PDA

View Full Version : Sừng hóa họng - Bệnh của người trẻ tuổi?



songchungvoi_HIV
18-10-2013, 21:58
(SKDS) - Họng bị sừng hóa hay sừng hóa họng là một thể bệnh viêm họng hiếm gặp, chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 0,001% các bệnh lý tai mũi họng nên thường khó chẩn đoán và dễ chẩn đoán nhầm. Đặc biệt, bệnh thường gặp ở những người dưới 40 tuổi.

Sừng hóa họng là hiện tượng lớp biểu mô trụ, có lông chuyển và các tuyến chế tiết khu trú tại các tổ chức lympho trong vòng bạch huyết Waldeyer bị biến đổi trở thành các tế bào biểu bì giống như bề mặt da. Nguyên nhân của bệnh được cho là do niêm mạc họng bị viêm thường xuyên dẫn đến rối loạn sự trưởng thành của niêm mạc ở các khe amidan. Các tế bào này không còn chức năng bảo vệ, hô hấp giống như cấu tạo ban đầu của niêm mạc họng mà tạo thành các đám giống như những cái gai. Sừng hóa họng thường gặp ở những người dưới 40 tuổi.



<tbody>
http://skds3.vcmedia.vn/DGLcjEtCi7V4PUO35EGZceYAXCoe9f/Image/2012/08/anh-bo-sung-bai-Sung-hoa-hong_ee105.jpg

Hình ảnh giải phẫu amidan vòm họng.

</tbody>


Sừng hóa họng diễn biến thầm lặng



<tbody>
Các thể của sừng hóa họng
Tùy theo vị trí của các khối gai sừng mà người ta phân chia sừng hóa họng thành nhiều thể lâm sàng để tiện cho việc điều trị:
Thể thanh quản: gai sừng lan tràn xuống tận băng thanh thất.
Thể vòi Eustachi (vòi nối từ họng sang tai giữa): gai sừng lan xung quanh loa vòi tai, nhất là ở amidan vòi.
Thể tập trung: các gai sừng dài độ 2mm, tập trung lại thành từng cụm hình thành những mào gà hoặc những đám mịn như nhung, màu trắng bệch hoặc xám tro tại amidan.


</tbody>
Bệnh diễn biến một cách trầm lặng, bệnh nhân thường không rõ bệnh bắt đầu từ khi nào. Bệnh nhân đến khám tai mũi họng sau khi tình cờ há họng soi gương thấy có những điểm trắng trên amidan. Khai thác tiền sử các bệnh về tai mũi họng bao giờ bệnh nhân cũng cho biết được chẩn đoán nhiều lần là viêm họng mạn tính với các triệu chứng như nuốt vướng, nuốt thấy nghẹn ở họng, hay phải đằng hắng.Tiến hành thăm khám phát hiện thấy trên bề mặt amidan có nhiều điểm trắng nhọn hình nón, to bằng hạt gạo, xuất phát từ các khe amidan giống như những cái gai cụt. Gai không cứng nhưng chắc như sừng và bám chặt vào amidan. Dùng que bông để lấy bỏ rất khó nhưng cũng không chảy máu. Muốn lấy bỏ phải dùng kẹp phẫu tích lôi ra nhưng động tác này làm đau bệnh nhân và gây chảy máu.
Dùng gương thanh quản số 4 soi hạ họng thấy ở amidan lưỡi cũng có những đặc điểm giống như trên với các kích thước khác nhau, có khối to bằng hạt đậu xanh, có khối to bằng đầu que diêm. Hình dáng giống như những cái đinh bằng bạc đóng vào gỗ. Niêm mạc họng gần như bình thường, đây đó có vài đảo lympho - hạt ở họng - hơi đỏ. Cổ không có hạch, thể trạng tốt. Bệnh nhân ăn uống bình thường. Diễn biến bệnh kéo dài trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng. Bệnh lui một cách đột ngột và thường cũng không cần phải điều trị.

Cần phân biệt sừng hóa họng với những bệnh gì?

Chẩn đoán quyết định dựa vào hình dạng của các gai giống như đầu đinh, các gai này dính chặt vào amidan, niêm mạc xung quanh bình thường trên những bệnh nhân có tiền sử viêm họng mạn tính. Cũng cần phải chẩn đoán phân biệt với một số bệnh có đặc điểm chung là tồn tại những điểm trắng trên amidan:

Viêm amidan cấp mủ: có những điểm trắng nhìn qua giống như gai sừng nhưng dùng tăm bông chùi nhẹ đã hết, hơn nữa niêm mạc xung quanh viêm đỏ và toàn thân bệnh nhân có sốt.
Viêm amidan khe mạn tính: bã đậu kết hợp lại thành khối trắng ở miệng khe. Lúc nặn amidan bã đậu sẽ phọt ra.

