PDA

View Full Version : Tham vấn ý kiến cho Đề án thành lập Hội những người dễ bị tổn thương



songchungvoi_HIV
18-03-2016, 16:27
Tham vấn ý kiến cho Đề án thành lập Hội những người dễ bị tổn thương Thứ sáu 18/03/2016 15:05


Những người dễ bị tổn thương nếu không được nhà nước và xã hội nhìn nhận một cách không thành kiến, quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện để bảo đảm cho họ đóng góp nhiều hơn cho xã hội, thì rất dễ đi vào con đường cùng, vi phạm pháp luật, trở thành gánh nặng cho gia đình, nhà nước và xã hội.



Đây là ý kiến được nêu ra tại Hội thảo Tham vấn ý kiến cho Đề án thành lập Hội những người dễ bị tổn thương do Ban vận động thành lập Hội những người dễ bị tổn thương phối hợp với Dự án thành phần Vusta - Dự án Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS tổ chức sáng 18/3, tại Hà Nội.



<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2016_03_18/tv%202.jpg



Bà Khuất Thị Hải Oanh, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng – Trưởng ban vận động Thành lập Hội những người dễ bị tổn thương phát biểu - Ảnh: Thùy Chi

</tbody>

Trong quá trình phát triển kinh tế thị trường và mở cửa, hội nhập quốc tế, bên cạnh những thành tựu đáng ghi nhận về kinh tế - xã hội, cũng đã và đang xuất hiện một số vấn đề xã hội tiêu cực, bức xúc như mại dâm, ma túy, hoặc vấn đề xã hội đang phát triển như hôn nhân đồng giới, dẫn đến việc hình thành một số nhóm người bị xã hội nhìn nhận một cách thiết thiện cảm, đó là những người nhiễm hoặc có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV, người sử dụng ma túy, người bán dâm, người quan hệ tình dục đồng giới, người chuyển giới và chuyển đổi giới tính, bệnh nhân lao… Đây là những người do nhiều lý do khác nhau mà họ có những biểu hiện mặc cảm, tự ti, tiêu cực, khép kín, khó hòa nhập với xã hội.

Bà Khuất Thị Hải Oanh, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng – Trưởng ban vận động Thành lập Hội những người dễ bị tổn thương cho biết, ước tính Việt Nam có khoảng hơn 200.000 người nghiện ma túy; 30.000-70.000 người bán dâm; hơn 227.000 người nhiễm HIV; hơn 300.000 nam quan hệ đồng tính (MSM), hàng chục nghìn người chuyển giới…

Hiện sự lan truyền của một số bệnh truyền nhiễm như HIV, lao, sốt rét đã phần nào phản ánh tính dễ bị tổn thương của một số nhóm xã hội. Bên cạnh đó, tình trạng phân biệt, đối xử, kỳ thì khiến bệnh càng lây lan rộng hơn. Chính vì vậy, việc thành lập Hội những người dễ bị tổn thương là rất cần thiết.

Bà Khuất Thị Hải Oanh cho hay, hội những người dễ bị tổn thương là tổ chức xã hội nhân đạo sẽ tập hợp các tổ chức hợp pháp, các cộng đồng và cá nhân là những người dễ bi tổn thương trong xã hội, gồm: Người sống chung với HIV, người bị ảnh hưởng bởi HIV, người sử dụng ma túy, người lao động tình dục, người quan hệ tình dục đồng tính,… nhằm mục đích bảo vệ, hỗ trợ những nhóm người này thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

Tại hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng, những người dễ bị tổn thương nếu không được nhà nước và xã hội nhìn nhận một cách không thành kiến, quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện để bảo đảm cho họ đóng góp nhiều hơn cho xã hội trên cơ sở được hưởng đầy đủ quyền sống, quyền công dân và những quyền cơ bản của con người, thì rất dễ đi vào con đường cùng, vi phạm pháp luật, trở thành gánh nặng cho gia đình, nhà nước và xã hội, ít được gia đình chấp nhận, bị xã hội thành kiến, kỳ thị và phân biệt đối xử, bị xã hội thành kiến, kỳ thị và phân biệt đối xử…



<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2016_03_18/tv.jpg



Toàn cảnh hội thảo - Ảnh: Thùy Chi



</tbody>
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến nhấn mạnh, hiện nay các tổ chức xã hội ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng không thể thiếu được trong việc giải quyết những vấn đề xã hội một cách hiệu quả, nhất là đối với những vấn đề nhà nước chưa làm được hoặc chưa với tới được. Riêng đối với những nhóm người dễ bị tổn thương thì bên cạnh sự quan tâm của nhà nước, cần có sự đóng góp có hiệu quả của các tổ chức xã hội dân sự.

