PDA

View Full Version : Khi nào thì nổi hạch là triệu chứng nguy hiểm?



songchungvoi_HIV
20-10-2013, 11:30
Có khi chỉ có một hạch, có khi rải rác khắp cơ thể, hoặc ngoài nổi hạch còn có những triệu chứng khác. Vậy làm sao để biết trường hợp nổi hạch nào là nghiêm trọng.
<tbody style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-size: 14px; vertical-align: baseline; background-color: transparent; background-position: initial initial; background-repeat: initial initial;">
"Khi trẻ bị bệnh, có nhiều trường hợp nổi hạch. Có khi chỉ có một hạch, có khi hạch xuất hiện rải rác khắp cơ thể, hoặc ngoài nổi hạch còn có những triệu chứng khác. Vậy làm sao để biết trường hợp nổi hạch nào là nghiêm trọng, trường hợp nào không đáng lo ngại?".


http://admin.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2013/03/16/viemhong.jpg
Hiện tượng nổi hạch là một phản ứng thông thường của cơ thể, có thể bắt nguồn từ nguyên nhân tại chỗ hoặc toàn thân.
Các nguyên nhân gây viêm sưng hạch khá phức tạp, có thể do nhiễm khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm hoặc do ung thư. Phải có hiểu biết về một số loại bệnh liên quan tới hạch mới phân biệt được. Đây là điều thực sự khó khăn đối với những người không có chuyên môn. Điều duy nhất mà bạn có thể làm là xác định được thời điểm, hoàn cảnh xuất hiện hạch và đưa trẻ đi khám.
Bác sĩ sẽ xem xét tình huống xuất hiện của hạch, số lượng, kích thước, độ chắc, độ nhạy cảm, di động dưới da, có biểu hiện viêm cấp tính (sưng, nóng, đỏ) hay không, tình trạng hạch ở các vị trí khác và dấu hiệu đi kèm. Những yếu tố này cùng với các xét nghiệm sẽ giúp xác định bệnh.
Trên thực tế, nguyên nhân gây hạch thường nằm ở vùng lân cận. Đó là hiện tượng viêm hạch phản ứng do các tổn thương không đặc hiệu (các vết thương nhiễm trùng, mụn nhọt, bệnh ngoài da, viêm nhiễm đường hô hấp trên, viêm răng lợi, viêm tai). Ở các trường hợp này, sau khi được điều trị khỏi bệnh, hạch sẽ tự biến mất trong vòng 1-2 tháng.
Nếu không thấy một nguyên nhân tại chỗ nào, hạch lại to, tồn tại kéo dài hoặc xuất hiện hạch ở nhiều vị trí khác trong cơ thể thì đó là hạch bệnh lý, cần được xác định nguyên nhân và điều trị ngay.
Một vài loại sưng hạch ở trẻ em cần lưu ý:
- Lao hạch: Ngoài các đặc tính như hạch sưng to, kích thước tăng dần, sờ mềm, không biểu hiện viêm tấy, đỏ đau..., bệnh còn có những biểu hiện toàn thân như sốt dai dẳng, gầy sút, mệt mỏi...
- Bệnh bạch huyết: Hạch xuất hiện nhiều nơi, da xanh, tăng nhiều bạch cầu ở máu ngoại biên, đa số là bạch cầu non chưa trưởng thành.

AloBacsi.vn
Theo BS Lê Quang Hồng - Kiến thức




</tbody>

songchungvoi_HIV
20-10-2013, 11:33
<tbody style="margin: 0px; padding: 0px;">

<tbody style="margin: 0px; padding: 0px;">

<tbody style="margin: 0px; padding: 0px;">
BỆNH THƯỜNG GẶP (http://www.thuocbietduoc.com.vn/hoi-dapcm-7/benh-thuong-gap.aspx)

Gửi câu hỏi>> (http://www.thuocbietduoc.com.vn/home/guicauhoi.aspx?faqGr=7)

</tbody>


</tbody>




</tbody>
Nguyên nhân gây nổi hạch ở cổCháu năm nay 24 tuổi, 2 hôm nay cháu thấy xuất hiện hạch ở bên trái cổ ( sau tai ko có ), trong đó có 1 cái to,ấn vào thấy cứng và hơi đạu Bên tai ( cạnh râu quai nón) cũng có 1 cái, trong tai cháu dùng bông xoắn vào thấy hơi đau Đi khám ở y tế cơ sở người ta bảo cháu bị viêm tai Vậy các bác có thể cho cháu biết cháu bị bệnh j ko ạ Cháu cảm ơn nhiều ạ(Trịnh Xuân Tùng)
Trả lời:
Nổi hạch vùng cổ là một triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau, có thể chỉ là tình trạng viêm nhiễm vùng mũi xoang nhưng cũng có thể là hạch di căn đến từ khối ung thư nằm ở chỗ khác trong cơ thể. Chính vì vậy hạch nổi vùng cổ thường được chia làm hai nhóm, một từ các bệnh lành tính, hai là từ các bệnh ác tính.

Hạch cổ nổi được cho là lành tính nếu nguyên nhân đến từ các bệnh viêm thông thường của đường hô hấp trên như viêm loét amiđan, viêm họng, viêm tấy nướu (lợi) răng, viêm loét lớp lót của miệng, viêm tuyến nước bọt... hoặc viêm đặc hiệu do lao, giang mai.

Hạch cổ nổi cũng có thể là ung thư hạch hoặc là hạch di căn của các khối ung thư từ các tổ chức kế cận như vòm mũi họng, hạ họng, thanh quản, phổi... nhưng cũng có thể của các khối u nguyên phát từ xa như dạ dày, buồng trứng, tinh hoàn...

Việc xác định hạch đó là gì phải cần được thăm khám kỹ qua sờ nắn bằng tay, tìm những ổ viêm nhiễm lân cận, cấy dịch, mủ, chất bã đậu từ hạch (nếu có). Nếu nghi ngờ ung thư, bác sĩ có thể sử dụng máy nội soi để tầm soát khối u nguyên phát ở vùng mũi họng, thanh quản, đường tiêu hóa..., thậm chí phải rạch một chút da cổ nơi hạch nổi để lấy một ít mô của hạch đem thử, xét nghiệm này được gọi là sinh thiết hạch (nếu bác sĩ thấy cần thiết) để xem đó là bệnh gì? Sự xác định có bị ung thư hay không phụ thuộc trực tiếp vào kết quả của xét nghiệm này.

Trường hợp nổi hạch của bạn nhiều khả năng chỉ là hạch viêm thông thường phản ứng với các ổ viêm gần đó. Bạn nên đến khám tại chuyên khoa Tai – Mũi - Họng để các bác sĩ giúp bạn tìm ra nguyên nhân và điều trị hiệu quả.

Chúc bạn mau khỏi.
Bs.Thuocbietduoc

songchungvoi_HIV
20-10-2013, 11:34
Hạch sưng, đau có phải trọng bệnh?
Thứ Ba, 21/05/2013 15:07
Hạch là một tổ chức lympho (liên võng nội mô), nằm rải rác nhiều vị trí khác nhau trong cơ thể. Hạch đóng một vai trò đáng kể trong phòng chống bệnh tật, nhất là các bệnh nhiễm khuẩn. Khi hạch sưng, đau là biểu hiện phản ứng của cơ thể, hầu hết là lành tính nhưng đôi khi là trọng bệnh.
Vì sao nổi hạch sưng, đau?
Hạch là một tổ chức liên võng nội mô, chúng sản sinh ra các dòng bạch cầu, đồng thời chúng cũng sinh ra dòng kháng thể để chống lại các tác nhân lạ xâm nhập cơ thể. Khi có tác nhân lạ xâm nhập cơ thể thì hạch phát triển to (sưng, đau), đặc biệt là hạch ở các vị trí gần với tác nhân xâm nhập (viêm họng thì hạch góc hàm sưng, đau; nhiễm khuẩn ở chi dưới hoặc bộ phận sinh dục, tiết niệu thì hạch bẹn xuất hiện sưng to và đau...). Tuy vậy, cũng có những trường hợp hạch sưng to nhưng không gây đau, đó là những trường hợp bệnh viêm mạn tính như hạch lao, bệnh Hodgkin (ung thư hệ bạch huyết) hoặc Non - Hodgkin, viêm họng, viêm amidan mạn tính. Một số bệnh nhiễm khuẩn cấp tính (viêm amidan, viêm họng cấp, viêm tai giữa cấp, sang chấn phần mềm nhiễm khuẩn), xuất hiện gần vùng tổn thương là hạch sưng to và gây đau nhưng khi điều trị hết hiện tượng nhiễm khuẩn thì hạch cũng trở về trạng thái bình thường như ban đầu.



<tbody>
http://skds3.vcmedia.vn/JRGSJiLd3e5GsxdM0P2pqg65KoKccc/Image/2013/05/369508-f3bf9.jpg
Hạch sưng đau khi có viêm nhiễm vùng lân cận.



</tbody>



Với bệnh viêm mạn tính như viêm họng, viêm VA, viêm amidan, viêm tai giữa mạn tính thì hạch vùng cổ cũng sưng to nhưng ít đau hoặc không đau. Hạch có thể nằm dưới da như hạch hai bên cơ ức đòn chũm, hạch thượng đòn, hạch góc hàm, hạch bẹn, nhưng hạch cũng có thể nằm sâu trong cơ thể như hạch trung thất, hạch mạc treo ruột. Hầu hết hạch sưng to là có lý do của nó tức là cơ thể đang mắc một bệnh nào đó có thể nguy hiểm hoặc không. Hạch sưng to có thể đứng riêng rẽ hoặc dính lại với nhau, dính vào da, dính vào tổ chức lân cận; hạch sưng to có thể di động hoặc không; có thể rắn hoặc mềm. Tuy vậy, hạch sưng to, đau có thể là lành tính nhưng đôi khi là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, thậm chí là trọng bệnh (Hodgkin, u trung thất ác tính, lao hạch, u mạc treo ruột ác tính, hạch di căn của ung thư).
Hạch sưng, đau là bệnh gì?
Ở vùng cổ và vùng trên xương đòn có nhiều loại bệnh mà có sự kích thích làm cho hạch sưng lên như lao hạch. Các hạch lao thường nhỏ nhưng nhiều, xuất hiện từ từ, hạch sưng to nhưng thường không đau. Các hạch lao thường xếp thành chuỗi dọc theo hai bên cơ ức đòn chũm. Mật độ của các hạch lao cũng rất khác nhau, có cái mềm có cái rắn chắc, lúc đầu các hạch di động dễ dàng nhưng do viêm nhiễm lâu ngày nên dần dần các hạch dính lại với nhau khó di động. Hạch lao rất dễ bị rò chảy ra một chất giống bã đậu. Khi hạch rò, chảy ra chất bã đậu thì bờ của vết rò nham nhở (có thể nhìn bằng mắt thường hoặc bằng kính lúp). Khi hạch rò chảy ra hết chất bã đậu thì có thể lành nhưng thường để lại sẹo răn rúm dọc hai bên cơ ức đòn chũm mà người ta thường gọi là “chuỗi tràng nhạc”. Liên quan đến nổi hạch, người bệnh thường có sốt về chiều, ăn kém, gầy sút nhanh chóng, ra mồ hôi lúc ngủ. Hạch sưng to do bị bệnh Hodgkin, thường thấy hạch nổi ở hố thượng đòn bên trái lúc mới bị bệnh, dần dần cả hai hố thượng đòn đều có hạch nổi. Kèm theo hạch ở hố thượng đòn thì hạch nách và hạch ở trung thất cũng xuất hiện.
Đặc tính của hạch trung thất thường không gây đau nên người bệnh không cảm nhận được. Hạch của bệnh Hodgkin không hóa mủ nên không bị rò ra như trong hạch lao. Người bệnh cũng có sốt. Tính chất của sốt trong bệnh Hodgkin là sốt từng đợt và mỗi một lần sốt như vậy, hạch cũ cũng to dần lên và xuất hiện thêm các hạch sưng to mới. Kèm theo còn có một số dấu hiệu đặc trưng khác như lách sưng to, rắn (có thể sờ nắn thấy hoặc siêu âm sẽ cho kết quả về kích thước của lách to ra so với lách bình thường).
Khi thấy hạch vùng bẹn sưng to, đau có thể do một số bệnh nhiễm khuẩn thuộc bộ phận sinh dục - tiết niệu như bệnh do vi khuẩn họ Chlamydia, bệnh giang mai. Bệnh giang mai thường có ba thời kỳ nhưng thời kỳ đầu (giang mai I) có vết loét ở bộ phận sinh dục ngoài và hạch bẹn sưng đau, không hóa mủ, di động dễ dàng. Ngoài ra, nếu người bệnh bị tổn thương nhiễm khuẩn (vết xây xước, áp-xe, mụn nhọt...) ở vùng chi dưới, vùng quanh hố chậu thì hạch bẹn cũng sưng to và đau. Một số bệnh về máu cũng có hạch to như bệnh bạch cầu cấp. Hạch thường to, mềm, di động xuất hiện nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể mà bình thường vẫn có hạch như ở hố thượng đòn, nách, bẹn, trung thất, mạc treo. Kèm theo hạch to là sốt cao, lách to nhanh, xuất huyết. Trong bệnh bạch cầu mạn tính thể lympho thì nhiều hạch nhưng bé, phát triển nhanh, lâu dần (vài ba tháng) hạch to ra, mềm và di động được.
Hạch sưng to có thể nguy hiểm hoặc không, vì vậy khi thấy có hiện tượng bất thường trong cơ thể và kèm theo hạch sưng to, đau (hoặc không) cần phải hết sức bình tĩnh, không nên lo lắng thái quá và nên đi khám bệnh ngay. Khi hạch to, đau đã được bác sĩ khám bệnh và xác định thì nên tích cực điều trị theo đơn của bác sĩ, không nên điều trị dở dang hoặc chần chừ. Không nên tự mua thuốc để điều trị vì làm như vậy bệnh không những không khỏi mà còn để lại nhiều điều bất lợi. Những người hay bị viêm họng, nên vệ sinh họng, miệng hằng ngày bằng cách đánh răng sau khi ăn, trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy. Nên súc họng bằng nước muối nhạt để vệ sinh họng, miệng hằng ngày.
ThS. Mai Hương

songchungvoi_HIV
20-10-2013, 11:47
CHẨN ĐOÁN HẠCH TOI. ĐẠI CƯƠNG.Thường mọi bệnh lý của hệ thống tổ chức tân đều biểu hiện trên lầm sàng bằng những hạch to. Do đó chẩn đoán hạch to cho ta một ý niệm rõ ràng về những bệnh của hệ thống này.
Chẩn đoán nguyên nhân hạch to thường dễ, nếu chỉ là một triệu chứng nằm trong một bệnh cảnh có nhiều hội chứng cấp tính hơn. Nhưng nếu hạch to là một triệu chứng duy nhất hoặc nổi bật thì chẩn đoán thường khó khăn. Lúc đó cần phải tiến hành xét nghiệm chọc hạch hoặc sinh thiết hạch để có chẩn đoán quyết định.
II. CÁCH KHÁM MỘT NGỪƠI CÓ HẠCH TO.1. Khám hạch.1.1. Vị trí hạch:Thường hạch to ở dưới hàm, hai bên cổ phía sau cơ ức đòn chũm, hố thượng đòn, nách, bẹn, khoeo chân, khuỷu tay. Hạch nửa người trên thường là hạch lao, hạch ung thư hay hạch trong bệnh Hodgkin: hạch bẹn thường nghĩ đến bệnh hoa liễu, ung thư hạch…
Cần xem hạch ở một bên hoặc hai bên, và nếu có cả hai bên, cần xem có đều khau không?.
1.2. Thể tích và mật độ:Cần xem hạch to hay nhỏ. Hạch lao, hạch viêm thường, hạch di căn ung thư, hạch trong các bệnh bạch huyết thường nhỏ. Ung thư hạch hoặc hạch trong bệnh Hodgkin thường to hơn.
Chú ý xem mật độ hạch rắn hay mềm. Hạch lao trong giai đoạn đầu hoặc giai đoạn bã đậu hoá, hạch viêm thường mềm. Hạch ung thư, Hoodgkin thường rắn.hạch trong các bệnh bạch cầu, mật độ thường chắc.
1.3. Hình thể:Hạch tròn đều nhẵn, bờ rõ rệt gặp trong bệnh bạch cầu. Hạch lao ung thư thường dính vào nhau làm thành từng đám hoặc dính vào mô xung quanh nên lổn nhổn không đều, khó giới hạn rõ rệt.
1.4. Độ di động.Trong bệnh bạch cầu hoặc hạch di căn ung thư, thường hạch nọ tách rời hạch kia nên di động dễ dàng. Trái với hạch ung thư, hạch lao di động dễ dàng trong giai đoạn đầu nhưng sau thường dính vào da hoặc mô xung quanh nhưng cũng khó di động.
1.5. Đau, nóng:Hạch viêm cấp thường đau, nóng, đỏ. Còn hạch ung thư lao, hạch trong bệnh bạch cầu thường không đau. Tuy nhiên, khi hạch phát triển, chèn ép vào các dây thần kinh bên cạnh, gây đau một vùng đó. Hạch bội nhiễm, hạch có thể đỏ lên và đau.
1.6. Tiến triển:Hạch của bệnh Hodgkin xuất hiện từng đợt. Hạch lao tiến triển chậm hơn hạch ung thư. Cần chú ý đến các vết sẹo trên các hạch to. Hạch có lỗ rò hoặc sẹo căn rúm làm ta nghĩ nhiều đến hạch lao, nhất là nếu lại mọc ở cổ (tràng nhạc).
Trên đây là những yêu cầu kiểm tra khi có hạch to ở ngoại biên, tay ta có thể sờ nắn được. Trường hợp hạch to trong nội tạng như hạch trung thất, hạch mạc treo… lúc đó phương pháp lâm sàng không thể phát hiện hoặc rất khó phát hiện (hạch mạc treo). Cần phải dùng Xquang soi hoặc chụp cắt lớp. Có khi phải soi ổ bụng hoặc nếu cần, mở bụng thăm dò mới phát hiện ra được hạch to.
2. Chẩn đoán phân biệt.- Các u nang, u mỡ dưới da: thường mềm hơn và nhiều khi không ở trong những vùng của hạch bạch huýêt.
- U nang bươu giáp trạng đơn thuần hoặc nhân giáp trạng: di động theo nhịp nuốt, mật độ thường mềm hơn, nhất là u nang.
- Thoát vị bẹn: có thể đẩy lên được.
- U trung thất: rất khó phân biệt định, cần chụp cắt lớp.
- U mạc treo: rất khó phân biệt với hạch. Soi ổ bụng, có khi phải mổ thăm dò ở ổ bụng.
III. KHÁM XÉT CÁC BỘ PHẬN KHÁCSau khi đã xác định hạch to, cần chú ý kiểm tra gan lách, phát hiện các bệnh về máu.
1. Chẩn đoán nguyên nhân hạch to.1.1. Hạch viêm cấp tính.1.1.1. Viêm nhiễm gây sưng tấy một vùng.Thường ở những vùng có hạch bạch huyết chi phối, khi bị viêm nhiễm hạch này sẽ sưng lên. Thí dụ viêm họng gây hạch to ở dưới hàm. Nhọt dưới đùi có nhọt ở bẹn, bắp chuối: zona ở ngực có hạch ở nách… hạch ở đây cũng có tính chất của một viêm nhiễm: sưng, nóng, đỏ, đau. Mật độ thường chắc. Số lượng ít, chỉ một hai hạch, di động được và không dính vào nhau. Hạch có thể tiến triển làm mủ gây loét, nhất là khi bị bẩn, ở những chỗ bị cọ xát nhiều như nách (ổ gà).
1.1.2. Một số bệnh số phát ban thành dịch:Như bệnh đăng gơ, bệnh rubêôn. Hạch nổi ban đỏ khắp người, đau các đầu xương, sốt. Bệnh gây thành dịch, lành tính. Khi khỏi bệnh hạch cũng lặn, nhưng thường sau một thời gian lâu mới hết.
1.1.3. Bệnh nhiễm khuẩn có tăng bạch cầu đơn nhân:Hạch nổi lên ở nhiều nơi, không đau, dễ di động mật độ chắc. Người bệnh có sốt cao, cũng phát ban khắp người như rubêôn, nhưng khi thử máu thấy bạch cầu đơn nhân tăng nhiều bệnh lành tính.
1.2. Bệnh viêm mạn tính.1.2.1. Hạch do cơ địa:Thường thấy ở một số người gầy yếu, sức khoẻ toàn thân kém. Hạch thường ở bẹn, nhỏ, di động dễ, không đau. Mật độ chắc. Hạch sẽ hết khi sức khoẻ toàn thân khá hơn, không cần điều trị gì.
1.2.2. Hạch trong bệnh hoa liễu.- Hạch trong bệnh giang mai: trong giai đoạn đầu của bệnh (mới mắc) hạch nổi to gần chỗ xâm nhập của xoắn trùng (bẹn). Thường có 4 -5 hạch nhỏ. Hơi rắn, di động dễ, không đau. Sang giai đoạn II, hạch có thể gặp ở tất cả mọi nơi trong cơ thể và to hơn.
- Bệnh Nicolas Favre: Hạch khá to ở bẹn (quả soài). Thường nhiều hạch đính vào nhau thành một đám, không dính vào tổ chức xung quanh. Dễ làm mủ từng điểm nhỏ trên mặt hạch và khi rò có nhiều lỗ trông như một cái hương sen.
1.2.3. Hạch lao:Lúc đầu, thường hạch ở hai bên cổ, trước và sau cơ ức đòn chũm, sau mới lên hạch sau gáy, hố thượng đòn, ít khi gặp hạch to ở nách và bẹn. Hạch nổi thành từng chuỗi (tràng nhạc). Cũng có khi chỉ có một hạch to nổi lên một bên cổ.
Xuất hiện và tiến triển từ từ. Lúc đầu thường chắc nhẵn, dễ di động không đau. Về sau có nhiều hạch dính vào nhau hoặc dính vào da phía trên nên di động khó khăn hơn. Lúc này hạch đã có thể bã đậu hoá nên mềm và to nhanh hơn. Hạch bã đậu có thể thủng ra ngoài da gây một lỗ rò rất lâu lành làm miệng lỗ rò nham nhở, màu hơi tím, luôn chảy ra một thứ nước vàng xanh, lổn nhổn trắng như bã đậu. Khi lỗ rò gắn miệng, để lại một vết sẹo nhăn dúm rất xấu.
Cũng có thể hạch không bã đậu hoá mà vôi hoá nên bé lại và mật độ rắn.
Trên cùng một đám hạch lao, ta có thấy những hạch có mật độ khác nhau, tuỳ theo thời gian xuất hiện của mỗi hạch. Yếu tố này quan trọng cho chẩn đoán bệnh lao.
Lao thường gặp ở trẻ con và người trẻ tuổi. Cẩn kiểm tra kỹ hệ thống hạch sâu ở phổi và màng bụng.
1.3. Hạch ung thư:1.3.1. Ung thư hạch:Thường hạch to, mật độ rắn, ít di động vì dính vào tổ chức ở sâu. Có thể là những hạch riêng lẻ nhưng cũng có khi dính vào nhau thành từng đám. Có thễ có những triệu chứng đi kèm theo như phù, đau chung quanh chổ hạch to do thần kinh, mạch máu bị chèn ép.
Chẩn đoán quyết định bằng sinh thiết hạch thấy tế bào ung thư.
1.3.2. Ung thư di căn.Thường ung thư vú có di căn hạch nách, ung thư tử cung, dương vật di căn hạch bẹn, ung thư dạ dày di căn hạch cổ… chẩn đoán bằng tìm thấy ổ ung thư tiên phát hoặc sinh thiết hạch thấy có tế bào ung thư di căn.
1.4. Hạch to trong các bệnh về máu.1.4.1. Bệnh bạch cầu.- Bệnh bạch cầu kinh thể lymphô. Hạch to nhiều nơi, cả hai bên. Thể tích thay đổi, có thể to bằng quả quít. Bề mặt đều, nhẵn, mật độ chắc, độc lập đối với nhau và di động dễ dàng. Giới hạn hạch rõ rệt vì không dính vào nhau và các mô xung quanh. Chẩn đoán bằng xét nghiệm máu và nếu cần, chọc dò tuỷ. Không cần sinh thiết hạch.
- Bạch cầu cấp: hạch ít và nhỏ hơn, thường nổi nhiều ở dưới hàm và cổ. Cũng di động dễ dàng, mật độ chắc, kèm theo sốt, thiếu máu chảy máu nhiều nơi. Chẩn đoán bằng xét nghiệm máu thấy bạch cầu tăng cao và có nhiều bạch cầu non. Có khi phải chọc dò tuỷ xương để quyết định chẩn đoán. Không cần sinh thiết hạch.
1.4.2. Bệnh Hodgkin.Hạch thường nổi đầu tiên ở hố thượng đòn bên trái (6 lần nhiều hơn bên phải), kích thước có thễ nhỏ như hạt táo cũng có thể to như quả cam. Lúc đầu các hạch mọc riêng rẽ nên dễ nắn, giới hạn rõ rệt. Về sau các hạch có thể dình vào nhau thành đám. Ít khi bị loét gây lỗ rò ngoài da. Không đau hơi rắn.
Bệnh thường gặp ở người lớn, tiến triển thành từng đợt. Mỗi đợt người bệnh thường sốt, ngứa và hạch mọc nhiều hơn. Thử máu có thể thấy bạch cầu ưa axit tăng cao.
Cần chú ý tìm hạch ở nội tạng như trung thất , mạc treo. Trường hợp bệnh bắt đầu bằng hạch to trong trung thất thì chẩn đoán rất khó khăn, có khi phải chờ những đợt tiến triển hạch mọc ra ngoại vi.
Chẩn đoán xác định bằng sinh thiết hạch, thấy có hình thái đa dạng tế bào và nhất là thấy loại tế bào Sternberg.
IV. ÁP DỤNG THỰC TẾ.Đứng trước một người có hạch to cần phải:
1. Kiểm tra kỹ những bộ phận có cùng một loại mê như hạch: gan, lách, amidan…
2. Theo dõi tính chất nơi khu trú và tiến triển của hạch, tình trạng toàn thân: sốt, xanh xao, chảy máu…
3. Làm một số xét nghiệm
- Công thức máu.
- Sinh thiết hạch. Trừ những bệnh về máu gây hạch to như các bệnh bạch cầu hoặc các bệnh sốt phát ban trong đó hạch to chỉ là một triệu chứng không quan trọng lắm, còn nói chung nếu hạch to là triệu chứng nổi bật thì phải tiến hành sinh thiết hạch để chẩn đoán chính ác.
Để hệ thống hoá những bệnh gây hạch to thường gặp, chúng tôi tóm tắt vào bảng sau đây:

<tbody>
Bệnh

Tính chất hạch

Triệu chứng kém

Xét nghiệm cần làm



Lao

- Thường bắt đầu ở cổ rồi lan xuống dưới.
- Bao giờ cũng có hạch cứng, hạch mềm. Có thể có lỗ rò.
- Tiến triển chậm.

- Gặp ở người trẻ tuổi.
- Sức khoẻ toàn thân tương đối tốt trong thời gian dài.

- Phản ứng bì (+).
- Sinh thiết hạch thấy tế bào khổng lồ, hang lao và bã đậu.



Ung thư hạch

- To cả hai bên
- Rất rắn, dễ bị loét
- Dính vào nhau hoặc vào các mô xung quanh
- Chèn ép bó mạch thần kinh bên cạnh.
- Tiến triển nhanh

- Gặp nhiều ở người có tuổi
- Sức khoẻ toàn thân suy sụp nhanh.
- Bệnh tiến triển liên tục.

Sinh thiết hạch thấy tế bào ung thư.



Hodgkin

- Hạch nhiều, cái to, cái nhỏ, thường ở hố thượng đòn trước.
- Hơi rắn, lúc đầu di động dễ, hạch riêng rẽ.
- Không bao giờ rò.

- Gặp nhiều ở người có tuổi
- Tiến triển từng đợt: sốt ngứa.
- Tình trạng toàn thân suy sụp dần.
- Có thễ có hạch ở nội tạng, trung thất, ở bụng.

Sinh thiết hạch thấy hình thức đa dạng tế bào, có nhiều Sternberg.



Bệnh bạch cầu

- Hạch to đều hai bên nhiều nơi.
- Di động dễ dàng, bờ tròn nhẵn, dễ giới hạn.
- Không bao giờ rò.

Bạnh cầu kinh:
- Người có tuổi.
- Có thể thêm lách to.
- Thiếu máu ít.
Bạch cầu cấp:
- Trẻ tuổi
- Sốt. Chảy máu nhiều nơi.
- Thiếu máu nhiều

- Bạch cầu tuỷ tăng cao.
- Không cần làm sinh thiết hạch.



