PDA

View Full Version : Ra tù, vay vốn trồng na, nuôi bồ câu, thu nhập 200 triệu đồng/năm



songchungvoi_HIV
04-09-2014, 12:58
04/9/2014 12:38
Những năm qua, Công an Lạng Sơn đã triển khai nhiều giải pháp, huy động các cấp, các ngành, đoàn thể và mọi tầng lớp nhân dân tích cực tham gia quản lý, giúp đỡ những người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương tái hòa nhập cộng đồng.
Trung tá Hoàng Văn Hẳn, Phó trưởng Phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp cho biết, Ngay sau Nghị định số 80 của Chính phủ quy định các biện pháp đảm bảo tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù có hiệu lực thi hành, Công an tỉnh Lạng Sơn tham mưu cho chính quyền cơ sở tổ chức tiếp nhận, tạo điều kiện cho 2.186 người chấp hành xong án phạt tù về nơi cư trú trên địa bàn. Nhiều địa phương đã thu hút được sự tham gia tích cực của đông đảo các tầng lớp nhân dân, các đoàn thể, tổ chức xã hội tham gia hoạt động quản lý, giám sát, giáo dục, giúp đỡ người bị kết án hình sự hoàn lương về địa bàn cư trú, góp phần giảm tỉ lệ tái phạm, điển hình như huyện Hữu Lũng, Bắc Sơn, Tràng Định, Cao Lộc và TP Lạng Sơn.
Đồng thời Trại tạm giam Công an tỉnh chú trọng tới việc dạy nghề, hướng nghiệp cho phạm nhân trước khi rời trại, tổ chức các chương trình "Thắp sáng ước mơ hoàn lương", "Vì ngày mai tươi sáng" để họ có dịp được giao lưu, trao đổi với những tấm gương hoàn lương tiêu biểu, dần xóa bỏ tâm lý tự ti khi chấp hành xong án phạt trở về với cộng đồng…

<tbody style="font-size: 14px !important;">


http://img.cand.com.vn/Uploaded_CANDONLINE/nguyenbinh/nguyenbinh4/7_anh3326-470.jpg


Anh Bế Văn Quân chăm chỉ lao động cải thiện kinh tế gia đình.

</tbody>


Qua khảo sát số người đã chấp hành xong án phạt tù trở về tái hòa nhập cộng đồng có việc làm ổn định là 1.115 người, chủ yếu làm nông nghiệp và kinh doanh cá thể. Trong đó có 17 gương mặt tiêu biểu, điển hình như anh Bế Văn Quân, trú tại thôn Pá Lầu, xã Tri Phương (Tràng Định, Lạng Sơn). Trở về địa phương sau án phạt hai năm tù về tội lưu hành tiền giả, được chính quyền địa phương giúp đỡ cho vay vốn từ quỹ Hội Nông dân, anh Quân đã phát triển kinh tế gia đình bằng mở cửa hàng buôn bán nhỏ, làm dịch vụ máy xay xát, thái thuốc lá; đồng thời trồng trên 3ha rừng cây Keo; nuôi trâu, chim bồ câu thành phẩm để bán… Đến nay gia đình anh Bế Văn Quân có thu nhập bình quân hàng trăm triệu đồng, tạo điều kiện cho các con được ăn học đàng hoàng.
Một tấm gương điển hình khác là anh Nguyễn Văn Bằng (http://citinews.net/phap-luat/thiet-mang-vi-danh-nguoi-OE3QP7I/), ở thôn Ba Nàng, xã Cai Kinh, huyện Hữu Lũng. Được đặc xá ra tù trước thời hạn vào dịp 2/9/2010, trở về trong vòng tay của gia đình, được các cấp thường xuyên thăm hỏi, anh đã dần xóa bỏ mặc cảm làm lại cuộc đời. Ông Hoàng Văn Lực, Chủ tịch UBND xã Cai Kinh, huyện Hữu Lũng cho biết, là địa phương nổi tiếng với đặc sản cây na, Bằng đã mạnh dạn xin chính quyền bảo lãnh cho vay hơn 100 triệu đồng từ quỹ Ngân hàng Chính sách để đầu tư trồng gần 2ha cây na và cây bạch đàn. Vào vụ chăm bón cây và thu hoạch quả, gia đình đã tạo công ăn việc làm cho từ 10 đến 20 lao động, với tiền lương trên 5 triệu đồng/tháng. Nhờ chăm chỉ lao động, đến nay Bằng đã trả hết nợ ngân hàng, thu nhập khoảng 200 triệu/năm, xây được nhà khang trang 2 tầng và có vốn tích lũy để phát triển sản xuất, mua sắm đầy đủ vật dụng gia đình, tích cực tham gia các đợt quyên góp do thôn, xã phát động…
Trung tá Hoàng Văn Hẳn cho biết, do các yếu tố khách quan tác động tâm lý, bản thân lại mặc cảm tự ti nên việc tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù thường gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, để công tác này thực sự phát huy hiệu quả, cần có sự chung tay của toàn xã hội trong việc chống phân biệt đối xử; chống kỳ thị đồng thời tích cực hướng dẫn, tạo việc làm để người chấp hành xong án phạt tù có thêm nghị lực, có thêm quyết tâm để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội
Theo www.cand.com.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?url=-650422345)