PDA

View Full Version : Rối loạn tiêu hóa thường xuyên ở tuổi đôi mươi



songchungvoi_HIV
29-06-2014, 09:11
Chủ nhật, 29/06/2014 08:43
Em 21 tuổi, khoảng 1-2 năm nay tiêu hóa không tốt, dễ đi ngoài, hay ợ hơi, không muốn ăn, mới ăn một ít đã thấy no, đầy bụng khó chịu.Lúc ăn thấy buồn nôn nhưng không có cảm giác đau bụng chỉ thấy đầy bụng. Năm ngoái em đi ngoài ra máu, chảy thành giọt, nhiều. Em đã nội soi hậu môn, kết luận bình thường. Vừa rồi em lại bị nhưng không nhiều máu, giờ không thấy nữa. Các triệu chứng trên là bệnh gì? Có cần đi khám nội soi nữa không và phải nội soi những gì? Cảm ơn bác sĩ. (Lệ)


http://images.alobacsi.vn/ThumbImages/Images/Uploaded/Share/2014/06/29/Roi-loan-tieu-hoa-thuong-xuyen-o-tuoi-doi-muoi_160.jpgBạn thân mến,
Các triệu chứng của bạn gồm 2 nhóm:
1. Triệu chứng tiêu hóa trên: Hay ợ hơi, nằm ngủ cũng ợ, ăn không ngon miệng, không muốn ăn, mới ăn một ít đã thấy no, đầy bụng, cảm giác khó chịu, nhất là khi nhìn thấy các loại thịt. Ngoài ra lúc ăn thấy buồn nôn nhưng không có cảm giác đau bụng chỉ thấy đầy bụng nên khó chịu.
2. Triệu chứng tiêu hóa dưới: Dễ bị đi ngoài, đi ngoài ra máu, chảy thành giọt, nhiều.
Các triệu chứng này có thể do rất nhiều bệnh như:
- Khó tiêu chức năng.
- Viêm dạ dày tá tràng.
- Viêm loét đại tràng.
- Viêm thực quản trào ngược.
- Loét dạ dày.
- Loét tá tràng.
- Hội chứng ruột nhạy cảm.
- Polyp đại tràng.
- Bệnh Crohn.
- Túi thừa đại tràng.
- Ung thư dạ dày.
- Ung thư đại tràng.
- U ruột non.
- Viêm gan.
- Viêm tụy mạn.
Bạn nên đến các bệnh viện lớn có chuyên khoa Tiêu hóa để được khám và tư vấn, siêu âm bụng, nội soi dạ dày và nội soi đại tràng, xét nghiệm chức năng gan và tụy nếu muốn chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả.


AloBacsi.vn
Theo BS Đồng Ngọc Khanh - VnExpress

songchungvoi_HIV
30-06-2014, 14:51
Nhịn đi tiêu thường xuyên dễ bị ung thư ruột?

Thứ hai, 30/06/2014 13:44
Chào bác sĩ,

Dạo này em thấy hay bị rối loạn tiêu hóa như hay bị tiêu chảy nhưng chỉ 1 lần/ngày mà thường xuyên bị. Lúc trước có lần bị tiêu chảy em cố nhịn do đang học, nhịn khoảng 2 giờ em mới đi, khi đi xong em thấy khó chịu, sau đó em còn đi ngoài phân đen nữa, nhưng có uống thuốc và tự bình thường.

Không biết nhịn tiêu lâu vậy có nguy hiểm hay biến chứng gì nặng không, thưa BS? Em đọc báo thấy nhịn tiêu có nguy cơ bị ung thư ruột, vậy có nguy cơ đó xảy ra không? Em rất lo lắng do dạo này hay bị đi ngoài phân sống và tiêu chảy, mong bác sĩ giải đáp giúp, em xin cảm ơn.

