PDA

View Full Version : Khi nào có nguy cơ lây nhiễm HIV?



halohalo
19-09-2013, 13:59
Theo bác sĩ Võ Thị Kim Loan, Giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS Đồng Nai, khi nào có sự tiếp xúc trực tiếp với máu và các dịch tiết của cơ thể người có HIV thì khi đó sẽ có nguy cơ lây nhiễm HIV. Cụ thể là:

Quan hệ tình dục với người có HIV mà không sử dụng bao cao su.
- Máu, chất dịch cơ thể của người có HIV dính vào các vùng da bị tổn thương (chàm, bỏng, vết loét, xây xát từ trước), hoặc văng vào niêm mạc (mắt, mũi, họng...).
- Tổn thương qua da do các ống đựng máu hoặc chất dịch của người có HIV bị vỡ đâm vào.
- Vết thương do bị kim tiêm hoặc các dụng cụ sắc nhọn đã hoặc đang dùng cho người có HIV đâm vào.
Để đánh giá tình trạng phơi nhiễm cần chú ý: Nếu máu và dịch tiết của người có HIV văng, dính vào những vùng da lành (không bị tổn thương hay xây xước) thì không có nguy cơ lây nhiễm HIV. Nguy cơ lây nhiễm cũng thấp khi tổn thương da xây xát cạn, không chảy máu hoặc chảy máu ít.
Những trường hợp có nguy cơ lây nhiễm cao là khi máu và chất dịch của người có HIV bắn vào các tổn thương da sâu, rộng, chảy nhiều máu, các vùng da, niêm mạc bị tổn thương viêm loét rộng từ trước.
* Cách xử trí khi có nguy cơ phơi nhiễm HIV
Trước hết, cần xử lý vết thương ngay tại chỗ: đối với những tổn thương da gây chảy máu, cần rửa ngay vết thương dưới vòi nước sạch (lưu ý là không được kỳ cọ vết thương, chỉ để vòi nước xối vào vết thương). Sau đó, để vết thương chảy máu trong một thời gian ngắn, tuyệt đối không nặn máu mà để máu tự chảy. Cuối cùng, rửa kỹ vết thương bằng xà phòng và nước sạch, rồi sát trùng bằng các dung dịch sát khuẩn, như: Dakin, javel 1/10 hoặc cồn 700 trong thời gian ít nhất 5 phút.
Trong trường hợp bị máu hoặc dịch tiết của người có HIV bắn vào mắt, mũi, cần rửa mắt hoặc nhỏ mũi bằng nước cất hoặc nước muối NaCl 0,9% liên tục trong năm phút. Nếu bắn vào miệng thì cần súc miệng bằng dung dịch NaCl 0,9% nhiều lần.
* Điều trị phơi nhiễm bằng thuốc kháng virus HIV (ARV)
Đối với những trường hợp không có nguy cơ lây nhiễm thì không cần điều trị. Với những trường hợp có nguy cơ thấp hoặc nguy cơ cao đều có thể điều trị dự phòng bằng ARV.
Cần tiến hành điều trị ARV ngay cho người bị phơi nhiễm, đặc biệt là những người có nguy cơ lây nhiễm cao, càng sớm càng tốt. Tốt nhất là điều trị ARV sớm 2-6 giờ sau khi bị phơi nhiễm và không nên điều trị muộn sau 72 giờ. Thời gian điều trị ARV kéo dài trong 4 tuần. Trong thời gian điều trị dự phòng ARV, cần theo dõi tác dụng phụ của thuốc ARV. Đồng thời, người bị phơi nhiễm cần xét nghiệm HIV sau 1, 3 và 6 tháng kể từ thời điểm bị phơi nhiễm. Sau 6 tháng xét nghiệm HIV mà cho kết quả HIV (-), người bị phơi nhiễm có thể yên tâm rằng đã không bị lây nhiễm HIV trong tình huống đó. Trường hợp có kết quả HIV (+) thì người nhiễm sẽ tiếp tục được điều trị ARV tại các phòng khám điều trị ngoại trú dành cho người nhiễm HIV.



http://www.diendanhiv.vn/images/hiv.gif

halohalo
20-09-2013, 01:05
<tbody>

HIV CÓ LÂY NHIỄM QUA DỤNG CỤ CẮT TÓC?


