PDA

View Full Version : Tổ chức của những gia đình đồng tính tại Hồng Kông



songchungvoi_HIV
06-10-2014, 12:58
Chủ nhật, 05-10-2014 07:47:34 am
Tổ chức Rainbow Families ở Hồng Kông là nơi các bậc cha mẹ LGBTI được gặp gỡ và trò chuyện cùng nhau. Hồng Kông là một trong những thành phố đặc biệt và có mật độ cư dân đông dân nhất thế giới.




http://dongtinhvietnam.com/uploads/2014/thang04/tuan01/private/104413544288311639235461570163952918133053n_LFDH.j pg

Nhìn chung, con người ở đây có một cuộc sống đạt đủ tiêu chuẩn tự do hơn ở nhiều nơi khác của Trung Quốc. Hồng Kông được ví như một thỏi nam châm thu hút đầu tư và nhiều người nước ngoài đến sinh sống và làm việc - bao gồm cả cộng đồng LGBTI.


http://motthegioi.vn/uploaded/chithien/2014_10_05/28618lgbt482_ohug.jpg?width=600

Harun Sinha và Austin Dowling

<table class="contentimg" auto;="" margin-right:="" border:="" none="" !important;"="" width=""><tbody></tbody></table>

Năm 2013, Harun Sinha đã cùng với người bạn đời Austin Dowling và con trai nuôi 2 tuổi Alfie chuyển từ New York đến Hồng Kông để sinh sống. Tuy nhiên cả hai đã rất bất ngờ khi phát hiện các cặp cha mẹ LGBTI không nhận được những sự quan tâm chăm sóc đúng mực.
Đối mặt với điều này, họ cùng nhau thành lập nên tổ chức Rainbow Families tại Hồng Kông. Đây là một tổ chức, mạng lưới xã hội nhằm kết nối với các cặp cha mẹ đồng tính - mhững người đồng cảnh ngộ.
"Rainbow Families được thành lập vào tháng 5, năm 2013. Khi chuyển đến Hồng Kông vào cuối tháng 3 năm 2013, chúng tôi mong muốn khi Alfie lớn lên sẽ hiểu được ngoài kia luôn có những gia đình giống như gia đình của mình. Chúng tôi không muốn Alfie cho rằng gia đình của mình khác biệt so với những người khác.
Tôi đã tìm đến những tổ chức cho người đồng tính ở địa phương để nghiên cứu xem liệu có những sự kiện, hay những nhóm nào ủng hộ cho các gia đình đồng tính hay không. Nhưng hầu như là tôi không tìm được gì cả. Thế rồi, tôi vô tình thấy một nhóm những người nước ngoài cùng kết nối với nhau kể từ khi họ chuyển đến sinh sống ở Hồng Kông, Vì vậy, tôi quyết định thành lập một nhóm trên Meetup trước, để gặp gỡ với những gia đình giống mình. Sự kiện đầu tiên được tổ chức vào tháng 8/2013", Harun Sinha cho biết.
Mặc dù ở Hồng Kông, tình dục đồng tính không phải là hay vi phạm pháp, thế nhưng những mối quan hệ đồng tính vẫn chưa được công nhận. Chính vì thế, ý tưởng để có những gia đình đồng tính dường như khá mông lung. Sinha chia sẻ rằng anh ấy cảm thấy gia đình của mình bị phân biệt đối xử khi sinh sống tại đây.
"Những trải nghiệm ở Hồng Kông của chúng tôi chỉ xoay quanh những người nước ngoài. Con trai chúng tôi tham gia một nhóm chạy đua cũng toàn những người bạn là người nước ngoài. Ban đầu, chúng tôi dự định cho bé tham gia vào nhóm chạy cùng với người địa phương, nhưng cuối cùng thì chúng tôi nhận ra, môi trường đó không dành cho gia đình mình. Ngoài vấn đề đó, chúng tôi chưa gặp phải vấn đề phân biệt đối xử nào cả. Thật ra thì bạn sẽ nhận được rất nhiều con mắt nhìn bạn một cách rất khác, chỉ trỏ vào bạn… Tuy nhiên, rào cản ngôn ngữ khiến chúng tôi không thể hiểu được những gì họ bàn tán về mình.
Tôi nghĩ có khá nhiều gia đình đồng tính ở Hồng Kông, nhưng chúng tôi không có cách gì kết nối với nhau, cho đến khi nhóm của chúng tôi thành lập. Tôi đã tìm kiếm được rất nhiều gia đình giống như gia đình tôi, và tất cả chúng tôi sẽ là những người bạn tốt của nhau, mãi mãi".
Sinha và Dowling đã vừa quyết định nhận nuôi thêm một em bé thứ hai, Ernest, chỉ mới 8 tháng tuổi. Họ đã quay trở lại Mỹ từ tháng 8.2014 vì yêu cầu công việc.
"Tôi không biết liệu có nên khuyên những gia đình LGBTI đến Hồng Kông sinh sống không nữa.. Nhưng tôi nghĩ rằng có rất nhiều quốc gia khác mà chúng ta đều có thể sống và lập nghiệp – dù đó là những gia đình đồng tính hay dị tính.
Lời khuyên của tôi là: trước khi bạn quyết định chuyển đến sinh sống tại một quốc gia nào đó, hãy nghiên cứu kỹ về những quyền lợi của LGBTI trước khi bạn đưa ra quyết định cuối cùng. Trong cuộc sống, bạn nên suy nghĩ kỹ càng về những gì quan trọng nhất. Chẳng hạn như việc sống thật với chính mình, và đừng quên tìm hiểu xem cuộc sống ở những quốc gia mà bạn dự định đến cư trú nhé.
Hãy tìm kiếm những người đồng cảnh ngộ với bạn (qua những forum, mạng xã hội..) và cố gắng hạ thấp những yếu tố bất ngờ, những thử thách một cách nhiều nhất có thể".

