PDA

View Full Version : Cho em hỏi một vấn đề ạ



nhokeros94
22-07-2014, 11:28
Hôm trước e có hỏi mấy a trên 4rum rằng: e có Oral Sex đồng tính và em rất lo lắng sợ mình bị nhiễm, các a đã tư vấn cho e rằng không có nguy cơ nhưng thật sự e rất sợ nên đã đi bv Nhiệt Đới lấy thuốc Lamvidivir uống được 1 tuần rồi. Liệu vậy có nguy cơ gì về sau không ạ, vì thuốc này rất độc, e mong các anh giúp em với, e rất hoang mang :((

songchungvoi_HIV
22-07-2014, 12:00
Hôm trước e có hỏi mấy a trên 4rum rằng: e có Oral Sex đồng tính và em rất lo lắng sợ mình bị nhiễm, các a đã tư vấn cho e rằng không có nguy cơ nhưng thật sự e rất sợ nên đã đi bv Nhiệt Đới lấy thuốc Lamvidivir uống được 1 tuần rồi. Liệu vậy có nguy cơ gì về sau không ạ, vì thuốc này rất độc, e mong các anh giúp em với, e rất hoang mang :((
Chia sẻ rùi, còn chuyện quyết định dùng PEP là quyền của bạn.
Tuân thủ 4 đúng:
1. Dùng đúng thuốc.
2. Dùng đúng liều.
3. Dùng đúng giờ (Rất quan trọng).
4. Dùng đúng cách.
5. Xn theo đúng quy trình: sau khi ngưng PEP xn HIV sau 8 tuần bằng Antive HIV tìm kháng thể và tức là sau nguy cơ 12 tuần (1 tuần = 7 ngày x 4 tuần = 28 ngày x 3 tháng {12 tuần}= 84 ngày) và chốt một cái cuối ở 24 tuần = 168 ngày
Tác dụng của PEP
Tác dụng ngoại ý
Do lamivudin:
- Thường gặp: nhức đầu, mệt mỏi, khó chịu, buồn nôn, tiêu chảy, nôn, đau thượng vị hay chuột rút, mất ngủ, sốt, ho, triệu chứng sổ mũi, phát ban và đau cơ xương.
- Có thể tái phát bệnh đau tụy và đau thần kinh ngoại biên.
Do zidovudin:
- Thiếu máu, giảm bạch cầu đa nhân trung tính. Xảy ra khi sử dụng thuốc liều cao (1200-1500 mg/ngày) và bệnh nhân tiền sử bị nhiễm HIV (có suy tủy), đặc biệt ở bệnh nhân có lượng CD4+ < 100 mm3. Nếu cần nên giảm liều hay ngưng điều trị.
- Tỉ lệ bị giảm bạch cầu đa nhân trung tính tăng ở những bệnh nhân có lượng bạch cầu đa nhân trung tính, nồng độ hemoglobin và nồng độ huyết thanh của vitamin B12 thấp khi khởi đầu trị liệu bằng zidovudin, hay ở những bệnh nhân dùng đồng thời paracetamol.
- Các phản ứng phụ thường gặp: buồn nôn, nôn mữa, biếng ăn, đau bụng, nhức đầu, phát ban, sốt, đau cơ, dị cảm, mất ngủ, khó chịu, suy nhược và khó tiêu.
Các phản ứng phụ khác: buồn ngủ, tiêu chảy, chóng mặt, ra mồ hôi, khó thở, đầy hơi, lạt miệng, đau ngực, mất nhạy bén, bồn chồn, tiểu lắt nhắt, suy nhược, đau mỏi toàn thân, ớn lạnh, ho, nổi mề đay, ngứa sần và triệu chứng giống cúm.

