PDA

View Full Version : Bài 1: Thấp thỏm vì người nghiện gia tăng, người được đưa đi cai giảm



songchungvoi_HIV
25-09-2014, 11:39
25/9/2014 09:44
Theo báo cáo mới nhất từ Bộ LĐ-TB&XH, số người sử dụng ma túy trên cả nước đang tăng. Hiện theo hồ sơ quản lý, con số này đã lên tới 183.000 người, tăng gần 1% so với cuối năm 2013. Đây là một thực trạng đáng báo động, nhất là khi trong 6 tháng đầu năm nay, số người được đưa vào trung tâm cai nghiện tập trung lại giảm mạnh 30% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nguyên nhân được nêu ra là do quy định mới của Luật Xử lý vi phạm hành chính, từ 1/1/2014, các quyết định đưa người đi cai nghiện bắt buộc thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện (TAND). Tuy nhiên, đến thời điểm này, vẫn chưa có các văn bản hướng dẫn, nên việc đưa người đi cai nghiện tập trung đang "bị tắc", gây áp lực rất lớn lên lực lượng Công an tại các địa phương, với những nguy cơ tiềm ẩn về ANTT. Cùng với đó, áp lực cũng đặt lên chính người nghiện và gia đình họ, khi chương trình cai nghiện tại cộng đồng được triển khai thực hiện từ 3 năm nay vẫn chưa chứng minh được hiệu quả.
Chỉ là biện pháp bổ trợ, không thể là giải pháp?
Để tận mắt thấy được những khó khăn của các lực lượng trên địa bàn với việc quản lý người nghiện, chúng tôi đã tìm đến 2 phường điểm của Hà Nội là Phúc Xá và Kim Mã (quận Ba Đình). Là một trong những điểm nóng trước kia của Hà Nội về ma túy, hiện Phúc Xá đã có bộ mặt bình yên khác hẳn.
Theo Trung tá Bùi Anh Tuấn (http://citinews.net/giai-tri/bi-tu-ki--bui-anh-tuan-bo-hat-di-lam-tho-may--DWRNMVQ/), Phó trưởng Công an phường (CAP), hiện đối tượng nghiện theo hồ sơ quản lý của phường chỉ còn khoảng trên 20 người. Chấp nhận những khó khăn phát sinh do việc thiếu các văn bản hướng dẫn, dẫn đến "tồn đọng" người nghiện tại địa phương, Trung tá Bùi Anh Tuấn chia sẻ: "Rõ ràng CAP phải tốn công, tốn sức hơn nhưng với các đối tượng này, đều có tiền án, tiền sự, chúng tôi luôn xác định phải đấu tranh". Đấy là câu chuyện mà không chỉ Trung tá Tuấn mà với toàn bộ cán bộ, chiến sĩ CSKV của CAP Phúc Xá đều rất "ngấm".

<tbody style="font-size: 14px !important;">


http://img.cand.com.vn/Uploaded_CANDONLINE/linhchi2/7_cong3347.jpg


Công an phường Phúc Xá đấu tranh trấn áp đối tượng nghiện ma túy vi phạm pháp luật.

