PDA

View Full Version : Những khuyến cáo khi cho trẻ sơ sinh dùng kháng sinh sớm



songchungvoi_HIV
19-08-2014, 18:53
19/8/2014 15:35
Việc trẻ sơ sinh dùng kháng sinh sớm có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh nghiêm trọng khi trưởng thành.

http://citinews.net/images/content/2014/8/19/nhung-khuyen-cao-khi-cho-tre-so-sinh-dung-khang-sinh-som_240x180.jpg
Đây là kết luận của một công trình nghiên cứu được tạp chí Dị ứng và Miễn dịch lâm sàng đăng tải và công bố ngày 18/8.

Phóng viên TTXVN (http://citinews.net/xa-hoi/ban-chi-dao-tay-nguyen-lam-viec-tai-lam-dong-3ZIG47I/) tại Canada dẫn công trình nghiên cứu trên của trường Đại học BritishColumbia (http://citinews.net/quan-vot/thach-thuc--big-4---v2-cincinnati--26LGJVA/) (Canada) cho biết sau khi tiến hành thử nghiệm hai dòng kháng sinh là vancomycin và streptomycin trên những con chuột mới sinh, các nhà khoa học phát hiện vancomycin không có tác dụng, nhưng streptomycin làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phổi quá mẫn cảm, tức là căn bệnh dị ứng với bụi, về sau này.

Theo nghiên cứu trên, một thực tế là hầu hết các vi khuẩn trong dạ dày đều có ích cho con người.

Tuy nhiên, các loại thuốc kháng sinh hiện nay không thể phân biệt được vi khuẩn gây bệnh và các lợi khuẩn. Do đó, khi được đưa vào cơ thể trẻ sơ sinh với hệ tiêu hóa còn non nớt, các loại kháng sinh này sẽ tiêu diệt hầu hết các loại vi khuẩn, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột và dẫn đến chứng rối loạn tiêu hóa.

Chứng bệnh này khiến trẻ kém hấp thu các chất dinh dưỡng, đồng thời làm suy yếu sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ, tạo cơ hội cho một số vi khuẩn nguy hiểm xâm nhập và phát triển trong cơ thể gây ra các bệnh nguy hiểm như tả, lỵ, viêm đại tràng mãn tính...

Nhận định về vấn đề này, Giáo sư di truyền học Kelly McNagny, trưởng nhóm nghiên cứu, cho rằng trẻ sơ sinh nên được điều trị bằng kháng sinh khi cần thiết, nhưng tránh việc dùng loại thuốc này dài ngày bởi một số loại kháng sinh không những có thể khiến trẻ em mắc một số bệnh sau này, mà còn có nguy cơ gây ra một số phản ứng nghiêm trọng hơn.

Theo ông, để hạn chế những ảnh hưởng của kháng sinh, các bậc cha mẹ có xu hướng cung cấp các lợi khuẩn (probiotics) cho bé thông qua các chế phẩm sinh học như các loại men vi sinh nhằm khôi phục hệ vi sinh đường ruột.

Tuy nhiên, vị giáo sư di truyền học khuyến cáo phụ huynh không nên vội vã cho trẻ dùng các loại men vi sinh trong trường hợp không có chỉ định của bác sỹ.

Các lợi khuẩn là những vi khuẩn hoặc nấm men có ích nhằm giúp hỗ trợ khôi phục lại sự cân bằng trong đường ruột. Những vi khuẩn này được bổ sung vào chế độ ăn nhằm cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột để cải thiện sức khỏe.

Đây là những vi sinh vật sống, khi đưa vào cơ thể một lượng đầy đủ sẽ giúp duy trì một hệ tiêu hóa khỏe mạnh cũng như mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe người dùng./.



Theo www.vietnamplus.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?url=-1814962434)

songchungvoi_HIV
03-09-2014, 11:22
Thuốc kháng sinh gây nhiễm độc tai
03/9/2014 10:04
Gentamycin là loại thuốc có nguy cơ cao gây độc cả ốc tai và tiền đình gần như Streptomycin.
Hỏi: Con tôi thường xuyên phải dùng kháng sinh và nhất là gentamycin. Có người khuyên tôi hạn chế dùng gentamycin cho cháu vì sợ gây hỏng tai. Xin hỏi, thuốc gây độc như thế nào cho tai. Tỷ lệ ngộ độc là bao nhiêu? - Lê Thị Hòa (http://citinews.net/xa-hoi/hang-ma-hinh-hotgirl--chung-toi-lam-chi-de--chieu-long-khach-D53EWQQ/) (Hải Dương).

