PDA

View Full Version : Con sẽ sống vì có hàng trăm bà mẹ giữa đời



songchungvoi_HIV
18-09-2014, 07:53
28/07/2014 15:05
(TNO) Các "thiên thần" mới sinh ra, nhưng chẳng may lại bị cha mẹ ruột bỏ rơi (http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140530/hoan-canh-thuong-tam-cua-cap-song-sinh-bi-me-bo-roi.aspx) ngay tại bệnh viện, hoặc chẳng may hứng chịu những cơn bạo bệnh bất hạnh. Nhưng các bé vẫn có hàng trăm bà mẹ. Họ là những bà mẹ hiện đại, bận rộn kiếm sống, tất tả chăm con ở nhà. Bằng một phép màu trên internet, họ tình cờ kết nối với nhau để khó nhọc giành giật lại từng sự sống cho các "thiên thần".

Những người mẹ ấy, đã tìm đến hàng trăm đứa con và may mắn sao, mỗi đứa bé lại có hàng trăm bà mẹ.

Kỳ 1: 656 bà mẹ của bé… An Nhiên

http://www.thanhnien.com.vn/Pictures201407/Minh_Nguyet/Thang7/17/bame.jpg

Lịch trực An Nhiên đều đặn mỗi tuần - Ảnh: Thanh Vạn


“Chiều nay vào thăm An Nhiên, con ngủ say, mở nhật ký xem thấy con bú lúc 3 giờ, nhìn lên đồng hồ gần 5 giờ 30, chắc con cũng sắp ngủ dậy. Đứng ngắm con ngủ mà bao nhiêu mệt mỏi tan biến hết, mẹ cảm thấy lòng mình nhẹ lại, mọi bực dọc của ngày làm việc căng thẳng tan biến mất”, chị Lê Thị Xuân Hương viết trên Facebook, sau một buổi chiều cho bé An Nhiên - một đứa bé bị não úng thủy (http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120920/chau-be-11-thang-tuoi-co-dau-nang-gan-5-kg.aspx), xa lạ với chị và bị ba mẹ bỏ rơi tại bệnh viện - bú.
Đời tặng con trăm bà mẹ
Đó không phải là cảm xúc của một bà mẹ bình thường với đứa con yêu quý mình mang nặng đẻ đau. Chị Xuân Hương viết những lời ấy cho một em bé tên An Nhiên, cô bé xinh xắn bị bố mẹ bỏ rơi lại bệnh viện sau khi biết bé mang nhiều bệnh hiểm nghèo. Ban đầu, em chỉ được người xung quanh gọi là “con bà Nguyễn Thị Hằng” - định mệnh của một đứa bé được sinh ra nhưng chưa ai nghĩ đến chuyện đặt tên.
Ngày An Nhiên bị bỏ rơi chỉ là một ngày bình thường mà chị Lê Thị Xuân Hương vẫn tự quy định cho thời khóa biểu của mình: làm xong việc công ty, đi vào bệnh viện, tìm những bệnh nhi và cùng với bạn bè mình xắn tay chăm sóc với em bé nào bị bệnh, mẹ nghèo khổ, cần giúp đỡ. Cùng với những cô bạn, bà mẹ qua Facebook, chị Hương khi ấy đã làm việc hỗ trợ bệnh nhi từ tháng 3.2013, và coi đó như nghĩa vụ hằng ngày mình phải thực hiện, phải tìm kiếm, phải mua tã sữa, trả tiền viện và chỉ dẫn các bà mẹ tại Bệnh viện Nhi đồng II.

Bao nhiêu khó khăn mệt mỏi mà mẹ vấp phải chỉ cần nhìn thấy con thôi thì dường như tan biến hết rồi An ạ! Mũi tẹt đáng iu của mẹ, chỉ cần con mạnh khoẻ vượt qua tất cả là mẹ hạnh phúc lắm...
Mẹ Nhung Tran

