PDA

View Full Version : Xóa bỏ rào cản với người cai nghiện bằng Methadone



songchungvoi_HIV
20-11-2014, 17:59
Thứ năm 20/11/2014 17:00
Đây là một trong những mục đích chính của hội thảo “Cộng đồng với việc thực hiện chương trình Methadone” do Dự án thành phần Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp với Dự án Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS tổ chức sáng nay (20/11) tại Hà Nội.

<tbody style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-weight: inherit; font-style: inherit; font-size: 14px; vertical-align: baseline;">
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2014_11_20/long%202.jpg










Cục trưởng Cục phòng, chống HIV/AIDS Nguyễn Hoàng Long phát biểu tại hội thảo - Ảnh: Thùy Chi

</tbody>
Cai nghiện ma túy là một trong những vấn đề nóng đang được quan tâm hiện nay. Do đó, từ nhiều năm qua, chương trình điều trị nghiện các dạng thuốc phiện bằng Methadone luôn được Đảng, Nhà nước và Quốc hội quan tâm. Tuy nhiên, cho đến nay, chương trình vẫn còn có những hạn chế nhất định.
Phương pháp điều trị “tiêu chuẩn vàng”
Vì vậy, hội thảo được tổ chức để tìm hiểu thực trạng việc tiếp cận chương trình Methadone của những người cung cấp dịch vụ điều trị Methadone, những người tiếp cận chương trình điều trị; trao đổi, thảo luận để tìm ra những khó khăn, giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả của chương trình.
TS. Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết, tính đến ngày 15/10/2014, mới có 38/63 tỉnh thành triển khai điều trị Methadone cho 21.613 người nghiện chất dạng thuốc phiện, đạt 27% so với mục tiêu điều trị cho 80.000 người vào cuối năm 2015, chiếm 12% số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý. Bởi vậy, cần có những giải pháp hiệu quả, cấp thiết cho việc điều trị cai nghiện bằng Methadone.
Methadone được đánh giá là phương pháp điều trị “tiêu chuẩn vàng” đối với người nghiện chất dạng thuốc phiện, giảm đáng kể việc sử dụng ma túy và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Theo báo cáo của Mạng lưới người sử dụng ma túy tại Việt Nam (VNPUD), “90% người sử dụng ma túy và gia đình của họ mong muốn được tiếp cận chương trình điều trị Methadone”, bởi “Methadone góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của họ, có sức khỏe để sống và làm việc; giảm nguy cơ bị đưa vào trung tâm cai nghiện bắt buộc. Người sử dụng ma túy có thời gian chăm lo con cái và gia đình”.
Tuy nhiên, cho đến nay việc tiếp cận với phương pháp cai nghiện Methadone còn gặp rất nhiều rào cản, khó khăn. Đó là do sự quan tâm chưa thỏa đáng của các cấp chính quyền tại địa phương, việc triển khai kế hoạch còn chậm trễ. Đặc biệt, vấn đề tài chính và nguồn nhân lực còn thiếu.
TS. Nguyễn Hoàng Long cho biết, mỗi trung tâm điều trị Methadone cần ít nhất 8 – 10 cán bộ y tế. Song hiện nay đội ngũ này chưa đáp ứng được nhu cầu. Bên cạnh đó là mức lương thấp, chế độ chưa thỏa đáng, cộng với thời gian làm việc quá tải dẫn dến chất lượng phục vụ còn hạn chế. Kinh phí để duy trì cho công tác điều trị chủ yếu là viện trợ từ Trung ương.
Tại hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận những vấn đề như: Khung pháp lý cho việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone; điều trị nghiện tại cộng đồng; rào cản trong việc tiếp cận điều trị Methadone; điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone xã hội hóa.

