PDA

View Full Version : Mẹ nhiễm viêm gan B có ảnh hưởng đến thai nhi?



songchungvoi_HIV
01-08-2014, 13:20
01/8/2014 12:47
Viêm gan siêu vi B diễn biến rất thầm lặng, 80% người bị nhiễm siêu vi không bộc lộ triệu chứng nên bạn không biết mình nhiễm viêm gan B từ bao giờ cũng là điều dễ hiểu.Em mang bầu được 3 tháng, đi làm một số xét nghiệm thì phát hiện nhiễm viêm gan B (em cũng không biết là mắc từ bao giờ). Mong chuyên mục cho biết mẹ nhiễm viêm gan B có ảnh hưởng đến thai nhi không? Làm sao để dự phòng cho con em không bị nhiễm?

Nhật Huyền (Vũng Tàu)

http://bauxinh.com/images/2014/03/20140325155059_1.jpg

Viêm gan siêu vi B diễn biến rất thầm lặng, 80% người bị nhiễm siêu vi không bộc lộ triệu chứng nên bạn không biết mình nhiễm viêm gan B từ bao giờ cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, khả năng lây lan của viêm gan siêu vi B rất mạnh (tỷ lệ nhiễm siêu vi B gấp 100 lần siêu vi gây bệnh AIDS (http://citinews.net/doi-song/nguy-co-cao-khi--tinh-duc-dong-gioi--EYZZW4I/)). Hậu quả của viêm gan siêu vi B là có thể đột biến gây viêm gan tối cấp dẫn đến tử vong, hậu quả lâu dài và nặng nề (biến chứng xơ gan và ung thư gan).

Mặc dù viêm gan siêu vi B nguy hiểm nhưng lại không gây ảnh hưởng xấu cho tiến trình mang thai cũng như bào thai, thai vẫn phát triển tốt và không có nguy cơ dị dạng nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm về mặt này. Tuy nhiên, vì có khả năng lây truyền từ mẹ sang con (44,7%) nên điều quan trọng bây giờ là bạn phải dự phòng lây truyền viêm gan siêu vi B cho con bằng cách tiêm cho trẻ (ngay khi sinh) huyết thanh đặc hiệu chống siêu vi B (Ig- AntiB (http://citinews.net/doi-song/bi-viem-gan-b-co-nen-nuoi-con-bang-sua-me--WF3TPKQ/)) 100 đơn vị ngay trong phòng đẻ, sau đó tiêm vaccine chống viêm gan siêu vi B ở những vị trí khác trên cơ thể trẻ sơ sinh theo công thức 3 mũi (ngay sau đẻ, tháng thứ 2 và tháng thứ 3). Hơn 95% trẻ sơ sinh bị nhiễm siêu vi B ở giai đoạn chu sinh sẽ tiến triển sang mạn tính do có liên quan đến tình trạng chưa trưởng thành ở hệ thống miễn dịch của trẻ, ngược lại ở tuổi trưởng thành chỉ có 5-7% chuyển sang mạn tính.

Chuyên gia tư vấn Kim Mai




Theo giadinh.net.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?url=-1196***921)

songchungvoi_HIV
20-08-2014, 16:18
Phòng lây viêm gan siêu vi B từ mẹ sang con

Thứ tư, 20/08/2014 15:19
Viêm gan siêu vi B mạn tính có khoảng 20% ở dạng hoạt động, có khả năng diễn tiến thành xơ gan, ung thư gan.

Nếu người mẹ bị viêm gan B còn có thể gây ảnh hưởng đến thai như nguy cơ sinh non dưới 34 tuần, chuyển dạ sớm có biến chứng, xuất huyết trước sinh, đái tháo đường thai kỳ, bé sinh ra bị suy hô hấp... Vậy để không lây nhiễm sang con, thai phụ cần làm gì?
Con đường lây nhiễm
Ở vùng lưu hành cao, lây nhiễm chủ yếu theo con đường từ mẹ sang con. Khi mẹ nhiễm HBV thì có thể truyền cho con vào giai đoạn trước khi sinh, trong lúc sinh và ngay cả sau sinh. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp lây nhiễm được ghi nhận vào lúc chuyển dạ và lúc sinh.