Hôm ấy, chị Hương lần đầu gặp An Nhiên, lúc bé nằm một mình trên một chiếc giường, các bà mẹ xung quanh dư sữa thì cho bú, chuyền từ tay người này qua người khác, chẳng có người thân thích nào ở gần. Chị Hương nhớ lại: “Không hiểu vì sao An Nhiên mến tay mến chân lắm, mình rất thương con”. Cô bé bị não úng thủy và thoát vị vùng thắt lưng nhưng lúc nào cũng cười, nhỏ xíu nhưng tự lập, không quấy khóc. Hôm ấy, chị Hương viết một status rất xúc động về cô bé bị bỏ rơi trên Facebook của mình, như thường lệ, hy vọng sẽ có ai đó giúp em.
Chị Hương gọi ngay cho nhóm bạn các bà mẹ của mình, gom mọi người lại và lập hẳn một thời khóa biểu chăm sóc bé. Những người bạn này, đều đang đi làm và có con cái ở nhà, đã tự nguyện bớt thời gian của mình ra, theo đúng “lịch trực” mỗi ngày lên bệnh viện lau rửa, cho bé ăn, tắm táp cho bé và nuôi bệnh, dành cho cô bé trọn vẹn một bà mẹ mà em còn thiếu. Hơn 20 bà mẹ đã hằng ngày thay phiên nhau đến tắm rửa, pha sữa, canh cho bé ngủ...
Cũng khi ấy, mọi người đề nghị cùng đặt cho con cái tên, không gọi là “con bà Nguyễn Thị Hằng” nữa. Bé được gọi là An Nhiên, với mong muốn cho con sẽ được khỏe mạnh, bình yên.

<tbody>

http://www.thanhnien.com.vn/Pictures201407/Minh_Nguyet/Thang7/17/bame1.jpg
Một bà mẹ đang chăm sóc An Nhiên - Ảnh: Thanh Vạnhttp://www.thanhnien.com.vn/Pictures201407/Minh_Nguyet/Thang7/17/bame2.jpg;pv1b38f9e66937a21b
An Nhiên tại bệnh viện - Ảnh: Thanh Vạn


</tbody>
Có mẹ từ... mạng xã hội
Qua Facebook, hàng trăm mẹ ngỏ ý muốn dành thời gian chăm sóc cho An Nhiên. Chị Đặng Thị Thùy Linh, một mẹ trong nhóm, đã sắp xếp thời khóa biểu hằng tuần để từng mẹ có thể dành thời gian, mỗi người 2 - 3 tiếng đến cho con bú, thay tã hay chơi, ngủ lại với con. Khi ấy, có những mẹ nhận ngủ lại với An Nhiên cả đêm, túc trực bên giường cho con, luôn nhận phần lịch ban đêm để cho bé không phải ngủ một mình.

Từ tháng 3.2013, chị Lê Thị Xuân Hương thường xuyên vào Bệnh viện Nhi đồng II, tìm kiếm các ca bệnh, báo cáo trên Facebook cho các bà mẹ mình không quen biết, và cùng họ theo dõi, chăm sóc các bệnh nhi từ khi gặp cho đến ngày các em xuất viện. An Nhiên là một trường hợp đặc biệt vì hoàn cảnh và sự đáng yêu của bé đã khiến số người muốn giúp đỡ bé lên đến con số kỷ lục: 656 người, trong đó 20 người nhận chăm sóc bé dài hạn theo ca trực trong bệnh viện. Sau An Nhiên, hiện nay các mẹ đã đồng hành cùng con vẫn tiếp tục theo dõi và tìm kiếm các em bé khác để giúp đỡ.
An Nhiên trở thành một trong những em bé có nhiều bà mẹ nhất mà chị Hương và bạn bè đã chăm sóc. Những người mẹ xa lạ, qua mạng xã hội, chưa một lần gặp nhau, đã đến và giúp đỡ cô bé trong những ngày chờ phẫu thuật, khi căn bệnh có biến chứng nguy hiểm, trong lúc cần chăm sóc đặc biệt....
Với hơn 656 mẹ ủng hộ, góp tay, các bố mẹ giữa cuộc đời đã đến nâng đỡ An Nhiên, chăm cho con khi phẫu thuật, lo lắng khi bé ốm đau và mua tã sữa cho bé đầy đủ như bất cứ em bé hạnh phúc nào khác trên đời này. Có ngày mọi người bận bịu quá cũng không quên nhờ người đến săn sóc bé và trả tiền công, để bé lúc nào cũng đầy đủ hơi ấm và dần lành bệnh.
Các mẹ có hẳn một cuốn sổ ghi lại nhật ký mỗi ngày cho con khi vào chăm sóc để những người sau vào nắm rõ, như: mấy giờ bé uống sữa, bao nhiêu ml, có bị ọc sữa hay không. Chỉ mới vài tháng tuổi, An Nhiên liên tục trải qua nhiều ca mổ, bị nhiễm trùng, mổ lại... cho đến khi các bệnh của bé hoàn toàn ổn định. Suốt thời gian đó, không lúc nào An Nhiên không có “mẹ”, luôn có ai đó chăm sóc con như đứa bé ở nhà, luôn có ai đó cho con bú, tắm cho con, ngủ cùng con.
Chiều 18.4 sức khỏe của An Nhiên ổn định và được đưa về Trung tâm bảo trợ trẻ tàn tật mồ côi Thị Nghè. Bồng con ra khỏi bệnh viện, mà mẹ nào cũng chảy nước mắt vì bao tháng ngày chăm sóc con, nhìn con lớn lên từng ngày. An Nhiên vào trung tâm, thời gian vào chăm sóc, thăm nom sẽ hạn chế hơn, tuy nhiên các mẹ vẫn cố gắng sắp xếp lịch để vào thăm con.
Đêm ấy, trên Facebook của các mẹ đồng hành cùng An Nhiên, nhiều mẹ bày tỏ cảm xúc nhớ thương con da diết, nước mắt cứ chảy trôi, cảm giác trống vắng khi không còn được hằng ngày vào chăm sóc con, cập nhập tin tức hình ảnh của con.
Nhưng An Nhiên không phải là em bé đầu tiên hay duy nhất mà những bà mẹ xa lạ này đã đưa tay nắm lấy khi các con cần mẹ nhất. Từ việc làm hằng ngày của chị Xuân Hương khi chị là thành viên của “Nhóm các bố mẹ đồng hành cùng bé Quang Anh” rất lớn mạnh ngoài Bắc, cho đến khi chị tự mình đi tìm và giúp đỡ các em bé, số trường hợp được chị và bạn bè giúp đỡ giờ đã vượt ra ngoài con số 100 bé...



