màu hung.
Đông y cho rằng, rau muống có vị ngọt, tính hơi lạnh (khi nấu chín thì lạnh giảm), đi vào các kinh Tâm, Can, Tiểu trường, Đại trường. Có công năng thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết, thông đại tiểu tiện, lợi thủy, giải độc khi cơ thể bị xâm nhập các chất độc của nấm độc, cá, thịt độc, lá ngón, khuẩn độc, hoặc độc chất do côn trùng, rắn, rết cắn…
Rau muống có nhiều tính năng và tác dụng trong việc phòng, chữa nhiểu chứng bệnh mà tiêu biểu là thanh nhiệt, giải độc trong mùa hè, thanh nhiệt, lương huyết, cầm máu, chữa tâm phiền, chảy máu mũi, lưỡi đỏ rêu vàng, khát nước, ù tai chóng mặt, đau đầu do huyết áp cao, đau dạ dày, nóng ruột, ợ chua, miệng khô đắng, say hay ngộ độc sắn, giải độc do ngộ độc thức ăn, các chứng chảy máu (chảy máu cam, ho nôn ra máu, tiểu tiện đục hay ra máu, trĩ, lỵ…), sản phụ khó sinh, khí hư, bạch đới, phù thũng toàn thân do thận, bí đái, tiểu đường, quai bị, chứng đẹn trong miệng ở trẻ, lở ngứa, loét da, Zona (giời leo), rôm sảy, sởi thủy đậu ở trẻ em, ong đốt, rắn giun cắn…

http://sohanews2.vcmedia.vn/2013/1384397249031.jpg


Để tham khảo, đồng thời có thể chọn lựa áp dụng sao cho thích hợp, an toàn, hiệu quả, dưới đây xin giới thiệu cụ thể những phương thuốc tiêu biểu được trị liệu từ rau muống.

* Trị trẻ nóng nhiệt ra mồ hôi mùa hè: Lấy rau muống 100g, Mã thầy 500g, sắc lấy nước cho trẻ uống thay nước trong ngày.
* Thanh nhiệt lương huyết, cầm máu, chữa tâm phiền, chảy máu mũi, lưỡi đỏ rêu vàng, khát nước mát, ù tai chóng mặt: Rau muống 150g, Cúc hoa 12g, đun sôi 20 phút lọc lấy nước (có thể cho chút đường hòa vào cùng) uống trong ngày.
* Chữa kiết lỵ mùa hè: Lấy 400g cọng rau muống tươi, vỏ quýt khô lâu năm 1 ít, nấu nhỏ lửa trong nhiều giờ lấy nước uống trong ngày.
* Ngộ độc thức ăn hè: Lấy rau muống 1 nắm giã vắt lấy nước cốt uống, nếu nặng mất nước, nhiễm độc phải đi viện cấp cứu ngay.
* Trị đau dạ dày, nóng ruột, ợ chua, miệng khô đắng: Rau muống 20g, rau má 20g, rau sam 16g, cỏ mực 20g, vỏ quýt 12g, tất cả sao qua cho vào ấm đổ 500ml nước, sắc nhỏ lửa còn 250ml, chia 2 lần uống lúc đói.
* Trị tiểu đường: Rau muống đỏ 60g, râu ngô 30g, sắc lấy nước uống trong ngày, cần uống một thời gian vài ngày liền.
* Chữa đẹn trong miệng hoặc lở loét miệng trẻ em: Rau muống tươi 100g, củ hành lá tươi 50g, nấu canh lấy nước cho trẻ uống.
* Lở ngứa ngoài da, zona (giời leo): Lấy ngọn rau muống, lá vòi voi mỗi thứ 1 nắm giã nhuyễn với ít muối đắp lên vết thương.
* Rôm sảy, mẩn ngứa, thủy đậu ở trẻ: Rau muống tươi 1 nắm to, rửa sạch nấu lấy nước xoa, rửa, tắm.
* Trị quai bị: Lấy rau muống 200 - 400g, luộc ăn cả cái lẫn nước. Có thể pha chút đường vào nước mà uống.
* Đau đầu, chảy mủ tai: Rau muống 100g, thịt chó 100g, cho cả vào hầm đến khi thấy thịt chó nhừ là được. Ăn thịt chó, rau muống, uống nước rau. Cần ăn liền vài ngày.
* Trị bốc hỏa đau răng: Rễ rau muống 100g, giấm, nước mỗi thứ một nửa, sắc lấy nước ngậm ngày vài lần.
* Đại, tiểu tiện ra máu: Lấy rau muống lượng vừa đủ, rửa sạch, vò nát vắt lấy nước cốt cho mật ong vào uống. Ngày 1 - 2 lần.
* Trị đi ngoài ra máu, đái máu, nước tiểu đục: Rau muống tươi giã nát vắt lấy nước cốt cho mật ong vào uống, mỗi lần 30 - 50ml.
* Trị chứng chảy máu mũi: Rau muống tươi 100g, đường đỏ vừa đủ, sau nghiền nát cho nước sôi vào mà uống.
* Dạ dày, ruột thấp nhiệt (đi ngoài phân cứng rắn): Hàng ngày lấy rau muống xào hay nấu canh ăn.
* Trị chứng lòi dom, trĩ: Lấy 100g rau muống nấu nhừ gạn lấy nước, cho 120g đường trắng, nấu lên thấy sánh như kẹo mạch nha lấy uống, ngày 2 lần, mỗi lần 100g.
* Trị mụn nhọt mưng mủ: Lấy rau muống tươi rửa sạch với lượng vừa đủ, giã nhuyễn, trộn với mật ong vừa phải, rồi đắp vào mụn nhọt.
* Trị say sắn: Lấy 1 nắm rau muống giã nát vắt lấy nước cốt cho uống một bát chừng 100 - 150ml. (nếu mới ăn vào phải lập tức gây nôn như cù họng bằng long gà, bảo bệnh nhân tự móc họng, uống mùn thớt, kết hợp cho uống nước đậu xanh, nặng phải đi viện cấp cứu).
* Trị sâu bọ, rắn cắn hoặc bỏng lửa: Lấy rau muống vừa đủ để giã vắt lấy 250ml nước cốt, sau cho vào 25ml rượu mà uống, còn bã đắp vào chỗ đau; hoặc lấy rau muống giã nhuyễn cùng muối rồi đắp vào vết thương.
Theo Nông nghiệp Việt Nam
http://soha.vn/song-khoe/rau-muong-giai-doc-cap-vo-cung-hieu-qua-20131114100146241.htm

