PDA

View Full Version : Việt nam đã ký kết hoặc tham gia công ước quốc tế nào về phòng chống nhiễm hiv/aids



songchungvoi_HIV
03-12-2014, 12:20
12:13 ICT Thứ Tư, 03/12/2014
1. VIỆT NAM ĐÃ KÝ KẾT HOẶC THAM GIA CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ NÀO VỀ PHÒNG CHỐNG NHIỄM HIV/AIDS
Câu hỏi:
XIN CHO BIẾT, VIỆT NAM ĐÃ KÝ KẾT HOẶC THAM GIA CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ NÀO VỀ PHÒNG CHỐNG NHIỄM HIV/AIDS ?
Trả lời:
Sớm nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của hành động phối hợp chung có tính chất toàn cầu trong công cuộc ngăn chặn thảm họa của đại dịch HIV/AIDS, do đó Việt Nam đã tích cực tham gia và nỗ lực phấn đấu cùng cộng đồng quốc tế trong phòng chống AIDS. Một trong những cơ sở pháp lý quan trọng để phối hợp hành động chung là các quốc gia cùng tham gia ký kết công ước về phòng chống HIV/AIDS. Các quốc gia thành viên của Công ước cùng thống nhất hành động, hợp tác trên tinh thần và nội dung văn kiện cũng đã được thỏa thuận nhằm đạt tới mục tiêu chung là ngăn ngừa đại dịch HIV/AIDS có hiệu quả

Một trong những Công ước Quốc tế tiêu biểu mà Việt Nam tham gia ký kết là Tuyên bố chung tại Hội nghị thượng đỉnh Paris ngày 01 tháng 12 năm 1994. Tại Hội nghị này đại diện của hơn 40 quốc gia trên thế giới đã cam kết phối hợp và giúp đỡ lẫn nhau ngăn chặn đại dịch HIV/AIDS. Việt Nam đã trở thành thành viên của khối ASEAN; một trong các chương trình mà Việt Nam hợp tác với các quốc gia trong khối là hợp tác trong hoạt động phòng chống HIV/AIDS ở khu vực, những hoạt động phối hợp như trao đổi kinh nghiệm, hội thảo khu vực, thông tin....ngày càng được tiến hành và mang tính hiệu quả cao
UNAIDS, chương trình Liên hợp quốc phòng chống AIDS đã thông báo việc chọn Việt Nam là quốc gia ưu tiên hàng đầu trong phòng chống AIDS

2. QUY ĐỊNH TRONG CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ QUYỀN TRẺ EM

Câu hỏi:
XIN CHO BIẾT NHỮNG ĐIỀU NÀO LIÊN QUAN ĐẾN HIV/AIDS ĐƯỢC QUY ĐỊNH TRONG CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ QUYỀN TRẺ EM ?
Trả lời:
Có thể nói, tất cả các điều khoản của Công ước của Liên hợp quốc và Quyền trẻ em đều trong những chừng mực khác nhau liên quan đến việc phòng chống nhiễm HIVAIDS cho trẻ em và bảo vệ những trẻ em không may bị nhiễm HIV không bị phân biệt đối xử. Điều 2 Công ước quy định các quốc gia tham gia Công ước phải thi hành mọi biện pháp thích hợp để đảm bảo cho trẻ em được bảo vệ tránh khỏi mọi hành thức phân biệt đối xử, bất kể trẻ em đó thuộc chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo nào, ..., dân tộc hay xã hội, tài sản, khuyết tật, xuất thân gia đình và những mối tương quan khác ra sao. Đây là quy định rất quan trọng, mang tính phổ quát chi phối toàn bộ các quy định khác của Công ước trên mọi phương diện bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Liên quan đến vấn đề HIV/AIDS, quy định này chỉ ra rằng trẻ em bị nhiễm HIV, trẻ em có bố, mẹ bị nhiễm HIV, trẻ em có bố, mẹ bị nhiễm HIV hay trẻ em vì lý do này hay lý do khác chịu sự tác động của đại dịch AIDS phải được bảo vệ và đối xử bình đẳng như tất cả mọi trẻ em khác. Trẻ em, dù trong hoàn cảnh nào, cũng có quyền được sống và phát triển (§iều 6), không bị cách ly khỏi cha mẹ (Điều 9), được chăm sóc sức khoẻ (Điều 24), được quan tâm dành cho những lợi ích tốt nhất ( Điều 3), được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội ( §iều 26), được học hành (Điều 28), vui chơi, giải trí và tham gia các hoạt động văn hoá ( Điều 31), được bày tỏ ý kiến của mình (Điều 12). Đặc biệt, Công ước cũng quy định trách nhiệm của các quốc gia phải bảo vệ trẻ em khỏi sự lạm dụng ma tuý (Điều 33) và bị bóc lột tình dục (Điều 34), góp phần phòng ngừa và hạn chế khả năng các em bị lây nhiễm HIV qua những con đường này. Những điều khoản nói trên, cùng với những quy định có liên quan khác của Công ước, được áp dụng trực tiếp hay được cụ thể hoá trong các văn bản pháp luật của các quốc gia về phòng chống HIV/AIDS, đã đóng vai trò tích cực trong việc bảo vệ trẻ em nói chung và trẻ em bị nhiễm HIV, trẻ em bị tác động bởi đại dịch AIDS nói riêng, bảo đảm cho các em trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng được Nhà nước quan tâm, được dành cho sự chăm sóc tốt nhất


3. CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG AIDS (UNAIDS)
Câu hỏi:
LIÊN HỢP QUỐC THÀNH LẬP CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG AIDS (UNAIDS) NHẰM MỤC ĐÍCH GÌ ?
Trả lời:
Chương trình phòng chống AIDS của Liên hợp quốc (UNAIDS) được thành lập trong tháng 1 năm 1996 gồm 6 tổ chức, cơ quan của Liên hợp quốc: Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO), Quỹ dân số của Liên hợp quốc (UNFPA), Tổ chức y tế thế giới (WHO) và Ngân hàng thế giới (WB). Đây là một cố gắng tập thể của những cơ quan, tổ chức có liên quan của Liên hợp quốc nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch HIV/AIDS và hạn chế ảnh hưởng của đại dịch này đối với các cá nhân, gia đình và xã hội. Chương trình phòng chống AIDS của Liên hợp quốc tập trung các nỗ lực của mình trước hết vào việc tăng cường năng lực quốc gia để tạo được sự đáp ứng có chất lượng hơn, mạnh mẽ hơn, rộng rãi hơn và lâu bền hơn trong hoạt động phòng chống AIDS ở mỗi quốc gia


4. HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH THẾ GIỚI VỀ AIDS CÓ NỘI DUNG GÌ ?



Câu hỏi:
HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH THẾ GIỚI VỀ AIDS CÓ NỘI DUNG GÌ ?










Trả lời:
Hội nghị thượng đỉnh thế giới về AIDS được tổ chức ở Pari (Pháp) với sự tham gia của các nhà lãnh đạo của 42 nước (trong đó có Việt Nam). Hội nghị đã thông qua Tuyên bố Pari về AIDS vào ngày 1 tháng 12 năm 1994, trong cam kết tăng cường hợp tác quốc tế nhằm đấu tranh phòng chống AIDS thông qua các chương trình và biện pháp sau:
- Hỗ trợ sự tham gia nhiều hơn của những người bị nhiễm HIV/AIDS ở tất cả các cấp.
- Xúc tiến hợp tác toàn cầu để nghiên cứu về HIV/AIDS.
- Tăng cường hợp tác quốc tế để bảo đảm an toàn máu.
- Khích lệ sáng kiến về chăm sóc toàn cầu.
- Vận động các tổ chức ở các cấp phát động một phong trào cho trẻ em thế giới.
- Hỗ trợ sáng kiến nhằm giảm khả năng tổn thương của phụ nữ
- Tăng cường các cơ chế quốc gia và quốc tế về quyền con người và đạo đức của những cán bộ các ngành y - sinh học đối với HIV/AIDS
Các đại biểu tham dự Hội nghị cũng ghi nhận khả năng bị tổn thương của trẻ em đã tăng lên. Công nhận rằng HIV/AIDS gây các tổn thương không thể nào chữa được đối với gia đình và cộng đồng và rằng số phụ nữ, trẻ em và thanh niên gây nhiễm ngày một tăng, các Chính phủ đã tuyên bố quyết tâm chống lại nghèo nàn, sự lên án, bêu xấu, phân biệt đối xử và cam kết bảo vệ và xúc tiến các quyền lợi của cá nhân, đặc biệt đối với những người đã bị lây nhiễm hay dễ bị tổn thương HIV/AIDS, qua môi trường pháp lý và xã hội, tiến hành giáo dục phòng ngừa phù hợp, bao gồm giáo dục tình dục và giới tính cho thanh niên trong ngoài nhà trường


5. PHÁP LUẬT QUI ĐỊNH VIỆC XỬ LÝ TỆ NẠN MẠI DÂM VÀ TIÊM CHÍCH MA TÚY







Câu hỏi:
MẠI DÂM VÀ TIÊM CHÍCH MA TÚY DỄ DẪN ĐẾN LÂY NHIỄM HIV/AIDS. VẬY PHÁP LUẬT QUI ĐỊNH VIỆC XỬ LÝ NHỮNG TỆ NẠN NÀY NHƯ THẾ NÀO?











