PDA

View Full Version : Đưa người nghiện đi cai bắt buộc:



songchungvoi_HIV
05-11-2014, 10:59
Cần làm sớm, làm ngay để giải quyết bức xúc của xã hội
<time style="box-sizing: border-box; float: left; font-style: italic; color: rgb(85, 85, 85); font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 13px; line-height: 18.2000007629395px;">Thứ Tư, ngày 5/11/2014 - 07:30</time>

ANTĐ - Sau khi Báo ANTĐ đăng bài viết: “Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ về công tác cai nghiện ma túy” cùng kiến nghị của ĐBQH Nguyễn Đức Chung, Giám đốc CATP Hà Nội về việc “Đưa người nghiện đi cai bắt buộc để đảm bảo an toàn cho cộng đồng”, đã có nhiều phản hồi tích cực từ phía đại biểu Quốc hội và cử tri, cho rằng nên tiếp tục thực hiện quy định đưa người nghiện đi cai bắt buộc và Quốc hội nên có một Nghị quyết, để tháo gỡ những khó khăn hiện nay trong.“Quốc hội nên có Nghị quyết để tháo gỡ khó khăn”: Đó là ý kiến của bà Bùi Thị An, ĐBQH TP Hà Nội khi trả lời phỏng vấn Báo ANTĐ xung quanh việc đưa người đi cai nghiện bắt buộc .

http://www.anninhthudo.vn/uploaded/2014_11_05/rnwmbui-thi-an_dole123.jpg?width=500

- PV: Quốc hội (QH) có nên ra một Nghị quyết dừng việc thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 về việc đưa đối tượng đi cai nghiện bắt buộc và tiếp tục cho thực hiện quy định tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002?

- ĐB Bùi Thị An: Tôi đã đề nghị ngay từ đầu kỳ họp thứ tám này, QH nên xem xét vấn đề đưa đối tượng đi cai nghiện bắt buộc thật thấu đáo. Vì ma túy là tệ nạn gây bức xúc cho xã hội và người nghiện chưa được đi tập trung cai nghiện gây ra những hậu quả khôn lường. Đa số những vụ án mạng nghiêm trọng xảy ra đều do các đối tượng nghiện ma túy, nhất là ma túy “đá”. Tôi đồng tình với việc QH nên có một Nghị quyết, để tháo gỡ những khó khăn hiện nay. Nên dừng việc thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 về việc đưa đối tượng đi cai nghiện bắt buộc, tiếp tục cho thực hiện các quy định về lĩnh vực này tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002.


- Với người có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy, đã có trong danh sách quản lý người nghiện của địa phương, có nên lập hồ sơ cai nghiện bắt buộc ngay?

- Vấn đề này cần phải thận trọng. Bởi, trong số đối tượng nghiện ma túy cũng có người cai được và nên xem xét thực tế mức độ người ta nghiện đến đâu để đưa ra quyết định phù hợp.


- Với người người sử dụng trái phép chất ma túy lang thang không có nơi cư trú nhất định, có nên đưa vào lưu trú tạm thời tại các Trung tâm chữa bệnh - Giáo dục lao động xã hội cấp tỉnh, trong quá trình chờ lập hồ sơ và tòa án xem xét, quyết định không, thưa bà?

- Tôi đồng ý, vì như vậy sẽ quản lý được chặt chẽ các đối tượng nghiện ma túy lang thang, tránh gây hậu quả xấu. Ngoài ra, vấn đề chính là phải triệt tận gốc nạn buôn bán trái phép các chất ma túy. Các lực lượng chức năng phải tập trung đánh trúng, đánh mạnh các đường dây, ổ nhóm tội phạm tổ chức vận chuyển, mua bán, sử dụng trái phép chất ma túy. Đặc biệt, cần quản lý chặt khu vực biên giới, tránh để tình trạng ma túy thẩm lậu vào nội địa. Đối với các đối tượng phạm tội, cần xử lý nghiêm khắc. Các địa phương cũng cần quản lý chặt địa bàn, không để tội phạm ma túy len lỏi hoạt động. Mặt khác, cần phải có chế tài xử lý nặng hơn đối với tội phạm mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy, để nâng cao tính răn đe, giáo dục trong cộng đồng.



http://www.anninhthudo.vn/uploaded/2014_11_05/ixvncai-nghien_nikl123.jpg?width=500



Cai nghiện bắt buộc cũng là tạo cơ hội cho người nghiện làm lại cuộc đời



ĐB Nguyễn Thị Khá, ủy viên Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội:



“Tôi ủng hộ đề nghị đưa người nghiện ma túy đi cai nghiện bắt buộc của TP.HCM và kiến nghị của ĐB Nguyễn Đức Chung, Giám đốc CATP Hà Nội. Nếu QH chấp thuận thì sau đó có thể nhân rộng cách làm này ra cả nước nếu địa phương nào có nhu cầu. Đó là cách giải quyết bức xúc của xã hội. Làm theo đề nghị này không những bảo vệ sức khỏe của chính người nghiện, sự an toàn cho chính gia đình họ mà còn cho xã hội. Tôi muốn nhấn mạnh đến góc độ đưa người nghiện đi cai bắt buộc cũng sẽ giúp họ học nghề, tạo công ăn việc làm cho họ, có nơi ở ổn định, từ đó hạn chế bớt tệ nạn xã hội.
Còn đối với Luật xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành từ 1-1-2014 vừa qua, tôi cho rằng khi thực tế cuộc sống có những vấn đề bức xúc liên quan đến con người, thì cơ quan soạn thảo có thể sửa đổi. Hà Nội và TP.HCM là 2 trung tâm đầu não của cả nước nhưng lại có số lượng người nghiện rất lớn nên tôi cho rằng QH nên có những sửa đổi để phù hợp. Nếu không có những chính sách phù hợp, sẽ ảnh hưởng đến môi trường sinh sống của người dân, hơn nữa là môi trường đầu tư của các thành phố này”. Phú Khánh (Ghi)



Rất cần thiết, giảm nỗi lo cho cộng đồng



Nhà tôi ở gần ngõ chợ Khâm Thiên, phố Khâm Thiên và đường Lê Duẩn. Nhiều năm trước, chúng tôi thường bắt gặp hình ảnh người nghiện hút “phê” ma túy ngay bên đường. Khu vực này cũng từng “nóng” về hiện tượng mua bán trái phép chất ma túy. Mấy năm trở lại đây, hiện tượng này đã không còn nữa. Tình hình an ninh trật tự quanh khu vực đó cũng bớt phức tạp. Tôi cho rằng, đây chính là hiệu ứng rõ nét nhất của công tác quản lý đối với người nghiện.

Tôi và nhiều người dân rất đồng tình với quan điểm mà ĐBQH Nguyễn Đức Chung nêu ra, trong báo cáo gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đoàn ĐBQH TP Hà Nội, được đăng tải trên Báo ANTĐ số ra ngày 4-11; đó là “Đưa người nghiện đi cai bắt buộc để đảm bảo an toàn cho cộng đồng”. Đa số người nghiện đều không nghề nghiệp, có mối quan hệ phức tạp, khi bị lệ thuộc vào ma túy, bị đánh mất lý trí bởi ma túy sẽ gây ra những hành vi nguy hiểm cho xã hội. Tôi được biết, đã có nhiều vụ án, vụ việc nghiêm trọng, xuất phát từ ma túy và liên quan đến người nghiện. Đưa người nghiện đi cai bắt buộc là chủ trương rất cần thiết để giảm nỗi lo cho cộng đồng. Việc này cần làm sớm.

(Ông Nguyễn Trung Thành, 58 tuổi, trú ở phố Vũ Thạnh, phường Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội)

Tính nhân văn của một chủ trương quyết liệt

Tôi cho rằng một bộ phận người dân, thậm chí cả cán bộ làm công tác quản lý chưa nhận thức được rằng, việc đưa người nghiện đi cai bắt buộc không chỉ tốt cho công tác phòng ngừa xã hội, mà còn tốt cho chính người nghiện. Bởi, nếu coi nghiện ma túy là một bệnh thì việc đi cai chính là đang chữa bệnh cho người nghiện. Đây là tính nhân văn, nhân đạo của việc đưa người nghiện đi cai bắt buộc.

Ở cấp cơ sở, người dân chúng tôi khi trao đổi với cán bộ chức năng, được biết đang có nhiều điều “vướng” để đưa được 1 người nghiện ma túy đi cai bắt buộc. Tôi cho rằng, như thế sẽ ảnh hưởng đến công tác và quyết tâm quản lý, giúp người nghiện ma túy khỏi bệnh của các lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ. Nên có sự đánh giá khách quan, lắng nghe ý kiến đóng góp ở nhiều địa phương, từ phía các nhà làm luật, để thay đổi, điều chỉnh quy định phù hợp với yêu cầu thực tế.

(Ông Phạm Thanh Giang, 62 tuổi, trú tại tổ dân phố 9, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm)



Hồng Tuấn (Thực hiện)
http://www.anninhthudo.vn/

songchungvoi_HIV
06-11-2014, 08:02
Cai nghiện ma túy bắt buộc đã rất cấp bách
<time style="box-sizing: border-box; float: left; font-style: italic; color: rgb(85, 85, 85); font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 13px; line-height: 18.2000007629395px;">Thứ Năm, ngày 6/11/2014 - 06:59</time>

ANTĐ - Trước kiến nghị của ĐBQH, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, Giám đốc CATP Hà Nội về việc “Đưa người nghiện đi cai bắt buộc để đảm bảo an toàn cho cộng đồng”, trao đổi với phóng viên ANTĐ ngày 5-11, ông Hoàng Thành Thái, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Hà Nội hoàn toàn đồng tình và nhấn mạnh đây là nhiệm vụ cấp bách để ổn định trật tự an toàn xã hội.
http://www.anninhthudo.vn/uploaded/2014_11_06/lbpethanh-thai_awny123.jpg?width=500
- Việc đưa người nghiện ma túy đi cai nghiện bắt buộc đang vướng mắc nhất ở khâu nào, thưa ông?

