PDA

View Full Version : WHO báo động về sự lạm dụng thuốc kháng sinh



songchungvoi_HIV
22-09-2014, 10:04
Thứ hai, 22/09/2014 07:38
Năm 2011, nhân Ngày Sức khỏe Thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phổ biến khẩu hiệu: “Hãy chống lại tình trạng kháng thuốc - Không hành động hôm nay, không chữa trị được ngày mai”.Năm 2014, khẩu hiệu trên vẫn còn có giá trị. Một kết quả phân tích vừa được công bố cho thấy chỉ năm nước có nền kinh tế đang lên là Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi đã tiêu thụ đến 76% khối lượng thuốc kháng sinh tăng lên trên phạm vi toàn cầu. Trong số đó, Ấn Độ đứng đầu với mức tiêu thụ từ 8 tỉ viên thuốc kháng sinh năm 2001 lên 12,9 tỉ viên trong năm 2010, bình quân mỗi người Ấn Độ tiêu thụ 11 viên thuốc kháng sinh/năm.
Hậu quả nhãn tiền của sự lạm dụng thuốc kháng sinh, như các nhà y học đã cảnh báo, là tình trạng kháng thuốc của nhiều tác nhân gây bệnh và chỉ riêng ở châu Âu, tình trạng này đã gây ra 25 ngàn cái chết mỗi năm.
Tháng 7/2014, Thủ tướng Anh David Cameron đã cảnh báo rằng thế giới sẽ trở lại thời kỳ đen tối về thuốc điều trị, khi những giống vi khuẩn nguy hiểm đang ngày càng kháng thuốc, và các hãng dược phẩm đã thất bại trong việc điều chế các loại thuốc kháng sinh mới trong suốt 25 năm qua.

<tbody style="font-size: 12pt;">


http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/09/22/WHO-bao-dong-ve-su-lam-dung-thuoc-khang-sinh_1.jpg

</tbody>

Theo nhận định của nhà nghiên cứu Ramanan Laxminarayan, giáo sư Trường Đại học Princeton (Mỹ), đằng sau sự lạm dụng thuốc kháng sinh tại Ấn Độ là sự gia tăng thu nhập của người dân, việc họ dễ dàng mua thuốc mà không cần có toa bác sĩ và sự nhiệt tình của giới thầy thuốc khi cho những toa có nhiều thuốc kháng sinh như một cách gián tiếp trấn an người bệnh.
Ba trong số những thuốc kháng sinh bị lạm dụng nhiều nhất là Cephalosporin, Penicillin và Fluoroquinolone. Hiệp hội Sức khỏe Cộng đồng Ấn Độ cho biết nhiều người dân Ấn Độ còn tự mình “ra toa” đi mua thuốc kháng sinh mà không cần đi khám bác sĩ, một phần do số bác sĩ tại nước này quá ít, một bác sĩ cho 1.700 dân, phần khác do có đến 29% dân số sống dưới mức nghèo khổ.
Để góp phần giảm thiểu nạn lạm dụng thuốc kháng sinh, cần có nhiều biện pháp đồng bộ tại các nước nghèo như nâng cao dân trí, giúp đa số người dân có những hiểu biết tối thiểu về thuốc và hậu quả của sự lạm dụng thuốc, đào tạo đủ số cán bộ y tế đáp ứng được yêu cầu chữa bệnh của người dân và xây dựng một chính sách bảo hiểm y tế phù hợp với đời sống cộng đồng.
Bên cạnh đó, các tập đoàn dược phẩm cần nghiên cứu, cho ra đời những loại thuốc trị bệnh, đặc biệt là thuốc kháng sinh, ít bị vi khuẩn kháng thuốc. Điều này không dễ dàng, khi mà chi phí nghiên cứu một loại dược phẩm mới khá cao và việc tung một loại thuốc mới ra các nước nghèo không mang lại cho họ những khoản lợi nhuận béo bở so với việc điều chế thuốc cho những bệnh “nhà giàu” như tim mạch, béo phì, tiểu đường, v.v…
Nói chung, cần phải có một tầm nhìn bao quát và một kế hoạch hành động trên tầm mức toàn cầu với sự hợp tác của nhiều nước công nghiệp hóa mới có thể hy vọng vào việc ngăn chặn khả năng kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh.



Theo Lê Cẩn - Doanh nhân Sài Gòn

songchungvoi_HIV
29-09-2014, 14:25
Hạn chế tối đa sử dụng thuốc kháng sinh
29/9/2014 14:10
Dân gian có câu "Đói ăn rau, đau uống thuốc". Nhiều người có thói quen uống thuốc ngay khi có những biểu hiện bất thường về sức khỏe.
Trẻ em có các triệu chứng sốt, ho, sổ mũi thì được cho uống thuốc ngay, phổ biến là thuốc kháng sinh. Nhiều tiệm thuốc dễ dàng bán thuốc kháng sinh cho người bệnh mà không cần toa thuốc của bác sĩ. Hệ quả là thuốc chẳng những không trị được bệnh mà còn tăng sức công phá của vi khuẩn gây nên các bệnh khác.

Năm 2011, nhân Ngày Sức khỏe Thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phổ biến khẩu hiệu: "Hãy chống lại tình trạng kháng thuốc - Không hành động hôm nay, không chữa trị được ngày mai".
Năm 2014, khẩu hiệu trên đã được nhắc lại, nhằm khuyến cáo về tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh ở người dân thể hiện ở thói quen mua về tự điều trị không cần toa của thầy thuốc, dùng kháng sinh không đúng bệnh, không đúng liều, không đủ thời gian, tùy tiện…, hệ lụy của nó là chúng ta đang đứng trước nguy cơ bị hạn chế về các phương thuốc điều trị.
Trò chuyện về vấn đề này, BS Nguyễn Trí Đoàn, Giám đốc Y khoa Phòng khám quốc tế Victoria Healthcare (http://citinews.net/doi-song/cac-goi-kham-suc-khoe-tong-quat-phu-hop-tung-lua-tuoi-R3NELWY/) Mỹ Mỹ cho biết:
Thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng đối với các bệnh do vi trùng (bacteria), không có tác dụng đối với các bệnh do siêu vi (virus). Vì vậy, hầu hết các trường hợp sốt do siêu vi, viêm họng, nhiễm khuẩn hô hấp trên, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, tiêu chảy… thì không nên dùng kháng sinh.
Thuốc kháng sinh ngoài tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh thì còn tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi. Vì vậy, nếu sử dụng kháng sinh quá nhiều thì cơ thể sẽ dễ bị các bệnh nhiễm khuẩn hơn.
Kháng sinh sử dụng bừa bãi thường gây tác dụng phụ như: tiêu chảy, ói, dị ứng, sốc phản vệ thậm chí tử vong. Nguy hiểm hơn, lạm dụng kháng sinh dễ dẫn đến đề kháng kháng sinh (hay còn gọi là lờn kháng sinh), về sau khi cần sử dụng kháng sinh để tiêu diệt vi trùng gây bệnh thì nó không còn tác dụng nữa, người bệnh sẽ dễ bị nguy cơ bệnh nặng hơn và có thể gây tử vong.
* Phải chăng đó là lý do vì sao càng uống nhiều kháng sinh thì càng dễ mắc bệnh và tái bệnh?
- Đúng vậy, dễ thấy nhất là ở trẻ em. Những trẻ uống kháng sinh nhiều thì sẽ rất dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn, trong khi những bệnh này thường là do siêu vi và "thuốc" điều trị tốt nhất là thời gian (chờ bệnh tự khỏi). Có nhiều triệu chứng bệnh ở trẻ là phản ứng có lợi để giúp chống lại nhiễm trùng.
Chẳng hạn như chứng ho ở trẻ. Ho không phải là bệnh mà là cơ chế giúp tống vi trùng, virus, chất nhầy ra khỏi phế quản, giúp bảo vệ họng và phổi. Ho có thể là triệu chứng của cảm lạnh thông thường hoặc là biểu hiện của nhiễm khuẩn đường hô hấp như: viêm mũi họng, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm tiêu phế quản hoặc viêm phổi.
Khi bé ho do cảm lạnh kèm sổ mũi, không sốt hoặc sốt nhẹ nhưng bé vẫn ăn uống, chơi đùa bình thường, không nôn ói thì cha mẹ chỉ cần chăm sóc bé bằng cách cho bé uống nhiều nước, ăn trái cây tươi, ăn cháo hoặc soup và theo dõi nhiệt độ cơ thể của con. Cha mẹ không nên tùy tiện cho con uống thuốc ho vì thuốc này có thể gây hại cho trẻ em.
Cách đây 10 năm, thế giới đã khuyến cáo không sử dụng thuốc ho cho trẻ dưới 2 tuổi vì có thể bị suy hô hấp, dễ bị viêm phổi, lừ đừ và tăng nguy cơ tử vong. Sau đó, Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến cáo là không dùng thuốc ho cho trẻ dưới 6 tuổi.
Tiếc thay, ở Việt Nam, việc mua thuốc ho quá dễ dàng, các phòng khám còn kê toa thuốc ho cho trẻ em cũng rất phổ biến. Tương tự như thuốc ho, thuốc hạ sốt cho trẻ em được dùng rất nhiều, thậm chí bác sĩ còn khuyến khích mua sẵn thuốc sốt ở trong nhà để khi trẻ sốt thì cho uống ngay…
* Thuốc hạ sốt cho trẻ em vì sao không nên dùng nhiều, thưa bác sĩ?
- Chúng ta nên hiểu rằng sốt không phải là bệnh mà chỉ là một phản ứng bình thường của cơ thể khi bị nhiễm khuẩn. Sốt giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng bằng cách khởi động hệ miễn dịch của cơ thể.
Ở trẻ em, hầu hết các cơn sốt từ 37,8 - 40oC đều không nguy hiểm, phần lớn là từ các bệnh do virus như cảm lạnh hoặc cảm cúm. Một vài nguyên nhân khác có thể là do bệnh từ vi khuẩn như viêm họng do liên cầu nhóm A hoặc nhiễm trùng đường tiểu.
Hầu hết các cơn sốt do virus sẽ kéo dài khoảng hai đến ba ngày. Tổn thương não xuất hiện chỉ khi nhiệt độ cơ thể cao hơn 42oC, nhưng rất may mắn là bộ ổn định nhiệt của não bộ sẽ giữ những cơn sốt dưới mức nhiệt độ này cho dù không uống thuốc hạ sốt.
Vì vậy, khi trẻ sốt, cha mẹ chỉ cần khuyến khích con uống nhiều nước và nghỉ ngơi chứ không nên dùng thuốc hạ sốt liên tục. Trẻ chỉ thật sự cần dùng đến thuốc hạ sốt khi chúng quấy, trằn trọc khó chịu, không ngủ được. Nếu trẻ con đang ngủ yên giấc thì ba mẹ không nên đánh thức trẻ dậy để cho uống thuốc.

<tbody style="font-size: 14px !important;">
http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/09/29/Han-che-toi-da-su-dung-thuoc-khang-sinh_2.jpg

</tbody>
* Những đứa trẻ đã "lỡ" sử dụng nhiều kháng sinh trước đây thì nay phải làm sao để hạn chế những tác hại của nó?
- Cách hạn chế tác hại của kháng sinh là ngưng sử dụng ngay bây giờ nếu như không cần thiết. Tôi hay nói bác sĩ nhi muốn chữa bệnh cho trẻ con thì cần phải điều trị cho cha mẹ của chúng trước là vậy.
Ngưng sử dụng kháng sinh càng sớm thì cơ thể trẻ sẽ càng có nhiều thời gian được "huấn luyện" về miễn dịch. Từ đó, sức đề kháng của trẻ sẽ dần khỏe mạnh trở lại, trẻ sẽ ít bị những bệnh nhiễm khuẩn hơn hoặc nếu có mắc bệnh thì cũng dễ dàng "lướt" qua bệnh.
* Có thể thấy kháng sinh có tác hại vô cùng nghiêm trọng đến trẻ nhỏ. Vậy đối với người lớn thì sao, xin bác sĩ giải thích rõ hơn?
- Ở người lớn, kháng sinh cũng có những tác hại nghiêm trọng không kém, nhất là khả năng kháng thuốc kháng sinh, gây khó khăn trong việc điều trị nhiều loại bệnh. Hầu hết các bệnh do virus mà chúng ta mắc phải thì không có loại kháng sinh nào trị được.
Có thể kể đến là 90% các cơn ho, viêm thanh quản, viêm phế quản, 90% các triệu chứng tiêu chảy… Chỉ một số bệnh cần sử dụng kháng sinh trong điều trị như: nhiễm trùng đường tiểu, viêm amygdale do liên cầu khuẩn nhóm A (muốn biết dạng amygdale loại này thì phải làm xét nghiệm phết họng).
Các trường hợp sốt do siêu vi, cảm cúm… ở người lớn thì chúng ta chỉ cần nghỉ ngơi, uống nhiều nước và "chờ" hết bệnh.
* Bệnh nhân cảm cúm có nên uống nhiều nước cam, chanh để bổ sung vitamin C như cách nhiều bác sĩ khuyến khích không?
- Nhiều nghiên cứu mới đây cho thấy rằng việc uống thêm vitamin C không giúp tăng sức đề kháng, không có tác dụng phòng ngừa hay giúp giảm nhanh cơn cảm cúm như chúng ta đã biết cách đây vài chục năm, thậm chí dùng vitamin C liều cao còn có thể gây tiêu chảy.
Có thể thấy rằng kiến thức y khoa thế giới thay đổi liên tục, những điều hôm nay chúng ta đang áp dụng thì chưa chắc đúng vào ngày mai khi có những bằng chứng y khoa mới. Bác sĩ có nhiệm vụ thường xuyên cập nhật những kiến thức, thông tin mới và khi đã hiểu biết thì cần áp dụng vào khám và điều trị cho bệnh nhân.
Tôi biết có những bác sĩ thường xuyên cập nhật cái mới, cái đúng nhưng không thể thực hiện vì nhiều nguyên nhân. Dù thế nào đi nữa, tôi vẫn muốn khẳng định rằng xu hướng chung của thế giới hiện nay là cần hạn chế tối đa sử dụng thuốc men trong điều trị, nhất là kháng sinh.
* Cảm ơn bác sĩ về buổi trò chuyện.


Theo Thanh Nhã - Doanh nhân Sài Gòn

songchungvoi_HIV
30-09-2014, 12:33
Đừng uống kháng sinh nếu bị ho, cảm dưới 5 ngày

Thứ ba, 30/09/2014 10:50
Chính phủ Anh đang kêu gọi các bệnh nhân cam kết không đi khám, ít nhất trong 5 ngày, nếu chỉ ho, cảm lạnh hay đau họng, để giảm nguy cơ siêu vi kháng thuốc.





http://images.alobacsi.vn/ThumbImages/Images/Uploaded/Share/2014/09/30/158520_160.jpg
Một báo cáo cuối tuần qua cho thấy cứ 7 bệnh nhân thì có một người không thểsử dụng kháng sinh vì loại thuốc này ngày càng không hiệu quả. Các chuyên gia cảnh báo vấn đề này có thể gây tử vong cho số lượng đáng kể những người Anh bị các nhiễm trùng như viêm phổi.
Những thắc mắc thường gặp của bệnh nhân khi dùng kháng sinh:
"Tôi cần kháng sinh vì không thể nghỉ việc lâu".
Đây là câu thường nghe từ nhiều bệnh nhân bị cảm, cúm. Nhiều người thường mua kháng sinh để nhanh khỏi bệnh. Tất nhiên, nếu bạn có những dấu hiệu của nhiễm khuẩn thực sự như viêm amidal hay nhiễm trùng da thì cần dùng kháng sinh ngay.
Tuy nhiên, với ho, cảm lạnh và đau họng - dấu hiệu cho thấy bạn nhiễm virus thì kháng sinh không hiệu quả. Việc nghĩ uống kháng sinh (http://alobacsi.com/tin-y-te/khang-thuoc-khang-sinh-o-viet-nam-dang-o-muc-bao-dong-a2014080510050239c308.htm) để nhanh phục hồi là hoàn toàn sai lầm. Virus cần thời gian để xử lý - nhiều trường hợp có thể lên tới hai tuần - và người lao động phải biết điều này.Người bị cảm lạnh sẽ không thể khá hơn trong hai ngày.

Ngày nay, nhiều thứ có thể cải thiện ngay lập tức nhưng phục hồi ngay sau khi nhiễm virus là không thể, vì vậy tất cả chúng ta cần học cách kiên nhẫn hơn.
Khi uống kháng sinh, bạn cũng tự đặt mình vào mối nguy gặp các tác dụng phụ như phát ban, buồn nôn, mệt mỏi. Kháng sinh giết hại những vi khuẩn tốt tự nhiên trong cơ thể - và đó là lý do người ta dễ bị nấm và tiêu chảy sau khi dùng chúng.
"Nhưng rõ ràng lần gần đây nhất bác sĩ cho tôi dùng thuốc và có tác dụng" - là câu hay được đưa ra để biện luận. Thực tế, mỗi loại nhiễm trùng trong cơ thể là khác nhau - có thể do vi khuẩn hoặc virus với các chủng khác nhau gây nên.

Và cơ thể bạn có thể yếu hay khỏe hơn tại thời điểm bị bệnh. Điều này ảnh hưởng tới thời gian bạn hồi phục nhanh hay chậm, khi có hoặc không có bất cứ sự can thiệp nào.
http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/9/30/Dung-uong-khang-sinh-neu-bi-ho-cam-duoi-5-ngay-1.jpg
Ảnh minh họa: Independent.co.uk.

<table align="center" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0" 12pt;"="" width=""><tbody style="font-size: 12pt;"></tbody></table>"Lần ốm trước tôi cần uống kháng sinh có nghĩa là lần sau cũng cần?"
Không phải vậy. Một loại nhiễm trùng mới được xem xét là một vấn đề riêng biệt và sẽ có cách xử lý phù hợp. Lần trước bạn dùng thuốc và thấy có vẻ hiệu quả nhưng thực tế bạn hồi phục một cách tự nhiên.
Tất nhiên, có những bệnh nhân có các vấn đề tự thân khác như bệnh phổi - thì cần kháng sinh vì họ dễ biến chứng viêm phổi. Nhưng phần lớn với bệnh nhân, việc này là không hợp lý.
"Tôi cần thuốc kháng sinh vì đã thử tất cả các phương pháp mà không tác dụng".
Bạn cần biết là, thuốc không kê đơn không có tác dụng chữa bệnh. Thuốc ngậm dịu họng, siro ho và các biện pháp khắc phục cúm chỉ để giảm triệu chứng: chúng giúp ta cảm thấy dễ chịu hơn tạm thời trong lúc hệ miễn dịch đang chiến đấu với bệnh. Đó không phải là cách chữa trị và sau vài giờ, hiệu quả của chúng sẽ hết.

Khi đó, bạn sẽ dùng thêm liều và tiếp tục cho đến khi bệnh khỏi một cách tự nhiên. Có thể giảm các triệu chứng bệnh bằng những loại thuốc thông dụng nhưparacetamol, ibuprofen và aspirin - giúp hạ sốt, giảm đau họng.
"Tôi biết tôi cần kháng sinh vì tôi có đờm màu xanh lá cây".
Đây là một khái niệm được củng cố vững chắc nhưng hoàn toàn sai. Triệu chứng báo động tất cả các bệnh nhân cần biết là: ho ra máu, sụt cân đột ngột và nghiêm trọng, đổ mồ hôi vào ban đêm và khó thở.

Còn quan niệm có đờm xanh hoặc chất nhầy thì phải uống kháng sinh là sai, với những người khỏe mạnh. Thực tế, đờm có thể màu xanh hay vàng khi bạn bị nhiễm trùng nhưng thường là không phải do virus và không cần dùng thuốc.
"Nếu không dùng thuốc, tôi phải làm gì?".
Đầu tiên, hãy biết rằng bệnh do virus sẽ cần một tuần hoặc hơn để hồi phục. Bạn cần phải khôn ngoan, áp dụng những cách đúng để khắc phục bệnh, ngay từ lúc mới nhiễm. Hãy nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt, kể cả khi vừa chớm bị, và giảm mọi hoạt động không cần thiết để cơ thể có thể bình phục.
Thứ hai, duy trì lượng nước của cơ thể bằng cách uống nhiều nước, ăn súp nóng. Khi bị bệnh, cơ thể bớt thèm ăn, đó là điều bình thường, đừng lo lắng.
Cuối cùng, hãy xem xét một số thuốc không kê đơn. Việc dùng thuốc giảm triệu chứng bệnh có thể giúp bạn đỡ khó chịu, giảm đau. Các loại thuốc gốcibuprofen, paracetamol và aspirin rất tốt giúp giảm đau, hạ sốt và bớt đau cơ - những thứ thường đi liền khi nhiễm virus.