nhokeros94
22-07-2014, 12:24
ý e là. nếu sử dụng PEP có bị bệnh hậu về sau không ạ :((

songchungvoi_HIV
22-07-2014, 12:31
ý e là. nếu sử dụng PEP có bị bệnh hậu về sau không ạ :((
Chỉ sử dụng 28 ngày thì sau khi ngưng thuốc bán thải hoàn toàn theo thời gian

nhokeros94
22-07-2014, 12:34
Trong trường hợp e có nguy cơ k HIV cao không ạ, e bị bệnh bao tử mà uốg này chắc chết sớm, hix hix. Mong các anh cho lời khuyên :((

songchungvoi_HIV
22-07-2014, 12:38
Trong trường hợp e có nguy cơ k HIV cao không ạ, e bị bệnh bao tử mà uốg này chắc chết sớm, hix hix. Mong các anh cho lời khuyên :((
Chia sẻ ở đây rùi bạn
Chủ đề: Giúp em với...kiích dục bằng tay (http://diendanhiv.vn/threads/15418-Giup-em-voi-kiich-duc-bang-tay)

Tuanmecsedec
22-07-2014, 21:53
ý e là. nếu sử dụng PEP có bị bệnh hậu về sau không ạ :((


Không có ảnh hưởng hậu về sau gì hết bạn,sau khi ngưng thuốc cơ thể trở lại bình thường.Nhưng bạn uống thuốc phơi nhiễm cho một hành vi không cần thiết khi đã được tư vấn.

nhokeros94
23-07-2014, 10:12
A Tuấn ơi, tại khi đến bv thì bs nói em có nguy cơ và còn la em sao đến trễ vậy (36h). e sợ lắm :((

songchungvoi_HIV
23-07-2014, 10:37
A Tuấn ơi, tại khi đến bv thì bs nói em có nguy cơ và còn la em sao đến trễ vậy (36h). e sợ lắm :((
BQT k có tư vấn bừa cho bạn

nhokeros94
23-07-2014, 11:01
hôm trước e có xem qua 1 bài của anh Songchungvoi_hiv, anh co nói Oral Sex vẫn lây nhưng e không nhớ rõ bài nào. hix hix, từ bài ấy mà e phải đi mua PEP ạ. xin anh tư vẫn thêm

songchungvoi_HIV
23-07-2014, 11:08
hôm trước e có xem qua 1 bài của anh Songchungvoi_hiv, anh co nói Oral Sex vẫn lây nhưng e không nhớ rõ bài nào. hix hix, từ bài ấy mà e phải đi mua PEP ạ. xin anh tư vẫn thêm
Tôi chưa hề nói OS có nguy cơ với HIV nhé

