PDA

View Full Version : Làm sao để thoát khỏi ám ảnh



hotieuduy
20-07-2014, 21:25
Cả tháng nay đối với e thật sự là khủng khiếp, đi học mà lúc nào mặt e cũng đờ đẫn như người mất hồn, ko muốn nói chuyện với ai, nhìu khi muốn chết nữa, e bị hoang tưởng nặng, e nhận thức dc mình đang bị bệnh thần kinh, 2 ngày trước sáng sớm dậy là bị sốt, nhức đầu, sổ mũi,e sợ là triệu chứng hiv, chìu hôm đó là chạy qua hòa hảo xét nghiệm, ngồi chờ kq xét nghiệm hơn 3 tiếng mà bệnh muốn nặng thêm, lúc đó nằm ở ghế đá trong bv mà cứ sợ ai đâm kim vô mình hoặc ghế đá có kim mình nằm lên bị đâm mà ko bit, lúc y tá lấy máu e ko còn đủ sức ngồi vững nữa, ko để ý xem y tá thay kim chưa.
Hôm qua vì xe máy hư nên đành đi xe buýt đi học, lên xe là dòm ngó rất kĩ xem có kim ở ghế ko, vậy mà vẫn sợ có khi nào kim dấu kĩ quá nên ko thấy hay ko, lúc xuống xe cũng đông người nên cứ tưởng tượng ra cảnh bị đâm kim, giờ e thật sự mệt mỏi chán nản lắm, e có tâm sự vs bạn thì nó bảo e ko sao hết, nó bảo kq xét nghiệm sẽ âm tính nhưng đó cũng là ngày e đổ bệnh, nó nói đúng.
A chị ơi, giờ e phải làm gì để trở lại cuộc sống bình thường đây, e ko muốn như vậy, xét nghiệm rồi cũng chưa an tâm vì cứ lo có thêm nguy cơ mới, có phải e hết thuốc chữa rồi phải ko a chị?

Charles
20-07-2014, 21:38
Cả tháng nay đối với e thật sự là khủng khiếp, đi học mà lúc nào mặt e cũng đờ đẫn như người mất hồn, ko muốn nói chuyện với ai, nhìu khi muốn chết nữa, e bị hoang tưởng nặng, e nhận thức dc mình đang bị bệnh thần kinh, 2 ngày trước sáng sớm dậy là bị sốt, nhức đầu, sổ mũi,e sợ là triệu chứng hiv, chìu hôm đó là chạy qua hòa hảo xét nghiệm, ngồi chờ kq xét nghiệm hơn 3 tiếng mà bệnh muốn nặng thêm, lúc đó nằm ở ghế đá trong bv mà cứ sợ ai đâm kim vô mình hoặc ghế đá có kim mình nằm lên bị đâm mà ko bit, lúc y tá lấy máu e ko còn đủ sức ngồi vững nữa, ko để ý xem y tá thay kim chưa.
Hôm qua vì xe máy hư nên đành đi xe buýt đi học, lên xe là dòm ngó rất kĩ xem có kim ở ghế ko, vậy mà vẫn sợ có khi nào kim dấu kĩ quá nên ko thấy hay ko, lúc xuống xe cũng đông người nên cứ tưởng tượng ra cảnh bị đâm kim, giờ e thật sự mệt mỏi chán nản lắm, e có tâm sự vs bạn thì nó bảo e ko sao hết, nó bảo kq xét nghiệm sẽ âm tính nhưng đó cũng là ngày e đổ bệnh, nó nói đúng.
A chị ơi, giờ e phải làm gì để trở lại cuộc sống bình thường đây, e ko muốn như vậy, xét nghiệm rồi cũng chưa an tâm vì cứ lo có thêm nguy cơ mới, có phải e hết thuốc chữa rồi phải ko a chị?

Bạn nên gặp BS tâm lý đi, để tình trạng này lâu sẽ khó điều trị.

hotieuduy
20-07-2014, 22:01
Huhu, a ơi, có khi nào những trường hợp e nghĩ nó có thật ko a, đã xảy ra bao giờ chưa a?

Tuanmecsedec
20-07-2014, 23:35
Huhu, a ơi, có khi nào những trường hợp e nghĩ nó có thật ko a, đã xảy ra bao giờ chưa a?


Bị thần kinh hoang tuởng lo sợ quá mức rồi.

UTMIENTAY
21-07-2014, 08:14
Cả tháng nay đối với e thật sự là khủng khiếp, đi học mà lúc nào mặt e cũng đờ đẫn như người mất hồn, ko muốn nói chuyện với ai, nhìu khi muốn chết nữa, e bị hoang tưởng nặng, e nhận thức dc mình đang bị bệnh thần kinh, 2 ngày trước sáng sớm dậy là bị sốt, nhức đầu, sổ mũi,e sợ là triệu chứng hiv, chìu hôm đó là chạy qua hòa hảo xét nghiệm, ngồi chờ kq xét nghiệm hơn 3 tiếng mà bệnh muốn nặng thêm, lúc đó nằm ở ghế đá trong bv mà cứ sợ ai đâm kim vô mình hoặc ghế đá có kim mình nằm lên bị đâm mà ko bit, lúc y tá lấy máu e ko còn đủ sức ngồi vững nữa, ko để ý xem y tá thay kim chưa.
Hôm qua vì xe máy hư nên đành đi xe buýt đi học, lên xe là dòm ngó rất kĩ xem có kim ở ghế ko, vậy mà vẫn sợ có khi nào kim dấu kĩ quá nên ko thấy hay ko, lúc xuống xe cũng đông người nên cứ tưởng tượng ra cảnh bị đâm kim, giờ e thật sự mệt mỏi chán nản lắm, e có tâm sự vs bạn thì nó bảo e ko sao hết, nó bảo kq xét nghiệm sẽ âm tính nhưng đó cũng là ngày e đổ bệnh, nó nói đúng.
A chị ơi, giờ e phải làm gì để trở lại cuộc sống bình thường đây, e ko muốn như vậy, xét nghiệm rồi cũng chưa an tâm vì cứ lo có thêm nguy cơ mới, có phải e hết thuốc chữa rồi phải ko a chị?

Nên gặp bác sỹ tâm lý .... để lâu sẽ ảnh hưởng đến thần kinh.

kunfufuno1
21-07-2014, 12:10
cái này do bản thân, cứ suy nghĩ đến thì sẽ nghĩ linh tinh thôi . mong a sớm bình thường trở lại

songchungvoi_HIV
21-07-2014, 12:13
Cả tháng nay đối với e thật sự là khủng khiếp, đi học mà lúc nào mặt e cũng đờ đẫn như người mất hồn, ko muốn nói chuyện với ai, nhìu khi muốn chết nữa, e bị hoang tưởng nặng, e nhận thức dc mình đang bị bệnh thần kinh, 2 ngày trước sáng sớm dậy là bị sốt, nhức đầu, sổ mũi,e sợ là triệu chứng hiv, chìu hôm đó là chạy qua hòa hảo xét nghiệm, ngồi chờ kq xét nghiệm hơn 3 tiếng mà bệnh muốn nặng thêm, lúc đó nằm ở ghế đá trong bv mà cứ sợ ai đâm kim vô mình hoặc ghế đá có kim mình nằm lên bị đâm mà ko bit, lúc y tá lấy máu e ko còn đủ sức ngồi vững nữa, ko để ý xem y tá thay kim chưa.
Hôm qua vì xe máy hư nên đành đi xe buýt đi học, lên xe là dòm ngó rất kĩ xem có kim ở ghế ko, vậy mà vẫn sợ có khi nào kim dấu kĩ quá nên ko thấy hay ko, lúc xuống xe cũng đông người nên cứ tưởng tượng ra cảnh bị đâm kim, giờ e thật sự mệt mỏi chán nản lắm, e có tâm sự vs bạn thì nó bảo e ko sao hết, nó bảo kq xét nghiệm sẽ âm tính nhưng đó cũng là ngày e đổ bệnh, nó nói đúng.
A chị ơi, giờ e phải làm gì để trở lại cuộc sống bình thường đây, e ko muốn như vậy, xét nghiệm rồi cũng chưa an tâm vì cứ lo có thêm nguy cơ mới, có phải e hết thuốc chữa rồi phải ko a chị?
Ôi một bác sĩ tương lai mà thế ư, nếu có học thành ra trường chữa cho BN chỉ có mà BN chết sớm, Ui lạy hồn

buonchiminhem1
22-07-2014, 10:24
Bệnh nhân này nặng quá sức tưởng tượng. Có khi bạn nên điều trị tâm lý thật đấy hok giỡn được đâu, bạn quá căng thẳng, hãy thư giãn và cố gắng đừng suy nghĩ gì nhiều, bạn biết phương pháp thiền không?Nếu biết thì bạn nên sử dụng rất hiệu quả nếu không thì dùng cách này đơn giản hơn ngồi thả lỏng cơ thể nhắm mắt vào hít vào thở ra nhẹ nhàng đếm để đầu óc được thư giãn đi bạn.cố gắng đừng suy nghĩ thả lỏng hết mọi thứ và hok quan tâm đến mọi thứ bên cạnh mình

hotieuduy
23-07-2014, 20:55
Hic, vậy là e ko sao hết đúng ko mọi người? Cảm giác bất ngờ bị kim đâm là mình biết ngay đúng không?Khổ cái là e biết mình bị ám ảnh mà sao ko thoát ra dc, có vẻ bệnh đang nặng hơn, ko lẽ suốt đời này phải đi xét nghiệm hoài như vậy!