Theo Vương Linh - VnExpress

songchungvoi_HIV
02-10-2014, 13:09
Dị ứng thuốc kháng sinh: Không cẩn trọng dễ gây tử vongThứ năm, 02/10/2014 11:25
Rất nhiều người cho rằng dùng thuốc kháng sinh có thể chữa được nhiều bệnh. Thực tế, có những người bị dị ứng thuốc kháng sinh nên nếu dùng thuốc không cẩn trọng có thể gây tử vong.



Sốc phản vệ vì thuốc kháng sinh


Bé H.V.K (8 tháng tuổi, Ninh Bình) bị viêm họng, bố mẹ đưa bé đi khám ở phòng khám tư. Sau khi uống thuốc được 2 ngày thì da bé nổi mẩn đỏ. Các mẩn đỏ đó nhanh chóng hình thành bọng nước quanh mắt, quanh miệng và lan toàn thân rồi vỡ ra.

Nghe mọi người mách dùng thuốc chống dị ứng khỏi, gia đình tự ý ra hiệu thuốc mua. Bệnh của bé không thuyên giảm mà ngày càng nặng, lúc đó gia đình mới "tá hỏa" đưa con lên BV Nhi TƯ. Khi nhập viện, bệnh nhân có biểu hiện khó thở, khò khè, huyết áp tụt.

Các bác sĩ chẩn đoán bé bị sốc phản vệ do kháng sinh (http://alobacsi.com/thuoc/han-che-toi-da-su-dung-thuoc-khang-sinh-a20140929015941683c168.htm)và đã kịp thời xử trí với các thuốc chống dị ứng. Ngay sau đó, bé được chuyển xuống khoa hồi sức cấp cứu để theo dõi và đặt huyết áp xâm nhập. Hiện bệnh nhân đã hết ban, hết khó thở.


Tương tự như vậy là trường hợp của bé T. ở Thường Tín, Hà Nội cũng phải nhập viện do dị ứng thuốc. Sau khi được một y tá gần nhà tiêm cho một loại thuốc kháng sinh không rõ tên để điều trị tình trạng viêm mũi họng. Người bé bị dị ứng, nổi mần đỏ toàn thân.


BS Lê Thị Minh Hương - Trưởng khoa miễn dịch - dị ứng - khớp, Phó GĐ BV Nhi TƯ cho hay, dị ứng thuốc do dùng kháng sinh là thường gặp nhất. Nguyên nhân do không có sự kiểm soát về đơn thuốc. Ở nước ngoài bất cứ một loại kháng sinh nào cũng phải có đơn của bác sĩ kê thì dược sỹ mới bán chứ ở nước mình ai mua cũng được.

Thứ hai do thói quen tự điều trị theo kinh nghiệm của người khác mà không có sự tư vấn của bác sĩ. Ngoài ra, hệ thống phòng khám tư chưa được kiểm soát nên họ thường kê nhiều kháng sinh, không khai thác kỹ tiền sử dị ứng của người bệnh trước khi kê đơn…


Dị ứng thuốc có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào. Với trẻ nhỏ nhất là 35 ngày tuổi, trẻ lớn nhất là 12 tuổi. Tỷ lệ nam nữ mắc như nhau. Cơ chế dị ứng nhanh thì có thể ngay sau khi uống thuốc đến khoảng 2 tiếng đồng hồ.

Cơ chế dị ứng muộn là sau 10 ngày tiếp xúc với thuốc. Biểu hiện của dị ứng kháng sinh cũng rất đa dạng. Ngay tức thời là sốc phản vệ. Hoặc nổi các ban, ngứa, mắc các vấn đề về hô hấp như phù nề thanh quản, ho, khó thở hoặc bị tiêu chảy…



"Khi xác định nguyên nhân nào là nguyên nhân gây dị ứng, chúng tôi dừng ngay thuốc đó. Sau đó sẽ điều trị triệu chứng mà dị ứng thuốc gây ra. Ví dụ viêm da nặng nề thì phải chăm sóc da, chống nhiễm trùng cho da hồi phục. Nếu sốc phản vệ, ngay lập tức tiêm andernalin, hỗ trợ về hô hấp và tim mạch…." - BS Minh Hương cho hay.



http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/10/2/Di-ung-thuoc-khang-sinh-Khong-can-trong-de-gay-tu-vong-1.jpg
Một biểu hiện dị ứng thuốc kháng sinh trẻ có thể gặp. Ảnh minh họa



Tránh tự ý dùng thuốc kháng sinh


PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng Khoa Nhi (BV Bạch Mai) cho hay, ngộ độc kháng sinh có thể xảy ra nhưng ít gặp mà hay gặp là dị ứng kháng sinh. Tùy từng loại kháng sinh sẽ có những biểu hiện dị ứng khác nhau và tùy từng cơ địa từng người.

Cơ thể dị ứng có thể ở mức độ nhẹ - nặng, thậm chí rất nặng, đe dọa trực tiếp tới tính mạng của người bệnh. Dị ứng có thể ngứa, nổi mề đay, phù, khó thở…

Sốc phản vệ là trường hợp nặng nhất của dị ứng thuốc kháng sinh có thể dẫn đến khó thở, hạ huyết áp, trụy mạch và tử vong xảy ra trong vài phút nếu không cấp cứu đúng và kịp thời.


Các chuyên gia khuyến cáo, quá trình điều trị và tư vấn cho người bệnh sẽ gặp khó khăn nếu người bệnh không có những hiểu biết cơ bản về những loại thuốc mình đã sử dụng.

Việc người bệnh không thể nhớ hoặc xác định được loại thuốc mà mình đã sử dụng trước khi bị dị ứng, thầy thuốc sẽ rất khó xác định nguyên nhân gây dị ứng, dẫn đến những khó khăn trong việc lựa chọn thuốc điều trị tình trạng dị ứng cho người bệnh, đặc biệt khi người bệnh bị các thể dị ứng nặng, có chỉ định dùng kháng sinh.

Nếu xử lý sai, bệnh không khỏi và phản ứng dị ứng ngày càng nặng nề hơn và thậm chí có thể tử vong nếu không xử trí kịp thời.


"Bởi vậy khi đã bị dị ứng với một loại kháng sinh hay bất cứ thuốc nào thì đừng bao giờ dùng nữa. Khi đi khám bệnh, nhớ cho bác sĩ biết mình dị ứng kháng sinh để bác sĩ sẽ có chọn lựa loại kháng sinh phù hợp. Nên uống nhiều nước để tăng thải trừ thuốc qua đường tiểu" - BS Dũng khuyến cáo.


Để phòng tránh dị ứng kháng sinh, các chuyên gia khuyến cáo người dân không nên tự ý dùng thuốc khi không có hướng dẫn sử dụng và đơn thuốc bác sĩ. Cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, không tự ý mua thuốc sử dụng.

Trong trường hợp bác sỹ cho dùng thuốc thì phải theo dõi sát, nhất là lần đầu tiên uống. Khi có triệu chứng gì bất thường cần ngưng sử dụng thuốc và tới bệnh viện để các bác sĩ chẩn đoán xem có phải bị dị ứng thuốc hay không.


Để chuẩn đoán dị ứng kháng sinh hay không, các bác sỹ sẽ có một số test dị ứng để khẳng định. Và nếu có dị ứng thì bệnh viện sẽ có phương pháp xử lý kịp thời để tránh tai biến, tử vong do sốc phản vệ. Tránh tự điều trị ở nhà theo cảm tính hay bằng các phương pháp dân gian.

Đề kháng kháng sinh sẽ xảy ra nếu thường xuyên sử dụng kháng sinh hoặc sử dụng kháng sinh không đúng cách. Do đó, cần uống đủ liều, đủ số lần theo toa của bác sĩ. Dùng tiếp tục hết toa thuốc ngay cả khi cảm thấy khỏe hơn.



Theo Gia Hân - Màn ảnh sân khấu

songchungvoi_HIV
24-10-2014, 09:40
Hiểm họa bán thuốc không theo toa
24-10-2014 09:16 - Theo: daidoanket.vn (http://citinews.net/site/daidoanket.vn/46/)

Không có toa thuốc song người dân vẫn dễ dàng mua nhiều loại thuốc kháng sinh hoặc những loại thuốc bắt buộc kê toa. Thực trạng này gây khó khăn trong điều trị bệnh, khiến VN trở thành một trong những nước có tỷ lệ kháng thuốc cao nhất trên thế giới.
http://daidoanket.vn/Pictures/bao%20tuan/_2014/294/2014_294_14_a1.jpg



Thói quen mua bán tân dược không cần toa thuốc



Khảo sát gần đây của Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho thấy, cứ 10 người dân thì có tới 9 người mua thuốc kháng sinh mà không hề có đơn bác sĩ. Điều đặc biệt, lượng thuốc kháng sinh chiếm tới 1/4 số thuốc được bán ra mỗi ngày.


"Mỗi lần mấy đứa nhỏ nóng sốt, ho hay sổ mũi tôi thường tìm đến tiệm thuốc tây, thay vì đi bệnh viện chờ đợi mấy tiếng đồng hồ rồi cũng mua về một bọc thuốc. Đến nhà thuốc chỉ cần nói triệu chứng là nhân viên nhà thuốc đáp ứng liền", bà Nguyễn Thị Thanh (http://citinews.net/xa-hoi/it-co-hoi-viec-lam-cho-nguoi-nhiem-hiv-aids-SNQQCJQ/) (quận 3) cho biết. Theo ghi nhận của phóng viên, nhà thuốc sẵn sàng bán thuốc kháng sinh Augmentin, Zinat, Medxil... hoặc là những loại thuốc kháng sinh tương tự. Khi được hỏi về cách dùng thì nhân viên nhà thuốc A. T (đường Nguyễn Tri Phương) hướng dẫn sử dụng bằng cách đọc chỉ dẫn trước khi sử dụng. Thắc mắc về quy định bán thuốc kê đơn, một số nhà thuốc cho rằng, nếu bán thuốc mà đòi hỏi người bệnh phải có toa thuốc của bác sĩ thì không thể cạnh tranh được với các nhà thuốc khác.


PGS.TS Dược sỹ Nguyễn Hữu Đức, giảng viên Trường ĐH Y dược TP.HCM khẳng định, kháng sinh là một loại thuốc chỉ có tác dụng với vi khuẩn còn do vi rút thì không có tác dụng. Các loại thuốc này phải dùng đúng liều, đúng bệnh và chỉ được sử dụng khi nào có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu ta sử dụng thuốc kháng sinh không đúng thì các bệnh nhiễm khuẩn không những không hết mà bệnh nặng hơn và khó điều trị. Thậm chí, kháng kháng sinh này sẽ chống lại nhiều kháng sinh khác.


Quan ngại về tỷ lệ kháng thuốc gia tăng PSG. TS BS Nguyễn Văn (http://citinews.net/doi-song/canh-giac-voi-sot-xuat-huyet-o-nguoi-lon--CRUGOLA/)Bùi, Phó Giám đốc BV Nguyễn Tri Phương (http://citinews.net/doi-song/bao-ve-sun-khop-truoc-khi-qua-muon-57H7JMQ/) (TP.HCM) cho hay, VN đang trở thành một trong những nước có tỷ lệ kháng thuốc cao nhất thế giới. Không ít loại thuốc trên thế giới vẫn sử dụng nhưng với chúng ta không còn tác dụng bởi sử dụng quá nhiều dẫn đến kháng thuốc. Cụ thể, thuốc kháng sinh Amoxicillin điều trị viêm họng, có giá thành rất rẻ ở VN loại đã bị kháng trong khi Pháp vẫn sử dụng. Thuốc HP điều trị đau dạ dày chỉ có 4 phổ nhưng ở VN đã sử dụng đến phổ thứ 4 có nghĩa là những phổ trước đó đều bị kháng. Cục Quản lý khám chữa bệnh cho biết, thực trạng sử dụng kháng sinh trên hơn 1.000 hồ sơ bệnh án tại các các khoa điều trị tích cực cho thấy, tỷ lệ sử dụng kháng sinh không phù hợp lên tới 74% khiến việc điều trị nhiều bệnh gặp khó khăn.


"Vấn đề cốt lõi nhất chính là quản lý thật chặt các nhà thuốc. Chúng ta đã quy định rõ những gì nhà thuốc được phép bán và không được phép bán nhưng cần thực hiện kiên quyết hơn", PSG Bùi nói. Giải pháp không kém phần quan trọng là các bác sĩ phải hết sức cân nhắc trong việc kê những loại kháng sinh mạnh cho người bệnh.

songchungvoi_HIV
24-10-2014, 11:30
Cần siết chặt việc tùy tiện mua và bán thuốc không theo đơn

LÚC : 24/10/14 11:31
Nhiều người dân khi cảm, sốt, ho, sổ mũi… thường tự ra cửa hàng mua thuốc kháng sinh về uống. Mặc dù không có toa thuốc do bác sỹ kê nhưng khi người bệnh tới mua, các cửa hàng thuốc Tây vẫn bán.
http://img.vietnamplus.vn/t660/Uploaded/hotnnz/2014_10_24/ttxvn_241014thuoc12.jpg (http://img.vietnamplus.vn/t660/Uploaded/hotnnz/2014_10_24/ttxvn_241014thuoc12.jpg)
Một điểm bán thuốc tại Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Phương Vy/TTXVN)
Điều đáng nói là việc mua, bán thuốc không theo đơn của bác sỹ đang gây ra nhiều hệ lụy như tính mạng người bệnh bị đe dọa, việc điều trị kéo dài và tốn kém, hình thành những bệnh dịch do kháng thuốc kháng sinh.

Tùy tiện làm... bác sỹ

Kết quả khảo sát gần đây do Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, phối hợp thực hiện cho thấy, cứ 10 người dân thì có tới chín người mua thuốc kháng sinh mà không hề có đơn bác sỹ. Riêng lượng thuốc kháng sinh đã chiếm tới 1/4 số thuốc được bán ra mỗi ngày. Khi bị sốt, người bệnh nghĩ đó là do nhiễm trùng nên chỉ cần uống kháng sinh là có thể khỏi bệnh. Cho nên, người bệnh tự đoán bệnh và tự đi mua thuốc uống.

Chị Lâm Thị Hiền (phường Tân Chánh Hiệp, quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh) cho biết mỗi lần sốt hay thấy chóng mặt, chị hay ra cửa hàng thuốc tây gần nhà để mua thuốc uống. Chỉ cần nói sơ qua triệu chứng tôi đã có thuốc uống, hoặc khi tôi yêu cầu nhân viên bán loại thuốc mình từng uống họ vẫn bán. Chỉ khi nào uống thuốc vài ngày mà không thấy giảm bệnh, tôi mới tới phòng khám hay vào bệnh viện.

Theo quy định của Bộ Y tế, các cửa hàng thuốc tư nhân chỉ được bán thuốc trong danh mục kê đơn của Bộ Y tế khi có đơn của bác sỹ. Nhưng vì lợi nhuận, hầu hết các cửa hàng thuốc đều không tuân theo quy định này.

Trong vai người mua thuốc, chúng tôi dễ dàng mua những loại thuốc kháng sinh nằm trong danh mục phải kê đơn như Zinnat, Augmentin, Cefaclor, Cefixim, Ciproflo…

Tại cửa hàng thuốc trên đường Hai Bà Trưng, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, khi chúng tôi đến hỏi loại kháng sinh Zinnat, nhân viên cửa hàng không ngần ngại đưa ra bán. Không cần hỏi chúng tôi bị bệnh gì nhân viên này đã hỏi chúng tôi muốn uống bao nhiêu ngày và chỉ hướng dẫn chúng tôi cách uống. Khi chúng tôi hỏi ngoài loại này ra còn loại nào dùng cho trẻ dưới 16 tháng tuổi không, nhân viên cửa hàng lại đưa ra một số thuốc kháng sinh khác trong đó có loại Medxil 100MG. Khi hỏi về cách dùng, nhân viên cửa hàng mở tờ hướng dẫn ghi trong hộp thuốc ra và bảo chúng tôi đọc.

Tại một cửa hàng thuốc tây khác, chúng tôi hỏi mua kháng sinh Augmentin dành cho trẻ nhỏ. Khi được cho biết, trước đây trẻ từng uống một loại thuốc kháng sinh khác, nhân viên cửa hàng nói không sao và hướng dẫn cho trẻ uống thêm men tiêu hóa vì uống loại kháng sinh này có thể bị tiêu chảy. Khi chúng tôi yêu cầu chỉ mua hai gói uống trong một ngày xem trẻ có phản ứng gì không rồi mới mua thêm thuốc, nhân viên này vẫn đồng ý bán.

Hậu quả nghiêm trọng

Mua thuốc tùy tiện, uống thuốc tùy tiện khiến cho việc kháng thuốc kháng sinh trong cộng đồng đang diễn ra rất nhanh, để lại hậu quả nghiêm trọng cho cả người bệnh và xã hội.

Phó giáo sư, tiến sỹ, bác sỹ Phạm Văn Bùi - Phó Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, chia sẻ thực tế không có một kháng sinh nào diệt được tất cả các vi khuẩn. Chẳng hạn, kháng sinh chỉ diệt được một số vi trùng gây nhiễm trùng chứ không có tác dụng với những trường hợp nhiễm siêu vi, nấm, hay các con vi khuẩn đặc hiệu. Hơn nữa, kháng sinh chỉ có tác dụng với nhiều điều kiện kèm theo như phải sử dụng đúng thuốc cho đúng loại vi khuẩn, phải chú ý đến liều lượng thuốc, uống thuốc vào thời gian nào là phù hợp, người bị gan, thận phải sử dụng thuốc kháng sinh nào phù hợp.

Khi uống thuốc kháng sinh sẽ có hai kết quả, thứ nhất diệt được vi trùng gây bệnh; thứ hai khi không diệt được vi trùng sẽ kháng thuốc trở nên mạnh hơn. Tôi từng gặp nhiều trường hợp người bệnh bị hô hấp, nhiễm trùng tiểu đã bị kháng thuốc do dùng nhiều loại kháng sinh tùy tiện ở nhà, đến lúc vào bệnh viện thì không thể cứu chữa được.

Theo các bác sỹ, khi bệnh nhân đã bị kháng thuốc, bác sỹ sẽ phải đổi sang một loại thuốc khác, do đó thời gian điều trị sẽ dài hơn, thuốc phải tăng liều, chi phí điều trị có thể tăng lên từ 10-20 lần. Ngoài ra, ngay từ đầu bệnh nhân đã sử dụng thuốc kháng sinh liều mạnh để chữa bệnh nhưng bị kháng thuốc thì lần sau dù có sử dụng đúng kháng sinh cho đúng loại vi khuẩn gây bệnh vẫn không thể chữa được cho bệnh nhân. Khi đó, nếu là bệnh dễ lây lan sẽ tạo nên một đại dịch cho cộng đồng. Đây là điều vô cùng nguy hiểm cho xã hội.

Cần siết chặt quản lý

Theo các chuyên gia y tế, Việt Nam là một trong những nước bán thuốc khá tự do. Do vậy, để hạn chế tình trạng người dân tự ý mua thuốc chữa bệnh và cửa hàng thuốc tự bán thuốc thuộc danh mục kê đơn thì phải siết chặt việc quản lý các cửa hàng thuốc.

Theo bác sỹ Phạm Văn Bùi, Phó Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, vì các cửa hàng thuốc Tây vẫn bán thuốc dù không có đơn của bác sỹ nên người dân mới tự ý mua thuốc. Do vậy, cốt lõi nhất là phải quản lý thật chặt các cửa hàng thuốc tây; phải quy định rõ những gì cửa hàng thuốc tây được phép bán và không được phép bán. Thật ra chúng ta cũng đã có những quy định đó từ rất lâu nhưng vẫn chưa thực hiện triệt để và thiếu cán bộ chuyên trách để kiểm tra các cửa hàng thuốc.

