PDA

View Full Version : Những câu hỏi Kiến thức về HIV



Tuanmecsedec
05-07-2013, 04:32
BỘ CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN NỘI DUNG THI KIẾN THỨC VỀ HIV/AIDS




<tbody>

TT


Câu hỏi thi


Phương án trả lời




1

Câu 1: Quan hệ tình dục qua đường hậu môn có nguy cơ lây nhiễm HIV không? Tại sao?
Có. Vì hậu môn không được cấu tạo để quan hệ tình dục. Ở hậu môn có rất nhiều mạch máu, khi quan hệ tình dục qua hậu môn rất dễ bị xây xước và chảy máu. HIV có trong tinh dịch của nam giới sẽ xâm nhập vào cơ thể bạn tình thông qua các vết xước và tổn thương của hậu môn.



2

Câu 2: Tại sao người bán dâm dễ bị lây nhiễm HIV qua đường tình dục?
- Do quan hệ tình dục với nhiều người nênngười bán dâm dễ gặp phải bạn tình là người nhiễm HIV.
- Do quan hệ tình dục (QHTD) với nhiều người nên dễ có nguy cơ bị mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, gây ra những tổn thương ở bộ phận sinh dục (loét, xây sát), do đó dễ bị nhiễm HIV hơn vì HIV dễ dàng thâm nhập vào cơ thể qua các vết loét, xây sát này.
- Người bán dâm ít hoặc không sử dụng BCS khi quan hệ tình dục (do phụ thuộc vào sở thích của khách hàng) cũng là nguy cơ bị lây nhiễm HIV.
- Nếu QHTD qua đường hậu môn thì nguy cơ bị lây nhiễm HIV càng cao hơn.



3

Câu 3: Tại sao người tiêm chích ma túy dễ bị nhiễm HIV
- Do dùng chung BKT và dụng cụ pha thuốc không khử trùng.
- Người nghiện thường không kiểm soát được hành vi nên có thể quan hệ tình dục với nhiều người và không sử dụng BCS.
- Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm NCMT cao nên khả năng họ bị lây nhiễm HIV từ bạn nghiện/bạn tình là rất lớn.



4

Câu 4: Có một người hỏi bạn “đánh răng trước và sau khi quan hệ tình dục bằng miệng có tránh được lây nhiễm HIV không”. Bạn trả lời thế nào?
Không, vì:- Trong tinh dịch của đàn ông bị nhiễm HIV có HIV do vậy có khả năng lây nhiễm HIV.- Trong niêm mạc miệng nếu có xây xước hoặc tổn thương thì có nguy cơ lây nhiễm HIV.- Cách tốt nhất là không nên quan hệ tình dục qua đường miệng để tránh lây nhiễm HIV- Trường hợp phải quan hệ tình dục qua đường miệng thì nên:+ Tránh xuất tinh vào miệng+ sử dụng BCS khi quan hệ+ Xúc miệng bằng nước sát khuẩn nhiều lần sau khi quan hệ



5

Câu 5: Người tiêm chích ma túy thường gặp những nguy cơ nào về sức khỏe?
- Nhiễm HIV và mắc một số bệnh lây qua đường máu- Nhiễm trùng chỗ tiêm chích- Ngộ độc heroin- Tử vong do quá liều- Táo bón- Giảm nhận thức do thiếu oxy não- Rối loạn hệ sinh sản và nội tiết- Trầm cảm, vô cảm



6

Câu 6: Bạn cho biết những dấu hiệu thường gặpcủa các bệnh lây truyền qua đường tình dục?
- Tiết dịch nhiều, dịch bất thường ở bộ phận sinh dục (màu sắc: trắng, vàng, xanh đục, có mùi hôi, mùi không bình thường):- Đau, rát, phồng rộp, ngứa, loét ở bộ phận sinh dục;- Đái rắt, đái buốt;- Đau bụng, đau khi giao hợp;- Sưng bìu, sưng hạch bẹn.



7

Câu 7: HIV có ở đâu trong cơ thể người?
- Trong máu
- Trong tinh dịch và dịch âm đạo
- Trong sữa người nhiễm
- Trong các dịch tiết khác: nước bọt, nước mắt, nước tiểu….



8

Câu 8: Bạn hãy mô tả cách sử dụng bao cao su đúng cách (vừa mô tả vừa trình diễn trên mô hình).
Bước 1: Kiểm tra lại hạn dùng ghi trên vỏ bảo vệ để chắc chắn rằng bao cao su còn hạn sử dụng. Đẩy bao về một phía và xé vỏ bao tại vết răng cưa để lấy ra nhẹ nhàng, tránh làm rách bao;Bước 2. Giữ đầu bao cao su, bóp nhẹ để đẩy không khí ra ngoài rồi đặt vào đầu dương vật đã cương cứng. Lưu ý để vành cuộn cuốn quay ra ngoài;Bước 3: Lăn vành cuộn của bao cao su xuống để phủ hết chiều dài dương vật.Bước 4: Sau khi xuất tinh, rút dương vật ra khỏi âm đạo, miệng hay hậu môn (ngay từ khi dương vật còn cương cứng), đồng thời giữ lấy bao ở phần gốc dương vật để cho bao khỏi tuột ra và tinh dịch khỏi chảy ra ngoài. Tháo bao ra theo hướng từ gốc dương vật đi ra.Bước 5: Bỏ bao vào thùng rác, không vứt bừa bãi.



9

Câu 9: Một người nói với bạn “Không nên chăm sóc người nhiễmHIV/AIDS tại nhà”Theo bạn quan niệm đó đúng hay sai? Tại sao?
Sai, vì;- HIV không lây truyền qua những tiếp xúc thông thường như bắt tay, ôm hôn, ăn uống chung,.. do đó khi người nhiễm HIV bị ốm vẫn có thể chăm sóc tại nhà mà không sợ lây cho người khác nếu chăm sóc theo đúng hướng dẫn chuyên môn y tế.- HIV chỉ lây truyền khi khu vực da, niêm mạc bị tổn thương có tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch sinh dục của người nhiễmHIV;- Nếu tay, chân người nhiễm bị xây xát, khi chăm sóc bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS nên đi găng tay để phòng lây nhiễm HIV- Chăm sóc người bệnh là một trong những nhiệm vụ chức năng của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là gia đình Việt Nam.



10

Câu 10: Khi đếnthăm một ngườibạn nhiễm HIV, bạn của bạn đang gọt hoa quả và cắt vào tay gây chảy máu. Cả nhàkhông biêt làm gì,bạn sẽ xử lý như thế nào?
- Trước hết phải cầm máu, không để máu vương ra ngoài, bằng cách đưa cho bạn ấy bông, gạc, trong trường hợp không có bông, gạc thì có thể dùng khăn mùi xoa hoặc miếng vải sạch… đặt lên vết thương và giữ thật chặt;- Đeo găng tay cao su, nếu không có găng thì cho tay vào túi ni lông (để tránh dính máu của người nhiễm), sau đó:+ Tiến hành lau rửa vết thương bằng dung dịch sát trùng, cồn , nước muối, nước sạch.+ Băng vết thương bằng băng/gạc sạch.- Sau khi làm xong cần rửa tay trước khi tháo găng (hoặc túi ni lông) rồi tiếp tục rửa tay nhiều lần bằng xà phòng và nước sạch.- Nếu có máu vương ra các nơi khác trongnhà, mặt bàn thì bạn phải:+ Lau máu và các chất dính máu trên bằng giấy vệ sinh, giẻ rách,.. hay mùn cưa, lau càng sạch càng tốt, sau đó bỏ ngay chúng vào túi nylon và buộc chặt lại trước khi cho vào thùng rác.+ Đối với bề mặt cứng (sàn nhà, bàn ghế…) thì tiếp tục lau rửa bằng nước xà phòng, hoặc các dụng dịch khử trùng khác như nước Javel, cloramin…+ Đối với các bề mặt mềm (như thảm chùi chân, chăn..,) ngâm vào dung dịch khử trùng trong 30 phút, sau đó giặt lại bằng xà phòng với nước sạch, sau đó phơi khô.+ Luôn mang găng tay cao su khi làm các động tác trên, và rửa sạch găng tay với nước và xà phòng trước khi tháo găng, và ngâm găng đó vào dung dịch sát trùng 30 phút, rửa lại găng bằng nước sạch và phơi khô trong chỗ râm mát sau mỗi lần sử dụng để có thể dùng lại vào lần sau (nếu găng chưa rách).



11

Câu 11: Các biện pháp can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV được triển khai trong các nhóm đối tượng nào?
- Người mua dâm, bán dâm;- Người nghiện chất dạng thuốc phiện;- Người nhiễm HIV;- Người có quan hệ tình dục đồng giới; - Người thuộc nhóm người di biến động;- Người có quan hệ tình dục với các đối tượng trên.



12

Câu 12: Bạn hãy cho biết các biện pháp can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV?
- Cung cấp và hướng dẫn sử dụng bao cao su- Cung cấp và hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm sạch;- Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.



13

Câu 13: Bạn cómột khách hàng chưa lập gia đình, bị nhiễm HIV vừa ở Trung tâm cai nghiện trở về. Để tránh lây HIV cho những người khác trong gia đình, anh sống cách ly với mọi người (ăn, ở, sinh hoạt riêng).Bạn sẽ giải quyết tình huống này như thế nào?
- Tìm cách tiếp cận với người thân trong gia đình anh ta, nhất là những người có uy tín nhất trong nhà để làm thân với họ.- Giải thích cho gia đình họ rằng:+ HIV không lây truyền qua các tiếp xúc thông thường như ăn uống, ôm hôn, bắt tay nên có thể chăm sóc người nhiễm HIV tại nhà mà không sợ lây nhiễm HIV cho người khác, không nên để người nhiễm HIV sống cách ly với gia đình.+ HIV chỉ lây khi da hoặc niêm mạc bị tổn thương vết thương tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc dịch sinh dục của người nhiễm HIV.+ Người nhiễm HIV vẫn có thể sống khỏe mạnh bình thường trong một thời gian dài nếu họ được động viên, an ủi của người thân trong gia đình.+ Luật Phòng, chống HIV/AIDS đã quy định quy định rõ : “Gia đình của người nhiễm HIV có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc, động viên tinh thần giúp người nhiễm HIV sống hòa nhập với gia đình, cộng đồng và xã hội; phối hợp với các cơ quan, tổ chức và cộng đồng trong phòng, chống HIV/AIDS”.



14

Câu 14: Bạn hãy cho biết các yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ lây nhiễm HIV
- Diện tiếp xúc: diện tiếp xúc càng rộng thì nguy cơ lây nhiễm càng cao- Thời gian tiếp xúc: thời gian tiếp xúc càng lâu, nguy cơ lây nhiễm càng lớn- Tuần suất tiếp xúc: Tiếp xúc càng nhiều thì nguy cơ càng cao- Tình trạng nơi tiếp xúc: Nếu nơi tiếp xúc có vết loét, vết xước... thì nguy cơ lây nhiễm càng cao.- Số lượng HIV trong dịch tiết: số lượng HIV trong dịch tiết mà ta tiếp xúc càng nhiều thì nguy cơ lây nhiễm càng lớn.



15

Câu 15: Người nghiện ma tuý đã nhiễm HIV thì không cần cai nghiện nữa, đúng hay sai? Tại sao?
Sai, vì:- Người nghiện đã nhiễm HIV, nếu tiếp tục dùng chung bơm kim tiêm thì có thể dẫn đến một số hậu quả sau: + Có thể bị nhiễm thêm chủng HIV khác, trong đó có thể có các chủng kháng thuốc; + Có thể bị mắc thêm các bệnh lây truyền qua đường máu khác, như viêm gan B, Viêm gan C, Giang mai..làm cho tình trạng nhiễm HIV trở nên xấu hơn. + Họ có thể làm lây HIV, viêm gan sang người khác. + Chất gây nghiện tiếp tục ảnh hưởng đến sức khoẻ của bản thân người sử dụng ma tuý, “phá huỷ” cơ thể và làm cho quá trình tiến triển từ HIV sang AIDS diễn ra nhanh hơn- Tiếp tục sử dụng ma túy sẽ làm ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế, hạnh phúc gia đình và làm giảm chất lượng cuộc sống.- Cai nghiện ma tuý sẽ giúp bệnh nhân + Cải thiện sức khoẻ và chất lượng cuộc sống + Cải thiện tình hình kinh tế của bản thân, gia đình, giúp có cuộc sống tốt hơn.



16

Câu 16: Bạn biết gì về điều trị HIV/AIDS bằng thuốc kháng vi rút?
Điều trị HIV/AIDS bằng thuốc kháng vi rút (ARV) là quá trình sử dụng phối hợp các loại thuốc kháng vi rút giúp giảm quá trình nhân lên của vi rút HIV trong cơ thể. Thuốc không tiêu diệt được vi rút HIV. - Thuốc ARV làm giảm số lượng HIV tấn công hệ thống miễn dịch, do đó làm cho hệ thống miễn dịch “mạnh hơn”, làm giảm tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội, giảm tỷ lệ tử vong do AIDS và kéo dài thời gian sống cho người nhiễm.- Không phải tất cả người nhiễm HIV đều cần điều trị ARV ngay; chỉ có những người sức đề kháng kém (những người nhiễm HIV có các biểu hiện lâm sàng và các chỉ số CD-4 hoặc tế bào limpho thấp theo quy định của Bộ Y tế) mới cần được điều trị ARV.- Điều trị ARV là điều trị suốt đời và trong quá trình điều trị người nhiễm HIV vẫn có khả năng truyền HIV cho người khác.- Việc uống đủ thuốc và đều đặn là yếu tố quan trọng quyết định kết quả điều trị bằng ARV.



17

Câu 17: Người nhiễm HIV/AIDS đang được điều trị bằng thuốc kháng vi rút sẽ không làm lây truyền HIV sang người khác, đúng hay sai? Tại sao?
Sai, vì:- Thuốc ARV chỉ có tác dụng hạn chế quá trình nhân lên của vi rút HIV trong cơ thể, không tiêu diệt được vi rút HIV- Mặc dù đang điều trị bằng ARV trong cơ thể người nhiễm vẫn còn có một số lượng HIV nhất định. Do vậy người nhiễm vẫn có khả năng làm lây HIV cho người khác nếu có các hành vi không an toàn như: + Dùng chung các dụng cụ xuyên qua da. + Quan hệ tình dục không dùng bao cao su.



18

Câu 18: HIV dễ bị tiêu diệt khi ở ngoài cơ thể, nếu nam giới dùng kem kháng sinh bôi lên dương vật trước khi quan hệ tình dục thì có phòng lây nhiễm HIV được không? Tại sao?
Không, vì:- Kháng sinh không tiêu diệt được vi rút HIV nên không phòng lây truyền HIV được.- Trường hợp bôi kem kháng sinh lên dương vật có khả năng gây dị ứng, tổn thương cho dương vật.- Cách tốt nhất để dự phòng lây truyền HIV qua đường tình dục mà nam giới nên áp dụng đó là dùng bao cao su đúng cách.



19

Câu 19: Khi đi thu gom bơm kim tiêm,không may bạn bịbơm kim tiêm đã qua sử dụng đâm vào tay có chảy máu. Bạn sẽ xử lý như thế nào?
Trong trường hợp này, cần thực hiện các bước sau:- Rửa tay dưới vòi nước chảy hoặc ngâm vào dung dịch sát khuẩn- Không bóp/nặn hoặc làm cho vết thương chảy máu.- Bôi hoặc đắp bông gạc có chất sát trùng lên vết thương và che/đậy/băng vết thương lại bằng loại băng dán không thấm nước.- Tìm đến cơ sở y tế để được đánh giá nguy cơ nhiễm trùng và lây nhiễm HIV, được làm xét nghiệm HIV, tư vấn phương pháp điều trị thích hợp theo quy định của Bộ Y tế.- Thông báo cho trưởng nhóm nhóm/lãnh đạo đơn vị càng sớm càng tốt để được hướng dẫn và hỗ trợ (nếu cần).



20

Câu 20: Bạn hãy cho biết: văn bản nào quy định quyền của các tuyên truyền viên đồng đẳng khi thực hiện các chương trình, dự án can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV? Đó là những quyền gì?
- Quyền của các tuyên truyền viên đồng đẳng khi thực hiện các chương trình, dự án can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV được quy định trong Nghị định số 108/2007/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 26/6/2007 .Gồm các quyền sau:- Được hưởng các chế độ, phụ cấp từ các chương trình, dự án can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV- Không bị coi là vi phạm pháp luật khi thực hiện việc phân phát bao cao su, bơm kim tiêm sạch, điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế



21

Câu 21: Bạn hãy cho biết: văn bản nào quy định trách nhiệm của các tuyên truyền viên đồng đẳng khi thực hiện các chương trình, dự án can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV? Đó là những trách nhiệm gì?
- Trách nhiệm của các tuyên truyền viên đồng đẳng khi thực hiện các chương trình, dự án can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV được quy định trong Nghị định số 108/2007/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 26/6/2007;Gồm các trách nhiệm sau:- Thông báo với Uỷ ban nhân dân và công an xã trước khi triển khai thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trên địa bàn- Sử dụng Thẻ khi thực hiện nhiệm vụ đúng với phạm vi trách nhiệm được phân công



22

Câu 22: Việc thụt, rửa âm đạo sau mỗi lần quan hệ tình dục có làm giảm nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV không? Tại sao?
Không, vì:- Khi có quan hệ tình dục xâm nhập, vi rút hay vi khuẩn có thể xâm nhập vào trong cơ thể ngay từ khi có sự tiếp xúc với dịch sinh dục và máu nếu có tổn thương ở bộ phận sinh dục giữa 02 bạn tình;- Một số chất thụt rửa còn gây hại cho cơ thể vì làm mất đi những vi khuẩn có vai trò trong quá trình ngăn cản những vi khuẩn khác có hại xâm nhập vào cơ thể.- Một số chất sát trùng có thể gây phản ứng có hại cho niêm mạc của cơ quan sinh dục



23

Câu 23: Xuất tinh ra ngoài âm đạo khi có quan hệ tình dục có tránh được lây nhiễm HIV không? Tại sao?
Không, vì:- Trong tinh dịch của người nhiễm có HIV. Trong khi quan hệ tình dục, bộ phận sinh dục nữ đã có tiếp xúc với tinh dịch trước khi người nam xuất tinh, do đó vẫn có khả năng lây nhiễm HIV.- Nếu có xây xước, và tổn thương gây chảy máu ở dương vật thì HIV có trong máu sẽ xâm nhập vào bộ phận sinh dục nữ trong quá trình quan hệ, cơ quan sinh dục nữ có nguy cơ tiếp xúc với máu có HIV của người nam, làm tăng thêm nguy cơ lây nhiễm HIV.- Nếu người nữ nhiễm HIV thì dù xuất tinh ra ngoài âm đạo, cũng không làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV cho người nam do dương vật đã có sự tiếp xúc trực tiếp với dịch âm đạo và có thể cả máu của người nữ ngay từ khi bắt đầu quan hệ tình dục.



24

Câu 24: Kim tiêm (BKT) đã sử dụng được đốt/hơ qua lửa 1 phút và sử dụng lại thì có tránh được lây nhiễm HIV không? Tại sao?
Không, vì khoa học đã chứng minh:- HIV sẽ bị tiêu diệt sau khi luộc sôi kim và bơm tiêm từ 20 phút trở lên.- HIV sẽ bị tiêu diệt khi ngâm kim và bơm tiêm trong dung dịch khử trùng từ 30 phút trở lên- HIV không chỉ có trong và ngoài kim tiêm, mà nó còn có trong bơm tiêm, dính ở đầu pit tông…nên nếu chỉ xử lý kim tiêm không thì chưa đủ để loại bỏ các nguy cơ lây nhiễm HIV.- Cách tốt nhất để phòng lây truyền HIV trong tiêm chích là:+ Luôn dùng BKT sạch (BKT mới, sử dụng một lần hoặc BKT đã qua sử dụng được làm sạch đúng cách).+ Không dùng chung dụng cụ tiêm chích.+ Không dùng chung dụng cụ pha thuốc.



25

Câu 25: Hãy cho biết các giai đoạn có thể làm lây truyền HIV từ mẹ sang con?
- Lây truyền HIV từ mẹ sang con trong quá trình mang thai;- Lây truyền HIV từ mẹ sang con khi chuyển dạ, đẻ;- Lây truyền HIV từ mẹ sang con khi cho con bú.



26

Câu 26: Bạn hãy nêu những hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến chương trình can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV được quy định trong Nghị định 108/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống HIV/AIDS.
- Ngăn cản thực hiện các chương trình, dự án trong việc triển khai các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV.- Lợi dụng các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV để môi giới hoặc tổ chức thực hiện các hoạt động mại dâm, buôn bán ma tuý- Bán ra thị trường bơm kim tiêm, bao cao su, thuốc điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện và thuốc kháng HIV đã được quy định là cung cấp miễn phí



27

Câu 27: Chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ giải trí như nhà hàng, khách sạn, karaoke, mát xa... không cho nhân viên tiếp cận cộng đồng thực hiện truyền thông về các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV cho nhân viên trong cơ sở của mình có vi phạm pháp luật không?
- Có, đây là một trong trong các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS, vì Luật đã quy định:- Nghiêm cấm việc "Ngăn cản thực hiện các chương trình, dự án trong việc triển khai các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV"- Các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thông tin, giáo dục, truyền thông kiến thức về phòng, chống HIV/AIDS".



28

Câu 28: Nếu tôi muốn cho máu của mình thì tôi có bị buộc phải xét nghiệm phát hiện HIV hay không?
- Người cho máu phải được khám sức khỏe và xét nghiệm trước mỗi lần lấy máu. Tuy nhiên, pháp luật không quy định việc xét nghiệm HIV đối với người cho máu mà chỉ quy định việc xét nghiệm sàng lọc HIV đối với túi máu.



29

Câu 29: Cơ sở y tế có quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh cho người bị nhiễm HIV không?
Không, bởi vì:- Luật phòng, chống HIV/AIDS nghiêm cấm việc từ chối khám, chữa bệnh cho người bệnh vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV.- Tuy nhiên, do HIV/AIDS cũng là một bệnh truyền nhiễm nên khi điều trị tại các cơ sở y tế, Bạn phải tuân thủ các biện pháp dự phòng chung theo các Quy định của Bộ Y tế.



30

Câu 30: Pháp luật có hạn chế gì đối với việc cư trú, đi lại của người nhiễm HIV không?
- Không,
- Pháp luật hiện hành của Nhà nước ta không có qui định nào về việc hạn chế cư trú, đi lại đối với người bị nhiễm HIV/AIDS.
- Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm qui định: "Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú trong nước, có quyền ra nước ngoài và tư nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật".



31

Câu 31: Khi xin vào làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp, ngoài việc khám sức khỏe thông thường, có cần phải làm xét nghiệm HIV không?
- Không,- Người được tuyển dụng vào làm một công việc nhất định phải đáp ứng những yêu cầu sức khỏe đối với công việc đó. Người sử dụng lao động không được yêu cầu xét nghiệm HIV hoặc yêu cầu xuất trình kết quả xét nghiệm HIV đối với người dự tuyển lao động, hoặc từ chối tuyển dụng vì lý do người dự tuyển lao động nhiễm HIV.- Bạn không cần làm xét nghiệm HIV khi xin vào làm việc tại các cơ quan, tổ chức.



32

Câu 32: Người lao động đang làm việc bị nhiễm HIV thì chủ sử dụng lao động có quyền chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động vì lý do đó hay không?
- Không.- Nhiễm HIV không phải là lý do hợp pháp cho phép người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động. Người sử dụng lao động không được phép chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc vì lý do người lao động nhiễm HIV.



33

Câu 33: Nếu vợ (hoặc chồng) biết chồng (hoặc vợ)mình bị nhiễm HIV thì có quyền được ly hôn không?
- Pháp luật không qui định quyền được ly hôn nếu vợ (hoặc chồng) biết chồng (hoặc vợ) bị nhiễm HIV, bởi lẽ họ kết hôn hợp pháp trên cơ sở tình yêu, tự nguyện và không vi phạm các qui định cấm của Luật Hôn nhân và Gia đình.- Nếu hai bên tự nguyện ly hôn, hoặc trong trường hợp một bên vợ hoặc chồng xin ly hôn, nếu hòa giải không thành thì Tòa án nhân dân sẽ xét xử.



34

Câu 34: Nếu người chồng (hoặc người vợ) bị nhiễm HIV thì người chồng (hoặc người vợ) có phải thông báo cho nhau biết tình trạng nhiễm HIV không? Nếu không thông báo thì sao?
- Theo Luật phòng, chống HIV nếu bạn biết mình bị nhiễm HIV thì bạn có nghĩa vụ phải thông báo cho vợ (hoặc chồng) mình hoặc người chuẩn bị kết hôn với mình biết tình trạng nhiễm HIV.- Việc thông báo này cần được thực hiện trong thời hạn sớm nhất sau khi bạn biết kết quả xét nghiệm và phát hiện mình bị nhiễm HIV, nhằm bảo vệ vợ (hoặc chồng) mình không bị lây nhiễm căn bệnh nguy hiểm này.



35

Câu 35: Điều nào của Luật Phòng, chống ma túy sửa đổi năm 2008 cho phép triển khai chương trình can thiệp giảm tác hại?
Điều 34a quy định:1. Biện pháp can thiệp giảm tác hại của nghiện ma tuý là biện pháp làm giảm hậu quả tác hại liên quan đến hành vi sử dụng ma túy của người nghiện gây ra cho bản thân, gia đình và cộng đồng.2. Biện pháp can thiệp giảm tác hại của nghiện ma túy được triển khai trong nhóm người nghiện ma túy thông qua chương trình, dự án phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội.3. Chính phủ quy định cụ thể các biện pháp can thiệp giảm tác hại của nghiện ma túy và tổ chức thực hiện các biện pháp này."



36

Câu 36: Anh (chị) hãy nêu tên một số chất gây nghiện hướng thần?
- Có 03 nhóm chất gây nghiện hướng thần: an thần, kích thích và ảo giác.
- An thần: rượu, các CDTP (heroin, morphin, codein), cần sa, benzodiazepins, thuốc ngủ nhóm barbituric.
- Kích thích: thuốc ngủ nhóm amphetamine, nicotine, cocain, cafein
- Ảo giác: Ecstasy, Ketamine, LSD, cần sa liều cao



37

Câu 37: Nghiện chất dạng thuốc phiện là gì?
Lệ thuộc (nghiện) là một bệnh của não bộ làm cho người nghiện khó từ bỏ chất gây nghiện
Nghiện được chẩn đoán khi có ít nhất 3 trong số 6 yếu tố sau trong vòng 12 tháng qua:
- Sự dung nạp (tăng liều sử dụng để đạt được cùng 1 độ phê).
- Hội chứng cai
- Sự thèm muốn mãnh liệt hoặc cảm giác bắt buộc phải sử dụng
- Khó khăn trong việc kiểm soát hành vi sử dụng chất gây nghiện liên quan đến việc bắt đầu, cai hoặc mức độ sử dụng
- Sao nhãng các thú vui, sở thích, công việc trước đây vì việc sử dụng chất gây nghiện hướng thần
- Tiếp tục sử dụng chất gây nghiện đó mặc dù biết rõ bằng chứng về hậu quả có hại của việc sử dụng



38

Câu 38: Quan điểm hiện nay về “nghiện ma túy” là gì?
Nghiện là một rối loạn mạn tính, tái diễn, được biểu hiện bằng hành vi bắt buộc phải tìm kiếm và sử dụng ma túy bất chấp những hậu quả bất lợi của việc sử dụng.



39

Câu 39: Bạn hãy cho biết tỷ lệ người sử dụng heroin trở thành “nghiện”
1 người trong số 4-5 người sử dụng heroin trở thành nghiện (20-25%)



40

Câu 40: Anh (chị) hãy nêu tác dụng tức thì của Heroin?
- gây ra cảm giác sung sướng: cảm giác phê, bốc
- Giảm đau
- Giảm cảm giác đói và giảm ham muốn tình dục
- buồn ngủ
- có thể buồn nôn và nôn
- nhịp thở và mạch chậm hơn
- giảm huyết áp
- co đồng tử
- da nóng đỏ ngứa, khô miệng, khô da và mắt



41

Câu 41: Hãy cho biết hậu quả lâu dài của việc sử dụng Heroin?
- tăng dung nạp do đó phải tăng liều để đạt được cảm giác phê
- quá liều (bất tỉnh hoặc tử vong)
- nghiện: xuất hiện hội chứng cai, mất khả năng tự chăm sóc bản thân, phạm tội
- Lây truyền HIV do dùng chung dụng cụ tiêm chích
- Có khả năng gây: táo bón, giảm nhận thức do thiếu oxy não, rối loạn hệ sinh sản và nội tiết, trầm cảm vô cảm..



42

Câu 42: Hãy nêu các tác dụng của Methadone?
- Tương tự như các chất dạng thuốc phiện khác, Methadone có tác dụng giảm đau, giảm ho, gây yên dịu, giảm hô hấp và gây nghiện nhưng gây khoái cảm yếu.
- Với đặc điểm là gây khoái cảm yếu nên khi được dùng đủ liều Methadone thì bệnh nhân không còn cảm giác phê và thèm ma túy.
- Methadone được hấp thu hoàn toàn và nhanh chóng qua đường uống, thời gian bán hủy trung bình là 24 giờ do đó khi sử dụng Methadone thay thế cho các chất dạng thuốc phiện khác thì giúp cho người nghiện ma túy giảm và tiến tới ngừng sử dụng ma túy bất hợp pháp cũng như giảm những tác động tiêu cực của ma túy lên bệnh nhân.



43

Câu 43: Hãy nêu sự khác biệt giữa Methadone và heroin?



<tbody>
Methadone
Heroin


1. Sử dụng bằng đường uống nên không có nguy cơ lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường máu.
1. Sử dụng nhiều bằng đường tiêm chích nên có nguy cơ lây nhiễm bệnh tật cao (HIV, viêm gan B, C…)


2. Tác động kéo dài. Uống 1 lần trong ngày
2. Tác động ngắn, phải sử dụng nhiều lần trong ngày


3. Liều có hiệu quả là ổn định
3. Có xu hướng tăng liều để đạt được cùng 1 độ “phê” nên dễ gây quá liều.





</tbody>




44

Câu 44: Mục tiêu của điều trị nghiện ma túy bằng thuốc là gì?
- Ngăn chặn hoặc làm giảm sự thèm nhớ ma túy
- Ngăn chặn hoặc làm giảm khoái cảm do sử dụng ma túy (phê)
- Dự phòng/điều trị hội chứng cai
- Phục hồi chức năng não bộ trở về “bình thường”: cải thiện tâm trạng hoặc sự giảm thiểu nhận thức do nghiện ma túy gây ra; cải thiện việc kiểm soát sự thôi thúc sử dụng ma túy
- Điều trị những rối loạn tâm lý do ma túy



45

Câu 45: Hội chứng cai
1) Cảm giác thèm chất ma tuý.2) Ngạt mũi hoặc hắt hơi.3) Chảy nước mắt.4) Đau cơ hoặc chuột rút.5) Co cứng bụng.6) Buồn nôn hoặc nôn.7) Tiêu chảy.8) Giãn đồng tử.9) Nổi da gà hoặc ớn lạnh.10) Nhịp tim nhanh hoặc tăng huyết áp.11) Ngáp.12) Ngủ không yên.



46

Câu 46: HIV xâm nhập và phát triển trong cơ thể con người như thế nào?
Hệ miễn dịch của con người, với các thành phần chủ lực là bạch cầu, là lực lượng bảo vệ cơ thể chống lại sự tấn công của các loại vi khuẩn gây bệnh xâm nhập từ bên ngoài hoặc mầm bệnh ung thư phát sinh từ một số tế bào trong cơ thể.Người ta có thể ví bạch cầu như những người lính luôn đi “tuần tra” khắp có thể để phát hiện và chiến đấu chống lại các mềm bệnh xâm nhập từ bên ngoài hoặc phát sinh từ bên trong cơ thể.Trong đội ngũ bạch cầu, có một loại đặc biệt gọi là Lympho bào T-4, đóng vai trò như một tổng chỉ huy, có nhiệm vụ điều phối, huy động hoặc rút lui toàn bộ hệ thống miễn dịch của cơ thể.Sau khi xâm nhập vào cơ thể, HIV tấn công ngay vào các bạch cầu, nhất là Lympho bào T-4. HIV sử dụng chính chất liệu di truyền của bạch cầu để nhân lên, để sinh sôi nảy nở. Như vậy, bạch cầu không những không bao vây, tiêu diệt được HIV, mà còn bị HIV biến thành “kẻ tòng phạm” và cuối cùng bị HIV phá hủy.Do sự phá hủy của bạch cầu bởi HIV ngày càng nhiều, dẫn đến hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm dần, cuối cùng là bị “vô hiệu hóa” và điều đó có nghĩa là có thể con người không còn được bảo vệ nữa. Lúc đó, mọi mầm bệnh khác (vi trùng, siêu vi trùng, tế bào ung thư “mặc sức hoành hành” gây nên nhiều chứng, nhiều bệnh nguy hiểm... và cơ thể người bệnh bị tiêu diệt.Ngoài ra, sau khi xâm nhập cơ thể, HIV còn trực tiếp phá hoại tế bào thần kinh đệm khiến người bệnh lú lẫn, mất trí... hoặc xâm nhập vào cơ quan thần kinh, dạ dày, ruột, da...gây nên những hội chứng lâm sàng cho các cơ quan này, làm cho bệnh cảnh lâm sàng của AIDS vì thế mà trở nên hết sức đa dạng và phức tạp.



47

Câu 47: Bạn hãy cho biết các giai đoạn chính của nhiễm HIV tiến triển thành AIDS trong cơ thể người.
Quá trình phát triển từ nhiễm HIV thành AIDS có thể trải qua 4 giai đoạn sau:- Giai đoạn 1 là Nhiễm HIV cấp (hay còn gọi thời kỳ cửa sổ - thời kỳ chuyển đổi huyết thanh). Người nhiễm HIV hầu như không có biểu hiện gì hoặc chỉ có ít những triệu chứng thông thường giống như cảm cúm, nhưng sau đó các triệu chứng này qua đi một cách tự nhiên, nên ngay bản thân người nhiễm cũng không “để ý” tới. Giai đoạn này thường kéo dài từ 2 tuần đến 3 tháng, đôi khi tới 6 tháng. Vào đầu giai đoạn này cơ thể chưa kịp sinh ra kháng thể chống lại HIV (gọi tắt là kháng thể HIV) hoặc lượng kháng thể HIV còn ít nên các xét nghiệm thông thường (tìm kháng thể) không phát hiện được và kết quả trả lời là "âm tính". Do vậy các nhà chuyên môn còn gọi giai đoạn này là “thời kỳ cửa sổ”.Đây là giai đoạn “nguy hiểm”, bởi không phát hiện được người nhiễm HIV qua các xét nghiệm máu thông thường (tìm kháng thể), mặc dù họ thật sự đã bị nhiễm HIV và họ hoàn toàn có thể "vô tình" truyền bệnh cho người khác mà không hề biết.- Giai đoạn 2 là nhiễm HIV không có triệu chứng, có thể kéo dài nhiều năm, trung bình là từ 8-10 năm và có thể lâu hơn.Trong giai đoạn này, sức chống đỡ của cơ thể còn mạnh nên số lượng HIV trong máu còn thấp. Người mang HIV hầu như không có triệu chứng gì thể hiện ra bên ngoài và hoàn toàn khỏe mạnh như người không nhiễm HIV, do vậy họ vẫn sống, làm việc, học tập và sinh hoạt bình thường, tuy nhiên họ có thể làm lây truyền HIV sang người khác.- Giai đoạn 3 là giai đoạn cận AIDS (hay chuẩn bị chuyển sang AIDS). Người nhiềm HIV ở giai đoạn này có một số các biểu hiện nhiễm trùng cơ hội như nấm miệng hoặc ở hầu họng, ho dai dẳng, sư­ng hạch, nổi mụn rộp…- Giai đoạn 4 là AIDS, đây chính là giai đoạn cuối cùng của quá trình nhiễm HIV trong cơ thể, với một số biểu hiện triệu chứng bệnh ra bên ngoài như ỉa chảy kéo dài, sút cân trên 10% trọng lượng cơ thể, ho dai dẳng kéo dài. Giai đoạn này thường kéo dài từ 6 tháng đến 2 năm, nếu không được điều trị bằng thuốc kháng vi rút thì kết thúc bằng tử vong.



48

Câu 48: Bạn hãy kể các bệnh nhiễm trùng cơ hội ở người nhiễm HIV/AIDS.
Do HIV làm giảm miễn dịch nên người nhiễm HIV cở các giai đoạn muộn thường mắc nhiều bệnh nhiễm trùng khác nhau, như:- lao; các bệnh nấm;- hội chứng suy kiệt;- các loại viêm phổi;- các bệnh ngoài da;- các bệnh đường ruột;- viêm gan A, B và C;- các bệnh lây truyền qua đường tình dục;- một số bệnh ung thư.



49

Câu 49: Bạn hãy mô tả các cấp độ nguy cơ lây nhiễm HIV trong quan hệ tình dục.
1. Cấp độ 1: Quan hệ tình dục không có nguy cơ (gồm ôm hôn, vuốt ve, thủ dâm (dùng riêng dụng cụ trợ dâm).2. Cấp độ 2: Quan hệ tình dục nguy cơ thấp (hôn sâu, tình dục đường miệng không xuất tinh vào miệng bạn tình, không viêm nhiễm bộ phận sinh dục).3. Cấp độ 3: Quan hệ tình dục nguy cơ cao: Tình dục đường miệng có xuất tinh hoặc viêm nhiễm bộ phận sinh dục; tình dục đường âm đạo, hậu môn có xuất tinh và không sử dụng bao cao su.



50

Câu 50: Bạn hãy mô tả các cấp độ giảm nguy cơ lây nhiễm HIV trong quan hệ tình dục.
1. Không QHTD: Nếu bạn không QHTD, bạn không thể bị lây nhiễm HIV hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.2. Thực hiện các hành vi tình dục không xâm nhập nếu không thể kìm chế được ham muốn tình dục: nên áp dụng các hành vi tình dục KHÔNG NGUY CƠ như: tự thủ dâm, vuốt ve mơn trớn cơ thể, hôn khô, kích thích thoả mãn tình dục để tránh QHTD có xâm nhập. Như vậy, bạn có thể giảm tối đa nguy cơ lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.3. Nếu QHTD có xâm nhập: Nên thực hiện các hành vi nguy cơ thấp như: QHTD qua đường miệng - dương vật. Nếu tinh dịch của nam giới tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc miệng bị tổn thương khi xuất tinh vào khoang miệng, bạn vẫn có thể có nguy cơ lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục, vì vậy để an toàn hơn nên sử dụng BCS.4. Nếu QHTD có xâm nhập qua âm đạo-dương vật hoặc hậu môn - dương vật: luôn luôn sử dụng BCS đúng cách từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc quá trình QHTD. Tuy nhiên, nếu BCS không đảm bảo chất lượng hoặc sử dụng không đúng cách vẫn có nguy cơ lây nhiễm HIV. Sử dụng BCS đúng cách có hiệu quả phòng lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua QHTD khác.



51

Câu 51: Bạn hãy mô tả các cấp độ nguy cơ lây nhiễm HIV do tiêm chích ma túy?
1. Cấp độ 1 : không có nguy cơ (không hoặc sử dụng ma túy không qua tiêm chích) ;2. Cấp độ 2 : sử dụng ma túy nguy cơ trung bình (tiêm chích ma túy có làm sạch bơm kim tiêm);3. Cấp độ 3 : sử dụng ma túy nguy cơ cao (dùng chung BKT và dụng cụ tiêm chích ma túy).



52

Câu 52: Bạn hãy mô tả các cấp độ giảm nguy cơ lây nhiễm HIV do tiêm chích ma túy.
1. Ngừng sử dụng ma tuý: nếu bạn có thể ngừng sử dụng ma túy (không sử dụng hoặc đi cai nghiện) sẽ giúp bạn không bị nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường máu cũng như các bệnh lý khác liên quan đến sử dụng ma túy.2. Nếu bạn vẫn sử dụng ma tuý: Nên sử dụng ma túy theo bất cứ hình thức nào trừ tiêm chích, việc này giúp bạn không bị nhiễm HIV và các bệnh lây qua đường máu do dùng chung dụng cụ tiêm chích, giảm nguy cơ quá liều do sử dụng ma túy.3. Nếu bạn tiếp tục tiêm chích: Nên sử dụng BKT sạch (dùng 1 lần hoặc BKT đã được làm sạch đúng cách) và không nên dùng chung dụng cụ tiêm chích, dụng cụ pha thuốc (hũ nấu thuốc, thìa hoặc bông lọc…,).4. Nếu phải dùng lại dụng cụ tiêm chích: Chỉ dùng lại dụng cụ tiêm chích của riêng mình, việc này sẽ giúp bạn không bị lây nhiễm vi rút như HIV và các bệnh lây qua đường máu khác (trừ khi người khác sử dụng BKT của bạn mà bạn không biết).5. Nếu bạn bắt buộc phải dùng lại dụng cụ tiêm chích của người khác(được hiểu là dùng chung) thì bạn phải làm sạch các dụng cụ này trước mỗi lần dùng theo công thức đã được khuyến cáo. Lưu ý HIV vẫn có thể lây truyền sau khi BKT được làm sạch, nhưng làm sạch BKT đúng cách sẽ giảm khả năng lây truyền HIV. Và hãy lưu ý thà làm gì còn hơn không làm gì cả.



53

Câu 53: Bạn hãy cho biết: làm thế nào để biêt tuổi của vết tiêm chích.



<tbody>

Biểu hiện


Tuổi vết tiêm chích




Đỏ


Mới – trong cùng ngày




Vết đâm kim


24 giờ




Nổi vết đỏ/không chảy máu


48-72 giờ




Đen tím sẫm


2-7 ngày/1 tuần




Xanh


3-5 ngày




Vàng


6-10 ngày




Màu be/cứng


> 2 tuần




Trắng xám/cứng


Vài tháng




Những đường trắng


Thường lẫn với những vết lâu năm


</tbody>




54

Câu 54: Bạn hãy nêu nguyên nhân gây sốc thuốc quá liều.
1. Dung lượng ma túy sử dụng quá cao so với khả năng dung nạp của cơ thể.2. Khi dùng ma túy cùng lúc với các chất kích thích khác (dùng heroin với rượu..v..v..)3. Khi một thời gian rồi dùng lại (do bị bắt đi cai nghiện hoặc đi tù….,)4. Khi không biết rõ về loại ma túy đang dùng (chất lượng ma túy)5. Khi pha loại ma túy thường dùng với một loại ma túy khác (pha trộn nhiều loại ma túy với nhau, heroin với thuốc giảm đau…)6. Khi sút cân cơ thể mệt mỏi, mắc các bệnh nặng...



55

Câu 55: Các dấu hiệu nhận biết người bị sốc thuốc quá liều?
1. tỉnh nhưng không nói được;2. da mặt và môi xanh tái;3. ho nghẹt thở;4. buồn nôn, nôn;5. tức ngực, đau ngực.6. sùi bọt mép.7. run hoặc co giật.8. mạch chậm, không đồng hoặc ngừng đập;9. thở chậm không đều hoặc ngừng thở.10. bất tỉnh.



56

Câu 56: Cách dự phòng sốc thuốc?
1. tự pha chế thuốc hoặc hiểu rõ thuốc sắp sử dụng;2. sử dụng lần đầu với một lượng nhỏ để thử phản ứng của cơ thể;3. bàn bạc về nguy cơ sốc thuốc với bạn cùng chích;4. tránh pha trộn heroin với bất kỳ loại thuốc nào khác.5. tránh tiêm chích một mình để người khác giúp đỡ khi có sự cố.6. giữ gìn sức khỏe, ăn uống điều độ, không dùng chất kích thích trước khi dùng ma túy ví dụ như rượu.7. dùng kim tiêm loại nhỏ để tránh đưa thuốc vào cơ thể quá nhanh.

</tbody>

Tuanmecsedec
11-07-2013, 01:19
HIV - Ðịnh Nghĩa




<tbody>
AIDS
Bệnh liệt kháng/SIDA/Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải – viết tắt của tiếng Anh "Acquired Immunodeficiency Syndrom". Hiện chưa có vác-xin hay thuốc chữa trị.

</tbody>



<tbody>
ANAL SEX
Làm tình qua ngã hậu môn – khi dùng ngón tay hay đưa dương vật vào bêân trong hậu môn của nam hay nữ để tạo kích thích


ANTI BODY
Kháng thể – Chất do các tế bào của cơ thể sản xuất ra để chống lại sự xâm nhập của các chất lạ như nhiễm trùng chẳng hạn


ANTI DISCRIMINATION
Chống kỳ thị – Luật pháp bảo vệ con người khỏi sự kỳ thị do sự khác biệt về chủng tộc, giới tính, ...


ANTI-VIRAL DRUG
Thuốc chống siêu vi trùng


ASYMPTOMATIC
Không có triệu chứng – Khi một người bị nhiễm mà không có triệu chứng biểu hiện bên ngòai. Chính người này cũng không biết mình có bệnh


BISEXUAL
Lưỡng tính luyến ái – quan hệ luyến ái với cả nam và nữ


BLEACH
Dung dịch diệt trùng – dung dịch có thể tiêu diệt siêu vi và vi khuẩn. Dung dịch tiệt trùng có thể mua ở supermarket. Luôn luôn kiểm tra để đảm bảo rằng dung dịch tiệt trùng có chứa 5.25% chất sodium hypochlorite.


BULK BILLING
Người cung cấp dịch vụ gửi hóa đơn đến cơ quan nhà nước thanh tóan cho bạn - Chính phủ bảo trợ việc chăm sóc sức khỏe cho tất cả người có thẻ Medicare.


BREASTFEED
Nuôi con bằng sữa mẹ


CELL
Tế bào – Ðơn vị cấu tạo nên cơ thể sinh vật. Cơ thể có hàng triệu tế bào


CELL NUCLEUS
Nhân tế bào – chứa đựng thông tin về tế bào và điều khiển họat động tế bào


COMBINATION THERAPY
Chữa bệnh bằng cách kết hợp các liệu pháp – Kết hợp hai hay nhiều lọại thuốc chống siêu vi trùng cùng một lúc để chữa trị HIV/AIDS


CONDOM
Bao cao su – dùng để ngăn ngừa lây truyền các bệnh lây truyền qua đường tình dục và tránh thai


CONFIDENTIALITY
Sự riêng tư – luật lệ để ngăn ngừa nhân viên y tế, thông dịch viên kể lại điều họ biết về bệnh nhân cho người khác mà không được sự đồng ý của bệnh nhân


CONTAGIOUS
Truyền nhiễm – bệnh lây truyền từ người này sang người khác


COUNSELLOR/COUNSELLING
Cố vấn viên – nhân viên cố vấn chia sẻ lo lắng của thân chủ và giúp giải quyết vấn đề. Cố vấn viên tuân thủ các luật lệ về sự riêng tư và giữ kín. Có thể tìm các cố vấn viên ở tại những nơi như trung tâm y tế cộäng đồng (community health clinics), dịch vụ sức khỏe tâm thần (mental health services) và trung tâm kế họach hóa gia đình (Family Planning clinics).


DAM
Miếng chắn cao su – miếng bằng cao su dùng che bộ phận sinh dục nữ trong suốt lúc có quan hệ tình dục qua đường miệng.


DEMENTIA
Chứng mất trí – Mất trí nhớ hay thay đổi cá tính thường do tuổi già hay vào giai đọan phát triển của AIDS


DIAGNOSIS
Chẩn đóan bệnh – Bác sĩ quyết định lọai bệnh sau khi khám bệnh nhân


DISCRIMINATION
Sự kỳ thị – đối xử với một người nào đó KHÔNG công bằng bởi vì họ khác biệt như người di dân, phụ nữ, người nhiễm HIV/AIDS, người tàn tật. Tại Úc nhiều lọai kỳ thị trái với luật pháp


DOSAGE
Liều lượng thuốc


DRUG RESISTANCE
Tính đề kháng thuốc – Khi cơ thể trở nên lờn thuốc và thuốc không còn công hiệu nữa


DRUG TRIAL
Thử thuốc mới


EPIDEMIC
Bệnh dịch làm nhiều người mắc phải


GAY
Ðồng tính luyến ái nam – nam có quan hệ luyến ái với nam


GENITALS
Bộ phận sinh dục


GONORRHOEA
Bệnh lậu – Lây truyền qua đường tình dục. Dấu hiệu ở nam là giọt mủ ở đầu dương vật và thấy bỏng rát và đau khi tiểu tiện. Ở nữ đôi khi không phát hiện vì triệu chứng không rõ. Bệnh có thể ngăn ngừa bằng cách dùng bao cao su hay chữa bằng thuốc kháng sinh


HEPATITIS
Viêm gan siêu vi – Lọai thông thường nhất là A, B và C. Có vác-xin cho A và B, nhưng chưa có cho C. Tuy nhiên, có một số thuốc giảm thiểu triệu chứng của viêm gan siêu vi C


HETEROSEXUAL
Dị tính luyến ái –quan hệ giữa hai người khác phái tức là nam với nữ


HIV
Siêu vi gây suy giảm miễn dịch ở người – viết tắt của tiếng Anh "Human Immunodeficiency Virus"


PENETRATION
Putting an erect penis into the mouth, anus or vagina.


HIV POSITIVE
HIV dương tính – có nghĩa là đã nhiễm HIV dựa theo kết quả dương tính của việc thử nghiệm. Thử nghiệm âm tính có nghĩa là siêu vi không có trong cơ thể lúc đó


HOMOSEXUAL
Ðồng tính luyến ái – xem thêm chữ "gay" và "lesbian"


IMMUNE SYSTEM
Hệ thống miễn nhiễm – hệ thống trong cơ thể đánh trả lại các bệnh tật và nhiễm trùng. HIV làm suy giảm hệ thống này đưa đến tình trạng cơ thể của người nhiễm HIV/AIDS không thể đánh trả sự tấn công của các bệnh


INFECTION
Sự nhiễm trùng – do siêu vi trùng, vi khuẩn, ký sinh trùng hay nấm.


INFORMED CONSENT
Sự đồng ý dựa trên hiểu biết – khi người bệnh đồng ý thử nghiệm hay chữa trị. Họ cần phải đồng ý và được cung cấp đầy đủ thông tin để tự quyết định trước khi chấp nhận thử nghiệm hay chữa trị


INJECTING DRUG USER (IDU)
Người chích ma túy


LESBIAN
Ðồng tính luyến ái nữ


LUBRICANT
Dầu bôi trơn – dùng để bôi trơn bao cao su để tránh rách do cọ sát


MASTERBATION
Thủ dâm – tự kích thích bộ phận sinh dục của chính mình hay của người khác


MUCOSA
Niêm mạc – lớp da đặc biệt bên trong dương vật, hậu môn và âm đạo.


NEEDLE EXCHANGE
Dịch vụ trao đổi kim và ống chích – nơi có thể lấy ống tiêm miễn phí


ORAL SEX
Làm tình qua đường miệng như dùng miệng và lưỡi hôn, liếm, hay ngậm bộ phận sinh dục của người khác hay hậu môn


OPPORTUNISTIC INFECTION
Sự nhiễm trùng xẩy ra khi có cơ hội thuận tiện – sự nhiễm xẩy ra nhanh hơn bởi vì hệ thống miễn nhiễm bị suy yếu do HIV mà bình thường không ảnh hưởng đến người không nhiễm HIV/AIDS


PENIS
Dương vật


PENETRATION
Ðưa dương vật vào âm đạo hay hậu môn


PERSON LIVING WITH HIV/AIDS
Người có bệnh liệt kháng bởi vì nhiễm HIV và hệ thống miễn nhiễm bị suy giảm


PERSON LIVING WITH HIV
Người nhiễm HIV và có thể phát ra bệnh AIDS sau này


PLACEBO
Giả thuốc dùng để đánh giá sự khác biệt giữa chữa trị bằng thuốc hay chữa trị không dùng thuốc. Giả thuốc phần lớn là thuốc bổ dùng để tạo cho bệnh nhân cảm tưởng rằng họ đang dùng thuốc chữa trị


PREVENTION
Phòng ngừa – 'phòng bệnh hơn chữa bệnh'


PROPHYLAXIS
Thuốc chữa trị – thuốc dùng để ngăn ngừa một số bệnh phát triển


RISK
Nguy cơ – Hành vi tình dục có nguy cơ cao là hành vi gây ra hay mắc phải bệnh HIV/AIDS hay bệnh lây truyền qua đường tình dục


SAFE SEX
Quan hệ sinh lý không có nguy cơ lây bệnh hay mắc phải bệnh HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục


SEMEN
Tinh dịch – chất nhờn tiết ra từ dương vật khi có quan hệ sinh lý


SEXUAL HEALTH
quan hệ sinh lý sao cho tránh mắc phải bệnh, tránh có thai, không dùng bạo lực và tránh bị kỳ thị


SEXUALLY TRANSMITTED DISEASE (STD)
Bệnh lây truyền qua đường tình dục do khỏang 24 mầm bệnh gây ra, thường gặp nhất là: lậu, giang mai, mồng gà, trùng roi, hạ cam mềm, hột xòai, nấm Candida và HIV/AIDS


SIDE EFFECT
Phản ứng phụ do tác dụng của thuốc


SOCIAL WORKER
Nhân viên xã hội – người có bằng cấp chuyên môn và được huấn luyện đặc biệt để trao đổi với người khác về những điều họ quan tâm và giúp họ tìm giải pháp cho vấn đề đang gặp phải. Nhân viên xã hội tuân thủ các luật lệ về sự riêng tư và giữ kín.


SYPHILIS
Bệnh giang mai lây truyền qua đường tình dục.


TEST
Xét nghiệm


TRANSFUSION
Nhận máu của người khác. Tất cả máu để truyền tại Úc đều được thử nghiệm HIV và viêm gan siêu vi C. Truyền máu được coi là an tòan tại Úc


TRANSGENDER
Nguời đổi giống – người sống như một thành viên của giới khác phái


UNPROTECTED SEX
Không dùng bao cao su dành cho đàn ông hay đàn bà trong quan hệ sinh lý. Có nguy cơ truyền bệnh HIV và viêm gan siêu vi C rất cao


VACCINATION
Yếu tố gây bệnh đã giảm độc tính, sau đó đưa vào cơ thể để tạo miễn dịch. Hình thức này như là việc chủ động phòng bệnh. Có Vác Xin chống lại viêm gan A và B. Chưa có Vác Xin cho viêm gan siêu vi C và HIV.


VAGINA
Aâm đạo – đường sinh dục trong của nữ, bắt đầu từ cửa mình đến cổ tử cung


VAGINAL FLUID
Chất nhờn ở âm hộ


VIRAL LOAD
Lượng siêu vi trùng tìm thấy trong người nhiễm HIV hay viêm gan siêu vi C


VIRUS
Siêu vi trùng

</tbody>

songchungvoi_HIV
02-10-2013, 09:52
Hiểu đúng về HIV để tránh những nỗi 'lo hão'


Vô tình bị chảy máu trong lần cạo râu ở tiệm 20 năm trước, anh Hoàng lo lắng đến mất ăn mất ngủ vì nghĩ mình đã mắc HIV và lây cho người vợ yêu quý. Thế nhưng, sợ đối diện với sự thật, anh chưa bao giờ dám đi xét nghiệm mà chỉ âm thầm sợ hãi.

Lo nhiễm HIV sau quan hệ tình dục không an toàn (http://giadinh.vnexpress.net/tin-tuc/gioi-tinh/lo-nhiem-hiv-sau-quan-he-tinh-duc-khong-an-toan-2665011.html)
Tình tay ba, nguy cơ lây truyền HIV (http://giadinh.vnexpress.net/tin-tuc/gioi-tinh/tinh-tay-ba-nguy-co-lay-truyen-hiv-2844470.html)
Hoang mang khi đọc kết quả xét nghiệm HIV (http://giadinh.vnexpress.net/tin-tuc/song-khoe/tu-van/hoang-mang-khi-doc-ket-qua-xet-nghiem-hiv-2860682.html)

Gần đây, chúng tôi thường xuyên nhận được thư gửi về chuyên gia, cũng như những buổi gặp tư vấn trực tiếp và gọi điện qua hệ thống tổng đài của nam giới về vấn đề HIV. Một số ít nhỏ phái nữ giới cũng có thắc mắc về vấn đề này. Trong đó có những người nguy cơ lây nhiễm cách đây vài chục năm, và mang nỗi ám ảnh suốt từ đó đến giờ chưa dám đi xét nghiệm, như trường hợp anh Hoàng ở trên.

Cũng có rất nhiều người đàn ông đi quan hệ với gái mại dâm, lúc hành sự không may bị tuột bao cao su vào trong âm đạo, cũng có người đang quan hệ thì bao bị rách. Có người thì đã kịp thời sử dụng thuốc điều trị phơi nhiễm; nhưng có người không hiểu biết về vấn đề này đã làm mất cơ hội được tư vấn sớm, mất đi cơ hội được điều trị phơi nhiễm. Khi đọc được một số thông tin về căn bệnh HIV có biểu hiện giống mình, họ trở nên mất ăn mất ngủ. Có người sẵn sàng tìm đến các cô gái mà mình từng quan hệ để xin được đưa các cô đi xét nghiệm. Có người vợ tìm đến tư vấn xét nghiệm bởi chồng chị từng đi "giải quyết" ở bên ngoài sau đó về thú thật với vợ.


<tbody>
http://l.f13.img.vnecdn.net/2013/08/07/HIV-1375841910_500x0.jpg


Ảnh: Health.

</tbody>

Trong hầu hết các trường hợp này, người hỏi hầu như không hiểu biết hoặc biết không đầy đủ về căn bệnh HIV/ AIDS. Vì thế, các lo lắng có lúc trở nên vô cớ, hoặc là "lo hão". Việc hiểu biết những điều cơ bản về HIV dưới đây sẽ giúp các bạn hình dung được tình trạng của mình nếu rơi vào tình huống có nguy cơ:

HIV là gì?

HIV (Human Immunodeficiency Virus) là virus gây suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. Cơ thể người có hệ thống miễn dịch giúp chúng ta chống đỡ với sự xâm nhập của các vi sinh vật gây bệnh. Suy giảm miễn dịch có nghĩa là giảm dần sức chống đỡ của cơ thể khi bị ký sinh trùng, vi trùng hoặc virus tấn công và lúc đó cơ thể dễ mắc các bênh nhiễm trùng và một số bệnh ung thư.
Nói suy giảm miễn dịch mắc phải có nghĩa là quá trình này xảy ra trong khoảng thời gian sống của con người, không phải do di truyền hay bệnh bẩm sinh của hệ miễn dịch. HIV là chỉ gây suy giảm miễn dịch ở người, không gây bệnh cho các loại động vật khác.

HIV sống ở đâu trong cơ thể con người:

Trong cơ thể người HIV có nhiều nhất ở trong máu, trong các dịch tiết sinh học như tinh dịch, dịch âm đạo rồi đến trong sữa của người nhiễm HIV, với số lượng đủ “ngưỡng” để làm lây truyền từ người nọ sang người kia. Đây là cơ sở khoa học để xác định đường lây truyền của HIV và các biện pháp dự phòng cơ bản.

Trong nước bọt, nước mắt, nước tiểu, mồ hôi cũng có HIV, nhưng với số lượng rất ít, không đủ “ngưỡng” nên không có khả năng làm lây truyền từ người nọ sang người kia khi tiếp xúc trực tiếp với các loại dịch thể này. Đây là cơ sở khoa học để xác định HIV không lây truyền qua các tiếp xúc thông thường.

HIV có thể sống trong cơ thể bệnh nhân AIDS đã chết trong vòng 24 giờ. Vậy khả năng tồn tại của HIV ở ngoài cơ thể người như thế nào?

Khi ở ngoài cơ thể người, HIV dễ bị tiêu diệt bằng nhiệt độ và các chất khử trùng thông thường. Ví dụ như HIV bị tiêu diệt khi gặp:
- Nước ở nhiệt độ 56°C trở lên trong 30 phút
- Các chất tẩy rửa như nước Javel 0.1-0.5%, Cloramin 25%, các chất sát trùng như cồn 70°, nước oxy già 6%.
- A xít (pH<6), Bazơ (pH>10).
Do vậy nếu ta ngâm dụng cụ tiêm chích trong cồn 70°, hoặc quần áo, đồ vải vào dung dịch Cloramin 1%, nước Javel 0.5% trong 20-30 phút là có thể diệt được HIV.
Với các dụng cụ phẫu thuật, tiêm chích, nếu ta luộc dụng cụ trong 20 phút, kể từ khi nước sôi là có thể diệt được cả HIV và nhiều loại vi sinh vật gây bệnh khác…

Tuy nhiên, HIV có thể tồn tại trong các giọt máu khô đọng ở kim tiêm hay các dụng cụ khác từ 2 đến 7 ngày và nhiệt độ dưới 0°C, tia X, tia cực tím không giết được HIV.

Những đặc tính nêu trên của HIV là cơ sở khoa học để xác định các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV trong các dịch vụ y tế cũng như khi chăm sóc người nhiễm HIV tại nhà.

HIV làm suy giảm miễn dịch ở người như thế nào?

Hàng ngày, cơ thể chúng ta bị tấn công bởi rất nhiều loại vi khuẩn khác nhau, nhưng nhờ có hệ thống miễn dịch chống lại nên cơ thể không mắc bệnh. Hệ thống miễn dịch của cơ thể có nhiều yếu tố, trong đó tế bào bạch cậu lympho T CD4 (gọi tắt là CD4) đóng vai trò chỉ huy, huy động các yếu tố miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh mỗi khi chúng xâm nhập vào cơ thể.

Sau khi xâm nhập vào cơ thể, HIV tấn công trực tiếp vào tế bào CD4, chúng nhân lên trong đó rồi dần dần phá hủy các tế bào này. Khi số lượng tế bào CD4 bị phá hủy càng nhiều thì khả năng chống lại bệnh tật càng yếu đi và cơ thể càng dễ bị mắc bệnh. Quá trình này diễn ra từ từ trong nhiều năm.

Một số loại mầm bệnh trước đây hiếm khi gây bệnh ở những người bình thường, nay nhân cơ hội hệ thống miễn dịch bị suy yếu (do HIV gây ra) để gây bệnh. Những bệnh này được gọi là nhiễm trùng cơ hội, như lao, nấm do Cryptococcus, hội chứng suy mòn, viêm phổi do preumocystis carinii, nấm miệng, nấm thực quản, viêm phổi, bạch sản dạng lông ở lưỡi…

Cũng có một số người vẫn khỏe mạnh khi lượng tế bào CD4 đã giảm thấp. Nhưng khi bị các nhiễm trùng cơ hội, thì bệnh thường rất nặng và dẫn đến tử vong nhanh do số lượng CD4 còn quá ít, và khả năng chống đỡ lại các yếu tố gây bệnh của cơ thể rất kém. Do vậy, lượng CD4 vẫn được coi là một chỉ báo quan trọng về tình trạng sức khỏe của người nhiễm HIV.

AIDS là gì

AIDS là tên gọi tắt bằng tiếng Anh: Acquired Immuno Deficiency Syndrom có nghĩa là Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. Bao gồm một nhóm các biểu hiện (triệu chứng) như: sốt, tiêu chảy, sụt cân, nổi hạch.v.v…. do một căn bệnh nào đó gây ra.

AIDS không phải là hội chứng bẩm sinh, mà là hội chứng mắc phải do nhiễm HIV gây ra và là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV.

Sự khác nhau giữa nhiễm HIV và AIDS

- HIV là tên thường gọi của virus. Người mang HIV trong máu thường được gọi là người nhiễm HIV.
- AIDS là tên gọi chỉ giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV. Những người nhiễm HIV ở giai đoạn chuyển thành AIDS thường được gọi là bệnh nhân AIDS.

Quá trình từ nhiễm HIV thành AIDS trong cơ thể người qua 4 giai đoạn

Giai đoạn sơ nhiễm HIV (giai đoạn chuyển đổi huyết thanh, hay còn gọi là giai đoạn cửa sổ). Sau khi bị nhiễm HIV một thời gian khoảng 3 tuần đến 3 tháng hoặc lâu hơn, cơ thể mới sinh ra kháng thể chống lại HIV (kháng thể là chất do hệ miễn dịch sinh ra để chống lại các kháng nguyên – là các vi sinh vật gây bệnh) còn ít nên chưa thể phát hiện được bằng các phương pháp xét nghiệm máu thông thường (phương pháp xét nghiệm tìm kháng thể). Do vậy người ta còn gọi giai đoạn này là “giai đoạn cửa sổ”.

Trong giai đoạn này, nhìn chung người nhiễm HIV không có biểu hiện triệu chứng bệnh nào. Một số người nhiễm HIV (khoảng 20 – 50%) có thể có các triệu chứng giống như cảm cúm (sốt nhẹ, đau đầu, ngứa họng, mỏi nhừ người, khó chịu…), nhưng các triệu chứng này sẽ tự mất đi sau vài ngày, vài tuần nên cả người nhiễm, người ngoài, hay bác sĩ đều không thể nhận biết được.
Vào cuối thời kỳ cửa sổ, lượng kháng thể tăng cao, đến mức có thể phát hiện được người nhiễm HIV bằng các phương pháp xét nghiệm máu thông thường. Có nghĩa là huyết thanh từ “âm tính” đã chuyển sang “dương tính”, do vậy người ta còn gọi đây là giai đoạn “chuyển đổi huyết thanh”.

Cần lưu ý rằng giai đoạn cửa sổ là giai đoạn nguy hiểm. Vì chưa có kháng thể hay lượng kháng thể còn ít, nên HIV “sản sinh” rất nhanh và do vậy khả năng lây truyền từ người này sang người khác là rất lớn, trong khi đó ta không biết ai là người nhiễm và bản thân người nhiễm cũng không biết mình bị nhiễm. Đây chính là cơ sở khoa học để đặt ra yêu cầu dự phòng phổ cập, nghĩa là dự phòng HIV trong mọi trường hợp có tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch tiết sinh học của người khác.

Giai đoạn nhiễm HIV không triệu chứng:

Một thời gian dài sau thời điểm “chuyển đổi huyết thanh” (có thể kéo dài 5 năm, 10 năm hoặc lâu hơn tùy thuộc vào thể trạng của người mang HIV) trong cơ thể người nhiễm lượng kháng thể ở mức cao, còn lượng HIV ở mức thấp, nên nhìn chung người nhiễm HIV vẫn không có biểu hiện của các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, ở bên trong cơ thể người nhiễm HIV “cuộc chiến đấu không khoan nhượng” giữa HIV và hệ thống miễn dịch vẫn tiếp tục xảy ra.

Giai đoạn cận AIDS: Ở giai đoạn này, trong cơ thể người nhiễm HIV, lượng kháng thể bắt đầu suy giảm, đồng thời lượng HIV bắt đầu tăng nhanh và ở người nhiễm HIV đã bắt đầu xuất hiện các triệu chứng bệnh khác nhau. Các triệu chứng thường gặp là: sưng hạch kéo dài nhưng không đau ở nhiều nơi trên cơ thể (phổ biến là sưng hạch ở vùng cổ và nách) và các triệu chứng khác như sụt cân, sốt, đổ mồ hôi trộm, tiêu chảy, rối loạn cảm giác, giảm sút trí nhớ, tổn thương ở da…

Giai đoạn AIDS: Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình lây nhiễm HIV. Vào giai đoạn này, lượng kháng thể trong cơ thể người nhiễm HIV suy giảm mạnh, ngược lại lượng HIV tăng lên nhanh chóng, hệ thống miễn dịch bị suy giảm hoàn toàn và người nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS với những bệnh cảnh của nhiễm trùng cơ hội và ung thư dẫn đến tử vong.


Bác sĩ chuyên khoa Đỗ Thị Minh ĐứcChuyên gia tư vấn cao cấp
Nguyên trưởng khoa khám bệnh,bệnh viện Giao thông Vận Tải

Tuanmecsedec
15-10-2013, 15:59
Bạn đã thực sự có những hiểu biết đúng đắn về HIV/AIDS?


15/10/2013 - 12:00

Chắc hẳn bạn cũng đã có những kiến thức nhất định về HIV/AIDS qua truyền hình, sách báo, mạng Internet... Tuy nhiên, vẫn có những thông tin bạn cần phải hiểu thật chính xác, để có thể phòng tránh và tư vấn cho người khác. Dưới đây là những gì bạn thường nghe thấy, và hãy xem nó có chính xác hay không nhé.

Có HIV nghĩa là có AIDS?


http://genknews.vcmedia.vn/2013/1381808640960.jpg



Sai lầm! HIV (Human immunodeficiency virus – virus gây suy giảm miễn dịch ở người) là một loại virus phá huỷ tế bào CD4 (tế bào miễn dịch giúp chống lại bệnh tật). Nếu điều trị đúng cách, bệnh nhân có thể sống chung với HIV hàng năm, thậm chí hàng chục năm mà không tiến triển thành AIDS. Bệnh nhân chỉ được chẩn đoán AIDS (acquired immunodeficiency syndrome – hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải) khi mắc phải các bệnh nhiễm trùng cơ hội do suy giảm miễn dịch, hoặc số lượng tế bào CD4 giảm dưới 200.

Không thể lây truyền HIV qua đường tiếp xúc thông thường


http://genknews.vcmedia.vn/2013/1381808640962.jpg


Đúng như vậy. Bạn không thể nhiễm hay lây truyền HIV qua một cái ôm, sử dụng chung khăn tắm hay kính. Nhiễm HIV qua truyền máu là rất hiếm vì nguồn cấp máu ở Mỹ được kiểm tra rất cẩn thận. Tuy nhiên bệnh này có thể lây lan qua đường quan hệ tình dục không an toàn, dùng chung bơm kim tiêm hay sử dụng các dụng cụ chưa được khử trùng để xăm mình.

Bạn chỉ có vài năm để sống khi bị nhiễm HIV/AIDS?


http://genknews.vcmedia.vn/2013/1381808640964.jpg


Sai lầm! Sự thực là rất nhiều người sống chung với HIV hay AIDS trong nhiều thập kỷ. Họ có tuổi thọ tương đương với người bình thường. Chúng ta có thể phòng HIV tiến triển thành AIDS bằng việc đi khám sức khoẻ định kỳ và làm theo hướng dẫn của bác sĩ.

Thông qua các triệu chứng lâm sàng chúng ta có thể biết mình bị mắc HIV


http://genknews.vcmedia.vn/2013/1381808640965.jpg


Sai lầm! Một số người không có bất kỳ dấu hiệu nào của HIV trong nhiều năm sau khi bị nhiễm. Nhiều người thì có biểu hiện trong 10 ngày đến vài tuần sau khi bị nhiễm trùng. Những triệu chứng ban đầu giống bệnh cúm hay bệnh tăng bạch cầu đơn nhân như sốt, mệt mỏi, nổi ban, đau họng... Chúng thường biến mất sau vài tuần và có thể sẽ không xuất hiện lại trong nhiều năm sau đó. Cách duy nhất để biết bạn có bị HIV không là đi xét nghiệm máu.

HIV có thể chữa được


http://genknews.vcmedia.vn/2013/1381808640966.jpg


Sai lầm! Không có cách nào chữa HIV nhưng việc điều trị có thể giữ nồng độ virus ở mức độ thấp và giúp duy trì hệ thống miễn dịch của người bệnh. Một số loại thuốc can thiệp vào các protein mà HIV cần để copy, một số khác ngăn virus chèn gen của chúng vào các tế bào miễn dịch. Bác sĩ sẽ cân nhắc giữa tình trạng toàn thân, hệ miễn dịch và số lượng virus có trong cơ thể để quyết định khi nào sẽ bắt đầu điều trị.

Bất kì ai cũng có thể mắc HIV


http://genknews.vcmedia.vn/2013/1381808640967.jpg


Đúng như vậy. Mỗi năm ở Mỹ có khoảng 56.000 người mắc HIV và 18.000 người chết vì AIDS. Bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm HIV từ đàn ông, phụ nữ, trẻ em cho tới những người đồng tính hay dị tính. Những người đàn ông quan hệ tình dục với nam giới chiếm hơn một nửa (53%) trong số các ca nhiễm HIV mới mỗi năm. Phụ nữ chiếm 27% các ca nhiễm mới, và ở trẻ em là 13%. Người Mỹ gốc Phi chiếm gần một nửa số ca nhiễm HIV mới mỗi năm.

Không cần chú ý đến tình dục an toàn khi cả hai đều đã bị nhiễm HIV


http://genknews.vcmedia.vn/2013/1381808640968.jpg


Sai lầm! Bạn và bạn tình đều bị nhiễm HIV không có nghĩa là hai người có thể quan hệ tình dục thoải mái. Sử dụng bao cao su hoặc các dụng cụ latex khác có thể giúp bạn phòng các bệnh lây qua đường tình dục khác cũng như các chủng khác của HIV vì chúng có thể kháng lại thuốc điều trị HIV. Bởi ngay cả khi bạn đang được điều trị HIV ổn định thì bạn vẫn có thể mắc các bệnh khác.

Bạn vẫn có thể sinh con khi “HIV dương tính”


http://genknews.vcmedia.vn/2013/1381808640969.jpg


Đúng như vậy. Sự thật là những bà mẹ nhiễm HIV có thể truyền loại virus này sang cho con trong quá trình mang thai hay khi sinh con. Tuy nhiên chúng ta có thể làm giảm nguy cơ nhiễm virus cho các bé bằng cách tới gặp bác sĩ để nhận tư vấn, có được chế độ chăm sóc và điều trị phù hợp. Phụ nữ mang thai nhiễm HIV có thể dùng thuốc để điều trị nhiễm trùng và để bảo vệ em bé của họ khỏi virus.

Bạn không thể tránh khỏi các bệnh nhiễm trùng khác có liên quan tới HIV


http://genknews.vcmedia.vn/2013/1381808640970.jpg


Sai lầm! Do hệ thống miễn dịch bị suy yếu, người nhiễm HIV có thể dễ dàng mắc các bệnh nhiễm trùng khác như viêm phổi, lao phổi, nhiễm nấm candida, cytomegalovirus và toxoplasma. Cách tốt nhất để giảm nguy cơ là sử dụng thuốc điều trị HIV. Một vài bệnh nhiễm trùng có thể phòng ngừa được bằng thuốc. Bạn có thể giảm phơi nhiễm với các mầm bệnh bằng cách tránh ăn các loại thịt chưa nấu chin, thịt hộp, và nước nhiễm bẩn.

Không có bảo hiểm bạn không thể có thuốc chữa bệnh


http://genknews.vcmedia.vn/2013/1381808640971.jpg


Sai lầm! Có rất nhiều chương trình của chính phủ, các tổ chức phi lợi nhuận và một vài công ty dược phẩm hỗ trợ chi phí thuốc chữa HIV/AIDS. Nhưng lưu ý: những loại thuốc “cocktail” này có thể có giá lên đến 15.000$/năm. Vì vậy hãy nói với các tổ chức phòng chống HIV/AIDS ở địa phương bạn để có trợ giúp về tài chính.


Nguồn + ảnh: WebMD

http://genk.vn/kham-pha/ban-da-thuc-su-co-nhung-hieu-biet-dung-dan-ve-hivaids-20131009001149104.chn

songchungvoi_HIV
07-11-2013, 21:30
<tbody>
HIV gây bệnh AIDS như thế nào ?


Vietsciences- Võ Văn Lượng 04/11/2007

</tbody>
Những bài cùng tác giả (http://vietsciences.free.fr/design/cht_tg-vovanluong.htm)

Đặc điểm của bệnh do nhiễm HIV nếu không được điều trị là chức năng miễn dịch bị hủy họai dần dần . Đáng chú ý nhất là các tb CD4+ T bị bất họat và phá hủy trong thời gian nhiễm virus . Các tb này đóng vai trò trung tâm trong đáp ứng miễn dịch , thông báo cho các tế bào khác của hệ miễn dịch thực hiện các chức năng qui định .
Trên một ngừơi bình thường , khỏe mạnh có khỏang 800-1000 tế bào (tb) CD4+T /cc máu . Trong suốt diễn biến nhiễm HIV nếu không được điều trị , thì số lượng tb này sẽ giảm theo thời gian . Khi số lượng tb CD4+T giảm xuống dưới 200/cc , người nhiễm rất dễ mắc các nhiễm trùng cơ hội , và ung thư - là những biểu hiện tiêu biểu cho giai đọan cuối của bệnh - giai đọan AIDS .
Đa số các nghiên cứu đều cho rằng HIV là nguyên nhân của AIDS vì trực tiếp gây chết cho tb CD4+T hoặc làm ngăn trở chức năng bình thừơng của những tb này , hoặc kích phát những biến cố khác làm suy giảm chức năng miễn dịch của người nhiễm . Chẳng hạn , hệ thống các phân tử gởi tín hiệu bình thường vốn có tác dụng điều hòa đáp ứng miễn dịch , sẽ bị hủy họai khi bị nhiễm HIV , làm cho ngừơi nhiễm không còn khả năng chống trả các nhiễm trùng khác . Sự phá hủy hạch lymphô và các cơ quan sinh miễn dịch có liên quan khác qua trung gian HIV là yếu tố quan trọng làm suy giảm miễn dịch ở bệnh nhân AIDS . Hiệu quả của các thuốc chống virus đánh vào chu trình phát triển của HIV đã khẳng định vai trò áp chế miễn dịch của HIV : khi chu trình sao chép của HIV bị gián đọan do tác dụng của thúôc , số lượng tb CD4+T và chức năng miễn dịch được bảo tồn và các triệu chứng lâm sàng chậm xuất hiện .
Việc phát triển và tìm ra các nhóm thuốc và vaccin có hiệu qủa chống lại HIV và AIDS phụ thuộc vào trình độ hiểu biết cụ thể về HIV cũng như cách mà virus này gây bệnh AIDS . Bài viêt này nhằm nêu ra một số nét về các cơ chế bệnh sinh cũng như các biến cố xảy ra từ lúc nhiễm HIV đến khi chuyển sang giai đọan AIDS.

HIV là 1 RETROVIRUS

HIV là các RNA virus thuộc lớp retrovirus , khi sao chép chúng phải chuyển ngược thành DNA . Khác với các virus khác , HIV và các retrovirus khác một khi xâm nhập vào tb đích , sẽ sử dụng men sao chép ngựơc ( reverse transcriptase = RT ) để chuyển RNA của chúng thành DNA gắn kết vào bộ gene của túc chủ ; rồi từ chính DNA virus mới tiến hành sao chép ra các m RNA và RNA bộ gene .
Là virus chậm

CẤU TRÚC

HIV nằm trong nhóm phụ lentivirus ( virus chậm ). Đặc điểm của Lentivirus là diễn biến từ khi bị nhiễm cho đến khi bắt đầu triệu chứng trải qua 1 thời gian dài . Ngòai con người , các lentiviruses còn gây nhiễm cho nhiều động vật khác . Ví dụ feline immunodeficiency virus (FIV) gây nhiễm cho mèo và simian immunodeficiency virus (SIV) gây nhiễm cho khỉ và những lòai linh trưởng khác ( trừ con người ) . Tương tự HIV ở người , những virus trên chủ yếu tác động vào các tb hệ miễn dịch , dẫn đến suy giảm miễn dịch và gây nên các triệu chứng giống như AIDS . Nhóm virus chậm này cùng với các túc chủ của chúng là nguồn cung cấp các mô hình thí nghiệm dù chưa hòan chỉnh giúp tìm hiểu tiến trình HIV gây bệnh ở người .
Vỏ bọc virus

HIV có hình cầu với đường kính 1/10.000 mm . Lớp áo ngòai gọi là vỏ bọc virus , gồm có 2 lớp phân tử lipid , vốn đi từ màng của tb túc chủ là nơi mà các virus mới thành hình dưới dạng vi hạt nhú ra ( hình 2 và 3 ) . Các nghiên cứu mới đây cho biết HIV có thể chui vào và chui ra qua những vùng rất đặc biệt nằm trên màng tb gọi là các bè lipid ( lipid rafts ) . Những bè này đều có hàm lượng cao cholesterol và glycolipid , và có thể đây là 1 cái đích mới để nghiên cứu những thúôc có tác dụng không cho virus xâm nhập vào tb (hình 1).
Hình 1

http://www.khoahoc.com.vn/photos/Image/2009/04/11/2.jpg
Bao quanh lớp vỏ bọc virus là các protein có nguồn gốc từ tb túc chủ ( host cell) , và cắm vào lớp này là các “ gai “ ( spikes ) phức hợp protein HIV ( khỏang 72 gai) có nguồn gốc từ virus . Phức hợp protein này , Env , bao gồm 1 bộ phận đóng vai trò như cái mũ với 3 phân tử ( trimer) là gp 120 ( glycoprotein ) và 1 cuống là gp41 cũng gồm 3 phân tử để cắm cấu trúc “ gai “ này vào vỏ bọc virus . Phần lớn các nghiên cứu nhằm phát triển 1 vaccin chống HIV đều tập trung vào các protein vỏ bọc này .

