PDA

View Full Version : Hạnh phúc từ ‘đôi đũa lệch’



songchungvoi_HIV
03-12-2014, 11:05
Wednesday, 3 - December - 2014

Dù là “đôi đũa lệch” nhưng trái tim đã giúp họ vượt lên hoàn cảnh và mặc cảm để xây dựng hạnh phúc cho mình.
http://caritasphucuong.org/wp-content/uploads/2014/12/Hiet.jpg (http://caritasphucuong.org/wp-content/uploads/2014/12/Hiet.jpg)
Vợ chồng Hiết cùng chuẩn bị bữa ăn cho đàn lợn – Ảnh: T.Q.NNỗi đau cắt chân


Tìm đến nhà vợ chồng Nguyễn Xuân Hiết (33 tuổi) và Lê Thị Xuân (24 tuổi, ở thôn 5, xã Lý Trạch, H.Bố Trạch, Quảng Bình). Có khách đến chơi, Hiết nhờ vợ lấy ít rượu ra mời, mặc dù tôi cản nhưng anh không chịu, bảo phải uống với nhau một ly rồi bắt đầu kể về cuộc đời trắc trở của mình…


Khi là sinh viên chuyên ngành lịch sử của Trường ĐH Khoa học Huế, đam mê bóng đá và có năng khiếu nên hầu như Hiết không vắng mặt trong các trận đấu của lớp, trường. Biến cố xảy ra vào cuối năm học thứ 4, Hiết bị đau chân phải, nhiều lúc đau đến mức không tài nào đứng dậy đi được. Gia đình đưa Hiết đi khám ở nhiều bệnh viện và kết quả cho biết chân Hiết bị một loại u ác tính, buộc phải tháo bỏ. Lúc đó, mọi thứ như đổ sụp trong đầu chàng trai trẻ, anh bắt đầu hình dung về những mảng mây xám xịt. Anh thẫn thờ nghĩ về cuộc đời mình, từ một thanh niên khỏe mạnh, đam mê và giỏi thể thao, giờ thành người tàn tật.


Một số người cùng mắc bệnh như Hiết nhưng chỉ sống được vài ba năm sau khi tháo khớp gối. Điều này càng khiến anh sợ hãi hơn. May mắn là Hiết được bác sĩ tư vấn nên cắt tới sát háng chứ không chỉ tháo khớp gối; nhiều người muốn để dài hơn nên chỉ tháo khớp gối, dẫn đến việc còn mầm bệnh và ăn lên khớp háng, lên người, lúc đó khó giữ được tính mạng.


Cắt xong, sau một thời gian điều trị, Hiết trở về nhà. Trong thời gian điều trị, Hiết vẫn đau đáu giấc mơ giảng đường, muốn hoàn thành con đường học hành dang dở của mình. Vì thế, khi đã khỏe trở lại, Hiết vào Huế học tiếp và tốt nghiệp ĐH vào năm 2006. Cầm tấm bằng trên tay, Hiết đi xin việc nhưng không nơi nào gật đầu, anh đành nuốt nước mắt về nhà, lặng lẽ cất bằng vào tủ. Nỗi đau chồng lên nỗi đau, người yêu mấy năm trời cũng xa lánh anh. Hiết kể: “Cô ấy bảo, người em yêu không phải là anh bây giờ. Nghe thế mình cũng chủ động nói lời chia tay”…


Cuộc tình đẹp


Những ngày quanh quẩn trong làng đã đưa Hiết đến với Xuân. Có lẽ, nếu chỉ nghe kể chuyện rằng có một cô gái cao ráo, xinh đẹp, khỏe mạnh nhưng lại yêu và lấy anh chàng bị cụt một chân thì mấy ai tin. Nhưng số phận, tình yêu đã mang họ đến với nhau. Thế nên năm 2009, khi Xuân tròn 19 tuổi, độ tuổi đẹp nhất thì đám cưới của họ diễn ra, người làng ai nấy trầm trồ, thán phục.


Hiết cười tự tin: “Mình cụt một chân nhưng mặc quần áo vào, chạy xe máy thì còn hơn khối anh ấy chứ”. Quen biết Xuân rồi, Hiết thường nhắn cho cô những dòng tin mùi mẫn khiến Xuân xao lòng, cảm mến. Xuân hài hước bảo: “Anh ấy cụt chân chứ có cụt gì nữa đâu”. Đến giờ hai vợ chồng đã có với nhau 3 đứa con, 2 trai 1 gái, đứa nào cũng nhanh nhẹn, kháu khỉnh. Công việc khiến Xuân già đi ít nhiều so với tuổi nhưng khuôn mặt cô vẫn giữ được nét hồng hào, tươi tắn.


Cưới nhau rồi hai vợ chồng lao vào làm kinh tế. Thành quả sau nhiều năm thức khuya dậy sớm của hai vợ chồng bây giờ là đàn lợn nái 9 con và 17 lợn con.


Hiết tâm sự: “Lấy vợ về, có gia đình mới rồi có con, mình không thể khoanh tay ngồi nhìn mà phải nghĩ kế sinh nhai. Suy nghĩ mãi rồi quyết định chọn nuôi lợn, nó phù hợp với bản thân. Mình nuôi nhiều dần lên theo từng năm. Lợn mẹ đẻ con nào ra là để nuôi thành lợn thịt bán luôn. Bình quân mỗi năm cũng xuất được chừng 50 con lợn thịt, thu lãi tầm 35 – 40 triệu đồng”.


Xem ti vi, thấy nói về biogas vừa giải quyết ô nhiễm môi trường vừa không mất tiền mua gas, Hiết lặn lội đi tìm mô hình và người lắp đặt. Ở Quảng Bình, công nghệ này chưa phổ biến; may mắn Hiết tìm ra một gia đình ở TP.Đồng Hới có sử dụng. Anh trở về thuê thợ làm và bây giờ cả gia đình anh dùng thoải mái, thậm chí nhiều lúc thừa gas phải đốt cháy không.


Hiết đang dự định mở rộng quy mô, nuôi thêm nhiều lợn nái. Anh ao ước có đất để đào hồ cá, sản xuất theo mô hình trên lợn dưới cá, sẽ cho thu nhập cao hơn.


Hình ảnh hai vợ chồng phụ giúp nhau chăm lo đàn lợn thấy gắn bó, ấm no đến lạ. Chỉ có tình cảm thực sự mới là chất xúc tác cho cuộc tình đẹp này.

Nguồn: thanhnien