PDA

View Full Version : Đứng lên từ tận cùng nỗi đau



songchungvoi_HIV
17-10-2014, 11:03
Bài 1: Chồng chất nỗi đau
17-10-2014 11:07

Họ là những phụ nữ chất phác, chỉ biết làm việc và chăm lo cho gia đình. Ngày nọ, họ chết điếng khi biết mình bị lây nhiễm căn bệnh thế kỷ.

Chồng chết; có người cũng chẳng còn con. Thế giới của họ sụp đổ. Có người tìm đến cái chết nhưng không thành. Rồi từ tận cùng nỗi đau, họ đứng lên…

"Tôi nghĩ cuộc đời mình chẳng còn gì nữa. Chồng đã chết, mình cũng nhiễm HIV, con đành cho người khác nuôi, vậy mình sống làm gì cho thêm đau khổ? Tôi tới cửa hàng bán vật tư nông nghiệp, mua một gói thuốc trừ sâu. Trưa hôm sau, tôi thắp hương lên bàn thờ rồi uống hết gói thuốc trừ sâu. Tôi ra ngồi dưới gốc cây bên đường, niệm Phật cầu vãng sanh…" - chị B.T.H ở T.H kể lại khoảnh khắc đối diện với cái chết.
http://baophuyen.com.vn/upload/Images/2014/Thang 10/17/Truyen-thong-141017.jpgNhân viên tiếp cận cộng đồng (áo trắng) phát tờ rơi truyền thông phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS tại TP Tuy Hòa - Ảnh: Y.LANTAI ƯƠNG TỪ TRÊN TRỜI RƠI XUỐNG (http://citinews.net/kinh-doanh/-dau-ruot--vi-mat-tram-ty-boi-ly-do-tren-troi-RFOPTUY/)

So với bạn bè cùng trang lứa, chị H lấy chồng muộn, khi đã ngoài 30 tuổi. Chồng chị cao ráo, ở làng bên, từng có thời gian vào TP Hồ Chí Minh kiếm sống bằng nghề thợ hồ. Hai vợ chồng sống hạnh phúc trong căn nhà nhỏ. Ngày ngày, chị H làm thợ thủ công, còn chồng làm thợ hồ. Cuộc sống êm đềm trôi cho đến khi đứa con nuôi gần 2 tuổi của họ ngã bệnh.

Đưa bé vào bệnh viện, hai vợ chồng chị thay nhau chăm con. "Không biết do mắc mưa hay sao đó, ảnh cũng ngã bệnh, chữa hoài không hết. Bệnh viện lấy máu đi xét nghiệm, mới biết ảnh nhiễm HIV" - chị H kể.

Với chị, đây quả là tin sét đánh. Chị H mang máng biết rằng chưa có thuốc tiêu diệt virus HIV, người nhiễm chẳng khác nào mang án tử. Chị suy sụp vì lo lắng: Liệu mình có bị lây nhiễm?

Sau nhiều lần đắn đo lo sợ, chị H quyết định làm theo lời khuyên của bác sĩ: đi xét nghiệm máu. Đất như sụp dưới chân khi chị cầm trên tay kết quả dương tính. Trong tuyệt vọng, người phụ nữ chân quê oán giận chồng đã đưa "thần chết' đến với mình.

Chồng chị trở về nhà cha mẹ ruột, ít lâu sau thì chết vì AIDS.

Cái chết đó càng khiến chị H khủng hoảng. Chị nghĩ rằng ngày mình lìa đời cũng đã cận kề. Vậy con mình sẽ ra sao?

Câu hỏi nhức nhối lòng người mẹ, và chị đi đến quyết định: Mang con cho người khác, để bé được chăm sóc, nuôi dưỡng, học hành đến nơi đến chốn. "Người ta khuyên tôi đưa con đến Trung tâm Bảo trợ xã hội, sẽ có người nhận nuôi. Nhưng vậy là mình chẳng bao giờ gặp lại con. Rồi không biết ai giới thiệu, có một đôi vợ chồng công chức ở huyện bên tìm đến, xin con tôi làm con nuôi sau khi biết bé hoàn toàn khỏe mạnh. Tôi nói: Chồng tôi đã mất, tôi thì mắc bệnh nan y. Anh chị xin con thì cho tôi được quyền thăm con khi tôi còn sống, nếu không tôi không đồng ý. Họ chấp nhận." - Chị H kể.

Sau khi đôi vợ chồng hiếm muộn bế đứa trẻ mà chị H đã xem như máu thịt của mình đi, chị thức trắng đêm và khóc. Hai ngày sau, chị đi thăm con. Đứa trẻ gặp lại mẹ thì rất mừng, nào biết cuộc đời mình mãi mãi rẽ sang hướng khác. Chị H ôm con vào lòng, cố kìm nén nhưng nước mắt vẫn ra…

http://baophuyen.com.vn/upload/Images/2014/Thang 10/17/Dung-len141017.jpg

Người nhiễm HIV vẫn có thể làm việc, sống có ích cho bản thân, gia đình (ảnh có tính minh họa) - Ảnh: Y.LAN

KẾT LIỄU ĐỜI MÌNH

"Đi thăm con trở về, tôi nghĩ cuộc đời mình chẳng còn gì nữa. Chồng đã chết, mình cũng nhiễm HIV, con đành cho người khác nuôi, vậy mình sống làm gì cho thêm đau khổ? Tôi tới cửa hàng bán vật tư nông nghiệp, mua một gói thuốc trừ sâu. Trưa hôm sau, tôi thắp hương lên bàn thờ rồi uống hết gói thuốc trừ sâu. Tôi ra ngồi dưới gốc cây bên đường, niệm Phật cầu vãng sanh…" - chị H kể lại khoảnh khắc đối diện với cái chết.