</tbody>

songchungvoi_HIV
20-10-2013, 11:56
Sưng hạch bạch huyết vùng cổNếu không thể chẩn đoán phân biệt, tiếp tục theo dõi trong khoảng từ 4 đến 6 tuần để có thêm các triệu chứng giúp chẩn đoán phân biệt.
Hạch bạch huyết vùng cổ sưng to thường là dấu hiệu của một trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc viêm họng, nhưng đôi khi cũng là dấu hiệu của một số vấn đề bất ổn khác. Hạch bạch huyết vùng cổ sưng to có thể là một dấu hiệu riêng lẻ hoặc có kèm theo đau, nhạy cảm.
Nguyên nhânNói chung, hạch bạch huyết vùng cổ là một trong các hàng rào của cơ thể để ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn vào cơ thể. Tại đây, vi khuẩn bị giữ lại và bị các bạch cầu của cơ thể tiêu diệt. Trong quá trình này, hạch sưng to do có sự tích tụ của vi khuẩn và bạch cầu. Một số trường hợp sưng gây đau, nhưng cũng có khi không đau. Các trường hợp gây sưng to hạch bạch huyết ở cổ thường là:Viêm họng.Viêm amiđan.Đau tai.Nhiễm trùng vùng da đầu.Nhiễm trùng đường hô hấp trên.Chẩn đoánCó thể sờ thấy hạch bạch huyết vùng cổ sưng to. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là phải chẩn đoán phân biệt với các nguyên nhân có thể gây ra sưng hạch. Vì thế, cần khám kỹ ở các vùng tai, mũi, họng và da đầu. Đôi khi cũng cần quan sát các hạch bạch huyết khác như ở bẹn và nách để phát hiện các bệnh toàn thân.Điều trịCác trường hợp do virus gây ra thường không kéo dài quá 2 tuần, hạch sẽ tự trở lại bình thường.Chỉ tiến hành điều trị khi xác định chắc chắn nguyên nhân, chẳng hạn như viêm họng, viêm amiđan...Nếu không thể chẩn đoán phân biệt, tiếp tục theo dõi trong khoảng từ 4 đến 6 tuần để có thêm các triệu chứng giúp chẩn đoán phân biệt.Nếu hạch sưng to và kéo dài hơn 6 tuần, cho làm công thức máu toàn bộ với công thức bạch cầu và xét nghiệm Paul-Bunnell để tìm bệnh lý ác tính ở hệ tạo máu và chứng tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn. Nếu các xét nghiệm cho kết quả âm tính, có thể tiến hành sinh thiết để loại trừ khả năng bị lao phổi.

songchungvoi_HIV
20-10-2013, 11:58
Triệu Chứng Học " Nổi hạch-sưng hạch bạch huyết"
<article>

Nổi hạch-sưng hạch bạch huyết

http://t1.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQIyBWUGJulGcAH4R7OzI7HirMiOEhvc VKWitXErhFCyVZpTbI&t=1&usg=__-MUz8slc3key8FVJ7nqWiemDefs=​

Hạch bạch huyết (được gọi lầm là tuyến bạch huyết) là một phần của hệ bạch huyết thuộc hệ miễn dịch của cơ thể. Nổi hạch (hạch bạch huyết sưng lớn lên) có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.

Bình thường, bên trong cơ thể chúng ta có một số nhóm hạch bạch huyết, chúng là những nốt mềm, nhỏ, có hình hạt đậu. Những hạch thường bị sưng hoặc phì đại nhất là những hạch nằm ở cổ, dưới cằm, nách và ở háng.

* Hệ bạch huyết là một hệ thống bao gồm các hạch và những ống phân bố rộng khắp cơ thể. Chúng mang các dịch bạch huyết [là những dịch mô bao quanh các tế bào có chứa những tế bào máu (tế bào lympho), dịch từ các quai ruột (dịch dưỡng trấp), và một số ít các hồng cầu] quay ngược trở lại hệ tuần hoàn nhờ tĩnh mạch. Dịch bạch huyết mang tập hợp những chất gây nhiễm và những chất lạ đối với cơ thể (kháng nguyên).
* Hạch bạch huyết là một cụm nhỏ các tế bào được bọc xung quanh bởi một bao và có các ống tuyến đi vào và đi ra khỏi chúng. Các tế bào trong hạch bạch huyết được gọi là các tế bào bạch huyết (tế bào lympho), chúng có chức năng tạo ra các kháng thể (là những hạt protein trói buộc các chất lạ lại bao gồm những hạt gây nhiễm trùng) và những đại thực bào sẽ tiêu hóa những mảnh vụn này. Chúng đóng vai trò các tế bào dọn dẹp của cơ thể.
* Các hạch bạch huyết là những vị trí quan trọng khi những chất lạ và các tác nhân nhiễm trùng tương tác với các tế bào thuộc hệ miễn dịch. Cụm các hạch lympho lớn nhất của cơ thể là lách, ngoài những chức năng khác, lách còn giúp cơ thể chiến đấu chống nhiễm trùng và đáp ứng lại với các chất lạ đối với cơ thể.

NGUYÊN NHÂN

Có một số cơ chế có thể gây ra sự phì đại của các hạch bạch huyết (nổi hạch):

* Nhiễm trùng: làm tăng số lượng các bạch cầu do chúng được nhân lên để đáp ứng với kích thích của các chất lạ (kháng nguyên).
* Virus: phản ứng miễn dịch đối với nhiễm trùng toàn thể của cơ thể chẳng hạn như nhiễm virus có thể xảy ra cùng với cúm cũng như những nhiễm trùng nặng hơn, chẳng hạn như HIV.
* Viêm: sự thâm nhiễm các tế bào viêm do nhiễm trùng hoặc quá trình viêm xảy ra trong vùng của các hạch bạch huyết.
* Ung thư: thâm nhiễm các tế bào ác tính (sự di căn) vào các hạch từ những dòng bạch huyết xuất phát từ khu vực của một số loại ung thư.
* Ung thư máu: sự nhân lên không kiểm soát được và ác tính của các tế bào lympho, chẳng hạn như trong bệnh lymphoma hay bệnh bạch cầu.

TRIỆU CHỨNG

* Triệu chứng tùy thuộc vào vị trí hạch và nguyên nhân gây phì đại hạch.
* Bệnh nhân có thể có những triệu chứng của nhiễm trùng đường hô hấp trên (chảy nước mũi, đau họng, sốt) và cảm thấy nổi một số hạch căng nhẹ ở dưới da xung quanh tai, dưới cằm, hoặc ở phần trên của cổ.
* Đôi khi có thể có nhiễm trùng da, đỏ, hoặc đau họng, và bệnh nhân có thể cảm thấy hạch bạch huyết lân cận theo hướng về phía tim bị phì đại.
* Sưng những hạch bạch huyết nằm sâu bên trong cơ thể có thể gây ra những hậu quả khác với những hạch bạch huyết nằm ngay dưới da. Tắc nghẽn dòng chảy của bạch huyết do bị sưng các hạch bạch huyết nằm sâu có thể gây ra sưng chân hoặc ho kéo dài, ngay cả khi bạn không cảm thấy được sự sưng lên của các hạch này.
* Một số dạng nhiễm trùng (nhiễm trùng tăng bạch cầu đơn nhân, HIV, và nhiễm nấm hoặc ký sinh trùng) có thể gây sưng hạch bạch huyết trên khắp cơ thể.
* Một số rối loạn miễn dịch, chẳng hạn như lupus hay viêm khớp dạng thấp, cũng có thể gây sưng hạch khắp cơ thể.
* Trong một số trường hợp hiếm gặp, bệnh nhân có thể có một hạch hoặc một nhóm hạch lớn lên nhanh chóng và trở nên cứng và không thể đẩy di động được dễ dàng ở dưới da.

KHI NÀO CẦN ĐẾN GẶP BÁC SĨ

Nếu chỉ là những hạch viêm đơn thuần thì thường chúng không phải là mối quan tâm lớn, nhưng nếu bạn có những triệu chứng của những bệnh khác kèm theo phì đại hạch bạch huyết, bạn nên đi khám bệnh.

Hãy đi khám nếu như:

* Hạch sưng từ 2 tuần trở lên hoặc bạn có những triệu chứng như sụt cân, vã mồ hôi đêm, mệt mỏi, hoặc sốt kéo dài.
* Hạch cứng, dính chặt vào da, hoặc phát triển nhanh chóng.
* Bạn cảm thấy sưng gần xương đòn hoặc ở phần dưới của cổ.
* Vùng da phía trên hạch chuyển màu đỏ và viêm và bạn nghi ngờ có nhiễm trùng.

Chẩn đoán sưng hạch bạch huyết hiếm khi cần phải cấp cứu. Tuy nhiên cũng có những trường hợp ngoại lệ, chẳng hạn như nhiễm trùng da tiến triển cần phải điều trị, hạch bạch huyết nhiễm trùng nặng cần phải được dẫn lưu, hoặc đau đớn nặng nề.

KHÁM VÀ XÉT NGHIỆM

* Bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân về những triệu chứng đi kèm theo và sau đó sẽ tiến hành khám.
* Tùy thuộc vào mức độ lan tràn của bệnh, bác sĩ có thể cho xét nghiệm công thức máu, chụp X quang và CT scan những vùng bị ảnh hưởng.
* Có thể cần phải sinh thiết hạch bị sưng. Mẫu mô lấy đi sẽ được gửi cho các nhà giải phẫu bệnh nghiên cứu dưới kính hiển vi để xác định nguyên nhân gây sưng hạch.

ĐIỀU TRỊ

Tại nhà

Nếu bệnh nhân có những triệu chứng cảm lạnh hoặc những nhiễm trùng nhẹ khác có thể cần hoặc không cần uống kháng sinh và nổi hạch trong vòng khoảng 2 tuần rồi sau đó trở về bình thường thì không cần phải điều trị đặc hiệu.

* Nếu hạch nhỏ (nhỏ hơn 2cm), nằm ở háng, hoặc dưới cằm ở bệnh nhân trưởng thành trẻ thì được xem là bình thường.
* Trẻ em thường có hệ bạch huyết hoạt động hơn người lớn nên có thể có cảm giác các hạch của chúng bị phì đại.

Tại bệnh viện

Nếu một hạch bạch huyết lớn nhanh trong vòng từ 1 đến 2 ngày thì nó thường có nguyên nhân và cách điều trị khác với những hạch bạch huyết bị sưng trong vòng vài tháng. Hãy trình bày mối lo lắng của mình với bác sĩ khi đi khám vì điều này có thể giúp bác sĩ thiết lập được chẩn đoán.

* Cách điều trị chuẩn đối với những hạch bạch huyết bị phì đại có thể là dùng thuốc giảm đau và hạ sốt, chẳng hạn như ibuprofen và acetaminophen. Có thể đắp vải ấm để làm giảm sưng.
* Nếu nguyên nhân gây sưng là nhiễm trùng, bác sĩ có thể kê toa cho bệnh nhân sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng virus.
* Nếu có ổ áp xe, có thể cần phải được dẫn lưu bằng cách rạch ra và trám đầy bằng gạc.
* Nếu hạch sưng do nguyên nhân ác tính, có thể cần phải phẫu thuật, xạ trị, hay hóa trị.
* Nếu bệnh nhân bị rối loạn miễn dịch, có thể sẽ được bác sĩ kê toa những loại thuốc phù hợp.

TIÊN LƯỢNG

Phần lớn những trường hợp nổi hạch đều tự khỏi mà không để lại di chứng gì.


(Nguồn Y học NET )​
</article>

songchungvoi_HIV
20-10-2013, 12:00
Hạch bẹn sưng - Bệnh gì?Sức Khỏe Đời Sống (http://www.baomoi.com/Source/Suc-Khoe-Doi-Song/64.epi) - 16/10/2013 13:27

Hội chứng sưng hạch bẹn là viêm của các hạch lympho ở vùng bẹn, có thể đau và có thể có mủ. Khi các hạch này vỡ ra, chúng giống các vết loét ở vùng bẹn. Hội chứng sưng hạch bẹn có thể gặp ở cả nam và nữ.
<tbody style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-size: 14px; vertical-align: baseline; background-color: transparent; background-position: initial initial; background-repeat: initial initial;">

Biểu hiệnThông thường sưng hạch bẹn to ở 1 hoặc cả 2 bên, có thể kèm theo xuất hiện các vết loét, mụn nước, sẩn nhỏ vùng hậu môn, sinh dục hoặc xuất hiện trước khi sưng hạch. Ngoài ra, còn có các biểu hiện khác ở da hoặc niêm mạc: sẩn, sẩn mủ, đào ban đặc biệt chú ý thương tổn ở lòng bàn tay và bàn chân. Sốt hoặc không sốt.


<tbody style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-size: 14px; vertical-align: baseline; background-color: transparent; background-position: initial initial; background-repeat: initial initial;">
http://skds3.vcmedia.vn/DGLcjEtCi7V4PUO35EGZceYAXCoe9f/Image/2013/10/17-30596.JPG

Khám và tư vấn cho bệnh nhân tại Trung tâm Nam học - Bệnh viện Việt Đức. Ảnh: N. Tuấn


</tbody>


Các nguyên nhân thường gặpCó rất nhiều nguyên nhân của sưng hạch bẹn như: Do các vết thương, vết trầy xước da gây nhiễm khuẩn cấp tính ở chân, bàn chân cùng bên. Tuy nhiên, sưng hạch bẹn cũng có thể do những nguyên nhân sau:
Viêm hạch do giang mai: Là một bệnh lây truyền qua đường tình dục do xoắn khuẩn Treponema pallidum (xoắn khuẩn giang mai) gây ra. Nếu giang mai ở giai đoạn I: thường hạch to, di động, khu trú phổ biến là ở một bên bẹn, trong chùm hạch có một hạch to hơn hẳn gọi là "hạch chúa". Nếu giang mai ở giai đoạn II: hạch lan tràn hai bên bẹn và nhiều nơi khác: nách, cổ, dưới hàm. Kèm các biểu hiện khác: đào ban, sẩn, mảng niêm mạc, rụng tóc, có thể có sốt...

Viêm hạch do hạ cam: Hạ cam là một bệnh lây qua đường tình dục, do trực khuẩn gram âm Hemopilus ducreyi gây ra. Bệnh còn có thể lây từ người sang người do tiếp xúc với vết loét. Thời gian ủ bệnh từ 3-5 ngày. Muốn phát hiện bệnh cần phải dựa vào các triệu chứng sau: tổn thương nơi đường vào lúc đầu là vết sẩn mụn phỏng, sau đó vỡ ra tạo nên nốt loét đau, mềm, có đáy hoại tử và vòng đỏ xung quanh bờ không rõ ràng. Có khi có nhiều vết loét do lây tại chỗ và viêm hạch bẹn, xuất hiện sau 2 tuần khi có vết loét hạ cam. Thường chỉ có một hạch viêm ở một bên bẹn. Hạch đỏ, nóng, sưng, đau. Hạch vỡ mủ (như màu sô cô la), tạo thành vết loét lâu lành có bờ nham nhở.
Viêm hạch do u hạt bạch huyết hoa liễu: Hay còn gọi là bệnh Nicolas-Favre, lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt trong những nam giới sinh hoạt đồng tính. Diễn biến của bệnh rất khó nhận biết, trải qua nhiều giai đoạn: Loét hậu môn, đôi khi chít hẹp hậu môn, lỗ rò quanh hậu môn, mưng mủ, rồi xuất hiện các biểu hiện trầm trọng trên da, gây tổn thương tới các khớp. Viêm hạch xuất hiện vài ngày, vài tuần sau khi có mụn nước, sẩn nhỏ hoặc vết loét. Viêm hạch thường ở một bên (phổ biến là ở bẹn). Các hạch viêm thường tạo thành một khối, không di động, mềm dần và chảy mủ ra ngoài thành nhiều lỗ dò hoặc đường hầm thông nhau giống như "gương sen".
Vì vậy, khi mắc các bệnh kể trên phải điều trị sớm, để phòng tránh sưng hạch. Nếu có các triệu chứng sưng hạch bẹn và kèm theo các triệu chứng khác thì cần phải đến cơ sở y tế để được điều trị.

Bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn



</tbody>

songchungvoi_HIV
20-10-2013, 12:03
<tbody style="margin: 0px; padding: 0px;">

<tbody style="margin: 0px; padding: 0px;">

<tbody style="margin: 0px; padding: 0px;">
BỆNH THƯỜNG GẶP (http://www.thuocbietduoc.com.vn/hoi-dapcm-7/benh-thuong-gap.aspx)

Gửi câu hỏi>> (http://www.thuocbietduoc.com.vn/home/guicauhoi.aspx?faqGr=7)

</tbody>


</tbody>




</tbody>
Hỏi về hiện tượng nổi hạch sau taiem 21 tuổi, sau tai phải em nổi hạch đã 3 tuần nay, hạch rắn thuôn dài không đau cũng không di chuyển, tai phải của em hơi đau ngoải ra không có triệu chứng gì khác .Xin hỏi bác sỹ hạch đó do gnuyên nhân gì, có nguy hiểm không, em xin chân thành cảm ơn!(Đỗ Thị Thuỳ)
Trả lời:


Vùng cổ và mặt có lưới hạch bạch huyết phong phú. Các nhóm hạch này có thể bị nhiễm khuẩn, nhất là nhóm dưới hàm, mang tai, bên cổ, má. Viêm hạch chiếm gần một nửa trong tổng số ca viêm nhiễm quanh xương hàm.

Nguyên nhân gây viêm hạch cổ, mặt cấp tính thường là tổn thương vùng răng miệng (viêm quanh răng, quanh cuống răng, lợi, niêm mạc miệng, biến chứng sau nhổ răng), do tổn thương ở da (loét da, nhọt ở da) hoặc do viêm amiđan, viêm họng. Viêm hạch cấp thường gặp ở trẻ em. Vùng hay bị viêm là dưới hàm và bên cổ vì hầu hết các đường bạch huyết vùng đầu cổ đều dẫn tới đó.

Trong chứng viêm hạch dưới hàm, người bệnh thấy đau ở vùng dưới hàm, nổi một hoặc vài cục hạch sưng, cứng ở mặt trong xương hàm dưới, lăn dưới tay. Da bình thường, sức khỏe ít bị ảnh hưởng, sốt nhẹ. Nếu cơ thể chống đỡ tốt và được điều trị tốt, triệu chứng trên chỉ kéo dài vài ngày, người bệnh bớt đau trong và ngoài miệng, hạch trở lại bình thường. Có trường hợp tiến triển sang quá trình làm mủ và viêm quanh hạch trong vài ngày sau với biểu hiện: đau tăng, vùng hạch viêm lan rộng, giới hạn không rõ. Viêm lan quá vùng dưới hàm; cử động miệng bị hạn chế, đau dữ dội, nhất là về đêm. Bệnh nhân mất ngủ, mệt mỏi, mạch nhanh, sốt cao 39 độ C. Da trở nên đỏ bóng, nóng. Dần dần, vùng dưới hàm nề cứng, sau đó mềm dần và hình thành ổ mủ.

Viêm hạch lan tỏa dọc bên cổ thường do chứng nhiễm khuẩn răng khôn hàm dưới hay viêm họng gây ra. Biểu hiện ban đầu là nổi một hay vài hạch nhỏ bên cổ, giới hạn rõ, di động; sau đó là sưng nề, cứng dọc cơ ức đòn chũm, giới hạn không rõ, ấn vùng sưng rất đau. Cổ vẹo về bên bệnh, đau khi cử động cổ, nuốt, nói khó. Bệnh nhân sốt cao, mệt mỏi, vật vã.

Chứng viêm hạch mủ bắt đầu bằng một cục u, sau đó sưng, có thể có mủ, giữa vùng sưng có thể ấn lõm. Trong phần mềm của má sờ thấy một dải cứng đi đến nơi gây thương tổn.

Nguyên nhân gây viêm hạch mang tai là nhiễm khuẩn răng miệng hoặc viêm tai, da, nhiễm virus. Hạch cứng, di động, sau đó viêm quanh hạch.

Chứng viêm hạch trong mang tai (giả viêm tuyến mang tai) có biểu hiện: sưng vùng tuyến mang tai, đau tự phát và khi sờ thấy giới hạn không rõ ràng, nước bọt tiết bình thường. Ở giai đoạn làm mủ, mủ lan tỏa ra cả vùng tuyến mang tai làm thành áp xe vùng mang tai.

Viêm hạch cổ, mặt mạn tính thường xảy ra sau những đợt viêm hạch tái phát nhiều lần nhưng cũng có trường hợp tiến triển mạn tính ngay từ đầu (hạch lao, giang mai, ung thư). Biểu hiện: hạch nổi to, di động, chắc, da bình thường, không đau, nhiều tổ chức xơ. Hạch tồn tại nhiều năm hoặc có những lúc viêm cấp, sau đó lại khỏi.

Về điều trị, cần chống viêm toàn thân và tại chỗ, nâng cao thể trạng đối với trường hợp viêm hạch cấp. Nếu có mủ, phải rạch dẫn lưu mủ phối hợp với kháng sinh.

Tuy nhiên muốn chẩn đoán chính xác hạch viêm hay do các nguyên nhân khác cần dựa vào siêu âm chọc hạch và sinh thiết hạch. Bạn cần đi khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và được chỉ đinh điều trị.

Chúc bạn mau khỏi!
Bs.Thuocbietduoc
(Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ)

songchungvoi_HIV
20-10-2013, 12:06
Hạch sưng to báo hiệu bệnh gì?
Danh từ "hạch" hầu hết mọi người không lạ lẫm gì. Bản chất của hạch là một tổ chức lympho nằm rải rác nhiều vị trí khác nhau trong cơ thể, có loại ở trong các tổ chức sâu như hạch trung thất, có loại hạch nằm dưới da như hạch hai bên cơ ức đòn chũm, hạch thượng đòn, hạch góc hàm, hạch bẹn... Hầu hết hạch sưng to là do cơ thể đang mắc một bệnh nào đó có thể nguy hiểm hoặc không.

<tbody>
http://skds3.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2009/09/07/e9410919160050725071.jpg



</tbody>
Tính chất của hạch: Hạch là một tổ chức liên võng nội mô, sản sinh ra các dòng bạch cầu và đồng thời cũng sinh ra dòng kháng thể để chống lại các tác nhân lạ. Khi có tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể thì hạch phát triển to ra (sưng, đau), tuy vậy cũng có những trường hợp hạch sưng to nhưng không gây đau. Các vị trí hạch sưng to thường gần gũi với vị trí tổn thương hoặc trên đường đi của bạch mạch. Hạch sưng to có thể đứng riêng rẽ hoặc dính lại với nhau, dính vào da, dính vào tổ chức lân cận; hạch sưng to có thể di động hoặc không; có thể rắn hoặc mềm...Một số vị trí hạch sưng to khi bị bệnh
- Hạch to ở vùng cổ, thượng đòn: Ở vùng cổ và vùng trên xương đòn có nhiều loại bệnh mà có sự kích thích làm cho hạch sưng lên như:
Lao hạch: Hạch trong lao hạch thường nhỏ nhưng nhiều, xuất hiện từ từ, hạch thường không đau (người bệnh không cảm nhận thấy hoặc thầy thuốc sờ nắn nhưng người bệnh không thấy đau). Các hạch lao thường xếp thành chuỗi dọc theo hai bên cơ ức đòn chũm. Mật độ của các hạch cũng rất khác nhau, có cái mềm có cái rắn chắc. Nếu theo dõi, quan sát thường xuyên thì thấy lúc đầu các hạch di động dễ dàng nhưng do viêm nhiễm lâu ngày nên dần dần các hạch dính lại với nhau khó di động. Một điểm nổi bật là hạch lao rất dễ bị rò chảy ra một chất giống bã đậu. Khi hạch rò, chảy ra chất bã đậu thì bờ của vết rò nham nhở (có thể nhìn bằng mắt thường hoặc bằng kính lúp). Khi hạch rò chảy ra hết chất bã đậu thì có thể lành nhưng thường để lại sẹo nhăn nhúm dọc hai bên cơ ức đòn chũm mà người ta thường gọi là chuỗi "tràng nhạc". Liên quan đến nổi hạch, người bệnh thường có sốt về chiều, ăn kém, gầy sút nhanh chóng, hay ra mồ hôi lúc ngủ.
Bệnh Hodgkin: Trong bệnh Hodgkin, người ta thường thấy hạch nổi ở hố thượng đòn bên trái lúc mới bị bệnh, dần dần cả hai hố thượng đòn đều có hạch nổi. Kèm theo hạch ở hố thượng đòn hạch nách và hạch ở trung thất cũng xuất hiện. Đặc tính của hạch trung thất thường không gây đau nên người bệnh không cảm nhận được, không hóa mủ nên không bị rò ra như trong hạch lao. Người bệnh cũng có sốt. Tính chất của sốt trong bệnh Hodgkin là sốt từng đợt và mỗi một lần sốt như vậy hạch cũ cũng to dần lên và xuất hiện thêm các hạch mới. Kèm theo còn có một số dấu hiệu đặc trưng khác như lách sưng to, rắn (có thể sờ nắn thấy hoặc siêu âm sẽ cho kết quả về kích thước của lách to ra so với lách bình thường).


<tbody>
http://skds3.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2009/09/07/vi-tri-giai-phau-cac-hach-vung-co.JPG

Vị trí giải phẫu các hạch vùng cổ.


</tbody>
Hạch vùng bẹn sưng, đauVùng bẹn hạch thường sưng to, đau có thể do một số bệnh nhiễm khuẩn thuộc bộ phận sinh dục - tiết niệu như bệnh do vi khuẩn họ Chlamidia, bệnh sốt viêm hạch hoa liễu, bệnh giang mai do vi khuẩn giang mai gây ra. Bệnh giang mai thường có ba thời kỳ nhưng thời kỳ đầu (giang mai I) có vết loét ở bộ phận sinh dục ngoài. Vết loét này không đau, không ngứa, không hóa mủ và đặc biệt là tự khỏi (tự khỏi vết loét chứ không phải tự khỏi bệnh giang mai) không cần can thiệp gì nhưng bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn 2 (giang mai II) nguy hiểm hơn. Hạch vùng bẹn trong các loại bệnh này thường sưng to, đau, không hóa mủ, rắn, di động dễ dàng. Ngoài ra, nếu người bệnh bị tổn thương nhiễm khuẩn (vết xây xước, áp-xe, mụn nhọt...) ở vùng chi dưới, vùng quanh hố chậu thì hạch bẹn cũng sưng to và đau.
Nổi hạch do viêm nhiễm: Một số bệnh nhiễm khuẩn cấp tính như viêm amidan, sang chấn phần mềm nhiễm khuẩn và xuất hiện gần vùng tổn thương. Kèm theo hạch sưng to là sốt nhưng khi điều trị hết hiện tượng nhiễm khuẩn thì hạch cũng trở về trạng thái bình thường như ban đầu.
Một số hạch đặc biệt như ung thư hạch: Hạch sưng to ở nhiều vị trí trên cơ thể như hạch thượng đòn, hạch nách, hạch mạc treo, hạch trung thất... Hạch phát triển nhanh và dính lại với nhau; ấn vào đau, mật độ rắn, rất khó di động (vì chúng dính lại với nhau và dính vào tổ chức lân cận). Một số bệnh về máu cũng có hạch to như bệnh bạch cầu cấp, hạch thường to, mềm, di động xuất hiện nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể mà bình thường vẫn có hạch như hố thượng đòn, nách, bẹn, trung thất, mạc treo. Kèm theo hạch to là sốt cao, lách to nhanh, xuất huyết. Trong bệnh bạch cầu mạn tính thể lympho thì nhiều hạch nhưng bé, phát triển nhanh, lâu dần (vài ba tháng) hạch to ra, mềm và di động được. Ngoài ra, hạch có thể bị sưng to trong một số bệnh về máu, bệnh truyền nhiễm khác.
Khi thấy hạch sưng to, đau nên làm gì?
Hạch sưng to đau hoặc không, có nhiều nguyên nhân như đã nói phần trên. Hạch sưng to có thể nguy hiểm hoặc không, vì vậy khi thấy có hiện tượng bất thường trong cơ thể và kèm theo hạch sưng to, đau (hoặc không) cần phải hết sức bình tĩnh không nên lo lắng quá và nên đi khám bác sĩ ngay, nhất là hạch to kèm theo sốt hoặc sốt nhẹ về chiều hoặc sốt từng đợt hoặc thay đổi bất thường... Không nên tự mua thuốc để điều trị sẽ để lại nhiều bất cập khó lường trước. Không nên xét nghiệm hạch ở cơ sở dịch vụ y tế thông thường vì không đủ trang thiết bị y tế xét nghiệm dễ bị nhầm gây hoang mang có khi không đúng với bệnh cảnh của nó.

