PDA

View Full Version : Lo sợ bị Hiv va stds



Congiola
09-08-2014, 18:36
BQT tư vấn giúp e trường hợp quan hệ gmd xong tháo bao,tay bị dính dịch âm đạo không may vò vào miệng sáo như vậy có nguy cơ với hiv và stds không

Charles
09-08-2014, 18:43
BQT tư vấn giúp e trường hợp quan hệ gmd xong tháo bao,tay bị dính dịch âm đạo không may vò vào miệng sáo như vậy có nguy cơ với hiv và stds không

Như vậy không có nguy cơ.

tôi ơi đừng tuyệt vọng
09-08-2014, 18:46
BQT tư vấn giúp e trường hợp quan hệ gmd xong tháo bao,tay bị dính dịch âm đạo không may vò vào miệng sáo như vậy có nguy cơ với hiv và stds không
như vậy cũng không có nguy cơ với hiv và STDs đâu bạn

Congiola
09-08-2014, 18:48
Sao e đọc 1 số trag web thì thấy nếu dính dịch thì cũng có nguy cơ!

songchungvoi_HIV
09-08-2014, 18:51
BQT tư vấn giúp e trường hợp quan hệ gmd xong tháo bao,tay bị dính dịch âm đạo không may vò vào miệng sáo như vậy có nguy cơ với hiv và stds không
Những gì bạn kể hoàn toàn k có nguy cơ với HIV và STDs. Muốn có nguy cơ khi và chỉ khi DV k có BCS thâm nhập vào AD.
Bấm vào đây tham khảo:
Chủ đề: Quan hệ GMD bị dích dịch âm đạo, tháo BCS không đúng cách (http://diendanhiv.vn/threads/9313-Quan-he-GMD-bi-dich-dich-am-dao-thao-BCS-khong-dung-cach)

Chủ đề: Quan hệ với GMD có dùng bcs! (http://diendanhiv.vn/threads/13858-Quan-he-voi-GMD-co-dung-bcs)

Chủ đề: Quan hệ tình dục, bao cao su, chất bôi trơn (http://diendanhiv.vn/threads/8393-Quan-he-tinh-duc-bao-cao-su-chat-boi-tron)

Congiola
09-08-2014, 19:12
Cho e hỏi thêm dịch AD ra ngoài môi trường khong khí thì virus stds sống được bao lâu ạ

songchungvoi_HIV
09-08-2014, 19:21
Cho e hỏi thêm dịch AD ra ngoài môi trường khong khí thì virus stds sống được bao lâu ạ
HIV chỉ sống và ký sinh trên tế bào sống, dịch ra môi trường k còn là tế bào sống

Tuanmecsedec
09-08-2014, 22:53
BQT tư vấn giúp e trường hợp quan hệ gmd xong tháo bao,tay bị dính dịch âm đạo không may vò vào miệng sáo như vậy có nguy cơ với hiv và stds không


Sao e đọc 1 số trag web thì thấy nếu dính dịch thì cũng có nguy cơ!


Bạn yên tâm những gì bạn kể không sao.

Congiola
11-08-2014, 10:42
Cho e hỏi nếu bị herpes simplex thì có cách nào nhận biết khong

songchungvoi_HIV
11-08-2014, 10:51
Cho e hỏi nếu bị herpes simplex thì có cách nào nhận biết khong
Bệnh Herpes do virut Herpes (Herpes Simplex Virus - HSV) hiện nay đã trở thành một bệnh ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe cộng đồng. Nhiều người thường nghĩ, Herpes chỉ lây nhiễm qua đường tình dục, nhưng thực tế, virut Herpes còn gây bệnh cả quanh miệng, môi, ngón tay và một số nơi khác.Có 2 loại HSV (có tài liệu viết là HHV: Human Herpes Virus):


HSV 1: Gây bệnh ở da, niêm mạc phần trên của cơ thể như mắt, mũi, miệng. Lây truyền bằng tiếp xúc trực tiếp với virus qua thương tổn của chúng hoặc qua nước bọt.
HSV2: Gây bệnh ở da niêm mạc bộ phận sinh dục. Bệnh lây truyền qua đường tình dục.Sự phân loại này không hoàn toàn tuyệt đối vì người ta có thể phân lập thấy HSV 1 ở những thương tổn tại bộ phận sinh dục và HSV2 cũng được phân lập từ những thương tổn ở môi, miệng.


http://www.camnangbenh.com/Upload/CKFinder/images/health/Benh_Herpes.jpgLở miệng do HerpesI. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH


Tổn thương ở môi (khô, nứt môi, chấn thương…).
Chấn thương răng-miệng (nhổ, trám răng…).
Sốt, cảm cúm, các bệnh nhiễm trùng (như viêm đường hô hấp trên…).
Kinh nguyệt, có thai.
Suy nhược cơ thể, căng thẳng tinh thần, chấn thương thể chất.
Giảm sức đề kháng, giảm miễn dịch (AIDS, ung thư…).

II. TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH HERPES
Người là vật chủ duy nhất của HSV. Người có thể bị nhiễm Herpes miệng do dùng chung khăn với người bị bệnh, do sử dụng dụng cụ xăm, tiêm không được tiệt khuẩn đúng cách. Thời gian ủ bệnh khoảng 1 tuần (dao động từ 2 - 20 ngày).Khi bị nhiễm HSV lần đầu thường biểu hiện điển hình với các đám mụn nước trên nền da màu đỏ. Các mụn nước lõm ở giữa, có thể bội nhiễm hóa mủ. Sau đó mụn nước dập vỡ để lại vết trợt, có khi thành vết loét sâu, một số đóng vảy tiết hoặc rỉ dịch. Thương tổn có thể ở trên da hoặc niêm mạc vùng miệng.

Bệnh diễn biến nặng sau khoảng 3-4 ngày rồi đỡ dần trong vài ngày sau đó. Các thương tổn lành sẹo trong khoảng 2-4 tuần.
Có thể thấy tại chỗ bị thâm hoặc trắng, đôi khi để lại sẹo. Tuy nhiên, đa số bệnh nhân không có biểu hiện bệnh điển hình như vậy mà chỉ thấy đám da màu đỏ, vết trợt da, nứt da và nhiều khi không có biểu hiện gì nhưng virut vẫn bài xuất ra và lây cho người khác khi tiếp xúc.Nhiều người bị nhiễm HSV nhưng không có triệu chứng bệnh. Khi một người bị nhiễm HSV thì virut sẽ nằm trong hạch thần kinh cảm giác và ở đó suốt cả đời người bệnh. Khi cơ thể mệt mỏi, giảm sức đề kháng, bị stress thì chúng sẽ trở nên hoạt tính và từ trong hạch thần kinh đi ra ngoài da - niêm mạc gây bệnh. Khoảng 1/3 số người bệnh bị tái phát, một nửa số họ bị tái phát ít nhất 2 lần/năm. Các yếu tố hay làm cho bệnh tái phát bao gồm: da - niêm mạc bị kích thích như bị chiếu tia tử ngoại, khi có kinh, bị sốt, cảm lạnh, giảm sức đề kháng. Khi bệnh tái phát, có thể xuất hiện một số triệu chứng báo trước như khó chịu, ngứa, cảm giác bỏng rát.HSV xâm nhập qua niêm mạc miệng, đôi khi qua da bị tổn thương. Da bình thường có lớp sừng và màng lipid bảo vệ có tác dụng chống lại sự xâm nhập của HSV. Niêm mạc miệng thường bị trong lần đầu với biểu hiện mụn nước bị dập vỡ nhanh để lại vết trợt. Viêm lợi gây đau, phù, lợi màu tím, tiết nhiều nước bọt. Đôi khi kết mạc và giác mạc cũng bị tổn thương do lây nhiễm từ các thương tổn ở miệng. Hậu quả đôi khi rất nguy hại do các vết loét làm tổn thương giác mạc, gây sẹo và giảm thị lực của người bệnh. Hạch lân cận vùng dưới cằm sưng.Các biểu hiện toàn thân và biến chứng thường gặp trong giai đoạn sơ phát hơn là trong giai đoạn tái phát:

Cứng gáy, đau đầu, sợ ánh sáng là biểu hiện của viêm màng não do HSV.
Sốt, mệt mỏi, nhược cơ, đau cơ.
Rối loạn chức năng hệ thần kinh tự động.
Biến chứng gây liệt mặt.
Viêm não - màng não, viêm giác mạc, hồng ban đa dạng, eczema herpeticum do nhiễm HSV trên những người bị eczema, viêm phổi, viêm dạ dày, thực quản, viêm màng bồ đào, viêm võng mạc...