- Đúng như kiến nghị của CATP Hà Nội, việc đưa người nghiện ma túy đi cai nghiện bắt buộc từ đầu năm tới giờ không triển khai được trường hợp nào là do vướng mắc về mặt thủ tục. Quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, có hiệu lực từ ngày 1-1-2014 nêu rõ, việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên do Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định, nhưng việc thực hiện rất khó khăn. Trước đó, khâu lập hồ sơ cũng phát sinh nhiều vướng mắc. Để lập hồ sơ đưa người đi cai nghiện phải qua cơ quan y tế xét nghiệm, xác định dương tính với ma túy, khâu này cũng kéo dài 72 giờ. Sau khi có kết quả xét nghiệm thì chuyển về cơ quan công an lập hồ sơ, chuyển sang phòng Tư pháp thẩm định rồi đến phòng LĐ-TB&XH và cuối cùng phải chờ phán quyết của Toà án. Ngoài ra, theo quy định, trước khi đưa đi cai nghiện tập trung, người nghiện phải được giáo dục tại địa phương từ 3 - 6 tháng…


- Vậy để công tác cai nghiện bắt buộc hiệu quả thì nên áp dụng cách thức nào?

- Một số khâu lập hồ sơ không cần áp dụng máy móc với mọi đối tượng. Tôi đồng tình với kiến nghị của Giám đốc CATP Hà Nội, với người có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy, xét nghiệm ma túy dương tính, đã có trong danh sách quản lý người nghiện của địa phương, đã từng đi cai nghiện thì không cần phải theo dõi, xác định tình trạng nghiện ma túy, không phải tổ chức giáo dục tại xã, phường mà lập hồ sơ cai nghiện ma túy bắt buộc ngay. Khâu xét nghiệm của cơ quan y tế cũng nên giảm bớt thời gian thực hiện vì trước đây việc sử dụng kết quả test nhanh khá chính xác.

http://www.anninhthudo.vn/uploaded/2014_11_06/qgpxcai-nghien_jmrb123.jpg?width=500
Dạy nghề cho học viên tại Trung tâm Chữa bệnh - GDLĐXH số VI, Sóc Sơn, Hà Nội

- Bên cạnh cai nghiện bắt buộc, Hà Nội còn có mô hình nào khác, thưa ông?

- Hà Nội vừa có đề án thành lập Trung tâm cai nghiện tự nguyện, dự kiến triển khai đầu năm 2015 tại Trung tâm Giáo dục lao động xã hội số 5. Một trong những điểm mới ở mô hình này là việc đề xuất, bổ sung chính sách hỗ trợ của thành phố vì đa phần gia đình và bản thân người nghiện thường không có khả năng tài chính để cai nghiện tại trung tâm. Với sự hỗ trợ này, công tác cai nghiện tự nguyện hy vọng sẽ có hiệu quả để có thể tiếp tục nhân rộng sang 3, 4 trung tâm nữa của Hà Nội. Ngoài ra, Hà Nội cũng sẽ tăng cường sử dụng biện pháp cai nghiện bằng methadone.


Hà Nội hiện có 10 trung tâm có chức năng cai nghiện, trong đó có 7 trung tâm cai nghiện bắt buộc và 3 trung tâm quản lý sau cai. Các trung tâm này đều đảm bảo chức năng quản lý, cắt cơn giải độc, tư vấn tâm lý cho người nghiện ma túy…

Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai: Cần cơ chế đặc thù để giải quyết bức xúc của xã hội
http://www.anninhthudo.vn/uploaded/2014_11_06/ssmytruong-thi-mai_jgqk123.jpg?width=500
“Hiến pháp 2013, điều 14 quy định quyền công dân chỉ được hạn chế trong những trường hợp cần thiết ví dụ như liên quan đến quốc phòng, an ninh; trật tự an toàn xã hội hay liên quan đến sức khỏe cộng đồng... Việc hạn chế quyền tự do của công dân trong trường hợp cai nghiện bắt buộc phải thông qua một quyết định của tòa án. Quy định này tiến bộ nhưng trong thực tế, do chúng ta chưa chuẩn bị các điều kiện đồng bộ nên quá trình thực hiện gặp nhiều vướng mắc. Hiện nay, khi phát hiện người nghiện ma túy cần phải đưa đi cai nghiện bắt buộc mà phải qua một quy trình 37 ngày để lập hồ sơ thì tôi nói thật đến lúc đó không biết người nghiện đi đâu mất rồi. Đi vào thực tế mới thấy tầng tầng nấc nấc quy trình thủ tục như thế này là không phù hợp với thực tiễn. Chúng ta coi họ như người bệnh nhưng không thể xem như người bệnh bình thường. Đây là người bệnh rất dễ vi phạm pháp luật, ranh giới rất mong manh, ngay tức khắc họ có thể xâm phạm lợi ích hợp pháp của người dân, cũng như trật tự an toàn xã hội tại các đô thị lớn, thậm chí ngay cả gia đình họ. Vì vậy, chúng ta cần giải pháp thực tế hỗ trợ tốt hơn người nghiện ma túy cũng như đảm bảo an toàn cho xã hội. Cần có các quy định đặc thù để sớm giải quyết các hạn chế, bất cập hiện nay”. Phú Khánh (Ghi)

Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Đoàn Luật sư Hà Nội: Kiến nghị kịp thời và đầy nhân văn
http://www.anninhthudo.vn/uploaded/2014_11_06/hvxlthanh-ha_swzj123.jpg?width=500
“Cchiều 3-11, ĐBQH - Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung - Giám đốc CATP Hà Nội đã có báo cáo gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc đưa người nghiện đi cai nghiện bắt buộc, trong đó nêu rõ 2 phương án. Tôi hoàn toàn ủng hộ kiến nghị của Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, bởi nó vừa bảo đảm tính nhân văn, vừa hạn chế những nguy cơ mất an toàn cho xã hội. Nếu kiến nghị này được thực hiện, chúng ta không những bảo vệ sức khỏe của chính người nghiện mà còn bảo đảm sự an toàn cho chính gia đình họ và những người xung quanh. Hơn nữa, việc đưa người nghiện đi cai nghiện cũng sẽ giúp họ học nghề, có nơi ở ổn định, tạo công ăn việc làm, từ đó hạn chế sự phát sinh tệ nạn xã hội.
Đáng mừng là trong cuộc họp mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã đồng ý quan điểm Chính phủ sẽ kiến nghị với Quốc hội cho thí điểm lập Trung tâm tiếp nhận xã hội bắt buộc để cắt cơn, giải độc và chuẩn bị các thủ tục để Toà án quyết định đưa các đối tượng nghiện ma túy không có nơi cư trú đến các cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc kiến nghị với Quốc hội cho lùi việc thực hiện một số điều trong Luật Xử lý vi phạm hành chính trong khi chờ sửa đổi, bổ sung các quy định này cho phù hợp với thực tiễn. Huệ Anh (Ghi)



Duy Anh (Thực hiện)
http://www.anninhthudo.vn/

songchungvoi_HIV
06-11-2014, 14:59
Đưa người nghiện đi cai bắt buộc để bảo đảm an toàn cho cộng đồngThứ năm 06/11/2014 13:47Tính đến ngày 15/10/2014, trên địa bàn thành phố (TP) Hà Nội có gần 15.990 người nghiện có hồ sơ quản lý, trong đó hiện có mặt tại cộng đồng 7.225 người và trên 1.000 người nghiện lang thang. Vì vậy, tình trạng người nghiện không được quản lý đã và đang làm nhiều người dân bất an, còn các lực lượng chức năng thì phải “căng mình” để giữ gìn ổn định an ninh, trật tự xã hội.


<tbody style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-weight: inherit; font-style: inherit; font-size: 14px; vertical-align: baseline;">
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2014_11_06/nghien.jpg



Học viên cai nghiện tại Trung tâm Chữa bệnh, giáo dục, lao động xã hội TP Thái Bình. Ảnh minh họa

</tbody>
Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung - Giám đốc Công an TP Hà Nội đã cho biết như trên trong báo cáo gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đồng thời gửi tới Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội về việc đề xuất các phương án nhằm tăng cường quản lý người nghiện.

Theo đó, ngày 1/1/2014, Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành với các quy định liên quan đến việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính do Tòa án nhân dân (TAND) xem xét, quyết định (trong đó có quy định về cai nghiện bắt buộc). Tuy nhiên, trên thực tế suốt 11 tháng qua, Hà Nội chưa đưa được một người nghiện nào vào Trung tâm Giáo dục lao động xã hội để cai nghiện bắt buộc.


Sau khi chỉ rõ những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung đề xuất 2 phương án. Thứ nhất, đề nghị Quốc hội ra Nghị quyết dừng việc thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 về việc đưa đối tượng đi cai nghiện bắt buộc. Đồng thời, tiếp tục thực hiện các nội dung đưa đối tượng đi cai nghiện bắt buộc được quy định tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002.


Thứ hai, đề nghị Quốc hội ra Nghị quyết tháo gỡ khó khăn vướng mắc bằng 4 cách bao gồm: Ban hành cơ sở pháp lý để ngành y tế có cơ sở lưu giữ người nghiện từ 24-72 giờ để xác định tình trạng nghiện; cho phép áp dụng thực hiện với người có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy (xét nghiệm ma túy dương tính) đã có trong danh sách quản lý người nghiện của địa phương đã từng đi cai nghiện (kể cả cai nghiện tự nguyện và cai nghiện bắt buộc) không cần phải theo dõi, xác định tình trạng nghiện ma túy; những người nghiện đã từng đi cai nghiện, sau đó xét nghiệm dương tính khi xã, phường đã lập hồ sơ thì bỏ qua bước được nghiên cứu hồ sơ trong 5 ngày; đối với người sử dụng trái phép chất ma túy lang thang không có nơi cư trú nhất định, thay vì giao cho tổ chức xã hội quản lý thì đưa vào lưu trú tạm thời tại các Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục lao động xã hội cấp tỉnh, trong quá trình lập hồ sơ và tòa án xem xét, quyết định…
Thúy Vân

Tổng hợp
http://tiengchuong.vn/

songchungvoi_HIV
06-11-2014, 18:27
Có nên tiếp tục thực hiện quy định đưa người nghiện đi cai bắt buộc?