http://motthegioi.vn/uploaded/chithien/2014_10_05/hongkongparents_kygh.png?width=600

Kể từ khi rời khỏi Hồng Kông, Sinha đã nhường quyền quản lý Rainbow Families cho Laura Simonsen – một người Anh. Simonsen đã sống ở Hong Kong trong 7 năm qua, cùng với người bạn đời người Úc, Kate. Cặp đôi làm việc cho một công ty kiến trúc và đã có với nhau 2 đứa con trai, 2 tuổi và 4 tuổi.
"Ban đầu, chúng tôi chỉ định đến Hong Kong vài năm, làm việc và du lịch vòng quanh Châu Á, sau đó sẽ quay về Sydney để bắt đầu một gia đình mới. Thế nhưng cuối cùng thì chúng tôi vẫn đang ở đây, và quyết định sẽ sinh sống ở nơi này".
Như Sinha, Simonsen cũng cho biết gia đình cô đã ít nhiều cảm thấy bị phân biệt đối xử.
"Khi chúng tôi nói rằng con trai chúng tôi có hai người mẹ, thì chúng tôi nhận được những ánh nhìn đầy bất ngờ. Nhưng nhìn chung, chúng tôi cũng khá may mắn vì những sự kì thị đó không mấy nhiều. Với lại, ít nhất chúng tôi cũng không bị nói thẳng vào mặt..”
Simonsen cho biết Rainbow Families hiện có 95 thành viên: gồm những người nước ngoài, Trung Quốc và những cặp đa chủng tộc – chủ yếu là những gia đình với 2 người bố từ nước ngoài. Có nhiều cặp chưa nhận con nuôi, tuy nhiên hầu như tất cả đều rất muốn được bắt đầu một gia đình mới, và muốn gặp gỡ với những cặp khác cho những lời khuyên.
Cô và người bạn đời của mình đang lên kế hoạch ở lại Hong Kong trong vài năm tới, ít nhất là để tiếp tục duy trì mạng xã hội với các bậc cha mẹ LGBTI và mong muốn nhận được những sự chú ý về những người đồng tính. Cụ thể là Simonsen sẽ ra mắt cuộc triển lãm các bức ảnh mang chủ đề "Gia Đình" của mình. Trong đó sẽ bao gồm những hình ảnh của các gia đình LGB được thực hiện bởi dự án Nghệ Thuật Trung Quốc (CAP), tại số 2 / FB 126 Wing Lok Street, Sheung Wan, Hong Kong, từ ngày 6 tới 12 tháng 10 tới.
"Tôi hy vọng rằng thế hệ tiếp theo sẽ được sống trong một xã hội bình đẳng mà không bị quy chụp, phân biệt hay nghi hoặc", Cô nói. "Và không bị phán xét hay bị bắt nạt, có quyền tự do kết hôn một cách hợp pháp với bất cứ ai họ yêu thương, tự do trong việc tạo dựng gia đình riêng."
Toàn Tăng (Theo GayStarNews/Motthegioi)