</tbody>


Trước đây, việc đưa người nghiện trong hồ sơ quản lý đi cai nghiện bắt buộc đã được lực lượng CSKV làm thuần thục, một cán bộ có thể đưa 3, 4 người nghiện đi các Trung tâm chữa bệnh-giáo dục-lao động xã hội, cùng một lúc (vì gia đình và bản thân người nghiện đều có nguyện vọng). Còn hiện nay, với các trường hợp người nghiện, biết rõ mười mươi là nghiện, tổ dân phố báo cáo đề xuất, gia đình có mong mỏi được đưa đi cai nghiện, thì CAP phải tìm cách vận dụng, hoặc là vận động gia đình đưa đi cai nghiện tự nguyện, có sự hỗ trợ chính sách từ Phòng Lao động huyện để giảm bớt chi phí cho gia đình, hoặc phải thường xuyên cắt cử cán bộ phối hợp với các tổ chức đoàn thể tới tận nhà cảm hóa, giáo dục, nếu họ cai nghiện tại nhà thì CAP liên hệ với cán bộ y tế tới hỗ trợ, hoặc là phải chờ dịp để đấu tranh.
Về những lo ngại rắc rối ANTT phát sinh, Trung tá Bùi Anh Tuấn cho biết: "Đối tượng nghiện kiểu gì cũng phải mua bán, tàng trữ để sử dụng. Anh em vẫn để mắt chặt chẽ, và nếu có biểu hiện vi phạm pháp luật sẽ xử lý ngay". Những buổi trực đêm, theo dõi đối tượng nghiện mua bán ma túy, rồi đọc lệnh bắt lúc 2, 3h là thường tình, vì thế đã trở thành chuyện như cơm bữa với các cán bộ CSKV phường Phúc Xá. Trung tá Bùi Anh Tuấn cũng thừa nhận, tất cả những việc làm đó đều là biện pháp tình thế trong lúc đợi đủ thủ tục để đưa người nghiện vào trung tâm.
Thiện chí với các động thái cải cách tư pháp, không ngại các thủ tục và những bối rối trong lúc giao thời như hiện nay, nhưng rõ ràng việc cai nghiện tại cộng đồng chỉ là biện pháp bổ trợ, không thể là giải pháp.
Nhiều bất ổn tiềm ẩn
Cũng phải đối mặt với những vướng mắc tương tự, Trung tá Lê Thanh Hùng (http://citinews.net/kinh-doanh/giu-hang-co-dau-hieu-lam-quyen-cong-an-dong-anh-do-loi-do-doanh-nghiep-3Z6H4PA/), Trưởng CAP Kim Mã chia sẻ những lo lắng cụ thể hơn, ngay cả khi các văn bản hướng dẫn có ra đời, cũng khó mà áp dụng trong thực tiễn, đơn giản nhất, ngay từ khái niệm "người nghiện". Theo quy định, người được coi là nghiện là người phải có giấy xác nhận nghiện của Trạm y tế xã, phường, phải phụ thuộc vào ma túy và sử dụng thường xuyên. Còn việc thử phản ứng với ma túy cho kết quả dương tính chỉ chứng minh được rằng người đó có sử dụng, chứ chưa hẳn đã nghiện.
Với tình trạng hiện nay, khó có đại diện y tế địa phương nào dám… "liều lĩnh" xác nhận ai đó là nghiện. Đặc biệt với tình trạng sử dụng ma túy tổng hợp ngày càng gia tăng, mức độ sử dụng không thường xuyên như các loại ma túy truyền thống khác. Như vậy, để hoàn tất được một bộ hồ sơ đã không ít công phu. Điều này phát sinh những trường hợp éo le là cả người nghiện và gia đình họ đều tha thiết đi cai nghiện bắt buộc, nhưng không thể đưa đi được vì chưa đủ… thủ tục?!
Gần một năm nay, phường Kim Mã không có đối tượng nghiện nào bị xử lý. Những trường hợp tiếp tục đưa đi cai nghiện bắt buộc là những đối tượng nghiện còn sót lệnh của năm ngoái vẫn còn hiệu lực. Trong khi đó, số đông gia đình người nghiện đều đã trong tình trạng khánh kiệt kinh tế, ít có điều kiện đưa người thân đi cai nghiện tự nguyện. Trung tá Hùng chia sẻ, ngay tại phường Kim Mã hiện cũng có những trường hợp muốn mà không đi được. Mới đây là trường hợp nghiện ma túy tổng hợp, thường xuyên bị ám ảnh có người muốn cướp con và ám sát mình, đã một tay ôm con, một tay ôm kiếm, làm náo loạn cả đường phố, khiến CAP phải xuống can thiệp. Bản thân anh này đã đến CAP "xin" được đi cai nghiện bắt buộc, nhưng hiện vẫn chưa thể cho đi.
Trở lại vấn đề hiệu quả của cai nghiện tại cộng đồng, một đề án mà Chính phủ cũng như Bộ LĐ-TB&XH mong muốn có thể đẩy mạnh nếu thực tiễn chứng minh được hiệu quả. Tại TP.HCM, sau 3 năm triển khai Nghị định 94 về cai nghiện tại cộng đồng, không có một trường hợp nào đến đăng ký. Có nhiều nguyên nhân, như: họ e ngại bị phân biệt đối xử, bị xa lánh nếu cộng đồng biết họ là người nghiện; điều kiện vật chất, kỹ thuật, con người ở địa phương còn hạn chế…
Đối với người nghiện, khó khăn nhất là giai đoạn 7 ngày cắt cơn, cần hỗ trợ về y tế và tâm lý, nhưng hiện nay cấp xã, phường vẫn còn trong tình cảnh "liệu cơm gắp mắm". Do vậy, thành công hay không hầu như phụ thuộc vào chính nỗ lực của người nghiện, vốn không phải là một yếu tố đủ tin cậy. Chương trình cai nghiện với Methadone lại vấp phải những khó khăn khác như thiếu thuốc, hay việc nhiều người đăng ký sử dụng Methadone chỉ để tạo "vỏ bọc" là họ đang cai nghiện, nhưng thực chất vẫn âm thầm sử dụng ma túy.
"Không phải là CAP không có biện pháp để ổn định tình hình, nhưng thực tế đang tiềm ẩn nguy cơ rất cao, đặc biệt khi người nghiện ma túy tổng hợp hầu hết đều có biểu hiện bệnh lý về thần kinh, không thể lường được hành vi của họ. Nếu họ gây ra án mạng thì sao. Mặt khác, nếu có đối tượng nghiện nào đó lộng hành, gây rối, chúng tôi cũng có những biện pháp đối phó, nhưng lúc đó là đã có hậu quả. Đưa họ đi cai nghiện bắt buộc thì chỉ là xử lý hành chính; nhưng để họ ở ngoài, đến khi có hành vi buôn bán, tàng trữ hoặc gây rối, trộm cắp, cướp giật, thì đã trở thành tội phạm hình sự, thêm một vết đen trong lí lịch, hay tệ hơn là xã hội có thêm một tên lưu manh. Chưa kể đến đe dọa an toàn của những người dân vô tội khác. Đây thực sự là vấn đề những người làm chính sách cần cân nhắc đến" - Trung tá Lê Thanh Hùng bày tỏ
Theo www.cand.com.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?url=-1223116475)