III. CÁC BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH HERPES


Viêm nướu răng - miệng cấp tính, thường xảy ra ở trẻ em từ 1-5 tuổi.
Nhiễm herpes dạng chàm: Thường gặp ở những bệnh nhân đã có các bệnh ngoài da trước đó như: Viêm da thể tạng, bệnh darier, pemphigus, viêm da mãn tính.
Phát ban dạng thủy đậu: Là dạng nhiễm virus herpes ngoài da nhưng lan rộng và có dạng chốc lở. Khởi phát đột ngột các triệu chứng: Sốt, ớn lạnh, khó chịu và những chùm mụn nước xuất hiện ở những vùng da bất thường. Các sang thương hình thành trong 7-10 ngày, lan rộng và kết nối nhau thành những mảng loét trượt rộng hơn. Sau đó bị bội nhiễm vi trùng Staphylococcus hay Streptococcus.
Viêm giác mạc - kết mạc mắt: Với các triệu chứng: Đau, xốn, chảy nước mắt và nhạy cảm với ánh sáng. Nếu không sớm điều trị, có thể dẫn đến mù lòa vì gây ra những vết loét ở giác mạc, kết mạc. Cần phải khám ngay với bác sĩ nhãn khoa nếu nghi ngờ nhiễm herpes ở mắt.
Viêm não - màng não dạng herpes cấp tính: Là biến chứng thường gây tử vong nếu không điều trị kịp thời.
Nhiễm herpes qua đường tiêm chích: Là 1 nguy cơ nghề nghiệp của các bác sĩ, nha sĩ, y tá khi tiếp xúc với các bệnh nhân bị nhiễm herpes. Biểu hiện là các triệu chứng nhiễm virus herpes ở ngón tay. Cần lưu ý phân biệt với những chẩn đoán nhiễm trùng quanh móng (chín mé) ở những đối tượng này.
Hồng ban đa dạng: Là tình trạng phát ban đối xứng, thường ở tay, chân và sang thương xuất hiện ở nhiều dạng (dát, sẩn, mảng…) chứ không chỉ mụn nước. Bệnh có thể tái phát thành từng đợt và kéo dài trong 2-3 tuần.

IV. ĐIỀU TRỊ BỆNH HERPES


Toàn thân: acyclovir; valaciclovir; famciclovir; mangoherpin; mediplex; isopresinosine. Mangoherpin là một sản phẩm có nguồn gốc thảo mộc, thuốc có hiệu quả điều trị, ít tai biến, lại rẻ tiền.
Tại chỗ: acyclovir; poscarrnet; mangoherpin.

Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán Herpes sơ phát cần được cho thuốc uống càng sớm càng tốt và tư vấn về nguy cơ tái phát, cách làm giảm tái phát. Mục đích của trị liệu thuốc chống virut để điều trị hoặc làm giảm các triệu chứng; đề phòng các di chứng và HSV tái hoạt tính. Thầy thuốc không chỉ điều trị triệu chứng bệnh mà còn quan tâm đến những ảnh hưởng tâm lý.Hiện có 3 loại thuốc được chấp nhận dùng điều trị nhiễm Herpes là: aciclovir, valaciclovir và famciclovir. Tùy giai đoạn bệnh mà liều lượng và số ngày dùng thuốc sẽ khác nhau.
Ngoài ra, thuốc bôi acyclovir dạng ống 5g có hoạt tính chống HSV gây bệnh ở người. Cần bôi thuốc càng sớm càng tốt khi bắt đầu có các triệu chứng báo hiệu hoặc khi xuất hiện các thương tổn đầu tiên. Cách bôi: bôi 5 lần ngày, cách 4-5 giờ bôi 1 lần. Thời gian bôi 5 ngày hoặc lâu hơn đến 10 ngày. Không bôi thuốc vào niêm mạc mắt.PHÒNG NGỪA LÂY NHIỄM
Herpes rất dễ lây nhiễm qua đường tiếp xúc trực tiếp khi vẫn còn các sang thương, vì vậy cần lưu ý những điều sau:


Không chạm vùng có sang thương của mình vào người khác, như: hôn hít, sờ, chạm.
Không dùng chung đồ dùng cá nhân như bàn chải đánh răng, khăn tắm, khăn lau mặt, ly uống nước, chén-đũa-muỗng, son môi, phấn trang điểm và “khăn ướp lạnh”…
Rửa tay sau khi thoa thuốc.
Không sờ lên mắt. Không dùng nước miếng để làm ướt kính sát tròng.
Cẩn thận khi trang điểm và tẩy trang. Không nên cố gắng dùng cream hay phấn trang điểm để che đi những mụn rộp hay vết lở vì sẽ dễ bị bội nhiễm vi trùng.