Nguyen Ha
23-07-2014, 21:03
Hic, vậy là e ko sao hết đúng ko mọi người? Cảm giác bất ngờ bị kim đâm là mình biết ngay đúng không?Khổ cái là e biết mình bị ám ảnh mà sao ko thoát ra dc, có vẻ bệnh đang nặng hơn, ko lẽ suốt đời này phải đi xét nghiệm hoài như vậy!

Trời ơi phải tin vào những gì được tư vấn mới thoát được ám ảnh chứ.

xboxvn
23-07-2014, 21:09
bạn giống mình đó. Mình quan hệ có dùng bcs, tay mình tháo bao thấy cái bao còn nguyên vẹn mà giờ cũng tự kỉ không biết chắc bao có rách hay không, lúc nào cũng nơm nớp lo sợ đây. Lần đầu đi gái và cũng là lần cuối. Chưa khi nào thấy quý trọng cuộc sống của mình như bây giờ bạn ạ. hix

hotieuduy
23-07-2014, 22:20
bạn giống mình đó. Mình quan hệ có dùng bcs, tay mình tháo bao thấy cái bao còn nguyên vẹn mà giờ cũng tự kỉ không biết chắc bao có rách hay không, lúc nào cũng nơm nớp lo sợ đây. Lần đầu đi gái và cũng là lần cuối. Chưa khi nào thấy quý trọng cuộc sống của mình như bây giờ bạn ạ. hix

Thôi cố gắng đợi 4 tuần đi làm combo đi bạn, mình nghĩ là ko sao hết, qua dc vụ này sống lành mạnh vào, hình như người ngoài cuộc bình tĩnh và sáng suốt hơn người trong cuộc, mình cũng đang ngồi trên đống lửa, nghe mọi người chia sẻ vậy cũng thực sự cảm ơn mọi người rất nhiều!

hotieuduy
28-07-2014, 15:08
A chị cho em hỏi, cái này ám ảnh e nặng nhất, đừng la e nhé: có khi nào đang chạy xe ngoài đường có ai đó đâm kim hiv vào mình ko?Chắc là ko có đâu a chị nhỉ?

songchungvoi_HIV
28-07-2014, 15:30
A chị cho em hỏi, cái này ám ảnh e nặng nhất, đừng la e nhé: có khi nào đang chạy xe ngoài đường có ai đó đâm kim hiv vào mình ko?Chắc là ko có đâu a chị nhỉ?
Bạn cần gặp BS khoa tâm thần gắp, bạn đang gặp chứng bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng bức
Xuất hiện dạng bệnh tâm thần mới: ám ảnh mình bị HIV

Gần đây, Phòng khám sức khoẻ tâm thần của Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận nhiều bệnh nhân với căn bệnh kỳ quặc: sợ mình nhiễm HIV tới mức ám ảnh.


http://dantri4.vcmedia.vn/FaA3gEccccccccccccos/Image/2013/03/kham-3313-39a50.jpg
BS Trịnh Bích Huyền thăm khám cho bệnh nhân rối loạn ám ảnh cưỡng bức.

Điều đáng nói là bệnh nhân toàn là những người có kiến thức đủ rộng để biết con đường lây truyền HIV nhưng vẫn sợ rất


Chị Nguyễn Thị Thúy Q. (32 tuổi, đã tốt nghiệp đại học và đang công tác ở một tổ chức quốc tế) đến phòng khám sức khoẻ tâm thần với phong thái rất tự tin. Chị cho biết mình chuyên tư vấn về sức khoẻ sinh sản và trong công việc cũng phải tuyên truyền về HIV/AIDS.

Tuy nắm rõ đường lây của HIV cũng như khả năng lây nhiễm qua các con đường, nhưng gần đây không rõ do công việc căng thẳng hay vì lý do gì mà tự dưng chị luôn ám ảnh, đêm nằm mơ mình nhiễm HIV, phải điều trị bằng thuốc. Tự chị cũng cảm thấy mình bất thường khi đi gội đầu, cắt tóc ngoài hàng cũng lo lây nhiễm từ người gãi đầu cho mình lẫn cái kéo cắt tóc; ra chợ mua thịt bò cũng sợ người thái thịt bị đứt tay và nhỡ đâu có thể lây truyền virus...


BS Trịnh Bích Huyền, Viện Sức khoẻ tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, qua thăm khám, bệnh nhân Q. được chẩn đoán mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng bức. Khi mắc phải chứng bệnh này, bệnh nhân có thể nhận thấy những ý nghĩ ám ảnh và những hành vi cưỡng bức ấy là vô lý nhưng vẫn không thể chống lại được nó, thậm chí không thể dừng lại để có những lúc thư giãn. Ở trường hợp chị Q., dù có kiến thức về y hẳn hoi nhưng bệnh nhân cứ lo mình nhiễm bệnh một cách rất vô lý; biết mình lo vô lý nhưng vẫn không thoát ra được ý nghĩ đó.

Nhiều trường hợp giống chị Q., thậm chí đã đi xét nghiệm, cho kết quả âm tính nhưng vẫn lo, lại đi xét nghiệm tiếp... Lo quá mà chỉ ăn với đi khám, dù bác sĩ khám đã giải thích rõ các đường lây và cho rằng sự lo lắng là không có cơ sở nhưng bệnh nhân vẫn lo. Điều đặc biệt là một số bệnh nhân công tác trong ngành y, hiểu biết về HIV, tuyên truyền về HIV mà vẫn lo lắng đến kỳ quặc.


BS Trịnh Bích Huyền cho biết, người phải làm việc căng thẳng, nhiều sức ép dễ mắc chứng bệnh này. Điều trị chứng rối loạn ám ảnh cưỡng bức không dễ; việc điều trị cũng dai dẳng. Để hạn chế mắc rối loạn ám ảnh cưỡng bức, mọi người nên tự tìm cách cân bằng; tìm đến sự thư giãn, giải trí như đi bộ, trồng cây xanh... khi bắt đầu thấy mình có dấu hiệu stress. Khi cảm thấy căng thẳng, cũng nên chia sẻ với bạn bè, người thân, đừng khư khư giữ ý nghĩ lo lắng trong đầu. Và sau cùng, khi thấy mình có "bất thường" như lo lắng quá mức, lo đến mức vô lý... nên đi khám để được điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa tâm thần.