Hình 2

http://diendanhiv.vn/image/jpeg;base64,/9j/4AAQSkZJRgABAQAAAQABAAD/2wCEAAkGBwgHBgkIBwgKCgkLDRYPDQwMDRsUFRAWIB0iIiAdHx 8kKDQsJCYxJx8fLT0tMTU3Ojo6Iys/RD84QzQ5OjcBCgoKDQwNGg8PGjclHyU3Nzc3Nzc3Nzc3Nzc3Nz c3Nzc3Nzc3Nzc3Nzc3Nzc3Nzc3Nzc3Nzc3Nzc3Nzc3Nzc3N//AABEIAHkAlQMBIgACEQEDEQH/xAAbAAACAgMBAAAAAAAAAAAAAAAFBgIEAAEDB//EADwQAAIBAgUCBAQFAwMBCQAAAAECAwQRAAUSITETQQYiUWEUM kJxFYGRobHB0fAjUmKCFiQzY3Kio7Lh/8QAGgEAAgMBAQAAAAAAAAAAAAAAAQUCAwQABv/EACoRAAICAgIBAwMEAwEAAAAAAAECAAMEERIhMQVBURMiYSORs fAUMkIG/9oADAMBAAIRAxEAPwDy2lyHM6uKJ6WmDpKhcMGUAAXBuSdjtxz xibeGs4XSXonVdUaa9akAv8u4PfAtKqoFlM0oUdtZt/nP6nE2qqhiWeomLXuCXJ3HGNStsdQRmi8MLHTxx1lBm/xpYqWhaLp/VbTfc7C5vbvxtgXF4YzuYkR5bMzKBsrLff8APfcgYvP4opFeIU VIojQjS9RquSwbV8tr7enBPqcCs0zOauzCoqow0AlfUIg9wnoO 38YI2Z0J0fheqM70tVQ1gqVXXpikjHl27N6X9cDpUyVCyj8TDq xDA9I2OKPxE6m4mkBIHDnHK5N7i5viWoJfVMoILGtr19B8DG1v/mGNpTZa7C2aMg/8 kYH/2lsDybbfp3xYoKWatqI6emTXJIbLvYA /tjh8QbHvCa5TlkhQDxJRhmI2amnH76LY3NkIfOny7Lcxpq K4Aq4gVjI/MfxfFzNfCcuUOkVRWQyysu/RuyqfQE8/pgTS1T5dM6W1Wa9wcWisrov4Mp qG2K/Ih7PvBb5KsQOZQVDMoP mhAHte FypppKZ9D797g32wzxJVZj4erM4DgpRhbxNuzXYL/AFwGyrNRS5xDWVMayCO4VTuB7gYPOhhxQ9jzK6zf2zDqDZYpIw dcbrbbzKR/OOdiSfbfHovibxEc9ETyKrKV8rAbMMD/AAzlHh qrak5vr6ax SOOTSAxvzbEjT9vLc5cpSSCImDYX/TbGFj22sN/bBrOsphhnmagZ2iU3CNvt98Bb77A/e K3UqdNL67FsG1mweGAG/1X3xsMLC98autrkc8m NWBtqP6YhuTkuCTYC/rtjMYNQ4VD/AOoXxmOLCHuU0AL3AvbgXtfDnXeG8qSd2SbM0hLixipusI1sCS WW4OxvhLXZgW9e2CH4xmB13ranz2DXla7AAqLm9zYG2Mq9CSjv QCSChiy GTN46ZJiIw2U7uhDFnLHYi7DY/0GBkfhfK2qOg1XmVPKWEcaS0JTU2xZbtbcAk25O1r3xBvFmXGm gPwldJWrC0byy1b6Rdd7C5BBezWIHAwuT5rWTzCeSqnaRXLhmk JYMe9/XBBgl syOKOtmhhzGlWJNOn4yToyEFQbld7c/wB8VTlJXivy9j/xql/ripLM08heR2d23LMdziIBtfn mLAdwRkynwVmOZU0tTHU0C06CxkFZEbn0Hm/nG4smzDKp3YJDICNniq4dvyD4pU bLHRpTDWVX6AO/8An84JZlT5SWhloUYzOv8ArLKdQRhbj3O9 w7c4ldkJjhT5Jgx8ezKs4a0IdosiqKjOXoM9klo5VQFSCrKQQb MGuRzyOcK8GUxxSv8RJ12Um5DeXb9zjpq0o00lyOfc4xqmOVFC kqg5DDv V8Kbsu 1id9T0OF6Tj4rH6h38S1FVSJFJT0zNFBbdEOkGxvuBzjUSPVOs KJK8rmwWIElv8Ap4xXhlhWQa5Aq9zY7g7HF/Kqt8trVqE Zdjv2/y2KK124BOt 8aXMq0salBI9pdz6LNKbKqbKq3L0hjhk6tygBY2IG3A2Y98Ccr NJT10b18BEW4bpEhhf88Gs zypziQdfVq2uH5HpgPBUGnqo3ZRIkbA6WW/wDnrhpdhGisOj9Ty2FmU5Zahqu9Hx 8o5rUzIZfh0ApJGbp6hdkUnYH3t374CqfTHo3ibOVztI1lp1TT GtxottbY4SqzK3iVpYAZIQbEAXK/wD5jY4autTY25gpZLXZak1qVmoqtaZamSjqVhbdZniIRv8Aq4x wsQObjvz mPTKjPas H6PK6uFo9EQ0xsovxbHn aUi01TaOwRhqG/HtiRr/T5g9SurIDvxlPT74zGW9QSBtscZimadSkx2sOL4lfEigvyCd9s Z0ze297b27YoCmGQHygXxo3vgxTeHM0qIYJ4qQtDPfpv1EGoC1 T7jAoRrbVfbHcTBMQXt5d/XB3K/DVbXZS aBOnRK5RZG5dhyAP64DBApLbkjYXGGlM0khyiKnaXTToo0qDxj VjVhv9vAlF9jIv2 TAtFTEVR1 YReax9b7f57HBNAAC7sdA3JJ9cEKtcnNBFLRRSwzuQ0 s3Uix39jxwbbnbAs66okKDpQajt8q3sWIH3GE9rfXs0o6npcBl oxebeT8yMjPKjyaGEUYGogXEYJsCcdxTwq1REgjqLLK p3aGSO1gCwO3qQO IPDH0J5B0J1jhLCSKQoyjX8zKfq9B74dvDWRNWM2Y5nrlghlMk S1sKPrja15JN7k3BsPa/GGC1V49e38xRmZxY8txPqMtMVQlPpdRJIhijmcLLIrLze kLffffGUxaWIxyD/VjuLE8253x6VJV5VUBcufQ8Uo0SAjRFYMSb2sSLcDkYVM 8JT5bSRVuXVM0sFPE0rwSsLqhc6el6/Y7/rbGO1q7l1rRg9N9W4W6c9GDMyzGprxCtQyHoKQmhbc8398VE8t iDbuDjQkilAdXUXG4JtbGyFFtUigdzrGMPeuM9lUKFX9PWoQzb NHzMUwaGNOhHpVUN9RPJ 5sNsHJcmosqy lzCkzBpqgeZ4mUBft6 uFUTRgDpFSTsWuLn7emCTrSjLqX4erZ6qRtLwsRaMX 32xqxGoDcbx1E3qdN1dSLhD8ED4/v8wb4u8QV1fmahH HpoR/oxJwL8k pwBqmneX/vIfqWv5xp2 xw1fhk34tQ1S0zVXQl1SIg8oUb3N/fBDxxmMPiJRIsKpJGvlKra3t dhhpjLW6FMc/aJ5u7eM4S1eLfxPPi1rbDjvjMRIBPkH53xmIlzLow HM1prLlVZFQClkdi9RUxajHcA35F/lG1/wCxvtLlBhpactkjBQt5kiK6jpGrV6b97b2vYYSQSNlY3vzjpGz W bbvc4rBgj2s8IliOXSUD1ETSqsccUgTQ6BjYhiAQZHQAf7Seds RVshhrhobJUhBJWRC7ELcWst bDi45O 24KlpfEJpKSWmpZegEfoOETzKxF9zvyw 1xbAS9x3sedsShnp1FkmXZjHVvQJl8kCwyKamlpSxgJj0gWLge rX9W42wnx5Es1cKZM0o3CHzrIWhOkc/MAv5374I Gc7qcsyl4KRtIl1dS3c374I5NnmTU0dSmYZbR1c2rVI80OptJt tfuAbYnlIacf6ijZMz1Xbv4kbA/G4NbK80rZhHBQzTLuV6C61a17nUtxYb97Y3BTJCdIVpGjJkMiC 7gjmVCNmjXby uC0U71ubtVeGsvraCKWKz1FEpUR6fmZTtyLAi9uTjSU3xAaStr KVJHVpR0JjKS63OuErcWH1KW3b9MU4SAIH94zy8l7To9RddzL1 pgaaqeKKRhIw6bwkSbOw pu9vTD/mtdJFTwHRDIzuZGltdnv8AS/35tfthPeXKTALMMykVJmlaYinZF1fMVA1M5v8A7vyw45HmsuZx VmXJAEVHvSKyiN7ldpG13PrvfEs5eahiOhE UpGnHtKFRSitkSSiomWKQXZQnkUjnfj mDlFPLkq0zVFbBUQSkO0UMwd108XIuAL hwnRfi2f JPwylinllhU9R53OmNwT9RuLbC3ri0qTpUMk6wgxuULRvqDnjn i2Fy18V4Hv4Mty6EsRb0IBI7Hvv8D8yXizw4ug5nk9OJefiI1d 2 IkYglowByt9wPvhSpnpJ4KiUkxSwwoqK0p1PKWszBbb7fTfa2H fIc XU0aSFkicxM1t6c33ZR6 h9/fEfFfg6HNWSv8ADymKulbVHSoAqyoNzITfZzz77bb3xpqsVTxs Ehj5jr m5I1E1adPjGgapBjWVkaVISWVFF9fT2NuO 2 OEQkDK4dkI UKSt99sbiqZmkkWqaWOsBImYsVeW9rh2J W384nQ3aeInSqtMLAG/1cXOLMuutU5IPMeYVju mMbmzSsoEnhoZViaYG0hQFka1gR 2EdM2qVgaKQapNNi53YH uGrMzpdifL/AExmQ H8tTNKyqz IrCYBJTQX2LtyT7D098YvSbGViq TNP/AKGildWkDf8AMRDp7gWttvjMXs5gjpMwkjgDdI7qCeB6YzDR1Y MQYjVgwBEE7BTx9jg74dhpjTVU1UaNlXQojmlCO3Owv9J3uRvs NjgBe1vT1x0R7W9sVAwx7 Jpo6iEUZy6niiR2jEeZSOqHT8pHG5J7d/YYF5tSUv4PJJD EiSKRGHw8xdyh2sLD5bm 3PbA/L/Edbl1MIaWOm0Lf54gx5PNz7/sMCOppA0kgDB3DDkVfldAHFHDW1Qvsah1iAP2XV/9sNrZdXZNSUGaUzUEJrV1PT08Wp1V xd9TE8bX 2POLhxbc84ZUzJ6ulTqzEqgswJ4xorQXAox6lD2GhhYg73Omdw VtPU9PMjVda3UjaoZixHY b3xbgmepiUheqZG1JGCAWkXYEWuVfU1wNla2IV1bU53HHPWSmS coNBb9x9r3GOKUi5drlzSWWnDpc0sYDSy/7Sw4UAm/mIPoDhdh3tWeLR/mUF61s13rfXxJQRzV2YxU0EsFZL8TIkNPWRaJJNVyzvb0N/W1sFstaHJKWNqkuzTIqNT08nUWVlazO8h2TSDwL972xRnzKU0M lJlKFICopY1hYTmQtu2skBze5IAFgb4jl2XNVPOuXMBGqLSrPH J0FIJGp5FbsflIG9xxhs6h103iI2UONGOeeSy1sFPUQmP4c2WS GmS0cbk UX piO/wDfHOlTLKEhc3oRXMygNS9S2j1DWI3/AOJv72xDIM4pqVRl8Mcq08zNT01TVcnSNLMoXi3vufXsOFXl81 CsTNZqea5hkBHnX1te47c uFDKVbi0W7ap9Hsyk9BQ5fPIuWqBFIeqNP7j9 MMHhp0kWSlYvJI7qYqa/8A4oG58wNwBzt/BwrVXWV0aMFl7qP8/jDT4chq/wAMmlnL01DVOANryuwO2j2vb35xn 7jxc9ia82lGC5FJ 1h2Pg 4 ZX8WLAtJ8a4g68HkFWYg6xJpNowLXt2JI2NuMee5el54FMfSvM pKW48wx6F4wrZYaTpspjqYo2Zo4SL0wVbHYmzXuL2ue4x55k4L TUlze8oJH54vbf MN/JjL0XZP9/EP192lsACSbWwHqfFE9VWdOuqJJ6aFRHT6wCVA/m9r/AKYaqrLqSsy86MyWnq3utm30i9iQNr7Ht64WfFOV5ZQREZZrZU IGtju5uL/3/LEfSKmKm4f8zb6/mVW2/wCP35gGvqFqqp5X8q8KPYY1irwBa1sZhiX5HZikLxGhObEDtzi Fj2GOpF97m2CLZUqQ0rnMKYNNC0zJI2npgKDY pNyBtuRbviqGCediL3xok9sP1QKJqExvReHJWMfS1w1qKyMAV1 XVfs1z 4wuS5DIlNLN IZfII4uoyxzhn9xYYEMCo3mH25OGHIPC2ZZzPHFGvSEqdSPUPP Io7ol7sN dh74oUtdDQxj4eljarBIFRMA kWt5UIsD/yNzfi2LOU59VUOb/Hmol6zqVaRmJP7/pidY2dEyLkgbEYKIVdHR1AyzLquAUTkS1Uq6pFBHZhsnrZd9 d8CZ1ACzA U/OfQ uCIr82q3NJlnUqmqW1TQxgsCONR/2j1Y2 L9NQ9LL6qro1SaSAkPLLcLGw YRgjzn/n22sL2OMWXS1NpPtG/p ctmPxs6I8QVSUsGXaajNQbqpajo4gVnmLcG4F0G9wTf2GO9dUt VRjSrCmhXowUyIJoDM481jzcjcMbnAmdpnlaR5XMurWJSxLE9j f1xGCu6LBqlHcxElSkhjfWRcMSObHfDDEuDji3kTLmUGpuQ8GF EXS8sVMaRARFTJJGrFZHvdmDt8jbi/29sPeSZnFVQypTVAWRkeOcSMCSoIBCjg t /6Y86pqpUoleAJJVXKFmUnqM99RKm4Yi5FxuNjjYrVicUsEjSwR XjiOhinm2d7fSe9t8TyaksHZ1FluP9XWvInos2X0jyxyx0rxrp C9BWLXPGstfYX7XG5HHezJWRwa4z0HkQFRSBhaMCwJi9Ta5vtY DbCKPE9WqMqCbd0LRTS6xIgA1Xf5tyL 3rgPU1FVUqUmnboiRnSNSToLe539MLPpoD97wVek3sdtCGf581 eyiOzQhkkTqxXZDuSAb/Lv dsVMhR/i6RWQo1y2kqR2JxUiREkDxgM6G4BGq9vUd8egoafxTSCanVKPN YlP m/l03FtW/K8/a2OyrhYq11r1G9W8BldhtffXtEPM82H460iDVDEDFYfncj8/2GB Y5g9bpCqUiTfTfk pwVzPwv8HqiFWJZEW pUsp/rhaWxBGGASzHqFXtF1lyZVzX TJbnuB7EYzGtQW9zbfgnGYqk5Edyb2 r2wTk8PZxE7JJltWrqupk6JO3r/AJ6Y14dihqM5p4poopkYPeOebpoxCMRdu24B98OL0w0x/CxGc767ZwbFb6tRuQdwxHpcG4vgbnRe/wCzyfh4YmtNcUUCm DYKHZrBSx/y9vypHw1nfXMP4XV9WMamXpfKDwSeMNMUMWYBCAVsvWs aEki9gOdm8v7374ypiqXE WUyLoeWOQM aF1EWgroJ9du w2Hpgzogkni4A9Rvi/RZcXpxV1swpaM30ysNTSkHcRr9Rv3uALbnti9XLl2XZpXXozI6 yH4elaXXFEtgVLMN35 Xb39MB6ytqK2cz1c3UlIsWbsOwAGwA7AbYE6Nvhnxn BzTR5dTpS0jjSL Z3580j2Fz9rAdgMV83r55qaeRKh0R2DWVtmI3GFI7bnfG1a3zX PtjQtyisoy7md6NuHB1qGIayOojtIQk6jm9lb 3 cYZvE2TZbluSUCzw9PMmAaWQsb3NzpI4FgQPuBjvlNH4Vj8No7 U3VzIkOJ3Ynjfjgb9sBfEWbZpPIK0VJuBpayC5B7/wAYzWYFw1Yh0BNLepfVda38b7/MqQ0MjIFhgcpzuD/J74vR0MyoCzxxgjubkfptgz4Lps4l6OfV708uW076mhcgSyDe1 hb19cBc7zWSKunnNGpgkcshVypH3t/bGN8fKPeuvmOK/UMEWBO/7 8gYIwPPMWI50gAYvZPlceZZjTUZKw/EMQrv59RAJ2B54ti3X5Y0HhOhq46PoZnPIzESyahoudO3Y29Rh eyXNJ8rzWeeqkIqCNIduw72PYccYnVh2v/AL/aD7yvI9WoVGFA2YRzzLcxoJmpYBEpThifMR7C1h/Pvih4ZrvhGqi04SZ2Acu1iQPf73x0zXxEsjs6N1pz9Vth vOFcsWZie5vvhnxpxmX6fZiNrcjLUi4xkzrOEkjeKB o7bM6ngf3wult9ifviIa3rjNXt7Yrtua07MlVStS8Vm9dh5Dt9 r4zEi9j2/PGYp3LZKkqTS1Uc6KpMUgkCuLqSpBAI9NsFaXxI0S6Zsty6otH oXXB/xAufX19yTgI3fGvr/LHQGGpPEUjmMrleVRtG4cPHTkE2NwDvx2 22Iw IJYpmm ComlZtRYxEfSF7Hbufub4Dry2Ij5cGGdZZjLNJI4ALsWIAsASb 7DEAdgRx6DET8n5YxflP3x3tOm2Nj98bO498ab6vvjQ THQSzTVs9NtE1h/tO4x1mzCeoTRIVCei7YoDEm Q4mLXC8QepH6aE713DVD4gqaSm HYl4xsAGtjjX5s9UgRI mAwa97m4wL7D74xcTORZw4b6kRRXy5a7hmTxJWPGquFYqLXN8C pZXmkaRzd2NyTjl9WIjjEXtd mMK1InaiTY3PH742DqtvbEU74xe33xVLJIgEE33vjV9rHGk7Y2 cdOkgR2t eNYgMZgzp/9k=
Trong quá trình nẩy chồi ( budding ) , virus có thể gắn kết một số protein từ tb túc chủ , có nguồn gốc từ màng tb túc chủ vào lớp lipoprotein của vỏ bọc ví dụ như protein HLA lớp 1 và 2 hoặc các protein kết dán ( bám dính ) như ICAM-1 làm cho virus dễ bám dính vào các tb đích khác ( hình 2) .
Phần lõi
Nằm phía trong vỏ của các vi hạt HIV chín là phần lõi hoặc capsid có hình viên đạn , chứa khỏang 2000 copies protein p24 của virus . Bên trong capsid có 2 chuỗi RNA đơn , mỗi chuỗi chứa 1 copie gồm 9 gene của virus . 3 trong số những gene này , gag , env , và pol , chứa các thông tin cần thiết để tạo ra các protein cấu trúc cho các vi hạt virus mới . Lấy ví dụ , gene Env sẽ mã hóa cho protein gp 160 , protein này sẽ đựơc 1 enzyme của virus chia nhỏ ra làm gp120 và gp41 , là các thành phần của kháng nguyên Env ( hình 3) .

Hình 3

http://diendanhiv.vn/image/jpeg;base64,/9j/4AAQSkZJRgABAQAAAQABAAD/2wCEAAkGBwgHBgkIBwgKCgkLDRYPDQwMDRsUFRAWIB0iIiAdHx 8kKDQsJCYxJx8fLT0tMTU3Ojo6Iys/RD84QzQ5OjcBCgoKDQwNGg8PGjclHyU3Nzc3Nzc3Nzc3Nzc3Nz c3Nzc3Nzc3Nzc3Nzc3Nzc3Nzc3Nzc3Nzc3Nzc3Nzc3Nzc3N//AABEIAHcAdwMBIgACEQEDEQH/xAAaAAACAwEBAAAAAAAAAAAAAAACAwABBAUH/8QAMxAAAgEDAwIDBQgDAQEAAAAAAQIRAAMhBBIxQVETImFxgZG h8AUUIzKxwdHhQpLxclL/xAAYAQEBAQEBAAAAAAAAAAAAAAAAAwIBBP/EACURAAICAgEDBAMBAAAAAAAAAAABAhEDEiEEIjETMkFhUaHhI//aAAwDAQACEQMRAD8A8mVaYq1aLTlWgKVKYEolWmYUebk8ADJoC NZa221hmJordlrjqiiWYwB3rRctO uezbtsxifKCea36XQauxdW6pS04HlLkGMds1x3XBqNbLbwYrn2 XqrdkXnskKROcEUm1Y8RiJCgKWJPYCfj6V2NVatNfs2L tdnZd4VUlUxxzjjtVH7M09u74i6m9AaYYKVPyx8azDau43l9Pb/AD8HENv4d lWNNcZXZUMIJY9uP5FdS1pFvXHtG5cS3ZOxUFwuB169uKcv2q gaxa324QHYrCJnrjn39q5klKK7VZ3BDHNvd0cBrcEgiCOhpTJX TupatWma/ZdnZgFCPG3BMxEfxWa5p7i3BbdCrmMNjnitrxySap0jAy0plrb etG27IYJBiQZFIZa6cMjLVU51qUA9Fp6rQotOu2ri20DIyC6dq sce2O9AGbfhor3AVV8KSOfZW 3pja0D6k6a294x4fikiVgyAJGePnWvS2zqLVq7rlF4WwBaDbiV AmJgxGTyPfGKfqmLBiVzH/ANZiB0oBGh1dsW/DsgWn2guoJJE 3p6VoVt5yRMfXNczRWHtoZOSSx3CC/Qn9K1q2wKvljiJgk/9 hQB DYLJcuSwtZQMxxJExQ3GVhgR/jKg/P4UL74XagzMGcGkm5stqGIYkRjpzE0BLNnwy7Lhrjlzjrjr7qD Upca0wthS7Ac/wCQBn3imPIVd4Yccn0/qhF0bZiVPE5GOflS0zrTXk0W7oZJdeehyaw6/SHUQ1kgBiTcGcg/zTTdNsSAMDdtB5 s1a6y1c01gWrcO 4l2fzATCgjjiTx1Azmhw5Nq0zi4bdp1S2oLF2wBMcdMkYpTrXT 1Fvy3LlsFUcjeO8cVztwctHA696AzOtSmuKlAPtSpBHIrZpFuf aLG5qGZoJhixJJ9PWlaGwdRqLdoKTuYDFde4l3R6a5Y0bWiGfc yXLW4ExE h6SKzsttTej03 A7f4dsWxcLkL YncfXpQpcCEsQWRVLbR34A/TNFbuWtH9nPd12w3bkwUYSB3A6Zxn 64y3brkmAGidkyCOcnGZ/TrWY5Nm0byYXCKf5/RvD7nXhm4JLHPr9GhGtXSpce9YF8bSoVzBMkTxJB5z07dqttuX c3mkH8vEzxQuJY58pEAk/Ce3SqERa6lL436dXtWyeLrCR8Pf26Uaw91LduFO4RLEQ2KA3UY mLitiPKRPT54qgruq/dluOQSN6WzPy/WuO64NRaTVnY1S6TUKdK2oWbZCW7s7AW9QMHygcVxg4BIt53SJ BkUm7pGRg9yxcQnq6kSPaeTUCbAdrQAvIMQfSKnixuHyX6jPHK 7qjSbu4qO JnmhS2iFnxEyW9Poj4Vit3LouBGcFBy0fl7z3rpJYS/ZvfdtQ73EyVNraCvdc59lVZ50rdFAF12g47 7 KyXbYtKqCNqiAR17fx7q7dvV2bv2a9jTkW7aDeztmWHsyBWa3b uvpl1VpNPeXxIbeu4x6AjjJ VQhnT93B68vSSj7OThuKlNvQXYr UmRPapVzxm3QWkJS4dZasXPECoGOZx5u0fxXU19tLF/7uXL7VhSoyPaPdXEs6v7n LuVeQSR3B69K6V/7Q11rX2w1xg2nG1NyYWI/qfbUJrJvcT2YpYfScZvkD7RsXLejt3rrfhv Rd2QOZPtms mtKqllWVUQSREe/tWrX6y3qNACzO2oJBYTCt0BPc/Dmss CLf3hdhugNbZsbxJGJ Fdw3TtGeqUU1q74EB9QrjCtIk3N3A57VpZgV3Abg4iGEbT wqpDc8TiB/PvqK 7AVGIM8cz3qx5TNe0ywzXAZicjmm2L2qtqLVm84VYA2HAJ9mf UzasbiRDSDGP1GepqiEf8m0HKqN/OI9vrQC91y4FNy41wxAl5H9VFJGH8wbrP71ZKl2BZRHqDQZZd7 EicY7fUUAF1BkmSZgAe3pVMMQTuziP0plwusnYdoOBt8uRVWm0 cKl/wC9G6xh/DVYQT0HJ479aAzhWslmsk7oNdPSfaP4Ww2l2j0z8eRmsKQoyBM T lDfvCygc3VtjcJJAOJ4qc8UZ S LqJ4vaXfbe7NESZiZipVXCCZUyKqtpURbt2xlq34vkgEHmeIrZ cutqlt7WWVCoxW2oLFMAMYk8daV9mahLF0m6JUiDCgn51ZQjV3 rejHjWnaUBweKypPfUq8cfS3T5GlYkKMDPP16VTXrhtJaRLI2K VF3zAwSSRzBzSdJeuQwvDmCIMRzj1pvmKziTGAOTPw/atkQJW2ZZgIxM47Yg/X6L0muNm8G8LxVCGPEGBJzg0xgM5kAEENnP1/VDs8gIA3EcQZM9aAK9e8S6GsW2sAL VWLZ5Jn3mozHb4VsiV7cdOJoR5JUADPLHgenzzUJ3LuULG3BOS I/egD ObPgtpLDgW/DS4o2kHiTH5vfikAzbAB4EHP0OlWygH8uwxOD Wge8i3djEgHAAx9daAIhR0kHPm69c0p1XJ2z/wCuPZNGzAqzGB3MD6 vbS3hlkCVbgjqOOaAzXS73Q3nHMAYroaHV6m3bjfttqD5VA8xP f8AqssEsSDGeJg022WgobZAX/KRBoCrx3OWCqs8hRAJ7 2pQualAVbNPt6i/YvJdsIrFGDQzRNZENaEagN oCM7taLEE U5n4VSq7uLaQS7ACSFz0k /mgsG1BOouratDl2BOYJAEDJ9Me2kAs73N1oIjO21eoXODQD2V9 NbtNfBS7fJARkIMCM yTz6UAZSo3ccST060m8WuPLnccKCxJgRge7tSV1ZL7ba7tszmI hQGu4QFEhTAOB1/qunqNCmrs6f7oDbuta3srsBbjEn1GcRXHDE5PmhcSDHvp s1uo1XhC63ktLtWBGPoVHLCUmtT1dPkxwjJZOb P6I1CeDdfT7g xondMR8vWkuiu29iJndAMURbksxYxk96gzpkvIAykwQDJQyef8 AU1VXXJ55NOT18AswCjYoJBnI4plzU IjL9209oyrA2gRxPQmP ClOx5MmfXmr0 muP8AiXEAsQZY4j2H2xXTJVvzXBAgT9CtN9WtsVcQRyKyWLV3b udjbnhV/enXnLEkn3dqx3bfRTs0 xTmpS3NStkwUbino1Ylano1Ab7N1QCHUMpEQeh71aDoWZs43Z NZVejKi6hBuFB6cn0rlc2a3euoYYPlWkEHzDrQPsthjtli2ABk z /FadLbt3Pw22hApiTV37As3QyvacODuQ bb1HHX1FYeRKWpVYG8fqWJdvDuG2YlYODIMjEH2VRbJE4IyBVa oM7XL77BidqCAoAwB7hSltu7LJAV1OY4I6fMGqEC2IYMCZPPNH e1d 4hS64ZTDEBFWSBAPHtoDbR7U6Us2xdiB SR3qJa36cbxsuEf6mgARWvEi0Bg5EmY5xiD1ppsIUZH86GPKT2 obRNnU3BBzlWjAxmKJ39aAtmAEDA7Ul2qM1JdqAp2qUp2qUAtW pqNUqUA5WpitUqUAwPFHvnmpUrgTCDjqJHWgtjw02FmZegYzE9 KlSugikIu1RAqF6lSgAZ6DeJ80x6VVSgBa5anKvH/AKpbva6I/wDt/VSpQGe6yz5FI9pqVKlAf//Z
6 gene giữ chức năng điều hòa : tat, rev, nef, vif, vpr, và vpu, có chứa các thông tin cần thiết để tạo ra các protein điều khiển khả năng gây nhiễm của HIV cho 1 tb , sao chép virus , hoặc gây thành bệnh . Chẳng hạn , protein do gene nef mã hóa , dường như cần thiết để cho virus sao chép hữu hiệu , và protein do gene vpu mã hóa tác động đến sự phóng thích các vi hạt virus mới từ các tb bị nhiễm . Đối với gene Vif , gần đây , các nhà nghiên cứu phát hiện rằng 1 protein do gene Vif mã hóa tương tác với protein APOBEC3G ("apolipoprotein B mRNA editing enzymeyme catalytic polypeptide-like 3G") nằm trong tb túc chủ vốn giữ nhiệm vụ phòng vệ chống lại virus . Khi Vif gắn với APOBEC3G , làm cho tb mất tác dụng chống virus , và khiến cho khả năng sao chép của virus tăng lên . Khi thiếu gene Vif , tương tác này không còn , APOBEC3G làm cho quá trình sao chép ngược không thực hiện được . Tương tác này có thể sẽ là 1 đích mới cho những thứôc kháng virus ( hình 4) .

Hình SEQ Hình \* ARABIC 4

http://diendanhiv.vn/image/jpeg;base64,/9j/4AAQSkZJRgABAQAAAQABAAD/2wCEAAkGBwgHBgkIBwgKCgkLDRYPDQwMDRsUFRAWIB0iIiAdHx 8kKDQsJCYxJx8fLT0tMTU3Ojo6Iys/RD84QzQ5OjcBCgoKDQwNGg8PGjclHyU3Nzc3Nzc3Nzc3Nzc3Nz c3Nzc3Nzc3Nzc3Nzc3Nzc3Nzc3Nzc3Nzc3Nzc3Nzc3Nzc3N//AABEIAHkAfgMBIgACEQEDEQH/xAAcAAABBAMBAAAAAAAAAAAAAAAGBAUHCAACAwH/xABEEAABAgQDBAQJCgYCAwEAAAABAgMABAUREiExBhNBYSJRcY EHCBQWNnORodEyM1VWdJOUssHwFSNCYrHhJPFSY4M1/8QAGAEAAwEBAAAAAAAAAAAAAAAAAAECAwT/xAAgEQADAQACAgMBAQAAAAAAAAAAAQIREiEDMRMiQWFR/9oADAMBAAIRAxEAPwAb8JfhA2lG2NRk5GqTEjKyTymG2pZwoBw 5FSiNSfdAv597W/WSqfiVRnhG9PdoPt7v5oHYACLz72t sdU/EqjPPva36yVT8SqB2FtMpU5VXFtSDRddQkKKAM7Xtf3wAOnn3t b9Y6p JVGefe1v1jqn4lUI6pQKhTqm1T3GSp9625CM8ZOVha/GDOV8HLbP/wCo pCnUgFtvDeWPElxRCTnlYAmJdyux4DHn3tb9Y6p JVGefe1v1jqn4lULV7IMzO0UnSqPPh8TK1ALcTbCALk5a yCAeD6kyQWJ5 YeCU2LodDYKuoJw37ye6E/JKDAS8 9rfrHVPxKocaDtPtlWatL09jaOqbx8kJ/5RGYSTx7IbZ3Zt52smRojb8ylSgkFYHQJJAClZAaE8IctmdkNp BOMz1P8AJmX2SVoDruZAIBuBewz42yhulhLaXsfqqjwhU6VaUd oqi49eziUzhASSSLAm3UM 3qgVmdtNsJZ9bLu0lTxoNjaZVBVtPN1amOvCYm0JukBxaSopAO RwC97XBHXmIC9pp5uZEshhxCkpSSrd2AJ0BNuNhxzziPHVV7Ke fh18 9rfrHVPxKozz72t sdU/EqgejI1EEQ282tBBG0dTuOuZVFg/BDtRPbUbNb plK5llW7U6BbHzI68oq1Fh/F39F5r13xgAhrwjenu0H29380DsEXhG9PdoPt7v5oHYAFVOlkT c0hlx5LIVkFKta/AZkD2kRLZSzSaGiRpUs5uACVPNpSQ8oAdJZPyieFtNOwK8HdLZ n55b7id6ZUFxbO6xYhbopvwxE52zsk9cSBVX/J5aVYmyHppxxJdSm4SkqWCpNgTkBl2gxzeatakufWg/Qdn5qp1qXqDr5LFPZS jpW3jl7gchkCeXuIq8 k08/xRthUyQpTKEdI4P7uekdUUyi0ZlUwH33ki4WC70Sm18z3k5dZh lrUtI1ilNTEnLNy4XfAQVDFh/Q3tEp/bsSbc7g27L0FT86xUpZc1vkuWYwEBKQQokaG978tbQ8VPZaozM qucerW7bK8RCgTlmNNeOUEFKQzRKUWVv2LqyEoB6XIA8D7 yGqr1aakkOTBaDKbpBacN02sb26/8AUXVU1snP4fI6p8jbZySlKZIoK1y6gtaFNPG6he/RNiBYk94yggbmGGUvSs0GmnCuyEtjCkotoeBzvl7oB2KtNV2fb eYs40lFgEZJBQLq7f8AAy73E1NM7PrlZiVUnGnoti5w3yUonQG 5yMNw6n7ex0pm Xs5VqXQ8FIqWFttwFtppCyApAJ UkdG/MRGK6HNO1WZkZNsuONdJKbjpIuBe nEQS0xp2aqqkKX/JDozUqy0g5C3MdvCHyhqEnUt86sMts3bxuAYQFZ4T2rCT3W4xU pxJfKeSRF0xLqYecaIJKNSAQLdefCOMSJXEImglgMKDLo3iEgk YUXItqm VrXuBrxiPXE4VqSFJVY2xJ0PMRcVyWltYaxYfxd/Rea9d8YrxFh/F39F5r13xihENeEb092g 3u/mgeSlSjZIJOthBD4RvT3aD7e7 aHDYahMTA/i0xvXUsuBpplHRxPnNNzfMAWJyGuusTVKVrGlp74NlTonJpTL4 akGmrzhSjpqSb2AUM75G2fdB7tJKMOSLRfYEu pA3YbSUrZURitiyOXRB5jtjEKlaZOMN0 RbbcdskJbSE48IunLgOkTc9XfDFUW6pMTrc3NqUl1SyltOIKKb DESeWcctfeuWFNqZ7HlE1ho6XapLGZbcbwqCU2CTpc2PZDJW64 xYS0m0022ohKUtpCRh4ZcDfvh6S7KTsgd60rdtpSkpQ5YrzFz2 nh74GXaMtMzZtkMuFQWllboOBBvhOK56 PVGsqfbRh81Z2E1OExN0VL7iEzC2xiUR84gcAkadWnfCGtvGpS 2FaVIeaRa4dtiz4juhRQ0Oz3/AB23C0LlTgvfCAbJQFccgDoLGFZ3Ew7aRXvnUKDZuMV7c78Dbr tfrh7MvGT4/HTWtAxSJR6XlJlK2GgHcUuorWUqJWdBxyEFtKqUvJSy5F zUzYBS1Xx5XyvrbQW4Q3fw6WmsMsteDcubxTbhvnbUH22vCapo elqM/LuyLF1qBsk4ghNtL6nOxzt3xVyqQp8qVnKqPyk5MpRMrTMTJWA l9KMCm0nQE2zGfHrhtrKizNoUm6WnOo3zxAHjrfPjCOj4pucO4 S6pKHRhaUoqAIF8SlE5m I2tlYcofp5UhONNvBklDbhcwE5EE2se8JygmeM4X5LXNCXaqn7 mXExIvdLdAo3l1ZDhc8csu7haI6VKPhjflpYRfXCdOvszHtEHs 5UFVCWUHEugIRhQhNydRnyy9vKFFVacepMqJqULA8mAcGmowgj q19h5xMPj0zb2RlFh/F39F5r13xiDKjRpuVZM2WFIlSqySrXttc2B4ROfi7 i81674xqnpJDXhG9PdoPt7v5oJdkNo5WS2bX5W yw h0htK0mygGwLpvcAm1jb2Z5t201FmK74SNopSUKd8Jt5SUnjYn U8Bz5juT7PbKTCNtqfSq4wpDalKcUnVLqUAqsOu5FjEWpaxjXQ yS6nU5hE2WZsomF2ONs2KesDqvn3e2Q3vIZCmhU1ulzCN2wtxS vkqI0ueocYZKtX1rpbM2zbGp1RslFikg2PMdnWNYSCvS1SYeY3 aVImSHE4tA6kg2IHDTjfKOaq5RuYJw abZ2rdTl5aoFhxDbIKblKRqoXtl lu/iU6/Jp6XqE20hreNtkWCTiITaxv1Z35QNVRmozhmnZ5uxIukE/KJN7/vshVsy1OILjT5bKHUPJCiuxUcN7Ye6NolqUR5eP6PlPnP4bMql 6i4EiaaQppJKbpysByvrYwmlnadRm5osTDr03M9BsJySgYibgg 2OuuUNTTcu9NoXMFZ6ICnEHPAMhlnnrCcy3lVQdShpyWaC0hDS lY iTw5xdeNOtNJt8RXS5pMwmcWt8tpZGMLAF1KBsLDiDe/8AqFz06220kpmXnS6RjBSCjDwNj39lo77J02QVVJkvyziJeXUS hC1k703te/ccu2OsvWhWXJqnmWLO5spIwgJw6ED9L2hXal4kZ/B8j5MTSjcopxMtPSb7Ly ihcvcKKV/1AcLgnn7o2kZeT8r3Dcwy7LYMBCE4FDtHOwPdDW07iqsw w2tXSyULi QFs NjHVc3LyLqHWVPY2/nEJIJRmPbmdBwMN/wAMlGX2x1XKSAs2xhYmUAuIbScRTmMyVa8CR3cIHCXphCm klBN7qJVhI0GfEnK3wh0cqEjMnyppK0zDjO5dv0QkAWHfoOGkN tW/ky7ymWlqnF3UlKLnMk6DkVDu5xjKe4zqa/UbVBxD9OdlUpKW0gE3sOibg 8RIXi8C2zE0P/AH/qYg1NXqUpLLknBYBOCziTiSBw9sTl4vHovNeu/UxvE8Vgm9A9E23I EXat5gFU55Q9i16LeNNyBbmTr/THWSrzTNSYmJllLmH5l1SQVIKwbpSDqTmdcweUCe1lQVS/CZXZtKSopnXhgvYKuSLHrED9Tqzs QkNpZaSQQhB42tcns9kTXj2uw3okeoU1yrOonETjSKYLqOWSUj pAW7e/UxwpVDqa3kTVOaD8sTa6iUpVrcpF AEI9jq15dLqZUttmYYRfpnJ9R0v258LC390HAqL7MlS98FBoyj qnXEnDu1g9QGpIAy4jsibfxR9SJ26c0NLsq/PzEyy kS5S4N0gXWCkZ9L3DtjKS3LoqbUqtsLeRfE4pJANxYWPHLj2wx v191h98KP8ALWpQ3iT8i4I/UdcPDKnphijFpcqXAtLzhWLOKSTkkE9hPfFbqWkVKnEdqtOigU 6WZkEtXKDvAsm7htnnpa9xYHh1wj2gWWG5abaG6U6oBvK1gRnp lr7ece1GopkqjOS89KpfZQ8pSC6kEJso3BHt90M9brr1afS82C 22wErBuBcgi1knQ5afsRMVy06G1xFLLr8mVzjhWllwFAJGHGAe kBCWpbQhxmYRINsMB751aUqSsZ5C5P752hbPyrBp7Dsw4645Yq bacWM7m5y4QzhlyYxIcLKF3xXQbpCQCc79eUbOZb0yVtITSSlK Zst4pZxKUtZXhAsANOGgF47yMs0J/eS5xtOlCEoBKjYqSdT/AJjmqXdQpW/N8Fm1tp/ovmFc7kmFkm/JyVPwYGw84SVLdVw/tF cTbwEua6NVNNCccTjUm7qyEkkXzyv3/pHZT6jPTE1MLCC1iw2SCUi4t UJ8L60IbQ1m42VjEbnCCQCT2wiqUwmjPqA/5DL4J6QsUKToNTlknPt4iJ6bRc/VYNW0swl2bSCkKUWk9PCUkceuxy42676RNvi7 i81674xX6beMxMLcJJBUcI6hFgfF39F5r13xjVLEIhrwjenu0H 29380DsEXhG9PdoPt7v5oHYYBlsrSae7Ql1NTzonkP7pOFzCGw R ovmeuHpypeVrVTlNNokgslsB3ApskZ69dj1e8QBUmqP0t8uMgL QsWcbVosfoecEVLW9VP51PpLriGngp5e8GWWgJOthl25xlUa9f oe/wCDtLuU8SaJByUcdbdcxKc/qBScyk68u6Nmpd6V3bUspJW8khLwQTuxcXvfO9rD/uHSflZt6WlXJhvdJQhKUoVa6UCxsu2R06 Ij1 QbbcfmEzDaWngOkVEIA0Nsrk306oVeScMlFt9m20Esyhl0unFO PNtKQoKNiCBiy5n/ED00iWaKQtkuzDYullCTgTlkpVtezshbVUKlWW5xibCULSS2sr CwLaYeevMQ2MoYm3LssoaSlCS9ifBUtXEkk6G4/do0TTWiqaXR7U1tzTpLUw4oJSk7xaLKtYXPcT7oVzol20NeSMT KlBOTqibk8bA5cY5MBiXmVKLS1yx6GFQT0Cc7ZHgf8R4 uSpx3pV5bML bOInD2m2Q5CMr3UkaeLFInWHWC62gtYyoKKXT0gQMgD 9I6Ti5XyhbhZG8Vq2U2AHI9XdGtNZC52YcnJzAN3iuBdSySdM8 tTGs0hrDMBCgE2CkhV7gC o7z7 uKeN4xrUm0KJYb14zKrq3IHQHYSO7Ie/jqM158u3WsWU4blNzYWsMs8j8YUVuedlnkeTq3TuMk2GYAuADw Nzf2QwLWpaipZuo6mLU5Wgn0axYfxd/Rea9d8YrxFh/F39F5r13xigIa8I3p7tB9vd/NA7BF4RvT3aD7e7 aB2ADII9jdo/4HMONPgmVmLYz/wCBHEfr2CByMhNJrGBJ87V1JYXKKcSpgKUGn8YJwkXCrnu7YSU 6r4KcafPArlELKm3AAvI5YdM BgV2Up7VXqrclNzCm2cKlhAVbeEZ4B1E/pBHUpSXk20ScjLqlJZboU5mXFg6H2205c453ET9Stb7NJl5p WTLU1CPJgoqWbaWuTY66cuEey9IeRKL3yEIdJTZsqGg1v1Hjxt YxpMSiWXS3JTWNKRhSoKF03BzAy4D3Z5R5V62 wS4 pLsxod270Tx6Vri h/6jRJr0Ksr2I0U92XdxIW25mVBBUQooVfPUjIEwvUh9halCZQWl osAbJGH5VyTw4Xyhik6027ON WtNpZTeww4s F X oJZiakXHS8Vy6XAVqx7 5yuLE3tYZRTpolwmzJdUnUGUlicl2XR89/MTbla/ZeGxyZkFuJp0hMFaSrpOnFicNjncdp7YZNoiyucCmVpWEjApQH yiLZ9mdgeNo32YnJORqKnZ8lKC2QhWDEEquDmOqwIy64S8aT0r fwdJ2nS87MrdfW V4QFYMISki453zEDMyyWH1t5kJORItccD7IJnq/JsMOolUoefV0t6trI9LnxtfgBAutwqbQiwsi4B4kE3hzv6GJGk WH8Xf0XmvXfGK8RYfxd/Rea9d8YsRHnhT2Kr0tthUZ1qQfmpWefU 06wgqACjfCbaEQH bdd h577hXwi5C HbGsAFOfNuu/Q899wr4Rnm3Xfoee 4VFxoyACnSdna8lQUmkz4INwQwrKHSXY2obyeo85MaEFxhV7jT t74tjGQmkw0qFMUfaJ6YW aPOJUu9wJdVtLfGOCtnq oWNIn9APmFcNOEXEjIYFOfNuu/Q899wqN/N/aAJw/wmfw9W4V8OQi4cZABTo7OV060ifP8A8FR55t136HnvuFfCLjRk AFOfNuu/Q899wr4Rnm3Xfoee 4VFxoyACnXm3Xfoee 4VFhPAjQ5 i7LrTUWSyt5zElB1tn8YkGN06QAf//Z

A: Trong trường hợp nhiễm HIV kiểu hoang dại : gene Vif gắn kết vào APOBEC3G khiến cho chất này không kết hợp vào các virus mới thành hình , các virion này tự do xâm nhập tb đích khác và tiếp tục sự tăng sinh ra các virion mới .
B: Các phân lập HIV bị cắt đọan gene Vif ( Δ vif HIV ) cho nên không ức chế APOBEC3G nội bào , vì thế chất này kết hợp với các virus mới và ngăn trở quá trình sao chép ngược trong tế bào đích .

Nằm ở 2 đầu tận của bộ gene HIV là LTR (long terminal repeat = đọan lập lại dài ở đầu mút ) , phần sẽ nối với DNA tb của tb túc chủ . LTR không có chức năng mã hóa protein cho virus . Còn các gene khác và các sản phẩm của chúng được trình bày theo hình dưới đây ( hình 5) .

Hình SEQ Hình \* ARABIC 5

http://diendanhiv.vn/image/jpeg;base64,/9j/4AAQSkZJRgABAQAAAQABAAD/2wCEAAkGBwgHBgkIBwgKCgkLDRYPDQwMDRsUFRAWIB0iIiAdHx 8kKDQsJCYxJx8fLT0tMTU3Ojo6Iys/RD84QzQ5OjcBCgoKDQwNGg8PGjclHyU3Nzc3Nzc3Nzc3Nzc3Nz c3Nzc3Nzc3Nzc3Nzc3Nzc3Nzc3Nzc3Nzc3Nzc3Nzc3Nzc3N//AABEIAHcAfAMBIgACEQEDEQH/xAAbAAADAQEBAQEAAAAAAAAAAAAABQYEAwcCAf/EADkQAAIBAgQEBAIJAwQDAAAAAAECAwQRAAUSIQYTMUEiUWFxF IEjMkJSkaHB0fAHFbE0YnKCFjPh/8QAGgEAAgMBAQAAAAAAAAAAAAAAAwUAAgQBBv/EAC4RAAEEAQIDBgYDAQAAAAAAAAEAAgMRBBIhMUHwBRMiMlFhF HGRobHBI4HhFf/aAAwDAQACEQMRAD8A9RwYMGDLKjBjlUzxUsDzTsEjQXLHtiG4h 4tlcvDSOsEQ2Zie36 wweGB8xoKKyzTMqfK6N6qqYhFNrDqT5Yicw/qBUK5 Gp4YkAv431MR8tsSmYZlXNC9PFrenlAa7gXci528jjjDQ1McDJ XxwUJkX6PmveS3c6B4yBt2741COCHaQi uSIIyd1S1PG1VXFRHOtMABfSGsT Rxmj4jzFFWT4qoYPcLYOtz3sd lxfywlocrhVGaGkz6tBW3PSjEKHb7JkYH8sOJ6yFY4BVitp4oJ jOlSKFpIbsACCyknsNrD3wEdpYuglo2Ht6q7sc3Spsl4kqoUZK 91qCbFRqGtfc23wzqeLaCljR54qkKxsSEDBfexxE1sdLWwfH00 tHUyTyn/AExOm9wNjqPUkeHtftjvnGSVkFNJAiO0bW1PEAUCDcm7NqBuAO lt uLiTClDXXWr kIxvaaXomXZlSZjHrpJg9uqkWYe4O NeIDIaCLJ61KuXN1kjgjbVDGGOs2OwLD W9cUH/ldHyDKIJmHYJY3H4/pgcmOb/jFhVtP8GMWVZrR5tT86il1D7SnZlPqMbcZ3NLTRURgwYMVURj5 kdY0LyMFUC5JPTH1iO40zRuatFGwWNCDKfmP3/z5YLDEZX6QoV04szeiny96cMxQ2JlU238gO Juu4egk4epq2KdjWysRBDotq8Wk9/TqdrbYzSSGtrkhp2DT3JiQmyCwJvc9TtjRmeZSZlltLQI4p6a3 KqqlCAUjUeJVv0draR16nztjRmPOLDUO5G59h60iws1OF80uNS z06PS1vLjWUwvWwwXZiAA4gLd72XV5b2xlSMwNy8vo4qVpd2qH PNnb1aRhe/tbG4iOQhioiihXRDEuyQqPsj28/O56nGmmo5qptEMbajcC3Zvs/I 2POl02Y/vAKPM9c07ZFDis/kNpWKd5ZpJKmeWcXA1O o373v2x3plmpW1U1SyC/iIJU 1xiuHDMdTJy0qIlcQjnoo3jJO1wbncA XTHw/DUMlfPTpXRmRPGRp3VSoAvuT1xZuAwtpzvsqO7SYNmt2U3KFmk adDHSzuUZ6qGBWZipJBZejb269R54dU by1lNLlWZGOGqljPInUkxT23upO46bqdx/uvtjzHJvhpZOTJz44tGt1WwXbcdTv0PzGFAZliMMyF4yVYi5DR yKLhlN7qwsN7 QN mD/CS Asd5eH1WaSSKQE6ata6ZKyCVobrKVv0bfHVJFiqSIiyvIuoxgX F726dvfC tSYFpdGmSEB5Iwbq8RPhkX0GysDaxsPXFa/9knpqWonhFHVyRq6NGCssdtgdu221 uHDu19R0xs1H29lgOPW5OywZKK POg2WwOw1KZFCkBQbX36EE/gcej4VwZlDHlstRI4l5MepmRReSw8vO/b1xx4f4kos9DrTh45k6xSdcDkkdkDWG8EKqTrBgwYzqIxL8U5d k9RC1ROGaeQWV4ZN9rX9PQ418WVZp6ERqSOZctbuAOn5jENTGR aGRC2qdpSCL9Cf4MMMTHLgH2uErnLSZfU5WIqFJDUrULHeRmfZ u97enQfvjgoSSKWvDEc d1juW8NPF9Ei2O25Un9sbMvrFoIqyOF49CpeaZvqodyDe/ 04XrA4WjoYTr5FKkSW31ELY7epJPbr0wszcZ78o6HeH5/UJjiyBgBI3TfJsulzOqAFo1G5ZtuhsR5nYj98M82zpOEmWky6O GdpYtTSu26kXA1ee3881Oe1c2X0FNTLCUaeLVqZQGFm7Y0cHcE/3jL1zOpqmgXX9EkaC5Km1zf1GCNYxjbPlUJMrtT13yhOI4uKKf M8wyySQTgJJ4QqCNvDv5W2NiPPGnO CWpo5KvJauUVEj6eSpCbM3RW7AeXkMOs/qGppElqMzngEnhaKDc3A7d98JKTNZ6fMIZKlqqSIvdFadWKHoC wJFup6dMZjku1igmDMLVHrBWH/xXMMjmgnr XNSVEixTCJyCrtspJPbVbfDOSSORUFLHDC06SMqxJzWWS1ijdt 9z8sWGa5dHn UGmnmeKKYBi0JF9txucS1fV8qepgDS1FRE6SNFSxaQ2jwv/g9/IYJ3hk48UrmapupiqBLHNCjCpiQTUola7uSNMkW29mG1uxtbqT grQMyzFatHus0S6QdiDpG1ux67fLHXMYpkVnVIKe0bTRktqeVG bp7jHXI4qSuramimBeKWNZqeVRZ1t4WW4GxVhfxEfXFhjsM0eF N3x57bddbqjg6Rmn0X1lCzy/EUAbSZYmVSfstY2OF SU2Y5RxBTI6yO00yg7XsvS9/UXBxZ5blMGXuZFklmkP25SCbfLDWOpipqeSSocJHHvqI6X/APuNH/TY/JIjGxH3QtBDN1uwYz0FdTZjSpU0Uyywv0YY0YGQRsVRIOLKCpr KZHo42kkS40C3e1juR5YnH4XzGmqoxUTQyU8sitIoO5UfXv8Ai Bt54quI88GSwK4h5znfSWtte2JjO89TOYtVPG0cUfhBceI3Ck/pjZGyeWMRt2B5qAhptLMwyaWiyLiCsdTCJKeRYIy2 nQ25sQLm9re xwwop XUziFokd4wVZFDsSAtgbXA9D64w0c0kOV1VBUO7xVCWjH3dVwe 4264 sundXp45DNK8kAjdYdi9owpIYm9rr54WPw5Ych2rcev0WnWHx7 LTxrQSSZeK4arRz6WSaS7gNa/oBqAP8A2w7/AKTpOclqWaqLQCYqkAIOg2BJv636enrjMsUuY0VTSTrSUkdZRq 4DHW8r9jfsQdPnjJ/SqjknqK2cVksMUaIGgja3MY33I9LW/XBibiIPJEiPhTrPky ilkerSSrk yge1j77YnFdJ1LvCI1TdYoU6 rMcU2fU9PRvKIaY1FSdLB3JZr32uep9sTsxqpW5 ZjUqG2iRuWg9NPU4WyAal6XCNx/wC/gKk4ZzCszGNadnEEEdgOSlrjyuSfawx0z7LqXL6bmU1S9LIBJy lj3Mkj9bk/eNvmb4SZVV5hNKPh0jp6Q2UsIysfyub/ADxX50aOpy007VKRGayKwsW/Dr079rXwaN3BKc DQ6hzUPU04CTCKjWlgDQxs1S93p5OtwPu/V6HucLElNPmdPUCQSzQVpWRlQ6Sko0 Hwmw1LGT07 tqSqyrlPzqtmnqNbOXmbTHPEo6Fex3H4YQZ1CI8rqKql kihid6d1ACDYtp3O9iLYLMGvjIcdktYfFst Z5rVy1dQ9NUGOmgIVQn2z3JPljHm9dXVuViSIl9I0yR6bg7ghs csypaqExyU0TPSTqLMovpNzscU3DOWFKYpVx/ 290P3bEfrhkfhWY0b2Vyr197Wenh5tL/AOmEzGCqp7EcsDWO2q5H P8AGLnGHK8po8pjkSih0c1tTkm5JxuwKeQSPLgqKZ40ivHDMy6 lHhYexB/Q4jcrpqiWoMSxycqrDSQs y3U2sD8j GPVZoo54zHMiuh6qwuMZauWjpKCcNLFDDTx6mCkfRgdNhgzctz ItLRZCgFlSOU5TmUVfHPUBIoVUx6b3JBB8jtvbCaFZKCSWnDzR tRVj8tY0Gp1f6RbHT0szr1P1fbFLV8RRxTqlNTtUoRcvG4Fx5j zwkzWeOTMlzHL5NPxEASZRdWDA3jOw3IOobk7NsNsKpWZkkzZ5 Gcevxa1RlgaWhNaUtTx/EUdLHCKe1VDNVNqYxMCCLdRbfH3wjSUsPHVeUq1a8ZeERPpWXU QSLA76d9v2xwy6lgEEFRUrJI0F2tUtYFQLMoHo29vTG kyPLszzeikmKS09GrImlSqSE2ZBfvsXuPQYNY3XWEA0mXFtZHR E8v/UEavCpdx/1AJt WIt2kikjqagiSWaxBks7qD30Hp GLviCKlokjSnMdNJMD4Yk8T272G5tiXg4fzN46iSmpnhcm6NOQ hkHnbqPYkHGR7b4BPsKZjGeI0uSUtbUsFq6o0lPub1Elrj/AIjpihySvyehURLM0khBViFJv WMcfDEa0NLU1tQwbUpnsQB13HnthzmaZZl2WSGP4eEAXBNlv64 qxhtdyciKQBt/pK84MaTCtkeLSQFjNRqfQ2r648v1xMZsZkV0nkYI6zlkDFVKlG IcKvQH374dx5smYsHy6qETIiRussB0Snzv/xB/l8SmbVvN NeJdbU9K5a7BlkkBslvTU3T8sayB3ZD9gkWmpKCscorYYMgoqi olVV5KC43uSBsLE3PtjJm/E9NRRmeAuW5bKjE2CkkX27nbCHNDLl08MAmdpCLqCSAlxa4F9v l5Y35dklRmlDNFA4R1AZWboW8j eNOJ2ZCyJs7nXzCzySEvITbgCvqq1KtqmoeZHbmJrNyoJIt WK7CThPIv7DlogdxJO51SMOl wHph3i2Q5rpCW8EJGPNuKaDl5hUySMVfezdiDvY hH5jHpOFucZPBmsWmQ6HAtqtfbyOL40wifbuChXnFE5eki0MOf Aqhwm1ttiPTDDJ6Zc6jzKlqohy2jtfod73Hb18sWmX8P5dRUkU Apo5WjQrzWQaiCSTv7nEtnlXSzZfNBk9VFE8M 4RWu5B2IIF7gj8vx7m5JmgMLGk3tavEKfqSylqZKXUlcifF5fI pmMkVzIvQOo rZgCNtgwI3tfFVDrrVeKqMlRAZlUKJEC6AAwbwm4O35DElNUnM poZZY5qfMoyULoBaRGADLbrZtvCb2NrW3x8UuZ1EKNPDBHJyU5 MsMygSUpvtffceTA2IPXfCuNromBsux5dei1Ea3eBekcSfA5fl cVYDHCsboFY/aF76fM fywlzX omWx0ytl8ctRNfxBlKKu3meuJyOuy qlkfNKaW4iURxkFwCBYlfuk7YZ5fT8L0kUb3jqpWjBJc67Ee ym/8APMzWx8TuiGQtAaQVPx5pxNnqS08Bmkp55mLCNAEXUS2nWRsN z3wyy7gqrsj1s8UAAtpU62BB2G 3n0OG1VxNIUtSRCDXDrRn7N36/scI6/N5KjU9RO2hrSKtyOW46df0GLvm0DemhRoml8oX3na0lBSLQ5fU CoMp kBOooRYXv29sK4YFJpqIKWFRVxmWRtOkKl307nqWVBbvfv0x wMsksplkK6VMk88n1UUdST5D9QB1x3o XVR1FbVGSEzIoo6W9zHACdDOtwAzFix7i67774DMMiTuzen98i jvi7iOrt3NOuJv7fFUUvNSQyxBeYyR7LHe256D0vjvlPE0T5jT UOT0q/BtIFkdz499rm21/0GJ iM1bPrLmQAhec31pLbAD0xU8J8NSZfVTVtYqoxdjDCD9S99z62 2x6BmOMbHEcrrrgEpe/U6wqzBgwYXqqMGDBiLqRcW0c9VRI0LuFjJLqjEeW 383xAwiOnrZKeTWon06dQ31b73HW9 vpj1vC2fI8unqFmen8SsGsD4bje9sbcfKbG3S4KpC88mWupahZ qeQtpI t1GOefSyHNI55kNLJyhyaymXU 43RkOzr5odxpBBHe54srFoabVBSxmqmuEmaNTy m5v1xD1AqswkjqqmaaWWNtmjPiDA7b3/XvjuTj/AB7WuIqr3RYZO7WITJDCZat4oUZyGlp4pGgFrDV5xgk36WBFrY 0iMywc2m5NXF1L00iuo2vc2N/ywx4fzCClmamrVntO1jIUsUve5v3HiPr74x8V5fQZZm8KiHL6m SS8jTiAJJE24BupFztfe FOR2XKMgNYKG3D7nopjF2gWtom/msvJzOcBoqaZYvvcvSCPcm2M8ixyveWoedtVlhoE IkJ 6CvhXpuSdvXGXNVyiKYyrltJVTyKXDzSSMC2s38GrT0xzjrZZq WWCRo6aNhpSKiAjCg22Oi21wOuKs7Hme9wcduRPR/SI7tF2kaUzOm4SuhpIV1Lpor85lsbh5nBte9hpAsAe2NRqwtRM aWVqqKtjTn84C6uDuNrX3UEW7G2E3D2RVNZVHlRNIyjWVJYm23 l74vsk4QfmCfMPABusa7W9gOnud8OYMaLFjGs2Qlkspe4n1Xfg mmaRpZ54EWOIhYbXNjff0J/wcV2PmKNIY1jiUIiiwUDYY sZZpe8eXIIRgwYMCURgwYMRRGDBgxFFyqKeKpjMc6K6HsR09sJ X4VoeaZIHkiufEBbf et8fuDBGyvZ5SpS/a3hyCSklSl1Cdlshdri JWThLMpCvOiVnG3iKke43GDBjRDkPA9Vxbsv4LmM8LV/JMUbAlCi727WHX542HgOgNQ7iomWJmvy0AFvS/bBgxSTMl1WCuqgyzKaLK4jHRQLGD1PUn3ONuDBgDnFxsqIwYMG KqIwYMGIov/2Q==
Phần lõi của HIV còn có p7 là 1 protein nằm trong capsid của HIV . Có 3 enzyme tham gia vào công đọan cuối trong vòng đời virus : reverse transcriptase, integrase, và protease. Còn 1 protein của khung HIV nữa là p17 nằm giữa phần lõi và phần vỏ .
ĐỘNG HỌC SAO CHÉP CỦA HIV

Nói chung có thể chia động học về sự sao chép của HIV-1 ra làm 2 giai đoạn khác nhau . Giai đọan đầu tính từ lúc mới bị lây nhiễm cho đến điểm cân bằng . Trong đa số các trừơng hợp , vào giai đọan đầu , lưu thông trong máu chỉ có những chủng M-tropic có hứơng tính với đại thực bào , có đặc điểm không tạo thành hợp bào ( non-syncytium inducing =NSI) . Giai đọan 2 là giai đọan virus có độc lực mạnh hơn nhưng tốc độ sao chép của virus giảm . Chiếm ưu thế trong giai đọan 2 là các chủng virus có hướng tính tb T ( T-tropic ) , dẫn dụ sự thành lập hợp bào ( syncytium-inducing = SI) , là virus chỉ gây nhiễm cho tb CD4+ T và các tb lymphô bậc 1 (primary) nhưng không gây nhiễm cho các đại thực bào . Trong phần lớn các tình huống , diễn biến giữa các giai đoạn nhiễm HIV và AIDS trùng hợp với 2 giai đọan sao chép của HIV và hứơng tính (tropism) của các lọai tb trên bản thân người nhiễm ( xem bảng) .
Tương quan trạng thái bệnh [1] (http://vietsciences.free.fr/timhieu/khoahoc/ykhoa/hivgaybenh-aids.htm#_ftn1)

<tbody>

Giai đọan 1
Giai đọan 2


Hướng tính tb
Ưa tb M
Ưa tb T


Đặc điểm của hợp bào
Không dẫn dụ thành lập hợp bào
Dẫn dụ thành lập hợp bào


Tình trạng liên quan đến bệnh
HIV-1
AIDS*


Đồng thụ thể
CCR5
CXCR4


Những đặc trưng bổ sung
Liên quan đến cách lây truyền và sơ nhiễm
Độc tính cao hơn , giết tb CD4+T nhanh hơn