Vết lở sẽ không còn gây lây nhiễm khi đã lành hoàn toàn và vùng da bị ảnh hưởng đã trở về bình thuờng.
CÁCH CHĂM SÓC VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI NHÀ
Trong đa số trường hợp, các BHƠM sẽ đóng mày và tự khỏi trong khoảng 2 tuần. Vì vậy, điều trị tại nhà đóng vai trò quan trọng.
Chăm sóc tại chỗ


Xúc miệng bằng nước muối pha loãng để để làm sạch, êm dịu vết thương và giảm nguy cơ bội nhiễm vi trùng.
Thuốc thoa tại chỗ: Các loại thuốc màu (như Milian, Povidine) ngừa bội nhiễm, khô nhanh các vết trượt-lở. Cream/Gel Xylocaine: giảm đau đơn thuần. Cream diệt virus (Acyclovir 5% hay Penciclovir 1%) cho hiệu quả tốt nếu được thoa sớm.

Chăm sóc toàn thân


Giảm căng thẳng, lo âu.
Tăng cường dinh dưỡng, nâng cao tổng trạng.
Tránh các loại thức ăn có nồng độ arginine cao (arginine là 1 loại amino acid cần thiết cho chu kỳ tái sinh của virus herpes) như: Dừa, đậu nành, đậu phụng, chocolate, cà-rốt… Nên ăn các loại thực phẩm mềm và lạt như: rau quả, trái cây, giá, thịt bò, cá, gà, phô-mát… để tránh kích thích các vết lở và các vùng da nhạy cảm xung quanh.
Uống thuốc giảm đau thông thường (Paracetamol).

Trường hợp nặng
Nếu bệnh kéo dài, lan rộng, có biến chứng hoặc xảy ra ở những bệnh nhân đặc biệt (sơ sinh, thai phụ, bệnh nhân AIDS, bệnh nhân ghép nội tạng…) thì cần có sự theo dõi của bác sĩ và dùng thuốc diệt virus (acyclovir, valacyclovir, famciclovir). Thuốc sẽ giúp giảm độ trầm trọng các triệu chứng, rút ngắn thời gian của bệnh và giảm tái phát. Dùng thuốc càng sớm càng tốt trong những trường hợp này (khi có triệu chứng báo hiệu).

Nguồn: Camnangbenh.comBấm vào đây xem:
Các bệnh lây qua đường tình dục. (http://diendanhiv.vn/threads/821-Cac-benh-lay-qua-duong-tinh-duc)

Congiola
11-08-2014, 10:52
Cho e hỏi nếu bị herpes simplex thì có cách nào nhận biết khong

songchungvoi_HIV
11-08-2014, 10:55
Cho e hỏi nếu bị herpes simplex thì có cách nào nhận biết khong
Bạn biết đọc chữ k??? Trả lời rùi đó, không thấy àh??

Congiola
11-08-2014, 11:04
Tại đt đọc dữ liệu hơi chậm,cách đây 4 thang e bị viêm giác mạc điều trị hơi lâu nhưng chưa khỏi, e thì không thấy nổi mụn nước,hồi nảy e đọc bài cuả a thấy có thể là do herpes simplex,mà bs o bv mắt khong đề cập vấn đề đó!

songchungvoi_HIV
11-08-2014, 11:07
Tại đt đọc dữ liệu hơi chậm,cách đây 4 thang e bị viêm giác mạc điều trị hơi lâu nhưng chưa khỏi, e thì không thấy nổi mụn nước,hồi nảy e đọc bài cuả a thấy có thể là do herpes simplex,mà bs o bv mắt khong đề cập vấn đề đó!
Ủa viêm giác mạc đâu có liên quan đến Herpes simplex???

Congiola
11-08-2014, 11:11
Tại e đọc bài của a thấy liên quan tới VGM nen e thấy lo

songchungvoi_HIV
11-08-2014, 11:18
Tại e đọc bài của a thấy liên quan tới VGM nen e thấy lo
Ủa, VGM đâu nhất thiết phải liên quan đến Herpes simplex trời

Congiola
11-08-2014, 21:55
Cho e hỏi nếu mình bị giang mai thì trong vòng 4 tháng thì trên da có biểu hiện gì kg

Tuanmecsedec
11-08-2014, 22:56
Cho e hỏi nếu mình bị giang mai thì trong vòng 4 tháng thì trên da có biểu hiện gì kg

Không có biểu hiện nào để nhận biết hết bạn,ngoại trừ là đi xét nghiệm nếu nghi ngờ.

