PDA

View Full Version : xet nghiem sau pep 2 thang



hy vong duoc tai sinh
21-08-2013, 22:37
hôm nay vừa tròn 3 tháng sau nguy cơ và 2 tháng sau khi ngưng pep e có đi lam xn âm tính. với thời gian trên e có thể yên tâm bao nhiêu % rồi ạ. a xin cảm ơn!

CrisM
21-08-2013, 22:39
Với kết quả này khả năng bạn không nhiễm hiv rất cao, chúng tôi không thể thống kê tỉ lệ cho bạn được. Bạn xét nghiệm lại sau 6 tháng ngưng pep, bạn có thể tin rằng một kết quả âm tính chờ đợi bạn ở lần xét nghiệm tiếp theo!

hy vong duoc tai sinh
22-08-2013, 05:16
khi e đến 21 Trung Liệt thì bs ở đó tư vấn là ở thời điểm này chỉ có xn Pcr là chính xác gần như 100 % có phải không ạ?

Tuanmecsedec
22-08-2013, 05:28
khi e đến 21 Trung Liệt thì bs ở đó tư vấn là ở thời điểm này chỉ có xn Pcr là chính xác gần như 100 % có phải không ạ?

Thời gian như vậy,bạn không thể xét nghiệm PCR.Bạn xem topic được mình có chia sẻ một bài tương tự.

http://www.diendanhiv.vn/threads/1095-Quan-he-tinh-duc-bi-rach-bao-cao-su-nen-uong-thuoc-phoi-nhiem?p=13294#post13294

hy vong duoc tai sinh
22-08-2013, 05:33
vậy e phải chờ 1 tháng nữa thì mới yên tâm hơn phải không ạ. bây giờ chưa khả quan lắm đúng không ạ?

hy vong duoc tai sinh
22-08-2013, 05:57
a Tuấn trả lời giúp e với. kq của e có tương đối khả quan không ạ?

Tuanmecsedec
22-08-2013, 08:53
a Tuấn trả lời giúp e với. kq của e có tương đối khả quan không ạ?

Mình có trả lời ở đây : http://diendanhiv.vn/threads/1095-Quan-he-tinh-duc-bi-rach-bao-cao-su-nen-uong-thuoc-phoi-nhiem?p=13294#post13294

hy vong duoc tai sinh
22-08-2013, 11:40
A Tuấn và mọi người tư vấn cho e với vào thời điểm nay e nên làm xn bằng pp nào là chính xác nhất e đang rất Street không thể làm được việc gì cả

Tuanmecsedec
22-08-2013, 11:42
A Tuấn và mọi người tư vấn cho e với vào thời điểm nay e nên làm xn bằng pp nào là chính xác nhất e đang rất Street không thể làm được việc gì cả

Thời gian của bạn như vậy chỉ cần xét nghiệm Test nhanh hoặc Elisa (tìm kháng thể ).

hy vong duoc tai sinh
22-08-2013, 19:51
Mình thực sự hối hận quá. Mọi thứ đang rất tốt đẹp thế mà chỉ vì 1 phút bồng bột mà mình có thể đánh mất tất cả. hy vọng ông trời cho con 1 cơ hội làm lại cuộc đời!

CrisM
22-08-2013, 22:35
Bạn yên tâm, sẽ có cơ hội cho bạn!

hy vong duoc tai sinh
23-08-2013, 17:34
A tuấn và mọi người cho e hỏi 1 chút : e nghe nói phương pháp Western blot.là chính xác nhất thì ở thời điểm của e có thích hợp không ạ. và vào thời điểm này thì phương pháp đó có xđ được không ạ. hay vẫn phải chờ 3 tháng nữa ạ

CrisM
23-08-2013, 22:34
Bạn đã dùng thuốc ức chế miễn dịch nên phải xét nghiệm lại sau 6 tháng kể từ khi ngưng pep!