Hỏi: Xin cho biết virus HIV sống được trên kim tiêm, lưỡi dao cạo, dụng cụ ngoáy tai trong điều kiện thường bao lâu, khả năng lây nhiễm thế nào? Kể từ lúc nghi bị lây nhiễm HIV, sau bao lâu xét nghiệm máu cho kết quả chính xác? Việc xét nghiệm có phức tạp không, trong bao lâu, chi phí thế nào?
HIV không dễ lây nhiễm qua dụng cụ cắt tóc.
Trả lời: HIV lây truyền qua 3 con đường: máu, tình dục và từ mẹ sang con. Riêng về đường máu, có các nhận xét sau:
- Để lây nhiễm, máu nhiễm virus phải được đưa thẳng vào dòng máu của người lành. Qua một số nghiên cứu của nước ngoài, sự tiếp xúc trực tiếp với máu của một người nhiễm HIV qua da lành không cho nguy cơ nhiễm bệnh. HIV có thể xâm nhập qua lớp biểu bì của da (có 3 lớp biểu bì, trung bì và hạ bì) khi bị tổn thương do giẫm phải kim tiêm chích hoặc bị xây xát da do dụng cụ có máu nhiễm HIV.
- Khả năng lây nhiễm có thể xảy ra khi máu bị nhiễm HIV bắn vào mắt, niêm mạc mũi miệng hoặc trên da không lành lặn.
- Sự lây nhiễm HIV còn phụ thuộc vào số lượng virus có mặt trong các dịch thể của người bệnh, cũng như mức độ tiếp xúc với loại dịch thể đó.
- Để tồn tại, virus bắt buộc phải ký sinh trên một số tế bào sống. Khi ra ngoại cảnh, dưới tác động của môi trường và thiếu sự nuôi dưỡng, các tế bào sẽ bị huỷ hoại rất nhanh, và virus cũng bị huỷ hoại theo. Vì vậy, ở các vết máu thật sự đã khô, virus sẽ không thể tồn tại lâu. Ở nhiệt độ của phòng thí nghiệm, máu bị nhiễm HIV có thể đã khô, nhưng HIV vẫn có khả năng duy trì sự sống trong nhiều phút, thậm chí 2-3 ngày.
Khác với virus viêm gan B và vi khuẩn lao, HIV có sức đề kháng yếu. Nó có thể tồn tại rất lâu trong cơ thể, nhưng khi ra môi trường ngoại cảnh rất dễ bị tiêu diệt. Song không phải vì vậy mà khi giẫm phải một kim tiêm hoặc bị xây xát niêm mạc bởi các dụng cụ nghi bị nhiễm HIV, ta có thể bỏ qua, không làm xét nghiệm tầm soát. Ngay khi bị lây nhiễm, HIV đã có mặt trong máu, và có thể lây truyền bệnh dù kết quả xét nghiệm tầm soát HIV âm tính.

Sở dĩ như vậy là vì với điều kiện kỹ thuật hiện nay, xét nghiệm tầm soát dựa trên sự phát hiện kháng thể chống HIV do cơ thể sản xuất ra khi bị virus này tấn công. Nhưng trong 2 tháng đầu, những kháng thể này chưa được sản xuất đủ, nên xét nghiệm vẫn cho kết quả âm tính. Nhìn chung, thường sau từ 3-6 tháng, xét nghiệm mới cho kết quả chính xác.
Loại xét nghiệm tầm soát đầu tiên cần làm khi nghi ngờ lây nhiễm HIV là xét nghiệm Elisa. Xét nghiệm này thường cho kết quả vào ngày hôm sau, chi phí khoảng 50.000 đồng/lần. Trường hợp xét nghiệm này cho kết quả dương tính thì để khẳng định chẩn đoán, phải làm một số xét nghiệm có độ đặc hiệu hơn như Western Blot, phương pháp khuyếch đại gen PCR.





Theo Khoa học & Đời sống

</tbody>

songchungvoi_HIV
20-09-2013, 09:32
<tbody>

HIV CÓ LÂY NHIỄM QUA DỤNG CỤ CẮT TÓC?