Trẻ nhiễm HBV càng nhỏ, tỷ lệ diễn biến mạn tính càng cao. HBV được lây nhiễm chủ yếu qua máu và các loại dịch tiết của cơ thể. Nồng độ siêu vi cao nhất trong máu; ở mức độ trung bình trong tinh dịch, dịch âm đạo, nước bọt; thấp nhất trong nước tiểu, phân và sữa mẹ.

http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/08/20/Phong-lay-viem-gan-sieu-vi-B-tu-me-sang-con_1.jpg
Tiêm vaccin viêm gan B để phòng bệnh cho trẻ em. Ảnh: T.M


Dự phòng như thế nào?
Để giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh cho bé từ mẹ thì sau khi sinh bé cần được tiêm ngừa viêm gan B trong vòng 12 - 24 giờ đầu sau sinh. Khi đó bé sẽ có hơn 95% cơ hội không bị mắc viêm gan B sau này. Nếu không tiêm phòng đúng cách (hoặc tiêm phòng quá muộn), bé có nguy cơ viêm gan B rất cao.
Với mẹ nhiễm viêm gan B có HBsAg dương tính (cơ thể đang bị nhiễm siêu vi B) và HBeAg âm tính (siêu vi B đang trong giai đoạn nằm yên, không sinh sôi nảy nở) thì ngay sau sinh, bé được tiêm một liều HBIG (Hepatitis B Immune Globulin) và một mũi vaccin ngừa viêm gan B thông thường.
HBIG không phải là chủng ngừa mà là chủng dự phòng cho bé có kháng thể ngay để đề kháng với viêm gan B nếu mẹ bé mang virut viêm gan B. Vaccin được tiêm nhắc lại vào thời điểm tháng thứ hai và tháng thứ tư sau sinh.
Nếu mẹ có cả HBsAg dương tính và HBeAg dương tính thì bé sẽ được tiêm hai liều HBIG và một mũi vaccin ngừa viêm gan B thông thường. Các mũi vaccin tiếp theo sẽ tiêm ở tháng thứ hai và tháng thứ tư. Vaccin này tiêm theo lịch tiêm chủng mở rộng quốc gia cho tất cả trẻ em sau sinh.
Khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh thì tỷ lệ lây nhiễm HBV theo đường dọc (từ mẹ con) giảm từ 90% xuống còn khoảng 1,1 - 15%. Tỷ lệ này có khoảng thay đổi khá rộng liên quan rất nhiều đến sự tuân thủ của bệnh nhân vào chương trình theo dõi sau tiêm phòng hay không.
Hiệu quả phòng ngừa
Ngay sau khi sinh em bé được tiêm HBIG miễn dịch kháng viêm gan B thì có hiệu quả tức thì và kéo dài khoảng từ 3 - 6 tháng. Đối với bà mẹ mang HbsAg (+) và HBeAg (+), HBIG được bổ sung vào chương trình tiêm chủng viêm gan B, giảm được tỷ lệ lây nhiễm nhiều hơn tiêm vaccin phòng.

Tuy nhiên, mặc dù trẻ được chủng ngừa thụ động - chủ động nhưng cũng không thể ngăn chặn tất cả trường hợp lây nhiễm HBV từ mẹ nếu trong khi mang thai, nồng độ virut trong máu mẹ tăng cao hơn 10 triệu phiên bản/ml máu. Vì thế, hiện nay đối với thai phụ nhiễm HBV nếu xét nghiệm cho thấy nồng độ virut tăng cao thì sẽ được điều trị thuốc chống siêu vi, nhờ vậy sẽ giảm tỷ lệ lây HBV cho thai nhi.

Điều trị nên bắt đầu vào 3 tháng cuối của thai kỳ, tốt nhất vào khoảng 6 - 8 tuần trước sinh (thời điểm thích hợp để giảm nồng độ siêu vi trong máu mẹ) và nên tiếp tục kéo dài thêm khoảng 4 tuần sau sinh. Người mẹ nên được theo dõi thường xuyên xem bệnh có phát triển sau khi ngưng thuốc hay không. Mổ sinh chưa được chứng minh một cách chắc chắn là làm giảm tỷ lệ lây nhiễm HBV trước, trong và sau sinh, vì vậy không nên thực hiện mổ sinh với lý do người mẹ nhiễm HBV.
Lời khuyên của thầy thuốc
Theo dõi sau sinh: Trẻ sơ sinh, con của bà mẹ HBsAg (+), HBeAg (+) có nhiều nguy cơ bị nhiễm HBV mạn tính, tỷ lệ này thay đổi từ 70 - 90% sau sinh 6 tháng nếu như không được dự phòng bằng HBIG và vaccin. Trẻ sơ sinh con của bà mẹ HBsAg (+) nên được tiêm phòng sớm trong vòng 12 giờ sau sinh bằng HBIG và vaccin. Các liều thuốc chủng tiếp theo cần được thực hiện đúng lịch.