<tbody style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-weight: inherit; font-style: inherit; font-size: 14px; vertical-align: baseline;">
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2014_11_20/DSCN9605.jpg









Bà Đỗ Thị Vân - Giám đốc Dự án VUSTA điều hành hội thảo - Ảnh: Thùy Chi

</tbody>
Nhiều giải pháp được đưa ra nhằm tăng cường hiệu quả của chương trình Methadone. Trong đó, việc xã hội hóa các cơ sở điều trị cho người nghiện được ưu tiên hàng đầu. Theo đó, sẽ tiến hành thu phí những người đến cơ sở điều trị bằng Methadone từ 10.000đ – 15.000đ/người/ngày (chi cho tiền nước, cốc uống nước, điện, vệ sinh môi trường, chi cho cán bộ hợp đồng...).
Ngoài ra, cần đẩy mạnh công tác truyền thông về chương trình, huy động sự tham gia của các tổ chức dân sự xã hội và mạng lưới đồng đẳng; tăng cường nguồn ngân sách Trung ương để đảm bảo tối thiểu việc mua thuốc điều trị cho các tỉnh thành khó khăn (ưu tiên miền núi) và đào tạo nhân lực. Bên cạnh đó, người nghiện cần ý thức tự xóa bỏ mặc cảm, hòa nhập cộng đồng, tham gia tích cực vào chương trình điều trị cai nghiện bằng Methadone.

Thùy Chihttp://tiengchuong.vn/

songchungvoi_HIV
21-11-2014, 11:24
Người cai nghiện bằng methadone gặp khó vì thủ tụcThứ Sáu, ngày 21/11/2014 - 01:40
(PL)- “Người sử dụng ma túy muốn đăng ký cai nghiện bằng methadone gặp rất nhiều khó khăn.

http://plo.vn/uploaded/thanhtung/2014_11_21/methadone_cemg.jpg?width=500
Người cai nghiện điều trị bằng methadone đang gặp nhiều khó khăn. Ảnh: VOVThủ tục xét chọn rườm rà, thời gian chờ đợi lâu, phải đi năm đến sáu nơi để lấy nhiều con dấu xác nhận. Tôi làm gần hai tháng rồi mà vẫn chưa xong thủ tục vì không có người xác nhận”. Đó là chia sẻ của một người sử dụng ma túy muốn được cai nghiện bằng thuốc thay thế methadone tại hội thảo Cộng đồng với việc thực hiện Chương trình methadone diễn ra hôm qua (20-11) do Quỹ toàn cầu Phòng, chống HIV/AIDS tổ chức.
Ông Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), cho biết đang rà soát lại quy trình, trong quá trình điều trị cũng như hồ sơ để tiết giản tối đa cho người điều trị.Theo Cục Phòng, chống HIV/AIDS, sau bốn tháng thực hiện chỉ thị của Thủ tướng về đẩy mạnh cai nghiện bằng thuốc methadone trên toàn quốc, đến nay cả nước đã có gần 22.000 bệnh nhân tham gia điều trị. Điều trị bằng methadone rẻ hơn điều trị cai nghiện bắt buộc 12 lần, với tỉ lệ tuân thủ điều trị đạt 90%. Còn cai nghiện bắt buộc, tỉ lệ tái nghiện lên tới 90%. Theo quy định, thời gian xét duyệt hồ sơ điều trị cai nghiện bằng methadone là 10 ngày nhưng thực tế tại nhiều địa phương người nghiện phải mất vài tháng mới có thể tiếp cận được thuốc điều trị.
HUY HÀ
http://plo.vn/

songchungvoi_HIV
22-11-2014, 09:26
Người cai nghiện bằng Methadone gặp khó vì thủ tụcThứ sáu 21/11/2014 14:36Nhiều người sử dụng ma túy có nhu cầu đăng ký điều trị cai nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại một số địa phương còn gặp nhiều khó khăn trong thủ tục đăng ký hồ sơ.


<tbody style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-weight: inherit; font-style: inherit; font-size: 14px; vertical-align: baseline;">
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2014_11_21/nghien.jpg





Anh Trần Minh Thắng chia sẻ tại hội thảo - Ảnh: Thùy Chi

</tbody>
Thông tin trên được đưa ra tạihội thảo Cộng đồng với việc thực hiện Chương trình Methadone do Dự án thành phần Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp với Dự án Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS tổ chức ngày 20/11 tại Hà Nội.