<tbody style="font-size: 14px !important;">
http://cms.kienthuc.net.vn/uploaded/baogiay/2014_09_01/thuoc_khang_sinh_nhiem_doc_tai_rpze.jpg


Ảnh minh họa.

</tbody>

PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, nguyên Viện trưởng Viện tai mũi họng T.Ư: Gentamycin là loại thuốc có nguy cơ cao gây độc cả ốc tai và tiền đình gần như Streptomycin (http://citinews.net/doi-song/-cai-chet-den---dai-dich-suyt-xoa-so-chau-au-7HGBDTQ/). Triệu chứng đầu tiên và thường gặp nhất của ngộ độc Gentamycin là chóng mặt do tổn thương tiền đình của tai trong.

Khả năng gây ngộ độc của Gentamycin đã được dự báo trước khi có các nghiên cứu lâm sàng cụ thể, sau đó đã có các nghiên cứu chứng minh. Tỷ lệ ngộ độc Gentamycin được xác định là 2% số người sử dụng thuốc này.



Theo kienthuc.net.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?url=-1073496867)

songchungvoi_HIV
20-09-2014, 17:01
7 nguy cơ đe dọa trẻ khi dùng kháng sinh sai cách

Thứ ba, 16/09/2014 13:19
Cho trẻ uống kháng sinh quá sớm hoặc quá nhiều có thể dẫn đến những tác hại cực kỳ nguy hiểm dưới đây.








http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/09/16/7-nguy-co-de-doa-tre-khi-dung-khang-sinh-sai-cach_1.jpgUống kháng sinh bị tiêu chảy. Tiêu chảy do dùng kháng sinh có thể gây một chuỗi các triệu chứng, thay đổi từ nhẹ tới nặng. Thông thường, bạn có thể đại tiện phân lỏng hoặc đại tiện nhiều lần trong ngày hơn so với bình thường. Các triệu chứng này bắt đầu từ ngày thứ 4-9 của liệu pháp và thường khỏi trong vài ngày tới 2 tuần sau khi ngừng dùng kháng sinh.


http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/09/16/7-nguy-co-de-doa-tre-khi-dung-khang-sinh-sai-cach_2.jpgUống kháng sinh bị táo bón. Theo quy luật cạnh tranh, sinh tồn, hệ vi khuẩn ruột giúp cơ thể chống nhiễm khuẩn bằng cách tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh hoặc ức chế sự phát triển của chúng, giữ ở mức độ không gây bệnh. Khi dùng kháng sinh, chúng không chỉ diệt vi khuẩn gây bệnh mà diệt luôn vi khuẩn có lợi trong ruột của bé, gây táo bón.


http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/09/16/7-nguy-co-de-doa-tre-khi-dung-khang-sinh-sai-cach_3.jpgNguy hiểm hơn sau một thời gian, bé còn có thể bị viêm phổi, viêm phế quản hoặc ho lại mắc thêm bệnh suy dinh dưỡng do kháng sinh tiêu diệt các vi khuẩn có lợi ở đường tiêu hóa của trẻ, gây rối loạn tiêu hóa, không hấp thu được chất dinh dưỡng.


http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/09/16/7-nguy-co-de-doa-tre-khi-dung-khang-sinh-sai-cach_4.jpgDị ứng. Dị ứng với kháng sinh thường làm cho trẻ nổi mẩn đỏ khắp người, miệng phù, chân tay mất cảm giác phải cấp cứu.