Theo Hoài Hương
Kiến thức

hotieuduy
28-07-2014, 22:50
Hic, cứ đi ngoài đường về là kiểm tra xem có chảy máu hay ko, kiểm mà thấy có mụt gì đỏ đỏ là lo lắm a chị ơi, e ko dám đi ban đêm, chỉ đi xe buổi sáng đi học và đi về buổi chiều thôi à, tối thì ko dám ra đường, có ai bị hiv trong những tình huống như vậy ko a chị?

chuaxot
01-08-2014, 02:15
Trường hợp của bạn không khó. Lúc nào rảnh bạn lên chùa , khi nào tĩnh được cái tâm rồi chịu khó vào diễn đàn tư vấn cho mọi người. Nhìn những hoàn cảnh khác mà xem họ chống chọi với bệnh tật thế nào ? Họ kiên cường ra sao...? Lúc đó bạn sẽ dễ chịu hơn rất nhiều và thấy rằng H ko đáng sợ. Chúc bạn trở lại bình thường

hotieuduy
02-08-2014, 19:42
Trường hợp của bạn không khó. Lúc nào rảnh bạn lên chùa , khi nào tĩnh được cái tâm rồi chịu khó vào diễn đàn tư vấn cho mọi người. Nhìn những hoàn cảnh khác mà xem họ chống chọi với bệnh tật thế nào ? Họ kiên cường ra sao...? Lúc đó bạn sẽ dễ chịu hơn rất nhiều và thấy rằng H ko đáng sợ. Chúc bạn trở lại bình thường

Hic, cám ơn bạn và a chị rất nhiều, gần đây mình cũng tham gia nhiều khóa tu ngắn hạn, đi chùa tâm lý ổn hơn rất nhiều, mình cũng rất mong các bác sĩ và nhà khoa học sớm tìm ra thuốc chữa dứt điểm căn bệnh quái ác này, mình cũng có quan tâm ít nhiều đến các bệnh lý khoa nhiễm, có lẽ khó nhất là hiv. Dạo này mình cũng bình tĩnh hơn, cũng hay đến thư viện tìm đến các sách viết về các bệnh truyền nhiễm, tìm dc sách là giở ngay trang viết về hiv, qua khỏi giai đoạn này mình sẽ post thêm lên diễn đàn để mọi người cùng xem và thảo luận.

hotieuduy
03-08-2014, 19:34
A chị cho em hỏi dùng chung khăn để xì mũi có bị lây ko, mình dùng chung khăn để hỉ mũi mà không biết trước đó đã có người dùng rồi, khoảng 5 phút á???

Nguyen Ha
03-08-2014, 19:39
A chị cho em hỏi dùng chung khăn để xì mũi có bị lây ko, mình dùng chung khăn để hỉ mũi mà không biết trước đó đã có người dùng rồi, khoảng 5 phút á???

Hoàn toàn ko có nguy cơ.

hotieuduy
08-08-2014, 18:02
Huhu, a chị ơi, chiều nay e bị xước ở mu bàn tay do bất cẩn, e ko dán băng keo mà để vậy, rồi sau đó có đi mua đồ, liệu ra đường lỡ có máu ai dính vào ko a chị? em sợ quá, mà nếu ko phải máu thì nước bọt hay nước mũi dính vào thì ko sao đúng ko a chị?

buonchiminhem1
08-08-2014, 18:34
chả có gì sất, không hiểu còn hoang tưởng thế này đến bao giờ. Cẩn thận vào Lê Minh Xuân cho an toàn

hotieuduy
08-08-2014, 18:55
Hic, vậy là e ko sao đúng ko mọi người, mọi người im lặng làm e sợ thêm, huhu, cám ơn bạn buonchiminhem1 nhiều lắm!!

hotieuduy
08-08-2014, 18:58
Hic, vậy là e ko sao đúng ko mọi người, mọi người im lặng làm e sợ thêm, huhu, cám ơn bạn buonchiminhem1 nhiều lắm!! Mình cũng đang rối lắm nhưng vẫn muốn nói với bạn: Cố lên bạn nhé!!

buonchiminhem1
08-08-2014, 19:02
Thật sự đọc bài của bạn chán chả muốn nói nhưng uổng công bạn đọc sách nhiều. Không biết bạn học hành bao nhiêu, nhưng một người đàn ông như bạn nếu không biết đối mặt với những việc mình làm liệu sau này bạn có là chỗ dựa cho gia đình không? chứ chưa nói đến công việc sau này của bạn. Mong bạn hãy bình tĩnh trong mọi trường hợp

hotieuduy
10-08-2014, 15:37
Em bit lần này hỏi tiếp sẽ bị la nhưng giờ e rối lắm, giống như ngồi trên đống lửa vậy: hôm qua e ra tiệm net, lúc ngồi xuống cũng dòm ngó kĩ ghế có kim hay ko, nhìn xong thì ngồi xuống, e vì còn sợ nên lấy tay mò cạnh ghế và góc ghế sau lưng, đang mò thì tự nhiên bị cái gì đó nhọn đâm vào tay, rút tay ra thì chỗ đâm ko có chảy máu nhưng xước và đỏ, lúc đó ko kiểm tra lại có kim hay ko,em bit là ko có ai vào tiệm net hút chích nhưng lo là họ trả thù đời nhét kim dưới ghế,hic

songchungvoi_HIV
10-08-2014, 15:39
Em bit lần này hỏi tiếp sẽ bị la nhưng giờ e rối lắm, giống như ngồi trên đống lửa vậy: hôm qua e ra tiệm net, lúc ngồi xuống cũng dòm ngó kĩ ghế có kim hay ko, nhìn xong thì ngồi xuống, e vì còn sợ nên lấy tay mò cạnh ghế và góc ghế sau lưng, đang mò thì tự nhiên bị cái gì đó nhọn đâm vào tay, rút tay ra thì chỗ đâm ko có chảy máu nhưng xước và đỏ, em bit là ko có ai vào tiệm net hút chích nhưng lo là họ trả thù đời nhét kim dưới ghế,hic
Bạn nên đến kho at6m thần BV Bệnh Nhiệt Đới khám não

hotieuduy
10-08-2014, 16:37
Bạn nên đến kho at6m thần BV Bệnh Nhiệt Đới khám não

Hiv thì phải xét nghiệm máu,khám não= an toàn với hiv đúng ko a Hiếu?

songchungvoi_HIV
10-08-2014, 16:41
Hiv thì phải xét nghiệm máu,khám não= an toàn với hiv đúng ko a Hiếu?
Tức là bạn bị bệnh thần kinh nặng lắm, nên gặp BS chuyên khoa tâm lý đi

hotieuduy
10-08-2014, 17:03
Vậy là e có bị hiv ko a? A trả lời cho e yên tâm đi

songchungvoi_HIV
10-08-2014, 17:09
Vậy là e có bị hiv ko a? A trả lời cho e yên tâm đi
Bạn bị HIV ám hay còn gọi là rối loạn tâm thần cưỡng bức

hotieuduy
26-08-2014, 20:31
Hic, mấy tuần nay cố gắng ko làm phiền mấy a chị nữa nhưng giờ phải vác cái mặt lên đây chắc là sẽ bị chửi nữa, hôm qua em đi ra chợ mua đồ, lúc đi về thì thấy mắt hơi cay, có khi nào máu ai bắn vào mắt mình mà ko biết ko? Về nhà thì thấy cộm cộm ở mắt, soi gương thì thấy 1 cọng lông mi trong đó, cọng lông mi đó có dính máu ai ko? Huhu, khổ quá mà!!!

hotieuduy
27-08-2014, 11:30
Sao ko ai trả lời em hết? A chị im lặng em càng sợ hơn, a chị ơi, giúp em với..............

songchungvoi_HIV
27-08-2014, 11:32
Hic, mấy tuần nay cố gắng ko làm phiền mấy a chị nữa nhưng giờ phải vác cái mặt lên đây chắc là sẽ bị chửi nữa, hôm qua em đi ra chợ mua đồ, lúc đi về thì thấy mắt hơi cay, có khi nào máu ai bắn vào mắt mình mà ko biết ko? Về nhà thì thấy cộm cộm ở mắt, soi gương thì thấy 1 cọng lông mi trong đó, cọng lông mi đó có dính máu ai ko? Huhu, khổ quá mà!!!
Tôi k hiểu bạn bị Hắc Ám đến như vậy sao?? Với trình độ và kiến thức của bạn, tôi nghĩ bạn thừa để tự trả lời câu hỏi của chính bạn

hotieuduy
27-08-2014, 12:04
Tôi k hiểu bạn bị Hắc Ám đến như vậy sao?? Với trình độ và kiến thức của bạn, tôi nghĩ bạn thừa để tự trả lời câu hỏi của chính bạn
Em hiểu rồi a Hiếu, chắc là em bị rối loạn lo âu rồi, cám ơn a rất nhiều, để em bình tĩnh lại.....

hotieuduy
01-09-2014, 19:49
Hôm nay em đi mua cây, đi vào vườn thì có mấy cái lá cây quẹt vào mắt, lỡ có máu ai trước đó dính lên rồi ko? Hic, xin a chị đừng khóa bài, xin a chị đấy!

songchungvoi_HIV
01-09-2014, 19:52
Hôm nay em đi mua cây, đi vào vườn thì có mấy cái lá cây quẹt vào mắt, lỡ có máu ai trước đó dính lên rồi ko? Hic, xin a chị đừng khóa bài, xin a chị đấy!
Trời hởi......................................

hotieuduy
01-09-2014, 21:40
Có phải em hết thuốc chữa rồi ko?