Bạch hầu: giả mạc thành từng mảng và lan rộng khắp họng. Hạch cổ sưng kèm theo tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm độc.



<tbody>
http://skds3.vcmedia.vn/DGLcjEtCi7V4PUO35EGZceYAXCoe9f/Image/2012/08/gai-nhu-o-hong_098f0.jpg

Bệnh nhân sừng hóa họng thường đi khám tình cờ khi có những điểm trắng trên amidan.

</tbody>


Điều trị bệnh chủ yếu bằng phẫu thuật

Không có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh sừng hóa họng nên để tự nhiên bệnh có thể tự khỏi. Nếu bệnh nhân có những biểu hiện nuốt vướng, nuốt nghẹn, chỉ điều trị triệu chứng nhằm giảm khó chịu cho bệnh nhân bằng một số thuốc như xịt họng tại chỗ, an thần, kháng viêm.

Điều trị chủ yếu sừng hóa họng bằng phẫu thuật.

Nếu các gai hạt ít: Nhổ các gai hạt sau khi đã gây tê tại chỗ.
Cắt amidan toàn bộ nếu gai hạt tập trung nhiều trên amidan.
Nếu bệnh đã lan rộng xuống tận amidan đáy lưỡi hoặc loa vòi Eustachi, băng thanh thất thì đốt bằng đông điện.

Phòng bệnh

Ở những người viêm họng mạn tính, pH vùng họng chuyển sang môi trường axit do đó nên súc họng thường xuyên bằng những dung dịch có tính kiềm nhẹ để điều hòa pH trở về môi trường kiềm, tránh những rối loạn phát sinh của niêm mạc họng. Kiêng rượu bia, thuốc lá, chất cay, lạnh...

songchungvoi_HIV
18-10-2013, 22:03
Phòng tránh các bệnh hô hấp khi thời tiết lạnh
Bình thường khi hít thở, không khí được sưởi ấm và lọc sạch một phần bởi niêm mạc đường hô hấp trên như: niêm mạc mũi-họng, trước khi đi vào đường hô hấp dưới (khí, phế quản, phế nang). Khi cơ thể bị nhiễm lạnh, bộ phận hô hấp đầu tiên bị ảnh hưởng là đường hô hấp trên gây nên viêm mũi, họng, xoang... từ đó, nhiễm trùng có thể lan xuống đường hô hấp dưới gây viêm khí, phế quản và phổi rất nguy hiểm.
Đường hô hấp dưới (từ phía dưới thanh quản trở xuống đến phế nang) thường là vô khuẩn, vì nó chứa 2 loại kháng thể là IgA và IgG, 2 kháng thể này có tác dụng: diệt vi khuẩn, siêu vi khuẩn, khử độc tố của chúng. Cơ chế bảo vệ này giúp cho cơ thể nói chung, đặc biệt là niêm mạc đường hô hấp dưới nói riêng không bị nhiễm lạnh. Nếu bị nhiễm lạnh thì 2 loại kháng thể IgA và IgG giảm và mất hiệu lực, lúc này các loại vi khuẩn và siêu vi khuẩn từ đường hô hấp trên tràn xuống và gây viêm nhiễm đường hô hấp dưới, phát sinh các bệnh viêm thanh quản, viêm khí phế quản và viêm phổi. Để phòng tránh các bệnh này cần chú ý một số điểm sau:
Tránh bị nhiễm lạnh
Mặc ấm khi ra ngoài, đeo khẩu trang, đội mũ, quàng khăn ấm khi đi ra đường, đặc biệt là những người làm việc ngoài trời. Khi không có việc thật cần thiết thì không nên đi ra ngoài trời lúc sáng sớm hoặc đêm khuya vì lúc đó trời lạnh hơn. Khi đi xe đạp và nhất là đi xe máy nên đội mũ bảo hiểm loại che kín được cả đầu lẫn mặt, cằm để tránh lạnh gây nhiễm trùng đường hô hấp trên như viêm mũi, họng. Trong nhà cần đóng kín các cửa, các khe, lỗ hở tránh gió lùa. Nếu có điều kiện thì dùng lò sưởi, nhất là các gia đình có trẻ nhỏ vì khả năng chịu lạnh của các cháu kém. Tuy nhiên, cần tránh các kiểu sưởi bằng lò than sẽ gây ngộ độc khí CO2 rất nguy hiểm. Các gia đình có điều kiện dùng điều hòa nhiệt độ cũng không nên để nhiệt độ trong phòng ngủ quá thấp, nhất là đối với những trẻ hàng ngày vẫn đi học hoặc người lớn đi làm, vì khi chênh lệch nhiệt độ trong và ngoài nhà quá lớn sẽ dễ bị viêm đường hô hấp trên. Thông thường nên để khoảng 25 - 27oC.