Thứ năm 06/11/2014 17:00
Trước kiến nghị của Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, Giám đốc CATP Hà Nội về việc “Đưa người nghiện đi cai bắt buộc để đảm bảo an toàn cho cộng đồng”, đã có nhiều phản hồi tích cực từ phía đại biểu Quốc hội và cử tri, cho rằng nên tiếp tục thực hiện quy định đưa người nghiện đi cai bắt buộc và Quốc hội nên có Nghị quyết để tháo gỡ những khó khăn hiện nay.

http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2014_11_06/dieu tri.jpg


Chăm sóc, điều trị cho người nghiện ma túy. Ảnh minh họa


</tbody>
Cai nghiện ma túy bắt buộc đã rất cấp bách
Theo ông Hoàng Thành Thái, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Hà Nội, ông hoàn toàn đồng tình với ý kiến trên và nhấn mạnh đây là nhiệm vụ cấp bách để ổn định trật tự an toàn xã hội.
Ông Thái cho rằng, việc đưa người nghiện ma túy đi cai nghiện bắt buộc từ đầu năm tới giờ không triển khai được trường hợp nào là do vướng mắc về mặt thủ tục. Quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, có hiệu lực từ ngày 1/1/2014 nêu rõ, việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên do Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định, nhưng việc thực hiện rất khó khăn.
Trước đó, khâu lập hồ sơ cũng phát sinh nhiều vướng mắc. Để lập hồ sơ đưa người đi cai nghiện phải qua cơ quan y tế xét nghiệm, xác định dương tính với ma túy, khâu này cũng kéo dài 72 giờ. Sau khi có kết quả xét nghiệm thì chuyển về cơ quan công an lập hồ sơ, chuyển sang phòng Tư pháp thẩm định rồi đến phòng LĐ-TB&XH và cuối cùng phải chờ phán quyết của Toà án. Ngoài ra, theo quy định, trước khi đưa đi cai nghiện tập trung, người nghiện phải được giáo dục tại địa phương từ 3 - 6 tháng…
Để công tác cai nghiện bắt buộc hiệu quả, ông Thái cho rằng, một số khâu lập hồ sơ không cần áp dụng máy móc với mọi đối tượng. Với người có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy, xét nghiệm ma túy dương tính đã có trong danh sách quản lý người nghiện của địa phương, đã từng đi cai nghiện thì không cần phải theo dõi, xác định tình trạng nghiện ma túy, không phải tổ chức giáo dục tại xã, phường mà lập hồ sơ cai nghiện ma túy bắt buộc ngay. Khâu xét nghiệm của cơ quan y tế cũng nên giảm bớt thời gian thực hiện vì trước đây việc sử dụng kết quả xét nghiệm nhanh khá chính xác.
Ông Hoàng Thành Thái cho biết,bên cạnh cai nghiện bắt buộc,Hà Nội vừa có đề án thành lập Trung tâm cai nghiện tự nguyện, dự kiến triển khai đầu năm 2015 tại Trung tâm Giáo dục lao động xã hội số 5.
Một trong những điểm mới ở mô hình này là việc đề xuất, bổ sung chính sách hỗ trợ của thành phố vì đa phần gia đình và bản thân người nghiện thường không có khả năng tài chính để cai nghiện tại trung tâm. Với sự hỗ trợ này, công tác cai nghiện tự nguyện hy vọng sẽ có hiệu quả để có thể tiếp tục nhân rộng sang 3, 4 trung tâm nữa của Hà Nội. Ngoài ra, Hà Nội cũng sẽ tăng cường sử dụng biện pháp cai nghiện bằng methadone.

Kiến nghị kịp thời và đầy nhân văn

Theo Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Đoàn Luật sư Hà Nội, kiến nghị của Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung - Giám đốc CATP Hà Nội về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc đưa người nghiện đi cai nghiện bắt buộc là kịp thời và mang tính nhân văn.
Luật sư Nguyễn Thanh Hà hoàn toàn ủng hộ kiến nghị của Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, bởi kiến nghị vừa bảo đảm tính nhân văn, vừa hạn chế được những nguy cơ mất an toàn cho xã hội.
“Nếu kiến nghị này được thực hiện, chúng ta không những bảo vệ sức khỏe của chính người nghiện mà còn bảo đảm sự an toàn cho chính gia đình họ và những người xung quanh. Hơn nữa, việc đưa người nghiện đi cai nghiện cũng sẽ giúp họ học nghề, có nơi ở ổn định, tạo công ăn việc làm, từ đó hạn chế sự phát sinh tệ nạn xã hội”, Luật sư Hà nói.

Thúy Vân

Theo ANTĐ

Charles
06-11-2014, 20:21
Đà Nẵng ban hành quy chế riêng đưa người nghiện vào Trung tâm

Thứ năm 06/11/2014 14:00
Trước những khó khăn, vướng mắc trong việc đưa người nghiện vào Trung tâm cai nghiện bắt buộc theo Luật Xử lý vi phạm hành chính, UBND TP Đà Nẵng đã ra quyết định ban hành Quy chế phối hợp lập hồ sơ và tổ chức cai nghiện ma túy trên địa bàn TP.

Theo quy chế này, các ngành Tư pháp, Công an, LĐTB&XH của các quận, huyện trong vòng 3 ngày phải thống nhất lập hồ sơ, chuyển qua Tòa án. Sau đó, trong vòng 3 đến 5 ngày, Tòa án ra quyết định có đưa người nghiện vào cai nghiện tập trung hay không.


<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/tranthitiep/2014_11_06/images.jpg


Ảnh minh hoạ

</tbody>

Thời gian cai nghiện tại gia đình và cộng đồng cũng được Đà Nẵng rút lại chỉ còn 3 tháng. Ngoài ra, Đà Nẵng còn quyết định thành lập cơ sở quản lý người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính tập trung cai nghiện bắt buộc; chính sách hỗ trợ công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai trên địa bàn…

Sau hơn 1 tháng thực hiện các quy định mới về cai nghiện ma túy, UBND các xã phường chuyển hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc 7 trường hợp; trong đó tòa án thụ lý và đã xét xử 5 trường hợp, còn 2 trường hợp đang được tổ thậm định yêu cầu cơ quan thiết lập hồ sơ bổ sung.

Hiện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có gần 1.900 đối tượng nghiện ma túy, trong đó 175 đối tượng đang được cai nghiện tại gia đình; trên 50% đối tượng nghiện không có nghề nghiệp ổn định.


Nhật Thy
http://tiengchuong.vn/Ma-tuy/Da-Nang-ban-hanh-quy-che-rieng-dua-nguoi-nghien-vao-Trung-tam/11659.vgp

songchungvoi_HIV
10-11-2014, 09:59
Hôm nay Quốc hội chốt phương án cai nghiện

10-11-2014 05:35 - Theo: www.thanhnien.com.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?id=-50060697)

Theo tin từ Văn phòng Chính phủ, hôm nay Quốc hội thảo luận tờ trình của Thủ tướng về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong vấn đề đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.


<tbody>

http://www.thanhnien.com.vn/Pictures201411/Thanh_Luan/2/cainghien.jpg
Học viên cai nghiện ma túy giải trí tại Trung tâm Nhị Xuân, H.Hóc Môn (TP.HCM) do lực lượng Thanh niên xung phong TP.HCM quản lý - Ảnh: Đình Nguyên


</tbody>
Theo một thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH), Chính phủ cũng kiến nghị QH đồng ý cho TP.HCM thí điểm lập trung tâm tiếp nhận xã hội nhằm giúp người nghiện cắt cơn, giải độc và tư vấn tâm lý trong thời gian các cơ quan có thẩm quyền làm thủ tục áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo điều 131 luật Xử lý vi phạm hành chính. Các địa phương có số lượng lớn người nghiện ma túy không nơi cư trú ổn định, nếu có điều kiện thì cũng được phép lập các trung tâm tiếp nhận xã hội có chức năng tương tự.

"Chậm nữa là chết"

Là người từng trực tiếp chỉ đạo thực hiện đề án "Tổ chức quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện" theo Nghị quyết 16 của QH, nguyên Phó chủ tịch thường trực UBND TP.HCM Nguyễn Thành Tài cho biết giai đoạn cao điểm thực hiện đề án từ 2004 - 2008, TP đã tổ chức cai nghiện tập trung cho hơn 32.000 người. Sau đó, do hết thời gian thí điểm, TP từng bước giải quyết cho người nghiện tái hòa nhập cộng đồng. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh việc cai nghiện tại cộng đồng hoàn toàn không hiệu quả. Ông Tài nhìn nhận: "Với tình trạng người nghiện trầm trọng như hiện nay, nếu việc tổ chức cai nghiện tập trung chậm nữa là chết, vì người nghiện sẽ nghiện nặng hơn, tội phạm có tính chất ác độc sẽ tăng nhiều hơn, xã hội sẽ bất an hơn".



Cách TP làm không vi phạm nhân quyền gì cả mà là rất nhân văn. Thực tế nhiều gia đình từ chối người nghiện khiến họ lang thang. Chúng tôi hình thành trung tâm xã hội để tiếp nhận họ, giúp đỡ họ cai nghiện, ổn định tâm lý, sức khỏe để có cơ hội làm lại cuộc đời
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Hứa Ngọc Thuận

Liên quan đến đề xuất tập trung quản lý người nghiện không có nơi cư trú ổn định, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Hứa Ngọc Thuận khẳng định: "Cách TP làm không vi phạm nhân quyền gì cả mà là rất nhân văn. Thực tế nhiều gia đình từ chối người nghiện khiến họ lang thang.Chúng tôi hình thành trung tâm xã hội để tiếp nhận họ, giúp đỡ họ cai nghiện, ổn định tâm lý, sức khỏe để có cơ hội làm lại cuộc đời".
Đà Nẵng "xé" nhiều đoạn rào
Trước thực trạng cai nghiện tập trung gặp khó do vướng luật, TP.Đà Nẵng tiên phong định nghĩa rõ các khái niệm chưa có hướng dẫn để đẩy nhanh quá trình này.
Cuối tháng 9.2014, TP.Đà Nẵng ban hành Quy chế phối hợp lập hồ sơ và tổ chức cai nghiện ma túy để rút ngắn quy trình. Sở LĐ-TB-XH TP.Đà Nẵng cho biết đến nay đã thành lập được 49 tổ công tác cai nghiện ở xã, phường để lập hồ sơ đề nghị đưa người nghiện đi cai nghiện bắt buộc, chuyển hồ sơ cho tổ tư vấn quận, huyện gồm đại diện ngành tư pháp, công an, LĐ-TB-XH thẩm định trong vòng 3 ngày, thay vì 17 ngày như quy định. Sau đó, từ 3 - 5 ngày tòa án phải ra quyết định. Kết quả hơn một tháng qua, đã có 7 người nghiện được chuyển cho tòa án thụ lý hồ sơ, giải quyết 5 trường hợp. TP.Đà Nẵng còn quyết định thành lập cơ sở tạm thời quản lý người nghiện ma túy không có nơi cư trú, để ổn định trong thời gian làm thủ tục chuyển tòa án.
Ngoài ra, ông Huỳnh Đức Thơ, Phó chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng, cho biết TP làm rõ định nghĩa "không có nơi cư trú ổn định" là tuy có hộ khẩu, đăng ký tạm trú nhưng qua kiểm tra mà thường xuyên vắng mặt, có công an, gia đình xác nhận thì đưa người nghiện vào cơ sở lưu trú tạm thời.