Congiola
12-08-2014, 07:04
Không có biểu hiện nào để nhận biết hết bạn,ngoại trừ là đi xét nghiệm nếu nghi ngờ.

Thường thì giang mai giai đoạn 1 và 2 nó diễn ra trong thời gian ngắn hả a

Charles
12-08-2014, 07:19
Thường thì giang mai giai đoạn 1 và 2 nó diễn ra trong thời gian ngắn hả a

Bấm vào đây xem:
Các bệnh lây qua đường tình dục. (http://diendanhiv.vn/threads/821-Cac-benh-lay-qua-duong-tinh-duc)

songchungvoi_HIV
12-08-2014, 07:21
Thường thì giang mai giai đoạn 1 và 2 nó diễn ra trong thời gian ngắn hả a
Giang mai muốn biết chỉ XN máu.
Bấm vào đây xem:
Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh giang mai (http://diendanhiv.vn/threads/14491-Dau-hieu-nhan-biet-som-benh-giang-mai)

Mắc giang mai, đối mặt với vô sinh (http://diendanhiv.vn/threads/8201-Mac-giang-mai-doi-mat-voi-vo-sinh)




Các bệnh lây qua đường tình dục. (http://diendanhiv.vn/threads/821-Cac-benh-lay-qua-duong-tinh-duc)
Cả chục năm mới biết bị lây giang mai từ đồng nghiệp (http://diendanhiv.vn/threads/11289-Ca-chuc-nam-moi-biet-bi-lay-giang-mai-tu-dong-nghiep)



BỆNH GIANG MAI




(Syphilis)




1. ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH
1.1. Đặc điểm lâm sàng:
Bệnh giang mai là một bệnh nhiễm trùng kinh diễn do xoắn khuẩn nhạt màu Treponema pallidum gây nên. Bệnh lây chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn. Hình ảnh lâm sàng của bệnh giang mai rất đa dạng, phong phú tùy theo từng giai đoạn của bệnh.
1.1.1. Giang mai thời kỳ thứ nhất
Các thương tổn thường xuất hiện sau khoảng 3-4 tuần bị lây.
Đặc trưng của thời kỳ này là săng (Chancre) giang mai với các biểu hiện:
- Là một vết chợt nông hình tròn hay bầu dục, không có gò nổi cao, màu đỏ thịt tươi và có nền cứng (vì vậy gọi là "săng cứng").
- Vị trí của săng: Thường gặp nhất là niêm mạc sinh dục. Ở nữ giới hay gặp ở môi lớn, môi bé, mép âm hộ. Ở nam giới hay gặp ở qui đầu, miệng sáo, bìu, … Ngoài ra săng có thể gặp ở miệng, môi, lưỡi, …
- Hạch: Hạch vùng bẹn sưng to, thành chùm, trong đó có một hạch to nhất gọi là "hạch chúa".
1.1.2. Giang mai thời kỳ thứ 2
Thời kỳ này bắt đầu khoảng 6-8 tuần từ khi có săng với các biểu hiện lâm sàng sau đây:
- Đào ban: Các dát đỏ hồng rải rác ở thân mình.
- Mảng niêm mạc: Hay gặp nhất ở vùng hậu môn, sinh dục.
- Viêm hạch lan tỏa.
- Rụng tóc kiểu "rừng thưa".
1.1.3. Giang mai thời kỳ thứ 3
Thời kỳ này bắt đầu vào năm thứ 3 của bệnh với các biểu hiện lâm sàng sau đây:
- "Gôm" giang mai ở da, cơ, xương.
- Thương tổn tim mạch (giang mai tim mạch).
- Thương tổn thần kinh gây bại liệt (giang mai thần kinh).
Chú ý: Giữa thời kỳ thứ nhất đến thời kỳ thứ hai, giữa thời kỳ thứ hai đến thời kỳ thứ ba bệnh có thể không có triệu chứng lâm sàng. Đó là giang mai kín và đợc phát hiện chỉ nhờ xét nghiệm huyết thanh.