songchungvoi_HIV
26-09-2014, 17:31
Con nghiện ma túy - khó xử lý!
26/9/2014 16:31


Trung tuần tháng 8-2014, nhiều bạn đọc phản ánh qua đường dây nóng của Báo CATP về tệ mua bán, hút chích ma túy rầm rộ tại khu vực trọng điểm thuộc hai tổ 19 và 16 ấp Đông Lân 1, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn. Lần theo thông tin được cung cấp, chúng tôi đã xuống địa bàn để khảo sát, ghi nhận thực tế cùng nỗi bức xúc của người dân.
Địa bàn phức tạp


http://congan.com.vn/images1/BinhYen-CS/09-14/2682-5b.gif
Con nghiện "phê hàng" giữa dải phân cách (gần Bến xe An Sương) và một dân "ken" đang bị sốc thuốc

Trước đây, giới đầu nậu mua bán heroin và các con nghiện thường tập trung giao dịch tại khu vực vòng xoay An Sương (giáp ranh giữa quận 12 và huyện Hóc Môn), bởi đây là đầu mối trung chuyển hàng hóa từ TPHCM đi khắp các tỉnh thành với lượng người và xe cộ thường xuyên tới lui tấp nập, bọn chúng dễ dàng trà trộn và hoạt động phạm pháp mà ít bị cơ quan chức năng phát hiện. Gần đây, Bộ Công an đã cho tăng cường lực lượng cơ động thường xuyên tuần tra chốt chặn khu vực này vào giờ cao điểm, đồng thời Công an xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn cũng tích cực vận động nhân dân tự nguyện quyên góp tiền để đầu tư, lắp đặt bốn camera theo dõi nên "ổ dịch" ma túy này đã lan ra các khu vực lân cận dọc hai tuyến QL22 và QL1A, đồng thời tràn vào khu dân cư khiến nhiều hộ dân hoang mang, lo sợ.

Dạo một vòng quanh khu vực vòng xoay rồi rẽ sang bến xe An Sương, chúng tôi bắt gặp mấy chục con nghiện người gầy còm, đen đúa, bẩn thỉu đang ngồi hút, chích công khai ở vỉa hè, lề đường một cách ngang nhiên. Thậm chí dải phân cách ở giữa đường cũng được một con nghiện chọn để "phê hàng". Đến hẻm 61 (bên hông cửa hàng bảo trì sửa chữa xe máy Hải Thông tại tổ 9, ấp Đông Lân 1, xã Bà Điểm), cảnh tượng trên cũng diễn ra tương tự. Ngay tại tiệm bánh mì thịt quay và quán cà phê giải khát đầu hẻm cũng có hàng chục dân "ken" phờ phạc đang tá túc chờ gặp đối tác để mua hàng. Một người dân địa phương cho biết: Khoảng 3 tháng nay cứ tầm 5 giờ sáng đến sập tối, hàng trăm con nghiện ùn ùn kéo đến đây giống như "dân tị nạn" dàn trải khắp nơi từ đầu hẻm thẳng vào khoảng 100 mét. Hàng ngày có một tay đầu nậu đi xe máy màu cam giả vờ làm khách ngồi ăn bánh mì ở đầu hẻm rồi phân lẻ heroin, giao cho các tay em mang vào trong mua bán công khai như chỗ không người. Ở đây, chuyện các đối tượng mua bán heroin giành mối đánh lộn, cướp giật và trộm cắp diễn ra công khai.