Nhân lực, cơ sở cai nghiện sẵn sàng

Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM Trần Trung Dũng cho biết TP.HCM đã hoàn tất phương án chuyển đổi Trung tâm cai nghiện Bình Triệu (Q.Thủ Đức) và Trung tâm Nhị Xuân (H.Hóc Môn) thành 2 trung tâm tiếp nhận xã hội để quản lý, giúp đỡ người nghiện lang thang. Lực lượng làm công tác cai nghiện của TP.HCM có kinh nghiệm nhiều năm nhờ đã từng tham gia công tác cai nghiện theo Nghị quyết 16 của QH trước đây. Hiện nay, số lượng vẫn còn khoảng 1.300 người, đủ sức lo liệu được vấn đề cai nghiện tập trung.

Đình Phú
Đình Phú - Nguyễn Tú - Hà Nguyễn

songchungvoi_HIV
10-11-2014, 10:06
Đã sẵn sàng để tiếp nhận người nghiện

10-11-2014 02:50 - Theo: phapluattp.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?id=1195258831)

Hai trung tâm Bình Triệu và Nhị Xuân có phòng cho cơ quan công an, y tế… đến làm việc. Và có cả phòng dành cho tòa án họp xét đưa người nghiện đi cai nghiện.

Thường vụ Quốc hội đã thống nhất với phương án cho phép thí điểm lập trung tâm tiếp nhận người nghiện để cắt cơn, giải độc và tư vấn tâm lý trong khi chờ tòa án ra quyết định đưa đi cai nghiện tập trung. Nội dung này được bổ sung lồng ghép vào trong Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 2015. Dự kiến hôm nay (10-11), Quốc hội sẽ bỏ phiếu thông qua nghị quyết này.
Nếu được Quốc hội thông qua thì cuối tháng 11 này, TP.HCM sẽ triển khai đề án đưa người nghiện không có nơi cư trú ổn định (gọi tắt là người nghiện lang thang) đi cai nghiện bắt buộc. Theo đó, khi phát hiện người nghiện lang thang, các cơ quan chức năng làm hồ sơ để đưa ngay họ vào hai trung tâm Bình Triệu hoặc Nhị Xuân.
Sẵn sàng để tiếp nhận người nghiện
Đến Trung tâm Bình Triệu vào chiều 8-11, chúng tôi ghi nhận được không khí sửa chữa khẩn trương. Chỉ vào tốp công nhân đang khoan nền trong tiếng động cơ rền rĩ, ông Hà Anh Tuấn, Phó phòng Bảo vệ trung tâm, giới thiệu: "Khu vực này trước đây là sân tennis, nay đang gia cố nền móng để làm hội trường xét xử của tòa án". Chỉ tay vào dãy phòng kế bên, ông Tuấn cho biết dãy này sẽ dành để cho đại diện các ban ngành tới làm việc. Ông cho biết đã có thâm niên làm tại đây hơn 20 năm nhưng chưa khi nào rỗi việc như năm nay vì trung tâm tiếp nhận quá ít học viên. "Sắp tới chắc công việc sẽ bận rộn hơn nhưng nếu giải quyết được nỗi lo cho TP thì tụi tôi chịu cực xíu cũng không sao" - ông Tuấn cười.

http://phapluattp.vn/uploaded/thanhtung/2014_11_09/4-chot_ppkm.jpg?width=500
Khẩn trương cải tạo sân tennis của Trung tâm Bình Triệu để làm nơi tòa án họp xét. Ảnh: ÁI NHÂN
http://phapluattp.vn/uploaded/thanhtung/2014_11_09/4-box_nswh.jpg?width=500
Một ca cắt cơn, giải độc tại Trung tâm Bình Triệu. Ảnh: H.LAN
Ông Lê Bá Hoàng, Quyền Giám đốc Trung tâm Bình Triệu, cho biết: "Trung tâm chúng tôi có 22 phòng sinh hoạt cho học viên và tám phòng y tế nhằm cắt cơn, giải độc, tư vấn tâm lý cho người nghiện". Tại đây đang khẩn trương sửa chữa phòng làm việc cho tổ đại diện các ngành tòa án, VKS, tư pháp, công an, y tế đến đây làm việc. Đặc biệt là gấp rút xây dựng hội trường cho tòa án xét xử để kịp thời hoàn chỉnh trong tháng 11.
Tại Trung tâm Nhị Xuân, ông Trần Hữu Thám (http://citinews.net/giai-tri/nguoi-cai-nghien-ke-tu-truyen-bang----phim-DQ5LKII/), Phó Giám đốc trung tâm, cũng khẳng định đội ngũ y, bác sĩ, giáo dục viên của trung tâm đều là những người bám trụ lâu năm với nghề, sẵn sàng bắt tay vào thực hiện. Trung tâm có thể tiếp nhận 1.000-1.500 học viên nữa. Cũng như Trung tâm Bình Triệu, Trung tâm Nhị Xuân đang khẩn trương nâng cấp các phòng làm việc cho ban ngành và hội đồng xét xử của tòa án.
Hồ sơ bảo đảm đúng quy định
Vì sao tại hai trung tâm Bình Triệu và Nhị Xuân lại có phòng cho các cơ quan công an, y tế… đến làm việc? Thậm chí có cả phòng dành cho tòa án họp xử lưu động đưa người nghiện đi cai?
Về vấn đề này, Thiếu tướng Phan Anh Minh - Phó Giám đốc Công an TP.HCM cho biết hai trung tâm trên lo cắt cơn, giải độc, tư vấn tâm lý cho người nghiện. Các việc khác như xác minh lai lịch, tiền án, tiền sự, tình trạng nơi cư trú, các giấy chứng nhận đã qua cai nghiện tại cộng đồng, đã qua giáo dục tại phường, xã… thì do phía công an làm hết. Hồ sơ được chuyển qua cho cơ quan tư pháp, LĐ-TB&XH, y tế quận, huyện để hoàn thiện. Khi người nghiện lang thang được tập trung vào đây thì các cơ quan vẫn tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. "Trong quá trình đó, công an có thể phải đến trung tâm làm việc với đương sự (người nghiện). Luật sư cũng có thể phải đến trung tâm làm việc với đương sự. Các cơ quan khác như tư pháp, LĐ-TB&XH, y tế… muốn đến trung tâm để làm việc cho tiện thì đến, còn các cơ quan ấy thấy có thể hoàn chỉnh hồ sơ ở quận, huyện thì cứ ở quận, huyện mà làm" - tướng Minh nói.
Theo quy định, khi các ngành hoàn chỉnh hồ sơ thì chuyển qua tòa án cấp huyện để nơi đây ra phán quyết có đưa một người đi cai bắt buộc hay không. Theo đề án, TP dự kiến là các tòa sẽ mở phiên họp xử lưu động tại trung tâm. bởi vì đương sự có quyền có mặt tại phiên họp xử mà kinh phí chở người từ trung tâm đi 24 quận, huyện thì sẽ lớn hơn khi mời các thẩm phán đến trung tâm "xử" lưu động.
Thiếu tướng Phan Anh Minh khẳng định TP không xin cơ chế thành lập một hội đồng tập trung (gồm các cơ quan công an, y tế, LĐ-TB&XH, tư pháp… theo như luật cũ) và đặt trung tâm. Trung tâm chỉ bố trí phòng để trong quá trình hoàn thiện hồ sơ, thấy cần thiết thì các cơ quan trên đến trung tâm thì có chỗ để làm việc.
Về thời gian người nghiện được tập trung ở trung tâm, nếu tòa án ra phán quyết đưa đi cai nghiện bắt buộc thì sẽ phân loại tình trạng nghiện, giới tính… để đưa vào một trong 12 trung tâm cai nghiện bắt buộc tại TP. Nếu tòa phán rằng không đủ cơ sở để đưa đi cai nghiện bắt buộc thì phải cho họ ra ngoài chứ không giữ lâu dài tại trung tâm.
Ông Lê Hoàng Quân, Chủ tịch UBND TP.HCM, khẳng định các bước đưa người đi cai nghiện bắt buộc mà dự thảo đề án của TP.HCM thực hiện đảm bảo các quy định của pháp luật. Giai đoạn nào đơn giản có thể giản lược thời gian hoàn thiện hồ sơ nhưng nếu các cơ quan phối hợp tốt thì dự kiến 15 ngày là đủ để hoàn thiện hồ sơ, không nhất thiết phải kéo dài đến ít nhất là 37 ngày như quy định của luật.


Việc thành lập hai trung tâm này là rất nhân văn. Người nghiện lang thang hoặc thậm chí người nghiện bị gia đình từ chối thành ra họ không có nơi cư trú ổn định. Vậy mình đưa vào ngay để cắt cơn, giải độc, tư vấn tâm lý để giúp đỡ họ. Sau thời gian ở đây, đã làm thủ tục mà thấy họ có nơi cư trú ổn định, nếu ở địa phương nào thì mình sẽ đưa họ về với gia đình, địa phương đó quản lý.
Ông HỨA NGỌC THUẬN (http://citinews.net/xa-hoi/hua-ngoc-thuan-4VMGFII/), Phó Chủ tịch UBND TP.HCM
Trung tâm Nhị Xuân do Thanh niên xung phong quản lý có khả năng tiếp nhận 1.500-2.000 người nghiện. Trung tâm tiếp nhận Bình Triệu có thể tiếp nhận 400-500 người. Cơ sở vật chất, nhân lực tại các trung tâm trên đã được chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng để tiếp nhận người nghiện trong cuối tháng 11 này. Lực lượng cán bộ, nhân viên ở những nơi này được đào tạo bài bản về chuyên môn, nghiệp vụ.
Ông TRẦN TRUNG DŨNG (http://citinews.net/phap-luat/tp-hcm-se-lap-hai-trung-tam-tiep-nhan-nguoi-nghien-NOIIK7Y/), Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM
60% người nghiện từ các tỉnh nhập cư về và không có địa chỉ quản lý (người nghiện lang thang) trong tổng số hơn 19.000 người nghiện đang có mặt trên địa bàn TP.HCM.