Hỏi: Xin cho biết virus HIV sống được trên kim tiêm, lưỡi dao cạo, dụng cụ ngoáy tai trong điều kiện thường bao lâu, khả năng lây nhiễm thế nào? Kể từ lúc nghi bị lây nhiễm HIV, sau bao lâu xét nghiệm máu cho kết quả chính xác? Việc xét nghiệm có phức tạp không, trong bao lâu, chi phí thế nào?
HIV không dễ lây nhiễm qua dụng cụ cắt tóc.
Trả lời: HIV lây truyền qua 3 con đường: máu, tình dục và từ mẹ sang con. Riêng về đường máu, có các nhận xét sau:
- Để lây nhiễm, máu nhiễm virus phải được đưa thẳng vào dòng máu của người lành. Qua một số nghiên cứu của nước ngoài, sự tiếp xúc trực tiếp với máu của một người nhiễm HIV qua da lành không cho nguy cơ nhiễm bệnh. HIV có thể xâm nhập qua lớp biểu bì của da (có 3 lớp biểu bì, trung bì và hạ bì) khi da bị tổn thương do giẫm phải kim tiêm chích hoặc bị xây xát da do dụng cụ có máu nhiễm HIV.
- Khả năng lây nhiễm có thể xảy ra khi máu bị nhiễm HIV bắn vào mắt, niêm mạc mũi miệng hoặc trên da viêm nhiễm, hoại tử.
- Sự lây nhiễm HIV còn phụ thuộc vào số lượng virus có mặt trong các dịch thể của người bệnh, cũng như mức độ tiếp xúc với loại dịch thể đó.
- Để tồn tại, virus bắt buộc phải ký sinh trên một số tế bào sống. Khi ra ngoại cảnh, dưới tác động của môi trường và thiếu sự nuôi dưỡng, các tế bào sẽ bị huỷ hoại rất nhanh, và virus cũng bị huỷ hoại theo. Vì vậy, ở các vết máu thật sự đã khô, virus sẽ không thể tồn tại lâu. Ở nhiệt độ của phòng thí nghiệm, máu bị nhiễm HIV có thể đã khô, nhưng HIV vẫn có khả năng duy trì sự sống trong nhiều phút, thậm chí 2-3 ngày.
Khác với virus viêm gan B và vi khuẩn lao, HIV có sức đề kháng yếu. Nó có thể tồn tại rất lâu trong cơ thể, nhưng khi ra môi trường ngoại cảnh rất dễ bị tiêu diệt. Song không phải vì vậy mà khi giẫm phải một kim tiêm hoặc bị xây xát niêm mạc bởi các dụng cụ nghi bị nhiễm HIV, ta có thể bỏ qua, không làm xét nghiệm tầm soát. Ngay khi bị lây nhiễm, HIV đã có mặt trong máu, và có thể lây truyền bệnh dù kết quả xét nghiệm tầm soát HIV âm tính.

Sở dĩ như vậy là vì với điều kiện kỹ thuật hiện nay, xét nghiệm tầm soát dựa trên sự phát hiện kháng thể chống HIV do cơ thể sản xuất ra khi bị virus này tấn công. Nhưng trong 2 tháng đầu, những kháng thể này chưa được sản xuất đủ, nên xét nghiệm vẫn cho kết quả âm tính. Nhìn chung, thường sau từ 3-6 tháng, xét nghiệm mới cho kết quả chính xác.
Loại xét nghiệm tầm soát đầu tiên cần làm khi nghi ngờ lây nhiễm HIV là xét nghiệm Elisa. Xét nghiệm này thường cho kết quả vào ngày hôm sau, chi phí khoảng 50.000 đồng/lần. Trường hợp xét nghiệm này cho kết quả dương tính thì để khẳng định chẩn đoán, phải làm một số xét nghiệm có độ đặc hiệu hơn như Western Blot, phương pháp khuyếch đại gen PCR.




Theo Khoa học & Đời sống


</tbody>

Những ai thuộc trường phái hoang tưởng với các vật bén nhọn trong môi trường cắt tóc hãy vào xem để không còn bị hoang tưởng nữa.
:Haaa: