Hanhphuc11
10-09-2014, 15:47
Chẵng qua e được bên phòng chống cho uống thuốc nh phòng chống lao rồi... Được 2tháng, e cũng chả hiểu e bị làm ji nữa, xin kể vs mọi người e có nên tiếp tục điều trị nữa không?
Em điều trị cũng gần 1năm rưỡi rồi.. Vd chẵng hạn, lịch hẹn là 21, e đi 17 đj sớm mấy ngày, mỗi lần đi về là có thuốc, e uống được vài ba lần, rồi thôi bõ, lần này rồi lại lần kia tái diễn, cách đây mấy hôm e có ra lấy thuốc uống tiếp nữa, vì bên trung tâm cho e uống tháng e lại k uống, e uống chỉ được vài ba ngày lại bỏ...
Nói tóm lại rằng, e thấy mình, có 1chút ji đó cẩu thả, thuốc cho uống, thì k uống đủ uống đúng, vì em đi xe tải giờ giấc k ổn đjnh, e tự thấy mình đang tạo 1cảm giác ji đó, tới tháng thì đi trước ngày, còn thuốc phát thì k chịu uống, e nghĩ e có nên tiếp tục điều trị nữa không? E thấy mjh đang lãng phí thuốc nhà nước, cảm giác bây giờ của em rất trống trãi, cần 1ai đó quan tâm, một lời đọng viên trong cuộc sống, e k thiết muốn sông nữa, sống trên đời sao thấy mình cô đơn quá...
songchungvoi_HIV
10-09-2014, 15:52
Chẵng qua e được bên phòng chống cho uống thuốc nh phòng chống lao rồi... Được 2tháng, e cũng chả hiểu e bị làm ji nữa, xin kể vs mọi người e có nên tiếp tục điều trị nữa không?
Em điều trị cũng gần 1năm rưỡi rồi.. Vd chẵng hạn, lịch hẹn là 21, e đi 17 đj sớm mấy ngày, mỗi lần đi về là có thuốc, e uống được vài ba lần, rồi thôi bõ, lần này rồi lại lần kia tái diễn, cách đây mấy hôm e có ra lấy thuốc uống tiếp nữa, vì bên trung tâm cho e uống tháng e lại k uống, e uống chỉ được vài ba ngày lại bỏ...
Nói tóm lại rằng, e thấy mình, có 1chút ji đó cẩu thả, thuốc cho uống, thì k uống đủ uống đúng, vì em đi xe tải giờ giấc k ổn đjnh, e tự thấy mình đang tạo 1cảm giác ji đó, tới tháng thì đi trước ngày, còn thuốc phát thì k chịu uống, e nghĩ e có nên tiếp tục điều trị nữa không? E thấy mjh đang lãng phí thuốc nhà nước, cảm giác bây giờ của em rất trống trãi, cần 1ai đó quan tâm, một lời đọng viên trong cuộc sống, e k thiết muốn sông nữa, sống trên đời sao thấy mình cô đơn quá...
Bệnh Lao kháng thuốc - Cách phòng và điều trị
Lao kháng thuốc là tình trạng vi khuẩn lao kháng lại với các thuốc chống lao, những trường hợp này điều trị rất khó khăn và là nguồn lây lan rất nguy hiểm cho cộng đồng.
*Bệnh lao kháng thuốc được phân loại như sau:
- Kháng thuốc tự nhiên: Khi vi khuẩn lao trong tổn thương phát triển đạt đến một một số lượng nhất định, thì có 1 số vi khuẩn ( do đột biến trong gen) kháng lại 1 loại thuốc chống lao
- Kháng thuốc tiên phát: Là kháng thuốc ở người bệnh chưa từng điều trị thuốc lao, nay mắc bệnh lao kháng thuốc do lây nhiễm vi khuẩn từ người bệnh bị lao kháng thuốc.
- Kháng thuốc mắc phải: Là kháng thuốc ở người bệnh đã điều trị lao, nhưng do điều trị không đúng gây ra các chủng lao kháng thuốc.