Các mẹ viết về con
Mẹ Kim Ngo (viết sau 1 lần đến thăm An Nhiên): “An Nhiên khỏe, ngoan không quấy mỗi cữ con bú được từ 120 đến 150 ml. Mắt con đổ ghèn nhiều bất thường các cô nói do con mới ngủ dậy nhưng mình thấy hình như không phải vậy. Mình đã nhờ các cô để ý giúp và nhỏ nước muối cho con. Hình như con không được tròn như lúc ở viện. Bế con mà con cứ tròn xoe mắt nhìn thôi. Nắn đôi chân của con mà thương quá”.
Mẹ Blue Moon (viết sau khi An Nhiên được ra viện): “Từ nay con sẽ không còn phải nằm trong chiếc nôi côi cút nơi góc phòng bệnh viện nữa, từ nay con về ngôi nhà chung với các cô bảo mẫu và bạn bè. Vui thế mà mẹ vẫn hụt hẫng, vẫn nghẹn lòng khi nhìn hình ảnh các mẹ tiễn chân con. Vui thế nhưng mẹ biết từ nay sẽ chẳng còn những buổi chiều mẹ tất tả thu xếp công việc vội vã chạy vào với con cho kịp giờ, sẽ chẳng còn những giây phút mẹ ngồi canh giấc ngủ cho con, mân mê đôi bàn chân bé xíu và lắng nghe từng nhịp thở của con, từ nay sẽ không còn ngóng những bản tin mỗi buổi sáng của các mẹ về con mà sẽ là những ngày dài, dài lắm… Mẹ biết có rất nhiều bố mẹ cũng đang nhớ con còn hơn cả mẹ. Như chiều nay, mẹ hư quá An Nhiên nhỉ, có phải xa cách nghìn trùng đâu mà mắt mẹ lại cay rồi…”.

Lê Cầm - Thanh Vạn
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140727/con-se-song-vi-co-hang-tram-ba-me-giua-doi.aspx

songchungvoi_HIV
18-09-2014, 07:57
Kỳ 2: Đó là một ngày của các con

29/7/2014 09:30
Một buổi sáng tháng 7, tại trung tâm nuôi dưỡng trẻ em Thị Nghè, vài bà mẹ đi bộ cùng nhau vào trung tâm. Đó là “ngày hẹn” thứ năm hàng tuần, họ đến phụ những cô giáo, điều dưỡng của nơi này, đút cơm cho những đứa trẻ.