http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/09/16/7-nguy-co-de-doa-tre-khi-dung-khang-sinh-sai-cach_5.jpgNgộ độc. Một số trường hợp trẻ bị sốc phản vệ do dùng kháng sinh rất dễ gây tử vong. Nhiều trường hợp ngộ độc thuốc kháng sinh gây có thể gây ra những tác hại sau: Tiêu chảy, nôn mửa; Tổn thương chức năng gan, suy gan; Tổn thương chức năng thận, suy thận...
http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/09/16/7-nguy-co-de-doa-tre-khi-dung-khang-sinh-sai-cach_6.jpgNhờn thuốc. Trẻ có thể trả bệnh trong một thời gian dài hoặc tái đi tái lại nhiều lần phải dùng kháng sinh, gây lờn thuốc và phải tăng liều. Lúc đó, thuốc chẳng những không trị được bệnh mà còn tàn phá các vi khuẩn cộng sinh có lợi cho cơ thể làm bé viêm miệng lưỡi, nổi nhiệt, rối loạn tiêu hóa và mắc một số các bệnh khác.


http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/09/16/7-nguy-co-de-doa-tre-khi-dung-khang-sinh-sai-cach_7.jpgĐối với những bệnh cảm cúm do siêu vi hoặc viêm mũi viêm họng chưa có biến chứng, kháng sinh không những không có tác dụng trị khỏi bệnh mà còn gây kháng thuốc làm tình trạng trầm trọng hơn. Kháng sinh làm giảm sức đề kháng của hệ tiêu hóa, làm cho các bé ăn uống kém và mắc các bệnh tiêu hóa khác dẫn đến tình trạng thiếu dinh dưỡng.






Theo Kiến thức

songchungvoi_HIV
30-09-2014, 14:00
Trẻ dưới 2 tuổi dùng kháng sinh dễ bị béo phì

30/09/2014 12:26 GMT+7
TTO - Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi được điều trị kháng sinh dễ bị béo phì hơn so với những trẻ khác, các nhà nghiên cứu Mỹ cho biết.
http://static.new.tuoitre.vn/tto/i/s626/2014/09/30/4fb6Cggi.jpgCha mẹ nên thận trọng khi dùng kháng sinh cho con khi bé dưới 2 tuổi - Ảnh: ThinkStock (http://citinews.net/doi-song/nguoi-co-tam-ly-bat-on-thuong-dang-nhieu-anh-len-facebook-NNSG3QA/)


<table align="center" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0" class="desc_image slide_content" 14px="" !important;"="" width=""><tbody style="font-size: 14px !important;"></tbody></table>
Trên tạp chí của Hiệp hội y học Mỹ (JAMA) số ra ngày 29-9, nhóm nghiên cứu thuộc Trường ĐH Pennsylvania (http://citinews.net/doi-song/10-cach-nhin-moi-cua-khoa-hoc-ve-tinh-yeu-4KQ2ILI/) và Trường Y tế công cộng Bloomberg cho biết họ đã nghiên cứu hồ sơ sức khỏe của hơn 64.500 trẻ em Mỹ từ năm 2001 đến năm 2013.
Gần 70% trong số này được điều trị kháng sinh khi mới 2 tuổi. Các bé được tiếp tục theo dõi cho đến khi 5 tuổi.
Kết quả, họ nhận thấy những trẻ 2 tuổi được điều trị kháng sinh từ bốn đợt trở lên có nguy cơ bị béo phì cao hơn 10% so với các trẻ khác khi lên 5.
Với những trẻ được điều trị bằng kháng sinh phổ rộng (loại kháng sinh có hoạt tính với nhiều loại vi khuẩn khác nhau và thường được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng phổ biến), nguy cơ béo phì thậm chí cao hơn, lên tới 16-20%.
Theo nhóm nghiên cứu, kết quả này cho thấy việc dùng kháng sinh không phù hợp có thể tác động tiêu cực đến sự phát triển của trẻ em.
TS Andrew Pavia - trưởng khoa bệnh truyền nhiễm trẻ em tại Trường Y của ĐH Utah (Mỹ) nói với CBS News rằng các bậc cha mẹ nên hỏi kỹ bác sĩ khi được đề nghị dùng kháng sinh, chẳng hạn: bé có thực sự cần dùng kháng sinh ngay lúc này không, liệu có thể đợi thêm vài ngày xem tình trạng bé ra sao hay không?...
MINH ANH