- Kháng đa thuốc (MDR TB – Multi drug Resistant TB): Là kháng thuốc ở người bệnh có vi khuẩn lao kháng với cả 2 loại INH và Rifampicin.
- Siêu kháng thuốc (XDR TB - Extensively drug Resistant TB): Là những trường hợp lao kháng đa thuốc có kháng thêm với bất cứ thuốc nào trong nhóm Quinolon và kháng với ít nhất một loại thuốc chống lao hàng 2 dạng tiêm (Amikacin, Capreomycin hoặc Kanamycin).
* Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của lao kháng thuốc:
Lâm sàng: Khi đang điều trị lao nhưng các triệu sốt, ho, khạc đờm không thuyên giảm hoặc thuyên giảm một thời gian rồi lại xuất hiện trở lại với các triệu chứng tăng lên.
Cận lâm sàng: Hình ảnh tổn thương trên phim X.quang phổi không thay đổi hoặc xuất hiện thêm tổn thương mới. Xét nghiệm đờm thấy AFB dương tính liên tục hoặc âm tính một thời gian rồi dương tính trở lại hoặc âm tính dương tính xen kẽ.
Chẩn đoán xác định bệnh lao kháng thuốc:
- Nuôi cấy tìm vi khuẩn lao, kháng sinh đồ với các thuốc chống lao hàng 1 và hàng 2.
- Phương pháp sinh học phân tử (lập trình chuỗi - sequencing): Có thể chẩn đoán nhanh bằng cách xác định các đoạn gen kháng thuốc.
Nguyên nhân của bệnh lao kháng thuốc
- Do phát hiện muộn: số lượng vi khuẩn lao sinh sản đến một số lượng nhất định sẽ có một số vi khuẩn đột biến kháng lại thuốc chống lao ví dụ tại ổ tổn thương lao ở phổi khi số lượng vi khuẩn lao đến 10 triệu con vi khuẩn sẽ có 1 con kháng lại thuốc rifampixin, 100.000 con vi khuẩn sẽ có một con vi khuẩn đột biến kháng lại Streptomycin và Isoniazid.
- Điều trị lao không đúng:
+ Không phối hợp các thuốc điều trị lao( điều trị đơn lẻ)
+ Liều lượng thuốc lao không đủ
+ Dùng thuốc chống lao không tuân thủ theo phác đồ.
+ không uống thuốc đều hàng ngày, uống thuốc không đúng giờ.
+ Bệnh nhân tự bỏ điều trị, điều trị không đủ thời gian quy định( phácđồ điều trị lao hiện nay là 8 tháng).
Hậu quả của bệnh lao kháng thuốc:
- Bệnh nhân điều trị không khỏi sẽ dẫn đến tử vong
- Tiếp tục lây cho cộng đồng vi khuẩn lao kháng thuốc rất nguy hiểm
Vấn đề điều trị và phòng bệnh lao kháng thuốc:
Điều trị bệnh lao kháng thuốc hiện nay rất khó khăn, đặc biệt bệnh nhân lao kháng đa thuốc và siêu kháng thuốc, hiện nay ở tỉnh Cao Bằng chưa có cơ sở điều trị lao kháng thuốc, những bệnh nhân kháng thuốc được gửi về Bệnh viện K74 ở tỉnh Vĩnh Phúc để được khám và quản lý điều trị. Bệnh lao kháng thuốc phải điều trị thời gian kéo dài liên tục từ 18 đến 20 tháng, dùng nhiều loại thuốc phối hợp, rất đắt tiền và nhiều tai biến khi dùng thuốc, vấn đề quản lý điều trị lao kháng thuốc đang là khó khăn thách thức đối với chương trình chống lao bởi bệnh nhân lao đa phần bệnh nhân nghèo, ở vùng sâu vùng xa. việc tiếp cận và điều trị lao đã khó khăn. Vì vậy để phòng bệnh lao kháng thuốc không còn biện pháp nào khác là: Phát hiện sớm và điều trị kịp thời cho bệnh nhân mắc lao. Quản lý điều trị chặt chẽ bệnh nhân lao đảm bảo bệnh nhân dùng thuốc theo đúng phác đồ, đúng nguyên tác điều trị đó là:
- Phối hợp thuốc chống lao và tuân thủ điều trị theo 2 giai đoạn, giai đoạn tấn kéo dài 2 đến 3 tháng đầu, giai đoạn duy trì kéo dài 5-6 tháng tiếp theo để đảm bảo cho bệnh nhân khỏi bệnh.
