PDA

View Full Version : Trợ Giú Pháp Lý Cho NCH



songchungvoi_HIV
08-09-2014, 09:42
BÁO CÁO SỐ 08- 09/2014 (Từ ngày 3/3/2014 đến ngày14/3/2014 )

<tbody>
Hỏi

Tôi là NCH, cho tôi hỏi người nhiễm HIV có quyền được lập nhóm hoặc câu lạc bộ để giúp đỡ những người cùng cảnh không?




Trả lời

Pháp luật chưa có qui định cụ thể về quyền thành lập nhóm của người nhiễm HIV. Tuy nhiên trên thực tế có nhiều nhóm của người nhiễm HIV được thành lập để giúp đỡ những người cùng cảnh. Theo kinh nghiệm của một số nhóm, trước khi thành lập nhóm cần có danh sách thành viên nhóm, thành viên nòng cốt của nhóm, nơi sinh hoạt của nhóm…khi ra mắt thành lập nhóm mời chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể ở địa phương, trung tâm phòng chống HIV/AIDS tới dự.




Hỏi

Tôi là NCH, hiện đang làm ở cơ quan của nhà nước. Tôi có hai con một cháu nhiễm, một cháu không nhiễm. Bây giờ tôi đang mang thai cháu thứ 3. Vậy nếu tôi sinh cháu thứ 3 thì có bị vi phạm gì không?



Trả lời

Hiện nay chưa có văn bản nào của Nhà nước quy định cụ thể các hình thức xử lý công chức, viên chức vi phạm chính sách Dân số - KHHGĐ. Hình thức xử lý cụ thể cho mỗi công chức, viên chức vi phạm được thực hiện theo quy định trong nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị đó đề ra.

Ngày 17/3/2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định số 18/2011/NĐ-CP về sửa đổi khoản 6 Điều 2 Nghị định số 20/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 12/5/2011.

Sau khi sửa đổi, 7 trường hợp được sinh con thứ ba (không vi phạm quy định sinh 1 hoặc 2 con) sẽ bao gồm:

1. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2. Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.
3. Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.
4. Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.
5. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.
6. Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ):
a) Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ);
b) Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống.”
7. Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh.

Căn cứ theo quy định tại khoản 5 nêu trên, cháu bị nhiễm HIV nếu được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận là mắc bệnh hiểm nghèo thì khi bạn sinh con thứ 3 bạn không bị kỷ luật.





Hỏi

Vợ chồng tôi ly thân 4 năm nay. Tôi đã gửi đơn ra tòa từ tháng 4/ 2010 nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết xong. Chúng tôi có một đứa con chung năm nay cháu 7 tuổi. Từ khi gửi đơn đến nay chồng tôi không chu cấp tiền nuôi con. Vậy tôi có quyền đòi tiền chu cấp nuôi con từ khi ly thân không?



Trả lời

Theo Luật Hôn nhân và gia đình, khi ly hôn, cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Bạn có thể yêu cầu tòa án giải quyết vấn đề này khi đưa đơn xin ly hôn. Tuy nhiên, pháp luật chỉ quy định nghĩa vụ nuôi dưỡng với trường hợp vợ chồng đã được tòa giải quyết cho ly hôn, chưa có quy định nào buộc một bên phải chịu chi phí nuôi con trong thời kỳ hôn nhân trước khi ly hôn. Vì vậy nguyện vọng của bạn không giải quyết được.



Hỏi

Chồng tôi biết có HIV hơn 1 năm nay, tôi thì không nhiễm. Từ khi anh ấy biết mình nhiễm, anh ấy thường xuyên bỏ nhà đi. Hôm qua anh ấy đòi ly hôn với tôi, nhưng tôi không đồng ý. Vậy nếu tôi không đồng ý mà anh ấy vẫn muốn ly hôn thì tòa có giải quyết không?



Trả lời

Theo quy định tại Điều 85 và Điều 91 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn” và “Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án xem xét, giải quyết việc ly hôn”. Căn cứ vào qui định này, trường hợp của bạn nếu bạn không đồng ý ly hôn thì Tòa án có thể vẫn thụ lý để giải quyết.