Tuanmecsedec
01-09-2014, 21:41
Có phải em hết thuốc chữa rồi ko?

http://3.bp.blogspot.com/-So5lIgo6Nnw/UU0ubMJ-5bI/AAAAAAAADis/JDpebv07ymM/s1600/hinh-dong-hai-huoc-18.gif

buonchiminhem1
01-09-2014, 21:45
chắc Lê Minh Xuân mở cửa chào đón bạn.

hotieuduy
01-09-2014, 22:19
Hic, em còn ko bit Lê Minh Xuân là đâu nữa?

dogastray
03-09-2014, 21:33
chào bạn. chắc bạn cũng đang lo lắng về Hiv như mình trước kia . mình cũng từng ngu ngốc như bạ để rồi cuộc sống cứ trôi đi trong buồn bã và lo sợ suốt những 3 năm. là3 năm đấy bạn ạ ! mình thật ngu ngốc biết bao.
mình từng quan hệ với gmd , nhưng là quan hệ an toàn và dường như chẳng có nguy cơ nào cả.
sau đó 2 tuần , các triệu chứng xuất hiện. nổi ban đỏ, ốm, sốt , lưỡi trắng, tiêu chảy , ho , mẩn ngứa, zona kéo dài , đặc biệt là bị hesper khóe miệng. các triệu chứng đó cứ lần lượt kéo nhau tới trong 3 năm
bao nhiêu đêm mình suy nghĩ rằng chắc mình bị hiv mất rồi , trước kia cơ thể mình bị cái như thế này đâu, các triệu chứng nhiều cái là đặc trưng của hiv, nếu không bị hiv sao lại bị những thứ lạ vậy được ?
trong 3 năm mình xn tât cả 7 lần tất cả đều âm tính ,nhưng mình vẫn lo .
rồi đến một ngày mình nhận ra tất cả,mình đã tâm sự với anh chị mình,họ trách mà chỉ động viên , nó thật ấm áp , anh trai mình chở mình đi xn hiv , mình tự nhủ đó sẽ là lần cuối và sẽ tin nó, mình vẫn at bạn ạ .
qua đây mình muốn tâm sự với bạn là đừng tin vào những triệu chứng , hãy tin vào nguy cơ bạn có hay và đặc biệt là kq xn . bạn đừng như mình nhé , 3 năm đấy , là tự mình hại mình, không chiến thắng được bản thân nên mới phải suynghĩ vậy . cố lên nhé :-)

hotieuduy
13-10-2014, 01:11
chào bạn. chắc bạn cũng đang lo lắng về Hiv như mình trước kia . mình cũng từng ngu ngốc như bạ để rồi cuộc sống cứ trôi đi trong buồn bã và lo sợ suốt những 3 năm. là3 năm đấy bạn ạ ! mình thật ngu ngốc biết bao.
mình từng quan hệ với gmd , nhưng là quan hệ an toàn và dường như chẳng có nguy cơ nào cả.
sau đó 2 tuần , các triệu chứng xuất hiện. nổi ban đỏ, ốm, sốt , lưỡi trắng, tiêu chảy , ho , mẩn ngứa, zona kéo dài , đặc biệt là bị hesper khóe miệng. các triệu chứng đó cứ lần lượt kéo nhau tới trong 3 năm
bao nhiêu đêm mình suy nghĩ rằng chắc mình bị hiv mất rồi , trước kia cơ thể mình bị cái như thế này đâu, các triệu chứng nhiều cái là đặc trưng của hiv, nếu không bị hiv sao lại bị những thứ lạ vậy được ?
trong 3 năm mình xn tât cả 7 lần tất cả đều âm tính ,nhưng mình vẫn lo .
rồi đến một ngày mình nhận ra tất cả,mình đã tâm sự với anh chị mình,họ trách mà chỉ động viên , nó thật ấm áp , anh trai mình chở mình đi xn hiv , mình tự nhủ đó sẽ là lần cuối và sẽ tin nó, mình vẫn at bạn ạ .
qua đây mình muốn tâm sự với bạn là đừng tin vào những triệu chứng , hãy tin vào nguy cơ bạn có hay và đặc biệt là kq xn . bạn đừng như mình nhé , 3 năm đấy , là tự mình hại mình, không chiến thắng được bản thân nên mới phải suynghĩ vậy . cố lên nhé :-)

Xin lỗi bạn, mình ko biết bạn đã trả lời bài viết của mình, hôm nay mình mới lên đọc lại thấy bạn tâm sự chuyện của bạn, cả tháng nay mình ko lên diễn đàn vì mình sợ lại bị ám ảnh nữa, dạo này học nhiều nên cũng tạm thời quên dc hiv, nhưng thỉnh thoảng vẫn cứ lo lo. Mấy ngày nay học vi sinh và ký sinh trùng, nghe thầy cô nhắc hiv mình lại bị hoang mang nhưng dc cái là mình rất rất tập trung nghe giảng, nhờ vậy mà mình hiểu bài hơn. Mình đang sưu tầm tài liệu về hiv, chắc vài ngày nữa sẽ post lên để a chị BQT và mọi người cùng bình luận, góp ý. Cám ơn bạn rất nhiều!

Nguyen Ha
13-10-2014, 06:33
Xin lỗi bạn, mình ko biết bạn đã trả lời bài viết của mình, hôm nay mình mới lên đọc lại thấy bạn tâm sự chuyện của bạn, cả tháng nay mình ko lên diễn đàn vì mình sợ lại bị ám ảnh nữa, dạo này học nhiều nên cũng tạm thời quên dc hiv, nhưng thỉnh thoảng vẫn cứ lo lo. Mấy ngày nay học vi sinh và ký sinh trùng, nghe thầy cô nhắc hiv mình lại bị hoang mang nhưng dc cái là mình rất rất tập trung nghe giảng, nhờ vậy mà mình hiểu bài hơn. Mình đang sưu tầm tài liệu về hiv, chắc vài ngày nữa sẽ post lên để a chị BQT và mọi người cùng bình luận, góp ý. Cám ơn bạn rất nhiều!
Kể cũng hay, đi học, sưu tầm tài liệu rồi post bài bình luận, góp ý. Hay!

sugarsweet
13-10-2014, 07:15
đề nghi ông bạn đi công gô dùm , linh tinh

hotieuduy
13-10-2014, 23:40
Kể cũng hay, đi học, sưu tầm tài liệu rồi post bài bình luận, góp ý. Hay!

Vậy là e có nên post bài ko chị? Kiến thức e chưa vững, e chỉ ghi chép những gì được nghe giảng trên lớp, post lên mọi người có cười e ko nhỉ?

Charles
14-10-2014, 07:33
Vậy là e có nên post bài ko chị? Kiến thức e chưa vững, e chỉ ghi chép những gì được nghe giảng trên lớp, post lên mọi người có cười e ko nhỉ?

Bạn sưu tầm được tài liệu cứ post lên để mọi người bình luận, chỗ nào hay thì tiếp thu còn chỗ nào chưa hay thì rút kinh nghiệm.

hotieuduy
14-10-2014, 20:18
http://i1050.photobucket.com/albums/s402/wisteriaduy95/hivstructure2_zps4d0d0a7c.gif


Virus HIV
( Human Immunodeficiency)

I. Phân loại:

Họ Retrovirus có 3 nhóm: Oncovirus, Lentivirus(HIV) và Spumavirus.
HIV được chia thành 2 nhóm: HIV-1 và HIV-2 khác nhau do cấu trúc sắp xếp gen và di truyền phả hệ. Trình tự di truyền của 2 loại virus khác nhau trên 50%. HIV1 thường gặp nhất, HIV2 ít phổ biến hơn và thường gặp ở vùng Tây Châu Phi. Cả hai loại có các protein lõi giống nhau nên có thể có miễn dịch chéo( nghĩa là nếu kháng thể kháng HIV1 thì cũng sẽ kháng HIV2 và ngược lại). Nhưng chúng có cấu tạo khác nhau cơ bản ở các protein phần vỏ, có tính đặc hiệu týp, ví dụ như gp41 đặc hiệu cho HIV1 và gp36 đặc hiệu cho HIV2.
II. Đặc điểm sinh học:

HIV có hình cầu, kích thước khoảng 100nm, nhân chứa ARN, vỏ capside hình khối và có màng bọc. ARN của virus phức tạp hơn Retrovirus khác, hình dạng đặc trưng nhất của nhân là hình trụ ở virus trưởng thành.
Cấu tạo của HIV gồm phần lõi, phần vỏ capside và màng bọc.
Phần lõi: Là ARN gồm 2 chuỗi đơn, gen Gag mã hóa cho các protein lõi p24, gen Pol mã hóa cho enzyme phiên mã ngược ( Reverse Transcriptase) đặc hiệu cho virus. Gen Env mã hóa cho các glycoprotein vỏ là gp41 và gp120. Ngoài ra, virus còn có 6 gen điều hòa rất quan trọng cho khả năng gây bệnh thực nghiệm. Một gen điều hòa quan trọng là gen Tat mã hóa cho 1 protein có nhiệm vụ sao chép cả gen virus lẫn gen tế bào ký chủ và gen Tat này cũng ức chế sự tổng hợp protein của tế bào ký chủ làm giảm khả năng tiêu diệt các tế bào nhiễm HIV. Ngoài ra, còn có 2 gen phụ gọi là Q và F hay A và B đóng vai trò quan trọng trong tính gây bệnh khác thường và khả năng kháng thuốc của HIV. Các kháng nguyên lõi là p25, p18 và p13.
Phần vỏ capside:
Mang 2 kháng nguyên quan trọng là p17 và p24, đặc hiệu và không có tính biến đổi. Kháng thể kháng p24 không trung hòa được virus nhưng là dấu hiệu huyết thanh học giúp chẩn đoán và theo dõi diễn tiến của bệnh.
Màng bọc: mang 2 kháng nguyên là gp120 và gp41.

Gp120: có dạng gai lồi ra ngoài màng bọc, nhận dạng và bám lên bề mặt tế bào đích tại thụ thể CD4. Gen mã hóa cho gp120 biến đổi rất nhanh gây nên nhiều đột biến có tính kháng nguyên của gp120. Kháng thể kháng gp120 có khả năng trung hòa HIV nhưng do sự biến đổi quá nhanh của gp120 làm cho hiệu quả trung hòa của kháng thể và việc sản xuất vắc-xin gặp nhiều khó khăn.

Gp41: xuyên qua màng bọc, đóng vai trò trung gian trong việc hòa màng giữa màng bọc HIV và màng tế bào ký chủ.

III. Sức đề kháng:

Như chúng ta đã biết, virus không được xếp vào dạng tế bào hoàn chỉnh, chúng chỉ có lõi nhân ADN hoặc ARN và 1 số men, virus bị khiếm khuyết về các men chuyển hóa các chất dinh dưỡng cần cho sự sinh sôi và phát triển. Do vậy tất cả các loại virus đều phải sống ký sinh bắt buộc trên tế bào chủ, HIV cũng không ngoại lệ. Khi ra ngoài môi trường, HIV sẽ chịu tác động của các yếu tố lý hóa và có thể bị tiêu diệt hoặc bị bất hoạt.
HIV đề kháng với nhiệt độ lạnh, tia cực tím. HIV sống trong máu tươi và trong cơ thể người, khi máu ra ngoài và bị khô nghĩa là các tế bào máu đã bị vỡ và biến chất, do vậy HIV không tồn tại trong máu đã khô.
Các hóa chất như nước javel 10%, alcol 70 độ, ethanol 50%, nước oxy già 6%, formol 0,1%,... sẽ bất hoạt và tiêu diệt hoàn toàn HIV.
Tia gamma với liều 2000 grays bất hoạt virus.

IV. Khả năng gây bệnh:

1.Hình thức lây bệnh:
Bệnh nhân AIDS và những người nhiễm HIV là nguồn truyền bệnh duy nhất. HIV đã được phân lập từ máu, dịch âm đạo, tinh dịch, sữa mẹ, nước bọt, nước tiểu và các dịch khác trong cơ thể. Nhưng theo nghiên cứu về dịch tễ học và xét nghiệm vi sinh cho thấy rằng chỉ có máu, tinh dịch, dịch âm đạo là đóng vai trò quan trọng trong việc lây truyền HIV. Do đó, chỉ có 3 đường lây chính là:
Đường tình dục không an toàn: giao hợp đồng giới hay khác giới.
Đường máu: do truyền máu hay các sản phẩm của máu, tai nạn nghế nghiệp của nhân viên y tế, tiêm chích ma túy,...
Truyền từ mẹ sang con: Trong thời kỳ mang thai, nếu người mẹ đã nhiễm HIV thi virus có thể qua nhau thai gây nhiễm cho thai nhi từ tuần 21. Có khoảng 25-50% trẻ sơ sinh bị nhiễm HIV từ mẹ.

2.Sự xâm nhập của virus vào cơ thể:

http://i1050.photobucket.com/albums/s402/wisteriaduy95/36189_900_zps95c00105.jpg

Thời gian ủ bệnh dài, thường 3-5 năm ở người lớn, có thể thời gian ủ bệnh ngắn hơn. Không có ổ nhiễm trùng tự nhiên ở động vật và côn trùng( muỗi, kiến,...), chỉ có người mang HIV là nguồn lây nhiễm duy nhất. Tất cả mọi người đều có tính cảm thụ đối với HIV.
Khi vào cơ thể, thông thường HIV xâm nhập sẽ chọn lựa các tế bào T4, là 1 tiểu quần thể lympho bào có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến toàn bộ chức năng miễn dịch của cơ thể. Để virus xâm nhập được vào tế bào, cần có 1 thụ thể( receptor) cụ thể là phân tử CD4 ở màng tế bào T4 gắn với kháng nguyên gp120 của virus. Virus hòa màng và vào tế bào mà hệ miễn dịch không hề phát hiện được.
Khi virus xâm nhập thành công vào nội bào, enzyme phiên mã ngược phát huy tác dụng là phiên mã ARN của virus thành ADN của chính virus gọi là tiền virus( provirus). Các ADN của virus sẽ được enzyme xúc tác và gắn vào hệ gen của tế bào ký chủ và nằm yên ở đó trong nhiều tháng nhiều năm. Đây chính là nguyên nhân mà nhân loại vẫn chưa trị dứt điểm căn bệnh thế kỷ này. Đã có trường hợp bệnh nhân được chữa khỏi hoàn toàn, xét nghiệm định lượng virus không phát hiện HIV nhưng sau đó HIV lại xuất hiện trong máu. Do ADN của virus nằm tiềm ẩn trong hệ gen cơ thể mà cơ thể không có cách nào loại thải được đoạn gen "ngoại lai" này cho nên bệnh diễn tiến phức tạp và đặt ra nhiều thách thức cho các nhà khoa học.
Khi đã hòa nhập vào hệ gen của tế bào thì quá trình dịch mã diễn ra và tổng hợp ra các protein mà không phải là protein của tế bào mà là của virus. Các protein cần thiết cho virus tập trung lại bao quanh hai chuỗi ARN và tạo thành virus hoàn chỉnh rồi chui ra ngoài và tế bào bị phá hủy.Tế bào nhiễm HIV khi chết sẽ giải phóng nhiều hóa chất hòa tan có thể gây độc cho các tế bào khác. Sau đó các hạt virus sẽ tiếp tục chu trình gây bệnh cho các tế bào lành khác. Do sự nhân lên nhanh chóng của virus mà hệ miễn dịch không đủ sức chống lại, dù kháng thể đã được tạo ra nhưng HIV biến đổi khác thường nên kháng thể không thể phát huy tác dụng, hệ miễn dịch bị suy giảm. Bệnh nhân bị thiếu hụt lympho bào T và T4, tăng globulin miễn dịch trong huyết thanh. Chức năng miễn dịch bị suy giảm trầm trọng, bệnh nhân dễ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội hay ung thư.Ví dụ như nhiễm nấm Candida đường hô hấp và tiêu hóa, bị sarcoma Kaposi, viêm phổi do Pneumocystis carinii....
V. Tính miễn dịch:

Lympho T4(CD4) là T giúp đỡ, là trung tâm của hệ thống miễn dịch, giữ vai trò quan trọng trong đáp ứng miễn dịch ở người bao gồm: hoạt hóa đại thực bào, bạch cầu đơn nhân, tế bào T gây độc, tế bào diệt tự nhiên, lympho B, các yếu tố hòa tan ảnh hưởng đến sự phát triển và biệt hóa tế bào lympho, tế bào tạo máu...HIV gây nhiễm và tiêu diệt lympho T4 dẫn đến suy giảm miễn dịch mắc phải. Hậu quả là nhiễm trùng cơ hội và bệnh ung thơ phát triển.
Khoảng 90% người nhiễm HIV có tạo ra kháng thể chống virus. Tuy nhiên, do khả năng đột biến của virus nên kháng thể không thể trung hòa HIV, vì vậy, kháng thể và virus cùng tồn tại trong cơ thể. Hiện tượng này gọi là miễn dịch không đầy đủ. Bên cạnh miễn dịch dịch thể, còn có miễn dịch qua trung gian tế bào cũng góp phần tiêu diệt phần nào virus. Tuy nhiên, HIV có thể gây bệnh luôn trên cả đại thực bào, do vậy trường hợp này bệnh lý có thể tiến triển nặng hơn. Sự sụt giảm lượng kháng thể kháng p24 là dấu hiệu quan trọng dự báo sự bắt đầu xuất hiện các triệu chứng lâm sàng của AIDS.