ÁI NHÂN - HOÀNG LAN

songchungvoi_HIV
10-11-2014, 10:23
Ngày 10/11, Quốc hội thông qua phương án quản lý người nghiện

Chủ nhật 09/11/2014 14:08
Tin từ Văn phòng Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp và thống nhất sẽ đưa một số giải pháp theo kiến nghị của Chính phủ "về việc quản lý, cắt cơn, giải độc, tư vấn tâm lý cho người nghiện ma túy trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc" lồng ghép trong Nghị quyết về kế hoạch phát triển KT-XH năm 2015.


<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyengiangoanh/2014_11_09/8.jpg

</tbody>

Các bác sỹ khám sức khỏe cho người nghiện
Như vậy, thay vì nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 được thông qua vào sáng 10/11, Quốc hội sẽ dành thêm thời gian thảo luận tờ trình Thủ tướng Chính phủ ký, gửi Quốc hội ngày 7/11 về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong vấn đề đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, xem xét, thông qua hai nội dung này vào chiều cùng ngày.
Xuân Thắng
http://tiengchuong.vn/

songchungvoi_HIV
10-11-2014, 17:29
Bảo đảm an toàn cho người nghiện theo quy định pháp luật

Thứ hai 10/11/2014 16:09
Đây là yêu cầu được nêu rõ trong Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 do Quốc hội thông qua chiều nay (10/11), chính thức cho phép các tỉnh, thành phố thực hiện các giải pháp quản lý, cắt cơn, giải độc, tư vấn tâm lý cho người nghiện ma túy.


<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2014_11_10/nguoi.jpg




Người nghiện chích ma túy tại TP.HCM. Ảnh minh họa


</tbody>
Theo Nghị quyết, Chính phủ sẽ chỉ đạo các Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện hiệu quả quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính, ban hành đầy đủ và kịp thời các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật. Đồng thời, rà soát, sửa đổi, bổ sung Nghị định, Thông tư liên quan, rút ngắn thời gian, đơn giản thủ tục lập hồ sơ đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Chính phủ cũng sẽ hướng dẫn, chỉ đạo địa phương tạm thời giao trung tâm, cơ sở tiếp nhận đối tượng xã hội của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp nhận để quản lý, cắt cơn, giải độc, tư vấn tâm lý cho người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định trong thời gian lập hồ sơ, để Tòa án xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.Theo thông tin từ Quốc hội, đã có 280 đại biểu đồng ý bổ sung vấn đề cai nghiện ma túy vào Nghị quyết kinh tế xã hội(tương đương tỷ lệ 89,54%).

Trước đó, chiều 7/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp và thống nhất với phương án cho phép thí điểm lập trung tâm tiếp nhận người nghiện để cắt cơn, giải độc và tư vấn tâm lý trong khi chờ lập hồ sơ ban hành quyết định của tòa án đưa vào cai nghiện tập trung như trong tờ trình của Chính phủ. Các trung tâm này sẽ thay cho vai trò của các tổ chức xã hội.

Các địa phương có số lượng lớn người nghiện không có nơi cư trú ổn định, có điều kiện cũng được phép lập các trung tâm tương tự, trên cơ sở tận dụng cơ sở và nguồn nhân lực hiện có.
Thúy Vân
http://tiengchuong.vn/

Charles
10-11-2014, 18:02
Bảo đảm an toàn cho người nghiện theo quy định pháp luật

Thứ hai 10/11/2014 16:09

Đây là yêu cầu được nêu rõ trong Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 do Quốc hội thông qua chiều nay (10/11), chính thức cho phép các tỉnh, thành phố thực hiện các giải pháp quản lý, cắt cơn, giải độc, tư vấn tâm lý cho người nghiện ma túy.


<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2014_11_10/nguoi.jpg



Người nghiện chích ma túy tại TP.HCM. Ảnh minh họa


</tbody>

Theo Nghị quyết, Chính phủ sẽ chỉ đạo các Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện hiệu quả quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính, ban hành đầy đủ và kịp thời các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật. Đồng thời, rà soát, sửa đổi, bổ sung Nghị định, Thông tư liên quan, rút ngắn thời gian, đơn giản thủ tục lập hồ sơ đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Chính phủ cũng sẽ hướng dẫn, chỉ đạo địa phương tạm thời giao trung tâm, cơ sở tiếp nhận đối tượng xã hội của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp nhận để quản lý, cắt cơn, giải độc, tư vấn tâm lý cho người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định trong thời gian lập hồ sơ, để Tòa án xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Theo thông tin từ Quốc hội, đã có 280 đại biểu đồng ý bổ sung vấn đề cai nghiện ma túy vào Nghị quyết kinh tế xã hội(tương đương tỷ lệ 89,54%).

Trước đó, chiều 7/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp và thống nhất với phương án cho phép thí điểm lập trung tâm tiếp nhận người nghiện để cắt cơn, giải độc và tư vấn tâm lý trong khi chờ lập hồ sơ ban hành quyết định của tòa án đưa vào cai nghiện tập trung như trong tờ trình của Chính phủ. Các trung tâm này sẽ thay cho vai trò của các tổ chức xã hội.

Các địa phương có số lượng lớn người nghiện không có nơi cư trú ổn định, có điều kiện cũng được phép lập các trung tâm tương tự, trên cơ sở tận dụng cơ sở và nguồn nhân lực hiện có.


Thúy Vân
http://tiengchuong.vn/

songchungvoi_HIV
11-11-2014, 07:05
Chính thức đưa vấn đề cai nghiện bắt buộc vào Nghị quyết
<time style="box-sizing: border-box; float: left; font-style: italic; color: rgb(85, 85, 85); font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 13px; line-height: 18.2000007629395px;">Thứ Ba, ngày 11/11/2014 - 06:43</time>

ANTĐ - Chiều 10-11, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2015. Đáng chú ý, vấn đề được dư luận quan tâm trong thời gian qua về việc đưa người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đã được Quốc hội đưa vào nội dung của Nghị quyết này.

http://www.anninhthudo.vn/uploaded/2014_11_11/zygddbqh_igmc123.jpg?width=500
Các ĐBQH bấm nút thông qua Nghị quyết về kinh tế xã hội năm 2015. Ảnh: PHÚ KHÁNH


Trước đó, trong cuộc họp về công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai do Chính phủ tổ chức đầu tháng 11 này, báo cáo của Bộ Công an cho thấy, tình trạng nghiện ma túy hiện vẫn diễn biến phức tạp, số người tái nghiện chiếm tỷ lệ cao..., 3 tỉnh/ thành có số người nghiện, người nhiễm HIV/AIDS có hồ sơ quản lý cao nhất cả nước là TP.HCM, Hà Nội và Sơn La. Lãnh đạo nhiều bộ ngành, địa phương cũng chỉ ra hàng loạt khó khăn của công tác cai nghiện và quản lý sau cai, nhất là vướng mắc về thực hiện quy trình, thủ tục cai nghiện ma túy bắt buộc.

Ngày 7-11 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký tờ trình gửi Quốc hội về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong vấn đề đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Ngay sau đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp và cơ bản thống nhất với phương án Chính phủ đề xuất về việc cho phép thí điểm thành lập Trung tâm tiếp nhận người nghiện để cắt cơn, giải độc và tư vấn tâm lý trong khi chờ lập hồ sơ để tòa án ban hành quyết định đưa vào cai nghiện tập trung. Các trung tâm này sẽ thay cho vai trò của các tổ chức xã hội.

Trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2015 chiều 10-11, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu cho biết, tính đến 9h30 sáng cùng ngày, đã có 286 ĐBQH có ý kiến về Tờ trình 772/TTr-UBTVQH13 ngày 9-11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc đưa người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Trong đó, 280 ý kiến đồng tình đưa nội dung này vào dự thảo Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2015.

Với 445/446 đại biểu tán thành khi biểu quyết tại hội trường chiều 10-11, Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2015 đã chính thức được thông qua. Trong đó, nội dung về vấn đề cai nghiện nói trên đã được lồng ghép vào trong nhóm giải pháp thứ 5 mà Nghị quyết đưa ra. Cụ thể, ở nhóm giải pháp này, Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện có hiệu quả quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, ban hành đầy đủ và kịp thời các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật; Đặc biệt phải rà soát, sửa đổi, bổ sung Nghị định, Thông tư liên quan, xem xét rút ngắn thời gian, đơn giản thủ tục lập hồ sơ đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Quốc hội cũng yêu cầu Chính phủ hướng dẫn, chỉ đạo địa phương tạm thời giao trung tâm, cơ sở tiếp nhận đối tượng xã hội của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp nhận để quản lý, cắt cơn, giải độc, tư vấn tâm lý cho người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định trong thời gian lập hồ sơ để tòa án nhân dân xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Trong thời gian này, phải bảo đảm an toàn cho đối tượng theo quy định của pháp luật.

Cũng trong chiều 10-11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán Ngân sách Nhà nước 2015.

Các chỉ tiêu kinh tế xã hội 2015
- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6,2%.
- Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10%.
- Tỷ lệ nhập siêu so với kim ngạch xuất khẩu khoảng 5%.
- Tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) khoảng 5%.
- Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 30%-32% GDP.
- Tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,7%-2%, riêng các huyện nghèo giảm 4%.
- Tạo việc làm cho khoảng 1,6 triệu lao động.
- Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 50%.
- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm xuống dưới 15%.
- Số giường bệnh trên một vạn dân (không tính trạm y tế xã) đạt 23,5 giường...


ĐBQH Nguyễn Thị Quyết Tâm, Phó Bí thư Thành ủy - Chủ tịch HĐND TP.HCM: Khó mấy cũng phải làm

Hiện tại, TP.HCM có khoảng 19.000 người nghiện nhưng đây chỉ là con số đang quản lý về mặt hồ sơ, còn con số thực tế chắc chắn cao hơn nhiều. Chính quyền TP.HCM đặt mục tiêu đến trước Tết nguyên đán tới đây phải cơ bản đưa được các đối tượng nghiện không nơi ở cố định vào các trung tâm cai nghiện bắt buộc. Đây là áp lực rất lớn, song nếu không giải quyết được vấn đề này thì ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế, trật tự xã hội của thành phố, ảnh hưởng đến người dân, tác động đến du lịch…

Có thể nói, không riêng TP.HCM mà đây là vấn đề bắt buộc phải làm với các địa phương khác, vì thế khó mấy cũng phải làm. Và để làm được thì cần có sự quyết tâm, vào cuộc của cả hệ thống chính trị ở mỗi địa phương.