songchungvoi_HIV
13-07-2014, 09:19
Nguy cơ khi ăn rau muống sốngFriday, 11 - July - 2014
Rau muống là loại rau dẫn đầu trong nhóm rau ăn lá có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cao, chứa rất nhiều thuốc kích thích, thuốc trừ sâu…Ăn rau muống sống có thể bị đầy bụng, đau bụng, dị ứng, hoặc nhiễm ký sinh trùng sán lá. Rau muống bị nhiễm bẩn do thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất… khi ăn vào sẽ vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe.Chị Xuân Mai (phố Núi Trúc – Ba Đình) cho biết vào mùa hè, nhà chị thường mua rau muống về luộc, xào hoặc ăn sống. Nhưng mẹ chồng chị bảo mỗi tuần chỉ nên ăn một lần thôi vì rau muống không tốt cho xương khớp. Chị Mai lại cho rằng bà đau chân vì lý do khác chứ không phải do ăn rau muống, nhưng vì “chiều” bà mà chị cũng hạn chế mua rau muốn vì ăn.Thay vào đó chị thường chẻ rau nhỏ cọng rau muống để ăn sống cùng các loại rau khác để thỏa mãn sở thích ăn rau muống của mình. Tuy nhiên, sau một lần ăn rau muống chẻ với canh cá, chị Mai phải đi cấp cứu do đi ngoài và nôn ói liên tục.Tại bệnh viện, dựa trên dấu hiệu lâm sàng và mẫu rau mang đi xét nghiệm, bác sỹ cho biết chị bị ngộ độc phốt phát hữu cơ – một loại hóa chất có trong thuốc trừ sâu thường dùng phun cho rau.Chị Thanh Hiểu (30 tuổi, Thường Tín – Hà Nội) cho biết hai mẹ con chị đã từng bị ngộ độc thực phẩm do ăn rau muống. Chị nhớ lại hôm đó gặp gia đình người quen bán rau chị rất yên tâm nghĩ là rau sạch với lời chắc chắn như đinh đóng cột của người bán. Sau bữa cơm, cả nhà chị có dấu hiệu đau bụng, đi ngoài liên tục, mặt tái, kiệt sức. Sau khi được đưa vào viện cấp cứu, bác sĩ kết luận nhà chị bị ngộ độc thức ăn.Ngoài chị Mai và chị Hiểu, tại Hà Nội và TPHCM có nhiều trường hợp bị ngộ độc do ăn rau muống. Hầu hết những bệnh nhân này đều có những biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, đau bụng. Trong số những trường hợp bị ngộ độc nặng và được rửa ruột các bác sỹ phát hiện có rau muống trong dạ dày tất cả những người nói trên.http://caritasphucuong.org/wp-content/uploads/2014/07/rau-muong.jpg (http://caritasphucuong.org/wp-content/uploads/2014/07/rau-muong.jpg)
Trong rau muống có một loại kí sinh trùng sán lá ruột lớn có tên khoa học Fasciolopsis buskiĂn rau muống cần hết sức lưu ýTheo BS. Bạch Mai, thuộc Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe, cho biết bản thân rau muống cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất như chất xơ, protein, canxi, sắt, vitamin A và vitamin C, threonin, valin, leucin…Đây là những axit amin cần thiết cho cơ thể, tốt cho những người ốm dậy, kém ăn, thiếu chất đạm. Nó cũng giúp mọi người phòng và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.Nguồn sắt dồi dào trong rau muống là nguồn