PDA

View Full Version : Trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS



songchungvoi_HIV
20-04-2016, 16:11
Trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS Thứ ba 19/04/2016 16:00


Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang dự thảo Thông tư quy định quy trình trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Theo đó, quy trình trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS gồm 6 bước.



Cụ thể, quy trình trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS gồm: Tiếp nhận và đánh giá ban đầu; Thu thập xác minh thông tin; Xác định nhu cầu ưu tiên của trẻ em bị ảnh hưởng HIV/AIDS; Lập kế hoạch can thiệp, trợ giúp; Thực hiện kế hoạch can thiệp, trợ giúp; Đánh giá, báo cáo kết quả can thiệp, trợ giúp và kế hoạch tiếp theo.



<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2016_04_19/cham_copy.jpg



Chăm sóc, điều trị cho trẻ nhiễm HIV - Ảnh: Thùy Chi



</tbody>
Theo dự thảo, cộng tác viên lập danh sách trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS sau khi tiếp cận với trẻ và gia đình trẻ. Việc tiếp cận trẻ và các thông tin về trẻ, gia đình cần được bảo đảm tính bảo mật. Trước khi đưa trẻ vào, cần nói cho gia đình bản thân trẻ biết quyền lợi, trách nhiệm của trẻ và của gia đình trẻ.

Trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được xác định từ 3 kênh thông tin sau: 1-Trực tiếp từ cộng đồng: Cộng tác viên theo dõi hộ gia đình và cung cấp thông tin; gia đình trẻ đăng ký cho trẻ tham gia; nhân viên y tế cung cấp; các ngành đoàn thể. 2- Chuyển đến từ cơ sở điều trị ARV, từ trường học, trung tâm nuôi dưỡng trẻ. 3- Chuyển đến từ nhóm đồng đẳng.

Cán bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm xác định nhu cầu của trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS theo các dịch vụ sau: Chăm sóc sức khỏe; hỗ trợ dinh dưỡng; hỗ trợ giáo dục; hỗ trợ tâm lý; phúc lợi xã hội; bảo vệ trẻ em và trợ giúp pháp lý. Sau khi đánh giá được các nhu cầu của trẻ, cán bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cần xác định được nhu cầu ưu tiên dành cho trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

Căn cứ kết quả xác định nhu cầu của trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, cán bộ Lao động - Thương binh và Xã hội lập kế hoạch can thiệp, trợ giúp.

Sau khi xây dựng kế hoạch trợ giúp cho trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS cán bộ có trách nhiệm trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn phê duyệt và phối hợp với trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và gia đình tổ chức thực hiện kế hoạch.

Cán bộ có trách nhiệm hợp phối hợp với cơ sở y tế, các cơ quan đoàn thể cấp xã và các cơ sở cung cấp dịch vụ thực hiện kế hoạch, các nội dung trợ giúp gồm: Tư vấn, giới thiệu trẻ và gia đình trẻ tiếp cận các cơ sở cung cấp dịch vụ phù hợp; trao đổi với các cơ sở cung cấp dịch vụ có trách nhiệm tiếp nhận và cung cấp các dịch vụ phù hợp với trẻ; trợ giúp trẻ và gia đình trẻ đề nghị tổ chức và cá nhân có thẩm quyền cung cấp dịch vụ trợ giúp hoặc yêu cầu hưởng chính sách xã hội phù hợp; vận động nguồn lực thực hiện kế hoạch trợ giúp trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và gia đình trẻ.

Theo dự thảo, cán bộ có trách nhiệm có thể chuyển tuyến tới các cơ sở khác để thực hiện cung cấp dịch vụ cần thiết cho trẻ. Trước khi kết nối chuyển tuyến, cán bộ có trách nhiệm phải liên hệ, kết nối với cơ sở đó; các thủ tục chuyển tuyến cho trẻ được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

Bên cạnh đó, cán bộ có trách nhiệm theo dõi quá trình thực hiện kế hoạch trợ giúp trẻ, chuẩn bị báo cáo tiến độ của việc thực hiện kế hoạch theo định kỳ 3 tháng 1 lần; cán bộ có trách nhiệm đề xuất cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung kế hoạch cá nhân của trẻ cho phù hợp với nhu cầu và hoàn cảnh thực tế nơi mà trẻ sinh sống; ghi chép tiến độ kế hoạch.