Các đại biểu cho rằng, kinh nghiệm của nhiều quốc gia, người dễ bị tổn thương thường dễ chia sẻ và dễ nhận được sự đồng cảm hơn từ các tổ chức xã hội hơn so với các cơ quan nhà nước. Từ thực tiễn trong nước cũng như từ kinh nghiệm thế giới cho thấy, để việc quan tâm trợ giúp các nhóm xã hội dễ bị tổn thương cần thiết phải sớm ra đời một tổ chức xã hội – Hội Người dễ bị tổn thương Việt Nam, để cùng chung tay với nhà nước và bảo đảm các quyền và lợi ích cơ bản cho người dễ bị tổn thương.

Thùy Chi
http://tiengchuong.vn/HIVAIDS/Tham-van-y-kien-cho-De-an-thanh-lap-Hoi-nhung-nguoi-de-bi-ton-thuong/17076.vgp

songchungvoi_HIV
22-03-2016, 14:24
Vận động thành lập Hội những người dễ bị tổn thương Đăng lúc: Thứ hai - 21/03/2016 14:03
Hội những người dễ bị tổn thương là tổ chức xã hội nhân đạo, tập hợp các tổ chức hợp pháp, các cộng đồng và cá nhân là những người dễ bi tổn thương trong xã hội, gồm: Người sống chung với HIV, người bị ảnh hưởng bởi HIV, người sử dụng ma túy, người lao động tình dục, người quan hệ tình dục đồng tính,… nhằm mục đích bảo vệ, hỗ trợ những nhóm người này thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

http://www.vusta.vn/uploads/news/2016_03/image.jpg




Đó là một trong những nội dung trong dự thảo Điều lệ được đưa ra tham vấn ý kiến tại hội thảo do Ban vận động thành lập Hội những người dễ bị tổn thương phối hợp với Dự án thành phần VUSTA - Dự án Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS tổ chức sáng 18/3/2016, tại Hà Nội.

Theo bà Khuất Thị Hải Oanh, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng – Trưởng ban vận động Thành lập Hội những người dễ bị tổn thương, cho biết, ước tính Việt Nam có khoảng hơn 200.000 người nghiện ma túy; 30.000-70.000 người bán dâm; hơn 227.000 người nhiễm HIV; hơn 300.000 nam quan hệ đồng tính (MSM), hàng chục nghìn người chuyển giới… Trong 8 năm qua, các tổ chức cộng đồng của những người dễ bị tổn thương cùng các tổ chức xã hội và tôn giáo đã hợp tác và hỗ trợ nhau trong Diễn đàn xã hội dân sự hợp tác phòng chống HIV/AIDS (VCSPA). Tuy nhiên qua thực tế hoạt động của VCSPA, các tổ chức thành viên của diễn đàn ngày càng nhận thấy rõ sự cần thiết phải có một tổ chức chính danh, có tư cách pháp nhân, tập hợp các cá nhân, tổ chức cộng đồng của những người dễ bị tổn thương.

Đa số các ý kiến tại hội thảo đều nhất trí về sự cần thiết của Hội những người dễ bị tổn thương vì cho rằng thông qua Hội, họ sẽ được nhà nước và xã hội nhìn nhận một cách không thành kiến, được quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện để đóng góp nhiều hơn cho xã hội trên cơ sở được hưởng đầy đủ quyền sống, quyền công dân và những quyền cơ bản của con người.


Tác giả bài viết: HN

http://www.vusta.vn/vi/news/Lien-hiep-hoi-1733/Van-dong-thanh-lap-Hoi-nhung-nguoi-de-bi-ton-thuong-59653.html

songchungvoi_HIV
25-03-2016, 13:33
Cần có một tổ chức xã hội chính danh cho những người dễ bị tổn thương Thứ năm 24/03/2016 18:51


Xuất phát từ nhu cầu thực tế của các cộng đồng, các nhóm xã hội dễ bị tổn thương, trong những năm gần đây đã lần lượt ra đời một số tổ chức xã hội mang tính cộng đồng, nhằm hỗ trợ cho công tác phòng, chống HIV/AIDS ngày càng đạt hiệu quả cao hơn.



Hiện Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng đang phối hợp với một số các bộ, ngành, cơ quan liên quan đang xây dựng Đề án thành lập Hội những người dễ bị tổn thương. Dự án Quỹ Toàn cầu – Dự án thành phần VUSTA là đơn vị hỗ trợ kỹ thuật, trong việc xây dựng Đề án thành lập Hội.