Dân gian có câu: Người tính không bằng trời tính. Người đàn bà nhiễm HIV muốn chấm dứt những ngày tháng tuyệt vọng, đau khổ bằng một gói thuốc trừ sâu, nhưng đâu có được. Ngay lúc đó, một người ở cùng xóm đi ngang qua, thấy chị H ngồi dưới gốc cây, liền hỏi: "Ủa, ngồi làm gì đó vậy?". Chị H thiệt thà "khai": "Em niệm Phật cầu vãng sanh". Người kia kinh ngạc: "Sao tự nhiên lại cầu vãng sanh?". Nước mắt trào ra, chị H nói: "Em đã uống thuốc trừ sâu rồi".

Người hàng xóm tốt bụng vội kêu người tới giúp. Họ xốc chị H lên xe, đưa đến bệnh viện cấp cứu. "Tôi nóng cháy ruột cháy gan, được truyền nước thì bớt nóng, hết truyền thì trong bụng nóng không chịu nổi" - chị H nhớ lại. Sau một thời gian điều trị tại bệnh viện, chị được xuất viện nhưng trong bụng vẫn nóng như có lửa đốt.

Nghe tin H tự tử, một người bạn đến thăm, bày chị cách giải độc: Rang một ký đậu xanh và một ký đậu đen, ngày ngày nấu nước uống. Chị H làm đúng như vậy, uống hết hai ký đậu thì ruột gan không còn thắt lại vì nóng.

VƯỢT QUA NGHỊCH CẢNH (http://citinews.net/xa-hoi/tin-do-phat-giao-hoa-hao-quan-o-mon-chung-tay-giu-gin-an-ninh-trat-tu-FEFTFFI/)

Vượt qua cửa tử, chị H dẹp bỏ ý nghĩ kết thúc cuộc đời mình và tự nhủ: Phải vì con mà sống. Nhưng người nhiễm HIV muốn sống một cách bình thường thật không đơn giản! Hàng xóm xầm xì bàn tán. Người ta sợ hãi căn bệnh thế kỷ, thế là kỳ thị, xa lánh luôn người nhiễm HIV. Trước khi tai họa ập xuống, chị H là thợ thủ công đắt khách và dạy nghề cho một số học trò. Đến khi biết chị nhiễm HIV, không ai đặt chân đến nhà chị.

Hiểu hoàn cảnh khó khăn của H, một người trong xóm cho chị mượn tiền mua vài con gà, con vịt về nuôi. Bằng cách đó, người đàn bà nghèo chắt chiu mà sống. Rồi chị được điều trị bằng thuốc kháng virus (ARV). Chỉ số CD4 (một trong những chỉ số quan trọng để chẩn đoán giai đoạn, đánh giá tiến triển của lây nhiễm) tăng dần. Chị khỏe ra, da dẻ hồng hào. Trong giai đoạn khủng hoảng suy sụp, trọng lượng cơ thể chị chỉ hơn 40kg, sau đó tăng dần lên gần 50kg. Năm 2012, người phụ nữ này trở lại với nghề thủ công. Chị kể: "Thấy tôi khỏe mạnh nên có một, hai người đến đặt hàng. Rồi dần dần những người khác tới. Bây giờ, tôi sống được bằng nghề của mình. Tôi dành dụm mua được 3 chỉ vàng, để dành sau này cho con".

Dù đã đi đến tận cùng nỗi đau nhưng chị H vẫn còn may mắn là được mẹ và anh chị em thương yêu, đùm bọc. Những người làm công tác phòng chống AIDS ở Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Phú Yên cũng quan tâm tư vấn, động viên chị vượt qua nghịch cảnh, tuân thủ phác đồ để việc điều trị đạt kết quả tốt. Và động lực lớn nhất để người phụ nữ sinh năm 1970 này đứng lên, bước về phía trước chính là đứa con. Chị kể: "Trước kia, mỗi lần tới thăm con, tôi xưng dì, gọi con là cháu. Nay bé đã 8 tuổi. Có lần, tôi may quần áo mới mang đến cho con. Bé hỏi: "Dì ơi, dì là gì của con? Dì nói cho con biết đi. Con thấy nhớ dì lắm". Người mẹ không còn quyền nuôi con ôm đứa trẻ vào lòng, bật khóc "Con ơi!".

Sau hơn 6 năm được phát hiện nhiễm HIV, chị B.T.H hiện vẫn khỏe mạnh. "Vì con, tôi sẽ giữ gìn sức khỏe để sống và làm việc, dành dụm tiền sau này cho con" - chị H mỉm cười chia sẻ nhưng mắt thì ngân ngấn nước.