Tuanmecsedec
24-08-2013, 07:08
A tuấn và mọi người cho e hỏi 1 chút : e nghe nói phương pháp Western blot.là chính xác nhất thì ở thời điểm của e có thích hợp không ạ. và vào thời điểm này thì phương pháp đó có xđ được không ạ. hay vẫn phải chờ 3 tháng nữa ạ

Phương pháp Western blot thường trong mẩu máu đã dương tính các phương pháp khác,đây cũng giống như là phương pháp khẳng định cuối cùng.Phương pháp này xét nghiệm rất đắc tiền và không phải bệnh viện nào cũng có làm phương pháp này,thường các bệnh viện tuyến trung ương lớn mới có và phương pháp này thường yêu cầu mới có thể được làm.
Bạn lưu ý phương pháp này không phải dùng trong xét nghiệm phát hiện sớm.Chỉ dùng trong khẳng định.

hy vong duoc tai sinh
25-08-2013, 11:36
e có đọc 1 bài báo của Mỹ mới đăng cách đây mấy tháng về thời gian xn khi dùng pep được các bs việt nam dịch lại . A Tuấn và mọi người cho e ý kiến với ạ:chỗ e viết chữ to ấy ạ
Phơi nhiễm nghề nghiệp với HIV


<tbody>
Người dịch: BS.Phạm Nguyên Quý (http://www.yhoccongdong.com/profile/2/index.php)
Hiệu đính: BS.Tô Mai Xuân Hồng (http://www.yhoccongdong.com/profile/44/index.php)
Ngày đăng: 2013-04-16 17:07:44.748733

<tbody>
http://www.yhoccongdong.com/images/Share.png <iframe src="http://www.facebook.com/plugins/like.php?href=http://www.yhoccongdong.com/thongtin/123/index.php&send=false&layout=button_count&width=100&show_faces=false&font&colorscheme=light&action=like&height=21&appId=546475572029540" scrolling="no" frameborder="0" allowtransparency="true" style="border-style: none; overflow: hidden; width: 100px; height: 21px;"></iframe>


Lời cảm ơn: (http://www.yhoccongdong.com/thongtin/123/index.php#comment)__SOBINHLUAN__
Số lượt xem: 88

</tbody>


</tbody>
HIV có thể được lây truyền như thế nào?
Máu, tinh dịch, dịch tiết âm đạo, dịch nôn mửa, sữa mẹ hoặc mủ từ người bị nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) có thể chứa HIV và có thể gây nhiễm trùng. Nguy cơ nhiễm HIV vết thương do kim chích là ít hơn 1%, và nguy cơ nhiễm trùng do tiếp xúc không kèm vết thương xuyên hoặc cắt da (ví dụ như khi bị dịch cơ thể bắn tóe lên da hoặc niêm mạc) là ít hơn 0,1%. Nguy cơ nhiễm HIV do người bị nhiễm HIV gây ra trực tiếp (như cắn, cấu,…) là từ 0,1% đến 1%.
Dịch cơ thể “trong suốt” như nước mắt, nước bọt, mồ hôi và nước tiểu ít hoặc không chứa virus và không lây truyền HIV, trừ khi chúng bị lẫn với máu.

Tôi nên làm gì nếu nghĩ là mình đã tiếp xúc với HIV?
Nếu bạn bị kim đâm qua da, hãy gây chảy máu tại nơi bị đâm bằng cách nặn nhẹ nhàng trong khi rửa bằng nước và xà phòng. Nếu da hoặc niêm mạc bị dịch cơ thể dính vào, hãy xả nước rửa sạch khu vực ấy ngay lập tức.
Lấy tên, địa chỉ và số điện thoại của người mang nguồn bệnh (bệnh nhân) và của bác sĩ phụ trách người đó. Nếu bạn không biết tình trạng HIV của bệnh nhân, hãy yêu cầu bác sĩ giúp đỡ. Nếu bạn đang làm việc, hãy thông báo cho cấp trên của mình. KHÔNG MẤT THỜI GIAN miêu tả chi tiết sự tiếp xúc xảy ra như thế nào và tại sao. Bạn sẽ có thời gian cho việc này sau.