PGS.TS.BS. Bùi Khắc Hậu

songchungvoi_HIV
08-11-2013, 15:34
Sưng hạch bạch huyết

Điều trị viêm, sưng hạch bạch huyết, còn gọi là viêm hạch bạch huyết, phụ thuộc vào nguyên nhân. Trong một số trường hợp, thời gian qua và việc sử dụng thuốc giảm đau toa và nén ấm có thể được tất cả cần.
Định nghĩa:
- Sưng hạch bạch huyết kết hợp với các dấu hiệu và triệu chứng đi kèm là một lý do phổ biến mà mọi người, đặc biệt là trẻ em đến thăm các bác sĩ.Hạch bạch huyết, còn được gọi là các tuyến, đóng vai trò quan trọng trong khả năng của cơ thể chống lại virus, vi khuẩn và các nguyên nhân khác của bệnh tật. Thông thường, các hạch bạch huyết sưng và bị viêm do nhiễm trùng. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân có thể có của các hạch bạch huyết sưng lên.Điều trị viêm, sưng hạch bạch huyết, còn gọi là viêm hạch bạch huyết, phụ thuộc vào nguyên nhân. Trong một số trường hợp, thời gian qua và việc sử dụng thuốc giảm đau toa và nén ấm có thể được tất cả cần. Đối với nhiều trường hợp nghiêm trọng, điều trị sưng hạch bạch huyết liên quan đến việc điều trị các nguyên nhân cơ bản.Các triệu chứngHệ bạch huyết bao gồm một mạng lưới các cơ quan, phương tiện, và các hạch bạch huyết nằm khắp cơ thể. Trong một số 600 hạch bạch huyết, đa số nằm trong đầu và vùng cổ. Các hạch bạch huyết thường xuyên sưng nhất là trong lĩnh vực này, cũng như ở nách và vùng háng.Có thể có các dấu hiệu và triệu chứng sau đây, tùy thuộc vào nguyên nhân gây sưng hạch bạch huyết:Mở rộng của các hạch bạch huyết bị ảnh hưởng đến 0,4 inch (1 cm) trở lênSưng và gây đau đớn hạch bạch huyết.Chảy nước mũi, đau họng, sốt và chỉ dẫn khác của một nhiễm trùng hô hấp trên.Sưng hạch bạch huyết trong cơ thể - có thể chỉ ra một nhiễm trùng, chẳng hạn như HIV hoặc bạch cầu đơn nhân, hoặc rối loạn miễn dịch, chẳng hạn như lupus hay viêm khớp dạng thấp.Màu đỏ, viêm da trong hạch bạch huyết sưng.Sưng chân, có thể chỉ ra sự tắc nghẽn hệ thống bạch huyết gây ra bởi bạch huyết sưng ở một nút quá xa cảm thấy dưới da.Làm cứng, cố định, phát triển nhanh chóng các nút, có thể chỉ ra một khối u (hiếm).Đi khám bác sỹ nếu:Một số các hạch bạch huyết sưng lên trở lại bình thường khi các điều kiện cơ bản, như cảm lạnh được giải quyết. Tuy nhiên, bác sĩ nếu quan tâm hoặc nếu các hạch bạch huyết bị sưng:Đã xuất hiện không có lý do rõ ràng.Tiếp tục mở rộng, hoặc có mặt trong hơn hai tuần.Cảm thấy khó khăn hoặc cố định.Có kèm theo sốt, đổ mồ hôi ban đêm, hoặc giảm cân không rõ nguyên nhân.Kèm theo đau họng hoặc khó nuốt hoặc hít thở.Có màu đỏ, ấm áp và sưng.Nguyên nhânMột hạch bạch huyết nhỏ tròn hoặc cụm hình hạt đậu của các tế bào bao phủ bởi mô liên kết. Các tế bào là một sự kết hợp của tế bào lympho - sản xuất các hạt protein bắt kẻ xâm lược, chẳng hạn như vi rút - và các đại thực bào, phá vỡ các nguyên liệu bị bắt. Tế bào lympho và đại thực bào bạch huyết lọc chất lỏng khi di chuyển qua cơ thể và bảo vệ bằng cách tiêu diệt quân xâm lược.Các hạch bạch huyết xảy ra trong nhóm, và từng nhóm một khu vực cụ thể của cơ thể. Các hạch bạch huyết thường xuyên nhất sưng là ở cổ, dưới cằm, trong nách và ở háng. Các các hạch bạch huyết sưng lên có thể giúp xác định nguyên nhân cơ bản.Nguyên nhân phổ biến nhất của các hạch bạch huyết sưng lên là một nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm virus, chẳng hạn như cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, có những loại nhiễm trùng khác, bao gồm cả ký sinh trùng và vi khuẩn, và các nguyên nhân có thể bị sưng nút bạch huyết. Chúng bao gồm:Nhiễm trùng thường gặp.Liên cầu họng.Quai bị.Bệnh sởi.Nhiễm trùng tai.Bị nhiễm bệnh (abscessed) răng.Bạch cầu đơn nhân.Vết thương bị nhiễm trùng.Các bệnh nhiễm trùng.Bệnh lao.Một số bệnh lây qua đường tình dục như giang mai.Toxoplasmosis - một nhiễm ký sinh trùng do tiếp xúc với phân của một con mèo bị nhiễm bệnh hoặc ăn thịt chưa nấu chín.Cát đầu sốt - một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn từ một đầu mèo hoặc cắnRối loạn hệ thống miễn dịchLupus - một bệnh viêm mãn tính có thể nhắm mục tiêu khớp, da, thận, các tế bào máu, tim và phổi.Viêm khớp dạng thấp - bệnh viêm mãn tính, mục tiêu của mô tuyến khớp (synovium).Virus suy giảm miễn dịch (HIV) - vi rút gây bệnh AIDS.Ung thư.Lymphoma - ung thư bắt nguồn từ hệ thống bạch huyết.Ung thư bạch cầu - bệnh ung thư của mô tạo máu của cơ thể, bao gồm tủy xương và hệ bạch huyết.Các bệnh ung thư đã lan (di căn) tới các hạch bạch huyết.Các nguyên nhân khác có thể, nhưng hiếm, bao gồm thuốc nhất định, chẳng hạn như phenytoin (Dilantin), được sử dụng để ngăn chặn cơn động kinh, và chủng ngừa nhất định, chẳng hạn như đối với bệnh sốt rét.Các biến chứngNếu nhiễm trùng là nguyên nhân gây ra sưng hạch bạch huyết và không được điều trị, các biến chứng có thể xảy ra:
Áp xe hình thành.
- Áp-xe là một bộ sưu tập địa hoá của mủ gây ra bởi nhiễm trùng. Mủ có chứa chất lỏng, các tế bào máu trắng, mô chết và vi khuẩn hay những kẻ xâm lược khác. Áp-xe có thể yêu cầu thoát nước và điều trị kháng sinh. Áp-xe có thể gây ra thiệt hại đáng kể nếu nó liên quan đến một cơ quan quan trọng.
Máu nhiễm trùng.
- Nhiễm vi khuẩn bất cứ nơi nào trong cơ thể có thể tiến triển thành nhiễm trùng huyết, gây ra bởi nhiễm trùng áp đảo của dòng máu. Nhiễm trùng huyết có thể dẫn đến suy cơ quan và tử vong. Điều trị liên quan đến nhập viện và thuốc kháng sinh tiêm tĩnh mạch.Các xét nghiệm và chẩn đoánBác sĩ có thể hỏi lịch sử y tế, hỏi về sưng hạch bạch huyết phát triển khi nào và làm thế nào, hỏi về các dấu hiệu và triệu chứng, và kiểm tra các hạch bạch huyết có thể cảm nhận cho kích thước, sự ấm áp, dịu dàng và kết cấu. Các diễn biến của các hạch bạch huyết bị sưng và các dấu hiệu và triệu chứng sẽ cung cấp manh mối các nguyên nhân cơ bản.Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm để giúp chẩn đoán, bao gồm:
Xét nghiệm máu.
- Tùy thuộc vào những gì bác sĩ nghi ngờ gây sưng hạch bạch huyết, người đó có thể yêu cầu xét nghiệm máu nhất định để xác nhận hay loại trừ tình trạng nghi ngờ cơ bản. Các xét nghiệm cụ thể sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân nghi ngờ, nhưng rất có thể sẽ bao gồm một số lượng máu đầy đủ (CBC), giúp đánh giá sức khỏe tổng thể và phát hiện một loạt các rối loạn, bao gồm nhiễm trùng, chẳng hạn như bạch cầu đơn nhân, và bệnh bạch cầu.
Hình ảnh nghiên cứu.
- X-quang ngực hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT) quét khu vực bị ảnh hưởng có thể giúp xác định các nguồn tiềm năng của nhiễm trùng hoặc tìm thấy các khối u.
Sinh thiết hạch bạch huyết.
- Nếu bác sĩ không thể chẩn đoán, nó có thể hữu ích để loại bỏ một mẫu từ một hạch bạch huyết hoặc ngay cả một hạch bạch huyết để kiểm tra toàn bộ kính hiển vi.Phương pháp sinh thiết có thể kim hút (FNA), các bác sĩ có thể thực hiện trong văn phòng, hoặc người đó có thể giới thiệu đến một bác sĩ phẫu thuật cho thủ tục này. Trong FNA, các bác sĩ đưa một kim nhỏ vào các hạch bạch huyết và loại bỏ (aspirates) tế bào, sau đó được gửi đến một phòng thí nghiệm để nghiên cứu. Siêu âm - một thủ tục không xâm lấn dùng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của các cơ quan và các mô - có thể được sử dụng để đảm bảo tính chính xác.
Trong một số trường hợp, có thể yêu cầu sinh thiết excisional.
- Đây là loại sinh thiết - cũng được gọi là phẫu thuật sinh thiết - loại bỏ một phần hoặc toàn bộ một hạch bạch huyết thông qua một đường rạch để phân tích. Bác sĩ phẫu thuật thực hiện thủ tục này trong khi sử dụng gây tê cục bộ hoặc toàn bộ.Phương pháp điều trị và thuốcSưng hạch bạch huyết do virus gây ra có thể đôi khi trở lại bình thường sau khi giải quyết nhiễm virus. Kháng sinh không có ích để điều trị nhiễm virus. Điều trị cho các hạch bạch huyết sưng lên do các nguyên nhân khác phụ thuộc vào nguyên nhân:
Nhiễm trùng.
- Việc điều trị phổ biến nhất cho các hạch bạch huyết sưng lên gây ra do nhiễm trùng bởi vi khuẩn là kháng sinh. Thuốc giảm đau, giảm thiểu sốt bao gồm aspirin, ibuprofen (Advil, Motrin, những loại khác) và acetaminophen (Tylenol, những loại khác). Aspirin và ibuprofen cũng có các tính chất chống viêm, có thể giúp giảm viêm. Không cho trẻ uống aspirin mà không tham vấn bác sĩ bởi vì các liên kết của nó với hội chứng Reye. Hội chứng Reye là một bệnh hiếm gặp nhưng nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến máu, gan và não của trẻ em và thanh thiếu niên hồi phục sau khi bị nhiễm virus.
Rối loạn miễn dịch.
- Nếu các tuyến bị sưng là kết quả của HIV, lupus hay viêm khớp dạng thấp, điều trị là hướng vào các điều kiện cơ bản.
Ung thư.
- Sưng hạch gây ra bởi ung thư cần điều trị cho bệnh ung thư. Tùy thuộc vào loại ung thư, điều trị có thể bao gồm phẫu thuật, xạ trị hoặc hóa trị.Phong cách sống và biện pháp khắc phụcNếu các tuyến bị sưng đau, có thể nhận được một số cứu trợ bằng cách làm như sau:
Áp sự ấm áp.
- Áp ấm, ẩm nén, chẳng hạn như một chiếc khăn nhúng trong nước nóng, vào vùng bị ảnh hưởng.
Thuốc giảm đau.
- Thuốc giảm đau như aspirin, ibuprofen (Advil, Motrin, những loại khác) và acetaminophen (Tylenol, những loại khác), có thể giúp giảm đau và sốt. Không cho trẻ uống aspirin mà không tham vấn bác sĩ bởi vì các liên kết của nó với hội chứng Reye ở trẻ em. Hội chứng Reye là một bệnh hiếm gặp nhưng nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến máu, gan và não của trẻ em và thanh thiếu niên hồi phục sau khi bị nhiễm virus.
Hãy nghỉ ngơi đầy đủ. Cần phần nghỉ ngơi để hỗ trợ phục hồi từ các điều kiện cơ bản.

songchungvoi_HIV
08-11-2013, 15:40
Hạch bạch huyếtBách khoa toàn thư mở Wikipedia


Hạch bạch huyết hay hạch lympho là một trong vô số các cấu trúc trơn, hình bầu dục dẹp, rải rác dọc theo các mạch bạch huyết, là một phần của hệ bạch huyết (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=H%E1%BB%87_b%E1%BA%A1ch_huy%E1%BA% BFt&action=edit&redlink=1). Các hạch bạch huyết có mặt ở khắp cơ thể, tập trung nhiều ở một số vùng như cổ, nách, bẹn. Hạch bạch huyết đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của hệ miễn dịch (http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%87_mi%E1%BB%85n_d%E1%BB%8Bch). Chúng chứa các tế bào bạch huyết (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=T%E1%BA%BF_b%C3%A0o_b%E1%BA%A1ch_h uy%E1%BA%BFt&action=edit&redlink=1) và có chức năng làm bộ lọc hoặc bẫy giữ lại các phần tử ngoại lai, có thể bị viêm và sưng khi làm nhiệm vụ này.
Các hạch bạch huyết cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh. Chúng nóng hoặc sưng lên trong những tình trạng khác nhau, từ nhẹ như viêm họng (http://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%C3%AAm_h%E1%BB%8Dng) đến nguy hiểm như ung thư (http://vi.wikipedia.org/wiki/Ung_th%C6%B0). Ở bệnh nhân ung thư, tình trạng của hạch bạch huyết đáng chú ý đến mức nó được dùng để xác định ung thư đang ở giai đoạn nào.



<tbody>

<tbody>

[ẩn (http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BA%A1ch_b%E1%BA%A1ch_huy%E1%BA%BFt#)]


x (http://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:C%C3%A1c_h%E1%BB%87_c%C6%A 1_quan_ng%C6%B0%E1%BB%9Di)
t (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Th%E1%BA%A3o_lu%E1%BA%ADn_B%E1%BA% A3n_m%E1%BA%ABu:C%C3%A1c_h%E1%BB%87_c%C6%A1_quan_n g%C6%B0%E1%BB%9Di&action=edit&redlink=1)
s (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:C%C3%A1c_h %E1%BB%87_c%C6%A1_quan_ng%C6%B0%E1%BB%9Di&action=edit)


Các hệ cơ quan trong cơ thể người (http://vi.wikipedia.org/wiki/C%C6%A1_th%E1%BB%83_ng%C6%B0%E1%BB%9Di)






Hệ vận động (http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%87_v%E1%BA%ADn_%C4%91%E1%BB%99ng)
Bộ xương (http://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%99_x%C6%B0%C6%A1ng): các xương mặt (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=C%C3%A1c_x%C6%B0%C6%A1ng_m%E1%BA%B 7t&action=edit&redlink=1), khối xương sọ (http://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%E1%BB%91i_x%C6%B0%C6%A1ng_s%E1%BB%8D), xương ức (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=X%C6%B0%C6%A1ng_%E1%BB%A9c&action=edit&redlink=1), các xương sườn (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=C%C3%A1c_x%C6%B0%C6%A1ng_s%C6%B0%E 1%BB%9Dn&action=edit&redlink=1), xương sống (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=X%C6%B0%C6%A1ng_s%E1%BB%91ng&action=edit&redlink=1), các xương chân (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=C%C3%A1c_x%C6%B0%C6%A1ng_ch%C3%A2n&action=edit&redlink=1), các xương tay (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=C%C3%A1c_x%C6%B0%C6%A1ng_tay&action=edit&redlink=1) ·
Hệ cơ (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=H%E1%BB%87_c%C6%A1&action=edit&redlink=1): cơ vân (http://vi.wikipedia.org/wiki/C%C6%A1_v%C3%A2n) (cơ xương (http://vi.wikipedia.org/wiki/C%C6%A1_x%C6%B0%C6%A1ng)), cơ trơn (http://vi.wikipedia.org/wiki/C%C6%A1_tr%C6%A1n), cơ tim (http://vi.wikipedia.org/wiki/C%C6%A1_tim), cơ hoành (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=C%C6%A1_ho%C3%A0nh&action=edit&redlink=1)






Hệ tuần hoàn (http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%87_tu%E1%BA%A7n_ho%C3%A0n)
Tim (http://vi.wikipedia.org/wiki/Tim): tâm thất (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=T%C3%A2m_th%E1%BA%A5t&action=edit&redlink=1), tâm nhĩ (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=T%C3%A2m_nh%C4%A9&action=edit&redlink=1) · Mạch máu (http://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BA%A1ch_m%C3%A1u): động mạch (http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%99ng_m%E1%BA%A1ch), tĩnh mạch (http://vi.wikipedia.org/wiki/T%C4%A9nh_m%E1%BA%A1ch), mao mạch (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Mao_m%E1%BA%A1ch&action=edit&redlink=1) ·
Máu (http://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%A1u): huyết tương (http://vi.wikipedia.org/wiki/Huy%E1%BA%BFt_t%C6%B0%C6%A1ng), hồng cầu (http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%93ng_c%E1%BA%A7u), bạch cầu (http://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A1ch_c%E1%BA%A7u), tiểu cầu (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Ti%E1%BB%83u_c%E1%BA%A7u&action=edit&redlink=1) · Vòng tuần hoàn (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=V%C3%B2ng_tu%E1%BA%A7n_ho%C3%A0n&action=edit&redlink=1): vòng tuần hoàn lớn (http://vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%B2ng_tu%E1%BA%A7n_ho%C3%A0n_l%E1%BB%9Bn), vòng tuần hoàn nhỏ (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=V%C3%B2ng_tu%E1%BA%A7n_ho%C3%A0n_n h%E1%BB%8F&action=edit&redlink=1) · Van (http://vi.wikipedia.org/wiki/Van)






Hệ miễn dịch (http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%87_mi%E1%BB%85n_d%E1%BB%8Bch)
Bạch cầu (http://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A1ch_c%E1%BA%A7u): bạch cầu ưa kiềm (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=B%E1%BA%A1ch_c%E1%BA%A7u_%C6%B0a_k i%E1%BB%81m&action=edit&redlink=1), bạch cầu trung tính (http://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A1ch_c%E1%BA%A7u_trung_t%C3%ADnh), bạch cầu ưa a-xit (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=B%E1%BA%A1ch_c%E1%BA%A7u_%C6%B0a_a-xit&action=edit&redlink=1), bạch cầu mô-nô (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=B%E1%BA%A1ch_c%E1%BA%A7u_m%C3%B4-n%C3%B4&action=edit&redlink=1), bạch cầu lim-phô (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=B%E1%BA%A1ch_c%E1%BA%A7u_lim-ph%C3%B4&action=edit&redlink=1) (tế bào B (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=T%E1%BA%BF_b%C3%A0o_B&action=edit&redlink=1), tế bào T (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=T%E1%BA%BF_b%C3%A0o_T&action=edit&redlink=1));
Các cơ chế: thực bào (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Th%E1%BB%B1c_b%C3%A0o&action=edit&redlink=1), tiết kháng khể (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Ti%E1%BA%BFt_kh%C3%A1ng_kh%E1%BB%8 3&action=edit&redlink=1), phá hủy tế bào nhiễm (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Ph%C3%A1_h%E1%BB%A7y_t%E1%BA%BF_b% C3%A0o_nhi%E1%BB%85m&action=edit&redlink=1)






Hệ bạch huyết (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=H%E1%BB%87_b%E1%BA%A1ch_huy%E1%BA% BFt&action=edit&redlink=1)
Phân hệ (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Ph%C3%A2n_h%E1%BB%87&action=edit&redlink=1): phân hệ lớn (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Ph%C3%A2n_h%E1%BB%87_l%E1%BB%9Bn&action=edit&redlink=1), phân hệ nhỏ (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Ph%C3%A2n_h%E1%BB%87_nh%E1%BB%8F&action=edit&redlink=1) ·
Đường dẫn bạch huyết (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=%C4%90%C6%B0%E1%BB%9Dng_d%E1%BA%AB n_b%E1%BA%A1ch_huy%E1%BA%BFt&action=edit&redlink=1): ống bạch huyết (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=%E1%BB%90ng_b%E1%BA%A1ch_huy%E1%BA %BFt&action=edit&redlink=1), mạch bạch huyết (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=M%E1%BA%A1ch_b%E1%BA%A1ch_huy%E1%B A%BFt&action=edit&redlink=1), mao mạch bạch huyết (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Mao_m%E1%BA%A1ch_b%E1%BA%A1ch_huy% E1%BA%BFt&action=edit&redlink=1), hạch bạch huyết · Bạch huyết (http://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A1ch_huy%E1%BA%BFt)






Hệ hô hấp (http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%87_h%C3%B4_h%E1%BA%A5p)
Đường dẫn khí (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=%C4%90%C6%B0%E1%BB%9Dng_d%E1%BA%AB n_kh%C3%AD&action=edit&redlink=1): mũi (http://vi.wikipedia.org/wiki/M%C5%A9i), thanh quản (http://vi.wikipedia.org/wiki/Thanh_qu%E1%BA%A3n), khí quản (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Kh%C3%AD_qu%E1%BA%A3n&action=edit&redlink=1), phế quản (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Ph%E1%BA%BF_qu%E1%BA%A3n&action=edit&redlink=1) · Phổi (http://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BB%95i): hai lá phổi (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Hai_l%C3%A1_ph%E1%BB%95i&action=edit&redlink=1), phế nang (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Ph%E1%BA%BF_nang&action=edit&redlink=1); Hoạt động hô hấp (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Ho%E1%BA%A1t_%C4%91%E1%BB%99ng_h%C 3%B4_h%E1%BA%A5p&action=edit&redlink=1): sự thở (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=S%E1%BB%B1_th%E1%BB%9F&action=edit&redlink=1), sự trao đổi khí (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=S%E1%BB%B1_trao_%C4%91%E1%BB%95i_k h%C3%AD&action=edit&redlink=1)






Hệ tiêu hóa (http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%87_ti%C3%AAu_h%C3%B3a)
Ống tiêu hóa (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=%E1%BB%90ng_ti%C3%AAu_h%C3%B3a&action=edit&redlink=1): miệng (http://vi.wikipedia.org/wiki/Mi%E1%BB%87ng), răng (http://vi.wikipedia.org/wiki/R%C4%83ng), hầu (http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BA%A7u), lưỡi (http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C6%B0%E1%BB%A1i), thực quản (http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%B1c_qu%E1%BA%A3n), dạ dày (http://vi.wikipedia.org/wiki/D%E1%BA%A1_d%C3%A0y), tá tràng (http://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A1_tr%C3%A0ng), ruột non (http://vi.wikipedia.org/wiki/Ru%E1%BB%99t_non), ruột già (http://vi.wikipedia.org/wiki/Ru%E1%BB%99t_gi%C3%A0), ruột thừa (http://vi.wikipedia.org/wiki/Ru%E1%BB%99t_th%E1%BB%ABa), hậu môn (http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BA%ADu_m%C3%B4n) ·Các tuyến tiêu hóa (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=C%C3%A1c_tuy%E1%BA%BFn_ti%C3%AAu_h %C3%B3a&action=edit&redlink=1): tuyến nước bọt (http://vi.wikipedia.org/wiki/Tuy%E1%BA%BFn_n%C6%B0%E1%BB%9Bc_b%E1%BB%8Dt), tuyến mật (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tuy%E1%BA%BFn_m%E1%BA%ADt&action=edit&redlink=1), tuyến ruột (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tuy%E1%BA%BFn_ru%E1%BB%99t&action=edit&redlink=1), tuyến tụy (http://vi.wikipedia.org/wiki/Tuy%E1%BA%BFn_t%E1%BB%A5y)






Hệ bài tiết (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=H%E1%BB%87_b%C3%A0i_ti%E1%BA%BFt&action=edit&redlink=1)
Hệ tiết niệu (http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%87_ti%E1%BA%BFt_ni%E1%BB%87u): thận (http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%ADn), ống dẫn nước tiểu (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=%E1%BB%90ng_d%E1%BA%ABn_n%C6%B0%E1 %BB%9Bc_ti%E1%BB%83u&action=edit&redlink=1), bóng đái (http://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%B3ng_%C4%91%C3%A1i) (bàng quang (http://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A0ng_quang)) ·
Hệ bài tiết mồ hôi (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=H%E1%BB%87_b%C3%A0i_ti%E1%BA%BFt_m %E1%BB%93_h%C3%B4i&action=edit&redlink=1): da (http://vi.wikipedia.org/wiki/Da), tuyến mồ hôi (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tuy%E1%BA%BFn_m%E1%BB%93_h%C3%B4i&action=edit&redlink=1) · Hệ bài tiết cac-bô-nic (http://vi.wikipedia.org/wiki/Cac-b%C3%B4-nic) (CO2): mũi (http://vi.wikipedia.org/wiki/M%C5%A9i), đường dẫn khí (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=%C4%90%C6%B0%E1%BB%9Dng_d%E1%BA%AB n_kh%C3%AD&action=edit&redlink=1), phổi (http://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BB%95i)






Hệ vỏ bọc (http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%87_v%E1%BB%8F_b%E1%BB%8Dc)
Da (http://vi.wikipedia.org/wiki/Da): lớp biểu bì (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=L%E1%BB%9Bp_bi%E1%BB%83u_b%C3%AC&action=edit&redlink=1), lớp bì (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=L%E1%BB%9Bp_b%C3%AC&action=edit&redlink=1), lớp mỡ dưới da (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=L%E1%BB%9Bp_m%E1%BB%A1_d%C6%B0%E1% BB%9Bi_da&action=edit&redlink=1) · Cấu trúc đi kèm: lông (http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%B4ng) - tóc (http://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%B3c), móng (http://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%B3ng), chỉ tay (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Ch%E1%BB%89_tay&action=edit&redlink=1) và vân tay (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=V%C3%A2n_tay&action=edit&redlink=1)






Hệ thần kinh (http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%87_th%E1%BA%A7n_kinh)
Thần kinh trung ương (http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A7n_kinh_trung_%C6%B0%C6%A1ng): não (http://vi.wikipedia.org/wiki/N%C3%A3o) (gồm trụ não (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tr%E1%BB%A5_n%C3%A3o&action=edit&redlink=1), tiểu não (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Ti%E1%BB%83u_n%C3%A3o&action=edit&redlink=1), não trung gian (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=N%C3%A3o_trung_gian&action=edit&redlink=1), đại não (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=%C4%90%E1%BA%A1i_n%C3%A3o&action=edit&redlink=1)), tủy sống (http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%A7y_s%E1%BB%91ng) ·Thần kinh ngoại biên (http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A7n_kinh_ngo%E1%BA%A1i_bi%C3%AAn): dây thần kinh (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=D%C3%A2y_th%E1%BA%A7n_kinh&action=edit&redlink=1) (dây thần kinh não (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=D%C3%A2y_th%E1%BA%A7n_kinh_n%C3%A3 o&action=edit&redlink=1), dây thần kinh tủy (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=D%C3%A2y_th%E1%BA%A7n_kinh_t%E1%BB %A7y&action=edit&redlink=1)), hạch thần kinh (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=H%E1%BA%A1ch_th%E1%BA%A7n_kinh&action=edit&redlink=1) ·Phân loại: hệ thần kinh vận động (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=H%E1%BB%87_th%E1%BA%A7n_kinh_v%E1% BA%ADn_%C4%91%E1%BB%99ng&action=edit&redlink=1), hệ thần kinh sinh dưỡng (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=H%E1%BB%87_th%E1%BA%A7n_kinh_th%E1 %BB%B1c_v%E1%BA%ADt&action=edit&redlink=1) (gồm phân hệ giao cảm (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Ph%C3%A2n_h%E1%BB%87_giao_c%E1%BA% A3m&action=edit&redlink=1) và phân hệ đối giao cảm (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Ph%C3%A2n_h%E1%BB%87_%C4%91%E1%BB% 91i_giao_c%E1%BA%A3m&action=edit&redlink=1))






Hệ giác quan (http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%87_gi%C3%A1c_quan)
mắt (http://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BA%AFt) - thị giác (http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%8B_gi%C3%A1c) (màng cứng (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=M%C3%A0ng_c%E1%BB%A9ng&action=edit&redlink=1), màng mạch (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=M%C3%A0ng_m%E1%BA%A1ch&action=edit&redlink=1), màng lưới (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=V%C3%B5ng_m%E1%BA%A1c&action=edit&redlink=1)), tai (http://vi.wikipedia.org/wiki/Tai) - thính giác (http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%ADnh_gi%C3%A1c) (tai ngoài (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tai_ngo%C3%A0i&action=edit&redlink=1), tai giữa (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tai_gi%E1%BB%AFa&action=edit&redlink=1), tai trong (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tai_trong&action=edit&redlink=1)) ·mũi (http://vi.wikipedia.org/wiki/M%C5%A9i) - khứu giác (http://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%E1%BB%A9u_gi%C3%A1c) (lông niêm mạc (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=L%C3%B4ng_ni%C3%AAm_m%E1%BA%A1c&action=edit&redlink=1)), lưỡi (http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C6%B0%E1%BB%A1i) - vị giác (http://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BB%8B_gi%C3%A1c) (gai vị giác (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Gai_v%E1%BB%8B_gi%C3%A1c&action=edit&redlink=1)), da (http://vi.wikipedia.org/wiki/Da) - xúc giác (http://vi.wikipedia.org/wiki/X%C3%BAc_gi%C3%A1c) (thụ quan (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Th%E1%BB%A5_quan&action=edit&redlink=1))