</tbody>

Hình 6
http://diendanhiv.vn/image/jpeg;base64,/9j/4AAQSkZJRgABAQAAAQABAAD/2wCEAAkGBxQTEhQUEhQUFhUVFRgVGBgVGBcXFRgcFhcXGBQVFx oYHCggGRwlHBoXITEhJSkrLi4uFx8zODMsNygtLisBCgoKDg0O FRAQGiwcFxwsLCwsLCssLCwsLCwsLCs3KywsLCwsKyssLCwrKy srKysrKysrKysrKysrKysrKysrK//AABEIAKUBMgMBIgACEQEDEQH/xAAcAAAABwEBAAAAAAAAAAAAAAAAAgMEBQYHAQj/xAA9EAACAQIEBAQEBAUDAwUBAAABAhEAAwQSITEFBkFREyJhcQ cygZEUQqGxI1JiwdFy4fAVFoIzQ3OS8Rf/xAAWAQEBAQAAAAAAAAAAAAAAAAAAAQL/xAAYEQEBAQEBAAAAAAAAAAAAAAAAAREhMf/aAAwDAQACEQMRAD8AyO5SZNHummztRspnoK9NmejI9A6ruakhQ oFQ1DxaRzUBQKA12irRqDoNGBpJjRUagcNRJroNEY0Bs1ANSQN GBoFM1cJos0m7GgVD0cU3VqVmgPQmihq4aBSaFEBo4oABXDRXe k/EoFgaBNJhq7NAbNXRSWtKLQdrtcrsUANCjWrZYhVBJJgAbml8V w26iK7oVVtAdNaBkxritXHos0CtGXWks9dDUClCi5q7QdvjWmr rTq9TdzQN4FKW1roo4FBLctcNt37627tzw1IOukk9FE6VdONci WLWGuPbzMyoWUkztrsNNprOVq98sc2uUNh4Zspyk6ggDUEd4mg oXh07wHDbl4kWkZyBJjoKJvrGk/T2rR/g7eC3b6soJa2pWY1gmY77igzV0IJBBBGhB3HpXAK0r4k8tW0YX 88XLpJa2oBmB8wGkdAaz1MMxbKFJbt1oG6W5Md6vOJ F IVM9u4lzyzEFSdJgb1X C8Hd8TZtXEZc7gHMCNBqd/QGr9zzzd4Fv8NhmPibOw/II UHuf0oMqdINJsKVY0nQECUbLS1rDu05VZoEnKCYA6mNhSZWgKR SDrrTiKIwoE0o WuClQKDi0Ca6aJcoB4lGL01mlUNB25SuAvlCRMBwFYxqASJIpI LJpW1hmLZVUs0wAozEnsAN6DUuXuE4a2kpaW9KznaCT3UAjT 9QGH5Gv4u/iBh0S2tu4V8xgDsogHp9Kh XeIXcNfUAMJYKyEEbmNjsamMVzHi8JjMR4F0rNzzLoysco1IP9 qB5hPhRjS0XPDQd5zT7AVYcB8JrVubmKxBNtBmYKMmg1MmSQKc 8t/ErEtpibGgHzoG3kASOg9aV IHF1uWGtsWZnAyKCyKnXO8b x 1BlPMN6y IdsPbFu1MIonYAAEz1O/wBaZYTDl3VBEswUToJJgU5vcLcCenedvvUtd5NxSKHKBl0MqZg HrQaIeSlwuHzjwgyoJImWMa Y1kXE8Q5Y22uFltkhRPlEGNKtnPWJdbpsYc3ilpQHMuwmB66AD 9aozUCN0VxrDBQxU5SSAY0JG4mlGFWHheDu4nCG0gX FcDAndi8 XsP96Cqmii5TvGYVkYq6lWGhBEEUx26ULS/jUKbTQomn99qSykgmDA3MaCdpPSlLtW7lLi HWycPd/90nPI010GvsBRVLVamOX A3sXc8OwstlLGTCgDuftTrmfgYwzrkJKsDBPp/sasvwc4gLWLZXkLcTLPYqZWffWgpOI4dcS41tlIZCQw7RVk4Fy divLeJFldYY6tqIMD271o/OHKAvOcUkpBGbTcDZiPQ0xwfCL18ql694ltNlQZc2umYz 1BWP 3cNahEZr1zsD5QfWNBVs5e5fVQGvFFIkjINdf6uv2qwWuAWLC5 7mVFHQQKb4niWFzIiK/mYLmytlk6CTQVjHcBJxDsxFxCIUmS 86zsB0otzk 4pS4o VgymJIjuOvtWh/9GAHl0Peq5jk4mhATKVBPmUBjGseUkQdutBH33uSjPlLIZVVSN YjXUk77VnvFeAXHe46KW8xYj8wJMn3rY V7F3NZu4lf4rM0jtodSOnT71I83YNLSti0ADqArAfnBIge/rQedMXw/IgYOJGjo3luKf8ASdx6io8CtO5zOGxSB1Vkvj kgEdiaoljhlzxVU2mczOVQZI67Cgt/KWGW1hTcJhmBZj6awPaP3qhYhgWYjQEkgdhOgrTH5Wv/gr167cNn GzC0sEAAbOT1O2m1ZiwoC0Q11jRM1AaKMFogNKCg5NEIo7GjYa yXdUG7EKPqYFAMFhyzgKuYmQF7yCP7zRLuGZGKsIKkgj1q YnA2eGMGzm5cK7EDuJygf3pDhWLsNdbGXbXjLbIZ7WgOsDNGxA P00oK7wHl 7i7ot2lknc/lUd2PStt5J5FtcPDX7jhrgU ZgAqLu0Tt7mlOVedeH3QRbUWG3KFAs9JBTQ065sV8VYdEBVBBI OjPBkr6D96Ctc18Ms8QuribTeHbQFWuQA1wzoV9AOp71CYXg Hk CjXG63XOZfWD1PtUxwvlqdSl4pObw3LBNPTqPStL/wCj2iFe2ijyiFiF209qCicE4Vk1d2ZSQSsAKY1jaYpxxnhaXry XU3Agr U9mPqKlOPY /bhRhtJAEEa69O9TNvArA0igqVzlVbwi5lE6QKRvcFuIy2xcuXN RlUtI9Nu3rUxxHlC45ZrWIZMxmCJj2NK8B4Lcwxti5c8S4bnzH QRlOlBMcJ4euHssbgGZvPcIEzpsT1gaVi3xHwNrx7jixcsFtU8 oyXO g Umty4xey2nkSYIAHUkaRWfcba9eseFfw4/wBRYSPURQYxgsE924lu2su7BVG0kmANa1HlvgL4JLlnEZA7eYg MCMsaa/Q1FcD5Qc4yy1tvKrLcJGjAIwkVqvM/LVnFoSw1yxmBIMehFBjfGeYsFdVhetNcIBCMDDj0Lf31rN7w10 rTuL/CnEoGe01t0AJAYlXI3iIIms6fD0DSaFOfCHYUKJha KbyADoZ0g9BvMiNen607uLrSRtHUgGBue3 KKsdjj63cK1m9bzXFy G/XsJ9R tXjlzCLh7Fu3ag4lz4hO Tux9ANI61n3LGALXQzA5VIP K1DgnDfCutcII8UCJnp2 9BZbmKueGzXsQqqBtlHm9Dr1rvAuMeISi4bwzEqwChSAYmNx9a NieBi9bToVYOOokGRI6irBwvhoQSTLN8xO59PQDtUtCXDOEhm8 S95mUnKDqq/1RtNOcTg7b3JKjyQdNpnQkDeIpLHuc4W2oLLGZiYUA9DG59Ke4 C3oW/m19o0gfaoG IuW7YzXHCj1MUbD37bgtbYMOsf4pPjGEYlXRVcqCMp31jVek0j wEs7XHe21vRUgiJiSSO 9ATieJt4dfxDzCaQBLHNAgDvtUVa4vbxjwGZYEpbcFZHVj0n06 CrTisAlxSriQf Coe9wlhctmVKIZmIbYiO3WrBXeP4JchMaDfSo7hBGFvLcuAeFc tEK hAMggE9JH7Vb N4PMjCPmUj71S BXVWcJfIKsjBQ22g1X6VRCc8fEAvbuYa0iFHlS bWBEwB32n3rMWarVzNwSJK65NPUgfvUDguEXb0 GkgbmQAPeaCMc0k1W/B8oPM3mQKP6t/eq1xrBizeZFcOBBBG2o296BG3SkUnbpQUAau2SVIKmCCCD2I1B pbAWA9y2hMBnVSe0kCaX4jgTZutbbXKd 46H7UFivcpY2/h3xl5lACZ4c dlAnQAQNNqrODxDW3DKYOx7EHdSOoIrZuX79zGcMFqPM1prZPt Kg/oKym1wa4LkXFKgMymR1TcUFl5WuraQqFBxF/b hT1PoN/tV0wmVEzXnulba7l21I6nWofh3CfCS1fYa3CqD67Vd8Nw4XLeR lBU7jv3mgjOD4/F3rgCkG0RrmElRGms77aVfOH3cqhX6aA9COn1ptw3BLbUKqgAd BtTTjmJYt4KEICuZ3InSYCr6769KCcupmiI0M//lMsdiktAFgSWMKqiWJ9BQ4ET4IAbMAWAY6HQ lL4/BZwMpysvynffcGoEsJjhckZWRgJhh076aUXib5bTMFzMgJUba9 KT4VgLouM15lMLlUL6mSTI9BUpkq4KfwvHXw6/irS/xZysjZgpiYynUbb064vhcylhAK66 lTb8OQMHA1Go1MCeoGwomLw4dSO lBSLFzwx Ks5rgNsh7YAkTBkSe9U3mDnrF2QBbcrnJJBUMoHQKT17zV7s2n wr6oWtHy6bjtIqkc1cOS45troXkpPca0BOD/Fx1tNbxVrO2UhHtwNY0Dgnb1H2pj8MHtOb9u isGVSZAOhkEe01W8ByzcuswDW0ymHNxsuWND71bOBYGxgWLPeU s2XKSQttgpMqDrHvQVriWCwq3biqXyi4wHsGMUKtt7HcPZmYtb kkn7maFBGf9kC0BcuNnCsCUAjMAQWWZ6ia07gXE H30bDWltrKlWtFQjAbGVI196xDiPNmJuaFwoHRQB95mm2H4vee 8lzOQ6wuddCNd/eg2TFct2beLsIhJJMsoP5UBKz21ruOvm9i7eU6W2gKuggjzE wphy/iHcllJLnQsdWJPUmrhwThCWtllm1Zjqx9zQPOIYo2LSC2ua45C oPXqT6Aa1I8Jd2tgvGbUHLsYMSJotzCpcK5hOQyIJBB26U8ChV AA0A0ArAZ4rhAYmHZQxlgsa6RT xaCKFXZRA lctXZ6Ee /1ouOzeG X5spj3jSqFpoEVVsJhLlvw3Fw5mZQV6MDGYf3mrVFMCdtiekDo T19aDCRQdm9vbWuWEyqAdagrS4 4l8Jdym3dZlXQgqRsp7yNabcc4QjEkKJGs9asmIwNtmDMoLAyD 2Peq1zUl0f k6qYJ8wkHKCcv1rWikcY4Qodb2oCt5xO4Oh09Kp/N DfB3mFh2W3dGYBT91P1rT7IXE2bQHz3dHH8ojzn000HvTjifKG BusUuoBlUZIYqfUyDqfeqMBxWOuOuV3Zh2NMctW/n7lpMFfC23zI65hJBYawQY/SqgaBVBSgpNKUoHHCl/jWv/AJF/cVeMZg7D/wATEBZ84GpXRSQux1qlYY21QsSfEmFA2H9RpLEYlnMuxYxGvYU G78nZcHhFOJZbamSmdgPKfMg16x0qJ5ht4e49vdnvMrShEAMRL GNNoHesoxnFr98It267rbGVAx0Udh9qunK1ogWgRGZCV9e8fea C1cQdruIW0okWmXb5VggyekxV3a61uwzIJcKYB79Ki DYUJbAjXcn96n8JdRtFYNG8GfvQE5fD HNxi0mQSMsjvHTWakL DS4POoIHejxpA6/8mlssDSgTsWlRQqgADoKStcSts2UNqduk 3enFxZBHcRVbTghyouviKy6yfykSfaKCzk0YiuRQis1miVCjxU xAGrW2zToMqiPKQe86EetThiaIYNaaQ3EkBOtVHiuCGfNAJt f3H5h9qsfOGFD2t2WGGqmD96iMI6Ph7TvoisA7Hd w9dYoK/c5FtY7F LLpYKKzgAjO0wAJHUbn/NV/4zYlFvWMNaQKti3pH9cAKPYL tbBwbiFu41wIZiD1BAOgEHXpWOfGu0BjEI3NoT/APZooM6zUK5FCgJfGtT3LXCszYdidLt/IR/oymf1NQd461L8vYhluWoOiXAVHSW3P2AoNiGHNrGqLKFg6gOFE xGgf0qb4vxM28Ox1VwygzoQs YiRvFDkTEG7415yNwg9AonX3J/SpvE4u3eVreXOreUyIUjrqd/pU0NuW2UlwjZlhSNS2rDXU69qnWJGsTUdwzAW7Iy2lyj3J9NzU g14TEie06/as0DRoI0/T6UrXAaizxRmuuiBYTQlp1PYAdKsgkhYUGQBPf/AB2oXbyqJYgCi4e9mE sHqJG9N IoYDAFssyBvr2qhfD4lHEowYbafse1JcQvlLbsokqCQO9RHBcM/jtcyMinQ5hBPbSrDFMEBw/ElWTO5YXVJho0Ig6emu1IcetrcQgN7MusHUadKkcVhAGzBRGUi f5Z3Kj/FJ8xZRhHIiFXMOm3QVRUOK4FMNYt27UhV8zMPnMA9RWZcz3MRc tjEE3FtE5VBdj3ht9JrW ZXAsCdjbP7VmfNCP Cwtgas7Agaa6GB tBnd24SZJJPcmT tJinH/TbzOUFp8w3EEEe81JrypiFsvduAIqCYJ8x9qCJWj1wCu0ArtKW 8I7IzqCVQgN6TS E4ZddcyrI9x7T7etBJcs8CuYs3LdpCzhAy6wB5hJk kitcHL9y7bsWkHhtaCkswgKVEQO9UD4YcwJg8U3jK2W4uQlQWK kEEaDcVsFvm3DM XMy6bsrAftQNuJ4e6uGu2x5nKlQU70OT7obKRbNuLQVgREtPtr sfvSp4mbs27ZCoTM/ 42usDoPU61OWm2HYR9qB8p1HpSjPsKh243attlMnzZcwEqCejG pa167moFVNGquYrGv45DOUtroANJMSSTUzw 9nWZkSYPcDrSpYVxF/KNiSeg/3ptguJrcJWGV13Vt/cEaGlcdYLDykBhtOo tMeF8OdXL3Cs/0z2jc lSQ4fcQD G/h/PGlQeDuC3etiT5kbPudREE u9WU0kba7wNNa0SmPEMD4ylWUFWEGetQ3GuGsLYVLcJbUkARGg qxYvHpbXM7Adu57ADqagOZ IOLLaxnRtBvEdT/iiqxyuvhXbV 7dUeMrKZ0XXzIv6VWfjbew7XLOR1a8AQ4UzC7rMbGenvSXNdxH TCYd3FtW1YnZYEDX61WsPyBineF8Nl6OGlSP5hGtBWNK5Wif/wA tDRrpkaGCAJG/ShQaBxDGYAYW1dvJY8NlXLmVe2w0qm2cVwlsSi4a1muMSRBZbS kCZPQ/QVluKvuQFLMVWcoJJCzvlGwonD8YbV1Lg0KsDp76/pQbdglyubclTMMs/UH1FPsFxO/Zxws3nBS4YUZYCjKCGzdddI9ao3B OPiL5utG4UKOyzr671ot3w8SbZPlZGDabmOlBcLoJVgvzZTB9Y 0queGrGwySLq3FDAznJ/PPfSanrb6aU5txvAnvGtTwO1qLxPBgzlldkky2Xc x6U6/GoASWGnQan2gdaGE4ilwkKTK7ggg 8GnQth7ARQq7DvqfUnuaUDTRLradx1oiXAUle2lTQsTUNiuODx DbtLnZfmMwo9J6mpjLURf4XlLmzlXPq0gnU9RFUOLGOFy2HXr 4MEfeqnzLavPdRIPgl1djPlAXpHUk61ZrGGW1bVF1Cjc7k9T9T UPxPiS5GyMDGhgzVEPzjfD2XK/Kls/trWR82cQNzw1OyWxA9SBWonjFh0bDiWusQu2knUCeu1VTmb4e4 m4Wu22S4w1ZAMsbnyydfbSgp/BObnsE5k8XSAS0N9TrNSPMnOa4iwLdsOpY cHoBrEjQzpVRxNgqSCCCDBB79qTUUCmajBqSIowoHWHvlT3HVZ IB94NaNyVzZhbQbxsqq8KykEld4Igarr9KzEUagunEecWS5ct4 YqLPiHKwXzldIAJ206xNWN8RbW5ZZWzLeEkFszKYme8GspqW4F iQHBPSNew6/Sg1Lj A8K7ZxdkkZYLRsR1FaLhLqsAf5h 9Z/wvGhx4bQ6RMbxVuwuLRULMwVVGpJiI/agK/DrsGzkzITKuCNATPmnWRVqtjSozAYtbkZGlTqSO3T2k0rxHiCW QO7EAawNe56UDjEYC3cMuoP7H3707AAHQAVE4HiFw3MlxVErmU rMGOmtSYcdaJRwTQmuFxQzVGUIcdcuO4U5EQlZgZiRuTOwp7gc QXtI7DUjWhicGjzmkTvlMT6Gj4i6qISxCoo gAqtoLjHCi11LucBVIJWNyNjP9qYcyu1y2zKCYAVQOpOg/Wn17ii3bRuISVB7EfvUYOYFLeB4bKTGViQNTtH1oMs5wVzdS0q lrmUplAk bcADrNWT/t3FcLwH4j8SRcETYYBrQDGMo65tZkEa1oPL/ALVkveID3m3c7jrA7Vk3xf5kuXcScOGi1ajyjYsRJJ9poE7fxD aBNpZjWNp6xrQqg5qFAS8NaR8Ol7u9J5ooNC5D5bu37JuWWAyG IcwSw bLA2iN s1eeW FXALxuMSwIgGAQfzDTptUJwnm7h2EwFoI2a6EByJ85Y6tm6LrO 9V3Cc4teuXHJyO5lSDonaO/rPeg1PEW712wRbYhlIJEwWg/LI71NcvX0vWvMSWBIKMdV10BG5 tUfhvMF22VN0ATs4/wDTbtr X61ZyLV2HgJc/mGh9p6ipYJrF4WWCq2WPOGAG 0HuKPYwbC4HYroCPKsTMakz lQeL4r HyC4S3iHKDPUCYMmpLD8aQsFMhiJAPUdx0O9IJdrgG5A96EjfS oLGcOuO/iW7oWREMoYCNo7U5wloW0CFyxG5PWdT7UwLY/iypIEuwElV1IHc9APemfDON279s3FJ0JUjqCD16RTPH8JFwOFu lA rwASe8E mlPuXLNu2rWbYhUOneG6/eaorPPvFboRLNnMpuyMwBM9kBGxPfsDTPiDWsHhfD8ocjUDvGt WLmuxbtWs eCDIQkak9F6 v0qg8QtW7jFsQYtLbzmSRmJMASO0H7igrHEuP Hdt3EADIysJ6wevpTjGfFDEl3NtLaBhHVvSelUvHuhdigIWTE6 mOm9N6A2KxLOzMxksSxPqdTTeaMaJQdY0XNXSaRmKB0hpSkLZp UGgsnKnCMJiGKYjENYckBPLKtPQnoa0DC/DC3aJJZrqmII0Ze5gb1jytFbF8NedhcyYa8SLgEK3R42H qKB3wG1h8PcuCGzhIPl1AmQTA/5FTOFt2rwKMQUceU9DVI J2LexjkZZCtaG2kyzE 9Jcv44ss2DJXU2zoR3KzQa7ythGtI6NrD6HuuUZf2p7jLKOyhw DodDtrAqtcu8yW/DuZ2/iiB4Z0fbTTqJJ12pLinEboRb1o5iXCv1hfQUFpwnDrds5kBmI1 JMDsJOgpa/j1QgNMnYAEnTc6VWOH80BrgtEHMQTIBgR3napy4lq4B4qgxt3/SgkreJDKCDIOoio/HcUK5ggHlXMWcwo/ua7 JQeVYAGgAprjMJavH KsiI3IkdjG4oO8D4yb9hbgQySdhoQCQGGuxqE5vW9fNm2hi0Xm 4fbYEdqsHDMRbDvaTKpADBRG223pFd45hpsuUEuBIjcxqaCt8y Y zh7ITMANO2tZhzNzHluKVPmBUjLBygEGferfxHFWrIuX8UARkA tqwmSZLR67Csa4hiM7swUKCdANh6UG4ch82G/g8Q90g3bRZ2AEeXLK6fcVhvEce1641xzLOSx vT6bUbAcWvWC5suULobbR1Vtxr 9NFFApn9KFcihQcvtTctR8YdaaTQOlNSHDMLddv4SF4308vsZ0 prwbDi7et22cIHaCx2H/ADb6itj4lZs4Ph5W2NFUwepY/mJ7k0FV4PzH FP4fEOl22wElfN4R6oZHmirLexAs E1i/nsuwBWZy5uoPSO1Y9mqa5aw1zEXrdhPztE/wAo/M30E0G12LDXcOGuqLtpbkr/ADlB8xHsZ go2Ewlmzc8SyrGRAzEtA6xO1Lcd4va4bhkl82gRU0kwOnaKpL8 wYY2yVxbKxk5YBAnoJWdKC44/jN0grYUtc6LMD3NNrdvHyIjN1DkEH7DT6VndnmlbJkXXuPPz/7VP8scwPjboS9euFCCoCwhzf8AjqdJoLZc5ga3pdUAjfKZqP4b ea67Yq5dNlflUBspyrvOvX/FQfxGRcELa2mLNcnytqQBGoI3 tZliMczfMSfQzH2oLlzdzHaN0/hyXjd2LMCddpNSHJVwcQtXsNifNlGdDoGE6SI7GPvWd4vHNciY CjZVEKPYD9zrUryZx0YTFW7rTkEh41OVhB06xofpQd5j5avYV2 zo3hzCvHlI6a9D6VBMavfxB57GLHg2ARZBBJYQzkbadAKoDXKA MaJmohuUTxKBVjSBNG8SuGgVs04FI2hStAenXD8a1m4lxPmRgw/8TNMmalcLdAZS2wInrpOulBovGuItxnwmS14S2QRcckHVgDlWN 9uveq5 JW3dRMGr IrZfELSbhJiMu0dIq34Xj9i7bNyyVRshV0IAMRBI9QNqzjCY02 rq3E1KOHE9crSJoNj47wbEixbZrI8YQc1klspmSCIn96f8v4W7 cS60m2HUBQ43YGSYOw6VE8D MNt3Vb9o250zhsyg ugIFaHhcdYxKyjK4I3Ug7juKCsHisNJFtWHlbYERuK5/1Nrhy27iqTpmOoX1iqxx/jfg4m/hjhxeZTmz6ZiCAdQR0kD6VTDzKqE HayyZMN1oNXv8GVYLYjzTOcHzz3/22pC7xmJYXGcDYxE/SqlyLijisSkLLqZjUjLBBZmO2 gq989cs3rlicIqLcBkwQGYdQNI7faghcFx7C2g97EP/FYk5RMgD5QI9P3qc4Zz9hlwouX7nhmWIR58QiTkgbmRGtYNxWx ftXGt3lZHUyQwg9wfamOIvs5LOxYnqSSaDRuD80DFYjE2Xt57O JLNbttsrTpHYkdutJc fD9MHh0uWnZmEm5mIiNIKgDoTVH4NxI2LyXQM2QzExuCN h1q28xcyvisI7sLozEICwGUgMCVGXT9KChRR1Fcoy0BwtCuh6F A3xCa0zZYqRvCm7pQNRU/jOa793CjDPBAIOf8xA1APf3qIW3QKUCQen3Dsfcsuty07I67Mp 1FMvDowFBI8Q4pdvtnv3GuNtLHb0A2H0qycqcLCJdxGISUFs5Q 2k9c37R71TVNaFx5gnD0Q3VLsisYI10BA/SgoV15JJ6mdNvpVg5G5hXBYlbrpnWCp7rMeZfUdvWq6TXKDZ ZuJ2Mbdwz4ZluuoctH5VZY83UGenoazPmLgtzDv5h5WJKnp7e9 RvC IvYuB0JEbx1HY1bOPc02MThipD LpAjQEdZ 9BTSa7SdHWgBpvdFOaKyUDKKBFO/DrhSiYZ0dTShtUEtUJCq0agFo0UUmTQFGIoCgXW8uQqV806NJG nUEdaTogo4oOg1KcA4/dwl5btpiCDJWTlYdVYdQaijSmDw5uNlEDqSSAABuSTsKDUOJ8c t4rxsZZtOjthzZIOst3kabCKz7g3DjiL1uyhUNcYKCxga9zVl4 dzThUs EbbAgBZAUiAI0/enfMXLGDSx ITEhWIzrDA5juAANZntQaBwDl2xwiw957svl87nRYGwUf8JqIs fEZsVfFuy3hIozZmGr6xAGsD3rJsfzBib1tbV2 7opkKxnpAk7mPWpvkexZAu4i9cyC3lG8TOsRu2w0oH3P/B8Xdu3MS5FxdNRoVA0Ay9hVDvKykhgQRuCIP2NXHmDnXxMy2F0 O9x/nP0GgFQGP40btoW2tW8wiLgHngdKCKBqQucVuNYSwSPDUlgOpJ M60xArtAK6GoppPNrQOJoUnP/IoUCt7ek6FCg5Fcy0KFAWhFcoUHYrmWhQoAtGNChQcijAUKFB2 K7QoUAFGy0KFAU0KFCg5FCKFCg7FdihQoCEV0ChQoOZaNQoUAo UKFBzLQihQoOAUahQoCNXUoUKA4oAUKFByi5a5QoD0KFCg/9k= http://diendanhiv.vn/image/jpeg;base64,/9j/4AAQSkZJRgABAQAAAQABAAD/2wCEAAkGBhQSEBUUEhQUFBUUGBoVGBYWGBgYGBgYFRgXFxYYGB cZHCceFxojGhgXIC8gIycpLC0sFx4xNTAqNScrLCkBCQoKDgwO Gg8PGiwkHyUsLCwsLCwvLCwsLywpLC8vKSosLCwtKSwsLCwsLC wsLCwvLCwpLCwsLCopKSwpLSwsKf/AABEIAMIBAwMBIgACEQEDEQH/xAAbAAEAAgMBAQAAAAAAAAAAAAAABQYCAwQBB//EAEoQAAIBAwICCAIGBQoEBQUAAAECEQADEgQhBTEGEyIyQVFhc YGRByNCUqGxFGJygpIVFiQzU5OistHwQ3PB0zSzwtLhJURUVYP/xAAaAQEAAwEBAQAAAAAAAAAAAAAAAQIDBAYF/8QALxEAAgIBAwIFAgYCAwAAAAAAAAECEQMSITEiQQQTUWFxgfA ykaGxwdEG4TNCQ//aAAwDAQACEQMRAD8A 4UpSgFK8mhNAe0pSaAUqP4jxbqyFVc3iYnEAEkAkwTvBiAeRrg bjd6dltAfvN PZ/KpSbKOcVyT9Krv8r3/ADtf3b/92vG4pf8Av2x//M/9blTpZXzYljpVdHFb4 1bPvbb/pc2rfb48471sH1Rt/4WAH KmlkrLFk3So63x60e8Tb/AGwVH8fc/Gu63eVhKkMPMEH8qqXTvgzpSlCRSlKAUpSgFKUoBSlKAUpSgFK UoBSlKAUpSgFKUoBSlKA d8R jvVXtR1tzUo4VgyKTehYvpeMAuSoItouMkDmOQFY3/o/11y3et3daHW8hQKW1BW2WtqjMB1nbyYTi QXwklifo1RfSTUtb07snWZASGSDiRuGYEwV8xvImgKw/RS bhK6 6JNy4n1t9lW31unNvYvg2CreU5d7rd5iubU/R3q7tl0ua52zthIa5eZJwvK8jIBgzPabcEjCJO1R3D9P1qF2GV xiSxyYNDHMx qdyRyJleRirZouKPc0S5553GKFziMwCesZAp7K4qY5QSOZ3OeO evgpHJGStGWquh7zOu64IgPgcTcJIPiO2BPjB OMVkFr2K6kqOOTt2YRSKNdUGCQD5TWUVJB5FIr2K8ZgOZA99qA CtTaJDzRDPOVU/mK3SP9 nOuHiOuFsqDn2gYCLLMwKwo222JPh7iobSVsvCDm9KN40SeCge 3Z/KKz6vya4Pa7dH5PXNordzv3OwPBM2aP2mJifQCPeu0VC3JknF0 meLcccrt0fvZf5wa2Jrrw/4pP7aIf8oX8/GsKVNIrrl6nXa45cHeRH9UJU/wALSP8AEK67PHrR7xNs VwYj LuE xNREUio0o0WaS5LODXtVS1bw/qy1v9gwPihlD7kTXdZ41cXvqtwea9hv4WOJ98l9qo4s1WWLJ2l cmk4rbuGAYb7jAq3wB7w9RIrrqpqKUpQClYu0AncxvA5/Cqxf6ZTdxtI1xFYFmWB2cWDKQ8EOtwbiByjmGiHJLkFodwASSA BuSeQqJ1nSmxau9W7hWDYtP2R1ZuB2Pgu0SY39jXmk42L9h2XF WUHMXQcLfOUuHlkF7wBIE8yCCfnnBLoBKMWVn3XYgDE9sQyzAM tHhBHlWeSbjVFJz0Lc r6fULcRXQyrgMp8wwkHf0rZVY6E3QLdwT2WvsLexBJCKX5 GQYjkBuBsAKswaeW9aIue0pSpApSlAK0azRrdQpcXJW5qZgjyM cwfEHY Nb6UBS0 j3FuzeKhkIZgqyHkFYn7PPn2iAJYntVLa7hyWUsJbGKqzALJIA Nttlk7Ltyqerg4vpGdVK4yjZQxIBGLKdwDHenkeXxCKSZWS6Wk RVIra2gQo8XJuhQytkUtg3JFuIMFSR45E/ECtd206MBcCjKSCrFhtzElQZ38t961UkzlljcVZV7eS37qXBcB dmcOC0Yz9kgxIXGBzBqw6VTgMucVupFUhjUG2u5n2o8iqxxfoa bzsTqHh2uuFYKcOs062YQeKgjI hjY9o2c1FafSi7N642SFiUXkuIYhCY3faCJ232FXk xrjjy26K0/QQIRnqUt23N3rbfJSL163dZbZuNtKWktNMyFmJJmw8Gug9VbW5 1/UW8XujcMewqyRsWIWTH/AFrDW3dMSS1nrMTBK2w5B9QNx7HfzFe2ekVkDGzausfBFtMgn1 LAAD1rLUr3aOtYZOFqMm/okr/18DT2Ll4Dsi0o2Zzi11yNmxJkIsg77n2qZtWQoAHIVyHK3piT3 lUs2PnuzR7SYrkCM5DMBZt HWGbre5YkWx6CT6jlVl0/JnNPJe6UU/v3f3wiXpWlNQkQCDHgNz4AAAepAAHPwqT0vBS290kD7imP42G/wAFMerVdySOZY23RG3NQqmGZQfIkT8udY/piecepBA ZEVYXe1p02CJsxCjFMsQWMTAmBzPvUbo mVm4 ILdplW2SjrlkoJ3cACO1tM9mBJgVR5DbyPc5UcMJBBHmDI YrKKmLnDrN4ZgCWEi4hgkHkcl7w95FReq0jWj2u0pMB/U8g45A AI2J22MA3UrM5YnHc0vbBEESOfx8x5H1rp03Eblvb sXyYw49m5N7NB82rTXtS1ZSMnHgmtJxJLhhTDcyjbMPWDzHqJH rXVVZuWgw3ExuPQ YPMH1G9dFjX3U8esXycww9njf2YfvVRxOiOZPkmdSpKEAsDH2I y232y2nw3r5XaB099rd5QCxCsXKEghAVMxBYoB3ZALifX6npNU LihlnxBB5ggwQfUGq1x3pIEudVatg3VyMN2MLhB6u4TuGUgsdg eYmDtWGSMWuovKKktzLoVYP1lyLiI5HVr9jAAKDBAZXBUqVMEA L8OzinRvTkm81pnYMbjYyWuEqUAYSAwAIAB5BQOVbuEcfS6HyU Wjb7TAsCMDP1mQ2xJDc9xG4Fd730cOpMQRbbcru4UgBhBkh1iD zNXVNF0fMeFWzdBy7ywtsBmTEAdWvVhdrZAhdogBTV06G6tmtu jZnqm6tWIUJiqriqxvIBgkjciduQ4bn0fqLoe04tqWYFQg7Ftl IC2/UHHvTEmIELVh4LwddNaCLv4sd 032nxmFLHcxtNZwg4t2UipK7Z30pStS4rW19RzZREDcjx5fOtl U7W/Rhp7t25cZ7hNxrrwQjQb1u9bbvKZAN4so8CAOVAWm3xC2ztbW4 hdIyUESuU4yPCcW Rpe4hbRQzXEVSyoCWEFnYKiz5liABVKf6HtOWYm9e7ShOyLSkI rrcEOqZdZKLNzvETJ8tjfRbba7LP2VS3jglu2est3hdD4IiopC qLeQBYq7SeVAXO7q0UZFhG55zyMHlzg1C9MNeyaYvazBB2uIy4 rvicgWEgyRyMGDsQDUEfoe0 JHXXRkoQkLZEqtrqVEdXA7Ik7bsWIjJgZXhXRzTW7DaRbi3SGZ lDhey2IXsquM4xOxlTMFYAWHwCraLSL1SumCOvaLgboybhpJhg CQQrbEc VWw6hn02lZldWZgSHIZu1YukmQx2JPLb2Fc1n6P0VmHWObZwME J22UtmLmKgsrLAIBEy01K8X04RbCrsouGBJMDqr2wnwHl4Cq4o OOzMqkoNN2chMVxvcuXB9WcB4MRJ94P /au2tN9m2CDn4 A H /jXSzCD3/vgjR0cz/8RduXwN8DCp8UWAfjXt/VWrrLp7bTBl rJhFUHbJdgS2IiZ51s1PR63dM3c39Cxj5TXdptIltcUUKB4ARW Sg/T WdMsypNyba4VJJe/2keJbS2oAAVRsANvgB4n8ahONdLOpx6u0LuWQJN1bYWIjfFpmT ziIrsusmou4K SWwc8G2LMRCEjnspkA MGs31qKRatqGPgo5AD0AMD1MDympcvQrHGr602 X2r6u/krbdNL94G1a0QdnBWV1KELIIlj1YAHxro1XEuIFyE0SKxVe0dT aYqAWnHsxJnx8uRqU/lt12/Q74P6otkH45D8q3ae7ci5euJ1cIcUnIhUDNLEeJPgOUCqp6uX lGk4 WrSSXu1K39P6OLgl7XIesHDjc5gM ttk5AlXaSnPbEeQmOdSv8AOnX7/wD05NlDn m2tlaYacIg4n5VIcduPp9EBb6wMiqodMOxGKl2z2I3kiDO/vVI4bpg9sPCi5ObMMslIPWZZTuASCAdiTB8aznkUWkVlNRrV3J 3pPqNVe0U37IsHPe0D1zQm63euQhbYVsWlhtjM FQa31fTFYcmOqCdo9YzAYqqkwZWGgczEcqsGs6SsnDrZuI5a8s ZOVIYmCWYIxItNJAAiMgOyCCODQakW7qlrFglnmbdvq3DM46sF m5W1ZgCRvsuxEg0koua3EopyW5edK7W7I691LKssyjEQo3OMk7 V0OoYEGCCIIPiDVA6Ta17ms6kl qBIgym7KoZc1WWttkAAZ3BP3cergGpe3qVQm4UugmBNwkpCoc2 GS2oy7PKQDyYg3WRatJOpOWnuSj2ijtbJnGCCeZVpxJ9diD54z 40rs46kPabzyt/NesH/ln5muOumLtHJkjUj2lKVYodHCr2N0r4XBI/bSAfiVj 7NU7pFprmn1bXcCyxkC7m4cBCMXaDgDjIBO4AiSpUWa9cxAcc7 ZD/Be8PimQ NTus1aW7bO5GAALHwCkxJ/VEkn0msMsFLZnTBKcNLPn vu3bdlrttblsHsC5sqsSGZyysQcWxRQQu09kgiua1YFuyLtrFH trlmohlYDATJxad1giMZPlVw1Gt02uU2slLzcC/aZMDBvAbYxtD BYCd4PJo gFtWaXLW81cIQmLrioYXAqjKYO0xyJB3BwcLaaexppdqnsWXhz k2kJV02HZuEM4/aYM0n1muioy5xqxZZLTXAGyFuHbcfVlwSXMsCBGW 59677F9XUMplWEg BHgR6HzrcubKUpQClKUApSlAY3bgVSx5AEn2G5qqadJtqG3MBj 0dyfQ5Eman OtGmu qFR7v2R JqFmrwOfM Dr0vFXt7NNxfP7Y/94/H9o15xDWC66YzigY7qy9poA2YA7LlPuPWqrxrU6xbjrYUsmHWq wVTBRHVrPLdmudS45mOsEiBXMvGde1yyv6OVDNaNxhaYBVL2Tc GTOwIwa6pkAgoTttM0rK6pONFur2qpxfU8RLMLVtVAa7gUZSWR dOrWy2dtgpN3IAbSRiYHbbjXXcULYBCRcN4Jd6pUwBv20ttcRu 7jZF24smGzVTJWTazPSW 9cYnFRHmxj8PX3 Rrg1PAFczeu3WXxU3CLfsVmCPeuvQ6u42nRridXdKjJG2hxs8e ayCQfEQfGvH4atwfWw/p4ew9P8Ae9UlG/c3x5HDdOvjk424vYsgW7IDt9m3ZAb2yK9lR7n5126DSLatgQAY BY bRuT8a2abRJbEW0VB qAKjOP8COpNv6zBbbl4xRjJs3rQIyUgkG4DDCOyalRfLIyZIva N 7fL /r8kxNadZbytuo5sjAe5UgVS7f0eXAABfVFJIdFDsuDWbdhurzJ IY2xcUkkyCkyVk2zg2iazYS0zZ9XKq3I4KSLQP6wTFSfEiasYt JcMs p01vUWQGVXRxkFacTIkZAcxvPyPMCqNrej n07MG1DnIKpVFVrjXRk3bCjIIclEyCcwMpINXDgWo7JtHmnd9U J2j9nu wXzql9LS6a0XHycAQpCFMgJJtr2puFQXaVmMifBo5snSro63Ja dVWbuMWbepRF0qBWs4qLTLDnrDl1SZkQiYhtuzAKgrBjXpuFai 4qW7tsKueLPdACt1bHC3ALGH7uURLfaMA9PB2y1ls2mZSobNiM wouAFbRMnHOEbeAShPOJ2fSFqWD20hlR5DSylLoUqYCZTIyO8D cjnArPatb5Ien/ka4R0cW6LWdWQ1l0tsVdANzkbRwAABBREM9yO8JHgZPg3Rbqbv WvczeAoKjAKD30xkyhIU7yZHMCAKrZUW7lt7IHbdLcWvq2uqzA sm78oOU7GVMmJr6OjSASIMcvL02q8GpLVRaLT6kRXHn3tL sz/BUZfzuLXDNe6vU9ZdLjugYJ6gGWYe7fMIp8awmumK2OXI7kZTS axmvJqxmZM21QnS8P1GkBjuLDLJuSFTKQBukZHynE8wtSmsb6t 454tHuQQPxirJqeHW7lrqrih0gAqeRCkET8QKyyq1RviVpnzm9 qEe3bdWBl7aqrgY5ZQQxVR9WIKmdiC07Cvo18N1RlbbEiCpJCG e8CSp2ifCoVtBo9GwuHnmy5FmcqbqlipBJOJEbAbnEnzHZwvpB Z1KRtOCG4jCApu7BGDASSZHLePUTjCKitJvGOlUfPeD6kOXzcF 7g7JYh5HIgswllBnf7oI8KuPQgmLwAUotzAPkSRiqHqwmMLbUs 0ANtlEeNdOr6HWXui5Lgly7wzLkGRlxAUgLzXcbmDJJM1K8O4Z bsIFtqAAAs7TiCSoJiWiTuZO5JJJJMQhpbIjFpu2dVKUrUuKUp QClKUBC8d1WRFoeBDv8DKL/ABDL90edR9YW2LSzd5mYt6GSI/dgL 6K2RW0VSOKcrkBWYrVduBRJnwAA5kkwAPcmsP02O CpgkbgggRO45RImYiRWUvEYoZFilJKT4XdiOOUlaR1itPELmNp mAJiCQNiQGGQHqVmuG50itrBZbkHkyoXX5rNYHjA1H1dlLhygM 7IUVVntd6CTEgADxqzyR4T3N4eHyJqTjt69vzN2n4e7HK4Ftr4 WkA bvEsfQQPfnUkayJrEmrKNGM8jm9/v7/ADMTXPqdWlsS7BZ5T4 w5n4Vr1PF7aEqSSw5hQWI9CQIB9yKr2s4gty d4MDFCVyCjmYBPMyefgPKrGZOLxqyf8AiKPeVHzYAV2WroYSpD DzUgj5iqtS2MWyXst94c/j94eh2qLJLZBkFTiw3B8vh4g8iPH02I7lv2b8LfRcyCoDAFWDQ TgTse6NuYjl4mM0l/O2j8slVo8slBj8aheMdJvrG02ltjVan7ST9VaB 1qH5KP1B2jHIbVEkmaQm47Fr12t0nDbGdwpZQAWxAGTkTiiqol 2kkwB4n1qP0ekbiNo3NVpW0hz7GRU32sgSmcT1RJY5WzOwII3q E4P0VNu4uov3nv6pZxuEKUsg/YsW3DC2o8 8fMSRViOpu/2z/BbX/bqmhm3nRNeg6H2bAD3XLBM4zKhFUuShGKqFdRHa5iWjnXVr Jm4MUkIebbgsPJfFV9eZ8POuNrUkFiXI5FyWj2nZfgBWVTGFGc su1RMaUdojnJ2AAJJPkANzXrIwH9Xd CMfyFaWYpN8HleTRGmRuCOYIKkTuJBAIr2KEGOOTIv3rifIMHb/Cpq11XeF2Mr4PhbBY jMMVH8LOfl5irCzQJOwFZS5OvEqifOumzka1WaGCKO4rDshmYo 7SQxgo3psYA55aS6DqtOUcZFmYG4rMFRkIE7rBclY354jmTN61 vDbd7HrFDhTKg7gEiMo5SATB8JMVzcN4Da0yfUouQQIT3c8e7m RM7zuQYyMczWHl9Wotp6tVknSqI3S 7dulrUKltssbgYsfqypQm2Yx3Dg9rmPYWXo5xZr9olhBQhGO0F 4DMVA xDKVJ3IO48TeM1LZFk0 CWpSlWJFKUoBSlKAguMaYJcVhyuEgj9cKWB Kq0/sr61ygVI9IV7No Vz87dxfzIqHcMxKjsqPteJ9vL4fMVpF7HLkjcjPVKuBLnECGyJ AClSCDJ25jxqMt27erbKTctoAAQXVHYmWMA9oCFg7jcxW/ bdgvm69Y0z2yT HKt jYIq22IBUBRO2QUQGXz2iY5Gfj5f8AyPzIYVlhDfjUuYr57Xx nc j4KWKLcVJt/kv5v8AT4IfVdHHSWGu1ypkSVFy2QqsfslrRICzyJOwit/81n//AD If3ln/sVI6lw4NtTJbZo3xU96fIxIA8SfIEjre4ACSQANyTsB4k10f47 m8Tm8O5Z23v0t lfsc3jVCM6h9SD/AJrP/wDsOIf3ln/sVwcR4U1vsrxDXm55dZZhZ8W o2HpzPtJHfreMM 1uUX73J29vuD/ABfs1WdZxxbWot2IgOVzee71jRIB5nxJPn48q9BKSjycTlXJno OH9Xd/8TqLhAIwuMhWWgztbWW2J5 J9axs8N/pudwE2ssiQGJPYAxGO432nyHwMdpeB3U4peuJj1DFjmDIZGIZE H3ipC7 azMxNosnNgqwSzYbyBIBYyYPgDyHlWyk8f4Xyv3GbFGVW74f1O bQG2WGfWboSwVrhKvKQCA0r9sR6elQXDOJhNdfOqLjTLnIc3Ci Ll9USJ8RA3mZPOrNxPT37Vssth7xEQtplMkkAd6CB5nHYb1Cab ozfvMLusRrjKcksBYs2vYMfrH/AFm A5VwYsDxxUdTdNu373sd8fEx67gupV8cbr32O5 kD644Wrh0Wk5G8wKX7wP9jkIsoR9s9rlAG9WXh i0 jshLQt2rXmWADE/aLse2x8ySTUEdDfY7WnHqxQD/PP4VJ3OjFu5YS1dJODM8rEZOrqwAYEFcbjCCPXY10qzkkklydl/j nQS1 1GQTZ1Y5lgoWFJOUkCI28a8vdINOqljfswFLdl1YlRMkKpJYbH kDyPlVe13Rnh8NbuXccV6t065AcGuLqMGESAWwO0NGIB330WOC aC9P9KLLeW0uJuIrswV0tvyDThcVVAA3XcMeVrK0i2/yvY/trPj/xE yJP2vAb 29Yfy5p fX2Y37XWJjtjMtMDvrzPiKrFjgfDibjfpLGCFdnvIJm1Cy5UFk KKTzKtix3IMd2m6LaO8y3rN1ma0Wxe1dRsWuM1xjIBE/WNE DecGlsUi5cEAi9cAyYHFYiSoto2KkmN2J8QOU8qhH6bs9wm0EN tGntv1bMMCMCpBg5kNPljt5zHDEBt3bW5M5KM2QsuKDvqch2gQ SPMTzE0vSaS/p7htm2zqzG2Si3GV2QEwrAGdlZSSQdm22BrlyuS/CdFtRWlF24Xet6y3lctAsnZYkAQ/N1QyWxG2/JgQRNV7XcYtdabVmyvYxzzcoUKv9ah7waV7II2mYJ8Jjonwxhb uPcVlN45QHYYqQFCFQ3YuLhuR57N4Cp6nS3dPqXJRsWcAsDcuw LrSgL4nK4Cw2O 4iQ01E3JLpLTtK0i7dGOLJdQqtsWyh7SKBiuRlO0NnJXeV28Od V3pHx57mpFi3c7HaBe3AbtKA1psjiRusMIMkfd7Uj0O0h6y7dZ WtiFtqhZgVCZT1lskQSWlSRMGdp3w6VdErl64btpzliZyaIxjB UCrsZkksGmANtisy1OO3JMtWnbk08E4zcTULbu3CUudkG4AWBt iFtrgcYJLEud5UjcYlbfrLAdGUqryO6/dJG4nY7THhVe4B0eupdW9dYAqgCopJADd9WyAOUhSGERJG 82YmNzVoppbkq63Pmdngmo093AWy6MxtAqoCvipYQC4KqMSpy2 70FgZq2dE EtbD3LqIty6ciYh1Gw6pjG4XEbgkGdtgCa7xXjty/qWspc rAK5WcR1gmYOZIDKQQCOYDH7UCc6L8adrrWbrFiQbiM0BiAQrL C9nEAoQw72RJ3EnODipNIrHSm65LPSlK2LilKUApSlAR/Hl/o7H7mNz4W2Dn8Aaiasl22GUqdwQQR6HY1VNPIUA81lD 0hKsfmCa0gc ZcM6BWF4DHtgY7d6I35c9qiekXB31KW0UhQLhZiQx7Js3kEBWW SHdCNxBAPhBg9T0HXZH1W7MGh1lnIu3GAg3BkpNxJEElrSGRso sYpL1LmigdkADaQo228SFHhuN/Wter0ouIVaYMHYwdiCPxAqqH6PmIGWpdgFcElX3LWurFwzdjMG HJAEkTsd6t6NIBG4O4PgQdwQfEUIddiF1fBwiluuhR99Ax9hiy yTyAjckVXn4LbZ1vXd7iwSZhRjuox5Qp fMzVl41auM6wjMiidoPaYkbiZ2Xxj7bVjw7hTFg9wYhTIXaSRy LeUHcDnIExyqGkxzyadLoS4yeUtjck9kkDyndV/W XmOdm7ZZOzDSkAbAAIvZIgDEciPHwqyaiwHUq3JhB86qoUtdZF dWUcnMABVAzdmBxxBMbAeHnsexKVmy9xK8SZumNoCKF955k fP4Vx6jid2P626I8mI/KvbnE9NbmV/Sm84xtD2yJy94b0jx4bnST7mn0qRsPqsiPjK/lVvJySN4OMe1nlzjlwf/cXP70/61y3OkV3mNQ/94SPkTB NdtrpjeXkLEeQtsPyepPSdO/7W2fe20/4Wj/ADVWXhcnqdMfERj/AOaf38EHwe9b1WpC6hc2uMx6xSBv1doEMsFYI01vdcSCvqatOm 6Fae2CEN4ZG2zfWHdrEdSxEQSsCPDYSDArVpNBZv6xdXauA4qQ 1vGDkVKBiDBHZaOW8CDViqsIySakc/iZ45STxqtt17kDp g mQqV63slDBuEgm0rKhO28B398jPhEnwvhNvTqVtzBxG5J7ogfh XXNJrSjmtmR9CQfMGCPYit9ribqRmBdCmQYVbgMESOSsYJH2di edc016DUNJkxm48E9o J27pIUmQJIZWUxy5MBPwqH6a8TazYm3kHmR2Mk2knIlSAduydo bE7iQfeGGNSnqlwfjbb/wBJqR43wldRZZG32lZLBch3WYDvQYMGRtWMl2R1wlqVlB06Ots XEZswA5LXLlwZW9l6xG2dVaBEzsGBkTV 0HEVOmW6xcLiGJuLDREksAoAHjIAEb8qrOm j9gWRrga0SpK4x1giHVjmcQRPdC7naBtXn0gBkt2kBABOIcvLs AJKMkdtIGRk80BPmcYpwjuI3GPUWjScds3GKpcUsHKQGDElRkT 2Sdonc Vd9fLrlxeqW5bZZXFVghTkzKOrzXfFjCN97IVNdMONvbNu0hCT jkFB qKkEG3cKgMvOduS ExUxyXHUwppx1HnH it25de/YfPbIy0FnUkYJgpAACxESSZynKZvo/wF7LvcusGdgEUKSUVBBAGQnKZBIgEKu21VzS625p7idu5gSEOc 3cetYFmQDcuWK85AVpA8Gv6tIB89/L8DUw0vqRKUX1I9pSlaFhSlKAUpSgFVriNrC 48Hi4PiMWHzSf36stR3GNAXCsu7JO33laMl99lI9VA2mamLplM kdUSga7oiXvG4Lhi5dR3AlfqwHF1cpYtmjFIGIGU8xvyp9HNuU m5lgEBBtr2igsgnvbFmtZHnu59zblaf/AJ2PqCDuD6Gsq1pHJqZVbfQOCG/SHLBg2TKzNs7PuDcwLb4hisgADwmpLov0a/Q0K9abgIUbrBlMpYksxJOXnAjYCpmlKQcmzKvaxmo/j2t6rTsZgt2FPq20j1Ayb92pbohK3SInjXG8zgGC25xLcw0d4m Nyggwo70eRFVa/fZi0kwSIXkIXuyATJ3J5mJ286kOMaFUFnfIsnWwIxUMIQDz5vu T4CAKibprp8Pj21yOjbhGm9eriuammpuVG3r0V0Nkkguqrps6i oG3qd679PcqFIE9pr5Vgykqw5EGCP9 XI NXrgHHOvXFoFxRJjkw5ZAeG8SPAkeYr55p3qR4frDauLcH2DJ9 V 2Pis/hUZIKSvuUkrPo815NemvK4DAA1kDWIrIUBs0xi9ZP65Hzt3B cVp4n0xYXTasqMlxzzIQoVcF1JhgwZNgRtzgn7OTJJQfrp5g7u oMEbgwTuKrOu013T6p2KGGYSZe7it1yVDvBlwzE4nyEFpmubO5 L8J0QbUNkXjgXH/0gspUqy7kDcKp7kvMOWALdnlBBgjft4lwtL6FHGzQCRs0Bg0Bu ayQNxBHMEGCIDonoCbly8Q9sCLaIWdT2QSzPbkTOUjITuT4g1J 2ulWnZyourOKECRkS7MoQJ3swVgrEyQIontudCOfRdDbNt8u00 OzKGYsoV1xZSrSDMkzE vOfOknRf9JwxYqU7IknBVg5QqwSTCiZ258pVrBWLuACSYAEknY ADmSfAVNKqFXsU/g3RG8DbN65AtFioUmc0YhHOWzgrPZgfZI5bXKsLV0MoZSGVgCG BkEHcEEbEEeNZ0SrghJLZClKVJIpSlAKUpQClKUBFcV4WWJuW4 yjtKTAYD15Bh58iNj4EQ9t8lBHIgEexEirXcthgQdwRBHoedVn UaQ2WCNuDsjfeA5A TgeHjEjxC3i xz5Y90Y0rylaHOZTXjoGEEAjyIBHyNeV7QFS6ZWouofA24HujM T/wCYtVi7X0TjvDOvtYjvqckJ8 RB9CCR8j4VQL9ogkEEEbEHmD4g tduCVxr0NoPYhtUtQ3ELbEdjnPpy NWLUWa4Lmnq8lZoV6zavTy WPmY5 ER612aNdQAJAJiD3ecGDJO/hPjz51JLp667Fis1j9ybM E9Zh9Z3p9NxA8F2G87SalFQkQObdke7bAfMitNpKs3RXg5ZxdY dhN1/Wbz9l/OPI1rKWiJRuty3RXle0r5xzngrIV4KyFAZ6e3letL tkfa2C0/xYfOrHctBhBAIkHfzUgg/AgH4VE8E00nrTyK4p6gkFm9jCx6LPjUkNamQUMCSGO24i2VV9 QgsB8/I1lJ2zsxqokN04u46Rj2AJEsXKMvaAm3CkloLciD71TeHOjWCr Nvbk3BCjeJkALkrHwjcYmOQr6c6B18II2Ig8xEiZHI1BJ0G0wY wrY4oFXNyFa2WIaCxUnddiI7PLesJw1NMmUW2nZ19FWY6OyWCC UVgVYtlkAc2JUdtiSTz3J3NQnGPo5S/qHvdaym4 ZGPIYaZAAQwMqdPIJkfW3BG9W9LYXYADcnYRuTJPuSSfjWnXsR baFd9oxtkK2/3WLLB M1qXPn1v6LUS2tlda8yEDYBmyt5XASSxxuKCQCMezAIOxqV4F9 HS2L1q6NQzi3BVQCFAAuAYEPMN1hyzzygbgAVXOHj9ILtdxuXW OxYdo/Z5qQFPgceQiIq79DdUzWXVsiLTm2rHGCoVYURv2Jxk7mPEzGcM mpsrGalwWClKVoWFKUoBSlKAUpSgFYXrCupVgGU8wdxWdKAgdV wN13tHNfusYYeznZvZoPm1R73cTi8o3k4xJ9p2b90mrdWL2wwI IBB5g7g 4qyk0ZSxJ8FWpU1c4BZPdBt/8ALJUfw938K5n6PN9m6f30Df5MKtrRk8MiPqM4x0fS/v3H5BwJnyDD7Q RHgam34TfX7KP yxB/hZY/wAVc7o6963cX93P8beQq6lTtMpokux894h0bv2 aFx963Lj5AZD4iPWoV7YmCRPlO/yr6uNUhMZLPlIn5c6zuWQ3eUN7ifzroWd9ydbXJ8j6pRzIHxru 0XDnuf1aM/qo2 Ld0fE19MXRoDItqD5hQD VbSD61Lzvsh5hVeFdDuTXyP Wp/zN/0X5nlVoRAAAAABsANgAOQA8BWUehoR71hKTk9yjdnleV4zgcyB 8a1nVp99P4l/1qpBtrOxp suLb8DLN wsSPiSqn0Y1zpq0PdYMTyCHMn2CyTU7wbQFZdxDMAANpVRvB9S TvHkvlVZPY1xxtmXH77Jp7jIrkhSR1ZUFSoLBu0QIBAkbzygia d8P04vh2cLcuMxkmQSG5kMp7IIUkxtI9hX1DU6ZbilHAZTzB5E eRHiPTkaqg j1RclbrqrI4YqEBBLIUCFlJCgAjck9kb1y5IOTVHRJSdU6O/o7xY/ojXLzMILTeuFMXhigZVVuyIVdoXeeck1WdP0h1GoL3OsuW8Tsl vq2UErjIz3ceQOxYHlV60fC1tWert9gR9nkCRBKq5YDfeDIkkm STNNHQ3UWrwNogozMozdiVUAsrvCkEysiCO8ogGTSak0qJnq/6lj6Mca662y3GXrLRwIB3IhcWMnm0gx4ExvEn3W9JtMHazduKu zi5k2OOIXZvIMrSDI2rmtcMfTaG6CbbMwZ3F2MM2BD7wcknEKG 5DYnwFM4HdWDbLsGbtAsJOE7E5rk0A PMsZ3mk5uNbETnpqy0fzFts63LbtbDEkoFVcbbqcURWUlI7Ox2 HagLyqycK4YmntC2g2HM LN9p282J3J86hegZ/o7QEw6x8YnPY7h58uS/qhY2irLWiRcUpSpApSlAKUpQClKUApSlAKUpQClKUApSlAYXbK sIYBh5EAj5GuU8FsTPU2Z/wCWn ldtKA5Dwiz/Y2v4F/0oOEWf7G1/Av lddKCjjbgtg87No 9tP9Kx/kPT/2Fn 7T/Su6lCKRzLwy0DItWwfMIv lbksqOSgewArOlCRSlKAUpSgFKUoBUHe6Had7mbJMly4JaLhuc y4BAPluOUDkBU5SgNWm0y21CqNgAvrCiBJ5nattKUApSlAKUpQ ClKUApSlAKUpQClKUApSlAKUpQClKUApSlAKUpQClKUApSlAKU pQClKUApSlAKUpQClKUB//2Q== http://diendanhiv.vn/image/jpeg;base64,/9j/4AAQSkZJRgABAQAAAQABAAD/2wCEAAkGBhAQEBQSEhQSFRURFBUSFBUUFRMYFBIWFBcVFRQXFh YXGyYhGBkjGRoVHy8gJCcpLCwsFh4xNjMqOCYrLCkBCQoKDgwO Gg8PGiolHyQ0LC0qKzAqLykvLC01LTQvLCkvLC0tMy8pNC0sLC wpLCwpKSwqLCkpKSkuKSwsLykvKf/AABEIANEA8QMBIgACEQEDEQH/xAAcAAEAAQUBAQAAAAAAAAAAAAAAAwECBAUHCAb/xABNEAACAQIEAgUGCQkECQUAAAABAgMAEQQFEiExQQYTIlFhBz JScYGRFBcjQpKTobHRFTNTVGJygrLTNEPB8BY1c3WDorPC0iQl Y3Th/8QAGQEBAQEBAQEAAAAAAAAAAAAAAAECAwQF/8QANBEAAgECAwUGBQIHAAAAAAAAAAECERIDITETQVGR8CIyYYG hwQRCcbHR4fEUIzNDUnKS/9oADAMBAAIRAxEAPwDuNKUNAKVRWBAI4HcVaJV1FbjUAGI5gNc A 0q3uoC lYqZnC3BxuCRyuALm1 O2 1SxYtHClWUiRdaEG4Zdtx3jce pVEqiWlRwYhHF0YMAStwbi6khh7CCK1vSbpThctg6/FOUQsEBCO5LEMwWyg2uFO5sPGqU21UBvXB858pma50Xiy5DhcK OzJiHOlrHiHl3CEgg6Eu xsSL1j5dJnfRxFkhK43LmAk7GoxqG7THhrgPHfzO1vcm1SqrQl dx6BpXyvQfykYPN1PUa1kRQ0kTqboCbA6h2WBPCxv3gV9VVKKU pQClKUApSlAKUpQClKUApSlAKUpQClKUApSlAKUpQCtfiMJIZh Y/JtZ234NHew/iJQ93yR762FKjVSNVNCmXzBblNZLxggtciNYEDWUsFPyoNwT47 2ArLyjCSIxLgj5KOPcgklHmvw5WZT7aysVjdDBQpdmVnsLDspp Dbna92UAeNW4LMRMW0g6V09o2s2pEkFhx81xxrmoxT1MJJM1n5 IlEcAuWKBgysU0x6oZFDLYA3uQvE7O3rq/8nTRsOrAt1Umm5Hycr9WDtzUkF/Xq7xRMzmEUMjFCJ1O2kgq3VPKCDq3HYItbne 28mFzduyJdIKxu0pAIHZCMHW/wA0qxPO24vcGsK3xIrSXKsveBmXYoQhUgEWZVEZFiT81U9t6 L8vn pn/20P81fV5fKmNjKzBGMbhrI2wDLqXdW4gMyHvKE2G1fI V FcDljT4YdXIJY1DedsxsRZ7j7K0nKnYSp9f0Cbp2Vl9f0L8e8B g6jSViwkERjSFLKJnTz2ZRZANVuR3asCOOKGQ3laRShDA64Wik bzSFuC5Ft ViduNbCfLgrAwtK144XnjWMukZCBwzdpQx4MEN/V3Y0iQNDFIH/wDUXknlkdr26vVpBRja7N1YAtvfcb183Eucm5JVX5/ZZrTgeWVW23Trr9jE8k0OjN81GlU7OGJVQFUMysWsBsO0TXT2z SESdV1ia7hdN9wSNSg9xI3A52NuFck6J9HcPj87zb4Sj3UwNZJ Z4tLOp1A9U6k8Od6 /g6LtqaIEJhknw0iIQzyOMKkDR2lMlwBLGl9SkkI3pXH11oe5G2 i6QYV1RlmjZZN0YMCrDsi4I2tdlF FyBxqNek2F0F2lVArzIdZC26htErG/BFNiW4AML2vWpXoQVwy4ZZl0tgYcuxBaNiZYoVZNUYEgETlZJt zq3ZTvps08/RVySRMBdsRsUktoxDiVlOmVdTB9VidrEArtc0ps8Rn2Hiv1ssc dtZ7Tr5senW532VdS3J4XF7VPjsyhgXVK6oLE3Y2ACi7E9wA3J 4Aca1mL6MiRJl1266HEQg6L6BOFF/O3tp4bX8KnzTKJJJY5opFjeOOaHtx9YpSYxM1hqWzhooyDci2o EG4KgZEuc4ddeqVF6tWdySAFVAC5JO3ZBF 6 9W/l3DaS3WpZWKNv5pChyGHEdght/mkHgb1oc66JzvFiNM3WF48UqIyXYieN1WMFpOrUKSgHYAIU6rk lqzcd0cmlDEzRiRybssUqhV0FF6sxzq6MDvqD7gkW4EAZuM6Q4 eFXMkiLoDtYut2WNVZ247KNS3JsBqW/EVsIpNShvSAPv3rSYno3IdRScAyLJG5eIPdZFiUmwZe2Cl78O0 bqdrfJ ULMIcoAxC47FYeeYXSEKcRBiTEIwwMUnZj2Ki6unHnagOkk23N VrgMOY9Iek6CNQmGwZsssih0jkts 5JaTcN2FOngG76mwvSDPOjJEOLjOKwKkIkgN1ReWiS104gaJNu zZbDegO8UrRdEemeEzSEzYZmIUhXV0ZWjYgNpPImxHmkjxre0A pSlAKUpQClKUApSlAKUpQEGJwKSW1A3AIBVmU2a2oXUg2Nhtw2 HcKvhw6pq0i2ogm3C4VUG3Lsqo27qkpUotSUMKDJ4U2AawUqA0 kjBQRYhQzHTtttarpcrhYhmW5CGMG7eYSpKmx3F1HHx7zfLpUt WlBaiMQLrL27RUKT3gEkA ok 81oOn3Q0ZtgzhjK8XbEgZQGBKhgodTxW5vYEHsjevo6VopxKXN 80yaQLmccsmH7MYx DazaF7KCYW0sd1UagrcbFrCsqbPZo5fyflmAWfGRWM2JkUGKAy dtWBbnpJNyV3BsG3r6/yn9Mmy GGKJY2mx0hw8YkPZQMLNIVsdYUsgI/aHqqzJelEkebzZXIkduq ExSqSGNwgMbrbtNfW2q/BQK57ONbqGbFWtCnk86AYjAST4rFYkz4nGAGbSoEYINxY2BYjc XsoseFfcUpXQ0KUpQClKUApSlAK5V5b4lefKFYBlbGhWVgCrAt ECCDxBHKuq1yzy1f2nJ//vL/ADQ0B1FECgAAAAWAGwAHAAVSaFXUqwDKwIZWAIYHiCDxFX0oDl/kCQLhMaAAAMfKABwACR2ArqFcw8gv9mx3 8Jf5I66fQClKUApSlAKUpQClKUApSlAKUpQClKUApSlAcp8so1 fA39DMsNCvsR3Yj1lgp8Y6vxK26U4iTnDlqS95sssRcAd5j1r/FU3lngVIcvC880ibjfd tduPiTU2DA/0tnB55YO61usivtbegOj0qyCEIqqL2UBRckmwFhcniavoBSlKA UpSgFKUoBXxvlG8n7ZqsLR4h4JsIzSQm14y5KEFhxuNAsRwudj X2VKA5fknlAzPBYmLA5xhiTNIsMOMhHycruQqBrdm5NybaSBa6 c6tzPpzmuZyyYXJ8OYkjdopMbiAAishKt1YsRxHczWPmrxra9P Om5w OweATQOvZcRNIwLGOGF sIVApuzCNwDxHLexqfyf9LpMTPjMFKkYbAOESSMkCZGZ9J0EDS QoS/eW5UqDL8nXQX8kYd4jO0zzSdbIxGldZAB0i5PAC5JN7X24V9XS lAKUpQClKUApSlAKUpQClKUApSlAKUqjMALngNzQFaVrz0gwgs DiIATwDSICfYTeosZnLBk6hFnFmaQJIusKLAaBwdiTwJXYNvcA ED4vy3fmcv/AN5QfyyVfgSf9LZxy/Ji9/6WKsHyv5pDPhsukjYFfylCDcFShUPqV1YBkYc1YAjmKyIcZFH0 rxLu6KseVhmdmUKgEkRJYnhtvQHTKVo4ekwaQFlWKBgQkkz6JJ HA1giIi6x6Q/aYhiV82xDHNjz7CsbLPC24HZkRtzsOBoDPpSlAKUpQClKUApSl Acd8oSas2y S28q5gR6ki6tCPAhQ38RqfyatpzPNJNtsRhkbv0zLKtrX2vJ1R vb5vhtJ5SIFjzbKUUWCQYxQL8AsNgO/7av8lUKvjs5UjjJhgdxw0y2tYXBBub391t8U7fkZ Y6pSlK2aFKUoBSlKAUpSgFKUoBSlKAUpSgFYebbxFP0hWLxtIw RiPUpJ9lZlYeJ7U0S79nXLf8AdHVgH19YT/DQGZWrTLYZZJmeKNt1iGpFYEIuq 49J2H8NbMm1YuVL8ipIIL3lIPIykyEewsR7KA81eWPHRpmzLhk REiQCww8SKzEaZOCAzJta7XF9VtqyumePaHpOzFQUMuGVh1Ecp aMpAX0oynW2xtzBAta1ek5oFcFWAIIKkEcQ2xHqIqkeHVb2UC5 1HbnYC/uAHsoDXYiCFYVliWNQhSUMqgWQEFzw/Rl/fWwxeH6yN0JtrVkv3agRV0sQdSrC4YFSO8EWNQ5bKWiQsbsBpf 99ey//MDQF CxHWRo5Fi6qxHcSASPZwqasPLtusTfsStuefWWl28Brt/DWZQClKUApSsbMMZ1SFrFmJCoo4u7Gyr4b8TwAuTsDQGNjc1dJ NEcRkCANMQSGjVrhdC2tI xJS4IUX3JVWxjjNTtiUctHFpjZQTpKW1yOBe2pdSngT8ky8TWx y3BdUliQzsdcjgW1u3nGxJIHAAXNlVRyrAw BdbzwntSM7PGT8nMpYlG/YkCaQGHEWDXspUD4Tynn/3jK 7qsb32/NH2Vd5KZwmNzlnayI HY3JsoCSlj3cAPHb1Vpem2NX8q5fGAVEMeNUatIZA0TaYWXiGT gOIZTGwLar1keTzFoMxzUbvefDtoTSXmKCTq40FxtquzMSFAQX sCTWPmM/MdKTGGA9dOzKs6nssSerYEdVEiC95GUkELcsy7X2FZWDzJ2kKS x9XqXXFdgxZRYMGtsrgkHTcizCxNmtjvgHOiebSZI3VlVbmOAN 2JNFwNTdWzguQCbmwUHTWbmWCMqdkhZEOuJyL6JACASONiCVIB F1ZhcXrZoy6Vj4DGCWMNYqdwynijqbMp77EEXGx4i4IrIoBSlK AUpSgFKUoBSlKAUrCzjOYMHC8 IkWOOMXZm wADdmPIC5NcQ6UeWrG41jHl4OGguR1zAGaQeA3Cey524jhQHb8 zzvDYVdWImhhB4GWREB8BqIua Ok8sOSxzyFsWDskY0RzOpC6mLBlQji5HH5lcKXJxI5kmZ5pG3Z 5GZmY2tuSbn23rYw5bEvBEH8IragzNx17MPLXkjxMgxLdsaD8j iBYP2WbzOQJPsrI PDIv1o/UYj nXIBhU9FfoirxhE9FfoirYS4658eGRfrR oxH9Onx4ZF tH6jEf065MMInor9EVeMGnoL9EUsFx1b48Mi/Wj9RiP6dY D8tWSIZB8JIUyFk QxHBgrN/d/pC9czGDT0E iKqMGnoJ9EfhUsFx0tfLVkgmZvhTaXRR YxGzIW/Y4kN/wAlZHx4ZF tH6jEf065d8Dj9BPoj8Kr8Cj9BPoilguOofHhkX60fqMR/Tp8eGRfrR oxH9OuX/Ao/QT6IqvwKP0E iPwpYLjp/x4ZF tH6jEf06wl8s2SvOZHxJ0xDTCOoxB3YfKSnscbHQNrgB97PYc8 BR gn0RVPgUfoJ9EfhSwXHT5PLlkgUkYkkgGw6jEbnkPMq3D WrIkRUGKbsqF/MYjkLfo65icGnoJ9EfhVpwaegn0RSwXGs6R9O5cfnCMspkgXEB IC8MKsInlQ6bhAxW4BXV2hYHY3qboN5QHwGat103V4VpZFntEj MVQSCJbhC4UPpNlPNjxJvmphowwOheyytsovdSCLeNxTE4FA7d hdyWBsO0GJIYHmDxvXOz Z5Gbu0dRn8teROrKcU1mBU/IYjmLfo6rF5cck0jViSDYXHUYjY23H5uuTnCJ6K/RFWHCJ6K/RFdbDVx1KLyxZKMSGjxQCz9mUGGdQHAtHLcoBwARr326vgFNfa ZT0mwWLv8ABsRBMRuRHIjML8LqDccDx7q85y4CJuKIfWq/hWvxGQRXDICjAghkJBUjcEdxqWFuPV9K879G/KtmeXELiGONw4sDrPy8Y5lZOLepr8Pm13Dot0swuZQCfDPqU7M psJIm9GRb7H3g8QSN6zSho3FKUqAUpSgFYuZ5lFhoZJ5mCRxIX djfZVFzsNye4DcnasquI XnpQZposribsrafFWPP 6jNjyHbsR86M8qA M6XdLp86xPWyakw0ZIw8F9rcNb24sefuG3GGCCrMNAAAANhsKz 40tXZKhzbKolqlVaKKvVa0ZCrUgWgFSBaFKBauC1cFqQLUBYEq 4JUgWrwlARBKu0VKEq4JUBBopoqfRVdFAY iqFayNFALb8zwPcOFx3Em /IDxrMpW6akboYmx4Ee qFKy2la27MR 0xYe5riqsqgEFRqWwPEKTexGkcCPCwNjtXOWK4NXLXg/zTiZcmtUYJWqsvyY8HNvcC1vbp9/jU 3JFv65P/Oo5bnjy2tYADwAHCq6zaypTrcNTFK1YVrIaM2vyPDxtUZFdjZj lajZayGFRsKpDDmhrFyvNcRleJGLwhsR di ZMnNWH bcRvWyYVizR1GqlToei ivSeDMsLHioD2XFip86Nx5yN4g 8WI2Irb1558kPSQ5fmfwVjbD4 yqCeyk48y2 2rzNuOpO6vQ1cDqKUpQAmvKOKzI43G4vFkk9fO5QkWtGD8mPYm kfw16izmbRhpmHzYpG9yk15T6Pr8ivrb7zWo6klobiBKyVFRxi plFdjkXKKlUVYoqVRQpVRUiiqKKkUVAVVakVaooqVRUAC1eFqo FXqtAUC1cEq8LV4WhSIJVdFTBKroqAxtH d/wDA1QrWQUqwrWVFJ1JRamOyX276o9zxtuSTbmTe5PjufDc2tep mWkcGq/sHvNu6krV2pbiOmrLY3QAXtcELw bqDE viPbTrV5ECy7bW31b76T823KrhhCeFje1juOJIOxHhUb4MjiQB tuQw43AFrX5GuDWG3mzk1GupHinQlbbgOxsNti1wPdU0tl861y ZNJ06bfm9N7p3ahwNr 6M4Am1jfsgnZjYkkDgOGx38KjbB21ajuFJC732Onja1uO16y1h uiu055k7OlSj4hL2GmxL6uzxuihd9PpBjtb2Va2IjvfskfMGnz Pk3BDdne7Fe/cXqP4JdAxIUWJJNz87TwApLl9huwFtevzrDSwTaw3uSK1bh6Vf DrrwFI6eRcuMiJGuxAERPYHnAEOTYb8r99uda/MmViLWJC2Yje5ubb6VubW3t3d1SnBnUVJA0jUW3tpsCCLC5vcc udDljFSwII7RUgOQ2kXO4Fl7u1bcEVpLDg7q9dZ pUoxdT5fOgyqJEJDwusiMOKlTsfZx9lepsizMYrCwYgCwnhjlA PEdYoax8Re1ecOlOAWOJtNzdZRvb5oFuA8a7f5JcSZMlwTHlEU rd0H8tbuUlcj0Qlcqo upSlQ2a/pD/Y8R/sJf5Gry10d/MJ/F/Ma9S9If7HiP8AYS/yNXlro7 YT L Y1uGpmWhvY0J4Amwubch3nwqRalyyUKW3UXjZQWFxckWvsa2ET xb3Me zbAAnq1Fx2CbdZqOxW3Hur0KKa1PLLEcW1Q16CpFrNWdQRpaMK VIUFBqW8TA6jb0yL3vf1XvMs0PZ2W21gbEiyG oaL dbiTvuKti4mXjP8Ax669zBCnbx3Hjy 8H3VIFt7dx41lYWWPYtpvZdWyi/bkLfNPLTsAOW 1VBUyRjiB2SBc/Pblz4ipYqamtq6tU0IFqVazBpUDVo1lb3soHnHvUi9vDkat61O Fhps3Le old7X4Wo4JbyLGb0iQrUiipzIu/mk9rTZRYDbSCLcakEqE8uO2wHFT4elUsXEu2lStrIFFSqKpIwv tblw7/cKqprm1RnaLqql4WrilUDVUvWTRYVqNhUjGo2NUETCrVkK8PD7 NxVzGo2o0nkyNVKrOQthx2t4WJPt3NRfCCOAXltpFttwbd 599GqJqzs455GbUVOJbnY sA8CSPvPvqNsU1iNtwRewvYm5F 69Uaomq7OPAWrgUadtOnlw 2/wB9Gxr89JuWJBUEHUQxB8LgGrGqNqtkXuFqKnFNqLbEtsbgWI7 rd3D3VZLjWIIOk8bHSt1BFiF27IttVjVG1LI8BajEz/FNJC o3skhGw cN/uFdt8jX o8H 7L/wBaWuGZv Zk/cf U13PyNf6jwf7sv8A1paxJJZI6QVFkfaUpSsmzCzqLXhp1HzoZF 96EV5U6PN8ivrb7zXrcivKEmXHB4vFYQ3Hwed1W/EpfsH2rY/xVqOpmWhtYzUymsWB6zMJMEdGIuFZWI79JBrsjk8lkbSHIZiAz aIwf0jWPuAP22qUZEx8ySFj3B9/ZtV Ly74RI0kU0b6rWViQyiw2tv7rCtfisvki/OIQOR2Kn2jb/GvTKKj8uXGp8/DxZ4n9xJ8Kembqy WBo20uCCOR 8d4rIwukxSna6mMA7XF2N/VWfl/wApEnW6GbUwhL/OtsVbv3B7 APIXhnzjERnS4ReWkr2T6t9x6jTZxj2m8n4eA/iMTEezSVU886Vo93KngYesncm/rqRTU6TwSjcCJvTTeO/7Q5f53q2XAyKwXSTfdSu4Yd9 Xtri8N6rNHph8RGts y D9noUBq9WqVcql5hR4Fh/heqSYGVeKm3eLH7Bv9lR4U0q0ZV8Vgt0UlzAarw1Y6G5sNz3Dc 4VljCEbuypfkTdj6lH41I4cpaI3iY0MPvP88gHqhlA5inWxDgH fxY6R7hv7xVRj2HmhEH7Ki/2/hWtnFay5ZnPbYku5B bp X6FrSCrS1XjMZObavBlW32AUKLICUGllF2TkR3p H S2cZdx RNtOH9WNFxTqvPJUIGao2NXwulzr1WsLaNPtvf2fbUhfD903/J NSOHVVqjc8a10tk/ojFY1GxrLM2H9CU tgP5Wq05ki bDEPFu0febVdnFayXqZ2033cN dF7mCxqNjWf WW5xwEd2g/ RoBh5th8i/LnG3cPD7PbVWHF92XsR4845zg0uKdf19DWMajY1kYzCPEbOLdx a3qPP76xWNc2mnRnojJSVYvIsY1Gxq5jUTtQpgZu3yUn7jfca7 15I8OUyXBA84y/sd3cfYa8857ITHoUEtIwRQBcsSeAA4k8PbXqXo/lYwuEgw436iGOK/foUKT7bXrlPU6RNhSlKwaFcN8u/RkwYmLM417EoEGJsODD825t3qAv8Aw1HOu5VhZzk8OMgkw86h4 5V0sp94I7mBAIPIgGgPMeHmrOje9YPSTo7iMmxRw2IuYmJOHm bIl /kwuAy/NJ5ggm CauydTm0bXDYdpWCKLluXLvJPcK3U0ogheJpeseQadAN1i7zc8 DzttwG3E1pcrzAwyLIN7cR3g7H8fZWzOWQSG8M0YB3EcnZK Hfb2e016cPuu3XrmfP IfbSxO7rpXPxe734kugzYVNO7QMwZRx0sSQQOfL3HuqPD55Mot q1D9oavt4n2mpMLlM0TahNCluYcnbuIK2IrLmzKAD5QxzN/8UYAPddiT9hHq5V1tlq3a/ueZzhVxUVNN1XFV13U9SKPET4hSGZUiXd2sAgA34njbuv66oM5 RLJDYovEk9qT2jdR/mw4VD X5L9lY1UeaoU9n1b29tqu/0glPnBGHMMu331NpHdJ140Nfw83rhq3cq083lm/MkY4VzciRDz4MD7Tc/dUsE8EW6NMfAWVfaNv8axxiMM/nI8Z74yCvuPD2CrhBhzuJjbxja9RN1rG37FcY0tnelw1XNJ/czYMb1t1HycjcCLWe3JtuNuY//K12rc3vfnfjfxPfUyYqCI3j1SMODNsq8uGx z2isLrL7nidz4k8a540m0qurO3wuGoSk4xajlrr afUyUuSAOJIA9ZNhWXLLHGSoQORsWc8Tzstvw/xrWCS244g3B7iNwazWxcMm8gZG5snA JU/gfXUw2qOlK Jv4iLck2m48Fx8s2SAxSbC0T8rsSjeF R/zvRcLPGwYITpN9iCD3jjzHfUXUwH NvGNr1VMTBHurTORwALRp7RsSPYa6pKtZUXimvseaUpJOOHVp7 nF/d09SbEZZIXbQvZO4JIAF Itx435VjNFCu0k6XHFY 0w9vL2iqYbGRmQtMLjiBYsqna3Z34e3ffjvWw/KIG/whLdyxG/3n7q0o4cqyXXlVHOWJ8Rh0g66LRe9H9ka/4Zhx5kZfxkbY/wi4 6qrmsh/NxR2/ZjY/camxOcQkjsGSx85wu3iF5n129dSYl8U/bgcOh4BOrBHeCG/H2Vf8AWXJGW1ltIUrvnJ065GHJmg/voYz4hShHqJvv7RVjZakoLYdr7XMTkBx6jz9vvrKSXMBxUt 91P8A2kGro/hDMC2EiLA7NZV0m1rgkkja/Dvpbd3k/wDnPmiuezzw3FfSaa5OnozWQ5tLEDGwDKNikgvbw33HqNx4Vd UMI 0kPVj0o2J0 NrDbwsfVWXmmYQLJpeJZGAGplc7H0b25VhflqFDePDoGG4Z2La T3gW/wARWX2XRyVPFV65nWK2ivjhtN706e/sYebYEwSFL3FgynvU3tfx2I9laueSpsfj2kYu5uT/AJAA5CtZhcHiMfiFweDXVK/nN8yJR5zO3zQOZ8bC5IFeSbVXTQ lhRlalLXefR Sro6cxzVZiL4fLz1jEjZ5v7pRvxDDVz2j/aFei60fQzonDleDTDRb6e1I9rGWQga3PrsABvYADlW8rg8z0Cl KVAKUpQGt6QdHcNj4DBiY1kQ7i/FGsQGRuKsATuO899cK6T SHMcuJfCXxmHFyFA XjG9gUHn2Ft1vffsrXoelAeTcPnkdyrEoykhlcaSpBsQe41tIc UrDZlPqINeic56KYHGf2nDwym1gzopcDwfzh7DXyk/kJyRuEEifuzTf9zGtqZm05OrjwqQSDvrp3xB5N6E/wBc1PiDyb0J/rmq3ktOaCQd4q4SDvFdJ IPJvQn uanxB5N6E/1zUvFpzkSDvFVEo7xXRfiDyb0J/rmp8QeTehP9c1Lxac8Eo7xVetHeK6F8QeTehP9c1PiDyb0J/rmpeLTnvWjvqvWjvroPxB5N6E/1zU IPJvQn ual4tOe9aO8VTrR3iuh/EHk3oT/XNT4g8m9Cf65qXi052ZR3irTIO8V0b4g8m9Cf65qfEHk3oT/XNS8WnNzIO8VQT2NwbHvBsfsrpPxB5N6E/1zU IPJvQn ual4cKnNzjn/SP9Nvxqx8c52MkhHcZHI9xNdL IPJvQn uanxB5N6E/1zVdqzOxjwXI5U8ygbkD2itZi8/hT54Pgu9/aNq7ZF5B8kXjDK3g00v/aRX0uSdBctwRBw FhRl2D6dUg/4j3b7azeatOF9HfJzmmaEHQcJhzxlmU62H7Eexb7B 1Xcuh/QjB5VD1WGSxa3WSNYySkcCzdw3sBYC523Nb lZbqbFKUqAUpSgFKUoBSlKAUpSgFKUoBSlKAUpSgFKUoBSlKAU pSgFKUoBSlKAUpSgFKUoBSlKAUpSgFKUoD/9k=
Phần sau sẽ trình bày các bước tương tác giữa virion và tb . Sự tương tác này bao gồm nhiều giai đọan : virus xâm nhập tb , men sao chép ngựơc chuyển đổi RNA thành DNAvirus , sự tích hợp của DNAvirus vào nhân tb túc chủ và sự tổng họp các RNA và protein virus ( hình 6) .
HIV chui vào tb
Các phân tử gp 120 của HIV sẽ gắn vào thụ thể CD4 nằm trên bề mặt tb có mang phân tử CD4 ( cluster designation ) . Quá trình gắn kết được trình bày như sau :
Khi gp 120 gắn kết vào CD4 , thì phân tử gp120 cũng đồng thời gắn vào 1 phân tử thứ 2 gọi là đồng thụ thể ( co-receptor ) nằm trên bề mặt tb túc chủ ( hình 7, 8) . Sau đó vỏ bọc của virus hòa với màng tb túc chủ tạo điều kiện cho phép virus chui vào bên trong tb . gp41 của vỏ bọc virus có vai trò quyết định trong quá trình hòa hợp màng này .

Hình SEQ Hình \* ARABIC 7

https://encrypted-tbn3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcRE8rhdAr7FDqJflbRpr1bY28G5rNuhC uwLXepNl5q9fpQBdQQN https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcTREhHhVWkVla4MTtun22sSdW-9sK6rq1hNP-R13jQPwlzsoost
Tùy theo hứơng tính của virus , sự xâm nhập của virus vào tb cần đến các đồng thụ thể khác nhau . Có 2 nhóm đồng thụ thể : nhóm CXC (từ CXCR1 đến CXCR5) và nhóm CC (từ CCR1 đến CCR9). Trong giai đoạn 1 các virus ưa tb M cần có đồng thụ thể CCR5 và các virus ưa tb T cần đến đồng thụ thể CXCR4 ở giai đọan 2 .Virus sử dụng CCR5 đựơc gọi là R5 HIV , còn virus sử dụng CXCR4 được gọi là X4 HIV.
Hình 8

http://diendanhiv.vn/image/jpeg;base64,/9j/4AAQSkZJRgABAQAAAQABAAD/2wCEAAkGBhQSERUTExQWEhUWFxgaFhgYGRkaGhweIBsdGyAZHh 8ZHScfHCAjGhscIC8hIykpLC0tGh8xNTAqNSYsLCkBCQoKDgwO GQ8PGjIkHyUwKjUtNistKSwvLCwtLDQsLCwsNC0sLS8vLCwsNC 8sKiwsNCwpLywsLCktLCwsLCwsLP/AABEIAMYA/gMBIgACEQEDEQH/xAAbAAEAAgMBAQAAAAAAAAAAAAAABQYDBAcCAf/EAEYQAAICAAQFAgQDBQUECAcAAAECAxEABBIhBQYTMUEiUQcyY YEUI3FCUpGhsRUzYnKCJHOywUNTkpOz0fDxFhc0RKLC4f/EABoBAQADAQEBAAAAAAAAAAAAAAACAwQBBQb/xAAvEQACAgECBAMIAgMBAAAAAAAAAQIDERIhBDFBURNxkQUiYY GhsdHwMsEU4fEj/9oADAMBAAIRAxEAPwDuOGGGAGGGGAGGGGAGGGGAGGGGAGGGGAG GGGAGNHjPFly0XVdWZQyK2mvSGcJrNn5V1WT4AJ8Y3sa fyKTxSQyrqjkRkdbItWFEWNxse43wBAZrn GOOSQpJpQ5gADRqfouI2KDVZHUOmzQ23qxcvxPjIghWZ0YqWjD AUSutlTUd6pS1sR2AJ8Y1m5QypSNOn6Y4niT1vYRypYE6rJJRS WNnbvucfDw1H62Ue5YpEkaYOzE1MzAIrXaqAHFDt6aqsAY4Odc sQS7dEdSWNddesRSdFpBpJ9AkNajVdzQxKcP4nHOGaJg4VipIu tQ2IBqjR2NdiCO4xC5zkHLSGAMH6UETxLEHcKysUJDkNqcfliw xIazYOJDIcvRwOjRF0RVmHTDsUJlkErOQxNsG1UfAdh2qgInJf EfKySdP1RkfidZcBQggKhmJJ VtQKsLGzA0QRjch5zgknggi1yNMJTYXT0 mELCQPTq1SL6SL33ra0nIuSYkmAEmOaIks9lJWZ3QnVZBZmI/ds6axuZTl2GJ0dVbVGJAjM8jkCQoXHqY3ZjTv207VgD5muZMvE 7pJJ0yiGRiysF0juQ5Gk6bFgEkWLq8aeb54yyKrBmkLSCMKqtd mZYCTqA0gOw3NWBa3jJnOTMrK0rPGWMwcSfmSbh1VGFBqFqi9q 7bdzj7meTsrIwdkaw vaSUAt1FlBYBgGAkRWAIIFbdzgDZzvMOXhkEUkqrI2mlPf1sUU n2DONIJoXQ7kYw8B4 2ZaVWy8uXMLBW6hiILEaiAYpHBoFb/wAwHe61 JclwZjODNSl2KxxoIw7Kh6cplVmCka6c3pe12G2JfJZBIVKxjS Gd3O5Ns7F2Nk3uzH9Ow2GANjDDDADDDDADDDDADDDDADDDDADD Fb5w53j4eE1xvJqSR/SUGyaAQNbDUxLilFkgN7bxPEPiSTBnDl4bly0Usg6jroIjkkjZ iEJYU0RIU6S1jcbkAXrDFB43z9NDPOiHLSCLLGVk9QdCYwyGRi 1eptR6aqSEXWWFgGf5b5j6sNztGH600IZbVJDHIU1LqJrVV6dR PeiawBP4YYYAYYheK845XLTrBNJ03ZQwsNpAJIBZgKG4Pf23xM q1ixuDjri1uyTi0k2uZX P88QZOeOGXXbrqLKLCC6Bbe9yD2B7HFYf4oO bBhQPlFAD2pEm/dhv48Ct6PvtJc6cFjfMB5NtcDIp9ipYj/AI/5HEHlsvDlo48wpDahTr9GHf7Gj9j741wjXpzjLN9UKtCeMs6gj ggEGwRYI8j3xx/P8TzseZfNRSMDMXCKfUgQEaaU7WBp 5PvjovJOe62SjYdgXUforso/kBihw8wiHM9GZf/AKcyJR pWj91UH745TFxcljJHhouMpLGcfv3NnknNZr8YJ5XZlzBdJFJO kEAkUOworpH0bF5gzyxxz5lyQutz2s6U/LAHvqKlgPOv64oPB YzJmSkQBEZeUDxejSo/1SlB98Wjm3MploMtCx9GtQb8hF2v70ftjlsczSwcvg5WpYx5fv Yj BfFBXlkXOBMqpI6J9R23sOdwCKB1bDesWjl/maDOozwMWCNpa1Km6u6PgjHPc9y9HMqzkhTLIu37oLAAf6Qf5E 4t3IvClhGYKfK0gAPvpXv8A/lX2wtjXjK5nb66lFyjs/oWnDDGOLMK16WVtJpqINH2NdjjKYDJhhir53n KLMywyIwWEsJJB6tIXLjMmQoPVo0HTYv1bVvgC0YYgU53ypkSP W4aT5bhmA316QWKBVLiNioJBYAEWCL1 FfEXJziD1tE2YCFEkRlPrLBATWkFijad6atibFgWbDFek59yap raR1GsR0YZg ooZAugpqvQpPbxXfbG5k actLO2Xjk1SrrtdLAegqHAYjSxUsAaJo2PBoCVwwwwAwwwwAww wwAwwxp8YklXLytAoeYIxjU0QWrYUWUHfwSP1HfAEFz82UWKNs 4srx6nGmNnAoRtK tVdQ6COJiQbuqAN0fkXFuH5aKbQAV/OklARmLbmRyxYVpJc0WOk6qBxH53OZlxGmYyKZol7hWRU2Zes3 VPcJcaKASBTSqNrIHjiGtSD/AGVDJqDHVoWzI7KptaJ/MW7vsIxqO4oCYXmXh5YvcdkfP071L0lksEKdjG4q6u6F2LmskI nhAjVekRQXTS12rSQK/SsVHNZedg6f2dCgYP6hRO7tGflptXSRDt/1gr5DeXLZ/PQRBIsgNMepUj6n7KqWBJbyWGjuQbDfQAWQcLMf9w5jH7jeuP7 AkFNtgFIUfunFd5445nIYE6KmGQyqGcBZE00exI29WkepVO 14uWMGeySyxtG4tWFH3 hH1B3H1GJQaUk2TrkoyTaycegyeZzOZeWf8112KkVS/MFX90eqx37 cXrlPjMay/hVYlCpaIHutfNH9K7geKbxWK3zHxbMZKZQ6HcdNZFHokHivZtz 6Tvue4o4heU KJ/aSTzakALAHsNTKVtv8IDePcHsDjbZhwzLljY9DiJQ8LVY0ljb7 ff06nWOY BLm4GiLaG7o4FlWHZq89yCPIJxxvj/B58tJ HlkDgAEkWAQd9r 4/0nHY5 NWSsAEhBILk1GpBoixu7DfZdrBBKnFG5/4XIenOWMrWEalAFH5QoG4Flx6ixtxvjEuIcFpTPKu4m ml E/3l/v5Fq5X4plY8pCkbKlICYwS7gndrAtj6r3rfFP J0kU0kJVCCQwdjG8bN6krdlBahf6avrjd5E4oqQGKR1Vg1qpI1 FWUGwO5s2dvfHjnfKvmDEYo5mKa7/ACJv8LCiUo2Ur74p8WerYzzstnRrg3q2885WT5yNmoVgijICsZ dbt023SNVZfWFr0ysnc7ffEl8SZstPkg2sSMsi9MxsDvR1A1e2 gNt71jQ5JqFJBLqj6Z6dyRvGP3i1uoFMCn/ZxH/EHOh5ItFSBU1Flo3qJIFjvfTO31PtjqtkpZ6iVtlNCmn72F55I nl3g2czp0I6IIyussTsDYsADc7Ntt2747Jwzh6wRJEnZRVnuT3 LH6k2T uKbyLlpcvlxIoV qdTI3pJHYFWFjcW1Eb6huu Lhk KxyAm9BUW6vsyd9yPbY oWpo0Ti6V7s2ZsXE231xdmO yxzK/wA0cX6nUgSTpKg/NYE6iSNo1rfyLrckge KByxx5uGzS6YNaSqLW6Yab0/QfMb7/T64snxtIc7KzuJVMjup3o6mY3R81/I4sfDJUzzuI0BkehdemJP3j9SfHmgPBONsYqEcc0z1IKMK 8Wk8l65a41 LyseY0GPWD6SbqmK96Fg1YNdjjCmUimbMIsatDNqGYY3 a2gRFV37BFClhtYobg14y0IdRl4LTLxDQ7g7tp2MSEe1U7jsbU eqyk1HGFAVQFUAAACgAOwAHYYwSxl4PLk028ciOblvLmRJTEpe MKEO 2kMqmrolVZgCQSNRo748ZLlbLQlenHo0qEFM9aQWIUjVTBdbUD YW9qxLYY4RIdOUcqI kIyqEKCoeQWFUoFNNZAQla7VXsK28nweKJmaNNBbuAW03tZC3p BNbkCzjdwwAwwwwAwwwwAwwwwAwwwwAwwwwAxpcZzrQ5eWVFDs kbMqk0CQLq8buOc/EjJZp51TqMMpKgXSK06wbptvOxH6H2xZXFSlhl1MFOaTeDc5Z5/mmXVNAuny0RO3 hr/4r hxdcrmlkUOjBlPYj/19qxzLg/CVyyOrsYZgv7J Ye/sy/rf1AOHw 5i6ebmjllRYnAIs0OpYArwNS2NzvpGLrK4vMo9DRfVDEpx2SOo k447zdwgJI08Kn8PI3pP172B 6TZX3Fiq030jikvWcw/9EtdX2c9 l9VAot4NhdxrGNPikqsrREBrUa7GpVUmgSB3JOyjyQT2UkYJSy 9KPK4iiN0MSILlDj5MHSZC0kQFAVXTtlDMxoKqlGWzvSbAttje zMxl9L/AJtkehA2gEDXuBUklVVkqD30UN/XCuEGQaI10Rb6mOsMWsLrZj/eSUKvxpA7UMWvJ8PSIekb Se5 /2H8MXquFe8t2Qr1uKint37lUzCPl4DJIUysK7kD8tdz6QFjBe9/l72fJFit53nHJoXHWkmKad1jtZLoM4LP8y/vNXc1qvbZzmVXinGJIXMqwZdKeM6grlWI20sNGospB3LBf0qS4 jwpE6kMcUaRyAxMFiTVIihVEYYqS70S3rPj9SNrlCpLVz GxGNLtfu/X/qIHgPNuVMZIzLQMfWeorL6nJawELa2QtpYkDYd6xYeKcH1gtNC JFYA9RSQ k2rHrIQwGlidzVMe4JUYuH8IizshXMQxsH9bFU0NrXSArOoVy6 AlWB29Q/TGD4eFstn83kGMsoFMjv2AWh2N0W1D1A0dA2GOS0Ti8Ldc08fc 54bi0m fb 0yWyPEmAC/3qgEUq/mCgOwVQku1n0BWFUEaicVznvj6tpijIO3rkHsR/d2PB2JXydA96vvE Xkk9S0rXe9lTtXa6G3n6Yp c4GskgMkbdUdPWPl6u1EEk7OdKVIPmACs1AFcMqYv3oeh27xJQ dbeM9f3kR/IfK8c8hacAroOiNr9YvSW9mCk71 0wutruuV4fHRy2UUQZdWImkj9JZhsYkYb6tqeS7WtKnXZjj5GG ZVUgPTRD/eqCrIwBXpoNirDdX7aRqX5idNi4JmFaIKEWIx ho17IQBsP8JUgrsNiNh2xCE21g0U1 FWoJm5DCqKFUBVUAKoFAAbAADYADEPn dMnC2mTMIDdbW1H6lQQPvip8x80yS55soqnpR0GXt1GIs6j 6Lqv1JvYCA53yUgItI1uqQAn7E3Z 1Y210Jtaup6VXCqTWt8zsqOCAQbB3BxqcW4tHlojNKSqAoCQCd 2YIuwBO7MBiJ5O5uTOq6qjRtDoDggBbIPy0Ttsdjv2xsc5ZKGb JyJmJvw0RMZaXUi6Ssisu8gKi3AG/vjPKLi8Mxzg4PTLmbea47BEzLLKkWhVZi5CLTaiPU1DsjH9BjB neastErtJKFCPo37lqU0o7vs6n03iq8Q5IGalBTPmWaOSIZhz0 GdVWPM6RoWPQGP4j9pflW 52JfhPBtpmmQDYj8trXRl00kuhP8A9tGdQIbdt98RIl4wxiyua SVFkjZZEYWrKQyke4I2IxlwAwwwwAwxqZzi8MTIkkiRtIajDEA sfYe M4nU/tDwO489sAQ555yGkt Lg0qQCeotAkMR58hGI9wpOPGZ52y6TSQ27mKEyuyKXUboNA02W ciRDpUHZlJqxdXyfwuXUNebFalCrEGSolizESopeRyp/wBoO42pQABd4suX5UyUMnXRRGwikSw5rS5Us1E1fpG AJXhXFUny8WYW1SaNJFDUCAyhgDRIuj4Jwm45l0 eeJf80iD pxq8P4TlUihRVjdY4kjiZtLNoAAUajuf/PElEUGy6Rfaq8fpgDW/tuE/K v/IGf/gBxil4nFKpQxyuDsQ0EoB/7aAYiOc dGyLRIsHVMt0zNpQV4sA2fNbbY w84uIxLLANHvG o/wYAfzxYq5YUi5Uz0qSXPkQfMPJck9dH8SgHYMInr9C0yN/Gzivcc5Hkyv5iqxjYgblTJdEmwhPsTYsUDYFXjrXCeMRZmMSQu HXttsQfKkHcH6HGjm5NeYP7sK1/rfc/dU00faRsRtsnp0tlXEqd1fhTbS9PXv8znPKfNEsRWEJ1UY0i3R DMb2PtZ1NV0upxspGLbksr1n6asGFlpXBPqYEAvS9rAAUE7Kqg E4187lYhNJIqhCFMZKg7ll1O5WtJKoyKH3P5soxbOC5IxxjVep t2uu9VW23Yf8AvhUlGOvq Rhrrkkqm845/wBI24IFRQqigOw/9fXH2aTSpNE0CaHc14GIWfgLtmerUddRH1G9YCqFKjaqJHv5xi IWb6fDcydOoMmgjUF2chSbPsCTXmq847GOqSXc1Zwm8civfCCI umazJ6g60uwY2tCzYYga2tipah8uLJxqWBpVV50jYUCD3FkEFT Y0N29W/jGjyPwEf2VHDIJV6ilnGtkcFjexQqyA7EAG6O9m8aea G51N0pKTuocu7e 7uWY7 ST/yxV7Ssscm6o6t NkS4bMIrffH3LJwLJKgYrIkgNC0oD03uaJtze7eaGwrFO41H0e YMtIFlYTJpu6W9LJS 4VRrKe5B/WEDyZWYhW0uholSKP02G4 mJn4sw0uTzgRm6UgsatK0SrBW/dJZQNV7b99q57L418XZKMlh7p/NfLsc4vLWt78mdIxXePZH8USkQAMfzyV3oH8oe7b9/2f17b3Gcq80cfTCNTBirOyqRpYVqRWPcg9vGNnhOVMcKI1BgN9 JJF9zRIBO/mhi1NrdHHiXutFQyueGWWyp0KFV0RGvVsquF3ayaRu/dCdNOTVOM84SyyP07gUjSQp9TAE1qI32JPagNR3bF 5j4eA orrjltHT0kHUCHBDeGSxt9exN4ieActZbQ1qJnBKOXo2KBU6VA RdUTI1BQQGAxC6KXvrqZLIW2Lw1LGOfkUzIcr53SczDEzDagaB I91Bqx52Fb7E74uXBOBZqVD1ohEzbGSUqzAeyqpNfpa35JrFny HFwsKiRi0gJjoC3cqa1BV39Qp/YBrNDGQ5eWb 8Jgj/6tG/MO3Z3X5e/aM3YHrINYvVz0pHp13ThUq3vjr1 mxq8My8OUU5fLIZXu3oj5jXqleqU0Rt3r5VIFY88f5cfOZZ4ZZ F/MaEldPoCpKsjKP2iWVSpYmuxAHbE3l8uqKFRQijsAKH8sZMVNt vLK223lnN4/hZMsWkZslmYNKwBUyHRKmokdiutCu23TFEGiN2X4dzGfrDNMD1 NfzSb/AJ8Ugsa9O0aSJ2r80nF7wxw4UDgvw2lheLXmA0aPGxjXqKraUm FkFzuWlSwKBEK7eBif4a5lo2Rs3Wos3p6gAY5eSK9mB/vGSTck iiWPqPRMMAVngPKssGaknkzDyhw4Ck7eplIBFb6NOlTZ2J7Wbs 2GGAI7jPAos0qrKCQuuqJHzxPC3b/AASMPveOerLkjNNLLl2HTZS5Vy/TWIuVJVo1VGQFmZFJKqRufSD1PGPMZdXXS6q6mrDAEbGxsfYgH 7YA5iIeFqEBy YtXEY2XUpilEgX0taAOdl29GpgNALD7lIeGskbLlp61Iiv UPUZXcUQ /rQta3q1CtRJx094wwIIBBFEHcEexx9VaFDYYA5VHmeHiK/wANmVKBZZACNXpWWUKCpp6MjbbLq82hxbeW VMoBDmIonjKA6VcglTo6RuiRYAItTvZNm8WnDAHKviNnpsxmxl CnTSMh4ySfzLWr9qFkeSPvj7Ll4YMuVmi0SVs1Cq/zLY/njpmcyEcq6ZEVx3Fi6PuPY/UYhs9yHlZdnEhHt1H/wDO/wCeNUbo4UXtg3w4mKjGLWEuxyrl/mSfKGToEKjNZ1AEHavIsbfUYsfCviCQx60YbWzMzoQP5EkbKAB bDYDF14hy5lYsqw6EeiGNiliyAAT8x9Xfe7xXM7yPlhHYDBiAl 6ib1EJvqvYk9sZOImpyz3PI4hX2cQ7ISxF9Ph88m9kMuZJIUYH e2cE7BnJlkTvbd6F7UtbVvsjl7OK7smZA1zayxMjEx65HEeliY 1pWWP0qCQlk9gM/ARqzMr 4NX3ILbf5aVQK8/bFjxbZtiPYlTunLuylw8Oz6xQ/iM2AT0w/pBp9SGiURRuQy3sPUFrya98QcrNHk8tlZWGZnlzBYHXTk1QCjY AHWVsjStjayMdSmhV1KMAysCGB3BB2IP2xzbjmV/EcaymXtZ0yyBnt/WN9X5hsEkflEACzZJsE1bwu1mp9MsX7wx3wXzXFk8soPojiRUA ssaACge5OKHxjnKbMHSlxIdtK/Md6omr w/nia I8p0Qr4LMT oAr6eTjX5YaBMqzrLEmZIkCtIVGlqIWgdyvY7d7OPneLtsuvdC lpWMt9WaopJZPPLHJTErLOCoBBVDVmtwT7D6d8SHxQ4d1eHSnR raMrIvq06a2Z99jSMxrz uKvyxznmoNa5gmcF1oswLAb6qI8Hage1H3xcMrm3zuTkWeBYzN G5jj12ClUup17NZF6e17E1eNnsyfD1NKl8ms9/3yHGVaZSrck/iuT8jPyNnBLw/LMAgqJVpDYGn01uSQRW4JsGwe2J3HO/hXxB/7NmjQxtLC0mhVosbFqWo0dT6gCDRAHtjdj43xZYmDZVHmIk0Eb ICsQ0k qzrms1Y9Jq9rx6d8dNsl8TPU9UEy08by4eB/oNQ 25ryLFix74rvCJCJKN pCK7qCjCqPuUlUb I9thjMOO5/UP9jtTIqmmA0p1ZFaXfckRqkmjvUgHcHFf4vlnEZWIuGSQbR6t R9MieoJR1MSpI86DfbFbWqtohN6ZqS P5LZkJI4sxKW0J1ERtRoEkWpsnwFCfxOIbmX4idKdYMsqyEgFp b1IL8AJ8x 4rbvihxct5p2AMEhZjtqGkna 5VfH1wzHDJ HSxyToQH7EkFRXgsCwHvV4lwsVJ4Zb7Ptd9zjOGNnjOd36ItXG ebpo0DLmWDn9kwgL ltH/wA8WvknimYzGUWXMqqsxOkr2ZNqerNXvt h81ij8eIzUQZpI1J2Eaepj/T QOLP8NIs0mWKZhNEakCAMNL6d71D27Vfq734xosjHw/ieldCKpyks5 fyLfhhhjGeeMMMMAMMMMARfNOZljyWZeC ssEjRaV1HWEJWlIOo3W1G8VnOc357p5gR5WmjizJiYh2LPF0qJ XQB6 oxVQTfTP2vWGAKfJzfmVM1ZQv0oyy/MOoRAsoKkruGkbpVVgr5PpGThXN800kaCD0kz9R6lAXp9IgaXj DBnEhpWojSe LVJGGBVgGBFEEWCD4IPfGLJZGOFBHFGkSDsqKFUfoFAAwBT/AP45zPTL/hHIV1saHDshjV7VGqyLKne7UjSW9GJjhHHp5cxLG XMSI0qhiTZ0uAjbimEiHX4rYercifwwBonjCA0VmB/3Mp/mqEfzwbjcA aVE/znR/xVip8T JH 0vl4VVemxV5ZbqwaIC2NgfJI/QjfGnxrm/NxDVDIsw83EdH8difscXKiRpXDWPGdslu43n43yeY0SI/5MnysD wfY41uKD0r/vsv/48eKpnviNDmMuUfLa5HjKv8pVSVo1szbH3AxGHmiNvSMpHHVOS mrV6SGJARLvbyAPcjvjLZFqWH0MEuIrhPw5PfyZfOUx6pfrpJ u7epvZz5G/6nxY8VHgPDEGZlTVID6u0soOzVbDXRLXYNe/viwNw5vGYmX/ALo/8cZONFv8hT/D1N7HNeRD I4vnsyek4UlEZCRsW0qQPNxpTMRuR6TROLpxSSSCGSUzqFjRmL PFqoAX2jKk/YYpvwhykwyss/5DNNK1mir7eGKigNRYhQKAbxdC6r3apy8kJ7zivN/vqXnjXCFzMRjbbcFWHcEeR/T74o b5ElQ7ywhfBdil f3DX2OJrmPm18uBHcazvemPdmAHdxfdfYkAbj9MUvLyPnJxEZV aU3Qkb6XQsd63oY Z9oOmdig4OU/htsa6lKSbj0LhwPkmDZpJBORVqpGgH61ufvV 2LbHl1XdVAv2GOUZ/hc2SkQn0t3VkPt3F1/EfXHT EZ7rQRykUWUEj6 f54v8AZ9kMyqUNDXMjNdSg/D0jL8Tz U/LQE6kVAaoMaAattKOLQnYk6ezY6Vjm/EphluYom1xxieNQ4C o6tSKGNd2kVaYHsgB7C kY9/id3GfdL8GanZOPZv8mtncl1ACDodd0cd1P8AzB7Eef4EVJSes9 0SJBYHgmUXq/Xcr22B bvi7Yo0E4MiMSAplN2aA9EjlbJ9RDBN/Y35xQv4S8hP cScb y/wDvG/8ACkxOMt7HfELl2DZiIDf0yPY mlf/AN8S82YVBbMqj6kD uKK/wCJeI4FX5VC/oAMZMeIplYWpDD3BB/pj3iw4MMMMAMMMMAMMMMAMMMMAMMMMAMMMMAcj JMqPxFI0XpuiDWxAAe6IIoW1Cxe/t4ONvi2bkTLLFcTkj0hNTMfpWkEn9Lx0vM5KOQVIiSD2ZQ39Rj 5lsjHH/doif5VC/0GNPjLCWORtXFJRjHHI5zyz8MOpAJMyZIZGJJQabAva7Bo148f reJHh3JOVAZXi6hVnRg5sEWatRS7oVPbzi Yhc3HozB/dmW/wDWmx 5TTQ9o2xkublmRgnCFljskt38/uQ3DcyUliZzf7DFgRbrcLtfbTa6qPuPBXE3/YX 09e0 fV8nr/u np1X289sQHE9AmePWNTqZNIYahQCybMTsUVGAA/YkPc0bTwfPdWME/MNmFVv/TcV227 2Ls6oKXyKYpa3F aIX4lcQ6PDpiHKM9IpC6rs7rvsNSBhfi774zfD7KdPhuWAKtcY fUq6QQ5LD6k6SAWO5IJ84rnxizVx5bLamXrS2aFqVWhuAbYhnV gvmvBAxb4Z3lUJCdMYUAz0N/H5S1R99ZGkbUHs6bpe7RFd236bEo72P4JHvPyR62VYkmmZNLAg bJZoSNR0pZNDcn1UDRxUuJcMymVzYzMjPLmBTdJAqxhtOkGqtQ BVDUe174sXME/wCDyjdEEEkKGuzZ7uS1lmodzZusUfgHB1zUpEkoTyb0lnJsmrH fyTv3848HjOJcZxprWZvv0NtU5Qy4vGU08dU a8j5ns7Nnpx6bY7KoBoDv5/mcdAyEM2XiWMRrKqLQKHS5/0t6fvrH6Y2eFcIhgWolA9z3Y/qcb2LeE4R0tzseZPmVylnZHL/AIncWWKfI5ks0BjkIbVEdQGxJDEaHAWxpDH5vuL/AMUyAzCR0UIDB/UupWGlh2sfvX9sVv4uwE8OLBivTkjbYXq30gX3T1MG1D92vOJT lzJRTZSCZdas8aMXUmJnbTRZxGdLEnfexj2Z70wl2yv7MqS1yi uGbmYH4fKBCQxVAg2O 1bAb9rNfT74o3GeETZhAIgX0pZLFV1ayNOxWgyql90P5g33oTX MksoYRibUiBmdpVVaOnUDrTTSqmq/Qe/k9vvDc00EReeBoruSQrUirsAFOn8xikaqhbTvovGa2WmGOrI6F ZJrolg51 Dny5YhZYiuxZbFGgaLCvBB byMZuGxSZ/MK08hZkAVSxuh3/59/OOt8uZlGj ZTIxLyJY1qW3CsO4KrS7/u4rnEfh1WZfMQMCJGLPGxKmybYow9z ya7962xbw8lDOeZp9nUw4WUnq5rb4f19Cvcw8Q/CgLpEci9pYmKn7 QPuf0xf TcxmnyqnOLplsgdrZdqZguwJ32Hte11iicycnZiUjo5RwfdpUZ f19ch2 x/THTuGLIIYxNp6oRepp XVW9fS8W3OOhYN/ESj4ccYb ps4YYYyGAYYYYAYYYYAYYYYAYYYYAYYYYAYYYoPxI5paGSLLAM qOpeRhfqANaAfba2HtpHYm5wg5vCLKq3ZLSiY458QctlvDzEd mAQP9TEKfsTiq80fEVZwqZYFQCrdQ7OprsB zsSpPc2QBW POSz0GaUvLSgCo0H8r92P/wDB9Y7lHl5J IsjxExKhZt6o3Sg1777bE19CMXzpjofdFvE8JmmSg2pL9/cbnnlfg2Ymk6iNoUNqMj2QWH GxrJsqQb2ZrNmsW DjAyrGRqVSSrprYkPY9ABHqYAjTW7KVIrVjd4rKuVkqFQVIGtB skPgSsQPy0NUe/y6gtCRh4m4OSeoTrloBj8oKg3pUb6KO4Js GJBxihZ4csS5M8yvhtEEk90Vr4qaniyuacssSTCokoijvrdrK6 6XSBRA1EWbx0nh fSaNZI2DKwsEEH7bGrHY4p4zgWOSN7eF1kSRS2lhfdaAtX0N22 uwQSCDiDg4bmuFl5skxzWTBtomvqFmVUJIWO7B0tYr0/xx6CgrIKKe65fHPTzOKxqTbXn8PyjpPFeGLmImiewGrcdwQbB/jijZv4eTKT02SQVtfpY99qoj eN3IfFnKkEZhZMtIiAurISNVgFFoayQT5Ubb DU4nOuRILfioaAUklwKDdu/wCvbx5rHm8V7MVz/wDSDz3NMLo9GVvhPKmdiV3SZssRpPTQQv1a30kup07WoII3az2 xe8vOrorqbVgCp9wRYxC8Q56yUOrXmEtGCsq27WfooJP1rt5xT 5PioFleDJQPmrdmTYgUT6tIW2I6hsEgfPXgYu4bgpVwUIJ4Xf8 AJyd0U92THxb4okfD3jL08pUKoYAkA6jqHfRQo17gecSPCuIjL 8PywJZnMMddQENuBuw301fYnxV cVPJcuSJOua4hMZ81GyCMIRo0gmtZEYqnZiFBHgHY4mYy88jeq 3G0jBiRHvqAo7a9O6puAHBbbSH2WaIVqLeUt/N9kZ1KUpvHP7ef4IHjnGDBQGkv6Wcsp3KsdK7kXq2Z6a1/LB1BjUtwnm PNNHFL QSwL6j6Wo2EBNEFmrYiiAws2MSvEuGwmEQsmuzUa36y5s2GO o pmY NRaxeKNzXyTNk4uprR4wAC3ykE7VpJ7FqGxI9wMeem7p5IuF8L IqrdPC9er/K9DrmaykclLIqPW4DAGvqL7frjB/ZZX 7lkT6Fuop n5lkD6KVxyTgfLLyf7USXZaJN qgABTeKAofp4xb8lzykDokkpkhYhdb/PGe3qJ3IvuTuO9kY1yoxtF5PYnwrW0Xl9f3/hZZOKPFYkMMmnTq0uI2BY0g0OSPUdhbiz2xKRtYBIK2Oxqx9DR I/hincx8gHM5k5hJukxfLahuVeOJ oY2F1esKwYCxRHYnHs8o5srIrZwspYFd5QSozLTlGIfYNGwh9P ZV8jYZzIWxMypZkDKXUAsoI1KDdEjuLo1fejjJikS8hzGVpVzG jUIAyo0g1CNJ10l2ZmI1TKwJveIfTTln5LzRd2XPSrqRlViXZh eWEIGnWE2lHX1ABtRI uALlhinzcoZgrGEnEWgk mTMNvcZG8kjXYRgdgRrJB3cPp5HlHOP12lnlj1vMFXrOxK/iupE1ksqARDToVaKuQw2oAXcZtNTJrXUgDMtjUoN0SO4B0tRPe j7Y9RShlDKQysAQQbBB3BBHcEYpua5KzL6bzZKhYAU1TKraEmU klJA25lja73MIvvtZuAcNOXysEBYMYYY4ywFA6EC2B4urrAG/hhhgD4TW52xjgzSOLRlcDuVIP9MY JV0ZLZUGh7ZjSgaTuT4A7k45PwbkScwFcpnYJWC5cSNBmWjb05 d4 mWhjNKkjGVGKkt2b5QcAdhwxQOJ8mcQfq6M2SnUQxp1poyyEM0 geRASh6rArpBpYguwYgM9yVnjDLozTvMzx6C2ZmRdC5cRkMETY mbU56YQn0nUCKwBf8a/EMsJIpEKq4ZGXS3Y2Ko/Q4rXA E5iDPSSZjMh0l1iJesx1HZgoidaTpqrAFGJIJLb74tTzAbE70S B5IHeh3PcfxGAOZcmcnZ2Hd448uaILsVdqrfSEJ/quLhwrKDToy3pjbd8waLSH3QVTbftkaRtpDWdO6Mm8 840x Idjf 9I2Y/wCAHT3vXsRJ4tstc3ll1t8rXl/QwZXJJGuhRQ82SST5LE2WJ8kkk4p/NfEjkF0RkHqA9JT80fYduzLv6Qex23X5cvOXMc4Vo8odOk6Xlo E6u2hAdrvYk3XbvZHNeMvmOqrZqTUSApdvA8fKNgL7gXux7nD/AB3OOSFnDXSpcqsZ vy PYnOTcvPNM1SMigHquN9dlvQwOzBiT6j6qVtJSwcWqTKvE2uih sepAzg/skWSWjsCyGBUb vyJPhnKn4eJRBJ6qt9W6SGhv7psKGnYDuGrHnPcTMMbtLG0ZVS e2pGIHYOu252AbST7YzKc63tyMVVCjWlY919CLl0Sq5lggnV6D yADfSbRmlTZiBQodif4x0/LXDpC15Uxs5FBZCoUr3AHZQfoDfchcQHKuqTOx6qJJYsw2Yj81 vmG9F2LH6kewx0VuEobsy79/zpq/hrxoXFuPdeTKqV48dSfqkyuR8D4fbFMkpD0fUzEKBW1C9DMfA7 03tRycR1UwiRIJhT6Ik0ya60gMEBLLoJTWRQu/8upzyrQ9ExtJT6w4aWVwfVHVh2INb/YkecbvI3FYxk1RiqFWZQgoE9npVG5oNVAeMclxTa2Xq8nY6fFd Te/wSRng4W80euNvw4dbRgPX2GmwCUStwa1N2pkIxS8jxibK5ksRR BKyR3sRqJqzvsSaY2RtuQTfQsjHL1miVelHJqkRpF37jqKqDcW zahrKm3b0kLiF I3LkUUAzIchwyqxfcyE7DsKBA8AAadtqGKcTse5K/h5yUVTzT9S2cuRLIi5nUJHkXYj5UW941vfuPUTRYrvQCqu5xvg 6ZqB4JL0uO47gg2GH1BAOOPcHGdjjR453iRTZ0n0716mBtT2Hc fXHWeA8XaUGOYBJkA1AdmH76349x4P6gnTKp1JNP0PUlRZUlJt Z HRlJzfCDkoGWQtGR2kTeJh7sD8p lg35YC8Rfw/5dy fkzBnJlCFKUFlG9 q1be6IrHXyMeIcsqXoVVvc6QBf8ADE/8h6WupZ/ly0NdX1PYGPuGGMxjGGGGAGGGGAGGGGAGGGGAPjKCCCLB2IPY4 pWV5Bkj6emVV0PnXpTIqs00muIsEZdYj32P2rF2wwBztPh3m69 WbYUXZAsswCswy ntWoK0UhoivzN97J2JuRs2ep/tAZGnaQRtJMNQZZRTPHpcBTIjKosgxD1fLpvmGAOf8f5JzRink hmZpiZ2QCSQWGyzRRxrqelqUl7J7 Sdx8Hw/wAyCsgmUyCLNINUk5CCVkZQG1amA0tdn9uxekDHQcMAUTKcjZt GjP4s kTAnWzUHeRk0qQBqUOBYKilFggKFk CcJnyOSn1O2YlCs6LqL7rGAFW1B9TLqI33Y7km8WjDHUdRxDL8 yyx9FZUdRu41qQXbtr3G/c7/wCI4seY4N/aDR6yC0htlH7EYPqJI8kbfQlR7nFv5w5X/HQLF1DCVdXDAauwIoixYIPv3A9sbHL/AC7HlI9CWzGtbtuzV/IAeANtz5JJ1u6ONS2Z6EuJjp1R2kSgFYofxF5wiVJMmmppSFLF QCq7htJN9yo7D3F1i9yyBVLHsASftjmEEUBliklNtIrvJ/mJB8/q2KaoKWdRlqqhamp5xjoanwyy0c07iQ6WEdKmoqx3ALAqQdgvj 9/HShwCPw0v/fSn rHFE4LwNfx2XzCbKZZAn URup/mGx03Eba4Rfulc6K6Hpq5c/Lfl8jnfxMyMMUEZDnqayQryuxK6TZVWY9m07gecaPwx5khiZoZ W6bzOvTsdzuNJPYX6as7k N3njgvWzhlY7RQxmvZdbFj/C/4Y0s5wLLyShUYComa xBBWq ovFsKq8LPMuhwVDatlnV9tjovFcoXS0rqRkPHe3qF m6NBlLIT3pziP5g4YufyRVf2gskd7HUCGCm/l/dN7iziT4VmjLBFIe7xox/UgE418sOlO0fZJbkj9g3/SL28kiQeSWk8DFCbi89ihNwllc0c9zvEPwuX0xnUjWHQj1Iw2I r2vx3Bvx2xcpZnOvmcpJ0ZOl6lLlTp0URRPiqWr7lR3xdOaOQo M6dTF4n/aZCPUO3qBBB289 29bYsOWgCIqC6VQovc0BW NDujp2W7NsuJhowllvOcmTDDDGUwDDDDADDDDADDDDADDDDADD DDADDDDADDDDADDDDADDDDADDDDAHiaMMpU9iCD99sctT4T5np trzC60vphQSGUA9ySNJY17gb9/HVcMWQtlD JdVfOrOnqUX4dcGzC3LmUMQRdEUbd/wDE5HjtQ/1e4xesMMcnPW8kbbHZLUyk/EfIzhVny6NLsY5UUFmKn5TQ3IBLAgD9q/BxV/8A5e8QSJZUKvI4UGK6ZAwBNkkA0diB7fbHXsMWRvlFYSL6 KnXFRSRXuIyyZHIRFCrDLiATFh3iUqsrjcURHqf/T2PbFfHPeoK0ya7WLMQCMaTolzRghNs1gmNgW2ApmH0x0HFUbn FvxTRGNFiTMplizGQyF2jWQHSkRVVt1UFmAPq3GwNLedzK3l5I 7j3xIMTPFGkfUVo1vWXAbr5eKVGXStUuYBUgm6NgVR98 c55jJzpHCsZUwmRy62FqaKO3PUXRHUh1MAxXY0QDjbT4jwNGsg hzBElmL8tR1B05JAysX07pGxpiGFrYF4yZz4i5aNnDrLpRW9ek FSywfiWjHq1ahCQ1kBfF3tjhwiIfiFMucWGZY1ifNZtVlAOkww JLqBOr0yJJGLvYqwoWDUryJze c6yzL03XpyIpjkiPRkW1sSfOyurqXT0mgR3wf4iwKzq8M6FVlO 6JRKGMFRTmyRNGQflpqJBBAsHCuIiePqBJIjbKVkXSwKkg 4I2sEEgiiDgDcwwwwAwwwwAwwwwAwwwwAwwwwAwwwwAwwwwAww wwAwwwwAwwwwAwwwwAwwwwAwwwwAxpvweBphOYYjMopZSimQDf YNWoDc7X5wwwBji5eyyklcvCpLFyRGgtmBUsaHzFWYE9yGI84 vwHLMzMcvCWaPpMxjQkx9umTVlK/ZO2PuGAPT8HgJJMMRJDA2imwwUMO3ZgqgjzpF9hjNlcokShI0W NB2VFCqPOwG3fH3DAGXDDDADDDDADDDDADDDDAH//2Q==
3 bước chính khi HIV xâm nhập tế bào[2] (http://vietsciences.free.fr/timhieu/khoahoc/ykhoa/hivgaybenh-aids.htm#_ftn2)
Hiện nay , người ta đang nghiên cứu để phát triển nhóm thuốc úc chế sự hòa hợp màng ( fusion inhibitors ) tức là ngăn trở không cho virus gắn kết hoặc không cho tiến trình hòa hợp màng xảy ra . Cơ quan FDA của Mỹ chấp thuận cho sử dụng trên người nhiễm HIV 1 lọai thúôc trong nhóm gọi là là T20 ( Enfuvirtide ) , với tên thương mại là Fuzeon ) ( hình 9) .
Hình 9