Bác sĩ Nguyễn Thị Xuân Thanh, Trưởng khoa Tư vấn - Chăm sóc - Điều trị (Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Phú Yên), nói: "Khi biết mình nhiễm HIV/AIDS, ai cũng sốc. Và không phải ai cũng có thể vượt qua nỗi đau do căn bệnh này gây ra. Chị B.T.H có hoàn cảnh rất đáng thương, chị ấy từng bỏ điều trị một lần. Sau đó được tư vấn, động viên, chị H đã điều trị trở lại. Bây giờ sức khỏe chị ấy tốt, công việc cũng đã ổn định".

Bài 2: "Tôi nhiễm HIV nhưng không gục ngã"

YÊN LAN - VŨ HOÀNG



Theo: baophuyen.com.vn

Charles
22-10-2014, 08:09
Đứng lên từ tận cùng nỗi đau

Bài 1: Chồng chất nỗi đau

Thứ Tư, 22/10/2014 00:00 SA


http://baophuyen.com.vn/upload/Images/2014/Thang 10/17/Truyen-thong-141017.jpg
Nhân viên tiếp cận cộng đồng (áo trắng) phát tờ rơi truyền thông phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS tại TP Tuy Hòa - Ảnh: Y.LAN



Họ là những phụ nữ chất phác, chỉ biết làm việc và chăm lo cho gia đình. Ngày nọ, họ chết điếng khi biết mình bị lây nhiễm căn bệnh thế kỷ. Chồng chết; có người cũng chẳng còn con. Thế giới của họ sụp đổ. Có người tìm đến cái chết nhưng không thành. Rồi từ tận cùng nỗi đau, họ đứng lên…

“Tôi nghĩ cuộc đời mình chẳng còn gì nữa. Chồng đã chết, mình cũng nhiễm HIV, con đành cho người khác nuôi, vậy mình sống làm gì cho thêm đau khổ? Tôi tới cửa hàng bán vật tư nông nghiệp, mua một gói thuốc trừ sâu. Trưa hôm sau, tôi thắp hương lên bàn thờ rồi uống hết gói thuốc trừ sâu. Tôi ra ngồi dưới gốc cây bên đường, niệm Phật cầu vãng sanh…” - chị B.T.H ở T.H kể lại khoảnh khắc đối diện với cái chết.

TAI ƯƠNG TỪ TRÊN TRỜI RƠI XUỐNG

So với bạn bè cùng trang lứa, chị H lấy chồng muộn, khi đã ngoài 30 tuổi. Chồng chị cao ráo, ở làng bên, từng có thời gian vào TP Hồ Chí Minh kiếm sống bằng nghề thợ hồ. Hai vợ chồng sống hạnh phúc trong căn nhà nhỏ. Ngày ngày, chị H làm thợ thủ công, còn chồng làm thợ hồ. Cuộc sống êm đềm trôi cho đến khi đứa con nuôi gần 2 tuổi của họ ngã bệnh.

Đưa bé vào bệnh viện, hai vợ chồng chị thay nhau chăm con. “Không biết do mắc mưa hay sao đó, ảnh cũng ngã bệnh, chữa hoài không hết. Bệnh viện lấy máu đi xét nghiệm, mới biết ảnh nhiễm HIV” - chị H kể.

Với chị, đây quả là tin sét đánh. Chị H mang máng biết rằng chưa có thuốc tiêu diệt virus HIV, người nhiễm chẳng khác nào mang án tử. Chị suy sụp vì lo lắng: Liệu mình có bị lây nhiễm?

Sau nhiều lần đắn đo lo sợ, chị H quyết định làm theo lời khuyên của bác sĩ: đi xét nghiệm máu. Đất như sụp dưới chân khi chị cầm trên tay kết quả dương tính. Trong tuyệt vọng, người phụ nữ chân quê oán giận chồng đã đưa “thần chết’ đến với mình.

Chồng chị trở về nhà cha mẹ ruột, ít lâu sau thì chết vì AIDS.

Cái chết đó càng khiến chị H khủng hoảng. Chị nghĩ rằng ngày mình lìa đời cũng đã cận kề. Vậy con mình sẽ ra sao?

Câu hỏi nhức nhối lòng người mẹ, và chị đi đến quyết định: Mang con cho người khác, để bé được chăm sóc, nuôi dưỡng, học hành đến nơi đến chốn. “Người ta khuyên tôi đưa con đến Trung tâm Bảo trợ xã hội, sẽ có người nhận nuôi. Nhưng vậy là mình chẳng bao giờ gặp lại con. Rồi không biết ai giới thiệu, có một đôi vợ chồng công chức ở huyện bên tìm đến, xin con tôi làm con nuôi sau khi biết bé hoàn toàn khỏe mạnh. Tôi nói: Chồng tôi đã mất, tôi thì mắc bệnh nan y. Anh chị xin con thì cho tôi được quyền thăm con khi tôi còn sống, nếu không tôi không đồng ý. Họ chấp nhận.” - Chị H kể.

