PDA

View Full Version : Thái Lan – “tử cung của châu Á”



songchungvoi_HIV
27-08-2014, 20:49
Thứ tư 27/08/2014 18:00
Thái Lan hiện là điểm đến ưu tiên của những người muốn sử dụng dịch vụ mang thai hộ. Một kênh truyền hình của nước này còn ví von rằng: “Thái Lan đã trở thành cái tử cung của châu Á”.


<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/buikieulien/2014_08_27/image002.jpg


Một phụ nữ mang thai hộ ở Thái Lan. Nguồn: HeraldSun

</tbody>
Trong khoảng 2 năm nay, mang thai hộ cho những cặp vợ chồng nước ngoài, đặc biệt là những người đến từ các quốc gia châu Á giàu có, đã trở thành một công việc hấp dẫn phụ nữ ở làng Pak Ok, cách Bangkok 6 giờ chạy xe. Ít nhất 24 phụ nữ trong làng đã trở thành người chuyên mang thai hộ.
Một phụ nữ 50 tuổi ở làng Pak Ok, bà Thongchan Inchan cho biết "Nếu tôi không lớn tuổi thì chắc tôi cũng nhận việc này. Vùng quê này rất nghèo, chúng tôi phải rất vất vả để kiếm sống”.
Trong hơn một thập kỉ qua, dịch vụ mang thai hộ đã không còn lạ lẫm ở Thái Lan. Đây là nước thứ hai ở châu Á (cùng với Ấn Độ) và một trong số ít các quốc gia trên thế giới cho phép mang thai hộ.
Chi phí đẻ thuê ở Thái Lan lại thấp hơn nhiều so với Mỹ cũng như một số nước khác, và đây được coi là một trong những biện pháp của chính quyền để biến Thái Lan trở thành điểm đến cho “du lịch y tế”.
Thái Lan còn cho phép những cặp đôi đồng tính thuê phụ nữ mang thai hộ. Thống kê cho biết hàng trăm ca đẻ thuê diễn ra ở Thái Lan mỗi năm. Sau khi sinh thành công, mỗi phụ nữ mang thai hộ nhận thù lao khoảng 10.000 USD. Trong trường hợp mang song thai, họ được nhận tiền bồi dưỡng cao hơn, chưa kể khoản trợ cấp 450 USD/tháng và sinh sống miễn phí ở thủ đô Bangkok.
Bà Vongmanee, trưởng trạm y tế ở Pak Ok than phiền: "Đây là biểu hiện của sự xói mòn đạo đức. Người ta chỉ quan tâm tới tiền bạc mà thôi". Theo bà Kaysorn, "khách hàng" của phụ nữ làng Pak Ok chủ yếu là các gia đình Nhật Bản, Trung Quốc và một số nước phát triển ở châu Á.
Tuy nhiên, nhiều người lại tỏ ra đồng tính với “nghề” này. "Đẻ thuê không có gì là sai trái cả. Bạn đang giúp những người không thể có con. Tôi hiểu cảm giác của một người mẹ khao khát có con là như thế nào", bà Pakson Thongda, một phụ nữ 42 tuổi bày tỏ quan điểm. Con gái của bà cũng đã từng hai lần bán trứng cho một phòng khám sản khoa với giá 1.000 USD/lần.

<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/buikieulien/2014_08_27/image004.jpg


Bà Pakson Thongda cảm thông với việc mang thai hộ. Nguồn: NY Times

</tbody>
Chuyện mang thai hộ ở Thái Lan trở nên ồn ào trên truyền thông quốc tế từ cuối tháng 7/2014, sau khi báo chí Thái Lan và Australia đưa tin về chuyện giữa một cặp vợ chồng Australia và người phụ nữ mang trong mình cặp song sinh của họ. Người mang thai cáo buộc đôi vợ chồng chỉ mang về nước đứa bé khỏe mạnh, bỏ lại đứa bé bị hội chứng Down. Sự việc này đã dấy lên những luồng dư luận trái chiều về vấn đề này.
Mang thai hộ có tính chất thương mại ở Thái Lan đang hoạt động trong “vùng xám” của pháp luật. Dù nước này không cấm chính thức nhưng vẫn có những điều luật mang tính hạn chế.
Luật pháp Thái Lan quy định "người mẹ" chính là người sinh con. Do vậy, nếu bố mẹ "sinh học" của đứa trẻ muốn quyền nhận con thì người mang thai hộ phải từ bỏ quyền làm mẹ của mình. Đây là một sự nhượng bộ có thể nảy sinh tranh chấp pháp lý giữa hai bên.
Chính phủ Thái Lan dự kiến thông qua một đạo luật mới để quản lý việc đẻ thuê mang tính thương mại. Theo dự luật, Thái Lan vẫn cho phép mang thai hộ nhưng cấm nhận thù lao, cấm mọi hoạt động môi giới hoặc quảng cáo dịch vụ này.
Sriamporn Salikoop, một thẩm phán cấp cao ở Tòa án Tối cao, ủng hộ luật này vì ông cho rằng chính quyền phải ngăn chặn sự bùng nổ của việc mang thai hộ. Ông cho rằng: "Sinh ra một con người không giống như việc chúng ta gây giống động vật".
Tạp chí Thai Rath cho rằng lệnh cấm chỉ đẩy việc đẻ thuê vào tình trạng hoạt động lén lút. "Người ta sẽ vẫn tiếp tục chuyện này dù bị coi là không đúng luật. Tình trạng buôn người hoặc trẻ con bị bắt cóc đem ra khỏi đất nước sẽ có nguy cơ tăng cao nếu chúng ta không chính thức công nhận việc mang thai hộ".