<tbody>

http://www.thanhnien.com.vn/Pictures201407/Minh_Nguyet/Thang7/17/bame3.jpg
Các mẹ chăm sóc bé Én tại bệnh viện. Ảnh: Thanh Vạn


</tbody>


Ngày đút cháo cho con...
"An Nhiên là cái duyên để các mẹ biết nhau", chị Đặng Thị Thùy Linh kể lại những ngày đầu tiên mình và bạn bè (chỉ biết nhau qua Facebook) đã cùng nhau chia sẻ công việc nhịp nhàng để "làm mẹ" cho An Nhiên đến ngày con khỏe và được đưa vào Trung tâm bảo trợ xã hội Thị Nghè.
Cũng từ ngày đó, hằng tuần, chị Linh lại đưa lên mạng hoạt động của ngày thứ Năm, đi "đút cơm" cho các em bé khác của trung tâm Thị Nghè. Vừa thấy các chị đến cửa, cô hộ lý đã phân công cho các chị bé nào, cháo hay cơm, hay phở...

Mình chăm hai đứa con khỏe mạnh đã mệt, mà các chị chăm vài chục cháu, bé nào cũng được ăn no, tắm sạch, thay tã ngày 5 -6 lần. Mình quyết định dành ra một ngày mỗi tuần để đến phụ các chị cho các con ăn. Cuối tuần thì đã có nhiều người tình nguyện giúp, nên mình chọn bỏ một ngày đi trong tuần, để phụ các chị được nhiều hơn
Chị Đặng Thùy Linh (http://citinews.net/xa-hoi/thu-do-ha-noi-va-berlin-day-manh-phat-trien-kinh-te-XKJJ3YY/)


Ai cũng biết việc, thành thạo cầm tô cháo, lại gần làm quen với cậu bé trong cũi đang chơi đùa. Ở đây, hầu hết các em đều là những em bé bị bỏ rơi từ khi lọt lòng. Nhiều em mang chứng bệnh nặng, tự đập đầu mình vào tường hoặc tự móc mắt mình liên tục.
Các mẹ lại gần gũi, nói nhỏ: "Mẹ cho con ăn nhé!" , rồi cứ vậy, từng bà mẹ lại "vào vai" đúng với thiên chức của mình, cho em bé thiếu hơi mẹ thêm một chút hơi ấm của người mẹ lạ. Chỉ chừng 2 tiếng buổi trưa thứ năm, mỗi người đút cho 2-3 em bé ăn no, lau sạch miệng và để các bé ngủ trưa.
Chị Thùy Linh (http://citinews.net/doi-song/chi-em-can-de-phong-voi-benh-de-mac-khi-thoi-tiet-vao-he-XUCZAAY/) giải thích: "Khi đưa An Nhiên về nhà mới ở đây, tôi đã bất ngờ khi biết về trung tâm này, không hoàn toàn vì hoàn cảnh của các con, vì ở đây các con được chăm sóc rất sạch sẽ, mà là vì tấm lòng của các cô giáo, điều dưỡng ở đây. Mình chăm hai đứa con khỏe mạnh đã mệt, mà các chị chăm vài chục cháu, bé nào cũng được ăn no, tắm sạch, thay tã ngày 5 - 6 lần. Mình quyết định dành ra một ngày mỗi tuần để đến phụ các chị cho các con ăn. Cuối tuần thì đã có nhiều người tình nguyện giúp, nên mình chọn bỏ một ngày đi trong tuần, để phụ các chị được nhiều hơn".
Khi chị Hương cho các bé ăn, một cậu nhóc tên Tuấn với hai cái chân cong đang lồm cồm trèo từ trên giường xuống. Cô điều dưỡng nháy mắt cười: "Chị có muốn cho Tuấn ăn không? Tuấn giỏi lắm. Tập đi mà gần biết đi rồi đó, mấy năm trước bé chỉ bò được thôi". Tuấn cười tươi như hoa, ngoan ngoãn ăn từng muỗng súp các mẹ múc cho, hệt như một chàng trai tự lập.
... và ngày con xuất viện
Ngay sau buổi đút cháo, các mẹ xắn tay áo rồi vội vàng rời khỏi trung tâm. Trong ngày thứ Năm, họ sẽ làm được nhiều việc hơn hằng ngày, vì đã dẹp hẳn việc riêng sang một bên để dành trọn cho các con của mình.
Ngày hôm ấy, chị Đồng Thị Lâm (quê ở Tánh Linh, Bình Thuận) đón các chị bằng nụ cười hiếm hoi trên gương mặt đen đúa. Hôm ấy, con của chị Lâm được xuất viện. Cách đó gần 1 tháng, bé nhập viện khi 3 tháng tuổi, nặng 3 kg, chẩn đoán viêm ruột do hẹp đường ruột và chờ mổ.
Các chị trong nhóm An Nhiên biết tới mẹ Lâm và con qua những bệnh nhân ở cùng phòng đưa chuyện. Hôm gặp mặt, chị Lâm vừa kể chuyện chồng đã đánh chị ngay trong bệnh viện vì con khóc, bóp cổ con, nước mắt vừa rưng rưng. Hôm ấy, bình sữa để bé uống cũng đã được mẹ Lâm pha loãng vì hết tiền, và anh chồng đã bỏ về quê không thèm phụ giúp gì nữa.
Chị Lâm nói mà giọng lạc đi: "Mừng quá, bác sĩ cho về rồi chị ơi!". Ngày hôm tôi đến, chị Linh đưa túi tã đã chuẩn bị sẵn cho bé, gửi kèm chị Lâm tiền xe và dặn dò: "Chiều tụi em quay lại đưa bé xuất viện".
Trong một ngày như vậy, các bà mẹ có thời gian trong nhóm An Nhiên sẽ đi thăm hết các bệnh nhi mà họ nhận lời giúp, gửi lại hết các loại sữa, tã, đồ ăn hoặc quà mà các cha mẹ trên Facebook gửi cho các con.
Đó là một ngày may mắn, vì em bé con chị Lâm khi vào viện bé xíu như một con mèo, lại có nguy cơ phải phẫu thuật. Hôm ấy, bé được xuất viện khỏe mạnh mà không cần phẫu thuật gì, góp thêm vào phần việc của những bà mẹ An Nhiên một ca thành công.