thực phẩm xanh hữu hiệu cho sức khỏe cũng những người mắc bệnh thiếu máu và phụ nữ mang thai. Bên cạnh đó, rau muống còn có tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa, hiệu quả với người bị táo bón. Theo Đông y, rau muống có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, nhuận tràng, chữa rôm sảy, mụn nhọt…Tuy nhiên chúng ta không nên ăn sống rau muống hoặc ăn khi rau chưa chín kĩ bởi người ăn có thể bị đầy bụng, dị ứng hoặc đau bụng. Nguyên nhân là do trong rau muống có một loại kí sinh trùng sán lá ruột lớn có tên khoa học Fasciolopsis buski, chúng có rất nhiều trong loại rau sống ở thủy sinh trong đó có rau muống.Khi vào cơ thể người, trứng sán Fasciolopsis buski nở và phát triển, gây ra những cơn đau bụng nhẹ và triệu chứng tiêu chảy, dị ứng hoặc còn gây ra các bệnh mạn tính ở túi mật, vỡ gan, xơ gan, suy gan… Do đó, tốt nhất là phòng nhiễm sán bằng cách không ăn rau muống sống.Ngoài ra, do rau muống dễ trồng, hợp mọi thời vụ và được nhiều người ưa chuộng nên ngày nay, các chủ ruộng đã không màng nguy cơ mà sử dụng các loại thuốc kích thích, thuốc trừ sâu, thu hoạch rau không đúng hạn đem bán ra thị trường, trồng râu muống tại các, ao, hồ, sông… nguồn nước bị ô nhiễm nên rất bẩn và ô nhiễm có nguy cơ chứa rất nhiều những loại giun sán, ký sinh trùng.Nếu ăn rau muống sống, các kí sing trùng này sẽ vào cơ thể người, bám vào trong ruột chui qua thành ruột, chui vào trong máu, máu dẫn chúng đến tất cả các bộ phận trong cơ thể… Sau một thời gian, trứng sẽ nở thành giun sán nằm ở đó và gây hại cho cơ thể. Thực tế đã ghi nhận nhiều trường hợp bị bị bệnh hiểm nghèo do nhiễm giun sán qua đường ăn uống.Còn theo Đông y, những người bị viêm đau, nhức khớp, bệnh gout (thống phong) và các viêm nhiễm đường tiết niệu thận do sỏi, huyết áp cao không nên ăn rau muống; hoặc khi đang điều trị bệnh nội khoa, ngoại khoa nào đó cũng không nên ăn rau muống. Ngược lại, với bệnh nhân loãng xương đơn thuần, huyết áp thấp ăn rau muống vẫn tốt vì có hàm lượng canxi cao.Theo Cục bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, rau muống là loại rau dẫn đầu trong nhóm rau ăn lá có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cao, chứa rất nhiều thuốc kích thích, thuốc trừ sâu… Việc sử dụng các loại rau có chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng có thể khiến người tiêu dùng bị ngộ độc mãn tính, giãn thể miễn dịch, thậm chí ảnh hưởng đến hệ thần kinh.Để đảm bảo cho sức khỏe, cũng như duy trì món rau nhiều lợi ích trong các bữa cơm gia đình, chúng ta cần đảm bảo vệ sinh bằng cách rửa sạch từng ngọn, ngâm nước muối loãng hoặc tốt nhất là rửa sạch sau đó để ráo nước cho vào túi bảo quản trong tủ lạnh vài ngày thì ăn, như vậy nếu có lượng thuốc sẽ bị phân hủy bớt.
Nguồn: TTVN

