PDA

View Full Version : "Giữ mình" để hưởng Tết



songchungvoi_HIV
12-02-2015, 10:17
Thứ năm, 12/02/2015 08:16
Tết đến với nhiều chương trình vui chơi… Muốn vui phải khỏe, nhất là với các đối tượng đề kháng yếu: trẻ em, thai phụ….http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2015/2/12/Giu-minh-de-huong-Tet-1.jpg

Phòng bệnh cho trẻ


Để giúp bé bệnh suyễn không phải chịu thiệt thòi vì không được đi chơi, BS Trần Anh Tuấn - Trưởng khoa Hô hấp BV Nhi Đồng 1 TPHCM hướng dẫn cách chăm sóc và giúp trẻ bị bệnh suyễn vui xuân như sau:


- Trước khi cho bé đi chơi, phụ huynh cần tin chắc bệnh của bé được kiểm soát chặt chẽ bởi các thầy thuốc chuyên khoa.


- Hành trang du xuân của bé cần: toa thuốc, thuốc cắt cơn, quần áo thoải mái, đủ ấm.


- Xe cần mở máy điều hòa và mở cửa sổ cho thoáng trước 10 phút.


- Khi đi vào vùng ô nhiễm, xe cần được đóng kín cửa, không đến nơi không khí ô nhiễm, tránh xa người hút thuốc lá, chú ý cho bé uống đủ nước. Khi đến nơi, tiếp tục cho bé dùng thuốc đều đặn theo hướng dẫn, tránh những yếu tố có khả năng gây khởi phát cơn (cây cỏ, bụi rậm…). Ghi địa chỉ và số điện thoại các bệnh viện phòng khám gần nơi cư ngụ.
- Những dấu hiệu sau cần đưa bé đi cấp cứu ngay:


Thuốc cắt cơn không hiệu quả hay chỉ có trong thời gian ngắn, vẫn còn thở nhanh, khó thở.


Nói không nổi, tím tái.


Cánh mũi phập phồng (cố gắng thở), thở co lõm ngực, co lõm hõm ức…
Một bệnh nữa cũng hay gặp tại phòng cấp cứu trong mùa Tết là rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy, đau bụng, ói… Để phòng rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm, tốt nhất là hạn chế ăn uống tại các quán xá không hợp vệ sinh. Thức ăn tốt nhất là nấu xong ăn ngay.


Vì vậy, thực phẩm tươi cần chia nhỏ theo liều lượng rồi cấp đông. Khi dùng đem từng phần ra nấu và chỉ nấu vừa đủ ăn. Cái khó là trong khi di chuyển buộc phải ăn cơm hàng cháo chợ.


Để tránh bệnh, ngoài việc tự chuẩn bị mang theo, còn phải biết lựa chọn những địa điểm an toàn vệ sinh thực phẩm, ưu tiên chọn các món nóng sốt để hạn chế nhiễm khuẩn.


http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2015/2/12/Giu-minh-de-huong-Tet-2.jpg

Tránh du xuân gặp… bệnh


Đầu tiên là say tàu xe. Khi đi xe nên cho bé ăn nhẹ, không ăn đồ béo, thức ăn càng khó tiêu càng gây mệt. Ưu tiên cho bé chỗ ngồi nhìn thấy những cảnh vật đằng trước, tránh nhìn cảnh vật đang di chuyển. Không cho bé đọc truyện, xem sách báo khi đi xe vì có thể làm tình trạng say xe trầm trọng hơn. Nên mở chút cửa xe để thoáng gió giúp dịu cơn say xe. Nếu đi xe riêng thì dừng xe cho bé dạo một lúc rồi tiếp tục hành trình.


Bí quyết để bé không bị cơn say xe hành hạ là tập cho bé thói quen lên xe là ngủ, bằng cách chọn chỗ ngồi thoáng, yên tĩnh, dỗ cho bé ngủ. Trước ngày khởi hành, nên tạo không khí thoải mái cho bé; sự căng thẳng, đói, mệt, no quá, không khí ngột ngạt đều là 'trợ thủ" đắc lực của cơn say tàu xe.


Trong trường hợp bé quá nhạy cảm phải dùng thuốc thì nên cho uống một tiếng đồng hồ trước khi lên xe.


Thuốc ngừa say xe còn có loại dán, trong cuốn Khi cho trẻ dùng thuốc, của PGS.TS Nguyễn Hữu Đức có khuyên, việc dùng thuốc dán cần cẩn trọng, không dùng cho bé dưới tám tuổi, trẻ từ 8-15 tuổi dùng nửa băng mà thôi, cần dán trước khi lên xe từ bốn-sáu tiếng và thực hiện đúng theo hướng dẫn. Nếu thấy có các tác dụng phụ như: khô miệng, mắt nhìn mờ… thì nên gỡ bỏ.


Khi đến nơi, có nhiều điều cần lưu ý. Trẻ dưới 15 tuổi, đề kháng chưa được "luyện tập" nhiều nên khi thay đổi môi trường rất dễ nhiễm bệnh, nhất là các em thuộc diện "gà công nghiệp" thường xuyên ở nhà. Khi đi chơi xa nhà do không có "kinh nghiệm" nên trẻ dễ bị té ngã, côn trùng, súc vật cắn chích.


Nếu không may bị chó, mèo… cắn cần rửa vết thương thật sạch, sau đó đưa đến Viện Pasteur chích ngừa và theo dõi tình hình sức khỏe của con thú. Các con vật nuôi: heo, gà, vịt cũng chứa nhiều mầm bệnh nên cần giữ khoảng cách…


Dạy cho bé rửa tay sạch sau khi đi thu nhặt rau, trứng, cho gà, vịt, cá ăn…; không chui vào bụi rậm sẽ bị dị ứng phấn hoa, côn trùng cắn chích. Trẻ em rất thích nước, vì vậy cần dặn dò kỹ lưỡng, tuyệt đối không bén mảng lại gần ao hồ khi không được phép hoặc không có người lớn đi kèm.


BS Huỳnh Huy Hoàng - BV Da liễu TPHCM hướng dẫn: "Khi đi chơi xa, cần "thủ" một số thuốc kháng histamine, corticoid bôi ngoài da để phòng khi bị côn trùng cắn chích hoặc bị dị ứng. Cho bé mang giày, mặc quần dài, áo dài tay, đội nón để bảo vệ bé".


Khí hậu hiện nay có nhiều thay đổi, độ chênh lệch nhiệt độ cao, vì vậy bé rất dễ bị trúng nắng, nhất là những bé ham chơi. Phòng bệnh từ xa tốt nhất là không cho bé chơi ngoài nắng trong khoảng thời gian từ 10h - 2h trưa.



Theo Vũ Âu - Phụ nữ TPHCM