PDA

View Full Version : Mối nguy mắc giang mai trong thai kỳ



songchungvoi_HIV
20-07-2014, 09:00
Thứ bảy, 19/07/2014 19:16
Bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục, nhưng có thể lây qua đường máu, hoặc truyền từ mẹ bị giang mai sang con trong thời kỳ thai nghén.
http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/7/19/Moi-nguy-mac-giang-mai-trong-thai-ky-1.jpg

Ảnh minh họa.

Bệnh giang mai (http://alobacsi.vn/benh-thuong-gap/400-benh-thuong-gap/dau-hieu-nhan-biet-som-benh-giang-mai-a20140627053844486c775.htm) diễn biến nhiều năm (10, 20, 30 năm), có khi cả đời, lúc rầm rộ hoặc có những thời kỳ im lặng không thấy triệu chứng, làm cho người bệnh lầm tưởng đã khỏi. Bệnh cũng có
thể lây truyền cho thế hệ sau.

Nếu không được điều trị, bệnh này có thể xâm nhập vào tất cả các phủ tạng, đặc biệt là da, tim mạch, thần kinh trung ương và gây nhiều biến chứng.

Bệnh có nhiều hình thái lâm sàng đa dạng khác nhau nên chẩn đoán nhiều khi khó khăn, dễ nhầm với một số bệnh khác. Bệnh ảnh hưởng tới sức khoẻ bệnh nhân, thậm chí gây tử vong hoặc tàn phế suốt đời nếu không được điều trị kịp thời.


Trong thời kỳ thai nghén, giang mai có những đặc điểm như loét giang mai khu trú ở môi nhỏ và thường có kích thước to hơn bình thường. Ngược lại, các triệu chứng khác của giang mai thường không rõ nên rất khó chẩn đoán.

Sự lây truyền bệnh giang mai từ mẹ sang thai nhi không gặp trong 3 tháng đầu của thời kỳ thai nghén mà xảy ra từ tháng thứ 4, thứ 5 trở đi (tuần thứ 16, 18, 19 của thai) khi máu mẹ và máu con giao lưu qua hồ máu.


Tùy theo mức độ nhiễm bệnh nhiều hay ít mà có những biểu hiện khác nhau. Cụ thể, giang mai bẩm sinh sớm (xuất hiện trong hai năm đầu): Nếu thai nhi bị nhiễm xoắn khuẩn một cách ồ ạt thì gây sẩy thai ở tháng thứ 5, 6 hoặc chết lưu. Nếu nhiễm nhẹ hơn, thai nhi có thể đẻ đủ tháng nhưng chết lưu hoặc đẻ ra chết ngay.


Nếu nhiễm nhẹ hơn nữa thì khi đẻ ra có thể bình thường nhưng vài ngày sau hoặc trong vòng 6 - 8 tuần thấy xuất hiện thương tổn giang mai mang tính chất nặng hơn như bọng nước lòng bàn tay, bàn chân, nứt mép quanh lỗ mũi, chảy nước mũi lẫn máu hoặc viêm xương sụn, đau các đầu chi gọi là giả liệt parot. Hoặc trẻ đẻ ra gầy gò, da nhăn nheo như ông già, bụng to, gan và lách to.


Giang mai bẩm sinh muộn (xuất hiện sau đẻ 3 - 4 năm hoặc lâu hơn). Các triệu chứng giang mai bẩm sinh muộn có thể không có biểu hiện lâm sàng mà chẩn đoán phải dựa vào phản ứng huyết thanh (giang mai kín).


Các triệu chứng thường gặp là viêm mống mắt kẽ (hay xuất hiện lúc dậy thì) bắt đầu bằng các triệu chứng nhức mắt, sợ ánh sáng ở 1 bên, về sau cả 2 bên, có thể dẫn đến mù, to 2 đầu gối, có nước, không đau, xuất hiện khi đã 16 - 20 tuổi, điếc cả 2 tai bắt đầu từ 10 tuổi, thường kèm theo viêm mống mắt kẽ, thương tổn xương, thủng vòm miệng, mũi tẹt, trán dô, xương chày lưỡi kiếm...
Alobacsi.vn
Theo ThS Vũ Văn Tiến - Kiến thức