Anh N.T.K, quản lý một chuỗi hệ thống bán thuốc lẻ ở thành phố Hồ Chí Minh, cho biết trên thực tế, để "câu khách" một số cửa hàng thuốc Tây không cần có đơn thuốc vẫn sẵn sàng bán cho bệnh nhân. Do đó, để giảm thiểu được mức độ nguy hiểm cho bệnh nhân trong quá trình sử dụng thuốc, cần có những khóa huấn luyện về chuyên môn cho nhân viên bán thuốc. Đồng thời, mỗi cửa hàng thuốc phải có một dược sỹ để sẵn sàng tư vấn cho bệnh nhân về cách sử dụng thuốc. Dược sỹ còn phải có trách nhiệm kiểm tra lại những đơn thuốc của bác sỹ đã kê đơn chính xác chưa và nếu cần có thể liên hệ với bác sỹ kê đơn khi đơn thuốc đó chưa chính xác. Để làm được điều này thì cần phải xây dựng một chương trình chuẩn cho các cửa hàng thuốc./.
LAN PHƯƠNG (TTXVN/VIETNAM+)

songchungvoi_HIV
27-10-2014, 17:47
Cứu sống bé trai nhiễm trùng huyết nặng do dùng kháng sinh bừa bãi

27-10-2014 15:50 - Theo: suckhoedoisong.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?id=-1552750181)

Các bác sĩ khoa Nhi, BV Bạch Mai vừa cứu sống một bé trai nhiễm trùng huyết, biến chứng tràn mủ, tràn khí màng phổi nguy hiểm do nhiễm vi khuẩn tụ cầu kháng thuốc chưa từng gặp từ trước đến nay do dùng kháng sinh bừa bãi.

Bệnh nhi là bé Nguyễn Văn Linh (http://citinews.net/kinh-doanh/no-ro-du-an-bat-dong-san-gan-tram-metro-sai-gon-CHHOYAA/), 12 tuổi (tại Phúc Thọ, Hà Nội). Bệnh nhi được đưa vào khoa Nhi, BV Bạch Mai (http://citinews.net/doi-song/ngo-doc-san-va-cach-chua-tri-de-cuu-benh-nhan-GY53L6A/) ngày 14/9 trong tình trạng sốt cao, rét run, mạch nhanh, huyết áp giảm, nổi các ban đỏ, suy hô hấp, sốc nhiễm trùng, tổn thương phổi và có biểu hiện đau các cơ, khớp. Trước đó, bệnh nhi xuất hiện những vết ngứa ở chân, gãi nhiều và tự ý dùng thuốc, vết ngứa đã bắt đầu liền sẹo.

Các bác sĩ đã nhanh chóng chẩn đoán xác định bệnh nhi đã bị nhiễm trùng huyết do vi khuẩn tụ cầu. Ngay lập tức, bệnh nhi được tiến hành cho thở máy và sử dụng kháng sinh Vancomycin điều trị tụ cầu; đồng thời được truyền dịch, sử dụng thuốc trợ tim, vận mạch để nâng dần huyết áp lên mức bình thường.

Tuy nhiên, tình trạng bệnh không có nhiều tiến triển, trẻ vẫn sốt cao. Các bác sĩ chuyển sang dùng kháng sinh chống tụ cầu thế hệ thứ 3 để tiêu diệt vi khuẩn tụ cầu nhưng trẻ đã nhanh chóng rơi vào tình trạng khó thở, biến chứng tràn khí màng phổi.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai cho biết: "Khi chúng tôi tiến hành các xét nghiệm ngoài cơ thể trẻ lại không thấy tình trạng vi khuẩn tụ cầu kháng thuốc. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn khẳng định bệnh nhân nhiễm vi khuẩn tụ cầu kháng thuốc và đã quyết định cho bệnh nhân sử dụng loại kháng sinh thế hệ thứ 3 là Linezolid thì thấy bệnh nhân có đáp ứng với thuốc. Do bệnh nhân bị biến chứng tràn khí màng phổi nên đã phải phẫu thuật dẫn khí và mủ từ màng phổi ra ngoài".

Sau hơn một tháng điều trị, đến nay, tình trạng bệnh nhân tiến triển tốt, hai bên phổi tương đối giống nhau, không bị xẹp, lép, hồi phục gần như bình thường. Bệnh nhân cũng đã được các bác sĩ cho tập thở, phục hồi chức năng phổi ngay tại bệnh viện.
http://skds3.vcmedia.vn/2014/pho-1414398089614.JPG
http://skds3.vcmedia.vn/2014/photo-1414397754288.JPG
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi Linh.

Theo PGS. Dũng, bình thưởng, khuẩn tụ cầu vàng sống ngoài da, không gây hại cho cơ thể nhưng nếu có vết thương chúng rất dễ xâm nhập qua da vào máu. Thông thường nếu không kháng thuốc, vi khuẩn tụ cầu rất dễ điều trị nhưng nếu đã kháng thuốc thì bệnh tiến triển nặng, việc điều trị rất khó khăn.

Do đó, PGS. Dũng khuyến cáo không nên coi nhẹ các nhiễm trùng ngoài da, thậm chí chỉ đơn giản là vết xây xước nhỏ, mụn nhọt ngoài da. Vi khuẩn xâm nhập từ da vào máu rất nhanh chỉ trong vài ngày.

Bên cạnh đó, PGS. Dũng cũng báo động tình trạng kháng kháng sinh trong cộng đồng. Theo ông, tình trạng kháng kháng sinh rất nguy hiểm nhưng càng ngày càng phổ biến. Y văn trước đây thường gặp các ca bệnh kháng thuốc tại BV nhưng gần đây tình trạng kháng kháng sinh tại cộng đồng có xu hướng ngày càng gia tăng. Đây là ca đầu tiên nhiễm trùng huyết tụ cầu biến chứng tràn mủ, tràn khí màng phổi mà lại mắc từ nhà và vi khuẩn tụ cầu kháng thuốc nặng như thế này, do việc sử dụng kháng sinh bừa bãi.

"Phụ huynh tuyệt đối không tự ý dùng kháng sinh cho trẻ nhỏ khi có biểu hiện ốm sốt mà không có chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa"- PGS. Dũng khuyến cáo.
Dương Hải

songchungvoi_HIV
10-11-2014, 09:18
Đề kháng kháng sinh - Bao giờ có thuốc chữa?

10-11-2014 08:00 - Theo: suckhoedoisong.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?id=1750916836)

Kháng sinh được thầy thuốc kê toa cho bệnh nhân để điều trị và phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn.

Kháng sinh được thầy thuốc kê toa cho bệnh nhân để điều trị và phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn. Vi khuẩn bị kháng sinh tiêu diệt hay kìm hãm được gọi là vi khuẩn nhạy cảm với kháng sinh, ngược lại là đề kháng kháng sinh. Hậu quả là vi khuẩn gây bệnh vẫn tồn tại và phát triển, ngay cả khi kháng sinh được dùng với liều rất cao so với liều điều trị thông thường.

Có hai loại đề kháng kháng sinh:Đề kháng tự nhiên: Là thuộc tính di truyền của vi khuẩn. Tất cả vi khuẩn của một chủng nào đó đều có khả năng đề kháng với một hay một vài kháng sinh nhất định, do đặc điểm cấu tạo hay do khả năng biến dưỡng của nó. Chẳng hạn khuẩn Streptococcus (http://citinews.net/doi-song/-bi-quyet--de-xoa-diu-dau-hong-GBZ3DDY/) đề kháng tự nhiên với phân nhóm kháng sinh aminoglycosid do thành của vi khuẩn này không cho kháng sinh đi qua.

Đề kháng tiếp nhận: Bình thường vi khuẩn gây bệnh nhạy cảm với kháng sinh, nhưng vì một lý do nào đó như tia xạ hóa chất, gây đột biến nhiễm sắc thể làm vi khuẩn không còn nhạy cảm với kháng sinh đó nữa. Loại này ít xảy ra và mang tính tự phát. Hoặc do vi khuẩn tiếp nhận gen đề kháng kháng sinh từ bên ngoài bởi thể thực khuẩn (phage) hay do sự tiếp xúc giữa các vi khuẩn với nhau.
http://skds3.vcmedia.vn/2014/anhmuathuoc1-1415547151884.jpg
​Việc mua bán kháng sinh dễ dàng khiến hiện tượng đề kháng kháng sinh càng gia tăng.


Cách vi khuẩn đề kháng với kháng sinh

Để thực hiện được vai trò khống chế vi khuẩn của mình, kháng sinh cần phải tìm mọi cách gắn dính vào vi khuẩn qua một điểm gắn đặc hiệu gọi là thụ thể, tạo thành liên kết vi khuẩn - kháng sinh, rồi luồn lách để lọt qua hàng phòng vệ vững chắc thành tế bào vi khuẩn, và quan trọng bậc nhất là kháng sinh đó không bị phân hủy bởi các men do vi khuẩn tiết ra hay do các phản ứng sinh hóa của chính cơ thể người dùng thuốc.Vi khuẩn đã tạo ra những cách tự vệ để có thể tồn tại, chủ yếu như sau:

- Cách thông thường nhất là phá vỡ cấu trúc, làm mất hoạt tính của kháng sinh.

Ví dụ: đối với kháng sinh có vòng beta - lactam, thì vi khuẩn tiết ra men beta - lactamase phá vỡ vòng này làm kháng sinh không còn tác dụng nữa. Để khắc phục hiện tượng này, các hãng sản xuất dược phẩm đã phối hợp một kháng sinh có vòng này với một chất có tác dụng ức chế men beta-lactamase, chẳng hạn như amoxicillin với acid clavulanic (augmentin) hoặc ampicillin với sulbactam (unasyn).

- Làm thay đổi điểm gắn kết khiến kháng sinh không nhận diện được, từ đó kháng sinh bị vô hiệu hóa.

- Giảm tính thấm của thành tế bào, do đó kháng sinh không thể lọt vào bên trong được nên không thể phát huy tác dụng.

Các nguyên nhân dẫn đến đề kháng kháng sinh

Hiện nay, vi khuẩn đề kháng với kháng sinh ngày càng gia tăng, nguyên nhân do sử dụng kháng sinh bừa bãi, tùy tiện. Bất cứ bệnh gì từ sốt, đau đầu đến ho, chảy mũi...người bệnh đều tự ý dùng kháng sinh, dù chưa biết nguyên nhân gây bệnh là gì và dùng quá thường xuyên, dùng kháng sinh quen thuộc. Hậu quả là vi khuẩn quen dần với kháng sinh, làm vi khuẩn có sức đề kháng với kháng sinh. Ngoài ra, còn có nguyên nhân khác nữa là do sự tiếp xúc giữa những người bị nhiễm khuẩn (nhiễm trùng chéo) dẫn đến tình trạng là có những người bị đề kháng với các kháng sinh mà mình chưa dùng bao giờ, gọi là đề kháng chéo. TS. Nguyễn Văn Kính (http://citinews.net/doi-song/nghi-an-hoi-lo-quan-chuc-vn--ai-dang-su-dung-san-pham--doc-quyen--cua-bio-rad--3OD7H4Q/) - Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đã từng phát biểu tại Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động quốc gia về chống kháng thuốc giai đoạn 2013-2020: "Không quá khi nói rằng việc mua bán kháng sinh tại các hiệu thuốc ở nước ta hiện nay dễ như mua rau. Người Việt cũng có thói quen sử dụng kháng sinh như ăn cơm, hễ ốm là tự ra hiệu thuốc mua kháng sinh về uống". Đây là một trong vô vàn nguyên nhân góp vào bức tranh đề kháng kháng sinh ở nước ta.

Và giải pháp

Để giảm tình trạng đề kháng kháng sinh ngày một gia tăng như hiện nay, khi bị nhiễm khuẩn thì phải dùng thuốc theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc, không nên tự ý dùng thuốc, đặc biệt là kháng sinh. Không dùng thuốc theo sự mách bảo của người khác. Không nên tự ý sử dụng kháng sinh bừa bãi, không đúng lúc, không đủ liều.

Khi được bác sĩ ghi đơn chỉ định dùng kháng sinh nên dùng thuốc đúng liều lượng, đủ thời gian như đã chỉ định, không nên ngưng, bỏ thuốc nửa chừng cho dù thấy bệnh cải thiện.

Một số bệnh nhiễm khuẩn thường có triệu chứng sốt nhưng không phải tất cả trường hợp bị nóng sốt đều là do nhiễm khuẩn. Hơn nữa, nếu thực sự bị nhiễm khuẩn, việc dùng kháng sinh đủ liều thường kéo dài trong nhiều ngày (thông thường từ 5-7 ngày). Vì vậy, hoàn toàn không nên chỉ mới thấy cảm sốt sơ sơ là vội uống vài viên kháng sinh rồi thôi!

Trên nguyên tắc, nếu vi khuẩn còn nhạy cảm với kháng sinh cổ điển, thông dụng thì sử dụng kháng sinh loại này và tránh dùng kháng sinh loại mới. Những kháng sinh mới thường được khuyến cáo chỉ dùng trong bệnh viện hoặc khi có sự chỉ định cân nhắc của bác sĩ điều trị.
BS. NGÔ VĂN TUẤN (http://citinews.net/xa-hoi/tiep-vu--cong-nhan-bi-ky-luat-vi-dung-cam-chong-tieu-cuc-o-binh-thuan---nhieu--phi-vu-den--can-lam-sang-to--LLHT3RQ/)

songchungvoi_HIV
19-11-2014, 09:50
Thứ Tư, ngày 19/11/2014 - 07:45
“Nhờn” kháng sinh, nguy sinh mạng<time style="box-sizing: border-box; float: left; font-style: italic; color: rgb(85, 85, 85); font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; line-height: 18.2000007629395px;">

</time>

ANTĐ - Là nước có tỷ lệ “nhờn” kháng sinh cao ở châu Âu, Italia có nguy cơ trở lại kỷ nguyên “tiền kháng sinh”, tức là thời kỳ chưa có thuốc kháng sinh khi mà các loại vi khuẩn mặc sức tấn công sức khỏe con người.

http://www.anninhthudo.vn/uploaded/2014_11_19/qfkwkhang-sinh_bsur123.jpg?width=500
Dù thế giới liên tiếp có những thuốc kháng sinh cực mạnh song
vi khuẩn cũng không ngừng biến đổi để kháng thuốc

Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát bệnh châu Âu (ECDC) trong báo cáo công bố ngày 17-11 nhân dịp Ngày Tuyên truyền về kháng sinh lần thứ bảy tại châu Âu đã cho biết, Italia hiện nằm trong nhóm nước châu Âu có tỷ lệ vi khuẩn “nhờn” kháng sinh cao nhất. Theo đó, hiện tượng vi khuẩn có khả năng kháng lại kháng sinh dòng Carbapénèmes - một dòng kháng sinh cực mạnh, điển hình như pénicillines - tại nước này đã tăng gấp đôi, từ 15,2% năm 2010 lên 34,3% năm 2013.

Báo cáo của ECDC dẫn ra trường hợp vi khuẩn Klebsiella gây bệnh viêm phổi làm ví dụ điển hình cho thực trạng “nhờn” thuốc kháng sinh đáng báo động ở Italia. Loại vi khuẩn này gây ra các triệu chứng viêm nhiễm rất nguy hiểm cho bệnh nhân và hiện đã có khả năng kháng lại các loại kháng sinh mạnh nhất, tăng từ 4,6% số trường hợp năm 2010 lên 8,3% năm 2013.

Giám đốc của ECDC, Giáo sư Marc Sprenger, cho rằng hiện tượng “nhờn” thuốc kháng sinh tại châu Âu như Italia và Hy Lạp, quốc gia duy nhất xếp trên Italia về tỷ lệ nhờn thuốc kháng sinh dòng Carbapénèmes với tỷ lệ 59,4% là rất đáng lo ngại, vì khi số lượng kháng sinh có hiệu quả ngày càng giảm đi thì con người sẽ càng nhanh chóng quay trở lại kỷ nguyên “tiền kháng sinh” (năm 1942). Đó là kỷ nguyên mà thế giới chưa có thuốc kháng sinh nên các loại bệnh sinh ra từ vi khuẩn không thể điều trị và con người có thể chết dần chết mòn vì không có các liệu pháp điều trị hữu hiệu.

Báo cáo của ECDC được đưa ra trong bối cảnh Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) những năm qua đã không ngừng lên tiếng cảnh báo kháng thuốc kháng sinh là mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Mới đây nhất, sau khi thu thập dữ liệu tại 114 quốc gia trên toàn cầu về tình trạng kháng thuốc, trong đó đặc biệt là kháng sinh, báo cáo công bố hồi tháng 5-2014 của WHO đã nêu rõ mối đe dọa nghiêm trọng “nhờn” thuốc kháng sinh đang diễn ra ở mọi khu vực trên thế giới, có nguy cơ ảnh hưởng tới tất cả người dân ở mọi lứa tuổi và các quốc gia khác nhau.

Một báo cáo toàn cầu của WHO cho biết, “nhờn” thuốc kháng sinh là do việc lạm dụng và sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh nên đã “khuyến khích” các chủng vi khuẩn sinh ra biến thể mới để vô hiệu hóa tác dụng của thuốc. Một trong những “siêu vi khuẩn” nguy hiểm nhất là vi khuẩn MRSA ước tính đã giết chết khoảng 19.000 người ở Mỹ và 20.000 người ở châu Âu/năm, vượt xa số người chết vì “đại dịch thế kỷ” HIV/AIDS; hay Acinetobacter baumannii - một loại vi khuẩn phổ biến có khả năng kháng hầu hết kháng sinh và dễ dàng lây nhiễm qua các bệnh nhân trong bệnh viện - gây viêm màng não và khiến khoảng 80% bệnh nhân nhiễm tử vong; bệnh lao đa kháng thuốc ước tính giết chết 150.000 người trên toàn cầu/năm…

Trước thực trạng trên, Trợ lý Tổng Giám đốc WHO Keiji Fukuda đã lo lắng cho rằng, nếu không phối hợp hành động tức thời, thế giới sẽ đối mặt với một kỷ nguyên “hậu thuốc kháng sinh”. Khi đó, theo ông Fukuda, các bệnh truyền nhiễm thông thường hoặc những vết thương nhỏ trước đó có thể chữa trị được thì nay có thể gây chết người do kháng thuốc kháng sinh.
Hoàng Tuấn
http://www.anninhthudo.vn/

songchungvoi_HIV
20-11-2014, 14:16
Italy trong nhóm nước EU có tỷ lệ "nhờn" kháng sinh cao nhấtQUANG THANH/ROMA (VIETNAM+) <time style="margin-right: 5px; color: rgb(153, 153, 153); font-family: Arial, 'Helvetica Neue', Helvetica, sans-serif; font-size: 11px; font-weight: bold; line-height: 11px; text-transform: uppercase;">LÚC : 18/11/14 10:28</time>
Italy hiện nằm trong nhóm nước châu Âu có tỷ lệ vi khuẩn "nhờn" kháng sinh cao nhất. Đây là đánh giá của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát bệnh châu Âu (ECDC) trong một báo cáo mới được công bố ngày 17/11 trong dịp Ngày Tuyên truyền về kháng sinh lần thứ 7 tại châu Âu.
http://img.vietnamplus.vn/t660/Uploaded/ngtnnn/2014_11_18/khangsinh.jpg (http://img.vietnamplus.vn/t660/Uploaded/ngtnnn/2014_11_18/khangsinh.jpg)
Ảnh minh họa. (Nguồn: ecdc.europa.eu)Tại Italy, hiện tượng vi khuẩn có khả năng kháng lại kháng sinh dòng Carbapénèmes - một dòng kháng sinh cực mạnh, điển hình như pénicillines-đã tăng gấp đôi; tăng từ 15,2% năm 2010 lên 34,3% năm 2013.

Với tỷ lệ này, Italy chỉ đứng sau Hy Lạp với tỷ lệ lên tới 59,4%. Vi khuẩn Klebsiella gây bệnh viêm phổi là một ví dụ điển hình của thực tế này. Loại vi khuẩn này gây ra các triệu chứng viêm nhiễm rất nguy hiểm cho người bệnh và hiện đã có khả năng kháng lại các loại kháng sinh mạnh nhất rất cao; tăng từ 4,6% số trường hợp năm 2010 lên 8,3% năm 2013.