Trà My
http://tiengchuong.vn/HIVAIDS/Tro-giup-tre-em-bi-anh-huong-boi-HIVAIDS/17492.vgp

songchungvoi_HIV
20-04-2016, 16:22
6 bước trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS
15:10, 19/04/2016

(Chinhphu.vn) – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang dự thảo Thông tư quy định quy trình trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Theo đó, quy trình trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS gồm 6 bước.


http://baochinhphu.vn/Uploaded/dothanhhoai/2016_04_19/tre%20em%201.jpg
Ảnh minh họa


Cụ thể, quy trình trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS gồm:

1- Tiếp nhận và đánh giá ban đầu;

2- Thu thập xác minh thông tin;

3- Xác định nhu cầu ưu tiên của trẻ em bị ảnh hưởng HIV/AIDS;

4- Lập kế hoạch can thiệp, trợ giúp;

5- Thực hiện kế hoạch can thiệp, trợ giúp;

6- Đánh giá, báo cáo kết quả can thiệp, trợ giúp và kế hoạch tiếp theo.

Theo dự thảo, cộng tác viên lập danh sách trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS sau khi tiếp cận với trẻ và gia đình trẻ. Việc tiếp cận trẻ và các thông tin về trẻ, gia đình cần được đảm bảo tính bảo mật. Trước khi đưa trẻ vào đối tượng được theo dõi và trợ cấp cần nói cho gia đình bản thân trẻ biết quyền lợi, trách nhiệm của trẻ và của gia đình trẻ. Trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được xác định từ 3 kênh thông tin sau:

1- Trực tiếp từ cộng đồng: Cộng tác viên theo dõi hộ gia đình và cung cấp thông tin; gia đình trẻ đăng ký cho trẻ tham gia; nhân viên y tế cung cấp; các ngành đoàn thể.

2- Chuyển đến từ cơ sở điều trị ARV, từ trường học, trung tâm nuôi dưỡng trẻ.

3- Chuyển đến từ nhóm đồng đẳng.


Các nguyên tắc trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS:

1- Đảm bảo có sự tham gia của trẻ em;

2- Đảm bảo không kỳ thị, không phân biệt đối xử;

3- Đảm bảo tính bảo mật thông tin;

4- Việc tiết lộ thông tin phải đảm bảo vì lợi ích tốt nhất của trẻ.



Cán bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm xác định nhu cầu của trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS theo các dịch vụ sau: Chăm sóc sức khỏe; hỗ trợ dinh dưỡng; hỗ trợ giáo dục; hỗ trợ tâm lý; phúc lợi xã hội; bảo vệ trẻ em và trợ giúp pháp lý. Sau khi đánh giá được các nhu cầu của trẻ, cán bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cần xác định được nhu cầu ưu tiên dành cho trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

Căn cứ kết quả xác định nhu cầu của trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, cán bộ Lao động – Thương binh và Xã hội lập kế hoạch can thiệp, trợ giúp.

Sau khi xây dựng kế hoạch trợ giúp cho trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS cán bộ có trách nhiệm trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn phê duyệt và phối hợp với trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và gia đình tổ chức thực hiện kế hoạch.

Cán bộ có trách nhiệm hợp phối hợp với cơ sở y tế, các cơ quan đoàn thể cấp xã và các cơ sở cung cấp dịch vụ thực hiện kế hoạch, các nội dung trợ giúp gồm: Tư vấn, giới thiệu trẻ và gia đình trẻ tiếp cận các cơ sở cung cấp dịch vụ phù hợp; trao đổi với các cơ sở cung cấp dịch vụ có trách nhiệm tiếp nhận và cung cấp các dịch vụ phù hợp với trẻ; trợ giúp trẻ và gia đình trẻ đề nghị tổ chức và cá nhân có thẩm quyền cung cấp dịch vụ trợ giúp hoặc yêu cầu hưởng chính sách xã hội phù hợp; vận động nguồn lực thực hiện kế hoạch trợ giúp trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và gia đình trẻ.

Theo dự thảo, cán bộ có trách nhiệm có thể chuyển tuyến tới các cơ sở khác để thực hiện cung cấp dịch vụ cần thiết cho trẻ. Trước khi kết nối chuyển tuyến, cán bộ có trách nhiệm phải liên hệ, kết nối với cơ sở đó; các thủ tục chuyển tuyến cho trẻ được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