(Nhật Nam, 17 tuổi - Tiền Giang)

BS chuyên khoa của AloBacsi:



http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/06/30/575nhin-di-tieu.jpg

Ảnh minh họa





Chào bạn Nhật Nam,

Bạn có biểu hiện rối loạn đi tiêu (http://alobacsi.vn/Search.aspx?utm_source=Search_Box&utm_medium=Search_Box&utm_campaign=Search_Box&key=rối loạn đi tiêu) thường xuyên: tiêu phân lỏng, phân sống, và thỉnh thoảng có tiêu phân đen… Đó là biểu hiện có bệnh lý ở dạ dày hoặc ruột, thường gặp nhất là viêm dạ dày do vi khuẩn Helicobacter Pylori, polyp đại tràng, viêm loét đại tràng... Vì vậy bạn cần đến cơ sở y tế có chuyên khoa tiêu hóa để nội soi dạ dày hoặc đại tràng (tùy theo tình trạng khi thăm khám của bác sĩ) để tìm nguyên nhân và điều trị sớm.Việc nhịn đi tiêu là không phù hợp với hoạt động bình thường của ruột là tống xuất các chất bã sau khi tiêu hóa thức ăn để nhận thức ăn mới vào cơ thể. Thói quen không tốt này làm ứ đọng các chất bã dẫn đến gây ứ nghẽn đường tiêu hóa có thể gây tắt ruột, nhiễm trùng nhiễm độc cấp, về lâu dài cũng là tác nhân gây ung thư ruột như bạn nghĩ. Do vậy bạn càng nên đến khám để điều chỉnh sự rối loạn đi tiêu trên và không nên nhịn đi tiêu.
Thân chào và chúc bạn nhiều sức khỏe!
BS.CKII Trần Ánh Tuyết - Chuyên khoa Tiêu hóa-Gan-Mật
Phòng khám đa khoa Quốc tế Yersin
http://alobacsi.vn/tieu-hoa-gan-mat/nhin-di-tieu-thuong-xuyen-de-bi-ung-thu-ruot-q40328c173.htm

songchungvoi_HIV
07-09-2014, 09:00
Bài thuốc trị rối loạn tiêu hóa


07/9/2014 08:10
Rối loạn tiêu hóa là một triệu chứng thường gặp ở nhiều lứa tuổi. Nguyên nhân chủ yếu do lạnh (hàn thấp) và do ăn uống không hợp lý, thiếu vệ sinh (thực tích).


Rối loạn tiêu hóa là một triệu chứng thường gặp ở nhiều lứa tuổi. Đông y miêu tả trong phạm vi chứng tiết tả. Nguyên nhân chủ yếu do lạnh (hàn thấp) và do ăn uống không hợp lý, thiếu vệ sinh (thực tích). Người có triệu chứng đau bụng, sôi bụng, tiêu chảy, phân thối, ợ hơi, bụng rắn, không thích sờ nắn, không muốn ăn; mạch huyền sác hay trầm huyền. Cách điều trị là tiêu thực đạo trệ (tiêu hóa đồ ăn).
Dùng một trong các bài thuốc:
Bài 1. Bảo hòa hoàn: thần khúc 12g, sơn tra 12g, phục linh 12g, bán hạ 12g, trần bì 8g, liên kiều 8g, la bạc tử (sao vàng) 10g. Sắc uống ngày 1 thang hoặc tán bột uống 20g/ngày.
Bài 2. Viên chính khí chữa tiêu chảy: trần bì (sao nước gừng) 80g, hoắc hương 80g, nam mộc hương 80g, hậu phác (gừng sao) 80g, hồi hương 80g, binh lang 80g, thảo quả (bỏ vỏ) 80g, hương phụ 80g, thương truật 80g, hoàng nàn 40g. Hoàng nàn ngâm nước gạo 2 ngày 2 đêm; ngày thay nước 2 lần; cạo bỏ vỏ vàng ở ngoài thật sạch; phơi khô, sao lại. Các vị tán nhỏ, rây; làm viên hồ hoàn, viên bằng hạt ngô. Công dụng: ôn vị tiêu khí, điều hòa tỳ vị; chữa đau bụng, tiêu chảy; nhất là trong mùa hè. Liều lượng: Trẻ em uống 2 - 5 viên, tùy theo tuổi. Người lớn uống 8 - 12g. Uống 2 - 3 lần trong ngày.


http://skds3.vcmedia.vn/2014/son-tra-1410051714501.jpg
Sơn tra là vị thuốc trong bài "Bảo hòa hoàn" trị tiêu chảy do ăn uống.