http://diendanhiv.vn/image/jpeg;base64,/9j/4AAQSkZJRgABAQAAAQABAAD/2wCEAAkGBhQSERQSExQUFRUUFxYXGBgYGBoXHBgdGBkYGBceGB gaGyYfGBojGhccHy8gJCcpLCwsFx4xNTAqNSYrLCkBCQoKDgwO Gg8PGjEhHiQuMi8sLy4yLywsLCwqLS8sLDAsKio2LCwvLCwsKS wpKSwsLCksLCwsLSwsLSwsLCwsKf/AABEIAL0BCgMBIgACEQEDEQH/xAAcAAEAAwEBAQEBAAAAAAAAAAAABQYHBAMBAgj/xABDEAACAQIEAwYDBgQDBQkAAAABAhEAAwQSITEFBkETIlFhcY EHMpEUI0JSobFicsHwM9HxFTRzguEWJDVDk6Kys9L/xAAaAQEAAwEBAQAAAAAAAAAAAAAAAwQFAgEG/8QAMxEAAQQBAwIDBgUEAwAAAAAAAQACAxEhBBIxQVEFImETcYG RwfAUI6Gx0TIzgvEVQlL/2gAMAwEAAhEDEQA/ANxpSlESlKURKUpREpSlESlKjxx6xlLdqmVbnZEzs/5fWvLpdNY539ItSFKUr1cpSvDBY5LyZ7bB1kiRqJBg/rXBiOa8IjFHxFpWUkEFtQRoQa8sKVsMjiWtaSR6KWpXFe41YVU drtsLcICNmEMT4HY17XcciultmAe5myL1bKJaPQUsLn2b x/1z8uq96Vy4jitq3cS09xVe58qk6t00HrXVXq8LSACRylKUouUp SlESlKURKUpREpSlESlKURKUpREpSlESlKURKUpREpSlEUDzpx R7GGzWzlZ3S2H3yZjq2vkP1qNxV /gkxB 0jEZbOdUuEG6rSFzQN7es6 A97RjsAl621u4oZG3B o21BnqK4uG8sYewHFu2PvBlfMS5YeBLE93yqNzSTYWjDqIWRBr hZvOBkY68iqPHdV21iL HfBXDiXvjFMqujZY74BzW4GgWf2qP4hjHuYVy7Tl4mFGgEAEQN AKt3DuUcLYuC5btwwnKSzNlnfKGJC16tyzhyhTIcrXe3IzN/ieMz m3lXGx1K0NdA14dXbNAdSeAexr1VPxvFcXdu4l7TYgGxda3bW2 tvshkMfe5mBJO 3X2EimLxGKxbW 2bDCzZtXMqZTLOoZs0zmVSYI2086mcdyfhb1w3blqWaM3eYBo2 zKDDe4rj5y4fhbdi5jL1kv8AZ7ZMKSpZV1y6EAjyNNjl4dbpyA A2sVe0Gjj1zwea5tfPhz/uK/z3f/maguH9t2 P7LDWb47d5NxgCN9ACNR7irly7h7S4a12KFLbqLgUkkjtBn3JP jXvguFW7TXGRYN1s76kyx66nT0FdbDQHZQ/jWCSV4F7ji/feaIWcWsClzA8PtyxW7imDdIzZgwXU6Dp479YqSwGNdsfgrF7W 9h/tFtz cdnNtx/MuvqDVrs8sYdFtIqELZftLYzOcreOp19DpXve4LZa uIKfeoCoYEjQgjYGDox38a5EZH6forMniMbtwo0d9cYLrr4Uc 4dlm3MXFbd2/ir2ZhcstaXDQrEfdPLnMBAkyRPjWncMxwvWbd1driq3pI29jp7 V54Dg9qza7G2kIc0gktObeSSSa/fDeG28PbFq0CqLMAktEkk6sSdzXTGkGyqur1UU0YYwEbeL7VXw 4BrOScrqpSlSrMSlKURKUpREpSlESlKURKUpREpSlESlKURKUp REpSlESlKURKUqu8S57wuHxQwt5mRyFIYr3O/ovemd9JiBO 8eEgcrtjHPNNFqxUr4x0036VnnJ3xRN661jGC1ZYBiHnIsqYZS HJg /Q6TXhcAaK7jgfI1zmi9vK0Sqz8TP/Ccd/wAC5 1SfMPEWtYO/ftwWSzcdDGYSFJU Y6 lZpe59bHcJ4javdn2lvDkgqYzghp7pOpGWSV07w0HUXAGkbA90 bpBwOfitM5a/3PDf8AAs//AFrUlVWu8wrguE2b5GYrYsBVmMzMigCYMePtXbylzYmPsm4isj IcrqdYMTo34gfHQ Qr3cLpeCF5j9pXlur9VOUryxGLS2AXdUDEKMzBZJ2Ancnwr1r1 RJSlKIlKUoiUpSiJSlKIlKUoiUpSiJSlKIlKUoiUpSiJSlKIlK UoiUpSiLKuM8ax/CMS9y4z4rC3CSuctALGQM8N2TLqMoGVl2E/LWubecl4nbGbDG1cQkW3FzMCrRKspQF5iREa9d53XFYZbiNbcS rqVYeIYQR9DUFy5yLhsGc1sM79HuEMyjwWAAvqBJ6moXMccA4W tBrIG/mSM844rF /tjmhlZpy9wTi8A2nxSgqFm4 RY6QtzX3A612t8H8Vdc3L1yxnfVmLO7H17gk 9aRx/mzD4I2xiGK9qWCkKzDuxM5QY YfXyNSmHxC3EV0YMrgMrDUEESCD4EV4Im8E2uneJTDzsY1t8Hb 9TdrMbfwhxAUAYwKAIgLcgeQ 8GlR2K Bl0qVW9YIII V00O omKunEPiLbs8Q xPaaJtKLikNrcAiUiQJYDcny2q316I2HhcP12rYBvqnDs3I SxvivIfFzY zs4v2QFARboMZIywbqqREdD5Vx8t8wYzgytbu4VzaZs3fBQBog 5biqUMwNPKrEPiL9pxT2kdrahmW3EQ4QnvZhrJiQNojrUvfuXL qgPeuZRMroA3qVAJ9yR5V22Dd5mu qrzeKmL8qeIUc8bb7EEfvSzbn7nk4 7Z7MXEtKolHIgXCWBbukz3SACRprprW1cMX7Jgk7e6GFm337h2 hRv4kAaDqYHWsf5pwvD1gCVuESOwAOniyyEj3Bqr3ePYhbLYQX rn2diDkMQwBDQJkpqJgHfx3rl0b47eRY7qeOfT65rIIjsIP9J5 Pej1938LeOV fbGOu3bVsMDbJK5v/MQHLmHhrGh1hh5xZqx/k3mDhXDrIu9o93EMkMQlzc6lEzAKNgCSdcsyBpVx5F59/wBoPfXs zFsgprJKEkd7oGEDbTveUnoEig7kqvNC0l74AdjcEnvwf1VvpS ldqmlKUoiUpSiJSlKIlKUoiUpSiJSlKIlKUoiUpSiJSlKIlKVU ebviVh8C3Zmbt7SUUgBJ27Rzos ABOo01FEGSB3x81N8J5kw KLCxdW4U YCQR0BggEqY YaHxrM8dzNjuDYxhfN3FYe4SELlu9PeBV4aHUSCmgO8AQaonMP HRcvtfsWThS2rKjtEzJKtChQSBK7TB0r25b4U J a40LqSZaMxkhQTAJjU Q3qBxcSGjn0K2o4IomOllwzqHNNj3cZvAIx3Vo5w INviGFW02He3cD51JuKQpAKjTLLgqxlYX1r88rLxm2irY7drYW FFxVCQdQV7Yj2gxG2le9nh6WlPZFGK/MABm85aSZ8j6aVU N834hlNhbjpYBMIpKhhcAJzR8ymZA21mNamGnccucqA8Xi/tQw2LxuN5PpgD5leXNPFLl /mxDC5cUAFrZtxpMAtb7rEdDrHjUvwrn7H9n2Nu xABUC52Rcg/lZ 8xE JIA8BVK0gkaR/fSpDg NS2VuuD8 VYOigAZ2Pjo4A9D5VKdNG1u7cfmoP V1L3 y9i3F428V8V24PD4jDXVvi3c7pJgoWWDuO7IAgnXcTUtxfn5rt hkRCjmAYYHSRm1gEGJG1W8AdmHB6TNZfxjEdviHYbKcoPpuZ/vavGwOHlY7nuoneKQTuD9TCLbWWkjjpRsH4rmw7TJiNv7Nety CCkTpv4Hp767VydmxYKoLEmABv7Ut28rMrZgdZk5cp8/Mb 1HTPgj9kRn5ilcj0UPiOrOqD7BzQ8rgcV6Y5vvz1UjwLh1u6S1 y4toBZLGNQOgBIB8/KrL8OOKizj7a2i/ZEsrsQZZQjESgJ8AevttVQbJKqnebSfADc96dCdoAOh18KtnDO ZMHg1VsPae7eZdWZoAzakTEeXdX3qvpw44aB69TX0V3xeSNgL5 C5w4aBhocOSeN2c9R0ytrHM9gmMzf m//AOakrV5WAZSGB2IMisW4bzwLjfeJ2fmDmA9dAQPPWtC4Rfyr2q mREmNQ46 RMbH kg3Hwlq Xi1m40VaqUpUC0EpSlESlKURKUpREpSlESlKURKUpREpSlESo3 jPHkw4Egs7fKg3PmTsB5/Sa68dj7dm21y66oiiSzGAPesp4tzzhr2IuMrnKSArFWAhQANSN ATJ1j5q7YwuKrzy zbjlWp c72pCWlEHQljHq0jT2rDOIW7gusb2YszMS5mHJJJKts0nXStNs YhHbUiK78dZRrZVlDqRqpEg 1WWUzhZb5HSCnFYw4ElZy9FB XUdCfPoK7uCcXuYZpEMGGo/NHUeETv514cZwLWLjKQAuYwCdCCdMp/FAiQdaj7doTmgeEawTr 1Z0oG/dGc3xS 20b3P0/stSy2bcu3WKHUgkkEenVSt3i TEdvY0zEkg9M3zK3QgmSIP0rhxmKNx2d3BZsuijbKAqgegUD2r pwmHFxwGy2yeusHboBrAGxPWpTH8rMLZdGR412MxInSD013rwC Zt2KHX7yjpPD3bQJAXCtpNnjjI28epVYdQPz677a1IngV9kyhS yoWEhkOs97We8JFc0W9ADnM9AIieh8tep/Wu7h2H7b7u33SQSMxge0TtTkYDq969kAjfukkiDueDf6H6rsfm i9awi4UoVZe7nMzlnQDTQgaT4CofCu2U90yST6Dpv5V7YzDdg5 FwkT8oUzm9/XxiufEYx9pygzoOnudTUsTp78o apajT GMYHSusk35OvzJofIr3wmMNoltQzCAVWWAPRSdp8YHqK 4q5lAMQx6fMQDuWPQ7Hr1r692bKTbVTIAcMwY5epBkHw99ta57 ksJgkMYzdJ3OvU/9KOgc63yuwF3D4lDGGwaKMhziO3F98k/pWV97UidYkRoNTp vSvtttidB/l ldX z0gPccIG UQWZo00HQTsf8AOrTwXhVkBXUZtNGbUj08NfCutO9zaAAA69yq 3i/snB7nuc83Tf8Ay3OR6mgeL qiOH4S4wlbVxh4hGP001rzXid22SLdy5bg6hWZNesgEa taXwmwJBri535TXERdtFVvKIM6C4OgY9GHQ Gh6EaImvDl8l7IA23leXJ3xLv22C4lmvWjpJ1dPMHdx4gyfDwO u4fELcRXQhlYAgjUEHaK/njD4R7Wl22yHbUaH0bY xrXfhmLn2Rs05DcJtz4QM0fw5p9y1R6iJgbvarmg1UjpDC/PW1bqUpVFbKUpSiJSlKIlKUoiUpSiJSlKIlKUoi/n7nfmi5jsQ0kizbYi2nQAaZiOrHeegMetbuJHWr/wA08jhMc622ItMBcOoJUsTKD6SJmARvXNe5FtsuhuKfHNP1BEf SK02yMDQAvnZWSGQ7yqRbszuZjadY9B0qSwnGL1j5GJX8hMj2/L7frUjhuQ7gud64Mg8AQx sgeutWFOSbLLGVh5h2n9SR lDIyqpc7H3drPb3Mt4qy3CDm/MgbeZywIGh/EDXBw02i4W6WVJOqbrOxAIMjxHrVx4x8OLqybVwN5P3T9RofoK rlzlbEgw1oA6CRcBGnqZmsyaMtcHMsr6zw/VwyRujl2ssUasE457ffC/fGOFth1D5lu2W0Dr9RInTbcGNOm1cfDuarts93vr06frsa/eKwd wArx3zOVXDTBBBK vWKi1w4BP4ZM5SIg9Y8q6Oos0/FKJnhJ2l8FSA8dP4z8V5YTDHNlXSddT6A9POpO1gL1oq6sCUMj vH9o23 tceQqQQV08zt16VLpxUFdgT/N/wBK5L4 jv3Uh0utJ/tC/c1Q3E8Y924XbddABBA9Os/50ssblxEH4mAJ2gTrA8Yr9DDRMtJJJ0H13Ne2HsgnRSSOrHSfK OvSvPxDWjyklTN8ImkI9o0NAHf6C7/RT3EcVaEJlDhSO70AGwJ6eHjFRGN4jnbxIGipoqKNYEbCpR WGjV1nwCSB6EsP2r84XlK5DBWQZiZMH6Vy5sshojH3yvdNPoNI 0mN9urmjf8AiDgX3NqAt3TIgCRt19KmbHF78BQ UAADKBp7malcP8NMQRKvbJ8DmE 8GolrDWbjW7ilXQwynof2Pj5g1oQwxg4C d1munnaA82B7h ysHCOO3rZBZy46gxPsfH9KttniHawQZBrOhxDwqb5b4yEYBtFn Q9B5HwHn/rU8sY5asuJ7sh/wVtwHMeEa8 Euuq3AcpS6MguT Ut3XHTfXp41o/CbvcyHdIHh3fwn6CPVTVTucMw LtdniLSXV6BhMeatup8wRUdhuUcZg3B4ZisyAE/ZcUTcthfBLg71vwA9dd6ov4WtpnAOwtLpVHwfxQS24s8SsXMBd OgNzvWXP8ABfXu/WAPGrpYvq6hkYMrCQykEEeII0IqFaS/T3AIkgSYEmJPh6152sYjAlXUhdyGBA9SDpUDzzl7KzmBK/aLcgbkQ0gR1ioa4bTvi3wyxZ ysrQpVS/SAQNY/r41ZZDubazZtaY5Cyga9c8E8dhWVeBik17y92CdRpIkT4aV5tx G32bXAysqgklSDt0mYmqljeGImDwzBD2bNYfERJLLlklupAJ29 K WbVq7exBwyA2PsxDQpCNcBlYUj5hA6dDXogbV39/fC4OtkBDaFkd 4JsY4HVWvCcWt3LIvBgqETLECPXWAaYziGVFe2BcDMBo6gQdzJ 0MeFUQ5Ps DYZOyRnF0lCyC5lWDcVYLGOv lejWQMMzIwa22KtFQqMiA65sgYkldvpUn4dt89fqof ReRVdLsEdruu3T3q 3caizmdFggGWAgnYanevYGqbc4fbuX Is6BiqrlkTBNsmR4HQa1O8rn/udifyCq74w1tg9v1Fq9BqXSPLSKGa/xdtUrSlKhV1K M0Anwr7SiKhZC5Nxt3OY oHoBAHkBXt2YAqtc38z3cJj7lpUTsgUYKQZIZQWKtPdliRsQMu 29evFOcbBwzvauL2mWFQ6OGbQd07xM6SNN6uBpoFYLzTyCchfv iXM2GssUa4uYbgSxHrlBj3rh/7d2Bs4/UfuKz9LBP9z9T410JhBVgQWqxnaFNcX56uXTlsnIvVo1P8oOw8 yJ9OsUvEsQTrdY sH9xXmLIFfDeOyqzH EE/tUgia0ZUZme4 ReHF892M7agQCBlMb9D4 VR2F4LcuSLaNd6HSR5SToKl7HA8RfcAo1tOrMI08lOpNaVwThi 27a20WAo/wBST1J3mqzxGDbQtBk84j2Oea7XhZPw3kHFswLW8g1kEq066bP t19q9OZeVb9ix2jMDlOqhYAUkbHfQ7 vlrudjCAamqh8ScTbGHZdJII oiqvsWc0rzfEtSRs3YJ4WPWMNOyyetSeDwlxSCrQRtpI hpgFygA79f6/rUzhgKvsgYQLCzZ9dM0upxzz6 9dGFxjAgMInqNj7HY1duE2FABNZ7xDE6qqgklgBG8nQR9avGAs PlE1FKwMdQXEby9gc5W3BuvSsp KTRxMx1tWp89CP2itJ4dgjUD8UeVu1w4xSg57A70dUnr45SZ9C 9cNNFStWc4XCE1L4WxFR/C8YGHmNxXZiuFpfy5y8Ce6rFQZ/MBvWi3i2rKmJ3bX4Cu3LPGcNassMRiUtZGhc17IYIkQuadDOw8 KncJ8WcEFyYZMRirn4lw1i48naczRM77moPkDlHCdmCMJZdjcY B3CvBAGkvmKnc7f0rVMDgxbXKI8TAgdBoOggAe1ZU/9RX0OgHkBGccn7P7qj4zj/EcYht2 DoLT6E426gU/zWAC1R/J3w3xmDxP2lsVZw1mc1zC4ftWssI1/wAZ 56gadIrUK4eN2c2HurlZ5UjKhAY/wAs6TUDRZpXnuLWkhcl67h8ZlVbwJtOt3ukT3J3kfLruK7xxK1 kV 0TI5hWzCCZIgHqZB lVbgaXDfQDNdQW2Utcs9m1rTurn/FrpGvWuK0znC4fD9jeD2r6lyUOUDOx36/N hq2YQcXj b/hZLda4DeW5N/Eiq4voT16e9WW1zRbFy8l1kt9m4RSW bSZiNIqVGLTMqZlzMMyiRJHiB1FU68RbuY7Ph7jm6xCMLZYE5T AnpqQZH9K/dqzcwz4K5cS4wSyyNkUuVJ1AIHqB7UdC08f7xa9j1kgw7IvJ7D dWfhke5Wo8StAE9okBshOYQG/Kf4vKvFOM2nS4bVy25tqSe8ABAMSei6b7VUruEd8NdBtXAXxub KVM5TEyB06TtUnxDAkYq UtkKcE47q6Fp20EFoA03rz2LR1 8LoayVwsNxjveb/AGpd/wD2nRWsI5QNeWSVcFV07uvUMdAa7X43YFzsjdQPMZcwmfD18qr VuyUPDXe28Kjq/cJIJUBQwjTU9fOuTHWHVrq21uktdLdhcs9ojkkSwuAQF85B03r r2LCfvuVH NmYCSLyPfW0H06369geFfqV8WvtUltJSlKIq5zvyomNw7CFF5B NtzpBGpUt Vhoeg0PSsYxnADbtJcYd4tr4KCGyjTT38TW7cyX8uHbUDOUtyd PndUj1Mx71V7vDlZSrKCDuCJB9qtQvIHosrXMaXY5pZSLdfTV8 xfKOH3CMPR3H6ZqovMGMsWLhtobjFTDCAVB8M0iT9fWr4naVjH Sv6ZXlhrOe7bQ7M6KfdgDWj4XhYACqAANgNAPasqwnHkFxGyNI dDJIAEMCTA/rNbnhMPVaV 44VyOIsbRXFh GDwrs7ALXctqvxiLelQqSlWuY OmxZdwJIGg8SSAPaSKynH4m5iGz3WLHoNgPQf2fOtH5gdLq3LA BZojSIVt1kk9DBMTVBS1rBEEEgjwI3FWYWhygmeWDC58PgqkEw 8CvaxZrpW3V5raWVJMSVXzeFrEWrjCVV0J9J1 gJPtWy4PDKQCsEEAgjrNZFjcOGvfygfU6/sRVr5S5sW032e60KAMjH8MmMp/hnY9J8NqUzP y04JA4BvWlo FsV1Yq2nZv2uUW8rZ822WDmnyia58PilC5ywCxMzp9etRZuPfu FmnJPcQ7AeJHVjvrtMetVWuFgeBw2YypOmx2NWLC2G6sf0/cCa9OdeXDw/FBkX7i9LIB EiMy 0gjyI6g154TiCkbx66VfgLaVHWB/PRaL8M1J7a2uwNlvJYLSfXurp1j1I02s E9oEX7gP5EjUHSWn0Mx/ymtBrO1J/NNLb8NaRp2k8n UpSlV1oJSlKIlKUoiUpSiJSlKIlKUoiUpSiKrfEXl 7i8Jks6sjq WQM8BhEnSe9I9KynC804vDsFZ2YISrW7muxggkjOpBHjoenSt/rMPiby3a7ZLolLmIIQBQDncbsw0iEglvBepirUEgHlcMLN1sBd Yw5XE/wAQLBtF8l4EAmMoIkdA2aDr10rNRhc2p3Op9etaLjOWw1pkUfg IUe0Cqfbs xG46g9ZHQ1agaCSsrUSbAKUZ/s0eFXnhvxLezaVLlntGURmD5JjaRkOviRvVcyVx4oACTtU74mk ZVeOdxNK13fiVjbpPYWbSqNyQze2aRJ9BXw81cTurlLWknqluG 9izGPWK9ORbaXcNI1y3HB/Q/sRVvw3CR4Vnu5wtIOIGQqrwThdxfm1rn5o4AVft0Eq0ZwNSG2z R4HSfA69dNDTAADaonjFmAZMDxJgV0xxYbCjkbvFFZfiuOJalR LuPwjSPUxp tRT8XxFw6HIP4QP3MmpDinDQt 4N5YsD4hjM677kT5GvuHwoq8C54u1RLYobxZ9V44OwRvua87QC Yu07iVB73kDoT7TNTdqxXNi7IDg/wAJ/cV0 O20o4tTT7Wm8P4RbABUL5EAfpU7hMPFZnyPzUy/dPma2vytBJTUggj8SSDEagaa9NGwvFrcSGDHoq6k 3T3iKzCtalUfjBxC2tizaIljdDTBhQEaQW2DHMIHhJqkYHLFa1 jOX0xVh7N0T2kknwY6hl8wdvLTasiwvDQhKmQVJUwSNQSDsfEV c0x6KlrANoK0n4VswvXgPlNtSfUN3fTQt9PKtJqh/Cm993ftRorI4PU5wwMnr8n6mr5VHUn80rb8OAGmbRv/aUpSq6vpSlKIlKUoiUpSiJSlKIlKUoiUpSiJWO8f5jV M5rrRasZ7KeCmCrsfV5BPgF8K2Ks7595DFy4cTaOUvGYHbNACn yzaAnxIMGTE0JaHeZU9YHmPyfH3Ltw9224BR0cH8rBv2NeGM4a jasiE ag/uKyi9Ze3ciCl1SAPwsDMCCNRr1FW /xbGi2F7QExBbIs/tH6VYkZs62smN2/0VX52xh7c2bQVFtxJVQGJIB YahQCBA86q92xcf5iW9ST 9Tdyw5uP2hLPmOYkyT119q9kwlWWRW0KJ oDHEdlOfCq9ke5YY/PDr6rowHnBB/5TWsW0AWSQANSToB6npWFuhUhlJBBkEaEEbEEbHzrq4e1zGYhb d 7cuLDNld2YEgSO6TGm 3SopYtuQu4pw/lazc5twanKcTYkeDg/tNVzjHMCYm6qWQWtqZLkEBj0yg6wN58Y8NebD8rJO1WDAcBVdh VdTkjoq/zFy/2tkXEH3lvWOrL1Hr1HuOtVLCCtWxmDhdKyvmXhn3gcSbdzSR8p YTPkdI16wfCrUElHaqeohDxfC5MZx2DltAN4sdvYDf1/evxYLsczmSf708BX5sYQVKWbFWwCTZVF7mMFNC5uX8aMJiMz/4btlYbxIBBHoZ08/GtewBRlDKQQQCCDII8qxri h8hlzR4HMP0kN7Cr9ybbJtBrdyPzL8yhuunT2ImQaoTN2vWpA/fGHHlXXEyLZykqzQoYRILGJE6SBrr4VjmI4C Huvad2LKd98wOobUE6gz9a2CzaYkFjMbACB67mTGn1qkcewNy/xPKLZYzbCrrlZVMEtH4M2YEnoK9gdtcVzqWlzQB3V4 H1tRgbZCBSS2Yx85DFQxPUkAfTTSrJX5t2woCqAAAAABAAGwA6 Cv1VBztziV9DGzYwN7BKUpXKkSlKURKUpREpSlESlKURKUpREp SlESuPjGLt2rFy5e/w1UlvMeA8zsPOuyqj8TkJwLCYGpPnlVm/oR7g9K6aLNLiR21pcsj4YTjeJpdcRLM6qTmyhFJRZO8QNepk9a 0scNHhWX8OxbWLq3UjMp66gyCCD5EE1a8D8S87rbOHEswWRc8T EwUP71oSRlvHC ejlEnPK cc5Sc3TctQQ0ZgTEEADTxBA tV3jdlsKoa4BLGAoJJMb/hgAT49a1m8mlZFzrxTtsU1vLAsSoMzmJIk Ww0/WjJXYaF4 BhJcQoi/x5SO6jk cAfoTXhwLHPaxKXzrlYE/y7MB4d0mva3hRXSuHAqctc/lRNkZFhoW04G2GgiCDBB8R0NSqWYrH F/ES9hbYshEuRARmnuidiAe8B02jzqw4zPiD99cZh XZR6INPcyfOqTmlpoq21wItWrmLiKJaZAwNxxlVQZOuhJA2ABm T5DrUPiOGJdw7W3EAjQjdSPlI9P8x1r88K4NbXYAe1Tj4YZYrw YXpyshRMjlGjMP1HQjyMV543Hk9y2fVh yn tTPNHCUyLf6m41uN9Bnj6FCf fyqGs2xWjE8vasuaNsb7X3D4PSD13853qW5O7S3cK231G4OoYD TvDxB676jxrmLZULRMAn6CuXhpPbq4YqzS0jodP6GIPQCuNSzy g9l3o5SXEHg/utjwWJuQJt6 TCPrE/oakeD4SLruScxtqD0Gr3GJj1Ok7D1NV3gHF2c5GAJUDvDSZ8tY tWHguKL3HOwjLH8h3nzz/8AtFZr Ftab 4FNUpSoFqpSlKIlKUoiUpSiJSlKIlKUoiUpSiL/9k=
Một hướng khác nhắm đến chất có tác dụng ngăn trở các đồng thụ thể ( như SDF-1, CC-chemokines ) hiện đang có triển vọng lớn vì có khả năng đóng vai trò chất sát trùng rất mạnh , có thể dùng dưới dạng gel hoặc kem để ngăn ngừa sự lây truyền HIV ( hình 10) .

https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcS-aAk9vShWGTbFuQlulVJZZoL9Za-_GVFmPoP2wV6ZmRjhiP-_
Hình 10
Vai trò của các đồng thụ thể CXCR4 và CCR5 và các ligand trên sự gắn kết và xâm nhập tb đích CD4+ của các chủng X4 (A) và R5 (B) . Các ligand có thể ngăn trở không cho biến cố này xảy ra . Ligand cho CXCR4 là yếu tố đi từ tb cơ chất ( stromal cell–derived factor = (SDF-1); ligand cho CCR5 là RANTES , MIP-1α, và MIP-1β.

Mặc dù tb CD4+T dường như là đích tấn công chính của HIV , nhưng những tb khác của hệ thống miễn dịch cũng bị nhiễm dù trên bề mặt có các phân tử CD4 hay không . Trong số này có các tb "sống lâu" như bạch cầu đơn nhân ( monocytes ) và đại thực bào ( macrophage ) , là những tb đóng vai trò ổ dự trữ cho phép 1 số lựơng lớn virus trú ẩn để không bị tiêu diệt . Tb CD4+ T cũng là ổ dự trữ quan trọng cho HIV ; một tỉ lệ nhỏ tb CD4+T chứa chấp HIV dưới dạng không họat động , nhưng bền vững ( stable ) . Các tiến trình miễn dịch bình thường có thể họat hóa các tb CD4 ngủ yên nói trên , để đưa ra những lứa virion HIV mới ( xem hình 18 ) . HIV có thể nhảy từ tế bào bị nhiễm qua cầu nối là CD4 làm cho chưa bị nhiễm khi tb bị nhiễm hòa màng với tb nhiễm .
Sao chép ngược


Khi vào trong bào tương của tb túc chủ , enzyme reverse transcriptase của HIV sẽ chuyển đổi RNA virus thành DNA. Hiện nay , tại Mỹ , FDA chấp thuận 15 trong số 26 thuốc điều trị chống HIV tác động trên giai đọan này của vòng đời virus .
Tích hợp (Integration)


HIV DNA vừa hình thành sẽ di chuyển vào nhân của tb túc chủ , tại đây nó sẽ đựơc HIV integrase ghép vào DNA của túc chủ . Khi HIV DNA ghép vào DNA của tb túc chủ , nó sẽ đựơc gọi là 1 provirus .
Sao chép (Transcription)


Để cho 1 provirus sản xuất đựơc các virus mới , phải sản xuất các copies RNA để cho bộ máy sản xuất protein của tb túc chủ đọc được . Những copies RNA này là RNA thông tin ( mRNA ) , và sự sản xuất mRNA đựơc gọi là sự sao mã ; quá trình sao mã cần đến các enzyme của tb túc chủ . Các gene của virus với sự tiếp tay của bộ máy tb túc chủ sẽ điều khiển tiến trình này ; ví dụ như gene tat ( transcriptional activator = p14 ) giữ vai trò mã hóa 1 protein có tác dụng đẩy nhanh sự sao chép . RNA bộ gene ( genomic RNA ) cũng đựơc sao chép để sau này gắn vào virion nhú ra ngòai màng tb túc chủ ( hình 11 ) .

Hình SEQ Hình \* ARABIC 11

http://diendanhiv.vn/image/jpeg;base64,/9j/4AAQSkZJRgABAQAAAQABAAD/2wCEAAkGBhQSEBQUEhQVFRQVFRcYGRcWGRgdFxoYFxwaGB4YFx UaHSYeGBokGRYVHy8gJScpLCwtHB4xNTAqNyYrLCkBCQoKDgwO Gg8PGi8kHyUpLS8pMSwtLC0tKiwsLC0qLCwpLCkpLCwpLCopLC kqLCosLCwtLCksLCwsNCwsLCkpLP/AABEIANAA8wMBIgACEQEDEQH/xAAcAAEAAgMBAQEAAAAAAAAAAAAABQYDBAcCAQj/xABBEAACAQMCBAQEBAIGCQUAAAABAhEAAxIEIQUTMUEGIlFhFD JxgQcjkaEVQkNSYnKC8BYkM1OSsbLB8Qh1k9Ph/8QAGgEBAAMBAQEAAAAAAAAAAAAAAAECBAMFBv/EADARAAICAQIDBQcEAwAAAAAAAAABAhEDITESQVEEE2GRoQUig bHB0eFScfDxFDJC/9oADAMBAAIRAxEAPwDuFKxX9WifO6rtPmIG3rvXqzfVhKsGHqC D79vqKArCcU1qXwr2xdQ3XSVtMkIGshWylh0uXDJgHA154jxrV qz4qRF3ERprtyEh8WDK0XcitucYxy3q2V8ZgASSAB1J6feq14n VTXQhuAa/UXHujUW WFKYjEjqDkMiYeIG49fsJqoziXFXTHlWTeDAmVO3aNwDsZ61g O1XNReQuBYZNPQFmGxy3IUKTt16TPlmyGr12JqlKVJzFKUoCtc V8TXbOsNoWsrYtByQHyO10kgiRC8tQRE YRvAOrc8ZXjYN1NOZ5mAVsunJ5mUqDkC4xBEDcVbyK8ogAAAgA QAOgHoB2FVpnRSj krH mjZMvw1zJc53MYoUXOcd0LO2/ojGNorLrvE727pXklhyUuBlDGGYXCQfLuowUTsRkJG 0 WQOPlzI26ZEDf6kCay1OvUcUf0kLwHxCdQxBsvbhEaW9WUEgiN jJPc9D0qapSiKNpvQUpSpIPjjbbaqvwziusF22l63mrlwWW2yY 43HUMSSwjBFaCROQiatNY7OpV5wZWgwcSDBHYx0NCylWhUtTx3 WiItnLNwU HukAgHG3zA0ENt d8on7Cc4BrL1wXeemBW6yr5SsoIg7kz33G1StKiiXJNVQpSlSU PhqnHh3ELZvMlwEve8suzjE3GIIVlItgIUUqO0nYgTcqVDVl4z 4SpX E6 bRS/BSyoILeU3Qt6SwKHIFms/ZT3ANZ9BZ1xcG44xW4FIGIyUDdweX0LScevSCN5ntdq1t22dji qiZgmPeBud65le8WXyeYb/KIc3MAAyMAr2zgC2YBxDCQVDbmAciroS8nVLyLW/D9fJxuJj8RmuTSRb5lxiPl6YNbXGdoMGIqa4HbvrajUsrXMjus dNvRVHWT02BA3ImvfB9bzbCPDLko2cqWjsWKkiSN/vW7SiJTtVQpSlSUIrjHBbF5ka N1BVTlHzbkDfqYqM4H4m0qhbdslVJOJYj0LuXJPlwaUMn0jaKz OeHm9pCozIBBIU21EL5iXZwSoAU7r5pIqkXNUjowCkm4c91AjH FxAeQWKpcYDaQexmijzJ4nVHV1YESDIO4Iqv OtKz6K5iRCRcYEwGS352Un6Cd9tq0eLePLWns2xbb4i69tWG6x DCQ7lPKJ9F6 w3qlcU8U63Uo6tcxRlZSiKAsMCCCYJ6e9RKHHFp8yYvhkmdE8E cMexpAtyAWd3CgyEVzIQHofXbbepXiPFLdhcrhgbxAJJxBYwB7 A1yjSeKNdZx/NZgABjcVSNu0wD hq4cE/EOzeUjVY2XQFiWI5ZCjcqx UxOx xNFDgikuQb4pWybXxXpj/AEo79m7CSJjr/wCK f6V6bebmy5SYMeUweg n1kVVvDeo113XZOrnTPzGOdtVtcog8o2pAbIjCQd4yy9r6dOv9 UfoKUykJxnrTWvM8vqlVQzMqqY3YgDzbASe5JAqFveNrCs4OUW y4c9wybgAD5g4kg 28SK2/E2ja7pnROYSwjG3gCcvLDG4CAu8k9dtq55pdatvBitz8pcNlyD co25YvMMoxvA7CSzbx0stSWdR0mtS4JRgYiQCCQSAwBg7GCD96 zmuW3fGD8Nsi0FZrtybiI HKS25yFzJAHeSSIMfKTt3htT Kuua26DkqWEB1Qhl9SAWYHb1G1acXZMuVcUVoXUGy1cf4Ldbi9 ogr ayOjk a2unCl0A67ySI2OZnvXQAa/NycZ1gbP4q8zQyhncsyhwQ2GROJIHUQdhWjpFvWmdrd 6jOCrFXYFg3UEzJ tdcfsmcXLXd PT0O84OSStaI/UE1q63idqzjzbiW8jC5sFk gnqa/OXh7iV3h95b9p2MHzoWONxe6t1 xgkHcV0oaQ8dJvoy2LdtTYIaLrkti77AhUiQAd8upAgCuPaOzS wNJ6mbNCcIOUFfodNpWLTWAiKgkhVCiesARue52rLWYgxaqxmj JJGSlZGxEiJB7HeufaGwvBHLXmN1L64DlKFg2pK5WydywY eYBAB6zXRWaBXF J65tdqnuNuhMIOyoOke56n3JqUm9EV4IOalJbfUnNT J oYzas21Xtnkx/UFR 1b3B/wAUZYLqrYQH kSSo/vIZIHuCfpWnw/T3AoCdFAAJ9F6Qepio7jehLkl/mj9R9q7vFS1Ckm6OtW7gYAqQQQCCNwQe4PcV6rmXgXxkmnR7Go ZsR5rZCuxAPzLCgwJgj6mrtZ8VaZlDC5sfVXB 4xkfes8vdVy0LS9yPFLRdeRD/iJ4xGj07W7bH4m6hFuI8k7cxp6Abx6kdNjXBrd3VAXAt 8BdEXPzG84mfNvudutW7xxrRe4lqGVgyzbVT2gW02iNoJb96if hD/AJFfSdi7JHuVLR3rtZsw47jaVmTwh4ku6RTZe7fGndgXFrDmLH Xls58gb aN9hEGr/wvgj3rKcgK2ncBwyvcJVbjMGCKSLZurGTSPXvFc01dvEH6Guu/gxp3Xhkt8r3rrIPRJA/6lc/esPtDssca41u2VzxrWqLjwzQLZtLbUL5RHlUKCe7YjuTvW1Sle SZRSlKA Ms7HcVH8Vu29PavagosqmZMbsUBxBP7D61I1F KNG13R30T5mttA9SNwPuRFAcY4dpvOXaArEs0AAAkySANgCfba rlo C8xI6KQRt1g7VWOC3hMdmHfv9R96uGj1CNaNt43UqQehBEf8u1 bMUVTKzk27Zh1/BsFMSQBuD1gVTuJ6OCrCR3APYzP6jY/arlZwsaZLKEHFY26FjuxifKCSTHbYVWOOXx8vpTJFUrJjJpvhf xOgeH E2tXpLV1muS6w4D/AMwzVu0/Mzb9em9WPQaJbSYKWIkmWJY7mep tRPgTRm1w wG2LAvHpzGLj9mFT9YqLuTapionxJqren0t7UNbV RZuMBA3ESVnsGgTUtWLVJKMMQ0qRiejSOh9j0qUVPzHptebxBY BYGKgTiiAkqiAyQokgCTAip3g62yrcxHO/zJPp032G8bx0qu6JSGcMoRgxyQCAhndYO4jpHtU9oeL3LaFFcq uWUCNz5epj yu1fVYMVRqG2n86m/G7abJW1orEea3fyjsB3mDEbGCPbpWB9NZVHyW5JDG0YAyECCfT cH12NfbfHdQ RV3OALtBUQBAJ7E9FG2/StDUcRLgAmcRA2 gjbrsAPsK0qF3r6/g0prmyJ1p/LP8Ak/8A53/yBHQv/T/xIG3q7GMFXW7l6hxhiR7YfvVJ0HBbmqvJZsxm5gFjCwASS0A7A AnpXZ/AHgROG2mGXMvXSDceIG0wqjsok 5JJryPaM4Ri4c7swZJLhotdRviJ7w0tw6cE3QBjiAT1EwG2Jxm pKleE1aozp07KNpNVxI6a/lbDCGCtfbl3ccTJwS2Q0HpOJqkeG7ZYESqGNoIMgbxLCAT03kC u3kVxni3D20OrZCPISSh7NbPSPcdD9Pepwx4Uo22XlNN3SR0DQ W0wXcfKswdpxWSDPSSf0NV7jrNzogYYqQRBJJHmkZDv2P2netH Q8bGPkcQfuP1rT4nxaZ3knv6VqypTjSk1 xwV3sRzogvryl52zSt1Fx6dQBd3 sj71O3rDjRXLvwFglLVwhsVEYhiPK10kwZ9Zjb0r14V8B/F2jeuu9sExbxCHJe7HNTtOwj0PYirXY/D6wqBeZeMCNmUA/4QsD7VjnH3FFNunz3 Veh1zNSwxjHe7fL7/JHBeDmUHczU8tYuM6G1Y1l 1YDC1au4AMZMqBkZ9Mpj2igvj2r7zseSPAntZ6mBpo1uInY/Q1cvwl8QrpNHqOeXwN3O0oRiGkBTg0YAlwBBI3Bql69pBjfY10 v8GOHXG4deW uVi7eblq42KQFeAeilgdvUGvG9sNuHuvn9zh2hxt31LhwDxOmq LqEe26BSVePlaYYFSQRsfepqtDhXArGmy5NtUyiSJJMdJYkmBJ gdBW/XzePi4Vx7mKbi5e7sKUpVyopSvNxJBBncRsYP2I6UBzLxb4RZb xvaRS6Oxm2vZt2PLHVhsxgDYzE9BXV40VkNsQO43H1H eldm0uix6mYJx/sqT0 sbT6CsHF9JabBriI3nXcoGPcgDYnqB0pGcooHILvHSYAgE nX7VM HPB73XF3VIy2lhihBDuD3I6hNjI6kDbrXROCcOsoga3btqcngq igwGYDcCegFbmq0geNyCD1HWO4 hAqZTlJAzIdtuleq8WbIVQq7AdOv/AHr3UAUpSgKt4l8JWdazK1sK 0XlUBxtOWcebby4k9z7VSx C2ozj4q3y/UW2z/4Zj9667Su2LPkxJqLLxySjsfn/i/gHiOnuui2 crA4vaZQGAZPnViCOokGRMbmJq1 EfwkZrTNxElXaAiW33QdyzDylj0jcAe526df0gcgmdvTuDBg 0qv6Vnrq 2ZXasl5ZNUVngvgm1o2DacSxgM9wkvjIkAxEEdoG4B7VJcfuas IvwaWHfLzC 7qoWOxRSSZipSlZZScnbOdlP K41/uOHf/Nf/wDrrH4L1nFnv3hr7NhbAuOEZWOezGAgA89v0ZgpiDvV0pUAgvE PiE6draKoLOf5jCRBnzz5SPKYIMjYbnat3yeI3E0mqGOKq7FFh mBXch3gorMQMQpJ27TEz4u8MHUFbltVa4u2LeVCIO7sozaBsAD 36bmtfw74YureW7dCKFtpFuFZQYLSOhS4rk7xBB9dwpMlNp2iE 1P4WXUMWb9vDtmCpA9PKCD 1SPBvwwRWD6m5zY/kUQn Indh7bferFx 4q8osJGTbRPb0re4YwNm2R0KKR9IFZIdrc 0SwV/qk7/clrSzZRAAABAGwA6R9K 0pWsqct/E/wWEW9r7R/qtdtx1MhS6kdNoJBHYmuWjiS/wCf/NfqC/YV1KuoZWBBUiQQdiCD1BFc b8C9Abuc3wkzyg4x gbHOPv969Xsvb 7jwzvwO8MiSqRyFNaH8qgsSYAUSSfQASZru/4Y8Fu6Xh6JfBV2e4 B6ormQp9D3I7TVe1Hg7T8FNvV6cPcfM24vMCIugiQ4X8uI6wZm O9Xnwzxv4vTJewKZFgVmRKMVOLfzLI2Nce1ds7/3UtDnkzQcuBPWrJSlKVgKClKUAqC1HHbyuwGmcqrlZAJyUKzZL tEZBVgkGTt2Jnaq2qZTqGT4rBuarQcx2H5U5hCDkNgO9dsUU27 Xz hDNrVeJmUhRYus COQFPQ4kgATB8xAnupH12LnGX5S3BYuSXClCPOFIktA7Db96h7 SpbuLOsMtbWPnxKsHhyzMRLSD1jbbsa CYtMuquAMibi2WLcuLJb5iBk1xTB3Ez2Nd3ihpp89SLJvhnFbl xiGstbEEgtO/mKwRGxiD17/esNrj1xrttRprqqx8zMPl3I7bRI6z xBrSvKQyqdb50ZpMLtKLIImDujncH5o7VjZittUbVGWW1cVwrF QC23nB3Un Zu25qvdx3r5/wA8SS2UqI4XxS2NOC90EICGZpHyHEnzbwDtJ pqXBrNKLi9SRSlDVQecx619yHrVHuHTNcZefeRs2MIFyBzuA dQWBlmG5 VlFZNe nMg3r 9lOnR7bszjqJOIeDJHlkd61f4 2/kRZdMqZj1qpai9YRLYF2 Fd7rBkJE5MAQ3eFLhwfRI3kg47q2bAKMbpFl2MsLbKThaaAG6S GXE9QSRO4mqwX/RFlwLj1r7NU5eEaYJaD3Li83AKGC5kzI82MjdxMbSQTud7Jw/hYtM7BmYuEnKP5ARtA269KrOEY8/QmzepSlcSRStPjGsNrT3bijI27bMB6lQT lc6u62/btDVDVObnzFSxwPeDbnHH2A9KvGDlsRZZPH3PCW2tJkituVkuC dh5Y3UyNxvNTnAEuLprQvAK4QAgGYgACT/AFvWNq3NLezRWiMlBjuJExWQ1ljgjHK8q3aryLXpR85omJExMT vHrFeq5ppuDXxeQcq4NSLwZr8HAiZLczoVKztJmYiul1oaogUr 5NfagGO/p1dSrqGU9QwBB oOxr7atBQFUBQBAAAAA9AB0r3NJoBSvk19mgFKTXygPtal/hNpyxa2pLdTG8xEz1mO9bdKlNrYGo3CbJibaGFVR5R8q9Fj0HY UbhNohQbakKIWR0EhoH JVP1ArbpU8T6g07vCLLHJrSEzMlRMnvXv HW4jBYC4RiIw3GP0gnb3rZpUcT6g1n4baNvlm2pT qQMes9PrNbAFfaVDbe4FDSlAQF3T6zI48iOYSPLuUyciT/AHeWD0PzGek/NXpNWwWBZJwcNI8uQYG2wEEyI6dJ/UWCldu9fREUQl6xqvLC2CAqE5Agm5ILEESF3Egwd6xJY1psPJt i4cMdl2H82XbKAD0gHpVgpUd74IUaugtvy05wXmDrj067H6xEx 3mtqlK5t2yRSlKgHxlkQdxVfteBNKtwOFaAZFsseWD1 T0nt09qeMOO3NOltbUC5dYqGIkKAJJjoTuIn36xFQCce1Wlu2z du8627KrKQsjIgShUDcE9Nwf3qyjKrRFnnj159VrbllnK2rRCh ASATiGLMB83WB9PrXrwtqX02tGmDlrVwNCkk4soylfQEAgj6VN eIfBvPu861c5V0gBpEq0bAkSCCBtP02r34c8IDTubtx bdIxBiFUHqFWTuYEk/tvV KPBXMcyxV9rm/iLUXBqb2bXlvBv9XCZQV7YAbNJ6 8g10LSF WnMjPFco6ZQJj2ma5tUSVXiJs/EOH1BQhpJKNsSvyq8wSBusDbfrvWxp TbsuPiXcDNT7l1j5YliMHM oeehqwvobbEkohJ6kqCTtG 2 21DobcEYJBMkYiCR3Ijc1371Ulr6fYiivXuK2TatYaprfLUgwp JOKgEOsdQWU/f6x80d 2yXEbWNdzsld1OSyjMW pXceoG01YP4dameWk/3V9QfT1AP2r4OGWsg/LXJQQDA2BEH9gB9Kd7CqV n2FFUtayzaZrnxdxsQzkFNycOUIkQHXH0AyMew39L4f5ihl1Vx lLljEwWEofmJIIIP3FT38PtxHLSAIjFekzHTpO9ZktgCAAB6D3 3/AOZqZZ/07/D7CjFptOURVJyKqBJmTAiTJJ3 tfazUrM9SRSlKAUpSgFKUoBSlKAUpSgFKUoBSlKAUpSgFKUoDQ 4zwW3qbeFydjKsphlb1U/c 1RHDfAtu3cW5cuXLxQyiviFBHQkAbkf5FWalTbArxbuhpxIMEg wZgjqD6H2r3VP/DgbcQ/901n/AFLUAuEUpSgFKUoBSlKAUpSgFKUoBSlKAUpSgFKUoBSlKAUpSg FKUoBSlKAUpSgFKUoBSvhNc78bfia9i81jSLbZkAzuPJUMQDiq giSARJJ67RXTHinllwwRKTb0OiGqh HnhrU6Mav4q7zOdqrlxIC9GP8AtCVAhn2JXoMRHU1z7i/4ja/UaY29rQyAa9ZyUmQYTcnEmCZBBMbR3qnD/iLDi/avXlZSBnkxGW5xadmkAnEzO 1bY z8jVtpHRYnzZ nKVyC1 MWqGM2LBgCd3BJHUjss9Ygx710Dwn4xta9GKAo6RnbaCRPQgj5 lMHf2MgVmy9my4lc0VcGtyfpSlZygpSlAKUpQClKUApSlAKUpQ ClKUApSlAKUpQClKUApSlAfGO1c8/0p1T2zqFuogBJFkqsQP5WJGRPqZFdEqpeI9DorLq76fmXbjEi2 pIDEdWZJwjcSSNye9WjXNEFk4bq bZt3Ix5iK J7ZAGP3rZqE4F4mW 7WijWrqCcGgyvSVI6gGARtEipuqvQk4r NXii98WmjRiloW1uOASOYWLQGPdQF6dJJnoIp3D7UkKpXc7SwU AnfcnYd6tH452m/iNhigCGxAYDdirMWUt7Art/a96HjWkOjCBPPHSI/btXt9nyPFii4R1dndS4YqkavA9JZuXIvSEgHoY32lo6dQN/X3rxxDS2lusLRlB9dvudjI326VqJeGO7CdgRvuDvPSCAVGxPUj avY1K QkhhtKgQQF8oBgAGQAZ3J7716CxuGXvm73013rboamlHI53fh8 DWvjaR0mJHSYmJ6TAJiobW6x7Th7bsjrBVkJDDc9CN6unibiOn u2kFlSp2MwQNjBO 3cj9RVK1uiuXHwto7uYhVVixn0UDpuP1FVWfvoXNVuUjPvE21R mPDWpu3NHp31AxvNaQ3BEQxAJkdj7dqk6iPCWmvW9Dp01Bm8tl A8mTkB0J7kbCfapevl3uYWKUpUAUpSgFKUoBSlKAUpSgFKUoBS lKAUpSgFKUoBSlKArHGvEt1dSdPp1XJVDM9zcebcBVDD3kmtCw H4jMkWdVpjGSjK2yvuPKTI3T1kR3Bip3jHhWzqHzbNLkRnbMMR 6GQQR9RtW1wjgtvTIVtg7mWZjLMfVj3/AO1XtJabkEfwDwwbN1r165zLrLiCFxVVkEwJJJMDf2qfpSqt3q ySJ8T Hbet0z2bgHmBxYgEo/Z19CD6VxofhlxQXeWLVvHpzeYvLj165/bGa65xK/q1a8bSl4A5Snl8szhMksHznmf2Yjv1zvqtV8PcYW1F4MQqiCMc gJ eGOMncrJ7CtmDLkwr3WqfoXhkcdjhVjwnxJr/ACfg7gOUFmX8ob9TdPlK/QmRWLUcA4jzzb CvByx W3 XJM Vx WF 8Cuz6bXa9ldSiq9tVAPlOTflEkrkBOJuxEDp6Vks63XgBTZRji pykAEi2WIIz2JuYICBHzHYRWt9qy7 75/kt376HJNZ HvFLbYjTC5Mea26Fd/WWB/UV0n8OPBFzSZ39UwOouKqQGLYW1/lLfzNIHTYBQBU9q9RqhyCiBpB5oIUQfJH9IcduZ0L7gD 0MGj1uuKHOzbDC1I3G9zKADD9CskjaIHmMwufJmyZYU2vPUrLK 2qLFSq22t1xgclRDLLArBHl6DOQCcgfQHbKIMzwo3DZt86ObgM 4EDLvABIG/uaxyxuKtteZzNulKVzJFKUoBSlKAUpSgFKUoBSlKAUpSgFKUoB SlKAUpSgFKUoBSlKArHGLU3yvxvKLXbRCTuuIJwjPFQ2JIJXfc ebyxq657D6a2j6wA2XDM Ty2XNQA cncho3O67DoBYNRwCy7MzJJYyfM0TjhMAwDjtMdh6CsKeFdMEa 2LcI0SAzAbFmEQdt3bp2MdAK1xzQSV3pXJfErTI/Q6dFW/lrQ/ORFDZKCgg2wwOUkk9ydyKj9dwO1zMW1GntuUC4ogXEjM473Dij C6CUPzEAirA/hTTFmY2hL/MZaTJZj375sD6gx02rJqPDlhyxZJLGT5miSVJ8swJKKTHWN pqVnSdpvyXgKIXV6dQoVeILaC2Ut/ONmtlSX/2gEkEA/UTI2rxqdMrWxnr1OD55Ag R0FkBhmfKS4MiASe3eZHhTTQBy5gMN2ck5TMktJPmaCemRiJry nhSyHdoYhxGORxG6sSsbglkQzP8oqVmj1fkhRpcG1FjTZltYlw MECywJVRsIORLLLjfoB7CrJbuBgCpBBAII6EHuCOtRaeFtOCIt/KbZHmbY2gVTv2BipHS6ZbaKiCFRQqj0AEAb 1cMsoydq7 H0JRlpSlcSRSlKAUpSgFKUoBSlKAUpSaAUpNKAUpSgFKUoBSlK AGqvpvHlsgm4jJ YqABlYwxxDEAiBOxIyG xO8Wetb GWv91b3bP5F f8ArdPm9 tQ7Lxcf kRF7xtZGna8qu2JUBdgWZrI1AEzA/LaST3BG 07XBfESaguFBBUA7 hLKTPtct3F/wg9CK3f4baxK8u3iTJXBcSdtyIgnYfpWW1p1WSqqswTAAmNhMd dtqahuNaIgb/jmwgtMwcLcRnBIBOIUupxUkgMqsRMdIMGtvjHiMWNOt423bIxj KgghWY5HKIGB6E/et4cNtbfl29pjyLtl1jbv39a9nRpgEwXARC4jER0hYgU1Fw6EP w/xdbvX0tKrhiGyBU VlmAzCQAQr9/Todq88Q8bWbRugq VrKdhDFOXkF3kkC6h6b7xMGppNEgYMEQMJghRPmid47wJrzc4f bacraGZmVUzMTMjecV/4R6VGpNwvbQirni 3gzIjvhctW2Gw8125ygJJjIbNHoy771q3PHdsWRdW27KzlVIIH Szz8mncDHaBO9T38Ntwy8tIZgzAqILAAAkRBICqPsK tw62RBtoRMwVETGMxHXHafSmpKcOhDafxxYY9Lgl8V8pAP5lqy GGUSC19OnafSKy6/xbbs33tXFYYqhDCCCWW4 MdQYtNv09xUoeG2pnl25DFgcVnIwS0x1JAM wr1c0aMSWRCT3KgnoRufozD6E tTqRcL2Izh/im1evC0kybZfcd1IDKY6EZL9ZkSN6mq17ehtqwZUQEDEEKAQo7 AgdPas9SvEpJq9D7SlKEClKUApSlAKUpQERxXWXedbs2mW2XR3 LupYQhQYhclknOZnYCoXiviq9Z5645sli06vbQm2HbOS5y2Q4i PvVn1/C7V9Qt22lwAyAwBg onpXg8Gs4svLSHRUYYiCizCkegk7e9c3GT2ZrxZcUUuKN/31320ormk4hqLutuAMwVLly0CLBa2FAB813mCDMT5ewFSfhu/fuc43rqOEuvaAW3juhjInMzPp29a2x4d0/N53Jt83LLPEZZes tbtjSqmWIAyYsY7s3Un3NIxa3ZObNjkqguS5LkVO9xjVWk1Tvd S58Pct2wFtQWz5JJ c9rjAD1gzWPWeK75ZhbV0/1hbYVrJa6FNg3T XmJOQ9elWt GWyHBRSLjKz7fMy4wT6kYL grFrOA2LuXMtI TBjkJlgMQT7hdvpVXCXJnSHaMH/UPRdFy0W6fmQtriepc4B0RrdkXWN6yVLZM4C8sXPIFCbtJ6itu 7xp3s6U2wLb6qN3BYJNs3PlkZHywBIrbbw1piiIbFoqk4goCFk yYn1O8Vt6rh9u6mFxFdP6rAEbe1W4ZHKWXE2qXov4 tP9iva3j96xcVH/OJsXmJsWyfOjKqkjI4gAmRJ3rDa8TXjp7r QstvRsojYm Fy79JYx6VY7XB7KwFtIoCMgAUCFYyV27EgE14PArGSMbVstbAC HESoXoAfQdqcMupdZsFaw/Ot7cuhB6zjOpRdQwe1GljJShm7Kq zZeSQ2K7GSD9K1r/im/au3LVzAkXdPbRwsAs/KNxSuWxwuMRv8Ayt6VZ9Rway9xbj2ka4vRyoLCOm/tXq7wq005W1OTq5kdXSMW oxWD7VHDLqI58K/2hfl4fZ dEDpfEF0vad3Rbd669tbYtXCQVYoA14NCuSBsQB1Haa2uMX9Qu qsJbuoqXiwhrWRGClycsxMxHTb3qRXgdgXebyrfN/r4jKfWfX3rYuaRWZWIBZJKmNxkIMekjapUXVNlHlxqVxjyfJeN eWmu7KZpfEeouXLiOAyRqpDWsVwtF1BW5meaZCAriOprHb8X3k SIUDl6QW2gkB7i22ZWkyZVnKmf5T1q4/wm1AHLWAzsBHQ3JyP LJp9Zrz/BLOJXlJicJGIj8uAn/CAI lV4JdTv8A5OC9cen5 2hB6TxPce9btlGE6rUWi5SLZS3zsQrz8/5aT9Grdua 89 6tt7VtLDICLikl8lDzkGGA80DY7g/SpNeG2xEIoxdrg26O WTD3Obfqa8arg1m46vctW3dYhmUEiNxuferKMq3OEsuJytRrT9 9bv5aeBCWOLOXtsQoZ9XfsOY/orQvFe/X8tTP19a9eFfFXxNy6pZDtzLYUEEWyxXF56sIRif7Y9Kl24FYN xrhtW83BVmxGRDCCCfcbVsfBpKtiJQFVMfKDEgeg2H6CijK9yZ ZcLi0o615c/suWhHcT1t030sWmS2WtvcLuhcEKyriqhl380kzsPrUVrONalGv sLlkpp7Nq4yhCRcLhywV8/LOEDY9RVj1/C7V9Qt62lwAyA6gwfaawXPDunZ1c2bZdQoUlRsF6AegHb0pKMn sMWXFFLiXLonz q08ORAafxdcF29zFytILxUJbaTynVPI4J5nzefyjA o3rNrON3rtrTXbDi0t57dsrctEkF5OQJZZAjbaD1mp 1wm0rvcW2gd/nYKJb 8e9ZLmiRgoKghGDKI2BXoR6RUKMubJefDxJxh8unT6mW0DAkyY EmIk sdq9UFK6mIUpSgP/2Q==
Cytokines , là những protein tham gia vào việc điều hành bình thường các đáp ứng miễn dịch , cũng tham gia điều chỉnh sự sao chép . Nồng độ các phân tử như TNF-alpha = tumor necrosis factor -alpha ) và Interleukin -6 , do các tb người nhiễm HIV sản xuất , tăng lên cũng góp phần làm kích thích hoạt tính của các provirus HIV . Các nhiễm trùng khác , như trực khuẫn lao Mycobacterium tuberculosis cũng có thể đẩy mạnh sự sao chép khi dẫn dụ các tb tiết ra cytokines .
Dịch mã (Translation)


Sau khi được xử lý trong nhân tb túc chủ , nRNA HIV được vận chuyển vào bào tương . Các protein HIV đóng vai trò quyết định trong tiến trình này ; lấy ví dụ , 1 protein do gene rev ( regulator of viral gene expression = p19 ) mã hóa cho phép mRNA giữ vai trò mã hóa các protein cấu trúc được vận chuyển từ nhân ra ngoài bào tương . Không có protein rev, thì không có các protein cấu trúc . Trong bào tương , bằng cách sử dụng mRNA như cái khuôn ( template ) , virus bắt tay với bộ máy chế tạo protein của tb túc chủ - kể cả các thể ribosome - để tạo ra những chuỗi dài các protein virus và enzyme . Tiến trình này được gọi là sự dịch mã ( translation ) .

Lắp ráp ( assembly ) và nẩy chồi ( budding)


Các protein lõi HIV , enzyme , và RNA bộ gene vừa được sản xuất , tất cả đều tập trung bên trong tb túc chủ và sau đó thành hình 1 vi hạt vi rut dạng còn non , chưa chín ( immature ) , được bọc bởi 1 vỏ bọc vốn là các protein lấy từ màng tb , nhú ra khỏi màng tb để tách chồi .
Sự lắp ráp 1 virus mới xảy ra trên bề mặt của tb ký chủ . Virion được hình thành từ 3 loại protein . Đó là phức hợp protein màng ( Gp120 và Gp41 – vốn đi từ Gp160 ) cọng với 2 protein bên trong đã có sẵn là Gag polyprotein và Gag/Pol polyprotein ( polyprotein sau là do sự chuyển dịch của khung ( frame shift) cho phép ribosome tiếp tục dịch mã từ gene Gag sang gene Pol ) ( hình 12) .

Hình SEQ Hình \* ARABIC 12
http://diendanhiv.vn/image/jpeg;base64,/9j/4AAQSkZJRgABAQAAAQABAAD/2wCEAAkGBhQSDxUUERQUFRUVGBgUFxcYFxQYGRgYGBcYGxcVFx cXHCYfGBskGRgYHy8gJicpLCwsFx4xNTAqNSYsLCkBCQoKDgwO Gg8PGi8kHyQtKSwsLCwqLCwsLCwvLyksLCwpLCwsLCwsLCwsLC osLCwsLCwsKSwsKiwsLCwsLCwpLP/AABEIAJUBUwMBIgACEQEDEQH/xAAcAAEAAgMBAQEAAAAAAAAAAAAABAUBAwYCBwj/xABBEAACAgEDAgQDBwEFBQgDAAABAgMRAAQSIQUxBhMiQTJRYR QjQlJxgZGhBxZiseEVM5Ky0SQ0cnOCosHwQ1Nj/8QAGQEBAAMBAQAAAAAAAAAAAAAAAAECAwQF/8QAMREAAgIABAIHCAIDAAAAAAAAAAECEQMSITFBUQQTFDJhkfA iQnGBwdHh8aKxI0Oh/9oADAMBAAIRAxEAPwD7hjGeJplUEsQoHckgAfqTgHvOV8Y9Zki eGOMsvmEm1FsaBJVQTR4u7Hp4a KzodN1COQkI6sQWBAIsbWKtx9GBGaerdIj1CFJAa YNH6eoc9 e/cYQKDwl1eRpnhZjIqqhBPLLagBX5G3hfdbYknOuzhdF1VPJ1X yovO1OncRMswKkk7Q1FqarUtRIFhu1jLptLrX1OllEqRQrH/ANogoEtIVPwsAeAT8/w4LZa3L8nPn3UOvSvqJQJJIxG20UKVW8tgC5O6mIf4boFQxrLr QeGtVG2rLa15PPDCEMpqAkttI9XNWo9vhyo6h4N1fl6ba6TzBi mplYtGDEzNZWNCAWG7dZ5uNe STlXM6nwx1Fp9KkjiiwvjsR7EEk7hXv7m 2W15zvTevoupn03kPCmmQOZmULEykWWB4993PY0TxkHxj1hvuR CxKSW1xkWwAJG1lPA4AJIIIau9ZCKtNbnYYzi/B vf7RJDuYoqIdjG2T07e7HlRt2gKTyeavO0wQMYxgDGMYAxi8Xg DGMwWAwDOM8rKD2IP7jPWAMYxgDGMYAxjGAMYzG7IbS3BnGYLZ F1vV4YRc0scf/AI3Vf Y4TT2JSsl4yJ0/q0M6F4JUlUHbuRgwvvVj35Gb451YWrA81wQeR3HGG6FM2YzG7G 7IzLmQZxmN2N2My5gzjMbsbsZlzBnGY3Y3YzLmDOMxuxjMuYM5 zvjiGRtKfL5AIZxdDYPi3HcPTtsEU13QF5N8QddGmiDUGZiFUE gAn6n2HtuogEi Mrej KjJMIpVUF13Kym1Pqb3avYKKF2bPbLA53w znVRNEthVbcVQoDV7VKEoQbWRRfCnuMuNH09 pDT6nUpqNHJp5XYRBxTgGlLD5cVdcjcBw154 zwdS1lFNTC3TprB5jSQtZsVybIJvgke5DHOzAwX7irieUhAugB Zs0ALPzNdz9c94xgoKxjGAReo9NjnheKZd8cg2spvkH9Oc5jqH QWiaKEDTr0uKFvNR73AryGsnn52b/ESCSM7HNc8CujK4DKwKlSLBB4II9xgspUVPh77L9mWXSUYmXcC oJulANDuD6BYq7Ha8rv79KG3GI VYHmA3 IjdtHqraBQ22SSPa89QaKaLUPpxFp4unCEKhFBvMPsVbg83weD Y5JJGVSeBJQWjBQRWtPuJkZd5J3AjaWFKaFCjQxoJKtjvUawD8/nmc1aaAIiqAAFAAAFAV8h7DNuCoOVU uaRykXAFhpOO4sFUv8Snkk8cVRvJXVdTshYg0TSqfSKZiFB9XF 2ffKfqOqEGnAjALNSRr2DO7bUWgeAWNmj2BwSkbW0aEnc7sWv8 AFIfi4IHIA7 30zdLNJENy3KtklL9RJYk7Gb9QoQkClPPbNOm8HQbPvl86Q0Wl kssW a8/dgewWqz0NLNDY/3yc0eN6qB2YHiQ9wCK9uPfBLKr 9UhOxd5fzLFwlfQCCY/UAL2kertz3OWxVpFLTkUeyjlRVEUKtzx3/xHI66ofaSuyj5fAIfvvK9j7XfPY8ZKk0Ek3x2icHv6ypHKGh6P a6v3zJ76kHtIozwP6gD8W6rHazX8ZI02pKsEclv8X19waAAHNL 7mjkPW9CWNC nXY6CwFunA7ow/FY9 95hpfMhDqCSAGXtfa1PIIB9rq/rltSC7zXLqAvxEC//AIxBLuRW YB/pld13SeaFXfs5V930SSNyO471X75bTiCb9vT8wx9vT8w/rnPaHokiKirq2IUrxtHOxrccmzfYn/F ma p9PeWUyJrCiJ94ABapSFLBDexDk/rllkcqzac6f24g6X/aEf51zbFKGFgg/pnOdE0sqyln1AeMqGVQRR8xnIP0AFUe5/bLfpXeb/AM0/8iZWXszyp34gn5D1msSKNpJWCIgLMxNAAe5yWc c PtBqNZqk07I6aKNfOlccCVgQFjsHiiR/LH2GYYsM0kmaYaTep2PROtxauBZoGLRtdEgqbBogg8jnOch/sl0AdpJUknZmLXLI5qzYHBFgdub7ZdeGZT5PllVTywAFVQoCmw BtHw1tPHeqvnI3SIpRqXZgw3Ft9hqArj1N39SrtA9icxyuLkk6 olYjXd4nnwy8MTvDp4Ehi3Ers/E21TZHzKgn9F575T9R/stVHabp2om0sxJY stGxJs7gefc/MfTOk10celRpUW252qWIWzZNXwBQJ/QUO a9Z1V20bOnoflb49JqwRu4G4bavtvHyydW7hs9NRHElF3Zv8M/avsy/bvL88EhvL7EA0CfayOePnlrlZ0 Z5NO21hv8AUqOfUL9mPbcATR e05Q/2d JpZ1m0 s/71pX2SdhuUk7Xofx m0 Zyg3b5EpOSckdjjGMyKjGMYAxjGAZGMDM4BXeIuhLqothoEEFS eQD/iH4h77exoXnON4ceCNpZNRDDIY/LRyAsSSNu9RVyQTe1gQQbscjOr6l1mLTgGVgt3XfmqsD5nm679/kc5vxv1HSy6aJZoJdVFLMEHlbqVlsb2II9INi 2esVgrkjoOgQTJpo11MglmC t1AAY88igOKoXXNZY55QUKHYds9YIeoxjGCBjGMAYOMYBznjnp Onl0pfVCQx6Y/aPuzT gHt8 PqO3cZZdE6ymp0yTpao67qbgj5hueCKOTdQDtNVdGr7XXF5846 pPrRFCNeYb3MzsjFIR3Ee6ShtNErW47roiucF/dPpKsCOCDnrOM8FTN58yAnywFNbiQGoBtrbfvKICnkbaHGdnhl DhPF/WtR5oiGmYxrNEVPqHmUQRUh9C23FE3x9c8TdWlafS ZpJowJY 7xNfoeq2t8 efZTnY9Y0 FhVlacCmPKEMKC8k8dhlN1jRmWBWhrzIysidgNyNuVTzQBoqef xZmotbv jS06pHTYyq0fiSB4fM8xUCj1hyFaM 6uDypB4o/wBcxJ1slbhjL2OCx2KeFIqwWIIbih7HNClMsfsqeZ5m0b9uzd7 7bvb l85tzmdD1 dtVqInSLbEIyoUuD69x5Zh7gf0y 0utV7A4Yd1Pcf6XYvtwcrepBs1EhCkqu4jstgX 54Gcp0yd/JoRMwB291AFO3td9 M6uecIrM3AUFifoBZyg6ataeyQLpuR25LkcC AcPcmzR4c17M0aM/lgBwsJAJcC/Xu7/XjLvqWmVyocEqDu4BPqVlZTx9RjpOnqGPcASFu6HG7mhxxwcn5 WKeWiCm0PS4YXLxq4ZrskSHuQT37dvbPOl6NBGrhI2AddjcPyv PpvuB6jl3jJak/efmSc4PDGm4 7fgAf8A5ewN/wCZP85a9MQjzSQRukLCxVjavP8ATJ2Mt7Tdyk38SDXPKFRmPZQ Sf0As5XdK6pFq9Os0J3xSA0SpFiyCCrC/YjJfVf8Au8v/AJb/APKc e BOqsvQdL5PxW6EgA1td2YC LI9/bvzVZjjQzVW5ol7Lkdn1GtPA3kIqsfhAXjcR3IHc0KHzNDNvSN W0kduPUp2ntzwCO3ANMAfqDnrROJoR5gVrsHi1JViNwv2JWxkm KEKoVQAB7AAD BnI2suWtSvE8anTLIu1u3fgkEEe4I5GUmm1bJqDGq/c2EoiyWLFSxY9zuo1 Xn5VhddJ9tI3emwvl37esE7f2V9x de Xg0ib9 1d35qG7tXfv24y1ZNJcUNys6z1CSN0SIDtuawKqmoX2VbXk 1iu RdP4WX/aX 0EkK74RG8YUU3ApmN9wAvt HL2fSI5BdVYjtYBr9Lznet MvI1 m06qjLKWEshavKC/OuATzwSMmLtVFalotq9TpxnmSUKLYgD5kgD TlbB4o0rqzLPGQpYH1Acr3oHk/tefNuvdcGv1YKsfK4SLcCAO1sV7glr tVnHiYihGzbBwXiSrY k9T8U6bTlRNMqlhYA3Nx8/QDQ uVs/wDaNoklEfmMbr1qjsgvtbAf/BrOK/ug9qAYwGO0NbVwSKIAsfxmYvB8rLuXZXP4iPn8x7kV cr6Y82VRO1dChVuR3PR/Hul1M3lRs4b8O5GUPX5Sf8jWdDnwvqOlaF6PpZeeG7EdqIPBGf VfAfVW1HToZJG3vRVz72rEer/FQF/rnRg4vWXao5sfA6vVO0dCMzmBmc3OU4rxfpJU1SzC9hUJaJvYe pe4FUgvliSfUQABkTQdM1yQu laPTlp9z bsKmIbgwJKllYMKrsB2POfQ9uVfiTokWq0skM6s0ZAYhT6jtIY BfrxX756xWLp2WaHjPWUfg3rUeq0aPAkiRrcaiUENSekH3uxRu z/TLzBDVOhjGMEDGMYAxjGARepalY4ZHckIiMzEeyqCSR9azm/BPStE3TlGn3y6eRncecLazaN3ArsRf65beKdRqV0zfYkjkn4pJ DQK2N/uL447jv8Azy/XtRINQkOwhUQMUiOxSSVLDggEWNwU01i7AOC 0TutPpkQEIoWzZoVZoC/1oAftm7OY8Ea95EkDPvCOVB9 9 q/USb3bu3YDtnT4KGDlPLpWhJKgtEbJUAkp3LUPxJV0o5BoAUTlz gjBNnMzDSMxZhHvTmz5e4FfqwsVz mbZtZKwA0sRIa7diY1A4NliNzWCOAO 7kVl80IPcA/sM9Vgmzg j6 ZNdqvMCEKU81l3DbtBVb3XuU2W78d86PWaRm9cLbXX3FEj5qV/EvHb6fTLjyxzx37/AF/XK XppA 6YD3prIux2INjtVf4jmSg13tRJpvREF4ZpvTOV2A2VQMN9fnLH hfoO/8ATJk0e4 WP/V n4j2IuuwYc8857WCX32 57sw4YUK44Klv6ZK02lCDjk9rNWRZoEgdhdDLJFTcBmcYy4GMY wBjGMAwwsc5XyRQqFiYRAN8KEIASBZ2r7kAXwMsTnH PPB51kaSQN5eq053wSXXNg7CfkSBz7EfInObGVySbNIJPRkj7W 663aD6QVQR7uKvk7B/h9e4/lrLefqcaxNJuDKPy qz22iu5v2zm/DXiKXW6eaGeF4dTD93KpBCMT Vu3qW Pa7sjnJ2h6CxgaN/SCVoHa17QQSQpqipC0D2X2zOUY 9pXqyJJwdF1pNUsqBl7Hj2sEGiDWQ9F1sSTNHVAEhTfxECzxXH HI59jkXX79PEqxG2dwSdq9htFIDwOAO98Kx5zZ07TxognZqADE klQg/CWB49NDgkmlOVcIpN89iLexcZxSeEHn6xNqdXGhgWNY4FsMGv4 nZfZh6u/5hXbNvT/AO0D7VrxBooTNAl dqL2ovy2fm5/n2 edjlblhmjTjo1uc2/gTRJE4WAE07A2SwLA35bH4TfavfPkPSCdo73z t/X65 gsoOveDINSLrypLJ3oFBN994/F/n9c48fCeJHTc6Oj4/VPU5HT9RhGnFufMAFDkgGzdX24q8mLr9Lt4mccDgbqsinHb5WP f6XnjWf2WuIiYtQGk9g6lUP0JUkg/XnPHh7 zeXzN2tKbB2SNmJY/MtQoe/GcC6FNO6R2vpeG4um6Oam0L6jUeXBchYsF3GrUXRJPagM neCvDZ0OjWFmDOWZ3I7bmrgfQAAftkjo/hiDTEmJTuPBZmLNXyBPYfpltnfgYXVLxOLpGP1r02MjM5gZnNz lNhORm18YbaXUHk1uHsQp/9xA/U5unB2mu9Gu/evpnyfUB90isPv7BAHM 8sNh3ni62qBuNWtndnrGZ2fU9XJpNU p1OqjTQiNUWIpyJCe4I5Pb69yKFXnSxShlDKQVIBBBsEHsQfcZ XRdNWbSrFqEWRSotXVua5XcHJO4cXZu7yo1XUp9C q1Gskj xIE8lI09a81X/2wbsbQKwX7y03OrxkbQa9JokkjNrIodbBBKsLBo8jvki8FNtzO MZi8AzmGPGaJ9ciuqF1Dve1CRuahZ2g9 Ac5SJZOqxo7fatCdPqSdtgGVU4/j29x8XxXeCyjxZno0MPUdSmuaLUxSaVpIFWQlVaifVs/f6cijdDOj6n0WLUBfOQPtIZb9iCDY vpAv5WPc5OAzOBKVkfR6FIlCxqFUdgP1Jr9LJ/TNk020WbPtx35zZkXqTkJYG4gghR3JHIUfU9v3yHtoVPX2z/AAP/AB/rj7Z/gf8Aj/XKZ tzK1fZ2ceWH9O67IclfUALBQCr/GMwniCTzFVtNIAyqwb2swmQof8AEGUplMuNyXmvuLRcnWf4H/gf9cx9vFWUcft2/rnOweLZWavsWoF1RK/QXuugPV/TJWk620wkVtPLFSk24oH9MtPDx4K2l5r7g6LI7av1EBSa4u1Hs D7n65Iyg6noY5HmEkgUsnlkErwHACuAezbuAfeqxJpK26JSst/tR/I38p/1x9qP/wCtv5T/AK5TQ9AVSSs0o9DRkBgAtuHLKK4Niv0ORl8J7CSNVOoJchQwCj zCew hbj9sqp4bu5/xYp8johqz Rv5T/rnmTXbRbIwHztP uUZ8PL5xZdTJuIp13Dv5Pl76HZuVa8h6bwwivf22ZrIYjzFBa6 UWRzzs2370ctGWHxxP4sU R1J1hHdGA4F2vua eSc5/QdDMAYmeaW64ka65HI/wDvtnQYTTbp2vIgYxjLAHNObjmnOPpO6LIxWcv4l6R1F5xJodX HGoUL5MiWpIJJbdR5Nj2HbOpxnPGWV2aReV2cn0LQ9TMtdQbSS wUeEU7t/G08qB88s/EfhSDXRJFOG2I4cBW29gRtNfho/wBBWXOMnO7sOWtkXp3S4tPGI4I1jQdlUAD9T8z9TkrGMq3erK IxjGQBjGMAYxjAMjM5gYwDbmptIhNlVvtdD5g/wCYB/YZtxnrGYAzzLGGUhgCDwQRYI9wR7jPWMApdR4VifXRasmQPChj VA1R0b/B /8Al8hlWkHU4NHN64dTqTLcQICIIyRat8Jser3 XOddjBZTfHUoW1etGo0y VEYWS9Q 6mSTaeEUtyu6vnxkMaPqE0OrjmljgLNWllivcqWfU4vvQH8nOq xgZq2RQweEoi ml1H32o0ybFmNqSeLYqDRPHvfc/PL0DM4wQ23uMYxggZH1vZf/Gv eSM8vGCKIBH1yGrVAqtdHOT900YX0fEDfDEvyPmNtfvkbURasS LsaMqZLbd7R2xoD5gbRd8kk9sufsafkX BmfsafkX BnN1HiaKdcCig0es9G6ZOCm/swYAtvobRtJBUft7Zb6w/dt hzd9kT8i/wMfZE/Iv8AAx2fXciU7Nt5R9R8PRaiSQy7rIWM0xAKja4FD/FzeXuRfKYMxABBIPxV7AfL6ZpjRco0iItxdootR4H07A15ikgi w5PB78NYyx1fQ4pfjBPCrwxXhDY Gq5J7ZNt/wAo/wCL/TFv Qf8X mcfVT5GjxG JV63wzFIyk7hUgmIDGi3c8exJo334zK GIeAQxCsGUFuxDM3FfVzlnb/lH/ABf6Yt/yD/i/0yzwp8h1j5nnVfAf2/5hkvIkiORW0Dkfi oPyyXnTgRcVqZMYxjNyAc17M2Z4mlCgsxCgckkgAfqT2zOeEp7 kpmNmNmeE1iFN4dSvbcGG27rvdd P1zdmb6MvEWeNmNmZklCqWY0ACST7AdzmhupRA8uo4Vu4 FjSt hPAx2ZeIs3bMbM93i8js8eYs8bMbM9lgBZ7YvHZ4izxsxsz3ux ux2ePMWeNmNmYGoXeUsbgAxX32kkA18iQR 2bLx2eIs8bMZsxjs8eYsi9T6ikELyyEhI1LMQpYgDuaUXnvV6x Y43kc0qKzt70FBJ4HfgHI/XOnDUaaSFmKLKpRmFEgMKNXxdZpn0qyieJpWO IROooBNyuCw44LA3Vn4RnYlFq/VaFSadfGACzqoKlxuIHpABZufYWLPtYxqeoRx7fMkRNxpdzKL7 drPPcfzlL1PwyZo4UeUkRuGJoKTEFIeL0iiG4B l/TI/iTRLK0b7/L3uNMSwbmpVcKqFOfVGaa1Fe54zSOHBta8wWb JYwFJ/EjyVuhBpL4Nv3NNVWPSbIrLBtYoTe7BVoNbEAAH5m69xnMz BIWXa00u0KaBZDQKSqSLFAVIxNDuL Yy51Ggjn0gj3K0ZVKbgg7drKwI qg2PlwRiUcPSm/HQJklurQirljG4bh615FE2OeRQP8HNet6zHHDJKWDLEu99hDEC tw4v3HI ecy3hiF5lgeXUN5SJJ6nQg1vHc2w4c3x XnjLSPwigh1ERkcjUIsbt6AVCRiNdu1aB2j3vnLOGHFq2 HDh gT5fEEKzCJpFDEMbLKFtWRShN/Hbr6frkvR6oSIGHY3 X2JB Ekdx885g G9M/nxrLJSI0LKPUY1l8uYhSVLOSQG5LfGR lx0J4ljWOFmdbkO7a1Xv3MC20AcvwDVjtdHK4kIKNxvyITLbGM ZgWGMYwBkDq3VhAu4pIyhWdioSlVassXZR78AWTR4yflf1Xo4n 2bndQjbwF2UWHwlg6sGo8j5Gj7CrRq9diDOv6wkMHnPu2AKe3N OygcGq5YXfbnIj LNOsrIzgBO7kpsukNA7rJ 8Udu5yRq hLLHJHI0jLIysbbts2UF4pQSgJHzZvnkXW DoJJC53AsQ1KQBY8qqFf/wAU/r881h1XvX6r8jU9x K4DN5W8fCjBvwkvI8ez5hg6EG65IHfM9S8TxQOY2JLjybFGgs0 vlq24iuDZq74zx/dCDc7eu5GVm9XuuobUCuOPvGP7cZI1nh OWXzGLg/dWAQAfJlMsd2L4cnsRd5P G Nfr8jUHxBFcdNayWFcfDYJG0k9juBWu9iuMjy LtODHUgZXJ9QNgDy2kDH3IKqaIvsfkc1N4JgLKxL2rbxyp9XnP N3K2PW7cAgEVd0Dm2PwhACpG/wBMaxD1fhSJ4hfHJ2SN 9ZasDmyNSwn6pEgQs6gSfByPVdcj5jkc9uRkb 8kI373CbGCndwTd0QvxUdrc1 BvYZ6PQU 52s6mFPLVlIBKei0Y1yDsS6o ngjK7TeBYI6KNKrrs2uGXcuxZEFHbROyVwWYEm7JvnKRWFWrfr 8E6k bxDEmo8l2CkpG4Y1tbzHZFA/wDUoHy9Sjuc1t4r0wfb5y8XZ9rF0t 5IVyKuxG3yzZrfDscrFn3WwhU8 0Evmp7d955 YytXwSodGSV08thtIrcsKxTJHCpawApmc7iCaNfI5MVgvdsall r/EMULxB2AWUOyvY2gIFNk/IhrvtQJ7Z7k69EsjI7BCq77bgECr2k/FVrdfmHzyPqvCkLxxRjeiRRtCqqR/u2RUZCWBPwqBYo/XI0ngXTmQv679W2iPTuZGtTVna0aFQSQKqq4wlg0rb9P7DUvNL qlkQMjBlPYj6Gj 4IIr6Zr6lCXiZVVGY9hICUJBB9Vfp xrHTumrCm1L5ZnJPJZ3Ys7GuLLMTwAM0df0by6aRIjTstDmr5B K7hyu4Wt 27MVWbfSySmfw7P5DxgxfeS e24uTayRMgL7fVxGwJ2juo9iTI1 h1L6qBgSkZvzwrsVqJw8QU k2xNH00VsE8C483h/zDpyumjiEep8xlJRvu/KZSaHpFvs9IJ EHv2kdL086aYRFHVll3bg8VMjaksaNsa8smwQL5AIPOdbnSTTV/fTn4IqRPEHStRJqR5TOFbb6t0irEBHKrD0mmtmQ/Pj6Ctb GtU0m8agAUBYd/UA0LLwB3pHBO43vvizlr1fovmamCQIh2CUMSBdsoEde5pv475o 8H6DUQxBJ7CpFCiKSrEOke2UgrxsJ27R34Y8XhYrUE01otqBp8 RdH1DzB4nbazQrQd1MYDN5jBVIDghgTfPpoXfEWXw1rWjK eoOyNf95ISGSEoHDFeCXIcgCzXfizv6n0/WtJqAjAxOvo3beOY7jVdxBtRLyVWiRZI7SxotQuiRFLb1YbgCi OYt5JVWBKh9tc7vY82byVNxivaiCT1Pphn0D6feC7ReUWs1v20 Sa578/PK Pw7MriVXphMJNhmnKeSISnk82PjJe9vNZXx9B1qRyCJgplfUMw ZkYU7RlDQAG8jzBfsWF8cZM6L0SWKWFiHEaxyoVDIoBaQFGeNG 2t6AVsFj2v55Hci6muOg4kODwnqkhAOrIl/OHlY7RovKIVGNMfPqX9u95L0XTdQdHqhbxNI 6Ib5HKoqRAqC3rXcySc/EN90DxkXV HNU07Opf0vqXjbze3mQgRKoJtaccigO3cZtXRdS 8Jl9RSlry9naLhebWTiUbtu2yCbFAaSm5e9H0xRp6f4e1jBiZC iOxqJpJCyp50zABiGCHa8Y7E0hHHFTej GNTEYWlnLsjoXO UhoxpPKZdrGuZqk5H9cuuhRyrDU5ttzkWQWCFj5auw4ZgtAke/ue WOc J0ibbWnyJSGYzOM5iSs670f7QiC1Gx9 113xv6HXbIljcPXuHPdQfbKSTwMzSM7T2SCKMZ2t9 kqrIu mUBPL2gLYJ97vrsZrDFnBUmRRQ9U8MedFEm/yzH6GKLQaNl2yxBd3oDACuTVDviTwsGjRCwIXVNqiCoIIaSR/Lq 3rq/p2y xhYs1VMUcdD4HcSwhpd0cQHO2jSh1MVbvhbzC1kGttdiALKDwq Bp9NCxQrp2VqEYAcLG6DcpYizu3E/Mdsv8ZMsect2EkclH4FP3QkmLrGgiraQWX7O0LLe gCWL8gkHi6AqT0/wAOSHQGGZ/vpfXK45Bf0 kj8S7VVCL5APzzpMZL6RiS3YpHJv4EtnbzAjO4e4o/L2D7O0JWP1Er8W /mBx8pfSPCphnWUyA7RIuxU2IPMWAWg3Hb/uLPezIx4zocYfSMRqm/D6CkMYxmBIxjGAMYxgDGMYAxjGAMYxgDGMYAxjGAMYxgDIXWJJ RA5gAaSvSD ovv3NWQL5IAybkLrGreKB3jTeyiwvJ9xzQ5NDmhya4y0e8gck4 16NPJAHYyOAokRBYGlan2lgE 9WMVwOTY54k6jV64mR0SRRYVRsQsFGnDAiMtRvUFlJPIAHYcjG p8T6hZk8uJpgAVIWOSMSWkjK6FiSBaInPFu3J4InT9XnOiEqFd/mRBiIZdoQyRiX7tyGO1C1kH8J7Ht3PNpcVrS/fkUK77X1GONjtB2 avq2kBVRCj7ywLEnzKJoGgDXfJCa7Uz6CR4mfeJiI2VUDNEky2 QPhJKB 3ft3yLp vaqIL5ieYjyz2zJICka65I9xN1t8iVmXgUsf4hdT9R1qc6NJkX y2 0BGuN2qEakxlyhIYAxANf14rEovT2Vvv6 Asha2TqHEkdk7p1VSijagB8pmG4Bi1Kee305zEo6gJ5ZFDHYDG npSpV89CCVugdhfkAHgfv4Xq rWAqVcljIRJtYNGPtZS23WGAiO4Ch6V7 4s21U0ek07J6S0ieaSskgCuW3tztYDdXsAAQO3OS8y4R3okjeK 9NqnmYQ aY2jh2hdu3zF1ILkngg XR70QCMxI2taaPcrFUlO0j0h188qWl2sAANPTLwbYnj2Omfret KQMyKgkYuSokFBSgED7lc7nt2sL GqJ5y36J1eeSULLGFVlmYEK4K XP5ahixIO5Kb2 ljIeaEFpHS/jy g4lSOqa6OKNp6RSkDTPtjBjZhN5qoC20kMsI5ug7Hms39Q6tqx oIZlUhjA0kxCAsriHci W3ZS9g/KgPexC03XNWJFMg8w0ymLynUFhqQoA5ID Ud248V7c3ln1Dqc0etZVBdGSABCr/iacSujDhdoCM13YAHBIuZR17q5/T6 tSPgRl6vr9t Szf742FUDaXi8hlJJsiNnYiiTtqr4N94fmmaG9QKffIOwFoHYI xA aUfb9Bm3okpfSws4IZoo2YEkkEoCQSeSbPvk3OTEmnccqWpYzj GMxJGMYwBjGMAYxjAGMYwBjGMAYxjAGMYwBjGMAYxjAGMYwBjG MAYxjAGMYwBjGMAZA651L7PA0u3ft2jbdWWdVHNGviyfkPquvW GFpHsqoHAFkkkAAXx3I7/0y0e8tLBza LpPtLgoNibI2Xd2c6toC6nbbX6TRrtlbH40YETFZGEemMjKzou 9vJaYMFBAYUuzcFNHdxQJy2PjMRyzDURsiI6oCArFf8As5mYPt Y2fQxG2/b3yVp/FkbuIxFJ5nIKVHaqEicsW37SNs0ZoEnntxndly/6 HPgU Yg8Rs83lSQqAZfIJDluTpvPBooLXYdp uQY/FjxGQPHuVZNQsdELSxPGoDAL6UAkBLc0FJrJfWvErwzNGkV7W0 lta8jUTmIqFsENSmj2vv251HxrGTYVwEdEkUqhYmSWWFQpD1xJ ExJ5te13xVYbatQ0dceP5sm/E1z NTuioAbnCOvew2o8hZI5DQZSwJ7WR7Dvl10LrH2mMvSr29Ifcy 3 GRaGxx7rzlL/fLTuY28mXeEWWNfuwdkkDybrD7R92jWCe4HzvOm6fqVliSRQQs irIL4NMAefrRzPGiox7lEp2cfpPGLkiNuWOoKbkK8J9uMASVSv otCte7BHIIIywk6xqPtcqxqXjikRWAVa8swK7nde4yW3pABBsD 5kdFNpEYCx2YN8vUptTx8iM21lXiQ3URRyXTvG7ztCqQDdKeLm WgojWQ7tqkhgCRtIHI70bGrpfi59kQmQO0lEkMBYkkkRfLTZ6l TZb8 kG7OdkEHyGY2D5DHWYe2T/r8RT5nHaLxZJ5sKCEL50UJjQSLsVZBOykkRAghYqKix2r3zpui 9SGo00UwUqJUWTaTdbhdX75L2D5DMgZTEnCXdjXzBnGMZkSMYx gDGMYAxjGAMYxgDGMYAxjGAMYxgDGMYAxjGAMYxgDGMYAxjGAM YxgDGMYAzxLEGBDAEEUQRYI RB74xgEePpMKgbYoxRDCkUcgEA9u 0kX8ic1QdBgWNU8pCqsXUMqmmJuxxwfa/kBjGWzy5iiRN06N2DtGjMKpioJFHcKJHs3I RzU3RICbMMRN3exO 4tfbvuJb9STjGFJriDTr/DsMsewoqqdoO1UB2oCqrZU0AGIFURfFZPggVFVVFKoCgfIAUB/AxjDk2qbBsxjGVAxjGAMYxgDGMYB//9k=
Những protein này tập trung trên màng tb và sau đó màng tb tách rời ra ở những chỗ có tập trung . Protein tiền chất ( precursor) bên trong lớn hơn ( Gag-Pol) kéo 2 chuỗi của chuỗi RNA dương vào bên trong virion mới hình thành và men Protease ( một phần của protein Gag-Pol ) tự thoát ra ngoài . Protease hoàn tất qúa trình tách đôi cặp Gag-Pol để giải phóng những enzyme khác ( (reverse transcriptase, integrase và thêm nhiều protease khác ) . Protease cũng tách đôi phần còn lại của Gag-Pol và phần Gag nhỏ hơn thành những Protein cấu trúc . Các protein còn lại như p24 , p7 và p6 tạo nên 1 lõi hình viên đạn trong khi p24 thì nằm sát dứơi lớp màng tb.
Vào giai đoạn này , phần lõi của virus vẫn chưa chín cho nên virus chưa có khả năng gây nhiễm . Phần lõi chưa chín của virus còn chứa các protein và enzyme ở dưới dạng chuỗi dài , giờ đây mới được 1 enzyme của virus là protease cắt thành các đoạn nhỏ. Sau bước này , virus mới có khả năng lây nhiễm cho các tb đích khác . Các thuốc thuộc nhóm ức chế Protease can thiệp vào bước này trong vòng đời của virus . FDA đã chuẩn nhận 8 thuốc trong nhóm này - saquinavir, ritonavir, indinavir, amprenavir, nelfinavir, fosamprenavir, atazanavir, và lopinavir được đưa ra thị trường ở Mỹ . Gần đây , người ta tìm cách phát triển 1 thuốc ức chế HIV chỉ nhắm duy nhất vào bước chót này trong quá trình thuần thục ( maturation ) virus trong vòng đời của virus .
Mới đây , các nhà nghiên cứu lại phát hiện rằng việc tách chồi của virus ra khỏi màng tb túc chủ còn phức tạp hơn là người ta nghĩ . Protein Gag (group-antigen ) của HIV gắn kết vào các phân tử của tb đã điều khiển sự tích tụ các thành phần của HIV vào những thể có nhiều túi nhỏ ( multivesicular bodies ) nằm bên trong tb ; những túi nhỏ này giữ nhiệm vụ mang protein ra khỏi tb . Đây coi như là cách mà HIV buộc bộ máy và các cơ chế bình thường của tb “ cỏng “ chúng ra khỏi tb . Sự khám phá lộ trình nẩy chồi này đã mở ra rất nhiều điểm đầy tiềm năng có thể can thiệp vào chu trình sao chép của virus .
Lây truyền HIV
Trên người lớn , HIV lây truyền thường xuyên nhất qua quan hệ tình dục với người đã bị nhiễm . Trong khi giao hợp , virus xâm nhập vào cơ thể qua màng niêm âm đạo , âm hộ , dương vật , hoặc trực tràng , hoặc hiếm hoi hơn qua miệng và có thể đường tiêu hóa trên qua tình dục miệng . Xác suất lây truyền cao hơn nếu có những yếu tố làm thương tổn lớp biểu mô này , nhất là khi có các bệnh lây qua đường tình dục làm loét hoặc viêm các cơ quan này .
Các nghiên cứu gợi ý rằng chính các tb thuộc nhóm tb tua ( DC = dendritic cell ) của hệ thống miễn dịch , vốn nằm dưới niêm mạc , mở đầu cho tiến trình gây nhiễm sau phơi nhiễm do giao hợp bằng cách gắn kết với virus tại nơi nhiễm , mang virus đến các hạch lymphô , tại đây virus sẽ lây nhiễm sang các tb khác của hệ thống miễn dịch ( hình 13) . Tiến trình lây truyền này phụ thuộc chủ yếu vào DC-SIGN (DC-Specific ICAM-3-[3] (http://vietsciences.free.fr/timhieu/khoahoc/ykhoa/hivgaybenh-aids.htm#_ftn3)Grabbing Nonintegrin) , là 1 phân tử nằm trên bề mặt các tb tua .
Hình 13