Sau khi đôi vợ chồng hiếm muộn bế đứa trẻ mà chị H đã xem như máu thịt của mình đi, chị thức trắng đêm và khóc. Hai ngày sau, chị đi thăm con. Đứa trẻ gặp lại mẹ thì rất mừng, nào biết cuộc đời mình mãi mãi rẽ sang hướng khác. Chị H ôm con vào lòng, cố kìm nén nhưng nước mắt vẫn trào ra…


<tbody>
http://www.baophuyen.com.vn/upload/Images/2014/Thang 10/17/Dung-len141017.jpg


Người nhiễm HIV vẫn có thể làm việc, sống có ích cho bản thân, gia đình (ảnh có tính minh họa) - Ảnh: Y.LAN


</tbody>

KẾT LIỄU ĐỜI MÌNH

“Đi thăm con trở về, tôi nghĩ cuộc đời mình chẳng còn gì nữa. Chồng đã chết, mình cũng nhiễm HIV, con đành cho người khác nuôi, vậy mình sống làm gì cho thêm đau khổ? Tôi tới cửa hàng bán vật tư nông nghiệp, mua một gói thuốc trừ sâu. Trưa hôm sau, tôi thắp hương lên bàn thờ rồi uống hết gói thuốc trừ sâu. Tôi ra ngồi dưới gốc cây bên đường, niệm Phật cầu vãng sanh…” - chị H kể lại khoảnh khắc đối diện với cái chết.

Dân gian có câu: Người tính không bằng trời tính. Người đàn bà nhiễm HIV muốn chấm dứt những ngày tháng tuyệt vọng, đau khổ bằng một gói thuốc trừ sâu, nhưng đâu có được. Ngay lúc đó, một người ở cùng xóm đi ngang qua, thấy chị H ngồi dưới gốc cây, liền hỏi: “Ủa, ngồi làm gì đó vậy?”. Chị H thiệt thà “khai”: “Em niệm Phật cầu vãng sanh”. Người kia kinh ngạc: “Sao tự nhiên lại cầu vãng sanh?”. Nước mắt trào ra, chị H nói: “Em đã uống thuốc trừ sâu rồi”.

Người hàng xóm tốt bụng vội kêu người tới giúp. Họ xốc chị H lên xe, đưa đến bệnh viện cấp cứu. “Tôi nóng cháy ruột cháy gan, được truyền nước thì bớt nóng, hết truyền thì trong bụng nóng không chịu nổi” - chị H nhớ lại. Sau một thời gian điều trị tại bệnh viện, chị được xuất viện nhưng trong bụng vẫn nóng như có lửa đốt.

Nghe tin H tự tử, một người bạn đến thăm, bày chị cách giải độc: Rang một ký đậu xanh và một ký đậu đen, ngày ngày nấu nước uống. Chị H làm đúng như vậy, uống hết hai ký đậu thì ruột gan không còn thắt lại vì nóng.

VƯỢT QUA NGHỊCH CẢNH

Vượt qua cửa tử, chị H dẹp bỏ ý nghĩ kết thúc cuộc đời mình và tự nhủ: Phải vì con mà sống. Nhưng người nhiễm HIV muốn sống một cách bình thường thật không đơn giản! Hàng xóm xầm xì bàn tán. Người ta sợ hãi căn bệnh thế kỷ, thế là kỳ thị, xa lánh luôn người nhiễm HIV. Trước khi tai họa ập xuống, chị H là thợ thủ công đắt khách và dạy nghề cho một số học trò. Đến khi biết chị nhiễm HIV, không ai đặt chân đến nhà chị.

Hiểu hoàn cảnh khó khăn của H, một người trong xóm cho chị mượn tiền mua vài con gà, con vịt về nuôi. Bằng cách đó, người đàn bà nghèo chắt chiu mà sống. Rồi chị được điều trị bằng thuốc kháng virus (ARV). Chỉ số CD4 (một trong những chỉ số quan trọng để chẩn đoán giai đoạn, đánh giá tiến triển của lây nhiễm) tăng dần. Chị khỏe ra, da dẻ hồng hào. Trong giai đoạn khủng hoảng suy sụp, trọng lượng cơ thể chị chỉ hơn 40kg, sau đó tăng dần lên gần 50kg. Năm 2012, người phụ nữ này trở lại với nghề thủ công. Chị kể: “Thấy tôi khỏe mạnh nên có một, hai người đến đặt hàng. Rồi dần dần những người khác tới. Bây giờ, tôi sống được bằng nghề của mình. Tôi dành dụm mua được 3 chỉ vàng, để dành sau này cho con”.

Dù đã đi đến tận cùng nỗi đau nhưng chị H vẫn còn may mắn là được mẹ và anh chị em thương yêu, đùm bọc. Những người làm công tác phòng chống AIDS ở Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Phú Yên cũng quan tâm tư vấn, động viên chị vượt qua nghịch cảnh, tuân thủ phác đồ để việc điều trị đạt kết quả tốt. Và động lực lớn nhất để người phụ nữ sinh năm 1970 này đứng lên, bước về phía trước chính là đứa con. Chị kể: “Trước kia, mỗi lần tới thăm con, tôi xưng dì, gọi con là cháu. Nay bé đã 8 tuổi. Có lần, tôi may quần áo mới mang đến cho con. Bé hỏi: “Dì ơi, dì là gì của con? Dì nói cho con biết đi. Con thấy nhớ dì lắm”. Người mẹ không còn quyền nuôi con ôm đứa trẻ vào lòng, bật khóc “Con ơi!”.

