PDA

View Full Version : Tề thái - Vị thuốc cầm máu



songchungvoi_HIV
22-12-2015, 14:46
Thứ Ba 22/12/2015 02:43:34 PM



Tề thái tên khác cây tề, địa mễ thái, cải dại, cỏ tam giác. Tên khoa học: Capsella Bursa - pastoris (L.) Medik.



http://skds3.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2010/12/09/Hi001136.JPG
Tề thái.



Tề thái tên khác cây tề, địa mễ thái, cải dại, cỏ tam giác. Tên khoa học: Capsella Bursa - pastoris (L.) Medik.

Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây thu hái lúc cây ra hoa. Trong lá non tề thái có chứa acid ascobic, nhiều vitamin K1, acid amin, các dẫn chất cholin, đường đơn và nguyên tố kim loại. Theo Đông y, tề thái vị ngọt nhạt, tính mát; vào can và vị. Có tác dụng thanh nhiệt, giảm ho, cầm máu, lợi tiểu, tiêu thũng, trừ suyễn. Tác dụng bổ tỳ kiện vị, thanh can minh mục, chỉ huyết lợi niệu. Dùng cho các trường hợp chảy máu cam, thổ huyết khái huyết, niệu huyết, tiện huyết, viêm sưng kết mạc mắt, phù nề đầy trướng.


Liều dùng: cây tươi 50 - 100g, dạng khô 10 - 15g; nấu hãm, ép nước hoặc phối hợp với các thuốc khác.


Sau đây là một số bài thuốc dùng tề thái:


- Chữa lỵ ra máu:
Tề thái sao đen hay tồn tính 30g sắc uống.


- Chữa phế ung, ngực đầy tức, khó thở hoặc toàn thân phù thũng:
Tề thái khô 20g, đại táo 5 quả. Cắt hoặc xé đại táo; sắc chung với tề thái, ngày uống 1 thang.


- Chữa cổ trướng, chân tay gầy, đái sẻn ít:
Tề thái 100g, đình lịch tử 100g. Tán nhỏ mịn, làm viên hoàn mật, viên 10g. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 viên, uống với nước sắc trần bì.

Một số thực đơn có tề thái chữa bệnh:


+ Canh tề thái thịt lợn:
Rau tề thái tươi 100g, xương lợn 80 - 100g. Ninh xương lợn cho nhừ rồi cho tề thái thái nhỏ vào, thêm muối mắm gia vị. Ăn trong ngày 1 - 2 lần vào bữa chính. Dùng cho các trường hợp chảy máu cam, đái ra huyết, đau mắt đỏ...


+ Canh tề thái trứng gà:
Tề thái tươi 200g, trứng gà 1 hoặc 2 cái. Tề thái rửa sạch cắt ngắn, cho vào nồi, thêm nước nấu thành canh. Khi rau chín nhừ, đập trứng gà, thêm muối gia vị ăn. Dùng cho các trường hợp lao thận đái máu.


+ Chè tề thái mứt táo ngó sen:
Tề thái 60g, ngó sen 20g, táo 5 quả, thêm nước nấu sắc thành dạng canh hoặc chè đặc, ăn cả cái lẫn nước. Dùng cho các trường hợp chảy máu cam, chảy máu chân răng.


Trong dân gian cũng dùng để nấu cháo, ép nước tươi để uống hoặc làm bánh dạng bánh khúc tề thái, chỉ định cho các loại xuất huyết, phù nề đau mắt đỏ, viêm đường tiết niệu. Y học dân gian Trung Quốc dùng tề thái chữa bệnh đái đục với liều 8 - 12g, sắc uống trong ngày.


TS.Nguyễn Đức Quang


http://suckhoedoisong.vn/te-thai-vi-thuoc-cam-mau-n37621.html

songchungvoi_HIV
24-12-2015, 13:28
Huyết dụ - Thuốc cầm máu


Thứ năm, 24/12/2015 10:50


Huyết dụ còn tên gọi là phật dụ, thiết thụ (trung dược), chổng đeng (Tày), co trướng lậu (Thái), quyền diên ái (Dao), có tên khoa học là cordyline terminalis kunth.


http://Images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2015/12/24/bestf5318b9e881101158cayhuyetduchuarongkinh1104451 614.jpeg
Cây huyết dụ



Huyết dụ còn tên gọi là phật dụ, thiết thụ (trung dược), chổng đeng (Tày), co trướng lậu (Thái), quyền diên ái (Dao), có tên khoa học là cordyline terminalis kunth.