Theo Giám đốc của ECDC, Giáo sư Marc Sprenger, hiện tượng này là rất đáng lo ngại vì với số lượng kháng sinh có hiệu quả ngày càng giảm đi thì thế giới sẽ nhanh chóng quay trở lại kỷ nguyên "tiền kháng sinh" - khi chưa có kháng sinh - khi mà các loại bệnh sinh ra từ vi khuẩn không thể điều trị và con người sẽ chết dần chết mòn vì không có các liệu pháp điều trị hữu hiệu.

Để hạn chế tình trạng này, các nước châu Âu cần có biện pháp hữu hiệu và khẩn cấp để đấu tranh với việc lạm dụng kháng sinh, Giáo sư Marc Sprenger nói thêm./.

songchungvoi_HIV
29-11-2014, 10:45
Cách sử dụng kháng sinh hiệu quảThứ sáu, 28/11/2014 15:22
Kháng sinh vẫn là cứu cánh quan trọng đối với nhiều căn bệnh truyền nhiễm, chống nhiễm trùng,...cần được sử dụng hợp lý để đạt hiệu quả điều trị.Kháng sinh - Cứu cánh của nhiều căn bệnh truyền nhiễm và chống nhiễm trùng
Kể từ khi Alexander Fleming phát minh ra penicillin vào năm 1928 và điều trị vết thương cho một người lính bị thương, penicillin đã trở thành cứu cánh để chống lại nhiễm trùng vết thương. Kể từ đó, số người bị tử vong do nhiễm trùng đã giảm nhanh trên toàn thế giới.


Không thể phủ nhận, kháng sinh là một thành tựu quan trọng của thế kỷ 20. Kháng sinh đã giúp giảm tỷ lệ tử vong, giảm nhiễm khuẩn. Kháng sinh cũng được dùng để điều trị nhiều căn bệnh như tim mạch, viêm màng não. Nhờ có kháng sinh, tỷ lệ tử vong đã giảm đi rõ rệt.
http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/11/28/Cach-su-dung-khang-sinh-hieu-qua-1.jpg

Alexander Fleming, người phát minh ra penicillin, cứu cánh cho nhân loại

Kháng sinh đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị nhiều ca bệnh phức tạp và được ứng dụng trong phẫu thuật, hóa trị, điều trị trẻ sơ sinh thiếu tháng,…Cho đến nay, mặc dù các thế hệ thuốc kháng sinh mới đang được nghiên cứu, nhưng trên thực tế vẫn chưa được thử nghiệm lâm sàng. Các loại thuốc mà hiện thế giới đang dùng vẫn là các loại thuốc được sử dụng từ thế kỷ 20.

Do vậy, việc quản lý sử dụng thuốc kháng sinh một cách hợp lý đã trở thành vấn đề nóng bỏng và cấp bách. Đây cũng là đề tài tranh luận và vấn đề nóng trên toàn thế giới, đòi hỏi các nhà quản lý, dù ở các nước phát triển hay đang phát triển phải nhập cuộc.


Quản lý sử dụng kháng sinh hiệu quả
Tại hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về quản lý sử dụng kháng sinh do Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế tổ chức ngày 27/11, các bài học kinh nghiệm quý giá về chuyên môn, dịch tễ học, dược học, cũng như quản lý đã được chia sẻ, nhằm mục đích đem lại điều trị kháng sinh hiệu quả nhất để Việt Nam có thể tham khảo từ mô hình của Hoa Kỳ, Đài Loan,…
Tại hội thảo, Cục Quản lý Khám chữa bệnh cũng trình bày dự thảo Hướng dẫn quản lý kháng sinh trong bệnh viện. PGS.TS Lê Thị Anh Thư chia sẻ kinh nghiệm xây dựng chương trình quản lý kháng sinh ở BV Chợ Rẫy.


Theo PGS. TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, tình trạng sử dụng kháng sinh tràn lan tại Việt Nam đã dẫn đến tình trạng kháng thuốc và giảm hiệu quả điều trị bệnh. Trước tình trạng này, Nhà nước sẽ đóng vai trò quản lý sử dụng an toàn hiệu quả kháng sinh (trong đó có giá thành, điều trị,…) cũng như vai trò của cán bộ và thầy thuốc trong vấn đề này.


Kế hoạch hành động quốc gia về kháng thuốc trong hệ thống khám chữa bệnh sẽ giúp điều trị hiệu quả hơn các căn bệnh truyền nhiễm. Với mục tiêu lấy người bệnh làm trung tâm, an toàn là số một, cần có khuyến cáo cho người dân về an toàn sử dụng thuốc. Mặc dầu kháng sinh có thể điều trị nhiều căn bệnh, nhưng kháng sinh cũng có một số tác dụng phụ và nó chỉ hiệu quả nếu được sử dụng đúng liều, đúng thời gian và đúng với người bệnh. Nếu không được sử dụng đúng, nó còn có thể gây ra các phản ứng ngược và tác dụng phụ không mong muốn.


Kháng sinh mang tính đặc hiệu, sau một thời gian cần thay thế thuốc mới. Chính vì vậy mà cần phải hạn chế sử dụng kháng sinh. Chương trình quản lý kháng sinh của Hiệp hội Hoa Kỳ khuyến cáo: kháng sinh có nhiều tác dụng phụ, độc tính, chưa kể về sự tương tác thuốc với các loại thuốc khác. Vì vậy, để hạn chế tình trạng kháng kháng sinh và tối đa hóa hiệu quả điều trị của kháng sinh, cần áp dụng chương trình quản lý kháng sinh để giảm chi phí sức khỏe và không ảnh hưởng tới chất lượng điều trị bệnh nhân.


Hiện nay, trên thế giới, sự nổi lên của các vi khuẩn đa kháng thuốc như vi khuẩn kháng carbapenem, S. aureaus kháng Methicillin, tụ cầu khuẩn kháng vancommycin đã đặt ra nhu cầu đối với các dòng kháng sinh thế hệ mới. Tuy nhiên, các thuốc mới vẫn chưa được FDA (Cục Quản lý dược Hoa Kỳ) chấp thuận. Ngay kể cả các hãng dược phẩm trên thế giới vẫn chưa sẵn sàng thử nghiệm, cải tiến hay sản xuất các kháng sinh thế hệ mới cho nên việc tận dụng và sử dụng hiệu quả, tối ưu các kháng sinh hiện nay vẫn là biện pháp tối ưu.


Theo BS. Ying Chin Chuang, Trung tâm Kiểm soát bệnh nhiễm khuẩn Đài Loan, thuốc kháng sinh khi được sử dụng đúng liều, đúng thời điểm có thể cứu sống người bệnh. Tuy nhiên, nếu sử dụng kháng sinh không đúng, có thể dẫn đến tình trạng ngộ độc thuốc hay xuất hiện vi khuẩn đa kháng. Vì vậy người thầy thuốc khi kê đơn cần nắm rõ các nguyên tắc về dịch tễ học. Liều dùng, tần số hợp lý, sự phối hợp nhiều kháng sinh có thể tăng kiểm soát nhiễm khuẩn, giúp giảm nguy cơ lây lan bệnh sang cộng đồng.


Chiến lược quản lý sử dụng kháng sinh hợp lý vừa có thể góp phần cứu sống người bệnh và giảm chi phí trong chăm sóc điều trị. Do vậy, chiến lược này cần được áp dụng toàn diện từ cấp độ quản lý Nhà nước đến trong các bệnh viện và đối với người thầy thuốc cũng như nhận thức của người dân.


Người dân cần làm gì để sử dụng kháng sinh hiệu quả ?
Theo PGS. TS. Lương Ngọc Khuê, cần phải nâng cao nhận thức cho người dân về vấn đề an toàn sử dụng thuốc, trong đó có kháng sinh. Tại Việt Nam, kháng sinh được bán tràn lan, ai cũng có thể mua. Thậm chí người dược sĩ chỉ cần học khoá học mấy tháng cũng có thể bán thuốc, rồi ai trong gia đình cũng có thể dễ dàng mua thuốc.


Tình trạng này có thể dẫn đến dùng không đúng liều, không đúng bệnh, dẫn tới kháng thuốc và không an toàn khi sử dụng thuốc. Chính vì vậy, người dân cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý kê đơn và sử dụng thuốc của người không có chuyên môn.


Theo Nguyễn Vân - Sức khỏe và Đời sống

songchungvoi_HIV
18-12-2014, 09:48
Cảnh báo về tình trạng kháng thuốc kháng sinh trên toàn cầu (http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=10008&cn_id=690893#)

11:15 | 16/12/2014

Đến năm 2050, tình trạng kháng kháng sinh sẽ là nguyên nhân gây ra 10 triệu ca tử vong/năm và khiến tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên toàn cầu giảm từ 2,0-3,5%.


<tbody>
http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/09/22/WHO-bao-dong-ve-su-lam-dung-thuoc-khang-sinh_1.jpg



(Ảnh minh họa: niper.gov.in)


</tbody>

Đây là cảnh báo trong bản "Báo cáo về tình trạng kháng thuốc" do ông Jim O'Neill, nhà kinh tế kỳ cựu từng làm việc tại Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs của Mỹ cùng một số chuyên gia y tế cộng đồng cấp cao của Anh soạn thảo và được Thủ tướng Anh David Cameron (Đa-vít Ca-mơ-rôn) công bố mới đây.


Theo báo cáo trên, châu Á sẽ là khu vực ghi nhận số người tử vong vì kháng kháng sinh cao nhất với 4,7 triệu trường hợp, tiếp đến là châu Phi với 4,1 triệu trường hợp, trong khi chỉ có 390.000 trường hợp ở châu Âu và 317.000 trường hợp ở Mỹ. Nếu so sánh với tình trạng kháng thuốc, ung thư sẽ chỉ là sát thủ nguy hiểm thứ hai, gây ra 8,2 triệu ca tử vong/năm vào năm 2050.


Báo cáo cho rằng hiện tượng kháng thuốc không còn là mối đe dọa xa vời và mơ hồ. Trái lại, những tác động tàn phá từ tình trạng kháng thuốc đang thể hiện rõ trên toàn thế giới, khiến các ca phẫu thuật phổ biến và ít rủi ro như mổ đẻ cũng trở nên nguy hiểm hơn và việc điều trị bệnh nhân nhiễm HIV, sốt rét và lao trở thành mối lo ngại. Tình trạng viêm nhiễm do kháng thuốc đang cướp đi ít nhất 50.000 sinh mạng/năm ở châu Âu và Mỹ nói riêng. Đặc biệt, 3 loại vi khuẩn như Klebsiella gây viêm phổi, Escherichia coli (E. coli) và Staphylococcus đang thể hiện rõ các dấu hiệu kháng thuốc.


Báo cáo kêu gọi thế giới hành động khẩn cấp để tránh tạo gánh nặng cho các hệ thống y tế thế giới./.
(Theo TTXVN)

songchungvoi_HIV
19-12-2014, 13:09
Kháng thuốc kháng sinh: Cần xem trọng như an ninh quốc gia

19-12-2014 06:00 - Theo: infonet.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?id=2093935343)

Chúng ta đang sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh và không theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Điều này gây ra hậu quả là ngày càng nhiều vi trùng gây bệnh bị kháng thuốc.


<article>Các nhà nghiên cứu ở Đại học Cornell (http://citinews.net/doi-song/canh-bao-moi-nguy-u-tien-liet-tuyen-do-thieu-ngu-UHB7VQY/) và Đại học Johns Hopkins (http://citinews.net/the-gioi/hoa-ky-se-khong-nhuong-bo-trung-quoc-o-bien-dong-DMFFO6A/), Mỹ đã khảo sát 113 bệnh nhân tại một bệnh viện địa phương để kiểm tra sự hiểu biết của họ về thuốc kháng sinh.

Kết quả cho thấy đa phần đều hiểu sai về thuốc kháng sinh. Họ chỉ đơn giản nghĩ rằng, có bệnh thì uống thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, với một số bệnh nhiễm trùng do vi rút, dùng kháng sinh không thể cái thiện tình hình.
<tbody>
http://img.infonet.vn/t660/Uploaded/hothanhnga/2014_12_18/antibiotics_2997553b.jpg


Ảnh minh họa

</tbody>

Các nhà nghiên cứu cũng cho biết hầu hết các tài liệu giáo dục sức khỏe cộng đồng đều không giải quyết triệt để những quan niệm sai lầm. Ông David Broniatowski, trợ lý giáo sư tại Trường Kỹ thuật và Khoa học ứng dụng GW chia sẻ: “Bệnh nhân đơn giản thấy rằng uống thuốc không gây đau đớn mà còn giúp họ khỏi bệnh. Khi tìm đến bác sĩ là lúc tình trạng xấu nhất và họ chỉ mong muốn áp dụng bất cứ phương pháp gì có thể cải thiện sức khỏe của họ”.


Ông Broniatowski bổ sung rằng: “Trên lý thuyết, những bệnh nhân có thể biết đến tác dụng phụ của thuốc kháng sinh nhưng họ vẫn chủ quan. Hơn một nửa số bệnh nhân tham gia vào cuộc điều tra cho thấy kháng sinh không có tác dụng chống lại virus”.


Nghiên cứu này đưa ra giúp các chuyên viên y tế xem xét lại chiến thuật tiếp cận người dân và điều chỉnh các tài liệu giáo dục để mọi người có nhận thức đúng hơn về thuốc kháng sinh.


Với nhiều nước trên thế giới, kháng thuốc kháng sinh đang là một mối nguy hiểm nghiêm trọng. Năm ngoái, 2 triệu người Mỹ bị nhiễm trùng do vi khuẩn kháng thuốc gây nên và 23.000 người bị chết.

Theo ước tính, tới năm 2050, kinh tế thế giới mất khoảng 100 nghìn tỷ USD vì đối phó với nhiễm trùng do kháng thuốc kháng sinh.

Trong tháng tư, Tổ chức Y tế Thế giới WHO cảnh báo về một "kỷ nguyên hậu kháng sinh", khi mà các nhiễm trùng và vết thương nhẹ thông thường vốn có thể chữa trị trong nhiều thập kỷ nay lại có thể gây chết người.


Điều quan trọng hiện này là việc tìm kiếm loại thuốc tốt hơn chống lại các bệnh nhiễm trùng. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và dược phẩm Mỹ đã từng phê duyệt ba loại thuốc mới để chống nhiễm trùng do vi khuẩn trong giai đoạn 2011-2013.


Tổ chức Y tế thế giới WHO sẽ tổ chức một cuộc hội thảo cùng 194 quốc gia vào đầu năm tới để đưa ra một biện pháp can thiệp hiệu quả.


Ở Mỹ, vấn đề kháng thuốc này được xem như một vấn đề an ninh quốc gia, chính phủ yêu cầu sớm vạch ra các phương pháp để theo dõi việc sử dụng thuốc kháng sinh và vi khuẩn kháng thuốc, khuyến khích thiết lập các loại thuốc mới, và hạn chế việc sử dụng thuốc kháng sinh hiện có.
Thanh Nga (tổng hợp)</article>

songchungvoi_HIV
24-12-2014, 08:38
Lạm dụng kháng sinh khi bị viêm họng dễ dẫn đến suy tim

24-12-2014 07:24

Viêm họng thường do nhiễm khuẩn, thời tiết thay đổi bất thường mà người bệnh không phòng bị kịp. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng thấp tim, viêm khớp, viêm thận.


http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/12/24/Viem-hong--dung-nhieu-thuoc-khang-sinh--suy-tim-1.jpg

Chị Hoàng Phương Trang, 45 tuổi hiện đang làm nhân viên hành chính cho một công ty thời trang, ở Q.7, TPHCM. Gần đây, do thời tiết mưa nắng thất thường, công việc lại nhiều khiến chị mệt mỏi và viêm họng cảm cúm. Giống như mọi lần, cứ bị ốm là chị Trang lại ra hiệu thuốc gần nhà nói bệnh rồi nhờ lấy cho một số loại thuốc chữa ho cảm cúm thông thường.


Nhưng lần này uống mãi vẫn không thấy khỏi, chị Trang bèn tự ý tăng liều lượng, nhưng chỉ dùng sang ngày thứ hai đã khiến chị bị tức ngực khó thở. Sợ tim phổi của mình có vấn đề gì, nên chị Trang đã nhờ chồng đưa đến bệnh viện khám và chụp chiếu.

Sau khi nghe bác sĩ kết luận rằng, chị bị cúm viêm họng lâu ngày không khỏi, lại dùng thuốc kháng sinh quá lâu và không đúng liều nên bệnh cúm và đau họng không khỏi mà chi còn bị thêm bệnh suy tim, bệnh tình của chị cần được điều chị ngay.

Cùng hoàn cảnh với chị Trang, chị Minh Thu (ở Nguyễn Thi Minh Khai (http://citinews.net/xa-hoi/chay-toa-nha-tuoi-tre-o-trung-tam-tp-hcm-TGSNAPQ/), Q.1, Tp.HCM), cũng bị họ dai dẳng kéo dài nhiều tuần nay, uống thuốc kháng sinh liều cao và nhiều nhưng không khỏi, chỉ đến khi bệnh tình trở nên nghiêm trọng nhưng cơn ho kéo dài liên tục khiến chị kiệt sức, mất giọng chị Thu mới chịu đi khám bác sĩ.

Qua kiểm tra sức khỏe các bác sĩ đã chữa dứt điểm bệnh viêm họng cho chị Thu, nhưng do quá trình dùng thuốc lâu ngày kiến cho chức năng tim của chị Thu bị suy giảm buộc phải nằm viện điều trị lâu dài.

Theo BS Nguyễn Quang Hùng (Khoa Tim Mạch, BV Quân y 354, Hà Nội): Đa số bệnh nhân mắc bệnh cúm, sau đó là dẫn đến viêm họng là do nhiễm khuẩn hoặc virus, nhưng họ đều tự ý uống thuốc, đặc biệt là một số loại thuốc kháng sinh, uống nhiều gây nhờn thuốc mà không hiệu quả, vì không diệt được các loại virus gây bệnh.


Việc dùng thuốc kháng sinh lâu ngày sẽ gây áp lực cho sức co bóp của van tim, cơ tim dẫn tới suy tim. Nội tâm mạc là lớp mô bao phủ thành trong của các buồng tim và van tim.

Khi vi khuẩn, nấm hoặc các vi sinh vật theo dòng máu đến lớp nội tâm mạc này và chúng sẽ sinh sôi ở đây thì sẽ gây viêm nhiễm, tạo ra các sang thương. Bởi vì nguyên nhân gây bệnh thường là vi khuẩn.

Chính quá trình tự ý dùng thuốc của người bệnh, đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh đã làm cho vi khuẩn càng phát sinh nhiều hơn gây ra những cơn sốt kéo dài, khó thở, yếu cơ, đau ngực, đau khớp… Tổn thương tại van tim thường là loét và sùi, gây biến dạng lá van, tổn thương cấu trúc và chức năng của van tim.

Đây là bệnh rất nặng, nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra suy tim, các biến chứng nặng nề, dẫn đến tử vong. Trường hợp của chị Trang và chị Thu trên là những điển hình của những người dùng kháng sinh "vô tội vạ".

Cũng theo BS Hùng: Ngoài ra, việc các loại virus không được tiêu diệt sẽ xâm nhập vào các bộ phận khác trên cơ thể ảnh hưởng tới chức năng của van tim gây suy tim, suy thận, viên khớp… kéo theo nhiều bệnh nguy hiểm khác.

Phòng bệnh không khó

Chỉ bằng những cách thông thường sau với các đồ có sẵn trong nhà, lại dễ làm, dễ dùng… bạn có thể phòng và trị cúm, viêm họng hiệu quả:

Tăng cường sức đề kháng

- Trà xanh+mật ong: Pha nước trà xanh với mật ong theo tỷ lệ 3 phần nước, 1 phần mật. Thêm vào ít giọt dầu khuynh diệp rồi cho vào vỉ làm nước đá và đặt vào ngăn đông đá. Ngậm viên nước đá có trà xanh, mật ong, tinh dầu ngày vài lần, thay vì dùng kẹo thuốc.