Sau hơn 6 năm được phát hiện nhiễm HIV, chị B.T.H hiện vẫn khỏe mạnh. “Vì con, tôi sẽ giữ gìn sức khỏe để sống và làm việc, dành dụm tiền sau này cho con” - chị H mỉm cười chia sẻ nhưng mắt thì ngân ngấn nước.

Bác sĩ Nguyễn Thị Xuân Thanh, Trưởng khoa Tư vấn - Chăm sóc - Điều trị (Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Phú Yên), nói: “Khi biết mình nhiễm HIV/AIDS, ai cũng sốc. Và không phải ai cũng có thể vượt qua nỗi đau do căn bệnh này gây ra. Chị B.T.H có hoàn cảnh rất đáng thương, chị ấy từng bỏ điều trị một lần. Sau đó được tư vấn, động viên, chị H đã điều trị trở lại. Bây giờ sức khỏe chị ấy tốt, công việc cũng đã ổn định”.

Bài 2: “Tôi nhiễm HIV nhưng không gục ngã”

YÊN LAN - VŨ HOÀNG

http://www.baophuyen.com.vn/89/122165/bai-1--chong-chat-noi-dau.html

songchungvoi_HIV
23-10-2014, 08:17
Bài 2: “Tôi nhiễm HIV nhưng không gục ngã”
Thứ Năm, 23/10/2014 00:00 SA
Hơn 9 năm kể từ ngày bị lây nhiễm HIV từ chồng, chị không muốn trách móc mà chỉ mơ ước có một mái ấm yên bình; xã hội bớt đi những cảnh đời nghiệt ngã. Mang trong mình căn bệnh nan y và phải đối mặt với bao oan trái, người phụ nữ này vẫn luôn là chỗ dựa cho gia đình, đồng thời vươn lên giúp người. Chị là người đầu tiên ở Phú Yên dám công khai việc mình nhiễm HIV.
http://www.baophuyen.com.vn/upload/Images/2014/Thang 10/18/Mai-1141018.jpg
Mai tham gia tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS - Ảnh: V.HOÀNG
ĐIỂM TỰA

9 năm trước, quá đau đớn, tuyệt vọng trước cái chết của chồng và kết quả xét nghiệm mình dương tính với HIV, Mai từng nghĩ đến cái chết. Trong những ngày tháng đen tối đó, Mai tựa vào niềm hy vọng duy nhất là con mình không mắc phải căn bệnh như cha, mẹ. Đó là niềm hạnh phúc lớn lao, giúp chị có thêm nghị lực để tiếp tục đương đầu với cuộc sống.

Bà Trần Thị Nhẫn (68 tuổi) - mẹ của Mai - cũng đã bình tâm lại sau bao tháng ngày trĩu nặng nỗi đau. Nhưng cuộc sống vẫn tiếp tục thử thách người phụ nữ từng mang trong mình nhiều căn bệnh khó chữa trị. Cuối năm 2010, bà Nhẫn mắc bệnh ung thư. Đã vậy, bà lại bị kẻ xấu lợi dụng lấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đem thế chấp để vay tiền từ cuối năm 2007, đến nay vẫn chưa trả. Cuộc sống vốn khó khăn của mẹ con bà giờ lại lâm vào cảnh bế tắc. Từ ngày mẹ bệnh ung thư, Mai vất vả rất nhiều, khi hàng tháng đưa mẹ vô TP Hồ Chí Minh tái khám. Đợt mẹ phẫu thuật, chị chăm sóc mẹ suốt 2 tháng tại Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh. Mai bảo, ở đó chẳng ai biết chị nhiễm HIV. Lúc nào trước mặt mẹ, chị cũng tươi cười lên để mẹ an tâm. Chị giúp mẹ và giúp những người bệnh khác nằm cùng phòng.

Sau một thời gian điều trị, tưởng rằng đã ổn nhưng thời gian gần đây cơ thể bà Nhẫn lại đau nhức râm ran. Thương mẹ, nhưng Mai phải đợi dành dụm thêm ít tiền mới có thể đưa mẹ đi khám. Chị thổ lộ: “Mỗi khi không có tiền chữa bệnh cho mẹ, chúng tôi muốn thế chấp nhà để vay mượn cũng không xong, khi sổ đỏ của gia đình vẫn chưa được trả lại”.

Mai vẫn tiếp tục theo nghề mua phế liệu dạo. Ngày nào cũng vậy, dù mưa hay nắng, rong ruổi khắp nơi từ 6 đến 10 giờ sáng, Mai kiếm chừng 30.000 đến 40.000 đồng. Buổi chiều, Mai rong ruổi khắp nơi tìm hái các cây thuốc mọc hoang dại như diệp hạ châu, bọng giếng… về phơi khô rồi bán lại cho người mua gom. Với việc này, mỗi tháng Mai kiếm thêm chừng 200.000 đến 300.000 đồng. Tuy cả 3 người trong gia đình Mai đều có sự trợ cấp của địa phương nhưng không đáng là bao.