Khi nào tôi cần được chăm sóc y tế?
Hãy nhờ đơn vị chăm sóc sức khỏe nhân viên, bác sĩ riêng của bạn hoặc bác sĩ cấp cứu đánh giá và điều trị NGAY LẬP TỨC. Nếu thuốc chống HIV được chỉ định, việc điều trị phải được tiến hành càng sớm càng tốt. Nếu bạn bị kim đâm hoặc đứt da, bạn có thể cần được tiêm chủng tăng cường ngừa bệnh uốn ván, tùy thuộc vào tính chất của vết thương. Bác sĩ sẽ cần thêm thông tin về sự cố và các chi tiết khác để quyết định phương pháp điều trị khi cần thiết.

Cần cung cấp cho bác sĩ những chi tiết gì?
Khi có tổn thương xuyên thủng da
Vết thủng sâu hay nông? Nếu vết thủng là do kim tiêm, cây kim số bao nhiêu? Kim rắn (kim khâu) hay rỗng? Bạn có thấy máu hoặc chất lẫn với máu trên bề mặt cây kim hay dao mổ không? Những thứ này có tiếp xúc với dịch cơ thể của bệnh nhân trước đó? Nếu bị tiêm máu vào người, bạn biết thể tích (lượng) là bao nhiêu không? Bạn đã đeo găng tay bảo vệ hay không?
Khi bị dịch cơ thể bắn tóe lên da hoặc niêm mạc
Bạn tiếp xúc với máu hay những loại dịch cơ thể khác? Với lượng là bao nhiêu? Phần cơ thể nào bị tiếp xúc và diện tích tiếp xúc rộng bao nhiêu? Tiếp xúc trong bao lâu? Da bạn có bị rách không? Có phát ban hay vết cắn không? Bạn có mặc đồ bảo vệ như găng tay, kính đeo mắt hay không?

Bác sĩ cần biết gì về người mang nguồn bệnh?
Nếu người nguồn (người mang nguồn bệnh) đồng ý xét nghiệm HIV
Nếu người nguồn là HIV âm tính, họ có thể đã nhiễm trùng nhưng chưa cho kết quả dương tính ở xét nghiệm (tức trong giai đoạn "cửa sổ"). Liệu người ấy có đồng ý xét nghiệm hoặc xét nghiệm lại để kiểm tra tình trạng lây nhiễm HIV?
Nếu người nguồn là HIV dương tính, người ấy đã mắc bệnh AIDS hay chưa? Người ấy có đang theo liệu pháp chống HIV nào không? Nếu vậy, những loại thuốc đang dùng là gì? Người ấy có ở giai đoạn cuối của bệnh (với số lượng virus trong máu và dịch cơ thể rất cao) hay không?

Nếu người nguồn không đồng ý xét nghiệm HIV, cho dù người đó nằm trong nhóm có nguy cơ nhiễm HIV cao
Người nguồn là người tiêm chích ma túy, là bạn tình của người tiêm chích ma túy, nam lưỡng tính hay đồng tính, và/hoặc là một người có nhiều bạn tình? Người ấy có được truyền máu trong khoảng năm 1980-1985? Gần đây, người ấy có được truyền máu không?


Tôi cần nói cho bác sĩ những gì về bản thân mình?
Mọi thông tin về tình trạng sức khỏe, các loại thuốc men và dị ứng
Bạn đã tiếp xúc với HIV từ trước? Nếu vậy thì khi nào? Bằng cách nào? Bạn có đang mang thai không? Bạn đang nuôi con bằng sữa mẹ? Bạn có quan hệ tình dục không?
Bạn đồng ý làm xét nghiệm hay không?
Bạn có đồng ý làm xét nghiệm với kết quả được giữ bí mật nhằm ghi lại sự chuyển đổi huyết thanh (seroconversion), có thể xảy ra mặc dù khá hiếm khi lây nhiễm HIV do phơi nhiễm nghề nghiệp?