Hệ nội tiết (http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%87_n%E1%BB%99i_ti%E1%BA%BFt)
Nội tiết não (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=N%E1%BB%99i_ti%E1%BA%BFt_n%C3%A3o&action=edit&redlink=1): vùng dưới đồi (http://vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%B9ng_d%C6%B0%E1%BB%9Bi_%C4%91%E1%BB%93i), tuyến tùng (http://vi.wikipedia.org/wiki/Tuy%E1%BA%BFn_t%C3%B9ng), tuyến yên (http://vi.wikipedia.org/wiki/Tuy%E1%BA%BFn_y%C3%AAn) · Nội tiết ngực (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=N%E1%BB%99i_ti%E1%BA%BFt_ng%E1%BB% B1c&action=edit&redlink=1): tuyến giáp (http://vi.wikipedia.org/wiki/Tuy%E1%BA%BFn_gi%C3%A1p), tuyến cận giáp (http://vi.wikipedia.org/wiki/Tuy%E1%BA%BFn_c%E1%BA%ADn_gi%C3%A1p), tuyến ức (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tuy%E1%BA%BFn_%E1%BB%A9c&action=edit&redlink=1) ·Nội tiết bụng (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=N%E1%BB%99i_ti%E1%BA%BFt_b%E1%BB%A 5ng&action=edit&redlink=1): tuyến trên thận (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tuy%E1%BA%BFn_tr%C3%AAn_th%E1%BA%A Dn&action=edit&redlink=1), tuyến tụy (http://vi.wikipedia.org/wiki/Tuy%E1%BA%BFn_t%E1%BB%A5y), tuyến sinh dục (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tuy%E1%BA%BFn_sinh_d%E1%BB%A5c&action=edit&redlink=1) (buồng trứng (http://vi.wikipedia.org/wiki/Bu%E1%BB%93ng_tr%E1%BB%A9ng) (ở nữ), tinh hoàn (http://vi.wikipedia.org/wiki/Tinh_ho%C3%A0n) (ở nam))






Hệ sinh dục (http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%87_sinh_d%E1%BB%A5c)
Cơ quan sinh dục nam (http://vi.wikipedia.org/wiki/C%C6%A1_quan_sinh_d%E1%BB%A5c_nam): tinh hoàn (http://vi.wikipedia.org/wiki/Tinh_ho%C3%A0n), tinh trùng (http://vi.wikipedia.org/wiki/Tinh_tr%C3%B9ng), mào tinh (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=M%C3%A0o_tinh&action=edit&redlink=1), ống dẫn tinh (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=%E1%BB%90ng_d%E1%BA%ABn_tinh&action=edit&redlink=1), túi tinh (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=T%C3%BAi_tinh&action=edit&redlink=1), dương vật (http://vi.wikipedia.org/wiki/D%C6%B0%C6%A1ng_v%E1%BA%ADt), tuyến tiền liệt (http://vi.wikipedia.org/wiki/Tuy%E1%BA%BFn_ti%E1%BB%81n_li%E1%BB%87t), tuyến hành (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tuy%E1%BA%BFn_h%C3%A0nh&action=edit&redlink=1), bìu (http://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%ACu) ·Cơ quan sinh dục nữ (http://vi.wikipedia.org/wiki/C%C6%A1_quan_sinh_d%E1%BB%A5c_n%E1%BB%AF): buồng trứng (http://vi.wikipedia.org/wiki/Bu%E1%BB%93ng_tr%E1%BB%A9ng), vòi trứng (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=V%C3%B2i_tr%E1%BB%A9ng&action=edit&redlink=1), ống dẫn trứng (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=%E1%BB%90ng_d%E1%BA%ABn_tr%E1%BB%A 9ng&action=edit&redlink=1), tử cung (http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%AD_cung), âm đạo (http://vi.wikipedia.org/wiki/%C3%82m_%C4%91%E1%BA%A1o), âm vật (http://vi.wikipedia.org/wiki/%C3%82m_v%E1%BA%ADt), cửa mình (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=C%E1%BB%ADa_m%C3%ACnh&action=edit&redlink=1)


</tbody>


</tbody>

songchungvoi_HIV
08-11-2013, 15:42
Ung thư hạch bạch huyết
<tbody>
Tổng quanhttp://www.singhealth.com.sg/PatientCare/ConditionsAndTreatments/PublishingImages/braincancer.jpgUng thư hạch bạch huyết là gì?

Một dạng đặc biệt của bạch cầu, gọi là tế bào lympho, có vai trò quan trọng trong việc đề kháng của cơ thể chống lại bệnh tật. Những tế bào này tiếp xúc với nhiều chất khác nhau trong cơ thể trong khi xây dựng hệ miễn dịch. Các tế bào này tập trung để thanh lọc ở những khu vực nhất định gọi là hạch bạch huyết. Các hạch bạch huyết được tìm thấy ở khắp nơi trong cơ thể, đặc biệt là ở cổ, nách, háng, trên tim, xung quanh các mạch máu lớn trong bụng. Tế bào lympho cũng có thể nhóm lại với nhau trong lá lách, amidan và tuyến ức. Lymphoma là một loại ung thư phát triển từ tế bào lympho trong các khu vực này.
Ung thư hạch bạch huyết phổ biến ra sao?

Ung thư hạch bạch huyết là bệnh ung thư phổ biến thứ 8 ở nam và thứ 9 ở nữ tại Singapore theo đăng ký ung thư Singapore 2005-2009. Có khoảng 368 trường hợp được báo cáo hàng năm từ 2005-2009. Đây là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất ở trẻ em và thanh niên. Nó ảnh hưởng đến đàn ông nhiều hơn phụ nữ. Hầu hết các bệnh nhân trưởng thành phát triển ung thư hạch bạch huyết sau 50 tuổi.





Rủi ro và nguyên nhânKhông có nguyên nhân cụ thể nhưng ung thư hạch bạch huyết có liên kết chặt chẽ với các bệnh suy giảm hệ miễn dịch bất thường do bẩm sinh hoặc do virus như virus AIDS.





Triệu chứngTriệu chứng và dấu hiệu của ung thư hạch bạch huyết

Ung thư hạch bạch huyết thường xuất hiện dưới dạng một khối u không đau dai dẳng hoặc ngày càng tăng kích thước. Nên khám bác sĩ nếu bị sưng dù không đau ở cổ, nách, háng có đi kèm hoặc không các hiện tượng như sốt dai dặng, ra mồ hôi nhiều hoặc giảm cân không lý do.





Chẩn đoánXét nghiệm chẩn đoán

U lành tính cũng có thể gây sưng, để chẩn đoán có phải là ung thư hạch bạch huyết không cần phải tiến hành sinh thiết (cắt lấy mẫu mô) vùng bị sưng và gửi đến bác sĩ bệnh học để kiểm tra (bác sĩ xem xét các mô dưới kính hiển vi).
Một khi bệnh ung thư hạch bạch huyết được xác nhận, các xét nghiệm tiếp tục như chụp hình, sinh thiết tủy xương và xét nghiệm máu là cần thiết để xác định mức độ phát triển của bệnh. Các xét nghiệm chức năng tim cũng có thể được yêu cầu để xem bệnh nhân có đủ khoẻ để điều trị không.

Các loại ung thư hạch bạch huyết
Ung thư hạch bạch huyết được chia thành bệnh Hodgkin và ung thư hạch bạch huyết không Hodgkin, dựa trên tính chất dưới kính hiển vi. Có rất nhiều loại ung thư hạch bạch huyết không Hodgkin. Kích thước và hình dạng của các tế bào ung thư và cách sắp xếp của chúng trong hạch bạch huyết quyết định loại ung thư hạch bạch huyết không Hodgkin. Ung thư hạch bạch huyết không Hodgkin tiếp tục được chia thành dạng xâm lấn (mức độ cao) hoặc phát triển chậm (mức độ thấp). Ung thư hạch bạch huyết Hodgkin được xác nhận khi có sự hiện diện của các tế bào ung thư đặc biệt.





Lựa chọn điều trịĐiều trị ung thư hạch bạch huyết

Điều trị ung thư hạch bạch huyết có thể phải dùng hóa trị. Thuốc hóa trị có thể được tiêm vào tĩnh mạch tay hoặc là dạng viên uống. Mỗi đợt điều trị được tiến hành cách khoảng theo quy định để tiêu diệt tế bào ung thư mà vẫn cho phép cơ thể phục hồi. Các loại thuốc này lưu thông khắp cơ thể để tấn công các tế bào ung thư ngay cả khi chúng đã lây lan rộng.
Xạ trị là phương pháp điều trị cục bộ bằng cách sử dụng các tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư hạch bạch huyết ở bất cứ nơi nào bức xạ chiếu vào. Khu vực được chiếu xạ có thể chỉ là các hạch bạch huyết hoặc cơ quan bị ảnh hưởng hoặc trong một số trường hợp, bao phủ cả một khu vực lớn bao gồm các hạch bạch huyết ở cổ, ngực và dưới hai nách. Phương pháp này có thể được sử dụng riêng hoặc kết hợp với hóa trị liệu. Liệu pháp sinh học sử dụng các sản phẩm tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể để chống lại ung thư. Nó có thể được sử dụng riêng hoặc kết hợp với hóa trị liệu.

Nhiều phát triển mới trong lĩnh vực liệu pháp sinh học đang nổi lên. Kháng thể cho một loại ung thư hạch bạch huyết đã được phát triển và có thể được sử dụng trong trường hợp các phương pháp điều trị thông thường không còn hiệu lực. Điều trị kết hợp hóa trị liều cao đang được nghiên cứu trên một số bệnh nhân. Phương pháp này sử dụng hóa trị với liều cao hơn nhiều so với điều trị hóa trị bình thường để tiêu diệt các tế bào ung thư còn lại. Tuy nhiên, hoá chất liều cao cũng giết chết tủy xương khỏe mạnh có chức năng sản xuất ra bạch cầu (tế bào chống nhiễm trùng), hồng cầu (tế bào mang oxy), và tiểu cầu (tế bào ngăn ngừa chảy máu). Để giúp bệnh nhân chịu được hoá trị liều cao, tế bào gốc hoặc tủy xương từ bệnh nhân hoặc người hiến được thu thập trước đó. Sau khi bệnh nhân nhận hóa trị, các tế bào gốc hay tủy xương này được truyền lại cho bệnh nhân thông qua ống truyền nhỏ giọt vào tĩnh mạch tay.
Giai đoạn ung thư hạch bạch huyết khi phát hiện và việc ung thư thuộc loại xâm lấn hay phát triển chậm sẽ quyết định phương pháp điều trị.
Tiên lượng bệnh ung thư hạch bạch huyết

Khám lâm sàng, chụp x-quang và báo cáo bệnh lý và tình trạng sức khỏe tổng quát của bệnh nhân sẽ giúp đội ngũ y tế xác định mức phát triển của từng trường hợp ung thư hạch bạch huyết. Sau đó, quá trình điều trị thích hợp sẽ được đưa vào thực hiện. Các chiến lược điều trị sẽ khác nhau tùy từng người. Nếu được điều trị kịp thời và thích hợp, bệnh nhân ung thư hạch bạch huyết có triển vọng tốt.





Các câu hỏi thường gặpCác câu hỏi thường gặp về ung thư hạch bạch huyết

1. Ung thư hạch bạch huyết có truyền nhiễm không?

Không có bằng chứng nào cho thấy ung thư hạch bạch huyết có thể lây lan cho người khác qua tiếp xúc gần vì nó không phải do virus hoặc vi khuẩn. Nó là tập hợp các tế bào của cơ thể đã trở thành dạng ung thư.
2. Tại sao một số trường hợp ung thư hạch bạch huyết cần được điều trị ngay lập tức trong khi có một số trường hợp khác không cần điều trị?

Ung thư hạch bạch huyết dạng phát triển nhanh, mức độ cao hay xâm lấn có thể tăng kích thước và lây lan đôi khi chỉ trong vài ngày hoặc vài tuần, và có thể làm giảm sức khỏe của bệnh nhân rõ rệt. Những trường hợp này cần được điều trị trong vòng một thời gian ngắn để kiểm soát được bệnh. Dạng ung thư hạch bạch huyết phát triển chậm có thể kéo dài vài tháng hoặc nhiều năm để phát triển và thậm chí đôi khi có thể biến mất mà không cần điều trị. Nhưng chúng vẫn có thể gây ra các triệu chứng đáng lo ngại cho bệnh nhân về sau, đó là khi nên bắt đầu điều trị.





</tbody>

songchungvoi_HIV
08-11-2013, 15:44
<article style="color: rgb(44, 62, 80); font-family: Tahoma, Arial, Helvetica, Verdana, sans-serif; font-size: 13px; line-height: 16px;">

Nổi hạch-sưng hạch bạch huyết

http://t1.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQIyBWUGJulGcAH4R7OzI7HirMiOEhvc VKWitXErhFCyVZpTbI&t=1&usg=__-MUz8slc3key8FVJ7nqWiemDefs=​

Hạch bạch huyết (được gọi lầm là tuyến bạch huyết) là một phần của hệ bạch huyết thuộc hệ miễn dịch của cơ thể. Nổi hạch (hạch bạch huyết sưng lớn lên) có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.

Bình thường, bên trong cơ thể chúng ta có một số nhóm hạch bạch huyết, chúng là những nốt mềm, nhỏ, có hình hạt đậu. Những hạch thường bị sưng hoặc phì đại nhất là những hạch nằm ở cổ, dưới cằm, nách và ở háng.

* Hệ bạch huyết là một hệ thống bao gồm các hạch và những ống phân bố rộng khắp cơ thể. Chúng mang các dịch bạch huyết [là những dịch mô bao quanh các tế bào có chứa những tế bào máu (tế bào lympho), dịch từ các quai ruột (dịch dưỡng trấp), và một số ít các hồng cầu] quay ngược trở lại hệ tuần hoàn nhờ tĩnh mạch. Dịch bạch huyết mang tập hợp những chất gây nhiễm và những chất lạ đối với cơ thể (kháng nguyên).
* Hạch bạch huyết là một cụm nhỏ các tế bào được bọc xung quanh bởi một bao và có các ống tuyến đi vào và đi ra khỏi chúng. Các tế bào trong hạch bạch huyết được gọi là các tế bào bạch huyết (tế bào lympho), chúng có chức năng tạo ra các kháng thể (là những hạt protein trói buộc các chất lạ lại bao gồm những hạt gây nhiễm trùng) và những đại thực bào sẽ tiêu hóa những mảnh vụn này. Chúng đóng vai trò các tế bào dọn dẹp của cơ thể.
* Các hạch bạch huyết là những vị trí quan trọng khi những chất lạ và các tác nhân nhiễm trùng tương tác với các tế bào thuộc hệ miễn dịch. Cụm các hạch lympho lớn nhất của cơ thể là lách, ngoài những chức năng khác, lách còn giúp cơ thể chiến đấu chống nhiễm trùng và đáp ứng lại với các chất lạ đối với cơ thể.

NGUYÊN NHÂN

Có một số cơ chế có thể gây ra sự phì đại của các hạch bạch huyết (nổi hạch):

* Nhiễm trùng: làm tăng số lượng các bạch cầu do chúng được nhân lên để đáp ứng với kích thích của các chất lạ (kháng nguyên).
* Virus: phản ứng miễn dịch đối với nhiễm trùng toàn thể của cơ thể chẳng hạn như nhiễm virus có thể xảy ra cùng với cúm cũng như những nhiễm trùng nặng hơn, chẳng hạn như HIV.
* Viêm: sự thâm nhiễm các tế bào viêm do nhiễm trùng hoặc quá trình viêm xảy ra trong vùng của các hạch bạch huyết.
* Ung thư: thâm nhiễm các tế bào ác tính (sự di căn) vào các hạch từ những dòng bạch huyết xuất phát từ khu vực của một số loại ung thư.
* Ung thư máu: sự nhân lên không kiểm soát được và ác tính của các tế bào lympho, chẳng hạn như trong bệnh lymphoma hay bệnh bạch cầu.

TRIỆU CHỨNG

* Triệu chứng tùy thuộc vào vị trí hạch và nguyên nhân gây phì đại hạch.
* Bệnh nhân có thể có những triệu chứng của nhiễm trùng đường hô hấp trên (chảy nước mũi, đau họng, sốt) và cảm thấy nổi một số hạch căng nhẹ ở dưới da xung quanh tai, dưới cằm, hoặc ở phần trên của cổ.
* Đôi khi có thể có nhiễm trùng da, đỏ, hoặc đau họng, và bệnh nhân có thể cảm thấy hạch bạch huyết lân cận theo hướng về phía tim bị phì đại.
* Sưng những hạch bạch huyết nằm sâu bên trong cơ thể có thể gây ra những hậu quả khác với những hạch bạch huyết nằm ngay dưới da. Tắc nghẽn dòng chảy của bạch huyết do bị sưng các hạch bạch huyết nằm sâu có thể gây ra sưng chân hoặc ho kéo dài, ngay cả khi bạn không cảm thấy được sự sưng lên của các hạch này.
* Một số dạng nhiễm trùng (nhiễm trùng tăng bạch cầu đơn nhân, HIV, và nhiễm nấm hoặc ký sinh trùng) có thể gây sưng hạch bạch huyết trên khắp cơ thể.
* Một số rối loạn miễn dịch, chẳng hạn như lupus hay viêm khớp dạng thấp, cũng có thể gây sưng hạch khắp cơ thể.
* Trong một số trường hợp hiếm gặp, bệnh nhân có thể có một hạch hoặc một nhóm hạch lớn lên nhanh chóng và trở nên cứng và không thể đẩy di động được dễ dàng ở dưới da.

KHI NÀO CẦN ĐẾN GẶP BÁC SĨ

Nếu chỉ là những hạch viêm đơn thuần thì thường chúng không phải là mối quan tâm lớn, nhưng nếu bạn có những triệu chứng của những bệnh khác kèm theo phì đại hạch bạch huyết, bạn nên đi khám bệnh.

Hãy đi khám nếu như:

* Hạch sưng từ 2 tuần trở lên hoặc bạn có những triệu chứng như sụt cân, vã mồ hôi đêm, mệt mỏi, hoặc sốt kéo dài.
* Hạch cứng, dính chặt vào da, hoặc phát triển nhanh chóng.
* Bạn cảm thấy sưng gần xương đòn hoặc ở phần dưới của cổ.
* Vùng da phía trên hạch chuyển màu đỏ và viêm và bạn nghi ngờ có nhiễm trùng.

Chẩn đoán sưng hạch bạch huyết hiếm khi cần phải cấp cứu. Tuy nhiên cũng có những trường hợp ngoại lệ, chẳng hạn như nhiễm trùng da tiến triển cần phải điều trị, hạch bạch huyết nhiễm trùng nặng cần phải được dẫn lưu, hoặc đau đớn nặng nề.

KHÁM VÀ XÉT NGHIỆM

* Bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân về những triệu chứng đi kèm theo và sau đó sẽ tiến hành khám.
* Tùy thuộc vào mức độ lan tràn của bệnh, bác sĩ có thể cho xét nghiệm công thức máu, chụp X quang và CT scan những vùng bị ảnh hưởng.
* Có thể cần phải sinh thiết hạch bị sưng. Mẫu mô lấy đi sẽ được gửi cho các nhà giải phẫu bệnh nghiên cứu dưới kính hiển vi để xác định nguyên nhân gây sưng hạch.

ĐIỀU TRỊ

Tại nhà

Nếu bệnh nhân có những triệu chứng cảm lạnh hoặc những nhiễm trùng nhẹ khác có thể cần hoặc không cần uống kháng sinh và nổi hạch trong vòng khoảng 2 tuần rồi sau đó trở về bình thường thì không cần phải điều trị đặc hiệu.

* Nếu hạch nhỏ (nhỏ hơn 2cm), nằm ở háng, hoặc dưới cằm ở bệnh nhân trưởng thành trẻ thì được xem là bình thường.
* Trẻ em thường có hệ bạch huyết hoạt động hơn người lớn nên có thể có cảm giác các hạch của chúng bị phì đại.

Tại bệnh viện

Nếu một hạch bạch huyết lớn nhanh trong vòng từ 1 đến 2 ngày thì nó thường có nguyên nhân và cách điều trị khác với những hạch bạch huyết bị sưng trong vòng vài tháng. Hãy trình bày mối lo lắng của mình với bác sĩ khi đi khám vì điều này có thể giúp bác sĩ thiết lập được chẩn đoán.

* Cách điều trị chuẩn đối với những hạch bạch huyết bị phì đại có thể là dùng thuốc giảm đau và hạ sốt, chẳng hạn như ibuprofen và acetaminophen. Có thể đắp vải ấm để làm giảm sưng.
* Nếu nguyên nhân gây sưng là nhiễm trùng, bác sĩ có thể kê toa cho bệnh nhân sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng virus.
* Nếu có ổ áp xe, có thể cần phải được dẫn lưu bằng cách rạch ra và trám đầy bằng gạc.
* Nếu hạch sưng do nguyên nhân ác tính, có thể cần phải phẫu thuật, xạ trị, hay hóa trị.
* Nếu bệnh nhân bị rối loạn miễn dịch, có thể sẽ được bác sĩ kê toa những loại thuốc phù hợp.

TIÊN LƯỢNG

Phần lớn những trường hợp nổi hạch đều tự khỏi mà không để lại di chứng gì.


(Nguồn Y học NET )​


</article>

songchungvoi_HIV
08-11-2013, 15:49
Hạch bạch huyết bị sưng ở cổ - nguyên nhân và cách chữa trịhttp://static.baomoi.com/Uploaded/2011_07_26/82/6692556.jpg (http://www.baomoi.com/Hach-bach-huyet-bi-sung-o-co--nguyen-nhan-va-cach-chua-tri/82/6692556.epi)
(AloBacsi) - Có hàng trăm hạch bạch huyết ở cổ và được chia thành nhiều loại. Hạch bạch huyết bị sưng thuộc về bề mặt và nằm trực tiếp ngay dưới da.
<tbody style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-size: 14px; vertical-align: baseline; background-color: transparent; background-position: initial initial; background-repeat: initial initial;">
Nguyên nhân
Viêm hạch bạch huyết là dạng viêm thường gây ra do nhiễm vi khuẩn. Các hạch bạch huyết bị sưng trên cổ của bạn có thể gây ra một chút đau đớn khi chạm vào, hoặc khi chúng đang hoạt động để loại bỏ nhiễm trùng.
Nếu mạch bạch huyết bị nhiễm có thể thấy vệt màu đỏ đi từ chỗ bị thương đến các hạch bạch huyết trên cổ. Để hiểu lý do tại sao các hạch bạch huyết trên cổ bị sưng, nên hiểu được nguyên lý làm việc bên trong của hệ bạch huyết.
Các hạch bạch huyết thường bé, hình hạt đậu và ở nhiều vị trí trên cơ thể. Những hạch này nhận các hướng của hệ bạch huyết nơi các lưu chất loại bỏ virus, vi khuẩn và tạp chất khác.
Nếu cần thiết, hạch bạch huyết có thể là những chiếc máy lọc có thể “bắt giữ” tạp chất lạ xâm nhập vào cơ thể của bạn. Các sinh vật lạ sẽ bị vô hiệu hóa bởi các bạch cầu hoặc các tế bào máu trắng.
Có khoảng 500 hạch bạch huyết khắp cơ thể và bạn có thể cảm thấy chúng trên nách, háng của bạn, sau tai và cổ.
Các hạch bạch huyết trên cổ xảy ra trong các nhóm và khi cơ thể bị nhiễm trùng. Các hạch bạch huyết này có thể bị sưng, đỏ và cảm thấy đau khi chạm vào. Vị trí của bạch huyết bị sưng là đầu mối hiệu quả để thông báo bạn đang gặp vấn đề sức khỏe ở chỗ nào đó. Ví dụ, nếu các hạch bạch huyết khắp cơ thể của bạn bị sưng, trên cơ thể bạn sẽ có vấn đề như như nhiễm trùng, các bệnh tự miễn, phản ứng thuốc và bệnh bạch cầu.
Khi có các hạch bạch huyết bị sưng ở cổ, rát có thể bạn bị nhiễm trùng ở đầu, cổ hay miệng bao gồm viêm họng và cảm lạnh.
Những bé đang mọc răng hoặc nhiễm trùng tai cũng có thể có các hạch bạch huyết bị sưng ở cổ. Các bệnh khác như sốt toxoplasmosis và bệnh lao cũng được chỉ định nhờ các hạch bạch huyết bị sưng ở cổ.
Có nên thăm khám bác sĩ?
Bởi vì các hạch bạch huyết bị sưng trên cổ có thể là do nhiễm trùng nhưng không phải lúc nào nó cũng chỉ ra được các bệnh nghiêm trọng như ung thư hoặc các trường hợp tồi tệ khác mà bạn có thể gặp.
Gần đây bạn có bị đau cổ họng hay đau tai không? Nếu có, các hạch gần khu vực bị nhiễm bệnh có thể sưng lên. Đó là một dấu hiệu cho thấy cơ thể của bạn đang cố gắng chống chọi với các sinh vật hay vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể.
Do vậy, bạn có thể tìm đến bác sỹ để thăm khám và có phương pháp chữa trị hợp lý. Tuy nhiên bạn không cần phải lo lắng quá về các tuyến bạch huyết bị sưng.
Đôi khi các hạch bạch huyết của bạn sưng lên rất nhanh và gây đau đớn. Các hạch có thể bị sưng trong hai ngày hoặc thậm chí hai tuần. Mặt khác, nếu có hơi nóng và sưng đỏ ở chỗ bị sưng thì đây là dấu hiệu cho thấy bạn nên gặp bác sĩ. Bạn không cần phải đi khám bác sĩ nếu có các hạch bạch huyết bị sưng trên cổ đi kèm với cảm lạnh nhẹ, đợi tầm 3 hoặc 4 ngày xem biểu hiện khác như thế nào.
Trong một số trường hợp rất hiếm, các hạch bị sưng là dấu hiệu của ung thư hạch, ung thư máu có ảnh hưởng đến tế bào lympho, một loại tế bào máu trắng. Ngay lập tức hãy tìm gặp bác sĩ nếu các hạch bị sưng ở cổ không biến mất trong hơn 3 tuần và nếu đi kèm với các triệu chứng như:
- Ốm yếu hoặc thiếu năng lượng
- Giảm cân không rõ nguyên nhân
- Sốt
- Ớn lạnh
- Đổ mồ hôi đêm
Điều trị
Thuốc giảm đau, chẳng hạn như acetaminophen và ibuprofen là phương pháp điều trị chuẩn cho các hạch bạch huyết bị sưng lên. Nếu bạn bị rối loạn miễn dịch, thuốc kê đơn là cần thiết để giảm kích thước của hạch bị sưng.
Acetaminophen
Trong một số trường hợp hiếm gặp, áp xe có thể phát triển trên các hạch và điều này có nghĩa các chất bị nhiễm bệnh phải được loại bỏ thông qua một phẫu thuật nhỏ.
Điều trị tự nhiên và toàn diện nên tập trung hơn vào những nguyên nhân cơ bản của các hạch bạch huyết bị sưng. Hiện có nhiều liệu pháp thiên nhiên và thảo dược rất dễ dàng và không gây bất kỳ phản ứng phụ nào.
Bạn có thể sử dụng Hypoxrs rooperii để tăng cường hệ thống miễn dịch, trong khi cây tầm gửi (Viscum album) có thể điều tiết lại các tế bào bị phá hủy và giảm viêm nhiễm.
Các loại thảo mộc khác như cam thảo (Glycyrrhiza glabra), chàm (Baptisia tinctoria) và Echinacea (Echinacea spp.) cũng nên được sử dụng nếu dạng bệnh cấp tính và cần ngay tức thì để tăng cường hệ thống miễn dịch.
Cam thảo
Khi mua các sản phẩm thảo dược từ các nhà thuốc, bạn chỉ nên chọn những loại được sản xuất bởi các công ty có uy tín. Chất lượng thành phần và liều lượng là hai yếu tố quan trọng nên xem xét khi lựa chọn thuốc thảo dược.
Nếu khu vực bị sưng là khu vực nhạy cảm, bạn có thể chườm nóng và lạnh cùng một lúc. Nước nóng và lạnh mỗi thứ để một bát và dùng khăn mặt để chườm lên vùng bị sưng. Đặt chiếc khăn ấm (không chảy ướt) trên các hạch bị sưng trong 10 phút và sau đó thay thế bằng những chiếc khăn lạnh.
Trong hàng nghìn năm, người dân đã sử dụng mật ong để chữa bệnh. Bạn cũng có thể sử dụng mật ong để giảm sưng và đau các hạch bạch huyết. Hòa tan một muỗng cà phê mật ong vào một cốc nước ấm hoặc nước trà, sau một vài ngày, bạn sẽ thấy cải thiện rõ rệt trên các hạch bạch huyết bị sưng.
Quách Vinh
Theo Healthguidance


</tbody>

songchungvoi_HIV
08-11-2013, 15:52
Sưng hạch huyết có phải bị HIV


Em bị sưng hạch huyết và nổi hạch dưới hàm, hai nách, kèm theo đó là cảm giác khó chịu. Xin cho hỏi có phải đó là triệu chứng của HIV?
Bên cạnh đó, đôi khi em có cảm giác rất nóng và đau đầu. Thỉnh thoảng trên da có nhiều đốm ngứa ở các mạch máu, nhiều chấm đỏ nổi khắp người gây ngứa. Các triệu chứng này xuất hiện rồi biến mất sau mấy ngày. Xin cho em hỏi có phải đó là triệu chứng của HIV không? - (Tú).
http://l.f13.img.vnecdn.net/2013/02/24/trieu-chung-hiv-1-jpg-1361722275_500x0.jpg
Ảnh minh họa: wp.
Trả lời:
Chào bạn,
Trước hết, có một số điểm tôi chưa rõ trong mô tả của bạn về triệu chứng mà bạn đang có, đặc biệt là yếu tố thời gian. Bên cạnh đó, khi nhắc đến khả năng nhiễm HIV, yếu tố hành vi nguy cơ đã hoặc đang có là yếu tố có tính chỉ điểm quan trọng nhất.