<tbody>
http://skds.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2008/12/22/200812229359766/2008/12/Phong%20tranh%20cac%20benh%20ho%20hap%20khi%20troi %20lanh.jpg



</tbody>
Điều trị sớm và triệt để
Khi bị viêm nhiễm đường hô hấp trên, cần điều trị sớm và triệt để tránh nhiễm trùng lan xuống phế quản, phổi. Ví dụ như khi trẻ bị viêm mũi thì mũi của trẻ bị chất tiết làm tắc, trẻ sẽ thở bằng mồm, như vậy không khí trẻ hít thở vào khí quản, phổi sẽ không được sưởi ấm và lọc sạch như trẻ thở bằng mũi bình thường nên trẻ rất dễ bị viêm phế quản, viêm phổi với diễn biến nhanh, nặng. Vì vậy, việc đầu tiên cần làm là khai thông đường hố hấp trên của trẻ bằng cách rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý natriclorua 9‰: cho trẻ nằm nghiêng, đầu kê một chiếc khăn mặt bông to, bơm nhỏ dung dịch với nước muối sinh lý (hoặc phun xịt nếu có loại chế phẩm đóng trong bình xịt áp lực) vào lỗ mũi ở phía trên dần dần sao cho dịch chảy đẩy các chất tiết trong lỗ mũi ra lỗ mũi ở phía dưới. Khi thấy dịch mũi chảy ra thì lấy khăn giấy hoặc khăn vải mềm lau sạch, hoặc hút nhẹ dịch, chất tiết ra. Với các cháu nhỏ thường ban đầu các cháu sợ nên giãy giụa, cần có một người giữ chặt các cháu để khỏi giãy, một người bơm nước muối vào mũi. Nếu không có người giúp thì có thể lấy miếng vải, chăn hoặc ra trải giường quấn dọc người cháu, cuộn cả chân tay để cháu không giãy. Với các cháu đã biết hỉ mũi, cho cháu ngồi dậy hỉ mũi ra khăn giấy. Đối với người lớn cũng cần làm sạch mũi bằng cách tương tự.
Tránh các thói quen xấu
Như hút thuốc lá thuốc lào. Hút thuốc làm giảm sức đề kháng của niêm mạc đường hô hấp. Khi hút thuốc, các lông chuyển trên bề mặt các tế bào biểu mô phế quản bị tê liệt, chuyển động rối loạn không đẩy chất nhầy lên được, các tế bào bảo vệ khác như các tế bào bạch cầu, đại thực bào cũng hoạt động không hiệu quả làm cho ta dễ bị nhiễm trùng. Khói thuốc không chỉ ảnh hưởng tới người hút mà còn ảnh hưởng tới cả những người xung quanh nếu hít phải khói thuốc, đặc biệt là trẻ nhỏ, vì vậy không nên hút thuốc trong nhà.
Nghiện rượu cũng làm giảm sức để kháng của cơ thể, khi uống rượu người ta có cảm giác nóng nên thường cởi bớt quần áo, khăn mũ nên dễ bị nhiễm lạnh, dễ bị nhiễm trùng phế quản, phổi. Chưa kể các trường hợp uống rượu say quá nôn ra thức ăn, trong lúc nôn người đó dễ bị sặc các thức ăn, chất dịch dạ dày vào phế quản gây viêm phổi nặng.
Tăng cường sức đề kháng
Viêm phổi có xu hướng nặng hơn ở người trên 65 tuổi, hoặc ở những người mắc bệnh mạn tính như: đái tháo đường, các tình trạng bệnh lý khiến bệnh nhân phải nằm lâu, những người có tổn thương cấu trúc phổi-phế quản như: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, giãn phế quản, xơ phổi… Do vậy, ở những bệnh nhân này, cần nâng cao sức đề kháng bằng việc tập thể dục đều đặn, tuân theo chế độ điều trị bệnh đang mắc. Ở những bệnh nhân nằm lâu, cần thay đổi tư thế thường xuyên kết hợp với vỗ rung lồng ngực. Tiêm phòng cúm hàng năm, tiêm vaccine phế cầu, vaccine phòng vi khuẩn haemophilus cho trẻ em, người trên 65 tuổi, nhất là người có mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh tim, đái tháo đường, bệnh gan hoặc suy giảm miễn dịch. Có thể dùng một số thuốc tăng cường miễn dịch nhằm gia tăng sức đề kháng của niêm mạc đường hô hấp.
Duy trì chế độ dinh dưỡng đủ năng lượng, cân đối để có sức chống lạnh.
Thường xuyên bảo đảm vệ sinh răng miệng, giữ đều nếp đánh răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ để tránh nhiễm trùng răng miệng. Điều trị triệt để các ổ nhiễm khuẩn ở răng, hàm, miệng, tai, mũi, họng để tránh vi khuẩn lan xuống đường hô hấp dưới.
Tất cả mọi người khi phát hiện mình có các dấu hiệu khác thường như: ho, sốt, khạc đờm, khó thở, đau ngực… phải tới gặp bác sĩ để được xác định bệnh và điều trị kịp thời, tránh không để bệnh tiến triển nặng gây các biến chứng nguy hiểm.