<tbody>

http://www.thanhnien.com.vn/Pictures201407/Minh_Nguyet/Thang7/17/bame4.jpg
Một buổi sáng thứ Năm đút cháo tại trung tâm Thị Nghè, mái nhà mới của bé An Nhiên, và cũng là nơi các mẹ có thời gian sinh hoạt chung mỗi thứ Năm hằng tuần - Ảnh: Khải Đơnhttp://www.thanhnien.com.vn/Pictures201407/Minh_Nguyet/Thang7/17/bame5.jpg
Chị Đặng Thị Thùy Linh (trái) gửi sữa và tã cho con của chị Đồng Thị Lâm. Bé 3 tháng tuổi, khi lên bệnh viện bé nhỏ xíu, chỉ nặng 3kg và đợi phẫu thuật. Hôm đến thăm, bé được bác sĩ cho xuất viện vì hồi phục mà không cần mổ - Ảnh: Khải Đơn


</tbody>


Về với đứa con ở nhà
Chuyện đến bệnh viện của chị Xuân Hương thật tình cờ khi chính con chị lúc còn nhỏ phải nhập viện và xa mẹ nhiều ngày. Khi vào bệnh viện lại nhìn thấy những bà mẹ khác cực nhọc vì con ở bệnh viện, từ đó, khi con đã lớn và cứng cáp hơn, chị Hương bắt đầu vào bệnh viện tìm những em bé cần được giúp đỡ, như "lời hứa" ngày xưa của mình với những đứa trẻ đau ốm.
Ban đầu, khi mới vào bệnh viện đi tìm và chăm sóc bệnh nhi, chị Hương thường về nhà trong cảm xúc nặng nề, có lúc bật khóc. Nhưng sau đó chị rút ra: "Tôi nghĩ mình lo hết mình khi ở bệnh viện với các con, còn về nhà tôi phải tự dẹp mọi nỗi buồn sang một bên, để nhìn thấy con, chăm sóc cho con. Không thể để nỗi buồn của riêng mình làm ảnh hưởng tới chồng, con gia đình được".
Khi về đến nhà, thấy đứa con gần 2 tuổi bi bô nói, chị Hương lại có thêm sức lực, hy vọng để ngày hôm sau tiếp tục vào gặp những đứa con đang điều trị. Khi dịch sởi đang bùng phát, nhiều người khuyên chị Hương không nên vào bệnh viện vì sợ lây cho con. Nhưng lúc đó chị không thể bỏ những đứa bé mà không có người hỗ trợ tã, sữa, viện phí nên vẫn vào.
Khi con chị Hương bị sốt và nổi mẩn đỏ, chị rất sợ hãi vì lo con bị sởi, nhưng cuối cùng con chỉ bị sốt phát ban. Đã quá "chuyên nghiệp", sau những biến cố đó, chị Hương tự quy định cho mình: "Từ bệnh viện về, tôi luôn tắm rửa sạch sẽ rồi mới ôm con, dù lúc về thèm con chỉ muốn chạy tới ôm. Đặc biệt, có thời gian tôi hay ở khoa nhiễm, mà trẻ con rất dễ lây bệnh từ bên ngoài".
Cứ thứ Năm hằng tuần, theo đúng lịch đút cơm và mua sữa, tã cho các con trong bệnh viện xong, chị Thùy Linh lại nhìn đồng hồ và rời bệnh viện đúng khi vừa xong việc. Chị tự hào nói: "Hai cô nhỏ ở nhà biết tự lo hết rồi, nhưng mình tranh thủ về với con. Ban ngày đi lo công việc, chứ chiều cũng vậy, là phải về với tụi nhỏ mới được".
Để làm được công việc này hằng tuần, chị Linh chia sẻ: "Anh xã nhà tôi rất ủng hộ. Có một lần, anh cũng vào bệnh viện thăm An Nhiên. Những lần chúng tôi đi thăm mái ấm, cần mua đồ đạc gì, đưa đón anh cũng đưa tôi đi. Tôi và Hương đều may mắn vì được chồng ủng hộ nhiều lắm".
Trong những ngày chăm sóc An Nhiên, có nhiều chị cũng phải "giấu chồng" vì muốn làm việc này do các anh nghĩ việc nhà chưa lo xong đã đi lo việc ngoài đường. Không tiện nói ra sự khó khăn của mình, những bà mẹ vẫn nhận phần việc, phần cho ăn, phần đưa sữa, phần đút cơm, tặng tã... để những đứa con ngoài bệnh viện nhận được điều tốt như chính con của mình.
Nhưng với những người mẹ như các chị, họ đã từng nhận nhiều đau khổ hơn vậy trước khi đến được với những em bé may mắn như hôm ấy.