- Dùng thuốc đúng liều lượng, dùng 1 lần trong ngày, cố định giờ và uống thuốc cách 2 bữa ăn ít nhất 1,5 giờ.
- Điều trị đủ thời gian theo phác đồ quy định là 8 tháng.
Tác giả bài viết: Bs. Nông Duy Hiền
http://soytecaobang.gov.vn/news/Truy...a-dieu-tri-44/ (http://soytecaobang.gov.vn/news/Truyen-thong-GDSK/Benh-Lao-khang-thuoc-Cach-phong-va-dieu-tri-44/)
Phòng mắc lao ở người nhiễm HIV
Thứ sáu, 30/05/2014 06:31
Có thể nói lao và HIV là hai bạn đồng hành. Hai bệnh này tương tác thành vòng xoắn bệnh lý dẫn đến hậu quả là cuộc đời của những bệnh nhân lao đồng nhiễm HIV càng ngắn lại.
Vì vậy, việc điều trị dự phòng lao cho người nhiễm HIV sẽ giúp người bệnh kéo dài tuổi thọ và nâng cao chất lượng sống.
Đối với người nhiễm HIV, hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy giảm là điều kiện cho các bệnh nhiễm trùng cơ hội xâm nhập, trong đó có bệnh lao. HIV tấn công phá huỷ lympho TCD4 (tế bào miễn dịch) dẫn đến cơ thể suy giảm sức chống lại sự phát triển của vi khuẩn lao làm cho bệnh lao phát triển rất nhanh, rút ngắn thời gian chuyển từ nhiễm lao sang bệnh.
Có thể nói, HIV/AIDS đã tác động rất lớn đến tỷ lệ mắc bệnh lao và tỷ lệ chết do lao. Trong khi đó, cả hai bệnh lao và HIV đều có thể lây lan trong cộng đồng nếu như chúng ta thiếu hiểu biết, không biết cách tự bảo vệ mình.
http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/05/30/Phong-mac-lao-o-nguoi-nhiem-HIV_1.jpg
Khám tư vấn cho người đồng nhiễm lao - HIV.
Phát hiện sớm mắc lao
Theo hướng dẫn phát hiện tích cực bệnh lao và điều trị dự phòng mắc lao bằng isoniazid (INH) ở người nhiễm HIV, đối với người lớn và trẻ vị thành niên phát hiện nghi ngờ mắc lao dựa vào 4 triệu chứng và dấu hiệu sau: hiện tại có ho, sốt, sút cân, ra mồ hôi ban đêm.
Đối với trẻ em dựa vào 4 dấu hiệu: trọng lượng cơ hể hay cân nặng (không lên cân hoặc thiếu cân so với độ tuổi hoặc sụt cân từ trên 5% so với lần kiểm tra gần đây nhất hoặc không tăng cân), sốt, hiện tại có ho và có tiếp xúc với người bệnh lao.
Nếu người nhiễm HIV có bất kỳ một trong các triệu chứng hoặc dấu hiệu trên (đối với người lớn và trẻ em) là những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh lao.
Những trường hợp nghi ngờ này cần được chẩn đoán phân biệt với các nhiễm trùng cơ hội khác, hội chẩn với bác sĩ chuyên khoa lao hoặc giới thiệu người bệnh đến cơ sở điều trị lao để được chẩn đoán và điều trị.
Trường hợp người nhiễm HIV mắc lao, cần đăng ký điều trị bệnh lao theo hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao và điều trị HIV/AIDS bằng thuốc kháng HIV (ARV) của Bộ Y tế ngay sau khi người bệnh dung nạp thuốc điều trị lao.
http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/05/30/Phong-mac-lao-o-nguoi-nhiem-HIV_2.jpg
Thuốc dự phòng mắc lao cho người nhiễm HIV.