Nên điều trị dự phòng sau khi phơi nhiễm HIV không?
Dựa vào câu trả lời cho các câu hỏi trên, bác sĩ có thể khuyên bạn nên dùng thuốc để làm giảm nguy cơ phát triển HIV. Bác sĩ cũng có thể cho thuốc để bảo vệ bạn khỏi bệnh viêm gan và giang mai. Bạn sẽ cần phải xét nghiệm máu, đặc biệt đánh giá chức năng tủy xương, gan và thận xem như là thông số sức khỏe ban đầu. Những xét nghiệm này sẽ được lặp lại trong suốt quá trình điều trị để so sánh.

Việc điều trị dự phòng có hiệu quả không?
Sau khi phơi nhiễm, việc điều trị dự phòng sớm có thể làm giảm nguy cơ nhiễm HIV đến 10 lần. Ngay cả khi nhiễm trùng xảy ra bất chấp can thiệp này, việc ngăn cản virus sớm cũng có thể làm giảm lượng virus ban đầu (gốc= the "set point" for viral load) và làm chậm tiến triển bệnh một cách đáng kể.

Việc điều trị có tác dụng phụ không?
Một số loại thuốc được sử dụng có thể gây ra tác dụng phụ. Ví dụ, zidovudine có thể gây đau đầu, mệt mỏi, mất ngủ và các triệu chứng tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng. Mặc dù hiếm hơn, lamivudine có thể gây viêm tụy và các triệu chứng tiêu hóa. Indinavir và saquinavir có thể gây rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy. Indinavir cũng tăng nguy cơ bị sỏi thận. Bạn nên uống 2 lít chất lỏng/ngày để giảm nguy cơ này.

Làm thế nào để bảo vệ những người khác khỏi nguy cơ phơi nhiễm HIV?
Cho đến khi khả năng nhiễm HIV được loại trừ, bạn nên tránh việc trao đổi dịch cơ thể trong quan hệ tình dục, trì hoãn mang thai, và không hiến máu hoặc hiến tạng. Nếu bạn đang nuôi con bằng sữa mẹ, bác sĩ có thể yêu cầu bạn chuyển sang cho bú sữa công thức.

Khi nào tôi nên làm xét nghiệm HIV lại?
Xét nghiệm HIV có thể được lặp lại vào 6 tuần, 3 tháng và 6 tháng sau phơi nhiễm. Gần như mọi trường hợp có kết quả âm tính sau 3 tháng đều được xác nhận là không bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật (CDC) khuyên bạn nên kiểm tra lại cho đến 6 tháng sau phơi nhiễm. Nếu kháng thể kháng HIV không hình thành trong cơ thể sau 6 tháng, bạn có thể chắc chắn là mình không bị nhiễm bệnh. Cho đến khi đó, bạn nên báo cáo và tìm kiếm chăm sóc y tế nếu có bất kỳ bệnh cấp tính nào. Những bệnh cấp tính, đặc biệt là nếu kèm theo sốt, phát ban hoặc sưng hạch bạch huyết, có thể là dấu hiệu của việc nhiễm HIV hoặc một tình trạng bệnh khác.

Đối mặt với những cảm xúc sau phơi nhiễm như thế nào?
Sự tức giận, tự giày vò, sợ hãi và trầm cảm sau khi bị phơi nhiễm với HIV do công việc là những cảm xúc tự nhiên thường thấy. Tâm lý có thể diễn biến phức tạp và khó chịu trong thời gian chờ đợi và nhận điều trị dự phòng. Bạn có thể muốn tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chương trình hỗ trợ nhân viên hoặc các chuyên gia sức khỏe tâm thần tại địa phương.

Tài liệu tham khảo
http://familydoctor.org/familydoctor/en/prevention-wellness/staying-healthy/occupational-health/occupational-exposure-to-hiv-advice-for-health-care-workers.htm (http://familydoctor.org/familydoctor/en/prevention-wellness/staying-healthy/occupational-health/occupational-exposure-to-hiv-advice-for-health-care-workers.html)

hy vong duoc tai sinh
26-08-2013, 22:07
các a c cho e hỏi 1 vấn đề ạ. hôm nay e sốt ruột quá nên e đi làm 1 xn ở 1 tt ở HN. e đến đó thì anh tư vấn xn bằng pp PCR e không làm và yêu cầu lam pp tét nhanh. anh ta lấy máu và vào phòng xn khoảng 1 phút và ra thông báo âm tính. đó là pp Dêtrmine HIV 1/2. cho e hỏi là làm nhanh thế thì có chính xác và đúng quy trình không ạ?

hy vong duoc tai sinh
26-08-2013, 22:48
các a c trả lời giúp e với. e đọc thông tin thì pp này phải ít nhất 20 phút với có kq đúng không ạ?