VI. Chẩn đoán vi sinh học:
Các nguyên lý và phương pháp xét nghiệm HIV
Giữa kháng nguyên và kháng thể có mối quan hệ đặc hiệu, Nếu một kháng nguyên gặp 1 kháng thể mà xảy ra phản ứng thì có nghĩa là kháng nguyên kháng thể đó tương ứng đặc hiệu với nhau và ngược lại. Căn cứ vào đặc điểm này, có thể dùng kháng nguyên đã biết để chẩn đoán kháng thể chưa biết hoặc ngược lại biết kháng thể có thể chẩn đoán kháng nguyên chưa biết.


Phương pháp gián tiếp:
Phát hiện kháng thể kháng HIV trong máu, dịch tiết.
Áp dụng:
- Giám sát dịch tễ.
- Chẩn đoán nhiễm HIV trên 18 tháng tuổi.

Các kỹ thuật tìm kháng thể được chia thành 2 loại:
* Các xét nghiệm phát hiện sàng lọc: cần có độ nhạy cao.
* Các xét nghiệm khẳng định: cần độ đặc hiệu cao.
Xét nghiệm phát hiện sàng lọc.

Các kỹ thuật: ELISA, các thử nghiệm nhanh có độ nhạy và độ đặc hiệu khác nhau. Phối hợp các kỹ thuật khác nhau trong các phương cách xét nghiệm phải tuân theo nguyên tắc:
* Thử nghiệm đầu tiên có độ nhạy cao.
* Các thử nghiệm tiếp theo có nguyên lý hoặc cách chuẩn bị KN khác nhau và cần có độ đặc hiệu cao.
Thử nghiệm miễn dịch gắn men – Elisa (Enzyme Linked Immuno Sorbent Assay)

* Nguyên lý chung:
- Kháng nguyên (Ag) virus cố định trên phiến nhựa.
- Kháng thể (Ab) kháng HIV của bệnh nhân kết hợp đặc hiệu với Ag.
- Phức hợp Ag-Ab được phát hiện bởi hệ thống cộng hợp gắn enzyme và cho phản ứng hiện màu với cơ chất tương ứng.
ELISA gián tiếp: Độ nhạy cao huyết thanh cần thử ủ với bản nhựa đã gắn kháng nguyên, sau khi rửa để loại kháng thể thừa, không đặc hiệu, lại tiếp tục ủ với kháng thể kháng globulin người gắn Enzym. Hoạt tính Enzym sẽ biến cơ chất không màu thành một sản phẩm có màu. Phản ứng màu được nhận định sơ bộ bằng mắt thường và đọc chính xác bằng quang kế.

Phản ứng màu tỷ lệ thuận với nồng độ kháng thể

ELISA sandwich: độ đặc hiệu và độ nhạy cao.

Cũng tương tự kỷ thuật ELISA gián tiếp chỉ khác là kháng nguyên virus có gắn Enzym được thay kháng thể globlin người gắn enzym. Như vậy hình thành 1 Sandwich của phức hợp KN_KT_KN_Enzym. Sự thay đổi này làm tăng độ nhạy và đô đặc hiệu của phản ứng, nó cũng cho cho phép phát hiện tất cả các lớp kháng thể vì không dùng Anti IgG người gắn Enzym.

ELISA cạnh tranh: Độ nhạy cao.

Nguyên lý phản ứng tương tự như hai loại trên song chỉ khác là huyết thanh của mẫu thử có KT kháng HIV ủ cùng với kháng thể kháng HIV có gắn Enzym. Như vậy có sự tranh chấp giữa hai loại kháng thể trong phản ứng kết hợp với KN-KT đã gắn vào pha rắn, Đậm độ KT trong mẫu thử càng cao thì KT càng ít được cố định vào KN . Cơ chất sẽ cho 1 phản ứng màu tỉ lệ nghịch với độ đậm KT của màu phải thử.


ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM THỬ NGHIỆM MIỄN DỊCH GẮN MEN – ELISA.
* Ưu điểm:
- Thực hiện đồng thời được nhiều mẫu.
- Đọc kết quả bằng máy không phụ thuộc vào chủ quan của con người.
- Có thể lưu kết quả, thuận lợi cho kiểm tra đánh giá chất lượng xét nghiệm.
- Giá thành tương đối rẻ.
* Hạn chế:
- Phải đầu tư trang thiết bị ban đầu và bảo dưỡng máy.
- Sinh phẩm phải bảo quản lạnh.
- Nhân viên xét nghiệm phải được đào tạo.
- Thời gian thực hiện: 3 – 4 giờ.
- Nếu số lượng mẫu ít thì tốn kém vì phải làm nhiều chứng.
4.1.1.2. Các thử nghiệm nhanh.
4.1.1.2.1. Thử nghiệm ngưng kết hạt Serodia:
- Nguyên lý:
Những hạt gelatin được gắn với các thành phần KN của virus HIV sẽ tạo ngưng kết khi trong huyết thanh (hoặc huyết tương) bệnh nhân có KT kháng HIV.
- Kháng nguyên được gắn trên hạt gelatin:
HIV 1 gp41 protein tái tổ hợp.
HIV 1 p24 protein tái tổ hợp.
HIV2 gp36 protein tái tổ hợp.

Các thử nghiệm nhanh:

- Kit Determine HIV1/2: dựa trên nguyên lý miễn dịch sắc ký. (Thường sử dụng để kiểm tra HIV gấp và luôn phải được kiểm chứng bằng kỹ thuật khác)
- Kit Multispot HIV1/2: là phương pháp miễn dịch trên màng lọc, dựa trên nguyên lý ELISA (Phân biệt được HIV1 và HIV2).

* Ưu điểm:
- Xét nghiệm với số lượng mẫu nhỏ.
- Dễ thực hiện, cho kết quả nhanh.
- Không đòi hỏi thiết bị đặc biệt, sinh phẩm dễ bảo quản.
- Có thể thực hiện ở các tuyến cơ sở.
- Xét nghiệm viên có thể được đào tạo nhanh.
* Nhược điểm:
- Giá thành cao.
- Không thuận lợi khi xét nghiệm số mẫu lớn.
- Không lưu được dữ liệu kỹ thuật.
- Một số test nhanh có độ nhạy kém hơn so với ELISA.
4.1.2. Xét nghiệm khẳng định.
Western blot (Kit New Lab blot I ):
Dùng 9 loại kháng nguyên đã biết trước gồm:
Kháng nguyên lõi: p17,p24,p55
Kháng nguyên polymerase: p31,p51,p66
Kháng nguyên màng bọc: gp41,gp120,gp160


Nguyên lý:

- Protein Virus HIV được tách theo PM bằng điện di trên gel polyacrylamid.
- Chuyển sang giấy nitrocellulose, các protein định vị theo PM.
- KT kháng HIV trong mẫu thử kết hợp đặc hiệu với KN tương ứng.
- Phát hiện phức hợp KN-KT bằng cộng hợp KT kháng IgG gắn men, cho phản ứng màu với cơ chất tại các vị trí có KT đặc hiệu với KN tương ứng. Western blot có độ nhạy và độ đặc hiệu cao; song giá thành cao và đòi hỏi người xét nghiệm phải có trình độ và kinh nghiệm.
Biện luận kết quả.

