PDA

View Full Version : Cây cỏ cầm máu nhanh



songchungvoi_HIV
28-12-2015, 12:31
Thứ Hai 28/12/2015 12:28:48 PM


SKĐS - Nếu chẳng may bị vết thương chảy máu, bạn không nên quá hoảng sợ mà chỉ cần nâng cao phần bị thương lên, dùng tay ấn chặt ngay vào vết thương, sau đó dùng một trong số loại lá cây sau để cầm máu.


Cách sử dụng một số loại cây thuốc có tác dụng cầm máu nhanh:



- Dùng nõn chuối tiêu: Lấy cây non cao độ 60 cm, cắt sát gốc, bỏ bẹ ngoài, cắt từng đoạn 3-4 cm, rửa sạch, giã nhỏ đắp vào vết thương chảy máu rồi băng lại.



http://suckhoedoisong.vn/Images/thanhhoan/2015/12/25/tia-to-cam-mau.jpg

- Lá tía tô non một nắm, rửa sạch, giã nát đắp lên vết thương sau đó băng lại để cầm máu. Hoặc: Lá tía tô sao giòn, tán thành dạng bột mịn rắc lên vết thương, không những có tác dụng cầm máu còn giúp vết thương mau lành.


- Lông cây cẩu tích tẩm cồn 90 độ, phơi khô. Khi gặp vết thương chảy máu thì lấy đắp vào vết thương rồi băng ép lại, máu sẽ cầm rất nhanh.


http://suckhoedoisong.vn/Images/thanhhoan/2015/12/25/cau-tich-cam-mau-vet-thuong.jpg
Lông cây cẩu tích có tác dụng cầm máu rất tốt.

- Lá trầu không 2 phần, lá gai làm bánh 2 phần, hạt cau già 1 phần. Tất cả phơi khô, tán bột mịn, rắc lên vết thương rồi băng lại.

- Cỏ nhọ nồi (cỏ mực) sao cháy đen 100g, lá chuối hột khô sao cháy đen 100g, than tóc 100g. Chế biến: Cỏ nhọ nồi cắt bỏ rễ, rửa sạch, phơi khô, thái nhỏ, sao đen (tồn tính), lá chuối hột rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, sao đen (tồn tính), tóc rửa bằng nước bồ kết, sấy khô rồi đốt cháy thành than. Ba thứ trên liều lượng bằng nhau, tán nhỏ, rây mịn. Đựng vào chai lọ hay túi nylon hàn kín. Bảo quản nơi khô ráo. Cách dùng: Rắc thuốc cầm máu lên cho kín vết thương sau khi đã sát trùng, đặt gạc hay vải sạch lên vết thương, băng ép chặt. Mỗi ngày thay thuốc một lần. Tác dụng: Cầm máu, tiêu ứ máu, giảm sưng đau, lên da non, điều trị các vết thương phần mềm.



http://suckhoedoisong.vn/Images/thanhhoan/2015/12/25/cay-ngo-noi-cam-mau.jpg

- Bột sâm đại hành (không hạn chế liều lượng). Chế biến: Dùng củ đã cắt bỏ rễ và thân, rửa sạch, thái mỏng, phơi hay sấy thật khô, tán thành bột thật nhỏ, rây mịn, cho vào lọ đậy kín, để nơi khô ráo. Tác dụng và cách dùng như trên.








Thanh Xuân


http://suckhoedoisong.vn/cay-co-cam-mau-nhanh-n110211.html

songchungvoi_HIV
29-12-2015, 14:42
Cỏ tam giác cầm máu, tiêu thũng
Thứ Ba 29/12/2015 02:39:21 PM


SKĐS - Cỏ tam giác còn có tên gọi khác là tề thái, cây tề, địa mễ thái, cải dại. Theo Đông y, cỏ tam giác có vị ngọt nhạt, tính mát; có tác dụng bổ tỳ kiện vị,


Cỏ tam giác còn có tên gọi khác là tề thái, cây tề, địa mễ thái, cải dại. Theo Đông y, cỏ tam giác có vị ngọt nhạt, tính mát; có tác dụng bổ tỳ kiện vị, thanh can minh mục, chỉ huyết lợi niệu. Có tác dụng thanh nhiệt, giảm ho, cầm máu, lợi tiểu, tiêu thũng, trừ suyễn, dùng cho các trường hợp chảy máu cam, thổ huyết, khái huyết, niệu huyết, tiện huyết, viêm sưng kết mạc mắt, phù nề đầy trướng.


Ở nước ta, cây cỏ tam giác mọc hoang ở nhiều nơi, thường gặp trên những bãi cỏ ven bờ sông, bãi suối ẩm, ruộng hoang, cũng có khi được trồng. Ðể làm thuốc, người ta thu hái toàn cây, có khi bỏ rễ vào cuối xuân, mùa hè và mùa thu. Rửa sạch và phơi khô ngoài nắng hay trong râm ở nhiệt độ 30 - 45ºC.










http://suckhoedoisong.vn/Images/nguyenkhanh/2015/12/28/19.jpg
Cỏ tam giác vị ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng bổ tỳ kiện vị.

Một số món ăn, bài thuốc có cỏ tam giác:
<ins data-adsbygoogle-status="done" class="adsbygoogle" style="display: block; height: 60px;" data-ad-client="ca-pub-3490685651420900" data-ad-slot="2605969678" data-ad-format="auto"><ins id="aswift_0_expand" style="display:inline-table;border:none;height:60px;margin:0;padding:0;p osition:relative;visibility:visible;width:690px;ba ckground-color:transparent"><ins id="aswift_0_anchor" style="display:block;border:none;height:60px;margin:0;pad ding:0;position:relative;visibility:visible;width: 690px;background-color:transparent"></ins></ins></ins>
Chữa đi lỵ ra máu: Dùng cỏ tam giác cả rễ đốt tồn tính hay sao già, sắc uống.


Chữa cảm sốt cao, nổi mẩn, viêm thận phù thũng, đái ra dưỡng chấp: Cỏ tam giác khô 40g (hoặc 80g tươi) sắc uống riêng, hay phối hợp với các vị thuốc khác. Ngày uống 1-2 lần, uống liên tục trong 1-3 tháng.


Rong kinh: Một nắm cỏ tam giác tươi cho thêm một bát nước đun sôi uống, cứ 2 giờ uống một tách, liên tục 2 ngày thì cầm.


Chữa phế ung, tức ngực, khó thở, không nằm được, toàn thân phù thũng: Cỏ tam giác 20g, đại táo 5 quả. Thái đại táo thành nhiều miếng, sắc uống trong ngày.


Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp, xuất huyết đáy mắt, choáng váng đau đầu: Cỏ tam giác tươi 50g, sắc nước uống thay trà hằng ngày.


Canh cỏ tam giác thịt lợn: Cỏ tam giác tươi 100g, xương lợn 80 - 100g. Ninh xương lợn cho nhừ rồi cho cỏ tam giác thái nhỏ vào, thêm gia vị. Ăn trong ngày 1 - 2 lần vào bữa chính. Dùng cho các trường hợp chảy máu cam, đái ra huyết, đau mắt đỏ...


Canh cỏ tam giác trứng gà: Cỏ tam giác tươi 200g, trứng gà 1 hoặc 2 quả. Cỏ tam giác rửa sạch cắt ngắn, cho vào nồi, thêm nước nấu thành canh. Khi rau chín nhừ, đập trứng gà vào, thêm gia vị. Dùng cho các trường hợp lao thận đái máu.
Chè cỏ tam giác, mứt táo, ngó sen: Cỏ tam giác 60g, ngó sen 20g, táo 5 quả, thêm nước nấu thành dạng canh hoặc chè đặc, ăn cả cái lẫn nước. Dùng cho các trường hợp chảy máu cam, chảy máu chân răng.
Bác sĩ Nguyễn Đức

http://suckhoedoisong.vn/co-tam-giac-cam-mau-tieu-thung-n110317.html