Trao đổi với phóng viên Trang tin điện tử Tiếng Chuông, bà Khuất Thị Hải Oanh, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng – Trưởng Ban vận động Thành lập Hội cho biết, xuất phát ý tưởng từ Diễn đàn xã hội dân sự hợp tác phòng, chống AIDS (VCSPA). Từ góc độ cá nhân là quyền con người và góc độ của xã hội, nhằm giảm sự phân biệt, đối xử, tạo sự gắn kết trong cộng đồng, dự phòng, giảm các hệ lụy về y tế, xã hội, an ninh, trật tự, ban vận động hội thấy sự cần thiết thành lập hội để giúp bảo vệ, hỗ trợ những nhóm người này thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, giúp họ cải thiện cuộc sống, hòa nhập cộng đồng.

<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2016_03_24/hai.jpg


Bà Khuất Thị Hải Oanh, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng – Trưởng ban vận động Thành lập Hội những người dễ bị tổn thương - Ảnh: Thùy Chi



</tbody>
Tổ chức hoạt động vì xã hội nhân đạo



Hội những người dễ bị tổn thươngsẽ hoạt động theo hướng xã hội nhân đạo, tập hợp các tổ chức hợp pháp, các cộng đồng và cá nhân là những người dễ bi tổn thương trong xã hội, gồm: Người sống chung với HIV, người bị ảnh hưởng bởi HIV, người sử dụng ma túy, người lao động tình dục, người quan hệ tình dục đồng tính…

Ước tính hiện có khoảng hơn 200.000 người nghiện ma tuý, 30.000 – 70.000 người bán dâm, hơn 227.000 người nhiễm HIV, hơn 300.000 nam quan hệ đồng tính (MSM) và hàng chục nghìn người chuyển giới… Sự lan truyền của một số bệnh truyền nhiễm như HIV, lao, sốt rét đã phần nào phản ánh tính dễ bị tổn thương của một số nhóm xã hội.

Chính bệnh tật là tấm gương phản ánh tính dễ bị tổn thương về mặt xã hội của một số nhóm đặc thù trong xã hội. Nó cũng có thể là sợi dây giúp xác định một số nhóm dễ bị tổn thương, tạo ra hoặc làm tăng tính dễ bị tổn thương. Tuy nhiên, người dễ tổn thương không phải là người bị tê liệt về mọi phương diện. Chính vì vậy, cần phát huy những tiềm năng, khả nang mà họ có. Từ năm 2007, Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội đã hướng tạo ra một diễn đàn để xã hội dân sự có thể bày tỏ ý kiến, nâng cao năng lực, nhằm đóng góp một cách hiệu quả vào chương trình phòng, chống AIDS.

Trong thời gian qua, vai trò của cộng đồng người dễ bị tổn thương đã được khẳng định, thông qua việc xây dựng hệ thống cộng đồng của Dự án thành phần VUSTA – Dự án Quỹ Toàn cầu. Nhờ dự án, nhiều địa phương trong cả nước, nhất là Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, và nhiều địa phương khác... đã hình thành khá nhiều Tổ chức dựa vào cộng đồng (CBO) và đang tham gia tích cực vào các hoạt động phòng chống HIV/AIDS.

Các tổ chức này hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho những nhóm người dễ bị tổn thương phát triển kinh tế, tham gia lao động, học tập, chăm lo cải thiện đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của bản thân và gia đình họ. Theo thời gian, các tổ chức mang tính cộng đồng này ngày càng thu hút được đông đảo hơn sự tham gia và ngày càng trở thành một trong những chỗ dựa đáng tin cậy của những người thuộc các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội.

Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay, các tổ chức cộng đồng này chủ yếu được hình thành trên cơ sở liên kết các cá nhân và các nhóm người có chung hoàn cảnh, hoạt động một cách một cách tự phát, riêng lẻ mà chưa có sự gắn kết chặt chẽ với nhau cũng như đang gặp nhiều khó khăn, trở ngại, làm hạn chế kết quả, hiệu quả hỗ trợ, phục vụ những nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội mà họ hướng tới.

Cần phải có một tổ chức xã hội chính danh


Từ thực tế hoạt động của các tổ chức cộng đồng riêng rẽ này, ngày càng cho thấy rõ hơn sự cần thiết phải có một tổ chức xã hội chính danh, có tư cách pháp nhân, đủ tầm, đủ tư cách đoàn kết, tập hợp các các nhân và các tổ chức cộng đồng đại diện cho những nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội nói trên để giải quyết những vấn đề chung hơn, lớn hơn mà mỗi tổ chức cộng đồng nhỏ lẻ không thể giải quyết được hoặc giải quyết không có hiệu quả.

Theo bà Khuất Thị Hải Oanh, khi hội được thành lập, trong giai đoạn 5 năm (2016-2020), Hội những người dễ bị tổn thương sẽ tập trung các hoạt động xã hội, tích cực góp phần thực hiện mục tiêu 90-90-90 của Ủy ban Quốc gia Phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm. Đồng thời, đóng góp ý kiến thiết thực xây dựng báo cáo quốc gia về tiến độ Chương trình AIDS toàn cầu.