songchungvoi_HIV
19-07-2014, 10:16
Những cách ăn rau muống có hại cho sức khỏe19/7/2014 09:36
Rau muống là loại thực phẩm phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình, nhất là vào mùa hè.
http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/07/19/753c9d9a7486b1.img.jpg
ảnh minh họa
Tuy nhiên, đây cũng là loại rau rất dễ nhiễm bản gây nguy hiểm cho sức khoẻ. Vì vậy, khi sử dụng, các bà nội trợ cần lưu ý một số nguyên tắc quan trọng..
Không ăn rau muống sống

Chúng ta không nên ăn sống rau muống hoặc ăn khi rau chưa chín kĩ bởi người ăn có thể bị đầy bụng, dị ứng hoặc đau bụng. Nguyên nhân là do trong rau muống có một loại kí sinh trùng sán lá ruột lớn có tên khoa học Fasciolopsis (http://citinews.net/doi-song/tuy-tien-dung-tam-sen-lam-thuoc--con-dao-2-luoi-OIS7J6I/) buski, chúng có rất nhiều trong loại rau sống ở thủy sinh trong đó có rau muống. Khi vào cơ thể người, trứng sán Fasciolopsis buski nở và phát triển, gây ra những cơn đau bụng nhẹ và triệu chứng tiêu chảy, dị ứng hoặc còn gây ra các bệnh mạn tính ở túi mật, vỡ gan, xơ gan, suy gan... Do đó, tốt nhất là phòng nhiễm sán bằng cách không ăn rau muống sống.
Ngoài ra, do rau muống dễ trồng, hợp mọi thời vụ và được nhiều người ưa chuộng nên ngày nay, các chủ ruộng đã không màng nguy cơ mà sử dụng các loại thuốc kích thích, thuốc trừ sâu, thu hoạch rau không đúng hạn đem bán ra thị trường, trồng râu muống tại các, ao, hồ, sông… nguồn nước bị ô nhiễm nên rất bẩn và ô nhiễm có nguy cơ chứa rất nhiều những loại giun sán, ký sinh trùng.
Nếu ăn rau muống sống, các kí sing trùng này sẽ vào cơ thể người, bám vào trong ruột chui qua thành ruột, chui vào trong máu, máu dẫn chúng đến tất cả các bộ phận trong cơ thể... Sau một thời gian, trứng sẽ nở thành giun sán nằm ở đó và gây hại cho cơ thể. Thực tế đã ghi nhận nhiều trường hợp bị bị bệnh hiểm nghèo do nhiễm giun sán qua đường ăn uống.

Những ai đang bị sẹo lồi

Rau muống là loại rau được nhiều người ưa thích vì dễ ăn, dễ chế biến thành nhiều món, có vị ngọt, tính mát, giải độc, sinh da thịt, nhuận tràng, lợi tiểu. Tuy nhiên, rau muốn lại laị là món đặc biệt cần "kiêng kỵ" đối với những ai đang bị vết thương trên da bởi chúng kích thích tăng sinh tế bào gây sẹo lồi trên da.

Rau muống kị với sữa

Những sản phẩm như sữa bò, sữa chua, pho mát đều giàu hàm lượng canxi, còn rau muống lại chứa một số thành phần hóa học có thể làm ảnh hưởng đến việc hấp thụ can xi, do vậy khi ăn cùng lúc những loại thực phẩm này sẽ không mang lại giá trị dinh dưỡng cao nhất cho cơ thể.

<tbody style="font-size: 14px !important;">
http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/07/19/1177327_rau_muong.jpg



Khi chọn mua rau muống ăn, bạn không nên mua những bó rau có cọng to hơn bình thường. (ảnh minh họa)

</tbody>
Những đối tượng không nên ăn rau muống

Theo kinh nghiệm dân gian, những người bị viêm đau, nhức khớp, bệnh gout (thống phong) và các viêm nhiễm đường tiết niệu thận do sỏi, huyết áp cao không nên ăn rau muống; hoặc khi đang điều trị bệnh nội khoa, ngoại khoa nào đó cũng không nên dùng. Ngược lại, với bệnh nhân loãng xương đơn thuần, huyết áp thấp 90/60 mmHg, ăn rau muống vẫn tốt do hàm lượng can xi cao.

Theo kinh nghiệm dân gian, những người bị viêm đau nhức khớp, bệnh gout hay bị viêm đường tiết niệu thận do sỏi và huyết áp cao thì không nên ăn rau muống. Bởi vậy, nếu gia đình bạn có người bị các bệnh này thì cũng nên hạn chế.