Thủ tục hành chính chưa thuận lợi

Cai nghiện bằng Methadone được chứng minh là tiết kiệm, an toàn cho người nghiện, hạn chế tái nghiện và phòng tránh lây nhiễm HIV. Mặc dù được phát thuốc điều trị miễn phí nhưng nhiều người nghiện vẫn e dè tiếp cận với các cơ sở điều trị Methadone. Nguyên nhân là do thủ tục hành chính đưa người nghiện vào điều trị Methadone chưa thuận lợi, trong đó có việc người nghiện phải có xác nhận của chính quyền địa phương là không thuộc đối tượng phải đưa đi cai nghiện bắt buộc.

Chia sẻ tại hội thảo, anh N.T.H - một người sử dụng ma túy muốn được điều trị cai nghiện bằng thuốc thay thế Methadone cho biết: “Thủ tục xét chọn rườm rà, thời gian chờ đợi lâu, phải đi năm đến sáu nơi để lấy nhiều con dấu xác nhận. Tôi làm gần hai tháng rồi mà vẫn chưa xong thủ tục vì không có người xác nhận”.

Anh Trần Minh Thắng, thành viên Ban điều hành người nghiện ma túy chia sẻ, bản thân anh đã không dưới 20 lần cai nghiện tại nhà nhưng không hiệu quả. Chỉ khi dùng Methadone, anh mới không còn cảm giác thèm heroin. Tuy nhiên, nhiều người nghiện vì ngại lộ diện, không muốn đến địa phương xin xác nhận hộ khẩu thường trú và không thuộc đối tượng đi cai bắt buộc nên đã… lỡ cả cuộc đời.

“Mặt khác, việc đăng ký cai nghiện bằng Methadone ở một số địa phương vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập. Có nơi vì ít người đăng ký nên phải chờ tới 4 tháng mới được duyệt hồ sơ và uống thuốc. Trong khoảng thời gian này, có người đã mất”, anh Thắng nói.

Trong khi đó, một người nghiện ma túy khác đang làm hồ sơ xin cai nghiện bằng Methadone cho biết: “Tôi đang làm hồ sơ xin đi cai bằng Methadone nhưng vẫn chưa xong. Khi đến UBND phường xin xác nhận, họ bảo sang xin công an, đến công an lại bảo họ không có thẩm quyền. Đến Trung tâm Y tế quận Hai Bà Trưng để kiểm tra là có bị nghiện không họ lại đưa sang Bệnh viện Thanh Nhàn để kiểm tra phổi, lao, máu, gan, HIV, đo huyết áp…”.

Rà soát và đơn giản hóa quy trình, thủ tục

Theo Cục Phòng, chống HIV/AIDS, sau bốn tháng thực hiện chỉ thị của Thủ tướng về đẩy mạnh cai nghiện bằng thuốc Methadone trên toàn quốc, đến nay cả nước đã có gần 22.000 bệnh nhân tham gia điều trị.

Điều trị bằng Methadone rẻ hơn điều trị cai nghiện bắt buộc 12 lần, với tỉ lệ tuân thủ điều trị đạt 90%. Còn cai nghiện bắt buộc, tỉ lệ tái nghiện lên tới 90%. Theo quy định, thời gian xét duyệt hồ sơ điều trị cai nghiện bằng Methadone là 10 ngày nhưng thực tế tại nhiều địa phương người nghiện phải mất vài tháng mới có thể tiếp cận được thuốc điều trị.

Đưa ra giải pháp khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong việc cai nghiện bằng Methadone, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) Nguyễn Hoàng Long cho rằng, phải rà soát và đơn giản hóa quy trình, thủ tục hành chính, từ đưa người vào điều trị đến quy trình quản lý, uống thuốc sao cho đơn giản, thuận tiện. Bên cạnh đó, xây dựng và triển khai mô hình “Điểm cấp phát thuốc” tại các trạm y tế xã, nhất là khu vực miền núi để thuận tiện cho người nghiện đến uống thuốc hàng ngày.