Bên cạnh đó, vận động người dân, nhất là thanh thiếu niên nhận thức rõ, hành động tích cực và áp dụng các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm.

Liên kết các tổ chức, các cộng đồng và cá nhân những người dễ bị tổn thương (gồm các đối tượng nói ở trên), tập hợp các nhu cầu, nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của họ để phản ảnh, kiến nghị với các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội có trách nhiệm xem xét, giải quyết nhằm bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của các nhóm đối tượng này.

Động viên, tuyên truyền, vận động những người dễ bị tổn thương khắc phục các biểu hiện mặc cảm, tự ti, để phấn đấu vươn lên, xây dựng cuộc sống lành mạnh, lạc quan, hòa nhập và trở thành những người có ích cho xã hội.

Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổ chức, cộng đồng và các nhân người dễ bị tổn thương chăm lo phát triển kinh tế, văn hóa, tích cực lao động, học tập, chăm sóc sức khỏe, phấn đấu nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho bản thân, gia đình và đóng góp tích cực cho xã hội.

Tổ chức thực hiện các chương trình, dự án được Nhà nước giao hoặc từ các tổ chức quốc tế, có liên quan đến phòng chống HIV, cai nghiện ma túy, phục hồi nhân phẩm cho người lao động tình dục, …phù hợp với tôn chỉ, mục đích và nhiệm vụ của Hội.

Phối hợp với các cơ quan chính quyền và đoàn thể ở các cấp trong các hoạt động phát triển như đào tạo, tập huấn, nghiên cứu khoa học, thông tin, truyền thông, tư vấn, trợ giúp pháp lý, giáo dục đồng đẳng…cho các cộng đồng người dễ bị tổn thương.

Hỗ trợ về tinh thần, vật chất các sáng kiến của hội viên trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, cải thiện cuộc sống, cũng như phát triển nhân cách, tâm lý và hòa nhập xã hội của các nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội (HIV/AIDS; nghiện ma túy, người lao động tình dục, quan hệ đồng tính).

Đại diện cho hội viên, tham gia vận động chính sách và phản biện chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến việc bảo vệ quyền, lợi ích và nghĩa vụ của các cộng đồng và cá nhân người dễ bị tổn thương.

Vận động các cá nhân, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước có nhiệt tình giúp đỡ, ủng hộ về tinh thần và vật chất cho việc thực hiện các nhiệm vụ có liên quan đến phát triển những cộng đồng người dễ bị tổn thương thuộc phạm vi tác động, ảnh hưởng của Hội.

Tuyên truyền, vận động người dân, nhất là tầng lớp thanh thiếu niên nhận thức rõ và hành động tích cực trong việc áp dụng các biện pháp phòng chống các tệ nạn xã hội: HIV/AIDS; ma túy, mãi dâm, quan hệ tình dục đồng tính …

Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực có liên quan đến phòng chống HIV/AIDS, cai nghiện ma túy, mãi dâm, quan hệ đồng tính, phù hợp với tôn chỉ mục đích của Hội và với pháp luật hiện hành của Việt Nam.

Trong thời gian tới, Ban vận động sẽ tiệp tục lấy ý kiến của các bộ, ban ngành, đoàn thể có liên quan và ý kiến của cộng đồng để hoàn thành đề án và điều kiện để thành lập hội. Hy vọng trong năm nay, việc thành lập sẽ được hoàn thành. Bà Khuất Thị Hải Oanh cho rằng, việc thành lập hội đòi hỏi một quá trình, không đơn giản chỉ là việc ra đời của hội, mà quan trọng là hội sẽ được phát triển như thế nào để có thể đáp ứng với tiêu chí, mục đích, tôn chỉ của hội, giúp bảo vệ cho những người dễ bị tổn thương và giúp cho công tác phòng, chống HIV/AIDS đạt hiệu quả cao hơn trong thời gian tới.



Thùy Chi

http://tiengchuong.vn/Nghien-cuu-Chuyen-de/Can-co-mot-to-chuc-xa-hoi-chinh-danh-cho-nhung-nguoi-de-bi-ton-thuong/17182.vgp

songchungvoi_HIV
28-03-2016, 21:28
Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về trợ giúp pháp lý Thứ hai 28/03/2016 17:12


Trong 2 ngày 28-29/3, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp phối hợp với Các tổ chức Liên Hợp Quốc tại Việt Nam tổ chức Hội thảo Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về trợ giúp pháp lý.