Theo Cục bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn rau muống là loại rau dẫn đầu trong nhóm rau ăn lá có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cao, chứa rất nhiều thuốc kích thích, thuốc trừ sâu…Việc sử dụng các loại rau có chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng có thể khiến người tiêu dùng bị ngộ độc mãn tính, giãn thể miễn dịch, thậm chí ảnh hưởng đến hệ thần kinh .



Theo www.xaluan.com (http://citinews.net/Redirect.aspx?url=-134357475)

songchungvoi_HIV
22-08-2014, 14:21
Cảnh báo: 5 mối nguy đến tính mạng từ rau muống
Ít ai biết trong rau muống tiềm ẩn 5 mối nguy ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, gây ngộ độc, ảnh hưởng đến hệ thần kinh thậm chí có thể gây tử vong.
http://image.xahoi.com.vn/news/2014/08/22/5-nguy-hai-den-tinh-mang-tu-rau-muong.jpg
Cảnh báo: 5 mối nguy đến tính mạng từ rau muốngRau muống là loại rau được nhiều người ưa thích vì dễ ăn, dễ chế biến thành nhiều món, có vị ngọt, tính mát, giải độc, sinh da thịt, nhuận tràng, lợi tiểu.Tuy nhiên, rau muống lại lại là món đặc biệt cần "kiêng kỵ" đối với những ai đang bị vết thương trên da bởi chúng kích thích tăng sinh tế bào gây sẹo lồi trên da.
http://image.xahoi.com.vn/resize_580x1100/news/2014/08/22/5-moi-nguy-den-tinh-mang-tu-rau-muong-8.jpgMột loại kí sinh trùng sán lá ruột lớn có tên Fasciolopsis (http://citinews.net/doi-song/tuy-tien-dung-tam-sen-lam-thuoc--con-dao-2-luoi-OIS7J6I/) buski phổ biến trên rau muống có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể khi ăn rau sống hoặc nấu chưa chín kĩ. Kí sinh trùng này có thể neo mình vào thành ruột và gây ra các chứng khó tiêu, dị ứng, đau bụng. Nếu không được giải quyết kịp thời, các triệu chứng nhẹ có thể gây biến chứng nặng dẫn đến tử vong.
http://image.xahoi.com.vn/resize_580x1100/news/2014/08/22/5-moi-nguy-den-tinh-mang-tu-rau-muong-7.jpgNgoài ra, do rau muống dễ trồng, hợp mọi thời vụ và được nhiều người ưa chuộng nên ngày nay, các chủ ruộng đã không màng nguy cơ mà sử dụng các loại thuốc kích thích, thuốc trừ sâu, thu hoạch rau không đúng hạn đem bán ra thị trường.
http://image.xahoi.com.vn/resize_580x1100/news/2014/08/22/5-moi-nguy-den-tinh-mang-tu-rau-muong-1.jpgTheo khuyến cáo của Cục bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, rau muống dẫn đầu trong nhóm rau ăn lá có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cao. Nếu ăn rau muống sống, các kí sing trùng này sẽ vào cơ thể người, bám vào trong ruột chui qua thành ruột, chui vào trong máu, máu dẫn chúng đến tất cả các bộ phận trong cơ thể... Việc sử dụng các loại rau có chứa dư lượng thuốc BVTV (http://citinews.net/kinh-doanh/tu-du-thao-thong-tu-ve-quan-ly-thuoc-bao-ve-thuc-vat--nhap-khau-den-75--san-luong-thuoc-J54WCIQ/) vượt ngưỡng có thể khiến người tiêu dùng bị ngộ độc mãn tính, dãn thể miễn dịch, thậm chí ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
http://image.xahoi.com.vn/resize_580x1100/news/2014/08/22/5-moi-nguy-den-tinh-mang-tu-rau-muong-4.jpgĐể đảm bảo cho sức khỏe, cũng như duy trì món rau nhiều lợi ích trong các bữa cơm gia đình, chúng ta cần đảm bảo vệ sinh bằng cách rửa sạch từng ngọn, ngâm nước muối loãng hoặc tốt nhất là rửa sạch sau đó để ráo nước cho vào túi bảo quản trong tủ lạnh vài ngày thì ăn, như vậy nếu có lượng thuốc sẽ bị phân hủy bớt.
http://image.xahoi.com.vn/resize_580x1100/news/2014/08/22/5-moi-nguy-den-tinh-mang-tu-rau-muong-2.jpg


Theo xahoi.com.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?url=903606788)