Nếu người nhiễm HIV không mắc lao thực hiện điều trị dự phòng mắc lao bằng thuốc INH, điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội khác (nếu có).
Dự phòng bằng isoniazid (INH)
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, chỉ định điều trị dự phòng bệnh lao bằng INH cho những trường hợp sau:
Người lớn và trẻ vị thành niên nhiễm HIV và loại trừ mắc lao tiến triển; không phụ thuộc vào tình trạng miễn dịch kể cả phụ nữ mang thai, người bệnh đang điều trị ARV và người bệnh đã từng được điều trị lao trước đây.
Đối với trẻ em, trẻ trên 12 tháng tuổi nhiễm HIV: không có bằng chứng mắc lao tiến triển dựa vào sàng lọc lâm sàng và không tiếp xúc với người bệnh lao. Trẻ dưới 12 tháng tuổi nhiễm HIV: chỉ những trẻ có tiếp xúc với người bệnh lao và được loại trừ đang mắc lao tiến triển.
Không được dùng INH để dự phòng lao cho người bệnh có tiền sử dị ứng với INH (người bệnh đã từng bị sốt, phát ban hoặc viêm gan do điều trị bằng INH trước đây).
Đối với những trường hợp viêm gan tiến triển, xơ gan, nghiện rượu nặng (người bệnh có các triệu chứng lâm sàng của viêm gan như mệt mỏi, biếng ăn, nước tiểu sẫm màu, đau bụng, nôn, buồn nôn, vàng da... và/ hoặc có tăng men gan như ALT lớn hơn 5 lần chỉ số bình thường thì trì hoãn việc điều trị dự phòng lao bằng INH cho đến khi men gan trở về bình thường hoặc nhỏ hơn 5 lần giới hạn bình thường.
Trong trường hợp người bệnh có rối loạn thần kinh ngoại biên (cảm giác kim châm, tê bì, yếu chi hoặc có cảm giác đau bỏng rát ở các chi), trì hoãn việc điều trị dự phòng INH cho đến khi người bệnh được điều trị ổn định.
Cách dùng thuốc: uống 1 lần/ngày vào thời gian nhất định trong ngày và xa bữa ăn, tốt nhất là uống lúc đói. Thời gian điều trị, đối với người lớn là 9 tháng, trẻ em là 6 tháng.
Các tác dụng không mong muốn thường gặp khi dùng thuốc này như viêm dây thần kinh ngoại biên (khắc phục bổ sung vitamin B6 lên 100mg/ngày.
Ngừng INH nếu các triệu chứng của viêm dây thần kinh ngoại biên không thuyên giảm hoặc nặng hơn), có thể bị rối loạn chức năng gan, biểu hiện vàng da, tăng men gan (cần phân biệt với tăng men gan do các nguyên nhân khác), người bệnh có thể bị nổi mẩn, buồn nôn, nôn, vàng da thì dừng uống thuốc tạm thời đến khi các triệu chứng thuyên giảm hoặc ổn định thì điều trị tiếp tục.
Người bệnh và người chăm sóc cần được tư vấn về những tác dụng không mong muốn này và theo dõi các tác dụng phụ trong tất cả các lần tái khám.
Đối với những trường hợp được điều trị đồng thời INH với thuốc kháng HIV nevirapine (NVP) cần theo dõi chặt chẽ về sự tăng nguy cơ viêm dây thần kinh ngoại vi và ngộ độc gan. Cần ngừng thuốc khi xuất hiện các triệu chứng ở mức độ nặng.