Mẹ ơi, cố lên!
Ngủ ngoan nào các mẹ
Ngày mới đã sang rồi
Các mẹ còn chưa ngủ
Nghĩ về con phải không?Con về đây ngoan lắm
Hổng đau nữa mẹ à
Các cô hiền từ lắm
Chăm con giỏi lắm nha
Con về đây cũng ổn
Nhưng con nhớ mẹ nhiềuCon cũng mong gặp mẹ
Muốn được gọi mẹ, ba
Nhưng mẹ ơi đừng khóc
Nhiên ngoan, mẹ cũng ngoan
Mẹ ngoan đi ngủ sớm
Để Nhiên con an lòngMẹ hư cứ ngồi khóc
Là Nhiên hổng yêu đâu
Nhiên luôn mong mẹ khỏe
Để Nhiên cũng không sầuMẹ con ta đã hẹn
Gặp nhau mỗi tháng mà
Khỏa lắp từng cơn nhớ
Mẹ, Nhiên cùng cố nha!
(Chị Hương Lê viết về An Nhiên trong thời gian bé đang điều trị tại bệnh viện)( Chị Hương Lê viết về An Nhiên trong thời gian bé đang điều trị tại bệnh viện)


Khải Đơn


Theo www.thanhnien.com.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?url=-253460208)

songchungvoi_HIV
18-09-2014, 08:02
Kỳ 3: Những đứa con ít may mắn


30/7/2014 06:00
'Có hôm tôi đi tới phòng này nghe bé mất, đi qua phòng kia lại nghe bé mất, tôi không đi nổi nữa, ngồi ngoài sân khóc. Lúc ấy có người tưởng con tôi bị chuyện gì', chị Lê Thị Xuân Hương kể lại.



<tbody>

http://www.thanhnien.com.vn/Pictures201407/Minh_Nguyet/Thang7/17/bame6.jpg
Bé Én, một em bé bị não úng thủy ở Bạc Liêu, khi đưa lên Bệnh viện Nhi đồng 2 bé nằm cạnh An Nhiên. Mẹ của bé phải chịu cảnh ôm con ngủ trong một cái chòi tạm. Sau khi từ bệnh viện về, các bà mẹ đã đóng góp để mua đất, xây nhà cho Én. Cả sữa Én bú cũng do các mẹ từ TP.HCM tự vắt và gửi về tận nhà cho Én uống - Ảnh chụp màn hình