Theo tuoitre.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?url=-63454102)

songchungvoi_HIV
01-10-2014, 13:39
Cảnh báo lạm dụng thuốc kháng sinh cho trẻ nhỏ
01/10/2014 11:43
Do đang là thời điểm chuyển mùa, độ ẩm trong không khí cao, mưa nắng thất thường… nên trẻ em rất dễ bị viêm nhiễm đường hô hấp, hen phế quản, amidan... kèm sốt. Thế nhưng, thay vì đưa con đến các cơ sở y tế để khám và điều trị, nhiều bậc cha mẹ ở Nghệ An đã tự ý mua các loại thuốc kháng sinh hoặc theo các đơn thuốc ở các phòng khám tư để điều trị cho trẻ. Điều này, vô hình trung đã dẫn đến nguy cơ gia tăng kháng thuốc kháng sinh, đặc biệt hơn có thể dẫn tới tình trạng tử vong cho trẻ.



Ngày 30/8/2014, khi thấy con là Nông Thị Kim Trà (12 tuổi) ở bản Poòng, xã Châu Hồng, huyện Quỳ Hợp có hiện tượng cảm sốt, mẹ của cháu Trà đã ra hiệu thuốc mua liều thuốc cảm tổng hợp về cho cháu uống hạ sốt. Sau khi uống thuốc, toàn thân cháu có hiện tượng tím, miệng viêm loét chảy nước dãi, trên da nổi chi chít các mụn nước, bong nước, mắt trũng sâu, mệt lờ đờ. Gia đình vội đưa cháu đến Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An (http://citinews.net/doi-song/de-phong-dich-benh-mua-he-V4WGD3A/). Sau khi thăm khám, các bác sĩ ở đây đã chẩn đoán: Cháu Trà bị thuỷ đậu chưa loại trừ dị ứng phối hợp. Nói cách khác, cháu Trà bị hội chứng Lyell (dị ứng với thuốc kháng sinh). Điều trị ở Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An được 10 ngày, bệnh của cháu vẫn không thuyên giảm được nhiều, Bệnh viện đã chuyển cháu Trà ra Trung tâm Dị ứng, Bệnh viện Bạch Mai - Hà Nội. Tại đây bác sĩ cũng kết luận cháu Trà bị hội chứng Lyell như kết quả của Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An.


http://media.baotintuc.vn/2014/10/01/09/20/thuockhangsinh (2).jpg
Thay vì đưa con đến cơ sở y tế, nhiều bậc cha mẹ tự ý mua các loại thuốc kháng sinh để điều trị cho trẻ.



"Khi thấy cháu bị cảm sốt, tôi cứ nghĩ mua thuốc cho cháu uống là khỏi chứ không biết cơ địa của cháu dị ứng với thuốc kháng sinh. Sau khi được các bác sĩ ở Trung tâm Dị ứng điều trị, cháu Trà cũng đã dần hồi phục, các nốt mẩn đỏ không còn mà đã bong nước, giờ đang quá trình tái tạo da. Sau sự việc này, tôi thấy rất sợ khi tự ý mua thuốc mà không thăm khám hay có sự chỉ dẫn của bác sĩ"- mẹ cháu Trà bày tỏ.

Hiện nay, nhận thức của một số người dân cũng như người bán thuốc, đặc biệt là ở vùng nông thôn Nghệ An còn thấp. Một thực tế lâu nay vẫn diễn ra ở Nghệ An, nhiều gia đình tự ý đi mua thuốc nên nhiều hiệu thuốc cũng tự ý bán nhiều loại thuốc mà không cần có đơn thuốc của bác sĩ, đặc biệt là các đơn thuốc kê kháng sinh. Ba loại kháng sinh được bán nhiều nhất là ampicillin/amoxicillin, cephalexin và azithromycin.

"Hễ có hiện tượng cảm cúm là người dân lại đi mua thuốc cảm tổng hợp. Nhiều người không biết rằng, có những loại bệnh chỉ dùng từ 1 đến 2 loại thuốc là có thể khỏi. Trong khi đó, liều cảm tổng hợp chứa rất nhiều loại thuốc hỗn hợp có thể dẫn đến phát sinh nhiều loại bệnh khác, nguy hại đến tính mạng của trẻ" - bác sĩ Trần Văn Cương (http://citinews.net/phap-luat/xet-xu-vu-an-ma-tuy-lon-nhat-nuoc-SGSP24A/), Phó Giám đốc Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết.