Hỏi

Cho tôi hỏi: Những trường hợp nhiễm HIV nào thì được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.



Trả lời

Theo qui định tại Nghị định 67; Nghị định 13 của Chính phủ: Người nhiễm HV không còn khả năng lao động thuộc hộ gia đình nghèo; trẻ em nhiễm HIV thuộc hộ gia đình nghèo thuộc đội tượng trợ cấp xã hội hàng tháng.



Hỏi

Hai vợ chồng tôi là NCH. Con tôi thì không có H.Ở xung quanh hàng xóm đều biết hai vợ chồng tôi là NCH. Nên tôi sợ khi cho cháu đi học nhà trường không cho cháu học.



Trả lời

Trẻ em nhiễm HIV có quyền được đi học như những trẻ em khác và pháp luật nước ta bảo hộ quyền được đi học của trẻ em nhiễm HIV. Theo qui định tại khoản 2 Điều 15 LPC HIV/AIDS qui định: Cơ sở giáo dục không được có các hành vi sau đây:
a) Từ chối tiếp nhận học sinh, sinh viên, học viên vì lý do người đó nhiễm HIV;
b) Kỷ luật, đuổi học học sinh, sinh viên, học viên vì lý do người đó nhiễm HIV;
c) Tách biệt, hạn chế, cấm đoán học sinh, sinh viên, học viên tham gia các hoạt động, dịch vụ của cơ sở vì lý do người đó nhiễm HIV;
d) Yêu cầu xét nghiệm HIV hoặc yêu cầu xuất trình kết quả xét nghiệm HIV đối với học sinh, sinh viên, học viên hoặc người đến xin học.
Căn cứ vào qui định trên vợ chồng bạn nên cho con đi học bình thường.



Hỏi

Chồng tôi mới có kết quả XN HIV, tôi đi XN thì không bị nhiễm. Tôi rất lo lắng nếu cơ quan chồng tôi mà biết anh ấy bị nhiễm HIV thì anh ấy có được tiếp tục làm việc không?( Chồng tôi đang là giáo viên một trường Đại học).



Trả lời

Theo qui định tại Điều 14 LPC HIV/AIDS: Người sử dụng lao động có các trách nhiệm sau đây:
Bố trí công việc phù hợp với sức khỏe và trình độ chuyên môn của người lao động nhiễm HIV;
2. Người sử dụng lao động không được có các hành vi sau đây:
a) Chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc gây khó khăn trong quá trình làm việc của người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV;
b) Ép buộc người lao động còn đủ sức khỏe chuyển công việc mà họ đang đảm nhiệm vì lý do người lao động nhiễm HIV;
c) Từ chối nâng lương, đề bạt hoặc không bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV;
d) Yêu cầu xét nghiệm HIV hoặc xuất trình kết quả xét nghiệm HIV đối với người dự tuyển lao động, từ chối tuyển dụng vì lý do người dự tuyển lao động nhiễm HIV, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này.
Căn vào qui định trên, trong trường hợp chồng bạn bị nhiễm HIV thì chồng bạn vẫn được đi làm bình thường.



Hỏi

Tôi biết ở trường con tôi có cháu bị nhiễm HIV học ở đó. Vậy khi các cháu bị nhiễm HIV học chung với các cháu không nhiễm nếu chúng cắn nhau thì có bị lây nhiễm HIV không?



Trả lời

Theo tôi được biết chưa có trường hợp nào trẻ cắn nhau bị lây nhiễm HIV.



Hỏi

Nếu một người biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn cố tình làm lây nhiễm sang người khác thì có bị xử phạt hay không?




Trả lời

Hành vi đó có thể bị xử lý theo Điều 117 BLHS .
Điều 117. Tội lây truyền HIV cho người khác
1. Người nào biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền bệnh cho người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm:
a) Đối với nhiều người;
b) Đối với người chưa thành niên;
c) Đối với thầy thuốc hoặc nhân viên y tế trực tiếp chữa bệnh cho mình;
d) Đối với người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.



Hỏi

Tôi và chồng đã ly thân được 4 tháng giờ tôi muốn ly hôn nhưng chồng tôi không đồng ý. Vậy tôi muốn đơn phương ly hôn thì phải làm thế nào?