Về lâu dài, để đảm bảo kinh phí cho chương trình điều trị methadone, ngoài nguồn viện trợ và ngân sách nhà nước, cần đẩy mạnh xã hội hóa. Nhưng hơn hết, người nghiện phải chủ động tìm đến các cơ sở điều trị methadone và thực hiện nghiêm các quy định.Cục trưởng Nguyễn Hoàng Long cho biết, hiện ngành y tế đang đẩy mạnh việc rà soát lại quy trình trong quá trình điều trị cũng như hồ sơ để tiết giản tối đa cho người điều trị.

Về mặt pháp lý, Luật gia Trịnh Thị Lê Trâm, Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật và chính sách về y tế, HIV/AIDS - Chủ tịch Hội phòng, chống HIV/AIDS Hà Nội cho rằng: “Nên xem xét cho phép người nghiện không có nơi cư trú ổn định được đăng ký điều trị Methadone bằng chứng minh thư nhân dân. Đối với người đang điều trị nghiện Methadone ở cộng đồng bị đưa vào các cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, trại tạm giam, trại giam thì được cơ sở đang điều trị gửi phiếu chuyển gửi đến người phụ trách y tế của cơ sở đó. Đề nghị Nhà nước xem xét để có thể đưa việc điều trị Methadone vào các cơ sở cai nghiện bắt buộc”.
Thùy Chihttp://tiengchuong.vn/

songchungvoi_HIV
22-11-2014, 12:58
Phá rào cản cho Chương trình cai nghiện dùng Methadone (21/11/2014)22-11-2014 12:25 - Theo: daidoanket.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?id=-1245768614)Cho đến nay, số người tham gia Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone mới chỉ khoảng 22.000 người, đạt 27% so với mục tiêu đề ra là 80.000 người vào cuối năm 2015 và mới triển khai ở 38/63 tỉnh, thành cả nước. Đâu là những rào cản khiến người nghiện ma túy khó tiếp cận Chương trình? Cán bộ y tế gặp khó khăn gì trong việc mở rộng chương trình này? Hội thảo "Cộng đồng với việc thực hiện Chương trình Methadone" diễn ra hôm qua 20-11, do Liên hiệp Các hội KH&KT VN (VUSTA), Quỹ Toàn cầu Phòng chống HIV/AIDS tổ chức phần nào cho lời giải đáp.
<tbody style="border: 0px; font-family: inherit; font-size: 13px; font-style: inherit; margin: 0px; outline: 0px; padding: 0px; vertical-align: baseline;">

<tbody style="border: 0px; font-family: inherit; font-size: 13px; font-style: inherit; margin: 0px; outline: 0px; padding: 0px; vertical-align: baseline;">

http://daidoanket.vn/Pictures/bao%20tuan/_2014/325/2014_325_14_a1.jpg



Phần trình bày của người nghiện ma tuý tỉnh Điện Biên Trần Mạnh Thắng tại Hội thảo


Ảnh TNK




Theo TS Nguyễn Hoàng Long (http://citinews.net/doi-song/cai-nghien-bang-methadone--vi-sao-kho-tiep-can--AZQK6LY/), Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, nguyên nhân của thực trạng trên là do ý thức chấp hành của các địa phương chưa cao. Người thực hiện còn có tâm tư như thu nhập thấp, áp lực cao.




Ông Trần Mạnh Thắng, đại diện cho những người sử dụng ma tuý tỉnh Điện Biên cho rằng: So với cai nghiện tập trung, Chương trình Methadone có nhiều ưu việt hơn. Người sử dụng ma tuý có điều kiện cải thiện cuộc sống đáng kể. Tuy nhiên, rào cản là người nghiện sợ lộ danh tính dẫn đến mất việc ở cơ quan, thủ tục xét duyệt khó khăn, rườm rà, kéo dài thời gian chờ đợi...




