PDA

View Full Version : Trẻ bị ho: Mẹo dân gian giúp trị ho dứt điểm



songchungvoi_HIV
23-01-2015, 14:44
Cập nhật 08:42 ngày 10/10/2014
Theo các chuyên gia y tế, khi trẻ bị ho cha mẹ chớ nên để trẻ dùng kháng sinh mà nên áp dụng một số bài thuốc dân gian chữa bệnh hiệu quả như sau.Trẻ bị ho khiến cha mẹ lo lắng. Theo Phó giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai (Hà Nội), không chỉ người dân mà thậm chí đôi khi cả các bác sĩ cũng lạm dụng thuốc kháng sinh (http://suckhoedoisong.vn/khang-sinh-2927.tag). Ho ở trẻ là nhóm bệnh hay bị lạm dụng kháng sinh (http://suckhoedoisong.vn/khang-sinh-dieu-tri-nhiem-khuan-56704.tag) trong điều trị nhiều nhất.


Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, trẻ bị ho cha mẹ chớ nên để trẻ dùng kháng sinh (http://suckhoedoisong.vn/duoc-si-tu-van/dung-khang-sinh-dieu-tri-cac-benh-o-mat-2014093023162632.htm) mà nên áp dụng một số bài thuốc dân gian chữa bệnh hiệu quả như sau:


Nước vo gạo và rau diếp cá


Một nắm lá diếp cá, rửa sạch, giã nhuyễn. Sau đó, lấy một bát nước vo gạo trộn đều với diếp cá đã giã nhuyễn, đun sôi nhỏ lửa khoảng 20 phút. Cuối cùng, chỉ cần lọc lấy nước cho bé uống.



http://skds3.vcmedia.vn/2014/1-ra-diep-ca-910-giadinhonlinevn-1356-1412905154631.jpg



Củ cải trắng, gừng xay nhuyễn


Củ cải trắng, gừng xay nhuyễn bỏ vào bát sứ, thêm một ít nước lọc và một ít mật ong đem hấp cách thủy cỡ 10-15 phút đưa ra cho bé uống, mỗi lần 2-3 thìa cà phê, uống 3 lần/ một ngày.
Cây xương sông


Lá xương sông nên sử dụng búp lá non, không chỉ có tác dụng chữa ho mà còn chữa khản tiếng do viêm thanh quản. Lá xương sông có thể kết hợp cùng lá hẹ: rửa sạch, thái nhỏ, trộn đều với đường. Hấp cách thủy, rồi để nguội cho trẻ uống trong ngày.


Củ nghệ tươi


Củ nghệ tươi (người ta thường gọi củ nghệ cái), đem giã nhỏ, thêm nước lọc vào, 5g đường phèn đưa vào chưng cách thủy 10 phút cho bé uống, mỗi lần uống ½ thìa cà phê tùy vào độ tuổi của bé. Cứ như thế ngày uống 3 lần cho đến khi khỏi bệnh.



http://skds3.vcmedia.vn/2014/2-cu-ngeh-tuoi-910-giadinhonlinevn-1357-1412905153399.jpg

Củ nghệ tươi (người ta thường gọi củ nghệ cái)


Quất xanh


2-3 quả quất xanh, rửa sạch, cắt ngang, để nguyên cả vỏ và hạt. Mang quất trộn với đường phèn hoặc mật ong rồi hấp cách thủy đến khi quất chín. Lưu ý là dằm cả vỏ, bỏ hạt, để nguội cho trẻ uống nhiều lần trong ngày.


Hạt quả quất xanh


Đối với hạt của quất xanh các mẹ không nên bỏ đi vì nó có tác dụng làm tiêu đờm và ấm thanh quản khi trẻ bị ho. Mùi vị quất có thể hơi khó uống đối với trẻ nên khi cho trẻ uống có thể cho thêm ít đường.


Lê + đường + xuyên bối


Chọn trái lê to, bỏ vỏ, cắt nắp, khoét bỏ lõi. Bỏ vào bên trong lê 2-3 cục đường phèn nhỏ. 5-6 hạt xuyên bối (mua ở quầy thuốc Đông y). Cho lê vào hấp cách thuỷ chừng 30 phút. Ngày cho bé ăn 2 lần. Có tác dụng chữa ho, viêm phổi, tiêu đờm.


Nước củ cải luộc


Củ cải trắng, cắt chừng 4-5 lát cho vào một nồi nhỏ, châm bát nước, đun sôi, sau đó để lửa liu riu thêm 5-10 phút. Cho bé uống nước này khi còn nóng điều trị ho, khô mũi, đau hong, ho khan, có đờm.



http://skds3.vcmedia.vn/2014/3-cu-cai-trang-910-giadinhonlinevn-1401-1412905150674.jpg

Củ cải trắng, cắt chừng 4-5 lát cho vào một nồi nhỏ


Hoa hồng bạch


Lấy cánh hoa hồng bạch rửa sạch trộn với lượng đường phèn vừa đủ, một ít nước lọc, đem hấp cách thủy. Cho bé uống 3-4 lần/ngày, 1 thìa/lần.


Nước tỏi hấp trị ho cho trẻ


Lấy 2-3 tép tỏi, đập dập, cho vào bát, thêm một nửa bát nước, 1 viên đường phèn, hấp cách thuỷ 15 phút. Không cần cho bé ăn tỏi, chỉ cần uống nước tỏi hấp này khi còn ấm, ngày 2-3 lần, vửa tốt cho dạ dày, phổi, vừa trị được ho, cảm lạnh.


Tỏi và mật ong


Giã nát hai tép tỏi, trộn với hai thìa cà phê mật ong, đem hấp cách thủy. Chú ý không được hấp chín tỏi, nếm thử thấy vị hắc mùi tỏi là được. Cho bé uống nửa thìa cà phê, ngày từ 1 – 2 lần. Trước khi uống, nên cho bé uống nước lọc.