Buổi tối, trong căn nhà nhỏ ở thị trấn Hòa Hiệp Trung (huyện Đông Hòa) mấy năm trước, Mai luôn là cô giáo của con. Nhưng nay bé Ngọc lên lớp 4, chương trình học có nhiều cái mới nên Mai không thể tiếp tục giúp con. Bé Ngọc năn nỉ mẹ cho đi học thêm môn Toán và Tiếng Anh. “Cân đo đong đếm” mãi, Mai cũng chỉ cho con học thêm môn Toán. Chị nói: “Ở quê, học thêm không tốn nhiều tiền, chỉ 100.000 đồng/môn nhưng với tôi, lo thêm khoản ấy cũng rất khó khăn”.

Không có tiền mua than hay dùng gas để nấu cơm, Mai đi tìm củi dương và những cành cây khô rơi bên đường về làm chất đốt. Nhiễm HIV song chị phải làm việc luôn tay để kiếm sống và chăm sóc mẹ bệnh, con thơ trong hoàn cảnh khó khăn. Bà Trần Thị Nhẫn nước mắt lưng tròng: “Thật xót xa! Lẽ ra tôi phải nuôi đứa con gái bệnh tật, nhưng giờ con phải chăm sóc tôi. Mẹ con tôi động viên, nương tựa nhau mà sống”.http://www.baophuyen.com.vn/upload/Images/2014/Thang 10/18/Mai-2141018.jpg
Mai chăm sóc người mẹ bị ung thư - Ảnh: V.HOÀNG
“TRUYỀN THÔNG VIÊN” THẦM LẶNG

Biết Mai nhiễm HIV, có người nói nếu họ là Mai, họ sẽ làm cho khối người đàn ông biết thế nào là đau đớn. Nhưng người phụ nữ tuổi 30 này nghĩ khác: Nếu mình truyền bệnh cho họ, họ sẽ lây cho vợ, cho con. Để rồi những phụ nữ vô tội trở nên bất hạnh; những đứa trẻ vô tội sẽ không nơi nương tựa, bao bọc. Lúc ấy, mình chết đi cũng còn mang tội.Một số người nhiễm HIV có ý định “trả thù đời” một phần cũng do sự kỳ thị. Người nhiễm chưa chết vì bệnh nhưng có thể chết vì bị kỳ thị. Song lẽ nào cứ lẩn tránh mãi? Mai nói: “Tôi thấu hiểu cảm giác của những người vợ có chồng nhiễm HIV, và rồi người phụ nữ đáng thương vô tình trở thành nạn nhân của AIDS. Vì vậy, tôi quyết định công khai chuyện mình nhiễm HIV và kêu gọi mọi người tham gia ngăn chặn sự lây lan của đại dịch AIDS”.

Những năm trước, khi tham gia nhóm Nhân viên tiếp cận cộng đồng do Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Phú Yên thành lập, Mai thường đạp xe vượt 20 cây số để về TP Tuy Hòa, len lỏi tiếp cận các nhà nghỉ, khách sạn hay các tụ điểm “nhạy cảm” để gặp gỡ, trò chuyện với cánh phụ nữ bán dâm nhằm tư vấn, hướng dẫn họ sử dụng bao cao su đúng cách, cung cấp thông tin về các vấn đề liên quan đến việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe phụ nữ, thực hiện hành vi tình dục an toàn, phòng tránh các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Bằng câu chuyện xúc động của chính mình, Mai đã thành công trong tư vấn.Từ ngày tham gia truyền thông, Mai đọc nhiều tài liệu để hiểu biết thêm về HIV/AIDS. Chị có mặt trên các diễn đàn, các cuộc thi phòng, chống HIV/AIDS trong tỉnh và khu vực. Những câu chuyện tâm tình lồng vào nội dung phòng lây nhiễm HIV cho cộng đồng; trách nhiệm của cá nhân vì sự an toàn cho mọi người; hậu họa của căn bệnh thế kỷ đang gieo vào bao gia đình… đã được Mai truyền tải đến người nghe, người xem.

Nói về Mai, chị Lê Thị Minh Chính, nhân viên tiếp cận cộng đồng, cảm nhận: “Mai rất có nghị lực, luôn vì mọi người, vì xã hội. Mai đặc biệt, nên mọi người trong nhóm rất thương cô ấy. Mong mọi người ủng hộ Mai trên mỗi bước đường của hành trình phòng, chống căn bệnh thế kỷ”.

Kể từ đầu năm 2014, Mai không còn tham gia trong nhóm tiếp cận cộng đồng của Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS. Tuy nhiên, ngày này qua tháng nọ, bước chân Mai vẫn rảo khắp các ngõ ngách ở Hòa Hiệp để mua phế liệu, nhặt bao bì trên đường, đồng thời làm nhiệm vụ của một tuyên truyền viên thầm lặng. “Nhiều người hỏi tại sao tôi nhiễm HIV mà vẫn khỏe mạnh. Đó là vì tôi tuân thủ đúng phác đồ điều trị ARV, biết cách bảo vệ sức khỏe và sống lạc quan. Mỗi tháng tôi không quên đến Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh để nhận thuốc và kiểm tra lại sức khỏe. Tôi biết, khi phát hiện mình nhiễm HIV, nhiều người hoảng loạn, suy sụp. Bởi vậy, bằng trải nghiệm của chính mình, tôi động viên, chia sẻ, giúp họ cùng đứng lên” - người phụ nữ trẻ nhiễm HIV thổ lộ.