Bài 3: hoắc hương 12g, thạch xương bồ 12g, hoa đại 12g, vỏ bưởi (đốt cháy) 6g. Tán thành bột mịn. Dùng trước bữa ăn. Uống với nước nóng, ngày 3 lần, mỗi lần 2g. Công dụng: ăn uống không tiêu, hay sôi bụng.
Bài 4. Chỉ thực tiêu đạo: chỉ thực 8g, bạch truật 12g, phục linh 6g, hoàng cầm 8g, hoàng liên 8g, trạch tả 8g, thần khúc 8g, đại hoàng 6g. Sắc uống trong ngày hoặc tán bột làm viên, ngày uống 20g.
Bài 5. Viên hương phác: hoắc hương khô 20g, hậu phác 40g, vỏ rụt 40g, thảo quả bỏ vỏ 16g, hạt cau rừng 16g, trần bì 16g. Vỏ rụt ngâm với nước gạo, cạo bỏ vỏ ngoài; hậu phác tẩm gừng sao; thảo quả bỏ vỏ phơi hay sấy khô. Tán thành bột mịn, viên thành viên bằng hạt đậu đen. Liều dùng: 2 - 5 tuổi uống 3 - 5 viên; 6 - 10 tuổi uống 6 - 10 viên; 10 - 15 tuổi uống 15 viên. Người lớn uống 20 - 30 viên. Chia uống 3 lần trong ngày, uống với nước đun sôi để nguội.
Bài 6: hoắc hương 20g, hương phụ chế 15g, sa nhân 10g, hậu phác 12g, thảo quả 10g, đại phúc bì 12g, nam mộc hương 10g. Sắc uống. Dùng cho người ăn no quá (bội thực), đau bụng, tiêu chảy, ợ chua. Kiêng ăn các chất tanh, lạnh. Phụ nữ có thai không dùng.
Bài 7: hương phụ 32g, vỏ bưởi 24g, mẫu lệ (nung kỹ) 20g, nam mộc hương 24g. Sắc uống hay làm viên dùng dần. Chữa ợ hăng, hay đại tiện lỏng.
Châm cứu: Kết hợp châm cứu (châm tả) hoặc xoa bóp các huyệt thiên khu, trung quản, hợp cốc, nội quan, túc tam lý, nội đình.


http://suckhoe24h.com.vn/wp-content/uploads/huyet-hop-coc-chua-ngat-mui-so-mui.bmp
Huyệt hợp cốc

Vị trí huyệt
Thiên khu: từ rốn đo ngang ra 2 bên, mỗi bên khoảng 2 tấc.
Trung quản: từ rốn đo thẳng lên 4 tấc, hoặc ở điểm giữa đoạn thẳng nối rốn và đường gặp nhau của hai bờ sườn.
Hợp cốc: khép ngón trỏ và ngón cái sát nhau, huyệt ở điểm cao nhất của cơ bắp ngón trỏ ngón cái.
Nội quan: trên cổ tay 2 tấc, dưới huyệt gian sử 1 tấc, giữa khe gân cơ gan tay lớn và bé.
Túc tam lý: úp lòng bàn tay vào giữa đầu gối, đầu ngón tay giữa chạm vào xương ống chân (xương chày), từ đó hơi xịch ra phía ngoài một ít là huyệt.
Nội đình: nơi nối thân với đầu sau xương đốt 1 của ngón chân thứ 2, giữa kẽ ngón chân thứ 2 và thứ 3.



Lương y Thảo Nguyên


Theo suckhoedoisong.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?url=-1427993974)

songchungvoi_HIV
13-09-2014, 15:17
Bài thuốc trị rối loạn tiêu hóa do lạnh
13/9/2014 14:44
Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa là từ chế độ ăn uống quá nhiều chất béo, đạm, đường, do ăn uống không hợp vệ sinh.
Theo Đông y, nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa là từ chế độ ăn uống quá nhiều chất béo, đạm, đường, do ăn uống không hợp vệ sinh (thực tích); do lạnh (hàn thấp); do nhiễm khuẩn (thấp nhiệt). Trên số báo chủ nhật 142 (ra ngày 4/9/2014), chúng tôi đã giới thiệu một số bài thuốc trị rối loạn tiêu hóa do ăn uống, trong số này xin giới thiệu tiếp đến bạn đọc một số bài thuốc trị rối loạn tiêu hóa do lạnh để bạn đọc tham khảo áp dụng.
Người bệnh có biểu hiện đau bụng liên miên, sôi bụng, sợ lạnh, sợ gió, đau đầu, mình lạnh, không khát, đại tiện lỏng, rêu lưỡi trắng dày, mạch phù hoãn hay nhu hoãn. Cách điều trị: giải biểu, tán hàn (ôn hàn táo thấp hay ôn trung táo thấp). Dùng một trong các bài thuốc:
Bài 1: nụ sim hay búp ổi sao 100g, vỏ rụt thái mỏng sao 50g, củ riềng 50g. Các vị sao giòn, tán nhỏ, rây, cho vào lọ đậy kín. Người lớn 6 - 8g/lần; trẻ em tùy theo tuổi: 2 - 5g. Hòa trong nước sôi để nguội.