Phạm pháp nhan nhản

Theo bà Nguyễn Thị D (http://citinews.net/phap-luat/12-nam-tu-cho-ke-giet-vo-vi-khong-duoc-chieu-FXUELLI/). (SN 1961, ngụ ấp Đông Lân 1, xã Bà Điểm), dân nghiện và giới mua bán ma túy thường kéo vào đây để giao dịch mua bán và "phê hàng" ngay dưới tán cây bàng đối diện trước nhà bà. Sau khi được "chơi xả cảng" khoảng vài phút, bọn chúng lại rồ xe đi. Ngày nào cũng vậy, gia đình bà phải quét dọn, thu gom cả 70 - 80 kim tiêm, ống chích. Khu vực này, hầu hết nhà nào cũng bị chúng lấy trộm tài sản 2 - 3 lần. Nhà bà D. đã nhiều lần bị chúng cắt ống nước, lấy trộm máy bơm, trộm thang nhôm... Mới đây bà còn nhặt được chiếc túi xách chứa nhiều giấy tờ mang tên người khác (là tài sản của người khác mà chúng đã cướp giật) mang đến đây vứt bỏ.

http://congan.com.vn/images1/BinhYen-CS/09-14/2682-5a.gif
Kim tiêm la liệt phía trước nhà bà D.

Anh Nguyễn Công T. (SN 1977) hé lộ: "Cách đây khoảng hai tuần, lợi dụng lúc gia đình chúng tôi ngủ trưa, kẻ gian đã đẩy cửa sắt ra để lẻn vào nhà lấy trộm 3 ĐTDĐ trị giá hơn chục triệu đồng. Trước đó khoảng một tháng, kẻ gian cũng đã leo cột điện, đu ban công trên lầu rồi đột nhập lục soát lấy mất 2 chiếc ĐTDĐ. Nhiều lần khác người trong gia đình vừa đi chợ về đã bị chúng xin trái cây và đôi khi còn lấy trộm luôn cả giỏ đồ ăn lúc sơ ý để bên ngoài...".
Từ tổ 19 chạy vòng sang tổ 16, ấp Đông Lân 1, chúng tôi cũng bắt gặp cảnh "hành quân" của các con nghiện. Ngay bên hông quán cà phê của chị Hạnh, một nam thanh niên bị sốc ma túy đang mê man, được chị và vài người dân tốt bụng sơ cứu. Cùng thời điểm, còn có hai dân nghiện khác cũng đang nằm bất tỉnh cách đó không xa...

Bà Nguyễn Thị Hoài Thương (http://citinews.net/oto-xe-may/thieu-nu-hue-choi-mo-to-ham-ho-tau-ducati-hon-300-trieu-7RUZJKI/) - Trưởng ấp Đông Lân 1, xã Bà Điểm - cho biết: "Chính quyền địa phương đã làm hết cách, từ việc vận động nhân dân quyên góp tiền gắn camera, cho đến việc thường xuyên thông tin, phối hợp với CA xã tuần tra truy quét, thu gom con nghiện và đầu nậu mua bán ma túy. Nhưng hễ mình "đánh" chỗ này thì chúng lại chuyển sang chỗ khác hoạt động, gây nhiều khó khăn trong công tác bài trừ, triệt phá". Cũng theo bà Thương, chính việc không thể xử lý, đưa các con nghiện vào trung tâm cai nghiện bắt buộc như trước đây(do còn vướng thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định của Chính phủ) nên chúng lờn mặt, không còn sợ công an như trước".

Đại úy Huỳnh Văn Được (http://citinews.net/xa-hoi/lam-giau-tu-tay-trang-TIHZAAQ/) - Phó CA xã Bà Điểm - nói: "Từ đầu năm đến nay chúng tôi đã lên danh sách sưu tra, tham mưu cho CA huyện bắt nóng một số đối tượng mua bán ma túy cộm cán. CA xã khám phá 37 vụ mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy với 120 đối tượng con nghiện. Tuy nhiên, trong khả năng, quyền hạn chúng tôi không thể xử lý đưa các con nghiện đi cai nghiện bắt buộc do đang chờ thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 221-2014 về trình tự thủ tục hồ sơ tiếp nhận người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và căn cứ để xác định tình trạng, mức độ nghiện của đối tượng có liên quan đến Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Thiết nghĩ, trong khi chờ Chính phủ ban hành thông tư hướng dẫn cụ thể, chính quyền địa phương cần có những biện pháp chủ động, phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hiệu quả, thường xuyên giữa các cấp, các ban ngành, đoàn thể và cộng đồng xã hội, kiên quyết bài trừ tệ nạn xã hội, nhổ bỏ những ung nhọt còn tồn tại trong cộng đồng dân cư nhằm lập lại an ninh trật tự tại địa phương.




Theo congan.com.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?url=-821844480)