Theo dõi và kiểm tra HBsAg và anti-HBs vào lúc trẻ được 9 - 15 tháng. Vào giai đoạn sau sinh, người mẹ cần được theo dõi viêm gan bùng phát do ngưng thuốc. Một trong những kiểu lây nhiễm HBV cần quan tâm là lây nhiễm qua sữa mẹ. Một vài nghiên cứu cho thấy trong sữa mẹ có một số lượng nhỏ HBsAg, nhưng bú mẹ không làm tăng nguy cơ lây nhiễm HBV từ bà mẹ mang HBsAg (+) sang cho con.

Ngoài ra, khi trẻ sơ sinh được dùng HBIG và vaccin sẽ giúp trẻ chống lại được nhiễm HBV. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), trẻ sơ sinh có thể bú mẹ ngay sau khi sinh với điều kiện có chủng ngừa như đã nêu trên. Bú bình được đề nghị cho những trẻ con của bà mẹ có núm vú bị nứt hay nhiễm khuẩn vú.

Trung bình mỗi năm có từ 10 - 30 triệu người nhiễm HBV, ước tính có khoảng 1 triệu người chết do HBV và do những biến chứng của bệnh. Như vậy, trung bình mỗi phút có 2 người chết vì HBV. Đây là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 10 trên toàn thế giới. Bệnh thường không có triệu chứng, phần lớn người bệnh không có biểu hiện gì và vẫn sinh hoạt bình thường, chỉ phát hiện khi tình cờ đi làm xét nghiệm máu (HBsAg).
Theo PGS.TS. Vũ Thị Nhung - Sức khỏe và Đời sống

songchungvoi_HIV
24-08-2014, 09:43
Những điều về viêm gan B mà phụ nữ mang thai cần biết
24/8/2014 07:03
Nhiễm virus viêm gan B là một vấn đề nghiêm trọng đối với phụ nữ mang thai bởi bệnh có thể truyền sang và ảnh hưởng đến thai nhi.
Vì vậy, bà mẹ mang thai cần hiểu về cách phòng bệnh để tránh nguy cơ nhiễm virus viêm gan B sang cho con.


Cả mẹ và con có khả năng mắc bệnh


Chị Hoàng Lan (Hoàng Mai- Hà Nội (http://citinews.net/doi-song/thu-pham-gay-viem-hong--viem-amidan-5TMPAHA/)) cho biết, chị đang hoang mang khi kết quả xét nghiệm máu lúc 6 tháng của chị là nhiễm virus viêm gan B. Đây là lần đầu tiên chị mang bầu, nhưng chị vẫn thấy sức khỏe của mình rất bình thường chỉ đôi khi mệt và kém ăn nên không biết mình bị bệnh. Trước đó chị cũng không đi khám, xét nghiệm máu hay tiêm văc-xin phòng bệnh. Nhiều người nói nhìn chị da có vẻ vàng hơn nhưng chị nghĩ đó là do những đợt ốm nghén nên thể trạng không được tốt. Từ khi nhận kết quả xét nghiệm viên gan B, chị Lan rất lo lắng không biết có ảnh hưởng gì đến con hay không.


Khác với chị Lan chị Minh (Thanh Trì- Hà Nội (http://citinews.net/kinh-doanh/chieu-la-ban-nha-trong-thang-ngau-H657LBQ/)) có tiền sử bị mắc bệnh viêm gan B, nên chị rất lo lắng không biết có nên sinh con hay không. Chị tìm đọc tài liệu trên mạng những người bị viêm gan B có thể sinh con được nếu tuân thủ những biện pháp phòng ngừa do bác sĩ đề ra. Tuy nhiên, vợ chồng chị cũng rất đắn đo về điều này.


Theo ThS.BS Lê Thị Phương Huệ, Bệnh viện Thanh Nhàn, viêm gan B là hiện tượng viêm nhiễm do virus viêm gan B gây bệnh ở gan. Bệnh lây truyền từ mẹ sang con là chủ yếu, bên cạnh đó lây qua đường truyền máu, quan hệ tình dục. Thường phụ nữ mang thai nếu mắc viêm gan B sẽ có triệu chứng cảm thấy mệt mỏi, đau bụng, buồn nôn, chán ăn và vàng da (mắt và màu da trở nên vàng nhợt). Một số trường hợp mắc bệnh mà không có triệu chứng nên thậm chí, người bệnh không thể tự nhận biết mình đã mắc bệnh.