1.2. Chẩn đoán phân biệt
1.2.1. Săng giang mai thời kỳ thứ nhất cần phân biệt với một số bệnh sau đây:
- Herpes sinh dục.
- Ghẻ.
- Hạ cam.
- Hội chứng Behcet.
1.2.2. Giang mai thời kỳ thứ 2 cần phân biệt với:
- Dị ứng thuốc.
- Phát ban do virus.
- Vẩy nến.
1.2.3. Giang mai thời kỳ thứ 3 cần phân biệt với:
- Ung th hạch.
- Nấm sâu.
- Gôm lao.


1.3. Xét nghiệm
1.3.1. Tìm xoắn khuẩn giang mai
Lấy bệnh phẩm là dịch tiết từ săng, mảng niêm mạc, sẩn, hạch soi kinh hiển vi nền đen để tìm xoắn khuẩn. Hoặc có thể nhuộm Fontana Tribondeau thấy xoắn khuẩn dới dạng lò xo. Sự có mặt của xoắn khuẩn đặc hiệu cho phép khẳng định chẩn đoán bệnh giang mai.
1.3.2. Phản ứng huyết thanh
- Phản ứng cổ điển (không đặc hiệu): Bao gồm các phản ứng: kết hợp bổ thể (BW) phản ứng lên bông (Kahl Citochol, …).
- Phản ứng đặc hiệu: Phản ứng bất động xoắn khuẩn (TPI), phản ứng miễn dịch huỳnh quang (FTA), phản ứng ngưng kết hồng cầu (TPHA)…
Chú ý: Nếu bị giang mai thần kinh hoặc giang mai tim mạch cần lấy thêm dịch não tủy để làm các xét nghiệm trên.


2. TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Tác nhân gây bệnh giang mai là xoắn khuẩn nhạt màu Treponema pallidum do Pritz Schaudinn và Erch Hauffman tìm ra năm 1905. Xoắn khuẩn có hình lò xo, bao gồm 6-14 vòng xoắn. Sức đề kháng của xoắn khuẩn này rất yếu, ra khỏi cơ thể nó sông không quá vài giờ. Trong nước đá nó vẫn giữ được tính di động rất lâu, ở nhiệt độ 45oC nó bị chết sau 30 phút. Các chất sát khuẩn, xà phòng có thể diệt được xoắn khuẩn trong vài phút.


3. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ
Bệnh giang mai có từ thời thượng cổ. Các tài liệu xa xưa của Ấn Độ, Trung Quốc có mô tả một bệnh giống hệt như bệnh giang mai.
Ở Châu Âu bệnh xuất hiện vào cuối thể kỷ 15 và lan tràn thành dịch vào đầu thế kỷ 16.
Ở Việt Nam người ta chưa xác định rõ bệnh xuất hiện vào thời kỳ nào. Tuy nhiên trong thời kỳ Pháp tạm chiếm, bệnh giang mai chiếm hàng thứ 2 trong các bệnh lây truyền qua đường tình dục (sau bệnh lậu). Và đặc biệt từ năm 1975, sau ngày miền Nam giải phóng bệnh tăng lên một cách rõ rệt. Hiện nay, bệnh giang mai chiếm khoảng 2-3% trong tổng số các bệnh lây truyền qua đường tình dục.


4. NGUỒN TRUYỀN NHIỄM
- Xoắn khuẩn giang mai có nhiều trong các thương tổn (săng, mảng niêm mạc, hạch, …). Vì vậy rất dễ lây lan nếu quan hệ tình dục không an toàn với người bị bệnh.
- Thời kỳ ủ bệnh: Thời kỳ ủ bệnh của bệnh giang mai tương đối lâu từ 10 ngày đến 90 ngày, trung bình là 3 tuần.
- Thời kỳ lây truyền: Bệnh lây mạnh nhất là thời kỳ thứ nhất và thứ hai khi các thương tổn da và niêm mạc chứa nhiều xoắn khuẩn giang mai.


5. PHƯƠNG THỨC LÂY TRUYỀN
Bệnh giang mai lây chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn. Xoắn khuẩn thâm nhập qua da của bộ phận sinh dục ít nhiều bị xây xát khi quan hệ tình dục sẽ gây bệnh tại chỗ (săng), đi vào máu và lan tràn khắp cơ thể. Các yếu tố làm tăng nguy cơ lây lan là bị nhiễm HIV/AIDS, bị các bệnh gây thương tổn ở bộ phận sinh dục, có hành vi tình dục bất thường (quan hệ tình dục miệng – sinh dục, quan hệ tình dục đồng giới, ….). Tuy rất ít nhưng bệnh giang mai có thể lây gián tiếp qua các đồ dùng, vật dụng bị nhiễm bẩn, hoặc lây do truyền máu (tiêm truyền máu hoặc tiêm chích ma túy mà bơm tiêm không khử khuẩn).
Nếu người mẹ có mang bị giang mai mà không đợc điều trị cũng lây cho thai nhi (giang mai bẩm sinh).