Lá hẹ và đường phèn


Chọn khoảng 5-10 lá hẹ và một ít đường phèn. Tất cả cho vào bát, rồi mang hấp cách thủy. Sau đó bỏ xác lấy nước cho bé uống. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2-3 thìa.


Đu đủ chín


Một quả đu đủ gọt bỏ vỏ (lưu ý là đu đủ chín cây), cho 100ml mật ong vào, sau đó đun lên để ăn. Bài thuốc này dùng để chữa ho không có đờm.


Trà cam thảo


Cam thảo có chứa thành phần kháng khuẩn, làm dịu cổ họng. Trà cam thảo có vị ngọt, nên mẹ yên tâm khi cho trẻ uống, kể cả trẻ sơ sinh. Loại trà này sẽ giúp cơ thể trẻ ấm hơn và dịu họng hơn.


Húng chanh và quất


Chọn khoảng 15 – 16 lá húng chanh và từ 4 – 5 quả quất xanh, rửa sạch, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Sau đó tất cả cho vào bát, thêm lượng đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy khoảng 20 phút. Cho bé uống liên tục 1 – 2 lần/ngày đến khi hết ho.

suckhoedoisong.vn

songchungvoi_HIV
23-01-2015, 19:19
Chữa ho sốt, mồ hôi trộm với cây thuốc trặc


NGÀY 16 THÁNG 1, 2015 | 07:21
SKĐS - Theo Y học cổ truyền, thuốc trặc có vị cay, tính ấm. Có tác dụng khứ ư sinh tân (tiêu trừ ứ tích, sinh tân dịch), tiêu thũng chỉ thống (tiêu sưng thũng, giảm đau), tục cân tiếp cốt (nối gân liền xương).

http://skds2.vcmedia.vn/zoom/655_361/2015/18-1421290341495.jpg


Theo Y học cổ truyền, thuốc trặc có vị cay, tính ấm. Có tác dụng khứ ư sinh tân (tiêu trừ ứ tích, sinh tân dịch), tiêu thũng chỉ thống (tiêu sưng thũng, giảm đau), tục cân tiếp cốt (nối gân liền xương). Dùng chữa đòn ngã tổn thương, bong gân, sái chân sái tay, viêm xương khớp do phong thấp.


Cây thuốc trặc còn có tên là tần cửu, người Thái gọi là bơ chẩm phòn, người Tày là sleng sào, Dao là búng mâu mía, miền Nam gọi tù huýt. Là một loại cây nhỏ, cao chừng 1,5m, cành có màu tím sẫm hay xanh lục, nhẵn, giữa chỗ lá mọc đối có một dòng lông. Lá mọc đối, mang cuống ngắn, phiến lá hình mác thuôn, mặt lá nhẵn có gân xanh hay màu tím tùy theo cây. Hoa màu trắng hay hơi điểm hồng, có những đốm tía, mọc thành bông ở đầu cành hay kẽ lá phía ngọn. Quả nang, trong chứa 4 hạt. Mùa hoa quả vào mùa hạ. Để làm thuốc, thường dùng cả cây, có thể dùng tươi hoặc khô. Có thể thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào các tháng 7 - 8. Cây thường mọc hoang ở rừng núi và được trồng làm cảnh, thường trồng thành hàng rào.



http://skds3.vcmedia.vn/2015/18-1421290341495.jpg
Cây thuốc trặc có tác dụng tiêu sưng, giảm đau.


Một số bài thuốc từ cây thuốc trặc:


Bài 1:
Chữa ho sốt, mồ hôi trộm:
Rễ thuốc trặc, miết giáp, địa cốt bì, sài bồ mỗi vị 10g; đương quy, tri mẫu mỗi vị 5g; thanh cao, ô mai mỗi vị 4g. Tất cả rửa sạch cho vào ấm đổ 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.



http://skds3.vcmedia.vn/2015/18-b-1421290341500.jpg
Cỏ mần trầu.


Bài 2:
Chữa chấn thương sưng tấy (vết thương kín):
Cây thuốc trặc tươi 50g ( nếu khô 10g). Tất cả rửa sạch đổ 850ml nước, sắc còn 200ml nước, chia 2 lần uống trong ngày.


Bài 3:
Chữa mụn nhọt sưng đau (chưa vỡ mủ):
Thuốc trặc tươi giã nát, hoặc thuốc trặc khô nghiền nhỏ, trộn với rượu, giấm; đắp vào chỗ bị thương, 2 giờ thay băng 1 lần, ngày 2 lần, dùng liền 3 ngày.


Bài 4:
Chữa phong thấp chân tay tê dại:
Vỏ thuốc trặc, dây chìu, rễ sưng, rễ mền tên mỗi vị 20g; cốt khí, thiên niên kiện mỗi vị 10g. Tất cả rửa sạch đổ 750ml nước, sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày.
Mỗi liệu trình 15 ngày.



http://skds3.vcmedia.vn/2015/18-a-1421290341503.jpgCây mần tưới.


Bài 5:
Chữa hậu sản:
Cây thuốc trặc, mần tưới, cỏ mần trầu mỗi thứ vị bằng nhau khoảng 30g. Tất cả rửa sạch, cho vào ấm đổ 500ml nước, sắc còn 200ml nước, chia 2 lần uống trong ngày.
Dùng liền 10 ngày.



Để bài thuốc thực sự hiệu quả với từng cơ địa của mỗi người khi sử dụng cần đến lương y có uy tín để được bắt mạch, kê đơn bốc thuốc.



Lương y Hữu Nam
http://suckhoedoisong.vn/