PDA

View Full Version : WHO yêu cầu tất cả các cơ quan y tế trên thế giới phải dùng "ống tiêm thông minh"2020



Tuanmecsedec
25-02-2015, 21:08
WHO yêu cầu tất cả các cơ quan y tế trên thế giới phải dùng "ống tiêm thông minh" vào năm 2020



https://photo.tinhte.vn/store/2015/02/2970584_Tinhte-ong-tiem.jpg ​

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa tuyên bố rằng đến năm 2020, tất cả các bệnh viện và cơ sở y tế trên thế giới đều phải sử dụng "ống tiêm thông minh" được thiết kế để không thể sử dụng hơn 1 lần dù trong bất kỳ tình huống nào. Đây là một nỗ lực nhằm kiềm chế sự lây lan của những loại bệnh chết người như HIV, viêm gan B hoặc C,…

Theo số liệu thống kê gần đây của WHO thì tính đến năm 2010, việc sử dụng ống tiêm nhiều lần đã tạo ra thêm 1,7 triệu ca nhiễm viêm gan siêu vi , hàng chục nghìn ca nhiễm HIV mới và hàng trăm nghìn trường hợp viêm gan siêu vi C. Đó là lý do WHO luôn nỗ lực tìm cách phát triển một loại ống tiêm thế hệ mới, vừa có giá thành rẻ và vừa phải "thông minh".

Lần này, WHO tuyên bố sẽ áp dụng trên toàn cầu chuẩn ống tiêm không thể tái sử dụng với giá thành vào khoảng 0,06 đến 0,08 đô la Mỹ. Mức giá này đắt hơn gấp đôi so với ống tiêm không có tính năng an toàn nhưng WHO cho rằng giá tăng lên vẫn còn rẻ hơn nhiều lần so với chi phí điều trị bệnh. Cụ thể, loại ống tiêm mới sẽ có 2 dạng: 1 loại có chốt kim loại để khóa lại vĩnh viễn sau khi tiêm hết thuốc; 1 loại khác với piston được thiết kế yếu và nếu sẽ bị gãy nếu kéo lên để hút thuốc thêm lần nữa. Ngoài ra, thế hệ ống tiêm thông minh còn có thêm tính năng bảo hộ, hạn chế vô tình gây chấn thương cho nhân viên y tế.


https://photo.tinhte.vn/store/2015/02/2970585_Tinhte-USTPO-kim-tiem.png
Hình ảnh trong bằng sáng chế của kiêm tiêm thông minh với thiết kế chống tái sử dụng​

Trên thực tế, từ những năm 1980 của thế kỷ trước, người ta đã nhận thấy được vấn đề trên và luôn tìm cách phát triển thế hệ ống tiêm mới. Cho tới hiện tại, nhiều bằng sáng chế có liên quan tới lĩnh vực này đã được cấp. Một trong số đó là loại ống tiêm được phát triển hồi năm 1988 với piston chỉ có thể đẩy lên 1 lần và sau đó không thể kéo lên được nữa (hình bên trên). Một ý tưởng khác là thiết kế một cơ chế khóa bên trong lòng xy lanh hoặc piston được làm mỏng manh hơn. Sau khi tiêm xong, nếu người ta cố tình kéo nó lên thì piston sẽ tự bị gãy nên không thể dùng được nữa.

Tuy nhiên, việc trang bị khóa bên trong hoặc làm piston yếu đi đều có những nhược điểm nhất định. Điển hình như trường hợp bác sĩ cần phải trộn nhiều loại thuốc khác nhau trong mỗi liều tiêm, thiết kế ống tiêm này sẽ gây khó khăn rất lớn do người dùng không thể điều chỉnh chính xác được. Do đó, người ta phát triển một loại ống tiêm khác, cho phép piston vẫn có thể chuyển động lên xuống bao nhiêu lần cũng được, nhưng sau khi tiêm xong, vị bác sĩ, y tá cần phải làm một động tác khóa ngằm ngăn việc tái sử dụng sau đó. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng cách làm này vẫn chưa ổn vì vẫn còn trường hợp người đó thiếu trách nhiệm, thiếu đạo đức và cố tình không khóa lại để dùng nhiều lần.