ĐBQH Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội: Khẩn trương nhưng phải thận trọng, đảm bảo an toàn

Việc Quốc hội lồng ghép vấn đề đưa người đi cai nghiện ma túy bắt buộc vào Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2015 nhận được sự đồng tình, thống nhất cao của các ĐBQH.

Từ đầu năm đến nay, việc đưa người nghiện ma túy vào các trung tâm cai nghiện bắt buộc thực sự rất khó khăn. Có 2 vướng mắc chính, thứ nhất là trong Luật Xử lý vi phạm hành chính chưa quy định rõ tổ chức xã hội tiếp nhận người nghiện là tổ chức nào. Thứ hai, quá trình làm hồ sơ tổ chức cho người nghiện đi cai nghiện phải mất tới 37 ngày như luật quy định là khá dài, bất hợp lý. Vì vậy, phải cho phép thành lập Trung tâm tiếp nhận xã hội, để các trung tâm này vận hành một thời gian sau đó đánh giá, nếu trung tâm hoạt động tốt thì có thể xem xét cho trung tâm này vận hành thay thế các tổ chức xã hội tiếp nhận người nghiện như quy định hiện hành. Tôi cũng mong muốn việc quản lý, làm thủ tục, lập hồ sơ để đưa người nghiện vào các trung tâm cai nghiện bắt buộc sẽ được thực hiện nhanh chóng hơn.

Hiện TP.HCM, Đà Nẵng đã chuẩn bị kỹ, có các điều kiện thực hiện tốt chính sách này, các địa phương còn lại tiếp tục thực hiện tùy theo điều kiện của mình. Chính phủ phải nhanh chóng có hướng dẫn các địa phương thực hiện cho phù hợp, chặt chẽ, đảm bảo thông suốt. Nơi nào đủ điều kiện làm trước, chưa đủ điều kiện chuẩn bị tiếp để làm sau. Chúng ta cần làm khẩn trương nhưng phải thận trọng, phải đảm bảo an toàn cho người nghiện ma túy và dân thường.
Tiến Hưng
http://www.anninhthudo.vn/

songchungvoi_HIV
12-11-2014, 11:19
Giám sát chặt chẽ người đi cai nghiện

12-11-2014 05:47 - Theo: www.thanhnien.com.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?id=-213557220)

Chủ trương đưa người nghiện vào các cơ sở điều trị bắt buộc rất được dư luận đồng tình sau khi đọc hai bài viết Thực tiễn đòi hỏi và Đưa người nghiện đi cai trước tết đăng trên Thanh Niên ngày 11.11.

Phải cai nghiện hiệu quả

Theo tôi, vấn đề bây giờ là làm sao cho người nghiện cai nghiện hiệu quả, không để tái nghiện. Cần phải giám sát chặt chẽ, có phác đồ điều trị tốt, kết hợp lao động và sinh hoạt lành mạnh để khi người nghiện trở lại với xã hội có ý thức làm người có ích.
Nguyễn Bá Sơn (http://citinews.net/xa-hoi/may-ngu-sac-tren-bau-troi-dak-lak-F3XCBBI/)
(son17081987@gmail.com)

Nên đưa vào điều trị bắt buộc

Mong Chính phủ khẩn trương, quyết liệt thực hiện nghị quyết của Quốc hội, sớm đưa người nghiện vào các cơ sở bắt buộc để được chữa bệnh, không để họ ở lan tràn ngoài cộng đồng gây mất an ninh trật tự xã hội, ảnh hưởng tới đời sống gia đình, kết nối bè bạn, làm gia tăng thêm số lượng người nghiện mới.

Cao Hồng Sĩ
(sigiaoduc@gmail.com)

Cuộc sống sẽ tươi đẹp

Tôi nghĩ nhân dân nghe tin này ai cũng tán thành. Chắc chắn rằng rồi đây nạn trộm cắp, cướp giật và án mạng giảm hẳn. Các trung tâm cai nghiện được đầu tư thêm nhiều kinh phí để hoạt động cai nghiện tốt hơn. Chúng ta nên tạo điều kiện thuận lợi để họ "quay đầu là bờ" trước khi quá muộn.
http://www.thanhnien.com.vn/Pictures201411/Cong_Dong/111114/NGUYEN-THI-CHAU-DUYEN.jpg

Các cơ sở điều trị cai nghiện phải làm nghiêm ngặt, tránh tình trạng có đường dây đưa ma túy vào "phục vụ" tận nơi cho các con nghiện. Nếu không làm được điều này thì quá trình cai nghiện cũng trở thành công cốc.

Nếu chúng ta giám sát không chặt chẽ người cai nghiện tại các trung tâm thì sẽ không đạt hiệu quả cai nghiện cho hàng chục ngàn người. Đây là một công việc vô cùng khó khăn, đòi hỏi các ngành, các cấp phải hết sức nỗ lực và nghiêm khắc.
Nguyễn Thị Châu Duyên
(Q.8, TP.HCM)
http://www.thanhnien.com.vn/Pictures201411/Cong_Dong/111114/CHAU-NGOC-MINH.jpg
Châu Ngọc Minh (http://citinews.net/xa-hoi/chuyen-co-tich-sau-tam-ve-so-doc-dac-GHMBASA/)
(TX.Buôn Hồ, Đắk Lắk)
Công Sơn
(thực hiện)

Ban CTBĐ
(tổng hợp)

songchungvoi_HIV
12-11-2014, 12:10
Chính thức đưa vấn đề cai nghiện bắt buộc vào Nghị quyết(12/11/2014)
VH- Chiều 10.11, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2015. Đáng chú ý, vấn đề được dư luận quan tâm trong thời gian qua về việc đưa người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đã được Quốc hội đưa vào nội dung của Nghị quyết này.
Trong báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 của Ủy ban Thường vụ QH, Phó Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân nêu rõ về Tờ trình 772/TTr-UBTVQH13 ngày 9.11.2014 của Ủy ban Thường vụ QH xin ý kiến các vị đại biểu QH về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc đưa người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Đến 9 giờ 30 phút ngày 10.11, đã có 280 ĐB đồng ý, sáu ĐB không đồng ý đưa nội dung này vào dự thảo nghị quyết.


Trưởng đoàn đại biểu QH TP.HCM Huỳnh Thành Lập cho biết: “Đề xuất của TP.HCM là phản ánh tâm tư, nguyện vọng của đồng bào, cử tri TP bức xúc trước sự lộng hành của nhiều người nghiện trên địa bàn khi công khai hút chích, ngang nhiên thách thức pháp luật, gây bất an cho xã hội”.


Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của QH Trương Thị Mai đánh giá TP.HCM đã có sự chuẩn bị tốt nhưng cũng đừng vì gấp rút quá mà làm ào ào, phải hết sức thận trọng. “Nghị quyết QH nêu rất rõ là trong thời gian này, phải bảo đảm an toàn cho đối tượng theo quy định của pháp luật. Điều đó có nghĩa các cơ quan, địa phương trong quá trình thực hiện phải hết sức bài bản, thận trọng để người dân được an tâm”, bà Mai lưu ý.


Trước đó, như tin đã đưa, trong cuộc họp về công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai do Chính phủ tổ chức đầu tháng 11 này, báo cáo của Bộ Công an cho thấy, tình trạng nghiện ma túy hiện vẫn diễn biến phức tạp, số người tái nghiện chiếm tỷ lệ cao..., 3 tỉnh/ thành có số người nghiện, người nhiễm HIV/AIDS có hồ sơ quản lý cao nhất cả nước là TP.HCM, Hà Nội và Sơn La. Lãnh đạo nhiều Bộ, ngành, địa phương cũng chỉ ra hàng loạt khó khăn của công tác cai nghiện và quản lý sau cai, nhất là vướng mắc về thực hiện quy trình, thủ tục cai nghiện ma túy bắt buộc. Ngày 7.11 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký tờ trình gửi Quốc hội về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong vấn đề đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Ngay sau đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp và cơ bản thống nhất với phương án Chính phủ đề xuất về việc cho phép thí điểm thành lập Trung tâm tiếp nhận người nghiện để cắt cơn, giải độc và tư vấn tâm lý trong khi chờ lập hồ sơ để tòa án ban hành quyết định đưa vào cai nghiện tập trung. Các trung tâm này sẽ thay cho vai trò của các tổ chức xã hội.

P.V
http://www.vanhoaonline.vn/

songchungvoi_HIV
21-11-2014, 12:14
Cai nghiện ma túy bắt buộc: Các trung tâm ở Hà Nội không hề quá tải
<time style="box-sizing: border-box; float: left; font-style: italic; color: rgb(85, 85, 85); font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 13px; line-height: 18.2000007629395px;">Thứ Sáu, ngày 21/11/2014 - 07:37</time>


ANTĐ - Vướng mắc trong việc đưa người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đã được tháo gỡ tại Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 của Quốc hội. Vấn đề đặt ra, liệu Hà Nội có gặp khó khăn sau gần một năm hầu như không giải quyết trường hợp cai nghiện bắt buộc nào.
http://www.anninhthudo.vn/uploaded/2014_11_21/rwvycai-nghien_xtzb123.jpg?width=500
Học viên được hướng dẫn học nghề tại các trung tâm
Khó chạm đến công suất tối đa

Hiện Hà Nội có 10 trung tâm cai nghiện và sau cai, trong đó 7 trung tâm cai nghiện bắt buộc và tự nguyện, 3 trung tâm quản lý sau cai và tất cả vẫn đang hoạt động. Công suất của toàn bộ hệ thống này, theo ông Nguyễn Kim Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội, Sở LĐ-TB&XH Hà Nội, có thể điều trị cắt cơn, quản lý sau cai cho 8.050 đối tượng.

“Hiện các trung tâm đang quản lý 6.800 học viên chứ không rỗng như mọi người vẫn tưởng. Năm 2014, kế hoạch đặt ra là đưa 1.900 học viên vào các trung tâm, nhưng từ đầu năm đến nay chúng tôi chưa thực hiện được chỉ tiêu nào do vướng mắc về quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính mới có hiệu lực từ tháng 1-2014 và Nghị định 221 có hiệu lực từ ngày 15-2-2014”. Đặt vấn đề liệu hệ thống có quá tải khi áp dụng trở lại việc đưa đối tượng nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định cai nghiện bắt buộc, ông Nguyễn Kim Hùng cho rằng sẽ không có chuyện đó, vì trước đây, hệ thống cơ sở có chức năng cai nghiện ma túy có thể đạt đến công suất hơn 10.000 người nhưng đã điều chỉnh xuống để đảm bảo yêu cầu về diện tích 2,5m2 với một giường bệnh, trong khi đó cơ sở vật chất và nhân viên vẫn đảm bảo.