Hoạt chất kháng sinh có trong trà xanh giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, còn mật ong |là tác chất lý tưởng vì vừa trị viêm họng, vừa tiếp hơi cho sức kháng bệnh. Trà xanh+mật ong còn giúp làm mát cho cổ họng đang nóng rát…


- Ăn trứng luộc hay tốt hơn nữa là xào gan bò để vừa tận dụng chất đạm lysin cần thiết để chống siêu vi, vừa bổ sung khoáng tố kẽm thường thiếu trong lúc viêm họng.

- Ăn hành sống: Nếu người bệnh có thể ăn được củ hành sống thì càng tốt, vì hoạt chất trong củ hành có tác dụng kháng sinh, long đờm và giảm đau.

- Ăn ớt và rau bí: Trong rau bí và ớt Đà Lạt có nhiều vitamin A, C giúp bảo vệ niêm mạc cổ họng, làm tăng cường sức đề kháng trong lúc viêm họng.

Làm sạch họng, giúp diệt khuẩn

Các loại dung dịch sau có tác dụng làm sạch vòm họng của bạn, diệt sạch khuẩn giúp bạn tránh được nhưng cơn viêm họng ghé thăm:

- Súc miệng bằng nước muối loãng: Nếu bạn thấy trong người khó chịu, có những dấu hiệu sắp cảm cúm bạn nên súc họng hàng ngày bằng nước muối loãng.

- Nước ép gừng+mật ong: Buổi sáng, có thể ép một ít nước gừng tươi khoảng 3-4ml, trộn với 5ml mật ong để uống sau khi đánh răng.

- Nước muối+bột nghệ: Buổi tối, pha một ít muối với 5g bột nghệ vào nửa cốc nước nóng để uống trước khi đi ngủ.

Lưu ý:
- Hạn chế dùng thuốc súc miệng, kẹo thuốc. Tuy chúng có tác dụng nhất thời nhưng nếu lạm dụng thì sau đó lại là nguyên nhân làm khô niêm mạc vùng cổ họng.


- Thời thiết nóng nực, việc dùng điều hòa và uống nước lạnh sẽ khiến bạn mắc bệnh viêm họng nhiều hơn… Vì sự thay đổi nhiệt độ một cách đột ngột từ nóng sang lạnh sẽ khiếm vòm họng của bạn bị tổn thương gây viêm họng.


- Nếu bị viêm họng cấp tái phát nhiều lần, cần xét nghiệm anbumin trong nước tiểu để bác six chỉ định có nên cắt amidan hay không.


- Nếu viêm họng cấp tính do virus, có thể sử dụng thuốc hạ nhiệt như Efferalgan, Paracetamol, Aspegic…


- Trường hợp viêm họng bạch hầu, phải chuyển vào các khoa truyền nhiễm để điều trị, không nên điều trị tại nhà.


Theo Thảo Đan - Sức khỏe gia đình

songchungvoi_HIV
01-01-2015, 17:40
Nên ăn gì khi đang uống thuốc kháng sinh?01-01-2015 15:27Nếu phải uống thuốc kháng sinh, bạn cần ăn các loại thực phẩm giàu probiotics và prebiotics bởi sự gắn kết hoàn hảo giữa chúng trong đường ruột.
Hiện nay hầu hết mọi người đã trở thành người ăn ở quá sạch và luôn bị ám ảnh chỗ nào cũng tồn tại vi khuẩn. Bếp và phòng tắm luôn được chúng ta cọ rửa bằng đủ các loại hóa chất để diệt vi khuẩn mà không biết rằng vi khuẩn nhiềuhơn chúng ta hàng tỉ lần.

Số lượng vi khuẩn trong cơ thể đông gấp 10 lần tế bào. Có hơn 500 loài vi khuẩn khác nhau tồn tại ở đường tiêu hóa của mỗi người. Tuy nhiên, cũng không phải vì thế mà chúng ta vội hoảng sợ. Bởi vì, bên cạnh một số những sinh vật có hại, còn có nhiều lợi khuẩn bảo vệ chúng ta.



http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2015/1/1/Nen-an-gi-khi-dang-uong-thuoc-khang-sinh-1.jpg

Trong đường ruột, Probiotics (http://citinews.net/doi-song/dinh-duong-cho-su-phat-trien-toan-dien-o-tre-2-6-tuoi-5GPM6HI/) là các vi khuẩn sống có lợi cho đường ruột, tạo thành hệ vi sinh vật trong đường ruột, có chức năng hỗ trợ quá trình tiêu hóa của ruột. Các sản phẩm chứa Probiotics giúp đào thải các vi sinh vật gây hại, hỗ trợ kích thích quá trình tiêu hóa, trung hòa các độc tố được tạo ra trong quá trình tiêu hóa thức ăn cũng như tổng hợp các vitamin.

Nguồn thức ăn cho Probiotics chính là Prebiotis (http://citinews.net/doi-song/nen-an-gi-khi-dang-uong-thuoc-khang-sinh--YQGRBMI/). Prebiotis tạo điều kiện cho lợi khuẩn phát triển mạnh mẽ và cải thiện hệ tiêu hóa của cơ thể. Prebiotics (http://citinews.net/doi-song/thuc-pham-cho-nam-2050-XSU5SZA/) nuôi dưỡng vi khuẩn ở ruột già và làm gia tăng hoạt động của chúng ở đây.



http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2015/1/1/Nen-an-gi-khi-dang-uong-thuoc-khang-sinh-2.jpg

Tuy nhiên, Probiotics luôn bị tiêu diệt do dùng thuốc kháng sinh bởi vì "các chiến binh diệt khuẩn" không thể phân biệt được đâu là vi khuẩn có lợi và đâu là vi khuẩn có hại. Các lợi khuẩn sinh học cho hệ tiêu hóa này ngoài ra còn có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch, kháng viêm, chống nhiễm trùng, tiêu chảy, chống nấm men, hội chứng ruột kích thích, giúp duy trì Ph đường ruột và tổng hợp vitamin K, B12 , B5 và biotin.

Nguồn phổ biến nhất cung cấp chế phẩm sinh học là các sản phẩm được lên men nhưsữa chua, rượu kefir và pho mát chín, hoặc các chế phẩm dạng sữa làm từ gạo, đậu nành và nước cốt dừa. Các loại thực phẩm lên men khác như dưa cải bắp, dưa chua, Kombucha, miso, và men bia cũng chứa men vi sinh và các lợi khuẩn khác.

Prebiotics - thuật ngữ khá mới và là dạng đặc biệt của chất xơ được tìm thấy trong nhiều loại trái cây và rau quả.

Những sợi xơ này không bị tiêu hóa ở dạ dày và ruột non, chính vì vậy khi xuống ruột già, nơi có rất nhiều lợi khuẩn, chúng trở thành lương thực cho các chế phẩm sinh học có lợi.



http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2015/1/1/Nen-an-gi-khi-dang-uong-thuoc-khang-sinh-3.jpg

Các nguồn giàu prebiotics trong tự nhiên là rau diếp xoăn, táo, măng tây, cà chua, hành tây, tỏi, chuối, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu… Prebiotics là công cụ giúp nhu động ruột hoạt động đều ​​đặn, chống được táo bón và tiêu chảy.

Nó đặc biệt hữu ích trong việc đối phó với một số rối loạn tiêu hóa mạn tính như bệnh viêm ruột. Prebiotics giúp trái tim khỏe mạnh, với khuyến nghị liều dùng hàng ngày là 25 gram góp phần làm giảm 50% lượng cholesterol có hại và tăng cholesterol có lợi.

Nếu phải uống thuốc kháng sinh, bạn cần ăn các loại thực phẩm giàu probiotics và prebiotics bởi sự gắn kết hoàn hảo giữa chúng trong đường ruột.
Theo Mai Hương - Học viện Quân y

Sức khỏe và Đời sống

songchungvoi_HIV
01-02-2015, 09:04
7 điều bạn nên biết về thuốc kháng sinhThứ bảy, 31/01/2015 23:52
Việc sử dụng tràn lan và lạm dụng thuốc kháng sinh đã dẫn đến các vấn đề sức khỏe như nhiễm nấm hoặc tiêu hóa kém vì thuốc kháng sinh có thể giết chết vi khuẩn có lợi.
http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2015/1/31/7-dieu-ban-nen-biet-ve-thuoc-khang-sinh-1.jpg

1. Thuốc kháng sinh không thể điều trị tất cả các loại nhiễm trùng


Thuốc kháng sinh loại Antiobiotics điều trị các trường hợp bị nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn. Chúng không có hiệu quả đối với những người bị bệnh virus hoặc tác nhân gây bệnh khác.

Nhiều người tin rằng thuốc kháng sinh sẽ giúp điều trị được bệnh cảm lạnh hoặc cúm, nhưng nó không giúp ích được gì.


2. Cần dùng đủ liều thuốc kháng sinh


Nhiều người sẽ chỉ dùng thuốc kháng sinh cho đến khi các triệu chứng của họ đã hết. Tuy nhiên, hãy uống đủ liều để đảm bảo rằng các triệu chứng nhiễm trùng đã hoàn toàn bị xóa sổ. Nếu chỉ sử dụng một phần của toa thuốc cũng có thể giúp thúc đẩy vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh.


3. Kháng sinh nên được uống đều đặn


Ví dụ, nếu thuốc kháng sinh của bạn cần phải được dùng 3 lần/ngày, bạn không nên dùng tất cả 3 viên thuốc cùng một lúc mà khoảng cách giữa mỗi lần uống thuốc cách nhau khoảng 8 tiếng. Đây là khoảng thời gian thích hợp làm cho thuốc có hiệu quả hơn trong điều trị các trường hợp nhiễm trùng.


4. Có sự khác biệt giữa các loại thuốc kháng sinh


Thuốc kháng sinh có thể được tạm chia thành 2 loại chính: phổ rộng và phổ hẹp. Thông thường, khi mới chẩn đoán, bác sĩ sẽ thử nghiệm mẫu đờm để xác định loại vi khuẩn gây ra nhiễm trùng.

Trong khi chờ đợi kết quả, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn dùng kháng sinh phổ rộng có thể giết chết nhiều loại vi khuẩn khác nhau. Khi có kết quả chính xác, bác sĩ sẽ áp dụng loại kháng sinh phổ hẹp (đặc hiệu với một loại vi khuẩn xác định).


5. Tốt nhất là uống thuốc kháng sinh với nước


Dùng thuốc kháng sinh với nước là tốt nhất. Điều này sẽ thúc đẩy hydrat hóa và giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Ngoài ra, một số thuốc kháng sinh như Ciprofloxican không nên dùng với đồ uống sữa, vì nó cản trở hiệu quả của thuốc.


Thuốc kháng sinh không bao giờ được uống với rượu. Điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc và thời gian nó được hấp thụ và được bài tiết khỏi cơ thể.


6. Nguy hiểm khi dùng thuốc kháng sinh của người khác


Nhiều người sẽ chỉ sử dụng một số thuốc kháng sinh nhất định và đặt chúng trong tủ thuốc của họ để các thành viên trong gia đình sử dụng khi cần. Điều này là rất nguy hiểm.


Không phải ai cũng có phản ứng giống nhau với cùng một loại thuốc và thậm chí thuốc kháng sinh đó có thể không điều trị loại nhiễm trùng mới. Hãy để bác sĩ kê toa thuốc mới là cách tốt nhất để bạn điều trị bệnh.


7. Kháng sinh không có tác dụng tránh thai


Trong một số loại thuốc kháng sinh không có tác dụng ngăn ngừa thụ thai, việc sử dụng lâu dài cho mục đích này là rất nguy hiểm. Thay vào đó, sử dụng các biện pháp tránh thai như thuốc tránh thai hoặc đặt vòng đã được bộ y tế kiểm duyệt để ngăn ngừa mang thai ngoài ý muốn.


Thuốc kháng sinh, nếu được sử dụng một cách hợp lý vẫn có tác dụng điều trị tuyệt vời. Nhớ kỹ những hướng dẫn sử dụng sẽ giúp bạn dùng chúng một cách an toàn và tránh các biến chứng nghiêm trọng có thể phát sinh từ việc sử dụng sai.



Theo Vân Anh - Sức khỏe gia đình

songchungvoi_HIV
16-11-2015, 17:27
WHO khuyến cáo 5 điểm cần lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh Phạm Mai (Vietnam+) <time>lúc : 16/11/15 16:15 </time>
Kháng sinh là thuốc quan trọng được sử dụng để điều trị các bệnh lây nhiễm nhưng việc làm dụng và sử dụng kháng sinh không hợp lý đang làm gia tăng vấn đề kháng thuốc kháng sinh.

http://img.vietnamplus.vn/t660/Uploaded/thpwoht/2015_11_16/infographics_causesVN_1.PNG (http://img.vietnamplus.vn/t660/Uploaded/thpwoht/2015_11_16/infographics_causesVN_1.PNG)
(Nguồn: WHO)




Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), kháng thuốc đang là một trong những mối đe dọa lớn đối với sức khỏe cộng đồng và trở thành mối lo ngại với từng gia đình.

Càng sử dụng kháng sinh nhiều càng có nhiều cơ hội cho vi khuẩn kháng thuốc.

Cũng theo WHO, việc hiểu rõ sử dụng thuốc kháng sinh như thế nào là đúng có vai trò quan trọng để làm giảm tình trạng kháng thuốc.

Cụ thể, các lưu ý được WHO khuyến cáo như sau:

1. Kháng sinh không dùng để điều trị các bệnh do virus gây ra như cảm, cúm: Kháng sinh không có hiệu quả đối với tất cả các lây nhiễm. Kháng sinh chỉ có hiệu quả đối với vi khuẩn chứ không phải đối với các loại lây nhiễm như virus, nguyên nhân của cảm, cúm.

Sử dụng kháng sinh khi không cần thiết sẽ không giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi và có thể gây ra những tác dụng phụ. Khi người bệnh cảm thấy khá hơn sau khi bị cảm, cúm, thông thường là do hệ thống miễn dịch của cơ thể đang thực hiện các việc để điều trị nhiễm khuẩn.

http://img.vietnamplus.vn/t660/Uploaded/thpwoht/2015_11_16/infographics_howitspreadsVN_1.PNG (http://img.vietnamplus.vn/t660/Uploaded/thpwoht/2015_11_16/infographics_howitspreadsVN_1.PNG)
(Nguồn: WHO)


2. Hãy giữ kháng sinh cho riêng mình: Không dùng chung kháng sinh với người khác. Người khác có thể có những nhiễm khuẩn khác nhau và không thể dùng cùng loại kháng sinh như mình, điều này có thể dẫn đến kháng thuốc.

3. Không dùng kháng sinh còn lại cho lần sử dụng sau.

4. Dùng kháng sinh đúng thời điểm: Nếu bạn được kê dùng kháng sinh, điều quan trọng là bạn phải tuân thủ lời khuyên của bác sỹ là dùng kháng sinh như thế nào, thời điểm nào, dùng trong bao lâu.

5. Hãy thực hiện các bước đơn giản để phòng chống nhiễm khuẩn: che miệng khi ho, hắt hơi. Rửa tay xà phòng, đặc biệt là trước khi chuẩn bị hoặc trước khi ăn hoặc sau khi lau mũi./.

songchungvoi_HIV
18-11-2015, 16:28
Báo động về tình trạng kháng kháng sinh trên toàn cầu 18-11-2015 00:06 - Theo: eva.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?id=-55311146) Tổng giám đốc WHO Margaret Chan nhấn mạnh rằng sự gia tăng của tình trạng kháng kháng sinh có thể trở thành một cuộc khủng hoảng trên toàn cầu.Nhiều dược sĩ 'bước qua' quy chế bán kháng sinh tràn lan


Khi nào phụ huynh nên cho trẻ dùng kháng sinh?



Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết nhiều người vẫn thiếu kiến thức về kháng thuốc kháng sinh, họ không hiểu hết ý nghĩa và tác động của nó đến con người. Mặc dù các chuyên gia đã cảnh báo về sự nguy hiểm của kháng kháng sinh trong nhiều thập kỷ qua, cách thức phát triển và việc mọi người cần làm để chống lại nó, tuy nhiên nhiều người vẫn không ý thức được điều này.


Tiến sĩ Keiji (http://citinews.net/doi-song/dich-mers---hoi-chuong-canh-tinh-ca-the-gioi-J3BEHMQ/) Fukuda cho hay, mới đây WHO đã tiến hành khảo sát 10.000 người đến từ 12 quốc gia khác nhau về vấn đề kháng kháng sinh. Và kết quả cho thấy một số lượng lớn người không biết đến tình trạng này.


Không những vậy, 76% số người được khảo sát nói rằng kháng sinh có thể được sử dụng để chữa cảm lạnh và cảm cúm, dù thực tế nó không có tác dụng gì đối với các loại virus này. Khoảng 1/3 số người được hỏi nói rằng họ sẽ dừng sử dụng thuốc kháng sinh ngay khi cảm thấy khỏe hơn chứ không sử dụng hết liều điều trị.


Theo ông Margaret Chan (tổng giám đốc WHO) thì sự gia tăng của tình trạng kháng kháng sinh có nguy cơ trở thành một cuộc khủng hoảng trên toàn cầu. Đó là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe của nhân loại hiện nay. Chính vấn đề này khiến cho một số loại bệnh nhiễm trùng phải mất nhiều thời gian và tốn kém hơn khi điều trị.




http://eva-img-cdn.24hstatic.com/upload/4-2015/images/2015-11-17/1447751720-1.jpg
Tổng giám đốc WHO Margaret Chan (http://citinews.net/doi-song/vacxin-chong--ebola-hieu-qua-100--DCYKONI/) nhấn mạnh rằng sự gia tăng của tình trạng kháng kháng sinh có thể trở thành một cuộc khủng hoảng trên toàn cầu (Ảnh minh họa)
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật báo cáo rằng mỗi năm có trên 2 triệu người bị nhiễm trùng bởi vi khuẩn kháng thuốc và 23.000 người đã tử vong vì vấn đề này.


Một số nguyên nhân dẫn đến trường hợp này là do người uống thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng nhưng không có tác dụng; đột biến và quá trình tiến hóa tự nhiên; việc sử dụng rộng rãi các loại thuốc kháng sinh để vỗ béo động vật.
Một chuyên viên tại Viện hàn lâm nhi khoa Mỹ cho biết: “Năm 2012, khoảng 80% tổng số lượng các loại thuốc kháng sinh được bán tại Mỹ đã cho động vật sử dụng. Và khoảng 60% được coi là quan trọng đối với sức khỏe con người.


Khi động vật khỏe mạnh, chúng được cho uống thuốc kháng sinh với nồng độ thấp, vi trùng kháng thuốc sẽ phát triển trong cơ thể chúng. Và vi trùng này có thể xâm nhập vào cơ thể con người qua nhiều đường khác nhau.


Vi khuẩn kháng thuốc từ động vật có thể truyền đến phân, nước thải hay một số yếu tố môi trường khác tạo điều kiện cho tác nhân gây bệnh. Phân động vật có thể làm ô nhiễm thực phẩm khi phân có chứa vi trùng kháng khuẩn được sử dụng làm phân bón, sau đó nó sẽ ngấm vào thực phẩm và tác động đến con người".


"Không những vậy, các đầm ao nuôi cá nếu gần nơi chăn nuôi động vật cũng dễ bị ảnh hưởng bởi các vi khuẩn kháng thuốc thông qua đường nước thải từ chuồng trại thải đến đầm cá. Chính vì vậy, vi khuẩn kháng thuốc trong thực phẩm ngày một gia tăng và gây ra các bệnh nhiễm trùng ở người, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi”, đại diện của Viện hàn lâm nhi khoa Mỹ cho biết thêm.

songchungvoi_HIV
22-12-2015, 12:43
Sử dụng kháng sinh tùy tiện làm trầm trọng tình trạng kháng thuốc Đã viết vào 21 Dec, 2015 lúc 20:18

Ngay từ khi kháng sinh ra đời đã xuất hiện tình trạng kháng thuốc. Tuy nhiên ở Việt Nam tình trạng kháng thuốc diễn ra trầm trọng hơn do việc sử dụng kháng sinh tùy tiện khi không có đơn của bác sỹ, người dân có thể tự ý mua kháng sinh ở các hiệu thuốc.




http://canthotv.vn/wp-content/uploads/2015/12/ttxvn_2012_lao-550x413.jpg?8a9435 (http://canthotv.vn/wp-content/uploads/2015/12/ttxvn_2012_lao.jpg?8a9435)
Khám cho bệnh nhân lao tại Bệnh viện Lao Phạm Ngọc Thạch (TP.Hồ Chí Minh). (Ảnh: Phương Vy/TTXVN)


Không ít dược sỹ bán thuốc không đúng quy định, các bác sỹ điều trị kê đơn thuốc lạm dụng kháng sinh, chỉ định kháng sinh không phù hợp hoặc sử dụng kháng sinh đắt tiền, thế hệ mới.