Trả lời:
Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia y tế các nước từ những năm 1980 đến nay đã chứng minh rằng ở tất cả các nước trên thế giới việc lây nhiễm HIV/AIDS trước tiên xảy ra trong số những người có hành vi nguy cơ cao như mại dâm, tiêm chích ma túy và sau đó mới lan rộng ra cộng đồng.






Do vậy, việc xử lý đối với các đối tượng mại dâm, tiêm chích ma túy là cần thiết nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả của hoạt động phòng chống nhiễm HIV/AIDS. Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật qui định các hình thức xử lý đối với các tệ nạn mại dâm và tiêm chích ma túy, trong đó có sự phân biệt rõ chính sách xử lý đối với từng loại đối tượng. Những người mại dâm, được chữa bệnh, giáo dục, dạy nghề tại các cơ sở chữa bệnh thành lập theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính; người nghiện ma túy được cai nghiện, giáo dục tại xã, phường và cộng đồng, nếu tái nghiện thì chuyển đến cơ sở chữa bệnh như đã nêu trên. Đặc biệt xử lý nghiêm đối với các đối tượng chứa mại dâm; môi giới mại dâm; tổ chức buôn bán, vận chuyển, tiêm chích các chất ma túy; đối tượng là cán bộ viên chức Nhà nước; chủ khách sạn, nhà hàng do thiếu tinh thần trách nhiệm để xảy ra mại dâm, tiêm chích ma túy ở cơ sở của mình. Pháp luật cũng nhấn mạnh thủ trưởng cơ quan mà dung túng, bao che, không xử lý hoặc xử lý không nghiêm đối các cán bộ có hành vi sử dụng, tiêm chích ma túy, mại dâm......thuộc quyền phụ trách của mình cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật

6. XÉT NGHIỆM THEO CHỈ ĐỊNH PHÁT HIỆN NHIỄM HIV/AIDS
Câu hỏi:
VIỆC XÉT NGHIỆM THEO CHỈ ĐỊNH PHÁT HIỆN NHIỄM HIV/AIDS ĐƯỢC TIẾN HÀNH TRONG TRƯỜNG HỢP NÀO?
Trả lời:
Về nguyên tắc, việc xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV là hoàn toàn tự nguyện và không ai có thể bị bắt buộc làm xét nghiệm khi họ không tự nguyện. Tuy nhiên, trong một số hoàn cảnh nhất định và đối với những người có nguy cơ nhiễm HIV/AIDS, ví dụ: người có hành vi tiêm chích ma túy, người có hành vi mại dâm, thì pháp luật qui định người có trách nhiệm của cơ sở y tế có quyền quyết định tiến hành xét nghiệm nhằm phát hiện nhiễm HIV/AIDS. Trước khi lấy máu xét nghiệm, cơ quan y tế cần tiến hành tư vấn để họ hiểu và tự nguyện chấp hành. §ối với các phạm nhân, người đang được điều trị cai nghiện ma túy hoặc chữa bệnh xã hội tập trung tại các cơ sở chữa bệnh do Bộ lao động - thương binh và xã hội quản lý thì trong trường hợp cần thiết, nhân viên y tế được phép lấy máu xét nghiệm phát hiện HIV


7. BỆNH AIDS ĐƯỢC PHÁT HIỆN KHI NÀO ? Ở ĐÂU ?


Câu hỏi:
BỆNH AIDS ĐƯỢC PHÁT HIỆN KHI NÀO ? Ở ĐÂU ? TRÊN THẾ GIỚI HIỆN CÓ BAO NHIÊU NGƯỜI MẮC CĂN BỆNH NÀY?