Tôi xin lấy một ví dụ. Nếu trên một người có hành vi nguy cơ rõ ràng, chẳng hạn là người tiêm chích ma tuý, thì biểu hiện nổi hạch gợi ý nhiều đến HIV, thậm chí có thể gợi ý bệnh cảnh lao hạch, một dấu chứng muộn của giai đoạn AIDS. Ngược lại, nếu một người hoàn toàn không có hành vi nguy cơ gì rõ ràng, hạch bạch huyết sưng đau lại gợi ý cho một nhiễm trùng cấp tình hay mạn tính nào đó mà bất kỳ ai cũng có thể mắc, và khi đó HIV là một chẩn đoán "cuối bảng".

Tôi xin chia sẻ thêm với bạn rằng, trong thực hành lâm sàng của y bác sĩ, một triệu chứng hay biểu hiện bất thường có thể xuất hiện trong rất nhiều bệnh, với tỷ lệ khác nhau, tính chất khác nhau... Và "hạch to" cũng vậy. Do đó quan niệm quy kết cho "hạch to là HIV" thì không chính xác

Về biệu hiện ngứa ở da, theo nhận định của tôi có thể là biểu hiện dị ứng với tác nhân nào đó. Để xác định, bạn cần đến khám chuyên khoa da liễu khi có biểu hiện đó.

Bạn cũng nên xem xét đến việc đi xét nghiệm HIV thay vì lo lắng "mơ hồ". Đặc biệt nếu bạn có tiền sử có hành vi nguy cơ.

Thân ái!


Bác sĩ Nguyễn Tấn Thủ
Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Sức khoẻ Nam giới

songchungvoi_HIV
21-11-2013, 18:21
Sưng hạch bạch huyết

Điều trị viêm, sưng hạch bạch huyết, còn gọi là viêm hạch bạch huyết, phụ thuộc vào nguyên nhân. Trong một số trường hợp, thời gian qua và việc sử dụng thuốc giảm đau toa và nén ấm có thể được tất cả cần.
Định nghĩa: Sưng hạch bạch huyết kết hợp với các dấu hiệu và triệu chứng đi kèm là một lý do phổ biến mà mọi người, đặc biệt là trẻ em đến thăm các bác sĩ.Hạch bạch huyết, còn được gọi là các tuyến, đóng vai trò quan trọng trong khả năng của cơ thể chống lại virus, vi khuẩn và các nguyên nhân khác của bệnh tật. Thông thường, các hạch bạch huyết sưng và bị viêm do nhiễm trùng. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân có thể có của các hạch bạch huyết sưng lên.Điều trị viêm, sưng hạch bạch huyết, còn gọi là viêm hạch bạch huyết, phụ thuộc vào nguyên nhân. Trong một số trường hợp, thời gian qua và việc sử dụng thuốc giảm đau toa và nén ấm có thể được tất cả cần. Đối với nhiều trường hợp nghiêm trọng, điều trị sưng hạch bạch huyết liên quan đến việc điều trị các nguyên nhân cơ bản.Các triệu chứngHệ bạch huyết bao gồm một mạng lưới các cơ quan, phương tiện, và các hạch bạch huyết nằm khắp cơ thể. Trong một số 600 hạch bạch huyết, đa số nằm trong đầu và vùng cổ. Các hạch bạch huyết thường xuyên sưng nhất là trong lĩnh vực này, cũng như ở nách và vùng háng.Có thể có các dấu hiệu và triệu chứng sau đây, tùy thuộc vào nguyên nhân gây sưng hạch bạch huyết:Mở rộng của các hạch bạch huyết bị ảnh hưởng đến 0,4 inch (1 cm) trở lênSưng và gây đau đớn hạch bạch huyết.Chảy nước mũi, đau họng, sốt và chỉ dẫn khác của một nhiễm trùng hô hấp trên.Sưng hạch bạch huyết trong cơ thể - có thể chỉ ra một nhiễm trùng, chẳng hạn như HIV hoặc bạch cầu đơn nhân, hoặc rối loạn miễn dịch, chẳng hạn như lupus hay viêm khớp dạng thấp.Màu đỏ, viêm da trong hạch bạch huyết sưng.Sưng chân, có thể chỉ ra sự tắc nghẽn hệ thống bạch huyết gây ra bởi bạch huyết sưng ở một nút quá xa cảm thấy dưới da.Làm cứng, cố định, phát triển nhanh chóng các nút, có thể chỉ ra một khối u (hiếm).Đi khám bác sỹ nếu:Một số các hạch bạch huyết sưng lên trở lại bình thường khi các điều kiện cơ bản, như cảm lạnh được giải quyết. Tuy nhiên, bác sĩ nếu quan tâm hoặc nếu các hạch bạch huyết bị sưng:Đã xuất hiện không có lý do rõ ràng.Tiếp tục mở rộng, hoặc có mặt trong hơn hai tuần.Cảm thấy khó khăn hoặc cố định.Có kèm theo sốt, đổ mồ hôi ban đêm, hoặc giảm cân không rõ nguyên nhân.Kèm theo đau họng hoặc khó nuốt hoặc hít thở.Có màu đỏ, ấm áp và sưng.Nguyên nhânMột hạch bạch huyết nhỏ tròn hoặc cụm hình hạt đậu của các tế bào bao phủ bởi mô liên kết. Các tế bào là một sự kết hợp của tế bào lympho - sản xuất các hạt protein bắt kẻ xâm lược, chẳng hạn như vi rút - và các đại thực bào, phá vỡ các nguyên liệu bị bắt. Tế bào lympho và đại thực bào bạch huyết lọc chất lỏng khi di chuyển qua cơ thể và bảo vệ bằng cách tiêu diệt quân xâm lược.Các hạch bạch huyết xảy ra trong nhóm, và từng nhóm một khu vực cụ thể của cơ thể. Các hạch bạch huyết thường xuyên nhất sưng là ở cổ, dưới cằm, trong nách và ở háng. Các các hạch bạch huyết sưng lên có thể giúp xác định nguyên nhân cơ bản.Nguyên nhân phổ biến nhất của các hạch bạch huyết sưng lên là một nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm virus, chẳng hạn như cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, có những loại nhiễm trùng khác, bao gồm cả ký sinh trùng và vi khuẩn, và các nguyên nhân có thể bị sưng nút bạch huyết. Chúng bao gồm:Nhiễm trùng thường gặp.Liên cầu họng.Quai bị.Bệnh sởi.Nhiễm trùng tai.Bị nhiễm bệnh (abscessed) răng.Bạch cầu đơn nhân.Vết thương bị nhiễm trùng.Các bệnh nhiễm trùng.Bệnh lao.Một số bệnh lây qua đường tình dục như giang mai.Toxoplasmosis - một nhiễm ký sinh trùng do tiếp xúc với phân của một con mèo bị nhiễm bệnh hoặc ăn thịt chưa nấu chín.Cát đầu sốt - một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn từ một đầu mèo hoặc cắnRối loạn hệ thống miễn dịchLupus - một bệnh viêm mãn tính có thể nhắm mục tiêu khớp, da, thận, các tế bào máu, tim và phổi.Viêm khớp dạng thấp - bệnh viêm mãn tính, mục tiêu của mô tuyến khớp (synovium).Virus suy giảm miễn dịch (HIV) - vi rút gây bệnh AIDS.Ung thư.Lymphoma - ung thư bắt nguồn từ hệ thống bạch huyết.Ung thư bạch cầu - bệnh ung thư của mô tạo máu của cơ thể, bao gồm tủy xương và hệ bạch huyết.Các bệnh ung thư đã lan (di căn) tới các hạch bạch huyết.Các nguyên nhân khác có thể, nhưng hiếm, bao gồm thuốc nhất định, chẳng hạn như phenytoin (Dilantin), được sử dụng để ngăn chặn cơn động kinh, và chủng ngừa nhất định, chẳng hạn như đối với bệnh sốt rét.Các biến chứngNếu nhiễm trùng là nguyên nhân gây ra sưng hạch bạch huyết và không được điều trị, các biến chứng có thể xảy ra:
Áp xe hình thành. Áp-xe là một bộ sưu tập địa hoá của mủ gây ra bởi nhiễm trùng. Mủ có chứa chất lỏng, các tế bào máu trắng, mô chết và vi khuẩn hay những kẻ xâm lược khác. Áp-xe có thể yêu cầu thoát nước và điều trị kháng sinh. Áp-xe có thể gây ra thiệt hại đáng kể nếu nó liên quan đến một cơ quan quan trọng.
Máu nhiễm trùng. Nhiễm vi khuẩn bất cứ nơi nào trong cơ thể có thể tiến triển thành nhiễm trùng huyết, gây ra bởi nhiễm trùng áp đảo của dòng máu. Nhiễm trùng huyết có thể dẫn đến suy cơ quan và tử vong. Điều trị liên quan đến nhập viện và thuốc kháng sinh tiêm tĩnh mạch.Các xét nghiệm và chẩn đoánBác sĩ có thể hỏi lịch sử y tế, hỏi về sưng hạch bạch huyết phát triển khi nào và làm thế nào, hỏi về các dấu hiệu và triệu chứng, và kiểm tra các hạch bạch huyết có thể cảm nhận cho kích thước, sự ấm áp, dịu dàng và kết cấu. Các diễn biến của các hạch bạch huyết bị sưng và các dấu hiệu và triệu chứng sẽ cung cấp manh mối các nguyên nhân cơ bản.Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm để giúp chẩn đoán, bao gồm:
Xét nghiệm máu. Tùy thuộc vào những gì bác sĩ nghi ngờ gây sưng hạch bạch huyết, người đó có thể yêu cầu xét nghiệm máu nhất định để xác nhận hay loại trừ tình trạng nghi ngờ cơ bản. Các xét nghiệm cụ thể sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân nghi ngờ, nhưng rất có thể sẽ bao gồm một số lượng máu đầy đủ (CBC), giúp đánh giá sức khỏe tổng thể và phát hiện một loạt các rối loạn, bao gồm nhiễm trùng, chẳng hạn như bạch cầu đơn nhân, và bệnh bạch cầu.
Hình ảnh nghiên cứu. X-quang ngực hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT) quét khu vực bị ảnh hưởng có thể giúp xác định các nguồn tiềm năng của nhiễm trùng hoặc tìm thấy các khối u.
Sinh thiết hạch bạch huyết. Nếu bác sĩ không thể chẩn đoán, nó có thể hữu ích để loại bỏ một mẫu từ một hạch bạch huyết hoặc ngay cả một hạch bạch huyết để kiểm tra toàn bộ kính hiển vi.Phương pháp sinh thiết có thể kim hút (FNA), các bác sĩ có thể thực hiện trong văn phòng, hoặc người đó có thể giới thiệu đến một bác sĩ phẫu thuật cho thủ tục này. Trong FNA, các bác sĩ đưa một kim nhỏ vào các hạch bạch huyết và loại bỏ (aspirates) tế bào, sau đó được gửi đến một phòng thí nghiệm để nghiên cứu. Siêu âm - một thủ tục không xâm lấn dùng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của các cơ quan và các mô - có thể được sử dụng để đảm bảo tính chính xác.
Trong một số trường hợp, có thể yêu cầu sinh thiết excisional. Đây là loại sinh thiết - cũng được gọi là phẫu thuật sinh thiết - loại bỏ một phần hoặc toàn bộ một hạch bạch huyết thông qua một đường rạch để phân tích. Bác sĩ phẫu thuật thực hiện thủ tục này trong khi sử dụng gây tê cục bộ hoặc toàn bộ.Phương pháp điều trị và thuốcSưng hạch bạch huyết do virus gây ra có thể đôi khi trở lại bình thường sau khi giải quyết nhiễm virus. Kháng sinh không có ích để điều trị nhiễm virus. Điều trị cho các hạch bạch huyết sưng lên do các nguyên nhân khác phụ thuộc vào nguyên nhân:
Nhiễm trùng. Việc điều trị phổ biến nhất cho các hạch bạch huyết sưng lên gây ra do nhiễm trùng bởi vi khuẩn là kháng sinh. Thuốc giảm đau, giảm thiểu sốt bao gồm aspirin, ibuprofen (Advil, Motrin, những loại khác) và acetaminophen (Tylenol, những loại khác). Aspirin và ibuprofen cũng có các tính chất chống viêm, có thể giúp giảm viêm. Không cho trẻ uống aspirin mà không tham vấn bác sĩ bởi vì các liên kết của nó với hội chứng Reye. Hội chứng Reye là một bệnh hiếm gặp nhưng nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến máu, gan và não của trẻ em và thanh thiếu niên hồi phục sau khi bị nhiễm virus.
Rối loạn miễn dịch. Nếu các tuyến bị sưng là kết quả của HIV, lupus hay viêm khớp dạng thấp, điều trị là hướng vào các điều kiện cơ bản.
Ung thư. Sưng hạch gây ra bởi ung thư cần điều trị cho bệnh ung thư. Tùy thuộc vào loại ung thư, điều trị có thể bao gồm phẫu thuật, xạ trị hoặc hóa trị.Phong cách sống và biện pháp khắc phụcNếu các tuyến bị sưng đau, có thể nhận được một số cứu trợ bằng cách làm như sau:
Áp sự ấm áp. Áp ấm, ẩm nén, chẳng hạn như một chiếc khăn nhúng trong nước nóng, vào vùng bị ảnh hưởng.
Thuốc giảm đau. Thuốc giảm đau như aspirin, ibuprofen (Advil, Motrin, những loại khác) và acetaminophen (Tylenol, những loại khác), có thể giúp giảm đau và sốt. Không cho trẻ uống aspirin mà không tham vấn bác sĩ bởi vì các liên kết của nó với hội chứng Reye ở trẻ em. Hội chứng Reye là một bệnh hiếm gặp nhưng nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến máu, gan và não của trẻ em và thanh thiếu niên hồi phục sau khi bị nhiễm virus.
Hãy nghỉ ngơi đầy đủ. Cần phần nghỉ ngơi để hỗ trợ phục hồi từ các điều kiện cơ bản.
Thành viên Dieutri.vn

songchungvoi_HIV
21-11-2013, 18:33
Nổi hạch - Sưng hạch (bạch huyết)Viết bởi Administrator Thứ ba, 22 Tháng 12 2009
http://www.yhoc-net.com/templates/it_healthcare/images/pdf_button.png (http://www.yhoc-net.com/cac-bai-viet-cu/1294-noi-hach-sung-hach-bach-huyet?format=pdf)http://www.yhoc-net.com/templates/it_healthcare/images/printButton.png (http://www.yhoc-net.com/cac-bai-viet-cu/1294-noi-hach-sung-hach-bach-huyet?tmpl=component&print=1&page=)http://www.yhoc-net.com/templates/it_healthcare/images/emailButton.png (http://www.yhoc-net.com/component/mailto/?tmpl=component&link=aHR0cDovL3d3dy55aG9jLW5ldC5jb20vY2FjLWJhaS12a WV0LWN1LzEyOTQtbm9pLWhhY2gtc3VuZy1oYWNoLWJhY2gtaHV 5ZXQ%3D)

http://www.yhoc-net.com/images/stories/Part4/noi-hach.jpgHạch bạch huyết (hạch lympho) là một thành phần quan trọng trong hệ thống miễn dịch của cơ thể giúp cơ thể chiến đấu chống lại nhiễm trùng.
Chúng là những cấu trúc nhỏ, mềm, hình tròn hoặc hình bầu dục nằm ở khắp nơi trong cơ thể và được nối kết với nhau theo dạng chuỗi (các chuỗi bạch huyết) bởi cách kênh thông nối tương tự như các mạch máu. Mỗi hạch bạch huyết được bao bọc bởi một vỏ bao có thành phần cấu tạo là các mô liên kết. Bên trong vỏ bao, các hạch bạch huyết chứa một số loại tế bào miễn dịch. Những tế bào này chủ yếu là các tế bào lympho (tế bào bạch huyết), chúng sản xuất ra các protein có khả năng bắt giữ và chống lại virus cùng với các vi sinh vật khác, và các đại thực bào có khả năng tiêu diệt và loại bỏ những thành phần bị các tế bào lympho bắt giữ.
Phân bố của hạch bạch huyết trên cơ thể
Các hạch bạch huyết nằm khắp nơi trên cơ thể. Một số nằm sát ngay bên dưới da, một số khác nằm sâu bên trong cơ thể. Hầu hết các hạch bạch huyết dưới da thường không nhìn thấy được hoặc không sờ thấy được trừ phi chúng bị sưng và phì đại do một số nguyên nhân.
Các hạch bạch huyết liên kết với nhau bởi các mạch bạch huyết giới hạn lỏng lẻo. Các hạch bạch huyết thường tập hợp lại thành một nhóm ở nhiều khu vực khác nhau trong cơ thể, là những nơi chúng chịu trách nhiệm lọc máu và thực hiện chức năng miễn dịch của mình. Các dịch của các mạch bạch huyết cuối cùng sẽ đổ về hệ thống tĩnh mạch của cơ thể.



http://www.yhoc-net.com/images/stories/Part5/hach-nong.jpgNhững nguyên nhân gây nổi hạch (sưng hạch) bạch huyết
Có nhiều nguyên nhân gây nổi hạch (sưng hạch) bạch huyết. Thông thường, các hạch bạch huyết sẽ sưng lên khi chúng đang hoạt động do nhiễm trùng, viêm, hoặc do ung thư.

Nhiễm trùng
Nhiễm trùng là nguyên nhân gây nổi hạch thường gặp nhất. Những tác nhân nhiễm trùng gây nổi hạch bao gồm: virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, và nấm.
Virus


Nhiễm trùng tăng bạch cầu đơn nhân
Thủy đậu
Sởi
HIV
Herpes
Cúm
Adenovius
và nhiều loại virus khác

Vi khuẩn


Streptococcus
Staphylococcus
Bệnh mèo cào
Giang mai
Lao
Chlamydia
Những bệnh lây truyền qua đường tình dục

Ký sinh trùng


Toxoplasmosis
Leishmaniasis

Nấm


Coccidiomycosis
Histoplasmosis


Viêm
Những nguyên nhân viêm và miễn dịch gây nổi hạch bao gồm các bệnh như: viêm khớp dạng thấp vàlupus (http://www.yhoc-net.com/cac-chuyen-nganh-khac/76-mien-dich/1285-lupus-ban-do-he-thong.html) cũng như tình trạng nhạy cảm đối với một số loại thuốc.

Ung thư
Có nhiều loại ung thư có thể gây nổi hạch. Đó có thể là những loại ung thư bắt nguồn từ hạch hoặc từ các tế bào máu, chẳng hạn như ung thư máu hoặc bệnh bạch cầu (lymphoma). Chúng cũng có thể là các loại ung thư lây lan từ những bộ phận khác của cơ thể (di căn). Chẳng hạn như ung thư vú có thể lan sang các hạch bạch huyết gần nhất ở nách (bên dưới cánh tay), hoặc ung thư phổi có thể lan sang các hạch bạch huyết xung quanh xương đòn.

Những nguyên nhân gây nổi hạch khác
Có nhiều nguyên nhân khác cũng gây nổi hạch ít gặp hơn, chẳng hạn như các bệnh di truyền về dự trữ lipid, phản ứng đào thải mảnh ghép, sarcoidosis (u hạch bạch huyết lành tính), và nhiều bệnh khác nữa.
Ngoài ra cũng cần phải lưu ý rằng không phải tất cả các trường hợp nổi hạch đều là dấu hiệu của một bệnh nào đó. Đôi khi nó có thể là bình thường. Chẳng hạn như các hạch bạch huyết nhỏ (nhỏ hơn 1cm), phẳng, nằm phía dưới hàm (hạch dưới hàm) ở những trẻ em khỏe mạnh và những người trẻ tuổi, hoặc những hạch nhỏ (có thể lên đến 2cm) ở háng (hạch bẹn) ở những người trẻ tuổi có thể được xem là bình thường.
Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân chính xác gây nổi hạch có thể không xác định được mặc dù đã làm tất cả các biện pháp thăm khám và xét nghiệm cần thiết.

Những triệu chứng của nổi hạch bạch huyết
Các triệu chứng của tình trạng nổi hạch bạch huyết rất khác nhau. Có người có thể hoàn toàn không có triệu chứng nào và chỉ được các bác sĩ phát hiện ra mình bị nổi hạch khi đi khám sức khỏe định kỳ.
Đôi khi các hạch bạch huyết có thể căng, đau, và bị biến dạng. Quan trọng hơn, những triệu chứng khác liên quan đến những bệnh nền gây nổi hạch có thể đi kèm với tình trạng nổi hạch và có thể có ý nghĩa về mặt lâm sàng hơn là tình trạng nổi hạch đơn độc. Chẳng hạn như những triệu chứng như sốt (http://www.yhoc-net.com/y-hoc-co-so/69-trieu-chung-hoc/1248-sot.html), chảy mồ hôi đêm, sụt cân, hoặc những dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng khu trú (đau răng, viêm họng (http://www.yhoc-net.com/cac-chuyen-nganh-khac/31-tai-mui-hong/41-viem-hong.html)) có thể cung cấp những đầu mối quan trọng để xác định chính xác nguyên nhân gây nổi hạch.

Chẩn đoán nổi hạch bạch huyết như thế nào
Những hạch bạch huyết nằm sát bề mặt da thường được các bác sĩ phát hiện ra khi khám và sờ thấy những vùng xuất hiện các chùm hạch, chẳng hạn như nổi hạch nách, nổi hạch ở hai bên cổ (hạch cổ), hoặc nổi hạch ở háng. Những hạch như vậy thường có thể nhìn thấy và sờ thấy được một cách dễ dàng.
Những hạch bạch huyết nằm sâu bên trong cơ thể có thể phát hiện nhờ những khảo sát về hình ảnh học, chẳng hạn như CT scan (http://www.yhoc-net.com/can-lam-sang/16-chan-doan-hinh-anh/875-ct-scan.html).
Amydal nằm ở thành sau họng cũng là một dạng hạch bạch huyết và chúng là hạch bạch huyết dễ thấy nhất của cơ thể.
Chẩn đoán được nguyên nhân gây nổi hạch đôi khi có thể là một thách thức. Thành tố quan trọng nhất trong quá trình chẩn đoán là đánh giá hạch qua việc khai thác bệnh sử và thăm khám một cách có hệ thống. Các bác sĩ sẽ hỏi về những triệu chứng như: đau họng, sốt (http://www.yhoc-net.com/y-hoc-co-so/69-trieu-chung-hoc/1248-sot.html) và run rẩy, mệt mỏi, sụt cân, những loại thuốc mà bạn đang dùng, tình trạng hoạt động tình dục, tình trạng tiêm phòng vaccin, những nơi mà bạn đã đi qua trong thời gian gần đây, những loại ung thư mà bạn hoặc những người thân trong gia đình bạn có thể bị trước đây, v.v...
Một nhóm hạch bạch huyết xuất hiện ở những vùng nhất định trong cơ thể là do phản ứng lại với những rối loạn ở vùng đó. Nếu như có một nhiễm trùng đặc hiệu nào đó ở vùng bị nổi hạch thì rất có khả năng nó chính là nguyên nhân gây nổi hạch. Chẳng hạn như nhiễm trùng ở chân hoặc những bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể gây nổi hạch ở háng.
Các bác sĩ thường khám hạch bằng cách sờ và xác định tính chất của chúng. Chúng có thể có những tính chất sau:


Lớn hay nhỏ
Căng hay không căng
Cố định hay di động
Cứng hay mềm, hoặc
Rắn chắc hay mềm dẻo

Những tính chất trên có thể hữu ích trong việc xác định nguyên nhân gây nổi hạch. Chẳng hạn như các hạch bạch huyết cứng, không căng và không di động được có thể là đặc trưng của tình trạng ung thư lan đến hạch. Còn một hạch mềm, căng, di động được thường là một biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng.
Nếu nghi ngờ hạch bạch huyết có liên quan đến ung thư thì các bác sĩ sẽ thực hiện sinh thiết hạch để xác định loại ung thư. Chẳng hạn như các hạch bạch huyết xung quanh xương đòn (hạch thượng đòn) có thể là do ung thư phổi ở một người có thể có những bằng chứng khác trên lâm sàng hướng đến ung thư phổi.

Nổi hạch bạch huyết được điều trị như thế nào?
Không có cách điều trị đặc hiệu cho tình trạng nổi hạch. Thông thường nếu giải quyết được nguyên nhân gây nổi hạch thì hạch sẽ tự động trở lại kích thước bình thường.
Chẳng hạn như điều trị tình trạng nhiễm trùng gây nổi hạch có thể làm cho hạch bạch huyết bị phù nề nhỏ lại. Nếu tình trạng nổi hạch là do ung thư hạch (lymphoma) thì hạch sẽ thu nhỏ lại sau khi bệnh lymphoma được điều trị.

Khi nào cần đi khám bệnh?
Nếu tình trạng nổi hạch đi kèm với sốt, vã mồ hôi đêm, hoặc sụt cân, và bệnh nhân không có những dấu hiệu nhiễm trùng có thể quan sát thấy được thì bệnh nhân nên được đưa đến phòng mạch của bác sĩ để khám.
Ngoài ra, những bệnh nhân bị nhiễm trùng và được điều trị thích đáng rồi nhưng vẫn còn nổi hạch cũng nên đi đến gặp bác sĩ.
Nếu một bệnh nhân đang bị ung thư, hoặc đã được điều trị một loại ung thư nào đó trong quá khứ và phát hiện ra mình bị nổi hạch ở khu vực ung thư thì người bệnh nhân đó cũng nên đến gặp để báo với bác sĩ.

Những hạch nào thường hay bị nổi?
Có nhiều hạch ở những vùng khác nhau của cơ thể bị sưng lên do nhiều lý do khác nhau. Có nhiều người thường bị nổi hạch ở cổ, phía sau tai, dưới hàm, phía trên xương đòn, nách, hoặc xung quanh bẹn.
Thường gặp nhất là những hạch ở hai bên cổ hoặc phía dưới hàm. Chúng có thể là một biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng xung quanh khu vực đó, chẳng hạn như nhiễm trùng hoặc áp xe răng, nhiễm trùng họng, nhiễm siêu vi, hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên. Hầu hết các nguyên nhân gây nổi hạch đều lành tính; tuy nhiên đôi lúc tình trạng nổi hạch có thể là dấu hiệu của một loại ung thư nào đó ở vùng đầu và cổ.
Cách hạch bạch huyết nổi ở phía sau tai có thể là do nhiễm trùng xung quanh sọ hoặc ở kết mạc mắt.
Các hạch bạch huyết ở nách có tính chất quan trọng về mặt giải phẫu học với ung thư vú. Chúng thường được kiểm tra ở những bệnh nhân được khám vì nghi ngờ ung thư vú. Chúng cũng đóng một vai trò quan trong trong việc phân độ (xác định mức độ lan tràn) và tiên lượng (tiên đoán kết quả) ung thư vú trong khi cắt bỏ mô ung thư ra khỏi vú. Những hạch bạch huyết này cũng có thể trở nên phản ứng và phì đại do chấn thương hoặc do nhiễm trùng ở cánh tay ở cùng bên.
Nổi hạch ở trên xương đòn (hạch thượng đòn) luôn được xem là bất thường. Chúng thường là dấu hiệu của ung thư hoặc nhiễm trùng ở những khu vực kế cận, chẳng hạn như nhiễm trùng phổi, ung thư phổi, lymphoma ở ngực, hoặc ung thư vú. Đôi khi vị trí ung thư còn có thể ở xa hơn, chẳng hạn như ung thư sinh dục, hoặc ung thư đại tràng. Một số nguyên nhân lành tính gây nổi hạch thượng đòn bao gồm lao và sarcoidosis.
Như đã nói ở trên, nổi hạch ở bẹn có thể là bình thường ở những người trẻ tuổi. Tuy nhiên, chúng có thể là kết quả của một số bệnh lây truyền qua đường tình dục, ung thư sinh dục, hoặc nhiễm trùng ở chi dưới (chân) ở cùng bên.