<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2016_03_28/b.png



Toàn cảnh hội thảo - Ảnh: Thùy Chi



</tbody>
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, Luật Trợ giúp pháp lý ở Việt Nam đã ra đời 8 năm, trong thời gian qua Luật Trợ giúp pháp lý đã phát huy hiệu quả và nhận được sự ủng hộ của người dân và các cấp chính quyền các cấp. Tuy nhiên, hiện nay điều kiện và hoàn cảnh đã có nhiều thay đổi nên Luật Trợ giúp pháp lý đã bộc lộ một số bất cập, hạn chế như quan niệm về trợ giúp pháp lý chưa rõ ràng, một số quy định về người được trợ giúp pháp lý chưa bao quát hết các nội dung trong công ước về các quyền dân sự, chính trị của Liên Hợp Quốc mà Việt Nam tham gia... Chính vì vậy, cần phải sửa đổi một số điều khoản của Luật Trợ giúp pháp lý. Quốc hội cũng đã đồng ý đưa vào chương trình xem xét, thảo luận việc sửa đổi Luật này trong các kỳ họp tới.

Tại hội thảo, các đại biểu đã được nghe báo cáo một số định hướng cơ bản xây dựng Luật Trợ giúp pháp lý sửa đổi của Cục Trợ giúp pháp lý. Đồng thời, được các chuyên gia quốc tế chia sẻ kinh nghiệm về hệ thống trợ giúp pháp lý ở Israel, Philippines và Australia. Bên cạnh đó, trao đổi và bình luận về các nội dung của Luật Trợ giúp pháp lý sửa đổi.

Thứ trưởng Lê Thành Long đề nghị, trên cơ sở tham khảo các báo cáo kinh nghiệm của các quốc gia trong triển khai hoạt động trợ giúp pháp lý, cần tập trung xem xét thảo luận những nội dung liên quan đến phạm vi điều chỉnh của Luật, người được trợ giúp pháp lý và hình thức, lĩnh vực thụ hưởng; người thực hiện trợ giúp pháp lý, việc tổ chức hệ thống trợ giúp pháp lý và các trình tự, thủ tục yêu cầu, thực hiện trợ giúp pháp lý... Đây là những vấn đề Bộ Tư pháp cần được tham mưu, giúp cho việc đề xuất sửa đổi Luật Trợ giúp pháp lý phù hợp với xu hướng chung của thế giới và đáp ứng được thực tiễn của hoạt động trợ giúp pháp lý tại Việt Nam.

Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/1/2007 của Chính phủ Việt Nam quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý, quy định người nhiễm HIV là một trong những nhóm người được trợ giúp pháp lý. Để tăng cường công tác phối hợp giữa Ngành Y tế và Ngành Tư pháp, ngày 01/12/2014, Bộ Y tế và Bộ Tư pháp đã ban hành Quy chế phối hợp số 1192/QC-BYT-BTP trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, hỗ trợ và trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV, nhằm tạo cơ chế phối hợp giữa ngành y tế và ngành tư pháp từ trung ương tới địa phương.

Việc trên nhằm triển khai có hiệu quả hoạt động phòng, chống HIV/AIDS và tăng cường khả năng tiếp cận của người nhiễm HIV với dịch vụ trợ giúp pháp lý trên phạm vi cả nước. Đồng thời, nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế trực tiếp làm công tác phòng, chống HIV/AIDS và đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý về công tác phối hợp trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV.

Thùy Chi

http://tiengchuong.vn/HIVAIDS/Chia-se-kinh-nghiem-quoc-te-ve-tro-giup-phap-ly/17216.vgp

songchungvoi_HIV
29-03-2016, 19:20
Dự án VUSTA: Giúp những người dễ bị tổn thương “được sống là chính mình” Thứ ba 29/03/2016 18:00


Không chỉ là dự án phòng, chống HIV/AIDS, Dự án VUSTA còn tạo nên vai trò, hình ảnh của các tổ chức xã hội, giúp cho người nhiễm HIV/AIDS và những người nguy cơ cao nhiễm HIV “được sống là chính mình”. Điều này không chỉ ý nghĩa với cộng đồng người nhiễm HIV/AIDS, mà còn ý nghĩa đối cộng đồng xã hội.



Trang tin của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm (Trang tin Tiếng Chuông) có buổi trao đổi với TS. Phạm Nguyên Hà, Phó Giám đốc Thường trực Ban Quản lý Dự án VUSTA - Dự án Quỹ Toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS về vai trò, kết quả của dự án trong công tác phòng, chống HIV/AIDS.



<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2016_03_29/phong%20van.jpg


TS. Phạm Nguyên Hà, Phó Giám đốc Thường trực Ban Quản lý Dự án VUSTA - Ảnh: Thùy Chi



</tbody>

PV: Xin ông cho biết, trong thời gian qua Dự án VUSTA đã có những hoạt động gì hỗ trợ cho công tác phòng, chống HIV/AIDS?