Chị H - một phụ nữ bị lây nhiễm HIV từ chồng - đã từng uống thuốc tự tử vì tuyệt vọng. Nhờ được cứu chữa kịp thời và sự động viên của gia đình, người thân, của những người làm công tác phòng chống HIV/AIDS “chính quy” và không “chính quy”, trong đó có Mai, người phụ nữ ấy đã đứng lên, vượt qua nghịch cảnh và sống có ý nghĩa. Mai còn nhớ như in lúc chị tới thăm chị A - một người phụ nữ đáng thương. “Tôi đã bật khóc khi nghe chị A kể về hoàn cảnh tuyệt vọng. Chỉ vì “ham vui” khi đi làm xa nhà, chồng chị A mang bệnh và vô tình truyền bệnh cho chị ấy cùng đứa con trong bụng mẹ. Tôi muốn giúp những người nhiễm HIV tự tin hơn trong cuộc sống, tìm lại nụ cười trên khuôn mặt họ” - Mai chia sẻ. Sự quan tâm, tận tụy của Mai đã giúp cho những người cùng cảnh ngộ cảm thấy được an ủi, yên tâm hơn rất nhiều.

Khác với những gì chúng tôi cảm nhận được trong lần đầu gặp Mai 6 năm về trước, Mai bây giờ bản lĩnh hơn nhiều. Vẫn giữ trọng lượng cơ thể 50kg và lạc quan hơn, Mai luôn làm cho người đối diện có cái nhìn tích cực về cuộc sống của những người tưởng chừng như đi vào ngõ cụt.
Bài cuối: Tựa vào niềm hy vọng
YÊN LAN - VŨ HOÀNG
http://www.baophuyen.com.vn/

Charles
24-10-2014, 19:27
Bài cuối: Tựa vào niềm hy vọng

Thứ Sáu, 24/10/2014 17:00 CH


http://www.baophuyen.com.vn/upload/Images/2014/Thang 10/19/AIDS141019.jpg Cán bộ y tế khám cho một bệnh nhân bị nhiễm HIV - Ảnh: Y.LAN



Cầm kết quả xét nghiệm dương tính với HIV, những phụ nữ chưa từng đặt chân đến chốn phù hoa và hoàn toàn xa lạ với mại dâm, ma túy đã vô cùng choáng váng. Đi qua những ngày tháng tuyệt vọng, họ tựa vào tình thương của những người thân yêu, vào sự quan tâm đồng hành của những người làm công tác phòng, chống HIV/AIDS để đứng lên và gắng gỏi bước tiếp…

Theo thống kê của Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Phú Yên, trong 590 trường hợp nhiễm HIV được phát hiện trên địa bàn tỉnh có 100 phụ nữ. Hiện tại, trung tâm đang điều trị bằng thuốc kháng vi rút (ARV) cho 27 phụ nữ, hầu hết bị lây nhiễm HIV từ chồng. Những người đàn ông “mang” HIV về “cho” vợ sau một thời gian đi làm ở xa, phổ biến nhất là vào miền Nam làm thợ thồ, thợ mộc hoặc sang Campuchia bán sức lao động. Một vài người từng tiêm ma túy. Khó khăn lắm, người nghiện “cái chết trắng” mới đoạn tuyệt với quá khứ lầm lỗi và làm lại cuộc đời. Những tưởng họ đã tìm thấy bình yên bên một người phụ nữ, một mái ấm gia đình và tiếng cười con trẻ. Thế rồi ngày nọ, quá khứ bất ngờ quay trở lại, bắt họ phải trả giá vô cùng đắt cho lỗi lầm đã qua. Đau lòng hơn cả là không chỉ riêng họ mà vợ con họ cũng phải gánh chịu những hệ lụy khủng khiếp từ sai lầm đó.

VƯỢT QUA RÀO CẢN KỲ THỊ

Hầu hết người nhiễm HIV/AIDS rất sợ những người khác biết mình mắc phải căn bệnh thế kỷ. Nỗi sợ hãi AIDS cộng với việc thiếu kiến thức về căn bệnh này đã làm cho nhiều người xa lánh, kỳ thị các nạn nhân của đại dịch và càng đẩy họ vào khủng hoảng, bế tắc trong khi trên thực tế, vi rút HIV chỉ lây qua quan hệ tình dục, đường máu và mẹ truyền sang con.

