PDA

View Full Version : Sợ kỳ thị, người đồng tính càng dễ quan hệ tình dục không an toàn



songchungvoi_HIV
02-09-2014, 09:41
Luật Hôn nhân và Gia đình (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua không thừa nhận hôn nhân của người cùng giới tính. Tuy nhiên, trên thực tế mối quan hệ giữa những người đồng tính vẫn đang tồn tại. Chỉ có rất ít người sống công khai còn phần lớn họ giấu kín thân phận và mối quan hệ tình ái của mình vì sợ bị kỳ thị. Đó cũng chính là những khó khăn khiến người đồng tính phải đối mặt, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường tình dục do sự thiếu hiểu biết của mình.


http://giadinh.vcmedia.vn/QL3eD8mA2dlFu7uWVSHccccccccc/Image/2014/06/Copy-of-Nguoi-dong-tinh-13f2f.JPG
Người đồng tính cần được cảm thông và quan tâm hơn nữa để không còn sự kỳ thị. Ảnh: H.A

Thiếu hiểu biết về tình dục an toàn

Nguyễn Thanh Bình (http://citinews.net/kinh-doanh/vinh-danh-50-thuong-hieu-dan-dau-viet-nam-JHNGY2Q/) (ở Hà Nội) - thành viên của nhóm những người đồng tính nam trên website www.hiv.com.vn (http://www.hiv.com.vn/) (tư vấn, hỗ trợ về phòng tránh HIV/AIDS) chia sẻ, hiện số người MSM (nam giới có quan hệ tình dục với nhau) ở các thành phố lớn khá đông. Tuy nhiên, có rất ít trong số họ "coming out" (lộ diện, công bố xu hướng tính dục của mình), phần lớn trong số họ đều giấu kín giới tính của mình với gia đình và xã hội.

"Việc lộ diện là điều rất khó khăn, nhưng vì lợi ích chung của cộng đồng MSM nên tôi đã đồng ý chia sẻ về cuộc sống của mình để giúp các bạn đồng tính có được cuộc sống tốt hơn", Bình tâm sự. Khi biết bản thân mình là "gay", Bình đã rất khổ tâm vì không thể thổ lộ với ai. Cuộc sống gia đình sóng gió khi bố mẹ làm ăn bị thua lỗ, gia đình bất hòa. Chán nản khiến cho học lực của Bình giảm sút và bỏ học sau 2 năm bị lưu ban. Nhờ bạn bè giới thiệu, Bình đã đi làm ở một tiệm tẩm quất nam và đây cũng chính là khoảng đời đầy sóng gió của cậu. Làm việc gần 2 năm tại tiệm này, vì mưu sinh Bình đã chấp nhận làm mại dâm nam với những người đồng tính. Trong một lần đi hiến máu nhân đạo, Bình đã biết mình bị nhiễm HIV.

"Hiện nay, nhóm những người đồng tính đang phải chịu một sự kỳ thị rất lớn từ cộng đồng nên họ còn ngại ngần tìm sự trợ giúp để điều trị. Vì vậy chúng ta cần quan tâm đến nhóm cộng đồng này hơn nữa để không còn sự phân biệt đối xử với họ. Họ chính là một trong những nhóm đối tượng đích dự phòng chăm sóc và điều trị HIV/AIDS".

(Bà Claire Pierangelo (http://citinews.net/khoa-hoc/cay-trong-bien-doi-gien---huong-di-moi-cho-san-xuat-nong-nghiep-ben-vung-HS4MLII/) - Phó Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam)
"Xã hội phân nam, nữ rõ ràng nhưng chúng tôi bị coi là "khuyết một tí"" và chính cái "khuyết" đó để lại những khổ sở, đau đớn về tâm hồn cho những người đồng tính nam", anh Nguyễn Văn Đ, Trưởng nhóm Cát Trắng ở Hải Phòng tâm sự. Bản thân anh Đ là người hoạt động rất tích cực trong công tác tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục vì lợi ích của những người đồng tính. Theo anh Đ, trước đây do không hiểu biết về tình dục an toàn, nhiều thành viên trong nhóm đã có những nguy cơ cao mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Khi được khảo sát, một số MSM hiểu rất sai lầm về nguy cơ lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục như: "Quan hệ tình dục nam - nữ thì mới bị HIV"; "sử dụng chất bôi trơn trong quan hệ tình dục thì không thể nhiễm HIV"; "gay với gay thì không nhiễm HIV mà chỉ có ma túy và mại dâm mới làm lây nhiễm HIV";… Ở MSM, có hai dạng hành vi tình dục gây nguy cơ đó là làm tình bằng miệng và tình dục hậu môn. Do đó, các bệnh như lậu, giang mai, sùi mào gà, nấm và ký sinh trùng, HIV/AIDS… đều có người mắc. Hầu hết trong số họ đều rất e ngại đi khám bệnh vì sợ người khác biết và kỳ thị nên việc lây lan bệnh trong cộng đồng MSM càng khó kiểm soát.