nhokeros94
23-07-2014, 18:08
1. Hành vi nguy cơ được xác định khi:
1. Tiếp xúc với các dịch tiết nhất định như: máu, tinh dịch, dịch âm đạo, sữa mẹ. HIV hiện diện trong các dịch tiết khác như nước mắt, nước bọt, mồ hôi, nước tiểu… nhưng không đủ khả năng lây nhiễm.
2. Tiếp xúc với các chất dịch trên qua niêm mạc (âm đạo, hậu môn, mắt, miệng), da bị tổn thương (vết thương hở), trực tiếp vào máu (đâm kim, truyền máu, tiêm chích).
Hiểu đúng về các đường lây truyền HIV:
1. Đường máu
Tiêm chích ma túy chung kim là hành vi nguy cơ rất cao. Ở đây cần lưu ý đến tính chất "chung kim" vì thực tế nếu chỉ dừng lại ở hành vi tiêm chích ma túy thì chưa được xét là có nguy cơ lây nhiễm HIV. Công tác tiếp cận hiện nay đều hướng đến cung cấp bơm kim tiêm sạch nhằm hạn chế đường lây này trên nhóm tiêm chích ma túy.
Tiếp xúc với máu và các chất thải của người nhiễm HIV thông qua vết thương hở cũng được kể là hành vi nguy cơ. Qua vết thương hở, tỷ lệ lây nhiễm cho một lần tiếp xúc ước tính từ 0,3 đến 0,5%. Tiếp xúc với máu qua vùng da nguyên vẹn cho tỷ lệ lây nhiễm HIV rất thấp, ước tính 0,09%, do vậy được xem là an toàn. Nhóm hành vi này thường được lưu ý trong nhóm người chăm sóc cho bệnh nhân HIV.
Truyền máu cho tỷ lệ lây nhiễm HIV lên đến 100%. Tuy nhiên, với quy định về an toàn truyền máu, các mẫu máu hiến đều được kiểm tra bằng xét nghiệm. Do vậy, khả năng lây nhiễm HIV qua truyền máu đã được khống chế, gần như không xảy ra gần đây.
HIV cũng có thể lây trong một số trường hợp: Bị máu người nhiễm bắn vào mắt, chia sẻ dụng cụ có dính máu như dao cạo râu, bàn chải đánh răng, sử dụng các dụng cụ y tế (bơm tiêm, dao mổ) không tiệt trùng, tai nạn nghề nghiệp (bị kim đâm).
2. Đường tình dục: Quan hệ tình dục xâm nhập mà không có dụng cụ bảo vệ với người nhiễm HIV
Quan hệ xâm nhập là chỉ những hành vi tình dục có tiếp xúc "trong" với cơ quan sinh dục hoặc cơ thể của bạn tình: Anal sex (tình dục qua hậu môn), vaginal sex (tình dục qua đường âm đạo), oral sex (tình dục qua đường miệng). Ngoài ra, hành vi tình dục như quan hệ bằng tay (fingering, fisting) cũng được kể là hành vi xâm nhập.
Các hành vi quan hệ không xâm nhập được xem là an toàn: Ôm hôn, vuốt ve, mơn trớn, thủ dâm cho nhau.
Thứ tự hành vi nguy cơ được phân chia như sau: Anal sex có tỷ lệ lây nhiễm cao nhất, kế đến là vaginal sex, sau cùng là oral sex. Theo đó, "người nhận" có nguy cơ bị nhiễm cao hơn "người cho".
Tỷ lệ lây nhiễm HIV cho mỗi lần quan hệ không bảo vệ ước tính 0,3-0,5% (không quá 1%). Tỷ lệ này sẽ gia tăng theo tần suất quan hệ.
Cần lưu ý rằng quan hệ tình dục có bảo vệ bằng bao cao su vẫn có nguy cơ lây nhiễm HIV nhưng với tỷ lệ thấp hơn hẳn. Người ta cho rằng, bao cao su làm tăng độ an toàn lên đến 90-95% nếu thực hành đúng cách.
3. Mẹ truyền sang con, phân chia tỷ lệ lây nhiễm qua các giai đoạn như sau:
- Trong lúc mang thai: 5-10%.
- Trong lúc chuyển dạ sinh: 15-20%.
- Qua sữa mẹ khi cho con bú: 10-15%.
Như vậy, khả năng lây nhiễm từ mẹ sang con khoảng 35% nếu không được điều trị dự phòng (con số này giảm xuống còn 5% nếu có điều trị dự phòng mẹ con).
4. Các hành vi nguy cơ "gián tiếp"
Thuật ngữ "hành vi nguy cơ gián tiếp" ám chỉ những hành vi thúc đẩy hoặc dẫn đến các hành vi nguy cơ trực tiếp kể trên, theo đó làm tăng thêm khả năng và tỷ lệ lây nhiễm của các hành vi này. Ví dụ:
- Sử dụng ma túy tổng hợp dễ dẫn đến quan hệ tình dục không an toàn.
- Lạm dụng bia rượu dễ dẫn đến quan hệ tình dục không bảo vệ.
- Quan hệ tình dục nhóm (group sex).
- Có nhiều bạn tình.
- Quan hệ tình dục với những hành vi nguy hiểm: Bạo dâm, quan hệ thô bạo, cưỡng hiếp…
Lưu ý: HIV không lây qua các tiếp xúc thông thường, được kể đến là nhóm hành vi "không nguy cơ". Ví dụ ôm, hôn, bắt tay, ho, hắt hơi, dùng chung nhà vệ sinh, chung chén đũa, chung quần áo, chung giường nệm, bể bơi, côn trùng đốt.
Để quản lý hành vi nguy cơ, bao gồm 2 bước:
1. Đánh giá nguy cơ của bản thân: Thực tế, mỗi cá nhân đều đủ khả năng đánh giá những hành vi nguy cơ của bản thân dựa trên những hiểu biết về đường lây truyền HIV. Thông qua sinh hoạt hằng ngày, tiếp xúc với người khác, mối quan hệ xã hội, các hành vi trong cuộc sống, mỗi người có thể tự trả lời câu hỏi "Đâu là con đường lây có thể ảnh hưởng đến bản thân mình nhiều nhất?".
2. Lên kế hoạch kiểm soát các hành vi nguy cơ có khả năng ảnh hưởng đến bản thân. Ví dụ:
- Nếu nguy cơ đến từ tiêm chích ma túy, bản thân người đó cần sớm dừng hành vi sử dụng chúng, hoặc chí ít trong giai đoạn chưa thể cai hoàn toàn, cần hạn chế tối đa hành vi chia sẻ kim tiêm khi tiêm chích.
- Nếu nguy cơ đến từ quan hệ tình dục không bảo vệ, bản thân người đó cần trang bị kiến thức về sử dụng bao cao su đúng cách, chuẩn bị sẵn bao cao su, rèn luyện kỹ năng và thói quen sử dụng bao cao su khi quan hệ. Các hành vi gián tiếp có ý nghĩa bao gồm kỹ năng thương thuyết về việc sử dụng bao cao su với bạn tình, kỹ năng từ chối quan hệ không bảo vệ, kỹ năng đeo bao cao su "trộm".
Theo thebox. (http://citinews.net/Redirect.aspx?url=107162833)vn