BS.CK2. Nguyễn Đức Lê


BS.CK2. Nguyễn Đức Lê

songchungvoi_HIV
18-10-2013, 22:12
Dấu hiệu nhận biết dị cảm họng

Xã hội càng phát triển thì những bệnh liên quan tới các yếu tố xã hội lại ngày càng phức tạp do tốc độ làm việc chóng mặt, cường độ làm việc căng thẳng, các stress trong cuộc sống tại cơ quan, gia đình... càng gia tăng các loại bệnh cơ năng, đây là những bệnh không có tổn thương thực thể tại các cơ quan mà người bệnh phàn nàn rằng mình đang bị bệnh, "dị cảm họng" là một trong những loại bệnh lý này.

Dị cảm họng là gì?Dị cảm họng được nghiên cứu từ những thập kỷ thứ 10 khi rất nhiều bệnh nhân đến khám tai mũi họng vì có những cảm giác bất thường tại vùng họng như vướng họng, cảm giác có gì mắc trong họng như xương, tăm, vỏ trứng... xuất hiện ngay sau khi ăn những thức ăn có chứa những vật mà bệnh nhân cảm giác như bị mắc, nuốt nghẹn như có khối u (xuất hiện khi nuốt nước bọt trong khi ăn và uống vẫn bình thường)... Sau khi thăm khám lâm sàng người thầy thuốc không thể phát hiện bất kỳ tổn thương nào tại vùng họng. Những người bệnh có biểu hiện như thế được chẩn đoán là "dị cảm họng". Cảm giác vướng tăng lên những lúc họ mất ngủ hoặc làm việc quá sức, sau đó lại giảm dần khi người bệnh được nghỉ ngơi mà chưa cần uống bất kỳ loại thuốc nào.


<tbody>
http://skds3.vcmedia.vn/DGLcjEtCi7V4PUO35EGZceYAXCoe9f/Image/2013/09/hong2-14b31.jpg

Nội soi họng để tìm nguyên nhân gây bệnh.