Đồng quan điểm trên, một người nghiện khác tại Hà Nội kể lại một "mê hồn trận" tại địa phương buộc người nghiện phải đi lòng vòng hết cơ quan này sang cơ quan khác, làm đủ mọi xét nghiệm để xin xác nhận hồ sơ dùng Methadone. Tuy vậy, theo ông Nguyễn Hoàng Mai, Vụ trưởng Vụ Các vấn đề xã hội thuộc Văn phòng Quốc hội, cần phải "thông cảm" cho thủ tục này để có thể có cơ sở quản lý người nghiện. "Chúng ta không thể thay quy định này được đâu"- ông khẳng định. Trong khi ông Thắng cho hay, ông từng đi nước ngoài, ở đó thủ tục dành cho người dùng Methadone rất đơn giản, chỉ cần người nghiện đến các trung tâm đăng ký.




Một vấn đề khác được đặt ra là làm thế nào để xã hội hoá công tác này trong khi Thông tư 12 của Bộ Y tế quy định cơ sở cai nghiện nhất thiết phải có biên chế 10 nhân lực, rất cồng kềnh và tốn kém.




Luật Phòng chống ma tuý coi người sử dụng ma tuý là người bệnh. Theo ông Trần Tiến Đức (http://citinews.net/xa-hoi/ha-noi--chu-tich-thanh-pho-viet-thu-xin-cho-2-con-nhap-ngu-HKWKC7A/), chuyên gia độc lập, từng là Giám đốc Dự án Policy của USAID, chúng ta cần chăm sóc, đối xử với họ với tâm thế khác, chứ không phải như hiện nay cứ mãi bắt buộc cai nghiện tại các trung tâm 06. "Một năm Trung tâm 06 Đức Hạnh - TPHCM tiêu tốn hết 27 tỷ đồng mà có đến 90% người tái nghiện sau 2 mãn hạn 2 năm điều trị ở đây. Chúng ta có đến gần 100 trung tâm 06. Nếu dùng số tiền này dùng cho điều trị Methadone thì sẽ hiệu quả hơn rất nhiều"- ông Đức nhấn mạnh. Trong bối cảnh nguồn tài trợ cấp thuốc Methadone miễn phí sẽ bị cắt bắt đầu từ năm 2016 mà bệnh nhân có thể phải thanh toán thêm tiền thuốc, việc chuyển dịch đầu tư từ các trung tâm 06 sang cấp thuốc Methadone có thể là một giải pháp khá hữu hiệu- theo ông Đức.



Ngọc Kha


</tbody>


</tbody>

songchungvoi_HIV
24-11-2014, 10:19
Tăng hiệu quả điều trị nghiện ma tuý: Xoá bỏ rào cản với Methadone

THÙY GIANG (VIETNAM+)<time style="margin-right: 5px; color: rgb(153, 153, 153); font-family: Arial, 'Helvetica Neue', Helvetica, sans-serif; font-size: 11px; line-height: 11px; text-transform: uppercase;">LÚC : 22/11/14 10:49</time>
Hiện nay, có tới 90% người sử dụng ma túy muốn được tiếp cận chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone.
http://img.vietnamplus.vn/t660/Uploaded/oqivokbb/2014_11_22/TTXVN__quan_ly.jpg (http://img.vietnamplus.vn/t660/Uploaded/oqivokbb/2014_11_22/TTXVN__quan_ly.jpg)
Nhân viên y tế cấp phát thuốc Methadone điều trị cho người bệnh. (Ảnh: TTXVN)
Tuy nhiên, trên thực tế, công cuộc điều trị của những đối tượng trên còn vướng mắc rất nhiều rào cản trong tiếp cận chương trình. Họ mong muốn thủ tục hành chính cần đơn giản hơn, bởi hiện nay những người điều trị nghiện muốn tham gia chương trình phải xin xác nhận ở 5-6 nơi và chờ đợi đến vài tháng vẫn chưa được uống thuốc Methadone.