Cũng theo bác sĩ Cương, việc người dân tự ý mua thuốc, đặc biệt là lạm dụng thuốc kháng sinh mà không có chỉ định của bác sĩ sẽ ảnh hưởng đến cơ thể đứa trẻ đang phát triển. Khi hệ xương sụn của trẻ đang phát triển, nhiều cha mẹ tự ý cho trẻ uống thuốc trong đó có nhóm kháng sinh Quinolon, rất nguy hiểm. Chỉ trong những trường hợp bất khả kháng phải chọn lựa giữa sự sống và cái chết, các bác sĩ mới chỉ định có nên dùng loại thuốc này hay không. Ngoài ra còn có nhóm thuốc kháng sinh Aminoglicosid có ảnh hưởng đến tai và thận của trẻ. Rất nhiều loại thuốc kháng sinh chống chỉ định cho trẻ dưới 6 tháng tuổi và dưới 2 tuổi nhưng nhiều người dân không biết được và vẫn "vô tư" mua về cho trẻ uống.

Việc mua thuốc kháng sinh khi không có chỉ định của bác sĩ cũng dễ dẫn đến tình trạng cha mẹ cho con uống thuốc không đúng liều lượng hoặc quá liều lượng. "Hàng năm, Bệnh viện Sản Nhi tiếp nhận hàng chục trường hợp bệnh nhi dùng thuốc tự ý hoặc dùng thuốc theo đơn nhưng không theo hướng dẫn cụ thể trong tình trạng độc tính đến gan, thận. Đa số trẻ nhỏ dùng thuốc kháng sinh không theo chỉ định hoặc dùng quá liều lượng đã chuyển hoá tại gan và thải trừ ra thận. Nhiều trường hợp đến khám và điều trị kịp thời thì còn giữ được tính mạng. Thế nhưng cũng không loại trừ có trường hợp khi chuyển ra tuyến trên đã dẫn đến suy gan, suy thận cấp độ quá nặng và tử vong"- bác sĩ Cương cho biết thêm.

Hơn một tuần trở lại đây, do thời tiết giao mùa nên số bệnh nhi nhập viện tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An tăng đột biến; đến sáng 30/9 đã có 700 bệnh nhi điều trị nội trú tại bệnh viện. Tại hàng lang, phòng chờ, nơi làm thủ tục khám chữa bệnh của bệnh viện đều chật kín người. Để đáp ứng và nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đã tiến hành nhiều giải pháp như kê thêm giường bệnh, tăng lượng thuốc dự phòng trong cấp cứu và tăng số cán bộ y tế tại mỗi ca trực.

Bác sĩ Trần Văn Cương, Phó Giám đốc Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An khuyến cáo: Thời tiết giao mùa thay đổi đột ngột, các bậc cha mẹ cần tăng cường dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn cho trẻ. Đối với trẻ sơ sinh, nếu thấy trẻ sốt cao, khóc khi bú hoặc thở nhanh, cha mẹ cần đưa con đi khám sớm vì có thể bệnh đã diễn biến nặng. Đặc biệt, khi phát hiện thấy trẻ có biểu hiện bất thường, không nên tự ý mua thuốc điều trị mà phải đưa con đến các cơ sở y tế để khám và điều trị bệnh. Cha mẹ nên cho con uống thuốc theo đơn, đúng liều lượng mà bác sĩ chỉ định và theo dõi phản ứng của trẻ sau khi uống thuốc.


Bích Huệ (TTXVN)

Theo baotintuc.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?url=-281471220)

songchungvoi_HIV
05-10-2014, 10:29
Kháng sinh gây béo phì ở trẻ em
Chủ nhật, 05/10/2014 06:24
Nghiên cứu của BV nhi Philadelphia (Mỹ) công bố tuần rồi trên tạp chí JAMA (Hiệp hội Y khoa Mỹ) cho thấy có sự liên quan giữa thừa cân, béo phì và sử dụng kháng sinh.