Ông Phạm Nguyên Hà: Trong những năm gần đây, chúng tôi thấy vai trò của các tổ chức xã hội dân sự (CSO) đã được minh chứng là một trong những kênh hiệu quả hỗ trợ Ban quản lý dự án (BQLDA) trong triển khai các hoạt động dự án, nhằm đóng góp tích cực trong công cuộc phòng, chống HIV/AIDS.

Trước đây, BQLDA VUSTA giai đoạn 2011-2014 đã hỗ trợ thành lập, nâng cao năng lực cho các tổ chức CSO và các tổ chức xã hội dựa vào cộng đồng (CBO) tiếp tục thực hiện trong giai đoạn 2015-2017. Dự án VUSTA đã thực hiện những hoạt động hỗ trợ cho công tác phòng, chống HIV/AIDS bao gồm: Mở rộng, cải thiện các dịch vụ điều trị, chăm sóc, hỗ trợ HIV/AIDS; tối đa hóa các lợi ích về dự phòng và điều trị ARV; Đánh giá, tiếp tục tăng cường năng lực chuyên môn cho các CSO để thực hiện các hoạt động chăm sóc và hỗ trợ toàn diện; Tạo môi trường thuận lợi cho sự tham gia của các tổ chức xã hội (TCXH).

Cụ thể, các hoạt động tập trung: Tạo môi trường thuận lợi cho sự tham gia của TCXH;Nâng cao nhận thức về vai trò của TCXH trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS quốc gia;Hỗ trợ thành lập và đăng ký thành lập các TCXH/CBO; Tìm kiếm cơ chế tài chính hỗ trợ cho sự tham gia của CSO trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS; Tăng cường các kênh thông tin truyền thông để khuyến khích đối thoại giữa các CSO và giữa CSO với chính phủ về cải thiện sự phối kết hợp và tạo sự đồng thuận;Giải quyết các vấn đề kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV và các nhóm đối tượng có nguy cơ cao; Tăng cường năng lực của các TCXH và tăng cường năng lực thể chế để tối đa hóa sự đóng góp của họ cho hoạt động phòng chống HIV/AIDS.

PV: Ông có thể cho biết, một số kết quả nổi bật dự án đã đạt được trong năm qua?

Ông Phạm Nguyên Hà: Trong năm 2015, phần lớn các hoạt động của dự án nhằm thực hiện mục tiêu “Cung cấp dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV cho những người tiêm chích ma túy (PWID), phụ nữ mại dâm (FSW), người quan hệ đồng tính nam (MSM) có nguy cơ lây nhiễm cao”. Các hoạt động đều đã được dự án thực hiện theo đúng kế hoạch và vượt mức với chỉ tiêu cam kết với nhà tài trợ.

Báo cáo tiến độ thực hiện dự án năm 2015 cho thấy, tại 15 tỉnh/thành phố triển khai dự án, 03 đơn vị tiếp nhận viện trợ phụ (SR) đã làm việc tích cực với các CBO, cung cấp dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV cho 16.963 MSM, 20.766 PWID và 7.645 FSW. Số lượng khách hàng được chăm sóc, tiếp cận ở từng nhóm đối tượng đã vượt chỉ tiêu cam kết lần lượt là 111%; 105% và 102%.

Bên cạnh đó, tỷ lệ khách hàng MSM và PWID và FSW được chuyển gửi thành công đến dịch vụ xét nghiệm HIV tăng cao so với mức chỉ tiêu cam kết. Cụ thể, năm 2015, dự án cam kết với nhà tài trợ chuyển gửi 55% số lượng khách hàng được chăm sóc tiếp cận đến dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV. Thực tế, trong tổng số 16.963 MSM được tiếp cận, chăm sóc, tỷ lệ được chuyển gửi sang dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV thành công là 71%. Tương tự, nhóm MSM, tỷ lệ chuyển gửi thành công khách hàng đến dịch vụ tư vấn, xét nghiệm HIV ở nhóm PWID và nhóm FSW lần lượt là 75% và 70%. Ngoài ra khách hàng cũng được chuyển gửi tới các dịch vụ khám và điều trị STIs, Methadone, khám và điều trị Lao cũng như các dịch vụ khác theo nhu cầu.

Về công tác truyền thông thay đổi hành vi, Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng (SCDI) đã truyền thông tư vấn trực tiếp cho 12.223 KP, trong đó có 6.427 là PWID, 3350 MSM, 2446 FSW. Bên cạnh đó, số KP được LIFE và ISDS truyền thông tư vấn trực tiếp lần lượt là 16.048 và 16.743.