Thông tin trên đã được đưa ra thảo luận sôi nổi tại hội thảo"Cộng đồng với việc thực hiện chương trình Methadone" do Dự án thành phần Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), Dự án Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS vừa được tổ chức tại Hà Nội.

Chờ 4 tháng chưa được tiếp cận với thuốc

Phát biểu tại hội thảo anh Trần Thanh Thắng - một tình nguyện viên thuộc Mạng lưới người sử dụng ma túy tại Việt Nam (Vnplud) chia sẻ, trong nhóm có người nộp đơn tham gia điều trị của chương trình tới 4 tháng sau mới được uống thuốc Methadone.

Theo anh Thắng: “Khi người bệnh thắc mắc thì nhận được câu trả lời từ phía cơ sở điều trị là hiện nay số người tham gia chương trình đã ổn định, vì số người vào sau lẻ tẻ và rải rác. Chính vì vậy có cơ sở điều trị buộc bệnh nhân phải chờ đủ từ 7-15 người rồi mới xét duyệt một thể.”

Anh Thắng phân tích, với những người sử dụng ma túy việc bắt họ chờ đợi lâu tới 4 tháng có thể làm sức khỏe của họ giảm sút rất nhiều, có người nhiều khi đã ra đi trong khi chờ đợi được tham gia vào chương trình.

Cùng quan điểm trên, một người sử dụng ma túy tại quận Hai Bà Trưng ở Hà Nội cũng bày tỏ sự bức xúc khi hơn một tháng sau khi anh tham gia viết đơn để được tiếp cận điều trị nghiện bằng Methadone qua rất nhiều khâu thủ tục hành chính giữa công an phường và ủy ban, qua nhiều lần xét nghiệm ở các bệnh viện anh vẫn chưa được tiếp cận với thuốc.

Theo báo cáo của Trung tâm nghiên cứu đào tạo HIV/AIDS (Trường Đại học Y Hà Nội), Methadone là phương pháp điều trị “tiêu chuẩn vàng” đối với những người nghiện các chất dạng ma túy trên thế giới. Những nghiên cứu đã cho thấy, việc sử dụng thuốc Methadone đã làm giảm đáng kể việc sử dụng ma túy. Tỷ lệ tiêm chích ở những người nghiện (trong 3 tháng trước phỏng vấn) đã giảm từ 87% trước điều trị xuống còn gần 53% sau 1 năm và còn 42% sau 2 năm điều trị.

Đánh giá về chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone, Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) Nguyễn Hoàng Long cho biết, đến ngày 15/11, cả nước đã có 38 tỉnh, thành phố đã triển khai chương trình với 122 cơ sở điều trị và hơn 22.000 bệnh nhân tham gia điều trị, đạt 71% mục tiêu chỉ tiêu của năm 2014 và đạt 27% so với mục tiêu điều trị cho 80.000 người vào cuối năm 2015.

Như vậy, hiện nay mới chỉ có 12% số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý. Có 17/61 tỉnh chưa phê duyệt được kế hoạch cung cấp dịch vụ điều trị Methadone.

Theo ông Long, nguyên nhân của việc chậm triển khai điều trị thay thế chủ yếu là do cấp uỷ, chính quyền ở nhiều địa phương còn thiếu sự quan tâm, đầu tư, huy động nguồn lực; còn có tư tưởng ỷ lại, trông chờ hỗ trợ từ Trung ương...

Đánh giá của Ban quản lý Dự án thành phần Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cho thấy, kết quả công tác cai nghiện chưa cao. Hoạt động điều trị nghiện bằng Methadone vẫn gặp nhiều khó khăn như: Tỷ lệ bệnh nhân dùng ma túy tổng hợp ngày càng tăng và chưa có biện pháp can thiệp; nhiều bệnh nhân đi làm ăn xa, công tác ở những địa phương không có chương trình Methadone (trong khi đó qui định không được mang thuốc theo...