</tbody>


Hi vọng từ con
Có những em bé không còn cơ hội nào để tiếp tục tuổi thơ thần tiên của mình nữa.
Từ khi có diễn đàn là nơi để mọi người kết nối, gặp gỡ, nhóm hoạt động mạnh hơn. Trên tinh thần đồng lòng chung sức như những ngày đầu đến với An Nhiên, các mẹ bền bỉ cùng nhau đến với những đứa con khác.
Như trường hợp bé Én (tên các mẹ gọi cho con) nằm tại Phòng Cấp cứu, Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 2, cũng được các mẹ trong nhóm giúp đỡ. Chị Trần Thị Lượm - mẹ bé Én - bị bạo hành từ tháng thứ 5 vì chồng phát hiện thai nhi là con gái (trước đó chị cũng đã sinh 2 bé gái). Chị bị đuổi ra khỏi nhà từ đó, rồi chồng chị có vợ bé. Khi ly dị, chị bị chồng đe dọa không được tranh giành ngôi nhà.

Tôi phải tự làm thủ tục đưa bé ra, tự ký tên, nộp tiền, rồi liên hệ xe cấp cứu đưa con về. Cảm giác khi bế con ra khỏi phòng cấp cứu ấy làm nghẹn hết người mình lại. Mình không khóc nổi. Cái sinh linh ấy bé nhỏ quá, tím tái, cứng lại vì đã chết rồi, chị Đặng Thùy Linh.


Bị đuổi, chị đi ở nhờ nhà này vài bữa, nhà kia dăm bữa, lúc thì về với mẹ già 80 tuổi. Đến ngày sinh, chị vào Bệnh viện Bạc Liêu sinh mổ, khi chị tỉnh dậy thì Én đã được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM. Én cũng bị thoát vị vùng thắt lưng phải mổ và hiện chân con đã bị liệt hoàn toàn.
Chị Trần Thị Lượm tâm sự: "Khó khăn quá, tôi chưa biết phải làm sao, tính ôm con ra trước Nhi đồng 2 để xin tiền thì may mắn gặp được chị Hương, cùng mọi người giúp đỡ".
Một trang Facebook khác được lập ra với tên "Nhà cho Én" - đã được các mẹ tình nguyện theo trường hợp của Én chăm sóc con. Các mẹ không chỉ kêu gọi để giúp đỡ sữa tã, ra vào thăm nom Én, mà còn lên kế hoạch, tìm hiểu mua đất, thuê người để xây nhà cho mẹ và Én khi ra viện có chỗ mà về sống.
Sau này, khi chị Lượm đã sang được một chỗ bán ốc, những bà mẹ trong nhóm đã mua tủ lạnh, hằng tuần đi thu sữa mẹ, đóng gói, cấp đông, gửi xuống tận Bạc Liêu cho Én uống. Ban đầu bác sĩ lo Én sẽ không qua khỏi sau 2 tuần, nhưng đã 2 tháng trôi qua, tuy Én không chưa khỏe lên nhưng mẹ con Én giờ đã có một mái nhà để bên nhau.
Về bé gái Hoàng Thu Phương (http://citinews.net/the-gioi/khi-nu-hoang-anh-tuyen-osin-7IOJ2AY/) (3 tuổi, nằm ở Phòng Hậu phẫu, Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 2), nhà nghèo, trong một lần cả gia đình đèo nhau đi xe máy từ Bình Thuận vô Sài Gòn để chữa bệnh thì bị tai nạn giao thông, khiến bé bị dập não, nứt sọ.
Trước đó, lúc 4 tháng tuổi thì bé Phương trải qua một cuộc phẫu thuật tim để vá 3 lỗ thủng to. Đến 2 tuổi, thì gia đình phát hiện bé không thể nghe nói được. Hiện bé đã bị liệt đối bên, biến chứng thì chưa biết chắc chắn, vết mổ dài bao hết đầu. Chị Hương cùng mọi người đang kêu gọi giúp đỡ bé.

<tbody>

http://www.thanhnien.com.vn/Pictures201407/Minh_Nguyet/Thang7/17/bame7.jpg
Hình ảnh quen thuộc của mẹ ở nhóm An Nhiên, trong ngày đi thăm con - Ảnh: Thanh Vạnhttp://www.thanhnien.com.vn/Pictures201407/Minh_Nguyet/Thang7/17/bame8.jpg
Diễn đàn Các bố mẹ đồng hành cùng An Nhiên là nơi để các bố mẹ gặp nhau, chia sẻ tình hình bệnh của các con và thay nhau đến tận nơi chăm sóc, ngủ cùng con - Ảnh chụp màn hình


</tbody>


Bé Anh Văn bị cậu ruột bệnh tâm thần chém vào đầu. Hiện bé đã được mổ lắp lại hộp sọ, được gửi nuôi bên Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, sức khỏe dần ổn định. Tuy nhiên, bé vẫn còn di chứng sau mổ não, bị di chứng đối bên làm cho tay và chân trái rất yếu (hầu như không cử động), các ngón tay quắp vào, chân thì không đi được. Các bác sĩ nói vẫn có cơ hội hồi phục nếu chăm tập vật lý trị liệu, các mẹ trong nhóm cũng hay thăm nom và trao tiền các mệnh thường quân giúp đỡ bé.

Theo nguyên tắc của nhóm An Nhiên, các bé đã được nhận sự chăm sóc sẽ được lo đến khi xuất viện. Nếu bé khỏe, các bà mẹ An Nhiên sẽ căn cứ trên tình hình viện phí, sức khỏe mà góp thêm tiền cho bé về quê có tiền sữa trong giai đoạn đầu. Những em bé không qua khỏi cũng được các mẹ theo về lo ma chay (nếu gần TP.HCM) hoặc gửi trả tiền xe, tiền ma chay... để giúp các cha mẹ nghèo.

Tiễn con về yên nghỉ
Từ ngày chọn việc ra vào bệnh viện hằng ngày, các mẹ của nhóm An Nhiên coi tôn chỉ "lo trọn vẹn cho từng ca bệnh" là điều quan trọng nhất.
Với em bé Nguyễn Trung Hòa (3 tuổi), nhiều mẹ trong nhóm An Nhiên đã dành thời gian ra vào với bé. Bé bị bệnh tay chân miệng, nhưng phát hiện trễ, khi virut đã ăn hết phần não phía sau. Bé không tự thở được mà phải thở máy. Sau đó, bệnh viện có phương án cai máy cho con, để bé tập tự thở vài tiếng trong ngày.
Chị Hương kể: "Lúc đó, tụi tôi đã nhắm theo con điều trị dài lâu luôn". Nhưng chỉ được một thời gian, buổi sáng định mệnh hôm ấy, mẹ của bé Hòa gọi. Các chị vào khi bé bị tím tái, không thở được cũng không cứu kịp nữa. Hóa ra đêm trước mẹ bé mệt quá ngủ say, bé cũng ngủ say, bị tuột ống thở mà không biết.
Hôm ấy chị Hương theo mẹ đưa bé về tận nhà, mang theo phần tiền, nhang mà các chị khác trong nhóm An Nhiên gửi.
Chị Đặng Thị Thùy Linh cũng đã đưa hai bé về khi đã ngừng thở. Một em bé là người dân tộc ở Bình Thuận; mẹ bé bị bố đánh đập bỏ rơi. Đứa bé 2 tuổi mà nặng có 5 kg. Bé bị đói và suy kiệt vì nhà quá nghèo. Người mẹ hốt phân bò kiếm sống, chỉ đủ đong gạo. Bé nằm ở Khoa Hồi sức chống độc, nhưng chỉ được ít bữa là bé tím lạnh đi, bác sĩ nói không qua khỏi.
Chị Linh kể: "Tôi phải tự làm thủ tục đưa bé ra, tự ký tên, nộp tiền, rồi liên hệ xe cấp cứu đưa con về. Cảm giác khi bế con ra khỏi phòng cấp cứu ấy làm nghẹn hết người mình lại. Mình không khóc nổi. Cái sinh linh ấy bé nhỏ quá, tím tái, cứng lại vì đã chết rồi". Chuyến về nhà hôm ấy có xe cấp cứu của các bà mẹ An Nhiên thuê cho con, có cả tiền lo ma chay, nhưng bộ quần áo bé mặc - đẹp nhất trong cả cuộc đời ngắn ngủi của bé - lại chỉ là bộ đồ cũ kỹ, bèo nhèo mà mẹ bé còn lại để mặc cho con.
Nhưng dù có phải khóc khi tiễn con ra xe về quê, dù không chịu nổi khi nhìn đứa trẻ lạnh dần trong tay mình, những bà mẹ trong nhóm An Nhiên giờ vẫn hằng ngày, hằng tuần thay nhau, đến để nhìn các con, chăm sóc cho các con và cùng trông đợi đến ngày con xuất viện.
Những bà mẹ này đang chung tay giúp những đứa con có nhiều hy vọng hơn để được sống...

Lê Cầm - Khải Đơn


Theo www.thanhnien.com.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?url=-929507125)