Trả lời:
Mẫu máu có HIV dương tính được phát hiện đầu tiên vào năm 1959 tại Zaize - châu Phi. Mãi đến năm 1981, bệnh AIDS trên lâm sàng được phát hiện đầu tiên tại Mỹ. Đó là 5 trường hợp đồng tính luyến ái nam bị viêm phổi nặng ở Los Angeles ( Califonia, Mỹ) do P. Carini phát hiện. Tháng 3 năm 1981 nhiều trường hợp ung thư da Kaposi được báo cáo ở New York. Một điều đáng lưu ý là tất cả các bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch trầm trọng này đều là những người trẻ, đồng tính luyến ái, trước đó hoàn toàn khỏe mạnh. Nguyên nhân của tình trạng này lúc đó chưa được biết song dựa trên các yếu tố địa lý người ta cho rằng đây là một bệnh truyền nhiễm hoặc có liên quan đến môi trường.
Năm 1982, người ta thấy căn bệnh tương tự như trên ở những người mắc bệnh ưa chảy máu, nghiện chích ma túy, những người Haiti có quan hệ tình dục khác giới và những đứa con sinh ra từ những người mẹ trong nhóm người bị bệnh. Các bệnh án này chứng minh giả thuyết căn nguyên là một bệnh truyền nhiễm do một loại virus (tương tự virus viêm gan) lan truyền qua đường máu, đường sinh dục và từ mẹ sang thai nhi.
Tháng 6/1983, khi sinh thiết hạch cho bệnh nhân AIDS, Luc Montagnien và Barré Sinousi đã phân lập được virus gây bệnh và đặt tên là LAV ( virus liên quan đến bệnh hạch). Sau đó 1 năm, Robert Gallot ở Trung tâm ung thư của Mỹ đã khẳng định công trình của L. Montagnien. Năm 1986, nhóm của L. Montagnien lại phân lập thêm một virus tương tự ở Trung Phi. Cuối năm 1986, tại Hội nghị quốc tế tại Giơnevơ các nhà khoa học đã thống nhất tên gọi của hai loại virus này là HIV.
Dịch HIV/AIDS tuy mới xuất hiện từ đầu năm 1980 nhưng đã nhanh chóng lan ra toàn cầu. HIV tấn công mọi đối tượng nhưng chủ yếu là thanh niên, phụ nữ, trẻ em.
Tính đến ngày 30/10/2002, toàn cầu có khoảng 42 triệu người nhiễm HIV/AIDS, tăng 15% so với năm 2001, trong đó có 38,6 triệu người lớn ( từ 15 - 49 tuổi), phụ nữ 19,2 triệu, 3,2 triệu trẻ em (dưới 15 tuổi).


8. Ở NƯỚC TA DỊCH NHIỄM HIV/AIDS ĐƯỢC PHÁT HIỆN VÀO NĂM NÀO ?







Câu hỏi:
Ở NƯỚC TA DỊCH NHIỄM HIV/AIDS ĐƯỢC PHÁT HIỆN VÀO NĂM NÀO ? DIỄN BIẾN PHÁT TRIỂN CỦA ĐẠI DỊCH NÀY Ở NƯỚC TA NHƯ THẾ NÀO?
Trả lời:
Trường hợp nhiễm HIV đầu tiên ở nước ta được phát hiện vào tháng 12 năm 1990 tại thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng thực sự dịch HIV/AIDS đã bắt đầu bùng nổ từ năm 1993 trong nhóm những người nghiện chích ma túy tại thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó dịch bắt đầu lan ra các tỉnh. Đến cuối tháng 12/1998, toàn bộ 61 tỉnh, thành trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh) trong cả nước đều đã phát hiện có người bị nhiễm HIV. Tính đến tháng 13/12/2002, theo số liệu báo cáo của các tỉnh thành, cả nước đã phát hiện 58490 trường hợp nhiễm HIV, 8718 trường hợp biến chuyển thành bệnh AIDS và 4834 trường hợp đã tử vong.
Phân tích các trường hợp nhiễm HIV cho thấy: Độ tuổi bị nhiễm HIV cao nhất là ở nhóm tuổi 20 -29. Nam giới chiếm 53%. Đối tượng bị nhiễm chủ yếu hiện nay là những người nghiện chích ma túy (60%) song tỷ lệ lây nhiễm qua đường tình dục đang gia tăng. Kết quả giám sát trọng điểm tại 21 tỉnh, cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV đang tiếp tục gia tăng trong nhóm nghiện chích ma túy, mại dâm, người mắc STD ( các bệnh lây truyền qua đường tình dục) và bắt đầu gia tăng trong nhóm tân binh, phụ nữ có thai. Điều đó chứng tỏ HIV có xu hướng đang lan dần vào cộng đồng.