Những biến chứng của tình trạng nổi (sưng) hạch bạch huyết
Có thể có nhiều biến chứng liên quan đến tình trạng sưng hạch bạch huyết. Nếu hạch bạch huyết xuất hiện do nhiễm trùng không được điều trị thì có thể hình thành ổ áp xe (một hốc có chứa mủ), và cần phải rạch dẫn lưu và điều trị kháng sinh. Vùng da phía trên hạch cũng có thể bị nhiễm trùng..
Trong một số trường hợp, các hạch bạch huyết có thể trở nên rất lớn và đè ép các cấu trúc xung quanh. Đây có thể là một tình trạng nghiêm trọng có thể cần phải can thiệp hoặc phẫu thuật. Chẳng hạn như các hạch nách có thể đè ép các mạch máu và dây thần kinh cung cấp cho cánh tay. Các hạch bạch huyết bên trong ổ bụng nếu bị sưng to có thể đè ép ruột và gây tắc ruột.

Tóm tắt


Hạch bạch huyết là một phần quan trọng của hệ miễn dịch.
Hạch bạch huyết nằm khắp nơi trong cơ thể nhưng chỉ có thể nhìn thấy được hoặc sờ thấy được khi chúng phì đại hoặc sưng to lên.
Các hạch bạch huyết mang tính khu vực, và mỗi nhóm hạch tương ứng với một khu vực nhất định của cơ thể và phản ánh sự bất thường ở khu vực đó.
Thông thường, nhiễm trùng là nguyên nhân gây nổi hạch nhiều nhất. Những nguyên nhân thường gặp khác bao gồm viêm và ung thư.
Không phải tất cả các hạch bị phì đại đều là tình trạng bất thường.


Theo Medicinenet - Y học NET (http://www.yhoc-net.com/) dịch

songchungvoi_HIV
21-11-2013, 18:36
Hạch sưng, đau có phải trọng bệnh?Thứ Ba, 21/05/2013 15:07
Hạch là một tổ chức lympho (liên võng nội mô), nằm rải rác nhiều vị trí khác nhau trong cơ thể. Hạch đóng một vai trò đáng kể trong phòng chống bệnh tật, nhất là các bệnh nhiễm khuẩn. Khi hạch sưng, đau là biểu hiện phản ứng của cơ thể, hầu hết là lành tính nhưng đôi khi là trọng bệnh.
Vì sao nổi hạch sưng, đau?
Hạch là một tổ chức liên võng nội mô, chúng sản sinh ra các dòng bạch cầu, đồng thời chúng cũng sinh ra dòng kháng thể để chống lại các tác nhân lạ xâm nhập cơ thể. Khi có tác nhân lạ xâm nhập cơ thể thì hạch phát triển to (sưng, đau), đặc biệt là hạch ở các vị trí gần với tác nhân xâm nhập (viêm họng thì hạch góc hàm sưng, đau; nhiễm khuẩn ở chi dưới hoặc bộ phận sinh dục, tiết niệu thì hạch bẹn xuất hiện sưng to và đau...). Tuy vậy, cũng có những trường hợp hạch sưng to nhưng không gây đau, đó là những trường hợp bệnh viêm mạn tính như hạch lao, bệnh Hodgkin (ung thư hệ bạch huyết) hoặc Non - Hodgkin, viêm họng, viêm amidan mạn tính. Một số bệnh nhiễm khuẩn cấp tính (viêm amidan, viêm họng cấp, viêm tai giữa cấp, sang chấn phần mềm nhiễm khuẩn), xuất hiện gần vùng tổn thương là hạch sưng to và gây đau nhưng khi điều trị hết hiện tượng nhiễm khuẩn thì hạch cũng trở về trạng thái bình thường như ban đầu.



<tbody>
http://skds3.vcmedia.vn/JRGSJiLd3e5GsxdM0P2pqg65KoKccc/Image/2013/05/369508-f3bf9.jpg
Hạch sưng đau khi có viêm nhiễm vùng lân cận.



</tbody>



Với bệnh viêm mạn tính như viêm họng, viêm VA, viêm amidan, viêm tai giữa mạn tính thì hạch vùng cổ cũng sưng to nhưng ít đau hoặc không đau. Hạch có thể nằm dưới da như hạch hai bên cơ ức đòn chũm, hạch thượng đòn, hạch góc hàm, hạch bẹn, nhưng hạch cũng có thể nằm sâu trong cơ thể như hạch trung thất, hạch mạc treo ruột. Hầu hết hạch sưng to là có lý do của nó tức là cơ thể đang mắc một bệnh nào đó có thể nguy hiểm hoặc không. Hạch sưng to có thể đứng riêng rẽ hoặc dính lại với nhau, dính vào da, dính vào tổ chức lân cận; hạch sưng to có thể di động hoặc không; có thể rắn hoặc mềm. Tuy vậy, hạch sưng to, đau có thể là lành tính nhưng đôi khi là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, thậm chí là trọng bệnh (Hodgkin, u trung thất ác tính, lao hạch, u mạc treo ruột ác tính, hạch di căn của ung thư).
Hạch sưng, đau là bệnh gì?
Ở vùng cổ và vùng trên xương đòn có nhiều loại bệnh mà có sự kích thích làm cho hạch sưng lên như lao hạch. Các hạch lao thường nhỏ nhưng nhiều, xuất hiện từ từ, hạch sưng to nhưng thường không đau. Các hạch lao thường xếp thành chuỗi dọc theo hai bên cơ ức đòn chũm. Mật độ của các hạch lao cũng rất khác nhau, có cái mềm có cái rắn chắc, lúc đầu các hạch di động dễ dàng nhưng do viêm nhiễm lâu ngày nên dần dần các hạch dính lại với nhau khó di động. Hạch lao rất dễ bị rò chảy ra một chất giống bã đậu. Khi hạch rò, chảy ra chất bã đậu thì bờ của vết rò nham nhở (có thể nhìn bằng mắt thường hoặc bằng kính lúp). Khi hạch rò chảy ra hết chất bã đậu thì có thể lành nhưng thường để lại sẹo răn rúm dọc hai bên cơ ức đòn chũm mà người ta thường gọi là “chuỗi tràng nhạc”. Liên quan đến nổi hạch, người bệnh thường có sốt về chiều, ăn kém, gầy sút nhanh chóng, ra mồ hôi lúc ngủ. Hạch sưng to do bị bệnh Hodgkin, thường thấy hạch nổi ở hố thượng đòn bên trái lúc mới bị bệnh, dần dần cả hai hố thượng đòn đều có hạch nổi. Kèm theo hạch ở hố thượng đòn thì hạch nách và hạch ở trung thất cũng xuất hiện.
Đặc tính của hạch trung thất thường không gây đau nên người bệnh không cảm nhận được. Hạch của bệnh Hodgkin không hóa mủ nên không bị rò ra như trong hạch lao. Người bệnh cũng có sốt. Tính chất của sốt trong bệnh Hodgkin là sốt từng đợt và mỗi một lần sốt như vậy, hạch cũ cũng to dần lên và xuất hiện thêm các hạch sưng to mới. Kèm theo còn có một số dấu hiệu đặc trưng khác như lách sưng to, rắn (có thể sờ nắn thấy hoặc siêu âm sẽ cho kết quả về kích thước của lách to ra so với lách bình thường).
Khi thấy hạch vùng bẹn sưng to, đau có thể do một số bệnh nhiễm khuẩn thuộc bộ phận sinh dục - tiết niệu như bệnh do vi khuẩn họ Chlamydia, bệnh giang mai. Bệnh giang mai thường có ba thời kỳ nhưng thời kỳ đầu (giang mai I) có vết loét ở bộ phận sinh dục ngoài và hạch bẹn sưng đau, không hóa mủ, di động dễ dàng. Ngoài ra, nếu người bệnh bị tổn thương nhiễm khuẩn (vết xây xước, áp-xe, mụn nhọt...) ở vùng chi dưới, vùng quanh hố chậu thì hạch bẹn cũng sưng to và đau. Một số bệnh về máu cũng có hạch to như bệnh bạch cầu cấp. Hạch thường to, mềm, di động xuất hiện nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể mà bình thường vẫn có hạch như ở hố thượng đòn, nách, bẹn, trung thất, mạc treo. Kèm theo hạch to là sốt cao, lách to nhanh, xuất huyết. Trong bệnh bạch cầu mạn tính thể lympho thì nhiều hạch nhưng bé, phát triển nhanh, lâu dần (vài ba tháng) hạch to ra, mềm và di động được.
Hạch sưng to có thể nguy hiểm hoặc không, vì vậy khi thấy có hiện tượng bất thường trong cơ thể và kèm theo hạch sưng to, đau (hoặc không) cần phải hết sức bình tĩnh, không nên lo lắng thái quá và nên đi khám bệnh ngay. Khi hạch to, đau đã được bác sĩ khám bệnh và xác định thì nên tích cực điều trị theo đơn của bác sĩ, không nên điều trị dở dang hoặc chần chừ. Không nên tự mua thuốc để điều trị vì làm như vậy bệnh không những không khỏi mà còn để lại nhiều điều bất lợi. Những người hay bị viêm họng, nên vệ sinh họng, miệng hằng ngày bằng cách đánh răng sau khi ăn, trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy. Nên súc họng bằng nước muối nhạt để vệ sinh họng, miệng hằng ngày.
ThS. Mai Hương

songchungvoi_HIV
21-11-2013, 18:38
CHẨN ĐOÁN HẠCH TOI. ĐẠI CƯƠNG.Thường mọi bệnh lý của hệ thống tổ chức tân đều biểu hiện trên lầm sàng bằng những hạch to. Do đó chẩn đoán hạch to cho ta một ý niệm rõ ràng về những bệnh của hệ thống này.
Chẩn đoán nguyên nhân hạch to thường dễ, nếu chỉ là một triệu chứng nằm trong một bệnh cảnh có nhiều hội chứng cấp tính hơn. Nhưng nếu hạch to là một triệu chứng duy nhất hoặc nổi bật thì chẩn đoán thường khó khăn. Lúc đó cần phải tiến hành xét nghiệm chọc hạch hoặc sinh thiết hạch để có chẩn đoán quyết định.
II. CÁCH KHÁM MỘT NGỪƠI CÓ HẠCH TO.1. Khám hạch.1.1. Vị trí hạch:Thường hạch to ở dưới hàm, hai bên cổ phía sau cơ ức đòn chũm, hố thượng đòn, nách, bẹn, khoeo chân, khuỷu tay. Hạch nửa người trên thường là hạch lao, hạch ung thư hay hạch trong bệnh Hodgkin: hạch bẹn thường nghĩ đến bệnh hoa liễu, ung thư hạch…
Cần xem hạch ở một bên hoặc hai bên, và nếu có cả hai bên, cần xem có đều khau không?.
1.2. Thể tích và mật độ:Cần xem hạch to hay nhỏ. Hạch lao, hạch viêm thường, hạch di căn ung thư, hạch trong các bệnh bạch huyết thường nhỏ. Ung thư hạch hoặc hạch trong bệnh Hodgkin thường to hơn.
Chú ý xem mật độ hạch rắn hay mềm. Hạch lao trong giai đoạn đầu hoặc giai đoạn bã đậu hoá, hạch viêm thường mềm. Hạch ung thư, Hoodgkin thường rắn.hạch trong các bệnh bạch cầu, mật độ thường chắc.
1.3. Hình thể:Hạch tròn đều nhẵn, bờ rõ rệt gặp trong bệnh bạch cầu. Hạch lao ung thư thường dính vào nhau làm thành từng đám hoặc dính vào mô xung quanh nên lổn nhổn không đều, khó giới hạn rõ rệt.
1.4. Độ di động.Trong bệnh bạch cầu hoặc hạch di căn ung thư, thường hạch nọ tách rời hạch kia nên di động dễ dàng. Trái với hạch ung thư, hạch lao di động dễ dàng trong giai đoạn đầu nhưng sau thường dính vào da hoặc mô xung quanh nhưng cũng khó di động.
1.5. Đau, nóng:Hạch viêm cấp thường đau, nóng, đỏ. Còn hạch ung thư lao, hạch trong bệnh bạch cầu thường không đau. Tuy nhiên, khi hạch phát triển, chèn ép vào các dây thần kinh bên cạnh, gây đau một vùng đó. Hạch bội nhiễm, hạch có thể đỏ lên và đau.
1.6. Tiến triển:Hạch của bệnh Hodgkin xuất hiện từng đợt. Hạch lao tiến triển chậm hơn hạch ung thư. Cần chú ý đến các vết sẹo trên các hạch to. Hạch có lỗ rò hoặc sẹo căn rúm làm ta nghĩ nhiều đến hạch lao, nhất là nếu lại mọc ở cổ (tràng nhạc).
Trên đây là những yêu cầu kiểm tra khi có hạch to ở ngoại biên, tay ta có thể sờ nắn được. Trường hợp hạch to trong nội tạng như hạch trung thất, hạch mạc treo… lúc đó phương pháp lâm sàng không thể phát hiện hoặc rất khó phát hiện (hạch mạc treo). Cần phải dùng Xquang soi hoặc chụp cắt lớp. Có khi phải soi ổ bụng hoặc nếu cần, mở bụng thăm dò mới phát hiện ra được hạch to.
2. Chẩn đoán phân biệt.- Các u nang, u mỡ dưới da: thường mềm hơn và nhiều khi không ở trong những vùng của hạch bạch huýêt.
- U nang bươu giáp trạng đơn thuần hoặc nhân giáp trạng: di động theo nhịp nuốt, mật độ thường mềm hơn, nhất là u nang.
- Thoát vị bẹn: có thể đẩy lên được.
- U trung thất: rất khó phân biệt định, cần chụp cắt lớp.
- U mạc treo: rất khó phân biệt với hạch. Soi ổ bụng, có khi phải mổ thăm dò ở ổ bụng.
III. KHÁM XÉT CÁC BỘ PHẬN KHÁCSau khi đã xác định hạch to, cần chú ý kiểm tra gan lách, phát hiện các bệnh về máu.
1. Chẩn đoán nguyên nhân hạch to.1.1. Hạch viêm cấp tính.1.1.1. Viêm nhiễm gây sưng tấy một vùng.Thường ở những vùng có hạch bạch huyết chi phối, khi bị viêm nhiễm hạch này sẽ sưng lên. Thí dụ viêm họng gây hạch to ở dưới hàm. Nhọt dưới đùi có nhọt ở bẹn, bắp chuối: zona ở ngực có hạch ở nách… hạch ở đây cũng có tính chất của một viêm nhiễm: sưng, nóng, đỏ, đau. Mật độ thường chắc. Số lượng ít, chỉ một hai hạch, di động được và không dính vào nhau. Hạch có thể tiến triển làm mủ gây loét, nhất là khi bị bẩn, ở những chỗ bị cọ xát nhiều như nách (ổ gà).
1.1.2. Một số bệnh số phát ban thành dịch:Như bệnh đăng gơ, bệnh rubêôn. Hạch nổi ban đỏ khắp người, đau các đầu xương, sốt. Bệnh gây thành dịch, lành tính. Khi khỏi bệnh hạch cũng lặn, nhưng thường sau một thời gian lâu mới hết.
1.1.3. Bệnh nhiễm khuẩn có tăng bạch cầu đơn nhân:Hạch nổi lên ở nhiều nơi, không đau, dễ di động mật độ chắc. Người bệnh có sốt cao, cũng phát ban khắp người như rubêôn, nhưng khi thử máu thấy bạch cầu đơn nhân tăng nhiều bệnh lành tính.
1.2. Bệnh viêm mạn tính.1.2.1. Hạch do cơ địa:Thường thấy ở một số người gầy yếu, sức khoẻ toàn thân kém. Hạch thường ở bẹn, nhỏ, di động dễ, không đau. Mật độ chắc. Hạch sẽ hết khi sức khoẻ toàn thân khá hơn, không cần điều trị gì.
1.2.2. Hạch trong bệnh hoa liễu.- Hạch trong bệnh giang mai: trong giai đoạn đầu của bệnh (mới mắc) hạch nổi to gần chỗ xâm nhập của xoắn trùng (bẹn). Thường có 4 -5 hạch nhỏ. Hơi rắn, di động dễ, không đau. Sang giai đoạn II, hạch có thể gặp ở tất cả mọi nơi trong cơ thể và to hơn.
- Bệnh Nicolas Favre: Hạch khá to ở bẹn (quả soài). Thường nhiều hạch đính vào nhau thành một đám, không dính vào tổ chức xung quanh. Dễ làm mủ từng điểm nhỏ trên mặt hạch và khi rò có nhiều lỗ trông như một cái hương sen.
1.2.3. Hạch lao:Lúc đầu, thường hạch ở hai bên cổ, trước và sau cơ ức đòn chũm, sau mới lên hạch sau gáy, hố thượng đòn, ít khi gặp hạch to ở nách và bẹn. Hạch nổi thành từng chuỗi (tràng nhạc). Cũng có khi chỉ có một hạch to nổi lên một bên cổ.
Xuất hiện và tiến triển từ từ. Lúc đầu thường chắc nhẵn, dễ di động không đau. Về sau có nhiều hạch dính vào nhau hoặc dính vào da phía trên nên di động khó khăn hơn. Lúc này hạch đã có thể bã đậu hoá nên mềm và to nhanh hơn. Hạch bã đậu có thể thủng ra ngoài da gây một lỗ rò rất lâu lành làm miệng lỗ rò nham nhở, màu hơi tím, luôn chảy ra một thứ nước vàng xanh, lổn nhổn trắng như bã đậu. Khi lỗ rò gắn miệng, để lại một vết sẹo nhăn dúm rất xấu.
Cũng có thể hạch không bã đậu hoá mà vôi hoá nên bé lại và mật độ rắn.
Trên cùng một đám hạch lao, ta có thấy những hạch có mật độ khác nhau, tuỳ theo thời gian xuất hiện của mỗi hạch. Yếu tố này quan trọng cho chẩn đoán bệnh lao.
Lao thường gặp ở trẻ con và người trẻ tuổi. Cẩn kiểm tra kỹ hệ thống hạch sâu ở phổi và màng bụng.
1.3. Hạch ung thư:1.3.1. Ung thư hạch:Thường hạch to, mật độ rắn, ít di động vì dính vào tổ chức ở sâu. Có thể là những hạch riêng lẻ nhưng cũng có khi dính vào nhau thành từng đám. Có thễ có những triệu chứng đi kèm theo như phù, đau chung quanh chổ hạch to do thần kinh, mạch máu bị chèn ép.
Chẩn đoán quyết định bằng sinh thiết hạch thấy tế bào ung thư.
1.3.2. Ung thư di căn.Thường ung thư vú có di căn hạch nách, ung thư tử cung, dương vật di căn hạch bẹn, ung thư dạ dày di căn hạch cổ… chẩn đoán bằng tìm thấy ổ ung thư tiên phát hoặc sinh thiết hạch thấy có tế bào ung thư di căn.
1.4. Hạch to trong các bệnh về máu.1.4.1. Bệnh bạch cầu.- Bệnh bạch cầu kinh thể lymphô. Hạch to nhiều nơi, cả hai bên. Thể tích thay đổi, có thể to bằng quả quít. Bề mặt đều, nhẵn, mật độ chắc, độc lập đối với nhau và di động dễ dàng. Giới hạn hạch rõ rệt vì không dính vào nhau và các mô xung quanh. Chẩn đoán bằng xét nghiệm máu và nếu cần, chọc dò tuỷ. Không cần sinh thiết hạch.
- Bạch cầu cấp: hạch ít và nhỏ hơn, thường nổi nhiều ở dưới hàm và cổ. Cũng di động dễ dàng, mật độ chắc, kèm theo sốt, thiếu máu chảy máu nhiều nơi. Chẩn đoán bằng xét nghiệm máu thấy bạch cầu tăng cao và có nhiều bạch cầu non. Có khi phải chọc dò tuỷ xương để quyết định chẩn đoán. Không cần sinh thiết hạch.
1.4.2. Bệnh Hodgkin.Hạch thường nổi đầu tiên ở hố thượng đòn bên trái (6 lần nhiều hơn bên phải), kích thước có thễ nhỏ như hạt táo cũng có thể to như quả cam. Lúc đầu các hạch mọc riêng rẽ nên dễ nắn, giới hạn rõ rệt. Về sau các hạch có thể dình vào nhau thành đám. Ít khi bị loét gây lỗ rò ngoài da. Không đau hơi rắn.
Bệnh thường gặp ở người lớn, tiến triển thành từng đợt. Mỗi đợt người bệnh thường sốt, ngứa và hạch mọc nhiều hơn. Thử máu có thể thấy bạch cầu ưa axit tăng cao.
Cần chú ý tìm hạch ở nội tạng như trung thất , mạc treo. Trường hợp bệnh bắt đầu bằng hạch to trong trung thất thì chẩn đoán rất khó khăn, có khi phải chờ những đợt tiến triển hạch mọc ra ngoại vi.
Chẩn đoán xác định bằng sinh thiết hạch, thấy có hình thái đa dạng tế bào và nhất là thấy loại tế bào Sternberg.
IV. ÁP DỤNG THỰC TẾ.Đứng trước một người có hạch to cần phải:
1. Kiểm tra kỹ những bộ phận có cùng một loại mê như hạch: gan, lách, amidan…
2. Theo dõi tính chất nơi khu trú và tiến triển của hạch, tình trạng toàn thân: sốt, xanh xao, chảy máu…
3. Làm một số xét nghiệm
- Công thức máu.
- Sinh thiết hạch. Trừ những bệnh về máu gây hạch to như các bệnh bạch cầu hoặc các bệnh sốt phát ban trong đó hạch to chỉ là một triệu chứng không quan trọng lắm, còn nói chung nếu hạch to là triệu chứng nổi bật thì phải tiến hành sinh thiết hạch để chẩn đoán chính ác.
Để hệ thống hoá những bệnh gây hạch to thường gặp, chúng tôi tóm tắt vào bảng sau đây:

<tbody>
Bệnh

Tính chất hạch

Triệu chứng kém

Xét nghiệm cần làm



Lao

- Thường bắt đầu ở cổ rồi lan xuống dưới.
- Bao giờ cũng có hạch cứng, hạch mềm. Có thể có lỗ rò.
- Tiến triển chậm.

- Gặp ở người trẻ tuổi.
- Sức khoẻ toàn thân tương đối tốt trong thời gian dài.

- Phản ứng bì (+).
- Sinh thiết hạch thấy tế bào khổng lồ, hang lao và bã đậu.



Ung thư hạch

- To cả hai bên
- Rất rắn, dễ bị loét
- Dính vào nhau hoặc vào các mô xung quanh
- Chèn ép bó mạch thần kinh bên cạnh.
- Tiến triển nhanh

- Gặp nhiều ở người có tuổi
- Sức khoẻ toàn thân suy sụp nhanh.
- Bệnh tiến triển liên tục.

Sinh thiết hạch thấy tế bào ung thư.



Hodgkin

- Hạch nhiều, cái to, cái nhỏ, thường ở hố thượng đòn trước.
- Hơi rắn, lúc đầu di động dễ, hạch riêng rẽ.
- Không bao giờ rò.

- Gặp nhiều ở người có tuổi
- Tiến triển từng đợt: sốt ngứa.
- Tình trạng toàn thân suy sụp dần.
- Có thễ có hạch ở nội tạng, trung thất, ở bụng.

Sinh thiết hạch thấy hình thức đa dạng tế bào, có nhiều Sternberg.



Bệnh bạch cầu

- Hạch to đều hai bên nhiều nơi.
- Di động dễ dàng, bờ tròn nhẵn, dễ giới hạn.
- Không bao giờ rò.

Bạnh cầu kinh:
- Người có tuổi.
- Có thể thêm lách to.
- Thiếu máu ít.
Bạch cầu cấp:
- Trẻ tuổi
- Sốt. Chảy máu nhiều nơi.
- Thiếu máu nhiều

- Bạch cầu tuỷ tăng cao.
- Không cần làm sinh thiết hạch.



</tbody>

songchungvoi_HIV
21-11-2013, 18:40
Hỏi về hiện tượng nổi hạch sau taiem 21 tuổi, sau tai phải em nổi hạch đã 3 tuần nay, hạch rắn thuôn dài không đau cũng không di chuyển, tai phải của em hơi đau ngoải ra không có triệu chứng gì khác .Xin hỏi bác sỹ hạch đó do gnuyên nhân gì, có nguy hiểm không, em xin chân thành cảm ơn!(Đỗ Thị Thuỳ)

Trả lời:


Vùng cổ và mặt có lưới hạch bạch huyết phong phú. Các nhóm hạch này có thể bị nhiễm khuẩn, nhất là nhóm dưới hàm, mang tai, bên cổ, má. Viêm hạch chiếm gần một nửa trong tổng số ca viêm nhiễm quanh xương hàm.

Nguyên nhân gây viêm hạch cổ, mặt cấp tính thường là tổn thương vùng răng miệng (viêm quanh răng, quanh cuống răng, lợi, niêm mạc miệng, biến chứng sau nhổ răng), do tổn thương ở da (loét da, nhọt ở da) hoặc do viêm amiđan, viêm họng. Viêm hạch cấp thường gặp ở trẻ em. Vùng hay bị viêm là dưới hàm và bên cổ vì hầu hết các đường bạch huyết vùng đầu cổ đều dẫn tới đó.

Trong chứng viêm hạch dưới hàm, người bệnh thấy đau ở vùng dưới hàm, nổi một hoặc vài cục hạch sưng, cứng ở mặt trong xương hàm dưới, lăn dưới tay. Da bình thường, sức khỏe ít bị ảnh hưởng, sốt nhẹ. Nếu cơ thể chống đỡ tốt và được điều trị tốt, triệu chứng trên chỉ kéo dài vài ngày, người bệnh bớt đau trong và ngoài miệng, hạch trở lại bình thường. Có trường hợp tiến triển sang quá trình làm mủ và viêm quanh hạch trong vài ngày sau với biểu hiện: đau tăng, vùng hạch viêm lan rộng, giới hạn không rõ. Viêm lan quá vùng dưới hàm; cử động miệng bị hạn chế, đau dữ dội, nhất là về đêm. Bệnh nhân mất ngủ, mệt mỏi, mạch nhanh, sốt cao 39 độ C. Da trở nên đỏ bóng, nóng. Dần dần, vùng dưới hàm nề cứng, sau đó mềm dần và hình thành ổ mủ.

Viêm hạch lan tỏa dọc bên cổ thường do chứng nhiễm khuẩn răng khôn hàm dưới hay viêm họng gây ra. Biểu hiện ban đầu là nổi một hay vài hạch nhỏ bên cổ, giới hạn rõ, di động; sau đó là sưng nề, cứng dọc cơ ức đòn chũm, giới hạn không rõ, ấn vùng sưng rất đau. Cổ vẹo về bên bệnh, đau khi cử động cổ, nuốt, nói khó. Bệnh nhân sốt cao, mệt mỏi, vật vã.

Chứng viêm hạch mủ bắt đầu bằng một cục u, sau đó sưng, có thể có mủ, giữa vùng sưng có thể ấn lõm. Trong phần mềm của má sờ thấy một dải cứng đi đến nơi gây thương tổn.

Nguyên nhân gây viêm hạch mang tai là nhiễm khuẩn răng miệng hoặc viêm tai, da, nhiễm virus. Hạch cứng, di động, sau đó viêm quanh hạch.

Chứng viêm hạch trong mang tai (giả viêm tuyến mang tai) có biểu hiện: sưng vùng tuyến mang tai, đau tự phát và khi sờ thấy giới hạn không rõ ràng, nước bọt tiết bình thường. Ở giai đoạn làm mủ, mủ lan tỏa ra cả vùng tuyến mang tai làm thành áp xe vùng mang tai.

Viêm hạch cổ, mặt mạn tính thường xảy ra sau những đợt viêm hạch tái phát nhiều lần nhưng cũng có trường hợp tiến triển mạn tính ngay từ đầu (hạch lao, giang mai, ung thư). Biểu hiện: hạch nổi to, di động, chắc, da bình thường, không đau, nhiều tổ chức xơ. Hạch tồn tại nhiều năm hoặc có những lúc viêm cấp, sau đó lại khỏi.