http://diendanhiv.vn/image/jpeg;base64,/9j/4AAQSkZJRgABAQAAAQABAAD/2wCEAAkGBxQSEhUUExQVFhUXGBcWFRgXFxQVFBcUFBQWFhQXFR QYHCggGBolHBQUITEhJSkrLi4uFx8zODMsNygtLisBCgoKDg0O GhAQGiwcHBwsLCwsLCwsLCwsLCwsLCwsLCwsLCwsNywsLCwsLC w3LCwsLCwsNywrKywsKywsKyssLP/AABEIAMIBAwMBIgACEQEDEQH/xAAbAAABBQEBAAAAAAAAAAAAAAAEAAIDBQYBB//EADoQAAECBAMFBgUCBgIDAAAAAAEAAgMEESEFEjEGQVFhcRMiM oGRoUKxwdHwUvEUFSNicuEHgjNDwv/EABkBAAMBAQEAAAAAAAAAAAAAAAECAwAEBf/EACURAAICAgICAgIDAQAAAAAAAAABAhEDMRIhQVETIgRhFDKRc f/aAAwDAQACEQMRAD8AmYUS16ppjEmsNB3j7eqCiYjEdvp0XVLLF HJHHJmrY/ibLr51jdXAeaxxe46uPqUhQb1J/kfoosHtmuOLQv1H0K7/ADiFxPoskIg4qeA8Gym/yJFP48TTjGIX6vYqaHiUN1mubVZ/ HbTRDTPZsaXPcGjcSaIr8lmf48fZse16Lhjga2XnEPb1sEOaKx f07gDzJ3LK4ptRMTB77zTc0WaPurfMqI/E7PWMT2rgQNXhx4NuVnZn/kcA9yFUcyKrzQxSTomF54pHkkx/iSPUGf8jDfCd6geiOgbeQjQvZFY06OLat9QvIu2PFWOE4k9jqN qRqW1JbbetzZnjR7VKYnDjNrDeHjkfnwRYirxaBOOD 3gEsPxAeGu8dCvRsDxjt4QcbO IfVPGdk5Ro0joyjMYIIRKpVVLEDXRVG6MhqqB0WlUGwh4cudog mTBrdSRJgNFyAtZgjMmPfRRNmmkVBsmvighazHS qic5QOmmi1QPNROnW8Ql5oPFkrnKJzlEZscQmZ0FJGpnXuQz3L kaIoO0RNRHErXkmucmOiXULIlb86eSWxqJC5cSISRASsbUiiso csKVK5LwgEUGrjcjrSGQJMG5Tv5a0qUP3BEsaUljFLMYWK2Khh SRa6oJ i0XY1TuwCPZrKHEcQexhNBQclgcUnHTDqvdWmg0A6BeibSQB2T l5o9tHUqNU0BZaAXNoVPClM hFeCjmW0P2RMjPBgINwrImdgSxqc1La118lLGdC0sa RHULjZhpOovyQkzDINbHotZgkSsN12k aYIXZBxrelBfj/pDNjU5fnBdEYOFCNNELDRLJxj4G/Fr1/KL1HApfIYTd/ZnMPMEV915NBeWODm2INQtzgu1ApmPjpQ2TxklsWUG9HoIhJjh zWQO1TvwIZ 08QXHum aIv8AHmbagCCxCehQgXRHAAevksFNbXRTYOHkFn5 ffGNXuJ SHyegfE/JqcV23sRAbT 530CzzcajOPfcX3rQ6VQMCBmRLXsaCN/5oUttjUkW0PaWKDc0bwaL 6t4W0UN9nOLTbW/usRFjVXIYOuqVqxl0enyxY8VDmnzCI7No3j1XlJceP0UkKceNH u9Sp/GPyPTYsIISJLHdULJS20sVpFSCKUofutDh2PNijgd4Q4tBtM7G e9p19VAydc3cK8VZPigoKLL3NEVNgcEMi1IsRTeVFXLoVFEY5u ii7TiqqVk3Ggn JSQZcEkwtG4gwFPkUpapIQXNReyBwDBUrsGPVVOLzeeJkBs27v oFJCmwBRI2Oo9Fx2ikDqqrZMVRkKIspAcSk2sLsv9vzXnwbfRe vTEERG5XCoWRxfZehrDvxG/wAlSMkhWrMXOMrQWry qEMuVezGFOaSXNcOFbBARYNLkg06/JV2J2itaaFWcCjmZbV3XTTIBzatB n3Q8o2juiICKNBoCa6ED1UNUVNnUUpVCIBQ7MisNec4HFBqeSd R7eqD0PF0zRDmg8Rj93VRT0/SzaFVbnk6qcYlp5FpEgcp4EPehWCqPyEN3UVjlYyJMU8NvzgoI UIuNgU1zqo3C57I4Aird44ncsZDJqTyhpqCDevDkeadLNq0gNR 2KTrIptYcKaISWaQbGyyRmAvbQ0XAiJiGak0Q29YyOkp8KdcwU bQc6XUb1E5BjI2 zs52rL JuquQFiNmcS7KJQuo068Kr0ZkEGhGhUJKmUT6K2LLAqsmZOi0/8ADoOYl0UAyr4Zrokrp8tdJPzYvFGriOooZqPkYTyRIhVKrMea chA3qctBWyjY5waTSrj3nE89PZU01i7mk305CisI82Wwj rTrwWfZLGIQ2lSTTzKWKss3Re4XjwcaEiq10jHDqLAYhsjEl2m Lma5rbkXDh90XhG0AYACUZwcWLGSkeiBDzIOqr5DF2vpQowRO1 dlymg1LrN/2guzVQ3sRFaQ4VHEW9K6rE7QbMlgMRjswGu5zeZB3LZ/yaG1xcRmcfic5xA6N0CqcYh5GONGNFCDQu7w4UKZPiZpMw0Jr2 2J15iiYYZLvCDzQUaLU1/ZEQ5ug0Fuq6Ec7Q6aaaaU8q 6riizMuNTr8h0Q pqgFDcqkhs3pOT4LMxAryusEhfquK2mJBjGOJJroOqrIbKoJ2F qh0B1DVW4hte2pNPy6qjQXCIg0tW5O5MhGMjtFaNQ9FazEMAZh r9EM9jaCmtPdZmTBmsJU0uCDvU0GHbgd3AhMhVabCx81jWKdic KoIoiYBJUCxkNJTSnkJhQGDYWFRXAOawkHQi69J2biO7FgfYtF OGnJed4HiT4LwRcHUbitzJ4rmOhHlRSlsdLo0rAFFGgoKDODeU a2NmCyYrQG6CElK4XSTALhir8XZmFlcsYCFXz8Naa6BB9nm 0EWlG86q82RwcgiK8Ut3Qdf8jwSjYY18ywu0b3r6cqrStjCtqn omwxVWbLN6R2PDDqtcKtNiFj8U2KpmfLOIIvkdoeQK2GY8CmQ6 g3qFZxTIKTieW/xDoLssRroTuhofzkrzDcdd uq1E/Kwo7h2jWmlmlw04lUGK7Fw2tL4L35hehoQTwFLqEsPo6Y5/ZZsxi3FZ/aGK NYG3CoHsqb Wzrf/XGA6WVXmcTWpPO6n8bTKfImTvgOZZzfsmOaDcgdNPZHEFzQCTo gpmAd108ZexJR9A5SqlkK4Uwp2qIw8jOC7QXQwCMlYJppqg9DR 2WGKTzXQy1o9lTQ3UrzFAjXQzQiiDiQzfkhEM0MLk6G81Ua6E4 gdBi5q1O5SvhgGlVXsKd2hRFoLey9Af3XGtIuVD2yTo5KxqHTL wTZQFJdKARpUZUiTG1KzYyRYYPJlxBNhVbySgUpW6yWEwyGUrq reSmYrCBqFzt2y1dF9NS4I4cE TeQEBMz1aA iKl3VCFi0WYoUlHDAokqcmSouoMSyHmzUJQSmzLrJpO0BLsqZS BnjHp9lewpcBVeCn q88B9VoGq2KP1JZX9iNsIKOPCsiqKKMbKtEishy7GipA51uVBL/1Hd0dxun9zvsE8ymdxzO7oPh49eKIiRAwWtRKMDYxFNGwm6vse TR4j6W80nSkNkMhrGgU0oENh1YjjGOhsz/Ab/PX0RWIPo1I31Yy3RhcR2diMGYHMNdKEKjdY0Nl6Y5wIVVieBw4 oqLHiFyJnbRhKISLAcTorydwt8J2leYQhYnTFaBWS4AVpIS YpQJBx1sriUlQwW1TKEpAtIr5 UDdFSxKVWqnIJeKKfCtlAxofEuSbjcAdy0ocQ3ZgSyui6IYW52 o2OoO0gDq0fRYt0HLrY8DZZSA43oiqFyoT3HkmBqaxaGroTw1d y1Ws1HWQ26l3kLlMiOG4UCaQp5OVLzyRoxFCYXGgV0dnH5M7SC daJ8PDgzvNFeIO/odxVnBiFrczCS34mnVqnO0PCiqkZncbEa9QraBHCCn5IRRnZ3X zh91VQ54sOVwIO9Tqyll92maJ0V3KPWewSJnJPNaqUgpWuxWwl sM0SRLSuKlEbCYD0pg2QctGspor6hG hqFgQ7z/L6q9hqjw0ZXdVbly6sT pzZf7BBQs05StdZDTLk7JoqJwAvqXFpF6gkevFVojOmXZAawga Pfpmp8LfqUpxrY0wYb3HKGglosHVPxHeOStoMINAAFALADQKey mgqE2lAByVXtREIgOI13K1hhBYwyrTXgtLRo7Mdh NPFn q02HTQe0aUKqZnDWPFQKHkosPguhG973HEcua5lGzsv2agYTDd x6VNFFEw5jPgFOi7LTJIrDdm/tdYjlVEOnyTQwnV36exrdFxN2RSuHw3NJygckHimEZRmZoiIk6 AatJBrcGo9QpoWeK6/gF WZGMq0Z/sgwnCtC7VXUaB3aKWXpTu3XHMJN1pX5Jp3oc1tljtrsJgFpe6j XcR9Vrpk5W3K8/2xcYhbCBu435AXSv0NH2VD8FhBoPbNPonSWGSxOV76V0IIoVWf yF36x6FQxcHiN3A9Cm NjczdYZslAzVz5xwNKK bs9AbpDb6LzPAMaiS0QZq5K95p3cwvV5CdbEaHNNQUNPsRu9GO 2p2YYf6jBlp4qaEKpgQGsFAF6TNQwQQdCsNjEmYT7aHT7KkGrA ChwTIzDqw0PsRwK4Amu5FUfewEAnQ00cMp4fD5FQz4ZEHPcQpY 0IuFHNa4eiHEu0aMAUni76KcwvZOFTMOBW1gBZPZtlC46XWrhv oFB/2A9ExekhXTF0k9iUclzuR0O6FYiYKQqTvNBXgjO2zXQEc2TZGP UAbxY9Ar4peCGWPVlp2tENNR6kAalDGJnPKvsE XIcXH9PdB6a /yVyFGXmTEbNRHQ2tdQNHeJGg5KeHtDEZaLBPVpqp5CjosU1HiI 9LKxdKB2oXM5OzsUI0rBYO1UDeXD/qUJP4325AgafESKW4BGuwwDVocOgqpXQGAANAHICiPN0LwSZSu nCyrTruI0uuMi1PsUbNywaRUW50rRVYyw47cw/pvpWltNaeSGN1IrKmuiwgNc4gAEndQH6aLYyOEkwgH2cDXNW/nVUkvtdAhOEKFCoK0Lq1/cqw/hnxnhz4jy0Vyt8LTexIGqvKUV yH2/wCEuJQYTntNiW/Fb0qhZKMM7wLgUr9QpcTZRtG67lFKQWMAA4VcRYucdSVzuVuyi XXZegCltE2IaBDYdHrDB5u9A4gIHF8RbDaS40CzYteAbHZ9rGk uNtfssPLwXRHujRKgu8I4N3Ip2aaeYjzRle43iNxKkdmB4j0Kp CHlhb8A74J3H1UVXN1FuV0bAa IaMbfeXd1o896LOEPqBnbU8AU7mkZIz89KtjNNPENOPQqbY/GjDd2TzS9vstA7Ay25IPssfj Hlj 1ZuNTy5qcqkjLo9WgxQ9qqsXlczSD5ciqfZbF87Be /qtLFOcKCl/ozjRhYhymjhQhQvLDvCtsalKXoqHJ UXTCfJCuNEwHA1TKVNAo yH4FZ4RLjxLTnxRkrZLhsDKrZ0SgXIcFNm22XIvY7KePP94pIW MRmKSY1GmlYlQiob6KmwyZq0Kya9ZjUGOdVVcfEhBzVPiplAuS TaiNDrKoxGYyPa4Mzu0aP7jYFGDpiSjaD4k45jGgD rEsxvCvxHoLq2l4XZQgK1oLnidSfVVGCyLg4xYxrFd6Nb kKzxeY7OE53AFdfizke6MpI4S4mJGeSwOc4tp4nd6wC0ER7oMP M9wBPhZq6nMoXB4hEJseNoB/TZvJ4qujxnRHlzrnlu5clwObW9npYMbm 9Is5faIb2E gRUefhG5Ib10WfisYaAmjv7b R3IkS ZuUitLbymjOx8uKMdBWIYpCc5rWkcyNOlULNS4iNy6nd9E6V2b e48BzF1qJDC2QRrU8Smu yMlFaKjZ7Z4Nyue0Ajdqa8SVqi6gsgY84G71Xx8baBqi5iKLZa xSELHjNDTcLNTe0VTlZVx4AVPoFUYliLwKxWkA/qNPRuqS2x FbNezFWQ5cOLhQZr1t4isjMRnTj876iCPC39XM8kBBLpkguGWC 3wMG miuWncFfHDyyUn6J2mgTIl0zMukq4hyE4sNQbq5lsRaW5jYjX/AEqhrC40Fyin4Q5rc3xcOSlk4 RkdnsRdE5N4ceqrY7cwvvTs6TnWTqq6AUOH1gRy3c67Vv5CZqA sNi8AluZviaaj6q62dnw5g/LrlzRp2Vi7VGlmoQeFksVkTDJI0WqbEshJuFmCRSp2jV4Mi0E7 1fSUOgAVY2SIiUGmquGCibJPkZKkHQygZ JYqYPoFR49O5WlBAM9OYhR7hzXVTuua8V1WoFmm2cnbZSdFp2R VgWEwYtdxWzkomZoNVOSHRZseh4wIc1wvQ6J0NyKl6FKnTC1aO w5t36PUrk/mjNykAA0rrccEeyGFI2GFR5JMkscUVU1LviUBIDWigaK0TIWCn ea8qW9FeDKE1040KLivJZTklSB5bBGi590eGQ4fBVk1ivNUczj OY5WVe7g0En2TL9AdvbNJOY01uioZzH LgOqjgbPTMe7z2LfV/puV1hmyMCHdzTEd p9/bRHg2blFGdl40Wadkg1cd7jXI0cSd/RX8vshCaKx3uiO33yt9AtExrYbaNAaOAFAsZtRtQamDL96JvIu G/7TcUhHNy0LHcbgyjezgMaHnQN16uKxzZWJHfnjON932G5HSOHZ XZ4hzPN663RzgLU W4pHOtDKPsYyE4UyuFKaEfUJdte4PlUhEQCKUtbkUogvvv5BN8 0jcEQicboajqCB7oyCxp KvRQ9nXd6XURlBfcRwN/ZB5pMygjSSLGtu0/dWLX11WOgue3RxPIj6o6Di5b4gfK6HP2Zw9Em0cqGERGb7OHyP VVTYlQrTFsQbEhd0gmo9lQF2U1 E x4rpxvok0EOVUx/8NFqP/G4 hVk5yhmIYcC0ixTSipKjJ0zRyk4CET2iw0pOOlzlddnwu4citH LzwcBQrilFxZZU9BrWDMSmPKTYyhjxELNRHOTeULG4tMGK4jhc q1xeapYXJ0VbAZQEbzqeavjiJL0V7WpKXIkgU pcRMOMWFbUBd2dxChyO1CuMCiBzOiq9pMLLD20P/sB801E77NIx1VK2JRZGS2gAFCnTG0IOik4sdNGxE8BvTImKgb1 5/Gxp50Q4m4r7Ak8mgn5I8GDnE3MzjzRvCrnY259QwF3QGizsvhc V/eLHZR4idQOhut/hU1C7NrYTMsPeSKOd1WUYoa36KzC8PfHJMZxawbhqei2uFMgQR SE1o56uPUoZkVp72WwFGgKUMDRUDvUqeSonWicuy6a8FC4jMCG Kk0G9KVfaqxe3OIZ3CEDzdTgjKXQMcHKVI5ieOxJo9lL1azR8S/o1dkMMhwRQCpPiJuSVX4EwkChoAaEA03K2iO62OqhKVjyhxdED oYG7Q7lHFg8teaKc4V8kog7v3SGsDbY/snZRpbzXCRy9F0P/AFhh7K0/AEywI9DRdB/CmPB69LaLAHNOuluabEpTS/Jcy8DSqcIJvWpWMV8w3eLdd6hgvqL9CrCJCG iCiMDXW0N/NWxS7oWRHXLbdu5J2ZPcBRQ0oumyQnsBsdEJKAw3Za21HRF3UU wyvIi4KSceSGi6ZZwI/FQz86AFWmNE5Eensoi2pq6/yUY4mO5oaw1OZ2/TkExwuVI8KEuuuhKkSbNThMKEYLC6GCaXNNblJVEljLmMa0NFB z5pJLRPiw7BneJvn6BWlagAgEEXVFJx3NNQ06EXBVnKTVgHa9L JE0WZWTmzDHOBY4tzbtQEI7ZejgC 3RaONGawB2YXNPVQTsRhADSL0rTd5rWGgLBsDhCKQ5udor4tKg V0Wpw6HDhxc0MMDXChAG9Y5kbJEsSBXjyvqraTxGuthy9uilTc rsaUOi6xWD2b67jcHQ33V0PmqdxLHElw7KtSKUcOnKq0EtOMiQ 8kQ04OF iosSdkqG94caW600PolcWnaK4pqS4vZbyU0yJ4XAhvA70RDNid anjuWNgSINw4itqMIFeOh0Cnjy7mUYIsTLw4eYqqB F30anE8aZChlrXAv Ftb1KxohkuzRDmLj3vO1B0U8GA0XAv6nzKe2CXktYCSBX/S0nZ0YsccfbCMIgZQ4c/2RL4zc5ZXdXRKXgOYKHKLXG vXehZ00fDf5HokZyykpzbDWGtNVJrYW aGMSnkV0Rfnf90pMY8UNL6 yTG9Upk/bVRggfW6wbJeZoL9V14GvzUZiVCYYn4VjHXO/AuA0pe/VMc6 v0UZWCSPiUQk0aivD5KZwKiMM/lky6AyEFcceagf3P8fl/pODgd66lK0SfQ4PS7QJjgmkhGwHSFCRRSB3Jcew8D6Fa0YiiOs g3uRrZZ50a4/9T9k2Jgsy4VbBfTjQD5lZyRgGHHaBQ6pKGNAcHEOBBGoOqSlQ1 o3sLX84lHtCSS50Z7JHNHAKaTgtJu0Gx1ASSWARtl2Zx3W68Ao tpoDW9nla0Vaa0AFbnVJJNDYz0c7JogMIaAcvAV1WaxB3eSSVF sQGDAHCgAvusriNcCqSSzOnDsfACuIIo21ulkkkEP8AkaAIp73 ohZ/wHqPmkkkOeGzp g SUQ909EkkoWcI7p6BcIXUljEEY6dVI/Q/m5JJYYjhBJ/2SSRYEOjmgQkRx4pJJkKTyzAdQD1urSRlWW7jdf0hJJFCM00OT h5D3GaH4W/ZRNl29zut0O4cUkkJARJIQm5xYegVjijAKWGnBcSWWmDyVEHQ/wCTvmiZjUDdT/5SSSjGfjwWlxJaCegSSSVBT//Z

HIV cũng có thể được lây truyền qua tiếp xúc với máu bị nhiễm , chủ yếu qua bơm kim tiêm bị vấy nhiễm một số lượng nhỏ máu có chứa virus . Ngày nay , nguy cơ bị nhiễm HIV từ truyền máu và các chế phẩm của máu ( yếu tố đông máu , huyết tưong ) rất ít gặp bởi vì đa số các labô truyền máu đều phải thực hành chặt chẽ các qui định an tòan truyền máu .
HIV cũng có thể được lây truyền từ mẹ HIV+ sang con trứơc , trong khi sanh , và khi cho con bú . Nếu không được điều trị , khỏang 15-30% trẻ có mẹ HIV+ sẽ bị nhiễm HIV trong thai kỳ và khi tống thai . Nếu cho bú bằng sữa mẹ , sẽ có thêm 5-20% trẻ bị nhiễm [4] (http://vietsciences.free.fr/timhieu/khoahoc/ykhoa/hivgaybenh-aids.htm#_ftn4). Năm 2005 , có khỏang 700.000 trẻ em dưới 15 tuổi ( trong đó 90% xảy ra ở châu Phi) bị nhiễm HIV , chủ yếu là do lây truyền từ mẹ sang con .
Vào năm 1994 , các nhà nghiên cứu chứng minh rằng thúôc AZT ( zidovudine ) có thể làm giảm 2/3 nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con
Theo Tổ chức Y tế thế giới ( WHO ) , phác đồ khuyến cáo sử dụng để ngăn ngừa lây truyền từ mẹ sang con là phác đồ kết hợp AZT cọng với Nevirapine liều duy nhất . Thai phụ bắt đầu uống AZT khi thai kỳ 28 tuần . Khi chuyển dạ , sẽ uống thêm AZT và Lamivudine ( 3TC ) , cùng với 1 liều duy nhất Nevirapine . Còn đứa bé , ngay sau khi sinh cũng úông 1 liều Nevirapine duy nhất , sau đó uống thêm AZT trong 7 ngày . Bà mẹ cũng tiếp tục liệu trình AZT và 3TC trong 7 ngày sau khi sinh để tránh tình trạng gây kháng thúôc . Bằng liệu trình này , nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con đã giảm rất nhiều tại các nứơc đang phát triển . Tuy nhiên , vẫn còn nguy cơ lây truyền qua sữa mẹ khi cho con bú . Tại châu Phi , có khỏang 1/3 đến ½ trẻ sơ sinh bị nhiễm HIV là do bú sữa mẹ . [5] (http://vietsciences.free.fr/timhieu/khoahoc/ykhoa/hivgaybenh-aids.htm#_ftn5)
NHỮNG BIẾN CỐ SỚM XẢY RA KHI NHIỄM HIV

Một khi xâm nhập vào cơ thể , HIV gây nhiễm cho tb CD4+ và sao chép nhanh chóng . Trong giai đọan sơ nhiễm này , trong máu có chứa rất nhiều vi hạt virus phát tán ra khắp cơ thể, phát tán vào nhiều phủ tạng , nhất là các cơ quan có tb lymphô ( lymphoid organs) . Sau khi phơi nhiễm với virus từ 2 đến 4 tuần , khỏang 70% người nhiễm HIV sẽ bị những triệu chứng giống như cúm đó là do tình trạng nhiễm trùng cấp tính . Trên những người này , hệ thống miễn dịch đang chống trả với virus qua nhóm tb T sát thủ ( T killer) tức là tb CD8+ T và các kháng thể do tb B sản xuất . Đáp ứng này làm cho số lượng virus tụt xuống nhanh . Đồng thời , số lựơng tb CD4+T có thể phục hồi một phần thậm chí có khi bằng với mức ban đầu . Sau giai đọan sơ nhiễm , người nhiễm chuyển sang giai đọan không triệu chứng kéo dài trong nhiều năm , nhưng trong máu và các dịch cơ thể luôn luôn tồn tại virus bởi vì HIV được “cấy “ vào mô lymphô trong giai đọan cấp vẫn tiếp tục sao chép ( hình 14 ) .
Có 1 đặc điểm làm cho HIV độc đáo là mặc dù với những đáp ứng mạnh mẻ của hệ thống miễn dịch của người nhiễm , bình thừơng vốn đủ sức lọai bỏ hầu hết các tác nhân virus gây bệnh , nhưng khi nhiễm HIV bao giờ cũng có 1 số lượng virus trốn thóat . Lý do : HIV là virus RNA nên trong quá trình sao chép tần số đột biến rất cao . Ngay cả khi virus không đột biến để né tránh hệ thống miễn dịch , thì những tb miễn dịch tham gia cuộc chiến chống lại HIV – nhóm các tb CD8+T sát thủ có chức năng nhận mặt HIV - cũng có thể bị kiệt quệ hoặc suy giảm chức năng .
Ngòai ra , ngay từ đầu quá trình nhiễm HIV , các tb CD4+T chuyên biệt cho HIV có thể không còn giữ đựơc các đáp ứng làm giảm sự sao chép virus . Những đáp ứng như thế bao gồm sự sản xuất Interferon , các yếu tố kháng virus khác và sự phối hợp họat động của tb CD8+T .
Cuối cùng , virus có thể trốn trong bộ gene của tb bị nhiễm làm cho hệ thống miễn dịch không phát hiện được . Những tb bị nhiễm có chứa virus này có thể coi như là những ổ dự trữ virus tiềm tàng . Chúng ta biết rằng các thúôc chống virus chỉ tác động trên các virus đang sao chép , cho nên sẽ không có tác dụng gì đến nhóm DNA virus ( provirus ) đang nằm im , lẫn trốn sâu trong bộ gene của tb . Hiện nay đang có nhiều nỗ lực nghiên cứu các chiến lựơc mới tìm cách “ tẩy “ các ổ chứa tiềm tàng HIV này .

DIỄN BIẾN HIV

Theo các nghiên cứu dịch tễ học lớn tiến hành tại các nứơc Tây Âu , thời gian trung vị ( median ) là 8-10 năm tính từ lúc bị nhiễm HIV cho tới khi xuất hiện các triệu chứng có liên quan đến AIDS nếu không đựơc điều trị bằng liệu trình kháng retrovirus ( ART ) ( hình 14 và 15 ) . Tuy nhiên , các nhà nghiên cứu nhận thấy diễn tiến của bệnh cũng giao động khá nhiều . Có khỏang 10% ngừơi nhiễm HIV chuyển sang giai đọan AIDS trong vòng 2-3 năm sau khi nhiễm , và khỏang 5% lại có số lựơng CD4+T ổn định và không có triệu chứng sau 12 năm hoặc thậm chí nhiều hơn nữa .Tốc độ và mức độ trầm trọng của diễn biến bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác , sự khác biệt di truyền giữa các cá thể , độc lực của từng chủng virus và sự đồng nhiễm với các vi khuẩn khác . Những thúôc điều trị nhiễm trùng cơ hội ( như viêm phổi do Pneumocystic carinii , do nhiễm Cytomegalovirus , do nấm… ) có khả năng cải thiện và kéo dài cuộc sống của ngừơi nhiễm HIV .
Hình 14
https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcSN1HWG8w33yeYoJ-Z476XMtNyl2toiqDTKoPc0F50472pxmLV8

Diễn biến điển hình của người nhiễm HIV ( A Fauci et al: Ann Intern Med 124:654, 1996.)

Hình 15
https://encrypted-tbn1.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcSf6kdUPUvVxETfL-FQThgC5LJdZzifuy2-3D2RM3dx9GDOl8iMkQ https://encrypted-tbn3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcTsDxxA9CL6P29_OQHHBVluAQd_VNSf0 g9Sj1JklGghVby7311M
Các đồng thụ thể HIV và diễn tiến của bệnh

90 % các trường hợp nhiễm HIV-1 có liên quan đến chủng ưa đại thực bào ( M-tropic hoặc R5-tropic ) . Để xâm nhập và gây nhiễm cho tb đích , ngòai thụ thể CD4+ , HIV còn sử dụng một số đồng thụ thể ( coreceptor ) nằm trên bề mặt trong đó đáng chú ý nhất là CCR5 và CXCR4 ( xem hình 16 ) .
Hình 16
https://encrypted-tbn2.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcRfzNZp6pdhyFGCFTrLxOpZ_1cOAvJno LdzkZN5L_3U4OL46oiHHg
Khi gene mã hóa đồng thụ thể CCR5 bị đột biến khuyết đi ( deletion ) một số cặp base sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng của tb T . Khuyết đọan 32 bp trên gene CCR5 sẽ làm cho sản phẩm protein bị cắt đọan và mất họat tính ; nếu khuyết đọan này là đồng hợp tử , thì số lượng đồng thụ thể trên bề mặt tb đích hầu như không có ; nếu khuyết đọan này ở dạng dị hợp tử , thì nồng độ các thụ thể chỉ còn 20-30% . Kết quả là các cá thể bị khuyết đọan đồng hợp tử sẽ được bảo vệ không bị nhiễm khi phơi nhiễm với HIV chủng M-tropic , còn với các cá thể dạng dị hợp tử thời gian chuyển sang giai đọan AIDS sẽ chậm đi 2-3 năm . Điểm khá thú vị là 10-20% người gốc Caucasian , nhất là những người có nguồn gốc Bắc Âu có allele CCR5 delta 32 này , còn người châu Phi và châu Á hầu như không gặp . Có nhiều giả thuyết cho rằng đây là biến dị di truyền ( thời điểm xuất hiện khỏang năm 1300 ) có tác dụng bảo vệ chống lại các virus bệnh đậu mùa , dịch hạch hòanh hành tại châu Âu thời trung cổ .
Một số tác giả còn cho rằng diễn tiến nhanh hay chậm sang AIDS còn phụ thuộc vào sự dẫn dụ thành lập các hợp bào ( syncitia ) của sự chuểyn đổi chủng virus tấn công vào tb CD4+T như dưới đây :

Hình SEQ Hình_ \* ARABIC 17

https://encrypted-tbn1.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcTdRTGbRBuSlxCfe2075vurAk4BQbgJ1 5_KFXqneaphZ8lKsYO2 https://encrypted-tbn3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQ1MGmpfsr9dlH6i6CpbkFkrSBg8MTvF 7MHjm3zztjSW8tHopmBhA
Sinh bệnh học nhiễm HIV theo thời gian . Thông thừơng virus ở ngừơi mang không triệu chứng ( asymptomatic carriers= AC ) sao chép chậm và tốc độ sản xuất cũng chậm ( chậm /thấp ) . Ngược lại HIV ở giai đọan AIDS sao chép nhanh và tốc độ sao chép cao ( nhanh /cao ) . Nhóm virus đầu thừơng thuộc nhóm không dẫn dụ sự thành lập hợp bào ( non-syncytium-inducing= (NSI) và sử dụng CCR5 làm đồng thụ thể ( R5 HIV ) , còn nhóm sau thuộc nhóm dẫn dụ thành lập hợp bào ( syncytium-inducing = SI) và sử dụng CXCR4 làm đồng thụ thể ( HIV X4 ) . Có khỏang 50% người nhiễm chuyển sang AIDS không phải do chuyển từ virus R5 sang X4 . Khỏang 10% ngừơi nhiễm chuyển sang AIDS rất nhanh , và 1 số ít thuộc dạng không tiến triển dài hạn( long-term nonprogressors = (LTNP)[6] (http://vietsciences.free.fr/timhieu/khoahoc/ykhoa/hivgaybenh-aids.htm#_ftn6)

Tải lượng virus và diễn tiến của bệnh


Nhiều nghiên cứu cho thấy số lượng HIV trong máu cao tương quan thuận với nguy cơ bị các triệu chứng có liên quan đến AIDS hoặc chết . Theo báo cáo của MACS ( Multicenter AIDS Cohort Study ) , Mỹ , cho thấy rằng nồng độ của HIV trong huyết tương người nhiễm không điều trị ở điểm cân bằng ( setpoint ) vào thời điểm từ 6 tháng đến 1 năm sau khi nhiễm - có giá trị dự đoán cao cho biết tốc độ diễn biến của bệnh ; tức là khi nồng độ virus càng cao thì bệnh sẽ chuyển nặng càng mau so với người có mức virus-máu thấp . Các phác đồ phối hợp thuốc có hiệu quả cao ( HAART = highly active antiretroviral therapy ) có thể hạ tải lượng virus xuống đến mức rất thấp , và trong nhiều trường hợp có thể làm diễn tiến bệnh HIV chậm lại trong nhiều năm . Trứơc khi có liệu trình HAART , 85% bệnh nhân sống thêm trung bình 3 năm sau khi chẩn đóan AIDS . Ngày nay , con số này là 95% .
Tuy nhiên , các phác đồ chống retrovirus không tiêu diệt và ức chế lâu dài sự sao chép HIV ở người nhiễm. Các nghiên cứu gần đây chứng minh rằng , ngòai ổ dự trữ tiềm phục đã nêu , HIV vẫn còn khả năng sao chép và tồn tại trong các tb CD4+ ngủ yên ( resting ) ngay cả khi người nhiễm được điều trị với liệu trình kháng retrovirus mạnh đến mức không phát hiện đựơc virus trong máu .Các nhà nghiên cứu trên thế giới hiện đang ráo riết phát triển 1 thế hệ mới các thúôc kháng HIV có khả năng ngăn chặn HIV trong những tình huống sinh học vừa nêu .
Một hướng điều trị mới , song song với việc làm giảm tải lượng virus , là tìm cách phục hồi lại hệ thống miễn dịch bị thương tổn không đủ khả năng tự phục hồi , là nghiên cứu tác dụng của IL-12 ( yếu tố tăng trưởng tb T ).


HIV VẪN CÒN HỌAT ĐÔNG TRONG MÔ LYMPHÔ

Trên lâm sàng , người nhiễm HIV thừơng có 1 giai đọan tìềm phục ( clinical latency) tức là không biểu lộ các triệu chứng ra bên ngòai , nhưng không hề có tình trạng tiềm phục virus vì virus vẫn lặng lẽ gây nhiễm cho các tb túc chủ. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng ngay cả vào giai đoạn đầu của bệnh , HIV vẫn sao chép mạnh trong các hạch lymphô và các cơ quan liên quan ( hình 17) . Trong các hạch lymphô , ở nhân mầm ( germinal centers) có 1 hệ thống tb chuyên biệt có nhiều tua ( follicular dendritic cells (FDCs) có chức năng chuyên biệt là tóm bắt HIV ( hoặc các tác nhân gây bệnh khác ) và giữ lại cho đến khi các tb B tiến đến để thanh tóan qua 1 loạt các đáp ứng miễn dịch .
Hình 18http://vietsciences.free.fr/timhieu/khoahoc/ykhoa/images/vaccinhiv06.jpg

Trong một thời gian dài nhiều năm , ngay cả khi phát hiện chỉ có 1 số lượng nhỏ virus trong máu, thì cũng đã có 1 số lượng đáng kể virus tập trung trong mô lymphô , cả trong tb bị nhiễm và gắn với tế bào tua FDC . Vô số tb CD4+T nằm bên trong và chung quanh nhân mầm , khi các tb hệ miễn dịch bên trong mô lymphô sản xuất tăng Cytokines như TNF –alpha và Il-6 thì những tb này được họat hóa .Quá trình họat hóa làm cho các tb chưa bị nhiễm virus trở nên dễ bị nhiễm hơn và thúc đẩy sự sao chép HIV đã nằm sẵn trong các tb bị nhiễm .
Hình 19
http://vietsciences.free.fr/timhieu/khoahoc/ykhoa/images/hivgaybenhaids18.jpg

Sự hình thành các tb CD4+T nằm im ( resting ) , bị nhiễm chậm trên người nhiễm HIV. (TW Chun. trong Harrison ‘s Principles of InternalMedicine 16 th edition )
Mặt khác , khi những Cytokines như TNF-alpha và IL-6 được sản xuất với số lượng tăng bị bị nhiễm HIV , thì những Cytokines khác vốn giữ vai trò chính yếu điều hòa chức năng miễn dịch bình thừơng lại giảm . Lấy ví dụ , các tb CD4+T có thể mất khả năng tiết ra IL-12 , là 1 Cytokine thúc đẩy sự tăng trưởng của những tb T khác và tham gia kích thích các đáp ứng tế bào khác khi có tác nhân gây bệnh xâm nhập ( hình 19) . Số lượng các thụ thể đối với IL-2 trên tb bị nhiễm cũng có thể gỉam đi , làm cho khả năng đáp ứng với các tín hiệu từ các tb khác cũng giảm theo .
Cấu trúc mô lymphô bị phá hủy


Cuối cùng , do các tb bị kích họat để sản xuất các Cytokine viêm liên tục và dai dẵng , cho nên cấu trúc phức tạp và tinh vi của phần trong hạch lymphô bị thương tổn và bị thay thế bằng mô sẹo . Không còn cấu trúc này , các tb trong hạch lymphô không thể liên lạc với nhau được và hệ miễn dịch không thể vận hành đúng mức . Gần đây ,các nhà nghiên cứu cho biết là dù liệu trình kháng retrovirus có làm giảm tải lượng virus nhưng chức năng phục hồi của hệ miễn dịch cũng bị giảm do sự hóa sẹo này .

VAI TRÒ CỦA CD8+ T

Các tb CD8+T có vai trò rất quan trọng trong đáp ứng miễn dịch chống lại HIV . Các tb này tấn công và giết đi các tb bị nhiễm là nơi sản xuất ra virus . Vì vậy , hiện nay có nhiều nổ lực nhằm phát triển những vaccin có khả năng khơi dậy hoặc thúc đẩy các tb T sát thủ này , cũng như kích thích sự hình thành những Kháng thể có tác dụng trung hòa tính gây nhiễm của HIV .
Tb CD8+ T dường như cũng tiết ra những yếu tố hòa tan có họat tính ức chế sự sao chép HIV . Các phân tử như RANTES, MIP-1 alpha, MIP-1beta, và MDC (Macrophage –derived chemokine ) ngăn trở không cho HIV sao chép bằng cách chiếm lấy các đồng thụ thể mà HIV cần phải gắn vào khi xâm nhập vào tb đích . Ngòai ra còn có những phân tử hệ miễn dịch khác – như yếu tố kháng virus ( CAF=CD8 antiviral factor ) , các defensin ( đóng vai trò kháng khuẫn ) ... cũng có khả năng ức chế ít nhiều sự sao chép của HIV .

ĐỘT BIẾN VÀ SỰ SAO CHÉP NHANH CHÓNG CỦA HIV

HIV sao chép rất nhanh , có đến 1010 -1011 các virion mới được sản xuất mỗi ngày . Ngòai ra , do enzyme sao chép ngược RT tạo ra nhiều lỗi khi sản xuất các copies DNA từ HIV RNA. Kết cuộc là , một số biến thể hay chủng HIV có khả năng trốn thóat không bị tiêu diệt bởi Kháng thể hoặc tb T sát thủ . Ngòai ra , còn có sự tái tổ hợp của nhiều chủng HIV với nhau để tạo thành 1 lọat các biến thể ( variants) .
Trong diễn biến bệnh nhiễm HIV, trên cùng 1 người nhiễm , hình thành các chủng virus khác nhau rất nhiều về khả năng gây nhiễm , về khả năng giết các tb khác nhau cũng như tốc độ sao chép . Các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu tại sao những chủng HIV ở người nhiễm vào giai đọan nặng lại có độc tính cao hơn và gây nhiễm cho nhiều lọai tb hơn là những chủng đã phân lập trứơc đó trên cùng 1 bệnh nhân . Có tác giả giải thích là vào giai đọan sau , virus mở rộng khả năng để sử dụng các đồng thụ thể khác như CXCR4 tức là các chủng có khả năng dẫn dụ sự hợp bào ( SI) .

CÁC LÝ THUYẾT GIẢI THÍCH VÌ SAO HỆ MIỄN DỊCH MẤT TB KHI BỊ NHIỄM HIV

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng trên 1 người nhiễm HIV có nhiều cơ chế xảy ra đồng thời làm cho HIV tiêu hủy hoặc làm mất họat tính tb CD4+T . Mỗi ngày có đến hàng tỉ tb CD4+T bị tiêu hủy , cuối cùng sẽ làm mất khả năng phục hồi của hệ miễn dịch .
Tb bị giết trực tiếp (Direct cell killing)


Các tb CD4+T bị nhiễm có thể bị giết trực tiếp khi có 1 số lượng lớn virus được sản xuất rồi nẫy chồi tách ra khỏi màng tb , làm hư họai màng tb , hoặc khi các protein và acid nucleic của virus tập trung bên trong tb ngăn trở không cho bộ máy tb làm việc bình thừơng .
Chết theo chương trình (Apoptosis)


Các tb CD4+T có thể bị giết khi chức năng của tb rối lọan không còn điều khiển được do sự hiện diện của các protein HIV , cuối cùng sẽ dẫn tới 1 tiến trình tb chết theo chương trình ( hình 19 ) . Gần đây , có báo cáo cho thấy , trên người nhiễm HIV , chết theo chương trình này xảy ra mạnh mẽ trong mạch máu và trong các hạch lymphô . Chết theo chương trình có liên quan chặt chẽ vói sự kích họat tế bào lệch lạc ( aberrant ) gặp trong bệnh do HIV . Các tb không bị nhiễm cũng bị chết theo chương trình . Các nhà nghiên cứu chứng minh rằng trong môi trừơng cấy tb , phần vỏ bọc HIV đơn thuần hoặc có gắn với KT sẽ gởi những tín hiệu không phù hợp đến tb CD4+T khiến cho các tb này phải chết theo chương trình , dù rằng chúng không bị nhiễm HIV .

Hình SEQ Hình \* ARABIC 20
http://vietsciences.free.fr/timhieu/khoahoc/ykhoa/images/hivgaybenhaids19.jpg
Kẻ ngòai cuộc vô tội (Innocent bystanders)


Các tb không bị nhiễm có thể chết trong bối cảnh ngừơi ngòai cuộc vô tội ( innocent bystander ) như sau: các vi hạt HIV có thể gắn kết vào bề mặt tb , làm cho các tb này mang vóc dáng như 1 tb đã bị nhiễm . Khi Kháng thể bám vào vi hạt virus nằm trên tb này thì tb T sát thủ tưởng rằng tb đó đã bị nhiễm nên tiêu hủy luôn . Đây là tiến trình gây độc cho tb phụ thuộc vào kháng thể ( antibody-dependent cellular cytotoxicity= ADCC ) .
Các tb T sát thủ cũng có thể vì nhầm lẫn mà giết các tb chưa bị nhiễm khi những tb này nuốt các vi hạt HIV rồi phơi bày các mảnh nhỏ HIV ra ngòai bề mặt tb . Nói cách khác , do các protein vỏ bọc HIV có phần giống với một số phân tử nào đó xuất hiện trên bề mặt tb CD4+T , làm cho các đáp ứng miễn dịch của cơ thể bị nhầm cho nên giết luôn các tb này .
Chết theo chương trình của CD8+


Tb CD8+ không bị HIV gây nhiễm ( bởi vì chúng không có thụ thể CD4 ) và số lượng của chúng vẫn giữ ở mức độ cao trong nhiều năm suốt thời gian diễn biến của bệnh . Nhưng sau đó , chúng chết rất nhanh mà không thể giải thích đựơc lý do . Dừơng như một số phân typ HIV xuất hiện vào giai đoạn bệnh chuyển nặng làm cho tb CD8 chết theo chương trình một cách ồ ạt . Tuy tb CD8 là tb CD4- , nhưng chúng vẫn có đồng thụ thể CXCR4 và HIV có thể gắn kết vào thụ thể này ( chỉ có những chủng HIV dẫn dụ sự thành lập liên bào ở giai đọan sau mới có tác dụng này ) . Do không có KN CD4 , cho nên tb không bị gây nhiễm nhưng vì khi gắn với CXCR4 quả thật có gởi tín hiệu đến tb , đó là tín hiệu báo chết theo chương trình và kéo theo tình trạng CD8+ tự tử hàng loạt . Điều lý thú là tb CD8+ chỉ chết khi có mặt các đại thực bào .
Làm thế nào điều này xảy ra đựơc ? Ngày nay , ta biết rằng những chủng HIV xuất hiện vào giai đọan sau trong nhiễm HIV khi gắn kết vào thụ thể CXCR4 sẽ khởi động 1 tiến trình ( pathway ) gây chết do yếu tố hoại tử mô alpha (TNF-alpha) dẫn dụ .
Đối với các đại thực bào , sự gắn kết của ligand vào thụ thể CXCR4 nằm trên mặt tb sẽ làm cho TNF-alpha biểu lộ . Trên tb TCD8+ , với cùng sự gắn kết đó sẽ kích phát sự biểu lộ TNF-alpha thụ thể II.
Khi 1 đại thực bào và 1 tb CD8+ T tiếp xúc nhau , TNF-alpha nằm trên đại thực bào sẽ gắn kết vào thụ thể nằm trên tb CD8+ T . Sự gắn kết này sẽ kích phát tín hiệu chết theo chương trình tại tb CD8+T dẫn đến sự hình thành những thể nang ( vesicle ) bên trong tb CD8+ T .
Các đại thực bào sau đó nuốt đi những phần còn lại của tb T . Điều này giải thích tại sao cần phải có các đại thực bào thì tb CD8+ mới chết . Tại sao điều này lại xảy ra một cách bình thường ? Tại sao các Chemokine lại đóng vai trò tín hiệu chết cho các tb T CD8+ ? .Đó là những tb sát thủ , nếu kết thúc không đúng chỗ có thể gây nên lắm rắc rối . Ngừơi ta cho rằng , nếu CD8+ không đến được nơi phù hợp, chính các chemokines sẽ đẩy tb CD8+T đến chỗ chết qua trung gian đại thực bào ( hình 20 ) .


Hình 21
http://vietsciences.free.fr/timhieu/khoahoc/ykhoa/images/hivgaybenhaids20.jpg
Không đáp ứng ( Anergy)


Các nhà nghiên cứu chứng minh rằng các tb CD4+T có thể bị các tín hiệu họat hóa từ HIV làm cho trơ đi không còn khả năng đáp ứng với các kích thích miễn dịch sau đó . Tình trang mất họat tính này gọi là không đáp ứng.
Thương tổn cho các tế bào nguồn ( precursor cells)


Nhiều nghiên cứu cho thấy HIV còn phá hủy các tb nguồn tức là tb khi chín sẽ biệt hóa thành các tb có chức năng miễn dịch , cũng như phá hủy các vi môi trừơng cần thiết cho sự phát triển những tb nguồn này trong tủy xương và tuyến hung ( thymus ) . 2 cơ quan trên có thể không còn khả năng phục hồi , như thế lại làm cho tình trạng hệ thống miễn dịch bị khống chế nhiều hơn .


TỔN THƯƠNG HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG


Mặc dù các tb đơn nhân ( monocytes ) và đại thực bào có thể bị HIV gây nhiễm , nhưng chúng lại bị virus tiêu hủy tương đối không nhiều ; do đó , khi lưu thông đến nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể , kể cả não bộ , chúng đều mang theo virus . Những cơ quan này đóng vai trò ổ chứa hoặc nơi ẩn náu của virus , khiến cho những thúôc chống virus hiện nay ít có tác dụng .
Khỏang 50% người nhiễm HIV có những biểu hiện thần kinh theo nhiều mức độ . Các biểu hiện có thể ở dứơi dạng :



Các triệu chứng vận động như yếu chân , rung cơ và không làm đựơc các cử động tinh tế .

<li class="MsoNormal" text-align:="" justify"="">Các triệu chứng hành vi như vô cảm ( apathy) , thu mình tách rời xã hội ( social withdrawal ) , dễ cáu gắt , trầm cảm và thay đổi tính tình .Các biểu hiện thần kinh trầm trọng hơn thường xảy ra khi tải lượng virus cao trong máu , tức là khi bệnh đã tiến triển nặng sang giai đọan AIDS .

Các bằng chứng hiện nay cho thấy rằng mặc dù các tb thần kinh không bị HIV gây nhiễm, nhưng các tb nâng đỡ như tb sao ( astrocytes ) và tb đệm ( microglia ) ( cùng với các tế bào như bạch cầu đơn nhân , đại thực bào luân chuyển tới não ) đều có thể bị virus gây nhiễm . Có giả thuyết cho rằng tình trạng nhiễm virus của các tế bào này sẽ làm cho chức năng thần kinh bình thừơng của não bị rối lọan do làm thay đổi nồng độ Cytokine , do gởi đi các tín hiệu sai lạc và do phóng thích ra các sản phẩm có độc tính đối với não . Các thúôc điều trị HIV thường làm giảm mức độ trầm trọng các triệu chứng thần kinh , nhưng có nhiều trừơng hợp lại không đạt được kết quả mong đợi , tuy không rõ lý do .

VAI TRÒ CỦA SỰ KÍCH HỌAT MIỄN DỊCH TRONG NHIỄM HIV

Trong 1 đáp ứng miễn dịch bình thường , nhiều bộ phận của hệ miễn dịch đựơc huy động để chống trả lại với tác nhân gây bệnh . Chẳng hạn như , tb CD4+T sẽ tăng sinh nhanh và tăng tiết Cytokines , từ đó phát tín hiệu cho các tb khác triển khai các chức năng chuyên biệt của chúng . Các đại thực bào tức là các tb “ thu gom rác “ (scavenger ) có thể tăng kích thứơc gấp 2 lần và hình thành nhiều bào quan ( organelles) , trong số đó có các tiêu thể ( lysosomes) có chứa các enzyme tiêu hóa để xử lý các tác nhân gây bệnh bị nuốt vào . Một khi đã lọai sạch kháng nguyên lạ , hệ miễn dịch sẽ quay về tình trạng nằm chờ ( state of quintescence ) tương đối .
Điều nghịch thường là , mặc dù cuối cùng sẽ gây nên tình trạng suy giảm miễn dịch , nhưng trong suốt phần lớn quá trình của mình , nhiễm HIV gây 1 tình trạng họat hóa miễn dịch quá mức , đưa đến các hậu qủa xấu . Như đã nêu ở phần trên , HIV sao chép và phát tán hữu hiệu nhiều hơn trong các tb CD4+ được họat hóa . Tình trạng họat hóa dài ngày hệ miễn dịch khi bị nhiễm HIV cũng làm cho hàng lọat tb B bị kích thích , khiến cho những tb này không còn khả năng sản xuất ra các Kháng thể để chống lại những tác nhân gây bệnh khác .
Tình trạng họat hóa mạn tính hệ miễn dịch cũng có thể dẫn tới chết theo chương trình , và khi sự sản xuất Cytokines tăng lên không những sẽ làm cho HIV sao chép nhiều hơn mà còn đem lại các hệ quả tai hại . Lấy ví dụ , tình trạng sụt cân hoặc hội chứng suy mòn thấy ở nhiều ngừơi nhiễm HIV phần nào cũng là do tăng nồng độ TNF-alpha .
Sự tồn tại dai dẵng của HIV và sự sao chép của HIV đóng 1 vai trò quan trọng làm cho hệ miễn dịch bị kích họat mạn tính . Thêm vào đó , nhiều nghiên cứu chứng minh rằng tình trạng HIV bội nhiễm với các vi sinh vật khác sẽ kích họat các tế bào hệ miễn dịch và làm cho virus sao chép nhiều hơn .Tình trạng kích họat hệ miễn dịch mạn tính do nhiễm trùng dai dẵng , hoặc tác dụng tích lũy của nhiều đợt kích họat miễn dịch và những đợt virus tăng vọt do sản xuất nhiều , sẽ làm cho diễn tiến của bệnh nhiễm HIV nhanh hơn .

Các dấu hiệu lâm sàng mới khi nhiễm HIV khi liệu trình HAART đựơc triển khai
Phổ các triệu chứng lâm sàng của ngừơi nhiễm HIV đã thay đổi rất nhiều kể từ khi có liệu trình HAART nhất là đối với những bệnh nhân được điều trị dài hạn . Trên ngừoi nhiễm HIV sử dụng HAART về lâu dài sẽ xuất hiện bệnh tiểu đường , bệnh tim , giảm chức năng tri thức và thậm chí bị K do chính HIV hoặc do điều trị .

songchungvoi_HIV
04-12-2013, 18:19
KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ HIV/AIDS

<tbody>

MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN PHỔ THÔNG

VỀ HIV/AIDS

Bs. Chu Quốc Ân
Cục phó - Cục phòng chống HIV/AIDS Việt Nam


I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ HIV VÀ AIDS

1. HIV là gì?
HIV (Viết tắt từ các chữ cái đầu của cụm từ tiếng Anh: Human Immunodeficiency Virus) là tên gọi tắt của một loại vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người.
Cũng có thể hiểu “nôm na” HIV là loại vi rút làm mất dần sức đề kháng (khả năng chống lại bệnh tật) của con người.
2. Một số đặc điểm cơ bản của HIV
2.1. Về cấu tạo
- Kích thước của HIV vô cùng nhỏ bé, chỉ vào khoảng từ 80 – 120 nanomét (01 nanomét chỉ nhỏ bằng 01 phần tỷ mét). Do vậy ta chỉ có thể nhìn thấy nó dưới kính hiển vi điện tử phóng đại hàng triệu lần. Nhờ kích thước nhỏ bé này HIV có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết xây xước rất nhỏ và có thể qua cả niêm mạc.
- Khả năng biến đổi của HIV rất lớn nên hiện nay trên thế giới có nhiều chủng, dưới chúng HIV khác nhau. Thậm chí trong quá trình điều trị bằng các thuốc kháng vi rút (ARV) hiện nay HIV có thể biến đổi, trở nên kháng thuốc và các vi rút mới kháng thuốc này cũng lây truyền từ người này sang người khác. Đây là khó khăn lớn nhất đối với việc nghiên cứu chế tạo vắc xin chống HIV cũng như thuốc điều trị AIDS.
- Bề mặt của HIV có rất nhiều gai nhú giống như. Các gai nhú này giúp nó dễ dàng bám và đột nhập rất nhanh vào các tế bào bạch cầu - những tế bào vốn có chức năng bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật.
Các đặc điểm trên của HIV là cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu, chế tạo thuốc điều trị AIDS và vắc xin dự phòng lây nhiễm HIV...

2.2. Về một số đặc điểm lý hóa
- Vỏ của HIV được cấu tạo bởi lớp lipid kép. Chính lớp vỏ kép này giúp cho HIV giữ được sức bền của bề mặt để có thể tồn tại lâu hơn khi khi nó ở ngoài cơ thể. Nhờ đó HIV có thể tồn tại ngoài môi trường từ vài ngày đến một tuần, nhất là khi nó nằm trong các mẫu máu dính trong các bơm kim tiêm đã sử dụng.
- HIV có thể tồn tại ở trong xác chết bệnh nhân AIDS trong vòng 24 giờ.
- Nhiệt độ dưới 0oC, tia X, tia cực tím không giết được HIV.
- Tuy nhiên, khi ở ngoài cơ thể, dưới tác động của nhiệt độ và các chất sát trùng thông thường HIV lại bị tiêu diệt. Ví dụ:
+ HIV bị tiêu diệt sau 30 phút ngâm trong cồn 70 độ, dung dịch Cloramin 1%, nước Javen 1%...
Do vậy, nếu ta ngâm dụng cụ tiêm, chích trong cồn 70 độ hoặc quần áo, đồ vải có dính máu nhiễm HIV vào dung dịch Cloramin 1%, nước Javel 1% trong 30 phút... là có thể tiêu diệt được HIV.
+ Nếu bị đun sôi trong 20 phút (kể từ khi nước sôi) thì HIV sẽ bị chết.
Do vậy, nếu chúng ta luộc các dụng cụ phẫu thuật, tiêm, chích... (bằng thuỷ tinh hay kim loại) 20 phút kể từ khi nước sôi trước mỗi khi sử dụng thì đã có thể diệt được HIV...
Các đặc điểm lý hóa trên của HIV chính là cơ sở khoa học để chúng ta xác định các biện pháp xử lý và dự phòng được sự lây nhiễm HIV, như xử lý các dụng cụ, đò vải... có dính máu và dịch sinh học của người nhiễm HIV cũng như xác định các biện pháp xử lý khi bị phơi nhiễm HIV.

3. Cơ chế HIV xâm nhập, phát triển và gây bệnh cho con người
Hệ miễn dịch của con người, với thành phần chủ lực là bạch cầu, là lực lượng bảo vệ cơ thể chống lại sự tấn công của các loại tác nhân gây bệnh xâm nhập từ bên ngoài hoặc mầm bệnh ung thư phát sinh từ một số tế bào trong cơ thể.
Người ta có thể ví bạch cầu như những người lính luôn đi “tuần tra” khắp cơ thể để phát hiện và chiến đấu chống lại các mầm bệnh xâm nhập từ bên ngoài hoặc phát sinh từ bên trong cơ thể.
Trong đội ngũ bạch cầu, có một loại đặc biệt gọi là lympho bào T có điểm thụ cảm CD4 (gọi tắt là tế bào CD4), đóng vai trò như một “Tổng chỉ huy”, có nhiệm vụ điều phối, huy động hay “rút lui” toàn bộ hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Sau khi xâm nhập cơ thể, HIV tấn công ngay vào các bạch cầu, nhất là lympho bào T-CD4. HIV sử dụng chính chất liệu di truyền của các tế bào bạch cầu này để nhân lên, để sinh sôi nảy nở. Như vậy, bạch cầu không những không bao vây, tiêu diệt được HIV, mà còn bị HIV biến thành “kẻ tòng phạm” và cuối cùng bị HIV phá huỷ.
HIV phá huỷ bạch cầu ngày càng nhiều, dẫn đến hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm dần, cuối cùng là bị “vô hiệu hóa” và điều đó có nghĩa là cơ thể con người không còn được bảo vệ nữa. Lúc đó, mọi mầm bệnh khác như vi trùng, siêu vi trùng nhân cơ hội gây bệnh (nhiễm trùng cơ hội) và cả tế bào ung thư “mặc sức hoành hành” gây nên nhiều bệnh nguy hiểm... và dẫn đến tử vong.
Ngoài ra, sau khi xâm nhập cơ thể, HIV còn có thể trực tiếp phá hoại tế bào thần kinh đệm khiến người bệnh lú lẫn, mất trí... hoặc xâm nhập vào các cơ quan thần kinh, dạ dày, ruột, da... gây nên một số bệnh cho các cơ quan này, làm cho bệnh cảnh của AIDS vì thế mà trở nên hết sức đa dạng và phức tạp, khó chẩn đoán.
4. AIDS là gì ?
AIDS (Cách viết tắt từ các chữ cái đầu của cụm từ tiếng Anh: Aquired ImmunoDeficiency Syndrome hay còn gọi là SIDA (cách viết tắt từ của cụm từ tiếng Pháp: Syndrôm dé Immuno Dèficience Acquise) - là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người - giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV.
Hội chứng là một tập hợp các triệu chứng. Ví dụ hội chứng nhiễm trùng bao gồm các triệu chứng sốt, nhức đầu, môi khô, lưỡi bẩn...
AIDS không phải là hội chứng bẩm sinh, hay di truyền mà là mắc phải do có các hành vi nguy cơ trong quá trình sống của con người, như dùng chung bơm kim tiêm hoặc quan hệ tình dục không dùng bao cao su với người nhiễm HIV, dẫn đến bị lây nhiễm HIV, và từ nhiễm HIV phát triển thành AIDS.
AIDS là giai đoạn cuối cùng của quá trình nhiễm HIV. Thời gian từ khi nhiễm HIV cho đến khi thành AIDS dài hay ngắn tùy thuộc vào sức chống đỡ bệnh tật và hành vi của từng người. Trung bình từ khi nhiễm HIV đến khi thành AIDS kéo dài từ 5-7 năm, nhưng có nhiều trường hợp có thể kéo dài đến hàng chục năm nếu người nhiễm HIV biết cách giữ gìn sức khỏe và không có hành vi nguy cơ liên quan đến lây nhiễm HIV.


</tbody>

songchungvoi_HIV
04-12-2013, 18:24
5. Quá trình phát triển từ nhiễm HIV thành AIDS trong cơ thể người
Như trên đã trình bày, nhiễm HIV không phải là thành AIDS ngay mà nó diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định, có thể lên đến hàng chục năm và trong khoảng thời gian này, người nhiễm HIV hoàn toàn khỏe mạnh, họ vẫn sống, lao động và học tập bình thường, nhưng họ lại có thể làm lây truyền bệnh từ người này sang người khác vì HIV đang tồn tại và “sinh sôi nảy nở” trong cơ thể họ.
Quá trình từ nhiễm HIV thành AIDS dài hay ngắn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như sức đề kháng của người nhiễm, lối sống và sinh hoạt của họ sau khi nhiễm bệnh, sự chăm sóc của gia đình, người thân, mức độ kỳ thị phân biệt đối xử của xã hội...
Theo các nhà nghiên cứu thì quá trình phát triển từ nhiễm HIV thành AIDS có thể trải qua một số giai đoạn và sự phân chia giai đoạn này có thể khác nhau trong các tài liệu khác nhau, nhưng nhìn chung có thể chia làm 03 giai đoạn chính như sau:
- Giai đoạn 1 là Nhiễm HIV cấp (hay còn gọi thời kỳ cửa sổ - thời kỳ chuyển đổi huyết thanh). Người nhiễm HIV hầu như không có biểu hiện gì hoặc chỉ có ít những triệu chứng thông thường giống như cảm cúm, nhưng sau đó các triệu chứng này qua đi một cách tự nhiên, nên ngay bản thân người nhiễm cũng không “để ý” tới.
Giai đoạn này thường kéo dài từ 2 tuần đến 3 tháng, đôi khi tới 6 tháng.
Vào đầu giai đoạn này cơ thể chưa kịp sinh ra kháng thể chống lại HIV (gọi tắt là kháng thể HIV) hoặc lượng kháng thể HIV còn ít nên các xét nghiệm thông thường (tìm kháng thể) không phát hiện được và kết quả trả lời là "âm tính". Do vậy các nhà chuyên môn còn gọi giai đoạn này là “thời kỳ cửa sổ”.
Đây là giai đoạn “nguy hiểm”, bởi không phát hiện được người nhiễm HIV qua các xét nghiệm máu thông thường (tìm kháng thể), mặc dù họ thật sự đã bị nhiễm HIV và họ hoàn toàn có thể "vô tình" truyền bệnh cho người khác mà không hề biết.
- Giai đoạn 2 là Nhiễm HIV không có triệu chứng, có thể kéo dài nhiều năm, trung bình là từ 8-10 năm và có thể lâu hơn.
Trong giai đoạn này, sức chống đỡ của cơ thể còn mạnh nên số lượng HIV trong máu còn thấp. Người mang HIV hầu như không có triệu chứng gì thể hiện ra bên ngoài và hoàn toàn khỏe mạnh như người không nhiễm HIV, do vậy họ vẫn sống, làm việc, học tập và sinh hoạt bình thường, tuy nhiên họ có thể làm lây truyền HIV sang người khác.
- Giai đoạn 3 là AIDS, đây chính là giai đoạn cuối cùng của quá trình nhiễm HIV trong cơ thể, với một số biểu hiện triệu chứng bệnh ra bên ngoài. Giai đoạn này thường kéo dài từ 6 tháng đến 2 năm nếu không được điều trị bằng thuốc kháng vi rút thì kết thúc bằng tử vong.
Như vậy chúng ta cần phân biệt rõ sự khác nhau giữa nhiễm HIV và AIDS:
- Nhiễm HIV là khi người ta có mang HIV trong cơ thể nhưng vẫn hoàn toàn khỏe mạnh và không có bất kỳ một triệu chứng bệnh nào liên quan đến HIV. Người nhiễm HIV chưa phải là người ốm, chưa phải là bệnh nhân, họ vẫn sống, lao động, học tập và sinh hoạt như mọi người bình thường khác.
- AIDS là giai đoạn cuối cùng của nhiễm HIV. Người nhiễm lúc này có các biểu hiện lâm sàng nặng của nhiều loại bệnh do suy giảm miễn dịch liên quan đến HIV. Người nhiễm HIV ở giai đoạn AIDS là người bệnh, họ cần được chăm sóc và điều trị thích hợp như mọi người bệnh khác.
Người bị nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS có một vài đặc điểm chung, nhưng về cơ bản là khác nhau. Ta có thể phân biệt người bị nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS dựa trên các đặc điểm dưới đây:6. Những dấu hiệu cho biết một người nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS
Do bị HIV làm suy yếu hệ thống miễn dịch nên người nhiễm HIV có thể mắc nhiều chứng bệnh khác nhau nên ở họ có thể có rất nhiều các biểu hiện (triệu chứng) bệnh khác nhau.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng, nhiễm HIV được coi như đã chuyển sang giai đoạn AIDS khi ở người nhiễm xuất hiện ít nhất 02 triệu chứng chính cộng 01 triệu chứng phụ sau:
Nhóm triệu chứng chính:
- Sụt cân trên 10% trọng lượng cơ thể.
- Tiêu chảy kéo dài trên 1 tháng.
- Sốt kéo dài trên 1 tháng.
Nhóm triệu chứng phụ:
- Ho dai dẳng trên một tháng.
- Nhiễm nấm Candida ở hầu họng.
- Ban đỏ, ngứa da toàn thân.
- Herpes ( Nổi mụn rộp ), Zona ( Giời leo ) tái phát.
- Nổi hạch ở nhiều nơi trên cơ thể...

II. CÁC ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN VÀ KHÔNG LÂY TRUYỀN HIV1. Cơ sở khoa học để xác định đường lây truyền và không lây truyền HIV
1.1. Nguồn lây và nguy cơ lây nhiễm
Người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS là nguồn truyền nhiễm duy nhất của HIV. Không có ổ chứa nhiễm trùng tự nhiên ở động vật như với đa số các dịch bệnh khác mà loài người từng biết đến.
Tất cả mọi người, không phân biệt tuổi tác, giới tính, vị trí xã hội, nghề nghiệp...đều có thể bị nhiễm HIV nếu có hành vi không an toàn dù chỉ một lần trong cuộc sống.
Trong cơ thể người nhiễm, người ta đã tìm thấy HIV có ở phần lớn các dịch của cơ thể, như máu, tinh dịch, dịch tiết âm đạo, nước bọt, nước mắt, nước tiểu, sữa mẹ... Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu về dịch tễ học cho thấy rằng chỉ có trong máu, dịch sinh dục (tinh dịch của nam và dịch tiết âm đạo của nữ) và trong sữa của người nhiễm HIV mới có đủ lượng HIV có thể làm lây truyền HIV từ người nọ sang người kia.
Do đó, trên thực tế chỉ có các đường (phương thức) làm lây truyền HIV sau:
- Đường máu;
- Đường tình dục;
- Đường truyền từ mẹ sang con;
Mọi sự tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch sinh dục của người mà ta không biết chắc chắn là người đó không nhiễm HIV đều có nguy cơ nhiễm HIV.
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ lây nhiễm HIV
Các nghiên cứu về HIV cho thấy các hành vi tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây (máu, dịch sinh dục, sữa mẹ nhiễm HIV) đều có nguy cơ lây nhiễm HIV, tuy nhiên mức độ nguy cơ lây nhiễm HIV (nguy cơ cao, nguy cơ thấp, không nguy cơ...) còn phụ thuộc vào một số yếu tố sau đây:
- Diện tiếp xúc: Diện tiếp xúc càng rộng nguy cơ lây nhiễm HIV càng cao;
- Thời gian tiếp xúc: Thời gian tiếp xúc càng lâu, nguy cơ lây nhiễm HIV càng lớn.
- Tình trạng nơi tiếp xúc: Nếu nơi tiếp xúc có vết loét, vết xước... thì nguy cơ lây nhiễm càng cao.
- Nồng độ HIV trong dịch tiết: Nồng độ HIV trong dịch tiết mà ta tiếp xúc càng cao thì nguy cơ lây nhiễm càng lớn.
- Nồng độ HIV trong các dịch thể, các giai đoạn nhiễm HIV... là rất khác nhau, ví dụ:
+ HIV có nhiều nhất trong máu, rồi đến dịch sinh dục, tiếp đến là sữa của người nhiễm.
+ Ngay trong dịch sinh dục, thì tinh dịch của nam chứa nhiều HIV hơn trong dịch tiết âm đạo nữ.
+ Dịch thể của người nhiễm HIV ở giai đoạn nhiễm HIV cấp (“cửa sổ”) và ở giai đoạn AIDS có nồng độ HIV cao hơn nhiều so với giai đoạn nhiễm HIV không triệu trứng;
+ Lượng HIV trong dịch thể của người nhiễm được điều trị thuốc kháng vi rút cũng thấp hơn ở người không được điều trị.

songchungvoi_HIV
04-12-2013, 18:25
2. Các đường lây truyền HIV
2.1 Lây truyền HIV qua đường máu
HIV có nhiều trong máu toàn phần cũng như trong các thành phần của máu như hồng cầu, tiểu cầu, huyết tương, các yếu tố đông máu. Do đó HIV có thể lây truyền qua máu và các chế phẩm của máu có nhiễm HIV.
Về nguyên tắc, có thể nói mọi trường hợp tiếp xúc trực tiếp với máu của người mà ta không biết chắc chắn là họ có nhiễm HIV hay không đều có nguy cơ lây nhiễm HIV, ví dụ:
- Lây truyền HIV từ người này sang người khác qua các dụng cụ xuyên chích qua da, như trong các trường hợp sau:
+ Dùng chung bơm kim tiêm, nhất là với người tiêm chích ma túy;
+ Dùng chung các loại kim xăm trổ, kim châm cứu, các dụng cụ xăm mi, xăm mày, lưỡi dao cạo râu...;
+ Dùng chung hoặc dùng khi chưa được tiệt trùng đúng cách các dụng cụ phẫu thuật, dụng cụ khám chữa bệnh... có xuyên cắt qua da...
- Lây truyền qua các vật dụng có thể dính máu của người khác trong các trường hợp như dùng chung bàn chải đánh răng, khăn mùi xoa...
- Lây truyền qua các tiếp xúc trực tiếp với máu khác, như bị dính máu của người nhiễm HIV vào nơi có các vết thương hở hoặc da xây sát hoặc niêm mạc...
- Lây truyền qua truyền máu và các sản phẩm của máu hoặc ghép các mô, các tạng... bị nhiễm HIV. Hoăc qua các dụng cụ truyền máu, lấy máu... không được tiệt trùng đúng cách.
2.2. Lây truyền HIV qua đường tình dục
Đường tình dục là một trong 3 con đường chính lây truyền HIV và được coi là phương thức lây truyền HIV quan trọng và phổ biến nhất trên thế giới. Khoảng 70-80% tổng số người nhiễm HIV trên thế giới là bị lây nhiễm qua con đường này.
Sự lây truyền HIV qua đường tình dục xảy ra khi các dịch thể (máu, dịch sinh dục) nhiễm HIV (của người nhiễm HIV) tìm được “đường xâm nhập” vào cơ thể bạn tình không nhiễm HIV. “Đường xâm nhập” này không nhất thiết phải là các vết thương hở hay vết loét trên da mà cả những vết trấy xước nhỏ không nhìn thấy bằng mắt thường hoặc ta (người có vết xước) cũng không cảm nhận thấy. Hơn thế, niêm mạc trong các hốc tự nhiên của cơ thể như đường âm đạo, lỗ niệu đạo ở đầu dương vật, trực tràng, thậm chí niêm mạc mắt và cuống họng có các lỗ rất nhỏ mà HIV (vốn cũng rất nhỏ) có thể xâm nhập được.
Do HIV có nhiều trong dịch sinh dục (tinh dịch của nam và dịch tiết âm đạo của nữ) với đủ lượng có thể làm lây truyền từ người này sang người khác, cho nên về nguyên tắc mọi sự tiếp xúc trực tiếp với dịch sinh dục của người mà ta không biết chắc chắn là người đó chưa nhiễm HIV đều có nguy cơ bị nhiễm HIV.
Ngoài ra, trong quan hệ tình dục HIV còn có thể lây truyền qua đường máu. Máu trong trường hợp này có thể là máu kinh nguyệt, máu từ các vết thương hoặc vết loét ở cơ quan sinh dục hay từ các vết xước do động tác giao hợp gây ra.
Từ các lý do nêu trên, có thể nói tất cả các hình thức quan hệ tình dục có xâm nhập (Dương vật – hậu môn; Dương vật - âm đạo; Dương vật – miệng) với một người nhiễm HIV đều có nguy cơ lây nhiễm HIV. Các kiểu quan hệ tình dục không xâm nhập (ví như Tay – Dương vật; Tay – Âm đạo...) nếu có tiếp xúc với dịch sinh dục nhiễm cũng có nguy cơ lây nhiễm HIV nếu một trong hai bạn tình đã nhiễm HIV.
Tuy nhiên, mức độ nguy cơ là khác nhau, xếp theo thứ tự các “kiểu” quan hệ tình dục có xâm nhập phổ biến thì nguy cơ từ cao đến thấp là: Qua đường hậu môn, Quan đường âm đạo và cuối cùng là qua đường miệng. Nhìn chung trong cả 03 kiểu quan hệ tình dục này thì người nhận tinh dịch có nguy cơ lây nhiễm HIV cao hơn.
a) Lây truyền HIV qua quan hệ tình dục xâm nhập đường hậu môn
Quan hệ tình dục xâm nhập Dương vật – Hậu môn thường được thực hành phổ biến trong quan hệ tình dục đồng giới nam, nhưng cũng khá phổ biến trong quan hệ tình dục khác giới nam – nữ. Đây là hình thức quan hệ tình dục có nguy cơ lây truyền HIV cao nhất, vì:
- Trực tràng không được cấu tạo để quan hệ tình dục. Nó không thể co giãn như âm đạo. Vì thế, nó dễ bị xước và chảy máu. Các vết xước này tạo ra đường vào cho HIV;
- Ruột già và trực tràng là một môi trường không vệ sinh. Để ngăn ngừa vi khuẩn từ môi trường này xâm nhập vào cơ thể, ruột già và trực tràng có một lớp tế bào bạch cầu để chống lại sự nhiễm khuẩn. Các bạch cầu này đều là những tế bào CD4, trong khi tế bào CD4 lại là loại tế bào dễ bị HIV gắn vào rồi từ đó đi khắp cơ thể. Việc này có thể xảy ra ngay cả khi không có vết xước và chảy máu trong suốt quá trình quan hệ tình dục qua đường hậu môn.
b) Lây truyền HIV qua quan hệ tình dục đường âm đạo
Quan hệ tình dục đường âm đạo là hình thức quan hệ tình dục nam – nữ phổ biến nhất và cũng là kiểu quan hệ tình dục có nguy cơ lây nhiễm HIV cao. Ngay cả khi thành âm đạo không bị tổn thương, các lỗ nhỏ li ti trên niêm mạc và chất lót của các tế bào biểu mô cũng là “cửa mở” cho HIV từ dịch sinh dục của bạn tình nhiễm HIV xâm nhập vào bạn tình kia. HIV cũng có thể lây nhiễm từ bạn tình nữ sang nam qua cả niệu đạo.
c) Lây truyền HIV qua quan hệ tình dục đường miệng
Quan hệ tình dục đường miệng hiện cũng đang thực hành cả trong trường hợp quan hệ tình dục nam – nam, nam – nữ, nữ - nữ. Đây cũng là kiểu quan hệ tình dục có nguy cơ lây truyền HIV nếu một trong các bạn tình nhiễm HIV, vì HIV từ dịch sinh dục, hoặc từ máu (do các loét trong miệng...) có thể xâm nhập qua các vết loét tương tự ở bạn tình.
Tuy nhiên, quan hệ tình dục qua đường miệng có nguy cơ thấp hơn so với hai kiểu quan hệ tình dục nêu trên, vì:
- Trong miệng có một lượng nước bọt lớn. Nước bọt vốn có tính kháng khuẩn, giúp tiêu diệt hoặc làm bất hoạt HIV trước khi nó xâm nhập vào cơ thể.
- Nếu có nuốt phải các dịch nhiễm HIV (tinh dịch hay dịch âm đạo) thì a xít mạnh trong dạ dày một người trưởng thành sẽ làm bất hoạt HIV.
2.3. Lây truyền HIV từ mẹ sang con
Người mẹ nhiễm HIV có thể truyền HIV cho con
- Khi mang thai: HIV từ máu của mẹ nhiễm HIV qua rau thai để vào cơ thể thai nhi.
- Khi sinh: HIV từ nước ối, dịch tử cung, dịch âm đạo của mẹ xâm nhập vào trẻ khi sinh (qua niêm mạc mắt, mũi, hậu môn hoặc da sây sát của trẻ trong quá trình đẻ). Khi sinh HIV cũng có thể từ trong máu mẹ thông qua các vết loét ở cơ quan sinh dục me mà dính vào cơ thể (niêm mạc) của trẻ sơ sinh.
- Khi cho con bú: HIV có thể lây qua sữa hoặc qua các vết nứt ở núm vú người mẹ, nhất là khi trẻ đang có tổn thương ở niêm mạc miệng hoặc khi trẻ mọc răng cắn núm vú chảy máu...

songchungvoi_HIV
04-12-2013, 18:27
3. Một số nhóm dễ cảm nhiễm hơn với HIV
Nói chung, mọi người đều có thể bị nhiễm HIV nếu không có các hành vi an toàn. Tuy nhiên, trên thực tế có một số người dường như có nguy cơ lây nhiễm HIV cao hơn.
3.1. Những người dễ bị nhiễm HIV lây qua đường tình dục
- Người đồng tính luyến ái nam giao hợp qua hậu môn dễ lây bệnh hơn vì niêm mạc hậu môn, trực tràng dễ bị xây xước do mỏng hơn và thiếu dịch nhờn.
- Người mua-bán dâm, cũng do dễ bị xây xước (quan hệ tình dục không tình yêu), do xác xuất gặp người nhiễm HIV nhiều hơn...;
- Người ép dâm, cưỡng dâm, hiếp dâm...và người "bị" ép dâm, cưỡng dâm, hiếp dâm... cũng do dễ bị xây xước;
- Càng quan hệ tình dục với nhiều người, xác suất gặp người nhiễm HIV càng cao nên càng dễ có khả năng bị lây nhiễm. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp chỉ quan hệ một lần cũng đã mắc bệnh.
- Người mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, giang mai hoặc người bị các bệnh ở cơ quan sinh dục (viêm loét do bẩn hoặc trầy xước do vết thương...) vì HIV dễ dàng qua các vết loét, sây sát...
3.1.1. Phụ nữ dễ bị lây nhiễm HIV qua đường tình dục hơn nam giới, vì
- Về mặt cấu tạo: Tổng diện tích niêm mạc âm đạo lớn hơn nhiều so với diện tích niêm mạc của cơ quan sinh dục nam, do vậy diện tiếp xúc với dịch sinh dục trong tình dục là lớn hơn...;
- Về mặt sinh học: Tinh dịch của nam chứa nhiều HIV hơn dịch âm đạo, làm cho phụ nữ có nguy cơ nhiễm cao hơn so với nam giới
Trong quan hệ tình dục, tinh dịch có thể đọng lại trong âm đạo lâu hơn so với dịch âm đạo trong cơ quan sinh dục nam, làm tăng thời gian tiếp xúc giữa bề mặt âm đạo với dịch sinh dục nam...
- Về mặt xã hội: Cũng có nhiều yếu tố làm cho phụ nữ dễ tiếp cận các nguy cơ lây nhiễm, như phụ nữ thường là người “bị động” trong quan hệ tình dục, là “đối tượng” bị ép dâm, cưỡng dâm, hiếp dâm (trong các trường hợp này, nguy cơ nhiễm rất cao vì bị xây xước cơ quan sinh dục); phụ nữ hay phải truyền máu do ốm đau, sinh đẻ bị mất máu nhiều...
3.1.2. Người mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục dễ bị lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục hơn
HIV có quan hệ chặt chẽ với các bệnh lây truyền quia đường tình dục (BLTQĐTD), đặc biệt là các bệnh gây viêm loét bộ phận sinh dục như hạ cam, giang mai. Khi một người mắc bệnh LTQĐTD mà có vết loét ở bộ phận sinh dục thì nguy cơ nhiễm HIV khi quan hệ tình dục với người nhiễm sẽ tăng lên từ 50- 300 lần. Những vết loét đường sinh dục cho phép HIV xâm nhập vào máu. Một số bệnh LTQĐTD như herpes simplex, giang mai... làm giảm khả năng miễn dịch và cũng có thể làm tăng tính cảm nhiễm với HIV. Dịch tiết từ các vết loét sinh dục cũng chứa nhiều các tế bào bị nhiễm HIV...
3.2. Những người tiêm chích ma túy dễ bị nhiễm HIV qua đường máu hơn
Dùng chung bơm, kim chích không khử trùng là con đường lây HIV từ người này sang người khác phổ biến nhất và nhanh nhất. Bởi HIV có thể sống trong giọt máu “mini” ở kim tiêm đến 7 ngày.
Dùng chung ống thuốc gây nghiện cũng có thể bị lây nhiễm, bởi máu dính ở bơm, kim tiêm có thể “chui” vào ống thuốc sau mỗi lần lấy thuốc.
Người nghiện thường mất khả năng điều chỉnh hành vi, nên thường quan hệ tình dục với nhiều người và không sử dụng các biện pháp an toàn... nên còn dễ bị lây nhiễm qua con đường tình dục;
"Mật độ" người nhiễm HIV trong nhóm người chích ma tuý cao nên xác suất họ gặp nhau trong tiêm chích là ráat lớn;...
Người nghiện vốn đã suy yếu do độc chất gây nghiện, nếu nhiễm HIV dễ sinh ra các bệnh nguy hiểm, đưa nhanh đến giai đoạn AIDS...
Người nghiện đã nhiễm HIV, nếu tiếp tục tiêm chích sẽ nguy hiểm hơn vì có thể gây nhiễm sang người khác, còn bản thân họ có thể bị bội nhiễm HIV hoặc các bệnh khác... làm cho tình trạng nhiễm HIV nhanh chóng trở nên tồi tệ.
4. Những đường không làm lây truyền HIV
Các nghiên cứu đã chứng minh được rằng, ngoài máu, dịch sinh dục, sữa của mẹ, HIV còn có trong các dịch cơ thể khác như nước bọt, nước mắt, nước tiểu, mồ hôi... của người nhiễm HIV, nhưng với nồng độ rất thấp, không đủ ngưỡng để gây lây nhiễm khi tiếp xúc với các lọai dịch này. Do vậy, HIV không lây qua các tiếp xúc thông thường, như:
- Các hành vi giao tiếp thông thường;
- Ho, hắt hơi, nước bọt, nước mắt, mồ hôi;
- Cùng làm việc, cùng học, ở cùng nhà, cùng ngồi trên phương tiện giao thông, cùng đi chợ, ngồi trong rạp hát, rạp chiếu bóng...;
- Dùng chung nhà vệ sinh, buồng tắm, bể bơi công cộng. . .
- Muỗi và các côn trùng khác đốt không làm lây nhiễm HIV...
Như vậy, chúng ta có thể sống, làm việc, học tập... chung với người nhiễm HIV mà không sợ bị lây nhiễm HIV nếu ta không có sự tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch sinh dục và các dịch sinh học khác của họ.