em xem bài này ạ, mong a tư vấn

songchungvoi_HIV
23-07-2014, 18:15
1. Hành vi nguy cơ được xác định khi:
1. Tiếp xúc với các dịch tiết nhất định như: máu, tinh dịch, dịch âm đạo, sữa mẹ. HIV hiện diện trong các dịch tiết khác như nước mắt, nước bọt, mồ hôi, nước tiểu… nhưng không đủ khả năng lây nhiễm.
2. Tiếp xúc với các chất dịch trên qua niêm mạc (âm đạo, hậu môn, mắt, miệng), da bị tổn thương (vết thương hở), trực tiếp vào máu (đâm kim, truyền máu, tiêm chích).
Hiểu đúng về các đường lây truyền HIV:
1. Đường máu
Tiêm chích ma túy chung kim là hành vi nguy cơ rất cao. Ở đây cần lưu ý đến tính chất "chung kim" vì thực tế nếu chỉ dừng lại ở hành vi tiêm chích ma túy thì chưa được xét là có nguy cơ lây nhiễm HIV. Công tác tiếp cận hiện nay đều hướng đến cung cấp bơm kim tiêm sạch nhằm hạn chế đường lây này trên nhóm tiêm chích ma túy.
Tiếp xúc với máu và các chất thải của người nhiễm HIV thông qua vết thương hở cũng được kể là hành vi nguy cơ. Qua vết thương hở, tỷ lệ lây nhiễm cho một lần tiếp xúc ước tính từ 0,3 đến 0,5%. Tiếp xúc với máu qua vùng da nguyên vẹn cho tỷ lệ lây nhiễm HIV rất thấp, ước tính 0,09%, do vậy được xem là an toàn. Nhóm hành vi này thường được lưu ý trong nhóm người chăm sóc cho bệnh nhân HIV.
Truyền máu cho tỷ lệ lây nhiễm HIV lên đến 100%. Tuy nhiên, với quy định về an toàn truyền máu, các mẫu máu hiến đều được kiểm tra bằng xét nghiệm. Do vậy, khả năng lây nhiễm HIV qua truyền máu đã được khống chế, gần như không xảy ra gần đây.
HIV cũng có thể lây trong một số trường hợp: Bị máu người nhiễm bắn vào mắt, chia sẻ dụng cụ có dính máu như dao cạo râu, bàn chải đánh răng, sử dụng các dụng cụ y tế (bơm tiêm, dao mổ) không tiệt trùng, tai nạn nghề nghiệp (bị kim đâm).
2. Đường tình dục: Quan hệ tình dục xâm nhập mà không có dụng cụ bảo vệ với người nhiễm HIV
Quan hệ xâm nhập là chỉ những hành vi tình dục có tiếp xúc "trong" với cơ quan sinh dục hoặc cơ thể của bạn tình: Anal sex (tình dục qua hậu môn), vaginal sex (tình dục qua đường âm đạo), oral sex (tình dục qua đường miệng). Ngoài ra, hành vi tình dục như quan hệ bằng tay (fingering, fisting) cũng được kể là hành vi xâm nhập.
Các hành vi quan hệ không xâm nhập được xem là an toàn: Ôm hôn, vuốt ve, mơn trớn, thủ dâm cho nhau.
Thứ tự hành vi nguy cơ được phân chia như sau: Anal sex có tỷ lệ lây nhiễm cao nhất, kế đến là vaginal sex, sau cùng là oral sex. Theo đó, "người nhận" có nguy cơ bị nhiễm cao hơn "người cho".
Tỷ lệ lây nhiễm HIV cho mỗi lần quan hệ không bảo vệ ước tính 0,3-0,5% (không quá 1%). Tỷ lệ này sẽ gia tăng theo tần suất quan hệ.