Có người, sau khi biết mình nhiễm HIV, đã dọn nhà đến nơi khác sinh sống, như chị N.T.A ở T.H. Bị lây nhiễm HIV từ chồng và đau đớn hơn cả là đứa con đầu lòng cũng mang mầm bệnh, chị A đã nghỉ việc, cùng cả nhà chạy trốn đến một huyện miền núi. Suy sụp, khủng hoảng, chồng chị bị AIDS quật ngã. Rồi đứa con đầu lòng của họ cũng bị AIDS cướp đi. Chị A tưởng chừng buông xuôi tất cả, nếu như không có niềm hy vọng từ đứa con thứ hai. May mắn làm sao, đứa trẻ này không bị lây truyền HIV từ mẹ. Chị A đã tựa vào đứa con thơ, tựa vào tình thương của những người thân yêu mà đi qua những ngày tháng sóng gió.

Được những người làm công tác phòng chống HIV/AIDS tư vấn, động viên, từ một người chạy trốn, chị A bước vào cuộc chiến thầm lặng với căn bệnh thế kỷ. Chị tham gia nhóm Nhân viên tiếp cận cộng đồng, gặp gỡ những người có hành vi nguy cơ cao để phát tờ rơi, bao cao su…, cung cấp các thông tin cần thiết nhằm góp phần giảm bớt sự kỳ thị, phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS. Chế độ dành cho nhân viên tiếp cận cộng đồng rất ít ỏi nhưng chị A và các “đồng nghiệp” vẫn nhiệt tình làm việc, với mong muốn giúp nhiều người không mắc phải căn bệnh quái ác này. Con chị được một đôi vợ chồng người nước ngoài nhận làm con nuôi.

Sau một thời gian nhiễm HIV, chị A chuyển sang giai đoạn AIDS, sức khỏe xuống dốc rất nhanh do các bệnh nhiễm trùng cơ hội. Từ năm 2010, Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội (Sở Lao động - Thương binh - Xã hội tỉnh Phú Yên) là ngôi nhà thứ hai của người phụ nữ này. Được những người thầy thuốc ở đây tích cực điều trị, sức khỏe của chị dần dần cải thiện. Anh Võ Tất Đạt, Trưởng phòng Y tế (Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội) cho biết, số lượng tế bào CD4 trong máu chị A đã tăng từ 50mm3 lên 350mm3; thể trạng tốt hơn trước; trọng lượng cơ thể khoảng 55kg.

ĐỪNG BAO GIỜ TỪ BỎ HY VỌNG!

Không chỉ chị A, một nữ bệnh nhân AIDS khác đang sống tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội cũng đã ổn định sức khỏe. Đó là chị N ở T.H, người từng bị tai nạn giao thông lệch một bên vai. 4 năm trước, chị N vào trung tâm với một số bệnh nhiễm trùng cơ hội và sống ở đây cho đây cho đến giờ. Sau thời gian điều trị, số lượng tế bào CD4 của chị đã tăng lên khá cao: 630mm3.

Theo anh Võ Tất Đạt, điều quan trọng nhất đối với người đang điều trị bằng ARV là phải uống thuốc đúng giờ, tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ. Như vậy, việc điều trị mới có kết quả.

Nhiều năm làm việc tại Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS, bác sĩ Nguyễn Thị Xuân Thanh, Trưởng khoa Tư vấn - Chăm sóc - Điều trị đã tiếp xúc với rất nhiều người nhiễm HIV/AIDS. “Khi biết mình nhiễm HIV, ai cũng sốc. Tuy nhiên, những người hiểu biết về căn bệnh này sẽ dễ vượt qua giai đoạn khủng hoảng và dễ chấp nhận thực tế hơn những người ít hiểu biết và quá sợ hãi. Phụ nữ nhiễm HIV mỗi người một hoàn cảnh và đều rất đáng thương, có những người nỗi đau chất chồng khi con họ cũng bị lây nhiễm…” - bác sĩ Xuân Thanh nói.

Để người nhiễm HIV/AIDS vượt qua khủng hoảng, việc tư vấn đóng vai trò vô cùng quan trọng. Một khi tư tưởng đã thông thì người nhiễm sẽ có thái độ sống tích cực, tốt cho sức khỏe của chính mình và có ích cho gia đình, cho xã hội.

Bác sĩ Nguyễn Thị Xuân Thanh cho biết: “Khi người nhiễm HIV/AIDS đến Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS, chúng tôi khám bệnh và thường xuyên tư vấn cho họ về việc tuân thủ điều trị, uống thuốc đúng giờ, tái khám đúng hẹn, làm các xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ để theo dõi các bệnh nhiễm trùng cơ hội… Đa phần những người nhiễm HIV/AIDS đang được điều trị bằng thuốc ARV đều có chuyển biến tốt”. Anh Võ Tất Đạt, người có gần 20 năm gắn bó với hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, kể: “Ở nước ngoài, có một người đã 24 năm điều trị bằng thuốc ARV. Người đó vẫn khỏe, vẫn học đại học. Điều then chốt là họ tuân thủ điều trị”.

Rõ ràng là, không phải mọi thứ chấm dứt khi một người chẳng may bị lây nhiễm HIV. Đó là sự bắt đầu một chặng đường đầy gian truân. Nếu người nhiễm HIV có niềm tin, nghị lực để đương đầu, họ sẽ vượt lên nghịch cảnh.


YÊN LAN - VŨ HOÀNG

http://www.baophuyen.com.vn/89/122280/bai-cuoi--tua-vao-niem-hy-vong.html