* WB âm tính: không có băng nào
* WB dương tính: có ít nhất 2 băng tương ứng với proteine vỏ:
HIV 1: gp 160, gp 120, gp 41
HIV 2: gp 140, gp 125, gp 36 ngoài ra có các băng tương ứng với sản phẩm của gen gag/pol.
* WB chưa xác định : có băng ở vị trí khác tiêu chuẩn WB dương tính.
Phương pháp trực tiếp:

Phát hiện trực tiếp: KN virus, axit nucleic hoặcVirus.
Áp dụng:
- Phát hiện nhiễm HIV ở trẻ sơ sinh được sinh ra từ mẹ nhiễm HIV.
- Phát hiện sớm giai đoạn mới nhiễm HIV (giai đoạn cửa sổ) hoặc khi kết quả phát hiện KT không rõ ràng.
- Theo dõi diễn tiến bệnh, đánh giá hiệu quả điều trị thuốc kháng virút và trong các mục đích nghiên cứu khác.
Phân lập virus bằng nuôi cấy tế bào.
Nguyên lý:
- Tách tế bào đơn nhân trong máu bệnh nhân và nuôi cấy chung với tế bào đơn nhân của người lành đã được hoạt hóa trong môi trường nuôi cấy PHA (phytohemagglutinin) thích hợp.
- Xác định sự nhân lên của virus bằng kỹ thuật:
* ELISA phát hiện KN p24 trong nước nổi môi trường nuôi cấy tế bào.
* Dùng đồng vị phóng xạ phát hiện enzyme sao chép ngược của virus (RT).
Phát hiện các axit nucleic (RNA) của virus hoặc DNA (provirut) trong tế bào nhiễm.

* RNA của virus HIV bằng kỹ thuật RT-PCR:

RNA enzyme sao chép ngược và mồi cDNA
Quá trình PCR là chuỗi nhiều chu kỳ kế tiếp nhau.


Mỗi chu kỳ gồm 3 bước:
- Bước 1: biến tính tách rời 2 chuỗi của phân tử DNA đích ở nhiệt độ 940 – 950.
- Bước 2: bắt cặp, các cặp mồi đặc hiệu cho một trình tự DNA xác định bắt cặp với sợi DNA đích ở nhiệt độ 400 -700.
- Bước 3: tổng hợp, kéo dài. Ở nhiệt độ 720, Taq polymerase hoạt động tổng hợp sợi DNA có trình tự bổ sung cho sợi khuôn.
- Trong chẩn đoán nhiễm HIV ở trẻ sơ sinh, ngoài RT- PCR còn dùng PCR phát hiện các DNA provirút trong tế bào nhiễm.
- PCR được thực hiện trên 3 vùng gen: env, gag và pol.
- Kết quả được trả lời dương tính khi có PCR dương tính ít nhất là trên hai trong ba gen và được thực hiện trên hai mẫu máu ở thời điểm khác nhau.
* Ưu điểm: có độ nhạy cao, cho kết quả nhanh chóng.
* Hạn chế: phải có cơ sở phòng thí nghiệm đủ tiêu chuẩn và trang thiết bị đắt tiền. Cán bộ cần đào tạo tốt.
Phát hiện KN p24 của virus trong máu

- p24 là một chỉ số trực tiếp phản ánh sự nhân lên của virut
- Được phát hiện sớm trong giai đoạn mới nhiễm, có giá trị tiên lượng bệnh.

- Giảm khi có KT kháng p24.
- Gia tăng khi chuyển sang giai đoạn AIDS
Kit phát hiện p24: ELISA sandwich.
* Nguyên lý:
KT đơn dòng kháng với KN p24 được gắn sẵn trong các giếng, nếu mẫu thử có KN p24 sẽ gắn với KT này và được phát hiện bằng cộng hợp (KT đa dòng kháng HIV) gắn men cho phản ứng màu với cơ chất.

Lựa chọn kỹ thuật xét nghiệm HIV.

Sự biến động của các thông số sinh học trên bệnh nhân nhiễm HIV chưa điều trị.

- Kháng nguyên HIV đặc hiệu KNp24 xuất hiện sớm, một thời gian ngắn sau nhiễm HIV và duy trì trong suốt thời gian cấp (sớm) của nhiễm HIV. Sau đó KNp24 giảm dần đồng thời có sự xuất hiện KTp24. Điều này báo hiệu giai đoạn không triệu chứng của nhiễm HIV.
- Vài tháng tới vài năm sau nhiễm trùng, KTp24 mất đi v KNp24 tái xuất hiện, báo giai đoạn triệu chứng của bệnh. Sự nhân lên của HIV tương ứng với sự có mặt của KNp24.
- Kháng thể HIV: Trước tiên kháng thể HIV lớp IgM xuất hiện, sau đó giảm dần và thay vào đó là KT lớp IgG. IgG khng p24 xuất hiện và giảm dần cùng với sự mất đi và xuất hiện lại KN HIV. Trong khi đó IgG kháng KN vỏ của HIV tồn tại lâu dài trong suốt thời gian bị nhiễm.
Lựa chọn kỹ thuật xét nghiệm HIV

Nguyên tắc chung.

- Mục đích xét nghiệm.
- Thời điểm phơi nhiễm.
- Đối tượng xét nghiệm.
- Tỷ lệ nhiễm trong quần thể.
- Thời gian cần trả lời kết quả.
- Điều kiện cụ thể của phòng thí nghiệm.
- Tư vấn trước xét nghiệm.
Lựa chọn cụ thể

Giai đoạn ủ bệnh:" giai đoạn cửa sổ sinh học". Giai đoạn này từ khi nhiễm HIV 1 tuần lễ: một số kỹ thuật có thể giúp ích chẩn đoán như:

- Phân lập virus.
- PCR.
- Phát hiện kháng nguyên p24.
- Phát hiện kháng thể Ig (kỹ thuật ELISA sandwich)
Giai đoạn có kháng thể

Kỹ thuật:
- Serodia.
- ELISA.
- Test nhanh.
- Western blot.
Nhận định kết quả.

Các phương pháp trực tiếp:

- Dương tính: kết luận dương tính.

- Âm tính: kết luận âm tính.

Các phương pháp xét nghiệm gián tiếp:

- Mẫu thử nghiệm âm tính lần đầu: kết luận âm tính.

- Để khẳng định mẫu HIV dương tính: Mẫu huyết thanh được coi là dương tính với khi mẫu đó dương tính cả ba lần xét nghiệm bằng ba loại sinh phẩm với nguyên lý và chuẩn bị KN khác nhau.


Kết luận: Để kết luận tình trạng mẫu thử là dương tính khi: Tính hợp lệ của thử nghiệm:

Theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất sinh phẩm.

Chỉ thực hiện tại các phòng thí nghiệm HIV được phép khẳng định HIV dương tính.

Theo đúng hướng dẫn sử dụng sinh phẩm và đúng phương cách xét nghiệm.

Nếu kết quả giữa các thử nghiệm không phù hợp, hẹn 3 tháng sau lấy mẫu xét nghiệm lại.


Tài liệu tham khảo: Sách vi sinh y học chủ biên BS.CKII.Trần Bình

hotieuduy
24-01-2015, 14:16
A chị ơi, nhà em có nuôi chó. Hôm qua ba em dắt chó đi tè ở chỗ kế bên nhà, chỗ này hay có tụi hút chích, đám con nít cũng hay tới đây chơi, đi tè xong về thì em nựng chó, cái đuôi của nó quẹt qua mắt em, huhu, em sợ nó đi ra chỗ đó dính máu lên đuôi nó rồi quẹt vào mắt em, ba em nói lúc cho nó đi tè thì ko thấy thằng xì ke nào chích ở đó, nhưng em vẫn lo qua a chị ơi!!!!

Charles
24-01-2015, 14:19
A chị ơi, nhà em có nuôi chó. Hôm qua ba em dắt chó đi tè ở chỗ kế bên nhà, chỗ này hay có tụi hút chích, đám con nít cũng hay tới đây chơi, đi tè xong về thì em nựng chó, cái đuôi của nó quẹt qua mắt em, huhu, em sợ nó đi ra chỗ đó dính máu lên đuôi nó rồi quẹt vào mắt em, ba em nói lúc cho nó đi tè thì ko thấy thằng xì ke nào chích ở đó, nhưng em vẫn lo qua a chị ơi!!!!