</tbody>


Nhận biết thế nào?Thăm khám trên những bệnh nhân này nhìn chung thấy thể trạng hoàn toàn bình thường nhưng nét mặt trông rất lo âu, tay lúc nào cũng sờ, ấn lên trên vùng cổ, ngay trên hõm ức và thường xuyên khạc nhổ với hy vọng khạc ra được thứ làm vướng họng của mình; Khám họng sẽ thấy hình ảnh họng hoàn toàn bình thường hoặc của viêm họng mạn tính với các tổn thương khác nhau tuỳ theo thể bệnh của những bệnh lý họng thông thường mà không liên quan tới triệu chứng mà người bệnh cảm nhận thấy:
Viêm họng mạn tính long tiết: niêm mạc họng đỏ, ướt, có những hạt ở thành sau họng. Dịch nhầy chảy dọc theo thành sau họng; Viêm họng quá phát: niêm mạc họng dày và đỏ. Có khi các cơ họng cũng quá phát. Bên cạnh mỗi trụ sau có một cái nẹp giả do niêm mạc bị quá phát. Bệnh nhân rất hay buồn nôn và có nhiều phản xạ họng. Thành sau họng có những mảng quá sản dày, bóng và đỏ. Màn hầu và lưỡi gà dày, eo họng bị hẹp. Mép sau của thanh quản cũng bị dày, đỏ; Viêm họng teo: sau giai đoạn viêm quá phát sẽ chuyển sang thể teo. Các tuyến nhầy và nang tổ chức tân xơ hóa. Hai trụ giả phía sau hai amidan mất đi. Các hạt ở thành sau họng cũng biến mất. Màn hầu và lưỡi gà mỏng đi. Niêm mạc họng trở nên nhẵn, mỏng, trắng và có mạch máu nhỏ. Eo họng doãng rộng, ít tiết nhầy và họng trở nên khô.
Với những tổn thương họng như thế này người bệnh thường cảm giác khô họng, cay họng, ngứa họng, hay kèm theo ho khan và khàn tiếng chứ không cảm giác vướng họng.
Người ta cũng có thể sử dụng một số phương pháp cận lâm sàng như chụp Xquang họng thực quản có cản quang, soi thanh quản để xác định rối loạn chức năng của niêm mạc, cơ vòng thực quản vùng họng thực quản và kết quả trong những trường hợp như thế này tất cả đều chỉ ra rằng không có một tổn thương thực thể nào gây ra những cảm giác cụ thể đó cho bệnh nhân.

Làm gì khi bị bệnh?Nguyên tắc chính là giải quyết tâm lý cho người bệnh bằng cách thuyết phục khi thăm khám bệnh, hiện tại với phương tiện nội soi tai mũi họng người thầy thuốc có thể trực tiếp cho bệnh nhân quan sát vùng họng tổn thương của mình qua màn hình nhờ thế bệnh nhân cảm giác yên tâm hơn không bị ám ảnh là bệnh quá nặng; Sử dụng thuốc an thần cho từng trường hợp cụ thể với liều cho phép mà không ảnh hưởng tới sinh hoạt cũng như công việc cho người bệnh; Tâm lý liệu pháp là biện pháp chính được sử dụng trong những trường hợp này. Các thầy thuốc tai mũi họng thường phối hợp với bác sĩ tâm bệnh để giải quyết tình trạng này cho bệnh nhân. Tuy nhiên, vấn đề cơ bản là phải làm sao để người bệnh phối hợp với thầy thuốc tai mũi họng để đến khám bác sĩ tâm bệnh; Khuyên người bệnh có chế độ làm việc, nghỉ ngơi và sinh hoạt hợp lý.

TS. Phạm Bích Đào

songchungvoi_HIV
18-10-2013, 22:18
Dị cảm họng - Xử trí thế nào?
Xã hội ngày càng phát triển thì những bệnh liên quan tới các yếu tố xã hội lại ngày càng phức tạp do tốc độ làm việc chóng mặt, cường độ làm việc căng thẳng, các stress trong cuộc sống tại cơ quan, gia đình… càng gia tăng các loại bệnh cơ năng. Đây là những bệnh không có tổn thương thực thể tại các cơ quan mà người bệnh phàn nàn rằng mình đang bị bệnh và “dị cảm họng” là một trong những loại bệnh lý này.
Vậy dị cảm họng là gì?
Dị cảm họng được nghiên cứu từ những thập kỷ thứ 10 khi rất nhiều bệnh nhân đến khám tai mũi họng vì có những cảm giác bất thường tại vùng họng như vướng họng, cảm giác có gì mắc trong họng như xương, tăm, vỏ trứng... xuất hiện ngay sau khi ăn những thức ăn có chứa những vật mà bệnh nhân cảm giác như bị mắc, nuốt nghẹn như có khối u (xuất hiện khi nuốt nước bọt trong khi ăn và uống vẫn bình thường)... Sau khi thăm khám lâm sàng, người thầy thuốc không thể phát hiện ra bất kỳ tổn thương nào tại vùng họng. Những người bệnh có biểu hiện như thế được chẩn đoán là “dị cảm họng”. Cảm giác vướng tăng lên những lúc họ mất ngủ hoặc làm việc quá sức, sau đó lại giảm dần khi người bệnh được nghỉ ngơi mà chưa cần uống bất kỳ loại thuốc nào.