Nguyen Ha
27-08-2013, 03:44
các a c cho e hỏi 1 vấn đề ạ. hôm nay e sốt ruột quá nên e đi làm 1 xn ở 1 tt ở HN. e đến đó thì anh tư vấn xn bằng pp PCR e không làm và yêu cầu lam pp tét nhanh. anh ta lấy máu và vào phòng xn khoảng 1 phút và ra thông báo âm tính. đó là pp Dêtrmine HIV 1/2. cho e hỏi là làm nhanh thế thì có chính xác và đúng quy trình không ạ?

Bạn nên nhớ rằng bạn đã dùng thuốc ức chế thì phải đủ thời gian xn mới chính xác được.

hy vong duoc tai sinh
27-08-2013, 22:13
e có đọc nhiều bài báo về pep. đều nói là sau 6 tháng mới an toàn. nhưng do hôm qua e không tin tưởng kq xn nên hôm nay e qđ đi xn lại ở bv đống đa. 14 tuần sau nguy cơ có pep. e cũng chỉ đi xn giải tỏa tâm lý thôi vì e đọc thông tin phải 6 tháng mới chính xác. tuy nhiên các bs khoa truyền nhiễm lại khảng định là sau nguy cơ 3 tháng kể cả dùng pep vẫn là 1 kq an toàn nếu không yên tam thì 6 tháng làm lai không thì thôi cung được. e không tin tưởng lắm e sang khoa truyền nhiễm bv bạch mai, khoa khám bệnh theo yêu càu bv nhiệt đới Tw thì họ trả lời tương tự. e băn khoăn tại sao họ không tư vấn theo khuyến cáo của byt?

hy vong duoc tai sinh
23-11-2013, 22:24
e dùng pep và hôm nay xn tet nhanh nhưng còn 4 ngày nữa mới đủ 6 tháng. e có phải xn lại sau 6 tháng không ạ. và có phải dùng 3 pp để khảng định không ạ?

songchungvoi_HIV
23-11-2013, 22:26
e dùng pep và hôm nay xn tet nhanh nhưng còn 4 ngày nữa mới đủ 6 tháng. e có phải xn lại sau 6 tháng không ạ. và có phải dùng 3 pp để khảng định không ạ?
Kết quả như vậy là đủ dù thiếu 4 ngày

HIV/AIDS.
23-11-2013, 22:26
e dùng pep và hôm nay xn tet nhanh nhưng còn 4 ngày nữa mới đủ 6 tháng. e có phải xn lại sau 6 tháng không ạ. và có phải dùng 3 pp để khảng định không ạ?
Nếu kết quả Xn là âm tính thì bạn đã an toàn không cần phải Xn lại

Tuanmecsedec
23-11-2013, 22:27
e dùng pep và hôm nay xn tet nhanh nhưng còn 4 ngày nữa mới đủ 6 tháng. e có phải xn lại sau 6 tháng không ạ. và có phải dùng 3 pp để khảng định không ạ?