Cũng theo ông Nguyễn Kim Hùng, đối tượng sử dụng ma túy trái phép, lang thang không có nơi cư trú ổn định hiện đang được quản lý ở các trung tâm vào khoảng 1.400 người và thời điểm cao nhất cũng chỉ lên đến 2.000 người. “Cùng với việc triển khai điều trị bằng Methadone, cai nghiện tự nguyện… việc đưa người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định vào cơ sở cai nghiện bắt buộc cũng khó có thể chạm đến công suất 8.050 người” - ông Nguyễn Kim Hùng phân tích.

Về việc có thành lập trung tâm mới chuyên tiếp nhận những người nghiện ma túy để cắt cơn, giải độc tạm thời như ở TP.HCM hay không, ông Nguyễn Kim Hùng cho biết, các trung tâm cai nghiện ở Hà Nội từ trước đến nay vẫn đảm bảo đầy đủ các quy trình tiếp nhận học viên. Các trung tâm vẫn thực hiện khám chữa bệnh, cắt cơn, giải độc, tư vấn tâm lý cho đối tượng nghiện ma túy lang thang, không nơi cư trú ổn định tại các khu cách ly trong khi chờ các bên công an, viện kiểm sát, tòa án… tiến hành thẩm tra hồ sơ theo quy định và ra quyết định.

Nâng chất lượng chăm sóc học viên

Vấn đề an toàn sức khỏe cho học viên trong quá trình cai nghiện bắt buộc cũng là điều còn nhiều người lo lắng dẫn tới né tránh không muốn đưa người thân vào các trung tâm cai nghiện. “Thực tế Hà Nội đã chứng minh, từ nhiều năm nay tỷ lệ học viên tử vong không rõ nguyên nhân rất thấp, hầu như không có. Còn tử vong do đánh nhau thì rất hiếm. Năm trước, có trường hợp học viên tử vong khi đang cai nghiện tại Trung tâm GDLĐXH số 3. Người nhà thì nắm rõ nguyên nhân tử vong do bệnh bẩm sinh, nhưng người dân xung quanh vẫn đồn thổi do đánh nhau. Chúng tôi đã về làm việc tại địa phương để giải thích cho người dân nơi đây rõ nguyên nhân học viên tử vong, không như dư luận đồn thổi”, ông Nguyễn Kim Hùng khẳng định.

Tại Trung tâm GDLĐXH số 5, ông Nguyễn Văn Lập, Phó Giám đốc Trung tâm cho biết, hiện trung tâm đang quản lý 300 học viên trên công suất tối đa là 400 học viên. Đây cũng là một trong những cơ sở đang tiến hành thí điểm mô hình cai nghiện tự nguyện theo hướng hiện đại hóa, đáp ứng đa dạng yêu cầu của người dân, bao gồm cả điều trị nội trú, ngoại trú và bán trú, điều trị bằng Methadone…Với mục tiêu thu hút học viên đến cai nguyện tự nguyện, ông Nguyễn Văn Lập cho biết, trung tâm đang định hướng điều trị, quản lý theo hướng từng cán bộ bám sát học viên, nắm rõ tâm lý, kịp thời động viên, tư vấn thay vì quản lý một cách cứng nhắc. “Học viên được tôn trọng, chia sẻ, được hỗ trợ tài chính… sẽ sớm có động lực để cai nghiện” - ông Nguyễn Văn Lập cho biết.

Ông Nguyễn Kim Hùng cũng cho rằng, việc tháo gỡ khó khăn về thủ tục cai nghiện bắt buộc sẽ tác động đến những đối tượng sử dụng ma túy chưa đến mức độ nghiện hoặc đã nghiện nhưng chưa đi cai nghiện bắt buộc để họ tự động đến các trung tâm cai nghiện tự nguyện. “Chữa bệnh sớm sẽ hiệu quả hơn. Chúng tôi cũng sẽ yêu cầu cán bộ, nhân viên của các trung tâm phải xuống địa phương, kết hợp với công an, các đoàn thể để tiếp cận, động viên đối tượng đi cai nghiện thay vì cứ ngồi chờ họ đến với trung tâm” - ông Nguyễn Kim Hùng khẳng định
Duy Anh
http://www.anninhthudo.vn/

songchungvoi_HIV
26-11-2014, 09:11
Đưa người nghiện ma túy đi cai nghiện bắt buộc: Vướng nhiều thủ tục26-11-2014 06:54 - Theo: baobariavungtau.com.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?id=2120353942)Đưa người nghiện ma túy đi cai nghiện tập trung nhằm giúp họ cắt cơn, phục hồi sức khỏe, lao động, học văn hóa, học nghề, đồng thời làm giảm nguy cơ mất an ninh trật tự do các đối tượng nghiện chích ma túy gây ra. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh không đưa được đối tượng nào vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
<tbody style="border: 0px; font-family: inherit; font-size: 13px; font-style: inherit; margin: 0px; outline: 0px; padding: 0px; vertical-align: baseline;">
http://baobariavungtau.com.vn/dataimages/201411/original/images1092124_hoc_vien_TTCN_tinh.jpg


Học viên cai nghiện ma túy tham gia lớp học nghề thủ công mỹ nghệ tại Trung tâm Giáo dục lao động và dạy nghề tỉnh.

</tbody>
TP.Vũng Tàu là một trong những địa phương có tỷ lệ người nghiện ma túy cao nhất tỉnh. Tính đến ngày 1-10-2014, TP.Vũng Tàu có hơn 1.000 người nghiện chích ma túy có hồ sơ quản lý (so với năm 2013 tăng 332 người) và đây mới chỉ là "bề nổi" so với thực tế. Vậy nhưng, từ đầu năm đến nay, TP.Vũng Tàu chưa đưa được bất cứ trường hợp nào đi cai nghiện ma túy bắt buộc do vướng thủ tục hành chính. Điều đó có nghĩa, tất cả các đối tượng nghiện vẫn đang ở trong cộng đồng và là mối nguy làm mất an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Tại huyện Tân Thành, hiện có 109 người nghiện chích ma túy có hồ sơ quản lý. Trong năm 2014, Đội điều tra phòng chống tội phạm ma túy phối hợp cùng các phòng nghiệp vụ của Công an huyện phát hiện, bắt 55 vụ với 120 đối tượng mua bán, tàng trữ, sử dụng ma túy. Trong đó, đã khởi tố 21 vụ, 23 bị can, còn lại lập biên bản xử phạt hành chính. Nhưng con số thực về đối tượng nghiện ma túy ở địa phương này cũng có thể còn cao hơn rất nhiều. Và cũng giống như TP.Vũng Tàu, đến thời điểm này, huyện Tân Thành chưa hề đưa được bất cứ đối tượng nào đi cai nghiện bắt buộc.

Không chỉ riêng TP.Vũng Tàu hay huyện Tân Thành mới "khó xử" khi không đưa được người nghiện ma túy đi cai nghiện bắt buộc mà các địa phương khác cũng rơi vào tình trạng tương tự. Theo thống kê của Sở LĐTBXH, toàn tỉnh có gần 2.500 đối tượng nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, trong đó, hơn 1.500 người ngoài cộng đồng, hơn 800 trường hợp đang cai nghiện tập trung tại Trung tâm Giáo dục lao động và dạy nghề tỉnh và từ đầu năm đến nay, Trung tâm chưa tiếp nhận thêm đối tượng nào theo diện cai nghiện bắt buộc.

Theo bà Nguyễn Thanh Hương (http://citinews.net/xa-hoi/vuon-nho-ngap-tran-20-loai-hoa-o-kien-giang-S355A3I/), Phó Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội tỉnh, Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định trình tự, thủ tục đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc do TAND cấp huyện xem xét quyết định có hiệu lực thi hành từ tháng 1-2014 đã gây "ách tắc" khiến địa phương nào cũng lúng túng và không thể đưa người nghiện đi cai nghiện bắt buộc theo quy định của Luật trên.

Bà Nguyễn Thị Thanh Hương (http://citinews.net/xa-hoi/cap-nhat-thu-ba-25-11-2014-15-18-gtm---7-C77JRIY/) cho biết thêm, nguyên nhân của vấn đề trên do chưa có sự thống nhất trong hướng dẫn chỉ đạo của các bộ, ngành liên quan trong việc đưa đối tượng vào cơ sở cai nghiện. Các văn bản triển khai Nghị định 221 của Thủ tướng Chính phủ cũng gặp nhiều khó khăn khi yêu cầu xác định người nghiện ma túy phải là bác sĩ có chứng chỉ hành nghề cai nghiện ma túy; trình tự thủ tục lập hồ sơ phức tạp qua nhiều cơ quan hành chính như: công an xã, công an huyện, Phòng tư pháp, Phòng LĐTBXH và TAND cấp huyện, mất rất nhiều thời gian. Nếu thực hiện đúng theo quy trình, thời gian ra quyết định đưa người đi cai nghiện nhanh nhất là 1 tháng. Trong 1 tháng chờ tòa án ra quyết định, đối tượng nghiện ma túy có hộ khẩu thường trú tại địa phương sẽ được gửi về gia đình quản lý. Đối với những đối tượng không có nơi cư trú xác định, phải đưa đến các cơ quan, tổ công tác xã hội tại các xã, phường, thị trấn quản lý. Tuy nhiên, cơ sở vật chất, cán bộ phụ trách công việc tiếp nhận tại các cơ quan này cũng không thể đáp ứng được việc tiếp nhận các đối tượng nghiện trong 1 tháng. "Ngoài ra, theo Nghị quyết 2596 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đổi mới trong cai nghiện ma túy đến năm 2020 tại Việt Nam, người nghiện ma túy đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc phải là người có hành vi vi phạm nghiêm trọng về trật tự an ninh xã hội. Đây cũng là khó khăn trong việc đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc" - bà Hương nói.

Theo Đại tá Bùi Văn Thảo, Trưởng Công an huyện Tân Thành, việc không đưa các đối tượng nghiện ma túy đi cai nghiện sẽ gây ra nhiều hệ lụy và khó khăn trong công tác bảo đảm an ninh trật tự tại địa phương. Bản thân các đối tượng là tác nhân lây lan, lôi kéo các đối tượng khác lao vào con đường nghiện ngập. "Đa số các đối tượng nghiện ma túy không có việc làm ổn định, để có tiền thỏa mãn cơn nghiện của bản thân, người nghiện ma túy sẵn sàng thực hiện những hành vi phạm tội như cướp giật, trộm cướp tài sản", Đại tá Thảo cho biết.