Bên cạnh đó việc sử dụng kháng sinh sử dụng rộng rãi, kéo dài, lạm dụng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản và trồng trọt để điều trị, phòng chống dịch bệnh trên động vật, cũng như cho mục đích sản xuất đã làm cho các vi sinh vật thích nghi với thuốc, tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn trở thành kháng thuốc, làm cho thuốc kém hiệu quả hoặc không hiệu quả.


Theo Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế Nguyễn Trọng Khoa, Luật Dược và các văn bản quy phạm pháp luật đã quy định kháng sinh phải được phân phối, quản lý và sử dụng theo đơn đúng quy định; bác sỹ kê đơn kháng sinh khi có bệnh lý nhiễm khuẩn; dược sỹ bán thuốc theo đơn; người dân sử dụng kháng sinh theo đơn bác sỹ.


Song trên thực tế, việc tổ chức triển khai còn nhiều bất cập như người dân chưa có hiểu biết nhiều về kháng sinh, vai trò của kháng sinh, chưa biết hết tác dụng phụ của kháng sinh và vấn đề kháng thuốc. Bác sỹ biết vấn đề kháng thuốc nhưng do tâm lý và thói quen kê đơn kháng sinh để giảm thời gian điều trị cũng là nguyên nhân gây kháng thuốc.


Dược sỹ biết quy định nhưng một bộ phận không nhỏ chạy theo lợi nhuận vẫn bán thuốc kháng sinh mà không cần đơn của bác sỹ.


Ở Việt Nam, theo kết quả khảo sát về việc bán thuốc kháng sinh ở các hiệu thuốc vùng nông thôn và thành thị các tỉnh phía Bắc cho thấy nhận thức về kháng sinh và kháng kháng sinh của người bán thuốc và người dân còn thấp đặc biệt ở vùng nông thôn.


Có đến 98% nhà thuốc thành thị và 91% nhà thuốc ở nông thôn bán thuốc kháng sinh không có đơn. Kháng sinh đóng góp 13,4% (ở thành thị) và 18,7% (ở nông thôn) trong tổng doanh thu của hiệu thuốc. Đáng chú ý, nhiều người mua kháng sinh để điều trị ho- tỷ lệ này ở thành thị lên đến gần 32%.


Theo kết quả kiểm tra bệnh viện hằng năm của Bộ Y tế cho thấy chi phí điều trị người bệnh có 48% là tiền thuốc, trong số thuốc kháng sinh chiếm 33%. Còn theo thống kê chi phí tiền thuốc trung bình cho người bệnh trong một năm là 33 USD.
Trong lĩnh vực phòng chống và điều trị lao, theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới, ở Việt Nam, dịch tễ lao còn diễn biến phức tạp. Việt Nam vẫn đứng thứ 12 trong 22 nước có số người bệnh lao cao và đứng thứ 14 trong số 27 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc.


Tỷ lệ lao kháng đa thuốc là 2,7% trong số bệnh nhân lao mới (khoảng 4.800 bệnh nhân) và chiếm 19% trong số bệnh nhân lao điều trị lại (khoảng 3.400 bệnh nhân).


Chi phí điều trị người bệnh lao kháng đa thuốc tăng lên hàng trăm lần so với người bệnh lao không kháng thuốc và thậm chí không thể điều trị được ở một số trường hợp. Hơn nữa mỗi năm có khoảng 350 người bệnh lao phổi mạn tính và hầu hết trong số đó là lao phổi kháng đa thuốc làm nặng hơn tình trạng kháng thuốc hiện nay.


Nguyên nhân vi khuẩn lao kháng thuốc có thể là do vi khuẩn tự biến đổi để tồn tại; do người bệnh không tuân thủ đúng phác đồ điều trị, tự ý ngừng thuốc, giảm liều; do môi trường ô nhiễm, do khạc nhổ, xả rác bừa bãi nơi công cộng… Đây là những yếu tố khiến Việt Nam có số người mắc lao và bị kháng thuốc cao.


Những nghiên cứu về sử dụng thuốc điều trị HIV và tình hình kháng HIV cũng cho thấy việc sử dụng thuốc ARV cũng làm xuất hiện các chủng vi rút HIV kháng ARV và nguy cơ làm lan truyền các chủng kháng thuốc trong cộng đồng.


Trong một nghiên cứu về tính kháng thuốc được thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ virus HIV kháng thuốc trên các đối tượng là những người nghiện chích ma túy, gái mại dâm và người bệnh mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục chưa từng tiếp cận với ARV là 6,5 %.


Năm 2008, Bộ Y tế đã xây dựng kế hoạch quốc gia về dự phòng, theo dõi HIV kháng thuốc theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới. Kể từ đó đến nay, hàng năm Việt Nam đã tiến hành thu thập số liệu liên quan đến kết quả điều trị ARV cùng với việc thu thập các chỉ số cảnh báo sớm HIV kháng thuốc tại các cơ sở điều trị ARV đại diện trên toàn quốc.


Việc giám sát HIV kháng thuốc ở những người mới nhiễm HIV chưa điều trị ARV đã được một số đơn vị thực hiện cho thấy tỷ lệ kháng HIV dưới 5%.


Đáng báo động ở Việt Nam đã xuất hiện vi khuẩn kháng thuốc, mức độ kháng ngày càng gia tăng. Tỷ lệ kháng với kháng sinh carbapenem, nhóm kháng sinh mạnh nhất hiện nay lên đến 30%, đặc biệt là các vi khuẩn gram âm.


Việt Nam ghi nhận không chỉ một mà vài loại siêu vi khuẩn kháng lại mọi loại thuốc kháng sinh. Phổ biến nhất là nhóm vi khuẩn gram âm đường ruột. Tổ chức Y tế thế giới xếp Việt Nam vào danh sách các nước có tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh cao nhất thế giới./.

VietnamPlus

songchungvoi_HIV
22-01-2016, 16:57
Các hãng dược phẩm kêu gọi ngăn chặn "siêu vi khuẩn" kháng thuốc (TTXVN/Vietnam+) lúc : 22/01/16 14:10

Ngày 21/1, tại hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) diễn ra ở Davos (Thụy Sĩ), hơn 80 hãng dược phẩm hàng đầu thế giới đã kêu gọi các chính phủ và ngành dược phối hợp tìm biện pháp thúc đẩy việc sử dụng thuốc kháng sinh một cách hợp lý và ngăn chặn các “siêu vi khuẩn” kháng thuốc đang gia tăng mạnh.


http://img.vietnamplus.vn/t660/Uploaded/fsmsy/2016_01_22/0122_prescription_medicine.jpg (http://img.vietnamplus.vn/t660/Uploaded/fsmsy/2016_01_22/0122_prescription_medicine.jpg)
Ảnh minh họa. (Nguồn: cbsnews.com)





Trong "Tuyên bố ngăn chặn vi khuẩn kháng thuốc (DCAR),” 83 quốc gia và 8 hiệp hội dược thuộc 16 nước tham gia ký kết đã kêu gọi các chính phủ trên toàn thế giới ủng hộ việc đầu tư vào phát triển các loại kháng sinh, phương pháp chẩn đoán, vắcxin và các sản phẩm dược khác để ngăn chặn và điều trị các bệnh truyền nhiễm kháng thuốc.

DCAR là bước đi quan trọng của ngành dược toàn cầu trong việc đối phó với các “siêu vi khuẩn” kháng thuốc, góp một tiếng nói ủng hộ tích cực vào kế hoạch quy mô toàn cầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về giảm tình trạng sử dụng không hợp lý thuốc kháng sinh ở người và động vật.

Việc đông đảo các hãng dược phẩm trên toàn cầu, bao gồm cả các tên tuổi lớn như Johnson & Johnson, Roche, Novartis, Pfizer and Merck, AstraZeneca, GlaxoSmithKline and Sanofi... tham gia ký tuyên bố trên cho thấy sự cấp thiết phải có những bước tiến mới trong việc phát triển và tiếp thị thuốc kháng sinh.

Các hãng dược phẩm thừa nhận thực tế rằng nhiều loại thuốc kháng sinh đang ngày càng mất tác dụng nhanh trong khi chưa tìm ra các loại thay thế. Khắc phục tình trạng này được coi là ưu tiên hàng đầu trong chính sách y tế trên toàn cầu.

Theo tuyên bố trên, các hãng dược phẩm và chẩn đoán bệnh nhất trí đưa ra các biện pháp phát triển thuốc, vắcxin mới và bảo vệ tác dụng của các loại thuốc hiện có. Các hãng dược phẩm cam kết gia tăng đầu tư cho việc nghiên cứu và phát triển các loại thuốc kháng sinh mới, đồng thời kêu gọi chính phủ các nước đưa ra các mô hình thương mại mới có thể khuyến khích hoạt động nghiên cứu và phát triển, triển khai các khung điều trị phù hợp mới để hạn chế việc lạm dụng thuốc kháng sinh.

Kết quả một nghiên cứu do Anh đứng đầu ước tính rằng nếu không hành động nhanh chóng, tình trạng kháng thuốc có thể làm 10 triệu người trên toàn thế giới thiệt mạng mỗi năm vào năm 2050./.

songchungvoi_HIV
23-02-2016, 14:20
Kháng sinh đang ngày càng mất tác dụng, vì sao?
Thứ Ba 23/2/2016 02:15:54 PM


SKĐS - Hiện nay việc sử dụng thuốc kháng sinh (KS) trong điều trị có nhiều sự chọn lựa do xuất hiện khá nhiều loại thuốc KS với các tên biệt dược khác nhau.


Hiện nay việc sử dụng thuốc kháng sinh (KS) trong điều trị có nhiều sự chọn lựa do xuất hiện khá nhiều loại thuốc KS với các tên biệt dược khác nhau. Ðồng thời do thuốc KS được bán và mua tương đối dễ dàng mặc dù đó là loại thuốc phải kê đơn, nên cũng xuất hiện tình trạng lạm dụng kháng sinh, dùng kháng sinh tràn lan, thiếu hiểu biết gây ra hậu quả nguy hiểm là ngày càng có nhiều thuốc KS bị vi khuẩn (VK) kháng lại, tức là thuốc không còn hiệu lực điều trị nữa.


Hiện tượng “nhờn thuốc” gia tăng



Mỗi một loại thuốc KS chỉ có tác dụng tiêu diệt hoặc ngăn chặn sự phát triển của một số nhóm vi khuẩn. Vì vậy, nếu chọn KS không có tác dụng mạnh đối với nhóm VK đang gây bệnh để điều trị thì không những không hiệu quả mà còn gây ra những bất lợi khác như làm cho KS đó dễ bị kháng thuốc đối với những nhóm VK. Một trong những sai lầm rất phổ biến hiện nay là khi bị cảm cúm, người ta hay dùng thuốc KS để điều trị ngay cả khi không có chỉ định của thầy thuốc. Bệnh cúm do virut gây ra. Khi dùng KS để điều trị bệnh cảm lạnh hoặc những bệnh do nhiễm virut không những không có tác dụng mà còn có thể gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm. Sử dụng KS thường xuyên khi không có dấu hiệu của sự nhiễm khuẩn sẽ tạo nên những dòng VK không đáp ứng với điều trị. Điều này được gọi là sự kháng thuốc của VK mà chúng ta thường gọi là “nhờn thuốc”. Khi một loại VK “nhờn” một loại KS nào đó tức là KS đó đã bị mất tác dụng tiêu diệt hoặc ngăn chặn sự phát triển của loại VK đó. Hiện tượng VK kháng thuốc thường xảy ra khi một loại KS được sử dụng trong thời gian dài. Việc các thầy thuốc lạm dụng KS phổ rộng trong điều trị dễ làm cho VK kháng thuốc nhanh hơn với loại KS đó. Vì vậy nên ưu tiên sử dụng loại KS phổ hẹp, tức là KS chỉ điều trị được một vài loại VK.



http://suckhoedoisong.vn/Images/duylinh/2016/02/20/khang_sinh_do.jpg
Kháng sinh đồ - kim chỉ nam để lựa chọn kháng sinh phù hợp.


Tình trạng dùng thuốc KS không đủ liều, không đủ thời gian quy định hiện nay rất phổ biến và làm cho nguy cơ VK kháng thuốc tăng. Một số VK sau một thời gian dài tiếp xúc với KS ở nồng độ mà thuốc KS không tiêu diệt được chúng sẽ trở nên thích ứng được với KS đó. Một trong những loại VK thường có kiểu kháng thuốc này là VK gây bệnh lao. Chính vì vậy, trong điều trị lao, việc tuân thủ nguyên tắc dùng thuốc rất quan trọng. Quần thể VK lao trong tổn thương lao chỉ bị quét sạch khi dùng thuốc liên tục 8-9 tháng và sử dụng loại hóa chất điều trị lao này với liều lượng thích hợp. Trong điều trị lao cũng phải phối hợp ít nhất hai thuốc để loại trừ khả năng kháng thuốc của VK.


VK biến đổi làm trầm trọng thêm tình trạng kháng thuốc



Bên cạnh đó, khi môi trường bất lợi cho sự phát triển, VK sẽ có nhiều đột biến về gene để hình thành nên các phân nhóm nhằm thích nghi với môi trường sống. Một số loại VK, khi tiếp xúc với KS bị tiêu diệt phần lớn, số ít còn lại sẽ có những biến đổi về di truyền để thích nghi, nói đúng hơn là để kháng lại loại KS đó. Các VK này tiếp tục sinh sôi và tạo nên những thế hệ VK kháng thuốc di truyền. Ngoài ra, một số VK khi đề kháng với loại KS này cũng sẽ có khả năng đề kháng luôn với một hoặc vài loại KS khác. Hiện tượng này được gọi là kháng thuốc chéo. Nguyên nhân là do các loại KS này có cùng cơ chế tác động lên VK hoặc có cấu trúc hóa học gần giống nhau.


Các VK kháng KS có thể được điều trị bằng nhiều loại KS kết hợp cùng lúc, một số trường hợp bệnh nhân cần phải nhập viện để điều trị bằng các loại KS mạnh hơn và ít được sử dụng rộng rãi. Đặc biệt, việc chọn lựa KS để điều trị những trường hợp này không thể thiếu kỹ thuật làm KS đồ. Như vậy để tránh tình trạng VK kháng KS, người bệnh không nên tự ý sử dụng KS hoặc tự ý ngừng điều trị trước thời gian quy định của thầy thuốc.


Việc lựa chọn KS tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: vị trí nhiễm khuẩn, tuổi bệnh nhân, tình trạng lâm sàng... trong đó KS đồ cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc chọn lựa KS. Trong bệnh viện, KS đồ được sử dụng thường xuyên và được xem là kim chỉ nam để lựa chọn KS thích hợp cho từng bệnh nhân. Dùng KS đúng quy định, đúng phác đồ, không lạm dụng, dùng đúng liều lượng và thời gian là góp phần giảm tỷ lệ kháng thuốc. Nếu chúng ta cứ dùng một cách thiếu hiểu biết thì trong tương lai, con người sẽ không còn vũ khí để chống lại VK nữa vì KS đã bị vô hiệu hóa bởi tình trạng kháng thuốc đang ngày càng gia tăng.
DS. Lê Anh



http://suckhoedoisong.vn/khang-sinh-dang-ngay-cang-mat-tac-dung-vi-sao-n112398.html

songchungvoi_HIV
26-02-2016, 12:34
Cảnh báo “hậu kháng sinh”
Thứ năm, 25/02/2016 15:32Kháng sinh là thuốc đặc biệt được dùng chữa các bệnh nhiễm khuẩn, loại bệnh thường nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng người bệnh.




<tbody>
http://Images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2016/2/25/Canh-bao-hau-khang-sinh-1.jpg


Người dân sử dụng thuốc kháng sinh cần tuân thủ theo kê đơn của bác sĩ - Ảnh minh họa: Châu Anh




</tbody>
Thời gian gần đây có khái niệm gọi là “hậu kháng sinh” được dùng chỉ việc dùng thuốc loại đặc biệt này.



Nếu trước “hậu kháng sinh” có thêm chữ “tác dụng” thì làm người ta vui, còn thêm chữ “thời kỳ” hay “kỷ nguyên” thì làm người ta buồn lo quá đỗi. Vì sao như vậy?



Từng là chuyện vui



Trước hết, hãy nói chuyện vui. Trong sử dụng kháng sinh (http://alobacsi.com/thuoc/10-luu-y-can-nho-khi-su-dung-khang-sinh-a20151224105114578c168.htm), nếu các thầy thuốc biết và sử dụng nhuần nhuyễn “tác dụng hậu kháng sinh” sẽ thu lợi rất nhiều.



Điều ai cũng biết, mục tiêu của việc dùng kháng sinh là trị bệnh nhiễm khuẩn hiệu quả. Tức dùng nó tiêu diệt hẳn vi khuẩn gây bệnh, hoặc không tiêu diệt cũng ức chế sự phát triển của vi khuẩn để sức đề kháng cơ thể tiêu diệt chúng.



Muốn làm được điều vừa kể, ta phải dùng kháng sinh đúng cách (uống, tiêm chích đúng cách, đúng liều...) để nồng độ kháng sinh đạt được trong máu người bệnh đủ tiêu diệt hoặc ức chế vi khuẩn.
Trong đó, nồng độ kháng sinh trong máu người bệnh đạt được phải cao hơn “nồng độ ức chế vi khuẩn tối thiểu” (gọi tắt MIC, tức nồng độ thấp nhất gây hại vi khuẩn). Nếu dùng kháng sinh mà nồng độ thấp hơn MIC thì công cốc, vi khuẩn không hề hấn gì, bệnh không được chữa và nặng thêm. Ta phải dành quyền chỉ định này cho các thầy thuốc.



Sau một thời gian rất dài dùng kháng sinh, nay các nhà chuyên môn y dược phát hiện có nhiều kháng sinh nếu biết dùng đúng cách thì sau khi tiếp xúc với vi khuẩn, nồng độ kháng sinh có trong máu mặc dù rất thấp, thấp hơn cả MIC chúng vẫn cho tác dụng trị vi khuẩn hiệu quả. Những kháng sinh cho tác dụng kỳ lạ đó được gọi kháng sinh có “tác dụng hậu kháng sinh”.



Hậu kháng sinh trong “tác dụng hậu kháng sinh” có nghĩa sau khi dùng một liều kháng sinh đúng cách, kháng sinh đó gây hại vi khuẩn đến độ có dư hậu, sau một thời gian nồng độ của nó giảm dần trong máu thấp hơn cả MIC nó vẫn tiếp tục gây hại vi khuẩn. Điều rất vui khi phát hiện có những kháng sinh có “tác dụng hậu kháng sinh”, cách sử dụng chúng thay đổi và đem nhiều lợi ích cho người bệnh.



Đối với các kháng sinh có “tác dụng hậu kháng sinh” tốt , thay vì dùng liều thấp nhiều lần trong ngày như trước thì nay nên dùng liều cao ít lần trong ngày. Với cách dùng mới này, “tác dụng hậu kháng sinh” phát huy rất tốt.



Lúc đầu, khi nồng độ kháng sinh đạt đỉnh điểm thì những vi khuẩn cứng đầu bị tiêu diệt, sau đó nồng độ giảm xuống thấp hơn cả MIC nhưng vẫn để lại dư âm “hậu kháng sinh” tiêu diệt những vi khuẩn còn lại.



Đối với các kháng sinh không có hoặc ít “tác dụng hậu kháng sinh” như nhóm beta-lactam (các penicillin, các cephalosporin...), nhóm macrolid (erythromycin, clarithromycin...) nên dùng thuốc nhiều lần trong ngày thì tốt hơn.



Nhưng cũng rất đáng lo




Chuyện vui về “hậu kháng sinh” được kể ở trên là thế. Còn chuyện buồn lo thì sao?