Trong năm 2015, các CBO trong toàn dự án đã phát 1.963.891 chiếc bơm kim tiêm chiếm 15% chỉ tiêu cam kết, 1.850.786 chiếc bao cao su chiếm 38% chỉ tiêu cam kết, 507.911 gói chất bôi trơn chiếm 55% chỉ tiêu cam kết với nhà tài trợ. Bên cạnh đó, dự án đã hỗ trợ cho 04 mạng lưới gồm: Mạng lưới người sử dụng ma túy (VNPUD), Mạng lưới nam quan hệ tình dục đồng giới - người chuyển giới (VNMSM/TG), Mạng lưới người bán dâm Việt Nam (VNSW), và mạng lưới người sống với HIV Việt Nam (VNP+).

Dự án cũng tổ chức các khóa đào tạo nhằm nâng cao năng lực phát triển tổ chức, vận động chính sách, khuyến khích các mạng lưới tự viết đề xuất thực hiện các hoạt động hữu ích cho cộng đồng của họ…

Nhằm tạo môi trường thuận lợi về pháp lý cho các nhóm chính tiếp cận dịch vụ, năm 2015, dự án đã: Tổ chức các hội thảo về vận động chính sách về tư cách pháp nhân cho các CBO; PC ma túy; cơ chế tài chính cho các TCXH; nghiên cứu về thực trạng, vai trò của các TCXH trong phòng chống HIV/AIDS; nghiên cứu về công tác Dự phòng và điều trị nghiện ma túy ở Việt Nam… Đồng thời, xây dựng đường dây nóng 18001029 đáp ứng tất cả những yêu cầu tư vấn, trợ giúp để giải quyết các vấn đề vướng mắc liên quan đến pháp luật nói chung cũng như pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS nói riêng. Năm 2015, đã hỗ trợ pháp lý cho 2.550 trường hợp qua đường dây nóng.

PV: Hiện nay, công tác phòng chống HIV/AIDS đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, xin ông cho biết Dự án VUSTA hiện đang gặp khó khăn gì? Chúng ta sẽ phải làm gì để vượt qua những khó khăn này?


Ông Phạm Nguyên Hà: Thách thức lớn nhất là đối mặt với nguồn tài trợ của nước ngoài giảm và có thể kết thúc sau 2017. Khi đó các TCXH sẽ tiếp tục làm gì sau khi dự án kết thúc đang là câu hỏi cần lời giải đáp.

Sự hỗ trợ của Qũy Toàn cầu trong giai đoạn tới rất hạn chế. Các định mức chi tiêu đều giảm nhưng phải bảo đảm để các hoạt động thực hiện được một cách hiệu quả nhất. Trong giai đoạn 2015- 2017 sẽ còn khó khăn hơn giai đoạn trước nhưng đây cũng chính là giai đoạn chuyển tiếp để tiến tới sự tự lực của các tổ chức xã hội.

Đối với các CBO, thách thức vẫn là những rào cản về luật pháp, là sự kỳ thị phân biệt đối xử và rào cản trong vấn đề lập hội, tư cách pháp nhân...

Giai đoạn 2015- 2017, số tỉnh tham gia dự án là 15 nhưng có 8 tỉnh là hoàn toàn mới. Sẽ có nhiều tổ chức cộng đồng mới tham gia dự án nên chắc chắn có sự xáo trộn, khó khăn trong việc nâng cao năng lực, trong khi nguồn lực từ dự án để nâng cao năng lực giai đọan này lại rất hạn chế. Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi sẽ thực hiện các biện pháp huấn luyện và cầm tay chỉ việc trực tiếp.

PV: Trong giai đoạn 2015-2017, VUSTA đảm nhiệm là đơn vị nhận viện trợ chính. Các địa bàn triển khai mở rộng hơn, từ 10 lên đến 15 tỉnh/thành trong cả nước. Vậy vai trò mới này sẽ đặt ra cho VUSTA những yêu cầu gì? Và để khẳng định hơn nữa vai trò của mình trong thời gian tới VUSTA sẽ tập trung những hoạt động gì?


Ông Phạm Nguyên Hà: Dự ánVUSTA là Dự án của Quỹ Toàn cầu, trong đó có Quỹ phòng, chống Lao, sốt rét và HIV do rất nhiều các nhà tài trợ song phương và đa phương tài trợ, vì vậy họ yêu cầu, đánh giá, giám sát rất khắt khe dựa trên hiệu quả của dự án. Bản thân dự án đã đạt được những kết quả là những con số rất cụ thể, không phải là chung chung. Ví dụ như bao nhiêu người nhận được dịch vụ từ dự án, bao nhiêu người được xét nghiệm, bao nhiêu người có kết quả, trong số đó có bao nhiêu người nhiễm HIV và có bao nhiêu người được điều trị… Vì vậy, VUSTA và các tổ chức tham gia, nếu muốn có được những dự án tiếp theo sẽ phải nỗ lực hết mình để dự án này đạt được kết quả tốt nhất.