http://images.alobacsi.vn/ThumbImages/Images/Uploaded/Share/2014/10/05/khang-sinh-gay-beo-phialobacsi_160.comNghiên cứu được thực hiện trên gần 65.000 trẻ được điều trị ở bệnh viện trong thời gian 2001-2013. Mỗi trẻ được theo dõi trong năm năm.
Hơn 69% trẻ trong số này đã sử dụng kháng sinh trước hai tuổi. Trung bình mỗi trẻ phải điều trị bằng kháng sinh phổ rộng 2,3 lần trong giai đoạn trước năm tuổi và rủi ro thừa cân, béo phì của những trẻ này khi bước vào giai đoạn năm tuổi dao động trong khoảng 2%-20% tùy theo số lần trẻ điều trị bằng kháng sinh nhiều hay ít.
Một số nghiên cứu khác của Mỹ cho thấy ngoài béo phì, lạm dụng kháng sinh cho trẻ còn có nguy cơ khiến trẻ bị hen suyễn, dị ứng thức ăn, chàm, tiểu đường type 1 và type 2.
Theo các nhà nghiên cứu, cần phải có hướng dẫn chữa trị cho các chứng bệnh thông thường ở trẻ em, trong đó đề nghị hạn chế dùng kháng sinh và nếu cần thiết thì ưu tiên dùng kháng sinh phổ hẹp hơn.
Nhiều năm qua ngành y tế Mỹ tích cực kêu gọi các bác sĩ hạn chế kê đơn kháng sinh cho trẻ em, tăng cường cung cấp kiến thức cho các bậc cha mẹ rằng kháng sinh không hiệu quả với các bệnh do virus gây ra. Trung bình mỗi năm có đến 50% tổng lượng thuốc kháng sinh được kê đơn ở Mỹ một cách không cần thiết.




Theo Đăng Khoa - Pháp luật TPHCM

songchungvoi_HIV
01-01-2015, 13:12
Trẻ sử dụng nhiều kháng sinh trước 2 tuổi dễ béo phì01-01-2015 10:36 - Theo: www.xaluan.com (http://citinews.net/Redirect.aspx?id=-1017400084)Trẻ dưới 2 tuổi nếu được điều trị bằng thuốc kháng sinh quá sớm sẽ có nhiều nguy cơ bị béo phì sau này, theo nghiên cứu mới tại Mỹ.
<center style="color: rgb(38, 38, 38); font-family: 'Times New Roman', Times, serif; font-size: 19px;">http://static.xaluan.com/images/news/Image/2015/01/01/154a4c0d112396.img.jpg
Trẻ dưới 2 tuổi nếu được điều trị bằng thuốc kháng sinh quá sớm sẽ có nhiều nguy cơ bị béo phì sau này. Ảnh minh họa: BBC.</center>

Các nhà nghiên cứu đã xem xét hồ sơ sức khỏe của hơn 64.500 trẻ em Mỹ trong 12 năm từ 2001 đến 2013. Những đứa trẻ được theo dõi cho đến khi 5 tuổi. Gần 70% trong số này đã dùng thuốc kháng sinh trước 2 tuổi.

Kết quả cho thấy những trẻ đã được điều trị kháng sinh trên 4 lần trong 2 năm đầu đời có nguy cơ béo phì cao hơn 10% so với những trẻ còn lại. Ngoài ra, những trẻ 2-4 tuổi sử dụng nhiều kháng sinh cũng có nguy cơ béo phì và thừa cân cao hơn.

Theo các nhà nghiên cứu, thuốc kháng sinh không thích hợp có thể tác động tiêu cực đến sự phát triển trẻ. Ở những trẻ sử dụng kháng sinh phổ rộng (loại kháng sinh có tác dụng mạnh với nhiều loại vi khuẩn),khả năng béo phì là rất cao. Trong khi đó, những trẻ được điều trị bằng kháng sinh phổ hẹp (loại kháng sinh chỉ tác động với một số vi khuẩn nhất định) ít có nguy cơ gặp các vấn đề về cân nặng sau này.

Kháng sinh phổ rộng - bao gồm amoxicillin, tetracycline, streptomycin, moxifloxacin và ciprofloxacin - được dùng để điều trị nhiễm trùng, trong trường hợp các vi khuẩn gây bệnh chưa được xác định, hoặc trong trường hợp một bệnh nhân đang bị tấn công bởi một chủng các vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh.