songchungvoi_HIV
04-12-2013, 18:28
III. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH LÂY NHIỄM HIV1. Phòng tránh lây nhiễm HIV qua đường tình dục
1.1. Nguyên tắc chung
Tránh mọi sự tiếp xúc trực tiếp với dịch sinh dục của người khác, đặc biệt là của những người mà ta không biết chắc chắn người đó có bị nhiễm HIV hay không.
1.2. Các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV qua đường tình dục
- Không quan hệ tình dục;
- Không quan hệ tình dục trước hôn nhân;
- Lựa chọn bạn tình cẩn thận và xét nghiệm HIV trước khi kết hôn;
- Sống chung thủy với nhau từ cả hai phía.
- Áp dụng các biện pháp quan hệ tình dục an toàn hơn, như:
+ Không xâm nhập (không làm cho dịch sinh dục của người này sang người khác);
+ Quan hệ tình dục qua đường miệng, không xuất tinh trong trường hợp quan hệ dương vật – miệng;
+ Quan hệ tình dục tay – dương vật (không xuất tinh); tay –âm đạo...
+ Vuốt ve, âu yếm bên ngoài.
- Hạn chế quan hệ tình dục với nhiều người, giảm tối đa số bạn tình.
- Không quan hệ tình dục với người bán dâm, mua dâm.
- Dùng bao cao su đúng cách.
Ngoài ra, việc dự phòng, phát hiện và chữa chạy sớm các bệnh lây truyền qua đường tình dục (hay còn gọi là bệnh hoa liễu) sẽ làm giảm khả năng lây nhiễm HIV qua “con đường” này.
An toàn trong các dịch vụ có liên quan đến dịch sinh dục (thăm khám thai sản, khám phụ khoa, thụ tinh nhân tạo...) cũng là biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV cho người làm dịch vụ cũng như người nhận dịch vụ.
1.3. Dùng bao cao su đúng cách
- Bao cao su phải còn hạn dùng, vỏ bao nguyên vẹn, không rách, không ròn, không loang lổ.
- Khi lấy bao cao su, đẩy bao cao su về một phía, xé vỏ bao nhẹ nhàng từ phía khác, tránh làm rách bao.
- Khi đeo bao cao su, bóp túi nhỏ ở đầu bao để đuổi hết không khí ra đề phòng bị vỡ bao khi xuất tinh.
- Đặt bao cao su lên dương vật đang cương, để vòng cuốn quay ra ngoài, vuốt vòng cuốn cho bao che đến tận gốc dương vật.
- Giao hợp xong, dùng giấy hoặc khăn lót tay tháo bao ra khi dương vật còn cương, không để tràn tinh dịch ra ngoài hoặc dịch sinh dục dính vào tay.
- Bỏ bao đã dùng vào sọt rác (cùng với giấy hoặc khăn lót tay).
- Lưu ý là bao cao su chỉ dùng một lần
- Bảo quản ở nơi thoáng, khô ráo.
- Dùng bao cao su ngay từ khi mới bắt đầu cho đến khi kết thúc cuộc tình và tuyệt đối tránh dịch sinh dục của bạn tình dính vào da, niêm mạc của mình.
2. Phòng tránh nhiễm HIV qua đường máu
2.1. Nguyên tắc chung
Tránh mọi sự tiếp xúc trực tiếp với máu và các dịch tiết sinh học (mủ, các chất dịch tiết ra từ vết thương hở...) của người khác, nhất là của những người mà ta không biết chắc chắn người đó có bị nhiễm HIV hay không .
2.2. Các biện pháp dự phòng lây truyền HIV qua đường máu
- Chỉ truyền máu khi thật cần thiết.
- Xét nghiệm sàng lọc tất cả các mẫu máu, các cơ quan, phủ tạng... của người cho để đảm bảo chúng không bị nhiễm HIV trứớc khi truyền hay cấy ghép cho người khác (tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, ở nhiều nước, trong đó có nước ta việc xét nghiệm sàng lọc này vẫn chưa đảm bảo an toàn tuyệt đối vì chưa khắc phục được thời kỳ "cửa sổ")
- Mọi dụng cụ xuyên chích qua da dùng trong tiêm, chích, trong thủ thuật, phẫu thuật chữa bệnh và sửa sắc đẹp v.v.. đều dùng riêng hoặc sau khi đã được tiệt trùng đúng cách.
- Dùng riêng mọi dụng cụ có khả năng dính máu như bàn chải đánh răng, dao cạo râu...
- Mang găng tay hoặc đồ lót tay, kính bảo vệ mắt, khẩu trang... để tránh tiếp xúc trực tiếp với máu... khi cấp cứu bệnh nhân có chảy máu.
- Không dùng ma tuý. Nếu đã trót dùng thì phải cai nghiện ngay. Nếu chưa cai được thì chỉ hút hít chứ không chích. Nếu chích thì không dùng chung dụng cụ tiêm chích. Nếu dùng chung thì chỉ dùng sau khi những dụng cụ này đã được tiệt trùng đúng cách...
3. Phòng tránh lây truyền HIV từ mẹ sang con
- Tăng cường phòng, chống HIV/AIDS cho phụ nữ, nhất là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.
- Vận động phụ nữ đi tư vấn và xét nghiệm phát hiện HIV trước khi có ý định mang thai, nhất là đối với những phụ nữ từng có hay đang có hành vi nguy cơ cao (bán dâm, tiêm chích ma tuý…) hoặc có chồng là người từng có hoặc đang có hành vi nguy cơ cao;
- Phổ biến, cung ứng dịch vụ tránh thai cho phụ nữ nhiễm HIV
- Phụ nữ biết mình đã nhiễm HIV thì không nên mang thai, nên áp dụng các biện pháp tránh thai, tốt nhất là dùng bao cao su trong mọi lần quan hệ tình dục.
- Phụ nữ nhiễm HIV đã mang thai thì nên đặt vấn đề phá thai sớm nếu có chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa;
- Nếu phụ nữ nhiễm HIV vẫn muốn giữ thai thì cần được tư vấn và được thăm khám thai hàng tháng ở các cơ sở y tế chuyên khoa để điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Ngoài các biện pháp sinh đẻ và chăm sóc thích hợp cả người phụ nữ nhiễm HIV khi mang thai và trẻ sơ sinh sau đẻ nếu được uống thuốc kháng vi rút sẽ giảm đáng kể tỷ lệ trẻ bị nhiễm HIV từ mẹ (từ 30% xuống còn khoảng 5%).
- Nên đẻ ở bệnh viện. Tránh chuyển dạ lâu. Có thể mổ lấy thai nếu có chỉ định...
- Không nên cho con bú sau đẻ.
Nhưng điều quan trọng nhất trong dự phòng lây truyền từ mẹ sang con vẫn là giúp chị em phụ nữ và chị em phụ nữ chủ động tìm hiểu để hiểu rõ nguy cơ lây nhiễm và cơ chế lây truyền HIV để họ biết các tự phòng bệnh cho mình và tránh lây nhiễm cho con cái.

songchungvoi_HIV
04-12-2013, 18:31
IV. MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI TRUYỀN THÔNG VỀ HIV/AIDS1. Tại sao côn trùng đốt hay súc vật cắn lại không làm lây truyền HIV?
Như trên đã trình bày, HIV là loại vi rút chỉ tồn tại và “sinh sôi nảy nở" được trong cơ thể người.
Người ta chưa tìm thấy một loại côn trùng hay súc vật nào thích hợp cho HIV phát triển. Do vậy, không một loại côn trùng hoặc súc vật nào có thể truyền HIV cho người.
2. Tại sao kim tiêm có thể làm lây truyền HIV, còn vòi muỗi đốt thì không?
Đó là vì kim chích và vòi muỗi khác xa nhau.
Về mặt khoa học, khi theo máu người vào cơ thể muỗi HIV sẽ bị dịch vị dạ dày muỗi tiêu diệt. Do vậy, HIV không thể sống và nhân lên trong cơ thể muỗi được. Ngay cả khi cho rằng vòi muỗi có thể dính HIV giống như kim tiêm, thì khả năng lây truyền HIV cũng không xảy ra, vì lượng HIV có thể dính vào vòi muỗi là rất không đáng kể, không đủ ngưỡng để làm lây truyền HIV từ người nhiễm sang người lành.
Trên thực tế, ở châu Phi, những vùng bị sốt rét, sốt xuất huyết (những bệnh do muỗi là trung gian truyền bệnh) nặng nề không tương ứng với vùng có tỷ lệ nhiễm HIV cao và ngược lại...
3. Vì sao mà chưa tìm ra được vắc xin phòng nhiễm HIV?
Có nhiều lý do, nhưng chủ yếu vẫn là:
- HIV có khả năng biến dị rất lớn, vì thế không thể có vacxin kích thích cơ thể tạo ra kháng thể đáp ứng kịp sự “thay hình đổi dạng” của HIV. Mặt khác khó tìm ra một loại vắc-xin thích ứng cùng một lúc với nhiều chủng HIV khác nhau, lại được phân bổ ở nhiều vùng khác nhau;
- Nhiều đặc tính của HIV chưa được làm sáng tỏ;
- Sự đầu tư về nguồn lực quá tốn kém;
- Nhiều vấn đề liên quan đến pháp lý và đạo đức khi tiến hành thử nghiệm vắc xin trên cơ thể người...chưa được giải quyết...4. Có cách nào chữa được AIDS chưa?
Hiện nay có nhiều loại thuốc kháng vi rút (gọi tắt là ARV) có tác dụng làm chậm sự phát triển của HIV, chứ chưa có thuốc điều trị khỏi AIDS.
Phương pháp điều trị kết hợp các loại thuốc tuy có hiệu quả bước đầu nhưng rất tốn kém và cũng mới dừng lại ở mức độ kéo dài cuộc sống cho bệnh nhân...
5. Làm thế nào để biết một người bị nhiễm HIV?
Nhìn bề ngoài, không thể biết được ai là người nhiễm HIV.
Chỉ có một cách chắc chắn để khẳng định ai đó đã nhiễm HIV là xét nghiệm máu. Ngay cả khi xét nghiệm máu cho kết quả âm tính cũng chưa khẳng định được nếu người nhiễm đang trong “thời kỳ cửa sổ”.
6. Như vậy, nếu kết quả xét nghiệm tìm kháng thể là “âm tính” thì liệu đã yên tâm là mình chưa bị nhiễm HIV?
Bạn chưa thể yên tâm vì tình trạng nhiễm của bạn có thể đang ở trong “thời kỳ cửa sổ”, đặc biệt trong trường hợp bạn đã từng có hành vi nguy cơ cao (như chích ma tuý dùng chung bơm kim tiêm hoặc quan hệ với người bán dâm mà không dựng bao cao su...) trong 3 tháng qua.
Để khẳng định, bạn cần đi xét nghiệm ít nhất là sau ba tháng tính từ khi có hành vi nguy cơ và trong giai đoạn đó bạn không có thêm bất cứ hành vi nguy cơ nào khác.
7. Xét nghiệm HIV có được giữ bí mật không?
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì:
Cán bộ xét nghiệm và những người tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ phải đảm bảo bí mật cho người nhiễm HIV.
Nhưng pháp luật cũng quy định người nhiễm HIV phải thông báo ngay tình trạng nhiễm HIV của mình cho vợ hoặc chồng hoặc người sắp kết hôn với mình biết để có biện pháp phòng tránh lây bệnh (Luật phòng, chống HIV/AIDS).8. Ai là người có thể nhiễm HIV?
Tất cả mọi người đều có thể bị nhiễm HIV nếu có các hành vi nguy cơ (liên quan trực tiếp đến máu và dịch sinh dục của người khác), như:
- Quan hệ tình dục, nhất là với người nhiễm HIV hay với người có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV cao mà không dùng bao cao su đúng cách;
- Dùng chung bơm kim tiêm và dụng cụ tiêm, chích với người nhiễm HIV;
- Dùng chung các dụng cụ có liên quan đến máu và dịch sinh dục như dao kéo phẫu thuật, châm cứu, xăm mình, xâu lỗ tai, dao cạo râu, dụng cụ chữa răng, dụng cụ thăm khám thai sản...;
- Nhận máu và các sản phẩm của máu chưa qua sàng lọc HIV;
- Dính máu của người nhiễm HIV thông qua các vết thương hở hoặc da tay xây sát...
- Người mẹ nhiễm HIV có thể truyền HIV cho con mình trong khi mang thai, khi đẻ, hoặc khi bú sữa mẹ…

Bs. Chu Quốc Ân
Cục phó - Cục phòng chống HIV/AIDS Việt Nam

songchungvoi_HIV
04-12-2013, 18:38
Chương I
NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ HIV/AIDS
Câu 1. HIV/AIDS là gì?
Trả lời:
HIV là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh (Human Immunodeficiency Virus) là virus gây ra suy giảm miễn dịch ở người, làm suy giảm khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh cho cơ thể người.
AIDS là chữ viết tắt của cụm từ Tiếng Anh (Accquired Immunodeficiency Syndrome) là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do HIV gây ra, thường được biểu hiện thông qua các nhiễm trùng cơ hội, ung thư và có thể dẫn đến tử vong.
Câu 2 Xin cho biết thế nào là HIV dương tính?
Trả lời:
Người có HIV dương tính có nghĩa là kháng thể chống lại vi rút HIV được tìm thấy trong máu/dịch sinh học của người đó. Xét nghiệm máu tìm HIV có thể xác định được điều này.
Câu 3. Xét nghiệm HIV là gì? Trong thời gian bao lâu thì biết được kết quả xét nghiệm?
Trả lời:
Xét nghiệm HIV là việc lấy một mẫu máu/mẫu dịch sinh học và thực hiện các kỹ thuật chuyên môn nhằm xác định có kháng thể kháng vi rút HIV trong mẫu máu, mẫu dịch sinh học của cơ thể đó hay không. Nếu xét nghiệm dương tính với kháng thể HIV thì có nghĩa là có HIV tồn tại.
Tuỳ theo quy định từng cơ sở y tế, nhưng thông thường từ 3-10 ngày kể từ ngày lấy máu xét nghiệm, trong trường hợp kết quả xét nghiệm HIV âm tính (không phát hiện thấy có kháng thể) thì có thể được nhận kết quả sớm hơn. Để chắc chắn và yên tâm hơn nếu kết quả âm tính, bạn vẫn nên đi xét nghiệm lại sau 3 - 6 tháng. Để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác, trong thời gian này, bạn nên tiếp tục thực hiện các hành vi dự phòng HIV thông thường như kiêng quan hệ tình dục, chung thuỷ với một bạn tình và luôn sử dụng và sử dụng bao cao su đúng cách và không dùng chung bơm kim tiêm…
Câu 4. Xin cho biết thế nào là giai đoạn cửa sổ?
Trả lời :
Giai đoạn "cửa sổ" là khoảng thời gian từ lúc cơ thể nhiễm HIV cho đến khi cơ thể sinh ra kháng thể chống lại HIV (gọi tắt là kháng thể HIV). Giai đoạn này xuất hiện vào khoảng 3 đến 6 tháng sau khi nhiễm HIV. Trong giai đoạn cửa sổ, hệ thống miễn dịch chưa sản sinh ra được kháng thể HIV hoặc chưa đủ số lượng kháng thể cần thiết nên các xét nghiệm để tìm kháng thể HIV sẽ không phát hiện được và kết quả trả lời là "âm tính".
Đây là giai đoạn "nguy hiểm" bởi không phát hiện được người nhiễm HIV qua các xét nghiệm tìm kháng thể HIV. Mặc dù thật sự họ đã bị nhiễm HIV và họ hoàn toàn có thể "vô tình" truyền bệnh cho người khác mà không hề biết.
Giai đoạn này thường kéo dài từ 3 đến 6 tháng tuỳ từng người. Vì vậy nên đi xét nghiệm máu lại sau 6 tháng để phát hiện tình trạng nhiễm HIV.Câu 5. HIV có thể lây truyền qua những con đường nào?
Trả lời:
Virút HIV có mặt trong các dịch cơ thể và có thể truyền từ người này sang người khác qua chất tiết, dịch âm đạo, máu bị nhiễm virút và sữa mẹ. HIV chủ yếu lây truyền qua 3 đường: Quan hệ tình dục không được bảo vệ với một người có HIV dương tính, dùng chung dụng cụ tiêm chính (bơm kim tiêm) và lây truyền từ mẹ có HIV dương tính sang con.

1. Lây truyền qua đường tình dục
HIV có thể truyền qua đường âm đạo hoặc hậu môn hoặc đường miệng khi quan hệ tình dục với người nhiễm HIV nhưng không dùng bao cao su hoặc sử dụng bao cao su không đúng cách. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, giang mai có thể làm tăng khả năng lây nhiễm HIV và làm suy yếu hệ thống miễn dịch nhanh hơn (thúc đẩy nhanh quá trình từ nhiễm HIV sang giai đoạn AIDS).

Làm thế nào để dự phòng lây truyền HIV qua đường tình dục?
Nguyên tắc chung là thực hiện hành vi tình dục an toàn và sử dụng đúng cách bao cao su khi có quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn và đường miệng.
Nguy cơ lây truyền HIV có thể giảm nếu bạn:
- Không quan hệ tình dục khi chưa lập gia đình, hoặc trì hoãn lần quan hệ tình dục đầu tiên; Thực hiện nguyên tắc chung thủy một vợ một chồng;
- Luôn sử dụng bao cao su và không quan hệ tình dục với nhiều người hoặc giảm số bạn tình.
2. Lây truyền qua đường máu
- HIV có thể dễ dàng lây truyền qua việc dùng chung các dụng cụ bơm kim tiêm với người nhiễm HIV. Dùng chung các vật dụng sắc nhọn khác (như dao cạo râu, bàn chải đánh răng ...) cũng có thể lan truyền HIV.
- Truyền máu và các chế phẩm máu có HIV (chưa qua xét nghiệm sàng lọc HIV hoặc có sàng lọc nhưng còn trong giai đoạn "cửa sổ").
- Sử dụng các dụng cụ tiêm, chích qua da đã có tiếp xúc với máu/dịch nhiễm HIV mà chưa được vô khuẩn triệt để như: Bơm kim tiêm, kim châm cứu, kìm nhổ răng, kim xăm, dụng cụ bấm lỗ tai, dao cạo râu hoặc những vật sắc nhọn khác khi tiếp xúc không may gây chảy máu hay trầy xước da.
- Bị dính máu của người nhiễm HIV vào da, niêm mạc, nhất là những nơi có vết thương hở hoặc xây sát là nơi HIV có thể xâm nhập trực tiếp vào máu…Trong các nguyên nhân nêu trên thì nguyên nhân bị lây nhiễm do dùng chung bơm kim tiêm chích ma túy với người bị nhiễm HIV chiếm tỷ lệ cao nhất trong việc làm tăng tỷ lệ nhiễm HIV tại Việt Nam.
Biện pháp phòng, chống lây truyền HIV qua đường máu:
- Không dùng chung bơm kim tiêm và các dụng cụ xuyên chích qua da đã tiếp xúc với máu và dịch sinh học;
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch sinh học của người khác;
- 100% các túi máu, chế phẩm máu phải được xét nghiệm sàng lọc HIV;
- Thực hiện nghiêm công tác vô trùng, tiệt khuẩn các dụng cụ y tế theo quy định.
3. HIV lây từ mẹ sang con như thế nào và cách dự phòng?
- Mẹ nhiễm HIV có khả năng truyền cho con trong thời gian mang thai, trong khi sinh hoặc cho con bú. Truyền từ mẹ sang con là đường truyền phổ biến nhất gây ra nhiễm HIV ở trẻ em. Mẹ truyền HIV cho con trong giai đoạn mang thai (trong tử cung), trong cuộc đẻ (khi bào thai tiếp xúc với máu và nước ối của mẹ trong khi đẻ tự nhiên) và qua sữa mẹ.
- Không phải bà mẹ nào nhiễm HIV cũng sẽ truyền vi rút cho con. Nếu không được điều trị thích hợp khoảng 25-30% (một trong 3 hoặc 4) bà mẹ mang thai có nhiễm HIV sẽ truyền vi rút cho con của họ. Rất may là hiện nay đã có thuốc kháng vi rút hoạt động rất tốt nhằm ngăn chặn sự lan truyền vi rút. Nếu bà mẹ sử dụng các thuốc này trong giai đoạn mang thai, sau khi sinh và con của họ khi sinh ra cũng được dùng thuốc ngay thì tỷ lệ truyền từ mẹ sang con sẽ có thể giảm từ 25% xuống còn khoảng 2% (ít hơn 2 trong 100 người). Thường xuyên xét nghiệm HIV cho phụ nữ có thai và cho họ thuốc kháng vi rút nếu bị nhiễm có thể làm giảm một cách đáng kể số trẻ em sinh ra bị nhiễm HIV.
Câu 6. Xin cho biết khả năng tồn tại của HIV bên ngoài cơ thể người như thế nào? Làm thế nào để xử lý an toàn đối với những vật dụng có vi rút HIV? Trả lời:
1. Khả năng tồn tại của vi rút HIV ngoài môi trường tự nhiên:
- HIV là một vi rút yếu. Nó không thể tồn tại lâu bên ngoài cơ thể. Trong một số điều kiện phòng thí nghiệm nghiêm ngặt và có kiểm soát, vi rút HIV có thể tồn tại trong vài ngày thậm trí là vài tuần. Tuy nhiên HIV không thể nhân lên bên ngoài cơ thể sống, ngoại trừ trong một số điều kiện hết sức hạn chế do đó nó không có khả năng lây nhiễm khi ở ngoài cơ thể;
- Nếu một vật dụng hoặc một bề mặt bị nhiễm hoặc dính với các dịch thể sinh học như máu, thì có thể dễ dàng xử lý an toàn bằng các qui trình lý hoá như đun sôi, hấp, sấy hoặc sử dụng các hoá chất diệt khuẩn.
2. Xử lý đối với những vật dụng có chứa HIV (ví dụ như trong môi trường bệnh viện hay chăm sóc tại hộ gia đình):
Để đảm bảo an toàn, bất kỳ dụng cụ hay bề mặt nào bị nhiễm HIV cũng phải được xử lý bằng các chất diệt khuẩn có hiệu quả.
Bạn có thể áp dụng một trong các phương pháp tiệt khuẩn dưới đây:
- Luộc sôi trong thời gian 20 phút kể từ khi nước sôi;
- Hấp ướt ở nhiệt độ 121oC, 2 atm. trong 20 phút;
- Hấp khô ở nhiệt độ 170oC trong 2 giờ;
- Ngâm 30 phút trong các dung dịch hoá chất diệt khuẩn sẵn có như dung dịch có chứa Clo (Chloramin B 0,5%) cồn Ethanol 70% hoặc Betadine (Providon Iodin 2,5%).

songchungvoi_HIV
04-12-2013, 18:40
Câu 7. Ăn ở, sinh hoạt thông thường hàng ngày với người nhiễm HIV có bị lây nhiễm HIV không?
Trả lời:
HIV không lây nhiễm qua sinh hoạt thông thường hàng ngày, trong giao tiếp, tiếp xúc với người nhiễm HIV ví dụ như:
- Ôm hôn nhẹ nhàng, bắt tay, nói chuyện, ho, hắt hơi…;
- Tiếp xúc gần gũi xã giao với người nhiễm HIV (không quan hệ tình dục);
- Ăn chung, dùng chung bát đũa, cốc chén;
- Dùng chung nhà tắm, nhà vệ sinh, mặc chung quần áo, ngồi chung ghế;
- Côn trùng như ruồi, muỗi, chấy, rận… không phải là trung gian lây truyền HIV.Câu 8. Có thể bị lây nhiễm HIV nếu bị phơi nhiễm với HIV không theo các đường lây truyền đã đề cập ở trên không?
Trả lời:
Mặc dù không phải là phổ biến, nhiễm HIV thông qua việc vết thương hở tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc dịch sinh học của cơ thể người nhiễm HIV vẫn có thể xảy ra (HIV không thể truyền qua làn da khỏe mạnh bình thường). Tuy nhiên các biện pháp thận trọng đơn giản vẫn được áp dụng trên toàn cầu để có thể bảo vệ chống lại khả năng lan truyền này.
Lây nhiễm HIV trong cơ sở y tế có thể xảy ra khi làm các xét nghiệm có liên quan đến máu và dịch thể sinh học của bệnh nhân nhiễm HIV: khi làm các thủ thuật, phẫu thuật và khi chăm sóc. Do vậy cần phải thực hiện các biện pháp dự phòng để tránh lây nhiễm chéo HIV trong môi trường chăm sóc ở cơ sở y tế, cụ thể là:
+ Phải coi mọi bệnh phẩm có máu và dịch cơ thể đều có thể có nguy cơ lây nhiễm HIV;
+ Luôn phải đeo găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch cơ thể bệnh nhân. Mang các phương tiện phòng vệ như kính, khẩu trang, mặc áo choàng khi có nguy cơ bị máu và dịch cơ thể bệnh nhân bắn phải;
+ Nếu vết thương hở ở tay, chân hoặc có tổn thương da rỉ nước, phải băng kỹ và tốt nhất không tiếp xúc với máu, dịch cơ thể của bệnh nhân cho đến khi tổn thương lành;
+ Khi trên mặt bàn, mặt sàn có máu hoặc dịch cơ thể bệnh nhân, phải đổ ngập tràn chỗ có máu và dịch bằng các dung dịch sát khuẩn như nước Javel, dung dịch có Clo..., để 20 phút sau đó dùng giẻ thấm khô rồi rửa sạch;
+ Đối với các đồ vải thấm máu và dịch, phải dùng kẹp để gắp cho vào túi riêng, nếu không có kẹp thì gấp phần có máu và dịch vào trong để tránh cầm phải chỗ có máu, sau đó vận chuyển đến nơi huỷ hoặc nhà giặt. Phải ngâm các đồ vải này trong các hoá chất sát trùng 20 phút trước khi giặt;
+ Đối với các chất thải (đờm, nước tiểu, phân... có máu hoặc các dịch cơ thể) cũng xử lý tương tự. Đổ ngập tràn vùng chất thải bằng các hoá chất sát trùng để 20 phút trước khi đổ vào nơi thải chung;
+ Luôn rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi đeo găng, trước và sau khi thăm khám bệnh nhân, sau khi giúp bệnh nhân đi vệ sinh.
Câu 9. Sau khi sinh con tôi mới phát hiện mình bị nhiễm HIV. Tôi rất sợ mình đã truyền HIV sang đứa con mới sinh. Để yên tâm, tôi muốn đưa cháu đi xét nghiệm HIV ngay có được không vì cháu mới được 01 tháng tuổi?
Trả lời:
Xét nghiệm HIV ở trẻ em dưới 18 tháng tuổi sẽ không cho kết quả chính xác. Vì vậy, để có kết quả xét nghiệm chính xác, bạn nên đưa con bạn đi xét nghiệm HIV khi con của bạn đủ 18 tháng tuổi.
Ở một vài cơ sở y tế ở Việt Nam hiện đã có một loại xét nghiệm đặc biệt gọi là xét nghiệm PCR có thể xác định nhiễm HIV khi trẻ chưa đến 18 tháng tuổi, bạn hãy liên lạc với Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tại địa phương mình để tìm hiểu xem hiện xét nghiệm đó đã có ở nơi bạn sống hay chưa.

songchungvoi_HIV
04-12-2013, 18:42
Câu 10. Xin cho biết, hiện tại đã có vắcxin và thuốc chữa HIV chưa? Tôi nghe nói người nhiễm HIV có thể được điều trị bằng thuốc kháng HIV (ARV). Vậy thuốc kháng HIV (ARV) là thuốc gì và hiệu quả của việc điều trị ARV?
Trả lời:
1. Hiện tại vẫn chưa có vắcxin và thuốc chữa HIV. Tuy nhiên, đúng như bạn hỏi, hiện người nhiễm HIV đã và đang được điều trị bằng thuốc kháng HIV (ARV). Thuốc kháng HIV (ARV) là thuốc đặc hiệu dùng cho người nhiễm HIV hoặc bị phơi nhiễm với HIV để hạn chế sự phát triển của vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người hoặc dự phòng lây nhiễm HIV và không phải là thuốc điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội ở người nhiễm HIV.
2. Thuốc ARV được sử dụng để điều trị cho người nhiễm HIV theo chỉ định của thầy thuốc. Nếu tuân thủ nguyên tắc và quy trình điều trị kết hợp với chăm sóc nuôi dưỡng tốt thì thuốc ARV sẽ đạt được những kết quả như sau:
- Tăng cường chất lượng cuộc sống và tăng tuổi thọ;
- Giảm nồng độ HIV nhanh, dẫn đến bệnh tiến triển chậm, nguy cơ kháng thuốc giảm, nguy cơ nhiễm trùng cơ hội thấp, giảm mức độ lây lan cho cộng đồng;
- Tái tạo và phục hồi chức năng của hệ thống miễn dịch.

songchungvoi_HIV
04-12-2013, 18:45
Chương II
TƯ VẤN, XÉT NGHIỆM VÀ
PHÒNG CHỐNG
Câu 11. Nếu tôi muốn đi xét nghiệm HIV thì liệu tôi có nhận được tư vấn về xét nghiệm và về kết quả xét nghiệm hay không ?
Trả lời:
Có, theo Điều 26 Luật Phòng, chống HIV/AIDS năm 2006, khi bạn yêu cầu được xét nghiệm HIV thì bạn sẽ được tư vấn trước và sau xét nghiệm. Luật Phòng, chống HIV/AIDS quy định như sau:
“1. Các trường hợp xét nghiệm HIV đều phải được tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV.
2. Cơ sở y tế có trách nhiệm tổ chức việc tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV.
3. Chỉ những người đã được tập huấn về tư vấn vấn phòng, chống HIV/AIDS mới được thực hiện tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV”.
Câu 12. Xin cho biết có phải cơ sở y tế nào cũng được xét nghiệm HIV và công bố kết quả HIV dương tính không?
Trả lời:
Không, xin khẳng định với bạn là “chỉ cơ sở xét nghiệm HIV đã được Bộ Y tế công nhận đủ điều kiện khẳng định các trường hợp HIV dương tính mới được quyền khẳng định các trường hợp HIV dương tính và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả đó” (Khoản 1 Điều 29 của luật Phòng, chống HIV/AIDS).
Câu 13. Xin cho biết việc xét nghiệm HIV trên cơ sở tự nguyện hay bắt buộc? Khi tôi vào bệnh viện để khám và điều trị, bệnh viện đã yêu cầu tôi làm một số xét nghiệm trong đó có xét nghiệm HIV. Xin hỏi, việc yêu cầu xét nghiệm HIV đối với bệnh nhân khi khám và điều trị như vậy có đúng không?

đối với bệnh nhân khi khám và điều trị như vậy có đúng không?
Trả lời:
Không, ngoại trừ các trường hợp đặc biệt đã được bộ Y tế qui định, bệnh viện không có quyền đòi hỏi bệnh nhân phải xét nghiệm HIV nếu bạn không đồng ý làm điều đó.
1. Theo quy định tại Điều 27 của luật Phòng, chống HIV/AIDS việc xét nghiệm HIV phải dựa trên cơ sở tự nguyện:
“ - Người tự nguyện xét nghiệm HIV phải từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự.
- Việc xét nghiệm HIV đối với người dưới 16 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó.
2. Khoản 2 Điều 28 Luật Phòng chống HIV/AIDS qui định rằng:“Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc xét nghiệm HIV bắt buộc trong một số trường hợp cần thiết để chẩn đoán và điều trị cho người bệnh”.
Câu 14. Người có kết quả xét nghiệm HIV dương tính có quyền giữ bí mật về tình trạng nhiễm HIV của mình không? Nếu phải thông báo thì phải thông báo cho ai? Tại sao?
Trả lời:
Kết quả xét nghiệm HIV chỉ có thể được tiết lộ cho những người được chỉ ra dưới đây. Những người được thông báo có nghĩa vụ giữ bí mật kết quả xét nghiệm dương tính của người nhiễm HIV. Tuy nhiên, để phòng, chống lây nhiễm HIV sang cho người khác điểm b, Khoản 2 Điều 4 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS đã quy định Người nhiễm HIV có nghĩa vụ phải “thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính của mình cho vợ, chồng hoặc cho người chuẩn bị kết hôn với mình biết”.
Điều 30 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS đã quy định việc thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính như sau:

đối với bệnh nhân khi khám và điều trị như vậy có đúng không?
Trả lời:
Không, ngoại trừ các trường hợp đặc biệt đã được bộ Y tế qui định, bệnh viện không có quyền đòi hỏi bệnh nhân phải xét nghiệm HIV nếu bạn không đồng ý làm điều đó.
1. Theo quy định tại Điều 27 của luật Phòng, chống HIV/AIDS việc xét nghiệm HIV phải dựa trên cơ sở tự nguyện:
“ - Người tự nguyện xét nghiệm HIV phải từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự.
- Việc xét nghiệm HIV đối với người dưới 16 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó.
2. Khoản 2 Điều 28 Luật Phòng chống HIV/AIDS qui định rằng:“Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc xét nghiệm HIV bắt buộc trong một số trường hợp cần thiết để chẩn đoán và điều trị cho người bệnh”.
Câu 14. Người có kết quả xét nghiệm HIV dương tính có quyền giữ bí mật về tình trạng nhiễm HIV của mình không? Nếu phải thông báo thì phải thông báo cho ai? Tại sao?
Trả lời:
Kết quả xét nghiệm HIV chỉ có thể được tiết lộ cho những người được chỉ ra dưới đây. Những người được thông báo có nghĩa vụ giữ bí mật kết quả xét nghiệm dương tính của người nhiễm HIV. Tuy nhiên, để phòng, chống lây nhiễm HIV sang cho người khác điểm b, Khoản 2 Điều 4 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS đã quy định Người nhiễm HIV có nghĩa vụ phải “thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính của mình cho vợ, chồng hoặc cho người chuẩn bị kết hôn với mình biết”.

songchungvoi_HIV
04-12-2013, 18:48
Điều 30 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS đã quy định việc thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính như sau:
“ 1. Kết quả xét nghiệm HIV dương tính chỉ được thông báo cho các đối tượng sau đây:
a) Người được xét nghiệm;
b) Vợ hoặc chồng của người được xét nghiệm, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người được xét nghiệm là người chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự;
c) Nhân viên được giao nhiệm vụ trực tiếp tư vấn, thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính cho người được xét nghiệm;
d) Người có trách nhiệm chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV tại các cơ sở y tế, bao gồm trưởng khoa, trưởng phòng, điều dưỡng viên trưởng nơi người nhiễm HIV điều trị, nhân viên y tế được giao trách nhiệm trực tiếp điều trị, chăm sóc cho người nhiễm HIV tại cơ sở y tế;
e) Người đứng đầu, cán bộ phụ trách y tế, nhân viên y tế được giao nhiệm vụ trực tiếp chăm sóc sức khoẻ cho người nhiễm HIV tại cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, cơ sở bảo trợ xã hội, trại giam, trại tạm giam;
f) Người đứng đầu, cán bộ, công chức được giao trách nhiệm của các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.
2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm giữ bí mật kết quả xét nghiệm HIV dương tính, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.Câu 15. Xin hỏi, có quy định nào về qui trình truyền máu để đảm bảo máu an toàn và không nhiễm HIV khi truyền máu cho bệnh nhân không?
Trả lời:
Bạn yên tâm là pháp luật có quy định rất chặt chẽ và nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn cho người được truyền các túi máu và chế phẩm máu không bị nhiễm HIV. Điều 31 của Luật Phòng, chống HIV/AIIDS đã quy định:
- “Các túi máu, chế phẩm máu đều phải được làm xét nghiệm HIV trước khi sử dụng kể cả trong trường hợp cấp cứu;
- Việc xét nghiệm sàng lọc HIV phải được thực hiện bằng các loại sinh phẩm chẩn đoán đã được Bộ trưởng Bộ Y tế cho phép lưu hành.
- Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể việc xét nghiệm sàng lọc HIV, lưu trữ kết quả xét nghiệm, lưu trữ và tiêu huỷ các mẫu máu, túi máu, chế phẩm máu, bệnh phẩm nhiễm HIV”.
Câu 16. Việc tuyên truyền, khuyến khích sử dụng bơm kim tiêm sạch, bao cao su để dự phòng lây nhiễm HIV có vi phạm pháp luật không?
Trả lời:
Không, Luật Phòng chống HIV/AIDS đã nhận thức tầm quan trọng của giáo dục truyền thông trong dự phòng lây nhiễm HIV.
Theo quy định tại Khoản 15 Điều 2 về giải thích từ ngữ của Luật Phòng, chống HIV/AIDS bao cao su, bơm kim tiêm sạch là một trong các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV. Do vậy, nhà nước khuyến khích công dân tích cực tham gia công tác tuyền truyền này trong cộng đồng, bao gồm: tuyên truyền, vận động, khuyến khích sử dụng bao cao su, bơm kim tiêm sạch, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế và các biện pháp can thiệp giảm tác hại khác nhằm tạo điều kiện cho việc thực hiện các hành vi an toàn để phòng ngừa lây nhiễm HIV. Theo quy định nêu trên thì hoạt động tuyên truyền, khuyến khích sử dụng bao cao su và bơm kim tiêm sạch không bị pháp luật nghiêm cấm.

songchungvoi_HIV
04-12-2013, 18:49
Chương III
CHĂM SÓC, ĐIỀU TRỊ VÀ HỖ TRỢ
Câu 17. Xin cho biết, có phải tất cả bác sĩ đều được kê đơn thuốc kháng HIV không?
Trả lời:
Không, tại Điều 15 của Nghị định số 108/2007/NĐ-CP quy định về kê đơn, sử dụng thuốc kháng HIV như sau:
“1. Chỉ các bác sĩ đã qua đào tạo, tập huấn về điều trị HIV/AIDS theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế mới được phép kê đơn thuốc kháng HIV cho người nhiễm HIV, người bị phơi nhiễm với HIV.
2. Bác sĩ khi kê đơn thuốc kháng HIV phải tuân thủ quy trình và phác đồ điều trị HIV/AIDS do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
3. Người nhiễm HIV, người bị phơi nhiễm với HIV phải thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ khi sử dụng thuốc kháng HIV”.
Theo quy định nêu trên, các bác sĩ ở cơ sở y tế được kê đơn, sử dụng thuốc kháng HIV cho người nhiễm HIV, người bị phơi nhiễm HIV nếu đã qua đào tạo, tập huấn về điều trị HIV theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế. Do vậy, không phải bác sĩ nào cũng được kê đơn, sử dụng thuốc kháng HIV nếu không qua đào tạo, tập huấn về điều trị HIV.
Câu 18. Tôi muốn mua thuốc kháng HIV (ARV). Vậy tôi có thể mua thuốc này ở các cơ sở bán buôn, bán lẻ thuốc được không? Pháp luật có quy định nào đối với các cơ sở bán thuốc này không?
Trả lời:
Có, bạn có thể mua thuốc ARV tại các nhà thuốc đã có đăng ký. Theo qui định của Luật thì các cơ sở bán buôn thuốc, bán lẻ thuốc được phép bán thuốc kháng HIV. Tuy nhiên, các cơ sở này chỉ được bán thuốc kháng HIV khi đã được cấp số đăng ký lưu hành. Do vậy, bạn nên mua thuốc ở các cơ sở bán buôn, bán lẻ thuốc đã được cấp số đăng ký lưu hành để đảm bảo chất lượng. Hãy đề nghị nhà thuốc cho xem giấy phép chứng nhận họ có đăng ký bán thuốc ARV.
Theo quy định tại Điều 14 của Nghị định số 108/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Phòng, chống HIV/AIDS về Cung ứng thuốc kháng HIV quy định như sau:
“1. Các cơ sở bán buôn thuốc, bản lẻ thuốc được quyền cung ứng thuốc kháng HIV đã được cấp số lưu hành.
2. Các cơ sở bán lẻ thuốc chỉ được bán thuốc kháng HIV đã được cấp sổ đăng ký lưu hành cho người nhiễm HIV, người bị phơi nhiễm với HIV theo đơn của bác sĩ điều trị theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định này”.Câu 19. Nhà nước ta có chế độ đối với người nhiễm HIV trong việc tiếp cận thuốc kháng HIV miễn phí hoặc được trợ giá không?
Trả lời:
Có, để đảm bảo sẵn có ARV cung cấp miễn phí cho những người có nhu cầu thiết yếu nhất, Chính phủ đã ra qui định về việc những người nào là đối tượng đủ điều kiện để sử dụng miễn phí các thuốc này. Theo quy định tại Điều 39 Luật Phòng, chống HIV/AIDS thì:
“1. Người nhiễm HIV được Nhà nước tạo điều kiện tiếp cận thuốc kháng HIV thông qua các chương trình, dự án phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội.
2. Người bị phơi nhiễm với HIV, bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp, người bị nhiễm HIV do rủi ro của kỹ thuật y tế, phụ nữ nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai, trẻ em dưới 6 tuổi nhiễm HIV được Nhà nước cấp miễn phí thuốc kháng HIV.
3. Thuốc kháng HIV do ngân sách nhà nước chi trả, thuốc do tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tài trợ được cấp miễn phí cho người nhiễm HIV tại các cơ sở điều trị HIV/AIDS theo thứ tự ưu tiên sau đây:
a) Trẻ em từ đủ 6 tuổi đến dưới 16 tuổi nhiễm HIV;
b) Người nhiễm HIV tích cực tham gia phòng, chống HIV/AIDS;
c) Người nhiễm HIV có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn;
d) Những người khác nhiễm HIV;
.........”

songchungvoi_HIV
04-12-2013, 18:51
Câu 20. Người đang tham gia Bảo hiểm y tế bị nhiễm HIV có được hưởng chế độ Bảo hiểm y tế khi khám, chữa bệnh không ?
Trả lời:
Có, nếu bạn đang tham gia chế độ Bảo hiểm y tế của nhà nước. Theo quy định tại Điều 40 của Luật phòng, chống HIV/AIDS thì người đang tham gia Bảo hiểm y tế mà bị nhiễm HIV thì được quỹ Bảo hiểm y tế chi trả các chi phí khám bệnh, chữa bệnh. Riêng đối với thuốc kháng HIV thì chỉ được quỹ Bảo hiểm y tế chi trả theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
Câu 21. Luật pháp có cho phép người nghiện hoặc lệ thuộc các chất dạng thuốc phiện như heroin được tham gia liệu pháp điều trị thay thế bằng methadone không?
Trả lời :
Luật pháp cho phép việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng liệu pháp điều trị thay thế bằng methadone, tuy nhiên hiện nay chương trình cũng như các cơ sở cung cấp dịch vụ này còn rất hạn chế. Xin vui lòng liên lạc với các Sở Y tế địa phương để tìm hiểu xem các dịch vụ này tại địa phương bạn đã có chưa. Tại Điều 10 của Nghị định số 108/2007/NĐ-CP quy định về vấn đề này như sau:
1. Đối với cơ sở y tế:
"Việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế chỉ được thực hiện tại các cơ sở y tế có đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực và được Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định thông qua các chương trình, dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định này. Không áp dụng biện pháp điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế tại các cơ sở chữa bệnh được thành lập theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính" (Khoản 1 Điều 10 của Nghị định).
2. Đối với người nghiện nghiện các chất dạng thuốc phiện:
"Việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế chỉ được thực hiện khi người nghiện các chất dạng thuốc phiện tự nguyện và cam kết bằng văn bản về tuân thủ phác đồ điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế. Trường hợp người nghiện các chất dạng thuốc phiện dưới 16 tuổi thì cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của người đó phải tự nguyện và cam kết bằng văn bản về tuân thủ phác đồ điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế’’ (Khoản 2 Điều 10 của Nghị định).
"Khi người nghiện các chất dạng thuốc phiện dùng thuốc thay thế phải có sự giám sát của nhân viên y tế’’ (Khoản 4 Điều 10 của Nghị định).3. Đối với cán bộ y tế:
’’Chỉ các bác sĩ, y sĩ đã qua tập huấn về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế và được các cơ sở y tế quy định tại khoản 1 Điều này phân công mới được quyền kê đơn thuốc thay thế cho người nghiện các chất dạng thuốc phiện khi người đó có tên trong danh sách điều trị của chương trình, dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt" (Khoản 6 Điều 10 của Nghị định).
Câu 22. Xin hỏi, Nhà nước ta có chế độ, chính sách như thế nào với trẻ em nhiễm HIV bị bỏ rơi và người nhiễm HIV không nơi nương tựa?
Trả lời:
Luật phòng chống HIV/AIDS và Nghị đinh hướng dẫn thi hành luật đã có các biện pháp cụ thể để hỗ trợ và chăm sóc trẻ em và người nhiễm HIV không nơi nương tựa. Điều 41 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS đã quy định về chăm sóc người nhiễm HIV trong đó có các đối tượng mà bạn hỏi như sau:
“1. Người nhiễm HIV được chăm sóc tại gia đình, cơ sở y tế của Nhà nước.
2. Trẻ em nhiễm HIV bị bỏ rơi, người nhiễm HIV không nơi nương tựa, không còn khả năng lao động được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước.
3. Tổ chức tôn giáo, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức khác được thành lập cơ sở chăm sóc người nhiễm HIV.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm huy động cộng đồng tham gia tổ chức các hình thức chăm sóc người nhiễm HIV dựa vào cộng đồng.
..........."

songchungvoi_HIV
04-12-2013, 18:57
Câu 20. Người đang tham gia Bảo hiểm y tế bị nhiễm HIV có được hưởng chế độ Bảo hiểm y tế khi khám, chữa bệnh không ?
Trả lời:
Có, nếu bạn đang tham gia chế độ Bảo hiểm y tế của nhà nước. Theo quy định tại Điều 40 của Luật phòng, chống HIV/AIDS thì người đang tham gia Bảo hiểm y tế mà bị nhiễm HIV thì được quỹ Bảo hiểm y tế chi trả các chi phí khám bệnh, chữa bệnh. Riêng đối với thuốc kháng HIV thì chỉ được quỹ Bảo hiểm y tế chi trả theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
Câu 21. Luật pháp có cho phép người nghiện hoặc lệ thuộc các chất dạng thuốc phiện như heroin được tham gia liệu pháp điều trị thay thế bằng methadone không?
Trả lời :
Luật pháp cho phép việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng liệu pháp điều trị thay thế bằng methadone, tuy nhiên hiện nay chương trình cũng như các cơ sở cung cấp dịch vụ này còn rất hạn chế. Xin vui lòng liên lạc với các Sở Y tế địa phương để tìm hiểu xem các dịch vụ này tại địa phương bạn đã có chưa. Tại Điều 10 của Nghị định số 108/2007/NĐ-CP quy định về vấn đề này như sau:
1. Đối với cơ sở y tế:
"Việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế chỉ được thực hiện tại các cơ sở y tế có đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực và được Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định thông qua các chương trình, dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định này. Không áp dụng biện pháp điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế tại các cơ sở chữa bệnh được thành lập theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính" (Khoản 1 Điều 10 của Nghị định).
2. Đối với người nghiện nghiện các chất dạng thuốc phiện:
"Việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế chỉ được thực hiện khi người nghiện các chất dạng thuốc phiện tự nguyện và cam kết bằng văn bản về tuân thủ phác đồ điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế. Trường hợp người nghiện các chất dạng thuốc phiện dưới 16 tuổi thì cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của người đó phải tự nguyện và cam kết bằng văn bản về tuân thủ phác đồ điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế’’ (Khoản 2 Điều 10 của Nghị định).
"Khi người nghiện các chất dạng thuốc phiện dùng thuốc thay thế phải có sự giám sát của nhân viên y tế’’ (Khoản 4 Điều 10 của Nghị định).

3. Đối với cán bộ y tế:
’’Chỉ các bác sĩ, y sĩ đã qua tập huấn về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế và được các cơ sở y tế quy định tại khoản 1 Điều này phân công mới được quyền kê đơn thuốc thay thế cho người nghiện các chất dạng thuốc phiện khi người đó có tên trong danh sách điều trị của chương trình, dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt" (Khoản 6 Điều 10 của Nghị định).
Câu 22. Xin hỏi, Nhà nước ta có chế độ, chính sách như thế nào với trẻ em nhiễm HIV bị bỏ rơi và người nhiễm HIV không nơi nương tựa?
Trả lời:
Luật phòng chống HIV/AIDS và Nghị đinh hướng dẫn thi hành luật đã có các biện pháp cụ thể để hỗ trợ và chăm sóc trẻ em và người nhiễm HIV không nơi nương tựa. Điều 41 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS đã quy định về chăm sóc người nhiễm HIV trong đó có các đối tượng mà bạn hỏi như sau:
“1. Người nhiễm HIV được chăm sóc tại gia đình, cơ sở y tế của Nhà nước.
2. Trẻ em nhiễm HIV bị bỏ rơi, người nhiễm HIV không nơi nương tựa, không còn khả năng lao động được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước.
3. Tổ chức tôn giáo, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức khác được thành lập cơ sở chăm sóc người nhiễm HIV.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm huy động cộng đồng tham gia tổ chức các hình thức chăm sóc người nhiễm HIV dựa vào cộng đồng.
..........."
Để thực hiện quy định tại Khoản 2 nêu trên, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày13/4/2007 về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội. Nghị định này đã quy định rõ chính sách và chế độ trợ giúp cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn. Tại Điều 4 của Nghị định quy định như sau:
"1. Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha nhưng mất tích theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật; trẻ em có cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng, trẻ em nhiễm HIV thuộc hộ gia đình nghèo.
……………”.
Tại Điều 5 của Nghị định này cũng quy định:
"Đối tượng thuộc diện trợ cấp xã hội tại các khoản 1, 2, 4, 5, 6 của Điều 4 Nghị định này thuộc diện đặc biệt khó khăn không tự lo được cuộc sống thì được xem xét tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội hoặc nhà xã hội tại cộng đồng".
Câu 23. Xin hỏi người nhiễm HIV có được thành lập các nhóm, câu lạc bộ để hỗ trợ và giúp đỡ nhau không?
Trả lời:
Có, theo quy định tại Điều 69 Hiến pháp năm 1992 thì: "...Công dân có quyền hội họp, lập hội... theo quy định của pháp luật".
Để thực hiện quy định của Hiến pháp, khoản 2 Điều 20 của Luật phòng, chống HIV/AIDS quy định cụ thể về quyền này của người nhiễm HIV: "Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho người nhiễm HIV tham gia các hoạt động: Nhóm giáo dục đồng đẳng, câu lạc bộ và các hình thức tổ chức sinh hoạt khác của người nhiễm HIV theo quy định của pháp luật; tuyên truyền và thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV; hỗ trợ chăm sóc người nhiễm HIV... ".
Như vậy, Nhà nước ta khuyến khích người nhiễm HIV thành lập các nhóm, câu lạc bộ để hỗ trợ và giúp đỡ nhau và tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS.
Câu 24. Xin cho biết Nhà nước ta có chính sách ưu tiên nào đối với phụ nữ bị nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai và nuôi con nhỏ không?
Trả lời:
Nhân viên tiếp cận cộng đồng là những người tình nguyện hoặc được trả lương trực tiếp tham gia thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV và được cấp thẻ theo quy định của pháp luật. Những người này bao gồm tuyên truyền viên đồng đẳng và những người tình nguyện khác (Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 108/2007/NĐ-CP). Quyền và trách nhiệm của nhân viên tiếp cận cộng đồng được quy định tại Điều 7 của Nghị định số 108/2007/NĐ-CP như sau:
“1. Nhân viên tiếp cận cộng đồng khi thực hiện các chương trình, dự án can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV có các quyền sau:
a) Được hưởng các chế độ, phụ cấp từ các chương trình, dự án can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV;
b) Không bị coi là vi phạm pháp luật khi thực hiện việc phân phát bao cao su, bơm kim tiêm sạch, điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế cho các đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này.
2. Nhân viên tiếp cận cộng đồng khi thực hiện các chương trình, dự án can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV có trách nhiệm:a) Thông báo với Ủy ban nhân dân và công an cấp xã trước khi triển khai thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trên địa bàn;
b) Sử dụng thẻ khi thực hiện nhiệm vụ đúng với phạm vi trách nhiệm được phân công".
Ngoài các nghĩa vụ nêu trên, tại mục a, khoản 2 điều 11 Nghị định số 108/2007/NĐ-CP có qui định thêm về việc quản lý các hoạt động giảm tác hại trong đó qui định về Trách nhiệm thực hiện kiểm tra giám sát: “ Người đứng đầu chương trình, dự án và người trực tiếp phụ trách các nhân viên tiếp cận cộng đồng có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV của nhân viên tiếp cận cộng đồng. Trường hợp phát hiện nhân viên tiếp cận cộng đồng không tuân thủ các qui định của chương trình, dự án hoặc có hành vi vi phạm pháp luật phải lập tức đình chỉ hoạt động của nhân viên đó, thu hồi thẻ và báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xem xét, giải quyết theo đúng qui định của pháp luật".
Theo các qui định trên, nếu phát hiện bất cứ hành vi vi phạm pháp luật nào xảy ra thì sẽ có những biện pháp xử lý thích hợp tuỳ theo mức độ vi phạm.

songchungvoi_HIV
04-12-2013, 18:59
Câu 26. Tôi là cán bộ y tế ở một bệnh viện. Xin hỏi Nhà nước có chế độ, chính sách hỗ trợ đối với nhân viên y tế phơi nhiễm với HIV hoặc bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp hay không?
Trả lời:
Có, luật pháp có qui định các biện pháp cụ thể hỗ trợ nhân viên y tế và những người có thể bị nhiễm hoặc phơi nhiễm với HIV trong công việc.
1. Điều 45 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS quy định về chế độ, chính sách đối với người trực tiếp làm xét nghiệm HIV, quản lý, chăm sóc điều trị người nhiễm HIV như sau:
"Người trực tiếp làm xét nghiệm HIV, quản lý, chăm sóc và điều trị người nhiễm HIV tại cơ sở bảo trợ xã hội và cơ sở y tế của Nhà nước, trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trại giam, trại tạm giam được ưu tiên các trang bị phương tiện, dụng cụ cần thiết để phòng, chống lây nhiễm HIV, hưởng các chế độ phụ cấp nghề nghiệp và các chế độ ưu đãi khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ".
2. Điều 36 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS quy định về dự phòng sau phơi nhiễm với HIV như sau:
"1. Người bị phơi nhiễm với HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp được tư vấn, hướng dẫn điều trị và điều trị dự phòng lây nhiễm HIV.
2. Người bị phơi nhiễm với HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp được tư vấn và điều trị dự phòng lây nhiễm HIV theo quy định tại Điều 46 của Luật này".
3. Điều 46 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS quy định về chế dộ đối với người bị phơi nhiễm với HIV, người nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp như sau:
"1. Người bị phơi nhiễm với HIV, người nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật.
2. Người nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp được khám, chữa các bệnh nhiễm trùng cơ hội và được cấp thuốc kháng HIV miễn phí.
.........."

songchungvoi_HIV
04-12-2013, 21:56
Chương IV
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Câu 27. Trẻ em và người nhiễm HIV có được đến trường và được học tập không?
Trả lời:
Có, xin khẳng định với bạn là người nhiễm HIV có quyền bình đẳng, quyền được học văn hoá, học nghề như mọi công dân trong xã hội. Theo quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 4 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS đã xác định: Người nhiễm HIV có quyền được học văn hoá, học nghề. Để đảm bảo được quyền này, khoản 2 Điều 15 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS đã quy định các cơ sở giáo dục không được có các hành vi sau:
“a) Từ chối tiếp nhận học sinh, sinh viên, học viên vì lý do người đó nhiễm HIV;
b) Kỷ luật, đuổi học học sinh, sinh viên, học viên vì lý do người đó nhiễm HIV;
c) Tách biệt, hạn chế, cấm đoán học sinh, sinh viên, học viên tham gia các hoạt động, dịch vụ của cơ sở vì lý do người đó nhiễm HIV;
d) Yêu cầu xét nghiệm HIV hoặc yêu cầu xuất trình kết quả xét nghiệm HIV đối với học sinh, sinh viên, học viên hoặc người đến xin học”.
Câu 28. Xin hỏi việc nhà trường yêu cầu xét nghiệm HIV (hoặc xuất trình kết quả xét nghiệm HIV) đối với học sinh, sinh viên, học viên có đúng không?
Trả lời:
Không, việc yêu cầu sinh viên phải xét nghiệm HIV là trái pháp luật.Theo quy định tại điểm d, khoản 2 Điều 15 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS thì cơ sở giáo dục không được yêu cầu xét nghiệm HIV hoặc yêu cầu xuất trình kết quả xét nghiệm HIV đối với học sinh, sinh viên, học viên hoặc người đến xin học. Do vậy, việc nhà trường yêu cầu xét nghiệm HIV với học sinh, sinh viên, học viên là không đúng theo quy định của pháp luật.

songchungvoi_HIV
04-12-2013, 22:01
Chương V
LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM
Câu 29. Người nhiễm HIV có quyền được làm việc không? Người sử dụng lao động có trách nhiệm như thế nào đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS?
Trả lời:
Ngoại trừ những qui định tại khoản 1 điều 20 Nghị định 108/2007/NĐ-CP, người nhiễm HIV có quyền được bình đẳng, quyền được làm việc như mọi công dân trong xã hội. Người sử dụng lao động cũng phải có trách nhiệm giáo dục nhân viên của mình về HIV và không được kỳ thị phân biệt đối xử với nhân viên là người nhiễm HIV.
Quyền này đã được khẳng định tại điểm c Khoản 1 Điều 4 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS, người sử dụng lao động có trách nhiệm:
“a) Tổ chức tuyên truyền, giáo dục các biên pháp phòng, chống HIV/AIDS, chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV trong cơ quan, đơn vị mình;
b) Bố trí công việc phù hợp với sức khỏe và trình độ chuyên môn của người lao động nhiễm HIV;
c) Tạo điều kiện cho người lao động tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS
d) Các trách nhiệm khác về phòng, chống HIV theo quy định của pháp luật”.
3. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS, người sử dụng lao động không được có các hành vi sau đối với người lao động:
“a) Chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc gây khó khăn trong quá trình làm việc của người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV;
b) Ép buộc người lao động còn đủ sức khỏe chuyển công việc mà họ đang đảm nhiệm vì lý do người lao động nhiễm HIV;c) Từ chối nâng lương, đề bạt hoặc không bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV;
d) Yêu cầu xét nghiệm HIV hoặc xuất trình kết quả xét nghiệm HIV đối với người dự tuyển lao động, từ chối tuyển dụng vì lý do người dự tuyển lao động nhiễm HIV, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này”.
Câu 30. Tôi mới tốt nghiệp ra trường, tôi nộp hồ sơ xin việc tại một công ty xuất khẩu may mặc. Ở vòng sơ tuyển, công ty đã yêu cầu tôi phải lấy máu để xét nghiệm HIV. Xin hỏi, xét nghiệm HIV có phải là điều kiện bắt buộc trước khi tuyển dụng lao động không?
Trả lời:
Không, ngoại trừ 2 lĩnh vực nghề nghiệp được qui định dưới đây thì việc yêu cầu xét nghiệm HIV/AIDS với người dự tuyển lao động là trái pháp luật. Theo quy định tại điểm d Khoản 2 Điều 14 của Luật Phòng chống HIV/AIDS: “Người sử dụng lao động không được yêu cầu xét nghiệm HIV hoặc xuất trình kết quả xét nghiệm HIV đối với người dự tuyển lao động hoặc từ chối tuyển dụng người lao động vì lý do người dự tuyển lao động nhiễm HIV trừ một số nghề phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng theo quy định của Chính phủ”.Theo Khoản 1, Điều 20 Nghị định số 108/2007/NĐ-CP, quy định như sau:
“1. Danh mục nghề phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng:
a) Thanh viên tổ lái theo quy định tại Điều 72 của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam;
b) Nghề đặc biệt thuộc lĩnh vực an ninh quốc phòng...”
Theo quy định nêu trên, nếu vị trí trong công ty mà bạn dự tuyển không thuộc danh mục nghề nêu trên thì việc yêu cầu xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng với bạn là vi phạm pháp luật.
Câu 31. Tôi làm kế toán ở xí nghiệp X đã lâu. Khi biết tôi bị nhiễm HIV, giám đốc công ty đã chấm dứt hợp đồng lao động đối với tôi. Xin hỏi, quyết định chấm dứt hợp đồng lao động của giám đốc xí nghiệp có đúng không?
Trả lời:
Không, hành động đó là trái pháp luật. Theo quy định tại Điều 14 khoản 2 điểm a của Luật Phòng chống HIV/AIDS thì: “Người sử dụng lao động không được chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc gây khó khăn trong quá trình làm việc của người lao động vì lý do người lao động bị nhiễm HIV”.
Như vậy, quyết định chấm dứt hợp đồng lao động của giám đốc đối với bạn vì lý do bạn bị nhiễm HIV là vi phạm pháp luật. Bạn được thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của công dân đối với quyết định của giám đốc công ty theo đúng quy định của pháp luật về khiếu nại tố cáo.

songchungvoi_HIV
04-12-2013, 22:03
Chương VI
HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
Câu 32. Người bị nhiễm HIV có quyền kết hôn không?
Trả lời:

Có, người bị nhiễm HIV/AIDS có quyền được kết hôn như mọi người khác khi đủ các điều kiện quy định tại Điều 9 Luật Hôn nhân và Gia đình (năm 2000).

Tuy nhiên, vì HIV có thể lây nhiễm qua quan hệ tình dục cho nên nếu bị nhiễm HIV thì bạn cần phải thông báo cho người chuẩn bị kết hôn với mình biết về tình trạng nhiễm HIV của mình. Tại điểm b khoản 2 Điều 4 của Luật Phòng chống HIV/ AIDS đã quy định người nhiễm HIV phải có nghĩa vụ: "Thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính của mình cho vợ, chồng hoặc cho người chuẩn bị kết hôn với mình biết". Sau khi được thông báo mà người đó vẫn đồng ý kết hôn thì cơ quan có thẩm quyền vẫn tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật. Nếu sau khi được thông báo mà người đó không đồng ý kết hôn với bạn thì bạn cũng nên tôn trọng quyết định đó.
Câu 33. Vợ chồng tôi đều nhiễm HIV, chúng tôi có một cháu bé 24 tháng tuổi. Do mâu thuẫn nên tôi muốn ly hôn, nhưng tôi sợ không được quyền nuôi con vì chồng tôi và nhà chông muốn giành quyền nuôi cháu. Vậy xin hỏi, nếu ly hôn tôi có được quyền nuôi con không?Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 92 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định: “… Về nguyên tắc, con duới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác”. Theo quy định này thì con dưới 36 tháng tuổi quyền nuôi con thuộc về người mẹ (trừ trường hợp người mẹ từ chối). Do vậy, theo quy định nêu trên, nếu ly hôn thì bạn có quyền nuôi con.
Câu 34. Vợ chồng tôi bị nhiễm HIV chồng tôi đã mất. Chúng tôi có 1 cháu nhỏ 04 tuổi (cháu không bị nhiễm HIV). Vì thiếu hiểu biết nên tôi không dám chăm sóc cháu mà để bà nội nuôi cháu từ năm 2003 đến nay. Nay tôi muốn được nuôi con nhưng bà nội cháu không đồng ý vì cho rằng tôi không có đủ điều kiện kinh tế để nuôi cháu. Tôi có được quyền nuôi con tôi không?
Trả lời:
- Theo quy định tại Khoản 1 Điều 34 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 thì quyền và nghĩa vụ chăm sóc trẻ thuộc về bạn và chồng bạn. Khi chồng bạn mất thì việc nuôi con cũng là quyền và là nghĩa vụ của bạn. Bà nội của cháu chỉ được quyền nuôi con của bạn khi bạn không có điều kiện trực tiếp trông nom, nuôi dưỡng cháu và bạn có yêu cầu bà nội chăm sóc cháu. Xin hãy tham khảo thêm điều 34 và 36 của Luật Hôn Nhân và Gia đình năm 2000 để có thêm thông tin về vấn để này hoặc liên hệ với Trung tâm tư vấn và trợ giúp pháp lý tại địa phương hoặc đường dây nóng về HIV để được tư vấn thêm.- Để bảo vệ quyền nuôi con của mình, trước hết bạn nên gặp bà nội cháu phân tích cho bà cháu hiểu rằng: Việc bà không đồng ý cho bạn nuôi dưỡng cháu là không đúng theo quy định của pháp luật. Nếu sau đó, bà nội của cháu vẫn chưa đồng ý để bạn nuôi con thì bạn có thể nhờ uỷ ban nhân dân xã, phường nơi bà nội cháu sinh sống can thiệp. Nếu sự can thiệp của chính quyền địa phương không có hiệu quả thì bạn có thể làm đơn khởi kiện đòi quyền nuôi con đến toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi bà nội cháu đang sinh sống.

songchungvoi_HIV
04-12-2013, 22:04
Chương VII
THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Câu 35. Cơ quan thông tin đại chúng có được quyền đưa công khai về tên, tuổi, địa chỉ, hình ảnh của người nhiễm HIV không? Luật Phòng, chống HIV/AIDS quy định về vấn đề này như thế nào?
Trả lời:
Không, cơ quan thông tin đại chúng không được quyền đưa công khai về tên, tuổi, địa chỉ, hình ảnh của người nhiễm HIV. Khoản 5 Điều 8 Luật Phòng, chống HIV/AIDS quy định nghiêm cấm hành vi: "Công khai tên, địa chỉ, hình ảnh của người nhiễm HIV hoặc tiết lộ cho người khác biết việc một người nhiễm HIV khi chưa được sự đồng ý của người đó, trừ trường hợp Điều 30 của Luật này” (tham khảo câu 14 ở trên).
Câu 36. Công việc của tôi thường xuyên phải đi công tác và tôi thường sống xa gia đình. Tôi nghe mọi người nói những người như tôi có nguy cơ nhiễm HIV. Tôi có thể tìm hiểu thông tin về HIV ở đâu để tôi có thể tránh được các nguy cơ cho mình và những người khác?
Trả lời:
Theo khoản 14 điều 1 của Luật phòng chống HIV/AIDS thì những người thường xuyên di chuyển được xếp vào Nhóm người di biến động.
“Nhóm người di biến động là những người thường xuyên sống xa gia đình và thay đổi nơi ở và nơi làm việc”.
Tại Điều 16 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS đã quy định về phòng, chống HIV/AIDS trong các nhóm người di biến động như sau:"1. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS cho người ở nơi khác đến cư trú tại địa phương mình.
2. Chủ, người quản lý điều hành cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, bến bãi đậu xe, đậu tàu, thuyền, cơ sở kinh doanh du lịch hoặc dịch vụ văn hoá, xã hội khác có trách nhiệm phối hợp với cơ quan phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS và thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV thích hợp cho người sử dụng dịch vụ tại cơ sở của mình.
3. Người đứng đầu cơ quan kiểm dịch y tế tại cửa khẩu có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS cho người nhập cảnh, xuất cảnh và quá cảnh.
4. Cơ quan, tổ chức có hoạt động đưa người Việt Nam đi lao động, học tập ở nước ngoài có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống HIV/AIDS đối với người lao động, người đi học".

songchungvoi_HIV
04-12-2013, 22:10
Chương VIII
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬT DÂN SỰ, HÀNH CHÍNH VÀ HÌNH SỰ
Câu 37. Xin cho biết những hành vi bị nghiêm cấm trong Luật Phòng, chống HIV/AIDS?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 8 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS, các hành vi sau đây bị nghiêm cấm:
“1. Cố ý lây truyền hoặc truyền HIV cho người khác.
2. Đe dọa truyền HIV cho người khác.
3. Kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV.
4. Cha, mẹ bỏ rơi con chưa thành niên nhiễm HIV; người giám hộ bỏ rơi người được mình giám hộ nhiễm HIV.
5. Công khai tên, địa chỉ, hình ảnh của người nhiễm HIV hoặc tiết lộ cho người khác biết việc một người nhiễm HIV khi chưa được sự đồng ý của người đó, trừ trường hợp quy định tại Điều 30 của Luật này.
6. Đưa tin bịa đặt về nhiễm HIV đối với người không nhiễm HIV.
7. Bắt buộc xét nghiệm HIV, trừ trường hợp quy định tại Điều 28 của Luật này.
8. Truyền máu, sản phẩm máu, ghép mô, bộ phận cơ thể có HIV cho người khác.
9. Từ chối khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV.
10. Từ chối mai táng, hoả táng người chết vì lý do liên quan đến HIV/AIDS.
11. Lợi dụng hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để trục lợi hoặc thực hiện các hành vi trái pháp luật.
12. Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật”.
Ngoài những hành vi nêu trên, theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 108/2007/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Phòng, chống HIV/AIDS quy định quy định những hành vi sau bị nghiêm cấm:1. “Ngăn cản thực hiện các chương trình, dự án trong việc triển khai các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV.
2. Lợi dụng thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV để môi giới hoặc tổ chức thực hiện các hoạt động mại dâm, buôn bán ma tuý.
3. Bán ra thị trường bơm kim tiêm, bao cao su, thuốc điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện và thuốc kháng HIV đã được quy định là cung cấp miễn phí”.
Câu 38. Tội lây truyền HIV cho người khác và tội cố ý lây truyền HIV cho người khác được quy định như thế nào trong Bộ luật Hình sự?
Trả lời:
Tội lây truyền HIV cho người khác được quy định tại Điều 117 của Bộ luật Hình sự như sau:
"1. Người nào biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền bệnh cho người khác, thì sẽ bị phạt tù. Thời gian nhận hình phạt từ một năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân. phu thuộc vào một trong các trường hợp cụ thể khi hành động phạm tội xảy ra:
a) Đối với nhiều người;
b) Đối với người chưa thành niên;
c) Đối với thầy thuốc hoặc nhân viên y tế trực tiếp chữa bệnh cho mình;
d) Đối với người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
e) Hoạt động có tổ chức;
f). Lợi dụng nghề nghiệp.
2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm".Câu 39. Chế độ giam giữ đối với phạm nhân là người nhiễm HIV được pháp luật quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo Pháp lệnh Thi hành án phạt tù và các văn bản hướng dẫn thi hành thì phạm nhân không bị giam riêng vì lý do bệnh tật. Khi ốm đau, họ được khám và chữa bệnh ở bệnh xá của trại giam, trường hợp bệnh nặng vượt quá khả năng điều trị của y tế trại giam thì được chuyển đến chữa trị ở các bệnh viện của Nhà nước. Quy chế phòng, chống HIV/AIDS trong trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng được ban hành kèm theo Quyết định số 511/QĐ-BCA(V26) ngày 03/09/1999 của Bộ Trưởng Bộ Công an cũng đã quy định: “ Phạm nhân bị nhiễm HIV/AIDS không nhất thiết phải bố trí thành đội quản lý và cải tạo riêng” (Điều 5 của Quy chế).
Điều đó cũng phù hợp với nguyên tắc phòng, chống HIV/AIDS được quy định tại Khoản 4 Điều 3 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS là đảm bảo không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS và thành viên gia đình họ; tạo điều kiện để người nhiễm HIV và thành viên gia đình họ tham gia các hoạt động xã hội, đặc biệt là các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
Tuy nhiên, trại giam cũng cần tăng cường các biện pháp tuyên truyền giáo dục, tư vấn để từng phạm nhân hiểu biết về căn bệnh này để có ý thức chủ động phòng ngừa lây nhiễm nhằm tự bảo vệ mình cũng như bảo vệ những người xung quanh.
Câu 40. Người phạm tội trong khi đang mắc bệnh AIDS giai đoạn cuối có được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự không?Trả lời:
Không, tuy nhiên toà án sẽ có thể có hình thức giảm hoặc hoãn thi hành án đối với bệnh nhân AIDS. Theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật hình sự thì tình trạng nhiễm HIV của người phạm tội không thuộc một trong các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Cũng theo Điều 25 Bộ luật Hình sự năm 1999 thì người phạm tội trong khi đang mắc bệnh AIDS không phải là trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự. Người phạm tội vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội mà mình đã thực hiện.
Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 42 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS đã quy định việc áp dụng pháp luật hình sự, tố tụng hình sự, xử lý vi phạm hành chính đối với người bị xử lý hình sự, hành chính mà bị bệnh AIDS giai đoạn cuối như sau:
“1. Người đang bị điều tra, truy tố, xét xử mà bị bệnh AIDS giai đoạn cuối được tạm đình chỉ điều tra hoặc tạm đình chỉ vụ án theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
2. Người bị Toà án kết án mà bị bệnh AIDS giai đoạn cuối được miễn chấp hành hình phạt hoặc giảm thời hạn chấp hành hình phạt, được hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù theo quy định của pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự, thi hành án phạt tù.
3. Người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng bị bệnh AIDS giai đoạn cuối được hoãn hoặc miễn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng; hoãn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.4. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao quy định cụ thể điều kiện công nhận người bi bệnh AIDS giai đoạn cuối quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.”
Câu 41. Pháp luật có hạn chế gì đối với việc cư trú, đi lại của người bị nhiễm HIV/AIDS và gia đình họ không?
Trả lời:
Không có qui định nào hạn chế quyền của người sống chung với HIV/AIDS và gia đình họ về nơi cư trú. Người sống chung với HIV có các quyền tương tự như mọi công dân Việt Nam khác liên quan đến việc quyết định nơi cư trú theo qui định của pháp luật. Theo quy định tại Điều 62 Hiến pháp năm 1992 thì: “Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật”. Hiến pháp cũng quy định mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.
Để thực hiện các quy định của Hiến pháp, tại Điều 3 Luật Cư trú đã quy định:
"Công dân có quyền tự do cư trú theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Công dân có đủ điều kiện đăng ký thường trú, tạm trú thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký thường trú, tạm trú.
Quyền tự do cư trú của công dân chỉ bị hạn chế theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định."
Quyền tự do cư trú của người nhiễm HIV cũng chỉ bị hạn chế như mọi người khác trong một số trường hợp theo quy định của Điều 10 của luật Cư trú nêu trên.Câu 42. Chồng tôi được dùng thuốc ARV miễn phí của nhà nước. Khi chồng tôi chết vẫn còn lại một ít thuốc ARV, tôi có thể lấy thuốc bán cho người khác được không ?
Trả lời:
Không, bạn cần phải báo ngay cho cơ quan quản lý dự án có thẩm quyền về việc chồng của bạn đã mất để cơ quan đó ngừng cấp thuốc cho chồng của bạn và nộp lại thuốc thừa.
Tại Khoản 11 Điều 8 Luật Phòng, chống HIV/AIDS quy định về những hành vi bị nghiêm cấm. Theo đó, việc bán thuốc kể trên được coi là hành vi bị nghiêm cấm vì “Lợi dụng hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để trục lợi hoặc thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật”.
Cũng tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 108/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Phòng, chống HIV/AIDS quy định về những hành vi bị nghiêm cấm như sau: “Bán ra thị trường bơm kim tiêm, bao cao su, thuốc điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện và thuốc kháng HIV đã được quy định là cung cấp miễn phí” .
Câu 43. Bố mẹ chồng tôi mất năm 2003 nhưng không để lại di chúc. Cùng năm 2003, chồng tôi cũng bị mất vì AIDS. Vậy xin hỏi, con của chúng tôi có được hưởng thừa kế tài sản của ông bà nội để lại mà lẽ ra bố cháu được hưởng không?
Trả lời:
Theo bộ luật Dân sự năm 2005 thì chồng bạn được hưởng thừa kế theo pháp luật tài sản của bố mẹ để lại..Tại Điều 676 Bộ Luật Dân sự năm 2005 quy định về người thừa kế thế vị theo pháp luật như sau:
“Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”.
Chồng bạn đã chết cùng thời điểm với bố mẹ anh ấy. Do vậy, con của bạn sẽ được hưởng phần di sản (thừa kế thế vị) mà cha của cháu được hưởng.