Đề cập đến khía cạnh giảm bớt “rào cản” đối với công tác xã hội hóa trong lĩnh vực này, bà Khuất Thị Hải Oanh - Giám đốc Trung tâm hỗ trợ sáng kiến phát triển cộng đồng (SCDI) bày tỏ quan điểm cho rằng việc mở điểm điều trị Methadone ngoài công lập hiện nay vẫn còn nhiều bất cập. Chính vì vậy, đã làm không có nhiều cơ sở điều trị Methadone ngoài công lập được cấp phép. Chính điều này gây khó khăn cho người nghiện ma túy càng không có cơ hội được tiếp cận với uống thuốc Methadone.

Bớt “rào cản” với cơ sở xã hội hóa

Thống kê của Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tại Hải Phòng cho thấy, tại địa phương, chương trình Methadone giúp giảm 70% hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến ma túy; mâu thuẫn gia đình, xã hội giảm; đặc biệt là giảm đáng kể chi phí đối với gia đình có người nghiện. Việc điều trị Methadone giúp người nghiện không còn bị ám ảnh bởi việc tìm kiếm ma túy và yên tâm làm việc phụ giúp gia đình...

Theo báo cáo của Vnplud, 90% người sử dụng ma túy và gia đình của họ mong muốn được tiếp cận chương trình điều trị bằng Methadone bởi Methadone sẽ góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của họ, có sức khỏe để sống và làm việc, giảm nguy cơ bị bắt vào trung tâm cai nghiện bắt buộc.

http://img.vietnamplus.vn/t660/Uploaded/oqivokbb/2014_11_22/TTXVN_nguoi_benh.jpg (http://img.vietnamplus.vn/t660/Uploaded/oqivokbb/2014_11_22/TTXVN_nguoi_benh.jpg)Người cai nghiện các chất dạng thuốc phiện uống thuốc Methadone. (Ảnh: TTXVN)


Tại hội thảo, anh Thắng và rất nhiều người sử dụng ma túy mong mỏi các cấp chính quyền có thể tạo điều kiện cho người sử dụng ma túy được xét duyệt nhanh hơn các thủ tục để có thể sao 10-15 ngày xét duyệt một lần để người điều trị bớt phải chờ đợi lâu. Bởi mỗi một ngày người sử dụng ma túy nếu như không được uống thuốc Methadone điều trị thay thế thì họ sẽ bớt phải sử dụng ma túy.

Bàn về những giải pháp, ông Nguyễn Hoàng Long cũng đề xuất thời gian tới, Việt Nam cần tăng cường công tác truyền thông về chương trình, huy động sự tham gia của các tổ chức dân sự xã hội và mạng lưới đồng đẳng; từng bước xã hội hóa để có nguồn kinh phí chi trả cho cán bộ hợp đồng; rà soát và đơn giản hóa quy trình, thủ tục hành chính từ việc đưa người vào điều trị đến quy trình quản lý, uống thuốc sao cho thuận tiện...

Theo bà Khuất Thị Hải Oanh, quy định yêu cầu đối với điểm điều trị Methadone ngoài công lập cần có tới 10 nhân viên, trong đó có 8 nhân viên y tế và 2 bảo vệ. Bà Oanh phân tích, thực tế số lượng nhân viên không cần đến nhiều như vậy, yêu cầu như vậy sẽ gây khó khăn cho việc khuyến khích các cá nhân, tổ chức ngoài công lập thành lập cơ sở điều trị Methadone. Vì vậy, đây sẽ là rào cản lớn cho những đơn vị muốn tham gia vào cung cấp dịch vụ này.

Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận sôi nổi những vấn đề như tháo gỡ rào cản trong việc tiếp cận điều trị Methadone, đơn giản hóa thủ tục hành chính cho người đăng ký điều trị Methadone kể cả cho những người nghiện không có nơi cư trú ổn định; điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone xã hội hóa... và đưa ra các khuyến nghị nhằm tháo gỡ những khó khăn của chương trình Methadone hiện nay./.