GS Charles Bailey tại Đại học Pennsylvania cho biết khi dùng nhiều kháng sinh quá sớm, một số vi khuẩn trong đường ruột có lợi trong việc phân tầng trọng lượng đi đúng hướng có thể bị giết chết.

Các chuyên gia khuyến cáo phụ huynh và bác sĩ nhi khoa cần cân nhắc và thận trọng khi sử dụng kháng sinh cho trẻ. Nên hạn chế sử dụng kháng sinh phổ rộng và ưu tiên kháng sinh phổ hẹp trong điều trị bệnh.

songchungvoi_HIV
23-01-2015, 19:55
Kháng sinh gây loạn khuẩn đường ruột?

Thứ sáu, 23/01/2015 17:17
Loạn khuẩn đường ruột dẫn đến tiêu chảy là tác dụng phụ thường gặp khi dùng kháng sinh.

Con tôi năm nay 4 tuổi, từ khi được 10 tháng đến nay, tháng nào cháu cũng bị các bệnh về tai mũi họng như: viêm họng, viêm tai giữa, viêm amiđan... nên đã phải dùng rất nhiều loại kháng sinh. Sau mỗi lần dùng kháng sinh, cháu thường bị đi ngoài phân lỏng, phân sống vài ngày mới hết. Tôi băn khoăn không biết đó có phải là tác dụng phụ do kháng sinh không. Cần làm gì để hạn chế tình trạng này?

Hoàng Yến (Thái Bình)

Chào bạn,


Loạn khuẩn đường ruột dẫn đến tiêu chảy là tác dụng phụ thường gặp khi dùng kháng sinh (nhiều loại kháng sinh gây ra tác dụng phụ này). Tình trạng tiêu chảy nặng hay nhẹ, ngắn hay dài còn tùy thuộc vào loại kháng sinh, thời gian dùng và khả năng nhạy cảm của cơ thể với loại kháng sinh đó. Đối với trẻ em, đáng ngại hơn cả là nếu chứng loạn khuẩn không được điều trị sớm, có thể dẫn đến hiện tượng mất nước, rối loạn điện giải, suy dinh dưỡng dẫn đến suy kiệt...


http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2015/1/23/Khang-sinh-gay-loan-khuan-duong-ruot-1.jpg

Bình thường trong đường ruột luôn tồn tại một quần thể vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Các vi khuẩn này luôn duy trì ở thế cân bằng, nhằm tăng cường quá trình tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng, thải trừ các chất độc hại.


Khi sử dụng kháng sinh, thuốc có tác dụng lên nhiều loại vi khuẩn, tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại, phá vỡ thế cân bằng gây ra hiện tượng loạn khuẩn, do đó thúc đẩy sự phát triển của các chủng vi khuẩn gây bệnh có sẵn hoặc mới xâm nhập, dẫn tới chứng tiêu chảy hoặc viêm ruột do kháng sinh.


Khi bị loạn khuẩn đường ruột, bé có triệu chứng đi ngoài phân lỏng, phân sống, đôi khi có lẫn chất nhày hoặc ít máu, đôi khi có cảm giác trướng bụng, sốt nhẹ. Nếu dùng thuốc chống tiêu chảy, thì các triệu chứng trên thuyên giảm, nhưng nếu ngừng thuốc thì lại tái phát trở lại.


Hết đợt điều trị kháng sinh, tình trạng loạn khuẩn sẽ được cải thiện sau vài ngày khi các vi khuẩn đường ruột cân bằng trở lại. Tình trạng tiêu chảy của trẻ sẽ hết. Ngoại trừ các trường hợp nặng, thành tiêu chảy mạn tính, khi đó bệnh nhi sẽ phải điều trị dài ngày mới khỏi hẳn.
Để hạn chế tình trạng tiêu chảy do dùng kháng sinh, khi cho bé đi khám, bạn cần thông báo cho bác sĩ biết về loại kháng sinh trẻ đang dùng để được tư vấn về cách sử dụng. Cho dù bé bị tiêu chảy do kháng sinh thì cũng phải cho bé uống hết liều điều trị, không bỏ thuốc giữa chừng sẽ gây tình trạng kháng thuốc và những lần điều trị sau sẽ càng khó khăn hơn. Sau mỗi đợt kháng sinh nên cho trẻ ăn sữa chua và dùng bổ sung men vi sinh và để cung cấp vi khuẩn có lợi cho đường ruột.