Hiện nay, các nhà chuyên môn, đặc biệt là các giới chức của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đã dùng mấy chữ “thời kỳ hậu kháng sinh” hay “kỷ nguyên hậu kháng sinh” trong phát biểu với thái độ buồn lo không thể tả.



Bởi sau thời gian dài gọi là thời kỳ vàng son của kháng sinh, việc dùng kháng sinh đã vượt qua tầm kiểm soát, tiến sát đến thời kỳ mà đề kháng kháng sinh hết thuốc chữa. Đề kháng kháng sinh là gì mà ghê gớm quá vậy?



Nói nôm na, đề kháng kháng sinh là với liều dùng thông thường, kháng sinh bị lờn, chẳng có tác dụng gì với vi khuẩn trước đây nó tỏ ra rất hiệu quả.



Đề kháng kháng sinh xuất hiện rất sớm, gần như song hành với sự xuất hiện và sử dụng kháng sinh. Kháng sinh đầu tiên là penicillin được sản xuất và chính thức dùng trong điều trị bệnh nhiễm khuẩn vào năm 1945 thì vào năm 1948, người ta phát hiện vi khuẩn Staphylococcus aureus đề kháng (tức lờn) với kháng sinh này.



Vài năm sau đó, con người chống lại S. aureus đề kháng bằng cách tìm ra kháng sinh mới là nhóm methicillin. Nhưng đến năm 1961, S.aureus lại đề kháng methicillin để được gọi tên MRSA. Khi đó, muốn chống lại MRSA phải dùng vancomycin là kháng sinh quý hiếm, dự trữ sau cùng. Đến năm 1997, tai họa lại đến là vì MRSA đề kháng được cả vancomycin để nghiễm nhiên mang tên VRSA.
Hiện các kháng sinh đề kháng được gọi là “siêu mầm bệnh” hoặc “vi khuẩn siêu đề kháng” bởi không chỉ có VRSA mà gần đây, có thêm vi khuẩn rất nguy hiểm đã đột biến gen mang gen tiết ra enzym New Dehli Metallo beta-lactamase (NDM-1) đề kháng các kháng sinh thuộc nhóm carbamenem là nhóm kháng sinh rất mạnh, thuộc loại dự trữ sau cùng chỉ dùng khi bị nhiễm khuẩn rất nặng.



Người ta ghi nhận chính việc sử dụng kháng sinh bừa bãi, không đúng cách, không đủ liều sẽ làm vi khuẩn không bị tiêu diệt hết, một số có khả năng thích ứng, đặc biệt có sự đột biến gen trên nhiễm sắc thể kiểm soát sự nhạy cảm đối với kháng sinh, số này tồn tại, phát triển thành “chủng” vi khuẩn mới mà kháng sinh đã sử dụng không còn tác dụng với chúng nữa.



Chúng ta vẫn còn thời gian. “Hậu kháng sinh” rất đáng buồn lo sẽ không xảy ra khi mọi người cam kết dùng kháng sinh an toàn và hợp lý. Người dân chỉ sử dụng kháng sinh khi được thầy thuốc kê đơn. Còn các thầy thuốc chỉ định dùng kháng sinh cho người bệnh với tinh thần trách 
nhiệm cao nhất.



Gần đây nhất, người ta phát hiện ở Trung Quốc xuất hiện “vi khuẩn siêu đề kháng” đề kháng cả colistin (kháng sinh rất ít dùng và trước đây chẳng có vi khuẩn nào có thể đề kháng). Vi khuẩn đáng sợ này có chứa gen kháng thuốc MCR-1, và gen này được dự đoán có thể giúp vi khuẩn đề kháng với tất cả kháng sinh hiện có.



Nếu đúng thế thì con người sẽ đối diện với khoảng trống mênh mông phía trước vì không còn vũ khí kỳ diệu gọi là kháng sinh nữa. Tình trạng khủng khiếp đó WHO gọi là “thời kỳ hậu kháng sinh”, đồng nghĩa với việc con người có thể chết do bất kỳ bệnh nhiễm khuẩn thông thường nào!


Theo PGS.TS Nguyễn Hữu Đức - Tuổi trẻ

songchungvoi_HIV
26-03-2016, 14:12
Thời đại hoàng kim của kháng sinh đã qua, trước mắt sẽ là cơn ác mộng với loài ngườiThứ Bảy, 13:32 26/03/2016
Có hàng triệu người đã chết mỗi năm trong thời đại chưa có kháng sinh, và rồi sẽ là một con số tương tự trong những năm sắp tới.

https://cafebiz.vcmedia.vn/thumb/600_327/2016/thoi-dai-hoang-kim-cua-khang-sinh-da-qua-truoc-mat-se-la-con-ac-mong-voi-loai-nguoi-1458970318001.jpg Vi khuẩn sống sót trước kháng sinh là cơn ác mộng với nhân loại.



Năm 1928, penicillin, loại kháng sinh (http://cafebiz.vn/khang-sinh.html) đầu tiên được tìm ra bởi một nhà sinh học người Scotland, Alexander Fleming. Ông được coi là người đã mở ra kỷ nguyên vàng của kháng sinh trong y học. Nó được gọi là thần dược của tây y, khi đã cứu hàng triệu người bệnh mỗi năm khỏi cái chết gây ra bởi nhiễm khuẩn.



Tuy nhiên, câu chuyện tuyệt vời ấy dường như đang đi đến hồi kết. Sau hơn 70 năm kháng sinh được đưa vào y học, thời đại hoàng kim của nó đã không còn được duy trì. Có hàng triệu người đã chết mỗi năm trong thời đại chưa có kháng sinh, và rồi sẽ là một con số tương tự trong những năm sắp tới. Cơn ác mộng này mang tên "kháng kháng sinh", và xuất phát từ chính sự lạm dụng thuốc của con người.



Kháng kháng sinh là gì?



Kháng kháng sinh là hiện tượng xảy ra khi mầm bệnh hay vi khuẩn không bị tiêu diệt bởi thuốc kháng sinh. Chúng không những tồn tại mà còn sinh sản ra những thế hệ vi khuẩn mới, cũng có đặc tính kháng thuốc và hóa chất điều trị nhiễm trùng (http://cafebiz.vn/tinh-trang-nhiem-trung.html).



Một chủng vi khuẩn có thể phát triển đế chống lại từ một cho đến hàng chục loại thuốc kháng sinh khác nhau. Khi đó, bệnh nhiễm trùng trở nên khó khăn hoặc thậm chí không thể điều trị. Trong một vài trường hợp, bệnh nhân có thể phải trải qua phẫu thuật cắt bỏ, hoặc thậm chí tử vong vì kháng kháng sinh.



Tại sao kháng kháng sinh là một cơn ác mộng với loài người?



Nếu bạn quay lại trước những năm 1943, khi thuốc kháng sinh chưa xuất hiện, mọi cái chết xung quanh chúng ta không đến từ ung thư (http://cafebiz.vn/ung-thu.html) hay bệnh tim mạch. Con người sẽ chết vì các vết thương khi bị ngã, trúng đạn, tai nạn lao động… Phần lớn những vết thương dẫn đến nhiễm trùng và kết thúc cuộc sống của một ai đó.



Tuy nhiên, tất cả thay đổi sau khi Fleming tìm ra penicillin. Nhiễm trùng được coi là án tử, đột nhiên lại có thể chữa trị chỉ sau "một cái búng tay" với kháng sinh. Giống như một phép lạ vậy, điều đó mở ra một kỷ nguyên vàng son cho thuốc tây y. Những viên kháng sinh được coi là thần dược.



Cho tới nay, đã hơn 70 năm trôi qua, và chúng ta nghi ngờ rằng có mấy khi một thời kỳ vàng son của điều gì có thể kéo dài đến vậy. Chẳng còn sớm nữa để nghĩ về sự sụp đổ của thời đại kháng sinh, khi vi khuẩn đang ngày càng kháng thuốc :








https://cafebiz.vcmedia.vn/k:2016/2-thoi-dai-hoang-kim-cua-khang-sinh-da-qua-truoc-mat-se-la-con-ac-mong-voi-loai-nguoi-1458970320523/thoi-dai-hoang-kim-cua-khang-sinh-da-qua-truoc-mat-se-la-con-ac-mong-voi-loai-nguoi.jpg


Những năm 1943, thuốc kháng sinh được coi là phép màu.




Nói về một nền văn minh hiện đại, chúng ta hay tưởng tượng đến nhà máy điện, máy vi tính, thiết bị cầm tay… Nhưng mấy ai biết rằng kháng sinh là một trong những trụ cột đang chống đỡ thế giới ấy. Nếu thời đại kháng sinh sụp đổ, nền văn minh sẽ rung chuyển như thế nào?



Đầu tiên, chúng ta sẽ mất hết lá chắn phòng vệ cho những người có hệ miễn dịch yếu. Họ bao gồm bệnh nhân ung thư, người nhiễm HIV, trẻ em đẻ non… Điều này đồng nghĩa với cái chết của tất cả những con người này.



Tiếp đến, kỹ thuật phẫu thuật của loài người bị vô hiệu hóa. Nhiều ca phẫu thuật được yêu cầu sử dụng kháng sinh phòng ngừa. Khi kháng sinh mất tác dụng, phòng phẫu thuật của bệnh viện như không có mái che.



Chúng ta sẽ không thể mổ tim, ghép thận, đưa ống thông cho bệnh nhân đột quỵ… Chúng ta không thể phẫu thuật dù chỉ đơn giản là chỉnh lại khớp gối. Không thể đẻ mổ, và dù cho trong những bệnh viện hiện đại nhất, cứ 100 sản phụ sẽ có 1 người tử vong.



https://cafebiz.vcmedia.vn/k:2016/3-thoi-dai-hoang-kim-cua-khang-sinh-da-qua-truoc-mat-se-la-con-ac-mong-voi-loai-nguoi-1458970320193/thoi-dai-hoang-kim-cua-khang-sinh-da-qua-truoc-mat-se-la-con-ac-mong-voi-loai-nguoi.jpg

Kháng kháng sinh dẫn đến sự thất bại trong điều trị nhiễm trùng.




Nhiễm trùng gây ra nỗi sợ hãi từ những bệnh tầm thường. Viêm họng liên cầu gây suy tim. Viêm phổi giết chết 3 trong 10 trẻ em mắc bệnh. Nhiễm trùng da đồng nghĩa với phẫu thuật cắt bỏ chi. Hãy nhớ lại trường hợp đầu tiên được điều trị penicillin. Albert Alexander trước đó đã mất một con mắt trong tình trạng da đầu rỉ mủ, chỉ bắt đầu từ việc bị gai xước vào mặt trong khi làm vườn.



Rồi thì bạn còn dám làm gì nữa khi mà bất cứ tổn thương nào cũng có thể giết người. Bạn có dám đi xe máy, trượt patin, trèo thang để sửa mái nhà hay đặt con bạn chơi đùa dưới sàn nhà?



Bao giờ thì những điều này xảy ra?



Bạn có giật mình không khi biết rằng chúng ta đã ở trong cơn ác mộng này rồi?



Cho tới ngày hôm nay, loài người có trong tay trên dưới 100 loại kháng sinh. Con số không khác biệt là mấy từ những năm đầu thế kỷ 21. Nhưng năm 2000, một bệnh nhân người Mỹ đầu tiên được Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh và Phòng ngừa Hoa Kỳ (CDC) xác nhận kháng tất cả các kháng sinh, chỉ trừ hai loại.



Năm 2008, các bác sĩ Thụy Điển phải đối mặt với trường hợp một bệnh nhân Ấn Độ nhiễm trùng mà kháng toàn bộ kháng sinh chỉ trừ 1 loại.



https://cafebiz.vcmedia.vn/k:2016/4-thoi-dai-hoang-kim-cua-khang-sinh-da-qua-truoc-mat-se-la-con-ac-mong-voi-loai-nguoi-1458970319931/thoi-dai-hoang-kim-cua-khang-sinh-da-qua-truoc-mat-se-la-con-ac-mong-voi-loai-nguoi.gif

10 triệu người sẽ chết mỗi năm vì kháng kháng sinh vào năm 2050.




Nhưng bạn đừng nghĩ đó chỉ là những trường hợp đơn lẻ. Mỗi năm, riêng Hoa Kỳ và Châu Âu có khoảng 50.000 người chết vì nhiễm trùng mà không có thuốc chữa. Một dự án được tài trợ bởi chính phủ Anh mang tên “Chương trình Đánh giá Kháng kháng sinh” ước tính tổng số ca tử vong loại này trên thế giới là 700.000 người mỗi năm. Năm 2050, con số sẽ lên đến 10 triệu ca với tốc độ kháng kháng sinh phát triển như hiện nay.



Bỏ qua những con số, bạn cũng có thể biết được cơn ác mộng đã đến với chính mình và người thân. Thời gian trước đây, triệu chứng tiểu buốt do nhiễm trùng đường tiết niệu có thể chữa khỏi hoàn toàn bằng một đơn kháng sinh ngắn ngày. Bây giờ, bạn có thể phải dùng đến vài ba loại thuốc.



Nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng con bạn có nguy cơ nằm trong 25% trẻ em nhiễm trùng đường tiết niệu phải sử dụng 3 loại kháng sinh khác nhau. 25% còn lại phải điều trị với 2 loại thuốc và chỉ còn một nửa trẻ em có thể trị khỏi bằng một loại thuốc duy nhất.



Ngày 30 tháng 4 năm 2014, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố trong một báo cáo rằng nhân loại thực sự đang ở trong cơn ác mộng của kháng kháng sinh. Nó là một mối đe dọa nghiêm trọng và thách thức y học trong thời điểm này. WHO nói “không hành động ngay hôm nay, tương lai chúng ta sẽ chẳng còn thuốc chữa bệnh”.



Fleming đã biết trước mọi thứ



https://cafebiz.vcmedia.vn/k:2016/5-thoi-dai-hoang-kim-cua-khang-sinh-da-qua-truoc-mat-se-la-con-ac-mong-voi-loai-nguoi-1458970318818/thoi-dai-hoang-kim-cua-khang-sinh-da-qua-truoc-mat-se-la-con-ac-mong-voi-loai-nguoi.jpg

Alexander Fleming, người mở đường cho thời kỳ vàng của tây y với kháng sinh.




Alexander Fleming, nhà sinh học người Scotland được coi là cha đẻ của kháng sinh khi ông phát hiện ra penicillin vào năm 1928. Năm 1943, những liều penicillin thương mại đầu tiên được tung ra. Hai năm sau đó, Fleming nhận giải Nobel cho phát hiện của mình.



Nhưng ngay trong buổi phỏng vấn sau đó, ông đã cảnh báo đến viễn cảnh không vui khi vi khuẩn có thể trở nên kháng thuốc (http://cafebiz.vn/khang-sinh-lieu-thuoc-tung-mot-thoi-cuu-roi-ca-the-gioi-se-giet-chet-chung-ta-tu-tu-nhu-the-nao-20160325054849091.chn). “Những người lạm dụng penicillin ngày hôm nay, họ phải chịu trách nhiệm cho cái chết của những bệnh nhân nhiễm vi khuẩn kháng penicillin sau này”, Flenming nói. “Tôi hy vọng điều nguy hiểm này có thể được kiểm soát”.



Và rồi đúng như vậy. Năm 1943, penicillin được tung ra thì năm 1945, vi khuẩn kháng penicillin xuất hiện. Con người lại đi tìm những loại kháng sinh mới. Năm 1972, vancomycin được điều chế, kháng vancomycin xuất hiện năm 1988.



Imipenem ra đời năm 1985 thì đến năm 1998, kháng imipenem xuất hiện. Một trong những loại kháng sinh mới nhất của nhân loại, daptomycin ra đời năm 2003 thì chỉ 1 năm sau xuất hiện vi khuẩn kháng nó.



Điều này được ví như trò chơi nhảy cừu. Thuốc ra đời, vi khuẩn kháng nó và rồi chúng ta lại đi tìm loại thuốc mới. Nhưng có vẻ như loài người đang hụt hơi khi mà một chủng vi khuẩn mới sinh ra cứ mỗi 20 phút, các công ty dược phẩm thì cần đến cả thập kỷ đế nghiên cứu một loại kháng sinh.



Chúng ta có thể làm gì?



Trước hết, hãy nói về nguyên nhân tại sao vi khuẩn có thể trở nên kháng thuốc. Xét dưới góc độ tế bào, nó là việc vật chất di truyền DNA của vi khuẩn được biến đổi để: tránh sự xâm nhập của kháng sinh vào chúng, giúp vi khuẩn tổng hợp enzyme gây bất hoạt hoặc phân hủy kháng sinh, thay đổi con đường chuyển hóa và chúng thải được kháng sinh ra khỏi tế bào.



https://cafebiz.vcmedia.vn/k:2016/6-thoi-dai-hoang-kim-cua-khang-sinh-da-qua-truoc-mat-se-la-con-ac-mong-voi-loai-nguoi-1458970318385/thoi-dai-hoang-kim-cua-khang-sinh-da-qua-truoc-mat-se-la-con-ac-mong-voi-loai-nguoi.jpg

Con người đã và đang lạm dụng thuốc kháng sinh.




Bỏ qua những điều phức tạp này, bạn nên biết đến chính con người đã tiếp tay cho vi khuẩn biến đổi gen của chúng. Đó là những hành động được gọi chung cái tên: lạm dụng thuốc kháng sinh.
Bạn có bao giờ dùng kháng sinh để điều trị bệnh cúm mà không biết nó gây ra bởi virus chứ không phải vi khuẩn? Bạn có bao giờ tự ý giảm liều lượng hay thời gian điều trị kháng sinh của bác sĩ xuống một nửa mà không biết điều đó tạo điều kiện cho vi khuẩn sống sót và tạo gen kháng thuốc?



Rồi khi chúng ta sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, thú y, sản xuất nông nghiệp và ngư nghiệp, đó là điều kiện cho những vi khuẩn ở động vật kháng thuốc rồi ảnh hưởng tới cả con người. Sử dụng chất diệt khuẩn trong lau rửa thường xuyên cũng tạo ra những dòng vi khuẩn kháng thuốc.
Cho tới nay, kháng kháng sinh đã trở thành vấn đề toàn cầu chỉ bắt nguồn từ những điều nhỏ nhặt nhưng ai cũng làm thường xuyên như vậy. Những giải pháp toàn cầu cũng sẽ phải được đặt ra. Có thể là chúng ta nên nghiêm cấm hẳn việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi và ngư nghiệp. Thiết lập một cổng kiểm soát kê đơn kháng sinh để tránh lạm dụng bừa bãi hay xây dựng hệ thống giám sát cảnh báo kháng thuốc sắp xảy ra…



Nhưng rồi đó là những điều quá to lớn và cần một nguồn tài trợ không hề nhỏ. Tại sao chúng ta không bắt đầu bằng những hành động của từng cá nhân?



https://cafebiz.vcmedia.vn/k:2016/7-thoi-dai-hoang-kim-cua-khang-sinh-da-qua-truoc-mat-se-la-con-ac-mong-voi-loai-nguoi-1458970318003/thoi-dai-hoang-kim-cua-khang-sinh-da-qua-truoc-mat-se-la-con-ac-mong-voi-loai-nguoi.jpg

Mỗi cá nhân cần hành động để chống lại vi khuẩn kháng thuốc.




Bằng cách đọc bài viết này, bạn cũng đã góp phần vào nguy cơ giảm kháng kháng sinh xảy ra trong tương lai. Nếu bạn thực sự muốn chung tay cùng nhân loại chiến đấu trong cơn ác mộng chung, dưới đây là một số khuyến cáo mà nên được thực hiện và chia sẻ với mọi người:



1. Đừng bao giờ tự ý sử dụng kháng sinh. Ví dụ như bệnh cúm thông thường do virus, bạn có uống kháng sinh cũng không thể hiệu quả được.



2. Nói chuyện với bác sĩ nếu họ kê đơn kháng sinh cho bạn. Hãy hỏi họ xem liệu có thể điều trị ngoài kháng sinh hay không? Và nếu bắt buộc, loại kháng sinh đó có phù hợp với cơ thể bạn?



3. Tuân thủ nghiêm ngặt liều và thời gian điều trị với kháng sinh của bác sĩ, ngay cả khi bạn nghĩ mình đã tốt hơn hoặc đã khỏi bệnh. Giảm liều hay dừng điều trị sớm tạo điều kiện cho vi khuẩn tồn tại kháng thuốc và tái nhiễm.
4. Đừng tiết kiệm kháng sinh đã điều trị ở
đợt trước để dùng lại. Vứt bỏ chúng, bởi lần sau có lẽ chúng sẽ mất tác dụng.