Yên tâm đi bạn đã an toàn.

trungan1987
23-11-2013, 22:28
e dùng pep và hôm nay xn tet nhanh nhưng còn 4 ngày nữa mới đủ 6 tháng. e có phải xn lại sau 6 tháng không ạ. và có phải dùng 3 pp để khảng định không ạ?
Kết quả của bạn ntn...???
Nếu âm tính thì bạn đã an toàn...

hy vong duoc tai sinh
30-11-2013, 22:45
e có đọc 1 số thông tin bên diễn đàn cũ là phải 6 tháng nhưng tính từ lúc dừng pep tức là 7 tháng sau nguy cơ phải không ạ? mà Bs ở bv đống đa khuyên ở thời điểm này 6 tháng sau nguy cơ vẫn xn bằng combo chính xác hơn tet nhanh có đúng không ạ?

songchungvoi_HIV
30-11-2013, 22:48
e có đọc 1 số thông tin bên diễn đàn cũ là phải 6 tháng nhưng tính từ lúc dừng pep tức là 7 tháng sau nguy cơ phải không ạ? mà Bs ở bv đống đa khuyên ở thời điểm này 6 tháng sau nguy cơ vẫn xn bằng combo chính xác hơn tet nhanh có đúng không ạ?
KQ cuối cùng cho nguy cơ có PEP là 24 tuần sau nguy cơ

Tuanmecsedec
30-11-2013, 23:03
e có đọc 1 số thông tin bên diễn đàn cũ là phải 6 tháng nhưng tính từ lúc dừng pep tức là 7 tháng sau nguy cơ phải không ạ? mà Bs ở bv đống đa khuyên ở thời điểm này 6 tháng sau nguy cơ vẫn xn bằng combo chính xác hơn tet nhanh có đúng không ạ?

Tính từ lúc có nguy cơ,chứ không phải 6 tháng sau ngưng thuốc phơi nhiễm.Thời gian 6 tháng xét nghiệm phương pháp tìm kháng thể RẤT CHÍNH XÁC.

HIV/AIDS
02-12-2013, 07:04
bạn có thể xn tet nhanh và combo đều được. về nguyên lý thì combo vào thời điểm này giống anti vì chỉ còn tìm kháng thể. tuy nhiên giá thành cao hơn nên người ta chỉ khuyên dùng tet nhanh. tuy nhiên trương hợp của bạn đã an toàn. 6 tháng là chính xác cho mọi trường hợp

HIV/AIDS.
02-12-2013, 07:18
bạn có thể xn tet nhanh và combo đều được. về nguyên lý thì combo vào thời điểm này giống anti vì chỉ còn tìm kháng thể. tuy nhiên giá thành cao hơn nên người ta chỉ khuyên dùng tet nhanh. tuy nhiên trương hợp của bạn đã an toàn. 6 tháng là chính xác cho mọi trường hợp
Trường hợp của bạn xét nghiệm 6 tháng là quá an toàn.vấn đề giá thành không quan trọng. Trong Nam test nhanh mắc hơn combo.

hy vong duoc tai sinh
15-12-2013, 08:10
hôm qua sau h[n 6 tháng ( 28 tuần ) sau nguy cơ có dùng pep xn pp
3.Murex HIV Ag/Ab Combination âm tính đã an toàn chưa ạ? sao e vẫn thấy mệt mỏi quá, thi thoảng lạị đau nhức người nữa

songchungvoi_HIV
15-12-2013, 08:48
hôm qua sau h[n 6 tháng ( 28 tuần ) sau nguy cơ có dùng pep xn pp
3.Murex HIV Ag/Ab Combination âm tính đã an toàn chưa ạ? sao e vẫn thấy mệt mỏi quá, thi thoảng lạị đau nhức người nữa
Quy trình XN HIV như sau:
1. XN HIV cho một nguy cơ không PEP: 4, 6, 8, và chốt 12 tuần.
2. XN HIV cho nguy cơ có PEP: 12 tuần và chốt 24 tuần.
Vậy bạn có KQ XN HIV cho nguy cơ có PEP 28 tuần AT theo bạn đã an toàn chưa? Bạn có thể tự đánh giá mình

Tuanmecsedec
15-12-2013, 09:21
hôm qua sau h[n 6 tháng ( 28 tuần ) sau nguy cơ có dùng pep xn pp
3.Murex HIV Ag/Ab Combination âm tính đã an toàn chưa ạ? sao e vẫn thấy mệt mỏi quá, thi thoảng lạị đau nhức người nữa


Kết quả này bạn đã thực sự an toàn.Chúc mừng bạn.