http://skds3.vcmedia.vn/2014/nu-sim-1410557121904.jpg
Nụ sim


Bài 2: Hoắc hương chính khí tán: hoắc hương 15g, tô diệp 10g, thương truật 8g, cam thảo 3g, trần bì 5g, đại táo 4 quả, hậu phác 3g, phục linh 6g. Sấy, sao giòn, tán nhỏ, đóng gói 8 - 10g/gói. Người lớn uống 2 - 5 gói/ngày. Trẻ em: 2 - 3 tuổi uống 1/4 gói/ lần; 4 - 7 tuổi uống 1/3 gói/lần; 8 - 10 tuổi uống 1/2 gói/lần. Trẻ em dưới 1 tuổi không nên dùng.
Bài 3: Viên hương phác: hoắc hương khô 200g, vỏ rụt 400g, thảo quả 160g, hậu phác 400g, hạt cau rừng 160g, trần bì 160g. Ngâm vỏ rụt với nước gạo, cạo bỏ vỏ ngoài; hậu phác tẩm nước gừng sao; thảo quả bỏ vỏ. Tất cả phơi khô hay sấy khô, tán bột mịn, luyện với hồ thành viên to bằng hạt đậu đen, sấy khô, đóng lọ. Trẻ 2 - 5 tuổi uống 3 - 5 viên/lần; 6 - 10 tuổi uống 6 - 10 viên/lần; 10 - 15 tuổi uống 15 viên. Người lớn uống 20 - 30 viên. Ngày uống 3 lần, uống với nước sôi để nguội. Kiêng thức ăn có mỡ, tanh, khó tiêu; khi điều trị nên ăn cháo loãng.

http://skds3.vcmedia.vn/2014/to-diep-1410557144870.jpg
Tô diệp


Bài 4: Viên hoắc hương: hoắc hương khô 200g, cam thảo 100g, vỏ vối 160g, đại hồi 200g, trần bì lâu năm 80g, vỏ rụt khô 160g, sa nhân 200g, riềng già khô 160g. Các dược liệu dùng dạng khô, sao lại cho khô; tán nhỏ, rây lấy bột mịn. Luyện với hồ làm thành viên bằng hạt đậu đen. Phơi hay sấy khô. Đóng lọ kín. Chữa nhiễm khí lạnh hoặc khi ăn các thứ nguội lạnh, đầy bụng, tiêu lỏng, nhiều lần, đầy hơi, nôn mửa. Liều dùng: 5 - 10 tuổi dùng 10 viên/lần; 10 - 15 tuổi dùng 20 viên/lần; người lớn dùng 30 viên/lần. Ngày dùng 2 lần, uống với nước nóng hay nước chè nóng. Nên ăn cháo loãng. Kiêng ăn thức ăn sống lạnh.
Bài 5: củ sả 30g, vỏ quýt 20g, hương phụ 10g, búp ổi 40g. Sao giòn, tán bột mịn, đóng lọ kín. Chữa đau bụng, tiêu chảy thể hàn. Người lớn 1 - 2 thìa cà phê/lần; Trẻ em 1/2 thìa cà phê/lần. Uống với nước nóng.
Bài 6: gừng già nướng cháy 40g, quế chi 8g, hoắc hương 20g, đại hồi 12g. Sắc các vị thuốc, uống khi thuốc còn ấm. Phụ nữ có thai không dùng.

http://skds3.vcmedia.vn/2014/huyet-trung-quan-1410557175901.jpg
Huyệt trung quản


Kết hợp châm cứu hoặc xoa bóp các huyệt: thiên khu, trung quản, khí hải, túc tam lý, hợp cốc, đại trường du.

Lương y Thảo Nguyên


Theo suckhoedoisong.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?url=625892838)