Minh TuấnTheo New York Times

nguyenngocnam1234
27-08-2014, 20:51
BQT xóa bài vì hỏi k đúng chuyên mục

songchungvoi_HIV
02-10-2014, 14:30
Cuộc đời buồn của những thiếu nữ đẻ thuê ở miền Tây02/10/2014 11:20
Trở về từ đường dây đẻ thuê ở Thái Lan, thiếu nữ quê Bạc Liêu được bạn bè giới thiệu sang Nga làm công rồi lấy chồng nước ngoài nhưng đã bị trục xuất sau đó.
Gần một tháng nay, Nguyễn Thị Phượng (http://citinews.net/phap-luat/ban-het-dat-huong-hoa-keu-oan-cho-em-trai-thoat-an-tu-hinh-OAY3DNA/) liên tục ghé các công ty, xí nghiệp gần chỗ trọ của cha mẹ ở Bến Lức (Long An) để xin việc nhưng nơi nào cũng từ chối vì trình độ chỉ lớp 2, không có tay nghề.

Cô gái 22 tuổi này quê ấp Biển Đông B, Vĩnh Trạch Đông, TP.Bạc Liêu (Bạc Liêu), là một trong hơn chục người được nhà chức trách giải cứu ra khỏi đường dây đẻ thuê ở Thái Lan hơn 3 năm trước.

Ngoài 3 cô chưa kịp mang thai, Phượng với 9 phụ nữ còn lại sau khi về nước đã ôm theo bụng bầu rồi sinh 8 trai, 3 gái, trong đó một cô sinh đôi. Sau khi giao con cho cơ quan chức năng để giúp bé được đoàn tụ gia đình tại Đài Loan, Phượng quay về miền Tây vài tháng rồi được bạn bè giới thiệu sang Nga làm thuê.

Ở quê biển Bạc Liêu, cha cô cũng bán nhà phía sau rừng phòng hộ để lấy 30 triệu đồng trả nợ rồi đùm túm vợ con với cháu ngoại hơn 2 tuổi lên Sài Gòn làm thuê kiếm sống. Vài tháng sau, cha Phượng xin được chân bảo vệ ở Bến Lức, chuyển nhà trọ xuống Long An đến nay.

"Cháu ngoại là con của Hương (chị Phượng), nó ly hôn rồi bỏ lại con nhỏ cho tôi nuôi. Năm ngoái Hương đi bước nữa với một thanh niên ở Hà Nội, ít khi liên lạc", mẹ Phượng cho biết.


http://2sao.vietnamnetjsc.vn//2014/10/02/11/24/cuoc-doi-buon-cua-nhung-thieu-nu-de-thue-o-mien-tay_1.jpg
Căn nhà nơi chị em Phượng sinh sống từ nhỏ đã đóng cửa 3 năm từ ngày bán cho
bà Thu. Bà này cho biết chị của Phượng chuộc lại nhưng không thấy ai đến ở.


Hai tháng trước, căn nhà trọ của cha mẹ Phượng đón cô với thanh niên 24 tuổi người Nga. Cả 2 sau đó về Bạc Liêu làm giấy đăng ký kết hôn, Phượng theo chồng về Nga nhưng bị nhà chức trách giữ lại 3 ngày rồi trục xuất về Việt Nam vì hết hạn thị thực.

Phượng kể những ngày tháng ở Nga công việc chính của cô là mang quần áo ra chợ cho ông bà chủ, phụ bán hàng, đóng gói khi có yêu cầu. Để sang Nga, Phượng được cô bạn làm chung (quen biết khi phụ quán ở Cần Thơ) giới thiệu, cho mượn tiền mua vé máy bay. Với mức lương tương đương 7 - 8 triệu đồng, hàng tháng Phượng trả lại cho người bạn này một ít, còn lại chi xài, không có dư gửi về giúp cha mẹ.