Những dấu hiệu liên quan đến viêm gan B trong giai đoạn đầu rất khó phát hiện, nếu chỉ nhìn bằng mắt không thể phát hiện được trong cơ thể người có virus viêm gan B tấn công hay không. Bởi vậy, cần dựa vào các kiểm tra chuyên sâu mới có thể phát hiện được bệnh.


Nếu phụ nữ mang thai bị viêm gan B mà không được điều trị, virus gây bệnh từ mẹ sẽ được chuyển qua bé với tỷ lệ 10-20% (nguy cơ lây bệnh cho con có thể lên tới 80-90% nếu phụ nữ mang thai mắc viêm gan B trong quý III của thai kỳ). Khi ấy, bé sẽ mắc viêm gan B mạn tính, những bé mắc viêm gan B mãn tính thường không có triệu chứng của bệnh khi mới chào đời nhưng bé có nguy cơ cao về bệnh ung thư.


Trong quá trình mang thai, những phụ nữ bị viêm gan B không nên dùng thuốc điều trị viêm gan B (kể cả những thuốc bổ gan) vì thuốc có ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ, thai nhi và trong khi sinh đẻ.


Khi người phụ nữ mang thai thì sức đề kháng sẽ giảm đi khi bị nhiễm virut viêm gan B sẽ dễ dẫn đến bệnh nặng hơn và tử vong cao hơn do suy gan cấp hoặc tối cấp và nếu hồi phục thì cũng dễ diễn tiến mạn tính hơn người thường.


http://afamily1.vcmedia.vn/k:OW1Sm9t0ccccccccccccpPWM7cRCUp/Image/2014/08/viem-gan-B-khi-mang-thai-39201/nhung-dieu-ve-viem-gan-b-ma-phu-nu-mang-thai-can-biet-.jpg
Nhiễm virus viêm gan B là một vấn đề nghiêm trọng đối với phụ nữ mang thai bởi bệnh có thể truyền sang và ảnh hưởng đến thai nhi. Ảnh minh họa



Những điều về viêm gan B phụ nữ mang thai cần biết


Theo các chuyên gia y tế, viêm gan B chủ yếu lây truyền qua đường từ mẹ sang con. Ngoài ra còn lây qua đường quan hệ tình dục, truyền máu. Tỉ lệ truyền bệnh từ mẹ sang con tùy thời điểm người mẹ bị mắc bệnh. Cụ thể, mẹ mắc bệnh trong ba tháng đầu thai kỳ thì tỉ lệ truyền bệnh từ mẹ sang con là 1%, nếu mắc trong ba tháng giữa thai kỳ là 10%, còn mắc ở ba tháng cuối thai kỳ là 60-70%.


Bác sĩ Huệ trao đổi thêm không ít cặp vợ chồng rất lúng túng khi người vợ có thai, đi khám thai làm các xét nghiệm mới biết bị viêm gan B nên hoảng sợ. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của sản phụ và thai nhi. Chính vì thế phụ nữ muốn có thai nên đến bác sĩ chuyên khoa gan mật để khám và làm xét nghiệm cần thiết. Trong trường hợp bị bệnh thì cần được tư vấn để biết bệnh đang ở giai đoạn nào, có cần điều trị hay không. Tùy từng giai đoạn các bác sĩ sẽ có phương hướng điều trị. Phụ nữ có thể tiêm phòng viêm gan B trước hoặc trong quá trình mang thai để viêm gan B không có cơ hội tấn công vào cơ thể người lành. Đồng thời ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.


Ngoài ra, phụ nữ mang thai nếu bị viêm gan B cần tránh đồ uống có cồn hay các đồ uống kích thích khác.


Một vấn đề khác được nhiều phụ nữ quan tâm là người mẹ nhiễm viêm gan B có nên cho con bú không. Nếu trẻ đã được bảo vệ bằng huyết thanh và văc-xin thì vẫn cho trẻ bú mẹ vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất, có nhiều kháng thể giúp trẻ chống được bệnh tật.


