PDA

View Full Version : Thuốc đặc trị cho người nhiễm HIV từ nguồn xã hội hóa



songchungvoi_HIV
30-08-2014, 13:23
Thời gian qua, TP Hồ Chí Minh đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trong phòng, chống HIV/AIDS. Tuy vậy, hiện nay, công tác này vẫn còn gặp không ít khó khăn, thách thức. Nhằm bảo đảm tính bền vững trong phòng, chống HIV/AIDS, hướng tới mục tiêu kết thúc đại dịch HIV/AIDS vào năm 2030, TP Hồ Chí Minh đã triển khai đề án "Thí điểm điều trị ARV sớm cho người nhiễm HIV bằng phương thức xã hội hóa tại TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2014-2018".


Số ca nhiễm HIV mới giảm
Theo Văn phòng phòng, chống AIDS TP Hồ Chí Minh (http://citinews.net/doi-song/ban-ve-mot-so-khia-canh-cua-tinh-duc-dong-gioi-I4LDRVY/), những năm qua, thành phố đã tích cực triển khai các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS trên cả hai phương diện can thiệp dự phòng (truyền thông, tiếp cận cộng đồng) và can thiệp y sinh (dự phòng lây truyền từ mẹ sang con, chăm sóc điều trị ARV (thuốc đặc trị) cho người nhiễm HIV). Tới nay, tại Trung tâm Y tế dự phòng của tất cả các quận, huyện của thành phố đã thành lập Khoa Tham vấn cộng đồng với chức năng thực hiện các hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV và các hoạt động chăm sóc, chữa trị cho bệnh nhân HIV/AIDS. Thành phố cũng có 108 điểm tư vấn xét nghiệm HIV tại các quận, huyện và bệnh viện lớn.
Theo Phó trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính, Ủy ban Phòng, chống AIDS thành phố Hồ Chí Minh Lương (http://citinews.net/kinh-doanh/bai-2-chat-luong-cong-trinh-va--ganh-nang--phi-7HL7UCQ/) Quốc Bình, hiện thành phố là địa phương đầu trong cả nước thực hiện chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Hằng năm, chương trình tham vấn xét nghiệm cho hơn 100 nghìn thai phụ, phát hiện từ 500 đến 700 thai phụ nhiễm HIV để điều trị dự phòng và cứu khoảng 150-200 trẻ không bị lây nhiễm HIV từ mẹ. Nhờ vậy, tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang con vẫn duy trì ở mức dưới 3%. Nếu không có chương trình can thiệp này, tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang con có thể lên tới 25-30%.
Thành phố cũng đã triển khai chương trình chăm sóc, chữa trị miễn phí bằng thuốc đặc trị kháng HIV cho người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS. Hiện, chương trình đang quản lý, chăm sóc điều trị cho 26.500 bệnh nhân, trong đó điều trị miễn phí ARV có 23.800 bệnh nhân.
Theo Phó trưởng phòng Bình, kết quả giám sát phát hiện HIV hằng năm cho thấy, dịch HIV tại thành phố đã giảm mạnh từ năm 2008 đến nay. Năm 2013, số trường hợp nhiễm mới HIV được phát hiện là 1.733 trường hợp, giảm 3.718 trường hợp so với năm 2008; số trường hợp chuyển sang AIDS là 1.351 trường hợp, giảm 1.956 trường hợp. Năm 2008, thành phố có ba phường, xã không có người nhiễm mới và 97 phường, xã không có người chết do HIV/AIDS; đến năm 2013, đã có 11 phường, xã không có người nhiễm mới và 150 phường, xã không có người chết...
Triển khai điều trị ARV sớm
Theo Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính, Ủy ban Phòng, chống AIDS thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn (http://citinews.net/xa-hoi/bat-cap-giua-nghien-cuu-va-ung-dung-khoa-hoc--cong-nghe-J4J7ENI/) Xuân Anh Dũng, thành phố đã có đủ cơ sở để có thể bước vào giai đoạn hướng tới kết thúc đại dịch vào năm 2030. Tuy nhiên, công tác phòng, chống AIDS vẫn còn nhiều thách thức.
Qua kết quả xét nghiệm cho thấy, thành phố hiện có hơn 48.000 người phát hiện có HIV/AIDS, nhưng số người nhiễm thực tế có thể cao gấp bốn lần con số này. Trong khi đó, nguồn lực phòng, chống HIV/AIDS đang giảm và đến năm 2018, các nguồn viện trợ sẽ bị cắt. Bên cạnh đó, tỷ lệ nhiễm HIV trong các nhóm đối tượng có nguy cơ cao như: phụ nữ mại dâm, nhóm tiêm chích ma túy, nam có quan hệ đồng giới... còn khá cao.
Thực hiện đề án "Thí điểm điều trị ARV sớm cho người nhiễm HIV bằng phương thức xã hội hóa tại TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2014-2018", Ủy ban Phòng, chống AIDS và Sở Y tế thành phố đang xây dựng chương trình triển khai cụ thể. Theo đó, từ năm 2015, các cơ sở điều trị ARV sẽ thu khoảng 20.000 đồng/ngày với bệnh nhân điều trị ARV sớm khi lượng CD4 (tế bào giúp đỡ)/mm3 máu > 350. Những trường hợp thuộc diện nghèo của thành phố sẽ được miễn, giảm chi phí điều trị. "Việc thực hiện điều trị ARV sớm cho người nhiễm HIV bằng phương thức xã hội hóa bảo đảm tính bền vững của chương trình phòng, chống HIV/AIDS tại thành phố, đồng thời, giảm sự kỳ thị của xã hội với bệnh nhân này, coi những bệnh nhân HIV/AIDS như những bệnh mạn tính khác. Các nghiên cứu gần đây đã chứng minh việc điều trị ARV sớm sẽ giúp bệnh nhân duy trì, cải thiện sức khỏe và giảm lây nhiễm trong cộng đồng, đặc biệt có thể kéo dài cuộc sống tới 40 năm" - Trưởng phòng Dũng cho biết thêm.
Dự kiến, nguồn kinh phí thực hiện đề án gần 290 tỷ đồng, trong đó 255,5 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa. Ðề án xác định mục tiêu trước mắt: Trong hai năm (2014 - 2015) sẽ phát hiện sớm bốn nghìn người có HIV và giai đoạn 2016 - 2018, mỗi năm phát hiện sớm sáu nghìn người. Trong số những người đã phát hiện nhiễm HIV, có 80% đồng ý tham gia điều trị ARV sớm...

Cùng với xã hội hóa trong điều trị ARV sớm cho người nhiễm HIV, từ năm 2015, các trường hợp điều trị cai nghiện bằng Methadone sẽ trả phí điều trị khoảng từ 7.000 đến 8.000 đồng/ngày/bệnh nhân (miễn phí tiền thuốc). Tới năm 2016, bệnh nhân điều trị cai nghiện bằng Methadone sẽ tự trả cả phí điều trị và tiền thuốc với mức 17.000 đồng/bệnh nhân/ngày.
Theo nhandan.com.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?url=-540232741)