Để khẳng định hơn nữa vai trò của mình trong thời gian tới VUSTA sẽ tập trung nhiều hoạt động.Đó là cung cấp dịch vụ dự phòng, củng cố hệ thống cộng đồng, vận động chính sách tạo môi trường thuận lợi và hạt nhân của dự án chính là các CBO. Dựa trên những thành công, thế mạnh hoạt động của giai đoạn 1 và mặc dù tình hình tài trợ giảm, dự án vẫn tiếp tục tham gia một cách rất tích cực vào hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Dự án sẽ tập trung vào 3 đối tượng chính là: PWID, MSM và FSW.

Trong quá trình triển khai, các rào cản vẫn còn khá nhiều nên dự án vẫn kiên trì thực hiện các hoạt động xoá bỏ rào cản để các nhóm đối tượng dễ dàng tiếp cận và tham gia vào cung cấp dịch vụ đồng thời nâng cao vị thế của các tổ chức xã hội. Trong giai đoạn này, dự án sẽ tập trung vào việc huy động sự hợp lực để xây dựng và phát triển một hệ thống các tổ chức xã hội bền vững nhằm đáp ứng và thích ứng dần với tình hình tài trợ quốc tế giảm dần.

Bên cạnh đó, sự kết nối với các cấp, chính quyền của địa phương là vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, dự án sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc kết hợp, kết nối với chính quyền ở các địa phương một cách tốt nhất.

Dự án cũng tập trung đẩy mạnh vai trò của các mạng lưới, vì vai trò của mạng lưới rất quan trọng. Trong các mạng lưới của các CBO có hai vấn đề cần quan tâm đó là vấn đề về tư cách pháp nhân và cơ chế tài chính: “Phải làm thế nào để có thể gây được quỹ. Làm thế nào để chúng ta có thể vận động, tiếp cận được dịch vụ và nhận được dịch vụ công. Đó là một bài toán tuy không phải ngày một ngày hai nhưng chúng ta phải có những mục tiêu trong thời gian tới để có thể làm được.

PV: Ông có đề xuất gì để giúp cho các tổ chức xã hội hoạt động ngày càng vững mạnh hơn trong thời gian tới?


Ông Phạm Nguyên Hà:Theo tôi, trong thời gian tới, cần phát huy vai trò của các tổ chức TCXH, tổ chức cộng đồng trong việc tuyên truyền, vận động làm thay đổi nhận thức của xã hội về HIV/AIDS. Đồng thời, phát huy vai trò của các TCXH trong việc huy động nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống HIV/AIDS. Cho đến nay 80% nguồn tài trợ cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS của các tổ chức cộng đồng đến từ các nhà tài trợ nước ngoài. Vì vậy, khi nguồn viện trợ bị cắt giảm, trong cơ chế nhà nước, kinh phí công hay huy động từ doanh nghiệp và cộng đồng đẻ bảo đảm cơ chế tài chính là một thách thức lớn. Chính vì vậy, chúng tôi hy vọng sẽ nhận được nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để bảo đảm những kết quả dự án đã đạt được và đạt được hiệu quả cao hơn nữa trong thời gian tới.

Hiện nay, phân biệt đối xử, kỳ thị đang là vấn đề lớn đối với những người nhiễm HIV/AIDS và những người nguy cơ cao nhiễm HIV. Đây chính là yếu tố làm gia tăng lây nhiễm HIV trong nhóm người này. Vì vậy, cần tuyên truyền để chống phân biệt đối xử, kỳ thị vì những những người nhiễm HIV và những người nguy cơ cao nhiễm HIV, họ rất mong xã hội nhìn nhận họ, ghi nhận những đóng góp của họ để họ có thể được “sống là chính mình” và hòa nhập với cộng đồng. Chính vì vậy, hiện nay dự án cũng đang hỗ trợ việc thành lập Hội những người dễ bị tổn thương để bảo vệ quyền và lợi ích của những người nhiễm và/hoặc có nguy cơ lây nhiễm HIV.

Ngoài ra, cần phát huy vai trò của các TCXH trong việc đào tạo, bồi dưỡng nhân lực làm trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS; xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS và tăng cường hợp tác quốc tế về phát triển phương pháp quản lý, tiếp cận và cung cấp dịch vụ dự phòng.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Thùy Chi

http://tiengchuong.vn/Trao-doi-gop-y/Du-an-VUSTA-Giup-nhung-nguoi-de-bi-ton-thuong-duoc-song-la-chinh-minh/17228.vgp