PDA

View Full Version : Lối hẹp pháp lý cho cộng đồng LGBT



songchungvoi_HIV
04-09-2014, 08:43
Thứ 5, 04-09-2014 08:40:21 am
- Không chỉ bị cộng đồng nhìn bằng ánh mắt phân biệt, kỳ thị mà hiện nay nhiều chính sách, luật của Việt Nam đang khiến những người LGBT (Lesbians - đồng tính nữ; Gays - đồng tính nam; Bisexuals - lưỡng tính; Transgender - chuyển giới tính) gặp nhiều khó khăn.

Hiện, nhiều đạo luật đang được tiến hành sửa đổi, bổ sung...

<tbody>

http://dongtinhvietnam.com/uploads/2014/thang04/tuan01/private/14-vietpride-2.jpg


</tbody>


<tbody>

Cộng đồng LGBT trong một cuộc diễu hành tại Hà Nội - Ảnh: SCAGA
Những công dân bị… chối bỏ
Mắt chuốt mascara, mái tóc dài ngang vai được cột lên gọn gàng, Ca Thy, một người đồng tính tại TP.HCM tâm sự về cuộc đời mình: “Không hiểu kiếp trước em làm gì nên tội mà kiếp này em là con gái nhưng lại có hình hài con trai. Đi học, bạn bè trêu chọc, về nhà, bố mẹ và hàng xóm dèm pha… Không chịu nổi sức ép dư luận, năm 17 tuổi em bỏ nhà đi với khao khát sẽ được là chính mình”. Từ đó, Ca Thy bắt đầu mặc đồ con gái và kiếm sống bằng nghề bán vé số dạo. Thy bảo, vì mình đen đúa, thô kệch nên đi đâu người ta cũng hắt hủi, thậm chí dùng những lời lẽ thô tục, xúc phạm. “Vì thế, em quyết tâm dù chịu đau, chịu khổ cũng phải làm cho mình đẹp, cho ra hình hài người con gái” - Thy nói.
Để thực hiện khát khao ấy, Ca Thy lùng mua hormone trong cộng đồng cùng giới và nhờ bạn bè chích hộ. Không có tiền đặt túi ngực, Thy tiêm silicon trực tiếp với giá rẻ hơn 10 lần so với thông thường. Thực tế, không chỉ Ca Thy mà hầu hết những người chuyển giới ở Việt Nam đều thực hiện những phương pháp nguy hại sức khỏe như thế vì không có đủ khả năng tài chính. Dù biết có thể phải trả giá bằng cái chết, nhưng đối với họ, “dù một phút được sống trong hình hài của con gái cũng cam lòng”.
Sau quá trình khổ ải, Ca Thy đã có vẻ bề ngoài như một người con gái thực thụ với dáng đi uyển chuyển và khuôn mặt tròn xinh xắn. Thế nhưng, những khó khăn trong cuộc sống của Ca Thy vẫn còn bộn bề. Ca Thy kể: “Hai tháng trước em tới xin việc tại một xưởng may, nhưng vì thấy em “khác người”, lại không có giấy tờ tùy thân nên bà chủ chỉ trả lương một triệu đồng/tháng”. Hỏi ra mới biết, tuy đã 22 tuổi nhưng tới nay, Ca Thy vẫn chưa có chứng minh nhân dân (CMND). Khó có thể tưởng tượng, giữa một xã hội hiện đại mà vẫn còn một bộ phận người dân không thể tiếp cận với việc đi lại bằng máy bay, bảo hiểm y tế, ngân hàng… bởi những rắc rối về giấy tờ tùy thân.
Ông Lê Quang Bình, Viện trưởng Viện Nghiên cứu xã hội-kinh tế và môi trường (ISEE) chia sẻ: “Các bạn chuyển giới gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống bởi những vấn đề pháp lý có liên quan. Một số không thể làm CMND, số khác lại bị chối bỏ khi tên họ trên giấy tờ không “khớp” với hình dáng bên ngoài. Nhiều bạn chia sẻ với chúng tôi, mẫu CMND mới đang được cấp thử nghiệm yêu cầu ghi rõ giới tính, liệu rằng cơ quan chức năng sẽ xử lý như thế nào đối với trường hợp chuyển giới? Không ít bạn cho rằng, thà ghi “người chuyển giới”, “giới tính thứ ba”, thậm chí là “pê đê” còn hơn ghi giới tính không đúng với bản dạng giới của mình”.
Bên cạnh đó, vấn đề hôn nhân đồng giới cũng được cộng đồng LGBT khao khát được pháp luật công nhận. Ca Thy chia sẻ mình đã tìm được một người đàn ông thương mình, hai người chung sống đã hai năm nay nhưng vì luật chưa cho phép nên không thể đăng ký kết hôn. “Đăng ký kết hôn không chỉ là tờ giấy chứng nhận mà còn khiến người bạn đời của mình có trách nhiệm hơn với mối quan hệ hiện tại. Đây cũng là căn cứ khi hai bên xảy ra mâu thuẫn, có thể dẫn tới việc phân chia tài sản khi quyết định ly hôn”, Ca Thy tâm sự.
Vướng mắc trong nhiều đạo luật
Bà Vũ Thị Thu Thủy, Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho biết: “Điều 36 trong Bộ luật Dân sự quy định, một người được quyền tự xác định lại giới tính khi người đó bị khuyết tật bẩm sinh, hoặc chưa xác định được giới tính và có sự can thiệp của y học. Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có bệnh viện nào làm phẫu thuật cho người chuyển giới. Chúng tôi đang tham mưu lên Bộ Y tế, kiến nghị cho phép một bệnh viện nào đó có đủ điều kiện để can thiệp, xác định lại giới tính cho người chuyển giới”. Mới đây, Vụ Pháp chế nhận được đơn kiến nghị xác định lại giới tính của một người chuyển giới tại Thừa Thiên-Huế. Tuy nhiên, anh này đã phẫu thuật ở Thái Lan, trong khi cần phải có chứng nhận ở bệnh viện Việt Nam thì Vụ Pháp chế mới có thể thực hiện.
Ông Trần Thất, Vụ trưởng Vụ Hành chính tư pháp (Bộ Tư pháp) cũng cho rằng, pháp luật Việt Nam hiện nay còn thiếu nhiều quy định về nghĩa vụ và quyền lợi đối với người đồng giới, chuyển giới. “Bộ trưởng Bộ Tư pháp vừa trình lên Thủ tướng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về vấn đề sửa đổi hộ tịch sẽ được bàn vào tháng Chín tới đây. Trong đạo luật này, chúng tôi sẽ làm báo cáo bổ sung liên quan đến việc đăng ký hộ tịch, trong đó có xác định lại giới tính trong giấy khai sinh. Ngoài ra, Dự thảo Luật Hôn nhân-gia đình cũng đã đưa vấn đề đồng giới ra bàn bạc. Như vậy, từ nay đến hết nhiệm kỳ Quốc hội (năm 2015), vấn đề của người chuyển giới, đồng giới sẽ được đề cập trong rất nhiều đạo luật”, ông Thất nói.
Cũng theo ông Thất, một trong những con đường ngắn nhất để ghi nhận quyền của cộng đồng LGBT là kiến nghị trực tiếp của người trong cuộc. Nếu bỏ lỡ thời cơ sửa đổi, bổ sung các đạo luật, rất dễ 10 năm, 20 năm nữa - quyền của cộng đồng LGBT (chiếm khoảng 5% dân số) mới được luật pháp bàn lại.
Huyền Anh/Báo Phụ Nữ Online

</tbody>