PDA

View Full Version : Nỗ lực khống chế lây nhiễm HIV từ mẹ sang con



Tuanmecsedec
25-10-2014, 10:08
Nỗ lực khống chế lây nhiễm HIV từ mẹ sang con


Cập nhật lúc 09:12 25/10/2014


KTĐT - Hà Nội đang nỗ lực khống chế tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con. Hiện, toàn TP có 21 phòng khám ngoại trú điều trị HIV/AIDS, 8 trung tâm chữa bệnh – giáo dục lao động xã hội, một trại giam tham gia điều trị bằng thuốc kháng virus (AVR) cho người có H.

Tuy nhiên, công tác chăm sóc, điều trị dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con còn gặp nhiều khó khăn.Dù các con đường lây truyền HIV từ người này sang người khác đã được xác định rõ, nhưng sự lây truyền vẫn còn nằm trong vòng khó kiểm soát.




<tbody>
http://cdn.ktdt.vn/mfiles/data/2014/10/81027F56/q.jpgGiám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền tặng quà, động viên nữ bệnh nhân có H đang điều trị tại Bệnh viện 09. Ảnh: Nhật Nguyên



</tbody>


Cụ thể, hiện nay, tỷ lệ sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục thấp, vẫn còn sử dụng chung bơm kim tiêm, vừa hoạt động bán dâm vừa sử dụng ma túy, vợ - chồng - bạn tình không biết tình trạng HIV của nhau nên không thực hiện các biện pháp dự phòng lây nhiễm, khi mang thai mới phát hiện có HIV hoặc chủ động có thai khi đã được xác định có HIV… Thực trạng này dẫn đến ngày càng có nhiều phụ nữ có HIV khi mang thai, tiếp tục thai kỳ và sinh nở, do đó có nhiều trẻ sinh ra bị phơi nhiễm với HIV. Vì vậy, điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con sẽ làm giảm số trẻ sinh ra có HIV do bị lây truyền từ mẹ.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), điều trị sớm bằng AVR cho phụ nữ mang thai có HIV bằng phác đồ 3 thuốc, cho trẻ ăn sữa thay thế sữa mẹ có thể khống chế tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con xuống dưới 2%, tức loại trừ được lây truyền HIV từ mẹ sang con. Thực tế cho thấy, hiện nay, tình trạng phụ nữ mang thai có HIV phát hiện tình trạng bệnh của mình còn quá muộn. Nhiều trường hợp chỉ phát hiện vào lúc chuyển dạ. Do phát hiện muộn nên nhiều phụ nữ mang thai không tiếp cận được các dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

Nguyên nhân là do họ thiếu thông tin, thiếu kiến thức về phòng, chống HIV/AIDS nói chung và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con nói riêng. Sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người có HIV/AIDS cũng là rào cản làm cho phụ nữ mang thai có H khó tiếp cận các dịch vụ hoặc tiếp cận ở giai đoạn muộn, ảnh hưởng đến hiệu quả của can thiệp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.
Tại Hà Nội, từ đầu năm đến nay đã tư vấn, xét nghiệm HIV cho 168.497 phụ nữ mang thai, đặc biệt, có trên 30.000 người được xét nghiệm trong thời kỳ chuyển dạ. Theo ông Lê Nhân Tuấn – Giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS Hà Nội, 100% phụ nữ mang thai có H được phát hiện trên địa bàn đã sinh con được điều trị dự phòng lây truyền từ mẹ sang con, 100% trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV đều được gửi đến Bệnh viện (BV) Đa khoa Hà Đông và BV Nhi T.Ư xét nghiệm sớm PCR có kết quả âm tính với HIV.

Đặc biệt, Hà Nội đã có hoạt động kết nối dịch vụ phát hiện phụ nữ mang thai có HIV giữa các phòng khám nội trú và các cơ sở sản khoa như Phòng khám Nội trú Từ Liêm và BV Phụ sản Hà Nội. Hoạt động dự phòng lây truyền từ mẹ sang con tại các trung tâm y tế tuyến quận, huyện đã có sự phối hợp giữa các khoa, phòng trong công tác quản lý, tư vấn, xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai trên địa bàn.
Tuy nhiên, theo đánh giá của ông Lê Nhân Tuấn, số người có HIV được điều trị dự phòng bằng AVR hiện còn thấp (mới đạt được 7,2%) so với chỉ tiêu kế hoạch giao, nguyên nhân là do không đủ thuốc điều trị dự phòng. Ngoài ra, công tác điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con tại các BV, đơn vị T.Ư đóng trên địa bàn Hà Nội còn gặp nhiều khó khăn.

Vì thế, chưa thu thập được số liệu phụ nữ mang thai có HIV đến sinh con tại BV Phụ sản T.Ư, chưa thu thập được báo cáo tại BV Nhi T.Ư về số trẻ được chuyển gửi thành công đến phòng khám Nhi cũng như chẩn đoán sớm HIV của trẻ dưới 18 tháng tuổi. Dù còn gặp nhiều khó khăn trong công tác phòng, chống HIV/AIDS cũng như công tác dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con, tuy nhiên, Hà Nội sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền đến người dân, đặc biệt trong nhóm có nguy cơ cao như nghiện chích ma túy, nhân viên khu vui chơi giải trí. Trong đó, chú trọng giám sát và dự phòng lây truyền từ mẹ sang con, đảm bảo 100% phụ nữ mang thai phát hiện có HIV được điều trị dự phòng.


Hải Lý

http://www.ktdt.vn/xa-hoi/y-te/2014/10/81027f56/no-luc-khong-che-lay-nhiem-hiv-tu-me-sang-con/