Không chỉ là nỗi đau thể xác

Tình dục đồng giới không an toàn khiến những người đồng tính phải gánh chịu nỗi đau về thể xác và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Ngoài việc bị lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, những người đồng tính nam hay bị viêm niêm mạc trực tràng, bị trĩ, rối loạn tiêu hóa, suy nhược thần kinh...

Hiện nay, tại Việt Nam ước tính tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm đồng giới nam ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP HCM là khoảng 17%. Tuy nhiên, theo Nguyễn Thanh Bình thì nếu xét nghiệm 100% các MSM, con số này sẽ còn cao hơn. Theo Bình, một bộ phận MSM chưa hoàn toàn hiểu chính xác về "quan hệ tình dục an toàn" là như thế nào và "hành vi nguy cơ cao" ra sao nên chưa chú trọng việc phòng tránh bảo vệ bản thân mình. Bản thân quan hệ tình dục giữa nam và nam đã có nguy cơ lây nhiễm HIV rất cao, nhưng thực tế thì phức tạp hơn nhiều. Một người vừa bán dâm nam, vừa là người cai nghiện cũng đồng thời là người lưỡng tính, mối quan hệ tình dục của họ dễ có sự lây truyền phức tạp. Theo một nghiên cứu gần đây thì chỉ khoảng 10 năm nữa, một nửa nam giới nhiễm HIV trong khu vực châu Á vàTây Thái Bình Dương (http://citinews.net/khoa-hoc/ky-di-nhung-sinh-vat--ngoai-hanh-tinh--co-mot-khong-hai-744RMSI/) sẽ là MSM. Vì vậy việc truyền thông, tạo điều kiện cho những người đồng giới nam được tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ xã hội và dịch vụ y tế để phòng chống HIV/AIDS là vô cùng quan trọng.

Tự bộc lộ bản thân, Bình đối diện với nỗi đau vì bị kỳ thị nhưng cũng nhờ sự công khai danh tính, anh đã nhận được nhiều sự quan tâm và tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ điều trị chăm sóc HIV/AIDS. Rất nhiều nhóm tự lực của những người đồng tính vẫn đang tích cực hoạt động để ngày càng giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV, cùng hướng đến một cuộc sống tích cực hơn. "Tôi muốn làm lại một phần quãng đời của bản thân mình trước khi quá muộn, với mong muốn xã hội có cái nhìn đúng đắn hơn về cộng đồng người đồng tính. Tôi muốn góp sức mình vào việc truyền thông góp phần vào giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV ở cộng đồng MSM", Bình chia sẻ.

Những nguy cơ bệnh tật ở những người đồng tính nữ

Với người nữ có quan hệ tình dục với nữ (WSW) tuy nguy cơ lây nhiễm HIV không cao như các MSM nhưng các nguy cơ về bệnh tật cũng khá cao. Đồng tính nữ ít có khả năng mang thai hơn phụ nữ bình thường nên không có được những hormone thường có trong thời kỳ mang thai và cho con bú giúp phụ nữ phòng ngừa ung thư buồng trứng, ung thư nội mạc tử cung và ung thư vú. Đồng tính nữ thường quan niệm sai lầm rằng tình dục đồng giới thì không lây nhiễm, vì vậy ít khi thực hiện các xét nghiệm sàng lọc. Bên cạnh đó, tỷ lệ đồng tính nữ bị trầm cảm và lo âu luôn cao hơn phụ nữ bình thường. Trầm cảm và lo âu tiến triển ngày càng nặng hơn khiến đồng tính nữ phải che giấu gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và không tìm kiếm sự trợ giúp, tư vấn hay hỗ trợ tinh thần.
*Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi.
Hà Anh
Theo giadinh.net.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?url=-2035662739)

songchungvoi_HIV
02-09-2014, 09:41
Vấn đề người đồng tính-Bài 2: Cha mẹ khó lộ diện hơn con

Thứ 3, 02-09-2014 08:45:59 am

Kỳ thị từ xã hội là một trong những yếu tố khiến cha mẹ cảm thấy không thể chấp nhận sự thật về xu hướng tình dục và bản dạng giới của con em mình.

Trong khi nhiều người con là LGBT không ngần ngại công khai xu hướng tình dục và bản dạng giới của mình, thì người thân của họ lại chẳng dễ dàng công khai sự thật này.