9. SAU KHI XÉT NGHIỆM, NẾU LÀ BỊ NHIỄM HIV THÌ TÔI NÊN LÀM GÌ ?

Câu hỏi:
SAU KHI XÉT NGHIỆM, NẾU LÀ BỊ NHIỄM HIV THÌ TÔI NÊN LÀM GÌ ?
Trả lời:
Bạn không nên hoảng hốt, bi quan. Nhiễm HIV không phải là tội hay tệ nạn xã hội xấu xa đáng bị xã hội ruồng bỏ mà chỉ đơn thuần là một căn bệnh cho đến nay khoa học chưa tìm ra thuốc chữa trị. Kết quả xét nghiệm dương tính chỉ có nghĩa là bạn đang có HIV trong máu. Thực tế cho thấy nhiều người nhiễm HIV vẫn sống hoàn toàn bình thường khỏe mạnh trong nhiều năm và bạn hoàn toàn có quyền được hy vọng rằng trong thời gian đó khoa học sẽ phát triển và sẽ tìm ra thuốc chữa.
Các cơ sở khám chữa bệnh, các trung tâm tư vấn về HIV/AIDS sẵn sàng chỉ dẫn cho bạn thêm những điều cần thiết để đối phó với tình huống này.
Pháp luật qui định bạn phải thông báo cho vợ hoặc chồng mình về việc bạn bị nhiễm HIV, nhưng bạn không có nghĩa vụ phải nói điều đó cho bất cứ người nào khác. Bạn vẫn có thể làm việc, tham gia các hoạt động xã hội bình thường. Tuy nhiên, nếu công việc bạn đang làm thuộc danh mục những nghề, công việc mà pháp luật qui định người bị nhiễm HIV/AIDS không được làm thì bạn nên chủ động đề nghị được chuyển sang làm một công việc khác phù hợp với mình và với các qui định của pháp luật. Việc chuyển người bị nhiễm HIV/AIDS sang làm công việc khác phù hợp hơn cũng là trách nhiệm người chủ sử dụng lao động.
Bạn cũng cần chủ động hạn chế bớt một số hoạt động hoặc áp dụng các biện pháp phòng ngừa để không làm lây nhiễm HIV/AIDS cho người khác, ví dụ như khi có quan hệ tình dục phải dùng bao cao su và đặc biệt không nên có con. Bạn nên đặc biệt chú ý giữ gìn sức khỏe, tránh bị cảm cúm hay các bệnh thông thường khác có thể làm cơ thể suy yếu. định kỳ bạn nên đi khám sức khỏe, tham khảo ý kiến của bác sỹ để được chỉ dẫn một số loại thuốc, ví dụ AZT ( Zidovudine), DDI ( Didanosin), Lamivudine, Indinaviz có tác dụng làm chậm quá trình phát triển của virus HIV.
Hãy luôn nhớ rằng các quyền cơ bản của bạn như quyền không bị phân biệt đối xử, quyền được khám chữa bệnh, có việc làm, tự do cư trú đi lại, quyền được bảo vệ danh dự nhân phẩm......được pháp luật bảo đảm và bạn có thể khiếu nại đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp các quyền của bạn bị vi phạm.








10. ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỄM HIV/AIDS ĐỐI VỚI CÁ NHÂN VÀ XÃ HỘI

Câu hỏi:
XIN CHO BIẾT CÁC ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỄM HIV/AIDS ĐỐI VỚI CÁ NHÂN VÀ XÃ HỘI ?
Trả lời:
Ảnh hưởng cá nhân và xã hội của nhiễm HIV/AIDS là cực kỳ to lớn và không thể lường trước được.
- Ảnh hưởng về kinh tế: Số người nhiễm HIV chủ yếu ở lứa tuổi lao động. Khi nhiều người bị nhiễm HIV và bị chết vì AIDS sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của từng gia đình, cộng đồng và của đất nước. Chi phí cho công tác phòng chống AIDS sẽ rất tốn kém.
- Ảnh hưởng về tâm lý xã hội: Mọi người sợ hãi dễ dẫn đến tình trạng phân biệt đối xử. Cuộc sống của gia đình có người bị nhiễm HIV hoặc bệnh AIDS sẽ trở nên căng thẳng, xuất hiện nhiều mâu thuẫn và dần tiến tới sự mất ổn định trong cuộc sống.
- Ảnh hưởng nặng nề cho hệ thống y tế: Phần nhiều hệ thống y tế bị quá tải, phát sinh các nguy cơ lây nhiễm HIV trong môi trường y tế. Thuốc đặc trị không có nhưng vẫn phải tiến hành việc điều trị cho các bệnh nhân bị nhiễm HIV/AIDS dẫn đến chi phí cho điều trị lớn nhưng không đạt hiệu quả, bệnh nhân vẫn tử vong.
- HIV làm giảm tuổi thọ trung bình. Tăng tỷ lệ chết sơ sinh, tỷ lệ chết mẹ..... làm nảy sinh các vấn đề về trẻ mồ côi, bảo tồn nòi giống.
Từ những ảnh hưởng trên sẽ tác động lớn đến văn hóa, chính trị
http://hivquangtri.org.vn/hiv/index.php?nv=faq&op=