Trả lời

Theo quy định tại Điều 85 và Điều 91 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn” và “Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án xem xét, giải quyết việc ly hôn”. Căn cứ vào qui định này, trường hợp của bạn nếu chồng bạn không đồng ý ly hôn thì Tòa án có thể vẫn thụ lý để giải quyết.



Hỏi

Tôi lấy chồng trước có một cháu trai.Chồng tôi mất được 3 năm. Bây giờ tôi sống cùng với một người đàn ông không có đăng ký kết hôn nhưng tôi muốn xin con nuôi thì có được không? Và thủ tục cần những gì?



Trả lời


Tại Điều 14, Luật Nuôi con nuôi quy định người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
- Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
- Có tư cách đạo đức tốt.
Những người sau đây không được nhận con nuôi:
- Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
- Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
- Đang chấp hành hình phạt tù;
- Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định “Hơn con nuôi 20 tuổi trở lên” và “Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi”.
Người được nhận làm con nuôi
Điều 8 Luật Nuôi con nuôi quy định người được nhận làm con nuôi như sau:
- Trẻ em dưới 16 tuổi
- Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi; Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
- Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.
- Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi.
Thủ tục, hồ sơ
Căn cứ quy định tại các Điều 17, 18, 19, 20, 21, 22 Luật Nuôi con nuôi và quy định chi tiết tại Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 của Chính phủ.
Hồ sơ của người nhận con nuôi gồm:
- Đơn xin nhận con nuôi (theo mẫu do Bộ Tư pháp quy định).
- Bản sao Hộ chiếu, Giấy CMND hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
- Phiếu lý lịch tư pháp.
- Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân: Nếu người xin nhận con nuôi là vợ chồng, thì phải có bản sao giấy chứng nhận kết hôn; nếu người xin nhận con nuôi là người độc thân, thì phải có văn bản xác nhận về tình trạng độc thân do UBND cấp xã, nơi người đó thường trú cấp; nếu người đó đã ly hôn, thì phải có bản sao Bản án/Quyết định ly hôn có hiệu lực của Tòa án; nếu người đó có vợ/chồng chết, thì phải có bản sao Giấy chứng tử của người chết;
- Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp và văn bản xác nhận về hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do UBND cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp (trừ trường hợp người xin nhận con nuôi thuộc diện được miễn các điều kiện này theo quy định tại khoản 3 Điều 14 của Luật Nuôi con nuôi).
- Phiếu lý lịch tư pháp, giấy khám sức khỏe, văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế của người nhận con nuôi trong nước chỉ có giá trị sử dụng nếu được cấp chưa quá 6 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ tại UBND cấp xã.
Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi gồm:
- Bản sao Giấy khai sinh;
- Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;
- Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng không chụp quá 6 tháng;
- Tùy từng trường hợp cụ thể mà phải có giấy tờ sau:
+ Biên bản do UBND xã hoặc Công an xã lập đối với trường hợp trẻ em bị bỏ rơi;
+ Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em đã chết đối với trẻ em mồ côi;
+ Quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em bị mất tích đối với trường hợp trẻ em có cha, mẹ đẻ bị mất tích hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em bị mất năng lực hành vi dân sự đối với trường hợp trẻ em có cha đẻ, mẹ đẻ bị mất năng lực hành vi dân sự;
+ Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.
Cơ quan tiếp nhận, giải quyết hồ sơ: UBND cấp xã. Thời hạn giải quyết: 30 ngày, kể từ ngày UBND cấp xã nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Lệ phí: 400.000 đồng. Miễn lệ phí đối với các trường hợp: Cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; Cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi; Nhận trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo làm con nuôi.



Hỏi

Tôi muốn đi làm xét nghiệm HIV thì đến đó tôi có được tư vấn không?




Trả lời

Theo Điều 26 của Luật phòng, Chống HIV/AIDS. Khi bạn đến các cơ sở y tế được Bộ y tế khẳng định để làm xét nghiệm HIV thì đến đó bạn sẽ được tư vấn trước và sau khi xét nghiệm tại khoản 1, 2, 3.


</tbody>
http://trogiupphaply.com.vn/