Đông đảo người thân và bạn bè của các LGBT đã tham gia hội thảo về mối quan hệ giữa những người nữ yêu nữ với cha mẹ, tổ chức ngày 4/8/2012, tại Hà Nội.
Một hôm, thấy cậu con đi học về trong bộ dạng nhem nhuốc, mặt tím bầm, mũi rỉ máu, một phụ huynh tại TP Hồ Chí Minh hỏi: Con sao vậy?
- Chúng nó đánh con, vì con... đồng tính.

http://dongtinhvietnam.com/uploads/2014/thang04/tuan01/private/8chot_c57f2.jpg
Sốc, vì sự thật về xu hướng tình dục của con. Đau, vì đứa con rứt ruột đẻ ra bị đánh đập. Xót lòng, vì nghĩ đến tương lai chắc sẽ nhiều khó khăn của con mình. Thế nhưng, người mẹ ấy không dám phản ứng gì với những bạn học đã thô bạo với con. “Làm ầm lên, càng lộ ra là con đồng tính. Hay ho gì” - người mẹ trải lòng.“Thế con anh/chị dạo này thế nào? Chưa chịu lấy vợ/lấy chồng à?”, là những câu hỏi mà các bậc phụ huynh của LGBT “ngại” phải đối diện nhất. Biết trả lời thế nào, khi chỉ mình mình biết con em của mình là LGBT?
Nói ra, chắc chắn chẳng giải quyết được gì, có khi còn thêm điều tiếng. Mà ậm ờ mãi cũng không xong. Cô H. - mẹ của một đồng tính nam ở Hà Nội tâm sự: “Với họ hàng, tôi không dám nói ra sự thật về xu hướng tình dục đồng tính của con. Nó là con trai duy nhất, lại như tấm gương, “dẫn dắt” cả đám anh em nội ngoại học hành, thành đạt, đi du học nước ngoài. Lại khôi ngô, đẹp ngời ngời. Ai ai cũng ca ngợi. Vậy mà... Thế thì tôi biết ăn nói làm sao?”.

“Ai hỏi nhiều quá, tôi đành bảo: À, nó đi Tây, đăng ký với một cô gái sống với nhau mà không cưới”, cô H. tặc lưỡi.

Những bậc phụ huynh có con là người chuyển giới thì thường nhắc nhở con: “Mày ăn mặc, đầu tóc cho ra con gái/con trai đi, để người ta không nhìn vào nhà mình”!Cô H. nhiều khi nghĩ quẩn: Hay “tìm đại” một cô nào, đơn giản, không đòi hỏi tình yêu, để “cưới cho xong”. Như thế sẽ không còn điều tiếng gì, và biết đâu, còn có cháu bế. Nhưng cô cũng biết, làm vậy không đơn giản, nhất là trong xã hội hiện nay.
Thêm vào đó, trên thực tế, hôn nhân không tình yêu, nhất là với các LGBT, sẽ thực sự là một cực hình. “Sẽ có ít nhất một người vợ/người chồng, những đứa con (nếu có) và một gia đình chồng/vợ bị lôi kéo vào bi kịch của em”, D. - một thành viên mạng lưới đồng tính nam tâm sự.

Nhiều khi tôi nghĩ: “Con mình ngoan ngoãn, có hiếu, lại tài năng, giúp ích nhiều cho xã hội, có gì mà xấu hổ. “Chuyện kia” của nó là chuyện cá nhân, không ảnh hưởng tới mọi người, mà là do tự nhiên sinh ra đã thế” - phụ huynh của một đồng tính nữ chia sẻ. Nhưng, cũng như nhiều người mẹ khác, khi chịu áp lực từ người ngoài, phụ huynh này cũng thừa nhận “lại không kiềm chế được”.

Mẹ của một trangender (người chuyển giới) tại Hà Nội, thì lo lắng tâm sự: “Nó không lười nhác, hay hư hỏng. Cũng chẳng vướng tệ nạn gì. Nhưng chắc chắn công ăn việc làm sẽ vô cùng khó khăn. Nó đã phải nghỉ việc ở một công ty vì bị xì xào rồi. Những nơi “tử tế” chắc sẽ khó lòng chấp nhận con tôi”.
Chính vì vậy, rất ít mẹ cha dám thổ lộ con người thật của con với mọi người. “Chắc phải tới khi nào trong xã hội không còn những suy nghĩ kỳ thị với người đồng tính, thì con tôi và gia đình mới được sống đúng là mình, và tôi mới thôi xấu hổ, ngại ngần khi nói về con”, cô H. ngậm ngùi.
Thùy Hương
(*) Tên, địa chỉ các nhân vật trong bài đã được thay đổi để đảm bảo riêng tư cho gia đình và người thân.
Bài cuối: Lối thoát từ tình thương yêu
Theo báo tin tức