songchungvoi_HIV
08-01-2014, 18:15
ICD-10 B20-B24: Acquired immunodeficiency syndrome
Bệnh do vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người thuộc nhóm B trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
1. Đặc điểm của bệnh:
1.1. Định nghĩa ca bệnh:
- Ca bệnh lâm sàng: Nhiễm HIV được chia làm 4 giai đoạn, phụ thuộc vào các bệnh lý liên quan đến HIV như tình trạng sụt cân, các nhiễm trùng cơ hội, các bệnh ác tính, mức độ hoạt động về thể lực. Người nhiễm HIV có các bệnh lý lâm sàng giai đoạn IV được coi là AIDS, các bệnh lý cụ thể là:
Với người lớn và vị thành niên trên 15 tuổi:
+ Hội chứng suy mòn do HIV (sụt > 10% trọng lượng cơ thể, cộng với tiêu chảy mạn tính không rõ căn nguyên > 1 tháng, hoặc mệt mỏi và sốt kéo dài không rõ căn nguyên > 1 tháng).
+ Có biểu hiện bệnh nhiễm khuẩn cơ hội.
+ Và/hoặc hoạt động mức độ 4: Nằm liệt giường trên 50% số ngày trong tháng trước đó.
Với trẻ em:
+ Suy mòn nặng hoặc suy dinh dưỡng nặng không rõ nguyên nhân không đáp ứng thích hợp với điều trị thông thường
+ Có bệnh nhiễm khuẩn cơ hội.
- Ca bệnh xác định:
+ Xác định trường hợp nhiễm HIV: Một người được xác định nhiễm HIV khi mẫu huyết thanh của người đó dương tính cả ba lần xét nghiệm bằng ba loại sinh phẩm với các nguyên lý, kháng nguyên khác nhau và do những phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn được Bộ Y tế cho phép khẳng định kết quả xét nghiệm HIV dương tính.
+ Xác định ca bệnh AIDS: Người nhiễm HIV có TCD4 ≤ 200 tế bào/mm3 được coi là suy giảm miễn dịch nặng. Nếu không có xét nghiệm TCD4, tổng số tế bào Lympho có thể sử dụng thay thế. Người nhiễm HIV có tổng số Lympho ≤ 1200 tế bào/mm3 và các triệu chứng liên quan đến HIV cũng được coi là suy giảm miễn dịch nặng. Tình trạng suy giảm miễn dịch của trẻ nhiễm HIV được đánh giá qua số tế bào TCD4 theo lứa tuổi và tỷ lệ TCD4/ tế bào Lympho.
1.2. Chẩn đoán phân biệt với một số bệnh tương tự: Người nhiễm HIV có thời gian nhiều năm khoẻ mạnh như người bình thường mà không có bất cứ biểu hiện gì. Ngay cả khi hệ thống miễn dịch bị suy giảm hoặc người nhiễm ở giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV (AIDS), trên lâm sàng thường được biểu hiện bằng các nhiễm khuẩn cơ hội của rất nhiều cơ quan như viêm phổi, viêm não, tiêu chảy, nhiễm nấm hoặc ung thư v.v... Do vậy, chỉ có xét nghiệm HIV mới có thể xác định chắc chắn một người có nhiễm HIV hay bị AIDS hay không.
1.3. Xét nghiệm
- Loại mẫu bệnh phẩm: Mẫu bệnh phẩm hiện nay được sử dụng là máu. Một số loại xét nghiệm sử dụng các mẫu bệnh phẩm là nước bọt hoặc nước tiểu cũng đang được nghiên cứu.
- Phương pháp xét nghiệm: Cho đến nay có rất nhiều phương pháp xét nghiệm HIV, có thể tóm tắt một số phương pháp chủ yếu sau:
+ Xét nghiệm phát hiện kháng thể: Hầu hết các xét nghiệm HIV hiện nay là xét nghiệm huyết thanh dựa trên nguyên lý phát hiện kháng thể. Có rất nhiều loại xét nghiệm phát hiện kháng thể như kỹ thuật ngưng kết hạt vi lượng SERODIA-HIV, kỹ thuật miễn dịch gắn men ELISA, thử nghiệm chấm - thấm (thử nghiệm nhanh), thử nghiệm miễn dịch điện di Western blot, thử nghiệm miễn dịch huỳnh quang (IFA) v.v... ưu điểm của các xét nghiệm phát hiện kháng thể là nhanh, kỹ thuật không quá khó, giá thành vừa phải. Tuy nhiên, nhược điểm là độ nhạy và độ đặc hiệu của một số sinh phẩm hạn chế, do vậy phải kết hợp các chiến lược khác nhau khi cần chẩn đoán xác định nhiễm HIV.
+ Xét nghiệm phát hiện kháng nguyên HIV: Sinh phẩm phát hiện kháng nguyên hiện nay chủ yếu là phát hiện kháng nguyên p24 tự do. Ưu điểm của xét nghiệm này là phát hiện trực tiếp kháng nguyên nên chỉ ra được tình trạng nhiễm HIV ngay cả khi chưa có đáp ứng kháng thể. Tuy nhiên, đây cũng là xét nghiệm khó và tốn kém.
+ Nuôi cấy HIV: Người ta cũng đã có thể nuôi cấy được HIV trong môi trường PHA có yếu tố tăng sinh tế bào. Việc nuôi cấy HIV có thể có ích trong việc giám sát sử dụng thuốc điều trị. Tuy nhiên hạn chế của nuôi cấy HIV là tốn kém, cần nhiều thời gian và nguy cơ tiếp xúc với nồng độ cao HIV.
+ Kỹ thuật lai ghép phân tử hoặc sử dụng phản ứng chuỗi men polimeraza (PCR). Ưu điểm của phương pháp này là có thể chẩn đoán sớm nhiễm HIV qua việc phát hiện ARN hoặc ADN của HIV. Tuy nhiên, phương pháp này khó về kỹ thuật, độ nhạy cũng như độ đặc hiệu của nó chưa rõ và giá thành cũng khá đắt.
- Chiến lược/phương cách xét nghiệm: Các phương cách xét nghiệm HIV phụ thuộc vào mục đích xét nghiệm và tỷ lệ nhiễm HIV ở từng nhóm đối tượng:
+ Phương cách I (áp dụng cho công tác an toàn truyền máu): Mẫu huyết thanh được coi là dương tính với phương cách I khi mẫu đó dương tính với một trong các thử nghiệm như: ELISA, SERODIA hay thử nghiệm nhanh. Trong truyền máu, mẫu máu được xét nghiệm với phương cách I nếu dương tính hay nghi ngờ đều phải loại bỏ.
+ Phương cách II (áp dụng cho giám sát trọng điểm): Mẫu huyết thanh được coi là dương tính với phương cách II khi mẫu đó dương tính cả 2 lần xét nghiệm bằng 2 loại sinh phẩm với nguyên lý và chuẩn bị kháng nguyên khác nhau.
+ Phương cách III (áp dụng cho khẳng định các trường hợp nhiễm HIV): Mẫu huyết thanh được coi là dương tính với phương cách III khi mẫu đó dương tính cả 3 lần xét nghiệm bằng 3 loại sinh phẩm với nguyên lý và chuẩn bị kháng nguyên khác nhau.
2. Tác nhân gây bệnh
- Tên tác nhân: Tác nhân gây bệnh là do vi rút gây suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV - Human immunodeficiency virus). Đây là loại vi rút có men sao chép ngược. Hiện nay, người ta xác định có hai loại HIV-1 và HIV-2. HIV-1 là nguyên nhân chính gây AIDS trên toàn thế giới. HIV-2 tìm thấy chủ yếu ở Tây Phi và khả năng lây truyền cũng như gây bệnh ít hơn so với HIV-1.
- Hình thái: HIV thuộc họ Retroviridae, có dạng hình cầu, kích thước khoảng từ 80-120 nm. Cấu tạo gồm 3 lớp:
+ Lớp vỏ ngoài là màng lipit kép. Gắn lên trên màng này có các gai nhú là phân tử glucoprotein gồm gp120 và các yếu tố xuyên màng gp41.
+ Lớp vỏ trong: Gồm 2 lớp protein là p17 và protein lõi p24. Đây là kháng nguyên quan trọng để chẩn đoán nhiễm HIV.
+ Lõi gồm 2 sợi ARN có các men gắn kết, men tổng hợp và men sao chép ngược. Nhờ men sao chép ngược nên khi xâm nhập vào tế bào, vi rút có thể tổng hợp ADN 2 vòng. Đoạn cuối hai đầu của AND mới tạo này có khả năng gắn được ổn định vào nhiễm sắc thể ADN của tế bào và trở thành 1 tiền vi rút. Tiền vi rút này sẽ như một gen của tế bào bị nhiễm vi rút và có thể tồn tại thầm lặng không phát triển và truyền sang cho thế hệ tế bào sau khi có phân bào. Nó cũng có thể nhờ men ribonuclease của tế bào nhiễm để tạo ra ARN truyền tin giúp tạo ra các protein của vi rút hoàn chỉnh. Đây là một đặc trưng của HIV và gây khó khăn cho việc sản xuất các thuốc để tiêu diệt HIV khi nó trong tế bào và lại gắn vào ADN của tế bào. Tính biến đổi gien của HIV là rất lớn và cũng là một đặc trưng quan trọng. Do vậy, nó gây khó khăn cho việc phát triển vắc xin phòng HIV cũng như sản xuất thuốc điều trị.
- Khả năng tồn tại trong môi trường bên ngoài: HIV là vi rút dễ bị tiêu diệt bởi các tác nhân lý hoá ở môi trường bên ngoài cơ thể. Các nghiên cứu của Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng, trong giọt máu hoặc dịch cơ thể khô, HIV chỉ có thể tồn tại được từ vài phút đến vài giờ tuỳ thuộc vào môi trường. HIV cũng rất dễ bị tiêu diệt bởi tác động của nhiệt độ và chất sát khuẩn, nó bị tiêu diệt sau 30 phút ngâm trong cồn 70 độ, dung dịch Cloramin 1%, nước Javen 1%. Trong bơm kim tiêm có chứa máu không bị khô, chúng có thể tồn tại thậm chí đến vài ngày, trong xác chết bệnh nhân AIDS, chưa rõ HIV có thể tồn tại bao lâu nhưng một số nghiên cứu cho rằng chúng tồn tại trong vòng 24 giờ. Tuy nhiên, ở nhiệt độ dưới 00C, tia X, tia cực tím không giết được HIV.
3. Đặc điểm dịch tễ học
3.1. Trên thế giới
- Những ca bệnh đầu tiên được phát hiện vào tháng 6 năm 1982 tại Los Angeles (Mỹ) trên 5 người tình dục đồng giới nam bị nhiễm trùng Pneumocytis Carini do suy giảm miễn dịch mắc phải. Sau đó nhiều nơi cũng lần lượt công bố các ca bệnh lâm sàng liên quan đến dấu hiệu suy giảm miễn dịch mắc phải. Đặc biệt từ khi phát triển ra các phương pháp xét nghiệm HIV, người ta thấy HIV có mặt ở mọi quốc gia trên thế giới.
- Theo báo cáo của Chương trình phối hợp liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS), cuối năm 2007 toàn thế giới có khoảng 33,2 triệu người nhiễm HIV đang còn sống, với khoảng 30,8 triệu là ngưòi lớn và khoảng 2,5 triệu trẻ em. Tổng số người nhiễm HIV được chia đều cho cả nam và nữ với tỷ lệ là 50:50. Vùng cận Sahara (Châu Phi) có số người hiện nhiễm HIV cao nhất khoảng 24,5 triệu người, tiếp đến là vùng Đông Nam Á khoảng 4 triệu người. Các vùng còn lại trên thế giới đều có người nhiễm HIV nhưng với số lượng và tỷ lệ thấp. Những năm gần đây, tỷ lệ người nhiễm HIV trên tổng dân số có xu hướng không tăng do số nhiễm mới có xu hướng chững lại, số người được tiếp cận và điều trị thuốc kháng vi rút nhiều hơn và tuổi thọ bình quân trên đầu người chung toàn thế giới có xu hướng tăng lên.
3.2. Tại Việt Nam
- Ca nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện tại Việt Nam vào tháng 12 năm 1990. Tính đến ngày 31/12/2007 số người nhiễm HIV còn sống được báo cáo trên toàn quốc là 121.734 người; có 27.669 bệnh nhân AIDS và 34.476 trường hợp đã tử vong do HIV/AIDS. Nhiễm HIV trên đối tượng nghiện chích ma tuý vẫn chiếm đa số (44%) và đường lây HIV chủ yếu vẫn là đường máu chiếm tới 75,9%. Người nhiễm HIV theo báo cáo chủ yếu vẫn là nam giới chiếm tới 82,7%. Đã có 100% số tỉnh thành phố, 96,4% số huyện/quận/thị xã và 65,8% số xã/phường báo cáo có người nhiễm HIV
- Hình thái dịch HIV/AIDS ở Việt Nam vẫn trong giai đoạn tập trung. Các trường hợp nhiễm HIV chủ yếu tập trung trong nhóm có hành vi nguy cơ cao như nghiện chích ma tuý, hoạt động mại dâm. Tuy nhiên, qua giám sát trọng điểm trong những năm gần đây cho thấy dịch đã có dấu hiệu lan ra cộng đồng.
4. Nguồn truyền nhiễm
- Ổ chứa: Người là ổ chứa duy nhất.
- Thời gian ủ bệnh: Thời gian ủ bệnh rất khác nhau giữa người này với người khác. Thời gian từ khi nhiễm HIV đến khi phát hiện được kháng thể kháng vi rút thông thường từ 1-3 tháng nhưng thời gian từ khi nhiễm HIV đến khi được chẩn đoán là AIDS rất khác nhau. Khoảng một nửa số người nhiễm HIV sẽ phát triển thành AIDS trong vòng 10 năm nếu không được điều trị bằng thuốc kháng HIV. Thời gian chuyển thành AIDS của trẻ em nhiễm HIV ngắn hơn của người lớn.
- Thời kỳ lây truyền: Người ta cho rằng, một người có khả năng làm lây truyền HIV cho người khác rất sớm ngay sau khi nhiễm HIV và kéo dài suốt đời. Các bằng chứng về dịch tễ học cho thấy khả năng lây nhiễm HIV cao nhất trong những tháng đầu sau khi nhiễm HIV và những người nhiễm HIV ở giai đoạn cuối.
5. Phương thức lây truyền
5.1. Lây truyền HIV qua đường máu: HIV có nhiều trong máu toàn phần cũng như trong các thành phần của máu như hồng cầu, tiểu cầu, huyết tương, các yếu tố đông máu. Do đó, HIV có thể lây truyền qua máu và các chế phẩm của máu có nhiễm HIV.
- Lây truyền HIV từ người này sang người khác qua các dụng cụ xuyên chích qua da như trong các trường hợp sau:
+ Dùng chung bơm kim tiêm, nhất là với người tiêm chích ma túy;
+ Dùng chung các loại kim xăm trổ, kim châm cứu, các dụng cụ xăm lông mi, xăm mày, lưỡi dao cạo râu...;
+ Dùng chung hoặc dùng khi chưa được tiệt khuẩn đúng cách các dụng cụ phẫu thuật, dụng cụ khám chữa bệnh... có xuyên cắt qua da.
- Lây truyền qua các vật dụng có thể dính máu của người khác trong các trường hợp như dùng chung bàn chải đánh răng.
- Lây truyền qua các tiếp xúc trực tiếp với máu khác, như bị dính máu của người nhiễm HIV vào nơi có các vết thương hở hoặc da, niêm mạc bị xây sát;
- Lây truyền qua truyền máu và các sản phẩm của máu hoặc ghép các mô, các tạng... bị nhiễm HIV hoặc qua các dụng cụ truyền máu, lấy máu... không được tiệt trùng đúng cách.
5.2. Lây truyền HIV qua đường tình dục
- Sự lây truyền HIV qua đường tình dục xảy ra khi các dịch thể (máu, dịch sinh dục) nhiễm HIV (của người nhiễm HIV) xâm nhập vào cơ thể bạn tình không nhiễm HIV.
- Tất cả các hình thức quan hệ tình dục (dương vật - hậu môn; dương vật - âm đạo; dương vật - miệng) với một người nhiễm HIV đều có nguy cơ lây nhiễm HIV. Tuy nhiên, mức độ nguy cơ là khác nhau, nguy cơ cao nhất là qua đường hậu môn, rồi tiếp đến là qua đường âm đạo và cuối cùng là qua đường miệng. Người nhận tinh dịch có nguy cơ lây nhiễm HIV cao hơn.
5.3. Lây truyền HIV từ mẹ sang con. Người mẹ nhiễm HIV có thể truyền HIV cho con:
- Khi mang thai: HIV từ máu của mẹ nhiễm HIV qua rau thai để vào cơ thể thai nhi.
- Khi sinh: HIV từ nước ối, dịch tử cung, dịch âm đạo của mẹ xâm nhập vào trẻ khi sinh (qua niêm mạc mắt, mũi, hậu môn hoặc da xây sát của trẻ trong quá trình đẻ). Khi sinh HIV cũng có thể từ trong máu mẹ thông qua các vết loét ở cơ quan sinh dục mẹ mà dính vào cơ thể (niêm mạc) của trẻ sơ sinh.
- Khi cho con bú: HIV có thể lây qua sữa hoặc qua các vết nứt ở núm vú người mẹ, nhất là khi trẻ đang có tổn thương ở niêm mạc miệng.
6. Tính cảm nhiễm và miễn dịch: Cho đến nay người ta vẫn chưa tìm thấy mối liên quan giữa tính cảm nhiễm HIV với chủng tộc. Những người mắc các nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục, đặc biệt có loét bộ phận sinh dục hoặc những người có chít hẹp bao quy đầu có tính cảm nhiễm với HIV cao hơn. Đến nay cũng chưa có kết luận nào về khả năng miễn dịch với HIV.
7. Các biện pháp phòng, chống dịch
7.1. Biện pháp dự phòng
- Tuyên truyền giáo dục sức khoẻ: Do đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin dự phòng, việc tuyên truyền giáo dục sức khoẻ cho mọi người dân đặc biệt những người có hành vi nguy cơ cao về các nguy cơ và biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV là quan trọng nhất.
- Vệ sinh phòng bệnh: Tránh tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch cơ thể và dịch sinh dục là nguyên tắc chủ đạo trong dự phòng lây nhiễm HIV. Khi phải tiếp xúc với máu, dịch tiết hoặc dịch sinh dục, cần áp dụng các biện pháp dự phòng như sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, sử dụng vật ngăn cách như kính bảo hộ, găng tay, áo choàng khi chăm sóc, ngâm tất cả các đồ dùng có dính máu, dịch cơ thể trong dung dịch nước sát trùng trước khi xử lý là các biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV có hiệu quả.
7.2. Biện pháp chống dịch
- Tổ chức:
+ Cần thiết lập hệ thống phòng, chống HIV từ Trung ương đến địa phương để đảm bảo cho mọi người dân được tiếp cận với thông tin và các dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV một cách hiệu quả.
+ Song song với các biện pháp dự phòng chủ động, công tác giám sát phát hiện, giám sát trọng điểm, giám sát hành vi và tổ chức báo cáo dịch theo quy định của Bộ Y tế cũng giúp cho công tác phòng, chống HIV/AIDS có hiệu quả.
- Chuyên môn:
+ Thu dung, cách ly, điều trị bệnh nhân: Người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS không cần phải cách ly khỏi cộng đồng. Phần lớn, các công việc chăm sóc và điều trị cho người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS đều thực hiện tại gia đình và cộng đồng. Người nhiễm HIV chỉ điều trị tại các bệnh viện khi có biểu hiện nhiễm khuẩn cơ hội hoặc đến khám và điều trị bằng thuốc kháng vi rút theo hẹn của thày thuốc.
+ Quản lý người lành mang vi rút, người tiếp xúc: HIV không lây qua các giao tiếp thông thường như bắt tay, ôm hôn xã giao, cùng làm việc, cùng học, ở cùng nhà, cùng ngồi trên phương tiện giao thông, cùng đi chợ, ngồi trong rạp hát, rạp chiếu bóng, ho, hắt hơi, dùng chung nhà vệ sinh, buồng tắm, bể bơi công cộng hoặc muỗi và côn trùng khác đốt không làm lây nhiễm HIV. Do vậy, người nhiễm HIV vẫn sinh hoạt và làm việc bình thường. Tuy nhiên, người nhiễm HIV cũng cần áp dụng các biện pháp dự phòng tránh làm lây nhiễm HIV cho người khác như sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, không dùng chung các dụng cụ xuyên chích qua da mà chưa được tiệt khuẩn, không cho máu, tinh dịch hay các mô dùng trong ghép tạng. Người chăm sóc bệnh nhân AIDS cũng cần áp dụng các biện pháp dự phòng như tránh tiếp xúc trực tiếp với máu và các dịch tiết, dịch sinh dục của người nhiễm HIV.
+ Dự phòng, cho đối tượng nguy cơ cao (thuốc, vắc xin): Hiện nay chưa có vắc xin dự phòng lây nhiễm HIV cho bất cứ đối tượng nào kể cả đối tượng có nguy cơ cao. Những người có phơi nhiễm nghề nghiệp với máu có nguy cơ lây nhiễm HIV được khuyến cáo điều trị dự phòng phơi nhiễm bằng thuốc kháng vi rút theo quy định của Bộ Y tế. Phụ nữ nhiễm HIV khi mang thai cũng được khuyến khích và khuyến cáo dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.
+ Xử lý môi trường:
Khi trên mặt bàn, mặt sàn bị máu hoặc dịch sinh học của bệnh nhân AIDS giây ra, phải đổ ngập tràn chỗ có máu và dịch đó bằng các dung dịch sát khuẩn như nước Javel, dung dịch có Clo..., để 20 phút sau đó dùng giẻ thấm khô rồi rửa sạch tiếp như bình thường.
Đối với các đồ vải có thấm máu và dịch, phải dùng kẹp hoặc găng tay để gắp cho vào túi riêng, nếu không có kẹp thì phải gấp phần có máu và dịch vào trong để nếu cầm thì cầm vào chỗ không có máu để cho vào túi, sau đó vận chuyển đến nơi huỷ hoặc nhà giặt. Phải ngâm các đồ vải này trong các hoá chất sát khuẩn 20 phút trước khi xử lý.
Đối với các chất thải (Đờm, nước tiểu, phân... có máu hoặc các dịch sinh học như dịch nước báng, dịch màng phổi, dịch não tuỷ...) cũng xử lý tương tự. Đổ ngập tràn vùng chất thải bằng các hoá chất sát khuẩn để 20 phút trước khi đổ vào nơi thải chung.
Luôn rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi đeo găng, trước và sau khi thăm khám bệnh nhân, sau khi đi vệ sinh hoặc giúp bệnh nhân vệ sinh.
7.3. Nguyên tắc điều trị
- Điều trị các bệnh nhiễm khuẩn cơ hội được thực hiện bất cứ khi nào có biểu hiện bệnh nhiễm khuẩn cơ hội. Tuy nhiên điều trị bằng kháng retrovirus (ARV) chỉ thực hiện khi có đủ chỉ định.
- Điều trị kháng retrovirus là một phần trong tổng thể các biện pháp chăm sóc và hỗ trợ về y tế, tâm lý và xã hội cho người nhiễm HIV.
- Bất cứ phác đồ điều trị nào cũng phải có ít nhất 3 loại thuốc ARV (Liệu pháp kháng retrovirus hoạt tính cao: Highly Active Antiretroviral Therapy – HAART)
- Sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân là yếu tố quan trọng quyết định thành công của điều trị kháng retrovirus.
- Các thuốc kháng retrovirus chỉ có tác dụng ức chế sự nhân lên của vi rút mà không chữa khỏi hoàn toàn bệnh AIDS nên người bệnh phải điều trị kéo dài suốt cuộc đời và vẫn phải áp dụng các biện pháp dự phòng để tránh lây truyền vi rút cho người khác.
- Người bệnh điều trị kháng retrovirus khi chưa có tình trạng miễn dịch được phục hồi vẫn phải điều trị dự phòng các bệnh nhiễm khuẩn cơ hội.
- Người nhiễm HIV chưa có chỉ định điều trị thuốc kháng retrovirus cần được tiếp tục theo dõi về lâm sàng và miễn dịch 3-6 tháng một lần để xem xét tiến triển của bệnh và chỉ định điều trị ARV trong tương lai.
7.4. Kiểm dịch y tế biên giới: Chương trình phòng, chống HIV/AIDS toàn cầu đã được Tổ chức Y tế Thế giới khởi động từ những năm 1987 và hiện nay Liên hợp quốc đã có Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) cho công tác phòng, chống HIV/AIDS. Một số ít nước trên thế giới vẫn yêu cầu xét nghiệm HIV để cấp thị thực nhập cảnh cho những người đến định cư hoặc sinh sống lâu dài. Tổ chức Y tế Thế giới không khuyến cáo và không ủng hộ biện pháp này. Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Nam Á cũng không yêu cầu thực hiện biện pháp này.
http://www.ihph.org.vn

songchungvoi_HIV
02-03-2014, 13:05
Nhiễm HIV thành AIDS có thể trãi qua một số giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1 là giai đoạn không triệu chứng (hay còn gọi nhiễm HIV cấp, thời kỳ cửa sổ, thời kỳ chuyển đổi huyết thanh). Người nhiễm HIV hầu như không có biểu hiện gì hoặc chỉ có ít những triệu chứng thông thường giống như cảm cúm, nhưng sau đó các triệu chứng này qua đi một cách tự nhiên, nên ngay bản thân người nhiễm cũng không “để ý” tới. Tuy nhiên cũng có trường hợp hạch to toàn thân dai dẳng trên nhóm nguy cơ tiêm chích ma túy.
Giai đoạn này thường kéo dài từ 2 tuần đến 3 tháng.
Vào đầu giai đoạn này cơ thể chưa kịp sinh ra kháng thể chống lại HIV (gọi tắt là kháng thể HIV) hoặc lượng kháng thể HIV còn ít nên các xét nghiệm thông thường (tìm kháng thể) không phát hiện được và kết quả trả lời là “âm tính”. Do vậy các nhà chuyên môn còn gọi giai đoạn này là “thời kỳ cửa sổ”
Đây là giai đoạn “nguy hiểm”, bởi không phát hiện được người nhiễm HIV qua các xét nghiệm máu thông thường (tìm kháng thể), mặc dù họ thật sự đã bị nhiễm HVI và họ hoàn toàn có thể “vô tình” truyền bệnh cho người khác mà không hề biết.
Giai đoạn 2 là giai đoạn có triệu chứng nhẹ, có thể kéo dài nhiều năm, trung bình là từ 8 – 10 năm và có thể lâu hơn.
Trong giai đoạn này, sức chống đỡ của cơ thể còn mạnh nên số lượng HIV trong máu còn thấp. Người mang HIV hầu như không có triệu chứng gì thể hiện ra bên ngoài và hoàn toàn khoẻ mạnh như người không nhiễm HIV, do vậy họ vẫn sống, làm việc, học tập và sinh hoạt bình thường, tuy nhiên họ có thể làm lây truyền HIV sang người khác.
Ở một số người nhiễm HIV trong giai đoạn này có thể có một số triệu chứng lâm sàng nhẹ, như sút cân mức độ vừa không rõ nguyên nhân (<10% trọng lượng cơ thể); nhiễm trùng hô hấp tái diễn (viêm xoang, viêm amidan, viêm tai giữa, viêm hầu họng); zona (Herpes zoster), trong dân gian thường gọi là giời leo do vi rút gây nên); Viêm khoé miệng; Loét miệng tái diễn; Phát ban dát sẩn, ngứa; Viêm da bã nhờn; Nhiễm nấm móng . . .
Giai đoạn 3 là giai đoạn nhiễm HIV có triệu chứng tiến triển (còn gọi là giai đoạn cận AIDS). Trong giai đoạn này, do hệ miễn dịch bắt đầu bị suy giảm nặng. Ở người nhiễm HIV xuất hiện nhiều triệu chứng bệnh khác nhau như sút cân nặng không rõ nguyên nhân (>10% trọng lượng cơ thể), tiêu chảy không rõ nguyên nhân kéo dài hơn 1 tháng, sốt không rõ nguyên nhân từng đợt hoặc liên tục kéo dài hơn 1 tháng, lao phổi, nhiễm trùng nặng do vi khuẩn (viêm phổi, viêm mủ màng phổi, viêm đa cơ mủ, nhiễm trùng xương khớp, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết), viêm loét miệng hoại từ cấp, viêm lợi hoặc viêm quanh răng, nhiễm nấm Candida miệng tái diễn, bạch sản dạng lông ở miệng, thiếu máu, giảm bạch cầu, đôi khi giảm tiểu cầu không rõ nguyên nhân.
Giai đoạn 4 là giai đoạn nhiễm HIV có triệu chứng lâm sàng nặng (còn gọi là giai đoạn AIDS). Ở người nhiễm xuất hiện nhiều triệu chứng bệnh nặng như hội chứng suy mòn do HIV (sút cân >10% trọng lượng cơ thể, kèm theo sốt kéo dài trên 1 tháng hoặc tiêu chảy kéo dài trên 1 tháng không rõ nguyên nhân), viêm phổi do Pneumocystis (PCP, viêm phổi do nấm), nhiễm Herpes simplex (một loại vi rút) mạn tính (ở môi miệng, cơ quan sinh dục, quanh hậu môn kéo dài hơn 1 tháng, hoặc bất cứ đâu trong nội tạng., nhiễm nấm Candida thực quản (hoặc nhiễm candida ở khí quản, phế quản hoặc phổi, lao ngoài phổi, Sarcoma Kaposi (một loại ung thư), bệnh do nhiễm Toxoplasma (một loại ký sinh đơn bào) ở hệ thần kinh trung ương, bệnh do Cryptococcus (một loại nấm) ngoài phổi bao gồm viêm màng não, bệnh do Mycobacteria avium complex (MAC) lan toả, bệnh lý não chất trắng đa ổ tiến triển, tiêu chảy mạn tính, bệnh do nấm lan toả, nhiễm trùng huyết tái diễn, U lympho ở não hoặc u lympho non – Hodgkin tế bào B, ung thư cổ tử cung, bệnh do leishmania (một loại trùng roi) lan toả không điển hình, bệnh lý thận do HIV, viêm cơ tim do HIV.
Dấu hiệu người nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS:
Nhiễm HIV được coi như đã chuyển sang giai đoạn AIDS khi ở người nhiễm HIV xuất hiện ít nhất 02 triệu chứng chính cộng 01 triệu chứng phụ sau:
Nhóm triệu chứng chính sụt cân trên 10% trọng lượng cơ thể, tiêu chảy kéo dài trên 1 tháng, sốt kéo dài trên 1 tháng.
Nhóm triệu chứng phụ ho dai dẳng trên một tháng, nhiễm nấm Candida ở hầu họng, ban đỏ, ngứa da toàn thân, ban đỏ ngứa toàn thân, Herpes (nổi mụn rộp) Zona (giời leo) tái phát, nỗi hạch ở nhiều nơi trên cơ thể . . .
http://syt.dongthap.gov.vn/sitathongtinchamsocsuckhoe/timhieuhiv (http://syt.dongthap.gov.vn/wps/portal/syt/!ut/p/c0/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os_jQEDc3n1AXEwODEFMXA0 9HD2evAO9AY4tQM_2CbEdFAK3VdS4!/?WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/SYT/sitsoyte/sitayhocphothong/sitathongtinchamsocsuckhoe/timhieuhiv)

songchungvoi_HIV
08-06-2014, 17:05
Hiểu rõ những giai đoạn phát triển của HIV11:07:02, 08/06/2014
HIV là từ viết tắt của 'Human Immunodeficieny Virus' có nghĩa là 'Virus gây suy giảm miễn dịch ở người'. Đặc điểm sinh học của HIV là sau khi xâm nhập vào cơ thể người nhiễm sẽ phát triển nhân lên trong hệ miễn dịch và phá hủy các tế bào miễn dịch.
Khi các tế bào miễn dịch suy giảm, sẽ tạo thuận lợi cho sự xuất hiện của các bệnh nhiễm trùng cơ hội và gây ra các triệu chứng liên quan và các bệnh lý khối u.
Nguyên nhân chính gây tử vong ở ngưới nhiễm HIV là các nhiễm trùng cơ hội.
Các biểu hiện lâm sàng tương ứng với các giai đoạn phát triển của bệnh:
1. Thời kỳ sơ nhiễm
Hầu hết người bị nhiễm HIV đều không có biểu hiện lâm sàng của thời kỳ này. Chỉ có khoảng 20% có một số có các biểu hiện giống cúm.
Bệnh nhân có sốt 39oC, nhức đầu, đau mỏi toàn thân. Có thể bị sưng hạch vài nơi, phát ban dạng sởi hoặc sẩn ngứa trên da. Tất cả các biểu hiện này sẽ tự ổn định trong vòng 8-10 ngày.

http://media.songkhoe24.vn/archive/images/2014/06/07/180714_5.jpg
Ở thời kỳ sơ nhiễm của HIV, bệnh nhân có thể bị sốtSau khoảng 2-12 tuần hoặc hơn, trong máu mới xuất hiện kháng thể đặc hiệu. Thời gian kể từ khi bị nhiễm cho đến khi xuất hiện kháng thể trong máu được gọi là 'thời kỳ cửa sổ'.
Tuy ở thời kỳ này xét nghiệm máu âm tính, song có khả năng lây bệnh cho cộng đồng qua các hành vi nguy cơ.
2. Thời kỳ nhiễm trùng không có triệu chứng
Thời kỳ này mặc dù xét nghiệm máu có HIV dương tính, nhưng người nhiễm không có bất kỳ dấu hiệu nào trên lâm sàng và tiếp tục có thể lây bệnh cho cộng đồng.
Diễn biến của thời kỳ này thường theo 3 hướng:
- Hướng thứ nhất: nếu thay đổi hành vi, luyên tập thân thể và có chế độ ăn hợp lý, người nhiễm HIV có thể sống trong nhiều năm khỏe mạnh mà không có biểu hiện gì trên lâm sàng.
- Hướng thứ hai: HIV diễn biến tự nhiên, phá hủy các tế bào miễn dịch, người bệnh diễn biến qua giai đoạn hạch dai dẳng rồi diến biến thành AIDS trong vòng 5-7 năm.
- Hướng thứ ba: Bệnh diễn biến nhanh ở những người đã nhiễm HIV tiếp tục có hành vi nguy cơ cao nên nhiễm thêm các chủng HIV khác, hoặc người có bội nhiễm các bệnh khác như bệnh lý đường tình dục. Đây sẽ là những tác nhân kích thích dẫn đến diễn biến nhanh đến AIDS.
3. Giai đoạn bệnh hạch giai dẳng toàn thân
4. Giai đoạn cận AIDS và AIDS
Bệnh nhân xuất hiện các dấu hiệu không đặc hiệu như sụt cân, vã mồ hôi ban đêm, sốt kéo dài, ho và ỉa chảy kéo dài trên 1 tháng, ngứa hoặc viêm da mủ toàn thân dai dẳng.

http://media.songkhoe24.vn/archive/images/2014/06/07/180501_1.jpgSụt cân là 1 trong các dấu hiệu của giai đoạn cận AIDS và AIDSXuất hiện các nhiễm trùng cơ hội, các bệnh lý thần kinh, các khối u và ung thư dẫn đến tử vong.
Bạn thân mến, qua những thông tin đã cung cấp ở trên bạn có thể thấy rằng những giai đoạn nhiễm HIV đầu tiên có thể không có biểu hiện lâm sàng.
Do đó để chẩn đoán chính xác mình có bị nhiễm HIV hay không bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để có thể tư vấn làm xét nghiệm chẩn đoán.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi.
Chúc bạn luôn khỏe!

BS. Đinh Thị Thu Hương
http://songkhoe.suckhoedoisong.vn/Hieu-ro-nhung-giai-doan-phat-trien-cua-HIV-445076.html

songchungvoi_HIV
01-07-2014, 16:43
Cách phòng tránh HIV/AIDS

Hôm nay, thứ 3 ngày 01/07/2014
Thông qua quan sát và nghiên cứu, chúng ta đã biết được đại đa số người nhiễm HIV bị nhiễm qua một trong hai con đường: tình dục và dùng chung bơm kim tiêm. Ngoài ra phụ nữ nhiễm HIV có thể sinh con bị nhiễm, và người bị truyền máu nhiễm vi rút cũng bị lây nhiễm.
1. Tình dục:
1.1. Tại sao HIV lây truyền qua con đường tình dục?
Trong giao hợp thông thường, dương vật của người nam và âm đạo người nữ tiếp xúc với các dịch sinh dục của nhau. Nếu người nam mang HIV thì HIV có thể đi qua lớp niêm mạc âm đạo người nữ (da mỏng ở bên trong che phủ bề mặt âm đạo) vào những mạch máu nhỏ li ti có rất nhiều dưới lớp niêm mạc, khiến người nữ bị nhiễm. Nếu người nữ mang HIV thì HIV có thể truyền sang người nam qua niêm mạc ở lỗ dương vật hoặc qua lớp da bao phủ đầu dương vật ở phía ngoài. Lớp da này mỏng nên trong khi giao hợp dễ bị vết xước rất nhỏ không nhận thấy, tạo điều kiện cho HIV xâm nhập.
1.2. Còn các kiểu tình dục hiếm hơn thì sao?
Khi giao hợp bằng miệng (như dương vật - miệng, hay miệng - âm hộ), khả nǎng lây truyền HIV thấp hơn so với giao hợp thông thường. Nhưng nếu trong miệng có lở xước, hay có chảy máu rǎng thì HIV có khả nǎng lan truyền. Vi rút HIV ở sinh dục có thể xâm nhập vào vết xước ờ miệng người kia. Hoặc HIV trong máu ở vết xước trong miệng có thể xâm nhập cơ thể người kia qua âm đạo hoặc dương vật. Vấn đề là nhiều khi trong miệng có những vết xước rất nhỏ mà ta không biết đến.
Giao hợp dương vật - hậu môn là hình thức giao hợp dễ làm lây HIV nhất. Đó là do hậu môn và trực tràng (ống trong hậu môn) rất dễ sây xước bởi không có chất dịch làm trơn như âm đạo nên tạo điều kiện rất tết cho HIV chuyển từ người này sang người kia.
“Đã quan hệ tình dục với người nhiễm HIV có đồng nghĩa với đã nhiễm không?”. Không. Không phải cứ quan hệ tình dục một lần là nhất thiết nhiễm HIV. Song, khả nǎng đó luôn luôn có. Ân ái với người nhiễm HIV, có người không bị nhiễm ngay, nhưng cũng có người bị nhiễm ngay từ lần đầu tiên. Số lần không an toàn càng cao thì khả nǎng truyền nhiễm càng cao.
1.3. Không quan hê tình dục:
Không quan hệ tình dục là một phương pháp phòng tránh HIV khá hữu hiệu. Hiện nay có nhiều bạn thanh niên có quan điểm chừng nào còn chưa lập gia đình thì còn không quan hệ tình dục, và sẽ chỉ quan hệ tình dục trong hôn nhân thôi. Thực tế người ta vẫn có thể “yêu” mà không cần đến “tình dục”.
Nhưng tại sao lại không nói đây là phương pháp phòng tránh “hoàn toàn hữu hiệu” mà chỉ nói “khá hữu hiệu”? Lý do là chuyện tình dục nhiều khi xảy ra “ngoài ý muốn” hai người. Chúng tôi đã gặp một số bạn có quan điểm khá cứng rắn không quan hệ tình dục nếu chưa cưới, song kết cục vẫn phải cưới chạy thai. “Những chuyện này chẳng ai nói mạnh được”.
Do đó nếu bạn nghĩ mình phòng HIV bằng cách không quan hệ tình dục thì bạn phải thật quyết tâm, phải cảnh giác với chính bản thân mình và... có lẽ hay nhất là dự phòng một phương án khác để phòng thân trong trường hợp tình thế thay đổi. Đó chính là bao cao su.
1.4. Chung thủy từ cả hai phía khi biết chắc cả hai không bị nhiễm HIV
Chung thủy vốn là một đức tính mà người Việt Nam ta hằng coi trọng. Dù không xét đến khía cạnh đạo đức thì cũng có thể thấy rõ chung thủy là một điều mang lại nhiều ích lợi. Ở thời đại hiện nay, chung thủy không những bảo vệ hạnh phúc lứa đôi mà còn có thể bảo vệ sức khỏe con người. Nếu có vợ, chồng hay người yêu, bạn hãy coi trọng hơn nữa việc chung thủy
Chung thuỷ về tình dục góp phần tích cực ngǎn chặn sự lan nhiễm con vi rút HIV. Nhưng ta cũng rất cần phải nhớ: Luôn chắc chắn tránh được HIV thì cần cả hai người chung thủy và biết chắc cả hai không nhiễm HIV.
Nếu chỉ một người chung thủy thì cũng chẳng khác gì đóng kín cửa trước nhưng lại mở cửa sau, kẻ gian vẫn dễ dàng lẻn vào được.
Lẽ dĩ nhiên chỉ nên áp dụng cách chung thủy này với người không có nguy cơ nhiễm HIV khác. Nếu vợ, chồng hay người yêu của bạn có khả nǎng nhiễm thông qua đường dùng chung bơm kim tiêm không tiệt trùng thì bạn rõ ràng là bị nguy hiểm đấy.
1.5. Dùng bao cao su
Bao cao su có thể coi là thần hộ vệ nếu ta dùng bao cao su và dùng đúng cách. Nó giúp ta tránh được HIV và bao nhiêu rắc rối khác, trong đó có cả các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Lý do đơn giản nhất cần phải dùng bao cao su là ta không thể biết người khác có nhiễm HIV hay không, thậm chí người nhiễm HIV rất có thể cũng không biết mình bị nhiễm. Có dùng bao cao su thấu đáo hay không là ở quyết định của mỗi người. Nhưng nếu bạn có quan hệ tình dục thì hãy nhớ một điều vô cùng quan trọng là: Bạn có thể đảm bảo không lây nhiễm HIV bằng cách luôn luôn dùng bao cao su.
Bạn ơi, nếu một người không muốn dùng bao cao su với bạn thì hãy cẩn thận đấy, vì trước khi gặp bạn rất có thể người ấy cũng đã gặp người khác mà không dùng bao cao su. Còn ngược lại thấy người ta muốn dùng bao cao su, bạn đừng nghĩ người ta đã có quan hệ tình dục nhiều hay không tin tưởng bạn. Điều đó chỉ thể hiện là người ta có ý thức bảo vệ bản thân và bảo vệ bạn, tôn trọng bản thân và tôn trọng bạn mà thôi.
2. Dùng chung bơm kim tiêm không tiệt trùng:
Dùng chung bơm kim tiêm mà không tiệt trùng sau mỗi lần sử dụng khiến cho máu người trước còn đọng trên bơm kim đi thẳng vào mạch máu của người sau. Dù không nhìn thấy thì bơm kim vẫn có máu đọng đó. Do đó nếu có vi rút HIV thì nó lây được dễ dàng.
Hàng ngày ta thường nghe hay trông thấy ở ngoài đường các khẩu hiệu như: “Tiêm chích ma tuý gây ra AIDS”. Nói chính xác ra thì chất ma tuý tự nó không gây ra AIDS, mà chỉ có dùng chung dụng cụ tiêm không tiệt trùng mới khiến cho HIV lây nhiễm, gây ra bệnh AIDS. Nguyên nhân khiến cho người tiêm chích ma tuý có nguy cơ nhiễm HIV cao là các điểm tiêm chích thường dùng một bơm kim tiêm cho nhiều người. Có khi anh em bạn bè cũng rủ nhau tiêm chung mà không nghĩ đến có thể có người bị nhiễm. Anh Hà đã chích sáu nǎm nay tâm sự: “Đến tiệm thì chấp nhận hết. Mười người thì cả mười người một cái xi lanh đấy thôi. Mà tiêm thì phải nhanh nhanh vì hây giờ công an họ làm gắt lắm”. Chị Hưng hoạt động xã hội với các anh chị em tiêm chích cho biết: “Lúc lên cơn nghiện người ta vớ được cái bơm nào là chích cái đó”. Thật đáng buồn.
Hiện nay có hiện tượng nhiều bạn thanh niên bắt đầu sử dụng ma tuý. Nhiều bạn nghĩ mình chỉ thử chơi một, hai lần sẽ không nghiện. Nhưng ma tuý rất nguy hiểm, đa số người nghiện lúc bắt đầu đều nghĩ chỉ thử thôi, nhưng rồi bị nghiện ngay. Có bạn cho rằng nếu hút hay hít thì không ngại HIV. Nhưng nhiều người lúc đầu chỉ hút hay hít thôi, lâu ngày nghiện nặng không có tiền để hút hay hít nữa nên phải chuyển sang tiêm chích. Do vậy tối nhất là tránh thật xa các loại ma tuý. Còn nếu đã dính vào ma tuý thì ta nên cố mà bỏ sớm.
Và bạn nên nhớ khi nào dùng đến bơm kim tiêm dù là tiêm thuốc y tế hay tiêm chích ma túy, cũng phải đảm bảo an toàn bơm kim.
Trong các bệnh viện, bơm kim tiêm được tiệt trùng sau mỗi lần sử dụng. Nhưng nếu bạn quá lo lắng thì hãy mua loại bơm kim dùng một lần vút đi hiện bán nhiều ở các hiệu thuốc. Giá rất rẻ, chỉ khoảng 1000 đồng/bộ.
3. Truyền từ mẹ sang con:
Phụ nữ nhiễm vi rút HIV nếu sinh con sẽ có khả nǎng khoảng 30% là con nhiễm HIV theo mẹ, có nghĩa là cứ 100 bà mẹ nhiễm HIV sinh con thì có khoảng 30 trẻ bị nhiễm. Vi rút HIV có thể lây sang bé qua nhau thai khi bé còn nằm trong bụng mẹ, qua máu và chất dịch của mẹ khi sinh, và một số nhỏ lây qua sữa mẹ khi mẹ cho bé bú. Trẻ sơ sinh bị nhiễm HIV thường không sống được quá ba nǎm, bé sẽ bị bệnh và chết.
Trẻ do mẹ nhiễm HIV sinh ra thường xét nghiệm dương tính, tức là trong cơ thể bé có kháng thể kháng HIV. Nhưng như thế không có nghĩa là bé đã bị nhiễm. ở trong bụng mẹ và khi bú sữa mẹ, bé nhận các chất kháng thể của mẹ để giúp bé chống bênh tật. Có thể bé không bị nhiễm HIV, nhưng cơ thể bé còn lưu nhiều kháng thể mẹ truyền cho, trong đó có cả kháng thể kháng HIV. Do đó xét nghiệm của bé là dương tính mặc dù không nhiễm vi rút. Bé chỉ có kết quả xét nghiệm chính xác vào khoảng 6 - 12 tháng sau khi sinh. Khi đó trong máu của bé không còn các kháng thể của mẹ, mà chỉ có các kháng thể do cơ thể bé tự sinh ra. Nếu kết quả xét nghiệm lúc này là dương tính thì mới xác định bé có nhiễm HIV.
4. Truyền máu nhiễm vi rút:
Truyền máu là con đường lây nhiễm trực tiếp. Trong truyền máu, máu của người khác đi thẳng vào mạch máu của ta, hơn nữa lượng máu này lại lớn. Do đó bất cứ ai bị truyền máu của người nhiễm HIV đều bị lây nhiễm.
Kể từ nǎm 1994 trở đi, theo quy định tất cả các bệnh viện đều phải xét nghiệm HIV máu trước khi truyền, để tránh truyền máu nhiễm vi rút cho bệnh nhân. Do vậy, độ an toàn truyền máu rất cao. Tất nhiên vẫn có một khả nǎng là có người bị nhiễm HIV nhưng còn ở trong thời kỳ “cửa sổ” (khoảng 3 - 6 tháng sau khi nhiễm có thể chưa sinh kháng thể) thì xét nghiệm không phát hiện được là có nhiễm và bệnh viện vẫn chấp nhận máu của người đó. Song khả nǎng này nhỏ.
Cẩn thận thì bạn hãy yêu cầu bệnh viện xét nghiệm lại máu trước khi truyền. Xét nghiệm không chỉ để tìm kháng thể kháng HIV mà còn để loại trừ các bệnh khác như sốt rét, giang mai, viêm gan B...
Nếu vài tháng nữa bạn có kế hoạch phẫu thuật và sẽ cần máu thì có thể yêu cầu bệnh viện trích máu của mình từ bây giờ để dự trữ nếu điều kiện sức khỏe cho phép. Như vậy bạn tránh dùng máu của người khác, không sợ nguy cơ lây HIV.
Hoặc bạn cũng có thể xin máu trước của một người thân bạn biết rõ không nhiễm HIV, để không phải dùng máu của bệnh viện. Làm vậy là rất hay, vì vừa được an toàn, vừa tiết kiệm được máu cho bệnh viện.
Ngoài những đường lây thông thường là tình dục không có bao cao su bảo vệ, chung bơm kim tiêm không tiệt trùng, truyền máu nhiễm HIV và truyền từ mẹ sang con, HIV hầu như không lây nhiễm qua các đường khác.
Trong dịch vụ y tế, các dụng cụ nhìn chung đều được khử trùng, nên không đáng ngại. Song, nếu bạn còn lo thì hãy hỏi bác sĩ dụng cụ đã được tiệt trùng, đã đảm bảo an toàn chưa và yêu cầu tiệt trùng dụng cụ. Đây là quyền lợi của bạn.
Ngoài ra, khi đi cạo râu hoặc sửa móng tay ở hiệu, bạn có thể yêu cầu người làm rửa sạch dụng cụ và cẩn thận hơn nữa là lau bằng cồn.
Nếu có bao giờ xǎm mình, bạn nhất thiết cần yêu cầu tiệt trùng dụng cụ thật cẩn thận trước khi xǎm, vì tiệt trùng không phải chỉ để tránh lây nhiễm HIV mà còn để tránh nhiễm trùng do dụng cụ bẩn



TT PC HIV/AIDS

Charles
19-07-2014, 07:21
HIV (Human Immuno-deficiency virus): virus gây suy giảm miễn dịch ở người. AIDS (acquired immnuno-deficiency syndorme) SIDA (Syndrome d’immuno-deficience acquise): từ tiếng pháp của AIDS MSM: men who have sex with men: nam có quan hệ tình dục với nam.

Phần I: Kiến thức chung

1. AIDS (SIDA) là gì?
AIDS là tên bệnh gọi tắt bằng tiếng Anh: Acquired Immuno Deficiency Syndrome, tên tiếng Pháp là SIDA, có nghĩa là Hội chứng Suy giảm Miễn dịch Mắc phải: Acquired Immuno Deficiency Syndrome.
Ðây chính là giai đoạn cuối của một bệnh lây truyền ở người do mắc phải loại siêu vi tên là HIV. HIV làm suy yếu dần dần hệ miễn dịch - là hàng rào phòng thủ chống lại bệnh tật của cơ thể, khiến cho các mầm bệnh thừa cơ hội tấn công gây ra nhiều chứng và bệnh nguy hiểm dẫn đến tử vong: Human Immuno deficiency Virus.

2. Ðã có thuốc trị khỏi HIV chưa?
Chưa có thuốc đặc trị hữu hiệu. Ðến nay, các nghiên cứu về thuốc vẫn đang tiếp diễn và đã đạt vài tiến bộ quan trọng như:
Dùng phối hợp hai, ba thứ thuốc tốt hơn chỉ dùng một loại đơn độc. - Tìm ra các thuốc mới như: saquinavir, ritonavir, indinavir ... có thể giảm đáng kể số lượng HIV trong máu người bệnh. Tuy nhiên cần phải theo dõi ít nhất 3-5 năm nữa mới biết hết công hiệu cũng như những tác dụng phụ của các thuốc mới. Mặt khác, tiền thuốc quá cao: 10.000-15.000 đô-la Mỹ mỗi năm cho một người bệnh. Vì vậy, biện pháp tốt nhất vẫn là "phòng bệnh hơn chữa bệnh".

3. Ở thời kỳ cửa sổ, xét nghiệm vẫn âm tính, vậy có lây cho người khác không?
Vẫn lây như thường!
Bởi lẽ sau khi nhiễm, HIV đã có sẵn trong máu mà xét nghiệm thì chỉ tìm kháng thể chống HIV (chất được sinh ra trong máu khi mắc bệnh).ở thời kỳ cửa sổ thì HIV đã xâm nhập nhưng kháng thể chống HIV chưa được sinh ra hoặc số lượng còn quá ít , nên xét nghiệm chưa phát hiện được.

Phần II: Các đường lây

4. HIV lây qua quan hệ tình dục thế nào? Tại sao đồng tính luyến ái dễ bị AIDS?
Quan hệ tình dục ở đây ám chỉ là có sự giao hợp. Khi đó, HIV trong tinh dịch, chất nhờn âm đạo sẽ xâm nhập qua niêm mạc và các vết sây sát li ti ở đường sinh dục nữ, bộ phận sinh dục nam ... do động tác giao hợp gây ra.
Ðồng tính luyến ái nam thường có nguy cơ nhiễm HIV cao là do đặc điểm thích quan hệ với nhiều bạn tình và giao hợp qua hậu môn là nơi dễ sây sát hơn.

5. Quan hệ tình dục qua đường miệng có lây không? Ai lây cho ai?
Quan hệ tình dục qua đường miệng vẫn có nguy cơ lây nhiễm HIV mặc dù an toàn hơn so với giao hợp qua âm đạo hoặc hậu môn. Nguy cơ sẽ xẩy ra khi tiếp xúc với chất lây là tinh dịch, dịch tiết âm đạo hoặc máu từ vết lở, sây sát trên bộ phận sinh dục hoặc trong miệng người bệnh. Hướng lây truyền HIV chủ yếu từ tinh dịch, dịch tiết âm đạo người bệnh qua vết sây sát, vết thương trên môi, miệng người nhận. Vì vậy, quan hệ tình dục qua đường miệng cũng cần phải dùng bao cao su mới an toàn.

6. Xuất tinh ra ngoài hoặc đặt vòng tránh thai có tránh được nhiễm HIV/AIDS không?
Xuất tinh ra ngoài âm đạo, đặt vòng tránh thai chỉ tránh được ... thai thôi chứ không tránh được nhiễm HIV/AIDS!
7. Tình dục an toàn là gì?
Tình dục an toàn (safe sex) là "nghệ thuật" đạt cùng lúc hai yêu cầu : hưởng thụ tình dục mà vẫn an toàn. An toàn tức là không để cho máu, tinh dịch, dịch tiết âm đạo của bạn tình xâm nhập vào cơ thể. Ðể đạt yêu cầu này có hai cách : thứ nhất là không giao hợp nhưng vẫn đạt khoái cảm bằng cách ôm hôn, vuốt ve, xoa bóp... (kể cả thủ dâm); thứ hai là giao hợp được bảo vệ bằng bao cao su.
Tình dục an toàn không những phòng được AIDS mà còn tránh được các bệnh lây truyền qua đường itnhf dục như giang mai, lậu, mồng gà ...

8. Trong quan hệ tình dục, tại sao người nữ có khả năng bị lây nhiễm cao hơn nam giới?
Chỉ riêng về mặt sinh học, âm đạo có diện tiếp xúc rộng, lại dễ có khả năng trầy xước và viêm nhiễm hơn bộ phận sinh dục nam. Phụ nữ là người nhận trong lúc tinh dịch người bị nhiễm lại chứa HIV nhiều hơn so với dịch âm đạo.
Về mặt xã hội, đa số phụ nữ ở vào tư thế bị động, dù họ có ý thức phòng tránh bệnh nhưng khuyên bạn tình dùng bao cao su không phải là chuyện dễ!

9. Bệnh hoa liễu liên quan như thế nào với HIV/AIDS?
Bệnh hoa liễu và HIV/AIDS đều là bệnh lây truyền qua đường tình dục. Mắc bệnh hoa liễu gây ra các vết lở, viêm nhiễm ở cơ quan sinh dục, làm tăng khả năng lây nhiễm HIV.

10. Hôn sâu có lây không? Hôn sơ sơ nhiều lần có lây không? Bị mụn bọc, hôn có lây không?
Vấn đề không phải là hôn sâu hay hôn "sơ sơ" (bởi có thể với người này là "sâu" còn với người kia thì chỉ mới "sơ sơ" thì sao !) Muốn hôn đâu thì hôn, mấy lần cũng được, miễn đừng hôn vào những nơi có chất lây (máu, dịch sinh dục)
Mụn bọc nếu bị vỡ ra, thì có khả năng trở thành một cửa ngõ để HIV đi và đến.

11. Một cô gái ở quán cà phê hôn và rờ "của" cháu, cháu cũng có rờ lại. Vậy có bị bệnh AIDS không?
Rờ thì không sao, hôn vào "của" nhau thì có nguy cơ lây bệnh cho nhau. Hơn nữa, trong những trường hợp như vậy dễ dẫn tới những điều không thể ngờ trước được! Tránh đi thì hơn!

12. Có lần uống rượu say, em đi chơi "gái", cô gái nói giao hợp qua hậu môn thì không cần dùng bao cao su, có đúng như vậy không?
Cô gái ấy đã nói đúng nếu là để ngừa thai, vì giao hợp qua đường hậu môn không thể nào có thai được, nên không cần bao cao su.
Còn để ngừa AIDS, thì cô gái ấy nói sai hoàn toàn. Vì giao hợp bằng đường hậu môn rất dễ gây trầy xước tạo cơ hội cho HIV lây nhiễm dễ dàng hơn. Thực tế đã chứng minh nhiều người đồng tính luyến ái đã bị lây nhiễm HIV chính từ con đường giao hợp qua hậu môn.

13. Tại sao gọi bao cao su là "áo mưa"? Dùng bao cao su có đảm bảo an toàn 100% không? Sau giao hợp với gái mại dâm, nếu phát hiện bao cao su lủng có nguy cơ bị AIDS không? Sử dụng một lúc hai, ba bao cao su, liệu có an toàn chưa? Xài bao quá "đát" có an toàn không?
Gọi bao cao su là "áo mưa", có lẽ vì trong văn chương người ta dùng từ "mây mưa" để ám chỉ quan hệ tình dục. Mặc "áo mưa" là để tránh hậu quả ngoài ý muốn do cơn "mưa" này để lại như tránh thai, phòng các bệnh lây qua đường tình dục, nhất là phòng HIV/AIDS. Gần như chắc 100% an toàn nếu mặc "áo mưa" khi giao hợp trừ trường hợp bao lủng hay dùng chất bôi trơn không đúng. Bao lủng là do chưa biết cách sử dụng: làm rách bao khi xé vỉ, bể bao khi phóng tinh do quên bóp núm nhỏ ở đầu bao khi mang vào. Còn dùng chất bôi trơn không đúng, bao sẽ có những vết thủng li ti khiến virus thấm vào. Tránh được những sai sót đó là yên tâm, chỉ cần mang một bao cũng đủ an toàn rồi, cần chi hai, ba bao cho mất vui ! Không chỉ riêng bao cao su, mà các loại hàng tiêu dùng khác như thực phẩm, thuốc men, hễ quá "đát" thì đều không đảm bảo chất lượng.

14. Sử dụng bao cao su đúng cách là thế nào?
Sử dụng bao cao su nguyên vẹn (không bị rách, không quá hạn sử dụng), mang vào đúng cách ngay khi bắt đầu giao hợp cho đến lúc kết thúc. Trình tự mang bao như sau đây:
1/Ðẩy bao về một phía rồi mới xé vỉ để tránh làm rách bao. Hướng mang bao là núm bao ở trên, vòng bao phía ngoài.
2/ Bóp xẹp đầu bao rồi chụp vòng bao lên đầu dương vật. Lăn nhẹ cho bao trùm kín đến sát gốc dương vật.
3/Sau khi phóng tinh, vừa giữ đáy bao vừa rút dương vật đang còn cương ra.
4/Mỗi bao cao su chỉ sử dụng một lần rồi bỏ.
Ngoài ra các bạn cần lưu ý thêm: - Khi chưa sử dụng, nên để bao ở chỗ mát, tránh để ở chỗ nóng, để kè kè trong túi quần vì sức nóng sẽ làm hư lớp nhựa bao. - Muốn bôi thêm chất trơn, bạn chỉ được dùng các chất trơn dùng riêng cho bao cao su, glyxêrin, tuyệt đối không dùng vadơlin, kem bôi mặt, dầu ăn sẽ làm bao dễ hư.

15. Em có người bạn mỗi lần đi chơi bời không chịu dùng bao cao su vì không thích, nhưng lại dùng một loại kem diệt khuẩn bôi lên dương vật, nói là phòng được AIDS có đúng vậy không?
Anh bạn đó nói dóc 100%, cho đến nay loại kem có thể phòng HIV/AIDS nhân loại vẫn chưa tìm ra. Nếu bạn là phụ nữ và là bạn tình của anh ta, thì đừng giao hợp với anh ta nếu anh ta không sử dụng bao (biết đâu anh ta đã nhiễm HIV vì ỷ lại với thứ kem diệt khuẩn ấy!).

16. Hai người nhiễm HIV có nên quan hệ tình dục nữa không?
Yêu là quyền con người, không ai cấm cản được. Trường hợp hai người đều nhiễm, tuy hết sợ lây HIV nhưng cũng có thể làm cho bệnh nặng thêm, ngoài ra vẫn khuyến khích dùng bao cao su để không bị lây thêm các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác (nếu có).

17. HIV dễ bị tiêu diệt. Vậy thụt rửa kỹ bằng thuốc sát trùng có tránh được nhiễm HIV/AIDS không? (đặc biệt sau mỗi lần giao hợp)
Chắc chắn là không thể ngăn cản được virus rồi! Vì trong lúc giao hợp thì virus có dư thời gian đi vào cơ thể bạn để "sinh con đẻ cái", chứ nó đâu có "khờ khờ" mà nằm bên ngoài chờ người ta sát trùng!

18. Em không muốn "quan hệ" trước khi kết hôn, nhưng anh ấy thì muốn. Vậy phải làm sao?
Có thể dùng kế hoãn binh: "thích thì chiều nhưng trước hết anh phải chiều em, sau đó em mới chiều anh". Tất nhiên anh ấy đồng ý ngay, sau đó bạn liền trả lời: "Như vậy thì anh ráng đợi tới khi làm đám cưới em sẽ chiều anh".
Nếu sau câu nói đó mà anh ta không bằng lòng, đòi chia tay thì rõ ràng anh ta chưa yêu chân thật. Tóm lại, nếu bạn muốn giữ gìn thì đừng tạo điều kiện gần gũi quá đáng vì tình cảm rất khó nói và khó dừng. Nên biết kềm chế.

19. Phải thuyết phục thế nào để anh ấy chịu mang bao cao su?
Phải tìm hiểu chỗ vướng mắc, ngại ngần của anh ấy đối với bao cao su là ở chỗ nào: nghĩ mình không được tin cậy, e ngại vấn đề khoái cảm hay không tin chất lượng bao... mà tìm hướng giải quyết. Tuy là hơi khó nhưng phải kiên nhẫn mới được!

20. Bị người đồng tính luyến ái yêu làm sao có thể cắt đứt được. Em rất khổ tâm vì bạn em rất dễ giận và nổi cộc, dọa sẽ giết em?
Tùy cơ ứng biến, nếu chưa thuyết phục dứt khoát được ngay thì nên lánh mặt một thời gian, đồng thời tìm người có uy tín đối với bạn ấy (cha mẹ, người thân, bạn bè...) tìm cách khuyên bảo dần dần. Nếu cần, nên đến các Trung tâm tham vấn về tâm lý hoặc về HIV/AIDS để được giúp đỡ cụ thể hơn.

21. Chỉ thay kim mà không thay bơm tiêm thì có lây nhiễm HIV không?
Có lây nhiễm, vì kim và bơm thông nhau nên HIV có thể "ung dung" từ kim vào bơm rồi từ bơm lại theo lần chích mới mà xâm nhập vào cơ thể bạn.

22. Uống nước chung với người nhiễm HIV/AIDS có chứng chảy máu thường xuyên ở lợi răng có bị lây bệnh không?
Không lây, nếu người uống sau không có thương tổn chảy máu trong miệng làm ngõ vào cho HIV. Vả lại, khả năng để lại HIV trên miệng ly của người nhiễm dù là chảy máu lợi răng cũng rất là hy hữu!

23. Ði hớt tóc, dùng dao cạo chung gây trầy xước chảy máu có bị lây AIDS không?
Có thể bị lây AIDS nếu trước đó dao cạo chung dính máu người nhiễm HIV và HIV trong máu ấy còn sống. Thiếu một trong hai điều kiện trên thì không thể lây nhiễm được, khả năng này rất hiếm nhưng có thể có. Vì vậy, để an toàn và an tâm khi hớt tóc nên dùng loại dao gắn lưỡi lam riêng cho mỗi người. Lúc ấy, dù có đứt cả vành tai, bảo đảm chỉ có đau chứ không có AIDS!

24. Có thể dùng biện pháp thay máu cho người nhiễm HIV không?
Rất tiếc cơ thể người ta không giống như... chiếc xe gắn máy để có thể làm động tác thay máu như kiểu súc bình xăng và thay xăng, nhớt mới. Thay máu không thực hiện được vì hết sức nguy hiểm. Vả lại, HIV đâu chỉ sống trong máu mà còn ẩn trốn trong các hạch bạch huyết, chưa có cách gì loại chúng ra ngoài.

25. Máu dính ở ngực, ở tay, do cứu người bị nạn. Vậy có lây AIDS không? Nếu máu bắn vào mắt thì sao?
Máu dính vào tay có thể yên tâm nếu người cứu nạn không bị thương tích. Còn máu bắn vào mắt thì hồi hộp hơn vì mắt là niêm mạc mà HIV có thể xâm nhập vào được. Vậy cần rửa mắt bằng nước sạch ngay khi đó.

26. Lấy mụn ở thẩm mỹ viện có bị AIDS không?
HIV chỉ lây khi có đủ hai điều kiện:
a. Phải tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch sinh dục của người bịnh.
b. Phải có vết trầy xước, vết thương hở, vết xâm kim ... để máu hoặc dịch sinh dục xâm nhập.
Vì vậy dụng cụ thẩm mỹ, nếu không khử trùng hoặc khử trùng không đúng cách thì có thể lây truyền HIV.

27. Cho máu bị từ chối, có phải đã nhiễm HIV không?
Cho máu là một hành động nhân đạo rất đáng quý. Nhưng để máu của "người cho" dùng được cho "người nhận" thì không được chứa các mầm bệnh như: siêu vi viêm gan B hoặc C, ký sinh trùng sốt rét... kể cả HIV.
Khi cho máu mà bị từ chối, có thể do đã mang trong người mầm bệnh qua đường máu nào đó chứ không hẳn là chỉ do mình đã nhiễm HIV. Các trung tâm tiếp nhận máu sẽ làm tham vấn cho bạn trong những trường hợp này.

28. Dùng quẹt gaz đốt các lưỡi lam đã xài rồi thì có bảo đảm diệt được HIV không?
Không bảo đảm diệt được HIV. Muốn dùng sức nóng để diệt HIV trong các vật dụng, y dụng cụ kim loại đã sử dụng, theo Y học chỉ có ba cách:
Hấp hơi nước bằng lò áp suất ở 121 độ C, áp suất 2 atmosphe trong 20 phút.
Hấp khô bằng lò điện ở 170 độ C trong 2 giờ.
Nấu trong nước sôi liên tục 20 - 30 phút kể từ lúc sôi.

29. Khám phụ khoa có lây AIDS không?
Không lây nếu thầy thuốc áp dụng các biện pháp phòng tránh lây nhiễm, giữ an toàn cho bệnh nhân, bằng cách:
- Khử trùng dụng cụ đúng cách.
- Thao tác khám chính xác, không gây sây-sát cho bệnh nhân. Phụ khoa là vấn đề sức khỏe rất quan trọng, đừng vì quá sợ nhiễm HIV mà không đi khám và chữa trị kịp thời.

30. Người phụ nữ nhiễm HIV, muốn giữ thai có được không?
Giữ thai hay không là quyền quyết định của bà mẹ. Nếu giữ, bà mẹ sẽ phải chấp nhận nguy cơ lây bệnh cho con là 30% và phải chuẩn bị người nuôi dưỡng cho trẻ trong trường hợp cha mẹ đều chết vì AIDS. Dù trẻ không nhiễm HIV đi nữa, số phận nó sẽ ra sao, không ai có thể trả lời thay cho bà mẹ điều đó.

31. Bú sữa mẹ có lây HIV/AIDS không?
Bú sữa mẹ cũng là một đường lây HIV/AIDS cho trẻ, nhưng khả năng lây thấp hơn lây khi mang thai và lúc sanh. Nếu có điều kiện kinh tế, bà mẹ nhiễm HIV/AIDS nên nuôi con bằng các loại sữa khác. Nếu không có điều kiện, vẫn có thể nuôi con bằng sữa mẹ vì trong trường hợp này suy dinh dưỡng đe dọa trẻ còn đáng sợ hơn HIV/AIDS.

32. Chồng bị nhiễm HIV, muốn có con bằng thụ tinh nhân tạo có được không?
Ðược, với điều kiện thụ tinh nhân tạo bằng tinh dịch của người đàn ông không nhiễm HIV khác, chứ với tinh dịch của chồng, bạn có thể bị lây truyền HIV. Do vậy,cũng như hiến máu, để phòng tránh HIV qua thụ tinh nhân tạo, người cho tinh dịch bắt buộc phải xét nghiệm HIV với kết quả âm tính. Trong mọi trường hợp, nên xin ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

33. Vì sao muỗi hút máu người nhiễm HIV, muỗi không bị bệnh? Có thể nghiên cứu sức đề kháng của muỗi đối với HIV để tìm ra thuốc trị AIDS?
HIV chỉ gây bệnh cho người. Cơ thể muỗi không có điều kiện cho HIV tồn tại và phát triển nên muỗi không bị bệnh và cũng không truyền bệnh, chứ không phải tại muỗi có sức đề kháng với HIV. Vì vậy, chẳng có lý do nào để dùng muỗi nghiên cứu thuốc trị AIDS.

34. HIV có trong nước bọt, vậy ăn uống chung có bị lây bệnh không? Bị người nhiễm HIV cắn có bị lây không?
Cả hai trường hợp đều không lây. Ăn uống chung không lây vì nước bọt không có HIV hoặc chỉ có với số lượng rất ít (dưới 1 virus/ml ) không đủ lây bệnh. Ðối với trường hợp bị người nhiễm HIV cắn, chỉ lây khi vết cắn chảy máu và răng miệng của người cắn có vết lở chảy máu.

Phần III: Xét nghiệm

35. Khi nào nên thử máu để biết có bị nhiễm HIV/AIDS không?
Ngoại trừ xét nghiệm HIV bắt buộc đối với người cho máu, xuất ngoại...,bạn có thể xét nghiệm khi "nghi nghi", lo lắng sau hành vi nguy cơ: quan hệ với nhiều bạn tình hoặc với người nhiều bạn tình như mại dâm, dùng chung kim ống tiêm chích ma túy...
Trước khi xét nghiệm, bạn nên đến các điểm tham vấn để tìm hiểu rõ ý nghĩa xét nghiệm, chuẩn bị tinh thần, biết cách phòng tránh HIV lây lan và không tái phạm nguy cơ mới nữa.

36. Có hành vi nguy cơ, sau bao lâu có thể xét nghiệm HIV?
Nên xét nghiệm sau khi có hành vi nguy cơ từ 3 đến 6 tháng. Bởi vì trước đó là "thời kỳ cửa sổ, tức là thời kỳ đã có HIV xâm nhập nhưng xét nghiệm vẫn chưa phát hiện được. Dĩ nhiên trong thời gian chờ đợi đó, không để xảy ra thêm "nguy cơ" mới!

37. Xét nghiệm viêm gan siêu vi B có tìm ra HIV không?
Không, xét nghiệm nào dành cho bệnh đó. Không có xét nghiệm định bệnh nào nhất cử lưỡng tiện cho nhiều thứ bệnh một lượt. Xét nghiệm Viêm gan siêu vi B thì chỉ cho biết có nhiễm siêu vi viêm gan B thôi chứ không can hệ gì đến HIV hết!

38. Bạn trai tôi làm ở hộp đêm, làm sao xác minh anh ấy có bị nhiễm AIDS không? Trước khi kết hôn có nên rủ vị hôn phu đi thử HIV/AIDS không?
Khi đã yêu nhau thì phải có niềm tin và thông cảm lẫn nhau. Hiện nay, HIV có thể lây nhiễm cho bất kỳ ai dù lớn hay bé, công chức hay nhân viên khách sạn. Ðiều đáng nói là họ có hành vi an toàn và có kiến thức về AIDS hay không. Muốn biết rõ nhiễm HIV hay không, chỉ có cách đi xét nghiệm.
Còn việc trước khi kết hôn có nên đi xét nghiệm hay không là do bạn và người bạn đời của bạn quyết định. Về nguyên tắc thì nên đi xét nghiệm, kể cả xét nghiệm bệnh LTQÐTD.

Phần IV: Triệu chứng và chăm sóc

39. Triệu chứng đầu tiên của người nhiễm HIV là gì?
Ða số người nhiễm HIV trong giai đoạn đầu thường không có biểu hiện gì ra bên ngoài để người khác có thể biết được, thậm chí kể cả bác sĩ khám bệnh tổng quát. Một số trường hợp khi mới nhiễm HIV có thể sốt, nổi hạch, nổi ban đỏ trong 8 đến 10 ngày rồi trở lại bình thường rất giống với các bệnh cảm cúm thông thường nên không có đặc điểm gì riêng để nhận biết. Vì vậy, đối với nhiễm HIV có thể xem như không có triệu chứng nào là triệu chứng đầu tiên để biết đã bị nhiễm.
Cách duy nhất để biết có bị nhiễm HIV không là phải xét nghiệm (thử máu).

40. Những biểu hiện bên ngoài của người mắc bệnh AIDS là gì?
Người nhiễm HIV khi đã tới giai đoạn AIDS có một số biểu hiện như: sụt cân, tiêu chảy kéo dài, sốt kéo dài, ho dai dẳng, ban đỏ, mụn rộp toàn thân (herpès), bệnh zona (giời leo) tái đi tái lại, bệnh đẹn ở họng, miệng, nổi hạch kéo dài hơn 3 tháng v.v...
Nhưng cần lưu ý một số nguyên nhân khác như ung thư, suy dinh dưỡng, thuốc ức chế miễn dịch...cũng có thể cho những biểu hiện trên. Do vậy, muốn xác định là AIDS hay không cần được bác sĩ khám bệnh và thử máu. Không nên thấy ai "giống giống" cũng chụp mũ người ta bị AIDS!

41. Tâm lý người nhiễm HIV ra sao? Người nhiễm HIV có dễ bị điên không?
Khi biết mình nhiễm HIV, nhiều người thường cho rằng tất cả đều đã chấm hết(!). Họ bị nhiều chấn động về tâm lý như sợ hãi, khủng hoảng, suy sụp tinh thần ... Những chấn động này nếu quá nặng nề cũng có thể bị điên lắm chớ !
Trong giai đoạn này, vai trò của tham vấn viên và thái độ cư xử của cộng đồng, gia đình, bạn bè là hết sức quan trọng để người nhiễm ổn định tâm lý và tiếp tục hòa nhập vào xã hội.

42. Tại sao lúc gọi nhiễm HIV, lúc gọi AIDS?
Gọi nhiễm HIV là gọi chung tất cả những người đã mang HIV trong cơ thể, còn gọi AIDS là khi người nhiễm HIV đã suy giảm miễn dịch thể hiện qua xét nghiệm máu có số lượng Lympho bào T4 < 200/mm3 hoặc sức khỏe sa sút với nhiều chứng và nhiều bệnh nguy hiểm.
Phân biệt nhiễm HIV và AIDS nhằm để tiên lượng bệnh, thực hiện chế độ chăm sóc thích hợp, điều trị và đánh giá hiệu quả, nghiên cứu và thử nghiệm vaccin. Người nhiễm HIV chưa có triệu chứng vẫn sống, lao động bình thường trong nhiều năm, nhưng khi đã bộc phát AIDS, sức khỏe họ sẽ suy sụp nhanh có thể chỉ trong vài tháng.

43. Người nhiễm HIV sinh hoạt với gia đình, cần làm gì để tránh lây lan?
Người bệnh cần hiểu rõ các đường lây HIV để tránh lây cho người khác:
- Nếu có quan hệ tình dục, lúc nào cũng phải dùng bao cao su
- Trong sinh hoạt, cần dùng riêng những thứ có thể dây dính máu như: kim ống chích, kim châm cứu, dao cạo mặt, dao lam, bàn chải răng, cái nạo lưỡi, đồ làm móng tay.
- Các loại rác có máu như: giấy, bông gòn, băng, gạc, kim ống chích ... cần cho vào 2 lớp túi nylon cột chặt lại trước khi bỏ vào thùng rác. Khi máu mủ rơi vãi ra ngoài, dùng giấy, vải loại dễ hút nước lau sạch, rồi lau sát trùng lại bằng nước Javel hoặc cồn (alcool).
- Các loại đồ dùng ăn uống (chén, ly, muỗng, đũa), thau, chậu tắm giặt... vẫn dùng chung được với người không bệnh.

Phần V: Các vấn đề xã hội

44. Mặc dù đã biết 3 đường lây của AIDS, nhưng sao em vẫn ghê sợ khi tiếp xúc với người bị AIDS, không thể nào dám lại gần...?
Do bạn quá sợ hãi đấy thôi. Nếu họ là người đàng hoàng biết giữ gìn, tránh lây nhiễm HIV cho người khác thì có gì mà phải sợ, cứ tiếp xúc với họ như tiếp xúc với một người bình thường, miễn là tránh những kiểu tiếp xúc dẫn đến 3 đường lây mà bạn đã biết.

45. Có nên tập trung người nhiễm HIV một chỗ không (Vì có những thành phần vô ý thức)? Hiện nay người nhiễm HIV được đối xử ra sao?
Không cần và thật ra cũng không tài nào tập trung họ nổi, vì số người nhiễm thực tế cao hơn số thống kê nhiều. Cần nhất là đả thông tư tưởng cho cả người nhiễm lẫn người không nhiễm để phòng tránh lây lan HIV. Người nhiễm HIV, theo Pháp lệnh Phòng chống HIV/AIDS của nước ta, vẫn được sống chung với gia đình và cộng đồng, bình đẳng về quyền lợi và trách nhiệm như mọi công dân khác. Còn thành phần vô ý thức sẽ bị nghiêm trị theo luật định.
Quan niệm "tập trung" sẽ tạo ra sự yên tâm giả tạo vô cùng nguy hiểm, bởi vì bên ngoài sự tập trung vẫn còn người nhiễm HIV và người chưa nhiễm lại thiếu ý thức đề phòng.

46. Các trường trại, Trung tâm giáo dục dạy nghề ... có phải là nơi tập trung người nhiễm HIV/AIDS không?
Không. Các nơi trên chỉ tập trung đối tượng tệ nạn xã hội (xì ke, mại dâm ...) để giáo dục và dạy nghề giúp họ tái hội nhập cộng đồng, chứ không phải vì họ là những người nhiễm HIV.

47. Người nhiễm HIV có quyền yêu không?
Người nhiễm HIV cũng là một con người được sinh ra với một trái tim biết yêu thương như mọi người, do đó họ có quyền được yêu bất kỳ ai nhưng bạn có yêu họ hay không mới là điều đáng nói!

48. Có nên thông báo kết quả nhiễm HIV cho vợ (chồng) hoặc bạn tình biết không?
Cần xác định rằng: nếu bạn bị nhiễm HIV, bạn không có quyền để cho HIV lây lan từ mình sang bất kỳ một người nào khác (dù là vợ, chồng hay ai đó). Còn nói hay không nói, tùy thuộc vào tính cách, tình cảm, sự cảm thông, hiểu biết ... của người kia.
Nếu bạn thấy rằng, người kia đủ can đảm để nghe bạn nói về một sự thật dẫu là đau lòng thì bạn nên nói, còn ngược lại, nếu điều đó có nguy cơ làm tan vỡ mọi điều tốt đẹp vốn có thì hãy chờ cơ hội thuận tiện.

49. Người nhiễm HIV có bị cấm làm nghề nào không?
Hiện nay chưa có quy định cụ thể về vấn đề nghề nghiệp của người nhiễm HIV. Tuy nhiên, đối với những nghề như giải phẫu (kể cả giải phẫu thẩm mỹ), đỡ đẻ, chữa răng... thì nếu người hành nghề bị nhiễm HIV, sẽ được khuyến khích chuyển sang nghề khác. Vậy nói chung người nhiễm HIV vẫn có quyền hành nghề sinh sống nhưng phải luôn có ý thức tự giác, không để lây lan bệnh sang người khác.

50. Người nhiễm HIV nếu bị chủ viện cớ đuổi việc, phải làm sao?
Người nhiễm HIV không phải là phạm nhân, nghĩa là họ có quyền có việc làm như mọi người khác. Phải giải thích cho chủ hiểu vấn đề này, và nhờ các tổ chức bảo vệ quyền lợi người lao động giúp đỡ dựa trên luật pháp của Việt Nam.


TT PC HIV/AIDS
http://thaibinhpac.vn/Tin-Tuc/kien_thuc/30_50-cau-hoi-thuong-gap

Charles
22-07-2014, 15:19
Thứ ba, 22/7/2014 | 11:01 GMT+7

Bệnh lây qua máu, tinh dịch, dịch âm đạo, sữa mẹ. Virus HIV cũng hiện diện trong các dịch tiết khác như nước mắt, nước bọt, mồ hôi, nước tiểu nhưng không đủ khả năng lây nhiễm.

Theo bác sĩ Nguyễn Tấn Thủ, "hành vi nguy cơ" là một khái niệm phổ biến khi đề cập đến HIV nói riêng và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục nói chung (STI). Hiểu một cách đơn giản, đây là nhóm hành vi có thể khiến cá nhân lây nhiễm một căn bệnh từ người khác.

Nhìn chung, HIV và các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục có những đặc điểm:
- Tính chất âm thầm, mạn tính: Có giai đoạn không triệu chứng kéo dài, thậm chí tính bằng năm. Triệu chứng bệnh đôi khi khó nhận biết.

- Không biểu hiện triệu chứng (như bệnh lậu không triệu chứng, HIV giai đoạn không triệu chứng) hoặc không bộc lộ thành bệnh (ở dạng người lành mang trùng), người nhiễm vẫn có khả năng lây cho người khác.

- Trên thực hành lâm sàng, nhiều bệnh trong số này chỉ có thể được chẩn đoán xác định bằng xét nghiệm. Đa số trường hợp nhiễm HIV hay STI đều không biết thời điểm chính xác mình bị lây nhiễm, đồng thời cũng không biết nguồn lây cho mình.

Vì các nguyên nhân kể trên, người ta dùng thuật ngữ “có nguy cơ” nhằm ám chỉ khả năng lây nhiễm khi một người nào đó từng thực hiện hành vi nguy cơ có thể lây nhiễm bệnh. Từ đó, tư vấn viên sẽ hướng họ đến với các xét nghiệm tầm soát bệnh.


<tbody>
http://m.f13.img.vnecdn.net/2014/07/22/chuyen-bi-hai-ve-chiec-bao-cao-7422-4243-1405997153.jpg



Ảnh minh họa: Menshealth.



</tbody>

Hành vi nguy cơ được xác định khi:

1. Tiếp xúc với các dịch tiết nhất định như: máu, tinh dịch, dịch âm đạo, sữa mẹ. HIV hiện diện trong các dịch tiết khác như nước mắt, nước bọt, mồ hôi, nước tiểu… nhưng không đủ khả năng lây nhiễm.

2. Tiếp xúc với các chất dịch trên qua niêm mạc (âm đạo, hậu môn, mắt, miệng), da bị tổn thương (vết thương hở), trực tiếp vào máu (đâm kim, truyền máu, tiêm chích).

Hiểu đúng về các đường lây truyền HIV:

1. Đường máu
Tiêm chích ma túy chung kim là hành vi nguy cơ rất cao. Ở đây cần lưu ý đến tính chất “chung kim” vì thực tế nếu chỉ dừng lại ở hành vi tiêm chích ma túy thì chưa được xét là có nguy cơ lây nhiễm HIV. Công tác tiếp cận hiện nay đều hướng đến cung cấp bơm kim tiêm sạch nhằm hạn chế đường lây này trên nhóm tiêm chích ma túy.

Tiếp xúc với máu và các chất thải của người nhiễm HIV thông qua vết thương hở cũng được kể là hành vi nguy cơ. Qua vết thương hở, tỷ lệ lây nhiễm cho một lần tiếp xúc ước tính từ 0,3 đến 0,5%. Tiếp xúc với máu qua vùng da nguyên vẹn cho tỷ lệ lây nhiễm HIV rất thấp, ước tính 0,09%, do vậy được xem là an toàn. Nhóm hành vi này thường được lưu ý trong nhóm người chăm sóc cho bệnh nhân HIV.
Truyền máu cho tỷ lệ lây nhiễm HIV lên đến 100%. Tuy nhiên, với quy định về an toàn truyền máu, các mẫu máu hiến đều được kiểm tra bằng xét nghiệm. Do vậy, khả năng lây nhiễm HIV qua truyền máu đã được khống chế, gần như không xảy ra gần đây.

HIV cũng có thể lây trong một số trường hợp: Bị máu người nhiễm bắn vào mắt, chia sẻ dụng cụ có dính máu như dao cạo râu, bàn chải đánh răng, sử dụng các dụng cụ y tế (bơm tiêm, dao mổ) không tiệt trùng, tai nạn nghề nghiệp (bị kim đâm).

2. Đường tình dục: Quan hệ tình dục xâm nhập mà không có dụng cụ bảo vệ với người nhiễm HIV
Quan hệ xâm nhập là chỉ những hành vi tình dục có tiếp xúc “trong” với cơ quan sinh dục hoặc cơ thể của bạn tình: Anal sex (tình dục qua hậu môn), vaginal sex (tình dục qua đường âm đạo), oral sex (tình dục qua đường miệng). Ngoài ra, hành vi tình dục như quan hệ bằng tay (fingering, fisting) cũng được kể là hành vi xâm nhập.

Các hành vi quan hệ không xâm nhập được xem là an toàn: Ôm hôn, vuốt ve, mơn trớn, thủ dâm cho nhau.

Thứ tự hành vi nguy cơ được phân chia như sau: Anal sex có tỷ lệ lây nhiễm cao nhất, kế đến là vaginal sex, sau cùng là oral sex. Theo đó, "người nhận" có nguy cơ bị nhiễm cao hơn "người cho".

Tỷ lệ lây nhiễm HIV cho mỗi lần quan hệ không bảo vệ ước tính 0,3-0,5% (không quá 1%). Tỷ lệ này sẽ gia tăng theo tần suất quan hệ.

Cần lưu ý rằng quan hệ tình dục có bảo vệ bằng bao cao su vẫn có nguy cơ lây nhiễm HIV nhưng với tỷ lệ thấp hơn hẳn. Người ta cho rằng, bao cao su làm tăng độ an toàn lên đến 90-95% nếu thực hành đúng cách.

3. Mẹ truyền sang con, phân chia tỷ lệ lây nhiễm qua các giai đoạn như sau:
- Trong lúc mang thai: 5-10%.
- Trong lúc chuyển dạ sinh: 15-20%.
- Qua sữa mẹ khi cho con bú: 10-15%.

Như vậy, khả năng lây nhiễm từ mẹ sang con khoảng 35% nếu không được điều trị dự phòng (con số này giảm xuống còn 5% nếu có điều trị dự phòng mẹ con).

4. Các hành vi nguy cơ “gián tiếp”
Thuật ngữ “hành vi nguy cơ gián tiếp” ám chỉ những hành vi thúc đẩy hoặc dẫn đến các hành vi nguy cơ trực tiếp kể trên, theo đó làm tăng thêm khả năng và tỷ lệ lây nhiễm của các hành vi này. Ví dụ:

- Sử dụng ma túy tổng hợp dễ dẫn đến quan hệ tình dục không an toàn.
- Lạm dụng bia rượu dễ dẫn đến quan hệ tình dục không bảo vệ.
- Quan hệ tình dục nhóm (group sex).
- Có nhiều bạn tình.
- Quan hệ tình dục với những hành vi nguy hiểm: Bạo dâm, quan hệ thô bạo, cưỡng hiếp…

Lưu ý: HIV không lây qua các tiếp xúc thông thường, được kể đến là nhóm hành vi “không nguy cơ”. Ví dụ ôm, hôn, bắt tay, ho, hắt hơi, dùng chung nhà vệ sinh, chung chén đũa, chung quần áo, chung giường nệm, bể bơi, côn trùng đốt.

Để quản lý hành vi nguy cơ, bao gồm 2 bước:

1. Đánh giá nguy cơ của bản thân: Thực tế, mỗi cá nhân đều đủ khả năng đánh giá những hành vi nguy cơ của bản thân dựa trên những hiểu biết về đường lây truyền HIV. Thông qua sinh hoạt hằng ngày, tiếp xúc với người khác, mối quan hệ xã hội, các hành vi trong cuộc sống, mỗi người có thể tự trả lời câu hỏi “Đâu là con đường lây có thể ảnh hưởng đến bản thân mình nhiều nhất?”.

2. Lên kế hoạch kiểm soát các hành vi nguy cơ có khả năng ảnh hưởng đến bản thân. Ví dụ:
- Nếu nguy cơ đến từ tiêm chích ma túy, bản thân người đó cần sớm dừng hành vi sử dụng chúng, hoặc chí ít trong giai đoạn chưa thể cai hoàn toàn, cần hạn chế tối đa hành vi chia sẻ kim tiêm khi tiêm chích.

- Nếu nguy cơ đến từ quan hệ tình dục không bảo vệ, bản thân người đó cần trang bị kiến thức về sử dụng bao cao su đúng cách, chuẩn bị sẵn bao cao su, rèn luyện kỹ năng và thói quen sử dụng bao cao su khi quan hệ. Các hành vi gián tiếp có ý nghĩa bao gồm kỹ năng thương thuyết về việc sử dụng bao cao su với bạn tình, kỹ năng từ chối quan hệ không bảo vệ, kỹ năng đeo bao cao su "trộm".


Thúy Ngọc

Charles
21-08-2014, 08:43
Hiểu đúng về HIV để tránh những nỗi 'lo hão'
08:57:58, 16/08/2014

HIV là gì?

HIV (Human Immunodeficiency Virus) là vi-rút gây suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. Cơ thể người có hệ thống miễn dịch giúp chúng ta chống đỡ với sự xâm nhập của các vi sinh vật gây bệnh. Suy giảm miễn dịch có nghĩa là giảm dần sức chống đỡ của cơ thể khi bị ký sinh trùng, vi trùng hoặc vi-rút tấn công và lúc đó cơ thể dễ mắc các bênh nhiễm trùng và một số bệnh ung thư.

Nói suy giảm miễn dịch mắc phải có nghĩa là quá trình này xảy ra trong khoảng thời gian sống của con người, không phải do di truyền hay bệnh bẩm sinh của hệ miễn dịch. HIV là chỉ gây suy giảm miễn dịch ở người, không gây bệnh cho các loại động vật khác.

HIV sống ở đâu trong cơ thể con người?


http://media.songkhoe24.vn/archive/images/2014/08/15/141228_1.jpg
Ảnh minh họa


Trong cơ thể người HIV có nhiều nhất ở trong máu, trong các dịch tiết sinh học như tinh dịch, dịch âm đạo rồi đến trong sữa của người nhiễm HIV, với số lượng đủ ‘ngưỡng’ để làm lây truyền từ người nọ sang người kia. Đây là cơ sở khoa học để xác định đường lây truyền của HIV và các biện pháp dự phòng cơ bản.

Trong nước bọt, nước mắt, nước tiểu, mồ hôi cũng có HIV, nhưng với số lượng rất ít, không đủ ‘ngưỡng’ nên không có khả năng làm lây truyền từ người nọ sang người kia khi tiếp xúc trực tiếp với các loại dịch thể này. Đây là cơ sở khoa học để xác định HIV không lây truyền qua các tiếp xúc thông thường.

HIV có thể sống trong cơ thể bệnh nhân AIDS đã chết trong vòng 24 giờ. Vậy khả năng tồn tại của HIV ở ngoài cơ thể người như thế nào?

Khi ở ngoài cơ thể người, HIV dễ bị tiêu diệt bằng nhiệt độ và các chất khử trùng thông thường. Ví dụ như HIV bị tiêu diệt khi gặp:

- Nước ở nhiệt độ 56°C trở lên trong 30 phút

- Các chất tẩy rửa như nước Javel 0.1-0.5%, Cloramin 25%, các chất sát trùng như cồn 70°, nước oxy già 6%.

- Axít (pH<6), Bazơ (pH>10).

Do vậy nếu ta ngâm dụng cụ tiêm chích trong cồn 70°, hoặc quần áo, đồ vải vào dung dịch Cloramin 1%, nước Javel 0.5% trong 20-30 phút là có thể diệt được HIV.

Với các dụng cụ phẫu thuật, tiêm chích, nếu ta luộc dụng cụ trong 20 phút, kể từ khi nước sôi là có thể diệt được cả HIV và nhiều loại vi sinh vật gây bệnh khác…

Tuy nhiên, HIV có thể tồn tại trong các giọt máu khô đọng ở kim tiêm hay các dụng cụ khác từ 2 đến 7 ngày và nhiệt độ dưới 0°C, tia X, tia cực tím không giết được HIV.

Những đặc tính nêu trên của HIV là cơ sở khoa học để xác định các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV trong các dịch vụ y tế cũng như khi chăm sóc người nhiễm HIV tại nhà.

HIV làm suy giảm miễn dịch ở người như thế nào?

Hàng ngày, cơ thể chúng ta bị tấn công bởi rất nhiều loại vi khuẩn khác nhau, nhưng nhờ có hệ thống miễn dịch chống lại nên cơ thể không mắc bệnh. Hệ thống miễn dịch của cơ thể có nhiều yếu tố, trong đó tế bào bạch cậu lympho T CD4 (gọi tắt là CD4) đóng vai trò chỉ huy, huy động các yếu tố miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh mỗi khi chúng xâm nhập vào cơ thể.

Sau khi xâm nhập vào cơ thể, HIV tấn công trực tiếp vào tế bào CD4, chúng nhân lên trong đó rồi dần dần phá hủy các tế bào này. Khi số lượng tế bào CD4 bị phá hủy càng nhiều thì khả năng chống lại bệnh tật càng yếu đi và cơ thể càng dễ bị mắc bệnh. Quá trình này diễn ra từ từ trong nhiều năm.

Một số loại mầm bệnh trước đây hiếm khi gây bệnh ở những người bình thường, nay nhân cơ hội hệ thống miễn dịch bị suy yếu (do HIV gây ra) để gây bệnh. Những bệnh này được gọi là nhiễm trùng cơ hội, như lao, nấm do Cryptococcus, hội chứng suy mòn, viêm phổi do preumocystis carinii, nấm miệng, nấm thực quản, viêm phổi, bạch sản dạng lông ở lưỡi…

Cũng có một số người vẫn khỏe mạnh khi lượng tế bào CD4 đã giảm thấp. Nhưng khi bị các nhiễm trùng cơ hội, thì bệnh thường rất nặng và dẫn đến tử vong nhanh do số lượng CD4 còn quá ít, và khả năng chống đỡ lại các yếu tố gây bệnh của cơ thể rất kém. Do vậy, lượng CD4 vẫn được coi là một chỉ báo quan trọng về tình trạng sức khỏe của người nhiễm HIV.

AIDS là gì

AIDS là tên gọi tắt bằng tiếng Anh: Acquired Immuno Deficiency Syndrom có nghĩa là Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. Bao gồm một nhóm các biểu hiện (triệu chứng) như: sốt, tiêu chảy, sụt cân, nổi hạch.v.v…. do một căn bệnh nào đó gây ra.

AIDS không phải là hội chứng bẩm sinh, mà là hội chứng mắc phải do nhiễm HIV gây ra và là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV.

Sự khác nhau giữa nhiễm HIV và AIDS


http://media.songkhoe24.vn/archive/images/2014/08/15/141218_2.jpg
Ảnh minh họa


- HIV là tên thường gọi của vi-rút. Người mang HIV trong máu thường được gọi là người nhiễm HIV.

- AIDS là tên gọi chỉ giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV. Những người nhiễm HIV ở giai đoạn chuyển thành AIDS thường được gọi là bệnh nhân AIDS.

Quá trình từ nhiễm HIV thành AIDS trong cơ thể người qua 4 giai đoạn

Giai đoạn sơ nhiễm HIV (giai đoạn chuyển đổi huyết thanh, hay còn gọi là giai đoạn cửa sổ):

Sau khi bị nhiễm HIV một thời gian khoảng 3 tuần đến 3 tháng hoặc lâu hơn, cơ thể mới sinh ra kháng thể chống lại HIV (kháng thể là chất do hệ miễn dịch sinh ra để chống lại các kháng nguyên – là các vi sinh vật gây bệnh) còn ít nên chưa thể phát hiện được bằng các phương pháp xét nghiệm máu thông thường (phương pháp xét nghiệm tìm kháng thể). Do vậy người ta còn gọi giai đoạn này là ‘giai đoạn cửa sổ’.

Trong giai đoạn này, nhìn chung người nhiễm HIV không có biểu hiện triệu chứng bệnh nào. Một số người nhiễm HIV (khoảng 20 – 50%) có thể có các triệu chứng giống như cảm cúm (sốt nhẹ, đau đầu, ngứa họng, mỏi nhừ người, khó chịu…), nhưng các triệu chứng này sẽ tự mất đi sau vài ngày, vài tuần nên cả người nhiễm, người ngoài, hay bác sĩ đều không thể nhận biết được.

Vào cuối thời kỳ cửa sổ, lượng kháng thể tăng cao, đến mức có thể phát hiện được người nhiễm HIV bằng các phương pháp xét nghiệm máu thông thường. Có nghĩa là huyết thanh từ ‘âm tính’ đã chuyển sang ‘dương tính’, do vậy người ta còn gọi đây là giai đoạn ‘chuyển đổi huyết thanh’.

Cần lưu ý rằng giai đoạn cửa sổ là giai đoạn nguy hiểm. Vì chưa có kháng thể hay lượng kháng thể còn ít, nên HIV ‘sản sinh’ rất nhanh và do vậy khả năng lây truyền từ người này sang người khác là rất lớn, trong khi đó ta không biết ai là người nhiễm và bản thân người nhiễm cũng không biết mình bị nhiễm. Đây chính là cơ sở khoa học để đặt ra yêu cầu dự phòng phổ cập, nghĩa là dự phòng HIV trong mọi trường hợp có tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch tiết sinh học của người khác.

Giai đoạn nhiễm HIV không triệu chứng:

Một thời gian dài sau thời điểm ‘chuyển đổi huyết thanh’ (có thể kéo dài 5 năm, 10 năm hoặc lâu hơn tùy thuộc vào thể trạng của người mang HIV) trong cơ thể người nhiễm lượng kháng thể ở mức cao, còn lượng HIV ở mức thấp, nên nhìn chung người nhiễm HIV vẫn không có biểu hiện của các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, ở bên trong cơ thể người nhiễm HIV ‘cuộc chiến đấu không khoan nhượng’ giữa HIV và hệ thống miễn dịch vẫn tiếp tục xảy ra.

Giai đoạn cận AIDS: Ở giai đoạn này, trong cơ thể người nhiễm HIV, lượng kháng thể bắt đầu suy giảm, đồng thời lượng HIV bắt đầu tăng nhanh và ở người nhiễm HIV đã bắt đầu xuất hiện các triệu chứng bệnh khác nhau. Các triệu chứng thường gặp là: sưng hạch kéo dài nhưng không đau ở nhiều nơi trên cơ thể (phổ biến là sưng hạch ở vùng cổ và nách) và các triệu chứng khác như sụt cân, sốt, đổ mồ hôi trộm, tiêu chảy, rối loạn cảm giác, giảm sút trí nhớ, tổn thương ở da…

Giai đoạn AIDS: Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình lây nhiễm HIV. Vào giai đoạn này, lượng kháng thể trong cơ thể người nhiễm HIV suy giảm mạnh, ngược lại lượng HIV tăng lên nhanh chóng, hệ thống miễn dịch bị suy giảm hoàn toàn và người nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS với những bệnh cảnh của nhiễm trùng cơ hội và ung thư dẫn đến tử vong.

http://songkhoe.suckhoedoisong.vn/Hieu-dung-ve-HIV-de-tranh-nhung-noi-lo-hao-451197.html

Charles
04-09-2014, 09:50
Những điều ít biết về HIV/AIDS
13:52:13, 03/09/2014

HIV/AIDS mới được thế giới ghi nhận khoảng 30 năm gần đây, trong thời gian này, HIV/AIDS từ một căn bệnh không được biết đến đã trở thành nỗi sợ hãi, ám ảnh trên toàn cầu với hơn 30 triệu bệnh nhân. Mặc dù đã có nhiều giải pháp mới trong công tác phòng và điều trị nhưng hàng năm HIV/AIDS vẫn lấy đi tính mạng của hơn 8.000 người ở Mỹ. Ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là châu Phi, cận Sahara, vẫn có khoảng 15% dân số nhiễm AIDS.

Nguồn gốc của vi-rút

Có hai chủng HIV là HIV-1 (bắt nguồn từ tinh tinh) và HIV 2 (bắt nguồn từ một loài khỉ nhỏ ở châu Phi có tên Sooty Mangabey). HIV-1 có khả năng lây truyền cao và trên phạm vi toàn cầu. Các nhà nghiên cứu cho rằng, ở giai đoạn lây nhiễm đầu tiên của chủng HIV-1 sang người vẫn ở mức độ nhẹ và thậm chí những con vi-rút này bị tiêu diệt bởi hệ miễn dịch của con người.

Nhưng càng về sau, HIV phát triển đột biến, phức tạp, kết hợp lại với nhau và làm suy giảm hệ miễn dịch của con người. Cho đến đầu những năm 80 của thế kỷ trước, khi mà trường hợp đầu tiên thế giới công nhận bệnh nhân mắc HIV thì loại vi-rút này đã trở thành án tử hình dành cho người bệnh.


http://media.songkhoe24.vn/archive/images/2014/09/03/093042_1.jpg
Hình ảnh HIV qua kính hiển vi


Ca mắc HIV/AIDS đầu tiên trên thế giới

Ca HIV/AIDS đầu tiên trên thế giới là người đến từ Kinshasa, Thủ đô nước Cộng hòa Dân chủ Công Gô, sau khi các nhà khoa học phân tích mẫu mô được bảo quản vào năm 1959. Đến Năm 1969, căn bệnh AIDS lâm sàng được phát hiện đầu tiên ở Mỹ của gái mại dâm sống tại Missouri. Nhiều bằng chứng cho thấy, đại dịch AIDS đã lan nhanh khắp châu Âu sau Chiến tranh thế giới thứ 2. Các nhà khoa học cho rằng, bệnh dịch lây lan chủ yếu do việc dùng lại bơm kim tiêm.