Nhiều nghiên cứu cho thấy chưa có bằng chứng khoa học chứng minh được sự lây nhiễm viêm gan B qua đường sữa khi các bà mẹ nhiễm siêu vi B cho con bú. Tuy nhiên cần lưu ý, cân nhắc cho trẻ bú sữa bình nếu mẹ có nứt hay chảy máu đầu vú. Ngoài ra, nếu mẹ có uống thuốc phòng lây siêu vi B cho thai (thuốc tenofovir) thì nên ngưng thuốc ngay khi sinh mới được cho bé bú.


Cách tốt nhât để phòng ngừa lây nhiễm viêm gan B, trẻ sơ sinh cần được tiêm văc-xin viêm gan B trong vòng 24 giờ sau khi sinh, đem lại hiệu quả có thể đạt đến trên 95%.


Chính vì thế những bà mẹ có tiền sử bị viêm gan B trước khi quyết định mang thai, bạn nên đi kiểm tra và điều trị ổn định bệnh viêm gan B, rồi mới quyết định mang thai. Điều này sẽ phòng ngừa được nguy cơ lây nhiễm sang cho con bạn.




Minh Tuyết



Theo afamily.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?url=-506259015)

songchungvoi_HIV
02-09-2014, 08:54
Bị viêm gan B cần điều trị như thế nào nếu muốn có con?02/9/2014 07:33
Em 31 tuổi, kết quả kiểm tra sức khỏe bị nhiễm viêm gan B, HBsAg 10,25. Bệnh em có nặng không, cần kiêng những gì và đi khám chữa ở đâu.


http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/09/02/654051065ec8f8.img.jpg

Ảnh minh họa

Hiện tại em rất bối rối, gia đình em đang có kế hoạch sang năm sinh bé thứ 2. (Bang Lang)
Trả lời:
Thông tin em cho biết không đủ để trả lời bệnh nặng hay không. Muốn có câu trả lời, bác sĩ cần làm thêm một số xét nghiệm cần thiết khác. Tùy từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ có lời khuyên về chế độ ăn nhưng chung cho mọi trường hợp sẽ là không uống rượu bia.
Em nên đến khám và điều trị tại phòng khám gan của các bệnh viện như BV Bệnh Nhiệt (http://citinews.net/doi-song/dich-ebola-nghiem-trong--nguy-hiem-hon-hiv-aids-LIE7PHA/) đới, Đại học Y Dược, Chợ Rẫy...



Theo www.xaluan.com (http://citinews.net/Redirect.aspx?url=-1304871584)

songchungvoi_HIV
06-09-2014, 18:58
Hội thảo chuyên đề về Phòng ngừa lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con
06/9/2014 17:28
Ngày 6-9, Bệnh viện phụ sản Âu Cơ tổ chức Hội thảo chuyên đề về phòng ngừa lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con trong thời gian chu sinh (quá trình sinh). Nhiều bác sĩ, nữ hộ sinh và những người làm sản khoa tại các bệnh viện đã đến dự.

<tbody style="font-size: 14px !important;">
http://baodongnai.com.vn/dataimages/201409/original/images988514_IMG_6779.jpg


PGS.TS.BS Ngô Minh Xuân nói chuyện chuyên đề

</tbody>
PGS.TS.BS Ngô Minh Xuân, Phó hiệu trưởng Trường đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch (http://citinews.net/xa-hoi/ha-noi-mua-lon--nhieu-diem-ung-ngap-E7LEZYY/), Chủ tịch Hội chu sinh và sơ sinh TP.Hồ Chí Minh cho biết, Việt Nam là một trong những quốc gia nằm trong vùng dịch tễ có tỷ lệ bị viêm gan B cao, khoảng 20%, trong đó có khoảng 15% phụ nữ bị viêm gan B mang thai.
Do bệnh không gây các dị tật trong thai kỳ nên nhiều người chưa quan tâm. Đối với những phụ nữ bị viêm gan B mang thai, nếu không được dự phòng trong thai kỳ, 90% trẻ sinh ra sẽ lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con. Những trẻ này sẽ bị các bệnh lý xơ gan mãn tính, ung thư gan và sẽ tử vong trước tuổi 15.
Hiện nay đã có thuốc dự phòng lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con trong thai kỳ, trong chu sinh và sơ sinh. Được điều trị dự phòng càng sớm (từ tháng thứ 6 của thai kỳ), tỷ lệ lây nhiễm càng thấp.

Phương Liễu
Theo baodongnai.com.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?url=-1553157819)