5. Cùng một bệnh nhưng đừng sử dụng đơn thuốc của người khác. Như đã nói không phải kháng sinh nào cũng phù hợp với bạn.



6. Bỏ ngay thói quen yêu cầu bác sĩ kê kháng sinh cho mình. Họ là những người có kinh nghiệm và nếu bạn không có dấu hiệu nhiễm trùng, điều trị các triệu chứng với thuốc ngoài kháng sinh là đủ.

Trí Thức Trẻ/GenK

songchungvoi_HIV
03-04-2016, 17:19
Kháng kháng sinh: Di chứng ảnh hưởng đến gia đình và giống nòi
Chủ nhật, 03/04/2016 06:41Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ kháng kháng sinh cao nhất trên thế giới.


(http://alobacsi.com/kham-benh-online.htm)



Những loại thuốc mang tên kháng sinh có tác dụng giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn, thậm chí diệt khuẩn vĩnh viễn. Chính bởi vậy, đã có một thời gian dài, loại thuốc này rất được ưa chuộng trong điều trị bệnh. Tuy nhiên, để phát huy được tác dụng kìm khuẩn hay diệt khuẩn cần căn cứ vào nồng độ của thuốc.

Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ kháng kháng sinh cao nhất trên thế giới. Đây chính là hệ quả của việc lạm dụng thuốc kháng sinh của người Việt trong thời gian qua.

Có thể nói, khi con người càng lạm dụng kháng sinh, các chủng vi khuẩn kháng thuốc càng có cơ hội phát triển và lây lan. Do đó, khả năng phòng bệnh của cơ thể bị giảm đi, đồng thời cơ thể đáp ứng với các loại thuốc cũng kém, nên khi có bệnh, tỉ lệ chữa khỏi thường không cao.

Di chứng "Kháng thuốc kháng sinh" do đâu?

Trong nhiều Hội nghị Quốc gia về chống kháng thuốc, vấn đề gia tăng nhanh chóng của tình trạng này đã được Bộ Y tế nhiều lần nhấn mạnh và cảnh báo. Nguyên nhân chủ yếu được công bố là do người dân tự ý sử dụng thuốc kháng sinh không cần kê đơn; không nhiễm khuẩn cũng dùng; dùng kháng sinh không phù hợp, không đúng lượng, hàm lượng, thời gian; lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi...

Xuất phát từ thực tế rất nhiều nguời dân có thói quen mua thuốc không theo chỉ định, kê đơn của bác sỹ, tại hội nghị triển khai Kế hoạch hành động quốc gia về chống kháng thuốc giai đoạn 2013-2020, PGS.TS Nguyễn Văn Kính - Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới Trung ương phát biểu rằng: “Không quá khi nói rằng việc mua bán kháng sinh tại các hiệu thuốc ở nước ta hiện nay dễ như mua rau. Người Việt cũng có thói quen sử dụng kháng sinh như ăn cơm, hễ ốm là tự ra hiệu thuốc mua kháng sinh về uống”.

Cùng với đó, một cuộc khảo sát thực tế năm 2010 với khoảng gần 3.000 nhà thuốc ở cả nông thôn và thành thị thuộc các tỉnh phía Bắc cũng cho kết quả 90% kháng sinh được bán không có đơn của bác sĩ.

Con số thống kê đó cho thấy rõ thực tế vấn đề nhận thức về thuốc kháng sinh của chính người bán thuốc và người dân còn cực kỳ thấp, đặc biệt là ở những vùng nông thôn. Phần lớn thuốc kháng sinh được bán và được người dân sử dụng mà không cần đơn thuốc hiên nay vẫn chiếm tỷ lệ rất cao. Kháng sinh được bán mà không có đơn là 88% (ở thành thị) và 91% (ở nông thôn).

Thói quen mua thuốc và bán thuốc của người Việt hiện nay vẫn theo kiểu "Chỉ cần ra hiệu thuốc, mô tả bệnh, người bán thuốc kê đơn và nguời bệnh cứ thế mang về uống". Từ những viên thuốc ho, thuốc trị đau bụng, đau đầu, sổ mũi... chỉ cần kể triệu chứng và yêu cầu "Thuốc nào để nhanh khỏi" lập tức nhân viên bán thuốc tư vấn thuốc và liều lượng dùng từng loại.

Cũng có nhiều người không cần mất thời gian đến bệnh viện mà lập tức hỏi “bác sỹ Google” và sau đó tự kê đơn thuốc cho chính mình, con cái và người thân.

Và điều đáng lo ngại là việc tự ý sử dụng kháng sinh quá nhiều nên dẫn đến cơ thể kháng thuốc, các bác sỹ đã phải thay đổi rất nhiều loại thuốc khác nhau để điều trị.

Rất nhiều người trong số chúng ta chỉ biết đến những tác dụng phụ phổ biến khi lạm dụng hoặc dùng kháng sinh không đúng liều lượng bao gồm: Dị ứng, tiêu chảy… mà không biết rằng, lạm dụng kháng sinh sẽ khiến cho bệnh tật trong tương lai không có thuốc chữa. Kháng sinh hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến chính giống nòi của loài người, cụ thể là ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới, thai nhi ở trong bụng mẹ và sức khỏe trẻ em.

http://Images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2016/3/30/Khang-khang-sinh-Di-chung-anh-huong-den-gia-dinh-va-giong-noi-1.jpg


Nam giới có thể không còn "con giống" nếu dùng kháng sinh bừa bãi

Thông thường, kháng sinh có tác dụng đến cơ thể trong thời gian ngắn nên nếu dùng đúng chỉ định sẽ không có ảnh hưởng gì. Tuy nhiên, cũng có một số loại kháng sinh nếu lạm dụng sẽ tạo ra những tác động xấu đến quá trình sinh sản tinh trùng, bao gồm: erythromycin, nitrofurantoin, gentamycin, chlotetracyclin, co-trimoxazol, tetracycline…

Những kháng sinh này có thể ức chế sự phát triển, ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh, suy giảm tần xuất phân bào của các tế bào sinh dục hoặc làm dị dạng tinh trùng… Từ đó tăng nguy cơ vô sinh ở nam giới.

Một nghiên cứu gần đây được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Nevada (Mỹ) cho thấy tetracycline - một loại kháng sinh dùng để điều trị bệnh nhiễm trùng như viêm phổi và nhiễm trùng đường tiết niệu... có thể ảnh hưởng không chỉ về khả năng tồn tại của tinh trùng ở nam giới mà còn tác động đến cả số lượng tinh trùng.

"Tetracycline có ảnh hưởng bất lợi đáng kể về chức năng sinh sản nam giới và khả năng sống của tinh trùng - giảm khả năng phát triển lên đến 25%. Và bây giờ chúng ta biết rằng những tác động đó có thể ảnh hưởng đến thế hệ tiếp theo.

Điều phức tạp hơn là tetracycline được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp như là một chất phụ gia trong thức ăn gia súc, vì vậy, nhiều người có thể bị ảnh hưởng do ăn uống chứ không phải chỉ mỗi khi dùng thuốc", nhà nghiên cứu David Zeh cho biết.


Một loại thuốc chữa đau dạ dày và chứng trào ngược thực quản có chứa kháng sinh cimetidin cũng được coi là rất có hại cho sức khỏe tinh trùng của nam giới. Sử dụng quá thường xuyên cimetidin có khả năng tăng hàm lượng prolactin. Ở nam giới, khi gia tăng prolactin sẽ làm giảm hàm lượng LH và testosterone, dẫn đến số lượng tinh trùng thấp hơn, giảm ham muốn tình dục và giảm chức năng tình dục, gây vô sinh.

Do vậy, cánh mày râu nên xem xét việc lựa chọn các sản phẩm thực phẩm hữu cơ và cân nhắc khi sử dụng kháng sinh thích hợp để ngăn ngừa tác động xấu tới chức năng sinh sản.

http://Images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2016/3/30/Khang-khang-sinh-Di-chung-anh-huong-den-gia-dinh-va-giong-noi-2.jpg


Mẹ dùng thuốc kháng sinh không đúng cách khi mang thai đe dọa tính mạng thai nhi

Không phải tự nhiên mà trong thời gian mang bầu, các bà mẹ được khuyến cáo phải hết sức cẩn thận trong dùng thuốc, đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh. PGS. TS. dược sĩ Nguyễn Hữu Đức, ĐH Y dược TPHCM, cho biết dùng thuốc kháng sinh trong thời kỳ thai nghén có thể gây tác dụng xấu đến bất cứ giai đoạn phát triển nào của thai kỳ, đặc biệt là ba tháng đầu.

Thời gian từ khi thụ thai đến khi đứa trẻ được sinh ra gọi là thời kỳ bào thai, chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn phát triển phôi thai gồm 3 tháng đầu của kỳ thai, dành cho sự tượng hình và biệt hóa các bộ phận của bào thai, bào thai chưa có hình dạng đầy đủ.

Do đó, trong khoảng thời gian này nếu dùng thuốc kháng sinh có tác dụng cản trở sự phát triển bình thường của thai nhi, có thể gây ra quái thai, dị tật bẩm sinh. Ở những tháng sau đó, người mẹ cũng không được tự ý dùng thuốc vì mặc dù nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi do mẹ dùng thuốc kháng sinh có thể thấp hơn nhưng dị tật bẩm sinh ở thai nhi vẫn có thể xảy ra.

Dị tật bẩm sinh có thể xảy ra ở bất cứ bộ phận nào như tim, mạch máu, đầu, mặt, bộ phận tiết niệu, sinh dục, tiêu hóa, xương, cơ, các chi...

Trong thời gian mang bầu, nếu mắc bệnh nhiễm khuẩn, phụ nữ có thai vẫn cần dùng đến kháng sinh và trong trường hợp này, cần hỏi ý kiến bác sĩ và đặc biệt dùng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Lạm dụng thuốc kháng sinh đe dọa sức khỏe trẻ em

Nếu dùng kháng sinh không đúng cách cũng có thể gặp phải nhiều tác dụng phụ, phổ biến nhất là tình trạng nhờn thuốc, kháng kháng sinh và suy giảm sức đề kháng.

Theo chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai, Hà Nội, hiện nay, tình trạng tự chữa bệnh diễn ra khá phổ biến, trong khi việc tự chẩn đoán lại thiếu chính xác, dẫn tới tình trạng dùng kháng sinh khi chưa cần thiết hoặc bệnh không cần phải dùng kháng sinh (như các trường hợp cảm cúm thông thường) nhưng người bệnh vẫn lạm dụng.

Việc nhiều bà mẹ quá tin tưởng vào việc dùng thuốc kháng sinh mà không biết được những hiểm họa đằng sau đó, nó có rất nhiều tác dụng phụ khác nhau, trước tiên là dị ứng. Dị ứng có thể gây sốc phản vệ, diễn ra vô cùng nhanh và có thể gây chết người ngay mà không thể tiên đoán trước được.

Ngay cả với dị ứng chậm cũng vô cùng nguy hiểm, nó dẫn tới tình trạng nhiễm độc kháng sinh nặng và dẫn đến tử vong sau 1-2 tuần. Tác dụng phụ thứ hai là tiêu chảy - đây là tác dụng cũng rất hay gặp và làm suy giảm đáng kể sức khỏe của nhiều trẻ em.

Một số kháng sinh dùng lâu có thể tích tụ độc tố trong các cơ quan như nhiễm độc gan, thận, máu, thần kinh thính giác, xương, răng…

Việc dùng thuốc kháng sinh khi không cần thiết cũng sẽ làm giảm sức đề kháng, suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể trẻ. Bởi lẽ uống kháng sinh vào những lúc không cần thiết sẽ khiến vi khuẩn kháng kháng sinh phát triển.

Khi vi khuẩn kháng thuốc cũng có nghĩa là thuốc kháng sinh ấy không còn hiệu lực để chữa bệnh. Chúng có thể làm cho bệnh nghiêm trọng hơn, đồng thời rất khó khăn và tốn kém để điều trị. Vì vậy, chỉ nên dùng kháng sinh cho trẻ trong những trường hợp thực sự cần thiết.

http://Images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2016/3/30/Khang-khang-sinh-Di-chung-anh-huong-den-gia-dinh-va-giong-noi-3.jpg


Lưu ý khi dùng kháng sinh
- Không tự ý sử dụng kháng sinh. Hiện nay nhiều người hay tự ý mua thuốc để điều trị dù chưa biết mình mắc bệnh gì. Cứ thấy hiện tượng ho, hắt hơi, xổ mũi… là mua thuốc về điều trị mà không hay biết mình uống thuốc kháng sinh oan.

Nếu muốn biết cần phải dùng kháng sinh hay không, bạn nhất định phải hỏi ý kiến bác sĩ cũng như được bác sĩ kê đơn, khám bệnh... Đó là chưa kể đến việc tự ý sử dụng kháng sinh mạnh có thể gây tác dụng phụ nguy hiểm.

- Sử dụng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Khi bác sĩ đã nắm được nguyên nhân cũng như bệnh nhiễm khuẩn bạn đang mắc sẽ có đơn thuốc cụ thể như liều lượng mỗi ngày bao nhiêu, uống những loại kháng sinh nào, uống trong bao lâu, uống hay tiêm thuốc… bạn cần tuân thủ tuyệt đối theo đơn thuốc.

- Chú ý đọc hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng. Tờ hướng dẫn trong hộp thuốc luôn có cụ thể liều lượng, cách dùng, chống chỉ định, tác dụng phụ… Một số điều bác sĩ có thể chưa nói rõ, nhất là tác dụng phụ hay việc chống chỉ định, nên bạn cần phải đọc kỹ trước khi dùng.

- Không dùng lại thuốc kháng sinh thừa. Nhiều người bệnh sau khi bị bệnh trở lại có dấu hiệu giống bệnh cũ đã tự ý lấy thuốc kháng sinh còn từ lần trước sử dụng. Điều này không nên, bạn vẫn cần đến bác sĩ để kê đơn thuốc mới, tránh những hậu quả đáng tiếc.

- Không bao giờ dùng thuốc kháng sinh để điều trị các bệnh do virus như cảm lạnh hay cảm cúm. Kháng sinh không có tác dụng chống lại virus.

- Không chia sẻ thuốc kháng sinh của mình cho người có biểu hiện bệnh tương tự.

- Dùng đúng kháng sinh và đúng liều. Không nên dùng kháng sinh mạnh hoặc kháng sinh phổ rộng khi không thực sự cần thiết. Nếu đang nhiễm khuẩn nhẹ mà dùng kháng sinh mạnh sẽ gây hại cơ thể. Việc uống không đúng loại và liều lượng sẽ gây kháng thuốc.

Cụ thể là nhiều người bệnh dừng uống sau vài ngày vì thấy đã khỏi, mà theo chỉ định của bác sĩ là 10 ngày chẳng hạn. Điều này vô tình làm cho những vi khuẩn còn lại mới chỉ bị yếu đi sẽ nhờn thuốc vào những lần sau đó, thậm chí lây cho người khác.

- Chú ý việc tương tác giữa kháng sinh với các loại thuốc khác. Không được dùng cùng lúc (hoặc trong suốt thời kỳ dùng loại kháng sinh nào đó) với một số kháng sinh có tương kị độc hại hoặc giảm tác dụng, ví dụ như erythromycin có đến 30 loại thuốc cấm dùng cùng.

- Uống trước 60 phút hoặc sau 120 phút nếu bạn ăn uống các loại rau quả chua chứa nhiều axit hữu cơ.


Theo Tiểu Nguyễn - Trí thức trẻ

songchungvoi_HIV
20-05-2016, 16:17
Vì sao không nên lạm dụng thuốc kháng sinh
Thứ sáu, 20/05/2016 08:19Thuốc kháng sinh vô tình tiêu diệt vi khuẩn có lợi, để lại vi khuẩn mang gen kháng thuốc nên dễ khiến cơ thể bị tấn công.





Y học hiện đại sẽ lạc lối nếu không có thuốc kháng sinh. Trước khi penicillin được khám phá vào năm 1928, một vết cắt nhỏ cũng đủ để khiến người ta tử vong. Nếu kháng sinh không được phát triển, chúng ta sẽ chẳng bao giờ nhìn thấy cách phẫu thuật như ngày nay.


Trên thực tế, kháng sinh là công cụ vô giá chống lại các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn song cũng mang đến những hậu quả sức khỏe. Trends in Molecular Medicine chỉ ra 3 lý do con người cần thận trọng khi sử dụng kháng sinh.


Thuốc kháng sinh khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng
Vi sinh vật của con người bao gồm các vi khuẩn đường ruột có lợi giúp ổn định hệ thống miễn dịch. Chúng ức chế xâm nhập của vi khuẩn có hại và báo hiệu cho cơ thể kịp thời phản ứng. Tuy nhiên, kháng sinh lại làm giảm số lượng các vi khuẩn có lợi, dẫn đến nhiều vấn đề lâu dài như làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng, dị ứng, hội chứng chuyển hóa và hạn chế hiệu quả các liệu pháp dược.


Đối với trẻ nhỏ, thuốc làm mất đi những vi khuẩn có lợi trong giai đoạn phát triển quan trọng của hệ miễn dịch nên em bé dễ bị hen suyễn hoặc rối loạn cân nặng kéo dài đến tuổi trưởng thành.



<tbody>
http://Images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2016/5/20/Vi-sao-khong-nen-lam-dung-thuoc-khang-sinh-1.jpg



Các loại kháng sinh như amoxicillin tiêu diệt các vi khuẩn có lợi trong ruột. Ảnh: Public Domain.




</tbody>
Kháng sinh dẫn đến hiện tượng kháng thuốc
"Siêu khuẩn" hay vi khuẩn kháng kháng sinh đang là mối nguy đe dọa sức khỏe con người. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng tránh Dịch bệnh Mỹ, mỗi năm trên toàn thế giới có ít nhất 2 triệu người bị nhiễm vi khuẩn kháng kháng sinh, trong đó 23.000 người chết. Nếu siêu khuẩn tiếp tục phát triển với tốc độ hiện nay, đến năm 2050, con số tử vong vì những căn bệnh vốn có thể chữa được sẽ tăng lên 10 triệu.



Điều mỉa mai là ở chỗ chính kháng sinh dẫn đến sự gia tăng siêu khuẩn. Thuốc kháng sinh tiêu diệt các vi khuẩn không chứa gen kháng thuốc, chỉ để lại những vi khuẩn chứa gen kháng thuốc, cho phép chúng nhân lên nhanh chóng rồi chuyển gen kháng thuốc sang các nhóm vi khuẩn khác. Cuối cùng, quá trình này tạo ra siêu khuẩn có khả năng kháng nhiều thuốc.


Đặc biệt, con người càng lớn tuổi và càng tiếp xúc với thuốc kháng sinh thì càng mang nhiều gen kháng thuốc. Dựa trên quan điểm này, các nhà khoa học khuyến nghị đội ngũ y tế tránh kê thuốc kháng sinh không cần thiết để hạn chế sự lây lan của vi khuẩn kháng kháng sinh.


Thuốc kháng sinh không phải biện pháp duy nhất để xử lý nhiễm trùng
Ngày nay, nhiều phương pháp mới đang được phát triển nhằm thay thế hoặc bổ sung cho liệu pháp kháng sinh, chọn lọc mục tiêu tiêu diệt mà không gây xáo trộn hệ sinh vật và/hoặc tái tạo những vi khuẩn có lợi.


Bên cạnh đó, phương pháp thúc đẩy sản xuất tế bào miễn dịch của các nhân tố kháng khuẩn tỏ ra đầy hứa hẹn sau khi chứng minh khả năng bảo vệ chuột khỏi bị nhiễm trùng. Ngoài ra, có thể sử dụng loại protein được sản xuất bởi vi khuẩn có lợi để tiêu diệt mầm bệnh, chỉnh sửa gen vào việc cắt các gen kháng kháng sinh khỏi vi khuẩn.


Tất cả biện pháp trên đều đang được nghiên cứu và hy vọng cung cấp giải pháp mới nhằm hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh.


Theo Minh Nguyên - VnExpress