Trường hợp điển hình cho việc lây truyền HIV/AIDS

Trên chuyến bay từ Pháp đến Canada, tiếp viên hàng không Gaetan Dugas bị phỉ báng là con bệnh lây truyền AIDS. Dugas không phải là người đầu tiên nhiễm vi-rút HIV ở Mỹ nhưng chính vì đời sống cá nhân phức tạp, quan hệ bừa bãi, thói quen lui tới nhà tắm đồng tính và được thường xuyên đi lại giữa thành phố lớn ở châu Âu là những nguyên nhân khiến nhân viên hàng không này lây truyền bệnh cho người khác. Việc này diễn ra trong suốt những năm 1980, Gaetan Dugas qua đời năm 1984 do suy thận nghiêm trọng.

Ngụy trang

HIV/AIDS đáng sợ hơn những căn bệnh khác do khả năng của nó dễ dàng xâm nhập vào hệ thống miễn dịch và làm suy giảm nhanh chóng. Khi vi-rút HIV xâm nhập vào hệ thống, nó được che giấu trong phân tử đường carbonhydrate, đánh lừa cơ thể chúng ta khiến hệ thống miễn dịch nhầm tưởng loại vi-rút này là một chất dinh dưỡng.

Ngày nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu thành công một loại vắc-xin tổng hợp để giúp cơ thể chúng ta nhận ra loại vi-rút này và hệ thống miễn dịch tấn công nó ngay từ bước đầu tiên xâm nhập vào cơ thể.

Người nổi tiếng

Nhiều người nổi tiếng đã qua đời vì bệnh AIDS, có thể kể đến như ngôi sao quần vợt Arthur Ashe, nữ hoàng Freddy Mercury. Điều đáng nói là những người này cùng đa số những bệnh nhân mắc AIDS bị lây truyền, thông qua việc truyền máu đơn giản không phải do quan hệ tình dục bừa bãi.

Trường hợp nổi tiếng nhất nhiễm vi-rút HIV/AIDS và vẫn sống khỏe mạnh đó là Huấn luyện viên Magic Johnson, người thường xuyên xuất hiện trên truyền hình thể thao, mặc dù ông mang trong mình HIV hơn 20 năm.

Truyền nhiễm chủ động

Chiến tranh sinh học được biết đến từ thời cổ đại, những kẻ xâm lược thường quăng xác chết người bị dịch hạch lên thành lũy và vào dân thường. HIV/AIDS cũng được sử dụng với mục đích như vậy trong thời kỳ chiến tranh. Trong hệ thống nhà tù ở Nam Phi, nỗi khiếp sợ bao trùm khi thế lực cai trị tàn ác lấy việc chích máu có HIV vào tù nhân làm hình phạt.

Miễn dịch

Liệu có người có khả năng miễn dịch với HIV/AIDS? Các nhà khoa học đã phát hiện ra có ít nhất hai sự thích nghi khác nhau khi HIV thâm nhập vào cơ thể. Một là đẩy lùi sự lây nhiễm ngay quá trình đầu tiên và hai là giữ HIV và phát triển thành AIDS. Trên thực tế, có rất ít người có khả năng này, trong cơ thể họ có protein khác so với những người bình thường, protein này có khả năng đẩy lùi sự xâm nhập của vi-rút HIV. Các nhà khoa học đang tiến hành nghiên cứu phát triển loại protein này để ngăn chặn sự tiến triển HIV.

Trường hợp của Geoffrey Bower

Năm 1984, luật sư trẻ tuổi Geoffrey Bower đang làm việc tại Baker&MacKenzie, một trong những tập đoàn lớn nhất thế giới. Không lâu sau đó, anh bắt đầu có những triệu chứng của AIDS.
Và ngay lập tức Bower bị sa thải, Bower không xin được việc làm ở bất cứ nơi đâu với căn bệnh của mình. Bower đã làm đơn lên Tiểu bang New York về quyền của con người và Geoffrey Bower được ghi nhận là một trong những trường hợp đầu tiên đấu tranh vì bị phân biệt đối xử trong lịch sử pháp lý.

Phương pháp điều trị HIV/AIDS mới

Thời gian gần đây, các phương tiện truyền thông thường xuyên cập nhật những bước tiến mới của khoa học trong điều trị HIV/AIDS, công cuộc điều trị sắp mở ra hướng mới với hàng triệu bệnh nhân trên toàn thế giới.

Câu chuyện về Timothy Brown, người đã sống với căn bệnh HIV hơn một thập kỷ. Khi ông được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu, các bác sĩ đã tiến hành cấy ghép tủy xương, sử dụng tủy từ một người hiến tặng có khả năng miễn dịch với HIV. Và sau quá trình điều trị, Timothy Brown xuất viện hoàn toàn khỏe mạnh và đặc biệt đã loại bỏ hoàn toàn vi-rút HIV trong mình.

Trường hợp ở Mississippi, một em bé được sinh ra bởi người mẹ dương tính với HIV, em bé này đã được chữa khỏi sau khi điều trị tích cực bằng các loại thuốc kháng vi-rút ngay sau khi sinh. Đến nay, bé đuợc 3 tuổi và hoàn toàn không còn dấu vết gì của căn bệnh này. Đây là hy vọng cho những người đang mắc căn bệnh HIV/AIDS về một phương pháp điều trị hiệu quả trong tương lai không xa.


http://songkhoe.suckhoedoisong.vn/Nhung-dieu-it-biet-ve-HIVAIDS-452633.html

songchungvoi_HIV
17-09-2014, 16:30
7 dấu hiệu nhiễm HIV ban đầu ở nam giới

Thứ tư 17/09/2014 14:00
Khi một người nhiễm virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV), người ấy sẽ dương tính với HIV và HIV sẽ gây ra AIDS. Hội chứng đặc biệt này rất nghiêm trọng bởi vì nó vô hiệu hóa dần dần cơ thể của bệnh nhân trong việc chống lại bất kỳ loại bệnh tật nào. Hãy chú ý đến các triệu chứng ban đầu của hội chứng này để việc điều trị có thể được bắt đầu sớm.


<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/buikieulien/2014_09_17/hiv.jpg

</tbody>
Dưới đây là một vài triệu chứng nhiễm HIV ban đầu phổ biến ở nam giới. Bạn nên chú ý kỹ đến những dấu hiệu này nếu thấy mình có những biểu hiện tương tự và đến gặp bác sĩ ngay.
Bị sốt từ nhẹ đến vừa

Bị sốt là một trong những dấu hiệu sớm nhất và cũng phổ biến nhất của việc nhiễm HIV ở đàn ông. Cơn sốt có thể đến sớm ngay sau khi đã nhiễm HIV. Thông thường, cơn sốt thường là nhẹ cho đến trung bình.Nhiệt độ thường vượt quá 38 độ C. Bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng sốt như ra mồ hôi và ớn lạnh. Triệu chứng sốt này có thể tiếp tục trong gần 2 tuần trước khi hết.
Nhức đầu

Nhìn chung, đàn ông nhiễm HIV sẽ có những giai đoạn nhức đầu thường xuyên kèm với cơn sốt. Cường độ của những cơn nhức đầu này có thể xuất hiện trong bất kỳ giai đoạn nào của cơn sốt, từ nhẹ đến vừa.Nhức đầu do HIV có thể trông tương tự như những cơn nhức đầu thông thường khác. Bạn sẽ triệt tiêu được cơn nhức đầu bằng sự trợ giúp của aspirin, ibuprofen hoặc acetaminophen.
Giảm sức chịu đựng và mệt mỏi không rõ nguyên do

Nhiều người đàn ông nhiễm HIV có thể trải qua những thay đổi không rõ nguyên do trong các mức năng lượng. Họ có thể sẽ thấy mức năng lượng hoặc sức chịu đựng giảm, dẫn đến mệt mỏi. Ngay cả với một ngày làm việc bình thường cũng có thể làm cho họ cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức.
Phát ban trên da

Một triệu chứng HIV sớm và cũng quan trọng ở người đàn ông bị nhiễm HIV có thể có là phát ban trên da, đặc biệt là ở vùng ngực. Một số bất thường khác trên da cũng có thể được nhận thấy trong giai đoạn đầu của việc nhiễm bệnh.Phát ban trên da xuất hiện giống như một miếng vá và có thể nhận thấy rõ ràng do nó sẫm hơn so với những vùng da xung quanh. Một số đàn ông cũng có thể phát triển việc phát ban trên da đi kèm với ngứa và cảm giác nóng rát. Phát ban da thường biến mất trong vòng một vài tuần.
Sưng hạch bạch huyết

Một dấu hiệu nhiễm HIV ban đầu và cũng rất phổ biến ở nam giới là số lượng các tuyến bạch huyết bị sưng. Viêm hoặc sưng có thể xảy ra trong một hoặc nhiều hạch bạch huyết.Vùng bị nhiễm thường thấy là cổ và nách. Đa phần, việc viêm hoặc sưng sẽ không gây bất kỳ những khó chịu và đau đớn gì, ngay cả khi bạn chạm vào những hạch bạch huyết đó. Thế nên, thường họ hay bị nhầm lẫn với những bệnh khác.
Đau cơ và khớp

Một triệu chứng nhiễm HIV khác phổ biến ở nam giới là đau ở cơ và khớp. Ngoài ra, cũng có thể trải nghiệm đau nhức cơ thể và theo thời gian có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Triệu chứng này có thể ảnh hưởng đến công việc hàng ngày. Người bị nhiễm cần phải nghỉ ngơi giữa quá trình làm việc.
Đau họng

Đàn ông bị nhiễm HIV cũng có khả năng bị đau họng, như là một dấu hiệu của triệu chứng HIV ban đầu. Bạn nên xử lý nó đúng cách nếu không nó sẽ gây cho bạn sự khó chịu vô cùng. Nó cũng có thể gây khó khăn cho bạn khi nuốt thức ăn. Một số người có thể bị ảnh hưởng bởi vấn đề chán ăn.
Theo SKĐS

Charles
17-09-2014, 20:26
7 dấu hiệu nhiễm HIV ban đầu ở nam giới

Thứ tư 17/09/2014 14:00
Khi một người nhiễm virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV), người ấy sẽ dương tính với HIV và HIV sẽ gây ra AIDS. Hội chứng đặc biệt này rất nghiêm trọng bởi vì nó vô hiệu hóa dần dần cơ thể của bệnh nhân trong việc chống lại bất kỳ loại bệnh tật nào. Hãy chú ý đến các triệu chứng ban đầu của hội chứng này để việc điều trị có thể được bắt đầu sớm.


<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/buikieulien/2014_09_17/hiv.jpg

</tbody>

Dưới đây là một vài triệu chứng nhiễm HIV ban đầu phổ biến ở nam giới. Bạn nên chú ý kỹ đến những dấu hiệu này nếu thấy mình có những biểu hiện tương tự và đến gặp bác sĩ ngay.

Bị sốt từ nhẹ đến vừa

Bị sốt là một trong những dấu hiệu sớm nhất và cũng phổ biến nhất của việc nhiễm HIV ở đàn ông. Cơn sốt có thể đến sớm ngay sau khi đã nhiễm HIV. Thông thường, cơn sốt thường là nhẹ cho đến trung bình.Nhiệt độ thường vượt quá 38 độ C. Bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng sốt như ra mồ hôi và ớn lạnh. Triệu chứng sốt này có thể tiếp tục trong gần 2 tuần trước khi hết.

Nhức đầu

Nhìn chung, đàn ông nhiễm HIV sẽ có những giai đoạn nhức đầu thường xuyên kèm với cơn sốt. Cường độ của những cơn nhức đầu này có thể xuất hiện trong bất kỳ giai đoạn nào của cơn sốt, từ nhẹ đến vừa.Nhức đầu do HIV có thể trông tương tự như những cơn nhức đầu thông thường khác. Bạn sẽ triệt tiêu được cơn nhức đầu bằng sự trợ giúp của aspirin, ibuprofen hoặc acetaminophen.

Giảm sức chịu đựng và mệt mỏi không rõ nguyên do

Nhiều người đàn ông nhiễm HIV có thể trải qua những thay đổi không rõ nguyên do trong các mức năng lượng. Họ có thể sẽ thấy mức năng lượng hoặc sức chịu đựng giảm, dẫn đến mệt mỏi. Ngay cả với một ngày làm việc bình thường cũng có thể làm cho họ cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức.

Phát ban trên da

Một triệu chứng HIV sớm và cũng quan trọng ở người đàn ông bị nhiễm HIV có thể có là phát ban trên da, đặc biệt là ở vùng ngực. Một số bất thường khác trên da cũng có thể được nhận thấy trong giai đoạn đầu của việc nhiễm bệnh.Phát ban trên da xuất hiện giống như một miếng vá và có thể nhận thấy rõ ràng do nó sẫm hơn so với những vùng da xung quanh. Một số đàn ông cũng có thể phát triển việc phát ban trên da đi kèm với ngứa và cảm giác nóng rát. Phát ban da thường biến mất trong vòng một vài tuần.

Sưng hạch bạch huyết

Một dấu hiệu nhiễm HIV ban đầu và cũng rất phổ biến ở nam giới là số lượng các tuyến bạch huyết bị sưng. Viêm hoặc sưng có thể xảy ra trong một hoặc nhiều hạch bạch huyết.Vùng bị nhiễm thường thấy là cổ và nách. Đa phần, việc viêm hoặc sưng sẽ không gây bất kỳ những khó chịu và đau đớn gì, ngay cả khi bạn chạm vào những hạch bạch huyết đó. Thế nên, thường họ hay bị nhầm lẫn với những bệnh khác.

Đau cơ và khớp

Một triệu chứng nhiễm HIV khác phổ biến ở nam giới là đau ở cơ và khớp. Ngoài ra, cũng có thể trải nghiệm đau nhức cơ thể và theo thời gian có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Triệu chứng này có thể ảnh hưởng đến công việc hàng ngày. Người bị nhiễm cần phải nghỉ ngơi giữa quá trình làm việc.

Đau họng

Đàn ông bị nhiễm HIV cũng có khả năng bị đau họng, như là một dấu hiệu của triệu chứng HIV ban đầu. Bạn nên xử lý nó đúng cách nếu không nó sẽ gây cho bạn sự khó chịu vô cùng. Nó cũng có thể gây khó khăn cho bạn khi nuốt thức ăn. Một số người có thể bị ảnh hưởng bởi vấn đề chán ăn.
Theo SKĐS

http://tiengchuong.vn/HIVAIDS/7-dau-hieu-nhiem-HIV-ban-dau-o-nam-gioi/11273.vgp

caumongbinhan1
17-09-2014, 20:32
Sao giống triệu chứng của em vậy chỉ không có cái đau đầu thôi

songchungvoi_HIV
17-09-2014, 20:35
Sao giống triệu chứng của em vậy chỉ không có cái đau đầu thôi
Khi một người nhiễm virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV), người ấy sẽ dương tính với HIV và HIV sẽ gây ra AIDS. Hội chứng đặc biệt này rất nghiêm trọng bởi vì nó vô hiệu hóa dần dần cơ thể của bệnh nhân trong việc chống lại bất kỳ loại bệnh tật nào. Hãy chú ý đến các triệu chứng ban đầu của hội chứng này để việc điều trị có thể được bắt đầu sớm.

songchungvoi_HIV
04-10-2014, 13:13
Nhiễm HIV một năm có biểu hiện qua da không?
04/10/2014 13:04
BS cho em hỏi người nhiễm HIV 1 năm có biểu hiện gì về da hay không ạ? Tình trạng của em bây giờ đang bị tiêu chảy, nổi mụn nhỏ ở ngực. Lưỡi thì có trắng và khi em gãi trên da thì đỏ lên giống như phát ban mấy ngày sau mới hết. Mong BS tư vấn giúp em. Chân thành cám ơn BS.

http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/10/04/087HIV.jpg
Ảnh minh họa


Chào bạn,

Các biểu hiện triệu chứng của HIV (http://citinews.net/doi-song/who-chinh-thuc-cong-bo-phuong-phap-phong-tranh-ebola-6THLZAI/) không phụ thuộc vào thời gian mắc bệnh (vì thật sự ta cũng không biết đã nhiễm HIV từ lúc nào) mà phụ thuộc vào giai đoạn bệnh. Tùy vào giai đoạn bệnh khác nhau mà có các biểu hiện khác nhau. Bệnh nhân chỉ biểu hiện triệu chứng trong giai đoạn 3, 4 như: sốt kéo dài, sụt cân không rõ nguyên nhân, tiêu chảy kéo dài, hạch toàn thân, nấm da, nấm miệng…Bạn nên đến gặp BS đang điều trị để được tham vấn và điều trị các bệnh hiện tại, tránh bệnh diễn biến nặng hơn.
Theo alobacsi.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?url=-1016523989)

Charles
12-10-2014, 20:58
Cách xử trí khi bị đâm bởi vật nhọn nghi dính máu HIV

Chủ nhật, 12/10/2014 10:10
Thông thường mọi người hoảng loạn nên cố gắng nặn hết máu ra. Hành động này vô tình tạo thêm tổn thương viêm, làm tăng khả năng virus xâm nhập vào cơ thể.

Mấy ngày qua vụ việc một nhóm học sinh ở Trường THCS Xuân Thiên (Thanh Hóa) dùng que thép, nan hoa, kim tiêm nghi có dính máu HIV đâm vào các bạn cùng trường khiến nhiều phụ huynh và học sinh lo lắng. Có ít nhất 40 học sinh đã bị đâm, tuy nhiên sợ bị trả thù nên các em không báo với người lớn.


<tbody>
http://Images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/10/12/Cach-xu-tri-khi-bi-dam-boi-vat-nhon-nghi-dinh-mau-HIV-1.jpg



Ảnh minh họa: Health


</tbody>

Phân tích vụ việc dưới góc độ y khoa liên quan đến nguy cơ lây nhiễm HIV, BS Nguyễn Tấn Thủ cho biết, thông thường khi bị đâm bởi vật nhọn nghi có dính máu của người nhiễm HIV, các nạn nhân có tâm lý sợ hãi nên cố gắng nặn máu ra càng nhiều càng tốt. Cách xử trí này hoàn toàn sai, việc nắn bóp vết đâm không làm giảm nguy cơ virus xâm nhập mà còn vô hình chung tạo ra thêm những tổn thương viêm, làm tăng khả năng virus xâm nhập vào cơ thể.

Trong khi chờ đợi các biện pháp răn đe, chế tài của cơ quan chức năng để ngăn ngừa những trò đùa tiềm ẩn nhiều nguy cơ lẫy nhiễm HIV trên, BS Thủ khuyên mỗi người cần chủ động trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về căn bệnh HIV. "Thay vì hoang mang lo sợ, bạn sẽ bình tĩnh hơn và biết cách xử trí để phòng lây nhiễm trong những trường hợp tương tự", bác sĩ nói.

Khái niệm đầu tiên cần nắm rõ là "phơi nhiễm với HIV". Hiểu đơn giản, phơi nhiễm là khi một người có tiếp xúc với tác nhân gây bệnh (ở đây là virus HIV), do đó có nguy cơ lây nhiễm căn bệnh này. Phơi nhiễm (exposure) sẽ cho một tỷ lệ lây nhiễm (infection) nhất định. Lây nhiễm sẽ kéo theo một tỷ lệ mắc bệnh (disease) nhất định.

Hiện nay y học đã tìmra phương phápđiều trị là m giảm tỷ lệ chuyển từ phơi nhiễm sang lây nhiễm HIV nhờ thuốc kháng virus. Đây gọi là điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (Post exposure prophylaxis - PEP).

Khi bị phơi nhiễm, việc xử trí ban đầu tại chỗ rất cần thiết, sau đó là điều trị dự phòng sau phơi nhiễm. Cụ thể, quy trình xử trí khi bị phơi nhiễm gồm:

Bình tĩnh, lấy các dụng cụ gây tổn thương ra khỏi cơ thể và cầm máu. Rửa trực tiếp vết thương dưới vòi nước sạch trong ít nhất 5 phút nhằm gột rửa bớt phần máu và dịch tiết dây nhiễm lên vết thương. Sau đó sát trùng bằng các dung dịch sát khuẩn và băng vết thương bằng gạc, băng cuộn hay băng keo cá nhân.

Nếu bị máu hoặc dịch tiết của người có HIV bắn vào mắt, mũi, cần rửa mắt, mũi liên tục bằng nước sạch hay nước muối sinh lý (chai nhỏ mắt chứa Nacl 0.9%) trong 5 phút, bằng cách chớp mắt, ngâm khịt mũi trong ca nước sạch. Nếu bị bắn vào môi, miệng, nên súc miệng bằng nước sạch trong 5 phút.

Trường hợp bị vật nhọn đâm, tuyệt đối không nặn máu. Thay vào đó, hãy rửa vết thương bằng nước sạch và nhanh chóng đến cơ sở y tế.

Nên nhớ không phải mọi sự cố liên quan HIV đều có ​thể gây phơi nhiễm. Với bệnh này, 2 tình huống phơi nhiễm được kể đến nhiều nhất là đường máu và quan hệ tình dục.

Đường máu: Khi một người bị đâm bởi vật nhọn có dính máu tươi, bị bắn dịch tiết hoặc máu tươi của người có HIV vào niêm mạc mắt, vết thương trên người, thì xem như trong tình trạng phơi nhiễm HIV, nghĩa là có khả năng nhiễm HIV.

Đường tình dục: Khi quan hệ không sử dụng bao cao su, hay có dùng nhưng bao bịrách, tuột, cũng được xem là đã phơi nhiễm với HIV.

Do tính chất âm thầm và khó nhận biết việc một người đã mắc HIV hay chưa, nên khái niệm phơi nhiễm ở đây không đòi hỏi phải xác minh rằng nguồn gây phơi nhiễm có thực sự đã mắc bệnh hay chưa. Chỉ cần có hành vi nguy cơ và tiếp xúc kể trên đều được xem là đã phơi nhiễm.

Trong các tình huống phơi nhiễm kể trên đều cần đến cơ sở y tế để được điều trị PEP. Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm cho hiệu quả bảo vệ rất cao, lên đến 90-95% trong vài giờ đầu, và duy trì hiệu quả trong khoảng 72h tính từ thời điểm phơi nhiễm.

Hiệu quả của điều trị dự phòng sau phơi nhiễm sẽ giảm dần theo thời gian. Do vậy, người bị phơi nhiễm cần nhanh chóng đến cơ sở y tế và tham gia điều trị càng sớm càng tốt. Không nên chờ đợi quá thời gian cho phép là 72h.

Hiện nay, các cơ sở y tế cóđiều trị PEP gồm:

BV Bệnh Nhiệt đới.

Khoa tham vấn hỗ trợ cộng đồng.

Bệnh viện có chuyên khoa Nhiễm.

Khi đến cơ sở y tế, người bệnh sẽ được đánh giá nguy cơ lây nhiễm HIV và chỉ định điều trị dự phòng thông qua:

Tình huống phơi nhiễm: Kim đâm, máu dây vào vết thương hay quan hệ tình dục.

Thời điểm xảy ra phơi nhiễm.

Thông tin về nguồn gây phơi nhiễm. Trong trường hợp bị kim đâm, có thể mang mẫu kim đến làm xét nghiệm.
Bằng những thông tin kể trên, bác sĩ sẽ cho ra chỉ định có cần thiết điều trị dự phòng sau phơi nhiễm hay không. Nếu có, sẽ dùng phác đồ nào để điều trị.

Trong trường hợp người bệnh đủ chỉ định điều trị dự phòng sau phơi nhiễm, bác sĩ sẽ yêu cầu:

Làm xét nghiệm nhanh HIV.

Uống thuốc kháng virus ARV đủ 28 ngày.

Làm lại xét nghiệm HIV sau một tháng, 3 tháng và 6 tháng nhằm khẳng định tình trạng âm tính và hiệu quả của điều trị PEP.

Song song với điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV, người bệnh cũng được khuyến khích tầm soát các bệnh lý khác có cùng đường lây (tùy theo tình huống phơi nhiễm). Chẳng hạn như viêm gan siêu vi B, C, bệnh lây qua đường tình dục: Giang mai, lậu, mồng gà. Riêng trường hợp bị vật nhọn đâm, cần lưu ý đến tiêm phòng uốn ván.


AloBacsi.vn
Theo Thi Trân - VnExpres


http://alobacsi.com/benh-truyen-nhiem/benh-truyen-nhiem-hiv-aids/cach-xu-tri-khi-bi-dam-boi-vat-nhon-nghi-dinh-mau-hiv-a20141012100554467c306.htm

killer226
01-12-2014, 21:36
em xin bổ sung là oral sex coi như là không có nguy cơ vì trên thế giới sau 33 năm HIV phát hiện ra thì chưa có trường hợp nào lây nhiễm HIV do Oral sex cả, chính vì sự thiếu hiểu biết này cộng với bác sĩ cũng gà mờ không rõ kiến thức này mà em sống như người mất hồn trong 1 tháng với tâm lý nghĩ mình bị HIV rồi thì thả phanh không đeo bao khiến có nguy cơ 5-6 lần, may mà giờ âm tính, nghĩ lại thấy may thật

songchungvoi_HIV
19-12-2014, 19:38
Kiến thức căn bản về HIV/AIDS
Cập nhật ngày: 18/12/2014 14:29
HIV là gì? AIDS là gì?

HIV là một loại vi rút khi xâm nhập vào cơ thể người sẽ phá hủy những nhóm tế bào đặc biệt của hệ miễn dịch có chức năng bảo vệ cơ thể chống đỡ lại bệnh tật.



AIDS là giai đoạn cuối của quá trình bị nhiễm HIV, khi hệ miễn dịch đã bị phá hủy nặng nề và không thể bảo vệ được cơ thể được nữa.



Từ khi nhiễm HIV đến giai đoạn AIDS có thể kéo dài nhiều năm, tùy theo ý thức giữ gìn sức khỏe của người bệnh cũng như chất lượng các hỗ trợ tâm lý, dinh dưỡng, và chăm sóc về y tế dành cho họ.



HIV phát triển thành AIDS như thế nào?



Sơ nhiễm (Giai đoạn Cửa sổ):



- Ba tháng đầu kể từ khi HIV xâm nhập cơ thể;



- Người nhiễm vẫn khỏe mạnh bình thường;



- Xét nghiệm âm tính, chưa phát hiện được bệnh;



- Giai đoạn rất nguy hiểm – Người nhiễm có thể truyền HIV cho người khác mà không biết. Giai đoạn này cũng là lúc HIV dễ dàng lan truyền từ người nhiễm sang người khác nhất.



Giai đoạn nhiễm HIV



- HIV dần hủy hoại hệ thống miễn dịch;



- Ở hầu hết các trường hợp, cơ thể vẫn khỏe mạnh, không có bất cứ triệu chứng nào;



- Tuy nhiên, một số biểu hiện có thể gặp phải ở một số trường hợp: đổ mồ hôi vào ban đêm, sốt, sút cân, mệt mỏi rã rời, nôn, tiêu chảy, viêm da nhờn, nấm miệng.



Người nhiễm cần lưu ý chăm sóc sức khỏe để có thể kéo dài cuộc sống bình thường.



Giai đoạn AIDS



- Hệ thống miễn dịch suy yếu nghiêm trọng, mất khả năng chống đỡ lại bệnh tật;



- Các bệnh nhiễm trùng cơ hội (những bệnh lây nhiễm nhân cơ hội hệ thống miễn dịch suy yếu) phát triển rất nhanh;



- Biểu hiện thường thấy:



+ Sốt kéo dài;



+ Giảm cân;



+ Lở loét ngoài da;



+ Đau rát miệng;



+ Tiêu chảy và mất cảm giác thèm ăn;



+ Ho, viêm phổi, lao;



+ Phụ nữ có thể gặp các vấn đề thuộc bộ phận sinh dục như nấm âm đạo.



AIDS được phát hiện khi nào? Ở đâu? Trên thế giới hiện có bao nhiêu người mắc căn bệnh này?



Mẫu máu có HIV dương tính được phát hiện đầu tiên vào năm 1959 tại Zaize - châu Phi. Mãi đến năm 1981, bệnh AIDS trên lâm sàng được phát hiện đầu tiên tại Mỹ. Đó là 5 trường hợp đồng tính luyến ái nam bị viêm phổi nặng ở Los Angeles ( Califonia, Mỹ) do P. Carini phát hiện. Tháng 3 năm 1981 nhiều trường hợp ung thư da Kaposi được báo cáo ở New York. Một điều đáng lưu ý là tất cả các bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch trầm trọng này đều là những người trẻ, đồng tính luyến ái, trước đó hoàn toàn khỏe mạnh. Nguyên nhân của tình trạng này lúc đó chưa được biết song dựa trên các yếu tố địa lý người ta cho rằng đây là một bệnh truyền nhiễm hoặc có liên quan đến môi trường.



Năm 1982, người ta thấy căn bệnh tương tự như trên ở những người mắc bệnh ưa chảy máu, nghiện chích ma túy, những người Haiti có quan hệ tình dục khác giới và những đứa con sinh ra từ những người mẹ trong nhóm người bị bệnh. Các bệnh án này chứng minh giả thuyết căn nguyên là một bệnh truyền nhiễm do một loại virus (tương tự virus viêm gan) lan truyền qua đường máu, đường sinh dục và từ mẹ sang thai nhi.



Tháng 6/1983, khi sinh thiết hạch cho bệnh nhân AIDS, Luc Montagnien và Barré Sinousi đã phân lập được virus gây bệnh và đặt tên là LAV ( virus liên quan đến bệnh hạch). Sau đó 1 năm, Robert Gallot ở Trung tâm ung thư của Mỹ đã khẳng định công trình của L. Montagnien. Năm 1986, nhóm của L. Montagnien lại phân lập thêm một virus tương tự ở Trung Phi. Cuối năm 1986, tại Hội nghị quốc tế tại Giơnevơ các nhà khoa học đã thống nhất tên gọi của hai loại virus này là HIV.



Dịch HIV/AIDS tuy mới xuất hiện từ đầu năm 1980 nhưng đã nhanh chóng lan ra toàn cầu. HIV tấn công mọi đối tượng nhưng chủ yếu là thanh niên, phụ nữ, trẻ em.



HIV lây truyền qua những con đường nào?



- Đường tình dục



HIV có thể lây truyền qua tất cả các cách quan hệ tình dục (đường hậu môn, đường âm đạo, hoặc miệng) nếu khống sử dụng bao cao su thường xuyên đúng cách.



HIV đặc biệt dễ lây qua các cách quan hệ dễ gây xây xước (ví dụ: quan hệ đường hậu môn, đường âm đạo) hoặc quan hệ có tiếp xúc với các vết thương hở.



- Đường máu:



Bạn có thể nhiễm HIV nếu dùng chung dụng cụ tiêm chích hay các dụng cụ xuyên chích qua da không được vô trùng hoặc không đảm bảo nguyên tắc khử trùng/vô trùng.



- Đường từ mẹ sang con:



Người mẹ bị HIV có thể lây cho con trong quá trình mang thai, sinh con hoặc cho con bú.



Làm thế nào để biết tôi có bị nhiễm HIV hay không?



Xét nghiệm máu là cách duy nhất để biết mình có nhiễm HIV hay không.



Nếu bạn đã có những hành vi nguy cơ (quan hệ tình dục với phụ nữ mại dâm/bạn tình không sử dụng bao cao su; dùng chung bơm kim tiêm hay các dụng cụ xăm mình, bấm lỗ tai), hãy đến ngay các Trung tâm tư vấn để được giúp đỡ.



* Các hành vi có nguy cơ lây nhiễm HIV cao:



- Dùng chung bơm kim tiêm và dụng cụ tiêm chích khi chích ma túy;



- Quan hệ tình dục qua đường âm đạo không dùng bao cao su;



- Quan hệ tình dục qua hậu môn không dùng bao cao su;



- Quan hệ tình dục với nhiều người, đều không dùng bao cao su;



- Quan hệ không dùng bao với người mắc các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục;



- Dùng lại bao cao su đã qua sử dụng;



- Quan hệ tình dục dùng bao nhưng bao rách.



* Các hành vi có nguy cơ lây nhiễm HIV thấp:



- Hôn ướt, hai người đều có vết loét trong miệng;



- Quan hệ tình dục bằng đường miệng.



* Các hành vi không có nguy cơ lây nhiễm HIV:



- Đi chung xe với người nhiễm;



- Dùng chung hồ bơi với người nhiễm;



- Dùng chung bệ xí với người nhiễm;



- Hôn “khô”;



- Ăn thức ăn do người nhiễm nấu;



- Hiến máu, dụng cụ đã được khử trùng;



- Mặc chung quần áo với người nhiễm;



- Sử dụng bao cao su đúng cách cho tất cả các lần quan hệ tình dục, bao không rách, không tuột;



- Ngồi cạnh người nhiễm, người đó ho hoặc hắt xì hơi;



- Bị muỗi đốt.



Làm cách nào để có thể ngăn chặn lây truyền HIV?



Cách chắc chắn nhất để tránh lây truyền là tránh các hành vi nguy cơ cao đã được xác định. Có các biện pháp khác có thể áp dụng nhằm làm giảm nguy cơ, đáng chú ý như: bao cao su có thể làm giảm đáng kể nguy cơ lây nhiễm; các phụ nữ mang thai có HIV dương tính có thể giảm nguy cơ lây nhiễm cho con mình thông qua điều trị bằng thuốc kháng vi rút HIV; và những người tiêm chích ma túy không được dùng chung bơm kim tiêm.



HIV chuyển sang giai đoạn AIDS trong thời gian bao lâu?



Thời gian chuyển sang giai đoạn AIDS khác nhau giữa người này và người khác và nó phụ thuộc rất nhiều vào việc người đó có được điều trị hay không. Đối với những người được điều trị, thời gian có thể là mười năm hoặc dài hơn nữa trước khi HIV chuyển sang AIDS. UNAIDS ước tính rằng phần lớn người nhiễm HIV tại các quốc gia có ít hoặc không có điều kiện tiếp cận điều trị có khoảng thời gian này là tám đến mười năm. Thời gian này thường ngắn hơn đối với trẻ em.

http://baothainguyen.org.vn/tin-tuc/xa-hoi/kien-thuc-can-ban-ve-hivaids-222884-85.html

Charles
20-01-2015, 19:54
Những hiểu lầm thường gặp về HIV (P1)

17:56:46, 20/01/2015
Nhiều người nghĩ rằng quan hệ tình dục đường miệng và hậu môn thì không sợ lây HIV. Thực ra, nguy cơ truyền vi-rút gây bệnh AIDS ở 2 cách này đều rất cao, đặc biệt là đường hậu môn.

Mặc dù HIV/AIDS đã được phát hiện rất nhiều năm và được nói đến thường xuyên trên các phương tiện truyền thông nhưng đến nay vẫn có không ít người hiểu sai về nó. Bác sĩ Nguyễn Trọng Thắng - phụ trách chương trình tư vấn và xét nghiệm HIV tự nguyện, thuộc Dự án Dự phòng và chăm sóc HIV/AIDS (http://songkhoe.vn/cham-soc-tre-nhiem-hiv-khi-bi-om_1181-0-90620.html) tại Việt Nam - nêu ra một số ngộ nhận khá phổ biến:


http://media.songkhoe24.vn/archive/images/2015/01/20/091115_muoi-dot.jpg
Muỗi đốt không làm lây nhiễm HIV. Ảnh: Internet


Nhiễm HIV nghĩa là suy kiệt và lở loét

Thực ra, chỉ những người đã chuyển sang giai đoạn AIDS mới có các triệu chứng trên. Người nhiễm HIV (http://songkhoe.vn/chi-tiet-benh_y-nghia-can-nang-doi-voi-nguoi-nhiem-hiv_531-875-460907.html) trước giai đoạn này có vẻ ngoài không khác gì bình thường. Nếu được điều trị tốt, họ vẫn khoẻ mạnh và đẩy lùi thời điểm chuyển thành AIDS. Nhiều người được phát hiện nhiễm HIV cả chục năm vẫn đang sống bình thường.

Muỗi đốt làm lây HIV

Nhiều người nghĩ rằng muỗi đã hút máu mang HIV có thể truyền vi-rút này khi đốt người khác. Tuy nhiên, đến nay, chưa có nghiên cứu hay nguồn thông tin chính thức nào khẳng định rằng HIV có thể bị lây qua đường... muỗi.

Người nhiễm HIV nên có bát đĩa cốc tách riêng

Người nhiễm HIV và những người khác có thể dùng chung bộ bát đĩa, cốc chén và các đồ dùng khác. Tuy nhiên, việc uống chung cốc chén đã dùng mà chưa rửa thì không nên ngay cả giữa những người bình thường với nhau.
Trong trường hợp người nhiễm HIV bị chảy máu răng miệng (http://songkhoe.vn/tim-hieu-ve-benh-chay-mau-chan-rang_1181-0-76668.html) và làm dây lên cốc, người khác có tổn thương miệng nếu lại dùng chiếc cốc này và uống đúng vào chỗ có máu thì có thể nhiễm bệnh.

Quan hệ tình dục đường miệng và hậu môn không làm lây HIV

Thực ra, việc quan hệ tình dục bằng đường miệng có nguy cơ làm lây HIV, bởi vi-rút này có trong dịch sinh dục (tinh dịch, chất nhờn âm đạo), trong khi niêm mạc lưỡi, miệng, nướu rất dễ bị tổn thương, tạo cửa vào cho vi-rút.

Sex đường hậu môn cũng có nguy cơ lây nhiễm HIV rất cao. Hậu môn vốn không được sinh ra cho chức năng này nên không có nhiều tuyến nhầy và rất dễ bị thương tổn, tạo điều kiện cho vi-rút HIV thâm nhập. Nguy cơ càng cao nếu người đưa dương vật vào hậu môn bạn tình chính là người nhiễm HIV.



Nguồn: hiv.hoabinh.gov.vn
http://songkhoe.suckhoedoisong.vn/Nhung-hieu-lam-thuong-gap-ve-HIV-P1-461643.html

Charles
20-01-2015, 19:57
Những hiểu lầm thường gặp về HIV/AIDS (P2)

17:56:46, 20/01/2015
Hai người nhiễm HIV khi quan hệ không cần dùng bao cao su, mẹ có H sinh con chắc chắn nhiễm HIV (http://songkhoe.vn/chi-tiet-benh_ai-co-the-nhiem-hiv_531-875-459834.html)... là những hiểu lầm tai hại về bệnh.


http://media.songkhoe24.vn/archive/images/2015/01/20/093246_mang-thai-hiv.jpg
Ngay cả khi không điều trị thuốc ARV, tỉ lệ lây nhiễm HIV chỉ là 30 đến 40%. Ảnh: Internet


Trẻ sinh từ mẹ có HIV chắc chắc nhiễm vi-rút này

Không đúng. Ngay cả khi không can thiệp gì, nguy cơ nhiễm HIV của những đứa trẻ này cũng chỉ là 30-40%. Nếu người mẹ được điều trị bằng thuốc kháng vi-rút khi mang thai, nguy cơ này có thể giảm còn 10%, thậm chí thấp hơn. Từ mẹ, vi-rút HIV truyền sang con (http://songkhoe.vn/chi-tiet-benh_lay-nhiem-hivaids-tu-me-sang-con_531-875-458859.html) ngay từ thời kỳ bào thai (qua bánh rau), hoặc khi vượt cạn (do tiếp xúc với máu và dịch ở đường sinh dục), hay khi đã ra đời (qua sữa).

Hai người nhiễm HIV 'yêu' nhau sẽ không cần bao cao su

HIV có rất nhiều chủng. Trong đôi bạn tình nhiễm HIV, có thể một người nhiễm chủng này, người khác nhiễm chủng kia. Việc không đeo bao sẽ khiến họ nhiễm thêm chủng vi-rút HIV khác, làm cơ thể chuyển sang giai đoạn AIDS (http://songkhoe.vn/video_aids-giai-doan-cuoi-cua-hiv_2534_23.html) nhanh hơn.

Ngoài ra khi không có bao cao su, đôi bạn tình cũng truyền cho nhau các bệnh lây qua đường tình dục khác như viêm gan B, giang mai, lậu… Chúng làm cho cơ thể đã suy giảm miễn dịch của họ nhanh kiệt quệ hơn do phải chiến đấu với nhiều bệnh.

Thụt rửa ngay sau khi quan hệ tình dục với người nhiễm HIV sẽ không sợ lây

Không có cơ sở khoa học nào để chứng minh điều này. Thậm chí việc thụt rửa không đúng cách còn làm sây sát âm đạo, khiến vi-rút HIV xâm nhập dễ dàng hơn.

Nhiễm HIV thời kỳ cửa sổ sẽ không thể lây cho người khác

Giai đoạn cửa sổ là thời gian vi-rút đã xâm nhập vào người, nhưng cơ thể chưa sản xuất đủ kháng thể để có thể xét nghiệm thấy. Phải 3-6 tháng sau khi vi-rút đã vào người, thì xét nghiệm mới phát hiện được. Như vậy, trong giai đoạn cửa sổ, vi-rút thực tế đã có trong cơ thể nên vẫn có thể truyền cho người khác.





Nguồn: hiv.hoabinh.gov.vn
http://songkhoe.suckhoedoisong.vn/Nhung-hieu-lam-thuong-gap-ve-HIVAIDS-P2-461647.html

songchungvoi_HIV
31-03-2015, 16:49
Bị đau họng và sốt nhẹ sau khi quan hệ tình dục không an toàn, có phải bị HIV?
Thứ ba, 31/03/2015 13:35
Chào bác sĩ! Em mới quan hệ tình dục với gái mại dâm cách đây 10 ngày, có sử dụng bao cao su nhưng bao cao su do gái mại dâm tháo sẵn đưa cho nên em không an tâm!Khoảng 5 ngày sau khi quan hệ, em đau họng với sốt nhẹ! Bác sĩ cho biết như vậy có nói lên được gì không? Và triệu chứng của bệnh HIV trong khoảng thời gian 10 ngày là gì? Em đang rất lo lắng! Xin cảm ơn bác sĩ. (Hoang Thien)



http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2015/03/31/hiv2.jpg (http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2015/03/31/hiv2.jpg)

Bạn thân mến,



Khoảng 50 - 70% người nhiễm HIV có biểu hiện của hội chứng nhiễm trùng cấp, xuất hiện vào khoảng 3 - 6 tuần sau khi tiếp xúc với siêu vi.



Triệu chứng điển hình là sốt (96%), đau cơ khớp (54%), nhức đầu (32%), viêm họng (70%), nổi hạch (74%), phát ban (70%).. Các triệu chứng này chỉ tồn tại một thời gian ngắn rồi tự khỏi. Trong hầu hết trường hợp, sau giai đoạn nhiễm trùng cấp, bệnh nhân đi vào giai đoạn nhiễm trùng tiềm ẩn, không triệu chứng trong nhiều năm.



Trường hợp của bạn, do không được áp dụng PEP sớm trong vòng 72 giờ sau tiếp xúc nên khả năng nhiễm bệnh hoàn toàn có thể xảy ra. Bạn nên đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn làm xét nghiệm theo dõi.



Thân ái.


Theo ThS.BS Nguyễn Thị Thu Thảo - BV Đại học Y dược TPHCM

songchungvoi_HIV
21-11-2015, 13:32
Hỏi: Da ngực của em bị sùi, đóng vảy, không đau… HIV có biểu hiện như thế không? - Dị ứng
21/11/2015 13:22

Bác sĩ cho em hỏi,Từ cách đây hơn 1 năm trước ngực em phần ở giữa 2 vú bỗng nhiên bị sùi và đóng vảy . Em không thấy đau, chỉ thấy khó chịu và em hay lấy tay khẩy cho rách vảy khô. Lúc đó da em bị chảy máu do em khẩy mạnh quá. Em bị như thế này đến giờ vẫn chưa khỏi. Xin hỏi em có khả năng bị bệnh gì? Em lo trước đây em có quan hệ hơi bừa bãi, liệu có phải em có triệu chứng bệnh AIDS không bác sĩ? Mong bác sĩ trả lời giúp em. Em cảm ơn nhiều!

Trả lời!

( BS chuyên khoa của AloBacsi: - 14:32:50 20/11/2015)


Chào V.H,

Da bị sùi và đóng vảy, không thấy đau… có thể bạn bị mụn cóc, do thường xuyên để ý sờ và bị cọ sát lên bị lichen hóa. Bạn có thể đến bệnh viện da liễu để khám và điều trị, có thể sẽ dùng thuốc hoặc đốt "nóng" hay "lạnh" sẽ cho kết quả tốt.

Quan hệ giường chiếu không an toàn (không dùng bao cao su) là một trong những nguyên nhân lây nhiễm HIV.

Giai đoạn đầu của bệnh không có biểu hiện, bệnh chỉ tình cờ xét nghiệm phát hiện.

Giai đoạn AIDS có thể có những biểu hiện sau: sụt cân, tiêu chảy kéo dài, sốt kéo dài (>1 tháng ), kèm các triệu chứng: ho kéo dài, viêm da toàn thân, herpes tái diễn, nấm candida họng - thanh quản, kaposi sarcoma, viêm não do cryptococcus... xét nghiệm ngoài việc xác định virut người ta còn định lượng tế bào Lympho T CD4 giúp cho biết bệnh nhân đã chuyển sang giai đoạn AIDS chưa.

Bạn nên đến các trung tâm tư vấn và xét nghiệm ở các quận huyện để được xét nghiệm miễn phí và chẩn đoán chính xác hơn.

Thân chào!

BS - CK1 Bùi Anh Tú
http://doisongkhoe.com/da-nguc-cua-em-bi-sui-dong-vay-khong-dau-hiv-co-bieu-hien-nhu-the-khong-4773.faq

songchungvoi_HIV
24-11-2015, 14:06
7 sai lầm khi nói về HIV và AIDS
Bởi Minh Long (http://vungdatcongnghe.com/author/hanhnguyen/) on <time class="value-title" datetime="2015-11-18T23:34:00+07:00" title="2015-11-18" itemprop="datePublished">18/11/2015</time>
Chúng ta thường được dạy rằng HIV/AIDS là một bệnh dịch toàn cầu, vô cùng đáng sợ, là bản án tử hình không thể tránh khỏi. Nhưng sự thật lại không như thế, sau tuyên bố của diễn viên Charlie Sheen về việc ông bị HIV dương tính. Tuy nhiên vẫn sống khỏe mạnh trong nhiều năm qua. Cho thấy có quá nhiều lỗ hổng và các nghi ngờ vô căn cứ, xung quanh những điều mà chúng ta thường cho là chúng ta hiểu về HIV.

http://cdn.vungdatcongnghe.com/wp-content/uploads/2015/11/HIV-702x336.jpg


Trong một cuộc phỏng vấn vào hôm thứ ba vừa qua, trên Today Show, Charlie Sheen tuyên bố ông bị HIV dương tính từ 4 năm nay và đã phải đấu tranh bản thân rất nhiều để công khai điều này. Bởi ông muốn “chấm dứt việc tống tiền, những câu chuyện có hại, được thêu dệt nhằm đe dọa sức khỏe nhiều người khác.”


Hiện nay, ước tính có 1.2 triệu người Mỹ đang chung sống cùng HIV. Nhiễm HIV có thể dẫn tới bệnh AIDS, một hội chứng suy giảm miễn dịch, nguy hiểm hơn HIV. Nhưng không phải ai bị HIV cũng tiến đến giai đoạn này.


Từ trường hợp của tài tử Hollywood, Charlie Sheen, chúng ta cần phải thay đổi cách nghĩ về HIV. Và nhiều điều hoang đường được thêu dệt từ căn bệnh này, phải loại bỏ. Cũng như giải quyết việc kỳ thị xung quanh HIV và AIDS. Điều quan trọng là phải nhìn nhận đúng và tránh những suy nghĩ đầy tính huyễn hoặc xung quanh căn bệnh này như dưới đây.


http://cdn.vungdatcongnghe.com/wp-content/uploads/2015/11/Charlie-Sheen.jpg (http://cdn.vungdatcongnghe.com/wp-content/uploads/2015/11/Charlie-Sheen.jpg)Tài tử Charlie Sheen.



Sai lầm 1: Sống buông thả và nghiện ma túy là nguyên nhân chính của bệnh HIV/AIDS.



Một trong những điểm nhầm lẫn lớn nhất về những người bị dương tính HIV, chủ yếu là do lối sống không lành mạnh cùng việc lạm dụng ma túy. Dẫn tới việc những người bị HIV đã bị kỳ thị, không chỉ trong cộng đồng mà từ chính bạn bè và người thân. Việc nhiều người sử dụng chung kim tiêm hoặc bừa bãi trong vấn đề tình dục chắc chắn sẽ làm tăng nguy cơ cho việc bị nhiễm HIV. Tuy nhiên việc kiểm soát hành vi để tránh đề cập tới HIV/AIDS sẽ giúp ích cho những người bị bệnh nhiều hơn.


“Nếu chỉ biết đổ lỗi người ta sẽ chẳng đạt được điều gì hết” ông Michael Kaplan giám đốc điều hành của AIDS United cho biết. “Thực tế, tôi nghĩ nó còn biến các nỗ lực chăm sóc sức khỏe cộng đồng của chúng tôi rơi vào tuyệt vọng.”
Những người ủng hộ chỉ nhấn mạnh vào tầm quan trọng của một quan hệ tình dục an toàn và tuyên truyền về các thực trạng của việc truyền nhiễm, thay vì nỗ lực thay đổi thái độ với những người bị HIV. Một thực tế là dù một người có nhiều bạn tình, nhưng nếu vẫn ở mức độ tình dục an toàn. Và sử dụng phương thức đề phòng tránh bị phơi nhiễm (PrEP), bằng các loại thuốc như Truvada. Có thể còn tránh được nguy cơ lây nhiễm cao hơn nhiều so với người chỉ quan hệ với một bạn tình duy nhất, mà không biết tình trạng của “đối tác” của mình như thế nào.


http://cdn.vungdatcongnghe.com/wp-content/uploads/2015/11/Cant-fit-in.jpg (http://cdn.vungdatcongnghe.com/wp-content/uploads/2015/11/Cant-fit-in.jpg)

Sai lầm 2: HIV/AIDS chỉ dành riêng cho những người đồng tính nam hoặc những người da màu.



Thực tế, đây chỉ là số lượng tại Mỹ, chứ không phải là tổng toàn bộ những người bị HIV/ADIS trên toàn cầu. Thậm chí một vài nhóm như vậy, có nguy cơ bị lây nhiễm cao hơn, nhưng không có nghĩa là virus không thể lây sang những người khác, không thuộc 2 nhóm trên. Theo ông Strub “ HIV/AIDS không chỉ dành riêng cho một cộng đồng nào đó, nó là vấn đề của toàn xã hội.”


Điều này đồng nghĩa HIV/AIDS không loại trừ ai hết, người nào cũng có khả năng bị lấy nhiễm, nếu không biết cách phòng tránh.


http://cdn.vungdatcongnghe.com/wp-content/uploads/2015/11/end-AIDS.jpg (http://cdn.vungdatcongnghe.com/wp-content/uploads/2015/11/end-AIDS.jpg)Mỗi ngày có 600 trẻ em bị nhiễm HIV được sinh ra.



Sai lầm 3: Nếu ai đó có quan hệ tình dục với người HIV dương tính, nguy cơ cao người đó sẽ bị nhiễm HIV.



Theo tài tử Charlie Sheen tiết lộ, tỉ lệ virus trong máu của ông gần như “không thể phát hiện được”, nhờ vào việc kiên trì điều trị, trong 4 năm qua khiến tỷ lệ virus trong máu là quá thấp để có thể đo được.


Việc này sẽ góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống cùng khả năng khống chế việc lây nhiễm xuống mức thấp nhất. Dù thực tế, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chưa có trường hợp nào chứng minh được người có lượng virus HIV cực thấp ở trong máu như diễn viên Sheen có thể lây truyền virus HIV cho người khác.


“Khi một ai đó đã ngăn chặn việc lây nhiễm virus, về cơ bản họ sẽ có khả năng chống lây nhiễm cho người khác” theo giáo sư Kaplan. “Nguy cơ lây nhiễm là rất, rất thấp. Nhưng không có nghĩa là không-thể-không-lây-nhiễm. Vì vậy chúng tôi khuyên cáo vẫn cần phải có biện pháp phòng tránh dù nguy cơ đó là rất thấp đi chăng nữa.”


http://cdn.vungdatcongnghe.com/wp-content/uploads/2015/11/HIV-is-not-a-crime.jpg (http://cdn.vungdatcongnghe.com/wp-content/uploads/2015/11/HIV-is-not-a-crime.jpg)

Sai lầm 4: Nếu chỉ quan hệ duy nhất với một người, bạn không cần phải đi kiểm tra.



Hiểu rõ tình trạng của bạn tình là cách duy nhất, đảm bảo nguy cơ tránh bị lây nhiễm HIV- mặc dù điều này đôi khi nằm ngoài tầm kiểm soát của chính chúng ta.


“Nếu bất kỳ 1 trong hai người, ai đó lỡ bị “lạc lối” hoặc do sử dụng kim tiêm chung. Tất cả hai trường hợp này, nếu 1 trong hai người còn lại, biết điều đó phải yêu cầu “đối tác” của mình đi kiểm tra ngay lập tức.”


Và nói chung “nếu muốn an toàn trên hết, tất cả mọi người nên đi xét nghiệm để biết được tình trạng hiện tại của mình.” ông Sean Strub nói.


http://cdn.vungdatcongnghe.com/wp-content/uploads/2015/11/HIV-2.jpg

(http://cdn.vungdatcongnghe.com/wp-content/uploads/2015/11/HIV-2.jpg)

Sai lầm 5: Những người HIV/AIDS nên bị phạt tù để giảm nguy cơ lây nhiễm.



Ở Mỹ, nếu không tiết lộ tình trạng bị nhiễm HIV cho bạn tình của mình khi quan hệ, có thể bị phạt tù lên đến tám năm, ở hầu hết các bang. Nhưng, điều này không làm giảm đi tình trạng trên mà ngược lại nó còn tăng thêm sự kỳ thị của mọi người. “Việc không tiết lộ bản thân bị nhiễm HIV có thể bị phạm tội, thật là một chuyện hoang đường. Nhiều bằng chứng cho thấy, việc này không những không giúp ích gì cho người bị HIV mà nó chỉ làm dịch bệnh trở nên tồi tệ hơn.”, giám đốc của dự án Sero Project cũng như là người sáng lập tạp chí HIV/AIDS POZ ông Sean Strub cho biết.


Dù nhiều người ủng hộ chính sách trên cho rằng, việc phạt tù sẽ khuyến khích mọi người đi kiểm tra, phòng tránh việc thiếu hiểu biết. Không biết tình trạng của mình, chính là một hình thức biện hộ và gần như sẽ là kẽ hở cho luật hình sự về bệnh HIV.


Không xét nghiệm là một vấn đề cực lớn, dù không cần sử dụng luật vào đây, nó cũng là một vấn đề nghiêm trọng. Theo tổ chức y tế CDC, có hơn 12% người thực sự không biết rằng mình đang bị nhiễm HIV. Và cứ 8 người sẽ có 1 người bị dương tính.


Mặc dù “Việc xử phạt những người không thông báo về tình tràn bản thân. Không phải là tìm cách kiểm soát bệnh này mà thực chất để biết được tình trạng của mỗi người.” ông Kaplan nói. Và ngay cả một ai đó cố ý lây nhiễm cho người khác bị HIV/AIDS, sẽ có nhiều cách giải quyết khả thi hơn là tìm cách truy tố họ.


Sai lầm 6: Chỉ cần nhìn vào một ai đó là có thể đoán được họ đang bị HIV/AIDS hay không.



“Thật là nhảm nhí.” Giáo sư Kaplan nói. Dù việc điều trị bệnh HIV/AIDS có thể làm cho khuôn mặt trở nên hốc hác và lưng bị gù đi, nhưng điểm này cũng hiếm gặp ở thời điểm hiện tại. Nhưng không phải bất cứ ai bị HIV dương tính, sẽ dẫn tới phản ứng phụ này. Mà kể cả người khỏe mạnh cũng có thể gặp tình trạng trên vì nhiều lí do khác nhau.


Vẻ bề ngoài không quyết định được điều gì hết. Điều này càng đúng hơn nữa, sau khi một ai đó bị lây nhiễm HIV. “Trong những tuần đầu tiên người bệnh bị lây nhiễm HIV, cơ chế hoạt động của virus này còn khiến cho thần sắc của người bệnh trông tốt hơn cả lúc họ chưa bị nhiễm.” Theo tiến sĩ Laurence cho biết “Nhất là thời điểm nồng độ virus trong máu, trong tinh dịch và trong cổ tử cung của người bệnh đạt mức cao nhất.”


http://cdn.vungdatcongnghe.com/wp-content/uploads/2015/11/hiv-is-not-a-crime.png (http://cdn.vungdatcongnghe.com/wp-content/uploads/2015/11/hiv-is-not-a-crime.png)


Sai lầm 7: Nếu người bệnh bị nhiễm HIV/AIDS người đó sẽ chết vì HIV/AIDS.



Nếu người bệnh kiên trì điều trị HIV trong một thời gian dài, ngay từ những ngày đầu của dịch bệnh, việc sống chung với HIV là một điều hoàn toàn có thể.


Tiến sĩ Laurence tiếp tục “Đây không phải là một bản án từ hình bởi chúng ta đã có phương pháp điều trị hiệu quả,” Mặc dù việc sử dụng thuốc, dành cho người bệnh dẫn tới nguy cơ thúc đẩy bệnh tim và bệnh thận ở một số người, nhưng xét về mặt duy trì tuổi thọ nó khá tốt.”


Theo tổ chức AIDS United, nếu một người bị bệnh HIV ở khu vực Bắc Mỹ ở độ tuổi 20 và điều trị ngay tức, có khả năng sống thêm 55 nữa, chỉ kém những người không bị HIV 5 năm tuổi thọ trung bình. Đây là một trong những tiến bộ lớn, và việc thuốc tốt hơn đồng nghĩa sẽ tăng hiệu quả cao hơn.


Ở Việt Nam, đối với tất cả bệnh nhân bị bệnh HIV, nếu đăng ký với trung tâm y tế của nhà nước, sẽ được cấp thuốc ARV miễn phí để điều trị HIV. Vì thế, trong trường hợp những người bạn quen biết, không may rơi vào trường hợp này hãy khuyên họ, nên tới cơ sở ý tế để đăng ký và tiến hành điều trị càng sớm càng tốt. Chỉ cần uống đều đặn đúng như chỉ dẫn của y bác sỹ cùng với việc tập thể dục, và có một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Việc kéo dài tuổi thọ thêm vài chục năm nữa, là điều hoàn toàn có thể.


http://cdn.vungdatcongnghe.com/wp-content/uploads/2015/11/handsribbon.jpg (http://cdn.vungdatcongnghe.com/wp-content/uploads/2015/11/handsribbon.jpg)Cùng nhau giúp đỡ những người bị HIV.



Làm sao để giúp đỡ nhưng người thân quen của mình, nếu họ bị HIV/AIDS?



Việc người quen của mình mắc căn bệnh này là điều không ai muốn. Nhất là chính bản thân họ còn rơi vào trạng thái khủng hoảng tinh thần. Vì thế nếu biết được toàn bộ các sai lầm về bệnh này như đã nói ở trên. Bước tiếp theo của bạn là nên vận động người quen đi tới cơ sở y tế để chuẩn đoán tình trạng bệnh đang ở giai đoạn nào HIV hay AIDS. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số lời khuyên dưới đây, để có thể giúp đỡ nhiều hơn cho người bệnh HIV bạn biết.




Hãy luôn giúp đỡ và ở bên cạnh người bị bệnh HIV.
Phải để họ hiểu rằng bạn không hề sợ căn bệnh HIV.
Tránh đổ lỗi. Kể cả bạn biết nguyên nhân thực sự, khiến họ bị nhiễm HIV là do sử dụng ma túy hoặc do quan hệ bừa bãi.
Hãy làm cho người bệnh hiểu rằng, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, HIV/AIDS không phải là bản án tử hình. Người ta có thể sống chung cùng nó mà không cảm thấy khó chịu hoặc sợ hãi.
Hãy luôn khích lệ và động viên để người bị bệnh tự tìm hiểu các kiến thức cần thiết hoặc cập nhật các thông tin mới nhất về tinh trạng bệnh cho chính họ.
Một điểm quan trọng hơn nữa mà bạn cần phải nhớ là: luôn luôn lắng nghe và ở bên cạnh nhưng lúc họ cần.



Theo mashable (http://mashable.com/2015/11/17/hiv-aids-myths/#p3pPlXp95kqB)

songchungvoi_HIV
24-12-2015, 15:02
Biểu hiện sớm của nhiễm HIVThứ Năm 24/12/2015 02:58:10 PM


SKĐS - Năm nay cháu 14 tuổi, mấy tháng trước, có một lần cháu bị xâm hại tình dục từ một người đồng giới. Cháu rất hoang mang và lo lắng, không dám kể cho ai nghe.


Năm nay cháu 14 tuổi, mấy tháng trước, có một lần cháu bị xâm hại tình dục từ một người đồng giới. Cháu rất hoang mang và lo lắng, không dám kể cho ai nghe. Bác sĩ cho cháu hỏi như vậy khả năng nhiễm HIV (http://suckhoedoisong.vn/nhiem-hiv.html) của cháu có cao không? Đồng thời cho cháu hỏi những triệu chứng của nhiễm HIV (http://suckhoedoisong.vn/18-y-bac-si-phoi-nhiem-hiv.html) ở độ tuổi của cháu? Cảm ơn bác sĩ rất nhiều và mong bác giải đáp thắc mắc của cháu!

Nguyễn Hoàng Nam
HIV lây truyền qua 3 đường. Lây truyền theo đường tình dục là đường lây truyền phổ biến nhất do quan hệ tình dục với người nhiễm HIV (http://suckhoedoisong.vn/chua-the-khang-dinh-viec-nhiem-hiv-voi-18-y-bac-si.html) (cả đồng giới lẫn khác giới); Lây truyền qua đường máu (truyền máu có nhiễm virut HIV, dùng chung bơm kim tiêm với người nhiễm HIV, qua dụng cụ y tế không vô khuẩn; Lây truyền từ mẹ sang con. Mẹ bị nhiễm HIV có thể truyền cho con qua rau thai trong lúc mang thai, trong khi sinh nở qua các vết sây sát ở âm đạo.



http://skds3.vcmedia.vn/2015/dieu-tri-cho-bn-hiv-tai-bv-09-anh-tm-1437469882416.JPG

Điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS tại Bệnh viện 09. Ảnh: TM



Như vậy nếu cháu bị người có HIV xâm hại tình dục thì cháu có thể bị lây nhiễm. Nhưng nếu người đó không bị HIV thì cháu không phải lo lắng quá mức. Vấn đề cần nhắc các cháu là phải biết bảo vệ mình tránh bị xâm hại tình dục, khi không may bị xâm hại thì cháu nên nói với bố mẹ hoặc người có trách nhiệm về chuyện này để có biện pháp ngăn ngừa sự tái diễn của kẻ xấu.


Về triệu chứng, đa số người bị nhiễm HIV không có biểu hiện bất kỳ một triệu chứng hay một dấu hiệu nào của bệnh trong nhiều năm. Một người nhiễm HIV sẽ có kháng thể HIV lưu hành trong máu. Xét nghiệm tìm kháng thể HIV sẽ phát hiện được bệnh. Thời gian xuất hiện của kháng thể này tối thiểu là 3 tháng (12 tuần), nên trong 3 tháng đầu sau nhiễm nếu có xét nghiệm máu cũng không phát hiện được. Vì thế, nếu cháu nghi ngờ bị nhiễm HIV thì tối thiểu sau 3 tháng (12 tuần)nên đến cơ sở y tế để xét nghiệm kiểm tra. Cháu cũng không nên giấu bệnh mà không đi xét nghiệm sẽ bỏ lỡ cơ hội điều trị sớm. Vì sau khi xâm nhập vào cơ thể, HIV âm thầm phá hủy các tế bào của hệ thống miễn dịch cơ thể, nếu không được điều trị cơ thể sẽ bị suy giảm miễn dịch nên dễ bị nhiễm trùng cơ hội gây tử vong.


BS. Vũ Hồng Ngọc
http://suckhoedoisong.vn/bieu-hien-som-cua-nhiem-hiv-n101117.html

songchungvoi_HIV
08-01-2016, 15:18
Làm thế nào để biết một người có nhiễm HIV hay không?

Thứ sáu 08/01/2016 15:13:59



Ở khắp các nơi trong cả nước, từ thành thị đến nông thôn, từ vùng núi cao đến các hải đảo xa xôi của tổ quốc đều có HIV. Tất cả mọi người, mọi ngành nghề ở các lứa tuổi đều có thể bị nhiễm HIV với tỷ lệ khác nhau.


Làm thế nào để biết một người có nhiễm HIV hay không là câu hỏi rất nhiều người quan tâm. Đặc biệt nhiễm HIV trong giai đoạn đầu, chưa tiến triển thành AIDS người nhiễm thường khoẻ mạnh không có triệu chứng gì, một số ít các trường hợp có biểu hiện giống như nhiễm các virut khác: sốt nhẹ, mệt mỏi, đau người…, không điều trị gì cũng tự khỏi sau một vài ngày nên người bệnh không biết, giai đoạn này thường dễ bị bỏ qua. Trong thực tế nhiều trường hợp nhiễm HIV mà không hề biết mình đang nhiễm, điều này ảnh hưởng xấu cho sức khoẻ bản thân, gia đình và cộng đồng. Diễn biến quá trình nhiễm HIV thành AIDS trong cơ thể con người nếu không được can thiệp gì thường kéo dài khoảng 8-10 năm và trải qua 4 giai đoạn:

Giai đoạn sơ nhiễm: lúc này xét nghiệm HIV cho kết quả âm tính mặc dù người đó đã nhiễm, bởi vì xét nghiệm HIV thường dùng là xét nghiệm kháng thể. Nhưng trong cơ thể người mới nhiễm HIV hệ thống miễn dịch lại cần có một thời gian nhất định để sản xuất đủ lượng kháng thể trong máu, lúc này mới phát hiện được bằng xét nghiệm kháng thể. Trong thời gian này, ở người mới nhiễm HIV máu của họ chưa đủ lượng kháng thể để có thể phát hiện được bằng các biện pháp xét nghiệm kháng thể thông thường, do đó họ có kết quả xét nghiệm HIV âm tính mặc dù họ đã nhiễm HIV. Giai đoạn này chính là “Giai đoạn cửa sổ”. Giai đoạn cửa sổ thường kéo dài 3 tháng, vào cuối tháng thứ 3 lượng kháng thể trong cơ thể người nhiễm tăng cao, lúc này xét nghiệm kháng thể cho kết quả dương tính. Chính vì thế những người nghi mình nhiễm HIV, hoặc đã có nguy cơ nhiễm, cần đi xét nghiệm sau 3 tháng.


Giai đoạn nhiễm HIV không triệu chứng thường kéo dài khoảng 8-10 năm. Trong giai đoạn này cơ thể người nhiễm khoẻ mạnh bình thường, không biểu hiện bất kỳ triệu chứng gì nên người nhiễm cũng không thể biết được mình đã nhiễm HIV nếu không xét nghiệm máu.

Tiếp theo là giai đoạn cận AIDS và giai đoạn AIDS, đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình lây nhiễm HIV. Ở giai đoạn này lượng kháng thể trong cơ thể người đã suy giảm mạnh, ngược lại lượng Vi rut HIV tăng lên nhanh chóng, hệ thống miễn dịch của người bệnh suy giảm hoàn toàn và người nhiễm chuyển sang giai đoạn AIDS với các bệnh cảnh của nhiễm trùng cơ hội, ung thư dẫn đến tử vong.

Vậy để biết một người có bị nhiễm HIV hay không chúng ta cần phải làm xét nghiệm máu và xét nghiệm này được làm tại các Trung tâm phòng,chống HIV/ AIDS, các phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện, các bệnh viện và rất nhiều cơ sở y tế khác. Tại tất cả những nơi có làm xét nghiệm HIV, kết quả xét nghiệm dương tính sẽ được giữ bí mật, chỉ thông báo cho bản thân người được xét nghiệm, và thông báo đúng theo quy định của Pháp luật. Chỉ những phòng xét nghiệm có đủ tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định của Bộ Y tế mới được phép khẳng định kết quả xét nghiệm HIV dương tính. Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện nay có duy nhất phòng xét nghiệm của Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS được phép khẳng định kết quả HIV dương tính.


Bs Nguyễn Thị Quỳnh


http://baothainguyen.org.vn/tin-tuc/xa-hoi/lam-the-nao-de-biet-mot-nguoi-co-nhiem-hiv-hay-khong-204459-85.html

songchungvoi_HIV
05-02-2016, 17:10
Nốt ban đỏ và nhọt xuất hiện ở miệng, có phải triệu chứng của HIV?
Chào BS,

Em có các nốt ban đỏ và miệng có một cái mụn nhọt xuất hiện được 10 ngày nay rồi, càng ngày bệnh càng nặng. Em có “quan hệ” không an toàn cách đây 20 ngày. Đó có phải hiện tượng nhiễm HIV không bác sĩ? Mong nhận được phản hồi từ bác sĩ, em cảm ơn.

(Nam Anh - anhnam...@hotmail.com)BS Cao Thị Lan Hương:




http://Images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2016/02/05/091f98HIV.jpg (http://Images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2016/02/05/091f98HIV.jpg)
Hình minh họa. Nguồn Internet





Chào em,

Không có dấu hiệu nào đặc hiệu cho nhiễm HIV (http://alobacsi.com/benh-truyen-nhiem/benh-truyen-nhiem-hiv-aids/bieu-hien-som-cua-nhiem-hiv-a2015072603426539c306.htm)giai đoạn đầu, vì đa phần nhiễm HIV giai đoạn đầu thường không gây triệu chứng, hoặc cho các triệu chứng trùng lắp với các bệnh lý thông thường khác như nhiễm virus cúm thông thường, bệnh lý ngoài da...

Do đó, không dựa vào bất kỳ triệu chứng nào để biết được có mới nhiễm HIV hay không, đây có thể các biểu hiện của một bệnh ngoài da không liên quan đến nhiễm HIV, có thể là bệnh lây truyền qua được tình dục đặc biệt khi có quan hệ bằng miệng.

Để biết chính xác có nhiễm HIV hay không, chỉ có 1 cách duy nhất là xét nghiệm máu tìm kháng thể kháng HIV, kết quả chính xác nhất là từ 3 - 6 tháng sau khi có hành vi nguy cơ. Và em nên khám chuyên khoa Da liễu để được định bệnh và xử trí thích hợp.

Thân ái,
http://alobacsi.com/benh-khac/not-ban-do-va-nhot-xuat-hien-o-mieng-co-phai-trieu-chung-cua-hiv-q75502c196.htm

songchungvoi_HIV
06-02-2016, 18:18
Có dấu hiệu nào đặc hiệu cho nhiễm HIV giai đoạn đầu không?
Thứ bảy, 06/02/2016 16:43

Chào bác sĩ,

Cách đây 5 ngày em bị cảm trong người, nhức đầu, nghẹt mũi, mệt mỏi trong người. Sau đó thì chuyển qua sốt và ho có đàm. Khi hết thì em nổi lên các chấm đỏ. Gần đây em có quan hệ bằng miệng của gái ở quán cafe đối với dương vật của em.

Bác sĩ cho em hỏi đây có phải triệu trứng của HIV không? Và các chấm đỏ có nguy hiểm gì không ạ? Mong bác sĩ giúp em. Cảm ơn bác sĩ.

(Nghia Nguyen - nghianguyen...@gmail.com)

BS Trần Thị Thu Cúc:









http://Images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2016/02/06/06cnhiemHIV.jpg (http://Images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2016/02/06/06cnhiemHIV.jpg)
Hình minh họa. Nguồn Internet







Chào em,

Không có dấu hiệu nào đặc hiệu cho nhiễm HIV giai đoạn đầu (http://alobacsi.com/benh-khac/bs-oi-con-co-dau-hieu-nhiem-hiv-giai-doan-dau-q71124c196.htm), vì đa phần nhiễm HIV giai đoạn đầu (http://alobacsi.com/benh-khac/bs-oi-con-co-dau-hieu-nhiem-hiv-giai-doan-dau-q71124c196.htm) thường không gây triệu chứng, hoặc cho các triệu chứng trùng lắp với các bệnh lý thông thường khác như nhiễm virus cúm thông thường, bệnh lý ngoài da...

Do đó, không dựa vào bất kỳ triệu chứng nào để biết được có mới nhiễm HIV hay không. Để biết chính xác có nhiễm HIV hay không, chỉ có 1 cách duy nhất là xét nghiệm máu tìm kháng thể kháng HIV, kết quả chính xác nhất là từ 3 tháng sau khi có hành vi nguy cơ. Và em nên khám chuyên khoa Da liễu để được định bệnh và xử trí thích hợp.

Còn vấn đề các nốt ngoài da của em, nhận định ban đầu của BS có thể là nốt muỗi đốt, viêm nang lông với số lượng ít, rải rác; cần kiểm tra thêm chuyên khoa da liễu để xác định.

Thân ái!
http://alobacsi.com/benh-khac/co-dau-hieu-nao-dac-hieu-cho-nhiem-hiv-giai-doan-dau-khong-q74638c196.htm

songchungvoi_HIV
07-03-2016, 18:33
Nếu nghi ngờ nhiễm HIV, phải làm gì đầu tiên?
Chủ nhật, 06/03/2016 20:27Bác sĩ ơi,

Chắc là em bị nhiễm HIV rồi do trước đây em chơi bời quá. Bây giờ tiền bạc không còn mà sức khỏe sa sút quá, trước đây em 48kg giờ còn có 36kg, ốm nhom à, lại còn ho lao nữa, vậy là khả năng em bị HIV rất cao phải không BS?

Nhưng em chưa dám đi xét nghiệm, em không có đủ can đảm, nhưng chắc cuối cùng em cũng phải đi thôi. Bác sĩ ơi, nếu em bị HIV thật thì chi phí điều trị thế nào? Em nghe nói có thuốc ARV gì đó nhưng chỉ miễn phí dành cho bà bầu thôi phải không bác sĩ?
Thùy Linh - Q.8, TPHCM


http://Images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2011/12/01/e36nhiem-HIV.jpg


Trả lời

Thùy Linh thân mến,

Muốn biết mình có thật sự nhiễm HIV hay không thì chỉ có xét nghiệm máu mới biết thôi em ạ!

AloBacsi không rõ em bị bệnh lao hiện đã điều trị ở đâu chưa? Theo chúng tôi được biết, hiện nay tại TPHCM, tất cả bệnh nhân đăng ký điều trị Lao tại Tổ chống lao của các quận huyện trong thành phố đều được tham vấn xét nghiệm tự nguyện tìm HIV theo Dự án CDC (Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật của Hoa Kỳ) và xét nghiệm máu ngay tại chỗ. Các tham vấn viên ở đây sẽ tư vấn cho bệnh nhân trước và sau xét nghiệm.

Trong trường hợp nhiễm HIV, bệnh nhân sẽ được Tổ chống lao quận/ huyện giới thiệu đến một điểm điều trị ngoại trú gần nhất hay bất kỳ nơi nào theo yêu cầu của mình. Tại đó, bệnh nhân sẽ được cấp thuốc và theo dõi điều trị miễn phí HIV.

Em đang bị lao, kèm sụt ký nhiều và đã có thời gian thực hiện những hành vi nguy cơ, thì tốt nhất em nên đăng ký điều trị tại các nơi này để được tư vấn rõ hơn, em nhé!

BS.CK1 Nguyễn Minh Thu
http://alobacsi.com/benh-truyen-nhiem/benh-truyen-nhiem-hiv-aids/neu-nghi-ngo-nhiem-hiv-phai-lam-gi-dau-tien-a20111201022522697c306.htm

songchungvoi_HIV
29-03-2016, 18:38
Hỏi: Triệu chứng viêm họng lâu ngày khi nghi ngờ nhiễm HIV - Bệnh khác 29/03/2016 18:23

em còn là sinh viên và em thực sự rất lo lắng về tình trạng của mình: Em có quan hệ với 1 bạn gái, do ngu ngốc mà em không dùng bao cao su và thời gian quan hệ khoảng gần 2 phút, sau 2 tuần em có triệu chứng viêm họng nhưng uống thuốc kháng sinh 2 tuần không dứt Kể từ thời điểm quan hệ 1 tháng em và bạn nữ kia đều đi xét nghiệm hiv tại trung tâm y tế dự phòng quận thanh xuân, lấy máu xong chờ 45 phút và kết quả là âm tính, lúc ấy em cũng khá vui vì bạn nữ kia không bị hiv thì em cũng không lo, nhưng em lại lo lắng rằng bạn nữ kia mới bị hiv nên không thể xét nghiệm ra. Đến thời điểm hiện tại là tròn 5 tháng kể từ khi quan hệ nhưng em vẫn bị viêm họng, loét cổ họng nữa, em có nghi ngờ trào ngược thực quản uống thuốc nhưng không khỏi. Em nhất định đi xét nghiệm hiv vào thời điểm tròn 6 tháng Vậy anh chị có kinh nghiệm có thể giúp em xem, nếu bị nhiễm hiv, thường kéo dài trong bao lâu thì hết không, em rất lo lắng Cám ơn Bác sĩ
HIV/AIDS (http://doisongkhoe.com/hoi-dap.html?q=HIV/AIDS&topic_id=0&option=0) | (0982***035 - 01:36 29/03/2016)

Trả lời:

( ThS. Nguyễn Kiên Cường-Y học Dự phòng-Viện Y học dự phòng Quân đội - 01:36:26 29/03/2016)


Chào em.

Triệu chứng HIV thường xuất hiện sau 2 tuần và thường tự hết sau một vài tuần, sau đó người bệnh chuyển sang giai đoạn nhiễm trùng không triệu chứng. Nếu em có triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản cũng có thể dẫn tới tình trạng viêm họng kéo dài. Em yên tâm làm xét nghiệm kiểm tra nhé.

Chúc em mạnh khỏe.


http://doisongkhoe.com/trieu-chung-viem-hong-lau-ngay-khi-nghi-ngo-nhiem-hiv-109114.faq

songchungvoi_HIV
03-04-2016, 15:00
Hỏi: Quan hệ không an toàn, sau đó nổi chấm đỏ không có mủ, liệu có nguy cơ nhiễm HIV? - Bệnh khá03/04/2016 14:43

Chào Bác sĩ. Năm nay tôi 21 tuổi. Đã "chuyện ấy". Cách đây 1 tuần tôi có quan hệ không an toàn. Sau đó và hôm nay tôi có thấy 1 chấm đỏ không có mủ trắng trên chấm. Không ngứa cũng không đau. Ấn vào thì thấy ngứa. Hiện tôi rất lo sợ. Mong bác sĩ sớm trả lời giúp tôi.
HIV/AIDS (http://doisongkhoe.com/hoi-dap.html?q=HIV/AIDS&topic_id=0&option=0) | (01646***658 - 13:31 03/04/2016)

Trả lời:

( BS. Đỗ Hữu Thảnh-Chuyên khoa Nội-Đã từng công tác tại Bệnh viên Đa khoa tỉnh Hà Nam - 13:31:43 03/04/2016)


Chào bạn.

Nhiễm HIV không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng, mà bệnh diễn biến âm thầm chỉ khi nào bệnh chuyển sang AIDS thì mới có triệu chứng của tình trạng suy giảm miễn dịch.

Cho nên sau 1-2 tuần có những biểu hiện mô tả không phải là những dấu hiệu thể hiện bị nhiễm HIV.

Để biết có bị nhiễm HIV hay không thì phải chờ khoảng sau 3 tháng nữa đi xét nghiệm ELISA phát hiện kháng thể chống lại vi rút HIV, nếu dương tính thì là bị nhiễm, nếu âm tính là không bị.

Bạn cũng cần biết các đường lây nhiễm và mức độ lây nhiễm vi rút HIV như sau để có cách phòng tránh đúng.
Các đường lây và mức độ lây của HIV như sau;

1- Đường máu

- Truyền máu cho tỷ lệ lây nhiễm HIV lên đến 100%, tức là nếu truyền máu có HIV thì tất cả các trường hợp người nhận máu đều bị nhiễm HIV

- Tiêm tĩnh mạch bằng bơm tiêm và kim chung, nhất là tiêm chích ma túy do tiếc lượng thuốc còn sót lại ở đầu bơm tiêm nên người nghiện thường hút máu ra sau khi bơm hết thuốc, sau đó bơm lại nhằm làm tống nốt lượng thuốc còn dư này, sau đó dùng luôn bơm tiêm đó tiêm cho người khác. Đây là hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV rất cao tương đương như truyền máu.

- Tiếp xúc với máu và các chất thải của người nhiễm HIV thông qua vết thương hở. Qua vết thương hở, tỷ lệ lây nhiễm cho một lần tiếp xúc ước tính từ 0,3 đến 0,5%. Tức là 200 trường hợp tiếp xúc như vậy có 1 trường hợp bị lây nhiễm HIV.

Bị máu người nhiễm HIV bắn vào mắt, dùng chung dụng cụ có dính máu như dao cạo râu, bàn chải đánh răng, sử dụng các dụng cụ y tế (bơm tiêm, dao mổ) không tiệt trùng, tai nạn nghề nghiệp (bị kim đâm) có tỷ lệ lây nhiễm tương đương với tiếp xúc với máu người nhiễm HIV thông qua vết thương hở.

- Tiếp xúc với máu qua vùng da nguyên vẹn cho tỷ lệ lây nhiễm HIV rất thấp, ước tính 0,09%, do vậy được xem là an toàn.

2. Đường tình dục: Quan hệ giường chiếu xâm nhập mà không có dụng cụ bảo vệ với người nhiễm HIV

Quan hệ xâm nhập; là chỉ những hành vi tình dục có tiếp xúc “trong” với cơ quan sinh dục hoặc cơ thể của bạn tình: Anal quan hệ (tình dục qua hậu môn), vaginal quan hệ (tình dục qua đường âm đạo), oral quan hệ (tình dục qua đường miệng). Ngoài ra, hành vi tình dục như quan hệ bằng tay (fingering, fisting) cũng được kể là hành vi xâm nhập.

Các hành vi quan hệ không xâm nhập được xem là an toàn: Ôm hôn, vuốt ve, mơn trớn, thủ dâm cho nhau.

Thứ tự hành vi nguy cơ được phân chia như sau: Anal quan hệ có tỷ lệ lây nhiễm cao nhất, kế đến là vaginal quan hệ, sau cùng là oral quan hệ. Theo đó, "người nhận" có nguy cơ bị nhiễm cao hơn "người cho".

Tỷ lệ lây nhiễm HIV cho mỗi lần quan hệ không bảo vệ ước tính 0,3-0,5% (không quá 1%). Tỷ lệ này sẽ gia tăng theo tần suất quan hệ.

3. Mẹ truyền sang con, phân chia tỷ lệ lây nhiễm qua các giai đoạn như sau:

- Trong lúc mang thai: 5-10%.
- Trong lúc chuyển dạ sinh: 15-20%.
- Qua sữa mẹ khi cho con bú: 10-15%.

Như vậy, khả năng lây nhiễm từ mẹ sang con khoảng 35% nếu không được điều trị dự phòng (con số này giảm xuống còn 5% nếu có điều trị dự phòng mẹ - con).

Lưu ý: HIV không lây qua các tiếp xúc thông thường như; ôm, hôn, bắt tay, ho, hắt hơi, dùng chung nhà vệ sinh, chung chén đũa, chung quần áo, chung giường nệm, bể bơi, côn trùng đốt.

Chúc bạn mạnh khỏe.

http://doisongkhoe.com/quan-he-khong-an-toan-sau-do-noi-cham-do-khong-co-mu-lieu-co-nguy-co-nhiem-hiv-110327.faq

songchungvoi_HIV
01-05-2016, 14:38
Hỏi: Triệu chứng này có phải bị nhiễm HIV không? - Truyền nhiễm
01/05/2016 14:30


Cháu đọc trên mạng thấy triệu chứng đầu tiên của hiv là nổi mẩn đỏ có đúng không ạ? Và nổi trong bao lâu? Cháu thấy trên mu bàn tay của cháu có nổi 1 đến 2 mẩn đỏ và 1 lúc nó tự mất . Nhưng mà lâu lâu nó lại nổi tiếp và 1 lúc nó tự mất. Không rõ nguyên nhân. Hơn 1 tuần nay rồi nó vẫn vậy. Và 20 ngày sau quan hệ đã xét nghiệm được chưa ạ?
HIV/AIDS (http://doisongkhoe.com/hoi-dap.html?q=HIV/AIDS&topic_id=0&option=0) | (01698***462 - 22:26 29/05/2015)

Trả lời:

( BS. Nguyễn Thị Thúy - Chuyên khoa Nội - Bộ Y tế - 22:26:06 29/05/2015)


Chào cháu,

Khi cháu đang hỏi về biểu hiện của bệnh HIV thì tôi tin rằng cháu đang rất lo lắng liệu mình có bị nhiễm HIV hay không?
Tuy nhiên, đa số người nhiễm HIV ở giai đoạn đầu thường không có biểu hiện gì ra bên ngoài để có thể nhận biết được (30%). Trong một số trường hợp, khi mới bị nhiễm HIV thì người bệnh có biểu hiện sốt nhẹ, đau đầu, mệt mỏi, đau họng, nổi hạch, nổi ban đỏ từ 8-10 ngày rồi trở lại bình thường, giống như các bệnh cảm cúm thông thường khác nên không có đặc điểm riêng biệt để nhận biết. Theo cháu mô tả, trên mu bàn tay của cháu có nổi 1 đến 2 mẩn đỏ và một lúc nó tự mất, cách duy nhất để biết cháu có bị nhiễm HIV không là phải đi xét nghiệm.

Hiện nay có xét nghiệm máu HIVag/Ab combo: phát hiện cả kháng nguyên lẫn kháng thể… trong thời gian sớm từ tuần thứ 3 trở đi (tức là từ 22 ngày sau khi bị nhiễm).

Cháu có thể đi làm xét nghiệm này vào thời điểm này, nhưng theo tôi cháu để đúng 22 ngày sau quan hệ cháu đi làm xét nghiệm cho chính xác, nếu dương tính, cháu sẽ làm thêm 1 số xét nghiệm khác, mới chẩn đoán xác định được.

Còn xét nghiệm HIV/Anti HIV: phát hiện kháng thể kháng virus HIV. Thời gian xét nghiệm được cập nhật mới nhất là 12 tuần (3 tháng), nếu kết quả xét nghiệm âm tính, thì yên tâm, vì các trường hợp sau 3 tháng âm tính. Xét nghiệm lại lúc 6 tháng chỉ là thủ tục.

Theo tôi, cháu không nên có "chuyện ấy" ngoài hôn nhân, hoặc nên "chuyện ấy" an toàn để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và bạn đời sau này.

Cháu có thể tham khảo một số biểu hiện HIV dễ nhận biết:

1. Cơ thể bị sốt: dấu hiệu đầu tiên của triệu chứng bệnh HIV là cơ thể người bệnh bị sốt, khoảng 38,5 độ C.

2. Cơ thể bị đau họng, đau đầu, mệt mỏi: đau họng, đau đầu, mệt mỏi là các biểu hiện ban đầu của triệu chứng bệnh HIV, triệu chứng này giống như bệnh cảm cúm kết hợp với sốt. Các triệu chứng này sẽ mất dần và có thể chỉ có các triệu chứng nói trên khi hệ miễn dịch bị tổn thương nghiêm trọng và dẫn đến các bệnh tật vài năm sau đó. Sự phá hoại này diễn ra trong thời gian dài. Do vậy, nếu nhiễm HIV thì trong 2-10 năm bạn vẫn thấy khỏe mạnh bình thường, người khác nhìn không biết, bản thân bạn cũng không biết mình mang mầm bệnh. Bạn có thể vô tình truyền HIV cho người khác.

3. Đau cơ, đau khớp: khi mới phát hiện, bệnh nhân thường đau cơ, đau khớp, sụt cân nhiều.

4.Cơ thể buồn nôn, bị nôn nhiều, tiêu chảy:

Khoảng 40% số người nhiễm HIV giai đoạn đầu buồn nôn, nôn nhiều, tiêu chảy không rõ nguyên nhân.

5. Phát ban, mẩn đỏ, lên hạch, nổi ngứa toàn thân: đây là các triệu chứng ban đầu đi kèm với đau họng, đau đầu, sốt giống như cảm cúm, nhưng hiếm người bị bệnh khác bị đồng thời các triệu chứng này cùng 1 lúc.

6. Viêm phổi, ho khan:.những cơn ho khan kéo dài trên 1 tháng, giảm cân là những triệu chứng của hệ miễn dịch không khỏe mạnh khi mắc chứng bệnh thế kỷ này.

7. Bệnh zona, nhiễm nấm: bệnh zona tái đi tái lại, loại bệnh nấm mà người có HIV hay gặp ở giai đoạn muộn là bệnh tưa miệng, do nấm candida gây ra, thường gây khó nuốt. Đến giai đoạn AIDS toàn phần, người bệnh có thể mắc nhiều bệnh như lao, viêm phổi, bệnh đường ruột, các bệnh phụ khoa… Đây là các bệnh cơ hội. Tuy nhiên, chính chúng là thủ phạm đưa bạn đến cái chết.

Chào thân ái!
http://doisongkhoe.com/trieu-chung-nay-co-phai-bi-nhiem-hiv-khong-10711.faq