Có hai loại cây huyết dụ, loại lá đỏ cả hai mặt và loại lá đỏ một mặt còn mặt kia màu xanh. Cả hai loại đều được dùng làm thuốc, nhưng loại hai mặt đỏ tốt hơn.



Theo đông y, huyết dụ vị nhạt, tính mát, tác dụng làm mát máu, bổ huyết, cầm máu lại vừa làm tan máu ứ, giảm đau phong thấp nhức xương trị rong kinh, xích bạch đới, kiết lỵ, lậu, sốt xuất huyết, thổ huyết, ho ra máu, tiểu tiện ra máu.



Liều dùng trung bình 20 - 30g lá tươi, 8 - 16g lá khô cho các dạng thuốc sắc, có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.



Sau đây là những phương thuốc trị liệu có dùng huyết dụ:



Chữa chứng sốt xuất huyết (kể cả các xuất huyết dưới da):
Lá huyết dụ tươi 30g, trắc bá sao đen 20g, cỏ nhọ nồi 20g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần.



Chữa ho ra máu, chảy máu cam và chảy máu dưới da:
Lá huyết dụ tươi 30g, trắc bá diệp sao cháy 20g, cỏ nhọ nồi 20g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần.



Chữa ho ra máu:
Lá huyết dụ 10g, rễ rẻ quạt 8g, trắc bách diệp sao đen 4g, lá thài lài tía 4g, tất cả phơi khô, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần.





Chữa các loại chảy máu (kể cả xuất huyết tử cung, tiêu chảy ra máu):
Lá huyết dụ tươi 40 - 50g (nếu sử dụng lá khô, hoa khô lượng chỉ bằng nửa lá tươi), sắc uống ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần. Không dùng cho phụ nữ sau khi nạo thai hoặc đẻ sót rau.



Chữa bạch đới, khí hư, lỵ, rong huyết, viêm dạ dày, viêm ruột, trĩ nội, hậu môn lở loét ra máu:
Huyết dụ tươi 40g, lá sống đời (lá bỏng) 20g, xích đồng nam (lá băn) 20g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần.

Chữa vết thương hay phong thấp đau nhức:
Dùng huyết dụ (cả lá, hoa, rễ) 30g, huyết giác 15g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần.



Chữa rong kinh, băng huyết:
Lá huyết dụ tươi 20g, rễ cỏ tranh 10g, đài tồn tại của quả mướp 10g, rễ cỏ gừng 8g. Thái nhỏ cho 300ml nước sắc còn 100ml, chia 2 lần uống trong ngày.



Hoặc lá huyết dụ tươi 20g, cành tử tô 10g, hoa cau đực 10g, tóc một ít đốt thành than, thái nhỏ, trộn đều sao vàng rồi sắc uống ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần.



Chữa đi tiểu ra máu:
Lá huyết dụ tươi 20g, rễ cây rang 10g, lá lẩu 10g, lá cây muối 10g, lá tiết dê 10g. Tất cả rửa sạch để ráo nước, giã nát vắt lấy nước cốt uống.



Chữa kiết lỵ:
Lá huyết dụ tươi 20g, cỏ nhọ nồi 12g, rau má 20g, giã nát cho vào chút nước vắt lấy nước cốt uống ngày 2 lần.


Theo BS Hoàng Xuân Đại - Sức khỏe & Đời sống




<ins data-adsbygoogle-status="done" class="adsbygoogle" style="display: inline-block; width: 336px; height: 280px" data-ad-client="ca-pub-3361005696777935" data-ad-slot="7503880001"><ins id="aswift_0_expand" style="display:inline-table;border:none;height:280px;margin:0;padding:0; position:relative;visibility:visible;width:336px;b ackground-color:transparent"><ins id="aswift_0_anchor" style="display:block;border:none;height:280px;margin:0;pa dding:0;position:relative;visibility:visible;width :336px;background-color:transparent"></ins></ins></ins>