Cần lưu ý rằng quan hệ tình dục có bảo vệ bằng bao cao su vẫn có nguy cơ lây nhiễm HIV nhưng với tỷ lệ thấp hơn hẳn. Người ta cho rằng, bao cao su làm tăng độ an toàn lên đến 90-95% nếu thực hành đúng cách.
3. Mẹ truyền sang con, phân chia tỷ lệ lây nhiễm qua các giai đoạn như sau:
- Trong lúc mang thai: 5-10%.
- Trong lúc chuyển dạ sinh: 15-20%.
- Qua sữa mẹ khi cho con bú: 10-15%.
Như vậy, khả năng lây nhiễm từ mẹ sang con khoảng 35% nếu không được điều trị dự phòng (con số này giảm xuống còn 5% nếu có điều trị dự phòng mẹ con).
4. Các hành vi nguy cơ "gián tiếp"
Thuật ngữ "hành vi nguy cơ gián tiếp" ám chỉ những hành vi thúc đẩy hoặc dẫn đến các hành vi nguy cơ trực tiếp kể trên, theo đó làm tăng thêm khả năng và tỷ lệ lây nhiễm của các hành vi này. Ví dụ:
- Sử dụng ma túy tổng hợp dễ dẫn đến quan hệ tình dục không an toàn.
- Lạm dụng bia rượu dễ dẫn đến quan hệ tình dục không bảo vệ.
- Quan hệ tình dục nhóm (group sex).
- Có nhiều bạn tình.
- Quan hệ tình dục với những hành vi nguy hiểm: Bạo dâm, quan hệ thô bạo, cưỡng hiếp…
Lưu ý: HIV không lây qua các tiếp xúc thông thường, được kể đến là nhóm hành vi "không nguy cơ". Ví dụ ôm, hôn, bắt tay, ho, hắt hơi, dùng chung nhà vệ sinh, chung chén đũa, chung quần áo, chung giường nệm, bể bơi, côn trùng đốt.
Để quản lý hành vi nguy cơ, bao gồm 2 bước:
1. Đánh giá nguy cơ của bản thân: Thực tế, mỗi cá nhân đều đủ khả năng đánh giá những hành vi nguy cơ của bản thân dựa trên những hiểu biết về đường lây truyền HIV. Thông qua sinh hoạt hằng ngày, tiếp xúc với người khác, mối quan hệ xã hội, các hành vi trong cuộc sống, mỗi người có thể tự trả lời câu hỏi "Đâu là con đường lây có thể ảnh hưởng đến bản thân mình nhiều nhất?".
2. Lên kế hoạch kiểm soát các hành vi nguy cơ có khả năng ảnh hưởng đến bản thân. Ví dụ:
- Nếu nguy cơ đến từ tiêm chích ma túy, bản thân người đó cần sớm dừng hành vi sử dụng chúng, hoặc chí ít trong giai đoạn chưa thể cai hoàn toàn, cần hạn chế tối đa hành vi chia sẻ kim tiêm khi tiêm chích.
- Nếu nguy cơ đến từ quan hệ tình dục không bảo vệ, bản thân người đó cần trang bị kiến thức về sử dụng bao cao su đúng cách, chuẩn bị sẵn bao cao su, rèn luyện kỹ năng và thói quen sử dụng bao cao su khi quan hệ. Các hành vi gián tiếp có ý nghĩa bao gồm kỹ năng thương thuyết về việc sử dụng bao cao su với bạn tình, kỹ năng từ chối quan hệ không bảo vệ, kỹ năng đeo bao cao su "trộm".
Theo thebox. (http://citinews.net/Redirect.aspx?url=107162833)vn