Bên cạnh đó, cán bộ có trách nhiệm theo dõi quá trình thực hiện kế hoạch trợ giúp trẻ, chuẩn bị báo cáo tiến độ của việc thực hiện kế hoạch theo định kỳ 3 tháng 1 lần; cán bộ có trách nhiệm đề xuất cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung kế hoạch cá nhân của trẻ cho phù hợp với nhu cầu và hoàn cảnh thực tế nơi mà trẻ sinh sống; ghi chép tiến độ kế hoạch.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang lấy ý kiến góp ý dự thảo (http://molisa.gov.vn/vi/Pages/DanhSachGopYDuThaoVanBan.aspx?iDuThao=830) này trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ.
Tuệ Văn
http://baochinhphu.vn/Chinh-sach-moi/6-buoc-tro-giup-tre-em-bi-anh-huong-boi-HIVAIDS/252298.vgp

songchungvoi_HIV
23-04-2016, 18:07
http://images.vov.vn/web/App_Themes/Images/logo_2015.png
Trẻ nhiễm HIV vẫn bị ăn riêng, ngồi một mình trong lớp

<time>Thứ 7, 15:34, 23/04/2016</time>

VOV.VN -Hiện vẫn còn trường hợp trẻ nhiễm HIV bị từ chối nhập học, hoặc bị ăn riêng, ngồi một mình, không được tham gia các hoạt động tập thể…

Thông tin tại Hội thảo về công tác chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, do Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức hôm nay (23/4) tại Hà Nội cho thấy, theo thống kê nước ra hiện có khoảng 187.630 trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.


Điều đáng nói là số trẻ này được tiếp cận các dịch vụ quá thấp, mới chỉ đạt khoảng 50%; chưa thiết lập được mạng lưới kết nối và cung cấp các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ cho nhóm trẻ này; sự kỳ thị, phân biệt đối xử dẫn đến mất bình đẳng giữa các em vẫn diễn ra.



<tbody>
http://images.vov.vn/w490/uploaded/iu64d3kthw/2016_04_23/IMG_7740_SYWR.jpg (http://images.vov.vn/uploaded/iu64d3kthw/2016_04_23/IMG_7740_SYWR.jpg)


TS. Trần Thị Thanh Thanh phát biểu tại hội thảo




</tbody>

TS. Trần Thị Thanh Thanh, Chủ tịch Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam cho biết, ngày 22/4/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 570 phê duyệt “Kế hoạch hành động Quốc gia về trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS giai đoạn 2014 – 2020”. Trong đó đặt ra mục tiêu: phấn đấu 90% trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trong diện quản lý được cung cấp các dịch vụ y tế, giáo dục, tư vấn, hỗ trợ dinh dưỡng và phát triển thể chất, chăm sóc thay thế, vui chơi giải trí và các chính sách xã hội theo quy định; 100% trường học tạo cơ hội cho trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được đi học theo nhu cầu…

Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam với tư cách là một tổ chức xã hội, được giao sứ mạng phấn đấu vì mục đích làm cho trẻ em được hưởng các quyền cơ bản, trọng tâm là nhóm trẻ có hoàn cảnh đặc biệt, trong những năm qua đã tích cực tham gia vào lĩnh vực hoạt động này. Đặc biệt, Chi hội Bảo vệ quyền trẻ em CLB Vì Ngày mai tươi sáng (Bắc Ninh) được thành lập, tạo môi trường sinh hoạt, chia sẻ, hỗ trợ các thành viên gia đình bị HIV/AIDS có trẻ em bị ảnh hưởng.

Chị Phạm Thị Hiền, Chi hội Vì Ngày mai tươi sáng cũng chia sẻ những khó khăn trong hoạt động, nhất là trẻ nhiễm HIV đến trường. Khi nhà trường, phụ huynh học sinh hoặc xóm làng bàn tán về việc cháu nào đó nhiễm HIV, hoặc nghi ngờ cháu đến trường, cháu bé và gia đình sẽ phải được yêu cầu xét nghiệm hoặc xuất trình giấy tờ xét nghiệm, có thể bị từ chối nhập học, hoặc bị ăn riêng, mang cốc uống nước riêng, ngồi một mình, không được tham gia các hoạt động tập thể…

“Điều này đã vi phạm quyền học tập, vui chơi của trẻ, kỳ thị phân biệt đối xử với trẻ đó” – chị Hiền chia sẻ.

Chị Phạm Thị Hiền cũng đề nghị cần có chính sách tặng thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ nhiễm HIV để các cháu được khám chữa bệnh và giảm chi phí cho gia đình. Xã hội cũng cần quan tâm hơn nữa đến nhóm trẻ yếu thế này, tạo cơ hội cho các em nhận thấy giá trị của bản thân qua sự nhìn nhận không kỳ thị, phân biệt đối xử; hoặc có chính sách tạo cơ hội học nghề, việc làm cho nhóm trẻ là con của người nhiễm HIV./.


Lại Thìn/VOV.VN