Về điều trị, cần chống viêm toàn thân và tại chỗ, nâng cao thể trạng đối với trường hợp viêm hạch cấp. Nếu có mủ, phải rạch dẫn lưu mủ phối hợp với kháng sinh.

Tuy nhiên muốn chẩn đoán chính xác hạch viêm hay do các nguyên nhân khác cần dựa vào siêu âm chọc hạch và sinh thiết hạch. Bạn cần đi khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và được chỉ đinh điều trị.

Chúc bạn mau khỏi!
Bs.Thuocbietduoc
(Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ)

songchungvoi_HIV
21-11-2013, 18:43
http://renewconfidence.com/en/wp-content/themes/RenewConfidence/js/timthumb.php?src=http://renewconfidence.com/en/wp-content/uploads/10925054-ktv1.jpg&w=230&h=276&zc=1


NỔI HẠCH – SƯNG HẠCH (BẠCH HUYẾT)
Liên Hệ (http://renewconfidence.com/en/?page_id=4)
Thẻ:


SIMILAR PRODUCT
http://renewconfidence.com/en/wp-content/themes/RenewConfidence/js/timthumb.php?src=http://renewconfidence.com/en/wp-content/uploads/15357008-stages-of-breast-cancer1.jpg&w=85&h=105&zc=1 (http://renewconfidence.com/en/?p=941)
http://renewconfidence.com/en/wp-content/themes/RenewConfidence/js/timthumb.php?src=http://renewconfidence.com/en/wp-content/uploads/11112.jpg&w=85&h=105&zc=1 (http://renewconfidence.com/en/?p=937)
http://renewconfidence.com/en/wp-content/themes/RenewConfidence/js/timthumb.php?src=http://renewconfidence.com/en/wp-content/uploads/ung-thu-vu1.jpg&w=85&h=105&zc=1 (http://renewconfidence.com/en/?p=920)



<iframe id="f1b1e8e108" name="f2680dc174" scrolling="no" title="Like this content on Facebook." class="fb_ltr" src="http://www.facebook.com/plugins/like.php?api_key=101002883276229&channel_url=http%3A%2F%2Fstatic.ak.facebook.com%2F connect%2Fxd_arbiter.php%3Fversion%3D28%23cb%3Df1f 6c557a8%26domain%3Drenewconfidence.com%26origin%3D http%253A%252F%252Frenewconfidence.com%252Ff3e0b69 3c%26relation%3Dparent.parent&colorscheme=light&extended_social_context=false&href=http%3A%2F%2Frenewconfidence.com%2Fen%2F%3Fp% 3D772&layout=standard&locale=en_US&node_type=link&sdk=joey&send=false&show_faces=false&width=450" style="margin: 0px; padding: 0px; position: absolute; border-style: none; overflow: hidden; height: 24px; width: 450px;"></iframe>
MÔ TẢ THÊMạch bạch huyết (hạch lympho) là một thành phần quan trọng trong hệ thống miễn dịch của cơ thể giúp cơ thể chiến đấu chống lại nhiễm trùng.
Chúng là những cấu trúc nhỏ, mềm, hình tròn hoặc hình bầu dục nằm ở khắp nơi trong cơ thể và được nối kết với nhau theo dạng chuỗi (các chuỗi bạch huyết) bởi cách kênh thông nối tương tự như các mạch máu. Mỗi hạch bạch huyết được bao bọc bởi một vỏ bao có thành phần cấu tạo là các mô liên kết. Bên trong vỏ bao, các hạch bạch huyết chứa một số loại tế bào miễn dịch. Những tế bào này chủ yếu là các tế bào lympho (tế bào bạch huyết), chúng sản xuất ra các protein có khả năng bắt giữ và chống lại virus cùng với các vi sinh vật khác, và các đại thực bào có khả năng tiêu diệt và loại bỏ những thành phần bị các tế bào lympho bắt giữ.
Phân bố của hạch bạch huyết trên cơ thể
Các hạch bạch huyết nằm khắp nơi trên cơ thể. Một số nằm sát ngay bên dưới da, một số khác nằm sâu bên trong cơ thể. Hầu hết các hạch bạch huyết dưới da thường không nhìn thấy được hoặc không sờ thấy được trừ phi chúng bị sưng và phì đại do một số nguyên nhân.
Các hạch bạch huyết liên kết với nhau bởi các mạch bạch huyết giới hạn lỏng lẻo. Các hạch bạch huyết thường tập hợp lại thành một nhóm ở nhiều khu vực khác nhau trong cơ thể, là những nơi chúng chịu trách nhiệm lọc máu và thực hiện chức năng miễn dịch của mình. Các dịch của các mạch bạch huyết cuối cùng sẽ đổ về hệ thống tĩnh mạch của cơ thể.
http://renewconfidence.com/en/wp-content/uploads/10925054-ktv.jpg (http://renewconfidence.com/en/wp-content/uploads/10925054-ktv.jpg)
Những nguyên nhân gây nổi hạch (sưng hạch) bạch huyết
Có nhiều nguyên nhân gây nổi hạch (sưng hạch) bạch huyết. Thông thường, các hạch bạch huyết sẽ sưng lên khi chúng đang hoạt động do nhiễm trùng, viêm, hoặc do ung thư.
Nhiễm trùng
Nhiễm trùng là nguyên nhân gây nổi hạch thường gặp nhất. Những tác nhân nhiễm trùng gây nổi hạch bao gồm: virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, và nấm.
Virus


Nhiễm trùng tăng bạch cầu đơn nhân
Thủy đậu
Sởi
HIV
Herpes
Cúm
Adenovius
và nhiều loại virus khác

Vi khuẩn


Streptococcus
Staphylococcus
Bệnh mèo cào
Giang mai
Lao
Chlamydia
Những bệnh lây truyền qua đường tình dục

Ký sinh trùng


Toxoplasmosis
Leishmaniasis

Nấm


Coccidiomycosis
Histoplasmosis

Viêm
Những nguyên nhân viêm và miễn dịch gây nổi hạch bao gồm các bệnh như: viêm khớp dạng thấp và lupus (http://www.yhoc-net.com/cac-chuyen-nganh-khac/76-mien-dich/1285-lupus-ban-do-he-thong.html) cũng như tình trạng nhạy cảm đối với một số loại thuốc.
Ung thư
Có nhiều loại ung thư có thể gây nổi hạch. Đó có thể là những loại ung thư bắt nguồn từ hạch hoặc từ các tế bào máu, chẳng hạn như ung thư máu hoặc bệnh bạch cầu (lymphoma). Chúng cũng có thể là các loại ung thư lây lan từ những bộ phận khác của cơ thể (di căn). Chẳng hạn như ung thư vú có thể lan sang các hạch bạch huyết gần nhất ở nách (bên dưới cánh tay), hoặc ung thư phổi có thể lan sang các hạch bạch huyết xung quanh xương đòn.
Những nguyên nhân gây nổi hạch khác
Có nhiều nguyên nhân khác cũng gây nổi hạch ít gặp hơn, chẳng hạn như các bệnh di truyền về dự trữ lipid, phản ứng đào thải mảnh ghép, sarcoidosis (u hạch bạch huyết lành tính), và nhiều bệnh khác nữa.
Ngoài ra cũng cần phải lưu ý rằng không phải tất cả các trường hợp nổi hạch đều là dấu hiệu của một bệnh nào đó. Đôi khi nó có thể là bình thường. Chẳng hạn như các hạch bạch huyết nhỏ (nhỏ hơn 1cm), phẳng, nằm phía dưới hàm (hạch dưới hàm) ở những trẻ em khỏe mạnh và những người trẻ tuổi, hoặc những hạch nhỏ (có thể lên đến 2cm) ở háng (hạch bẹn) ở những người trẻ tuổi có thể được xem là bình thường.
Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân chính xác gây nổi hạch có thể không xác định được mặc dù đã làm tất cả các biện pháp thăm khám và xét nghiệm cần thiết.
Những triệu chứng của nổi hạch bạch huyết
Các triệu chứng của tình trạng nổi hạch bạch huyết rất khác nhau. Có người có thể hoàn toàn không có triệu chứng nào và chỉ được các bác sĩ phát hiện ra mình bị nổi hạch khi đi khám sức khỏe định kỳ.
Đôi khi các hạch bạch huyết có thể căng, đau, và bị biến dạng. Quan trọng hơn, những triệu chứng khác liên quan đến những bệnh nền gây nổi hạch có thể đi kèm với tình trạng nổi hạch và có thể có ý nghĩa về mặt lâm sàng hơn là tình trạng nổi hạch đơn độc. Chẳng hạn như những triệu chứng như sốt (http://www.yhoc-net.com/y-hoc-co-so/69-trieu-chung-hoc/1248-sot.html), chảy mồ hôi đêm, sụt cân, hoặc những dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng khu trú (đau răng, viêm họng (http://www.yhoc-net.com/cac-chuyen-nganh-khac/31-tai-mui-hong/41-viem-hong.html)) có thể cung cấp những đầu mối quan trọng để xác định chính xác nguyên nhân gây nổi hạch.
Chẩn đoán nổi hạch bạch huyết như thế nào
Những hạch bạch huyết nằm sát bề mặt da thường được các bác sĩ phát hiện ra khi khám và sờ thấy những vùng xuất hiện các chùm hạch, chẳng hạn như nổi hạch nách, nổi hạch ở hai bên cổ (hạch cổ), hoặc nổi hạch ở háng. Những hạch như vậy thường có thể nhìn thấy và sờ thấy được một cách dễ dàng.
Những hạch bạch huyết nằm sâu bên trong cơ thể có thể phát hiện nhờ những khảo sát về hình ảnh học, chẳng hạn như CT scan (http://www.yhoc-net.com/can-lam-sang/16-chan-doan-hinh-anh/875-ct-scan.html).
Amydal nằm ở thành sau họng cũng là một dạng hạch bạch huyết và chúng là hạch bạch huyết dễ thấy nhất của cơ thể.
Chẩn đoán được nguyên nhân gây nổi hạch đôi khi có thể là một thách thức. Thành tố quan trọng nhất trong quá trình chẩn đoán là đánh giá hạch qua việc khai thác bệnh sử và thăm khám một cách có hệ thống. Các bác sĩ sẽ hỏi về những triệu chứng như: đau họng,sốt (http://www.yhoc-net.com/y-hoc-co-so/69-trieu-chung-hoc/1248-sot.html) và run rẩy, mệt mỏi, sụt cân, những loại thuốc mà bạn đang dùng, tình trạng hoạt động tình dục, tình trạng tiêm phòng vaccin, những nơi mà bạn đã đi qua trong thời gian gần đây, những loại ung thư mà bạn hoặc những người thân trong gia đình bạn có thể bị trước đây, v.v…
Một nhóm hạch bạch huyết xuất hiện ở những vùng nhất định trong cơ thể là do phản ứng lại với những rối loạn ở vùng đó. Nếu như có một nhiễm trùng đặc hiệu nào đó ở vùng bị nổi hạch thì rất có khả năng nó chính là nguyên nhân gây nổi hạch. Chẳng hạn như nhiễm trùng ở chân hoặc những bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể gây nổi hạch ở háng.
Các bác sĩ thường khám hạch bằng cách sờ và xác định tính chất của chúng. Chúng có thể có những tính chất sau:


Lớn hay nhỏ
Căng hay không căng
Cố định hay di động
Cứng hay mềm, hoặc
Rắn chắc hay mềm dẻo

Những tính chất trên có thể hữu ích trong việc xác định nguyên nhân gây nổi hạch. Chẳng hạn như các hạch bạch huyết cứng, không căng và không di động được có thể là đặc trưng của tình trạng ung thư lan đến hạch. Còn một hạch mềm, căng, di động được thường là một biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng.
Nếu nghi ngờ hạch bạch huyết có liên quan đến ung thư thì các bác sĩ sẽ thực hiện sinh thiết hạch để xác định loại ung thư. Chẳng hạn như các hạch bạch huyết xung quanh xương đòn (hạch thượng đòn) có thể là do ung thư phổi ở một người có thể có những bằng chứng khác trên lâm sàng hướng đến ung thư phổi.
Nổi hạch bạch huyết được điều trị như thế nào?
Không có cách điều trị đặc hiệu cho tình trạng nổi hạch. Thông thường nếu giải quyết được nguyên nhân gây nổi hạch thì hạch sẽ tự động trở lại kích thước bình thường.
Chẳng hạn như điều trị tình trạng nhiễm trùng gây nổi hạch có thể làm cho hạch bạch huyết bị phù nề nhỏ lại. Nếu tình trạng nổi hạch là do ung thư hạch (lymphoma) thì hạch sẽ thu nhỏ lại sau khi bệnh lymphoma được điều trị.
Khi nào cần đi khám bệnh?
Nếu tình trạng nổi hạch đi kèm với sốt, vã mồ hôi đêm, hoặc sụt cân, và bệnh nhân không có những dấu hiệu nhiễm trùng có thể quan sát thấy được thì bệnh nhân nên được đưa đến phòng mạch của bác sĩ để khám.
Ngoài ra, những bệnh nhân bị nhiễm trùng và được điều trị thích đáng rồi nhưng vẫn còn nổi hạch cũng nên đi đến gặp bác sĩ.
Nếu một bệnh nhân đang bị ung thư, hoặc đã được điều trị một loại ung thư nào đó trong quá khứ và phát hiện ra mình bị nổi hạch ở khu vực ung thư thì người bệnh nhân đó cũng nên đến gặp để báo với bác sĩ.
Những hạch nào thường hay bị nổi?
Có nhiều hạch ở những vùng khác nhau của cơ thể bị sưng lên do nhiều lý do khác nhau. Có nhiều người thường bị nổi hạch ở cổ, phía sau tai, dưới hàm, phía trên xương đòn, nách, hoặc xung quanh bẹn.
Thường gặp nhất là những hạch ở hai bên cổ hoặc phía dưới hàm. Chúng có thể là một biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng xung quanh khu vực đó, chẳng hạn như nhiễm trùng hoặc áp xe răng, nhiễm trùng họng, nhiễm siêu vi, hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên. Hầu hết các nguyên nhân gây nổi hạch đều lành tính; tuy nhiên đôi lúc tình trạng nổi hạch có thể là dấu hiệu của một loại ung thư nào đó ở vùng đầu và cổ.
Cách hạch bạch huyết nổi ở phía sau tai có thể là do nhiễm trùng xung quanh sọ hoặc ở kết mạc mắt.
Các hạch bạch huyết ở nách có tính chất quan trọng về mặt giải phẫu học với ung thư vú. Chúng thường được kiểm tra ở những bệnh nhân được khám vì nghi ngờ ung thư vú. Chúng cũng đóng một vai trò quan trong trong việc phân độ (xác định mức độ lan tràn) và tiên lượng (tiên đoán kết quả) ung thư vú trong khi cắt bỏ mô ung thư ra khỏi vú. Những hạch bạch huyết này cũng có thể trở nên phản ứng và phì đại do chấn thương hoặc do nhiễm trùng ở cánh tay ở cùng bên.
Nổi hạch ở trên xương đòn (hạch thượng đòn) luôn được xem là bất thường. Chúng thường là dấu hiệu của ung thư hoặc nhiễm trùng ở những khu vực kế cận, chẳng hạn như nhiễm trùng phổi, ung thư phổi, lymphoma ở ngực, hoặc ung thư vú. Đôi khi vị trí ung thư còn có thể ở xa hơn, chẳng hạn như ung thư sinh dục, hoặc ung thư đại tràng. Một số nguyên nhân lành tính gây nổi hạch thượng đòn bao gồm lao và sarcoidosis.
Như đã nói ở trên, nổi hạch ở bẹn có thể là bình thường ở những người trẻ tuổi. Tuy nhiên, chúng có thể là kết quả của một số bệnh lây truyền qua đường tình dục, ung thư sinh dục, hoặc nhiễm trùng ở chi dưới (chân) ở cùng bên.
Những biến chứng của tình trạng nổi (sưng) hạch bạch huyết
Có thể có nhiều biến chứng liên quan đến tình trạng sưng hạch bạch huyết. Nếu hạch bạch huyết xuất hiện do nhiễm trùng không được điều trị thì có thể hình thành ổ áp xe (một hốc có chứa mủ), và cần phải rạch dẫn lưu và điều trị kháng sinh. Vùng da phía trên hạch cũng có thể bị nhiễm trùng..
Trong một số trường hợp, các hạch bạch huyết có thể trở nên rất lớn và đè ép các cấu trúc xung quanh. Đây có thể là một tình trạng nghiêm trọng có thể cần phải can thiệp hoặc phẫu thuật. Chẳng hạn như các hạch nách có thể đè ép các mạch máu và dây thần kinh cung cấp cho cánh tay. Các hạch bạch huyết bên trong ổ bụng nếu bị sưng to có thể đè ép ruột và gây tắc ruột.
Tóm tắt


Hạch bạch huyết là một phần quan trọng của hệ miễn dịch.
Hạch bạch huyết nằm khắp nơi trong cơ thể nhưng chỉ có thể nhìn thấy được hoặc sờ thấy được khi chúng phì đại hoặc sưng to lên.
Các hạch bạch huyết mang tính khu vực, và mỗi nhóm hạch tương ứng với một khu vực nhất định của cơ thể và phản ánh sự bất thường ở khu vực đó.
Thông thường, nhiễm trùng là nguyên nhân gây nổi hạch nhiều nhất. Những nguyên nhân thường gặp khác bao gồm viêm và ung thư.
Không phải tất cả các hạch bị phì đại đều là tình trạng bất thường.

Theo Medicinenet – Y học NET (http://www.yhoc-net.com/) dịch

juiconk49
23-04-2015, 22:11
Hạch bẹn sưng - Bệnh gì?

Sức Khỏe Đời Sống (http://www.baomoi.com/Source/Suc-Khoe-Doi-Song/64.epi) - 16/10/2013 13:27

Hội chứng sưng hạch bẹn là viêm của các hạch lympho ở vùng bẹn, có thể đau và có thể có mủ. Khi các hạch này vỡ ra, chúng giống các vết loét ở vùng bẹn. Hội chứng sưng hạch bẹn có thể gặp ở cả nam và nữ.


<tbody>

Biểu hiện
Thông thường sưng hạch bẹn to ở 1 hoặc cả 2 bên, có thể kèm theo xuất hiện các vết loét, mụn nước, sẩn nhỏ vùng hậu môn, sinh dục hoặc xuất hiện trước khi sưng hạch. Ngoài ra, còn có các biểu hiện khác ở da hoặc niêm mạc: sẩn, sẩn mủ, đào ban đặc biệt chú ý thương tổn ở lòng bàn tay và bàn chân. Sốt hoặc không sốt.


<tbody>
http://skds3.vcmedia.vn/DGLcjEtCi7V4PUO35EGZceYAXCoe9f/Image/2013/10/17-30596.JPG

Khám và tư vấn cho bệnh nhân tại Trung tâm Nam học - Bệnh viện Việt Đức. Ảnh: N. Tuấn

</tbody>


Các nguyên nhân thường gặp
Có rất nhiều nguyên nhân của sưng hạch bẹn như: Do các vết thương, vết trầy xước da gây nhiễm khuẩn cấp tính ở chân, bàn chân cùng bên. Tuy nhiên, sưng hạch bẹn cũng có thể do những nguyên nhân sau:
Viêm hạch do giang mai: Là một bệnh lây truyền qua đường tình dục do xoắn khuẩn Treponema pallidum (xoắn khuẩn giang mai) gây ra. Nếu giang mai ở giai đoạn I: thường hạch to, di động, khu trú phổ biến là ở một bên bẹn, trong chùm hạch có một hạch to hơn hẳn gọi là "hạch chúa". Nếu giang mai ở giai đoạn II: hạch lan tràn hai bên bẹn và nhiều nơi khác: nách, cổ, dưới hàm. Kèm các biểu hiện khác: đào ban, sẩn, mảng niêm mạc, rụng tóc, có thể có sốt...

Viêm hạch do hạ cam: Hạ cam là một bệnh lây qua đường tình dục, do trực khuẩn gram âm Hemopilus ducreyi gây ra. Bệnh còn có thể lây từ người sang người do tiếp xúc với vết loét. Thời gian ủ bệnh từ 3-5 ngày. Muốn phát hiện bệnh cần phải dựa vào các triệu chứng sau: tổn thương nơi đường vào lúc đầu là vết sẩn mụn phỏng, sau đó vỡ ra tạo nên nốt loét đau, mềm, có đáy hoại tử và vòng đỏ xung quanh bờ không rõ ràng. Có khi có nhiều vết loét do lây tại chỗ và viêm hạch bẹn, xuất hiện sau 2 tuần khi có vết loét hạ cam. Thường chỉ có một hạch viêm ở một bên bẹn. Hạch đỏ, nóng, sưng, đau. Hạch vỡ mủ (như màu sô cô la), tạo thành vết loét lâu lành có bờ nham nhở.
Viêm hạch do u hạt bạch huyết hoa liễu: Hay còn gọi là bệnh Nicolas-Favre, lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt trong những nam giới sinh hoạt đồng tính. Diễn biến của bệnh rất khó nhận biết, trải qua nhiều giai đoạn: Loét hậu môn, đôi khi chít hẹp hậu môn, lỗ rò quanh hậu môn, mưng mủ, rồi xuất hiện các biểu hiện trầm trọng trên da, gây tổn thương tới các khớp. Viêm hạch xuất hiện vài ngày, vài tuần sau khi có mụn nước, sẩn nhỏ hoặc vết loét. Viêm hạch thường ở một bên (phổ biến là ở bẹn). Các hạch viêm thường tạo thành một khối, không di động, mềm dần và chảy mủ ra ngoài thành nhiều lỗ dò hoặc đường hầm thông nhau giống như "gương sen".
Vì vậy, khi mắc các bệnh kể trên phải điều trị sớm, để phòng tránh sưng hạch. Nếu có các triệu chứng sưng hạch bẹn và kèm theo các triệu chứng khác thì cần phải đến cơ sở y tế để được điều trị.

Bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn


</tbody>


e cũng nổi hạch ở bẹn, sưng đau, nhưng ấn hạch rất nhỏ, triệu chứng kéo dài hơn 2 tháng( trong 2 tháng có lúc ko cảm thấy biểu hiện sưng đau, nhưng vẫn có hạch), đi kèm là triệu chứng nhức mỏi bắp chân cũng kéo dài đột 2 tháng. vậy e có cần đi khám hay xét nghiệm gì ko ạ? ( đã tiến hành xn hiv ở thời điểm 3 tháng và 12 tháng sau khi có nguy cơ kết quả âm tính) tự dưng xuất hiện triệu chứng này đâm lo lắng. anh có thể tư vấn giúp e được ko?

songchungvoi_HIV
23-04-2015, 22:22
e cũng nổi hạch ở bẹn, sưng đau, nhưng ấn hạch rất nhỏ, triệu chứng kéo dài hơn 2 tháng( trong 2 tháng có lúc ko cảm thấy biểu hiện sưng đau, nhưng vẫn có hạch), đi kèm là triệu chứng nhức mỏi bắp chân cũng kéo dài đột 2 tháng. vậy e có cần đi khám hay xét nghiệm gì ko ạ? ( đã tiến hành xn hiv ở thời điểm 3 tháng và 12 tháng sau khi có nguy cơ kết quả âm tính) tự dưng xuất hiện triệu chứng này đâm lo lắng. anh có thể tư vấn giúp e được ko?
Muốn biết bấm vào đây xem:
Chức năng đề kháng của cơ thể (http://diendanhiv.vn/threads/6432-Chuc-nang-de-khang-cua-co-the)

songchungvoi_HIV
15-05-2015, 18:51
TV: Hoihan5 (http://diendanhiv.vn/members/46000-Hoihan5)
Bài của bạn BQT tách ra 1 chủ đề riêng biệt, bấm vào đây xem bài:
Chủ đề: Giai đoạn đầu của HIV có hạch k?? (http://diendanhiv.vn/threads/29738-Giai-doan-dau-cua-HIV-co-hach-k)

songchungvoi_HIV
09-12-2015, 16:00
Nguyên nhân khiến hạch sưng đau


Thứ Tư 9/12/2015 03:57:51 PM


Khi chứa đầy các tác nhân gây nhiễm trùng cùng với các tế bào miễn dịch hoạt động, hạch có thể bị sưng và đau.


Hạch bạch huyết là cấu trúc hình hạt đậu tròn có thể tập hợp thành đám ở các bộ phận khác nhau của cơ thể: cổ, nách, bẹn, ngực và bụng. Chúng đóng vai trò là nơi lọc dịch bạch huyết chứa các phần tử và các tác nhân gây nhiễm trùng như vi-rút, vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể. Hạch bạch huyết cũng là nơi các tế bào miễn dịch xuất hiện với số lượng lớn để chống lại những tác nhân gây bệnh này.


http://suckhoedoisong.vn/Images/hahien/2015/12/04/Univadis_4.12.2015_Nguyen_nhan_gay_phi_dai_hach_ba ch_huyet.jpg


Khi chứa đầy các tác nhân gây nhiễm trùng cùng với các tế bào miễn dịch hoạt động, hạch có thể bị sưng và đau. Mặc dù đau có thể hết sau một vài ngày mà không cần điều trị, song hạch có thể mất vài tuần mới trở lại kích thước ban đầu. Khi bị sưng, viêm hoặc to ra, hạch bạch huyết có thể cứng, chắc hoặc mềm.


Các nguyên nhân phổ biến gây sưng hạch


Hạch bạch huyết bị sưng có thể do các nhiễm trùng như:


- Cảm lạnh và cúm


- Áp xe răng, răng mọc ngầm


- Bệnh lợi, đau miệng


- Các nhiễm trùng tai


- Các nhiễm trùng da


- Bệnh lây qua đường tình dục


Viêm amiđan có thể là nguyên nhân khiến cho hạch sưng to. Tuy nhiên cũng có thể có nhiều nguyên nhân khác gây nên tình trạng này. Dưới đây là một số lý do bạn không nên bỏ qua khi hạch sưng to:


1. Nhiễm HIV

Nhiễm HIV có thể phá hủy dần dần hệ miễn dịch của cơ thể, khiến cơ thể gặp khó khăn khi chống lại các nhiễm trùng. Vi rút có thể lây truyền qua đường tình dục, truyền máu hoặc dùng chung kim tiêm, lây truyền từ mẹ sang con.


Triệu chứng: Ngoài sưng hạch, các triệu chứng có thể bao gồm đau đầu, loét miệng, cứng hoặc đau cơ, nổi mụn hoặc đau họng.


2. Lao phổi



Lao phổi là tình trạng nhiễm trực khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis) ở phổi. Bệnh có thể lây lan tới các cơ quan khác.

Triêu chứng: một trong các triệu chứng của lao phổi là hạch sưng hoặc đau ở cổ hoặc khu vực khác. Giai đoạn đầu không có triệu chứng, giai đoạn sau xuất hiện ho (thường kèm theo đờm và ho ra máu), đổ nhiều mồ hôi ban đêm, mệt mỏi, sốt và giảm cân


3. Lao hạch



Lao hạch, còn được gọi là viêm hạch do lao, thường ảnh hưởng tới các hạch ở cổ nhưng hạch có thể xuất hiện khắp cơ thể. Dần dần, hạch sưng chảy dịch ra ngoài da.


Các triệu chứng: Bệnh nhân thường bị sưng đau một hoặc nhiều hạch trong nhiều tuần tới nhiều tháng. Một số bệnh nhân, đặc biệt là những người bị bệnh lan rộng hoặc đồng thời mắc bệnh khác có thể có các triệu chứng toàn thân như sốt, giảm cân, mệt mỏi, đổ mồ hôi đêm. Ho dữ dội có thể là triệu chứng nổi bật trong viêm hạch trung thất.


4. Bệnh bạch cầu đơn nhân



Bệnh bạch cầu đơn nhân là một nhiễm trùng do vi-rút, thường xuất hiện ở thanh thiếu niên lớn và người trẻ tuổi.
Triệu chứng: Cùng với đau họng và mệt mỏi nhiều, các triệu chứng khác gồm đau nhức, chóng mặt, lách to và sưng hạch ở cổ.


5. U lympho Hodgkin



Ung thư mô bạch huyết trong hạch, lách, gan, tủy xương và các vị trí khác được gọi là u lympho Hodgkin. Đây là một trong những loại ung thư có khả năng chữa khỏi nhiều nhất, đặc biệt nếu được phát hiện sớm.


Triệu chứng: Dấu hiệu đầu tiên của u lympho Hodgkin là thường sưng đau hạch ở cổ, nách hoặc bẹn không rõ nguyên nhân. Bệnh có thể lan đến các hạch bạch huyết ở gần. Sau đó có thể lan sang lách, gan, tủy xương hoặc các cơ quan khác. Các triệu chứng khác bao gồm mệt mỏi, sốt và ớn lạnh xuất hiện và biến mất, ngứa khắp cơ thể không rõ nguyên nhân, chán ăn, đồ mồ hôi đêm và sụt cân.