6. TÍNH CẢM NHIỄM VÀ MIỄN DỊCH
Xoắn khuẩn giang mai chỉ gây bệnh ở người. Cả nam và nữ đều có nguy cơ bị bệnh như nhau nếu quan hệ tình dục không được bảo vệ.
Đáp ứng miễn dịch trong bệnh giang mai rất yếu do đặc tính kháng nguyên của T. Pallidum. Nguời bị giang mai, điều trị khỏi rồi vẫn bị lại nếu quan hệ tình dục không an toàn.


7. PHÒNG BỆNH
- Tuyên truyền, giáo dục y tế: Giáo dục lối sống lành mạnh, thủy chung một vợ, một chồng.
- Giáo dục hành vi tình dục an toàn, tình dục có bảo vệ (sử dụng bao cao su).
- Khi phát hiện bị bệnh cần đến các cơ sở y tế khám và điều trị ngay, không tự mua thuốc điều trị.


8. ĐIỀU TRỊ


Nguyên tắc điều trị: Điều trị sớm, đúng thuốc, đủ liều, đúng thời gian qui định; điều trị cả ban tình.


Phác đồ điều trị cụ thể như sau:


* Giang mai sớm trong năm đầu (giang mai thời kỳ thứ nhất và năm đầu của giang mai thời kỳ thứ hai, giang mai kín sớm):
. Benzathin Penixilin G 2,4 triệu đơn vị: Tiêm mông liều duy nhất, mỗi bên mông 1,2 triệu đơn vị. Hoặc:
. Procain Penixilin G tan trong nước: Tiêm bắp 1,2 triệu đơn vị mỗi ngày, trong 10 ngày.
Nếu dị ứng với Penixilin và bệnh nhân không có mang, thay thế bằng:
. Tetracyclin 500mg: uống 4 lần/ngày, trong 15 ngày, hoặc:
. Erythromycin 500mg: uống 4 lần/ngày, trong 15 ngày.


* Giang mai muộn (giang mai đã tiến triển trên 1 năm, giang mai kín muộn)
. Benzathin Penixilin: Tiêm mông mỗi lần 2,4 triệu đơn vị, tổng liều: 4 lần (9,6 triệu đơn vị).Mỗi lần cách nhau một tuần. Hoặc:
. Procain Penixilin G tan trong nước: Tiêm bắp 1,2 triệu đơn vị mỗi ngày, trong 3-4 tuần.


- Để phòng bệnh giang mai bẩm sinh cần phải phát hiện kịp thời và điều trị cho người mẹ nếu bị bệnh trong thời kỳ có mang. Cần làm các phản ứng huyết thanh một cách có hệ thống cho tất cả các phụ nữ có mang.


Kiểm dịch y tế biên giới: Không có qui định kiểm dịch y tế biên giới đối với bệnh giang mai.

Congiola
14-08-2014, 09:16
Cho e hỏi trường hợp nếu có nguy cơ thì 4 tuần xn eliza có cho ra DT khong! Trường hợp này e chỉ hỏi thêm thôi

songchungvoi_HIV
14-08-2014, 09:20
Cho e hỏi trường hợp nếu có nguy cơ thì 4 tuần xn eliza có cho ra DT khong! Trường hợp này e chỉ hỏi thêm thôi
Khuyến cáo của Bộ Y Tế nên tầm soát HIV giai đoạn sớm từ 4 tuần đến 6 tuần = Test nhanh Eliza hoặc Combo.
Thứ ba, 17/6/2014 | 10:13 GMT+7
Độ chính xác của kết quả xét nghiệm HIV


Em xét nghiệm nhanh HIV vào thời điểm khoảng 2 tháng 20 ngày, kết quả âm tính. Liệu có chính xác, nếu chính xác khoảng bao nhiêu phần trăm?
Cũng cho em hỏi thêm xét nghiệm ở trung tâm y tế huyện liệu có đảm bảo không? (Dũng).

<tbody>
http://m.f13.img.vnecdn.net/2014/06/17/hiv1-JPG-1376963255-2739-1402972401.jpg


Ảnh minh họa: News.