"Chồng tôi nói đang học đại học nhưng mấy hôm nay điện hỏi mới biết anh ấy đã nghỉ đi làm thuê kiếm tiền. Cha làm bảo vệ lương trên 3 triệu đồng chỉ đủ đóng tiền nhà, lo cho em gái tôi học lớp 6 và nuôi đứa cháu. Mẹ bị bệnh tim cần tiền chữa trị nhưng tôi xin việc khắp nơi mà không ai nhận", Phượng chia sẻ và cho biết cưới nhau trên 3 năm trở lên chính quyền sở tại mới cho phép chồng bảo lãnh sang Nga, nhưng cơ hội rất mong manh.

Không riêng gì Phượng mà tỉnh Bạc Liêu còn có 7 cô gái từng sang Thái Lan đẻ thuê với mong muốn kiếm được 5.000 USD sau mỗi lần vượt cạn. Trong đó 3 người cùng ngụ thị trấn Giá Rai của huyện Giá Rai, 3 người ở xã Long Điền, huyện Đông Hải và một ở thị trấn Hộ Phòng (Giá Rai).

Qua khỏi cống Giá Rai là xóm nhà đan xen mồ mã. Ở đây Hoa được nhiều người biết bởi trước khi đi Thái Lan cô có mở quán nhậu tại nhà. Gia đình nghèo, chồng mất sớm khiến Hoa buồn bã khăn gói qua huyện Đông Hải gần đó bán quán nhậu rồi được người quen giới thiệu lên TP.HCM tham gia đường dây đẻ thuê.

Theo Hoa, tuổi thơ chứng kiến cảnh cha mẹ chạy gạo từng lon, lấy chồng không lâu đã thành bà góa nên cô muốn xuất ngoại để hy vọng đổi đời với 5.000 USD phí đẻ thuê. Thế nhưng chờ 5 tháng vẫn chưa được mang bầu, cuối tháng 2/2011 cô bị nhà chức trách Thái Lan phát hiện, đưa về nước mà chẳng nhận được đồng nào.

Cuộc sống tiếp tục khốn khó sau nhiều tháng ăn bám cha mẹ nghèo, năm ngoái Hoa phụ chị họ bán quán nhậu rồi gá nghĩa với người đàn ông nuôi tôm trong vùng.

Ở huyện Tân Hiệp của tỉnh Kiên Giang cũng có thiếu phụ tên Trân trở về từ đường dây đẻ thuê. Tại quê nhà Trân có 2 con trên 10 tuổi, gia đình quanh năm làm thuê làm mướn vì không có đất sản xuất.

Bảy năm trước chồng chị lên Hà Tiên thuê đất làm ruộng trong vùng nước mặn, phèn chua. Đến khi lúa trổ đòng thì gặp phải bão lớn đánh gục. Vài vạt lúa trụ lại sau bão chờ ngày chín cũng bị chuột cắn phá khiến chồng Trân quay về quê với món nợ hơn 100 triệu đồng.

Thương 2 con nhỏ dại phải chịu cảnh rau cháo qua ngày, Trân lên TP.HCM giúp việc nhà rồi có người nói sang Thái Lan đẻ thuê trót lọt sẽ được hơn 100 triệu nên quyết định bay sang xứ người.

"Cuộc sống quá khổ, tôi nói dối chồng sang nhà đứa cháu bên Đài Loan tìm việc, nhưng thực ra là đi Thái Lan đẻ thuê. Chờ hơn 1 tháng mà chưa mang bầu thì bị cảnh sát phát hiện", Trân kể.

Trở về quê với 2 bàn tay trắng, chồng Trân cứ tưởng cuộc sống nghèo khó khiến vợ tìm vui duyên mới. Sau đó anh nhận ra sự việc sau lời thú thật của Trân là muốn kiếm tiền trả nợ cho chồng nên chị đã liều sang Thái Lan.

Rất giận vợ, nhưng nghĩ lại chồng Trân thương chị nhiều hơn. Người đàn ông gần 40 tuổi khuyên vợ bỏ chuyện không vui, cố gắng chí thú làm ăn bằng nghề ấp vịt giống để tích cóp trả nợ, nuôi 2 con ăn học.

Trò chuyện với phóng viên, bà Đào Mộng Thu (cán bộ phụ trách Thương binh Xã hội xã Vĩnh Trạch Đông, TP.Bạc Liêu) cho biết trước đây thấy cha mẹ Phượng quá nghèo, nài nỉ bán đất nên bà mua cả căn nhà dột nát 30 triệu đồng. Khi còn ở Nga, Phượng nhiều lần điện thoại cho bà với mong muốn chuộc lại nhà đất của cha mẹ khi có điều kiều kiện.

"Chị của Phượng cùng chồng mới gặp tôi chuộc lại tài sản nhưng nhà đóng cửa bỏ đó, không thấy ai về ở", bà Thu nói.

* Tên các nhân vật trong bài đã được thay đổi.


Theo Tri thức



Theo 2sao.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?url=-1984702928)