6. U lympho không Hodgkin



U lympho không Hodgkin (NHL) là loại ung thư mô bạch huyết. Mặc dù nguyên nhân chính xác của loại ung thư này vẫn chưa được làm rõ nhưng nó thường xảy ra ở những người có hệ miễn dịch yếu, bao gồm cả những người nhiễm HIV

Các triệu chứng: ngoài sưng hạch ở cổ, nách hoặc bẹn và các triệu chứng khác của u lympho Hodkin, loại ung thư này cũng có các dấu hiệu và triệu chứng ho, khó thở, đau bụng hoặc sưng, đau đầu, rối loạn tập trung, thay đổi tính cách hoặc thậm chí là co giật nếu não bị ảnh hưởng.


7. Bệnh bạch cầu



Bệnh bạch cầu là loại ung thư các tế bào bạch cầu thường bắt đầu trong tủy xương.


Triệu chứng: Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm hạch ở cổ, nách sưng, đau và sốt hoặc đổ mồ hôi đêm. Ngoài ra, thường xuyên bị nhiễm trùng, mệt mỏi, dễ bị bầm tím, sưng hoặc khó chịu ở bụng, sút cân, đau xương hoặc khớp cũng là các dấu hiệu cảnh báo bệnh bạch cầu.


Khi nào đi khám bác sĩ



Nói chung, khi cơ thể bị sưng hạch, bạn cần đi khám nếu nhận thấy các dấu hiệu sau:


- Hạch không nhỏ đi sau vài tuần hoặc tiếp tục to hơn


- Đỏ, đau


- Hạch sờ cứng, không đều hoặc cố định tại chỗ


- Hạch to kèm theo sốt, đổ mồ hôi đêm, sút cân không rõ nguyên nhân.


Đối với trẻ nhỏ, tốt nhất là đưa đi khám bác sĩ nếu hạch có đường kính lớn hơn 1cm.


BS Cẩm Tú
(Theo THS/ Univadis)

songchungvoi_HIV
23-02-2016, 15:50
Đừng coi thường nếu bất ngờ hạch nổi ở những vị trí này


Thứ ba, 23/02/2016 11:43

Nổi hạch là hiện tượng thường thấy khi cơ thể phải chống lại bệnh tật và sẽ lặn khi khỏi bệnh. Tuy nhiên, có những hạch không hề “lành” như chúng ta vẫn nghĩ.





Hạch là một tổ chức lympho thường có nhiều ở cổ, xương đòn, bẹn, nách, xương đòn, khuỷu tay,.. Khi cơ thể ở trạng thái khỏe mạnh, hạch thường lặn và chúng ta không thể cảm nhận được. Tuy nhiên, khi cơ thể bị viêm nhiễm, hạch sẽ nổi to để sản xuất kháng thể chống lại bệnh. Đến khi hết bệnh, hết căng thẳng, hạch sẽ lặn.


Chính vì thế, nhiều người thường tỏ ra coi thường hiện tượng nổi hạch và cho rằng cứ “kệ, hạch tự hết”. Trong nhiều trường hợp, điều đó đúng. Tuy nhiên, khi hạch nổi ở một số vị trí đặc biệt và có hiện tượng bất thường, các bạn cần có sự can thiệp của y tế.


Nổi hạch ở cổ


Nổi hạch cổ là hiện tượng thường thấy của cơ thể người. Hạch cổ thường nổi trong 3 trường hợp chính: Nhiễm trùng cơ thể, lao và ung thư.


Trong trường hợp cơ thể bị mắc bệnh ngoài da hoặc nhiễm trùng như khám tai - mũi - họng, ung nhọt, loét khoang miệng và lưỡi, viêm họng, áp xe nướu răng,… hạch cổ sẽ nổi với đường kính hạch cổ chỉ khoảng 1cm, ấn vào không đau, mềm vừa phải. Đây là hạch lành tính và sẽ lặn sau khi bệnh nhân điều trị.


Trường hợp thứ hai là hạch lao. Hạch lao thường to, không đau, ban đầu mọc riêng lẻ sau đó nối thành chùm, gây sẹo vĩnh viễn. Hạch lao thường rất lâu lặn, nếu để thời gian dài có thể gây viêm, chảy mủ. Trong trường hợp này, người bệnh nên đi khám bác sĩ.




http://Images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2016/2/23/Dung-coi-thuong-neu-bat-ngo-hach-noi-o-nhung-vi-tri-nay-1.jpg
Nổi hạch cổ có thể là dấu hiệu của ung thư




Trường hợp thứ ba, nguy hiểm nhất, là hạch ung thư. Hạch ung thư có kích thước khá lớn (thường hơn 1cm), dính chắc vào mô, không rõ mép hạch. Hạch ung thư khá cứng, sờ bị đau. Nếu người nổi hạch to, có triệu chứng sút cân, mệt mỏi, ho ra máu, nốt ruồi trên da thay đổi màu sắc, loét miệng lâu lành,… thì nên đi khám bác sĩ ngay để xét nghiệm ung thư.


Một trường hợp nguy hiểm khác của hạch cổ là hạch Hodgkin, do nhà khoa học Hodgkin phát hiện năm 1832, hạch Hodgkin thường xuất hiện ở nam giới. Ban đầu hạch nổi ở thượng đòn trái, lan dầnlên cổ, xuất hiện ở hai bên nách,… Hạch Hodgkin thường to, cứng như đá, không đau,. Bệnh nhân nổi hạch Hodgkin hay bị sốt theo đợt, mỗi lần sốt lại nổi thêm hạch. Nếu không điều trị ngay có thể tử vong.


Nổi hạch ở bẹn


Tương tự với hạch cổ, hạch bẹn thường nổi khi cơ thể bị thương, viêm nhiễm ở khu vực lân cận. Thông thường khi cơ thể sản sinh đủ đề kháng, hạch sẽ nhanh chóng lặn. Có thể nói, hạch bẹn có phần an toàn hơn so với hạch cổ. Tuy nhiên, trong trường hợp hạch bẹn nổi to, có tình trạng viêm nhiễm thì rất có thể cơ thể bạn đã mắc những căn bệnh sau và nên đi khám bác sĩ ngay.

Giang mai là bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể gây ra viêm hạch. Nếu hạch to, di động, chủ yếu nổi ở một bên bẹn, có một hạch to hơn các hạch khác thì đây là giang mai giai đoạn 1. Còn nếu đã ở giai đoạn 2 tức là hạch nổi ở hai bên bẹn cùng nhiều vị trí khác. Các bạn nên đi khám để điều trị tận gốc.





http://Images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2016/2/23/Dung-coi-thuong-neu-bat-ngo-hach-noi-o-nhung-vi-tri-nay-2.jpg
Nổi hạch bẹn, hạch chân thường là dấu hiệu của bệnh phụ khoa



Một trường hợp khác gây hạch bẹn là do bệnh hạ cam, một loại bệnh cũng lây qua đường tình dục. Người mắc hạ cam thường nổi 1 hạch ở 1 bên bẹn. Hạch to, nóng, đỏ, đau, có thể bị vỡ mủ.

Hạch bẹn do bệnh Nicolas-Favre, hay còn gọi là bệnh u hạt bạch huyết hoa liễu, một bệnh lây qua đường tình dục, đặc biệt là tình dục đồng tính. Hạch viêm thường nổi thành chùm, cố định, mềm và chảy mủ theo nhiều lỗ dò như vòi sen.


Ngoài ra, trong trường hợp ung thư tử cung, ung thư tinh hoàn đến giai đoạn di căn cũng gây hạch bẹn.


Nhìn chung, hạch bẹn ít nguy hiểm nhưng nhờ hạch bẹn, chúng ta có thể xác định căn bệnh đang mắc phải để đi khám.


Nổi hạch ở nách


Hạch nổi ở nách ít xuất hiện so với hạch cổ, hạch bẹn. Thông thường, nguyên nhân nổi hạch nách là do chấn thương ở nách, cánh tay; nhiễm trùng tai; nhiễm trùng vết thương phần ngực,… Nhưng hạch nách sẽ sớm lặn, vô hại.


Ngoài ra, trong trường hợp phụ nữ bị ung thư vú cũng có thể làm nổi hạch nách. Nếu các bạn thấy có khối u ở gần hạch nách thì rất có thể đây là biểu hiện của ung thư. Khi chẩn đoán ung thư vú, các bác sĩ cũng thường kiểm tra hạch nách.




http://Images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2016/2/23/Dung-coi-thuong-neu-bat-ngo-hach-noi-o-nhung-vi-tri-nay-3.jpg
Tuy ít nguy hiểm nhưng cũng cần cẩn thận với nổi hạch nách



Bên cạnh hạch cổ, hạch bẹn, hạch nách,… trên cơ thể người có thể xuất hiện hạch tại nhiều vị trí khác. Trong trường hợp thấy hạch to bất thường, lâu lặn, có hiện tượng lạ như viêm, nhiễm, chảy mủ,.. bạn nên đến gặp bác sĩ để được xác định nguyên nhân đầy đủ.


Theo Đông Anh - Công luận

songchungvoi_HIV
01-03-2016, 17:32
Nổi hạch nhiều ở cổ, có phải cháu mắc bệnh ung thư?Thứ ba, 01/03/2016 16:03Cháu có bị nổi 3- 4 hạch ở cổ bên trái, trước và sau cơ ức đòn chũm. Các hạch này đều mềm, trơn, nhẵn, di động được, ấn không đau. Ngoài ra không có dấu hiệu gì bất thường...




Chào bác sĩ,

Cháu có bị nổi 3 - 4 hạch ở cổ bên trái, trước và sau cơ ức đòn chũm. Các hạch này đều mềm, trơn, nhẵn, di động được, ấn không đau. Cổ bên trái to hơn cổ bên phải, ngoài ra không có dấu hiệu gì bất thường (không sụt cân, không chán ăn, không sốt, không mệt mỏi, không đổ mồ hôi về đêm...). Bác sĩ có thể cho cháu biết những hạch này là hạch bình thường hay cháu mắc bệnh gì không ạ? Cháu cảm ơn bác sĩ.


(Tuấn Gooner - 25 tuổi)








http://Images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2016/02/29/noi-hach.jpg (http://Images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2016/02/29/noi-hach.jpg)

Hình minh họa. Nguồn Internet





Chào em,

Sức khỏe hoàn toàn bình thường thì không có nổi hạch (http://alobacsi.com/ung-thu-xa-tri/noi-hach-o-co-kem-viem-hong-chau-bi-ung-thu-phai-khong-q75798c179.htm). Có một số bệnh lý không gây bất kỳ triệu chứng nào, hay khó chịu nào, ngoại trừ nổi hạch. Trong đó có bệnh lành tính, và cả bệnh ác tính.


Do vậy, khi có nổi hạch thì em nên khám chuyên khoa ung bướu để ngoài thăm khám, BS còn làm xét nghiệm kiểm tra, mới định rõ bệnh và xử trí thích hợp được. Nhưng nhìn chung, hạch kích thước nhỏ, không tăng theo thời gian, trơn nhẵn, di động được là những biểu hiện thường gặp trong hạch lành tính.

Thân,


BS Cao Thị Lan Hương - AloBacsi

songchungvoi_HIV
06-03-2016, 11:48
Hạch góc hàm ở trẻ, do bệnh gì?
Chủ Nhật 6/3/2016 11:43:53 AM


SKĐS - Con tôi 2 tuổi, hàm bên trái của cháu có mọc một cái mụn nằm bên trong da mặt to bằng hạt đậu. Xin hỏi bác sĩ cháu bị như vậy có phải lên chắp hay bệnh gì?


Con tôi 2 tuổi, hàm bên trái của cháu có mọc một cái mụn nằm bên trong da mặt to bằng hạt đậu. Xin hỏi bác sĩ cháu bị như vậy có phải lên chắp hay bệnh gì?

Nguyễn Thu Phương (phuonganhnguyen1983va2014@yahoo.com.tw)





http://Images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2016/02/29/noi-hach.jpg (http://Images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2016/02/29/noi-hach.jpg)

Hình minh họa. Nguồn Internet





Chào em,

Có thể khẳng định ngay đó không phải là chắp, vì chắp là tổn thương mọc ở mi mắt còn theo chị mô tả thì rất có thể đó là hạch góc hàm. Chúng ta có hệ thống hạch bạch huyết chạy khắp cơ thể. Bình thường hạch không sờ thấy nhưng khi bị viêm nhiễm ở vùng nào đó thì hạch vùng lân cận sẽ nổi to hơn bình thường nên ta có thể sờ thấy (đó gọi là phản ứng hạch). Hạch cũng sẽ mất đi khi hết viêm nhiễm. Ở trẻ nhỏ hay sờ thấy hạch góc hàm, hạch sau tai, hạch vùng chẩm khi có viêm nhiễm vùng mũi họng, sưng răng lợi, viêm tai giữa... Nếu cháu ăn ngủ và chơi ngoan thì chị cứ yên tâm. Nếu có ho sốt,... cần đưa bé đi khám để tìm nguyên nhân và điều trị. Nhân đây cũng xin giải thích về hiện tượng chắp để bạn đọc hiểu thêm: Chắp là tình trạng viêm tuyến sụn mi mạn tính. Chắp có nhiều dạng nhưng thường thấy là: chắp bên ngoài: đau nhẹ hay không đau, có dạng như hạt đậu, hơi nổi lên dưới da. Chắp bên trong đau nhiều hơn, khi lật mi mắt lên thấy vị trí viêm. Chắp bờ tự do của mi có dạng là một chỗ sưng lên ở bờ kết mạc bờ mi. Tùy loại chắp mà bác sĩ nhãn khoa (mắt) sẽ tư vấn cách điều trị cụ thể.


BS. Vũ Hồng Ngọc


http://suckhoedoisong.vn/hach-goc-ham-o-tre-do-benh-gi-n112997.html

Traihungyen
26-03-2016, 16:27
Em bị sưng hạch cổ dưới 1cm hay đổ mồ hôi ban đêm vâỵ là ḅị sao anh chị.

Tuanmecsedec
26-03-2016, 16:40
Em bị sưng hạch cổ dưới 1cm hay đổ mồ hôi ban đêm vâỵ là ḅị sao anh chị.


Bạn lo lắng quá thì Stress cũng gây ra những hiện tượng này.

anhem2222
03-01-2017, 13:20
cho e hỏi hạch ác tính phát triển nhanh trong thời gian ngắn là bao nhiêu tháng

Nguyen Ha
03-01-2017, 15:02
cho e hỏi hạch ác tính phát triển nhanh trong thời gian ngắn là bao nhiêu tháng

Muốn biết có bị hạch ác tính hay không thì phải làm xét nghiệm sinh thiết, nếu đúng là hạch ác tính bs sẽ có chỉ định điều trị phù hợp. Còn bình thường người nào cũng có hạch.

anhem2222
03-01-2017, 17:31
Muốn biết có bị hạch ác tính hay không thì phải làm xét nghiệm sinh thiết, nếu đúng là hạch ác tính bs sẽ có chỉ định điều trị phù hợp. Còn bình thường người nào cũng có hạch.
e đọc tài liệu thì thấy toàn bảo hạch ác tính sẽ to nhanh trong thời gian ngắn , nhưng họ ko ghi rõ bao lâu . E có vài hạch nhỏ dưới 1cm phát hiện cách đây 6 tháng (nó có khi nào e ko biết ) e bị viêm amidan mãn tính , siêu âm thì là hạch sinh lý , BS chỉ kêu hạch viêm (e khám tại tai mũi họng ko phải ung bướu)

E chi muốn hỏi hạch ác tính sẽ phát triển to trong thời gian ngắn là bao nhiêu tháng đổ lại .

Charles
03-01-2017, 17:37
e đọc tài liệu thì thấy toàn bảo hạch ác tính sẽ to nhanh trong thời gian ngắn , nhưng họ ko ghi rõ bao lâu . E có vài hạch nhỏ dưới 1cm phát hiện cách đây 6 tháng (nó có khi nào e ko biết ) e bị viêm amidan mãn tính , siêu âm thì là hạch sinh lý , BS chỉ kêu hạch viêm (e khám tại tai mũi họng ko phải ung bướu)

E chi muốn hỏi hạch ác tính sẽ phát triển to trong thời gian ngắn là bao nhiêu tháng đổ lại .

Ác tính hay lành tính Bác sĩ phải XN kiểm tra mới biết chứ không phải chỉ nhìn là biết được.

Tuanmecsedec
03-01-2017, 20:38
e đọc tài liệu thì thấy toàn bảo hạch ác tính sẽ to nhanh trong thời gian ngắn , nhưng họ ko ghi rõ bao lâu . E có vài hạch nhỏ dưới 1cm phát hiện cách đây 6 tháng (nó có khi nào e ko biết ) e bị viêm amidan mãn tính , siêu âm thì là hạch sinh lý , BS chỉ kêu hạch viêm (e khám tại tai mũi họng ko phải ung bướu)

E chi muốn hỏi hạch ác tính sẽ phát triển to trong thời gian ngắn là bao nhiêu tháng đổ lại .

Hạch là một tổ chức lympho, nằm ở nhiều nơi như vùng cổ, trên xương đòn, nách và bẹn, bình thường không sờ thấy. Khi phải hoạt động mạnh để bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật, hạch sưng to.


Một tổ chức liên võng nội mô, có chức năng sản sinh ra dòng bạch cầu lympho và sản xuất kháng thể để chống lại tác nhân gây bệnh. Khi hạch hoạt động mạnh thì sưng to, hay gặp trong các bệnh liên quan đến hệ liên võng nội mạc, bệnh tạo huyết, các bệnh nhiễm khuẩn và bệnh ung thư. Hạch có thể bằng hạt ngô, hạt lạc, có khi to bằng quả trứng, quả xoài, đau hoặc không đau, rất dễ phát hiện. Có 4 yếu tố quan trọng để giúp chẩn đoán hạch to là: Tuổi bệnh nhân, đặc điểm của hạch bạch tuyết, vị trí hạch, các biểu hiện lâm sàng và toàn thân phối hợp với hạch to.

Hạch to ở vùng cổ, vùng thượng đòn

Lao hạch : Hạch nhỏ, nhiều, xuất hiện dần dần, không đau, xếp thành chuỗi dọc theo hai bên cơ ức đòn chũm, dưới xương hàm. Hạch to nhỏ không đều, cái mềm, cái chắc, lúc đầu di động dễ, lâu dần hạch dính vào nhau, có khi rò ra chất bã đậu, bờ vết rò nham nhở, màu tím, để lâu thành sẹo xấu, dân gian gọi là “tràng nhạc”. Kèm theo có khi sốt về chiều, người gầy, sút cân, xanh xao. Có những tổn thương lao ở nơi khác như phổi, màng phổi, màng bụng.



Hạch Hodgkin : Do Hodgkin tìm ra năm 1832, gặp ở nam giới nhiều hơn nữ, hạch to ở hố thượng đòn trái, rồi lan lên cổ, ít lâu có thể có hạch ở hai bên, nhưng bên trái vẫn to hơn. Dần dần có hạch ở nách (65%), trung thất (70%). Đặc điểm của hạch là rắn, không đau, không dính vào da, không dính vào nhau, không hóa mủ. Thường kèm theo lách to, cứng như đá (65%), ngứa (70%). Bệnh nhân sốt từng đợt, mỗi lần sốt thì hạch to thêm hoặc xuất hiện một hạch khác.

Hạch to xuất hiện ở bẹn


Bệnh Nicolas Favre : Do nhiễm Chlamydia, xuất hiện thành chùm hạch to nhiều hoặc ít, phát triển sâu vào hố chậu. Hạch đau và mềm, có thể rò ra thành nhiều lỗ như kiểu gương sen.

Bệnh hạ cam : Do nhiễm khuẩn đường sinh dục. Hạch bẹn nhiều khi ở một bên, một hạch to, nóng, đau, mõm, tiến triển thành mủ. Tìm thấy trực khuẩn Ducrey trong mủ của hạch.

Bệnh giang mai : Giai đoạn đầu, hạch nổi to ở bẹn, là chỗ xâm nhập của xoắn khuẩn Treponema pallidum. Thường bẹn có 4-5 hạch nhỏ, hơi rắn, di động dễ. Sang giai đoạn hai, hạch có thể mọc mọi nơi trong cơ thể.


Hạch to vị trí không xác định


Viêm hạch : Hạch nhỏ đơn độc hoặc từng chùm, ở bất kỳ vị trí nào: cổ, nách, bẹn. Đau âm ỉ, đau tăng khi sờ nắn, nóng, di động dưới da và tổ chức sâu, có sốt. Hạch viêm nặng có thể vỡ mủ đặc, xanh hoặc vàng. Xét nghiệm máu: Bạch cầu đa nhân trung tính tăng.

Viêm nhiễm gây sưng hạch ở vùng lân cận : Thường thấy hạch to ở những vùng có hạch bạch huyết chi phối. Khi bị viêm nhiễm, các hạch này sẽ sưng lên như viêm họng, viêm amidan, viêm ở vùng răng, hàm, mặt, gây sưng hạch ở dưới hàm, nhọt ở vùng đùi có hạch ở bẹn. Zona ngực có hạch ở nách. Hạch ở đây có đặc tính của một viêm nhiễm: sưng, nóng, đỏ, đau, mật độ chắc, di động được. Có khi hạch tiến triển thành mủ, vỡ ra ngoài.

Ung thư hạch (Lymphosarcome): Còn gọi là bệnh Kundrat (1893), gặp ở người trên 45 tuổi. Nhiều hạch to ở cổ, thượng đòn, nách và hạch mạc treo. Hạch thường dính với nhau thành khối lớn, xuất hiện và phát triển nhanh. Ấn đau, mật độ rắn, dính vào tổ chức dưới da và tổ chức sâu, nên không di động được. Bệnh nhân suy sụp toàn thân, tiến triển nhanh 1-2 năm. Lách to trung bình, làm xét nghiệm sinh thiết thấy tế bào ung thư.


Ung thư di căn : Tính chất của hạch giống như trên. Ung thư từ một cơ quan khác di căn vào hệ thống hạch bạch huyết. Thường ung thư vú di căn vào hạch nách, ung thư xương, dạ dày, phế quản, vòm họng di căn hạch thượng đòn, ung thư tử cung.

Nếu các bạn cần tư vấn hỗ trợ thêm thì điện thoại 098.2727.393 trực tiếp cho Tuanmecsedec tư vấn hoàn toàn miễn phí,vui lòng không nhắn tin.Chỉ tư vấn trực tiếp điện thoại.

Tuanmecsedec
03-01-2017, 20:41
e đọc tài liệu thì thấy toàn bảo hạch ác tính sẽ to nhanh trong thời gian ngắn , nhưng họ ko ghi rõ bao lâu . E có vài hạch nhỏ dưới 1cm phát hiện cách đây 6 tháng (nó có khi nào e ko biết ) e bị viêm amidan mãn tính , siêu âm thì là hạch sinh lý , BS chỉ kêu hạch viêm (e khám tại tai mũi họng ko phải ung bướu)

E chi muốn hỏi hạch ác tính sẽ phát triển to trong thời gian ngắn là bao nhiêu tháng đổ lại .

Hạch lành tính

Hạch là một tổ chức lympho, nằm ở nhiều nơi như vùng cổ, vùng dưới hàm, trên xương đòn, khuỷu tay, nách, bẹn… bình thường không sờ thấy. Nhưng khi cơ thể phải làm việc quá sức hoặc viêm nhiễm thì hạch sẽ nổi to. Đã có trường hợp nổi hạch ở bẹn, sau một thời gian làm cho chủ nhân căng thẳng lo lắng thì chúng… tự nhiên biến mất, không hề để lại dấu vết. ThS-BS Lê Đình Vĩnh Phúc – Phòng khám Nhiễm – Trung tâm Chẩn đoán Y khoa (MEDIC) TP.HCM giải thích: “Hạch có nhiệm vụ sản xuất kháng thể để chống lại tác nhân gây bệnh. Hạch ngoại biên “đóng đô” ở bẹn, cổ, nách, bụng… Chúng không biến mất mà chỉ nhỏ lại như cũ sau khi hoàn thành nhiệm vụ!”.

Hạch ác tính

Các loại bệnh ung thư như: ung thư máu, ung thư gan, ung thư mật đều có thể tấn công hệ thống hạch.

Hạch Hodgkin thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ, hạch xuất hiện ở hố thượng đòn trái, rồi lan lên cổ, ít lâu sau hạch nổi cả hai bên, nhưng bên trái vẫn to hơn. Sau đó, hạch nổi ở nách, trung thất. Đặc điểm của hạch là rắn, không đau, không dính vào da, không dính vào nhau. Bệnh nhân sốt từng đợt, mỗi lần sốt thì hạch to thêm hoặc xuất hiện một hạch khác. Nếu không điều trị người bệnh có thể tử vong.

Hạch còn nổi to do bị bệnh về máu như:

– Bệnh bạch cầu cấp: Hạch to, mềm, di động, và nổi đồng loạt. Song song là hội chứng thiếu máu, hội chứng chảy máu dưới da, sốt cao. Làm huyết đồ thấy giảm dòng hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu tăng rất nhiều…

– Bệnh bạch cầu mạn thể lympho: Xuất hiện nhiều hạch nhưng nhỏ. Nhưng chỉ vài tháng là chúng to lên. Làm huyết đồ và tủy đồ, hồng cầu và tiểu cầu giảm, dòng lympho tăng nhiều.

Theo ThS-BS Lê Đình Vĩnh Phúc, khi cơ thể nổi hạch cần cảnh giác bệnh lý nhiễm trùng, bệnh lý hệ tạo máu, bệnh lý ung thư hay di căn từ cơ quan khác tới. Nhìn, sờ thì không thể xác định hạch thuộc loại “hiền” hay “dữ”. Phương tiện tốt nhất tầm soát hạch là siêu âm doppler hạch. Dựa trên hình ảnh siêu âm, BS sẽ nhận định hạch nghiêng về khả năng lành tính hay ác tính.

Hạch lao

Lao hạch gồm có hai thể: thể ngoại biên như hạch cổ, hạch nách, hạch bẹn và thể nội tạng như hạch trung thất (hạch trong lồng ngực), hạch trong ổ bụng… trong đó thể ngoại biên thường gặp hơn. Nguyên nhân gây bệnh lao hạch chủ yếu là do vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis. Tuy nhiên, ngày nay cùng với đại dịch AIDS, các trực khuẩn không điển hình gây lao hạch cũng thường gặp.

Về thể lao hạch ngoại biên, nhóm hạch cổ thường gặp nhất. Biểu hiện lâm sàng là hạch sưng to dần, xuất hiện tự nhiên, bệnh nhân nhiều khi không biết có từ lúc nào. Lúc đầu hạch sưng không đau, di động, mật độ chắc, sờ không nóng, da hạch không tấy đỏ. Giai đoạn sau, các hạch dính vào nhau và dính vào da cùng các tổ chức xung quanh làm hạn chế di động. Giai đoạn cuối cùng là hạch hoại tử, dò mủ ra ngoài, miệng lỗ dò tím và tạo thành sẹo nhăn nhúm không lành. Trong thể lao hạch nội tạng rất khó nhận biết, triệu chứng rất mơ hồ như thỉnh thoảng ho, đau bụng âm ỉ, ăn uống khó tiêu. Những trường hợp này bệnh nhân cần đi khám chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị.

Nếu các bạn cần tư vấn hỗ trợ thêm thì điện thoại 098.2727.393 trực tiếp cho Tuanmecsedec tư vấn hoàn toàn miễn phí,vui lòng không nhắn tin.Chỉ tư vấn trực tiếp điện thoại.

anhem2222
04-01-2017, 07:03
chào anh
tại mấy cái a đăng e đều đọc trước đó rồi , cái e thắc mắc họ bảo hạch ác tính phát triển to lên nhanh trong thời gian ngắn . ngắn ở đây là 2 tháng hay dưới 1 năm . tại các hạch nổi lâu trong thời gian dài ko phát triển hoặc dưới 1cm thì điều là hạch viêm và lành tính .

những căn bệnh ác tính khi di căn hạch thì đều chuyển qua giai đoạn nặng . Tại bào viêt này là phân biệt hạch chứ k phải là xét nghiệm để biết hạch là gì

Tuanmecsedec
04-01-2017, 07:05
chào anh
tại mấy cái a đăng e đều đọc trước đó rồi , cái e thắc mắc họ bảo hạch ác tính phát triển to lên nhanh trong thoiqf gian ngắn . ngắn ở đây là 2 tháng hay dưới 1 năm . tại các hạch nổi lâu trong thời gian dài ko phát triển hoặc dưới 1cm thì điều là hạch viêm và lành tính


Những gì bạn đang thắc mắc thì nên đến Bác Sĩ khám để chẩn đoán chính xác.Đây không phải là chủ đề để hỏi chuyện này,Tuanmecsedec khóa lại.

Nếu các bạn cần tư vấn hỗ trợ thêm thì điện thoại 098.2727.393 trực tiếp cho Tuanmecsedec tư vấn hoàn toàn miễn phí,vui lòng không nhắn tin.Chỉ tư vấn trực tiếp điện thoại.