Theo DS. Minh Anh - Sức khỏe và Đời sống

songchungvoi_HIV
09-02-2015, 15:24
Trẻ dễ béo phì nếu dùng nhiều kháng sinh09/02/2015 12:03 GMT+7









Một nghiên cứu ở Mỹ đã chỉ ra rằng trẻ dưới 2 tuổi nếu được điều trị bằng thuốc kháng sinh quá sớm sẽ có nhiều nguy cơ bị béo phì sau này.
Các nhà nghiên cứu Mỹ thuộc các trường đại học Pennsylvania và trường Y tế cộng đồng Bloomberg đã tiến hành xem xét hồ sơ sức khỏe của hơn 64.500 trẻ em Mỹ trong 12 năm từ 2001 đến 2013, những đứa trẻ được theo dõi cho đến khi 5 tuổi.

Gần 70% trong số này đã dùng thuốc kháng sinh trước 2 tuổi. Kết quả cho thấy những trẻ đã được điều trị kháng sinh trên 4 lần trong 2 năm đầu đời sẽ có nguy cơ mắc bệnh béo phì nhiều hơn 10% so với các đứa trẻ khác.


<tbody style="border: 0px; margin: 0px; outline: 0px; padding: 0px; vertical-align: baseline; background: none 0px 0px repeat scroll transparent;">
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2015/02/09/12/20150209120104-1423193164-beo.jpg (http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2015/02/09/12/20150209120104-1423193164-beo.jpg)


Dùng thuốc kháng sinh quá sơm cũng là nguyên nhân khiến trẻ béo phì


</tbody>

Nghiên cứu thấy rằng những trẻ dưới 2 tuổi sử dụng kháng sinh phổ rộng – tiêu diệt gần như tất cả các loại vi khuẩn – sẽ dễ bị béo phì khi được 5 tuổi. Trong khi đó, những trẻ được điều trị bằng kháng sinh phổ hẹp (loại kháng sinh chỉ tác động với một số vi khuẩn nhất định) ít có nguy cơ gặp các vấn đề về cân nặng sau này.

Thực tế hệ tiêu hóa của trẻ rất nhạy cảm trong 2 năm đầu, và với hệ miễn dịch yếu ớt, trẻ dễ bị viêm tai hoặc viêm xoang với tần suất cao hơn. Kháng sinh được các bác sĩ kê để điều trị những bệnh này sẽ giết chết một số vi khuẩn ruột, gây mất cân bằng vi khuẩn và làm biến đổi chức năng chuyển hóa.

Không những vậy, các nhà nghiên cứu cũng cho biết trẻ sử dụng thuốc kháng sinh không thích hợp có thể tác động tiêu cực, gây hại rất lớn đến sự phát triển trẻ.

Giáo sư Charles Bailey tại Đại học Pennsylvania cho biết khi dùng nhiều kháng sinh quá sớm, một số vi khuẩn trong đường ruột có lợi trong việc phân tầng trọng lượng đi đúng hướng có thể bị giết chết và các vi khuẩn đi sai hướng có thể sẽ hoạt động nhiều hơn.

Giáo sư Nigel Brown, chủ tịch của Hiệp hội Vi sinh vật phổ biến của Anh, cho biết “ Nghiên cứu này cũng đã minh chứng rằng việc bố mẹ cho trẻ sử dụng kháng sinh quá sớm cũng là nguyên nhân khiến trẻ béo phì ”.

Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo phụ huynh cần cân nhắc và thận trọng khi sử dụng kháng sinh cho trẻ, nên hạn chế sử dụng kháng sinh phổ rộng và ưu tiên kháng sinh phổ hẹp trong điều trị bệnh. Nghiên cứu đã cho thấy vi khuẩn ở ruột sẽ thay đổi theo chế độ ăn, vì thế người lớn nên cải thiện chế độ ăn cho trẻ để giúp các vi khuẩn “tốt” phát triển.

(Theo Khám phá)