Ôi trời ơi có đuôi con chó quẹt qua mắt cũng nghĩ đến HIV là sao???? Khi nào bạn bị máu nhỏ trực tiếp vào mắt mới có nguy cơ.

hotieuduy
24-01-2015, 14:28
Vậy là nếu có máu dính xuống đường dính bụi đất thì máu khô và hiv đã chết đúng ko a? E sợ chó nó ngồi xuống rồi tè xong dính máu lên đuôi, hic

Charles
24-01-2015, 14:38
Vậy là nếu có máu dính xuống đường dính bụi đất thì máu khô và hiv đã chết đúng ko a? E sợ chó nó ngồi xuống rồi tè xong dính máu lên đuôi, hic

Bạn tham gia diễn đàn lâu rồi, nhẽ ra phải hiểu rõ về đường lây HIV mới phải. Giờ bạn hỏi câu này chứng tỏ kiến thức HIV trong đầu bạn = 0

hotieuduy
24-01-2015, 14:43
Em biết là đường máu sẽ lây nên em sợ đuôi chó dính máu rồi dính vào mắt, vậy là máu dính vào mắt rồi nên em sợ lắm

xinhaygiupminh
24-01-2015, 14:56
Phải biết tin vào KQ bạn à, triệu chứng kg là gi, TC cứ kéo nhau đến với bạn mỗi khi stress

Charles
24-01-2015, 14:57
Em biết là đường máu sẽ lây nên em sợ đuôi chó dính máu rồi dính vào mắt, vậy là máu dính vào mắt rồi nên em sợ lắm

Đây không phải Box hỏi đáp, nếu bạn có vấn đề muốn thắc mắc thì mở chủ đề đúng nơi quy định.

http://diendanhiv.vn/forums/25-Hoi-Va-Dap-Van-De-Khac

hotieuduy
24-01-2015, 15:07
Em sợ mở nhiều chủ đề thì em khó theo dõi trả lời của mọi người, tóm lại là em ko có nguy cơ đúng ko a?

Tuanmecsedec
24-01-2015, 15:11
A chị ơi, nhà em có nuôi chó. Hôm qua ba em dắt chó đi tè ở chỗ kế bên nhà, chỗ này hay có tụi hút chích, đám con nít cũng hay tới đây chơi, đi tè xong về thì em nựng chó, cái đuôi của nó quẹt qua mắt em, huhu, em sợ nó đi ra chỗ đó dính máu lên đuôi nó rồi quẹt vào mắt em, ba em nói lúc cho nó đi tè thì ko thấy thằng xì ke nào chích ở đó, nhưng em vẫn lo qua a chị ơi!!!!


Em sợ mở nhiều chủ đề thì em khó theo dõi trả lời của mọi người, tóm lại là em ko có nguy cơ đúng ko a?


Bài hỏi của bạn thuộc về dạng :

Chủ đề: Chủ đề : Những câu hỏi thiếu kiến thức,hoang tưởng.Cần đọc kiến thức trên diễn đàn. (http://www.diendanhiv.vn/threads/1656-Chu-de-Nhung-cau-hoi-thieu-kien-thuc-hoang-tuong-Can-doc-kien-thuc-tren-dien-dan)

mayman11
21-02-2015, 09:23
​anh ơi em sống ở tp được 6 năm ,,nhưng khi về quê đi xát nghiệm thì lại bị h và đang được uống thôi i 127 rồi ,,em chưa uống được 6 tháng,,em muốn hỏi rằng em muốn vào thành phố và tìm sự giúp đỡ của anh để được nhận thuốc có được không,,cảm ơn anh

Charles
21-02-2015, 09:37
​anh ơi em sống ở tp được 6 năm ,,nhưng khi về quê đi xát nghiệm thì lại bị h và đang được uống thôi i 127 rồi ,,em chưa uống được 6 tháng,,em muốn hỏi rằng em muốn vào thành phố và tìm sự giúp đỡ của anh để được nhận thuốc có được không,,cảm ơn anh

Bạn có thể gọi trực tiếp cho Admin Tuanmecsedec: 098.2727.393; hoặc Smod songchungvoi_HIV (http://diendanhiv.vn/members/715-songchungvoi_HIV): 01226784609, 01656469592 để được hướng dẫn cụ thể.

Tuanmecsedec
21-02-2015, 09:38
​anh ơi em sống ở tp được 6 năm ,,nhưng khi về quê đi xát nghiệm thì lại bị h và đang được uống thôi i 127 rồi ,,em chưa uống được 6 tháng,,em muốn hỏi rằng em muốn vào thành phố và tìm sự giúp đỡ của anh để được nhận thuốc có được không,,cảm ơn anh

Khi nào bạn vào TPHCM làm việc và sinh sống ở đây thì có thể đến phòng khám Mai Khôi số 44 Tú Xương,Q3 trình bày,khi ở đây chấp nhận thì bạn phải đến nơi mình đang đăng ký điều trị xin chuyển hồ sơ về.Vấn đề cần giúp đỡ hay bảo lãnh thì bạn liên hệ Smod songchungvoi_HIV.

niemtin1994
16-05-2016, 17:36
Em chào mọi người...Em cũng đang lo lắng về HIV mà em đọc bài này em cười toét cả miệng sao lại có thể lo đến mức đó chứ ạ...Đúng là mình nên thoát khỏi sự sợ hãi HIV trước khi nó ám ảnh em đến mức như bạn này...thật là thời gian nó quý giá mà cứ sợ sệt vậy thì sao mà sống được cơ chứ :)

niemtin1994
16-05-2016, 17:40
chào bạn. chắc bạn cũng đang lo lắng về Hiv như mình trước kia . mình cũng từng ngu ngốc như bạ để rồi cuộc sống cứ trôi đi trong buồn bã và lo sợ suốt những 3 năm. là3 năm đấy bạn ạ ! mình thật ngu ngốc biết bao.
mình từng quan hệ với gmd , nhưng là quan hệ an toàn và dường như chẳng có nguy cơ nào cả.
sau đó 2 tuần , các triệu chứng xuất hiện. nổi ban đỏ, ốm, sốt , lưỡi trắng, tiêu chảy , ho , mẩn ngứa, zona kéo dài , đặc biệt là bị hesper khóe miệng. các triệu chứng đó cứ lần lượt kéo nhau tới trong 3 năm
bao nhiêu đêm mình suy nghĩ rằng chắc mình bị hiv mất rồi , trước kia cơ thể mình bị cái như thế này đâu, các triệu chứng nhiều cái là đặc trưng của hiv, nếu không bị hiv sao lại bị những thứ lạ vậy được ?
trong 3 năm mình xn tât cả 7 lần tất cả đều âm tính ,nhưng mình vẫn lo .
rồi đến một ngày mình nhận ra tất cả,mình đã tâm sự với anh chị mình,họ trách mà chỉ động viên , nó thật ấm áp , anh trai mình chở mình đi xn hiv , mình tự nhủ đó sẽ là lần cuối và sẽ tin nó, mình vẫn at bạn ạ .
qua đây mình muốn tâm sự với bạn là đừng tin vào những triệu chứng , hãy tin vào nguy cơ bạn có hay và đặc biệt là kq xn . bạn đừng như mình nhé , 3 năm đấy , là tự mình hại mình, không chiến thắng được bản thân nên mới phải suynghĩ vậy . cố lên nhé :-)
Đúng là triệu trứng mà ai không lo...nhưng 3 năm thật sự chắc là nó ám ảnh bạn kinh khủng đến mức thế nào...may mà có bài đọc của bạn mình sẽ rút được kinh nghiệm...mình sẽ đi xét nghiệm và sẽ không để lo lắng như bạn nữa.

Emdaudauqua
22-11-2016, 15:53
A chị cho em hỏi, cái này ám ảnh e nặng nhất, đừng la e nhé: có khi nào đang chạy xe ngoài đường có ai đó đâm kim hiv vào mình ko?Chắc là ko có đâu a chị nhỉ?
Bạn giống y chang mình, cứ ra đương ai chạy xe quay lại nhìn, là nghi người ta đâm kim tiêm vô mình, mặc dù chả co cảm giác gì gọi là đâm, cũng đang rất khổ sở, thậm chi mua kim tim về tự đâm mà vẫn không chịu tin vào thực tế, chắc die sớm, k biết cách nào thoát khỏi luôn, đi đâu cũng lo sợ