em xem bài này ạ, mong a tư vấn

Ở đây BQT k tư vấn bừa, bạn k tin có thể tìm nơi khác nhờ tư vấn. Ok???
Nước bọt có làm bất hoạt virút HIV không?
Thứ Năm, 24/04/2014
Cho em hỏi nếu trong nước bọt có lẫn máu ( máu răng, máu lợi....) nước bọt có làm bất hoạt HIV không ạ?
(Bạn nam, 23 tuổi, TP Hồ Chí Minh)
http://www.tamsubantre.org/media/news/201404/1398315222_url.jpg
Bạn thân mến! Qua chia sẻ của bạn, Tâm sự bạn trẻ 360 nhận thấy bạn đang băn khoăn về khả năng tồn tại của virus HIV trong nước bọt. Chúng tôi chia sẻ với bạn về điều bạn đang quan tâm. Bạn biết đấy, HIV có thể lây truyền từ người này sang người khác theo 3 con đường là đường tình dục, đường máu và từ mẹ sang con. Khả năng lây nhiễm HIV xảy ra khi có sự tiếp xúc trực tiếp giữa máu, các chế phẩm từ máu và dịch tiết có chứa nhiều HIV (tinh dịch, dịch tiết âm đạo, dịch sinh dục và trong sữa mẹ) của người mang virus HIV với các vùng niêm mạc, các vùng da hở, bị tổn thương, trầy xước… của người lành.

HIV cũng có ở trong nước bọt, nước mắt, nước tiểu, mồ hôi… Tuy nhiên, nồng độ HIV ở trong những môi trườngđó thường là rất thấp nên khó có khả năng lây truyền virus này.

Vì nước bọt là môi trường kiềm nên có khả năng làm bất hoạt virus HIV.
Song, trong tình huống nước bọt có lẫn máu thì nghĩa là virus HIV không chỉ có trong nước bọt mà còn tồn tại trong máu lẫn với nước bọt. Điều đáng quan tâm là lượng máu chứa virus HIV như thế nào. Nếu lượng máu đủ lớn khiến chúng ta có thể nhìn thấy rõ ràng máu có trong nước bọt thì lượng vi rút trong máu lẫn nước bọt ấy có thể tạo nguy cơ lây nhiễm HIV. Đó là lý do vì sao mà quan hệ tình dục ở đường nào (miệng, hậu môn, cơ quan sinh dục) cũng có nguy cơ lây nhiễm HIV, mặc dù đường miệng có thấp hơn các đường khác. Nếu bạn còn điều gì băn khoăn, thắc mắc về vấn đề này thì bạn có thể tiếp tục gửi câu hỏi về cho chương trình.
Chúc bạn mạnh khỏe!
http://www.tamsubantre.org/index.php/article/Nuoc-bot-co-lam-bat-hoat-virut-HIV-khong_0_144_37883.html (http://www.tamsubantre.org/index.php/article/Nuoc-bot-co-lam-bat-hoat-virut-HIV-khong_0_144_37883.html)

nhokeros94
23-07-2014, 18:23
vâng, em cảm ơn ạ, không phải là e không tin nhưng kể từ bữa ấy e vô cùng hoang mang

songchungvoi_HIV
23-07-2014, 18:26
vâng, em cảm ơn ạ, không phải là e không tin nhưng kể từ bữa ấy e vô cùng hoang mang
Hoang mang thì bạn cũng đã dùng PEP rùi

nhokeros94
23-07-2014, 18:29
bữa e k đủ tiền nên lấy có 1 tuần à, mà sử dụng bụng vô cùng khó chịu, hôm nay là hết thuốc anh ạ, e lại k có đủ tiền mua. hix hix, sinh viên chơi dại rồi mang cái gông vào mình. e rất hối hận

Charles
23-07-2014, 18:36
bữa e k đủ tiền nên lấy có 1 tuần à, mà sử dụng bụng vô cùng khó chịu, hôm nay là hết thuốc anh ạ, e lại k có đủ tiền mua. hix hix, sinh viên chơi dại rồi mang cái gông vào mình. e rất hối hận

Oral Sex không có nguy cơ với HIV vì nước bọt là môi trường kiềm Enzym làm bất hoạt HIV, nên việc bạn uống PEP là không cần thiết.