AloBacsi.vn
Theo BS Nguyễn Bích Ngọc - Sức khỏe và Đời sống
chansong1995
01-10-2014, 18:20
Mình cũng giống bạn điều trị ảv được có 1 tháng là bỏ thuốc lao uống được 2 tháng hiện giờ mình cũng ko muốn sống trên cõi đời này nữa,từ lúc bỏ thuốc tới giờ đã được 5 tháng bây giờ mình chỉ biết sống qua ngày chờ ngày qua đời,
songchungvoi_HIV
01-10-2014, 20:15
Mình cũng giống bạn điều trị ảv được có 1 tháng là bỏ thuốc lao uống được 2 tháng hiện giờ mình cũng ko muốn sống trên cõi đời này nữa,từ lúc bỏ thuốc tới giờ đã được 5 tháng bây giờ mình chỉ biết sống qua ngày chờ ngày qua đời,
Nếu đã có ý định chết thì lên Diễn đàn làm gì nữa?? Chỉ có những người tha thiết sống mới cần những lời chia sẻ từ BQT, bạn ko muống sống thì tốt nhất đừng nói những lời này, hãy để cho những người muốn sống họ cần giúp đỡ từ lời chia sẻ chân thành, Ok. Vậy thì chết đi, mua vài liều thuốc ngủ uống vào chết cho nhanh, chứ đừng cái kiểu dỡ dỡ ương ương như vậy
chansong1995
07-10-2014, 08:42
Nếu đã có ý định chết thì lên Diễn đàn làm gì nữa?? Chỉ có những người tha thiết sống mới cần những lời chia sẻ từ BQT, bạn ko muống sống thì tốt nhất đừng nói những lời này, hãy để cho những người muốn sống họ cần giúp đỡ từ lời chia sẻ chân thành, Ok. Vậy thì chết đi, mua vài liều thuốc ngủ uống vào chết cho nhanh, chứ đừng cái kiểu dỡ dỡ ương ương như vậy
Giờ đăng ký uống thuốc phác đồ bậc 2 ko biết người ta có cho ko,hay là bị chửi nhục nhã rồi ra về
Nguyen Ha
07-10-2014, 08:48
Giờ đăng ký uống thuốc phác đồ bậc 2 ko biết người ta có cho ko,hay là bị chửi nhục nhã rồi ra về
Dù vẫn uống phác đồ 1 hay chuyển phác đồ 2 thì việc đầu tiên là cần làm là gặp bs. Người ra chửi cũng phải nghe bởi vì mình cần người ta chứ người ta không cần mình. Lỗi là do bạn bạn được cấp ARV rồi nhưng ko chịu uống thì người ta chửi là đúng.
songchungvoi_HIV
07-10-2014, 14:24
Giờ đăng ký uống thuốc phác đồ bậc 2 ko biết người ta có cho ko,hay là bị chửi nhục nhã rồi ra về
Bạn nên quay lại OPC đăng ký điều trị lại, và vẫn uống thuốc phác đồ 1, đến khi nào bạn XN CD4 3 lân liên tiếp vẫn tuột thì mới chuyển phác đồ 2
Bạn này còn chưa đến 20t nữa mà bỏ cuộc sớm vậy, ko thể tin nổi là bạn bỏ thuốc 5 tháng rồi. Hãy nhìn những mảnh đời bất hạnh của các bệnh nhân ung thư bạn ah họ đã phải dành giật đến từng phút giây để đánh đổi được sống từng phút giây đó. Mong bạn hãy thức tỉnh để tiếp tục sống ý nghĩa bạn ah
Không thề tin được bạn lại bỏ cuộc vói tuổi đồi còn trẻ quá như vậy. mong bạn suy nghĩ lại....
Tuy cuộc sống có nhiều điều bất công,và nhiều nỗi buồn nhưng mong bạn hãy nhìn nhận lại bên cạnh đó còn người thân của mình,còn rất nhiều điều tươi đẹp.
Ngày xưa mình chơi đá,cắn thuốc lắc rất nhìu,mình bất cần đời,chết đi cũng k sợ mặc dù lúc ấy mình khoẻ mạnh k bị hiv
Còn bây giờ mình đã sống lành mạnh k chơi bời nữa,mình mới cảm thấy cuộc sống này rất là đẹp nhưng k hiểu sao lại bị hiv.
Thực sự mình rất tha thiết được sống như những người bình thường khác ngay lúc này đây.Mong bạn có nghị lực đừng suy nghĩ như vậy nữa.