</tbody>

Trả lời:
Chào anh,
Trước tiên tôi xin chia sẻ về độ tin cậy của xét nghiệm ở các tuyến cơ sở, trong trường hợp này là phòng xét nghiệm ở trung tâm y tế huyện. Thực tế xét nghiệm nhanh HIV là một xét nghiệm đơn giản, không đòi hỏi nhiều kỹ thuật phức tạp cũng như chuyên môn cao của người thực hiện. Ở các quốc gia phát triển khác như Mỹ, phương pháp này được phát triển như một dạng xét nghiệm tại nhà tương tự que thử thai vậy.
Nói như vậy để thấy rằng, xét nghiệm tầm soát HIV bằng xét nghiệm nhanh rất ít khi sai sót về mặt kỹ thuật. Mặt khác, trên kết quả luôn có vạch chứng, nhằm xác định chất lượng mẫu máu là đạt tiêu chuẩn. Sau khi hiện vạch chứng, nhân viên xét nghiệm mới đọc đến kết quả âm tính hay dương tính với kháng thể kháng HIV.
Mặt khác, các tuyến cơ sở được cấp phép thực hiện xét nghiệm tầm soát HIV cũng được kiểm tra và giám sát nghiêm ngặt nhằm đảm bảo đúng quy trình thực hiện về cả phương diện kỹ thuật lẫn quy trình tư vấn và bảo mật.
Về kết quả xét nghiệm âm tính và độ tin cậy của kết quả. Chắc hẳn anh cũng biết về thời kỳ cửa sổ của xét nghiệm HIV. Đây là khoảng thời gian mà các xét nghiệm tìm kháng thể (như xét nghiệm nhanh mà anh đã sử dụng) không thể phát hiện kháng thể kháng HIV. Như vậy, kết quả trả lời sẽ là âm tính bất chấp thực tế rằng người đó có thể đã nhiễm HIV.
Khoảng thời gian cửa sổ thông thường là 3 tháng, do vậy, kết quả âm tính thường được diễn giải là “người này không nhiễm HIV, tính từ thời điểm 3 tháng trở về trước”. Do vậy, nếu trong khoảng thời gian 3 tháng trước khi xét nghiệm, anh có hành vi nguy cơ, thì anh cần thực hiện lại xét nghiệm thêm một lần nữa để khẳng định. Thời điểm làm lại xét nghiệm có thể canh đúng 3 tháng tính từ lần cuối có hành vi nguy cơ, hoặc có thể thực hiện sau 3 tháng tính từ lần xét nghiệm này. Điều này tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của người tham gia xét nghiệm.

Xét nghiệm nhanh với HIV có độ nhạy rất cao 95-99% và được xem như một xét nghiệm sàng lọc nhằm “giết lầm hơn bỏ sót”. Do vậy, nếu có kháng thể kháng HIV đủ để phát hiện (sau thời kỳ cửa sổ), khả năng bỏ sót là rất thấp.
Hiện nay, nhân viên y tế có thể khuyến khích khách hàng làm lại xét nghiệm sau 4 đến 6 tuần nếu thấy kết quả âm tính còn mơ hồ. Làm như thế nhằm phát hiện sớm hơn các trường hợp nhiễm HIV.
Mặt khác, ngành y tế cũng khuyến cáo người dân nên tham gia xét nghiệm kiểm tra định kỳ HIV mỗi 6 tháng nếu người này duy trì hành vi quan hệ tình dục bất chấp có sử dụng bao cao su hay không. Sở dĩ như thế là vì đường lây HIV qua quan hệ tình dục có khuynh hướng tăng và ưu thế trong giai đoạn gần đây.
Thân ái.

Bác sĩ Nguyễn Tấn Thủ
http://doisong.vnexpress.net/tin-tuc...v-3005553.html (http://doisong.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/tu-van/do-chinh-xac-cua-ket-qua-xet-nghiem-hiv-3005553.html)

Tuanmecsedec
14-08-2014, 09:35
Cho e hỏi trường hợp nếu có nguy cơ thì 4 tuần xn eliza có cho ra DT khong! Trường hợp này e chỉ hỏi thêm thôi

Bạn xem chủ đề này sẽ có câu trả lời cho bạn.

Chủ đề: Một số loại sinh phẩm ELISA thế hệ 3, 4 thường dùng trong xét nghiệm HIV (Anti,Combo) (http://www.diendanhiv.vn/threads/252-Mot-so-loai-sinh-pham-ELISA-the-he-3-4-thuong-dung-trong-xet-nghiem-HIV-Anti-Combo)