Bài, ảnh: NGÔ THANH

Mới đây, Quốc hội, Chính phủ đã quyết định có cơ chế riêng cho TP.Hồ Chí Minh giải quyết khó khăn, vướng mắc trong cai nghiện bắt buộc đối với đối tượng nghiện ma túy. Tuy nhiên, cơ chế trên mới chỉ được áp dụng thí điểm tại TP.Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, riêng BR-VT hiện vẫn đang trong tình trạng chờ hướng dẫn.

songchungvoi_HIV
17-01-2015, 07:54
Hơn 200 người tự nguyện đi cai nghiện bằng Methadone

7-01-2015 07:31 - Theo: hanoimoi.com.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?id=-970044724)
Sau khi Luật Xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc có sự thay đổi, công tác cai nghiện gặp nhiều khó khăn. Để giải quyết vấn đề này, UBND TP Hà Nội đã ban hành quyết định về quy chế trình tự, thủ tục, thẩm quyền tổ chức cai nghiện ma túy cho phù hợp với tình hình thực tế và cho ra đời cơ sở cai nghiện tự nguyện bằng Methadone. Chỉ chưa đầy nửa tháng áp dụng, đã có hơn 200 người tự nguyện đi cai nghiện bằng Methadone.



<tbody>
http://hanoimoi.com.vn/Uploads/anhthu/2015/1/17/methadone.jpg


Điều trị bằng Methadone giúp người nghiện tái hòa nhập cộng đồng.

</tbody>



Là một trong những người đầu tiên đăng ký cai nghiện tự nguyện bằng Methadone ở Trung tâm chữa bệnh Giáo dục lao động xã hội số V (thuộc Sở LĐ-TB&XH), anh Đặng Trần Quân (http://citinews.net/giai-tri/van-hoc-du-ky-hoi-sinh-tro-lai-5WZS7TQ/) (huyện Thường Tín) cho biết: "Sở dĩ, tôi biết được cơ sở cai nghiện này là nhờ công an và chính quyền địa phương vận động, phân tích rõ chính sách ưu tiên của thành phố đối với việc cai nghiện bằng Methadone và quy trình đăng ký chỉ 1-2 ngày, nên tôi đã đăng ký". Ông Nguyễn Văn Lưu (http://citinews.net/xa-hoi/ngay-hoi--dai-doan-ket-toan-dan-toc--o-vinh-hung-SK2SD7A/), ở quận Thanh Xuân đưa con trai đi cai nghiện tại trung tâm này cho biết: "Được các chú công an vận động, con trai tôi đã tự nguyện xin vào Trung tâm chữa bệnh Giáo dục lao động xã hội số V cai nghiện. Các chú công an cũng đến tận nhà đưa con tôi đi. Được tận mắt chứng kiến cơ sở vật chất của trung tâm, gia đình rất yên tâm gửi gắm con mình".


Chỉ sau 3 ngày mở cửa, cơ sở điều trị tự nguyện bằng Methadone tại Trung tâm chữa bệnh Giáo dục lao động xã hội số V đã nhận được đơn đăng ký của 81 người. Sau nửa tháng, số bệnh nhân đến cai nghiện tại đây lên tới hơn 200 người. Ông Nguyễn Văn Lập, Phó Giám đốc Trung tâm chữa bệnh Giáo dục lao động xã hội số V cho biết: "Lần đầu tiên, TP Hà Nội đưa vào hoạt động một cơ sở điều trị cai nghiện bằng Methadone theo hình thức tự nguyện. Với việc đầu tư cơ sở vật chất khang trang, đón nhận được 400 người bệnh, đội ngũ y bác sĩ chuyên tâm, trang thiết bị máy móc hiện đại và chế độ dinh dưỡng phù hợp, nên bên cạnh việc cai nghiện bệnh nhân còn được học tập, rèn luyện và đào tạo nghề để dễ dàng hòa nhập với cộng đồng. Đặc biệt, thành phố hỗ trợ hoàn toàn chi phí thuốc men, sinh hoạt cho người bệnh".






Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc (http://citinews.net/xa-hoi/-du-lich-vuon--tren-cao-nguyen-D7CE4AQ/): Mắt thấy, tai nghe

Các địa phương cần đưa người nghiện và gia đình họ đến trung tâm cai nghiện tự nguyện, để họ mắt nhìn, tai nghe về thực tế cuộc sống ở đây. Đề nghị ngành LĐ-TB&XH tạo điều kiện cho các quận, huyện đến trung tâm tham quan, học tập. Cùng với việc đầu tư cơ sở vật chất phục vụ quá trình cai nghiện, thành phố còn áp dụng quy trình mới trong việc hoàn tất thủ tục cho người đi cai nghiện. Theo đó, nếu quy trình của Chính phủ là 37 ngày thì quy định của thành phố rút xuống còn 13 ngày.

Hà Nội hiện có 6 trung tâm điều trị bằng Methadone. Các cơ sở này đang thực hiện cung cấp dịch vụ tư vấn và điều trị hiệu quả cho 1.700 người nghiện chất dạng thuốc phiện. Việc điều trị bằng Methadone giúp người nghiện được điều trị an toàn, thay đổi nhận thức, giảm hành vi phạm tội, tăng thể trạng sức khỏe. Khi sử dụng thuốc, người nghiện vẫn lao động, sản xuất, sinh hoạt bình thường. Phương pháp điều trị này sẽ giúp cho người nghiện giảm cảm giác thèm, nhớ ma túy, giảm tần suất sử dụng và phục hồi chức năng thể chất. Tuy nhiên, việc điều trị bằng Methadone trên địa bàn thành phố mới áp dụng được cho khoảng 8% tổng số người nghiện đang có hồ sơ quản lý.


Xuất phát từ quan điểm tạo điều kiện thuận lợi nhất, nhằm khuyến khích những người muốn từ bỏ các chất gây nghiện, trở về với cuộc sống đời thường, TP Hà Nội đã thí điểm mô hình điều trị tự nguyện tại Trung tâm chữa bệnh Giáo dục lao động xã hội số V. Để có thể đạt mục tiêu điều trị Methadone cho 8.500 người trong năm 2015, thành phố đã lập kế hoạch mở rộng thêm 10 điểm điều trị nữa. Dự kiến, các cơ sở này sẽ đi vào hoạt động trong tháng 2-2015. Đây là hình thức cai nghiện tự nguyện và còn rất mới nên Phó Chủ tịch UBND thành phố, Trưởng ban Chỉ đạo phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm thành phố Nguyễn Thị Bích Ngọc yêu cầu ngành y tế, LĐ-TB&XH và Công an tiếp tục thông báo rộng rãi chủ trương của thành phố để những người có nhu cầu cai nghiện biết và đăng ký điều trị. Sau quá trình điều trị, các học viên sẽ được đào tạo nghề để tái hòa nhập cộng đồng, trở thành công dân có ích cho gia đình và xã hội…


Những đổi thay đáng kể trong công tác cai nghiện nêu trên thể hiện quyết tâm của Hà Nội, giảm dần số người nghiện ma túy, kiềm chế không để phát sinh tệ nạn ma túy.

songchungvoi_HIV
08-05-2015, 16:26
Cai nghiện bắt buộc: Vẫn còn nhiều vướng mắcThứ sáu 08/05/2015 16:00

Sáng nay (8/5), Đoàn công tác của Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội do Phó chủ nhiệm Đặng Thuần Phong làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Cơ sở xã hội Bình Triệu về vấn đề cai nghiện.




<tbody style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-weight: inherit; font-style: inherit; font-size: 14.3999996185303px; vertical-align: baseline;">
http://tiengchuong.vn/Uploaded/phanthugiang/2015_05_08/184139cainghien181214.jpg


Học viên cai nghiện tại một trung tâm cai nghiện

</tbody>

Cơ sở xã hội Bình Triệu là một trong 3 đơn vị tại TP.HCM có nhiệm vụ tiếp nhận các đối tượng nghiện lang thang, không có nơi cư trú trong khi chờ quyết định đưa đi cai nghiện tập trung. Các phiên tòa sẽ được tổ chức ngay tại đây để xem xét quyết định cai nghiện bắt buộc cho các đối tượng nghiện. Tính từ ngày 5/12/2014 đến nay, Cơ sở xã hội Bình Triệu tiếp nhận trên 750 đối tượng nghiện, trong đó đã mở trên 560 phiên tòa và đưa 547 người nghiện đi cai nghiện bắt buộc tập trung.

Trong sáng nay, sau khi dự khán một phiên toàn xem xét quyết định đưa đi cai nghiện, Đoàn công tác của Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội đã có buổi làm việc với Cơ sở xã hội Bình Triệu có sự tham gia của Ban Văn hóa xã hội của HĐND thành phố và đại diện TAND thành phố. Đoàn công tác đã lắng nghe những vướng mắc trong vấn đề cai nghiện hiện nay tại TP.HCM.

Cụ thể, lực lượng công an chỉ có một thời gian rất ngắn để xác minh nơi cư trú của các đối tượng nghiện trước khi phiên tòa diễn ra. Nếu không xác định được thì các đối tượng này được xem là người lang thang và phải đi cai nghiện bắt buộc. Quyết định của tòa án về đưa đi cai nghiện chủ yếu là dựa trên đề nghị của Phòng Lao động thương binh và xã hội vì chưa thể xác định được tình trạng hay mức độ nặng nhẹ của người nghiện.

Nguyên nhân là trong văn bản hướng dẫn chẩn đoán tình trạng nghiện do Bộ Y tế ban hành thì ngoài hội chứng cai là triệu chứng dễ nhận biết và mang tính khách quan thì 5 triệu chứng còn lại được xem là khó xác định. Ngoài ra, một vấn đề còn vướng mắc hiện nay cần phải giải quyết đó là sự khác biệt về thời hiệu áp dụng quyết định cai nghiện bắt buộc tập trung giữa các tòa án khác nhau. Một số nơi xác định thời điểm cai nghiện bắt buộc tập trung tính từ ngày người nghiện được đưa vào các cơ sở xã hội, còn một số nơi khác thì lại chỉ tính thời gian sau 3 ngày kể từ ngày có quyết định của tòa án. Điều này đã ảnh hưởng không tốt đến tâm lý các đối tượng nghiện.


Theo VOV