<tbody>
http://skds3.vcmedia.vn/9ukLn8yrOFc3MNDifFmRg38p1VxM/Image/2013/05/cam-hong-c8459.jpg

Khi có biểu hiện viêm họng, cần đi khám để được điều trị.


</tbody>

Khi khám trên những bệnh nhân này thấy: Thể trạng bệnh nhân hoàn toàn bình thường nhưng nét mặt trông rất lo âu, tay lúc nào cũng sờ, ấn lên trên vùng cổ, ngay trên hõm ức và thường xuyên khạc nhổ với hy vọng khạc ra được thứ làm vướng họng của mình; Khám họng sẽ thấy hình ảnh họng hoàn toàn bình thường hoặc bị viêm họng mạn tính với các tổn thương khác nhau tùy theo thể bệnh của những bệnh lý họng thông thường mà không liên quan tới triệu chứng mà người bệnh cảm nhận thấy:
Viêm họng mạn tính long tiết: Niêm mạc họng đỏ, ướt, có những hạt ở thành sau họng. Dịch nhầy chảy dọc theo thành sau họng.
Viêm họng quá phát: Niêm mạc họng dày và đỏ. Có khi các cơ họng cũng quá phát. Bên cạnh mỗi trụ sau có một cái nẹp giả do niêm mạc bị quá phát. Bệnh nhân rất hay buồn nôn và có nhiều phản xạ họng. Thành sau họng có những mảng quá sản dày, bóng và đỏ. Màn hầu và lưỡi gà dày, eo họng bị hẹp. Mép sau của thanh quản cũng bị dày, đỏ.
Viêm họng teo: Sau giai đoạn viêm quá phát sẽ chuyển sang thể teo. Các tuyến nhầy và nang tổ chức tân xơ hóa. Hai trụ giả phía sau hai amidal mất đi. Các hạt ở thành sau họng cũng biến mất. Màn hầu và lưỡi gà mỏng đi. Niêm mạc họng trở nên nhẵn, mỏng, trắng và có mạch máu nhỏ. Eo họng doãng rộng, ít tiết nhầy và họng trở nên khô.
Với những tổn thương họng như thế này, người bệnh thường cảm giác khô họng, cay họng, ngứa họng, hay kèm theo ho khan và khàn tiếng chứ không cảm giác vướng họng.
Người ta cũng có thể sử dụng một số phương pháp cận lâm sàng như chụp Xquang họng thực quản có cản quang, soi hoạt nghiệm thanh quản để xác định rối loạn chức năng của niêm mạc, cơ vòng thực quản vùng họng thực quản và kết quả trong những trường hợp như thế này tất cả đều chỉ ra rằng không có một tổn thương thực thể nào gây ra những cảm giác cụ thể đó cho bệnh nhân.
Cần phải làm gì?
Nguyên tắc chính là giải quyết tâm lý cho người bệnh bằng cách thuyết phục họ đi thăm khám bệnh, hiện tại, với phương tiện nội soi tai mũi họng, thầy thuốc có thể trực tiếp cho bệnh nhân quan sát vùng họng mình qua màn hình để chỉ cho bệnh nhân vùng họng mà mình đang cảm giác vướng như thế nào, bệnh nhân có thể cùng với thầy thuốc tự khẳng định là mình không có bệnh, thậm chí một số trường hợp thầy thuốc quyết định soi trực tiếp họng bệnh nhân (phải giải thích cho người nhà trước khi soi) rồi đưa cho họ một vật gì đó như tăm, xương thật... và nói là lấy ra từ họng họ rồi, ngay lập tức bệnh nhân sẽ hết nuốt vướng, vui vẻ ra về...; Sử dụng thuốc an thần cho từng trường hợp cụ thể với liều cho phép mà không ảnh hưởng tới sinh hoạt cũng như công việc cho người bệnh; Tâm lý liệu pháp là biện pháp chính được sử dụng trong những trường hợp này. Các thầy thuốc tai mũi họng thường phối hợp với các bác sĩ tâm thần để giải quyết tình trạng này cho bệnh nhân. Tuy nhiên, vấn đề cơ bản là phải làm sao khiến người bệnh phối hợp với thầy thuốc tai mũi họng để đến khám bác sĩ tâm thần; Khuyên người bệnh có chế độ làm việc, nghỉ ngơi và sinh hoạt hợp lý.

TS. Phạm Bích Đào