Tham khảo WHO, BBC

(https://www.tinhte.vn/threads/who-yeu-cau-tat-ca-cac-co-quan-y-te-tren-the-gioi-phai-dung-ong-tiem-thong-minh-vao-nam-2020.2429146/)https://www.tinhte.vn/threads/who-yeu-cau-tat-ca-cac-co-quan-y-te-tren-the-gioi-phai-dung-ong-tiem-thong-minh-vao-nam-2020.2429146/​ (https://www.tinhte.vn/threads/who-yeu-cau-tat-ca-cac-co-quan-y-te-tren-the-gioi-phai-dung-ong-tiem-thong-minh-vao-nam-2020.2429146/)

songchungvoi_HIV
26-02-2015, 00:32
Bơm kim tiêm thông minh giúp ngừa lây HIVThứ tư, 25/02/2015 10:40
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 23/2 thông báo cả thế giới nên chuyển sang dùng loại bơm kim tiêm thông minh (chỉ sử dụng được một lần) cho việc tiêm chủng trước năm 2020.

<tbody style="font-size: 12pt;">
http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2015/2/25/Bom-kim-tiem-thong-minh-giup-ngua-lay-HIV-1.jpg


Loại bơm kim tiêm thông minh được WHO đề xuất chỉ sử dụng được 1 lần rồi bỏ. Ảnh có tính minh họa

</tbody>

Theo WHO, việc dùng kim tiêm đã qua sử dụng trong tiêm chủng đang khiến mỗi năm có 2 triệu người trên thế giới mắc phải các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như HIV/AIDS, viêm gan…Giá thành của loại bơm này đắt hơn so với việc chỉ thay kim và sử dụng lại ống bơm mà hiện nay nhiều nước trên thế giới vẫn áp dụng.


Tuy nhiên, WHO cho rằng chi phí chuyển sang dùng bơm kim tiêm thông minh sẽ rẻ hơn nhiều so với số tiền phải bỏ ra điều trị cho những trường hợp bị lây nhiễm bệnh.


Hiện nay trên thế giới có hơn 16 tỉ người tiêm chủng mỗi năm. Loại bơm kim tiêm bình thường có thể được thay kim hoặc không thay kim để sử dụng lại vô số lần.


Nhưng với loại bơm kim tiêm thông minh mà WHO đang đề xuất, sau khi đã tiêm một lần rồi thì pít-tông trong ống tiêm không thể kéo ngược được và cũng không thể lấy kim ra được, do đó loại bơm kim tiêm này không thể sử dụng lại.


BS Selma Khamassi, người đứng đầu nhóm nghiên cứu WHO về an toàn tiêm chủng phát biểu trên trang web của BBC News: “Việc bắt buộc thay mới loại bơm kim tiêm thông thường bằng loại bơm kim tiêm thông minh mới hy vọng sẽ giúp loại bỏ 1,7 triệu ca mới mắc bệnh viêm gan siêu vi B mỗi năm.


Hiện trên thế giới mỗi năm còn có thêm 300.000 ca mắc bệnh viêm gan siêu vi C và 35.000 trường hợp nhiễm HIV, đó là chưa kể những số liệu chưa thống kê về các dịch khác như Ebola hay Marburg”.


Trên thế giới đã từng xảy ra không rất nhiều trường hợp lây nhiễm bệnh hàng loạt do dùng lại bơm kim tiêm. WHO từng ghi nhận một trường hợp thương tâm ở vùng nông thôn Roka (Campuchia). Hàng loạt gia đình ở đây, trong đó có cả em bé, học sinh và những cụ già 82 tuổi bỗng nhiên đều có kết quả xét nghiệm dương tính với virus HIV.



Điểm chung giữa họ là gần như tất cả đều được tiêm phòng bởi một bác sĩ không có giấy phép hành nghề và bị tình nghi đã dùng lại bơm kim tiêm từng qua sử dụng. Kể từ đó, 4 nạn nhân ở đây đã qua đời, gồm 3 cụ già và 1 em bé.


Ở các nước phương Tây phát triển cũng từng xảy ra trường hợp tương tự. Ở bang Nevada - Mỹ từng có trường hợp bùng phát viêm gan siêu vi C mà theo kết quả điều tra, nguyên nhân bắt nguồn từ một bác sĩ đã dùng một ống bơm để tiêm cho nhiều người khác nhau.


Ngoài ra, WHO cũng đang kêu gọi sử dụng loại kim tiêm có vỏ bọc để phòng trường hợp bác sĩ vô tình đâm mũi kim trúng vào ngón tay mình sau khi tiêm cho bệnh nhân. Trong đợt bùng phát dịch Ebola ở Tây Phi vừa qua đã nhiều lần xảy ra trường hợp bác sĩ vô tình đâm mũi kim trúng vào tay mình.

Theo N.Thương - Người lao động